Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
langtubachkhoa
http://soha.vn/quoc-te/my-boi-roi-ukraine-...12135151811.htm
Mỹ bối rối, Ukraine chết lặng khi thủ tướng Crimea đến thăm Ấn Độ

Chuyện Tổng thống Nga Vladimir Putin đi thăm Ấn Độ bỗng trở nên ồn ào khi trong phái đoàn Nga xuất hiện ông Sergey Aksyonov, thủ tướng Crimea, nước CH thuộc Nga (nhưng phương Tây vẫn coi Crimea là một phần của Ukraine).
Đây là chuyến ra nước ngoài đầu tiên của ông Sergey Aksyonov trên cương vị thủ tướng Crimea.
Tại Ấn Độ, ông Sergey Aksyonov đã gặp gỡ rất nhiều doanh nghiệp của đất nước đông dân nhì thế giới.
Lãnh đạo Crimea đánh giá: “Ấn Độ là một trong những đối tác chiến lược quan trọng của Nga” đồng thời cho biết "Chúng tôi đã mời các đối tác Ấn Độ đến thăm Crimea để tìm kiếm cơ hội trong các ngành nông nghiệp, chế biến thực phẩm, du lịch, dược phẩm và các cơ sở hạ tầng".
Khi được hỏi chuyến thăm của ông cùng với Tổng thống Vladimir Putin có phải là một nỗ lực của Nga để gửi một thông điệp mạnh mẽ đến những nước phản đối chuyện Nga sát nhập Crimea, ông Aksyonov nói: "Mục đích của chuyến thăm này là thuần túy làm ăn.
Chúng tôi đang tìm kiếm đối tác và sự hợp tác".
Các quan chức Nga cho biết ông Aksyonov không phải thành viên chính thức của phái đoàn Nga nhưng không có lý gì để cản ông đi tháp tùng tổng thống Nga.
Daily Mail cho biết Aksyonov đã đến khách sạn cao cấp Oberoi ở New Delhi cùng với các nhà ngoại giao Nga và được chào đón bởi Gul Kripalani, một đại gia thủy sản ở Mumbai, người hết lòng thúc đẩy thương mại với Nga.
Ấn Độ không ủng hộ biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga, nhưng chuyến đi dù không chính thức của Sergey Aksyonov có thể làm Mỹ “phiền lòng” trước chuyến thăm Ấn Độ của tổng thống Barack Obama vào tháng 1.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, Jen Psaki nói rằng Mỹ "bối rối" trước những báo cáo rằng Aksyonov có thể là một phần của đoàn đại biểu Nga do ông Putin dẫn đầu sang thăm Ấn Độ.
"Chúng tôi hiểu Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã nói rằng họ không coi ông Aksyonov đến New Dehli là chuyến thăm chính thức...
Chúng tôi đang tìm kiếm rõ thêm về điều đó."
Còn Bộ ngoại giao Ukraine nói gì?
Các văn bản mà người đứng đầu Crimea Sergey Aksenov ký ở Ấn Độ không được coi là chính thức, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ukraine Yevhen Perebiynis cho biết.
Theo Bộ Ngoại giao Ukraine, Aksenov không có trong danh sách đoàn đại biểu chính thức của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm tới Ấn Độ.
Dù tê tái nhưng Ukraine cũng phải hùa theo cách nói của quan chức Nga trong vụ Aksenov tới Ấn Độ.


http://thegioi.baotintuc.vn/thoi-su-tg/chu...13070334217.htm

Trong bài báo đăng trên tờ "The Huffington Post", Giám đốc quỹ tự bảo hiểm rủi ro New York, bà Elena Ulansky nhận định rằng các biện pháp trừng phạt mà Phương Tây áp đặt nhằm vào Nga đã buộc Moskva thay đổi chính sách nhưng không giống như hy vọng của các nhà lãnh đạo Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Theo bài viết, mục đích ban đầu của các biện pháp trừng phạt là buộc Nga thay đổi lập trường về Ukraine. Nhưng dù cho chính sách bài Nga và giá dầu giảm đang ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế Nga, các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu vẫn không nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào.

Tình hình ở Ukraine hiện nay là lệnh ngừng bắn có hiệu lực ở miền Đông, Nga tiếp tục bán khí đốt cho Ukraine, miền Tây Ukraine nghiêng về phía EU còn các vùng miền Đông có cơ hội giành quy chế “dường như chủ quyền”. Bài viết nói rằng Nga giờ đây tập trung vào nhiệm vụ giành giật sự độc lập nhiều hơn trước và trong tương lai, Mỹ và EU sẽ đứng xem Nga mở rộng mối quan hệ sâu sắc với Trung Quốc, Ấn Độ và thậm chí với Iran.

Moskva và Bắc Kinh đã ký các hợp đồng nhiều tỷ USD trong lĩnh vực năng lượng, còn tuần này, trong chuyến thăm New Delhi, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký với Ấn Độ hợp đồng xây dựng thêm nhiều tổ máy điện hạt nhân.
langtubachkhoa
Hoi nay cac nuoc chau Au co xu huong mang vang ra khoi My. Ngân hàng Hà Lan đã chuyển 120 tấn vàng ra khỏi Mỹ và đem về nước. Đức có kế hoạch đưa 300 tấn vàng ra khỏi Mỹ, nhưng lại hoãn lại vì lo lắng về ngoại giao với Mỹ. Rõ ràng, đem vàng gửi vào Mỹ thì dễ, đem ra thì khó
Bác Phó , không rõ nước Pháp có cho phép người dân mua vàng từ ngân hàng bằng euro k nhi?


http://www.vietnamplus.vn/vang-tang-phien-...tuan/295904.vnp

Trong phiên giao dịch chiều ngày 10/12, giá vàng tăng phiên thứ ba liên tiếp, giao dịch cận mức đỉnh của bảy tuần, nhờ đồng bạc xanh giảm giá cũng như “sức khỏe” thị trường chứng khoán toàn cầu suy yếu, khiến giới đầu tư tìm đến vàng như “nơi trú ẩn an toàn."

Vào lúc 14 giờ 18 giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay trên sàn điện tử Singapore tăng 0,5% lên 1.236,10 USD/ounce. Trước đó, giá vàng trong phiên trước đã có lúc chạm tới 1.238,70 USD/ounce, mức cao nhất kể từ ngày 23/10.

Nguyên nhân của việc giá vàng tăng được cho là do đồng bạc xanh giảm giá, cũng như thị trường chứng khoán toàn cầu đang phải hứng chịu ảnh hưởng từ các bất ổn chính trị ở Hy Lạp và ngày giao dịch tệ nhất của thị trường chứng khoán Trung Quốc trong 5 năm qua.



http://www.vietnamplus.vn/cac-quoc-gia-tre...than/296478.vnp
Các quốc gia trên thế giới đang ráo riết tích trữ vàng phòng thân

Các Ngân hàng trung ương trên thế giới đang đua nhau tích trữ vàng, trong khi nhiều quốc gia châu Âu yêu cầu thu hồi vàng được ủy thác ở nước ngoài.

Đây là dấu hiệu cho thấy người dân đang mất niềm tin vào tiền mặt và báo trước một cuộc khủng hoảng sắp tới hay chỉ là phản ứng của những ai lo xa vẫn tin tưởng vàng là một ngoại tệ an toàn nhất?

Cuối tháng 11/2014, Hà Lan âm thầm chuyển 120 tấn vàng từ Mỹ về Amsterdam để “đem lại niềm tin cho công luận.”

Như vậy, gần 33% dự trữ vàng của Ngân hàng trung ương Hà Lan (DNB) hiện đã “ngủ yên” ngay trên lãnh thổ quốc gia này.

Trước Hà Lan, Đức hồi năm 2013 cũng thông báo kế hoạch “hồi hương” phần lớn lượng vàng dự trữ quốc gia đang ở trong kho của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Song khác với Amsterdam, Berlin đã tạm gác ý định đưa 300 tấn vàng trên tổng số 1.500 tấn đang được cất giữ ở New York về nước vì lý do ngoại giao.

Vàng - nguồn dự trữ an toàn

Mới chỉ cách đây vài năm, vàng từng bị coi là “lỗi thời” nhưng từ khi khủng hoảng tài chính xảy ra ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), các ngân hàng trung ương tỏ ra quan tâm đến loại quý kim này hơn bao giờ hết.

Nhìn chung, các ngân hàng trung ương đang kiểm soát 1/5 khối lượng vàng của thế giới cho dù từ năm 1973, chế độ bản vị vàng đã bị xóa bỏ.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), các ngân hàng trung ương mua vào gần 500 tấn vàng năm 2013, mức kỷ lục kể từ năm 1964, để đa dạng hóa các nguồn dự trữ gồm ngoại tệ, công trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản...

Theo các nhà quan sát, kỷ lục của năm 2013 sẽ được vượt qua trong năm nay, sau khi trong 10 tháng đầu 2014, các nước Đông Âu đua nhau mua vàng.

Nga cũng đã nhập cuộc và hiện nắm giữ số lượng vàng cao nhất kể từ năm 1993 tới nay (khoảng 1.090 tấn).

Vàng không ngừng tăng giá từ sau khủng hoảng tài chính 2008 đến cuối 2013.

Đồng USD cho tới năm 2013 vẫn “mềm giá” so với euro. Lãi suất trái phiếu do Chính phủ Mỹ phát hành tương đối thấp và dù kinh doanh USD, euro hay mua trái phiếu Mỹ thì lãi thấp nhưng rủi ro nhiều. Còn kinh tế Eurozone tăng trưởng èo uột, đe dọa những quốc gia thành viên yếu kém nhất bị loại khỏi khối vẫn là một “bản án treo.”

Với một đơn vị tiền tệ đáng tin cậy khác của châu Âu là đồng bảng Anh, thì trong năm 2013 và 2014 đơn vị tiền tệ của nước Anh cũng không hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và điều này khiến các ngân hàng trung ương đua nhau tích trữ vàng.

Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cho hay trong bảy tháng liên tiếp tính tới tháng 4/2014, không chỉ Nga mà cả Kazakhstan đã mua thêm vàng để dự trữ.

Thổ Nhĩ Kỳ, Belarus và cả Azerbaidjan cũng như Hy Lạp có xu hướng tích trữ vàng.

Hiện Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) sỏ hữu 1.000 tấn vàng, tức 1,6% dự trữ ngoại tệ của nước này. Nhưng nếu một số ý kiến cho rằng dự trữ vàng thực tế của PBOC cao gấp 3 lần con số trên là đúng thì Trung Quốc hiện có lượng vàng dự trữ lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ (8.000 tấn).

Đối với hầu hết đơn vị tiền tệ trên thế giới, không còn một đồng tiền nào được cột chặt vào kim loại này. Nhưng theo ông Didier Bruneel - cựu nhân viên Ngân hàng trung ương Pháp (Banque de France) và là tác giả cuốn sách ''Những bí mật của vàng'' - vàng luôn là “biểu tượng của sức mạnh, sự giàu có và vẫn luôn được coi là phương tiện thanh toán sau cùng được quốc tế công nhận trong mọi trường hợp.

Điều này đã được chứng minh qua rất nhiều cuộc khủng hoảng, từ khủng hoảng dầu mỏ thập niên 1970 cho tới khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008. Khi khủng hoảng nổ ra, giá vàng lại được đẩy cao chót vót.

Tích trữ vàng đề phòng Eurozone tan vỡ?

Bên cạnh việc các ngân hàng trung ương đua nhau tích trữ vàng, điều đáng chú ý hơn là tại sao gần như cùng một lúc sức ép yêu cầu các quốc gia ở châu Âu thu hồi các khoản vàng đang được ủy thác ở hải ngoại về nước ngày càng mạnh?

Không chỉ có Đức và Hà Lan quan tâm đến lượng vàng dự trữ quốc gia. Tháng 5/2014, Áo cũng yêu cầu kiểm lượng vàng dự trữ ở trong và ngoài nước.

Cuối tháng 11 vừa qua, đảng UDC của Thụy Sỹ yêu cầu trưng cầu dân ý để ngân hàng trung ương phải kiểm kê và thu hồi vàng được cất giữ ở Mỹ, Vương quóc Anh và Canada về nước.

Tại sao đảng Mặt trận Quốc gia Pháp lại yêu cầu Banque de France kiểm kê lượng vàng quốc gia, chủ thể đang nắm giữ vàng của Pháp, và lo ngại nước này có dễ dàng huy động vàng để bảo đảm ổn định tài chính và kinh tế trong trường hợp cấp thiết hay không. Phải chăng có một số nghi ngại về tính vững chắc của một số đơn vị tiền tệ, mà đứng đầu là đồng euro?

Thông thường, quyết định chuyển vàng cất giữ ở nước ngoài về nước diễn ra một cách kín đáo, như Hà Lan. Chỉ riêng tại Đức, nhiều người đặt câu hỏi vì sao Ngân hàng trung ương Đức (Bundesbank) vốn rất kín tiếng về lượng vàng và địa điểm cất trữ,… nhưng lần này lại “khua chiêng” về chuyện đưa vàng về nước.

Phải chăng Đức không còn tin cậy vào đối tác tài chính Mỹ để gửi gắm gần 50% kho vàng quốc gia? Thông tin Bundesbank có kế hoạch thu hồi vàng về Frankfurt đã lập tức được nhiều trang mạng bình luận rộng rãi và một số ý kiến đã nói tới “hồi kết không xa của Eurozone.”

Có những bài viết nêu lên đe dọa châu Âu bị chao đảo, trước khả năng nước Anh từng bước rút lui khỏi EU. Một số khác lại lo ngại rủi ro đến từ Italy khi chính sách của Thủ tướng Matteo Renzi không vực dậy nổi nền kinh tế lớn thứ ba Eurozone.

Một số người bi quan hơn còn cho rằng đến một lúc nào đó, Đức sẽ “bỏ chạy khỏi Eurozone” để cứu lấy thân, để mặc cho các đối tác châu Âu ngập chìm trong nợ công.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Gael Giraud thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp CNRS nhận định, nợ tư nhân trong Eurozone đang bùng nổ và đây sẽ là "quả bom nổ chậm" đe dọa cả khu vực.

Tóm lại chỉ riêng đối với Eurozone, không mấy ai nhìn thấy một tương lai tươi sáng cho khu vực này nhưng tất cả giả thuyết về sự bùng nổ của khối, dù có đáng tin cậy hay không, cũng không thể giải thích vì sao, một số các quốc gia có khuynh hướng chuyển vàng về nước. Đơn giản vì nếu muốn sử dụng vàng như một phương tiện thanh toán quốc tế, thì việc cất giữ vàng ở trong hay ngoài nước hoàn toàn không quan trọng.

Giữ vàng “đón đầu” thế giới trở lại với bản vị vàng?

Về lập luận cho rằng, đồng USD đang mất dần vai trò trên sân khấu quốc tế và trong một tương lai không xa bản vị vàng sẽ hồi sinh, tức là một quốc gia sẽ “neo gắn” đồng nội tệ vào giá vàng, các chuyên gia nêu lên ít nhất hai lý do cho thấy kịch bản đó không thể xảy tới.

Lý do thứ nhất bản vị vàng chỉ có thể được khôi phục lại với đồng thuận của tất cả quốc gia trên thế giới. Thứ hai là cho dù USD có mất vai trò dự trữ ngoại tệ quốc như điều đã xảy tới với đồng bảng Anh xưa kia, thì điều này cũng chỉ diễn ra từng bước và trong trường hợp đó, thế giới sẽ ngày càng chú ý tới những đồng tiền mạnh khác, như là đồng euro hay nhân dân tệ.

Các chuyên gia cũng cho rằng trở lại với bản vị vàng là điều không tưởng vì những lý do chính trị: Trở lại với bản vị vàng, có nghĩa là gián tiếp trao cho cho các quốc gia có những mỏ vàng lớn nhất trên thế giới như Venezuela, Nga, Trung Quốc, Nam Phi,… trọng trách “in tiền” cho thế giới. Điều đó chắc chắn sẽ không bao giờ xảy ra!

Trung Quốc tích lũy vàng để tạo sức mạnh cho đồng tiền

Một điều không thể phủ nhận là đến nay, vàng vẫn là biểu tượng của sức mạnh và ổn định tài chính, kinh tế.

Theo WGC, Trung Quốc năm 2013 đã mua vào hơn 1.000 tấn vàng, nhiều hơn cả Ấn Độ và chỉ trong hai năm Bắc Kinh đã mua vào một lượng vàng tương đương với những gì mà Ngân hàng trung ương Pháp đang cất giấu trong kho.

Trung Quốc không che giấu tham vọng sở hữu một núi vàng để đồng nhân dân tệ đủ sức cạnh tranh với USD.

Trung Quốc thông báo đang nắm giữ hơn 1.000 tấn vàng, nhưng theo báo cáo mới nhất của WGC, kho vàng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng tương xứng vị thế.

Trong 2,5 năm, Trung Quốc đã mua vào đến 2.500 tấn vàng. Chưa kể nước này cũng là một trong những quốc gia có nhiều mỏ vàng, có thể sản xuất tới 430 tấn/năm.

Nếu theo dõi sát các hoạt động tài chính của Trung Quốc trên thị trường Hong Kong, tới nay Trung Quốc đã tích lũy được gần 3.500 tấn vàng, chỉ sau Mỹ, nhưng trước Đức và Pháp.

Thị trường vàng Thượng Hải Shanghai Gold Exchange mới chỉ ra đời năm 2002, nhưng tới nay đã trở thành thị trường quan trọng nhất của thế giới.

Năm 2013, Trung Quốc mua vào 23% vàng của thế giới. Thượng Hải và Singapore - hai thị trường vàng lớn nhất thế giới đều ở châu Á.

Giới phân tích dự đoán với xu hướng trên thì chỉ tới năm 2017, Trung Quốc sẽ vượt qua cả Mỹ để kiểm soát nguồn dự trữ vàng lớn nhất hành tinh và đây là một bước chuẩn bị của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cho thời kỳ “hậu USD.”

Theo báo Les Echos (Pháp) số ra ngày 8/11/2013, PBOC đang từng bước dùng vàng thay thế khoản dự trữ ngoại tệ bằng USD.

Vàng được coi là ổn định hơn và dễ sử dụng hơn một khi đồng nhân dân tệ được chuyển đổi. Khi đó, không còn trở ngại nào để nhân dân tệ cạnh cạnh với USD.

Trước đó, Tân Hoa xã cũng đưa tin về khả năng “phi USD hóa” để nhân dân tệ ngày càng trở thành đơn vị thanh toán trên các thị trường nguyên-nhiên liệu của thế giới./.
langtubachkhoa
Nước Nga có vẻ quyết tâm đi theo con đường thay thế hoàn toàn nhập khẩu, trước đó đã bắt đầu với đóng tàu ngầm, bây giờ là nông sản
http://itar-tass.com/en/russia/766790
Medvedev on his birthday sees any imported product has substitution in Russia
“I would say, there is not a single food product which would be impossible to be replaced,” prime minister said

Tên lửa với động cơ Nga đưa vệ tinh gián điệp của Mỹ lên quỹ đạo
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_14/281245785/

Mối họa của trừng phạt là đánh vào giơi tài phiệt để kích họ kích động 1 bộ phận dân chúng làm đảo chính cách mạng màu. Nga có lẽ tập trung vào ổn định xã hôi, trước đó thủ tướng medvedev khuyên dân Nga không nên đổi tiền rup sang USD, và nhắc lại vào năm 2008, khi rup Nga mất giá 44% (thực chất là bị Mỹ trả đòn sau vụ Gruzia núp dưới danh khủng hoảng), 1 số dân Nga có đổi sang USD (không có hiện tượng đổi tiền rút tiền hàng loạt, nhưng 1 bộ phận dân chúng đã làm), dến khi sau đó rup Nga tăng giá và những người đổi sang USD đã bị thiệt nặng
http://itar-tass.com/en/russia/766787
Medvedev khẳng định kinh tế Nga khó khăn hiện nay nhưng sẽ tốt đẹp trở lại. Về lâu dài, đồng rup sẽ tăng giá trở lại, mọi thứ sẽ thay đổi, chúng ta sẽ vượt qua khủng hoảng.

Mấy hôm trước MErkel nặng lời, bây giờ lại mềm mỏng trở lại, nói giống như hồi xưa, k hiểu sao lại thế

Bà Merkel: EU hy vọng có quan hệ tốt với Nga
Liên minh châu Âu muốn có quan hệ tốt với Nga và hy vọng vào sự hợp tác, - đó là tuyên bố của Thủ tướng Đức Angela Merkel trong thông điệp video hàng tuần của bà.

"Chúng tôi những muốn có quan hệ tốt đẹp với Nga", - bà Merkel cho biết, ủng hộ ý tưởng đối thoại với LB Nga về các vấn đề thương mại. Lời phát biểu của bà cũng được dẫn trên trang web của chính phủ Đức.
Thủ tướng Angela Merkel cho biết Liên minh châu Âu trông đợi vào sự hợp tác với Nga. "Thỏa thuận liên kết Ukraina, Gruzia và Moldova với EU không nhằm chống lại Nga, mà hướng tới củng cố liên hệ kinh tế, trong đó không cần loại trừ Nga", - bà Merkel giải thích.
Bà nói thêm rằng Đức sẽ huy động mọi nỗ lực để đảm bảo rằng các điều khoản của Thỏa thuận Minsk về ngừng bắn ở miền đông Ukraina được tuân thủ đầy đủ. "Chúng tôi sẽ có nỗ lực mới để cố gắng thực hiện những gì đã nêu trong Thỏa thuận Minsk", - Thủ tướng Merkel tuyên bố trong thông điệp.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_13/281248892/

Ha ha, Mỹ đang lên cơ sốt với các hợp đồng Nga và Ấn ký với nhau rồi
Ông Aleksei Pushkov đứng đầu Ủy ban đối ngoại của Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Quốc hội) gọi lời kêu gọi của Hoa Kỳ hô hào các nước khác từ chối giao thương với Nga là kiểu hành xử vô lý.

Ông nêu nhận xét này trong trang Twitter cá nhân hôm thứ Bảy.
Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki nói với các nhà báo rằng Mỹ không hài lòng với những hợp đồng quy mô lớn mà các công ty Nga và Ấn Độ vừa ký kết, và cho rằng "không thể tiến hành kinh doanh với Nga như thông thường".
Trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Ấn Độ, hai nước đã ký hàng loạt hợp đồng lớn. Cụ thể, "Rosneft" ký hợp đồng cung cấp 10 triệu tấn dầu/năm trong vòng chục năm, các nhà công nghiệp hạt nhân của hai nước ký thỏa thuận về xây dựng hai block của nhà máy điện hạt nhân "Kudankulam". Ấn Độ cũng nhận được giấy phép Nga để sản xuất trên lãnh thổ nước mình các máy bay trực thăng Mi-17 và Ka-226T. Ngoài ra, như tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin, "Rosneft" và "Gazprom" sẽ cùng các công ty Ấn Độ chuẩn bị dự án khai thác thềm lục địa Bắc cực thuộc Nga và mở rộng cung cấp khí gas thiên nhiên hóa lỏng.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_13/281244516/
langtubachkhoa
Giải pháp của 2 chiến lược gia này cũng không tồi đâu. Nhưng vấn đề là đòi Nga tổ chức bầu cử lại để có thể có Crimea thì có khác gì bảo rằng cuộc bầu cử lần trước của Nga là không hợp lệ, e là Nga sẽ không chịu việc này đâu. Hơn nữa, chả rõ các quan sát viên đến đó còn dở trò gì nữa?
Nói chung, cuộc chiến trừng phạt qua lại này chính là thể hiện sự mâu thuẫn về cấu trúc an ninh của châu ÂU chứ còn Ukr chỉ là cái cớ thôi

http://soha.vn/quoc-te/2-bo-lao-my-dang-8-...14003629013.htm

Khủng hoảng Ukraine khiến nước Mỹ đau đầu vì họ không biết có nên leo thang với Nga hay không. Càng leo thang, Mỹ càng cảm thấy bất an khi họ có quá nhiều vấn đề phải lo.
Hai bô lão trong chính trường Mỹ là cựu ngoại trưởng Henry Kissinger và cựu cố vấn an ninh quốc gia Zbigniew Brzezinski đã đề xuất các bước để dẹp yên căng thẳng.
- Ông Kissinger đề nghị việc cho Nga tiếp quản Crimea một cách hợp pháp nếu chiến thắng thông qua một cuộc trưng cầu dân ý lại với sự góp mặt của các quan sát viên quốc tế.
Đây là bước tiên quyết việc dẹp yên căng thẳng giữa các bên.
Sau đó, ông và Brzezinski còn đề ra các bước tiếp theo như sau:
- Sau khi trưng cầu dân ý ở Crimea, Nga sẽ đồng ý triệt thoái quân tình nguyện ở miền đông Ukraine một cách thật sự (hiện phương Tây cho rằng Nga duy trì quân ở miền đông Ukraine trong khi Nga bác bỏ) và không hậu thuẫn cho phe ly khai dưới bất kỳ hình thức nào.
- Sau khi có Crimea hay không, Nga sẽ cam kết vĩnh viễn việc duy trì an ninh lãnh thổ của Ukraine, như đã hứa trong Biên bản ghi nhớ năm 1994 tại Budapest bao gồm phi hạt nhân hóa của Ukraine và các nước cộng hòa khác thuộc Liên Xô cũ.
- Ukraine và Mỹ sẽ đồng ý rằng Ukraine sẽ không gia nhập NATO, dù là hiện tại hay trong tương lai.
- Một cấu trúc an ninh châu Âu mới, xây dựng dựa trên Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu sẽ được thành lập với tầm nhìn hướng tới việc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia châu Âu.
Hiệp hội này đòi hỏi Moscow quan hệ đối tác bình đẳng và hiệp hội có thể bao gồm các thành viên NATO và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ.
- NATO vẫn duy trì số thành viên hiện tại. Nhưng vì các thỏa thuận an ninh mới, NATO tránh mở rộng thêm và chỉ nên đóng vai phụ trong an ninh châu Âu, tái tập trung vào các nhiệm vụ bên ngoài châu Âu.
- Liên minh châu Âu sẽ làm việc với Nga khi thực hiện bất kỳ mối quan hệ Ukraine trong tương lai, kể cả việc kết nạp làm thành viên EU, cũng như việc Ukraine tham gia vào dự án Liên minh Kinh tế Á-Âu của Nga.
- Giỡ bỏ lệnh trừng phạt với Nga từng bước dẫn đến hoàn toàn tùy theo tốc độ các cam kết của chương trình này được thực hiện.


http://soha.vn/quoc-te/obama-khong-muon-ti...13132936734.htm
Tổng thống Barack Obama nói ông không đồng tình với các biện pháp cấm vận mới chống lại Nga trừ khi châu Âu cũng tham gia.
"Ý niệm cho rằng chúng ta chỉ cần gia tăng các biện pháp trừng phạt càng nhiều càng tốt thì ông Putin rốt cuộc sẽ đổi ý, theo tôi là một tính toán sai lầm".
Ông Obama nhận định, điều rốt cuộc sẽ khiến ông Putin đưa ra một quyết định chiến lược là khi vị tổng thống này nhận ra rằng châu Âu và Mỹ đoàn kết về lâu dài.

langtubachkhoa
TQ đầu tư 14 tỷ USD vào Kazakhstan và ký hiệp định Swap tiền với Kazakhstan. Haha, có thể Pháp, TQ thông qua Kazakhstan để đầu tư và làm ăn với các công ty bị phạt của Nga đó. Những nước này có thể dùng tiền nội tệ của mình để làm ăn đó

China to invest about $14 billion in Kazakhstan - prime minister
http://itar-tass.com/en/economy/766856

Kazakhstan, China agree on settlements in national currencies
http://itar-tass.com/en/world/766842

Nga tìm cách hợp tác với các nước vùng vịnh Ba Tư dưới các đòn trừng phạt. Những nước này nhiệt tình hưởng ứng nhỉ, Bahrain trươc đây công khai trái lệnh Mỹ, bây giờ lại công khai tuyên bố sẵn sàng đầu tư
http://itar-tass.com/en/economy/766843
Under West sanctions Russia seeks cooperation with Persian Gulf countries - minister
The sanctions, introduced by the U.S. and the European Union against Russia, will favour development of its cooperation with Persian Gulf countries, Russia’s Minister of Industry and Trade Denis Manturov said during a meeting with Bahrain businesses on Sunday.
“Western countries have introduced illegal sanctions against Russia, but this offers additional options. Thus, we are inviting you and we are ready to discuss the directions, which we used to have traditionally with Western countries,” the minister said.
“We shall discuss actively dialogues with countries of the Middle East, South-Eastern Asia, Latin America, we shall develop contacts which will be free from sanctions or political aspects. Economy should not depend on political aspects,” he said.
Persian Gulf countries will become a fantastic market for Russian transnational companies, head of Bahrain’s Economic Council Kamal Ahmed said adding the country’s private sector is ready to invest in Russia though requires more information about the country.
langtubachkhoa
http://www.vietnamplus.vn/sipri-doanh-so-b...manh/296627.vnp
SIPRI: Doanh số bán vũ khí của các tập đoàn Nga tăng mạnh


Tieu doi Ukr roi
http://www.vietnamplus.vn/phap-duc-hoi-thu...cach/296621.vnp
Pháp, Đức hối thúc Ukraine xúc tiến các biện pháp cải cách

http://www.vietnamplus.vn/chuyen-gia-ukrai...nuoc/296623.vnp
Chuyên gia Ukraine: Phương Tây "giúp" Ukraine phá hoại đất nước

Chuyên gia người Ukraine cho hay: "Trong năm qua, Phương Tây chỉ 'giúp' Chính phủ Ukraine phá hoại đất nước, cấp tín dụng cho chiến tranh. Đã và sẽ chẳng có sự giúp đỡ thực sự nào từ Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, không ai lên kế hoạch cho điều này."

Ông Perekhod lưu ý rằng sau khi ký hiệp định liên kết với EU, Ukraine đã biến thành "thùng rác" cho các sản phẩm mà châu Âu không còn nhu cầu. Ukraine đã mua một lô xe bọc thép Saxon của Anh từ những năm 1980, loại xe người ta dự định đem làm phế liệu. Lô hàng 75 xe này sắp đến Ukraine có giá thành 51.000 USD/chiếc.

langtubachkhoa
Nga bat dau thay the gan het cac mat hang nong san ma ho da cam cua EU bang cac mat hang noi dia va nha cung cap khac
http://itar-tass.com/en/economy/766942
Russia substitutes imported foodstuffs hit by food embargo — minister

Nga bat dau dam phan voi TQ, Iran, VN, Trung Dong de xuat khau thit cua Nga toi cac thi truong nay. Co cau noi moc cua Nga voi My va EU
http://itar-tass.com/en/economy/766949
Russia negotiates meat supplies to Iran, China — minister
“We have been working with the Asia-Pacific and the Middle East regions. Iran, Iraq, Turkey, Vietnam, China — those countries are of interest for us,” he said in response to the question about possible meat and poultry exports from Russia
We do not face the problem of exporting our products like producers in the US or Canada do. In those countries, farmers are throwing away products as they cannot sell them after the unfriendly actions of their governments against Russia


Nga bong dung can thiep vao Sudan luc nay la co y do gi? Can thiep vao vung anh huong cua phuong Tay
http://itar-tass.com/en/russia/766946
Russia ready to help South Sudan settle issues with Sudan — Lavrov

Luong gaz cua Ukr da giam 24,5%
http://itar-tass.com/en/economy/766951
Gas volume in Ukraine’s underground storage sites falls as heating season begins

Lien HQ thua nhan Nga dang cung cap su tro giup thuc su cho di cu Ukr
Russia providing real aid to Ukrainian refugees — UN representative
http://itar-tass.com/en/russia/766953
Phó Thường Nhân
Tại sao Đức rồi Hà lan lại có vàng ở Mỹ. Vàng đó từ đâu ra. Một phần đó là vàng Mỹ tịch sau chiến tranh thế giới thứ II. Nhưng đấy chỉ là một phần nhỏ. Phần còn lại liên quan tới cái cơ chế tiền tệ thế giới từ năm 1945 đến năm 1973. Chính vì thế mà lịch sử bao giờ cũng đi liền với hiện tại và là một quá trình kế tiếp. Hiện tại lịch sử ít được coi trọng trong giáo dục, trong khi đó nó thực sự là quan trọng. Đặc biệt với những ai thích các môn xã hội học, hay làm trong nghành nghề này. Bản thân đạo Nho, một trong những nền tảng nhận thức theo văn hoá truyền thống VN cũng cực kỳ trọng lịch sử.
Cho tới đại chiến thế giới thứ II, thì vàng vẫn được dùng như một thứ tiền tệ chung trên toàn thế giới. Và Đế quốc Anh là đế quốc lớn nhất, vì có trữ lượng vàng lớn nhất, vì thế đồng bảng Anh cũng mạnh nhất. Sức mạnh tiền tệ này được thể hiện bằng dự trữ vàng, nhưng cái đế của nó là trình độ công nghệ, hệ thống thuộc địa Anh (đặc biệt Ấn độ). Sau chiến tranh thế giới thứ II, thì số vàng của anh phần lớn rơi vào tay Mỹ để trả nợ chiến tranh. Đức thì đã bị thất gia bại sản từ thế chiến thứ nhất, sự vùng lên của kinh tế Đức giữa hai cuộc chiến chủ yếu là bằng tiền vay của Mỹ, vì thế khi khủng hoảng nổ ra năm 1929, thì Mỹ rút tiền về, dẫn tới sự xụp đổ của Đức, đưa Hít le lên cầm quyền. Tới năm 1945, thì 4/5 trữ lượng vàng thế giới, và hơn 50 công suất công nghiệp thế giới nằm ở Mỹ. Hệ thống tiền tệ mới do Mỹ đưa ra lấy đô la làm trung tâm. Để chuyển đổi từ hệ thống vàng sang Đô la, Mỹ cam kết sẵn sàng đổi đô la ra vàng cho bất cứ ai. Trong suốt thời kỳ có quy chế này, lúc Tây Âu phục hồi sau chiến tranh, họ đều đổi một phần thặng dư đô ra vàng để hồi phục dự trữ của mình. Có nước đổi thì mang vàng về ngay (Pháp), nhưng nhiều nước trong đó đặc biệt Đức thì mua vàng nhưng để Mỹ giữ hộ. Vì thế người ta vẫn đùa rằng không biết vàng Đức mua có phải thật không hay là đồ giả, vì có nhìn thấy mặt mũi nó đâu. Chính sách này của Đức, cùng gần giống như dạng cái « deal Mỹ - TQ » (tôi làm ông tiêu).
Chính vì Mỹ giữ hộ vàng, nên phần lớn dự trữ của các ngân hàng trung ương các nước khác chủ yếu là đô la. Từ năm 1973, dưới thời Nixon, thì Mỹ do sợ chẩy máu vàng không giữ cam đoan đổi đô ra vàng nữa, nhưng đồng đô la được dùng như phương tiện mua năng lượng, và vì thế nó được coi là đồng tiền dự trữ. Kết quả kinh tế toàn cầu phụ thuộc vào đô la là vì thế.
Cũng vào năm 1973, Pháp có đưa ra ý định là việc quyết định in tiền sẽ thông qua một dạng quota (nó gọi là droit de tirage) cho từng nước một, tuỳ theo sức mạnh kinh tế của nước ấy do một tổ chức quốc tế như FMI thực hiện. Nhưng Mỹ không chịu.
Như vậy để tránh khỏi sự phụ thuộc hoàn toàn vào đô la, người ta có mấy cách :
1- Ký hiệp ước swap giữa hai ngân hàng trung ương với nhau, thanh toán trực tiếp.
2- Mua cất giữ vàng, vì mặc dù vàng bây giờ được coi là hàng hoá, nhưng sức mạnh tài chính của đồng tiên vẫn có thể dùng vàng để bảo đảm.
3- Cất giữ nhiều loại tiền quốc tế làm dự trữ.
Ở Tây Âu, sau năm 1973, Mỹ còn bắt được các nước này vay tiền trên thị trường tài chính thế giới, thực chất là vay đô la, tức là ngân hàng trung ương Mỹ đóng vai trò ngân hàng trung ương với toàn bộ Tây Âu. Sau đó Tây Âu đã hợp nhau lại để thành lập euro, giành lại quyền in tiền của mình.
Ở TQ, TQ luôn luôn tích trữ vàng làm dự trữ. Chuyện đó không phải chỉ bây giờ. Ngay cả vào thời điểm cách mạng văn hoá, nếu TQ tích trữ được, thì họ mua vàng. Khi mở cửa làm cái deal với Mỹ (tôi làm ông tiêu), nếu TQ nhận đô la mang về, không vì thế họ lấy đô làm gốc. Hiện tại ngân hàng Trung ương TQ, ngoài vàng còn trữ một khối lượng đô , euro, ..nhưng cái tỉ số Đô trên euro là bao nhiêu phần trăm thì được giữ kín, như dạng bí mật quốc gia. Không kể thế TQ cũng có quỹ ngoại hối , đề phòng trường hợp tỉ số Đô/ nhân dân tệ thay đổi thì can thiệp. VN, Nga, Thái, .. và nhiều nước cũng có cái quỹ này, nhất là sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
Như vậy khả năng vàng sẽ trở thành đồng tiền dự trữ có phải là một khả năng hiện thực. Điều này thực ra khó thực hiện. Muốn thế thì các nước xuất dầu mỏ phải công nhận dùng vàng làm phương tiện thanh toán, mà điều đó thì khó xẩy ra, ngoại trừ khi các nước ở Trung đông hoàn toàn vượt được sự kiểm soát của Mỹ.
Nếu chuyện đó xẩy ra thì cũng đồng nghĩa là phải có sự công nhận các đồng tiền khác như Euro, nhân dân tệ, rúp, ru pi Ấn độ,.. làm đồng tiền thanh toán quốc tế. Rồi từ đó nó mới chiếu giá vào vàng. Đại khái là thế giới sẽ trở lại một hệ thống tiền tệ kiểu thế kỷ 19 « tân trang ».
langtubachkhoa
Chú Đức cũng đang níu kéo South Stream, và kêu lên rằng không phải EU hủy bỏ nó

http://itar-tass.com/en/economy/767074
Merkel calls for continuing energy dialogue with Russia
"We should clarify all legal issues related to the South Stream project and use them to move forward talks with Russia," the German Chancellor says
At the moment, the West and Russia have signed many contacts, she said.
All unsolved problems on the project should be discussed “rather reasonably”, Merkel said, adding that Europe had not given up the South Stream project.


http://itar-tass.com/en/russia/767093
Russia to encourage closer trade-and-economic cooperation within SCO - Russian diplomat

Thôi rồi, EU đòi Ukr phải có tiến bộ "rõ rệt" thì mới giải ngân gói cứu trợ 250 million euro. Hồi xưa chê bai 15 tỷ USD (không đòi điều kiện "cải cách") của Nga cơ mà
http://itar-tass.com/en/economy/767070
EU wants concrete positive shifts in Ukraine before preparing more financial aid to Kiev
The European Commission wants to see concrete results of Ukrainian reforms before it starts preparing a third financial aid package to Kiev, Johannes Hahn, EU Commissioner for European Neighborhood Policy and Enlargement, said on Monday.
Further financial aid will follow if the Ukraine government achieves concrete results, Hahn clarified.

Xuat khau thit lon cua Brazil sang Nga tang gap doi
http://itar-tass.com/en/economy/766893
Brazil pork exports to Russia double amid Russia-EU sanctions war
Phó Thường Nhân

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/211884...o-hieu-hoa.html

có cái bài này hay này. Hai ông này ở bộ công an và ngoại giao. Nhưng điều họ nói cũng chẳng hơn gì lắm những gì viết ở đây. Nhưng tôi hiểu sao lại thế, vì có lẽ không có nguồn nghiên cứu độc lập. Phần lớn sách vở mà người ta có thể tiếp cận ít nhiều đều có dấu ấn phương Tây. Vì thế tìm được nguồn tài liệu ngoài phương Tây mới khó. Nếu không có thì không thể phân tích một cách khách quan vấn đề. Có một cách để giảm điều đó, nếu không có tài liệu đa chiều, đó là một hệ thống nhận thức tư tưởng dùng làm khung, cũng như những giá trị phải bảo vệ. Với tôi phương pháp là chủ nghĩa Lê nin, giá trị bảo vệ là độc lập tự do hạnh phúc.
Trong bài báo người ta nhận thức « xanh rờn » là nước Nga lại phụ thuộc vào dầu mỏ, tại sao ông Putin không làm cho công nghiệp nước Nga đa dạng, nhưng không giải thích được tại sao. Nếu chỉ nhận xét được thế thì có nghĩa là người ta vẫn chưa nhận thức được cái bản chất toàn cầu hoá hiện tại là như thế nào. Tương tự như vậy, nếu những nhận xét về biển Đông, cũng không đưa được lý do tại sao TQ hung hăng ở biển Đông, cũng như tại sao quan hệ Mỹ-Trung-Nhật căng thẳng.
Để giải thích những điều đó, cách tiếp cận qua duy vật lịch sử sẽ rất thú vị và nói rõ được lý do.
Theo như báo bọn Pháp đưa, ngân hàng trung ương Nga đã đẩy lãi xuất lên tới 17/%. Làm như thế để tránh lạm phát. Điều đó cũng chứng tỏ là vốn tài chính đang rút khỏi Nga, và ở đây đặt ra vấn đề cái thị trường tài chính Nga « thủng đáy » như thế nào.

Phó Thường Nhân

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/208788...goan-muc--.html

Hôm nay cái vietnamnet có vẻ được mùa. Có cái bài này cũng buồn cười. Ông Trần Ngọc Thêm này, cách đây có lẽ đến chục năm ra cái quyển sách « Bản sắc văn hoá Vn » nổi tiếng (nổi tiếng theo kiểu gây tranh cãi, chứ không phải vì giá trị, nổi tiếng vì tạo « buzz », mặc dù hồi đó khái niệm buzz chưa có vì những công cụ kiểu twitter hay facebook như bây giờ).
Cái quan niệm âm tính dương tính gắn với dân tộc tính là vớ vẩn. Ở đây ông ấy đã nói những nhận xét mà người nào cũng có thể cảm thấy dễ chấp nhận, vì « hình như nó như thế thật », rồi tán phét ra.
Ngày xưa khi châu Á bị xâm lược, biến thành thuộc địa, các cụ nhà Nho cũng giải thích điều đó theo kiểu Đông Á là Âm, thụ động. Tây Âu là Dương nên nó chủ động, vì thế nó sang xâm lược mình. Bây giờ cũng lải nhải lại thế theo một kiểu khác. Quy lỗi cuả mình thành tính âm. Thật là vớ vẩn.
Bình thường cái này có lẽ phải là chủ đề khác, và phải đặt nó vào phần « lịch sử văn hoá » nhưng mà lười nên poste luôn vào đây cho tiện. Gọi là lạc đề cố ý.
Skywalker
Nga lặp lại vết trượt của Liên Xô trong chuộc chiến giá dầu với Mỹ chính là do bản chất của nền kinh tế thiếu sự linh hoạt và sức cạnh tranh! Địa lý khí hậu, văn hóa dân tộc, thể chế chính trị, tài nguyên thiên nhiên và hàng loạt những yếu tố phụ khác đã định vị cho kinh tế Nga một hướng đi dễ dàng nhất (toán học gọi là đường trắc địa = geodesic) trong thế giới mở. Đã thiết lập một hướng đi thì không dễ dàng xoay chuyển, từ mọi lĩnh vực sản xuất, phân phối, tiêu thụ ...vv đều cần một khoảng thời gian đủ dài để biến đổi. Đường đi mới của Nga (tăng nội địa hóa) là bị ép buộc bởi trừng phạt của phương Tây và nó có thành công (thay thế, bù đắp nhập khẩu) hay không thì lại nhìn ngay vào phản ứng của người dân và xã hội. Nếu họ chịu được "kham khổ" và gan lỳ trước cấm vận thì về lâu dài, khi sự vụ Ukraina lắng xuống và xu thế đối thoại = hợp tác trở lại thì Nga chiến thắng, còn không thì Putin phải ra đi.

Có vài con số để phỏng đoán tình hình:
- Còn 2 năm nữa tới kỳ bầu cử.
- Dự trữ ngoại tệ đến tháng 12/2014 còn ~600 tỷ đô từ ~900 tỷ tháng 3.
- Mức độ sẵn sàng của các hiệp định: swap tiền hạn mức chỉ 50 tỷ đô, FTAs đều mới ký chưa rõ kim ngạch lớn cỡ nào.
- Thâm hụt ngân sách dự báo cho 2015 là 100 tỷ đô (tổng hai năm là 200 tỷ) do giá dầu có thể giảm đến 20 đô/thùng. Kinh tế được dự báo là suy thoái 2%.

Những con số bề nổi như vậy thì rõ ràng Nga cảm thấy phương Tây muốn lật đổ Putin với một kế hoạch 2 năm theo "bổn cũ soạn lại". Chỉ 2 năm thôi bởi vì kỳ bầu cử trước đó đã có những mầm mống chống Putin rõ ràng. Điều đáng nói là tinh thần dân tộc của nước Nga tuy mạnh mẽ, kiên cường khi có xâm lược, chứ chưa chắc đã mạnh về hội đoàn làm ăn và bảo vệ sản xuất nội địa.

Nhân bác Phó nói về một chủ thuyết để đoàn kết xã hội với dẫn chứng Mác - Lê nin thời Liên Xô (bây giờ Nga có Chính thống giáo thay thế), thì có lẽ không có nhiều người Nga ủng hộ sự quay lại của nó cũng như đưa Đảng CS Nga lên nắm quyền. Trong một kịch bản trung tính, tức là Nga chấp nhận giải pháp quốc tế (như tái trưng cầu dân ý tại Crimea theo ý tưởng của Kissinger) thì lý tưởng dân tộc Nga được thỏa mãn hài hòa với các lợi ích kinh tế, thậm chí Đảng nước Nga thống nhất chỉ cần thay lãnh đạo (Medvedev lên) là vẫn chiếm ưu thế.
Phó Thường Nhân
@Sky,
đúng vậy, nhưng có lẽ sky chưa hiểu hết ý nghĩa của chủ thuyết. một nước bao giờ cũng là một cộng đồng người, và cái cộng đồng ấy phải có cái gì chung mới tồn tại được. Bỏ ngoài những cơ cấu có tính cưỡng chế : quân đội, công an, bộ máy hành chính.. Một nước chỉ tồn tại thực sự khi nó có cái chung kia. Cái kia thường là tập tục, văn hoá truyền thống, sự giáo dục chung… Nhưng nếu như thế nó mới chỉ là một cộng đồng lịch sử. Cái quan trọng là quyền lợi chung và một (hay nhiều) nhận thức chung. Cái nhận thức chung ấy là chủ thuyết. Trong lịch sử có nhiều cộng đồng người đã tạo ra những nhận thức dần dần trở thành « giá trị nhân loại », mà người ta thường gọi là văn minh : văn minh Trung Hoa, văn minh Ả rập, văn minh phương Tây.. Trong nhiều trường hợp những « giá trị nhân loại » này thâm nhập qua cưỡng bức, và nó được dùng để cưỡng bức bóc lột chứ không còn giá trị ban đầu. Ngược lại có những cộng đồng người tích hợp những giá trị thế giới đó tạo nên giá trị của mình, khúc xạ nó lại theo quyền lợi, truyền thống văn hoá của mình. VN là một trong những nước như thế. Ngay ở phương Tây cũng vậy thôi, Pháp, Đức, Anh, Mỹ ..được gọi chung là phương Tây, nhưng cái chủ thuyết của từng nước khác nhau. Ví dụ trong khoa học nhân văn, là điều bàn luận ở đây cách tiêp cận cuả Anh của Pháp của Đức khác nhau, mặc dù chúng có chung một hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa, bởi vì tư bản Pháp, khác tư bản Anh, khác tư bản Mỹ..
Việc hình thành một chủ thuyết không phải là nhiệm vụ riêng của nhà nước, mà bản thân xã hội phải tạo ra. Nhà nước chỉ đóng góp một phần và có thể định hướng nó thôi. Nó thực ra phải là « nhà nước và nhân dân cùng làm ».
Với một người muốn tìm hiểu khoa học nhân văn, thì việc dùng một chủ thuyết để làm hệ quy chiếu rất quan trọng. Cái đó giúp người ta nhìn nhận vấn đề chính xác hơn.
Ngoài cái chủ thuyết phải có cơ chế chung. Cơ chế khác với chủ thuyết. Chủ thuyết hướng vào sự tự giác ngộ của từng người. Cơ chế là cách thức người ta bắt buộc phải qua. Ví dụ ở VN, cơ chế là tập trung dân chủ, chủ thuyết là chủ nghĩa Mác lê nin – Tư tưởng Hồ chí Minh.
Trở lại với Nga. Giả dụ bây giờ đảng cộng sản Nga trở lại cầm quyền thì cái cơ chế kia cũng không có. Và dù có là ĐCS Nga hay đảng của ông Putin, thì cuộc đối đầu với phương tây không thay đổi. Bởi vì như tôi nói ở trên nữa, cái khung quyền lợi của hai bên va chạm nhau. Vì thế không có chuyện nếu Nga « nghe lời » Mỹ thì dân Nga sẽ sướng hơn nó chỉ là khổ kiểu khác thôi.
Hiện tại ở VN còn cả chủ thuyết lẫn cơ chế. Đây là điều thuận lợi để phát triển, chứ không phải là yếu điểm. Còn tất nhiên là phải luôn cập nhật nó. Phương Tây nó cũng vậy thôi, trên cái đế của nó, nó phát triển.
Phó Thường Nhân
Hôm nay trên các báo chính của Pháp nó đều đăng tin nổi bật là đồng rúp mất giá, với những tựa đề kiểu đổ dầu vào lửa kiểu Putin « tuyệt vọng » can thiệp để giữ đồng rúp. Như vậy nếu theo báo chí phương Tây (ít nhất tôi mục kích Pháp) thì Nga chết đến đít. Sự thể thế nào thì không biết. Chính vì thế tôi mới nói rằng phải có tin nhiều chiều, và đặc biệt tin của mình. Chính vì thế mà các nước « lớn », họ đều có hãng tin của họ. VN cũng có hãng thông tân của mình VN Thông tấn xã, nhưng trình độ phân tích tin của nó thế nào, có nhân sự tại chỗ hay không, lấy tin thế nào hay chỉ ăn sẵn cóp tin của AFP, UFP, .. thì không rõ.
Theo như bọn Novosti, thì Quốc hội Nga cũng kêu gọi dân Nga bình tĩnh không đi rút tiền, và ở đây người ta có thể thấy cái phần « chiến tranh tâm lý » cuả Medias. Và người ta cũng hiểu tại sao điều phương Tây muốn đầu tiên là « tự do báo chí ». Trong khi báo chí của nó chưa chắc đã khách quan, tự do như nó nói. Báo chí của nó có thể ít bị kiểm soát bởi chính phủ, nhưng nó phản ánh quyền lợi của các nhóm lợi ích. Còn trong khoa học nhân văn, thì khách quan không bao giờ có thể đạt được. Trong khoa học nhân văn, cái khách quan nhất là lịch sử. Vì thế duy vật lịch sử là phương pháp phân tích tương đối khách quan nhất. Cách thứ hai là nhìn qua quyền lợi, hay nói cách khác là nhìn từ khía cạnh kinh tế. Trong chủ nghĩa Mác có cả hai điều này. Đấy là điều khiến tôi coi trọng nó so với các thuyết khác (ví dụ các thuyết nhìn theo chủ nghĩa cá nhân, là mặt mạnh của triết học Anh-Mỹ, hay nhìn theo tâm lý học..)
Việc đồng tiền Nga sụt giá có ảnh hưởng thế nào ? Trong thực tế nó có thể có lợi, nếu Nga có một bộ máy sản xuất nội địa. Đặc biệt những ngành liên quan tới đời sống thường nhật, mà người ta hay gọi là công nghiệp nhẹ. Nó cũng phụ thuộc vào tỉ lệ máy móc, nguyên liệu, thiết bị nhập khẩu trong hàng hoá Nga. Vì cái lợi thế cạnh tranh xuất khẩu (do tiền mất giá) sẽ bị cân bằng bởi giá nhập khẩu tăng.
Còn những ngành công nghệ khác đặc biệt là vũ khí, thì nó phụ thuộc nhiều vào quan hệ chính trị, nên sẽ không bị ảnh hưởng.
Còn lại công nghiệp dầu lửa, thì rõ ràng là Nga bị thiệt hại, vì giá dầu giảm.
Tổng hợp lại tất cả những điều đó, thì người ta có thể thấy được toàn cảnh vị thế của Nga về kinh tế. Nhưng rất tiếc là tôi không có những tư liệu liên quan tới công nghiệp Nga để tổng hợp được nó.
langtubachkhoa
Đúng vậy, ở đây có cả tâm lý chiến để xui dân Nga đi rút tiền ồ ạt kiểu hồi những năm 90s. Hồi năm 2008, Mỹ đã trả đũa Nga qua vụ Gruzia bằng cách làm đồng rup của Nga mất giá 44%, tăng trưởng GDP âm, nhưng k có tâm lý chiến nhiều. Hồi đó thực ra là Mỹ đánh Nga nhưng núp danh khủng hoảng, sau đó Mỹ lại dùng chiêu in dollar để cứu bản thân khiến cho Anh, Hàn, TQ, Nhật, Nga đều thiệt năng. Dân Nga cũng k đi rút tiền, chỉ có 1 số ít vì hoảng đổi sang dollar, đến khi rup tăng giá trở lại thì những người đổi đó thiệt nặng. Phương Tây dùng tâm lý chiến có nhiều lý do:
- Âm mưu kích động 1 nhóm người nổi loạn, làm cách mạng màu, gây hoang mang dân chúng. Hồi năm 2008, mấy cái NGO của Mỹ cũng tổ chức được 1 nhóm người biểu tình ầm ĩ. Sau khi Putin lên, thì mấy cái NGO đó bị đá về nứoc hết. Hồi trước đó, khi Nga xây nhà máy hạt nhân cho Ấn (Ấn k chọn Pháp, Mỹ), cũng có dân biểu tình ầm ầm, sau đó nhà cam quyền phong tỏa tài khoản của mấy anh NGO phương Tây, khiến cho họ k còn tiền chi trả cho sự di chuyển, ăn ở của những người dân biểu tình nữa, thế là biểu tình tan
- Gây hoang mang cho các nhà đầu tư châu Á và các quỹ đầu tư mạo hiểm của họ, khiến họ ngại đaùa tư vào Nga, mà nếu làm ăn với Nga thì họ sẽ đòi nhiều lợi hơn

Nga bây giờ bắt đầu làm giống TQ, bắt đầu tích trữ 1 lượng vàng khổng lồ, đồng thời hoán tiền sang dollar HongKong, nhân dân Tệ.

Thực ra đồng rup mất giá, như tôi đã nói ở đâu đó, đây là Mỹ trả đũa Nga vì đã cùng TQ thanh toán nội địa trong giao dịch dầu mỏ nhưng lại dùng dollar làm thước đó định giá, đồng thời lại swap tiền với TQ, khiến cho Nga phải trả nhiều rup hơn để được cùng 1 lượng nhân dân tệ, nói cách khác, TQ có thể mua hàng của Nga với giá rẻ hơn, khiến lợi nhuận của Nga sụt giảm

Đồng rup mất giá này cũng là cách Mỹ làm cho các nhà đầu tư EU khó làm ăn ở Nga, tức Mỹ đang cưong bách EU rời san chơi Nga, kiểu Mỹ k chơi được thì Eu cũng đừng hòng chơi. Vì rup mất giá với dollar khiến cho hàng hóa của Eu ở Nga kém cạnh tranh so với hàng nội địa Nga. Trước đó, Nga đã định cấm 1 loạt các mặt hàng ô tô, máy móc, dược pham mà cạnh tranh với hàng Nga, sau có lẽ vì ngại căng thẳng và trúng kế của Mỹ nên k làm, bây giờ Mỹ làm thì EU k trách Nga được.

Chỉ có ngành dầu lửa thì Nga phải chịu thiệt do lãi ít hơn, nhưng neúe Nga thuyêt phục đuợc TQ k dùng dollar làm thứoc đo thì chả sợ, nhưng TQ k dễ đồng ý vì họ cũng muốn nhân cơ hội này kiếm lợi.

Của cải của Nga trên dât Nga, Mỹ k lấy được nên Mỹ làm cho Nga phải chịu mất nhiều hơn trong thương mại, kiểu trước Nga bỏ 10 đựoc 10, bây giờ phải bỏ 11, 12 để lấy 10 nhưng kẻ đựoc k phải Mỹ mà là các nứoc châu Á. Ở đây cũng có 1 nghịch lý, Mỹ dùng thủ đoạn đầu cơ làm dầu sụt giá, rup mất giá để hại Nga, và k muốn châu Á làm ăn với Nga, nhưng khi đã làm như thế thì Nga vốn đã hấp dẫn giờ lại càng hấp dẫn mạnh hơn, thế nên Mỹ mới phản đối châu Á bằng cách "chúng tôi không hài long", "khổng thể làm ăn với Nga như thông thường", etc.

Putin có nói rằng, đánh giá được mất với Nga rất khó, vì Nga chịu thiẹt và tổn thương ở mặt này nhưng ở mặt khác lại có lợi. Nói chung những gì Mỹ làm là đi ngược lại với thị trường và dùng thủ đoạn đầu cơ, vì vậy k thể kéo dài mãi đuoc. Giá dầu giảm mãi thì ngành đá phiến Mỹ sẽ giảm theo. Hiện giờ Mỹ đã giảm tốc độ khai thác dầu đã phiến rồi.
Nói chung dù giá có đến 40USD thì Nga vẫn lãi, nhưng các chuơng trình lớn quốc gia cần đầu tư lớn sẽ phải chậm lại

http://laodong.com.vn/the-gioi/tau-mistral...dung-278997.bld
Tàu Mistral không có thiết bị của Nga chỉ là “một cái hộp vô dụng”
“Không có các phương tiên thông tin liên lạc và kiểm soát của Nga, tàu Mistral hoàn toàn vô dụng. Nó sẽ chỉ là một cái hộp sắt với rất ít giá trị trên biển, không nhìn không nghe thấy gì. Con tàu lẽ ra cần được bàn giao cho Nga, và nó rất hạn chế trong khả năng chiến đấu chừng nào chưa được trảng bị vũ khí và các phương tiện radio điện tử”, ông Riznyk cho biết.


http://motthegioi.vn/tieu-diem/thu-tuong-u...han-132329.html
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk đã có phen ngượng ngùng khi điều trần trước quốc hội Ukraine về đứa con tinh thần. Nó quá “phàm ăn” và ngốn tiền gấp 8 lần so với ông dự tính.
Đứa con tinh thần của ông Arseniy Yatsenyuk là “dự án Wall” để ngăn biên giới giữa Ukraine và “mối hiểm họa từ nước Nga” (theo cách gọi của Thủ tướng Ukraine). Ông Yatsenyuk là người bảo vệ quyết liệt ý định xây tường thành ngăn Ukraine với Nga.

Theo dự án xây "Vạn lý trường thành" mà Yatsenyuk đề ra hồi tháng 9, Ukraine sẽ tạo một hào rộng 4m và sâu 2m hoặc dựng rào sắt (tùy địa hình) dọc theo đường biên giới trên bộ dài 2.300 km với Nga. Còn trên biển, Kiev sẽ cài đặt hệ thống cảnh báo dọc trên biên giới biển giữa hai nước. Tổng chi phí của dự án là... 66 triệu euro.

Yatsenyuk khi đó còn nói các đối tác quốc tế đã giúp Kiev trong việc xây dựng công sự trên biên giới với Nga và họ hứa sẽ giúp khoảng 38,5 triệu USD. Vì thế, tức là Ukraine chỉ phải trả chưa tới 30 triệu euro để hoàn thành dự án thế kỷ không chỉ giúp họ yên tâm về phía Đông mà còn chứng minh cho NATO thấy quyết tâm “đoạn tuyệt với Nga” và nguyện vọng thiết tha gia nhập NATO.

Thế nhưng, giờ con số này không còn là 66 triệu euro mà là 500 triệu USD. Ông Yatsenyuk không nói rõ lý do vì sao mà sau 2 tháng, dự án đã đội phí lên cao như vậy nhưng cho biết để hoàn thành dự án cần mất 4 năm. Ngân sách được rải dần trong quá trình xây dựng tường biên giới nên cũng không quá tốn kém.

Hầu hết các chuyên gia đều đánh giá thấp về tính khả thi của dự án về cả mục đích cũng như chi phí. Tổng thư ký Hội đồng châu Âu Thorbjorn Jagland gọi là bức tường "không thể chấp nhận được".




QUOTE(Phó Thường Nhân @ Dec 16 2014, 04:16 PM)
Hôm nay trên các báo chính của Pháp nó đều đăng tin nổi bật là đồng rúp mất giá, với những tựa đề kiểu đổ dầu vào lửa kiểu Putin « tuyệt vọng » can thiệp để giữ đồng rúp.  Như vậy nếu theo báo chí phương Tây (ít nhất tôi mục kích Pháp) thì Nga chết đến đít. Sự thể thế nào thì không biết. Chính vì thế tôi mới nói rằng phải có tin nhiều chiều, và đặc biệt tin của mình. Chính vì thế mà các nước « lớn », họ đều có hãng tin của họ. VN cũng có hãng thông tân của mình VN Thông tấn xã, nhưng trình độ phân tích tin của nó thế nào, có nhân sự tại chỗ hay không, lấy tin thế nào hay chỉ ăn sẵn cóp tin của AFP, UFP, .. thì không rõ.
Theo như bọn Novosti, thì Quốc hội Nga cũng kêu gọi dân Nga bình tĩnh không đi rút tiền, và ở đây người ta có thể thấy cái phần « chiến tranh tâm lý » cuả Medias. Và người ta cũng hiểu tại sao điều phương Tây muốn đầu tiên là « tự do báo chí ».  Trong khi báo chí của nó chưa chắc đã khách quan, tự do như nó nói. Báo chí của nó có thể ít bị kiểm soát bởi chính phủ, nhưng nó phản ánh quyền lợi của các nhóm lợi ích. Còn trong khoa học nhân văn, thì khách quan không bao giờ có thể đạt được. Trong khoa học nhân văn, cái khách quan nhất là lịch sử. Vì thế duy vật lịch sử  là phương pháp phân tích tương đối khách quan nhất. Cách thứ hai là nhìn qua quyền lợi, hay nói cách khác là nhìn từ khía cạnh kinh tế. Trong chủ nghĩa Mác có cả hai điều này. Đấy là điều khiến tôi coi trọng nó so với các thuyết khác (ví dụ các thuyết nhìn theo chủ nghĩa cá nhân, là mặt mạnh của triết học Anh-Mỹ, hay nhìn theo tâm lý học..)
Việc đồng tiền Nga sụt giá có ảnh hưởng thế nào ? Trong thực tế nó có thể có lợi, nếu Nga có một bộ máy sản xuất nội địa. Đặc biệt những ngành liên quan tới đời sống thường nhật, mà người ta hay gọi là công nghiệp nhẹ. Nó cũng phụ thuộc vào tỉ lệ máy móc, nguyên liệu, thiết bị  nhập khẩu trong hàng hoá Nga. Vì cái lợi thế cạnh tranh xuất khẩu (do tiền mất giá) sẽ bị cân bằng bởi giá nhập khẩu tăng.
Còn những ngành công nghệ khác đặc biệt là vũ khí, thì nó phụ thuộc nhiều vào quan hệ chính trị, nên sẽ không bị ảnh hưởng.
Còn lại công nghiệp dầu lửa, thì rõ ràng là Nga bị thiệt hại, vì giá dầu giảm.
Tổng hợp lại tất cả những điều đó, thì người ta có thể thấy được toàn cảnh vị thế của Nga về kinh tế. Nhưng rất tiếc là tôi không có những tư liệu liên quan tới công nghiệp Nga để tổng hợp được nó.
*

Skywalker
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Dec 16 2014, 10:46 PM)
@Sky,
đúng vậy, nhưng có lẽ sky chưa hiểu hết ý nghĩa của chủ thuyết. một nước bao giờ cũng là một cộng đồng người, và cái cộng đồng ấy phải có cái gì chung mới tồn tại được. Bỏ ngoài những cơ cấu có tính cưỡng chế : quân đội, công an, bộ máy hành chính.. Một nước chỉ tồn tại thực sự khi nó có cái chung kia. Cái kia thường là tập tục, văn hoá truyền thống, sự giáo dục chung… Nhưng nếu như thế nó mới chỉ là một cộng đồng lịch sử. Cái quan trọng là quyền lợi chung và một (hay nhiều) nhận thức chung. Cái nhận thức chung ấy là chủ thuyết.  Trong lịch sử có nhiều cộng đồng người đã tạo ra những nhận thức dần dần trở thành « giá trị nhân loại », mà người ta thường gọi là văn minh : văn minh Trung Hoa, văn minh Ả rập, văn minh phương Tây.. Trong nhiều trường hợp những « giá trị nhân loại » này thâm nhập qua cưỡng bức, và nó được dùng để cưỡng bức bóc lột chứ không còn giá trị ban đầu. Ngược lại có những cộng đồng người tích hợp những giá trị thế giới đó tạo nên giá trị của mình, khúc xạ nó lại theo quyền lợi, truyền thống văn hoá của mình. VN là một trong những nước như thế. Ngay ở phương Tây cũng vậy thôi, Pháp, Đức, Anh, Mỹ ..được gọi chung là phương Tây, nhưng cái chủ thuyết của từng nước khác nhau.  Ví dụ trong khoa học nhân văn, là điều bàn luận ở đây cách tiêp cận cuả Anh của Pháp của Đức khác nhau, mặc dù chúng có chung một hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa, bởi vì tư bản Pháp, khác tư bản Anh, khác tư bản Mỹ..
Việc hình thành một chủ thuyết không phải là nhiệm vụ riêng của nhà nước, mà bản thân xã hội phải tạo ra. Nhà nước chỉ đóng góp một phần và có thể định hướng nó thôi. Nó thực ra phải là « nhà nước và nhân dân cùng làm ».
Với một người muốn tìm hiểu khoa học nhân văn, thì việc dùng một chủ thuyết để làm hệ quy chiếu rất quan trọng. Cái đó giúp người ta nhìn nhận vấn đề chính xác hơn.
Ngoài cái chủ thuyết phải có cơ chế chung. Cơ chế khác với chủ thuyết. Chủ thuyết hướng vào  sự tự giác ngộ của từng người. Cơ chế là cách thức người ta bắt buộc phải qua. Ví dụ ở VN, cơ chế là tập trung dân chủ, chủ thuyết là chủ nghĩa Mác lê nin – Tư tưởng Hồ chí Minh.
Trở lại với Nga. Giả dụ bây giờ đảng cộng sản Nga trở lại cầm quyền thì cái cơ chế kia cũng không có. Và dù có là ĐCS Nga hay đảng của ông Putin, thì cuộc đối đầu với phương tây không thay đổi. Bởi vì như tôi nói ở trên nữa, cái khung quyền lợi của hai bên  va chạm nhau. Vì thế không có chuyện nếu Nga « nghe lời » Mỹ thì dân Nga sẽ sướng hơn nó chỉ là khổ kiểu khác thôi.
Hiện tại ở VN còn cả chủ thuyết lẫn cơ chế. Đây là điều thuận lợi để phát triển, chứ không phải là yếu điểm.  Còn tất nhiên là phải luôn cập nhật nó. Phương Tây nó cũng vậy thôi, trên cái đế của nó, nó phát triển.
*



Em còn nhớ ngay trong triết học Marxism đã có giải thích về "cái chung" và "cái riêng" của mỗi sự vật. Chủ thuyết Mác - Lê em đề cập ở bài trước là "cái riêng", tức là đã có những triển khai, những đặc thù về cơ cấu Nhà nước, kinh tế - xã hội ...vv trên cơ sở "cái chung" của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Còn bác nói tới tự giác cá nhân và đồng thuận xã hội của 'chủ thuyết' thì còn "chung" hơn nữa, tức là chân lý về con người, về quyền và nghĩa vụ cơ bản etc. rồi. laugh.gif

Nhân cái phân tích của bác, em xin nhắc lại về phương pháp tiếp cận các vấn đề thời sự qua "tâm lý xã hội" để bàn luận về cuộc chiến dầu mỏ - tiền tệ. Xuất phát điểm của nó là việc coi xã hội là một hệ thống hỗn loạn đa phần tử, mỗi phần tử chính là một con người với các quyền và nghĩa vụ xác định được một cách tương đối. Xã hội tồn tại và phát triển cùng với 'chủ thuyết' - như bác Phó dẫn trên, và cụ thể hóa, cơ chế hóa trong pháp luật, tổ chức Nhà nước, văn hóa phong tục ...vv. 'Chủ thuyết' - hiểu theo nghĩa rộng rãi tối đa thì gồm cả tôn giáo, triết học, nhân học, khoa học, tức gồm toàn bộ hiểu biết, kiến thức của nền văn minh nhân loại. Khái niệm 'chủ thuyết' như thế thì quá lớn và chứa đầy những mâu thuẫn nội tại, tuy nhiên từ đó em rút ra một nhận xét là: một khi xã hội có sự đồng thuận tương đối về 'chủ thuyết' và ứng dụng một cách cụ thể, thì đồng nghĩa với trạng thái vững chắc và ổn định của lòng tin của đa số thành viên. Đây là một kết luận của nghiên cứu thực chứng tâm lý xã hội, với quá trình lấy mẫu (điều tra phỏng vấn) và phân tích thống kê đa biến, kết luận này tỏ ra đúng đắn với các khu vực tương đối ổn định về dân cư, dù thuộc loại đóng hay mở.

Vậy cái "lòng tin" của thành viên trong xã hội đó có ý nghĩa cụ thế thế nào? Một bằng chứng trực tiếp của lòng tin chính là TIỀN, những tờ giấy được in ra với con số thể hiện giá trị dùng để trao đổi tất cả mọi thứ khả dĩ. Nói cách khác, nếu xã hội có một 'chủ thuyết' phổ quát đến mức tuyệt đại đa số đều nhận thức được và tự giác tuân theo thì nó chính là tiền. Đồng tiền cung cấp một hình thái quyền lực cho kẻ nào điều khiển được sự vận động hay các dòng chảy của nó, bởi lẽ nó gây ảnh hưởng tới lòng tin của rất nhiều người về tài sản, thậm chí khả năng kiếm sống của họ.

Nhìn dưới góc độ này thì sẽ càng thấy rõ giá trị của "Tư bản luận" khi Marx et al. đã đi sâu phân tích kinh tế và rút ra những kết luận kinh điển về tư sản mại bản. Nhưng khác với Marxists, những người Marxian không coi việc chống mại bản là giải pháp cho các vấn đề bất công xã hội. Thay vào đó, tư sản mại bản là một hình thái phát triển tất yếu của nhân loại và lót đường cho một hình thái bậc cao hơn - chính là Tri thức. Ba tầng quyền lực súng - tiền - trí là một hiểu biết rất rõ ràng của phương pháp tâm lý xã hội và có tính thực nghiệm cao.

Trở lại với cuộc chiến giá dầu và tiền tệ mà phương tây (có thể) đang tiến hành chống lại Putin, chẳng khó để nhận ra họ đang thi triển cái quyền lực số 2 để nước Nga phải 'chảy máu' - nghĩa bóng là xói mòn lòng tin của người dân vào cơ hội bảo toàn và phát triển tài sản của họ. Chiến dịch tấn công tâm lý bằng medias cũng rất có thể là sự thật, song quan trọng là chính phủ Nga không hoặc có rất ít cách để phòng vệ cho tâm lý của người dân, trừ phi đóng cửa hoàn toàn!

Mà kể cả đóng cửa gần như hoàn toàn thì bài học VN hồi 1985-1986 còn đó, lạm phát 400% và nổi loạn ở Thái Bình, suýt nữa thì mất cả chế độ.
langtubachkhoa
Tom lai Nga có biện pháp hay k, có trụ đến mức nào, thời gian sẽ trả lời. Thực ra đây là cuộc chiến cân não, nếu Nga trụ vững, k để mất ổn định xã hội, k để xảy ra cách mạng màu, thì các biên pháp trừng phạt sẽ phải chấm dứt, rup sẽ tăng giá trở lại so với dollar đúng với giá trị thực của nó, khi đó chú nào mà đổi sang dollar bây giờ sẽ lõm nặng.

Thực ra, đồng rup mát giá là do thủ đoạn đầu cơ voi sự hậu thuẫn của Mỹ, quan trọng nhat là đánh nhóm đầu cơ và k để xảy ra cách mạng màu. Vì thực ra cách mạng màu chỉ là 1 nhóm nhỏ dân chúng thực hiện, hiện nay 1 nhóm nhỏ tài phiệt Nga bị thiệt hại, và họ có thể kích động 1 nhóm khoảng vài chục nghìn người làm cách mạng màu.

Đọc bài này có 1 vài câu đáng lưu ý, đó là bài của ngoại trưởng Nga trả lời kênh truyền hình Pháp, rất có lý
http://itar-tass.com/en/russia/767282

Khi Nga cho rằng họ đã từng đánh giá quá cao sự độc lập của EU với Mỹ, dĩ nhiên Mỹ đã phải dùng đến MH17 thì mới ép nổi EU, nên sự đánh giá của Nga cũng k sai. Vì thế Mỹ đang đòi bán khí đốt hóa lỏng cho EU để có cơ chế khống chế EU thật sự. Ông cũng nói Nga sẽ vựot qua và mạnh mẽ hơn vì Nga đã ở tình huống còn tồi tệ hơn thế nhieu trong lịch sử, va moi khi thoat ra, Nga deu manh hon

The United States ordered the EU to impose sanctions and frankly we have overestimated the independence of the European Union (from the US),” the minister said.
Lavrov said sanctions could not be considered an "instrument of serious policies.” “Sanctions are a sign of irritation," he said.

Russia will overcome the West's sanctions, which will only make the country stronger, Lavrov said on Tuesday. “Russia will not only survive but will come out much stronger,” Lavrov said in an interview with France 24 TV channel. “We have been in much worse situations in our history and every time we have got out of our fix much stronger,” he said.



http://itar-tass.com/en/economy/767398

Cac cong ty My da mua hang ty USD cho dong co ten lua Nga
MOSCOW, December 17. /TASS/. Russia’s Energomash scientific and production company has concluded a contract to deliver rocket engines to the US corporation Orbital Sciences, the Izvestia newspaper said on Wednesday.
The engines will be used for the first stage of Antares rockets beginning 2015.

Energomash will deliver 60 engines to the US corporation, the newspaper cited a high-ranking Roscosmos source as saying. There is a contract to supply 20 engines, and the work has already started to deliver the first two units in June, and there are two more options, each for 20 units.

The contract is concluded directly between Orbital Sciences and Energomash.

The Russian space agency source said the RD-181 engine was developed specially for the Antares. The development was based on the Angara RD-191, he added.

Energomash and Orbital Sciences gave no comments.

It was the second big contract concluded between Energomash and the US company, the newspaper said.

In late 1990, the Russian scientific centre situated in Khimki near Moscow won a contract to supply RD-180 engines to the US United Launch Alliance company for Atlas rockets. The Alliance is a joint company of Boeing and Lockheed Martin.

As TASS reported earlier, a draft law on allocations for military needs for the fiscal year of 2015 passed by the Senate of the Congress on December 12 had an amendment banning further purchases of Russian RD-180 engines for American Atlas rockets. The document specifies that $220 million would be provided for development of an American rocket engine to replace Russian RD180s. The Pentagon must develop such a new engine by the end of 2018.
langtubachkhoa
Khac khac, dung nhu du doan, cac hang quoc te se mat dan thi phan o Nga,
iPhone ngung ban o Nga do bien dong cua Rup, vay la YotaPhone cua Nga co co hoi chiem linh thi truong noi dia roi.

http://www.vietnamplus.vn/dong-ruble-bien-...-nga/297061.vnp
"Gã khổng lồ" điện tử công nghệ có trụ sở ở Cupertino, California (Mỹ), Apple hôm qua 16/12, đã tạm thời đóng cửa gian hàng trực tuyến của mình tại Nga vì sự bất ổn của đồng ruble.

Apple hiện có không cửa hàng nội địa ở Nga và hãng này từ chối cho biết khi nào sẽ tiếp tục bán hàng trực tuyến.

"Do biến động liên tục về giá trị của đồng ruble, gian hàng trực tuyến của chúng tôi ở Nga hiện chưa thể mở trong khi chúng tôi xem xét giá cả. Chúng tôi xin lỗi khách hàng vì sự bất tiện," Apple cho biết trong một tuyên bố.

Đồng ruble Nga hiện đang rớt giá mạnh trong những ngày gần đây sau việc giảm giá dầu - mặt hàng chủ đạo của nền kinh tế Nga. Đồng tiền của Nga mất khoảng 20% giá trị so với đồng đôla Mỹ (USD) hôm qua 16/12, bất chấp những nỗ lực của Chính phủ Nga để ngăn chặn sự suy giảm.

Đồng ruble giảm giá trị khiến Apple và các công ty khác kinh doanh ở Nga phải đánh giá lại giá hàng hóa bán trong nước này.

Theo Bloomberg, tháng trước, Apple tăng 25% doanh thu iPhone 6 ở Nga. Tuy nhiên, khi đồng ruble rớt giá mạnh đã làm cho giá iPhone ở Nga rẻ hơn ở bất kỳ nước nào khác ở châu Âu



http://www.vietnamplus.vn/bo-tai-chinh-nga...uble/297203.vnp
Theo AFP, ngày 17/12, nữ Phát ngôn viên Bộ Tài chính Nga Svetlana Nikitina cho biết bộ này sẽ bán ngoại tệ dự trữ để hỗ trợ đồng ruble đang bị mất giá.

Theo lời bà Nikitina, "Bộ Tài chính đang cân nhắc việc đồng ruble bị đánh giá cực kỳ thấp và sẽ bắt đầu bán số ngoại tệ chưa dùng tới ra thị trường."

Trước biến động đáng ngại của đồng ruble, ngày 16/12, Bộ trưởng Kinh tế Nga Aleksey Uliukaiev đánh giá tỷ giá đồng nội tệ hiện không phản ánh được bối cảnh kinh tế vĩ mô của Nga.

Ông Uliukaiev cho biết Chính phủ Nga đã họp và đề ra các biện pháp ổn định tình hình, bao gồm tăng khả năng đảm bảo tính thanh khoản của Ngân hàng trung ương Nga, chuyển trọng tâm cấp vốn từ đồng ruble sang đồng ngoại tệ, bằng cách đó tăng nguồn cung và giảm lượng cầu trên thị trường ngoại tệ trong nước./.



http://www.vietnamplus.vn/nga-co-the-vuot-...-toi/296827.vnp
Nga có thể vượt qua khó khăn kinh tế trong những năm tới
Nga có thể vượt qua khó khăn do tác động của các lệnh trừng phạt kinh tế mà Mỹ và phương Tây áp đặt liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine, thậm chí thoát khỏi sự phụ thuộc của nền kinh tế vào xuất khẩu dầu mỏ.

Phát ngôn viên Điện Kremli đã phát biểu như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí National Interest (Lợi ích quốc gia) ngày 15/12.

Theo ông Dmitry Peskov, một mặt, nước Nga đang phải đối mặt với những khó khăn kinh tế - là hệ lụy của các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và một số quốc gia khác. Mặt khác, kinh tế Nga cũng là một phần trong nền kinh tế thế giới vẫn đang phục hồi mong manh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt khi thị trường năng lượng diễn biến khó lường.

Ban lãnh đạo Moskva cũng thừa nhận nền kinh tế nước này phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ dầu mỏ và tài nguyên thiên nhiên dù trong nhiều năm qua đã tìm cách khắc phục tình trạng này.

Tuy nhiên, quan chức này cho rằng không nên thổi phồng những thiệt hại kinh tế của Nga do các lệnh trừng phạt gây ra.

Ông Peskov khẳng định hiện là thời điểm thích hợp để Nga đa dạng hóa nền kinh tế của mình và xác định mất nhiều năm để chống chọi với các lệnh trừng phạt của phương Tây cũng như việc giá dầu giảm mạnh trên thị trường thế giới.

Cho đến nay Nga vẫn khẳng định lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ và phương Tây là vô lý và không thể chấp nhận được.

Trong thông điệp liên bang mới đây, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt từ bên ngoài là động lực để Nga đạt mục tiêu đề ra, trong đó trong năm tới cần thoát khỏi mức tăng trưởng bằng 0%, đuổi kịp và vượt mức tăng trưởng của thế giới, hạ mức lạm phát xuống dưới 4%.
langtubachkhoa
Ở đây có 1 diễn biến đáng chú ý:
- sap đến đàm phán Minsk, đây có thể là cuộc thương lượng quyết định
- Mỹ đánh mạnh làm đồng rup mất giá
- Tổng thống Mỹ dọa sẽ ký luật mới của Hạ viện cuối tuần về phạt Nga, bởi vì mặc dù dự luật sẽ gửi “một thông điệp gây bối rối tới các đồng minh” của Mỹ, nhưng ông Obama sẽ ký nó vì nó "vẫn có tính linh hoạt". Dự luật trao cho ông Obama quyền cung cấp viện trợ quân sự sát thương và phi sát thương cho Ukraina, nhưng không đòi hỏi ông phải làm vậy.

Như vậy, luật này thực ra là 1 chiêu chính trị?

- Nga tung dollar ra bán
- Ngoại trưởng Kerry tuyên bố vởi Reuters lệnh trừng phạt có thể gỡ bỏ với Nga trong vài tuần hay vài ngày tới. Đây là lần đầu tiên Mỹ đưa ra hẳn thời gian biểu cụ thể về dỡ bỏ trừng phạt, trứoc đó họ chỉ nói chung chung là sẽ dỡ bỏ.

Như thế có thể đây là đòn đánh lớn nhất của Mỹ vào Nga để gây áp lực tạo lợi thế ở vòng đàm phán sap tới, đồng thời Mỹ có lẽ cũng k muốn kéo dài mãi trừng phạt vì chắc chắn họ cũng bị thiệt (dù k nói ra). Còn Đức và EU thì thiệt hại lớn rõ ràng.
Có 2 điểm dáng lưu ý:

1) Tỷ giá giữa đồng USD và Rup đang là giá ảo không xuất phát từ nền kinh tế, không đúng quy luật thị trường, như thế việc Mỹ giở trò chỉ có thể tạm thời, k thể lâu dài.
Bởi thế nếu ôm 1 đống tiền không đúng với giá tri thực của nó thì không khác nào ôm bom. Mấy chú đầu cơ toa rập với Mỹ nắm dollar vào túi, và 1 số người dân hoảng sợ đổi rup sang dollar, sau này khi quy luật thị trường phục hồi, chắc chắn dính trấu nặng vì mất 1 đống tiền. Dĩ nhiên sẽ có 1 số chú đầu cơ thính múi, biết đựoc cao điểm của việc mất giá đồng rup sẽ bán ra trước, nhưng chắc chắn nhiều chú k biết được điều này. Ở đây sẽ xem chú nào moi móc đựoc thông tin tốt hơn

2) Trên thị trường liên Ngân hàng 1 USD ăn 58 Rúp, trong khi trên sàn chứng khoán 1 USD ăn 80 Rúp. Như thế có nghĩa là chứng tỏ CP Nga đang bắt các nhà đầu của tư của Mỹ và phương Tây ở Nga phải mất không thêm 22 Rup để mà có 1 USD rút vốn về nước, nhường chổ cho các nhà đầu tư từ nước khác???

Hiện Nga đang ra sức tăng lượng sản xuất hàng hóa nội địa, đồng thời cho 1 số nước xuất khẩu vào Nga, như các nước trong BRICS, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, TQ, Ai Cập, Nam Mỹ.
Hiện giờ thì số sản xuất nội dịa tăng lên và nhập từ đối tác mới chưa hoàn toàn bù được lượng hàng hóa mà Nga cấm từ Tây + hàng hóa mất cạnh tranh của tây => tăng giá. Nhưng phía Nga đang dự đoán đến giưa năm 2015, sẽ hoàn toàn bù đắp đầy đủ . Nhưng các hàng hóa này sẽ k thanh toán bằng đồng USD (hàng TQ, nội địa Nga k thanh toan bằng USD) => lượng hàng hóa như cũ, lượng USD ít đi => giá USD tăng, nhưng như thế lúc đó thì phương tây thiệt, Nga-TQ lợi.

Thế thì cái trò làm giảm giá Rup này, có thể như lời tuyên bố của 1 số nghị sĩ Nga, là do chính ngân hàng trung ương Nga cũng góp phần làm giảm giá Rup, nưong theo kế sách của Mỹ để thực hiện kế hoạch thay thế USD của chính phủ Nga?
Phải chăng vì vậy mà gần đây Mỹ bỗng dưng đưa ra tiến độ dỡ bỏ trừng phạt với Nga và nói "việc dỡ bỏ trừng phạt vài ngày hay vài tuần tới, tùy vào Nga"???

Cờ bạc ăn nhau phút cuối, chưa chắc Nga đã thiệt đâu
Phó Thường Nhân
Đúng vậy, cái chiến tranh tâm lý trong kinh tế, đặc biệt trong kinh tế thị trường, nó dựa vào tâm lý, quyền lợi của từng cá nhân kinh tế. Trường hợp tin đồn là một dạng mà người ta vẫn gọi là prophètie autoréalisatrice, có nghĩa là sự tiên đoán sẽ tạo ra một tâm lý mà cái tâm lý ấy khiến từng cá nhân sẽ có hành động tương ứng khiến điều đó thành hiện thực. Ví dụ. tin đồn một nhà băng sắp sụp đổ, thì điều đó có thể khiến dân tình để tiền ở đó xông ra rút tiền. Vì tổng số tiền mặt trong một thời điểm T của nhà băng không bao giờ đủ để chi trả, vì cái cơ chế kinh doanh ngân hàng nó thế, nhà băng đấy rõ ràng không có chuyện gì thậm chí còn lãi, cũng có thể sụp đổ. Như vậy là một dự đoán sai, không đúng sự thực, nhưng đánh trúng vào tâm lý có thể gây đổ bể. Thông thường thì những chuyện này nó phải có một cái phông tâm lý chung nữa. Vẫn tiếp tục cái ví dụ nhà băng trên. Nếu tâm lý chung của xã hội vẫn tốt, thì giả dụ nhà băng đó không đủ tiền mặt nó vẫn có thể vay các ngân hàng bạn bè khác, và cái khủng hoảng này sẽ qua. Nhưng nếu giả dụ giữa các ngân hàng, do tâm lý cũng nghi ngờ nhau, hay có một vụ việc chính trị xã hội gì đó « đóng khung » lên tất cả tạo thành tâm lý hoảng loạn, thì đang tốt lại thành xấu. Nó cũng có thể có chiều ngược lại nữa, tức là xấu, nhưng có niềm tin thì vẫn tốt. Lấy ví dụ Nhật bản, hiện tại nước này tỉ lệ nợ của nhà nước tới 200%, có nghĩa là tổng số nợ của nó gấp đôi PNB. Thế tại sao thằng Nhật không đổ, không hoảng loạn như ở Hi lạp, hay thậm chí là gánh nặng như Pháp. Bởi vì nhà nước Nhật vay nợ, nhưng nợ này là do tiền của dân Nhật cho vai. Mà dân Nhật họ tin vào đất nước họ. Ngược lại ở Hi lạp, nợ là Pháp – Đức cho vay. Ở Pháp, nợ là Mỹ cho vay thông qua các quỹ tài chính, càng làm loạn lên càng gây tâm lý thì nó càng cho vay lãi được cao, và có thể đánh sập ông nữa. Đây là tôi nói ví dụ vĩ mô, nhưng ví dụ vi mô cũng có.
Như vậy tiếp cận có rất nhiều cách, với tôi thì tôi chia làm 3 cách tiếp cận. Tiếp cận thông qua nghiên cứu cái khung, đây là điểm mạnh của chủ nghĩa Mác – Lê nin. Tiếp cận thông qua tâm lý (ở đây nó nghiên cứu kinh tế chính trị thông qua văn hoá, lịch sử, truyền thống, tâm lý dân chúng..) và ở đây nó đặt tới vấn đề niềm tin, có nghĩa là cách tiếp cận gần như tôn giáo. Vì tôn giáo chính là niềm tin. Cách tiếp cận nữa là thông qua từng chủ thể cá nhân, mà người ta thường gọi nó dưới cái tên là triết học Anh-Mỹ. Cái này cũng rất thú vị. Nếu tôi không lười thì sẽ dùng nó phân tích cách chống tham nhũng ở VN hiện tại, để phê phán cách đang làm ở VN. Cách tiếp cận của tôi khi phân tích một vấn đề là dùng chủ nghĩa Mác – Lê nin làm cái khung. Định được cái khung rồi thì sẽ tính đến các tác nhân của nó trong cái khung đấy hoạt động thế nào (tư duy Anh-Mỹ), nhưng cách hoạt động của nó không thể tính tới yếu tố tâm lý, văn hoá , lịch sử ..
Trở lại với vấn đề Nga. Việc Nga bị sụt giá đồng tiền không phải là điều nghiêm trọng nhất. Nó sẽ nghiêm trọng nếu không ổn định được tỉ giá. Còn tỉ giá thấp hay cao thì chỉ là sự định vị thứ hạng. Vì người ta không thể hoạt động kinh doanh nếu tỉ giá không bình ổn một thời gian dài. Cái thời gian dài ấy là bao lâu. Ít nhất nó phải từ 3 tháng trở lên. Tại sao phải từ 3 tháng trở lên. Rất đơn giản là vì các hợp đồng mua bán, thường người ta cho hạn trả 3 tháng. Việc giá đồng tiền ổn định cũng chứng tỏ nó không bị tuột khỏi tay (loosing contrôle) nhà nước.
Sự ổn định rất quan trọng cho sinh hoạt kinh tế. Và điều này người ta có thể nhìn bằng mắt thường và hiểu là tại sao. Muốn hoạt động kinh tế thì phải có đầu tư, đầu tư tất nhiên phải có thời gian đáo hạn trả nợ. Khi đầu tư tất nhiên người ta phải tính trước. Đầu tư càng chắc chắn nếu cái sự tính trước này chính xác. Nó càng chính xác nếu những giá trị của cái khung hoạt động cuả nó ổn định. Ổn định trong chính trị, ổn định trong tư pháp hành pháp (luật lệ đường không đổi linh tinh), ổn định trong quan hệ quốc tế (bạn hàng, đối tác chắc). Đầu tư nhẹ, ít nhất cũng 3 năm mới hoàn vốn được (nếu cực lãi, ở châu Âu điều đó không thể có, mà chỉ có những thị trường mới nổi như VN mới có). Nói thế để thấy rằng hiện tại ở Vn có những dạng trí thức không hiểu điều này mà ông Trần Ngọc Thêm là một ví dụ. Ông ta chê ổn định, và coi VN ổn định quá. Ông ta không hiểu rằng ổn định mới làm ăn được rồi từ đó quy tụ ra nguyên nhân âm tính với gì gì..Bao giờ Vn mới hết những dạng trí thức dở hơi này. Tư duy bầy đàn là chủ yếu. Thấy cái xu hướng tâm lý nói là phải thay đổi , thì cũng xông vào tát nước theo mưa « thay đổi » ..cho nó cập nhật để là « trí sĩ ».
Trở lại với Nga. Hiện tại có hai cách nhìn giải thích những gì xẩy ra ở Nga. Cách của phương Tây thì nói là nguyên nhân hoàn toàn thuần tuý kinh tế, thị trường đi xuống, giá đi xuống. Một cách nhìn khác thì nói rằng Nga bị Mỹ và phương Tây chơi. Cả hai cái lý thuyết ấy đều đúng một phần. Nhưng theo cái kiểu « đã gần xuống vực (đây là do tình hình khách quan) nó lại đẩy xuống tiếp (đây là toan tính) ». « Đã gần xuống vực » ở đây là nói tới khủng hoảng kinh tế thế giới mà nước nào cũng vấp phải. Nga vấp phải vấn đề này từ năm 2013, tức là trước khi có vấn đề UK. Tại sao lại thế, vì tư bản phương Tây đầu tư vào Nga rút ra. Nó rút ra để củng cố vị trí của nó ở chính quốc, do nó bị thiệt hại ở đây (ví dụ trong thị trường nhà cửa Mỹ). Việc này thì cũng giống như tư bản Mỹ rút khỏi Đức sau khủng hoảng 1929. Và quá trình này không chấm dứt trong năm 2014. « Nó lại đẩy tiếp » là nói tới những biện pháp trừng phạt Nga. Điều này càng thúc đẩy tư bản nước ngoài chạy ra hơn. Khi nó chạy thế thì có lạm phát. Vì khi nó rút tiền là bằng rúp, và ngân hàng Nga bắt buộc phải chuyển đổi ra ngoại tệ. Số tiền rúp đó bơm vào thị trường nội địa gây lạm phát. Và điểm đến cuối cùng của nó là dân cũng chạy, muốn đổi tiền rúp ra đô. Việc giá dầu xuống cũng có thể hiểu bằng hai cái lý do vừa khách quan vừa chủ quan.
Nó có lý do khách quan vì có sự đối đầu giữa Mỹ và Ả rập Sa u đít. Sự đối đầu này có cả đối kháng vũ trang, thông qua IS ở Syria và I rắc. IS được Ả rập Sa u đít ngấm ngầm ủng hộ. Giảm giá dầu, Ả rập Sa u đít hi vọng giữ được thị trường, còn Mỹ thì dù có bị thiệt hại về dầu đá phiến, nó cũng là cách để thúc đẩy các ngành kinh tế khác (ngoài dầu mỏ), hạn chế sức mạnh tài chính của Ả rập Sa u đít, và đồng thời hạn chế sức mạnh Nga. Nhưng nó chơi đểu lẫn nhau, lấy lý do của nhau. Ví dụ, khi Ả rập Sa u đít không chịu hạn chế sản xuất về lý do là để « đánh Nga , ủng hộ Mỹ », vì nó bị Mỹ kiểm soát, nhưng đồng thời nó cũng đánh Mỹ. Khi giá dầu giảm, thì tự khắc giá trị đồng rúp cũng giảm, vì giá trị một đồng tiền hiện tại, phụ thuộc vào cái cơ cấu kinh tế trao đổi đằng sau, đồng rúp vì thế gắn lưng vào dầu mỏ. Nga không phải là nước duy nhất đồng tiền phụ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên mà ngay cả Úc, Canada cũng thế.
Vậy làm thế nào phân biệt được lý do khách quan và lý do chủ quan. Cái này người ta có thể xem mức độ ổn định của đồng rúp. Nếu đồng rúp thay đổi hàng ngày, hàng tuần.. thì rõ ràng có vấn để chính trị đằng sau. Nếu nó giảm giá , nhưng mỗi một lần giảm thời gian tương đối dài (ở trên tôi nói ít nhất là 3 tháng), thì có thể hiểu là tác động của đầu cơ chính trị ít hơn.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.