Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
langtubachkhoa
Chả hiểu sao, xét về mặt "nhân văn" và hợp lý nhất cho đông Ukr, đó là theo tôi miền này nên trở thành 1 lãnh thổ kiểu Andora, còn Nga va Ukr đóng vai trò là Pháp và Tây Ban Nha. Vậy là hay nhất, người dân miền đông Ukr có thể hưởng lợi từ cả 2 bên, đồng thơi đảm bảo 1 vùng đệm. Nếu cần Nga, Ukr và OSCE (không NATO) đóng quân gìn giữ hòa bình ở đó là OK. Như thế cũng ngăn cái đầu nóng ở Ukr muốn vào NATO. Ukr làm đối tác của cả liên minh Á Âu và EU, thế là hay nhất, nhưng e là các chính trị gia cực đoan miền Tây Ukr k muốn, Mỹ cũng k muốn.

____________________________

http://www.tin247.com/kiev_quan_ngai_truoc...1-23201291.html
(@click here)
http://nongnghiep.vn/ho-tro-cho-ukraine-kh...post134698.html
Chính quyền Kiev quan ngại trước tuyên bố của Tổng thống Czech Milos Zeman về tình hình Ukraine, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Anatoliyovych Klimkin cho biết trong cuộc phỏng vấn đêm thứ bảy trên truyền hình Cộng hòa Czech.

Theo Tiếng nói nước Nga, ông Zeman nói rằng Ukraine đã mất Crimea: "Rốt cuộc, Crimea chưa bao giờ thuộc về Ukraine, trừ khoảng thời gian khi mà nhà lãnh đạo hơi kỳ lạ của Liên Xô thời đó là Nikita Khrushchev đã tặng nó như là một món quà cho Ukraine".

Ngoài ra, gần đây ông Zeman đã so sánh cuộc xung đột ở phía đông Ukraine với những năm nội chiến 1937-1939 ở Tây Ban Nha và cho biết trong hoàn cảnh như vậy, cung cấp hỗ trợ kinh tế cho Kiev là không có ý nghĩa.

Ông Zeman giải thích: “Điều cực kỳ quan trọng là phải nhìn thấy được Ukraine đang ở vào thời kỳ nội chiến. Chúng ta không nên can dự vào những giấc mộng hỗ trợ nào đó cho họ vì hỗ trợ tài chính trong bối cảnh nội chiến là điều hoàn toàn ngớ ngẩn và chỉ phí tiền vì rủi ro không trả được nợ mà không trả được nợ thì sẽ đẩy chính quyền Kiev đi đến chỗ lúc nào cũng phải đi tìm kẻ thù để mà thoát được trách nhiệm”. Để nói rõ hơn về cái rủi ro không thu hồi được vốn khi bỏ tiền vào Ukraine, ông biện giải: “Cái nguy cơ vỡ nợ đã nhen nhóm ở Ukraine. Giá mà không có cái nguy cơ đó… thì khả năng sẽ có hòa bình thực sự trong vài tháng tới. Cái trở ngại duy nhất hiện nay là rủi ro vỡ nợ. Kẻ thù của chúng ta thì lúc nào chẳng phải chịu trách nhiệm về tất cả những cái tồi tệ xấu xa. Không có kẻ thù thì Kiev cũng phải tìm ra kẻ thù. (Bởi không phải ta) mà sẽ là người khác sẽ phải chịu trách nhiệm cho cái tình trạng vỡ nợ”....


Mệt với anh Ukraine rồi
http://thegioi.baotintuc.vn/thoi-su-tg/ngo...23203408343.htm
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã công khai phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cũng như Liên minh châu Âu(EU).

Trả lời phỏng vấn một tạp chí Der Spiegel, ông Steinmeier nói: “Tôi nghĩ quan hệ đối tác giữa Ukraine với NATO là điều có thể, nhưng là thành viên thì không”. Ngoài ra, ông cũng coi việc Ukraine gia nhập EU là điều không thực tế trong dài hạn, bởi tiến trình cải cách chính trị, hiện đại hóa nền kinh tế tại quốc gia này phải mất “nhiều thế hệ” mới xong. Vì lý do này, “thật là không không phải chút nào khi nói đến quy chế thành viên cho Ukraine tại EU trong một tương lại xa”, Ngoại trưởng Đức bày tỏ.
Trước đó, hôm 21/1, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jeff Rathke nói rằng, Washington ủng hộ việc Ukraine gia nhập NATO, nhưng quyết định cuối cùng thuộc về Kiev.

Trả lời phỏng vấn trên kênh BBC (Anh), Phát ngôn viên Phủ Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov nói rằng, Nga cần “bảo đảm 100% rằng không một nước nào nghĩ đến việc Ukraine gia nhập NATO”.


Lại nhờ khí đốt anh Nga vậy
http://thegioi.baotintuc.vn/thoi-su-tg/duc...23185520558.htm
Đức chịu sức ép đóng cửa nhà máy điện than
Quyết định đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân đang khiến nước Đức đối mặt với những lo ngại mới về môi trường do các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than - nguồn cung cấp năng lượng hàng đầu ở nước này, đang gây ô nhiễm rất nặng.
Theo kế hoạch đến năm 2022, chính quyền Đức sẽ đóng cửa toàn bộ các lò phản ứng hạt nhân của nước này. Trong thời gian chuyển tiếp, than đá sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất năng lượng, đóng góp tới 46% nhu cầu điện tiêu thụ tại Đức, vì than vẫn là nguyên liệu giá rẻ.

Tuy nhiên, do lo ngại về nạn ô nhiễm môi trường, nhiều người dân và các tổ chức môi trường đã lên tiếng yêu cầu chính phủ Đức đóng cửa các nhà máy nhiệt điện chạt bằng than gây ô nhiễm. Đi đầu phong trào này là Đảng Xanh, với sự ủng hộ của các hiệp hội bảo vệ môi trường và các viện nghiên cứu.

Nhiều chuyên gia cho rằng nếu không giảm bớt lượng than sử dụng trong sản xuất năng lượng, Đức sẽ không thể đạt được mục tiêu đề ra là đến năm 2020 giảm 40% lượng khí thải CO2 so với năm 1990.

Đối với Chính phủ Đức, việc đóng cửa các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đang là vấn đề hóc búa. Nó sẽ gây lo ngại cho những ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng vì điều đó sẽ khiến giá điện tăng làm sức cạnh tranh của họ trên các thị trường thế giới bị sụt giảm trong khi kinh tế Đức phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu.
langtubachkhoa
Thủ tướng Hung Orban trả lời báo Handelsblatt của Đức:
Ai sẽ trả 25 tỉ Eu để hỗ trợ U trong tiến trình gia nhập EU?
Chưa kiểm soát nổi đường biên giới quốc gia thì qua som de nghĩ đến chuyện làm thành viên
http://www.dialog.ua/news/29135_1416804684
Ukraine does not know how to control their borders, so the question of accession to the EU is too early
"We have to figure out who will pay an annual 25 billion euros needed support Ukraine



Tiểu đoàn Aidar - Tiên phong của Kiev khủng khiếp ngang tầm ISIS:

http://www.newsweek.com/evidence-war-crime...rs-grows-269604

Báo cáo của tổ chức Ân xá quốc tế về những tội ác chiến tranh của Aidar - đây cũng chính là tổ chức mà các bac Dan chu le trai rất hay quote bài về tình hình các nước như Libya, Sirya khi lời lẽ của họ có lợi cho ho
http://www.amnesty.org/en/library/info/EUR50/040/2014/en

Báo U cũng thừa nhận là nhiều người dân ở Donbass đã tố cáo Aidar cướp bóc, bắt cóc tống tiền:

http://www.kyivpost.com/multimedia/photo/v...ast-371160.html

langtubachkhoa
Pho tong thong My den Ukr, tong thong Ukr ngoi ben canh, con sau ca 1 dong nguoi la thi truong nay no nua. Sao vay nhi? Ma sao lan nao pho tong thong My den cung ngoi chu toa, trong khi do phai la cho cua tong thong Ukr. Lan truoc thu truong My Nuland con gap song phuong chinh thuc voi tong thong Ukr nua

http://orientalreview.org/wp-content/uploads/2014/04/43324.jpg

Thuy Dien da cai chinh rang k co tau ngam Nga va may bay quan su cua Phap, k phai Nga. Anh Latvia bay gio lai choi tro nay. Them 1 chieu nua de moi tien

Bộ Quốc phòng Nga cảm ơn các đồng nghiệp Latvia đã tiếp tục "chiến dịch PR" liên quan đến hải quân Nga trong bối cảnh tin đồn về sự xuất hiện của tàu ngầm Nga trong biển Baltic.

Thông tin này được đưa lên trang Facebook của Bộ Quốc phòng Nga.
"Tiếp nối các đồng nghiệp Thụy Điển của họ, các phương tiện truyền thông Latvia đã đưa tin giật gân về việc tàu ngầm Nga xuất hiện ở vùng biển Baltic. Xin cảm ơn các bạn đã tiếp tục chiến dịch PR cho Hải quân Nga, "- tin cho biết.
Vào ngày thứ Bảy, Bộ Quốc phòng Latvia tuyên bố rằng " Ở Biển Baltic, tại vị trí cách lãnh hải nước này 27 hải lý đã phát hiện một chiếc tàu ngầm của Nga." "Các nhà quân sự Latvia nói rằng, theo phân loại của NATO, đó là tàu ngầm lớp Kilo, là tàu ngầm Nga Project 636 "Varshavyanka" hoặc 877 "Paltus", Bộ Quốc phòng Nga ghi nhận trong Facebook.
"Có lẽ, các đồng nghiệp Latvia thích PR cho các hoạt động hàng ngày của Hải quân Nga, hơn là quảng cáo cho thành tựu của họ trong lĩnh vực quân sự. Đối với sự quan tâm chú ý như vậy, chúng tôi chỉ có thể cảm ơn Latvia và các phương tiện truyền thông nhà nước Baltic này, "- tuyên bố Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_24/280439472/
langtubachkhoa
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/208565/vie...-12-ty-usd.html
Bộ Công Thương cho biết, nếu như năm 2000, kim ngạch thương mại giữa 2 nước mới đạt hơn 400 triệu USD thì đến năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, kim ngạch đã đạt 1,01 tỷ USD. Năm 2010, con số này đã tăng lên là 1,83 tỷ USD, năm 2013 là 2,76 tỷ USD và dự kiến 4 tỷ USD trong năm nay.

3 năm trở lại đây, Việt Nam liên tục xuất siêu sang Nga. Năm 2013, Việt Nam xuất siêu hơn 1 tỷ USD sang nước này. 10 tháng đầu năm nay, con số này là 669 triệu USD.

Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Nga trong nhiều năm gần đây vẫn là xăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc thiết bị. Đồng thời, Việt Nam xuất sang Nga chủ yếu các nhóm hàng như điện thoại và linh kiện, chiếm khoảng trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga, nhóm hàng máy vi tính và sản phẩm điện tử, hàng dệt may, giày dép, thủy sản, cà phê, hạt điều, gạo, rau quả.

Tuy nhiên, so với tổng thể kim ngạch xuất nhập khẩu của từng nước, nhứng con số trên vẫn còn khiêm tốn. Hiện, kim ngạch thương mại Việt - Nga mới chỉ chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam và khoảng 0,5% tổng kim ngạch thương mại của Nga.

Bộ Công Thương nhận định, đặc tính hàng hóa của 2 nước là không cạnh tranh đối đầu mà bổ trợ lẫn nhau. Dự kiến năm 2015, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan (VCUFTA) được ký kết sẽ sẽ tạo nên một khung khổ pháp lý thông thoáng cho hàng hóa xuất khẩu của hai nước. Quan hệ thương mại giữa hai nước sẽ có nhiều cơ hội phát triển vược bậc để chạm đích 10-12 tỷ USD/năm trước năm 2020.




Gần đây nhất, cuối tháng 10, 35 doanh nghiệp Nga đã sang Việt Nam mang theo nhiều đề xuất hợp tác khả thi, đủ các lĩnh vực từ cơ khí chế tạo, công nghệ cao như chế tạo tàu ngầm, sản xuất linh kiện, điện tử, hoá chất cho đến bán lẻ, phân phối.

Ông Rubashkin Vladimir Aleksandrovich, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất thiết bị dùng cho các nhà máy điện, ngỏ ý muốn xây dựng cho Việt Nam một hệ thống đào tạo luyện tập bằng thiết bị điều hành tổ máy phát điện có thể truy cập và điều khiển từ xa qua mạng Internet. Các công ty điện lực Việt Nam có thể ứng dụng để đào tạo ngay các thợ máy lò hơi và tuốc-bin của mình.

Ông Nikolaev Vyacheslav Vladimirovich, Phó Giám đốc Công ty TNHH Trung tâm Hệ thống an ninh đồng bộ - Yug của Nga cho biết muốn tìm đối tác để xây dựng nhà máy sản xuất gạch lát vỉa hè và tái chế lốp xe hơi. Một công ty của Nga là Công ty CP SAG lại cho hay, muốn tìm đối tác Việt Nam để cùng thiết kế, sản xuất và phân phối các phi thuyền từ 6 chỗ ngồi trở lên và các máy bay hạng nhẹ.




Bo tay voi cac bo VN, lam an kieu gi do
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/208346...o-viet-nam.html


Bối cảnh nước Nga và cơ hội cho Việt Nam

Các mặt hàng mà VN đem tới triển lãm được đặc biệt chú ý. Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev sau khi tham gia lễ khai mạc đã đến thăm gian hàng VN cùng rất nhiều DN Nga. Nhiều hợp đồng đã được ký kết ngay tại đây như hợp đồng của công ty chế biến hạt điều phía Nam đã ký với DN của Nga trị giá 500.000 USD.

Gần như các mặt hàng nông lâm thủy hải sản của VN có mặt đều được nhiều đối tác Nga quan tâm và sẵn sàng ký ngay. Tuy nhiên, tiếc rằng do đây là lần đầu tiên nên trong công tác chuẩn bị của chúng ta chưa được chu đáo cho lắm.

Nhiều DN đưa hàng hóa qua nhưng không có người đủ thẩm quyền để ký hợp đồng nên đành phải hẹn làm việc sau. Tiếc nhất là nhiều DN Nga kỳ vọng sẽ mua được gạo của VN nên đến tìm để ký kết. Song lần này lại không có DN chế biến kinh doanh lương thực nào của VN tham gia cả. Tiếc quá!
Phó Thường Nhân
@Sky,
Ở phương Tây nó có theo chủ nghĩa Mác đâu, còn ở trong trường đại học thì nó có nghiên cứu, cũng giống như nó nghiên cứu VN học, học tiếng Ả rập, hay một chuyên ngành nào đó,.. Ở nước mà chủ nghĩa Mác có thể được coi là thịnh hành vào khoảng thập niên 70,80 là Pháp, thì chủ nghĩa Mác chủ yếu được nghiên cứu giai đoạn đầu (nó gọi là « Mác trẻ », Jeune Marx), còn nếu nói về chủ nghĩa Mác nói chung thì nó nhìn qua lăng kính của Trosky tức là chủ yếu là chê bai, còn chủ nghĩa Lê nin (ở VN thì gọi chung là Mác-Lê nin) thì làm gì có. Có điều chủ nghĩa Lê nin (Mác –Lê nin) mới là hiện thực và thành công, chứ cái chủ nghĩa Mác ban đầu chỉ là lịch sử triết học mà thôi, vì nó là một bộ phận của lịch sử văn hoá triết học Tây Âu. Chính vì thế ở Pháp, và phương Tây, những người nghiên cứu Mác tự gọi là Marxien để phân biệt với những người theo chủ nghĩa Mác-Lê nin được gọi là Marxiste.
Các đảng cộng sản châu Âu theo chủ nghĩa Mác thì chưa bao giờ nắm quyền, ngay cả ở các nước như Pháp và Ý là những nơi có truyền thống lớn nhất. Mà các đảng này nó cũng tạo ra cái gọi là euro-communiste (cộng sản kiểu châu Âu), trong đó họ từ bỏ tất cả những luận điểm của Lê nin về nhà nước, về đảng, ..có còn gì nữa đâu. Tóm lại Marx ở phương Tây và Mác – Lê nin ở VN chẳng liên quan gì, nó chỉ còn chung một số khái niệm, mà nội dung khái niệm đó cũng hiểu khác nhau.
Chưa bao giờ nắm quyền, cách hiểu hoàn toàn khác (đối với những Đảng tự phong là theo Marx), còn tí tị trong trường đại học là vì nó học kiểu như Vn học sử phải học chế độ nô lệ Hi Lạp. Vậy thì làm sao bảo nó là dùng Marx được.
Mác xít ở VN, TQ gắn với chủ nghĩa dân tộc. Mác ở Tây Âu là dấu vết một thời của phong trào công nhân. Hoàn toàn khác nhau.
Vai trò của doanh nghiệp nước ngoài trong tiến bộ phát triển kinh tế ở VN không thể phủ nhận, vì thế những gì Sky nói ở trên tôi đều đồng ý, nhưng chính vì điều đó mà tôi nói ở trên nữa là ở VN người ta khó nhận ra « tác hại » của doanh nghiệp nước ngoài. Nếu nói kiểu ví von thì có thể hiểu Viêt nam như cái nhà mặt phố, mà chủ gia đình ấy cho thuê cái mặt tiền dưới nhà để người ngoài kinh doanh, rồi lấy cái tiền cho thuê ấy mà sống. Khi cho thuê thế, thì người ta cũng thuê luôn người trong nhà làm nhân viên. Như có 3 đứa con, thì 1 đứa mở cửa hàng do còn một tí mặt tiền, một đứa thì làm trên gác, một đứa thì làm thuê luôn cho cửa hàng. Bây giờ người ta tiếp tục muốn thuê nốt, tất cả các tầng thì có nên để cho hai đứa con còn lại đi làm thuê nốt không ? cho thuê hết các tầng không ? và nếu như thế thì gia đình có thể sống khá giả được không ?
Nếu người thuê trả tiền thuê cao, thì khả năng ấy có thể xẩy ra. Nhưng phải tính một điều là người thuê ngày càng thành thạo hơn, hiểu biết rõ các mối quan hệ trong gia đình hơn. Vậy thường người ta làm thế nào để đạt tới mục đích của mình, tức là mở rộng sản xuất (thuê nhiều diện tích hơn) và điều quan trọng là kiếm lợi nhuận cao hơn. Tất nhiên nó có nhiều cách :
1- Giảm lương của người đang làm cho nó.
2- Khai thác mâu thuẫn các thành viên trong gia đình, ví dụ hãy giả sử một đứa con trong nhà nghiện hút, muốn có tiền để mua ma tuý, nó thí cho ít tiền để mua, rồi xuý đứa con đó làm loạn, bắt bố mẹ cho thuê , hay lừa lừa ăn trộm tiền, bán đồ trong nhà đi… từ đó nó sẽ thuê được nhà giá rẻ hơn.
Những việc xẩy ra ở trên có thể liên quan với nhau . Ví dụ. Đứa con nghiện hút vì nhàn cư vi bất thiện. Do bố mẹ đã để mặt tiền cho người ngoài thuê, tự nhiên nó thất nghiệp, không có đất làm ăn, chán đời đi nghiện hút. Đứa con làm thuê cho nó, bị giảm tiền lương thì bất mãn với gia đình kiếm chuyện..
Cũng phải để ý đến việc, người ta chịu thuê nhà vì mình có sổ đỏ ; Mà sổ đỏ đấy đảm bảo cho mình cái quyền sở hữu vì có công an phường . Chuyện gì xẩy ra nếu nó mua công an phương rồi cưỡng chiếm nhà…
Việc VN mở cửa đổi mới , nó có cái gì đó giống chuyện tái ông mất ngựa, « rủi hoá may ». Nhưng những điều kiện để rủi hoá may đó không còn và cái may có thể chuyển thành cái rủi.
Thế còn nhà người ta thì sao. Nó đi thuê mặt tiền nhà mình vì mặt tiền nhà nó đã xử dụng hết. Tiền lãi do kinh doanh nó lại đem về tu sửa cho mặt tiền nhà nó ngày càng hoành tráng hơn, kinh doanh càng tốt hơn. Trang bị các tầng đồ xịn hơn(đời sống nâng cao). Con nó đi làm là làm chủ, lương cao hơn, việc chất lượng cao hơn, kỹ thuật hơn.. chúng đi mua thêm mấy cái nhà khác.
Trong hai nhà, nhà nào phát triển.
langtubachkhoa
Them chu Litva dinh chau, sau nay ai ma dam thue cac hang Litva van chuyen nua?

http://thegioi.baotintuc.vn/thoi-su-tg/nga...24222901014.htm

Nga cấm xe cộ và hàng hóa nhập cảnh từ Litva

Litva ngày 24/11 tuyên bố Moskva đang từ chối cho phép cả ô tô lẫn xe tải thương mại và tư nhân từ Litva vào lãnh thổ Nga trong bối cảnh căng thẳng leo thang do cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Phát biểu với các phóng viên sau một cuộc họp chính phủ, Bộ trưởng Nội vụ Litva Saulius Skvernelis cho hay “các ô tô và xe tải của Litva hầu như không được phép vào Nga”. Hiệp hội vận tải đường bộ tại quốc gia Baltic này cho biết Nga đã ngừng làm thủ tục hải quan cho các xe tải đang bị mắc kẹt tại khu vực biên giới hay các trạm hải quan. Chủ tịch hiệp hội Algimantas Kondrusevicius nói: "Có chỉ thị miệng yêu cầu ngừng mọi thủ tục cấp phép cho hàng hóa từ Litva và hàng hóa do xe của Litva chuyên chở".

Bộ Ngoại giao Litva đã triệu Đại sứ Nga và đề nghị Moskva “ngừng ngay lập tức những hành động phân biệt đối xử này”. Theo bộ trên, họ cũng đã nêu vấn đề này lên Ủy ban châu Âu.

Vilnius cho biết Moskva đã áp đặt các hạn chế vào tối 21/11, một ngày sau khi Tổng thống Litva Dalia Grybauskaite gọi Nga là "một nhà nước khủng bố" do vai trò của nước này tại miền Đông Ukraine.


http://baotintuc.vn/dien-tu-vien-thong/nga...24075610468.htm
Nga đã phóng thành công tàu vũ trụ Soyuz TMA-15M mang theo 3 phi hành gia quốc tế lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào lúc 0 giờ 1 phút sáng giờ Moskva (4 giờ sáng giờ Hà Nội).

Hãng thông tấn TASS dẫn phát biểu của người phát ngôn Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga nói: “Tên lửa đẩy Soyuz-FG mang theo tàu vũ trụ Soyuz TMA-15M đã được phóng từ trung tâm vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan”. Lên trạm ISS lần này có nhà du hành vũ trụ người Nga Anton Shkaplerov, nhà du hành Terry Virts từ Cơ quan Hàng Không Vũ trụ Mỹ (NASA) và nữ phi hành gia người Italy Samantha Cristoforetti của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cùng với một chiếc máy pha cà phê nặng 20kg.

Theo kế hoạch, tàu vũ trụ có người lái trên sẽ ghép nối với ISS vào lúc 5 giờ 50 phút (giờ Moskva) ngày 24/11. Ba nhà du hành vũ trụ sẽ ở trên ISS trong 169 ngày để thực hiện các thí nghiệm khoa học.
Phó Thường Nhân
Bây giờ không dùng ẩn dụ mà nói luôn thực tế thì nó thế này. Cái rủi hoá may của VN từ lức mở cửa 1986 đến nay nó có 3 điều kiện khách quan dẫn tới cái đó :
1- Lúc mở cửa VN quá nghèo để là một thị trường hấp dẫn. Nhưng cũng vì quá nghèo mà nhân công quá rẻ nên hấp dẫn. Kết quả chỉ có những hãng nước ngoài nào có nhu cầu sản xuất tái xuất khẩu thì nó mới vào. Dẫn đến sự ngộ nhận về tư bản nước ngoài.
2- Lúc mở cửa, mặc dù khó khăn kinh tế, nhưng sức lực quân sự lại mạnh. Quân đội VN, vào thời điểm những năm 80, được coi là mạnh nhất ĐNA.
3- Các nước đồng minh của Mỹ ở châu Á cần xuất khẩu, cần nhân công.. (Đài, Hàn, Sing,..) nên nó vào VN. Cho đến nay, tỉ trọng FDI của những nước này vẫn chiếm số 1,2,3 đầu tư nước ngoài ở VN.
Từ 3 điều trên dẫn tới những hệ quả tích cực sau :
1- Do thị trường nghèo, nên người ta vào chủ yếu là để sản xuất gia công tái xuất khẩu. Vì không có thị trường nội địa nên không cần bảo vệ thị trường nội địa. Thực ra một phần thị trường nội địa được bảo vệ bằng các doanh nghiệp độc quyền nhà nước kiểu : điện, ga, dầu mỏ,.. Vấn đề bảo vệ thị trường nội địa không gay gắt. Kinh tế tư nhân manh mún, mạnh ai người ấy sống.
2- Quân sự mạnh, hệ thống chính trị mạnh, các đối tác đầu tư là Hàn, Đài, sing, ..ngược lại là các nước bé, không có uy thế chính trị, không thể dùng sức mạnh quân sự, chính trị, ép VN. Cũng vì thế mà chủ quyền chính trị được bảo vệ.
3- Mỹ, phương Tây , là những nước chuyên dùng sức mạnh chính trị ép buộc để đổi lấy lợi ích kinh tế không có chân ở VN. Vô hình chung không thể ép được. Như vậy nói là VN nhờ kỹ thuật, vốn của họ mà phát triển là không phải. Tác dụng tích cực duy nhất của Mỹ và phương Tây là không ngăn cản. Mỹ sở dĩ bỏ cấm vận cũng vì cấm vận vô tác dụng, có tác dụng ngược là cấm các hãng Mỹ thâm nhập thị trường VN. Đã không thâm nhập thị trường thì lấy gì làm sức ép.
4- Do một sự tình cờ, do hoàn cảnh lịch sử, mà sức mạnh quân sự VN không phải do phương tây nắm. Mà là Nga. Trong giai đoạn Liên Xô tan rã, dù không còn có quan hệ quân sự mật thiết thời Elsine, nhưng số lượng vũ khí tồn lại cũng đủ cho VN trong một thời gian dài. Vì thế cho đến nay VN cũng không bị phụ thuộc và điều đó cũng củng cố chủ quyền. (chủ quyền là sổ đỏ, công an phường là Nga). Bây giờ hãy tưởng tượng công an phường là Mỹ, thì mọi chuyện sẽ khác.
Tất cả những điều trên đang dần dần thay đổi. Nhưng tâm lý ở VN ở đủ mọi cấp bậc vẫn còn gắn với cái tư duy mở cửa lúc ban đầu. Cái tư duy đó thể hiện qua hai điều :
1- Lấy việc lôi kéo FDI đầu tư là chính, mà không nhìn thấy sự khác biệt giữa FDI và doanh nghiệp VN (tư nhân + nhà nước). Hiện tại có sức đề kháng từ các doanh nghiệp nhà nước (giống như thời kỳ mở cửa ban đầu), nhưng đây là sức đề kháng tự nhiên (kiểu nếu mở cửa thị trường hàng không thì VN airline sẽ kêu), còn về tâm lý, vẫn có tâm lý coi lợi ích chính trị ngoại giao là chính còn nó tác động thế nào đến kinh tế thì kệ.
2- Trong việc tìm đối tác kinh tế chính trị, vẫn có tư duy tìm một « ông anh ». Ông anh ấy có thể là Nga, nhưng phần nhiều do ảnh hưởng mềm, người ta nghĩ nó là Mỹ trong tương lai. Cái dớp tư duy « ông anh giúp đỡ » này là hệ quả của lịch sử, sản sinh ra trong thời kỳ kháng chiến. Với những người gần gũi với chính quyền, thì hình dáng ông anh Liên Xô giúp đỡ trang bị vẫn còn đó. Nhưng Liên Xô đâu có còn. Với những người là hậu duệ VN cộng hoà, thì hình ảnh Mỹ như ông anh cũng không thể xoá nhoà, bất chấp hậu quả chiến tranh. Kết quả người ta vẫn tìm cách nhìn qua các hiệp ước, các đối tác như một ông anh tiềm năng. Điều này sai hoàn toàn với quan hệ thế giới hiện tại.
Từ hai cái điều trên mà người ta quan niệm một cách sai lầm về TPP. Nghĩ nó theo lô gíc kiểu, vì VN cần Mỹ trong việc bảo vệ biển Đông, thì vào TPP là một cách thực hiện điều đó. Nói chính xác hơn là hi vọng, do Mỹ cần VN trong chiến lược của nó ở ĐNA, thì nó sẽ phải ve vãn VN, và hệ quả của việc đó là VN sẽ được Mỹ nâng đỡ. Biểu hiện của sự nâng đỡ đó sẽ là TPP.
Cái tư duy này sai 100%. Trong thực tế Mỹ và VN có thể coi là đồng minh khách quan. Có nghĩa là sự hiện diên của Mỹ ở biển Đông được VN coi là một đối trọng với TQ. Ngược lại nếu VN có mạnh thì Mỹ không coi đó là một sự đe doạ mà ngược lại là cơ hội làm ăn. Nhưng cơ hội làm ăn này phải mang lại lợi ích cho Mỹ. Có nghĩa khi nghĩ tới TPP, VN nghĩ tới một ông anh, một ân huệ bao che mình. Còn Mỹ thì nghĩ VN phải « lại quả » cho sự ủng hộ của nó.
Chính vì thế phải nhìn cái TPP như một cái hiệp định kính tế, để phát triển kinh tế, chứ không phải là một cái ga răng ti về chính trị. Điều đó có nghĩa là nếu về mặt kinh tế mà bất lợi, không thoả hiệp với nhau được, thì không vào cũng không ảnh hưởng tới quan hệ chính trị hai bên. Tại sao lại thế bởi vì cái quan hệ chính trị quân sự đã tự nó nuôi nó, bản thân nó đã là một thị trường. Cái thị trường này cũng cách biệt với kinh tế (tôm cá hải sản, quần áo, giầy dép..). Nếu cái kinh tế và chính trị đã dính tịt vào nhau, thì Hàn quốc phải là nước đầu tiên vào TPP, vì quan hệ quân sự của nó với Mỹ rất chặt chẽ. Nhưng chuyện đó đâu có xẩy ra.
langtubachkhoa
My tiep tuc mua ten lua Nga. Dung la cai gi can thi cu mua, nhung lai bat EU k duoc mua hay ban
http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nga...ich-gi-3211872/

Mỹ vẫn tiếp tục phải phụ thuộc Nga

Nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào tên lửa do Nga sản xuất của Mỹ đã bị dội gáo nước lạnh khi ngày 28/10, tên lửa đẩy không người lái Antares của Mỹ đã phát nổ khi vừa rời bệ phóng trực chỉ Trạm Không gian Quốc tế (ISS).

Antares, tên lửa 14 tầng do tập đoàn Orbital chế tạo, đã phát nổ chỉ 6 giây sau khi rời khỏi bệ phóng ở khu vực thử nghiệm Wallops Flight Facility, bang Virginia.

Vào thời điểm phát nổ, Antares mang theo tàu chở hàng Cygnus chứa 2,2 tấn hàng hóa cung cấp cho 6 phi hành gia trên ISS. Đây là hợp đồng thứ ba do Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ký kết với Orbital nhằm tiếp tế cho các phi hành gia đang hoạt động trên trạm không gian này.

Phó Chủ tịch điều hành Orbital Frank Culbertson phát biểu trước khi tên lửa rời bệ phóng: “Hơn 2,2 tấn hàng hóa, bao gồm thiết bị nghiên cứu khoa học, quần áo, thực phẩm, dụng cụ và phụ tùng thay thế sẽ được gửi tới phi hành đoàn”.

Sau vụ việc, bệ phóng tên lửa và cơ sở hạ tầng hỗ trợ tại Wallops Flight Facility bị hư hỏng nặng nhưng không có người nào bị thương. Nhiều khả năng động cơ AJ-26 được sử dụng để nâng tên lửa ra khỏi bệ phóng gặp sự cố làm Antares phát nổ.

Được biết đây là thất bại thứ hai kể từ vụ phóng tên lửa lên quỹ đạo hồi tháng 8/2014. Theo Lenta, tên lửa đẩy vệ tinh Falcon 9R đã bất ngờ phát nổ ngay sau khi rời bệ phóng tại trung tâm thử nghiệm tại bang Texas.

Theo công bố ban đầu về nguyên nhân của vụ tai nạn được đại diện công ty SpaseX - nơi phát triển tên lửa Falcon 9R, John Taylor cho biết, vụ thử thất bị là do "động cơ tên lửa hoạt động bất thường".

Ông J. Taylor cho biết thêm: "Trong quá trình phóng, chúng tôi đã phát hiện những bất thường trong hoạt động của động cơ làm hệ thống điều khiển tên lửa mất kiểm soát".

Việc SpaceX phát triển tên lửa Falcon 9R nhằm thay thế loại động cơ RD-180 được trang bị tên lửa đẩy Proton-M hiện Mỹ vẫn phải mua từ Nga. Tuy nhiên hồi tháng 5/2014, Tòa án liên bang Mỹ đã ban lệnh cấm các công ty Mỹ mua loại tên lửa này từ Nga và thay vào đó phải là những tên lửa do Mỹ tự sản xuất.

Động cơ RD-180 hiện đang được Mỹ sử dụng để vận hành tên lửa đẩy Atlas V chuyên vận chuyển hàng hóa quân sự và dân sự vào không gian.

"Các động cơ tên lửa của Nga đạt chất lượng tốt nhất trên thế giới. RD-180 là động cơ đạt hiệu quả hoạt động tốt nhất và giá thấp nhất để Mỹ đưa hàng hóa an toàn vào không gian", tờ Global Post dẫn lời Royce Dalby, chuyên gia hệ thống vũ trụ kiêm giám đốc quản lý công ty tư vấn quốc phòng và hàng không vũ trụ Avascent tại Washington.

Trung bình hàng năm, Mỹ phóng từ 8 – 9 vệ tinh bằng tên lửa Atlas V. Không chỉ chương trình hàng không vũ trụ, các hệ thống an ninh quốc gia quan trọng của Mỹ cùng sẽ không thể hoạt động nếu thiếu động cơ tên lửa RD-180.

Theo chuyên gia Dalby, trong vòng 24 tháng tới, Mỹ sẽ sử dụng tên lửa đẩy Atlas V để phóng 4 vệ tinh do thám cho Trung tâm Do thám quốc gia (NRO), một vệ tinh hình ảnh, 2 vệ tinh thời tiết, 4 vệ tinh GPS, 3 vệ tinh truyền thông quân sự, 2 vụ vận chuyển hàng cho Không quân và một vệ tính khoa học của NASA.

Để giảm phụ thuộc và tiến tới ngừng sử dụng động cơ của Nga, ngay từ thời điểm này, giới chuyên gia Mỹ đang đưa ra nhiều phương án thay thế cho động cơ RD-180 bao gồm tên lửa đẩy Falcon của Tập đoàn SpaceX. Tuy nhiên, kích thước của Falcon lại quá nhỏ và không thể chuyên chở phần lớn hàng hóa quân sự như tên lửa đẩy Atlas.

Vì vậy, động cơ RD-180 vẫn là lựa chọn số 1 của Mỹ: "Không có RD-180, sẽ là thảm họa cho an ninh quốc gia của Mỹ. Tên lửa đẩy Atlas V là phương tiện thiết yếu để vận chuyển các mặt hàng dân sự và quân sự vào không gian", John Logsdon, nhà sáng lập kiêm giám đốc Viện chính sách vũ trụ tại Đại học George Washington cho biết.
langtubachkhoa
Nhin lai 1 chut tong hop
http://kienthuc.net.vn/nong-sau/su-that-da...dan-419354.html

IMF cướp đá quý trên vương miện của Ukraine
Giờ thì khi phe đối lập đã khiến vị tổng thống được bầu hợp pháp phải lưu đày đến một nơi không ai biết, và giải tán lực lượng cảnh sát chống bạo động Ukraine ( hay còn gọi là Berkut), Washington đã yêu cầu Ukraine phải tuân theo những quy định nặng nề của IMF.
Trong cuộc đàm phán cuối tháng 10, IMF yêu cầu chính phủ phải tăng gấp đôi giá khí đốt và điện dành cho công nghiệp và dân cư, gỡ bỏ lệnh cấm buôn bán tư nhân các mảnh đất nông nghiệp màu mỡ của Ukraine, thực hiện sửa đổi lớn đối với những tổ chức kinh tế của nhà nước, giảm giá trị đồng tiền, cắt bỏ ngân sách dành cho trường học và người già đã “cân bằng ngân sách”. Đổi lại Ukraine sẽ có được số tiền ít ỏi 4 tỷ USD.



http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/nga-...oc-3111844.html
Nga sẽ tự đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước
Thủ tướng Nga tuyên bố không chỉ thỏa mãn nhu cầu lương thực trong nước, Nga còn có thể trở thành một nước sản xuất lương thực lớn trên thế giới.
Trong cuộc họp về Hiện đại hóa kinh tế và Đổi mới phát triển của Văn phòng tổng thống Nga hôm qua, ông Medvedev phát biểu Nga có tài nguyên nước phong phú, tài nguyên đất dồi dào, hoàn toàn có thể trở thành một nước lớn trong lĩnh vực sản xuất lương thực trên thế giới, hãng Xinhua đưa tin.
Nước Nga gần đây đạt được những thành tựu đáng kể trên lĩnh vực sản xuất lương thực. Sản lượng lương thực của Nga năm nay đạt 104 triệu tấn, vượt xa số lượng cần có để đảm bảo an ninh lương thực cho người Nga. Trước đây, Nga thường xuyên phải nhập khẩu lượng lớn nông sản từ nước ngoài.

Những nhà sản xuất lương thực ở Nga chịu trách nhiệm sản xuất những nông sản trên, đảm bảo cung cấp đầy đủ số lượng , cam kết về chất lượng các nông sản cho thị trường nội địa, không thể tách rời việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

Ông Medvedev nói rằng, những công ty nông nghiệp hàng đầu thế giới đang tích cực ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào tự động hóa sản xuất nông nghiệp. Chính phủ Nga sẽ dành ngân sách để phát triển khoa học kỹ thuật nông nghiệp, khuyến khích người dân ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, nhằm đảm bảo và nâng cao sức cạnh tranh cho nền nông nghiệp Nga.

Khủng hoảng Ukraine khiến mối quan hệ giữa Nga và phương Tây không ngừng xấu đi. Từ tháng 3, các nước phương Tây đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt lên tài chính, quốc phòng, năng lượng của Nga. Đáp trả, Nga quyết định cấm hoặc hạn chế nhập khẩu nhiều mặt hàng nông sản từ phương Tây, đồng thời đẩy mạnh chính sách "thay thế nhập khẩu" trong lĩnh vực nông sản.
langtubachkhoa
Sau anh Duc thi bay gio la Phap quay lung
http://motthegioi.vn/tieu-diem/den-luot-ph...ine-125234.html

Đến lượt Pháp “hắt hủi” giấc mơ NATO của Ukraine

Trong lúc Ukraine tuyên bố sẽ trưng cầu dân ý để quyết định việc đất nước có gia nhập NATO hay không, thì các thành viên chủ chốt của NATO lại không mặn mà với Kiev. Sau Đức, lần này đến lượt Pháp lên tiếng "hắt hủi" giấc mơ NATO của Ukraine.

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius hôm thứ Ba có phát biểu trên đài phát thanh France Inter rằng: "Trong những ngày gần đây, đã có một số thông tin đáng quan ngại từ Ukraine. Trong khi chính phủ Kiev vẫn nói rằng mục tiêu của Ukraine là gia nhập NATO thì họ lại từ chối trả lương hưu cho người dân miền Đông, điều này rõ ràng tạo ra những vấn đề nghiêm trọng".

Dường như ông Fabius chê chính quyền Ukraine chơi không đẹp khi tính ngưng trả lương hưu của công dân ở miền Đông, nhưng lại muốn tham gia sân chơi lắm tiền của NATO.
Hôm 21.11, quốc hội Ukraine thông qua một lộ trình hướng tới việc đủ tiêu chuẩn làm thành viên NATO. Họ dự tính tăng chi tiêu quân sự tới 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2015 (chuẩn của NATO là 2% GDP). Để có tiền bù vào ngân sách quốc phòng, Ukraine muốn thôi trả lương hưu và trợ cấp cho người dân ở vùng do phe ly khai kiểm soát.
Ngoài ra, ngoại trưởng Pháp còn cho biết Paris muốn duy trì các thỏa thuận đã đạt được ở Minsk nhằm đưa Ukraine trở về với trạng thái hòa bình và ổn định. Fabius cho biết ông đã thảo luận về vấn đề này tại cuộc họp ở Vienna với các đối tác Nga, Mỹ và Đức.

Vào lúc này, trong các nước chủ chốt họp ở Vienna chỉ có Mỹ là lên tiếng ủng hộ Ukraine một cách nửa vời trong việc gia nhập NATO. Một mặt Mỹ tuyên bố ủng hộ giấc mơ NATO của Ukraine nhưng mặt khác lại thòng một câu "mọi việc đều do quyết tâm của Ukraine".

Còn Ngoại trưởng Đức, Frank-Walter Steinmeier, nói rằng ông chống lại việc Ukraine gia nhập NATO. Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Đức, ông Steinmeier khẳng định: "NATO có thể thiết lập quan hệ đối tác với Ukraine, nhưng không để Ukraine là thành viên của khối".

Steinmeier cũng nói thêm rằng ông không tin rằng Ukraine có thể gia nhập Liên minh châu Âu trong tương lai gần. Lý do được ông Steinmeier đưa ra là việc hiện đại hóa kinh tế và chính trị của Ukraine là "dự án cho một vài thế hệ".

Phía Nga thì phản đối quyết liệt việc Ukraine gia nhập NATO. Phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Dmitry Peskov cho hay việc NATO đông tiến và dụ dỗ Ukraine gia nhập khiến Moscow cảm thấy bất an. Điều kiện tiên quyết để hạ nhiệt căng thẳng mà Moscow đưa ra là NATO phải đảm bảo 100% rằng không bao giờ suy tính việc để Ukraine gia nhập tổ chức hiệp ước quân sự lớn nhất châu Âu.
Skywalker
@bác Phó:

Marxism ban đầu là một hệ thống lý thuyết khá hoàn chỉnh về CNTB và có sức ảnh hưởng lớn tới toàn thế giới. Một tiêu điểm của nó là "hàng hóa sức lao động" là nguồn gốc chính cho "giá trị thặng dư" từ chuỗi sản xuất - phân phối - tiêu thụ - tái sản xuất. Có lẽ vì nhiều lý do khác nhau mà người ta quên đi nguồn gốc Marxism của tiêu điểm này, song thực tế nó được vận dụng hết sức thành công tại các nước TB phát triển. Ví dụ cụ thể của thành công này là sự đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo lực lượng lao động như tại Silicon Valley và các trường đại học + trung tâm nghiên cứu ứng dụng. Wall Street có ý thức sâu xa về "hàng hóa sức lao động" nên mới bỏ ra những khoản tiền khổng lồ cho các hãng công nghệ tư nhân (không thiếu trường hợp nhà đầu tư trả giá gấp nhiều lần kỳ vọng của nhà phát minh). Đầu tư mạo hiểm luôn có rủi ro, nhưng họ đã đúng (hay Marx đã đúng) khi nguồn lực trí tuệ đã tạo ra giá trị thặng dư vượt trội cho sản xuất - xét trên bình diện xã hội.

Còn Leninism - hệ luận kế thừa (hay ứng dụng) Marxism để sinh ra hệ thống Mác - Lê như đang được giảng dạy lạ VN thì lại khác hẳn. Trên quy mô thế giới thì nó đã thất bại cùng với sự tan rã của Quốc tế Cộng sản, còn khi gắn với chủ nghĩa dân tộc (tại TQ, VN ...vv) thì nó có những vấn đề không dễ giải quyết. Trình bày ra thì dài dòng nên em tóm lại 3 cái tiêu đề:

- Tương hợp giữa truyền thống phong kiến toàn trị với nhà nước chuyên chính hiện tại đồng nghĩa với sự nối dài những nhược điểm của nhà nước phong kiến.
- Lý thuyết nhà nước không đủ mức bao dung (vì phân biệt giai cấp) nên luôn duy trì một số mâu thuẫn nội tại hay những kẻ thù không đáng có.
- Vì mắc mớ trong mâu thuẫn nội tại nên gây lãng phí nguồn lực từ tổng thể.

Lấy luôn cái ví von nhà cho thuê của bác trong bài trước thì chủ nghĩa Mác - Lê về nhà nước chính là ứng xử của người chủ gia đình. Nếu cả nhà đồng thuận về tỷ lệ ăn chia và trách nhiệm (minh bạch hóa) thì có cho thuê hay để tự làm cũng đều có cơ hội sinh lợi chung. Để ngược lại thì dù có nhiều tiền nhiều của bao nhiều thì cũng (đua nhau) phá hết.

Phân tích diễn biến lịch sử VN từ 1986 thì em đồng ý với bác về những yếu tố cơ hội và hoàn cảnh khiến cho VN giữ được một vị thế tương đối độc lập cho đến hiện tại. 30 năm là dài với đời người, nhưng với đất nước thì chỉ là một giai đoạn ngắn, VN chỉ mới trải qua giai đoạn khởi đầu cho xây dựng và phát triển với việc xác lập các nền móng: độc lập chính trị, hợp tác an ninh và hội nhập kinh tế. Các giai đoạn kế tiếp mới là thử thách thật sự.
Skywalker
Viết nốt vài bình luận về tương lai nước nhà cho khỏi cụt lủn. Dưới cái nhìn về nhà nước và xã hội là những hệ thống đa phần tử số lớn thì sự vận động của hệ luôn có những bước tiệm tiến (cát trượt = sand sliding) và hồi ngược (bouncing). Các nền tảng VN đã xây dựng gần 30 năm qua cũng sẽ biến chuyển theo một số kịch bản khả dĩ như sau:

- Hội nhập kinh tế và sự tham gia ngày càng sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tạo ra tích lũy của cải đồng thời với văn hóa tiêu thụ. Người VN trở nên quen thuộc với mua bán và ngã giá trên rất nhiều lĩnh vưc mà nguy cơ dội ngược chính là sự xói mòn giá trị trên một số phương diện xã hội. Chủ nghĩa cá nhân được thúc đẩy sinh ra những vấn đề đối với đạo đức và sự hòa hợp xã hội như đã thấy trong hơn 10 năm qua. Từ những hiện tượng nho nhỏ như mâu thuẫn gia đình cho tới khủng hoảng lớn như tội phạm hình sự ...vv, tất cả đều ít nhiều dính dáng tới thoái hóa "đạo đức cách mạng". laugh.gif

- Hợp tác an ninh trong thế giới đa cực thì song song với sự ràng buộc trách nhiệm. VN thực thi phương châm làm bạn với tất cả để tránh áp lực và cô lập như đã từng gánh chịu thời trước 1990 và chiến lược này tỏ ra hiệu quả khi các nước lớn có nhu cầu hòa hoãn với nhau. Cú dội ngược của nó là khó khăn chọn phe khi thời thế thay đổi và rủi ro an ninh gia tăng khi địa chính trị VN đã từng là nơi tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn. Vị thế trung lập của VN là tự nhiên, song cũng rất dễ bị xô ngã nếu như nội bộ chia rẽ và xung đột.

- Độc lập chính trị và duy trì tâm lý dân tộc chủ nghĩa. Nhìn bề ngoài thì VN đã làm rất tốt để giữ vững nền tảng này, song cùng với thời gian thì các nguy cơ xô đẩy đến từ kinh tế và an ninh đã và sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Nhà nước được xây dựng trên cơ sở tập trung dân chủ thì tự nó có rủi ro về thoái hóa quyền lực và mất đi tính đại diện cho lợi ích toàn dân. Ở đây không chỉ có "diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa cá nhân trong bộ máy mà còn có cả sự thỏa thuận chia chác trên lưng xã hội. phản ứng dội ngược là suy giảm lòng tin của người dân với thể chế. Tích tụ bất mãn thì dẫn tới cách mạng, tức là nguy cơ mất luôn độc lập.

Khái quát 3 cái như vậy cũng để thấy rằng VN khác với Ukraina về rất nhiều mặt. Diễn biến tại Ukraina hiện nay không có bài học trực tiếp nào cho VN trừ một điều: sự gắn kết xã hội luôn là yếu tố hàng đầu để tiên đoán về tương lai đất nước.
langtubachkhoa
Hum, dong co SU35 cua Nga lam manh hon han version dong co SU35 ma Ukr lam. Version cua Ukr chi de xuat khau. Nhung anh Tau cung loi to

http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/theg...01411/54118.vnd

Phát rồ, Ukraine bán công nghệ linh kiện động cơ máy bay cho Trung Quốc
Tổng công ty khoa học-sản xuất FED (ở Kharkov, Ukraine) đã ký với Trung Quốc hợp đồng bán trang thiết bị kỹ thuật cần để sản xuất các linh kiện động cơ máy bay, altair.com.pl ngày 24.11.2014 đưa tin.
Công ty này sẽ bán cho đối tác Trung Quốc tài liệu kỹ thuật và thiết bị để sản xuất linh kiện các loại động cơ hiện đang lắp trên các máy bay An-32/70/72/74/124, An-140/148, Be-200, Il-78/96, MiG-27/29, Su-27/30/34/35, Tu-95/142/160, Tu-204/214, Yak-42/130 và trực thăng Kа-32/52, Mi-8/17/24/28.
Các loại máy bay và trực thăng này đang được sử dụng ở hơn 70 nước. Theo tiến độ, việc thực hiện hợp đồng sẽ hoàn thành vào quý I/2015.

Trước đó, FED đã ký hợp đồng cung cấp thiết bị để sản xuất động cơ cho máy bay huấn luyện chiến đấu L-15 của Trung Quốc. Các máy bay này có thể được sản xuất theo giấy phép ở Ukraine.

Công ty cũng dự định mở rộng hợp tác chuyển giao công nghệ linh kiện các loại động cơ turbine phản lực lưỡng mạch có buồng tăng lực hiện trang bị cho các tiêm kích Trung Quốc J-10, J-11 và J-15.

Hiện nay, Trung Quốc đang sản xuất các động cơ máy bay theo các kiểu của Nga bằng linh kiện nội địa hay chế tạo các động cơ của họ theo công nghệ của Nga. Việc hợp tác với đối tác Ukraine sẽ cho phép cải thiện chất lượng của sản phẩm Trung Quốc và giảm sự phụ thuộc của Bắc Kinh vào các nguồn cung của Nga.

Nếu thông tin này là đúng, Trung Quốc đã lời to khi đoạt được các bí quyết công nghệ mà họ hằng mong ước để khắc phục điểm yếu chí tử nhất của công nghiệp hàng không Trung Quốc - chế tạo động cơ máy bay, và thúc đẩy các chương trình máy bay, trực thăng vận tải, chiến đấu của họ đang bế tắc và phụ thuộc vào Nga.


http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/theg...01411/54114.vnd

Hải quân Nga bắt đầu thay thế các động cơ turbine khí do Ukraine sản xuất vào năm 2017.

Các hãng đóng tàu Nga sẽ nhận được các động cơ sản xuất loạt của Nga dành cho các frigate lớp Đô đốc Grigorovich và Đô đốc Gorshkov vào năm 2017, Tổng giám đốc Tổng công ty Chế tạo động cơ thống nhất ODK (Nga) Vladislav Masalov cho biết.

“Các kế hoạch là chuyển giao cho Tổng công ty Đóng tàu thống nhất ODK động cơ M90 sản xuất loạt đầu tiên do Nga sản xuất để lắp cho các frigate vào năm 2017”, ông Masalov thông báo và nói rằng, khác với vấn đề thay thế nhập khẩu động cơ máy bay, ở đây, phía Nga có đủ bộ tài liệu kỹ thuật.

Hạn chế chủ yếu trong việc phát triển và sản xuất động cơ tàu thủy, theo ông Masalov, là không có giá thử cho phép tiến hành đủ tổ hợp thử nghiệm động cơ turbine khí.

“Công tác xây dựng giá thử đang được tiến hành ở Rybinsk. Hiện tại, công việc hoàn thành ở mức khoảng 35-40%. Công tác xây dựng-lắp ráp thử nghiệm và chạy dây đã hoàn thành. Hiện giờ đang diễn ra giai đoạn ký hợp đồng và cung cấp thiết bị đo lường”, Tổng giám đốc ODK cho biết thêm.

Các tàu hộ vệ viễn dương (frigate) các lớp Projekt 11356 (Đô đốc Grigorovich) và 22350 (Đô đốc Gorshkov) mà Nga đang đóng hiện được trang bị động cơ turbine khí do công ty quốc doanh Zorya-Mashprojekt ở thành phố Nikolayev, Ukraine sản xuất. Trước đó, có tin, đến năm 2017, Liên hiệp NPO Satunr ở thành phố Rybinsk sẽ bảo đảm hoàn toàn việc thay thế động cơ Ukraine.

Để công nghiệp quốc phòng Nga ngừng phu thuộc vào ngành chế tạo động cơ turbine khí Ukraine (về phần cung cấp động cơ trực thăng và tàu thủy), từ giữa những năm 2000, Nga đã tiến hành kế hoạch triển khai từng bước việc sản xuất các sản phẩm này tại Nga. Trong những năm gần đây, quá trình này đã được đẩy nhanh, hơn nữa điều đó đã diễn ra từ trước khi quan hệ Nga-Ukraine trở nên căng thẳng vào năm 2014.


http://vietnamdefence.com/Home/ktqs/space/...01411/54115.vnd
Phương Tây nghi ngờ Nga đã phóng vào vũ trụ một sát thủ vệ tinh.

Ở phương Tây, người ta đã nhớ lại chương trình “Tiêm kích diệt vệ tinh” (IS): trong vũ trụ, họ đã phát hiện một vật thể bí ẩn do Nga phóng lên mà nhiệm vụ của nó đã bắt đầu có vô số những đồn đoán. Trong thực tế, việc phóng các vệ tinh như vậy bị cản trở không chỉ bởi các hiệp ước quốc tế, mà cả tính hợp lý về quân sự.

Các cơ quan vũ trụ châu Âu và một số nhà thiên văn học đã phát hiện trên quỹ đạo chuyển động bí ẩn của một vật thể có mã hiệu 2014-28E. ban đầu, người ta cho đây là rác rơi vào vũ trụ do vụ phóng tên lửa đẩy Rokot của Nga mang các vệ tinh viễn thông Rodnik từ sân bay vũ trụ Plesetsk (chẳng hạn như một bộ phận chấm dứt hoạt động của tên lửa).

Theo tờ The Financial Times, trong vòng mấy tuần lễ, các nhà thiên văn học đã quan sát sự di chuyển của 2014-28E giữa các khí tài vũ trụ của Nga. Những sự dịch chuyển đã chấm dứt khi vật thể bí ẩn tiến gần đến các mảnh vỡ của tên lửa đẩy đã đưa nó lên quỹ đạo.

Vật thể này thu hút sự quan tâm đặc biệt vì Nga không thông báo gì về việc phóng nó. Bộ chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ NORAD đã đặt số hiệu 39765 cho vật thể này. “Dù sao chăng nữa, nó (vật thể 2014-28E) xem ra như một vật thể thí nghiệm. Nó có thể có nhiều chức năng dân sự, cũng như quân sự”, chuyên gia trong lĩnh vực an ninh vũ trụ, Giám đốc nghiên cứu an ninh quốc tế của Trung tâm Chatham House, bà Patricia Lewis nói.

Tờ báo Anh coi điều đang xảy ra là câu chuyện từ thời chiến tranh lạnh. “Vật thể bay bí ẩn mà quân đội Nga phóng lên và các cơ quan vũ trụ phương Tây quan sát được làm dấy lên những quan ngại về việc nối lại dự án vũ khí tiêu diệt vệ tinh đã bị vứt bỏ của Kremlin, - tờ báo viết và nhắc lại chương trình chế tạo “Tiêm kích diệt vệ tinh” (IS) của Liên Xô trước đây. - Không ai biết chức năng của nó. Nó có thể có tính dân sự - như một dự án thu gom rác vũ trụ chẳng hạn. Hoặc đây có thể là thiết bị dùng để bổ sung dự trữ nhiên liệu trên các vệ tinh đang hoạt động”.

Chương trình IS được phát động từ thời Liên Xô, nhưng đã bị dẹp bỏ không lâu sau khi bức màn sắt sụp đổ.
langtubachkhoa
Nga đã phản ứng khôn ngoan. KHi Pháp tạm hoãn giao tàu, NGa đã không khởi kiện, dù khởi kiện chắc chắc sẽ thắng và được lợi lớn về tài chính (lấy được tiền mình đã bỏ ra + tiền phạt), lại cũng đã nắm được thiết kế tàu nên dư tiền làm tàu mới. Loi rất nhiều. Nhưng như thế quan hệ với Pháp sẽ tồi đi vô cùng về chính trị và ngoại giao, Pháp bị thiệt hại nặng khủng khieps cả về kinh tế, xã hội, uy tín, etc. đồng thời mất uy tín trên thị trường vũ khí. Đây cũng chính là điều Mỹ mong muốn, vừa loại được Pháp khỏi thị trường vừa phá hoại quan hệ Nga-EU nói chung và Nga-Pháp nói riêng. HIện Mỹ đang muốn lợi dụng vụ Ukr để phá hoại quan hệ Nga-EU, tìm cách cắt đứt các kênh đối thoại Nga-EU, làm cho Nga hay EU sau này chỉ có thể nói chuyện với Mỹ. Mỹ chỉ muốn EU tăng trừng phạt, Nga trả đũa => phá hoại quan hệ ngoại giao, ràng buộc kinh tế và lòng tin giữa Nga-EU.
Vì thế vừa rồi tổng thống Putin mới nói quyết không bỏ quan hệ với EU, và cũng vì vậy mà cho đến giờ Nga chưa trả đũa EU quá nặng ngoài vấn đề nông nghiệp. Vừa rồi khi nhà thờ Pháp nhờ các đại sứ quán nước ngoại giúp cây thông sam, Nga hưởng ứng đầu tiên và tặng quà Pháp ngay. Rõ ràng là Nga và EU đều không muốn bị Mỹ và EU lợi dụng để phá bỏ quan hệ đem lại rất nhiều lợi ích cho nhau này. Và việc này cũng chứng minh là Mỹ đang cảm thấy lo lắng khi nhận ra Nga ngày càng xa tầm với của mình.
Phó Thường Nhân
@Sky,
Những điều bác viết ở trên nếu nói về hiện tượng xấu ở VN hiện tại, thì tôi gần như đồng ý hoàn toàn. Ngược lại tại sao nó thế, và từ đó hướng tới giải quyết thì phân tích của tôi với bác khác nhau. Nhưng cũng có những đánh giá hoàn toàn khác nhau.
Tôi nói tóm tắt những khác nhau ở đây.
- Giá trị thặng dư mà Mác nói tới không phải là cái giá trị thặng dư mà bác gàn cho nó ở trên. Giá trị thặng dư mà Mác nói là sức lao động của công nhân bị bóc lột, vì chủ nghĩa Mác coi đấu tranh giai cấp là trung tâm. Nguyên do của nó, theo Mác là do có sự chênh lệch về sở hữu tư liệu sản xuất. Theo như Mác hiểu, thì cứ có lao động trong một xã hội có tư hữu thì có tự động hoá (automatic) bóc lột. Và bóc lột tạo ra giá trị thặng dư. Muốn hiểu rõ nó thì cứ đọc tập I tư bản luận của Mác thì sẽ thấy rất rõ. Như vậy nó không phải là sáng tạo hay khoa học kỹ thuật tạo ra thặng dư, vì Mác không nghiên cứu điều này. Đấy là điểm yếu của Mác hay không ? hiểu thế cũng được, nhưng có lẽ nó là sai lầm thời đại thì đúng hơn. Vì nếu bác đọc tất cả các học giả kinh tế học trước Mác, đương thời với Mác, hay sau Mác từ Adam Smith (thế kỷ XVII)cho đến tận Keynes (thế kỷ XX) thì không ai nghiên cứu cái quan hệ giữa giá trị sáng tạo (liên quan tới phát triển khoa học công nghệ) làm cái nguyên nhân tạo ra giá trị thặng dư.
Tôi thì hiểu thế này. Cái giá trị thặng dư được tạo ra bởi 3 nguyên tắc, trong đó cái Mác phát hiện ra là một.
Đó là
1- sự tương quan lực lượng giữa cung và cầu (vì thế mới có việc giá bán sản phẩm và giá sản xuất chênh lệch nhau, là cái đế của kinh tế thị trường). Hay nói đơn giản, thương nghiệp thông qua trao đổi và thị trường cũng tạo nên giá trị thặng dư.
2- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc này giúp tăng productivity trong sản xuất. Tạo ra giá trị thặng dư.
3- Sự bóc lột giữa chủ sở hữu công cụ sản xuất và người bán sức lao động.
Từ cái điều một nó sẽ nẩy sinh ra vấn đề trao đổi bất bình đẳng, và từ đấy mà nó mới có vấn đề thuộc địa, chèn ép, đầu cơ, …
Từ cái điều 2 nó dẫn tới việc sự phát triển khoa học kỹ thuật không đồng đều ở các nơi, và những cơ chế chính trị nhằm hạn chế sự truyền bá ấy để giữ độc quyền. Một ví dụ, tại sao VN không thể phát triển công nghệ hạt nhân, mà lại bị hạn chế. Nhưng ví dụ thì nhiều lắm.
Cái điều thứ 3 thì không phải nói rồi, vì ai cũng có thể thấy. từ đó Bác tinh ý thì có thể luận ra ngay là tại sao Tây Âu Mỹ lại phát triển mà không sụp đổ như Mác tiên đoán. Nó không sụp đổ bởi cái giá trị thặng dư mà nó thu được, cái số một và cái số 2 đóng góp rất lớn, từ đó nó có thể giảm cái thứ 3 ở
chính quốc dẫn tới điều hoà giai cấp ở đất nước nó. Người ta thường nói bằng hình ảnh đó là cái cơ chế « nuôi dê trong vườn cải ». Dê thì ăn cải, nhưng nếu có rất nhiều cải, thì sự tàn phá của dê ít đi. Hay nói tóm lại « dê ăn cải » là bản chất không thay đổi được, nhưng vì có nhiều cải, thì cái bản chất kia mềm đi, người ta đỡ ngứa mắt.
Nếu bác tinh ý nữa thì bắc có thể suy ra thêm rằng. Tại sao cách mạng xã hội chủ nghĩa lại xẩy ra ở nước Nga sa hoàng, ở Vn , ở TQ..mà không phải ở Tây Âu ở Mỹ trong khi thực ra nó phải nổ ra ở Tây Âu và Mỹ mới đúng. Trong giai đoạn đầu của cách mạng tháng mười, cho đến năm 1919, thì đảng bôn xê vích vẫn hi vọng rằng sau cách mạng Nga thì có một cuộc cách mạng trên toàn châu Âu. Và quả thực đã có cái gì hơi như thế, đó là việc hình thành nên các sô viết ở Hung, ở Đức..Nhưng đến năm 1920, khi Hồng quân của nước Nga Xô viết thất bại khi tấn công Vác sa va, thì việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước đã là điều bắt buộc. Việc một lý thuyết xuất phát điểm từ Tây Âu, từ thực tế Tây Âu lại thành công ở những nơi khác hoàn toàn trái với dự đoán có thể nhìn thấy lý do từ ba cái thành phần tạo nên giá trị thặng dư ở trên. Đối với tôi, điều khác với Tây Âu, là ở Nga ngày trước, rồi TQ, VN, cái giá trị thặng dư chủ yếu được đóng góp bằng thành phần thứ 3, tức là sự bóc lột. Và chính vì thế chủ nghĩa Mác mới trở thành ngọn cờ. Và cũng vì ở những nơi nay,các quan hệ ở điều 1 là bất bình đẳng (VN là thuộc địa, TQ là nửa thuộc địa), điều 2 thì đã rõ, không có kỹ thuật và Pháp cũng không cho phép VN vươn lên về kỹ thuật, vì nếu không cái điều bất bình đẳng thứ nhất không thực hiện được. Điều 1 điều 2 dẫn ngươì ta tới chủ nghĩa dân tộc, thặng dư chủ yếu đến bằng bóc lột dẫn tới giác ngộ bằng chủ nghĩa Mác (vì nó giải thích được nguyên nhân cho điều 1 và hai). Những vấn đề này người ta có thể thấy ở nước Nga sa hoàng (mặc dù đây là một nước độc lập, nhưng tư bản phụ thuộc vào nước ngoài).
Như vậy nếu muốn sự phát triển của đất nước là điều hoà giai cấp, thì cái vế thứ 3 phải giảm. Nếu muốn nó giảm thì quan hệ của Vn với các nước phải đảm bảo được điều 1 và điều 2 (quan hệ trao đổi cân bằng có lợi, và có sự phát triển của khoa học kỹ thuật). Mà muốn làm được thế thì phải có chủ quyền và độc lập.
Nhà nước VN hiện tại không phải là chuyên chính. Tôi nhận xét nó chỉ là nhà nước mà tính cưỡng bức cao. Chính xác hơn là nó chưa biết bọc cái tính cưỡng bức vào một cơ chế pháp quyền để người ta dễ chấp nhận hơn.
Có điều đặc biệt là lúc nhà nước VN có tính chuyên chính cao, người ta có thể coi nó tương đương thời bao cấp và giai đoạn kháng chiến, thì hành sử của nhân sự nhà nước ít mầu sắc phong kiến hơn bây giờ. Như vậy sự tự do của cơ chế kinh tế thị trường, không còn sự chuyên chính về tư tưởng, đã dẫn người ta về cội nguồn phong kiến truyền thống. Nói một kiểu khác là trong mỗi người VN, khi đã nói tới quyền lực, thì lập tức là một ông quan nhỏ ,phong kiến nhỏ. Trước đây lý thuyết và niềm tin cách mạng đã đánh tan nó đi. Nhưng khi hở ra, quay lại tính toán chuyện cơm áo gạo tiền cho mình thì nó lại phong kiến. Như vậy kết luận, hiện tượng phong kiến ở Vn hiện tại chính là do chuyên chính giảm đi. Chuyên chính giảm đi vì cơ chế thị trường, vì xã hội mạnh ai nấy lo, có thể coi là do chủ nghĩa cá nhân. Vì cơ chế thị trường, xã hội mạnh ai nấy lo là cái đế của chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân cũng không phải hoàn toàn xấu. Vì chính chủ nghĩa cá nhân đã bắt buộc cá nhân phải tự hành động, tự quyết định, độ độc lập cao hơn. Vậy vấn đề là làm thế nào để đưa cái lợi ích cá nhân mà ai cũng có kia đi theo hướng tốt. Muốn cá nhân đi theo hướng tốt thì phải có cái khung. Cái khung là nhà nước pháp quyền. Nội dung của nhà nước pháp quyền là bắt được trách nhiệm cá nhân, và đóng khung được lợi ích cá nhân.
Như vậy Sky nói nhà nước VN là phong kiến toàn trị(cái thuật ngữ này tôi không hiểu vì toàn trị là một khái niệm tuyên truyền của phương Tây khi nó nói tơi các chế độ dân chủ nhân dân ở các nước xã hội chủ nghĩa ngày xưa, còn phong kiến toàn trị thì không tồn tại) cộng với nhà nước chuyên chính, thì với tôi, nhà nước VN hiện tại không phải là chuyên chính, vì chính chuyên chính yếu đi mà thái độ hành sử phong kiến trở lại, thái độ phong kiến trở lại vì chủ nghĩa cá nhân phát triển, chủ nghĩa cá nhân phát triển vì kinh tế thị trường mạnh ai nấy lo tồn tại và là cơ chế kinh tế bây giờ. Nhưng cái chủ nghĩa cá nhân này không được điều tiết bởi nhà nước pháp quyền, và bản thân nó cũng không phát huy được cái thế mạnh của chủ nghĩa cá nhân là trách nhiệm cá nhân. Nó chỉ có cái mặt xấu là lợi ích cá nhân mà thôi. Nếu nó có lủng củng thì là ở đó.
Vấn đề giai cấp cũng không phải là vấn đề của nhà nước VN hiện tại. Nhà nước VN hiện tại đâu có phân biệt con người theo giai cấp. Khi đã công nhận kinh tế thị trường thì đây không còn là vấn đề chính trị (vì người ta không cai trị theo giai cấp), ngược lại phân bịêt giai cấp sẽ là một vấn đề của xã hội qua các hiện tượng phân liệt giầu nghèo, đẳng cấp,.. và phải điều hoà nó. Nhưng muốn điều hoà giai cấp thì phải nuôi được dê trong vườn cải, có nghĩa là phải cải thiện vị thế trong quan hệ kinh tế, phải có kỹ thuật, phải công nghiệp hoá..không thể làm được điều đó khi không có chủ quyền. Vì thế chủ nghĩa dân tộc là phương hướng giải quyết để giầu mạnh, để điều hoà giai cấp.

langtubachkhoa
Hi hi, tuần này nhiều tin khá quan trọng, ảnh hưởng đến VN. Cứ đưa tin trước, rồi sau đó sẽ tiếp nối bác Phó bàn về VN.

Không hiểu sao VN ngày càng gắn với Nga sau khủng hoảng Ukr. Có lẽ VN sợ Nga gắn vào TQ, đồng thời cũng sợ Mỹ không làm gì nổi Nga sẽ quay sang liên minh với TQ để đánh Nga như hồi 79. Nhất là khi Brezinski (nhà chiến lược đã đưa ra kế sách Liên minh TQ đánh Liên Xô, và ủng hộ TQ đánh VN lâu dài hồi 79) vừa đăng đàn kêu gọi chính quyền Obama và các tổng thống tiếp theo hãy liên kết với TQ để cô lập ngăn chặn Nga. Dĩ nhiên bay giờ k giống như xưa, TQ và Nga không còn là kẻ thủ trong khi càng ngày mâu thuẫn Mỹ-Trung càng lộ rõ, nhưng các cụ nhà mình cẩn thận chăng?

Nga và Việt Nam thông qua việc đơn giản thủ tục cho các tàu Nga vào cảng Cam Ranh

Nga và Việt Nam đã ký kết hiệp định liên chính phủ về đơn giản hóa thủ tục cho phép tàu chiến Nga vào cảng Cam Ranh, - hãng thông tấn TASS được biết từ một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Nga.

"Hiệp định được ký tại Sochi ngày 25 tháng 11, trong chuyến thăm LB Nga của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Tài liệu đề ra thủ tục cho phép tàu Nga vào Cam Ranh chỉ cần các tàu tới lãnh hải Việt Nam báo trước cho chính quyền cảng. "Lời đáp cho sự thông báo sẽ được coi như giấy phép vào cảng," – nguồn tin cho biết.
Người này lưu ý, Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới có hiệp định tương tự với Nga.
"Nga có thỏa thuận tương tự nhiều năm trước đây ký với Syria đơn giản thủ tục tàu Hải quân Nga vào cảng Tartus, Syria. Ngoài ra, với Syria Nga còn ký một hiệp định khác về điểm hậu cần vật chất và kỹ thuật của Hải quân Nga bố trí ở Tartus. Giữa Nga và Việt Nam chưa có thỏa thuận như vậy," - nguồn tin nói. Theo ông, một tài liệu tương tự có thể trở thành chủ đề đàm phán tiếp theo giữa hai nước

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_27/280595775/


Xe buýt chạy bằng khí tự nhiên là sao nhỉ? DÙng khí đốt nóng tạo động năng? Coi như chuyện Mỹ vạn động VN ngừng hợp tác với Nga là đi đứt
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2014_11_27/280579234/
Chuyến thăm LB Nga của Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng được đánh dấu bằng việc ký kết gói tài liệu, chứng tỏ sự chuyển động tích cực của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Đặc biệt, bao gồm các kế hoạch cùng khai thác hệ thống định vị toàn cầu GLONASS và bố trí trạm giám sát của hệ thống tại Việt Nam, tăng cường đưa sản phẩm nông nghiệp Việt Nam tới Nga, dự kiến tăng kim ngạch thương mại Nga-Việt Nam đạt 10 tỉ USD, tổ chức Những ngày Hà Nội tại Moskva, mở rộng số lượng sinh viên Việt Nam theo học các trường đại học Nga.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy sự quan tâm hàng đầu được dành cho lĩnh vực khai thác và chế biến dầu khí. Hướng hợp tác này chiếm tới một nửa số tài liệu hai bên đã ký và lần nữa khẳng định vai trò đầu tầu quan trọng của hợp tác kinh tế Nga-Việt Nam. Sự hợp tác trong ngành dầu khí từng bắt đầu ngay sau khi Hà Nội được giải phóng. Vào cuối những năm 1954, Liên xô đã cử các chuyên gia đầu tiên về thăm dò trữ lượng dầu khí đến nước Cộng hòa, sau đó ở Nga bắt đầu triển khai công tác đào tạo các nhà dầu khí cho Việt Nam.
Giai đoạn mới của sự hợp tác bắt đầu vào năm 1981, khi xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro được thành lập tại Vũng Tàu. Doanh nghiệp đã khai thác hơn 210 triệu tấn dầu thô. Trong chuyến thăm Nga của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, giữa các nhà sáng lập công ty liên doanh - Zarubezhneft (Nga) và Petrovietnam đã diễn lễ ký biên bản ghi nhớ phát triển hợp tác. Tài liệu không chỉ liên quan tới Vietsovpetro ở Vũng Tàu mà cả liên doanh Rusvietpetro hoạt động tại vùng Cực bắc châu Âu của Nga. Năm nay, Rusvietpetro lên kế hoạch khai thác hơn 3 triệu tấn dầu, lớn hơn một nửa trữ lượng khai thác dự kiến của Vietsovpetro. Các đồng sáng lập viên của hai công ty liên doanh hiệu quả còn nghiên cứu triển vọng mở một công ty khoan.
Cách Vũng Tàu ba trăm cây số, tại các mỏ Mộc Tinh và Hải Thạch đang diễn ra hoạt động khai thác khí đốt với hãng Gazprom của Nga. Sau khi đạt mức dự án, hàng ngày tại đây sẽ sản xuất 8,5 triệu mét khối khí và 3,5 nghìn tấn khí ngưng tụ. Việc Petrovietnam lựa chọn doanh nghiệp Nga làm đối tác được cân nhắc dựa vào kinh nghiệm một chục năm hợp tác hiệu quả với Gazprom.
Công ty liên doanh đầu tiên được hai bên lập ra là Vietgazprom hiện nay điều khiển ba dự án trên thềm lục địa Việt Nam. Liên doanh thứ hai - Gazpromviet hoạt động ở Nga, quản lý hai mỏ khí – tại tỉnh Orenburg trên biên giới với Kazakhstan và ở phía bắc khu vực châu Âu của Nga.
Doanh nghiệp Gazprom Neft có cổ đông lớn nhất là Gazprom cũng quan tâm tham gia vào việc hiện đại hóa và mua cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất. Điều kiện tham gia dự án này là cung cấp nhiên liệu cho nhà máy. Trong chuyến thăm Nga lần của nhà lãnh đạo đảng Việt Nam, Gazprom Neft và Petrovietnam đã ký một hợp đồng bán dầu thô cho Việt Nam. Tiếp đến hai bên đã ký tài liệu thành lập công ty liên doanh khai thác mỏ dầu Dolginskoe tại vùng biển Pechora ở phía Bắc của Nga ở độ sâu 35-55 mét.
Trong chương trình nghị sự của chúng tôi còn dự kiến mở một liên doanh khác, - ông Ivan Gogolev, phát ngôn viên của doanh nghiệp thuộc Gazprom chuyên thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài cho biết.
“Đã ký kết một thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản thành lập công ty liên doanh sản xuất nhiên liệu xe từ khí tự nhiên. Nhiên liệu sẽ phục vụ các phương tiện giao thông công cộng tại tp. Hồ Chí Minh, hiện là yếu tố gây ô nhiễm nghiêm trọng cho không khí đô thị. Việt Nam đang nghiên cứu sản xuất xe buýt mới chạy bằng khí đốt tự nhiên.”
Trở lại vùng biển Pechora, được biết giữa Petrovietnam và Rosneft, một hãng khai thác dầu lớn của Nga đã đạt được thỏa thuận thành lập liên doanh mới hoạt động ở hai mỏ nữa trên thềm lục địa.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2014_11_27/280579234/


http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...et-nam-3214908/

“Đồng minh” Mỹ bán giá “cắt cổ”, Ukraine mua than Việt Nam?
Theo quan chức ngành năng lượng Ukraine, nước này đã từ chối mua than của Mỹ với giá “cắt cổ” và có thể mua than của Việt Nam và Australia.



Đại sứ Yardym: Đối tác chính của Thổ Nhĩ Kỳ là Nga chứ không phải các nước châu Âu
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_27/280598682/
Nga là đối tác chiến lược chính của Thổ Nhĩ Kỳ, - ông Umit Yardym, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thổ Nhĩ Kỳ tại Nga cho biết tại cuộc hội đàm với lãnh đạo Cộng hòa Tatarstan Rustam Minnikhanov và các thành viên Hiệp hội doanh nhân Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong nỗ lực tăng cường vị thế quốc gia lớn ở khu vực Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ nhằm hướng chú ý vào Liên bang Nga chứ không phải các nước châu Âu, - vị Đại sứ nói.
Quan hệ với Nga phải được xây dựng một cách tích cực trong mọi các lĩnh vực, nếu không khó thể đạt được những mục tiêu chính trị mà các nhà lãnh đạo của chúng ta đã đặt ra. Ông Yardym nhấn mạnh mối quan hệ lịch sử và ngoại giao giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tồn tại trong nhiều thế kỷ đượ "gắn bó chặt chẽ và khó thể phá vỡ."

langtubachkhoa
Nếu không nói đến mấy cái dòng mắm muối lúc đầu , xem 3 cái vấn đề mà Đức đối mặt + lệnh trừng phạt sẽ đáo hạn vào tháng 3, để xem 3 cái vấn đề bọn Reuter nói có đầy đủ k?

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141126...-ong-putin.aspx
Thủ tướng Đức Angela Merkel, người có tiếng nói lớn tại Liên minh châu Âu (EU), đã thay đổi chính sách ngoại giao với Nga nhiều lần. Nhưng rốt cục, chính bà và nước Đức lại đang phải đối mặt với nguy cơ bị ông Putin đánh bại, Reuters phân tích.

Căng thẳng giữa Nga và các nước châu Âu vẫn đang leo thang. Mọi chuyện bắt nguồn từ sự bất ổn tại miền đông Ukraine, nơi Nga được cho đã cung cấp vũ khí và con người cho phe nổi dậy chống chính quyền. Có hay không một cuộc “chiến tranh lạnh” mới, khi EU tuyên bố sẽ trừng phạt Nga? Chỉ biết rằng, tình hình lúc này đã vượt khỏi tầm kiểm soát của Đức – một thành viên cứng rắn nhất trong quan điểm về Nga-Ukraine, Reuters nhận định trong bài viết ngày 25.11.

Ông Putin quá “lạnh lùng”

Hãng tin Reuters cho biết sau 9 tháng nỗ lực ngoại giao theo hướng mềm mỏng với Nga, Thủ tướng Đức Angela Merkel quyết tâm thay đổi chiến lược vào giữa tháng 11 này.

Ngay trước Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại Brisbane (Úc) vừa qua, bà Merkel đã có buổi gặp gỡ riêng Tổng thống Nga Vladimir Putin. Theo Reuters, đó là một cuộc gặp khác thường, không trợ lý, không phiên dịch, chỉ là cuộc nói chuyện của 2 người.

Không rõ cuộc nói chuyện ấy là gì, chỉ biết rằng thay vì nghe những “lời hứa suống từ Putin”, bà Merkel hỏi thẳng ông Putin muốn gì ở Ukraine.

Ngày 15.11, bà Merkel được hiểu cũng đã tham gia buổi nói chuyện kéo dài 4 tiếng với ông Putin tại Brisbane (bang Queensland, Úc). Lần này, Reuters mô tả đó là màn trao đổi cực kỳ nghiêm túc, với sự tham gia của tân chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker.

Có điều, những gì họ nhận lại từ ông Putin là thái độ trốn tránh, từ chối vốn đã kéo dài từ trước. “Ông ấy tỏa ra nét lạnh lùng. Ông ấy càng lúc càng đi quá xa mà không nhận ra điều ấy”, một quan chức nói với Reuters.

Đức chống chọi và chờ đợi

Các quan chức Đức thừa nhận hiện tại họ đã phải thu hẹp phạm vi quan tâm của mình. Thay vì tập trung giải quyết chuyện EU và Nga xung quanh Ukraine, Đức sẽ đối mặt 3 vấn đề chính.

Thứ nhất tại Kiev, nơi Đức phải cố gắng đảm bảo không có sự bất hòa của Tổng thống Petro Poroshenko và thủ tướng Arseny Yatseniuk. Nếu hai người này còn mâu thuẫn, Ukraine sẽ gặp trở ngại về việc cải cách kinh tế, chống tham nhũng và sẽ không thể khiến các nước phương Tây còn lại đồng ý viện trợ.

Thêm nữa, nếu họ tái lập hình ảnh của bộ đôi lãnh đạo cũ Viktor Yushchenko và Yulia Tymoschenko, đó là điều thuận lợi cho những gì ông Putin tính toán.

Thứ hai, bản thân Đức đang phải đấu với... chính mình. Ông Putin được cho đã thực hiện “chiến dịch truyền thông khổng lồ” để thuyết phục nhóm các đảng đối lập thân Nga ở khắp châu Âu phá bỏ thế gọng kìm do Mỹ và Đức dựng lên kìm hãm Nga.

Trong tuần này, Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukaev đang tổ chức cuộc gặp gỡ các doanh nhân thân Nga ở Stuttgart, trung tâm công nghiệp Đức.

Ngoài ra, Reuters cho biết Nga đang tiếp cận với Hungary và Bulgaria, cũng như các quốc gia Balkan, cũng như tranh thủ ủng hộ các đảng đối lập cánh hữu ở châu Âu. Mặt trận Quốc gia Pháp khẳng định vào cuối tuần họ đã được vay 9 triệu euro từ một ngân hàng Moscow.

Nếu Nga thành công, họ sẽ dồn Đức vào chân tường ở mặt trận thứ 3: EU. Lệnh trừng phạt dành cho Nga sẽ hết hạn vào tháng 3 năm sau. Theo ghi nhận của quan chức Đức đến lúc này, Hungary, Ý và Slovakia là những nước không sẵn sàng gia hạn lệnh trừng phạt ấy.

"Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải chuẩn bị cho một cuộc xung đột kéo dài, trong đó Nga sẽ sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có của mình", Norbert Roettgen, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Đức và là thành viên của đảng bảo thủ của bà Merkel, nói với Reuters.

"Chúng tôi cơ bản đang chờ đợi," một quan chức Đức giấu tên nói. "Tất cả những gì chúng ta có thể làm là tiếp tục để mắt đến miền đông Ukraine và chuẩn bị phản ứng khi cần”.
langtubachkhoa
Choang chua ne, khong biet co that k?

http://laodong.com.vn/the-gioi/chuyen-chua...-phu-273023.bld

“Ý tưởng của tôi là thay đổi luật pháp để trao quyền cho những người nước ngoài tham gia phục vụ nhà nước, bao gồm cả chính phủ”, ông Petro Poroshenko cho biết trong bài phát biểu tại Quốc hội hôm 27.11.
Ông Poroshenko nhấn mạnh, sự sẵn sàng của những người nước ngoài trong việc chấp nhận quốc tịch Ukraina để giữ những vị trí trong chính phủ sẽ khẳng định “cam kết mạnh mẽ của các đối tác và ứng cử viên tiềm năng của chúng tôi”.

Tổng thống Ukraina cũng đề nghị bổ nhiệm một người nước ngoài là người đứng đầu Cục phòng chống tham nhũng quốc gia mới thành lập. Ông Poroshenko chỉ rõ rằng, những người nước ngoài sẽ có một lợi thế đặc biệt, do họ “không có mối liên hệ với tầng lớp chính trị cấp cao của Ukraina”.

Trước đó, Thủ tướng Ukraina Arseny Yatsenuk đề nghị thành lập một vị trí mới - Phó Thủ tướng phụ trách vấn đề hội nhập Châu Âu, đồng thời đề xuất một nhà lãnh đạo Châu Âu sẽ được bổ nhiệm vào vị trí này.

Nếu thực sự Kiev đang lên kế hoạch lấp đầy những vị trí cấp cao trong chính phủ bằng những công dân của các nước khác thì đây sẽ là trường hợp chưa từng có, một chuyên gia về chính trị Ukraina chia sẻ với Ria Novosti, và cũng đặt câu hỏi về tính hợp pháp của động thái này.

Ông Mikhail Pogrebinskiy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị và Quản lý Xung đột Kiev cũng hoài nghi, liệu kế hoạch của Tổng thống Poroshenko trong việc bổ nhiệm một người nước ngoài làm người đứng đầu Cục phòng chống tham nhũng của chính phủ có cho thấy một sự thiếu hụt lòng tin vào chính người dân của mình.
langtubachkhoa
Lần trước đọc tin thấy Ukr bán động cơ máy bay cho TQ mà bực qua, sao VN không nhân cơ hội này mua nhỉ?
Nhưng rồi nghĩ, công nghệ của Ukr hay đúng ra là công nghệ của Liên Xô ngày xưa, bây giờ có thể k còn dùng được nưã, vì Nga đã nghiên cứu chuyển sang hệ thống nội địa mới hơn rồi. Ví dụ như cái này

Động cơ và nguồn cấp điện ( APU ) cua trực thăng Nga thường hay mua của MotorSich JSC (Ukraine ) cung cấp nhưng Nga giờ chuyển sang hàng nội địa Klimov JSC , Nga tự chủ hoàn toàn VK-2500 series với TV3-117 series
Hệ thống APU của Ukr là AI-9V thay thế bằng Aerosila TA-14
Aerosila TA-14 của Nga tot hơn AI-9V vì chế tạo công nghệ mới có thể hoạt động ở độ cao lớn 19.685ft ( 6000m ) trong khi AI-9V chỉ hoạt động tối đa 13.125ft ( 4000m )


Bọn Nga đang đẩy mạnh tăng cường quy mô sản xuát nội địa, khủng hoảng này, những chú nào đầu cơ chuyên kinh doanh tài chính ở Nga thì chết, những ai sản xuất lành mạnh thì hưởng lợi lớn. Nga chỉ cần kiểm soát đừng để mấy thằng đầu cơ này làm loạn là được




http://www.vietnamplus.vn/nga-se-doi-pho-v...a-my/293808.vnp
Nga sẽ đối phó với mối đe dọa từ "mô hình dân chủ của Mỹ"
Theo hãng tin TASS, ngày 28/11, Bộ trưởng Nội vụ Nga Vladimir Kolokoltsev tuyên bố mô hình dân chủ của Mỹ không bao giờ được truyền bá ở Nga và các binh sỹ của bộ này sẽ chống lại mối đe dọa đó.

Phát biểu sau một cuộc họp của Hội đồng quân sự của các sở chỉ huy thuộc bộ trên, ông Kolokoltsev đã gợi nhắc những hậu quả bi thương vốn đã chôn vùi các quốc gia tìm cách truyền bá mô hình dân chủ Mỹ và khẳng định những bi kịch như vậy không thể lặp lại ở Nga.

Ông nói: "Chúng tôi cảnh báo tất cả mọi người về điều đó, những người đang nghĩ theo hướng khác," nhấn mạnh rằng các binh sỹ của Bộ Nội vụ là một trong số những công cụ quyền lực nhất để ngăn chặn mối đe dọa đó.

Tuần trước, Tổng thống Vladimir Putin nói rằng xã hội Nga cần rút ra bài học từ kinh nghiệm của nước khác, nơi chủ nghĩa cực đoan đang được sử dụng làm công cụ địa chính trị và để ngăn chặn các cuộc cách mạng màu ở Nga./.
langtubachkhoa
Xem ra Nga tiếp tục từng bước phá chiến lược của Mỹ. Bây giờ Mỹ chỉ còn 1 chiêu là cấp vũ khí cho chính phủ của thủ tướng diều hâu để đánh nhau cho ác liệt hơn nữa, nhằm có cớ ép EU trừng phạt (tuy k hẳn gay được thêm hại nữa gì cho Nga về kinh tế, vì thực chất mọi tác hại đã xảy ra rồi dù chưa trừng phạt hết), và Ukr lại càng đau khổ thiệt hại hơn nữa với thân phận làm quân bài của Mỹ. Sắp tới Ukr còn phải cho người nước ngoài vào chính phủ nữa (có thể sẽ cố ý cấp quốc tịch cho có vẻ hợp lệ)

Nga mong muốn tiếp tục hợp tác mang tính xây dựng với Hội đồng Châu Âu. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố hôm thứ Sáu tại cuộc hội đàm với Tổng thư ký Hội đồng châu Âu Thorbjørn Jagland.

Theo ông Lavrov, Matxcova đánh giá không khí thiện chí và hiểu biết lẫn nhau từ phía EU và hy vọng vào việc mở rộng hợp tác trong mọi lĩnh vực.
Đổi lại, ông Jagland cảm ơn phía Nga về sự hiếu khách và ghi nhận mức độ hợp tác cao giữa Nga và Hội đồng châu Âu. Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, đặc biệt quan trọng là thúc đẩy các giá trị chung và Hội đồng Châu Âu có thể trở thành diễn đàn cho việc này, ông Jagland nói.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_28/280631391/

Tập đoàn sản xuất vũ khí lớn nhất của Nga “Kalashnikov” đã ký kết thỏa thuận với Malaysia và Thái Lan về các đợt cung cấp vũ khí dân sự, RIA Novosti được tin từ tập đoàn nhà nước Rostekh.

“Hiệp định của Tập đoàn nhà nước “Kalashnikov” với các đối tác ở Malaysia và Thái Lan xem xét việc cung cấp sản phẩm cho mục đích dân sự. Cho đến ngày hôm nay, những hiệp định quốc tế trên là những thỏa thuận lớn nhất kể từ ngày tập đoàn thành lập. Nhờ những hợp đồng mới, tập đoàn có thể trung hòa những tác động tiêu cực của các biện pháp trừng phạt và mở rộng sự hiện diện của mình trên thế giới”,- người đối thoại của hãng tin cho biết.
Tập đoàn sản xuất vũ khí hiện nay đang tích cực phát triển quan hệ với các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đầu tháng 11, hợp đồng cung cấp lô súng máy Kalashnikov tiếp thị cho Indonesia đã được ký kết.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_28/280626149/
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.