Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
langtubachkhoa
http://www.anninhthudo.vn/quan-su/nhien-li...anh/596609.antd
Nhiên liệu mới giúp tên lửa Nga bay nhanh hơn 5 lần tốc độ âm thanh
Không như Mỹ và Trung Quốc, tập trung vào phát triển các phương tiện có khả năng lướt đi ở tốc độ cao, Nga và Ấn Độ đang thiết kế loại vũ khí được gọi là “tên lửa hành trình siêu thanh”. Trong khi các phương tiện lướt đi ở tốc độ cao sẽ vụt lên một độ cao cực lớn và quay trở lại bầu khí quyền, thì các tên lửa hành trình sẽ bay ở quỹ đạo thấp nhằm tránh các hệ thống cảnh báo sớm.
Moscow và New Delhi hiện đã trình làng tên lửa siêu âm BrahMos, loại tên lửa hành trình nhanh nhất trên thế giới có thể đạt đến tốc độ Mach 3, và hứa hẹn phiên bản tên lửa BrahMos-II có thể đạt được tốc độ siêu thanh.



(@click here)
Đại sứ U ở Đức thừa nhận lực lượng phát xít rất quan trọng với quân đội U, giúp quân đội U đứng vững tới hiện nay. Thế nhưng khi được hỏi liệu" Ngài có dám cam đoan là lực lượng phát xít không gây ra điều gì sai trái, ông này trả lời vòng vo và nói không biết chắc bức ảnh nào đó là đúng hay sai?
langtubachkhoa
Khong biet tin nay the nao, thay bao Nga dua tin nay, cac bao kinh te cung dua, gio thi bao VN dich lai
http://www.giadinhvn.vn/nga-trinh-lang-nhi...bai-d45731.html
Nga trình làng nhiên liệu mới thoát lệ thuộc dầu thô Duba
Loại dầu mới này giúp người tiêu dùng có thể thoát khỏi cảnh lệ thuộc vào loại dầu thô Dubai trên thị trường hiện nay.
Diễn đàn doanh nghiệp đưa theo Tiếng nói nước Nga cho biết, Nga vừa tung ra thị trường một loại dầu mới có tên Sakhalin Blend do Liên doanh Nga-Nhật-Hà Lan Sakhalin Energy phối hợp sản xuất.

Loại dầu mới này là kết quả pha trộn của dầu Sakhalin thương hiệu Vityaz với khí ngưng tụ từ mỏ Kirinskoye nằm trên thềm lục địa đông bắc đảo Sakhalin.

Loại khí ngưng tụ là hỗn hợp chất lỏng hydrocacbon nhẹ. Khí này hoặc được khai thác ở mỏ khí ngưng tụ, hoặc thu được trong quá trình khai thác khí đốt tự nhiên. Hỗn hợp dầu và khí ngưng tụ chứa nhiều phân đoạn nhẹ hơn loại dầu mỏ đơn giản.
Từ nguyên liệu này có thể thu được xăng có chỉ số octan cao, nhiên liệu động cơ diesel và nhiên liệu hàng không chất lượng.

Loại dầu mới Sakhalin Blend giúp người tiêu dùng có thể thoát khỏi cảnh lệ thuộc vào loại dầu thô Dubai trên thị trường hiện nay.

Ông Nikolai Podlevskikh - giám đốc phân tích của hãng đầu tư Zurich Capital Management khẳng định: Dầu thô được khai thác ở vùng Viễn Đông của Nga nói chung và tại Sakhalin nói riêng có đủ trữ lượng và nguồn cung ổn định cho thị trường. Loại dầu này về cơ bản đã có trên thị trường, nhưng bây giờ nó trở thành một thương hiệu độc lập. Giá bán của loại dầu này được quy định trong hợp đồng, không gắn với bất kỳ thương hiệu nào khác.


Nhin con xe ngon qua, k biet thuc thi nhu the nao
http://www.giadinhvn.vn/vi-sao-limousine-c...hat-d45714.html
Trong thời gian sắp tới, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin sẽ sử dụng phương tiện đi lại hoàn toàn mới. Đó là kiểu xe limousine sedan sang trọng, được thiết kế đặc biệt dành cho người đứng đầu Nhà nước do kỹ nghệ ô tô Nga sản xuất.Tuy kiểu xe công vụ mới chưa được chính thức đặt tên, nhưng các thông số kỹ thuật cơ bản đã được ông Alexey Borovkov, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật của Trường đại học Bách khoa Saint Petersburg tiết lộ với báo giới.
Theo đó loại xe chuyên xa đặc thù này được trang bị động cơ V12 cực mạnh, có dung tích 6-7 lít cùng công suất từ 800-850 mã lực.
Trên cỗ xe công vụ mới của Tổng thống Nga được lắp đặt những trang bị tân kỳ nhất, hoàn toàn có khả năng bảo vệ người ngồi trong xe khỏi các cuộc tấn công bất ngờ.



http://tass.ru/en/russia/779117

Rosoboronexport: Russia to fulfill $15 bln weapons export plan in 2015 despite sanctions
Nga se hoan thanh 15ty USD xuat khau vu khi nam 2015 bat chap trung phat


TRuoc do, doc tren bao Tay, thi ho dua tin la An Do than phien vi khong duoc tiep can cong nghe hien dai cua Nga trong viec che tao T50. Bay gio bai bao VN dua tin la An Do noi nhung tin don do la vo can cu. Ngay xua An Do la 1 noi ly tuong de My tim hieu cong nghe cua Nga, k ro bay gio the nao?
http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nga...i-an-do-3233345
Phía Ấn Độ khẳng định hai nước đang hợp tác rất tốt đẹp trong việc sản xuất siêu tiêm kích thế hệ thứ 5 T-50 PAK FA.

Các công ty quốc phòng Ấn Độ tham gia vào dự án phát triển chung với Nga mẫu máy bay thế hệ thứ 5 (FGFA) đều hài lòng với việc được phép tiếp cận công nghệ hiện đại của Nga, Đại sứ Ấn Độ ở Moscow cho biết và phủ nhận tin đồn cho rằng Moscow không chịu chia sẻ thông tin với New Delhi.

“Chúng tôi đã có những kết quả tuyệt vời trong quan hệ hợp tác song phương và hoàn toàn hài lòng với quyền tiếp cận các công nghệ hiện đại của Nga. Chúng tôi cũng đang hợp tác ở mức độ tương tự trong dự án FGFA”, Đại sứ Nga Pundi Srinivasan Raghavan nói vơi hãng tin RIA Novosti.

Lời phát biểu này được đưa ra sau khi tạp chí IHS Jane's Defence Weekly cho rằng, vào tháng 9/2014, Ấn Độ đã bày tỏ quan ngại với Nga về sự tiến triển của dự án FGFA. Theo tạp chí này, Ấn Độ không hài lòng với việc Nga không chịu chia sẻ các dữ liệu thiết kế của T-50 PAK FA, mẫu máy bay thế hệ thứ 5 mà cả 2 nước đang cùng phát triển chung.
Ông Raghavan thẳng thừng phủ nhận các thông tin trên, cho rằng có thể các đối thủ cạnh tranh đã phao tin đồn nhảm và cáo buộc truyền thông đang đăng tải những thông tin dựa vào những nguồn không xác thực.



NGhe don VN cung dang dam phan voi Nga de san xuat T90 o VN thi phai?
http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/theg...20152/54321.vnd
Năm 2014, Nga đã ký hợp đồng triển khai lắp ráp 200 xe tăng Т-90 ở Algeria, hai nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga tiết lộ.
Việc lắp ráp T-90 sẽ được thực hiện bằng các bộ linh kiện do Nga cung cấp tại nhà máy sửa chữa xe tăng trước đây từng làm nhiệm vụ sửa chữa tăng-thiết giáp của quân đội Algeria.

Trị giá hợp đồng lắp ráp 200 chiếc Т-90 ước có thể đạt 1 tỷ USD.

Năm 2006 và 2010, Algeria đã mua tổng cộng 307 xe tăng Т-90SA của Nga và đặt hàng nâng cấp khoảng 300 xe tăng Т-72 được cung cấp từ thời Liên Xô. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Algeria tổ chức lắp ráp tăng-giáp của Nga.

Hợp đồng với Algeria có thể là một trong những hợp đồng bán xe tăng lớn nhất thế giới. Năm 2004, Ấn Độ đã ký với Nga hợp đồng lắp ráp 1.000 xe tăng Т-90S tại các nhà máy Ấn Độ, nhưng việc lắp ráp diễn ra chật vật khiến cho quân đội Ấn Đội lại tiếp tục mua trực tiếp xe tăng thành phẩm từ Nga.


http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/theg...20152/54318.vnd
Nga sẽ bắt đầu chuyển giao máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 cho Bangladesh vào tháng 5/2015, Phó chủ tịch Tổng công ty Irkut, ông Vitaly Borodich cho biết.
“Dự định chuyển giao tổng cộng 16 máy bay”, ông Borodich nói tại triển lãm Aero India 2015 ở Bangalore.

Theo hợp đồng ký năm 2013, Bangladesh đã mua từ Nga một lô máy bay, trực thăng và xe bọc thép hạng nhẹ tổng trị giá 1 tỷ USD từ nguồn tín dụng do Nga cấp.

Ngoài Bangladesh, Việt Nam cũng sẽ mua Yak-130, còn vào cuối tháng 3/2015, Không quân Belarus cũng sẽ nhận một lô Yak-130. Nga cũng đang đàm phán bán Yak-130 cho Kazakhstan. Yak-130 cũng đang tham gia dự các cuộc đấu thầu cung cấp máy bay huấn luyện chiến đấu cho Malaysia và Philippines.

Yak-130 là máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực 2 chỗ ngồi thế hệ mới do Viện thiết kế-thử nghiệm Yakovlev phát triển, dùng để đào tạo và huấn luyện chiến đấu cho phi công, cũng như huấn luyện tác chiến đối không và đối đất trong thời tiết tốt và phức tạp. Các tính năng bay của Yak-130 và khả năng của hệ thống điều khiển cho phép sử dụng Yak-130 để huấn luyện bay các loại máy bay khác nhau, kể cả tiêm kích thế hệ 4+ và 5.



http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/theg...20152/54301.vnd
Nga và Trung Quốc giải quyết tranh chấp đóng tàu đổ bộ
Moskva và Bắc Kinh đã nhất trí rằng, các tàu đổ bộ đệm khí cỡ nhỏ lớp Projekt 12322 Zubr dành cho hải quân Trung Quốc sẽ được đóng hoàn thiện tại Trung Quốc, một nguồn tin trong ngành đóng tàu Nga nói.
“Nhà máy Morie ở Feodosia sẽ đóng hoàn thiện các tàu Zubr tại Trung Quốc như hợp đồng đã quy định. Đơn giản là trước kia hãng Ukroboronprom của [Ukraine] đã làm việc này, còn nay là hãng Rosoboronoexport [Nga], nguồn tin cho hay.

Hợp đồng đóng 4 tàu lớp Zubr trị giá 315 triệu USD cho hải quân Trung Quốc đã được ký với công ty đóng tàu Morie khi Crimea còn nằm trong thành phần Ukraine. Theo hợp đồng, 2 tàu được đóng ở Ukraine, 2 tàu còn lại đóng tại Trung Quốc.


http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/Nga-...01011/49828.vnd
Moskva đang ‘tán tỉnh’ Bắc Kinh để nối lại cuộc đàm phán bán Su-33 vốn đã kết thúc không kết quả năm 2009, nhà phân tích quân sự, chủ tịch Hiệp hội quân sự quốc tế Macao Antony Wong Dong, người có quan hệ rộng rãi với quan chức quân đội Trung Quốc.
Dựa vào thông tin nội bộ quân đội Trung Quốc, Wong cho biết, Nga muốn khôi phục dây chuyền sản xuất Su-33 sau 10 năm tạm dừng, nhưng hiểu rằng, Trung Quốc đã tiến hành các vụ thử nghiệm thành công J-15 mà nhiều người coi là sản phẩm sao chép tiêm kích trên hạm Su-33 của Nga.

Hôm thứ tư, một site quân sự của Nga đưa tin, Bắc Kinh đã quay lại bàn đàm phán với công ty Sukhoi về vấn đề mua Su-33, loại máy bay có khả năng được triển khai trên tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Trước đó có tin, Nga dự định bán cho Trung Quốc đến 50 Su-33 Flanker-D.
Tuy vậy, ông Wong nói, các nguồn tin của ông ta cho biết, ngày 31.8.2009, Trung Quốc đã thực hiện chuyến bay thử đầu tiên, thành công của J-15 và như vậy, không quân hải quân Trung Quốc không cần phải mua Su-33 của Nga nữa.
Việc phát triển J-15 chính thức bắt đầu năm 2006 sau khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ xây dựng một cụm tàu sân bay xung kích. Tuy nhiên, chưa rõ J-15 sử dụng động cơ nào, FWS-10A của Nga hay động cơ Nga có chế độ làm việc đặc biệt.
“Việc công nghệ động cơ turbine phản lực lưỡng mạch, có buồng tăng lực của Trung Quốc còn chưa thể sánh nổi với Nga, còn Nga đầu năm nay đã dọa không bán động cơ cho Trung Quốc”, ông Wong nói.
Ông Igor Korotchenko, Ủy viên Hội đồng Xã hội của Bộ Quốc phòng Nga khẳng định rằng, hàng nhái J-15 chỉ là giai đoạn đầu phát triển của Su-33 và ông không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ trở lại bàn đàm phán mua Su-33.


Truoc day, con "Thien Nga Trang" TU-160 co mot so linh kien la cua Ukr, sau nam 2004 hinh nhu lai co mua them 1 so linh kien cua phuong Tay, bay gio da dung toan linh kien cua Nga roi
http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/theg...20152/54302.vnd
Không quân Nga trong năm 2015 sẽ nhận 14 máy bay ném bom chiến lược hiện đại hóa: Tu-160 và 9 Tu-22М3, Tư lệnh Không quân Nga, Thượng tướng Viktor Bondarev cho biết.
Hai trong 9 chiếc Tu-22М3 sẽ được chuyển giao trước thời hạn nhờ Nhà máy hàng không Kazan đạt công suất thiết kế. Trong quá trình nâng cấp máy bay, người ta sử dụng linh kiện do Nga sản xuất.

“Tôi hài lòng nói rằng, Nhà máy hàng không Kazan đã đạt công suất thiết kế, và tất cả các máy bay đã dự định phải hoàn thành sửa chữa trong năm nay sẽ được bàn giao không bị chậm trễ. Thậm chí có 2 máy bay Tu-22М3 đang vượt tiến độ và chúng tôi sẽ nhận được chúng không phải vào tháng 10 mà là trong tháng 9. Tổng cộng trong năm 2015, chúng tôi sẽ nhận được 5 Tu-160 và 9 Tu-22М3 hiện đại hóa sâu”.

Tướng Bondarev cũng cho hay, trong quá trình hiện đại hóa máy bay chủ yếu sử dụng linh kiện nội địa và khẳng định dần dần, toàn bộ linh kiện sử dụng sẽ hoàn toàn do Nga sản xuất.
Tu-22М3 và Tu-160 cùng với Tu-95MS hiện cấu thành nền tảng sức mạnh chiến đấu của Không quân Tầm xa Nga. Hiện Không quân Nga có tổng cộng khoảng 120 chiếc Tu-22М3, 64 Tu-95MS và 16 Tu-160.

Các máy bay này sẽ còn được sử dụng đến những năm 2020-2030, sau đó, sẽ được thay thế bởi loại máy bay ném bom mới đang được phát triển theo chương trình PAK DA (hệ thống máy bay tương lai của không quân tầm xa).
langtubachkhoa
Xem ra thi Nga cung da lo xa tu truoc
Truoc khi xay ra vu Ukr thi Nga da chi cả tỉ đô để xây dựng và nâng cấp các đơn vị phụ trách linh kiện điện tử cho quan doi Nga, đầu tư mạnh cho KRET (Russian hi-tech company Concern Radio-Electronic Technologies) cũng như mua của TQ và Đài Loan (thay vi mua cua Tay) với mức giá hợp lý hơn. Việc mua của TQ ko có gì đáng phàn nàn, vì cả các thiết bị của Mỹ cũng có linh kiện TQ

http://rostec.ru/en/news/4513114
http://kret.com/en/news/3483/

Ngay trong điều kiện khó khăn của cấm vận, ngành CN điện tử của Nga vẫn cho ra đời những vũ khí điển tử tối tân, vi du nhu việc Su-24 từng sử dụng ECM gây nhiễu hệ thống Aegis trên DDG-75
langtubachkhoa
Sau khi ngừng mua súng ống đạn dược , linh kiện quân sự thì đến tên lửa vũ trụ Nga cũng từ chối mua
Roscomos tuyên bố sẽ dừng mua các tên lửa hạng nhẹ Zenit của nhà máy Dnepropetrovsk Yuzhmash , phát ngôn viên Cơ quan vũ trụ Nga Roscomos tuyên bố
Thực tế Nga không muốn ngừng hợp đồng mua tên lửa nhưng do chính quyền ngẹo quyền Kiev nên quyet dinh dùng tên lửa tiên tiến hơn Angara-5 mà Nga sắp trang bị để phóng các phi vụ vệ tinh tương lại , như vậy sau khi nhận 2 tên lửa Zenit để phóng 2 vệ tinh Electro-L N2 và Spectra-RG , Nga sẽ chính thức không sử dụng Zenit nữa
Ngược lại Yuzhmash Ukr hiện nay đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng , cty hiện nay đã không tra lương công nhân viên 2 tháng , các nhân viên chắc chuẩn bị nhập ngũ để ATO chứ lị =)) , sản phẩm hầu như đếch bán được khi sản lượng đã giảm 4 lần
Thêm đau lòng nữa khi vệ tinh Lybid của Ukr đã hoàn chỉnh nhưng chưa đi vào quỹ đạo vì tên lửa Zenit thiếu 1 số linh kiện Nga và Yuzhmash không có tiền để mua lắp vào

http://russianspacenews.com/roscosmos-to-r...ainian-rockets/


Saudi Arabia và United Arab Emirates ( UAE) sẽ thanh toán hợp đồng mua vũ khí lớn nhất 2 tỷ USD, được ký kết giữa Nga và Ai Cập tuần trước.

Saudi Arabia và United Arab Emirates ( UAE) sẽ thanh toán hợp đồng mua vũ khí lớn nhất 2 tỷ USD, được ký kết giữa Nga và Ai Cập tuần trước. Hôm thứ Hai, báo "Al- Masry Al- Yaum" đã đưa tin này, dẫn nguồn tin từ Ai Cập. Theo nguồn tin, "việc cung cấp và thanh toán sẽ được thực hiện trong hai giai đoạn, giai đoạn đầu tiên được thực hiện cho đến giữa năm 2014." Trước đó đã có tin về ý định của quân đội Ai Cập mua của Nga các hệ thống tên lửa phòng không, máy bay trực thăng chiến đấu, máy bay MiG- 29 và hệ thống chống tăng. Saudi Arabia và United Arab Emirates hỗ trợ hành động của quân đội Ai Cập, ngày 3 tháng 7 đã lật đổ Tổng thống Mohammed Morsi. Đặc biệt, một số quốc gia vùng Vịnh đã phân bổ cho chính phủ mới Ai Cập 12 tỷ USD.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2014_02_10/128524634/


Bản ghi nhớ hợp tác hải quân giữa Bộ Quốc phòng Nga và CH Síp được ký kết
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Síp Ioannis Kasoulides đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác hải quân giữa Bộ Quốc phòng Nga và Síp.

Lễ ký kết diễn ra trong sự có mặt của tổng thống hai nước.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Cộng hòa Síp Nikos Anastasiadis đã thảo luận tại cuộc đàm phán về loạt vấn đề hợp tác mà hai nước cùng quan tâm.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_02_25/283078168/

Sap co khach hang vu tru moi roi, do la ca si Sarah Brightman nguoi ANh
http://tass.ru/en/non-political/779460
British singer Sarah Brightman, scheduled to go to the International Space Station as the next space tourist, has broken up a schedule of pre-flight training at the Cosmonauts’ Training Centre in Russia and left Moscow, a source from the Russian space training center told TASS on Wednesday.
"Sarah Brightman has gone on vacation since February 21 until March 11," it said. It did not elaborate. According to the singer’s official website, the singer is planning to give a news conference in London on March 10. Sarah Brightman is going to fly into space on board the SoyuzTMS-18M spaceship, if the singer's space endeavor proves success Sarah Brightman will become the eighth space tourist in history. The singer had earlier paid around $52 million for her space adventure.
langtubachkhoa
Người Trung Quốc nếm thử kem Nga
Món kem của Nga đã được người dân Trung Quốc yêu thích.

Trong những ngày đón mừng Năm Mới, khối lượng cung cấp món ăn ngọt làm bằng sữa từ Nga đã vượt quá 25 tấn. Đây là tin đưa của Interfax kèm trich dẫn phát biểu của bà Zhang Chuntszyao, chủ tịch Hiệp hội Kinh tế ứng dụng tỉnh Hắc Long Giang.
“Kem Nga đã trở thành sản phẩm được ưa chuộng nhất trong năm mới ở Trung Quốc. Kể từ tháng 12 năm 2014, sau lần nhập khẩu lô hàng đầu tiên, Trung Quốc thông qua Hắc Hà đã nhập khẩu 25,07 tấn sản phẩm tổng trị giá 63.000 dollar”,- bà nói.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_03_02/283150403/


http://vtc.vn/ai-da-giet-cuu-pho-thu-tuong....311.542884.htm
Ai đã giết cựu Phó Thủ tướng Nga và giết để làm gì?
Nhà bình luận chính trị nổi tiếng Nga có bài phân tích về hung thủ thực sự và màn kịch thâm độc sau vụ hạ sát cựu Phó Thủ tướng Nga Boris Nemtsov.
Hiện, dư luận thế giới đang chú ý vào vụ ám sát cựu phó thủ tướng Nga Boris Nemtsov. Tổng Thư ký Liên hợp quốc, các nguyên thủ phương Tây cũng đã lên tiếng về cái chết của Nemtsov. Dư luận, nhất là phương Tây có luồng ngụ ý điện Kremli đứng sau vụ ám sát thủ lĩnh phe đối lập này.

Nikolai Starikov - nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử và bình luận viên chính trị khá nổi tiếng ở Nga - mới công bố một bài viết, với tựa đề "Ai đã giết Boris Nemtsov, để làm gì?" (Кто и зачем убил Бориса Немцова?).

Thứ nhất, các chi tiết về thời gian địa điểm:

1. Nemtsov bị bắn ngay trước khi xảy ra cuộc tuần hành lớn, dự kiến tổ chức ngày 1/3 để phản đối chính phủ. Nemtsov là 1 trong những người tổ chức.

2. Nemtsov bị giết ngay gần điện Kremli, gần như phía đối diện. Giết một cách công khai, có nhiều nhân chứng hẳn hoi. Thậm chí cô người mẫu đi cạnh Nemtsov cũng chả bị hề hần gì.

3. Cô người mẫu đi cùng Nemtsov là người Ukraine.

4. Nemtsov bị bắn ngày 27/2. Cách đó 2 ngày, tổng thống Putin đã ấn định 27/2 là Ngày của lực lượng đặc nhiệm. Trong dân gian, người ta gọi đây là 'Ngày của những người lịch thiệp', liên tưởng đến sự kiện Crưm.

5. Phía bên kia cầu, nơi xảy ra vụ ám sát, là quảng trường Bolotnaya. Nơi đây, các năm 2011-2012 đã diễn ra nhiều hoạt động chống chính quyền. Do đó, địa danh này được coi như một biểu tượng 'chống đối'.

6. Sau khi vụ án xảy ra, tất cả báo chí Nga và báo chí phương Tây đều đăng ảnh hiện trường, trên phông nền điện Kremli phía sau.

Có thể tạm thời kết luận: Nếu chính quyền 'ra tay' khử lãnh đạo đối lập, thì đó là một thời điểm không thuận lợi, một ngày không thích hợp, và một địa điểm phải nói là quá ư là bất lợi. Vậy Nemtsov có phải là chính trị gia đối lập quá uy tín, để chính quyền Nga phải lo sợ?

Rating (xếp hạng) của chính trị gia này khá kém. Nemtsov luôn thất bại trong tất cả các cuộc bầu cử liên bang mà ông tham gia trong suốt sự nghiệp chính trị của mình. Thậm chí còn không trúng cử cả chức Thị trưởng Sochi.

Nemtsov chỉ có một thành công duy nhất: đó là thắng cử ở Yaroslav và là đại biểu Đuma quốc gia Nga (Hạ viện Nga) của tỉnh này.

Một chính khách tầm cỡ Liên bang như Nemtsov nay chỉ là nghị viên của một tỉnh, vậy có thể coi đó là một thắng lợi hay không?

Mới đây nhất, Tổng thống Ukraine Poroshenko đã xuất hiện trên TV, cáo buộc nước Nga đã giết hại 'người bạn tốt nhất của Ukraine'.

Nhưng Chính quyền Nga sao lại phải làm vậy, nếu như Nemtsov không nguy hiểm. Đảng của ông ta cũng nằm thấp lẹt đẹt trên bảng xếp hạng rating, còn cuộc tuần hành chống đối dự kiến xảy ra hôm 1/3 chưa chi đã tỏ ra xì hết hơi.

Hai trong ba lãnh đạo khác của cuộc tuần hành đã không thể tham gia. Navalnyi đang 'nằm kho' 15 ngày, còn Khodorkovsky đang ngồi lì ở hồ Geneva và không thể đến Nga?

Ngay từ năm 2009, N. Starikov đã đưa ra một kịch bản khi các ông chủ thực sự của phe đối lập 'khử' các đồng minh của mình.

Ông viết như sau, cách đây 7 năm, khi dư luận ồn ào vì mấy vụ một số chính trị gia đối lập bỗng dưng 'quy tiên':

"Logic của vụ ám sát thật nghiệt ngã. Họ sẽ chọn nạn nhân là ai đó vào thời điểm hiện tại đang được dư luận chú ý. Đó là kẻ vào THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI đang to mồm chỉ trích chính quyền. Vụ ám sát sẽ diễn ra. Xác nạn nhân luôn sẽ được tìm ra, thậm chí ngay cả khi bị giấu nhẹm đi.

Phán quyết đã được chuẩn bị sẵn sàng. Truyền thông phương Tây sẽ ngay lập tức nói rằng Chính quyền Nga đang thủ tiêu phe chỉ trích chính quyền".

Câu hỏi đặt ra, theo Starikov: Nạn nhân được chọn là ai, như thế nào? Có 3 tiêu chí:

1. Cái chết của kẻ đó phải gây được tiếng vang.

2. Cái chết của kẻ đó sẽ mang lại 'ích lợi' nhiều hơn là khi hắn còn sống và 'tranh đấu'.

3.Trước khi chết, kẻ đó phải có một loạt tuyên bố khá mạnh, để lấy đó làm cơ sở sau khi chết sẽ đổ lỗi cho Chính quyền Nga.

Boris Nemtsov có đáp ứng được tất cả các 'tiêu chí' trên không? Câu trả lời là "Có". Cái chết của Nemtsov rõ ràng là đem lại hiệu ứng khá mạnh, còn nếu sống, ông ta cũng khó lòng chiến thắng tại các cuộc bầu cử Liên bang. Thế còn tuyên bố khá mạnh miệng thì sao?

Có một tuyên bố như vậy. Chỉ đôi tuần trước khi bị sát hại, Boris Nemtsov trả lời phỏng vấn tờ Sobesednik (Người đối thoại). Tít của bài báo khá kêu "Tôi e là Putin sẽ giết tôi". Nếu đọc kỹ bài báo này, thì điều e ngại này xuất phát từ ý kiến của bà mẹ của Nemtsov.

Trong phần viết thêm, Nikolai Starikov ghi: "Tôi mới nhận được bức thư của một bạn đọc, viết: Chiều nay tôi mới xem kênh Rossia 24, khi đó trên màn hình chạy dòng chữ về vụ ám sát Nemtsov, Sau đó khoảng 25 phút tôi chuyển sang kênh EuroNews, ở đó người ta đã kịp làm một đống tư liệu về Nemtsov. Thường thì kênh EuroNews tin tức về Nga đưa khá chậm, sau sự kiện khoảng 1,5-3 tiếng, nhưng lần này kênh này lại có ngay lập tức".

Năm 1905, ngay sau khi mới xảy ra bắn nhau ở "Ngày chủ nhật đẫm máu", ở Peterburg đã xuất hiện ngay các truyền đơn nói về bắn nhau và hàng nghìn người chết. Hóa ra các truyền đơn này đã được in trước đó".

Nữ nhà báo Anna Polikovskaya đã bị sát hại vào đúng ngày sinh nhật của Putin, 7/10/2006. Bà là người từng có những cuốn sách, bài báo phê phán Putin và Chính quyền Nga.

Do đó vụ sát hại bà cũng làm dấy lên dư luận chính quyền Nga đứng phía sau. Tuy nhiên sau đó, các thủ phạm đã bị tóm cổ, đưa ra Tòa và chịu án tù.

Báo Kommersant bình luận về Ngày sát hại Polikovskaya và Nemtsov đều là những ngày 'khá đặc biệt' và đã được lên lịch sẵn.
Phó Thường Nhân
Việc ông Nemsov bị ám sát, nối tiếp theo vụ giám đốc hãng dầu mỏ Pháp bị tai nạn do một cái xe cào tuyết đâm vào đã cho người ta thấy có cuộc đấu đá ngầm ở đâu đó, mà các bên liên đới Mỹ, EU, Nga,cùng các tổ chức của nó.. không từ một thủ đoạn nào mà không sử dụng. Người ta cũng không thể chẩn đoán được nguyên nhân, ai được lợi, ai là thủ phạm… Nhưng dù thế nào đi nữa thì những vụ việc này chứng tỏ vấn đề an ninh nội chính của Nga có vấn đề. Nếu thủ phạm đến từ bên ngoài, từ phương Tây, UK,.. thì vấn đề đặt ra là Nga quản lý an ninh thế nào mà để thế, để bắn nhau « ngay dưới chân tường Kremlin ». Nếu thủ phạm đến từ những lực lượng liên quan tới chính phủ Nga, nhà nước Nga, thì câu hỏi đặt ra là hệ thống chính trị cuả ông dở hơi thế nào để đến nỗi phải dùng biện pháp ..thủ tiêu. Và từ đấy nó đặt ra vấn đề cái hệ thống đa nguyên đa nhóm mà Nga ôm từ phương Tây về không hợp thời.
Tất nhiên, ngay ở phương Tây, các vụ ám sát chính trị vẫn xẩy ra. Trong 40 đời tổng thống Mỹ, thì 30% số tổng thống đã từng bị ám sát. Vụ cuối cùng là với Reagan (không thành), vụ nổi tiếng nhất là vụ ám sát Kenedy 1963, mà đến giờ người ta vẫn không có bằng chứng thật sự thuyết phục , mặc dù vụ án đã được xử và closed.
Ở Tây Âu, thì vụ ám sát cuối cùng là thủ tướng Thuỵ Điển Olof Palmer. Điều đáng để ý trong các vụ án ở phương Tây, là các nhân vật chính trị (Kennedy, Palmer) dường như cấp tiến vượt ra khỏi sự quản lý ngầm mà hệ thống chính trị của nó làm được, dẫn đến ám sát. Và tất nhiên, các vụ án đều không có kết quả thoả đáng như người ta mong đợi.
Như vậy việc ám sát chính trị ngay cả trong các hệ thống chính trị được coi là ổn định vẫn có thể xẩy ra, có điều trong một hoàn cảnh tương tác toàn cầu, thì các nước ngoài phương Tây còn chịu thêm một sức ép nữa từ phương Tây tới, khiến sự việc còn phức tạp hơn. Không những thế nhưng nhân vật chính trị ở các nước ngoài phương Tây, đồng thời chấp nhận hệ thống chính trị đa nguyên đa nhóm có thể lại chính là những con bài mà phương Tây dựng lên hay tài trợ gây ảnh hưởng.
Chính vì thế một nước ngoài phương Tây, muốn thật sự có độc lập, ngăn cản được các tác dụng có hại do hình thái hệ thống chính trị phương Tây ép cấy vào, thì cách tổ chức tốt nhất là một đảng.
Phó Thường Nhân
Vụ chú Nemsov này chưa hiểu thế nào đã thấy điều tra gặp vấn đề rồi. Tôi không phải là chuyên gia về điều tra, và cũng từ lâu rồi không còn xem những phim truyền hình nhiều tập kiểu hình sự của Mỹ mà nó chiếu nhan nhản ở Pháp, nhưng việc Nga bắt buộc phải để cho cô tình nhân người UK của chú Nemsov về nước đã là bất bình thường, vì thông thường những nhân vật ấy là đầu mối của câu chuyện (hiểu theo kiểu các phim hình sự giải trí vẫn dẫn dắt). Điều thứ hai, là nguyên do gì mà các nhân vật chính trị nước ngoài đòi tham dự đám tang. Ở đây người ta lại thấy một điều khác nữa của thời đại ngày nay, là các nhân vật chính trị nước ngoài có thể tham gia trực tiếp vào đối nội. Và tất nhiên nó chỉ có chiều là từ nước lớn vào nước bé, nước mạnh vào nước yếu,..
Trở lại các vụ ám sát chính trị (hay cái chết có mầu sắc như vậy) liên quan tới Nga trong khoảng vài năm gần đây, người ta có thể chỉ ra 3 trường hợp.
1- Luchenko (hay cái tên gì đó tương tự) bị đầu độc bằng chất phóng xạ ở Luân đôn, mà theo như tin đưa thì do tình báo Nga giết. Câu chuyện này ầm ỹ một hồi, dẫn đến nguội lạnh quan hệ Nga-Anh vào lúc đó. Nhưng đến bây giờ người ta mới rõ là chú này từ KGB Nga ra, phản Nga cung cấp tin tức và trở thành điệp viên của MI5 Anh.
2- Berezovsky, tài phiệt tự tử chết tại nhà riêng cũng ở Luân đôn. Chú này là người ủng hộ để Putin lên làm tổng thống, nhưng sau đó phản lại qua vụ tầu ngầm Kursk của Nga bị tài nạn chìm ở biển Bắc (mà theo nhiều tin thì nó bị tầu ngầm Mỹ bắn chìm khi tập trận). Brezovsky sau chạy sang Anh nhưng cũng hết thời, vì tài phiệt chỉ có thể kiếm tiền trong nước Nga náo loạn thời Elsine, chứ làm sao mà qua mặt được tư sản Anh có gốc có mối làm sao mà thành tài phiệt Anh được.
3- Nhà báo Anna K. (tôi không nhớ rõ tên), bị ám sát, và vụ này cũng bị đổ cho Putin, vì cô này viết nhiều bài về cuộc chiến tranh ở chéc chen ny. Nhưng cho đến giờ thì sự tham gia của chính phủ Nga là không có.
Qua những vụ việc như thế, người ta có thể thấy là chúng nhiều khi liên quan tới những chuyện nửa tối nửa sáng. Và vì lý do gì đó các bên liên đới không dùng luật tố nhau được. Ngay cả những vụ như ám sát Kennedy hay Olof Palmer cũng thế. Lấy trường hợp Kenedy, việc ông này trở thành tổng thống có thể coi là sự tình cờ của bầu cử trong khi tư tưởng cũng như cách thức lãnh đạo của ông này không hợp với cái hệ thống chính trị Mỹ (tôi gọi là nhà nước thâm sâu). Trong trường hợp như vậy, không có cách nào hạ bệ được Kenedy bình thường cả. Và có lẽ đây là lý do dẫn tới cái chết của ông này.
Trong nhiều trường hợp, không có hình thức hạ bệ thích hợp, còn dẫn tới bi kịch. Ví dụ như trường hợp Gorbarchev hay Elsine. Đặc biệt trong trường hợp Gorbarchev. Nếu ông này bị hạ bệ kịp thời thì làm gì có tình trạng khốn khổ của nước Nga ngày nay.

Phó Thường Nhân
Có cái này hay này mặc dù không liên quan tới UK.
Báo VN (hay bộ phận « cấp tiến sính tây » của nó) đang quảng cáo cho Tony Blair, với hình thức dùng người ngoài nâng trọng lượng cho tiếng nói của mình, vì người Vn hiện nay có tính sính ngoại, cứ cái gì phải dính với nước ngoài thì mới được coi là tiến bộ mới mẻ. Kiểu thép thì phải là Việt-Đức, Việt – Hàn, ..
mới oai. Cửa sổ thì phải euro windows, ..

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/223930/o...i-cach-toi.html

Trước khi nghe Blair thì cũng nên tìm hiểu xem Blair hiện nay làm cho ai, mục đích của nó muốn gì. Từ đó mà biết Blair sẽ nói cái gì. Tất nhiên, nó chỉ nói theo kiểu “bán hết đi, bán hết cho tôi đi” chứ còn có cái gì nữa.
Cũng nên tìm hiểu sau hai đời thủ tướng của Blair thì dấu ấn để lại của ông ta cho nước Anh là gì. Trong thời kỳ ông ta làm, tác dụng với nước Anh thế nào. Blair là người chủ trương tài chính hoá, tư hữu hoá toàn bộ kinh tế Anh, rồi dùng cái tiền thu được của tài phiệt thí cho mà làm phúc lợi xã hội. Ông ta vốn là người đảng lao động (labeur parti). Nhưng so sánh với một nước tương đương như Pháp, thì cái phúc lợi này còn cái gì. Nhìn lại thì thấy, chính chính sách của Blair đã làm cho nhà nước Anh không còn chỗ bám để điều khiển kinh tế nữa. Điều mà ở VN khó có thể chấp nhận.
Còn cái việc so sánh doanh nghiệp tư nhân với nhà nước, thì tất nhiên Blair chỉ có thể nói là tư nhân tốt hơn, đặc biệt là tư nhân nước ngoài (FDI). Tư nhân tốt hơn vì Ideologie của nó là thế. Tư nhân nước ngoài còn tốt hơn nữa, vì tất nhiên Blair phục vụ cho tư bản Anh.
Như vậy mời một người như Blair thì làm gì có chuyện khách quan.
Ở VN có vấn đề về điều khiển quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt với doanh nghiệp nhà nước là làm thế nào cắt được cái cầu chỉ huy hành chính bất chấp tư duy kinh tế còn tồn tại. Từ cái việc này mà dẫn tới vấn đề thủ trưởng (bộ chủ quản) và doanh nghiệp nhà nước (thủ kho) và cái mâu thuẫn muôn đời « thủ kho to hơn thủ trưởng ». Như vậy cải tiến nó, để giảm hình thức hành chính là đúng. Việc này có thể làm thông qua cổ phần hoá một phần với sự tham gia của tư sản trong nước, trong đó người của nhà nước (bộ chủ quản) nằm trong hội đồng quản trị.
Trong các nước phương Tây, nước có kinh nghiệm nhất trong doanh nghiệp nhà nước không phải là Anh mà là Pháp. Sau đó người ta có thể tìm hiểu Đức. Còn Anh-Mỹ họ không có tư duy đó, cho nên đã mời Blair thì có khác nào bảo xoá sổ kinh tế nhà nước, vì cái giống triết học Anh-Mỹ nó là thế.
Những vấn đề của nước Nga hiện tại, khi bị hệ thống tài chính Anh-Mỹ cấm vận, đã chỉ rõ những khó khăn của cái trò « bán đi bán hết » mà Blair là một chú bồi quảng cáo cho nó, các bác muốn chết không mà nghe theo nó. Đã có chú Elsine ngu rồi, chẳng nhẽ bây giờ mấy ông như ông Dũng cũng muốn thế, hay là sắp hết hoàn toàn nhiệm kỳ muốn kiếm chút cháo còn lại khi mình đương quyền để hạ cánh an toàn cho con cho cháu.
Phó Thường Nhân
Từ khi có khủng hoảng kinh tế 2008, thì cái câu cửa miệng là cải cách, thay đổi cấu trúc kinh tế. Điều này không sai, nhưng trong thực tế người ta chỉ biến nó thành việc có tư hữu hoá hết hay không. Còn tại sao nó lại « biến tướng » như thế, bởi vì « thù trong giặc ngoài ». Thằng bên ngoài thì muốn xông vào nắm giữ cổ họng nền kinh tế, còn giặc trong là các bác muốn nhân cơ hội dìm giá bán rẻ, rồi qua đó kiếm chút cháo (gọi là chút nhưng có thể biến trên răng dưới các tút thành tài phiệt hôm trước hôm sau). Cũng chính vì thế chính phủ là người cổ vũ nhiệt thành nhất cho việc này, và tất nhiên là các báo (tôi muốn nói báo điện tử) theo nó.
Tất nhiên để chuẩn bị công luận, thì nó ra sức bài bác các hãng nhà nước, làm như biến các hãng này thành tư nhân thì xã hội có lợi, giá giảm, ..v..v.. ngay tức khắc. Cái công luận này lại được tiếp sức từ các học thuyết bên ngoài trong đó việc tư nhân hoá nền kinh tế là một hệ tư tưởng, được dùng để thâm nhập, chiếm đoạt kinh tế nước khác, nhưng nó che dấu đi dưới những thứ mỹ miều bóng bẩy.
Trong thực tế, không thể nói tư nhân hay nhà nước tốt hơn. Và phải tìm hiểu trong thị trường kiểu nào, làm gì, vấn đề đặt ra thế nào mà hình thức doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân có lợi nhất.
Từ khi có khủng hoảng, hàng trăm hàng ngàn doanh nghiệp tư nhân chết, rồi các cho cướp đoạt tín dụng đen đầy rẫy. Trong các hãng tư, chưa chắc quyền lao động của người đi làm được bảo đảm hơn so với công ti nhà nước…mà nhiều khi như một dạng nô lệ kiểu mới, đến thời gian đi đái cũng bị tính từng phút. Nhưng cái trò tuyên truyền kiểu chủ nghĩa tư bản man rợ trên báo VN che lấp đi rồi cứ tưởng là hay.
Dưới thời ông Dũng, trước đây đã có phong trào « lên tổng » , dẫn đến những chuyện như Vinashin. Bây giờ lại có phong trào « cổ phần » , và phong trào này đòi kết thúc trước khi ông Dũng hết nhiệm kỳ hai, không thể tái bản làm tiếp thủ tướng nữa.
Cách sinh hoạt kiểu phong trào này cực kỳ có hại. Ngay về kinh tế đơn thuần đã thấy. Vì sao ? vì thị trường VN không thể đủ vốn để cõng việc cổ phần hoá này trong thời gian ngắn, làm theo kiểu « phong trào » như thế. Và hệ quả của nó nếu làm được thì phải quy giá cực rẻ. Vậy ai là người thủ lợi trong việc đó.
langtubachkhoa
Bac Phó, dù nước ngoài nhưng vẫn có thể tổ chức ám sát được ở Nga nếu toàn bộ phương Tây hợp lực để làm trong khi Nemsov lại k có vệ sĩ, và mật vụ Nga lại k quan tâm bảo vệ Nemsov. Hơn nữa, k chừng 1 số kẻ thù ghét Nemsov trong chính phủ Nga dù biết nhưng cố tình làm ngơ để mượn tay người ngoài giết ông ta, vì chắc chắn Putin và những người thân cận sẽ k đồng ý giết Nemsov.

Cuộc chiến giữa Nga và phương Tây, trong đó chủ yeu với Mỹ, gay gắt như thế này, dĩ nhiên k phải vì Ukr, mà vì trật tự thế giới, Nga kiên quyết k chịu quay lại hệ thống cũ, trong sự quản lý của phương Tây thông qua các tổ chức tài chính quốc te, mà tìm con đường của riêng mình, và tăng cường quan hệ với châu Á, nên mới dẫn đến cuộc chiến này. Mỹ đang làm mọi cách bảo vệ vị thế số 1 và thế giới đơn cực của mình, và thấy Nga là hiểm họa cho điều này, k chỉ bởi vì tiềm lực của riêng Nga, mà bởi vì Nga còn có thể giúp các nước khác đi lên nữa




Tiep tuc tin tuc da chieu nao:

AwaraGroup công bố tài liệu nghiên cứu đề tài " Sự hiện đại và đa dạng hóa nền kinh tế và vai trò của chính phủ Nga với nền kinh tế trong giai đoạn 2000-2013 " , 1 số nội dung chính xin lược dịch :
1. Tỷ lệ thu nhập quốc dân từ việc xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên (dầu, khí đốt, than, khoáng sản và gỗ) trong GDP giảm hơn một nửa (từ 44,5% lên 18,7%) từ năm 2000 đến năm 2012. Các cổ phiếu thực tế của doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt là 16% chiếm trong GDP
2. Sản xuất công nghiệp ở Nga đã tăng hơn 50% , nền công nghiệp Nga đã tương đối hiện đại hoàn toàn
3.Sản xuất nông nghiệp tăng 100%
4.Sản xuất ô tô tăng gấp đôi , cty ô tô Nga và liên doanh chiếm 75% thị phần , dẫn đầu mảng sedan là AutoVAZ , mảng xe tải là KAMAZ , GAZ
5.Xuất khẩu Nga tăng 5 lần
6.Sự gia tăng xuất khẩu các nhóm hàng hóa ngoài sản phẩm dầu mỏ tăng 250%
7.So với các nước công nghiệp phát triển G7 thì tăng trưởng xuất khẩu Nga tăng gấp hơn 2 lần trong 1 thời gian nhất định , thặng dư thương mại luôn ở mức cao
8.Tỉ trọng lợi nhuận từ dầu mỏ và khí đốt đóng góp cho ngân sách quốc gia không như media phương Tây tuyên truyền là 50% mà thực tế chỉ 27.4% , phần lớn số đó thu từ thuế doanh nghiệp và lao động
9.Tổng số thuế ở Nga luôn thấp nhất trong các quốc gia có nền công nghiệp phát triển , chỉ khoảng 27,5% và thuế thu nhập trung bình Nga nếu trừ thuế từ dầu mỏ , khí đốt còn ít hơn 2 lần nữa
10.Nợ công Nga giảm 200 lần từ vỡ nợ 1997 đến nay chỉ còn khoảng 13%
11.Mức GDP tăng gấp 10 lần
12. Hiệu suất lao động Nga khoảng 80% so với lao động các quốc gia phương Tây chứ không phải 50% như tuyên truyền
13. Chính phủ Nga luôn dành ngân sách rất lớn cho phúc lợi công , giáo dục và nghiên cứu khoa học
Toàn bộ tài liêu nghiên cứu ( có biểu đồ ) có thể lấy từ đây

(@click here)


Quốc hội Ukraine vừa bỏ phiếu thông qua một nghị quyết ...

Đó là nghị quyết "Kêu gọi Nadia Savchenko tiếp tục ăn" với 329 phiếu thuận. Mục đích của Nghị quyết được cho là sẽ "giúp phi công ung hành bảo vệ tính mạng, khỏi bị chết đói".

‪Sachenko đang bị giam giữ ở Nga. Tư pháp Nga đã đưa nữ phi công đầu tiên của Không quân UA ung hành ra tòa với cáo buộc "gây ra cái chết của 2 nhà báo Nga ở Luhansk‬, miền đông UA'.



"Chúng tôi đã hoàn tất quá trình quốc hữu hóa ngày hôm nay", ông Aksyonov tuyên bố trong phiên họp quốc hội của Cộng hòa Crimea về việc Crimea hoàn tất quốc hữu hóa sau khi sáp nhập với Nga.
Cộng hòa Crimea đã tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga theo kết quả của một cuộc trưng cầu dân ý trên bán đảo nhưng không được Ukraine và phương Tây công nhận tính hợp pháp.
Kể từ khi sáp nhập vào Nga, Cộng hòa Crimea tiến hành việc quốc hữu hóa hàng loạt các công ty nhà nước Ukraine có trụ sở tại Crimea, các công ty có chủ là tài phiệt Ukraine đang ủng hộ tiền bạc cho chính quyền Kiev trong chiến dịch quân sự tại miền Đông Ukraine cũng như các công ty mà chủ cũ đã bỏ đi khỏi Crimea và đến Ukraine.
Những công ty lớn mà Cộng hòa Crimea đã quốc hữu hóa gồm: Công ty bánh mì-mứt Krymkhleb, với lý do chủ công ty “rửa tiền” và tài trợ cho chính phủ Ukraine đánh quân ly khai ở miền đông Ukraine, theo giới truyền thông Nga cho biết.
Công ty Simferopol cung cấp hương liệu cho Krymkhleb cũng được chính quyền quốc hữu hóa, thể theo yêu cầu của cán bộ nhân viên công ty này.
Công ty điện lực Krymenergo là một trong những công ty năng lượng lớn nhất tại bán đảo Crimea. Theo báo cáo của số liệu thống kê chính thức, công ty này có khoảng sáu ngàn công nhân. Mục tiêu chính của công ty là nhằm cung cấp điện lực cho người dân sinh sống trong bán đảo Crimea có diện tích rộng khoảng 27.000 km vuông.
Chi nhánh Crimea của công ty viễn thông Ukrtelecom cũng bị quốc hữu hóa, cũng như tài sản của hãng điện thoại di động Kyivstar ở Crimea cũng bị quốc hữu hóa nốt.
Ngoài ra còn ngoại lệ là Xí nghiệp phim Yalta, nơi mà 50 năm trước đã giúp thành phố nghỉ dưỡng Yalta trở thành kinh đô điện ảnh của Liên Xô cũng bị quốc hữu hóa. Nhưng chủ của xưởng phim này lại là người Nga chứ không phải Ukraine.
Quốc hội của Công hòa Crimea tiến trình quốc hữu hóa ở nước cộng hòa đã kết thúc và quốc hội cũng nghiêm cấm mọi hình thức quốc hữu hóa sau ngày 1.3.2015.



Thủ tướng đương nhiệm Ukraine Arseniy Yatsenyuk phát biểu hôm 2/3 cho biết nước này sẽ mất hết nguồn thu ngoại tệ nếu mất Mariupol.
Yatsenyuk lo sợ các nhà máy luyện kim của tập đoàn “Mentivest” và "Azovstal" đã không còn nằm trong quyền kiểm soát của Yatsenyuk nữa.
“Nếu các nhà máy ở Mariupol đóng cửa, một cuộc khủng hoảng xã hội sẽ xảy ra, 30,000 người sẽ thất nghiệp, và đất nước này sẽ không thể thu được thuế và sẽ không còn tiền”, Yatsenyuk tuyên bố.
Thủ tướng Ukraine còn cho biết thêm quốc gia này đã mất một phần các hoạt động sản xuất trong cuộc xung đột ở khu vực Đông Nam.
Trước đó, nước Cộng hòa Donetsk (DPR) đã tuyên bố rằng thành phố Mariupol là thuộc lãnh thổ của họ, tuy nhiên vấn đề này sẽ được giải quyết thông qua giải pháp chính trị, các nhà đàm phán của DPR cho biết hôm 25/2.
Denis Pushilin, Đại diện toàn quyền nước CHND Donetsk cho biết: “Chúng tôi cho rằng tất cả các vùng lãnh thổ trong các đơn vị hành chính thuộc khu vực Donetsk và Lugansk cũ là thuộc về chúng tôi. Điều đó là đúng khi các vùng lãnh thổ đó là một phần của DPR và LPR. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để biến điều đó thành hiện thực thông qua các biện pháp chính trị”.




Ngoại trưởng Nga lên án thói đạo đức giả của Hoa Kỳ
"Như quí vị biết, nếu chúng ta nhắc tới việc lật đổ chính quyền, tiện thể tôi sẽ nhắc lại lời của một người khác có liên quan:
"Việc sử dụng bạo lực trong các cuộc biểu tình là việc không thể nào chấp nhận được. Đó là những hành vi phạm pháp và ai làm ra điều đó sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đốt nhà, đốt xe, phá hủy tài sản và gây nguy hiểm tới tính mạng người khác - Đó là những hành động mà không có gì có thể biện hộ được."
Các vị thử đoán xem, ai nói ra những điều đó?
Thưa các vị, đó chính là lời của ông Obama trong vụ hỗn loạn tại Ferguson.
Nhưng không có bất cứ ai ở phương tây dám nói ra những điều tương tự khi vụ việc Maidan ở Ukraina xảy ra. Không có bất kỳ ai! Mặc dù ở Maidan cũng đốt nhà, thậm chí thiêu chết người.
Tôi xin trích dẫn một câu nữa: "Hoa Kỳ lên án mọi hành động tìm cách cướp chính quyền thông qua bạo lực trái với hiến pháp và pháp luật."
Các vị có biết liên quan tới đâu? Tôi dám chắc các vị không bao giờ đoán ra được!
Đây là Hoa Kỳ nói về cuộc đảo chính hụt tại Gambia!
Thế còn ở Ukraina thì họ chẳng bao giờ đả động tới mà họ cho rằng vì nhân dân Ukraina căm ghét chính quyền nên đã đứng lên để làm một cuộc cách mạng dân chủ.
Chính vì thế khi chúng ta nói về các khía cạnh trong mối quan hệ quốc tế thì cần thiết phải dựa vào một tiêu chuẩn chung và có nguyên tắc. Hơn nữa chúng ta cần phải hiểu rõ, nếu vụ đảo chính này không chấp nhận được thì vụ đảo chính khác tương tự cũng không thể nào ngoại lệ".



UKRAINE: THỢ MỎ LẠI BIỂU TÌNH

Theo đúng kế hoạch, hôm nay hàng trăm thợ mỏ (chủ yếu ở các khu khai khoáng ở miền tây UA) tổ chức biểu tình tại ‪‎Kiev‬ để 'phản đối cắt trợ cấp ngành khai khoáng', 'yêu cầu trả lương' đối với chính phủ.
Người biểu tình dựng lều cắm trại ngay trước trụ sở Ngân hàng trung ương Ukraine.
Truyền thông UA khi đưa tin biểu tình nói 'người biểu tình hầu hết nói tiếng Nga' như một cách ám chỉ rằng 'người Nga có thể đã... đạo diễn vụ biểu tình này'.

Trước đó, giới chức Kiev có một động thái được coi là 'chọc điên thợ mỏ' khi 'gửi giấy báo triệu tập theo lệnh tổng động viên quân đội' tới hàng trăm thợ mỏ- những người từng tham gia biểu tình phản đối chính phủ.



langtubachkhoa
Ông Putin: cần giải thoát nước Nga khỏi sự ô nhục như vụ giết chính khách Nemtsov
Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định về sự cần thiết giải thoát đất nước khỏi những bi kịch như cái chết của chính khách Boris Nemtsov, - theo RIA Novosti đưa tin.

Ông Putin đã gọi đây là một vụ án mạng láo xược và phải ngăn chặn những điều ô nhục như vậy.
"Cần thiết giải thoát nước Nga hoàn toàn khỏi những bi kịch như chúng ta vừa phải chịu đựng và chứng kiến mới đây: ý tôi nói tới vụ giết hại láo xược ông Boris Nemtsov ngay giữa trung tâm thủ đô," - Tổng thống Nga tuyên bố.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_03_04/283191439/

Ông Putin: Nga đối mặt với những nỗ lực lợi dụng "công nghệ màu"
Ở Nga tồn tại mối đe dọa khai thác các "công nghệ màu": từ những hành động bất hợp pháp ngoài đường phố cho đến việc tuyên truyền sự thù hằn trên Internet.

Tổng thống Vladimir Putin đã nêu vấn đề này khi ông phát biểu tại cuộc họp với các đại diện quan chức Bộ Nội vụ.
"Hành động của những kẻ cực đoan ngày càng một tinh vi. Chúng ta cũng đối mặt với những nỗ lực sử dụng cái gọi là công nghệ màu - từ việc tổ chức các hoạt động bất hợp pháp trên đường phố cho đến công khai tuyên truyền sự thù hằn và căm ghét trên mạng xã hội," - RIA Novosti đưa tin dẫn lời ông Putin.
Tại cuộc họp, Tổng thống Nga đã nhận định về xu hướng giảm bớt tham nhũng, nhưng theo ông vấn đề này chưa được giải quyết triệt để.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_03_04/283192529/

Nga và Ai Cập ký các văn kiện hợp tác quân sự
Nga và Ai Cập đã ký ba văn kiện với những thỏa thuận về hợp tác quân sự-kỹ thuật, - theo tin đưa của "Interfax".

Đã ký kết các Nghị định thư giữa Chính phủ hai nước về hợp tác quân sự, văn bản về thành lập Ủy ban Nga-Ai Cập về hợp tác quân sự-kỹ thuật và Biên bản phiên họp đầu tiên của Ủy ban.
Các văn kiện thỏa thuận mang chữ ký của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và người đồng cấp Ai Cập Sedki Sobhi Saeed Ahmed.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_03_04/283190077/

Trùm tình báo Mỹ thừa nhận gần đây đã đến Kiev
Giám đốc Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ James Clapper khoảng một tháng trước đã có chuyến thăm Ukraina.

Như tin đưa của TASS, chi tiết này do chính ông ta thông báo trong cuộc phỏng vấn của đài truyền hình PBS và bản ghi đã công bố hôm thứ Ba, 3 tháng Ba.
"Chính tôi mới đây - khoảng một tháng trước – đã có mặt ở Kiev", - James Clapper cho biết. Ông này được coi là nhân vật chính thức điều phối hoạt động của toàn bộ 16 cơ quan tình báo Hoa Kỳ. Tuy nhiên trùm tình báo Mỹ không nói rõ mục tiêu và nhiệm vụ của chuyến đi mà ông ta tiến hành tới Ukraina. Trước đó chuyến thị sát này cũng không được công bố.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_03_04/283186437/

Ông Obama gia hạn trừng phạt chống Nga thêm một năm
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã gia hạn thi hành biện pháp trừng phạt chống Nga thêm một năm nữa, - như thông tin từ cơ quan báo chí của Nhà Trắng.

Theo tuyên bố của ông Obama, tình hình hiện nay vẫn như trước, khi có "mối đe dọa bất thường và bức xúc đối với an ninh và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ". Như vậy, sẽ kéo dài thêm một năm hiệu lực của tất cả các biện pháp trừng phạt chống Nga vốn ban hành trong năm 2014, bao gồm cả trừng phạt kinh tế mới áp đặt để chống Crưm.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Bộ Ngoại giao Nga, những toan tính của Hoa Kỳ nhằm tạo lập một liên minh toàn cầu chống Nga đã thất bại rõ ràng.

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_03_04/283184397/
langtubachkhoa
“Mùa xuân Crimea”: Phá âm mưu của Cụm TSB Mỹ
Sự bí mật và thần tốc của Nga trong chiến dịch “Mùa xuân Crimea” đã làm thất bại âm mưu phong tỏa Hạm đội Biển Đen của Cụm tàu sân bay Mỹ.
Cụm tàu sân bay Mỹ vượt Địa Trung Hải, âm mưu khống chế Hạm đội biển Đen

Trong bối cảnh Moscow ráo riết chuẩn bị cho chiến dịch “Mùa xuân Crimea”, một thông tin tình báo đặc biệt quan trọng làm người Nga lo lắng là việc cụm tàu sân bay Mỹ vượt Đại Tây Dương tiến vào Địa Trung Hải, nhăm nhe vượt eo biển Bosphorus vào khống chế và hất cẳng Hạm đội biển Đen khỏi Crimea.

Ngày 13/2, biên đội tàu đặc nhiệm Mỹ do hàng không mẫu hạm USS George Bush (CVN-77) dẫn đầu đã rời căn cứ hải quân ở Norfolk - Hoa Kỳ, lên đường đến Biển Đen với sự hộ tống của 16 tàu chiến, trong đó có tuần dương hạm USS Philippines Sea, các tàu khu trục USS Truxtun và USS Roosevelt cùng 3 tàu ngầm hạt nhân.

Nhiệm vụ chính của biên đội tàu sân bay này là chờ đợi sự thành công của cuộc đảo chính do các phần tử thân Mỹ tiến hành ở Kiev trong tháng 2, sau đó ngay lập tức tiến vào Biển Đen, vô hiệu hóa và hất cẳng Hạm đội hải quân của Nga đóng ở Sevastopol.

Ngoài ra, Hạm đội này còn có nhiệm vụ khác rất quan trọng là chiếm lấy Trung tâm chỉ huy các chuyến bay vũ trụ Crimea, được xây dựng từ thời Liên Xô. Trong lịch sử, trung tâm này đã ghi nhận các lần phóng tàu vũ trụ Salyut, Soyuz, Soyuz-Apollo và xe tự hành mặt trăng, sau này là các vụ phóng tên lửa chiến lược.

Trung tâm vũ trụ Crimea có thể nhận dữ liệu từ các radar cảnh báo tên lửa Voronezh-М (trong bán kính 6.000 km), lắp đặt ở làng Lekhtusy - tỉnh Leningrad, thành phố Pionersk - tỉnh Kaliningrad và thành phố Armavir, có khả năng phát hiện vụ phóng bất cứ loại tên lửa nào, cả tên lửa hành trình lẫn tên lửa đạn đạo.

Việc phá vỡ hoạt động của Trung tâm này, loại hẳn nó khỏi vòng chiến là một trong các mục tiêu chủ yếu của Lầu Năm góc, bởi nó là vị trí tiền tiêu trong lá chắn tên lửa của Nga, được xây dựng nhằm đối phó với là chắn tên lửa và vũ khí hạt nhân của của NATO triển khai ở châu Âu.

Ngày 22/2, Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị quốc hội nước này bãi miễn sau khi ông bỏ chạy khỏi Kiev vào ngày hôm trước. Cùng ngày đó, cụm tàu sân bay Mỹ cũng đã vượt qua Địa Trung Hải, nhăm nhe tiến vào Biển Đen qua eo biển Bosphorus, với sự ngấm ngầm cho phép của Thổ Nhĩ Kỳ.

Cũng trong ngày 22/2, ông Valentin Nalivaichenko được bổ nhiệm làm người đứng đầu các cơ quan tình báo Ukraine (SBU). Theo thông tin từ chính truyền thông phương Tây, ông Valentin Nalivaichenko là 1 người Ukraine nhưng có quốc tịch Hoa Kỳ và có quan hệ rất mật thiết với cơ quan tình báo Trung ương Mỹ CIA.

Ngoài ra, ngay sau khi chính phủ tạm quyền sau đảo chính ra mắt ngày 26-2 ở Kiev, Thủ tướng Cộng hòa tự trị Crimea (còn gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Crimea) khi đó là Anatoly Mogilyov cũng lên tiếng tuyên bố trung thành với chính phủ do nhóm chính biến lập ra ở Kiev.

Đồng thời, người Mỹ cũng triển khai ở Dnepropetrovsk cả một trung tâm chỉ huy máy bay không người lái để thực hiện các chuyến bay do thám trên lãnh thổ Crimea. Điều này đã gây ra nghi ngờ lớn cho Nga, bởi khi đó, Ukraine hầu như không có nên không sử dụng máy bay trinh sát không người lái.

Nga cân nhắc và đánh giá tình hình

Cái bẫy để Hạm đội Mỹ chiếm chỗ của Hạm đội biển Đen Nga đã giăng ra, nếu Nga không hành động ngay để chính quyền Kiev ra lệnh thiết quân luật, phong tỏa binh lính của Hạm đội biển Đen trong khu doanh trại thì chắc chắn Crimea sẽ thuộc về Ukraine và căn cứ Sevastopol sẽ trở thành căn cứ tàu sân bay Mỹ.

Tuy nhiên, một khó khăn rất lớn đối với Nga là khi đó trên bán đảo Nga chỉ có khoảng 3000 quân, trong khi quân số thường trực chiến đấu của Ukraine là khoảng 22.000, cộng với các nhân viên quân sự khác là vào khoảng gần 30.000 quân, tương quan lực lượng khá chênh lệch.

Một khó khăn nữa là khi đó Mỹ đã triển khai 2 tàu chiến ở biển Đen, bao gồm tàu chỉ huy hạm đội 6 USS Mount Whitney (LCC-20) và tàu hộ vệ USS Taylor (FFG-50) với lí do “hỗ trợ an ninh cho thế vận hội Sochi và di chuyển người Mỹ trong tình huống khẩn cấp”.

Kỳ hạm của Hạm đội 6 USS Mount Whitney là tàu chỉ huy lớp Blue Ridge, được trang bị hệ thống Chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy tính và tình báo (viết tắt là C4I) để chỉ huy mọi hoạt động về tác chiến, cơ động và điều động các tàu của Hạm đội 6.

Cụ thể, nó được trang bị Hệ thống thông tin chỉ huy liên hợp trên biển (JMCIS2.2); hệ thống kiểm soát trên không phản ứnh nhanh thời chiến; hệ thống thông tin số liệu Link 4A, Link 11, Link 14; hệ thống thông tin sóng cực ngắn WSC-3 (UHF), hệ thống thông tin vệ tinh WSC-6 (SHF), USC-38 (EHF).

Tàu có thể truyền và nhận một lượng lớn dữ liệu an ninh trên khắp thế giới thông qua các kênh liên lạc đa dạng. Tính năng ưu việt này giúp USS Mount Whitney trở thành một trung tâm đầu não xử lý các thông tin tình báo và hỗ trợ cho việc ra quyết định một cách chính xác.

2 tàu này tuần tiễu khu vực giữa biển Đen (sau đó được bổ sung thêm khu trục hạm DDG-61USS Ramage), cách Crimea và eo biển Kerch vẻn vẹn chưa đầy 200km nên bất cứ động thái di chuyển quân lớn nào của Nga ở Crimea và từ Nga vượt qua eo biển Kerch đều có thể bị theo dõi.

Trước tình hình đó, Nga đánh giá, quân số Ukraine tuy nhiều nhưng lục quân ít, hải quân Ukraine và bộ đội biên phòng nước này không có khả năng chiến đấu cao, đa số các tàu chiến của Ukraine hoặc đang chờ ngừng hoạt động hoặc đã quá cũ.

Bởi vậy, người Nga nhận định rằng với lực lượng hải quân đánh bộ hiện diện sẵn ở Crimea, Nga có thể khống chế được vài mục tiêu trọng yếu như tòa nhà chính quyền, quốc hội và 2 sân bay chiến lược Simferopol và Belbek nên quyết định không điều động quân ở trong nước sang để tránh bị lộ.

Đồng thời, Nga vẫn duy trì trạng thái thông tin liên lạc bình thường nhưng ngừng việc ra các chỉ thị mệnh lệnh trên sóng vô tuyến và các loại điện thoại, chỉ trao đổi thông tin với nhau bằng liên lạc viên hoặc đường hữu tuyến, để tránh bị chặn thu trộm.

Các chuyên gia Mỹ và châu Âu nhận thấy trước khi “những người lịch sự” xuất hiện ở các tòa nhà hành chính Simferopol, không hề có tình trạng hoạt động nhộn nhịp trên sóng điện thoại hay sóng vô tuyến điện. Vì vậy chiến dịch bắt đầu từ ngày 27-2 hoàn toàn bất ngờ với tình báo phương Tây.

Nga ra tay hành động, biên đội tàu sân bay Mỹ lặng lẽ quay đầu

4g20 rạng sáng ngày 27-2, quân Nga đã bao vây tòa nhà nghị viện và chính phủ Crimea, hạ cờ Ukraine, giương cờ Nga. Cũng trong đêm 27-2, những người “lính lạ” cũng bao vây và giành quyền kiểm soát hai sân bay Belbek và Simferopol.

Ngay lập tức, tiến trình thay thế chính quyền thân Kiev được tiến hành. Hội đồng tối cao khu tự trị Crimea của Ukraine sáng ngày 27/2 đã giải tán chính quyền địa phương, bãi nhiễm Thủ tướng thân Kiev Anatoly Mogilyov và bầu ông Sergei Aksyonov, thủ lĩnh các lực lượng thân Nga làm chủ tịch mới.

Tiến trình trưng cầu dân ý cũng đồng thời được quyết định ngay trong ngày 27-2. “Dưới sức ép” của một cuộc biểu tình nhân dân bên ngoài tòa nhà quốc hội, phản đối chính phủ đảo chính ở Kiev, các nghị sĩ cũng bỏ phiếu ủng hộ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tương lai của bán đảo này vào ngày 25/5.

Cục diện chính trị đã định, nắm được chính quyền trong tay, Nga tiếp tục phần việc thứ 2 là chiếm giữ các vị trí chiến lược khác và các vị trí đồn trú của quân đội Ukraine nhằm giải giáp lực lượng này. Trong khi đó, chính quyền Kiev mất kiểm soát hoàn toàn cơ quan hành chính và lực lượng quân đội - an ninh ở Crimea.

Vào ngày 28/2, 8 trực thăng quân sự Nga, 4 máy bay Ilyushin Il-76 với số lượng lớn lính dù và tàu đổ bộ Zubr đã được vận chuyển từ Nga tới Ukraine.

Ngày 2-3, 10 máy bay trực thăng vận tải và chiến đấu Mi-8, Mi-24 vượt không phận Nga - Ukraine.

Chiều cùng ngày, thêm năm máy bay vận tải IL-76 đáp xuống sân bay Gvadeiskoye (cách Simferopol 13km về phía bắc), chở biệt kích dù từ Pskov, Tula và Uliyanovsk (Nga) đến tham gia chiến dịch.

Chỉ vài vài ngày sau, số binh sĩ được Nga triển khai đã tăng từ 3.000 đến 16.000 người nhưng vẫn trong vòng quy định 25.000 người. Lúc này, Kiev và Mỹ có phát hiện ra những động thái chuyển quân rầm rộ từ Nga sang nhưng bất lực không thể làm gì để ngăn chặn.

Lần lượt, “những người lịch sự” cùng các đội tự vệ phong tỏa các tòa nhà chính quyền, các trọng điểm hạ tầng rồi cơ sở quân sự Crimea. Đến thời điểm này, 11 đồn biên phòng ở Crimea cũng đã bị vô hiệu hóa.

Ngày 19-3, Sở chỉ huy hải quân Sevastopol của Ukraine bị đột kích, tư lệnh hải quân Sergei Gaiduk bị bắt. Tuy nhiên, sau khi Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu can thiệp, ông Gaiduk đã được thả.

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Ukraine đã cho phép binh sĩ Ukraine ở Crimea được phép sử dụng vũ lực. Nhưng đã quá muộn. Trong vòng kiểm soát của Kiev chỉ còn vài điểm hậu cần không liên lạc được với nhau. Chiến dịch đã chấm dứt với việc quân Nga và lực lượng tự vệ Crimea hoàn toàn chiếm đóng bán đảo.

Ngày 5/3, mệnh lệnh ban đầu mà biên đội tàu sân bay Mỹ nhận được đã bị hủy bỏ. Biên đội lặng lẽ quay đầu khỏi thành phố Piraeus của Hy Lạp sang Antalya, đến đợi lệnh mới ở một căn cứ Thổ Nhĩ Kỳ. Âm mưu hất cẳng Hạm đội biển Đen của Mỹ đã hoàn toàn bị phá sản.

Chỉ có các tàu khu trục USS Truxtun, USS Donald Cook và tàu hộ vệ USS Taylor đã được phái đến bờ biển bắc Crimea với lí do tập trận chung với Bulgaria và Romania để do thám, phá hoại các hệ thống anten của trung tâm vũ trụ và thả biệt kích vào phá hoại cuộc trưng cầu dân ý từ ngày 7-22/3.

Tuy nhiên, trong thời gian đầu quá trình chiếm đóng bán đảo, Moscow cũng phải giải quyết khá nhiều sự vụ phức tạp như việc có đơn vị Ukraine cương quyết không đầu hàng mà lực lượng đặc nhiệm Nga không được phép nổ súng hay vụ Nga thu phục lực lượng đặc nhiệm Berkut của Ukraine để giải giáp chính quân đội nước này.

Ngoài ra, Nga còn phải phá âm mưu dùng biệt kích gây rối, bảo vệ an toàn cuộc trưng cầu dân ý trên bán đảo, âm mưu phá hoại trung tâm vũ trụ của tàu khu trục USS Donald Cook, dẫn đến nguồn cơn nó bị Su-24 của Nga “dằn mặt” hay việc Nga hóa giải các mâu thuẫn giữa các dân tộc thiểu số trên bán đảo…

Điều này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu trong các kỳ sau.



http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...tsb-my-3235544/
langtubachkhoa
XUẤT KHẨU NĂNG LƯỢNG CỦA NGA VẪN RẤT ỔN

Mặc dù phương Tây hi vọng lện trừng phạt sẽ phá hủy nền tảng kinh tế của Nga- là xuất khẩu năng lượng, nhưng thực tế ngành này hầu như không bị tác động đáng kể nào.

Các mặt hàng như than đá, dầu mỏ, khí đốt, uranimum,... của Nga đương nhiên không bao giờ khan hiếm khách hàng. Vì thế họ dễ dàng tìm kiếm các thị trường mới, đặc biệt là Trung Quốc, để thay thế thị trường phương Tây.

Thực tế thì phương Tây vẫn 'không chê' các mặt hàng năng lượng của Nga. Ví dụ Đức năm 2014 nhập lượng than đá từ Nga kỉ lục (12 triệu tấn- cao nhất kể từ năm 2006). 1/3 lượng than đá tiêu thụ trong các nhà máy nhiệt điện ở Đức đến từ Nga.

Ba Lan, quốc gia chỉ trích Nga thậm tệ, trớ trêu thay lại là nhà nhập khẩu than đá từ Nga nhiều thứ 2 châu Âu (chỉ sau Đức).

Còn Ukraine, mặc dù tuyên bố miệng là sẽ 'bỏ qua Nga' nhưng thực tế lại vẫn nhập phần lớn lượng than đá tiêu thụ từ Nga.

Mỹ mặc dù có nguồn than đá riêng nhưng năm qua vẫn nhập 40 nghìn tấn từ Nga cho các nhà máy nhiệt điện. Lý do là than đá Nga chứa ít hàm lượng sulfur- đáp ứng các quy định về môi trường.

Mỹ cũng là nước 'ngốn' nhiều lượng uranium từ Nga cho các nhà máy điện hạt nhân.

Lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt của Nga được xem là chịu tác động nhiều, nhưng không phải cho hiện tại mà là cho các dự án phát triển tương lai. Bởi vì doanh số xuất khẩu không thay đổi.


http://oilprice.com/Energy/Energy-General/...gy-Exports.html


Stratfor dự báo, rang Nga se bi tan ra trong thap ky toi thanh nhieu nuoc nho, di nhien tren danh nghia van la 1 nuoc, nhung quyen luc Moscou se bi yeu di den muc cac vu deu la cac mien tu tri, va tham chi k co quan he tot voi nhau
Day co le khong phai la du bao, ma la dieu ma My DANG LAM, noi trong thap ky toi la boi vi luc do Putin chac chan se khong nam quyen nua, khong biet nhan vat moi thay nuoc Nga se the nao

(@click here)


CÁI CHẾT CỦA NEMTSOV GÂY BẤT LỢI CHO CHÍNH QUYỀN NGA​
Mặc dù đây đó vẫn vang lên những cáo buộc Chính quyền Nga đứng sau vụ ám sát cựu phó thủ tướng Boris Nemtsov, nhưng các chính trị gia đối lập ở Nga và báo chí nước ngoài cũng khó có thể tìm được các luận điểm để củng cố cho những cáo buộc vô lý của mình.
Tờ The Guardian của Anh sau khi dẫn lời ông Dmitry Peskov- thư ký báo chí của tổng thống Nga khẳng định ông Boris Nemtsov không hề là đối thủ chính trị có nguy cơ với chế độ cũng tỏ ra nghi ngờ vị cựu phó thủ tướng này đang có trong tay những tư liệu mật về việc Nga can thiệp bằng quân sự vào Ukraine.
Nhà báo Mark Galeotti của The Guardian viết:" Đối với tổng thống Nga, tính chính đáng, hợp pháp đã góp công lớn trong thành công của ông khi ổn định đất nước trong tình trạng vô luật pháp của thập niên 90, (do vậy) việc đã xảy ra phải nói là hoàn toàn không được mong muốn".
Cây bút Sean Walker cũng của tờ này cũng có chung quan điểm, khi viết rằng ảnh hưởng của Nemtsov là vô cùng hạn hẹp và không đáng là nguy cơ cho tổng thống Nga.
Còn Eliot Borenshtayn, một giáo sư tại Đại học New York, trong bài viết của mình cho The Huffington Post cũng ghi nhận Chính quyền Nga chẳng có lợi ích trong việc giết Nemtsov. "Tôi không nghĩ rằng Putin đã ra lệnh giết người ... Ông ta chẳng được lợi lộc gì từ việc giết chết một con người, mà ông ta đã cách ly thành công ra khỏi chính trường trong hơn một thập kỷ," - Borenshtayn viết.
Tờ The Spectator thì vạch rõ cái chết của cựu thủ tướng Nga chỉ có ích lợi cho những kẻ đối kháng với Putin "Putin làm sao mà phải giết một chính trị gia chẳng nguy hiểm với chế độ so với Navalnyi?". Theo báo này, Nemtsov đã tự ký bản án tử hình cho mình, khi đã tuyên bố là Putin có thể giết ông ta. Tuyên bố này đã cho những kẻ chống đối Putin một "cơ hội" để thực hiện vụ ám sát và sau đó đổ vấy cho Chính quyền Nga.
Trong một bài viết cho hãng truyền thông Al Jazeera, cựu cố vấn điện Kremli Aleksandr Nekrasov nêu rõ: "Một vị tổng thống có sự ủng hộ của dân chúng cao hơn 80% liệu sẽ nghĩ gì mà âm mưu giết một chính trị gia lỗi thời, chẳng có ảnh hưởng, hầu như biến mất khỏi chú ý của dư luận?".
Matt Light, một giáo sư và chuyên gia về nghiên cứu ở châu Âu, Nga và Âu Á tại Đại học Toronto cũng nêu rõ ý kiến nghi ngờ của mình trên tờ Global News:"Một số người cho rằng khó có thể hình dung trong sự kiện này thiếu sự tham gia của Putin, và đó có thể là lý do để loại đi Nemtsov. Tuy nhiên, không ai có bất kỳ bằng chứng trực tiếp rằng Putin tham gia vào vụ giết người. Nếu ông ta đã từng chịu đựng Nemtsov cả một thời gian dài, tại sao lại phải giết Nemtsov vào thời điểm này".
Tờ The Japan Times cũng công bố một bài viết đặt câu hỏi về lợi ích của cái chết Nemtsov đối với lãnh đạo Nga. "Rõ ràng là Putin không thích Nemtsov, nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng Nemtsov chẳng hề là một mối đe dọa, dù nhỏ với Putin.Tại sao Putin lại phải mạo hiểm vị trí của mình để tiến hành vụ giết người mang động cơ chính trị như thế "?- The Japan Times viết.


http://soha.vn/quoc-te/truoc-don-tan-cong-...05065507913.htm
Trước đòn tấn công bất ngờ, dữ dội, Obama gọi Netanyahu là "phường chèo" (nguyen van tieng Anh la theatre)

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 3.3 cáo buộc Tổng thống Mỹ Barack Obama mạo hiểm "chạy đua vũ trang" khi chấp nhận thỏa thuận hạt nhân "đặt nền tảng cho Iran chế tạo bom". Phản pháo lại, ông Obama nói không thèm để ý đến "phường chèo".
Với đòn tấn công ông Obama bất thường trước Quốc hội Mỹ này, ông Netanyahu đã phá vỡ nghi thức ngoại giao.
Ông Netanyahu cũng tiết lộ những gì mà ông tuyên bố là các chi tiết của thỏa thuận hạt nhân mới. Theo đó, Iran được phép giữ "một cơ sở hạ tầng hạt nhân" bao gồm "hàng nghìn máy ly tâm" làm giàu uranium.
Bất kỳ hạn chế nào về chương trình hạt nhân Iran đều chỉ là tạm thời.
Trong khi, "hầu hết các hạn chế về chương trình hạt nhân Iran sẽ tự động hết hiệu lực trong khoảng một thập kỷ.
Đó là lý do tại sao nói thỏa thuận này là rất xấu"- ông Netanyahu nói. "Nó không phải là chặn con đường để Iran chế tạo bom, mà ngược lại là mở ra".
Với bài phát biểu của ông Netanyahu, Đảng Dân chủ Mỹ bị giằng xé giữa sự trung thành với ông Obama và sự ủng hộ đối với Israel. Các quan chức Nhà Trắng thì bị sốc bởi sự dữ dội trong bài phát biểu của ông Netanyahu.
Ông Obama phản pháo lại rằng: "Tôi không để ý đến 'phường chèo'.
Vấn đề cốt lõi là làm sao có thể ngăn chặn Iran có được vũ khí hạt nhân, trong khi Thủ tướng Netanyahu không đưa ra được giải pháp thay thế khả thi nào".
Trước đó, hôm 2.3, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gặp lại nhau tại Montreux (Thụy Sĩ) với hy vọng thúc đẩy các đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran.
Thời gian rất gấp rút bởi nhóm 5+1 (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp cộng với Đức) đã đề ra mục tiêu là trước ngày 31.3 phải đạt được thỏa thuận bảo đảm chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran không nhằm mục đích chế tạo bom nguyên tử.
langtubachkhoa
http://soha.vn/quoc-te/nhat-se-khong-de-my...04100243159.htm

Nhật sẽ không để Mỹ và châu Âu bắt tay nhau "chơi xấu" nữa
Thế giới đang dần trở thành một sòng bài Rulet khổng lồ, trong đó các nền kinh tế lớn nhất toàn cầu đang vào vai những người chơi đua nhau nâng mức đặt cược của mình.
Đó đang là ví von của những nhà kinh tế học khi chứng kiến một cuộc chiến tiền tệ khốc liệt nhất trong hàng chục năm trở lại đây. Nhật sẽ không để Mỹ và châu Âu bắt tay nhau 'chơi xấu" nữa
Người người giảm giá đồng nội tệ, nhà nhà giảm giá đồng nội tệ khi mà số lượng các quốc gia tuyên bố hạ thấp tỷ giá đồng nội tệ của mình xuống đang ngày càng tăng lên nhanh chóng.
Nhưng trong cái sòng bài Rulet ấy, đang nổi lên hai ứng cử viên nặng ký nhất cho một cuộc đua song mã hấp dẫn, là EU và Nhật Bản.
Cho đến tận bây giờ, người Nhật vẫn chưa quên mối hận về hậu quả kinh khủng mà EU đã gây ra cho nền kinh tế nước này cách đây hơn hai mươi năm.
Cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, khi mà Nhật Bản đang ở đỉnh cao của sự thịnh vượng với một nền kinh tế hùng mạnh tung hoành ngang dọc trên khắp thế giới, lấn lướt cả Mỹ lẫn các nước Châu Âu khi hàng hóa Nhật có mặt ở khắp mọi nơi và đánh bại hầu hết các đối thủ cạnh tranh đến từ phương Tây, chính các nước Châu Âu khi đó đã bắt tay với Mỹ để ép Nhật phải nâng cao tỷ giá đồng Yen trong thỏa ước Plaza nổi tiếng.
Do đó, Nhật sẽ không để Mỹ và châu Âu bắt tay nhau "chơi xấu" lần nữa.
Theo đó, bề ngoài của sự ép buộc này là vì sự hồi phục của kinh tế Mỹ khi đó vốn vẫn là trọng tâm của kinh tế thế giới, nhưng thực chất nó đã đem lại sự hồi sinh cho kinh tế Mỹ bằng cái giá là sự sụp đổ của kinh tế Nhật.
Sau thỏa ước Plaza, kinh tế Nhật Bản từ đỉnh cao rơi xuống vực sâu khi mà suy thoái ngự trị trên toàn bộ nền kinh tế xứ sở mặt trời mọc, đẩy nước Nhật vào giai đoạn hai thập kỷ chìm trong giảm phát.
Cũng chính vì muốn thoát ra khỏi tình trạng giảm phát kéo dài hơn hai thập kỷ, mà người Nhật phải lao vào một cuộc cải cách kinh tế đồ sộ do thủ tướng Shinzo Abe khởi xướng vào cuối năm 2012.
Sau hơn hai năm nỗ lực, người Nhật cuối cùng cũng thu được những thành quả xứng đáng, thì lại một lần nữa bóng ma từ Châu Âu có vẻ như vẫn chưa buông tha cho xứ sở mặt trời mọc.
EU giờ đây không còn liên kết với Mỹ để ép Nhật như cách đây hơn hai mươi năm nữa, mà Liên minh châu Âu đã trở thành đối thủ chính và trực tiếp của Nhật Bản trên con đường cải cách nền kinh tế, bằng một cuộc chiến tỷ giá khốc liệt.
Nhật Bản chính là nước đi đầu trong cuộc chiến tiền tệ toàn cầu khi bắt đầu một chiến dịch quy mô để ghìm giá đồng Yen cách đây hai năm khi kế hoạch cải tổ kinh tế vẫn thường được gọi là Abenomics được triển khai.
Ghìm giá đồng Yen là một trong những biện pháp quan trọng nhất để vực dậy nền kinh tế Nhật Bản của thủ tướng Shinzo Abe khi nó sẽ giúp hàng hóa xuất khẩu của Nhật cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới và thu hút đầu tư nước ngoài khi tài sản ở Nhật giảm giá sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế.
Và giờ đây sự hiệu quả đó của người Nhật đang được Liên minh châu Âu áp dụng khi hạ tỷ giá cũng đang là con bài chiến lược mà Ngân hàng trung ương châu Âu ECB tung ra trong biện pháp tổng hợp để đưa nền kinh tế khu vực đồng tiền chung thoát khỏi giảm phát – một nguy cơ tương tự mà người Nhật đang phải giải quyết từ hơn 2 năm nay.
Theo đó, Gói kích thích kinh tế được gọi là QE trị giá trên 1100 tỷ Euro mà Ngân hàng trung ương Châu Âu ECB tung ra được dự tính sẽ khiến tỷ giá đồng Euro đạt mức suy giảm mạnh nhất trong số các đồng tiền chủ chốt trên thế giới, vượt mặt cả đồng Yen.
Theo ước tính sau khi gói kích thích QE được khởi động, đồng Euro sẽ có mức giảm giá lên tới 10% so với đồng USD vào cuối năm nay để chính thức đạt được một sự ngang giá giữa đồng Euro và USD lần đầu tiên kể từ năm 2002, trong khi đó đồng Yen được dự đoán sẽ chỉ sụt giảm tỷ giá khoảng 8% so với đồng USD.
Sự sụt giảm mạnh mẽ của đồng Euro vì thế sẽ là một thách thức nghiêm trọng đối với Nhật Bản khi mà hàng hóa từ EU sẽ có mức cạnh tranh rất khốc liệt với hàng xuất khẩu từ Nhật.
Dù thống đốc ngân hàng trung ương châu Âu Mario Draghi tuyên bố sự sụt giá của đồng Euro chỉ là hệ quả phụ từ việc triển khai gói kích thích kinh tế QE chứ ECB không có ý định khai mào một cuộc chiến tỷ giá với Nhật, thì ai cũng hiểu rằng cái gọi là hệ quả phụ đó cũng đang đem lại cho EU những lợi thế không hề nhỏ trong cuộc cạnh tranh với hàng hóa Nhật Bản trên thị trường thế giới.
Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng thách thức và cản trở từ phía EU thông qua việc hạ tỷ giá đồng Euro sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của cuộc cải tổ nền kinh tế của Nhật Bản trong thời gian tới.
Sở dĩ như thế, là vì người Nhật đã tiến hành chiến lược hạ tỷ giá đồng Yen được hai năm kể từ khi Abenomics được triển khai, và họ đã thu được những thành quả lớn, hiệu quả cải tổ nền kinh tế Nhật giờ đây không còn phụ thuộc quá nhiều vào tỷ giá và xuất khẩu như cách đây hai năm nữa.
Thống đốc ngân hàng trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda tuyên bố ông thấy không cần thiết phải để bơm thêm một gói kích thích mới trị giá khoảng 80 ngàn tỷ Yen (tương đương 667 tỷ USD) ở thời điểm hiện tại, khi mà mức lạm phát và các chỉ số của nền kinh tế Nhật Bản vẫn đang ổn định và đạt ngưỡng khá lý tưởng.
Ngược lại, chính EU mới đang là những người cần lo ngại ở thời điểm hiện tại, khi nguy cơ giảm phát mà họ đối mặt cũng đang nguy hiểm không kém so với hoàn cảnh của người Nhật cách đây hơn 2 năm, trước khi Abenomics được triển khai.
Kinh nghiệm trong hai năm triển khai Abenomics của người Nhật cho thấy, chỉ hạ tỷ giá đồng nội tệ là không đủ để đẩy lùi nạn giảm phát, cần phải có một chiến lược toàn diện và tổng hợp hơn nhiều.
Với thủ tướng Shinzo Abe, hạ tỷ giá chỉ là một trong ba mũi tên của ông là hạ tỷ giá, thúc đẩy xuất khẩu và tái cơ cấu doanh nghiệp và nền kinh tế Nhật.
EU đang tỏ ra gặp nhiều khó khăn hơn nhiều trong việc triển khai một giải pháp tổng hợp như vậy khi Liên minh châu Âu hiện nay vẫn chỉ là một liên minh về kinh tế, nó chưa có một bộ não trung ương đủ quyền lực để có thể tung ra một chiến lược phức tạp và quy mô như vậy.
Lời tuyên bố không cần thiết phải tung một gói kích thích kinh tế mới của thống đốc Kuroda vì thế cũng đang ngầm chứa một hàm ý thách thức đối với EU, đó là “hãy cứ để họ hạ tỷ giá nếu muốn, nhưng cũng chẳng có mấy tác dụng đâu”.


http://soha.vn/quoc-te/tong-thong-obama-ha...04214358008.htm

Mới đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã dùng những lời lẽ nặng nề và có phần đe dọa để tỏ thái độ trước một số quy định trong dự luật chống khủng bố mới của Trung Quốc.
Trang Phượng Hoàng (Trung Quốc) cho biết, dự luật "chống khủng bố" đầu tiên của Trung Quốc đã được tiến hành vòng thẩm định thứ 2 tại Hội nghị Ủy ban thường vụ Hội đồng nhân dân toàn quốc hồi cuối tháng 2/2015.
Theo đó, bộ luật này được đánh giá sẽ là "kiếm sắc" của Trung Quốc trong những hành động lớn chống lại các tổ chức khủng bố.
Căn cứ theo dự luật này, những công ty công nghệ của Mỹ nếu muốn kinh doanh và ăn chia thị phần tại Trung Quốc sẽ phải đặt server tại nước này.
Bên cạnh đó, bọn họ cũng phải cung cấp các mật mã và cho phép cơ quan giám sát của chính phủ Trung Quốc truy cập vào hệ thống của mình.
Dự luật chống khủng bố mới của Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích quyết liệt từ phía Mỹ. Theo Thời báo Hoàn Cầu, hôm 2/3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã dùng những lời nặng nề phê bình dự luật này.
"Quy định mới (của Trung Quốc) yêu cầu tất cả doanh nghiệp công nghệ phải giao các thông tin bảo mật để bảo vệ người dùng, đồng thời cho phép Trung Quốc cài đặt phần mềm 'cửa sau' phục vụ hoạt động giám sát của chính phủ" - Tổng thống Mỹ nói.
Ông Obama cho rằng, hình thức cưỡng chế doanh nghiệp Mỹ "khai hết lý lịch" của chính phủ Trung Quốc thực tế "có khả năng khiến doanh nghiệp nước ngoài càng khó khăn trong việc tác nghiệp tại nước này", chứ không đạt được mục đích bảo vệ an ninh quốc gia và bảo mật thương nghiệp.
"Có một điều tôi cần nói rõ với Chủ tịch Tập Cận Bình, nếu còn muốn tiếp tục hợp tác với Mỹ, Trung Quốc bắt buộc phải thay đổi những quy định chính sách này" - ông Obama đe dọa và dự đoán, quy định mới sẽ "làm hại chính Trung Quốc".
"Tôi nhận thấy những biện pháp mang tính hạn chế này sẽ tổn hại tới chính kinh tế Trung Quốc về lâu dài, bởi Mỹ, châu Âu hay các doanh nghiệp quốc tế khác đều không muốn bàn giao những thông tin nhạy cảm như vậy cho chính phủ".
Trước thái độ của Tổng thống Mỹ Obama, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phát biểu tại cuộc họp báo ngày 3/3 rằng - "Tất cả các nước đều vô cùng chú trọng vấn đề an ninh thông tin và thực thi các biện pháp bảo đảm. Điều này không cần bàn cãi".
Bà Hoa cũng ngầm "bóc mẽ" vụ việc tình báo Mỹ, Anh bị tố đánh cắp dữ liệu của nhà sản xuất SIM Gemalto - "Cách đây không lâu, có 'một số nước' đã đột nhập vào hệ thống một hãng sản xuất SIM của nước khác và cài phần mềm gián điệp.
Đó chỉ là một trong những vụ việc bị lộ thời gian gần đây".
Bà Hoa Xuân Oánh cũng cảnh cáo Mỹ - "Những vấn đề về lập pháp là nội chính của Trung Quốc, hy vọng Mỹ đánh giá tình hình chính xác, bình tĩnh, khách quan".
Phê bình Trung Quốc, Mỹ "há miệng mắc quai"?
Bình luận về việc ông Obama chỉ trích Trung Quốc, báo Nga Sputnik News "bóc mẽ" rằng các quy định trong dự luật chống khủng bố của Bắc Kinh "dựa nhiều trên chính quy định của Mỹ, hay rõ hơn là dựa trên tiền lệ tạo ra bởi bộ máy gián điệp của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA)."
Sputnik cũng chế giễu rằng, thái độ của Mỹ đối với Trung Quốc trái ngược hoàn toàn với những gì diễn ra trước đó, khi cả ông Obama và Thủ tướng Anh David Cameron đều tỏ ý muốn gây áp lực để các "ông lớn" ngành công nghệ phải hợp tác với cơ quan tình báo phương Tây.
"Chúng ta vẫn phải tìm cách bảo đảm rằng nếu các mối liên kết với al-Qaeda hoạt động tại Anh hay Mỹ, chúng ta có thể ngăn chặn thảm kịch thực sự phát sinh" - Tổng thống Mỹ nói trong một cuộc hội thảo.
"Tôi nghĩ các công ty cũng muốn như vậy. Họ là những người yêu nước, có gia đình và muốn gia đình mình được bảo vệ".
Sputnik nhận xét, ông Obama coi việc giám sát thông tin là "công cụ yêu nước thiết yếu" và vô cùng quan trọng để ngăn chặn hoạt động khủng bố trong và ngoài nước.
Nhưng, ông lại không thoải mái khi Trung Quốc làm điều tương tự.
Dù ông Obama nói rằng các công ty công nghệ sẽ không sẵn lòng "giao nộp" thông tin bảo mật cho chính phủ, nhưng Sputnik chỉ ra, tài liệu "lộ mật" của cựu nhân viên NSA Edward Snowden cho thấy hãng Microsoft cho phép cơ quan này truy cập trực tiếp vào những tin nhắn được mã hóa.
Thậm chí, hồi năm ngoái, cả Cục điều tra liên bang (FBI) và NSA đã cảnh báo các công ty Internet không được sử dụng những loại mã mã hóa mà cơ quan hành pháp... không thể bẻ khóa.


Phó Thường Nhân
Việc chú Nemsov bị áp sát, nếu khách quan mà nói, thì người ta không thể bỏ qua bất kỳ một giả thiết nào. Từ việc chú này bị tình báo phương Tây hay UK giết, hay các nhóm đối lập trong xã hội Nga, hay có bàn tay của chính phủ Nga, hay Mafia, hay tình trường của chú ấy. Khi tôi nói mafia ở đây không phải là Mafia Ý, mà là Mafia liên quan tới những nhóm người thủ lợi xung quanh Elsine khi Liên Xô tan rã người ta vẫn gọi là Elsine Family. Thành tích của chú Nemsov này cũng không khác gì các tài phiệt Nga khác, ngay cả các tài phiệt hiện giờ vẫn đang tồn tại đường đường chính chính ở Nga, nhờ đổi gió quay chiều theo Putin kịp thời.
Như vậy việc các báo chí thế giới, đặc biệt báo chí phương Tây, đăng tải những chuyện xung quanh vụ áp sát này, thì chỉ có thể được coi như một giả định. Cái giả định ấy gắn nhiều với tâm lý, ý đồ, định kiến ..với nước Nga nói chung và với Putin nói riêng. Có điều trong cái thế giới bị bao trùm bởi các tin tức dạng Facebook như ngày nay, thì những kiểu đưa tin ấy có thể dấy lên những vấn đề về tâm lý quần chúng, gây rối loạn. Không những thế, phương Tây cũng dùng nó để biện minh cho các hành động của mình trong quan hệ quốc tế.
Một ví dụ kiểu này đã xẩy ra ở Tunisie, là nước đầu tiên khởi đầu trong các cuộc « cách mạng Ả rập » trong thời gian gần đây. Nguyên nhân trực tiếp của nó là một vụ tự thiêu của một người bán hàng rong. Nhưng sau đó trên Facebook đã chuyển tải những tin nói rằng người tự thiêu nay là người có bằng đại học, nhưng không kiếm được việc làm. Và cái tin ấy đã gây chấn động giới trẻ Tunisie, là nạn nhân của vấn đề thất nghiệp. Cái tin này cũng được đưa trên tất cả báo chí phương Tây, và sau đó các báo của các nước thế giới thứ 3 kiểu VN cũng trích theo, trở thành sự thật toàn cầu. Ba năm sau người ta mới xác định được rằng tin này là tin giả. Và nó chỉ là một sự trùng tên. Đúng là có một người mang tên như người bán hàng rong tự thiêu, nhưng đây là hai người khác nhau, không phải là một người. Đây là trường hợp tin giả « ngẫu nhiên ». Nhưng cũng có những trường hợp tin giả có ý đồ. Ví dụ như việc nhân viên tình báo Mỹ đóng giả một cô gái trên Facebook khi bùng nổ nội chiến ở Syria chẳng hạn.
Về vụ tiền tệ « Hiệp định Plaza » vào cuối những năm 80, đẩy Nhật vào trạng thái suy thoái suốt thập niên 90 và còn có ảnh hưởng tới ngày nay với kinh tế Nhật, thì đúng nó là kết thúc của một cuộc chiến tiền tệ (chủ yếu giữa Mỹ và Nhật, chứ Euro lúc đó chưa tồn tại) và lý do của nó có nhiều từ kinh tế đến chính trị và quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Nhật. Và nó cũng là một trong những cái « Act » là hệ quả của việc kết thúc chiến tranh lạnh (do Liên Xô tan rã).
Tại sao lại thế ? Khi chiến tranh lạnh bùng nổ (người ta thường lấy cái mốc là ngày mà Churchille, cựu thủ tướng Anh đọc bài diễn văn ở một trường đại học Mỹ nói rằng Liên xô đã dựng lên một bức màn sắt ở châu Âu để chỉ việc hình thành khối XHCN ở Đông Âu) thì Mỹ đang chiếm đóng Nhật. Nước Nhật là một nước cũng giống như Hàn quốc không có tài nguyên thiên nhiên. Mỹ nó không thể nuôi báo cô nhưng về mặt chính trị, nó không thể bỏ. Như vậy đã hình thành nên một dạng hiệp ước ngầm giữa Mỹ và Nhật (và cả Hàn quốc cũng vậy), theo đó thì Mỹ cho Nhật Hàn tiếp cận thị trường kinh tế của mình, đổi lại Mỹ nắm đầu về chính trị, quân sự. Bằng cách đó, Mỹ để cho Nhật Hàn tự nuôi mình, đổi lại phải mất tự do chính trị.
Do sự khôn khéo của Nhật, Hàn, mà họ phát triển kinh tế vượt cả điều Mỹ có thể tưởng tượng. Trong trường hợp Nhật, Nhật trở thành đối thủ tiềm năng của Mỹ. Nếu các bác đọc các sánh báo ở phương Tây nói về Nhật vào thập niên 80, thì hầu hết đều có tiên đoán Nhật vượt Mỹ (giống như bây giờ người ta tiên đoán về TQ vậy). Đỉnh cao nhất của của cái mâu thuẫn này, có lẽ là lúc ở Nhật xuất bản cuốn sách mà chủ tịch hãng Sony đồng tác giả. « Japan can say NO » (Nhật bản có thể nói KHÔNG). Cuốn sách này xuất bản bằng tiếng Nhật, nhưng được CIA mò ra và in ở Mỹ. Vì cái Nhật muốn nói KHÔNG ở đây là KHÔNG đồng ý với Mỹ.
Để hạn chế Nhật, Mỹ đã đặt chế độ quota với hàng hóa Nhật, dạng như kiểu Mỹ đang đánh đồ thuỷ sản của VN bây giờ. Điều đáng lưu ý là cái giống Mỹ - Anh về mặt học thuyết luôn đòi tự do thương mại. Nhưng thực tế tự do thương mại khi nó có lợi thôi, còn khi nó bị dồn vào thế bất lợi, thì nó tung cái quota ra ngay. Nhưng điều đó cũng không hạn chế được Nhật, vì Nhật lúc đó giống như TQ hiện tại xuất siêu với Mỹ.
Khi hiệp định Plaza ra đời, khoảng vào năm 88 (tôi nhớ không chính xác). Thì Mỹ ép Nhật phải chịu tăng giá đồng Yên so với đồng Đô la. Nếu tôi không nhầm thì ngày trước ngày sau nó tăng 60, 70%. Điều đó có nghĩa là giá sản xuất qua một đêm tăng gấp đôi. Điều này đã đẩy kinh tế Nhật vào thế phá sản.
Tại sao cái hiệp định Plaza này lại ra đời vào khoảng thời gian này. Ở đây nó có cái khung chính trị. Đó là lúc đó Liên Xô tan rã, Mỹ không cần Nhật như đồng minh trong chiến tranh lạnh nữa, mà vấn đề quản chế, ghìm Nhật quan trong hơn. Nhật mất thế để đòi hỏi Mỹ, và cũng không thể bắt Mỹ bỏ các căn cứ quân sự trên đất mình. Các căn cứ này về bên ngoài là để “bảo vệ” Nhật, trong thực tế nó là hình thức quản thúc. Điều thú vị là nếu cái hiệp định ngầm Mỹ-Nhật trong chiến tranh lạnh không còn hiệu lực với Mỹ, thì cái vế Mỹ quản chế Nhật vẫn còn nguyên.
Bây giờ nhìn lại quan hệ Việt Mỹ theo cái trực giác của quan hệ Mỹ - Nhật, người ta thấy cái gì ? Rằng hiện tại có những lợi ích khách quan Mỹ - Việt. Lợi ich hay bên không đồng nhau, nhưng không có đối kháng. Tất nhiên phải giả định là chính quyền VN luôn vững mạnh thì điều đó mới có được, chứ trong chính trường Mỹ nó vẫn luôn có option lật đổ (thông qua những trò nhân quyền nhân ngãi). Cái lợi ich này tồn tại đến khi nào ? đến khi TQ không còn là đối thủ tiềm năng của Mỹ nữa. Một điều hiện tại tốt với VN trong quan hệ với Mỹ (so với quan hệ Nhật-Mỹ) là VN độc lập chính trị với Mỹ. Vậy VN có thể lợi dụng cái khung quốc tế hiện tại này để phát triển, nhưng phải tránh trở thành tay sai của Mỹ. Để làm điều đó thì phải có chính sách trung lập tích cực, đẩy mạnh quan hệ với nhiêù nước khác nhau để phục vụ cho mục đích phát triển của mình. Cũng giống như hồi đánh Mỹ , chơi đồng thời với Liên Xô và TQ. Thằng này doãi ra thì mình chơi với thằng kia , không để bị nó bắt “cầm tù” cho lợi ích của nó.
langtubachkhoa
Dua thong tin truoc khi binh luan, thong tin nay dich tu bao cua Nga. Trong hoan canh nay, tin la no noi dung su that du k hoan toan day du. Day la bai tiep theo cua bai “Mùa xuân Crimea”: Phá âm mưu của Cụm TSB Mỹ truoc

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...ham-my-3235710/

“Mùa xuân Crimea”: Thu phục cảnh sát Berkut, dọa chiến hạm Mỹ
Trong chiến dịch “Mùa xuân Crimea”, Nga vừa phải đẩy nhanh tiến trình sáp nhập Crimea, đồng thời phải “chăm sóc kỹ lưỡng” các chiến hạm Mỹ trên biển Đen.
Thu phục cảnh sát đặc nhiệm Berkut, góp phần làm rã đám lực lượng an ninh Ukraine

“Berkut” hay còn gọi là “Mắt đại bàng”, là lực lượng đặc nhiệm Ukraine trực thuộc Bộ Nội vụ, một trong những biểu tượng sức mạnh của lực lượng cảnh sát Ukraine, đã bị quyền Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov ra lệnh giải tán ngày 25-02.

Tiền thân của đơn vị này là các đội cảnh sát đặc nhiệm (OMON), được Liên Xô thành lập tại Kiev, Dnepropetrovsk, Donetsk, Lvov và Odessa ngày 28-12-1988. Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, đến tháng 1 năm 1992, Ukraine đã quyết định thành lập biệt đội phản ứng nhanh Berkut với mục đích là đối phó với tình hình tội phạm trong nước gia tăng

Berkut có nhiệm vụ bảo vệ trật tự xã hội ở những nơi có tình hình xã hội phức tạp, khi có biểu tình, xuất hiện tình trạng khẩn cấp, ngăn chặn những biểu hiện bạo lực và gây bất ổn, bắt giữ tội phạm có vũ trang nguy hiểm và giải phóng con tin...

Berkut có ít nhất 5.000 thành viên nằm rải rác ở tất cả các tỉnh, thành ở Ukraine, đặt dưới sự quản lý của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh. Vì là đơn vị với tính chất, đặc thù công việc riêng nên lực lượng Berkut được đào tạo rất tinh nhuệ và có vũ khí trang bị mạnh, bao gồm cả xe bọc thép.

Các thành viên của Berkut thường hoạt động ở những khu vực trung tâm tỉnh, thành phố, được trang bị khá mạnh, bao gồm một số xe bọc thép như BTR-6 hoặc BTR-80; các loại súng tiểu liên AKM, súng lục PM, súng lục PBS, Fort-12 và súng bắn tỉa SVD, trung liên RPK-74, lựa đạn hơi cay…

Thành viên của Berkut cơ bản đều là những người có tư tưởng thân Nga, chống phương Tây và bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych nên trong quá trình đảo chính, lực lượng thân Kiev đã cho người bao vây các đơn vị của Berkut và sử dụng lính bắn tỉa để cầm chân lực lượng này.

Sau khi chính biến xảy ra, lo ngại Berkut sẽ dùng sức mạnh lật ngược thế cờ, chính quyền thân phương Tây của Kiev đã quyết định giải tán và tịch thu vũ khí trang bị của họ. Việc xóa sổ Berkut được coi là một trong những động thái “chặt đứt” nguồn lực ủng hộ đối với Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych.

Ngay từ khi Berkut bị giải tán và bị ngược đãi, trong điều kiện các lực lượng vũ trang thân Nga ở miền đông Ukraine và Crimea còn mỏng, Nga đã quyết định sẽ sử dụng những cảnh sát đặc nhiệm này làm nòng cốt trong lực lượng giải giáp vũ khí quân đội Ukraine và bảo vệ các khu vực khác.

Bởi vậy, ngay sau đó lực lượng biểu tình thân Nga đã được sự chỉ đạo lập hàng rào bảo vệ lực lượng này ở các tình Kharkov, Donetsk và Lugansk không để họ bị truy bắt và ngược đãi. Đồng thời, lãnh sự quán Nga ở Crimea công bố quyết định tuyển dụng cảnh sát Berkut và trao hộ chiếu công dân Nga cho họ vào ngày 28-2.

Ngay sau đó, đến ngày 1-3, những cảnh sát Berkut ở Crimea đã được trao những tấm Hộ chiếu Nga đầu tiên và ngay lập tức gia nhập lực lượng giải giáp quân đội Ukraine trên bán đảo cùng với lực lượng tự vệ Cossaks. Đây là nguồn nhân lực tuy không nhiều nhưng rất tinh nhuệ, góp phần bảo vệ tốt an ninh trên bán đảo.

Hiệu ứng này đã lan sang toàn bộ nhân viên cảnh sát đặc nhiệm ở khu vực đông nam, khiến lực lượng thân Nga được tăng cường rất mạnh, đồng thời khiến lực lượng đặc nhiệm khác là Alpha dao động và từ chối đàn áp nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng ly khai chiếm giữ được một khu vực lớn ở Donbass làm cơ sở ban đầu cho các vùng lãnh thổ ly khai.

langtubachkhoa
Nga “chăm sóc” chiến hạm Mỹ trên biển Đen

Sau khi cụm tàu sân bay USS George Bush (CVN-77) quay đầu, nó đã để lại biển Đen tàu khu trục USS Truxtun, USS Donald Cook và tàu hộ vệ USS Taylor. Các tàu này tiến đến bờ biển bắc Crimea với lí do tập trận chung với Bulgaria và Romania từ ngày 7-22/3, nhưng mục đích chính là để do thám, phá hoại cuộc trưng cầu dân ý.

Tình báo Nga đã nắm được thông tin trên các chiến hạm Mỹ có 6 toán đặc nhiệm, mỗi toán 16 người sẵn sàng lên bờ để tiến hành các hành động phá hoại, bắn lén ở Crimea nhằm mục đích quan trọng nhất là gây xung đột dẫn đến nổ súng giữa quân đội Nga và Ukraine.

Thứ 2 là gây ra vụ nổ trên các tuyến đường giao thông ở thành phố vào giờ cao điểm, gây nổ các công sở... nhằm gây ra nỗi sợ hãi và khủng bố ngay trước cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea ngày 16-3, nhằm làm giảm số người đi bỏ phiếu và tạo điều kiện tuyên bố kết quả bỏ phiếu là vô giá trị.

Để loại trừ các hành động đó, Nga đã tiến hành các hành động “kiểm soát cứng rắn” nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho quá trình trưng cầu dân ý và an ninh cho Hạm đội Biển Đen.

Các tàu nổi và tàu ngầm của Hạm đội Baltic đã được tăng cường cho Sevastopol, bởi khi Crimea chưa chính thức thuộc về Nga, các tàu của Hạm đội biển Đen vẫn phải án binh bất động, không ra ngoài căn cứ theo điều khoản của Hiệp định đồn trú.

Ngày 2-3, Ukraine phát hiện có 2 chiến hạm săn tàu ngầm của Nga đã hiện diện ngoài khơi vùng tự trị Crimea. Cũng trong ngày 2-3, 2 tàu ngầm Kilo cũng được phát hiện ở một vịnh của Sevastopol. Qua xác minh, quân đội Ukraine cho biết, lực lượng của Hạm đội Baltic đã được điều đến tăng cường cho Crimea.

Đồng thời, trong thời điểm đó, các chiến hạm của Hạm đội Biển Đen, trong đó có tuần dương hạm siêu mạnh Moskva cũng được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất và khống chế không cho các tàu của hải quân Ukraine ở căn cứ Sevastopol chạy ra biển về phía Odessa.

Trên bán đảo, lực lượng phòng vệ bờ biển tăng cường canh gác và sẵn sàng nổ súng nếu có hoạt động khả nghi và các “tàu lạ”. Ở trên bờ, lực lượng Berkut và tự vệ Cossaks cũng tập trung ngăn chặn các hành động nghi vấn phá hoại, bảo đảm an toàn cho cuộc trưng cầu dân ý.

Với những hành động cương quyết này, trong suốt thời gian gần 1 tháng, trên toàn bán đảo chỉ xảy ra 1 vụ bắn lén, cùng lúc giết chết 1 tự vệ Crimea và 1 lính Ukraine vào ngày 18-3. Trong vụ bắn tỉa được cho là khiêu khích, nhằm gây mâu thuẫn này, Nga đã bắt giữ 1 tay súng.

Ngay sau đó, công tố viên trưởng Crimea Natalia Poklonskaya khẩn cấp yêu cầu triệu tập một phiên dịch viên “một ngôn ngữ của các nước NATO, giáp với Ukraine và có lối ra biển”. Vì vậy, tờ Báo Mới của Nga đưa ra nhận định, tay súng bị bắt có thể là lính đặc nhiệm nói tiếng Romania.

Tuy nhiên, suốt từ cuối tháng 2 cho đến cuối tháng 3, cụm tàu Mỹ vẫn thường trực trên biển Đen, chiếc này hết hạn thì quay ra cho chiếc khác vào hoặc quay ra lấy lệ rồi lại vào ngay. Hành động này được Nga cho rằng là cố ý gây khiêu khích, không từ bỏ âm mưu phá hoại trung tâm vũ trụ của Nga.

Theo thông tin của tờ Báo Mới, tàu khu trục USS Donald Cook được biệt phái ở lại biển Đen với ý đồ phá hoại hoạt động của các anten liên quan đến Trung tâm vũ trụ của Hạm đội Biển Đen và mạng vệ tinh quân sự do thám ELINT.

Đây là các hệ thống thiết bị tích hợp hiện đại, cho phép Crimea nhận các thông tin theo dõi các tín hiệu bức xạ điện tử từ các radar và các hệ thống dẫn đường về hạm đội, các máy bay trên tàu và tàu tên lửa Mỹ; tiếp nhận thông tin từ radar cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo và hành trình.

Bởi vậy, Nga đã quyết định ngoài việc đưa tàu chiến ngăn chặn, cần phải dùng đến không quân để đe nẹt các tàu Mỹ. Chính điều đó đã dẫn đến sự kiện máy bay trinh sát Su-24MR dằn mặt tàu khu trục USS Donald Cook ngày 12-4 trên biển Đen, chứ không đơn thuần là Moscow “hung hăng, khiêu khích” Washington.

Tờ Báo Mới cho biết, các máy bay Nga đã sử dụng các thiết bị chiến tranh điện tử (EW) để gây nhiễu, vô hiệu hóa các radar thuộc hệ thống Aegis. Moscow muốn biểu thị cho Washington biết, trình độ tác chiến điện tử của Mỹ không thể hơn Nga, hãy từ bỏ âm mưu phá hoại Trung tâm vũ trụ Crimea.

Đồng thời, việc chiếc Su-24MR mô phỏng 12 lần hành động bổ nhào tấn công ở độ cao 150m và khoảng cách 900m là động thái cảnh cáo rằng, nếu tàu chiến Mỹ cứ tiếp tục âm mưu phá hoại, nó sẽ bị tiêu diệt bất cứ lúc nào.

Thúc đẩy nhanh tiến trình tổ chức cuộc “trưng cầu dân ý”

Ngay từ khi chính quyền mới thân Nga được lập lên ở Crimea, tiến trình trưng cầu dân ý cũng đồng thời được quyết định ngay trong ngày 27-2. Các nghị sĩ cũng bỏ phiếu ủng hộ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tương lai của bán đảo này vào ngày 25-5.

Tuy nhiên, lường trước được khả năng chính quyền Kiev và lực lượng Mỹ ở biển Đen sẽ phái các toán thám báo đột nhập để phá hoại, reo rắc tâm lý hoang mang sợ hãi khiến cử tri không dám đi bầu cử, làm mất giá trị pháp lý của cuộc “trưng cầu dân ý”, Nga đã đẩy nhanh tiến trình tổ chức.

Ngày 1-3, Nhà lãnh đạo Crimea Sergey Aksyonov tuyên bố sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý cho nền độc lập vào ngày 30-03-2014.

Nhưng chỉ sau đó chưa đầy 1 tuần, vào ngày 6-3 quốc hội của Cộng hòa tự trị Crimea đã họp và thông qua quyết định nhất trí "sáp nhập vào Liên bang Nga với các quyền của một chủ thể trực thuộc Liên bang Nga”, đồng thời quyết định đẩy thời điểm tiến hành cuộc trưng cầu dân ý sớm hơn vào ngày 16-03-2014.

Trưa 7-3, một phái đoàn Nghị sỹ Hạ Viện và Thượng Viện Nga đã bay sang hội đàm với đại biểu Quốc hội Crimea. Trưởng ban phụ trách khối Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) thuộc Duma Nga, Leonid Slutsky tuyên bố, Nga sẵn sàng công nhận quyết định của người dân Crưm trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới.

Ngày 16-3, cuộc “trưng cầu dân ý” được tổ chức thành công, 96,77% cử tri Crimea đã bỏ phiếu ủng hộ việc sáp nhập vào Liên bang Nga, tương đương với 1,233 triệu cử tri, trong tổng số 1,274 người đi bỏ phiếu. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt 83,1%.

Ngày 17-3, Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh công nhận Crimea là một quốc gia độc lập,

Ngày 18-03, Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo Crimea đặt bút ký vào hiệp ước sáp nhập bán đảo Crimea vào Liên bang Nga.

Ngày 20-3, Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga) đã bỏ phiếu phê chuẩn việc chấp nhận nước Cộng hoà tự trị Crimea và thành phố Sevastopol là các thực thể mới của Liên bang Nga. 443-446 Hạ nghị sĩ đã bỏ phiếu ủng hộ Hiệp ước, chỉ có 1 phiếu chống.

Ngày 21-3, với số phiếu thuận tuyệt đối (155-155), Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga đã nhất trí thông qua Hiệp ước sáp nhập nước Cộng hòa tự trị Crimea của Ukraine vào nước này.

Cũng trong ngày hôm đó, Tổng thống Vladimir Putin ký phê chuẩn thành luật Hiệp ước sáp nhập bán đảo này vào lãnh thổ Liên bang Nga tại một buổi lễ có sự tham dự của chủ tịch Thượng viện và Hạ viện.

Như vậy, trong vòng 5 ngày sau cuộc trưng cầu dân ý, Crimea đã trở thành một thực thể hành chính thuộc Liên bang Nga. Tính rộng ra, từ khi lực lượng thân Nga nắm được chính quyền vào ngày 27-2, chưa đầy 1 tháng sau, báo đảo vốn thuộc Ukraine đã thuộc về tay Nga!

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, Nga vừa phải tiến hành các bước tổ chức trưng cầu dân ý vừa đối phó với âm mưu hất cẳng Hạm đội biển Đen ra khỏi Crimea của Cụm tàu sân bay Mỹ, vừa tiếp tục vây ép và bức rút các cơ sở quân đội Ukraine đầu hàng.

Tuy đại đa số đơn vị quân đội Ukraine chấp thuận giải giáp nhưng vẫn còn nhiều căn cứ không chịu buông súng, thậm chí sau khi Crimea đã về với Nga vẫn còn những đơn vị cương quyết chống cự, trong bối cảnh quân đội Nga không được phép nổ súng.

Đây là vấn đề hết sức phức tạp vì chỉ cần một vụ chạm súng giữa quân đội Nga và quân đội Ukraine là chiến tranh giữa 2 nước có thể bùng phát. Vậy người Nga giải quyết “những kẻ cứng đầu” này như thế nào? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu trong kỳ tiếp theo.
langtubachkhoa
http://www.giaoducvietnam.vn/Quoc-te/Thu-t...n-post156175.gd
Thủ tướng Ukraine được cấp thêm quốc tịch Canada phòng khi có biến
Trang PolitNavigatora hôm 6/3 dẫn nguồn tin trong Quốc hội Ukraine cho biết, Thủ tướng nước này gần đây đã được cấp hộ chiếu thứ hai mang quốc tịch Canada.
Canada không cấm công dân mang hai quốc tịch, nhưng ở Ukraine là trái pháp luật.
Chính trị gia Vitali Klitschko cũng mang thêm quốc tịch Đức, mặc dù ông kịch liệt phủ nhận thông tin này.
Tỷ phú, người đứng đầu chính quyền khu vực Dnipropetrovsk, Igor Kolomoisky đã thừa nhận rằng ông mang tới ba quốc tịch Ukraine, Israel và Síp.
Tờ Bloomberg gần đây cũng khẳng định rằng Bộ trưởng Bộ Tài chính của Ukraine, Natalia Yaresko, cũng có hai quốc tịch là Ukraine và Mỹ./.


Rada tối cao Ukraina dự định sẽ thay đổi chính quyền ở Kharkov vì đã từ chối công nhận Nga là "kẻ xâm lược"
http://russian.rt.com/article/78136
Ngoài ra thì trước đây thành phố Mariupol cũng đã không thông qua nghị quyết gọi Nga là "xâm lược"


Hậu Mùa xuân Arập: Mỹ ra Nga vào
Chính quyền Obama đang có một vấn đề lớn tại Trung Đông. Đa số các quốc gia đã trải qua cuộc cách mạng Mùa xuân Arập đều đang đẩy Mỹ ra xa và tìm cách xích lại với Nga để tìm kiếm sự giúp đỡ. Dưới đây có 5 lý do cho hiện tượng đó.
Những chính sách của Mỹ có qua nhiều điểm bất đồng, ngay cả những đồng minh trước kia của họ cũng đang có xu hướng quay sang nhờ hỗ trợ từ Nga. Chuyến thăm cấp cao tới Moskva của Thủ tướng Libya và Yemen mới tháng 2 đây cũng khiến Mỹ “nóng mặt”. Ngày 10/2, chuyến công du tới Ai Cập của Tổng thống Nga Putin được các nhà phân tích gọi đó là chuyến đi lịch sử mở ra nhiều chuyến thăm cấp cao khác.
Lãnh đạo các nước không chỉ tìm cách tiếp cận với ngành công nghiệp vũ khí lớn mạnh của Nga mà còn tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh tế và ảnh hưởng chính trị tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc khi họ nhận ra rằng những thỏa thuận với Hoa Kỳ chỉ dẫn tới ngõ cụt. Có 5 lý do chính giải thích vì sao các quốc gia Mùa xuân Arập lại muốn sự giúp đỡ từ Nga:

1. Nước Mỹ chỉ cung cấp vũ khí khi điều đó phục vụ cho chính họ

Sau sự can thiệp của NATO dẫn đến việc lật đổ nhà độc tài Muammar Gadhafi vào năm 2011 trong cuộc nội chiến Libya, đất nước này đã bị phương Tây bỏ mặc. Một cuộc xung đột giữa các phe vô thần và Hồi giáo - phe lên nắm quyền đã lại dẫn đến cuộc nội chiến thứ hai vào năm 2014. Giờ đây, chính phủ vô thần đang kêu gọi Nga hỗ trợ trong cuộc chiến với nhóm “Anh em Hồi giáo” và cả lực lượng thánh chiến có bao gồm cả tổ chức IS.

“Hoa Kỳ và Anh trợ giúp vũ khí cho các nhóm vũ trang trong khi từ chối cung cấp vũ khí cho quân đội Libya”, Thủ tướng Libya Abdullah al-Thani nói trên Sputnik (hãng thông tấn lớn của Nga).

Tại buổi họp báo ở trung tâm báo chí Moskva - Rossiya Segodnya hôm 5-2, ông Al-Thani đã tuyên bố rằng, Libya hy vọng sẽ có sự bắt tay giữa quân đội quốc gia này với Nga, về cả mặt huấn luyện cũng như hỗ trợ vũ khí.

2. Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng với phương Tây là cái bẫy nợ công của IMF

Cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề do các cuộc nội chiến, Libya không đủ khả năng tài chính để chi trả cho những công nghệ đắt tiền từ phương Tây. Như vậy, họ chỉ có một cách là vay tiền từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) - 2 thể chế luôn có sự ràng buộc với các chính sách chính trị như thắt lưng buộc bụng. Một lựa chọn khác đó chính là Nga - đất nước sẵn sàng hỗ trợ tài chính với những điều khoản hào phóng và cái giá thấp hơn.

Còn ở Ai Cập, đất nước này đang tìm kiếm nguồn năng lượng nguyên tử thì Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Rosatom của Nga sẵn sàng cung cấp. “Chúng tôi đang bàn về việc sử dụng các kỹ thuật, công nghệ của Nga để xây dựng 4 khu nhà máy điện hạt nhân với công suất 1.200MW mỗi khu”, Chủ tịch Rosatom Sergei Kirienko phát biểu hôm 12-2.

3. Nước Mỹ không thể giải quyết được gốc rễ những vấn đề tạo nên cuộc chính biến năm 2011

Để ngăn cản cuộc khủng lương thực, nguyên nhân đã gây ra cuộc cách mạng năm 2011, Ai Cập đang chuyển hướng sang Nga để nhờ xây dựng những kho chứa gạo khổng lồ, có thể chưa được tới 80% sản lượng gạo mà Ai Cập cần tới khi trường hợp giá gạo lại có nhiều biến động.

“Chúng tôi đã làm một cuộc điều tra để phục vụ cho việc tìm hiểu các chỉ số cho dự án. Đây là những mô hình kho chứa rất hiện đại, có thể trữ tới 7, 8 triệu tấn gạo”. Ngày 10-2 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nga, ông Nikolai Fedorov cho biết so với năm 2013, Nga đã vận chuyển gấp đôi số sản lượng, hơn 4 triệu tấn, tương đương với 40% sản lượng nhập khẩu mặt hàng này của Ai Cập.

4. Mối quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia vùng vịnh khiến cho việc giải quyết mối bất đồng là không thể

Cả Ai Cập và Libya đều tìm kiếm sự ủng hộ của Nga tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Tại đây, Mỹ đã không hề có ý định ủng hộ việc loại bỏ sự tác động của Qatar - một đồng minh Hồi giáo của Mỹ, trong cuộc nội chiến của Lybia. Lybia đã nhờ tới sự ủng hộ của Nga trong việc chấm dứt lệnh cấm vận vũ khí được áp dụng lên chính phủ được quốc tế công nhận.

Ngày 25/2, một nhóm các chính trị gia Yemen, bao gồm cả ông Ansar Allah - Đại diện cho Đại hội nhân dân và Đảng Xã hội đã tới Moskva theo lời mời của ủy viên Điện Duma. Họ đã đề nghị cho Nga quyền được khai thác trên các mỏ dầu tại Yemen để đổi lấy sự công nhận chính trị, điều sẽ tác động lên phong trào Houthis và cuộc xung đột của họ với Arập Xêút.

5. Chọn Mỹ là một hướng đi bế tắc cho những người tìm kiếm sự thay đổi

Chuyên gia phân tích chính trị người Séc, Alexander Tomsky đã tranh luận rằng mối quan hệ giữ châu Âu và “sự ngạo mạn của nền văn mình bên kia bờ Đại Tây dương” đã dẫn đến việc những điều mà Ukraine đã dược hứa hẹn về chính trị và an ninh sẽ không thể nào trở thành hiện thực.

Sau khi NATO bỏ rơi Libya và Ai Cập bị dẫn dắt bởi người có xu hướng trở nên cực đoan là Tổng thống Mohammed Morsi, một sự thật ngày càng rõ ràng là sau các cuộc chính biến mùa xuân Arập, Mỹ đã không còn hứng thú với sự phát triển của những quốc gia này. Ở mức độ học thuyết, Mỹ chỉ quan tâm tới việc mở rộng sự ảnh hưởng của họ, có nghĩa là tăng cường các mối quan hệ của các quốc gia chịu sự kiểm soát của IMF và quan tâm tới các điểm yếu của những kẻ thù tiềm năng, chẳng hạn như Nga và Iran.

Trong khi đó ở Syria, nơi mà Mỹ đã quyết định trang bị và huấn luyện lực lượng nổi dậy Syria nhằm đáp trả lại IS, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã dựng sẵn lên những phương án để tấn công Bashar al-Assad.

Trong một buổi điều trần về ủy quyền sử dụng ngân sách tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ vào ngày 24/2, Ngoại trưởng Mỹ đã nói rằng: “Theo quan điểm cá nhân, có vẻ như nếu ông Assad hay ai đó tấn công vào lực lượng nổi dậy Syria mà Mỹ đang hỗ trợ thì đó cũng là chuyện dễ hiểu vì đó là một phần của cuộc chiến. Vậy nên họ phải được quyền để tự bảo vệ mình trước những bên có can dự vào cuộc chiến của ISIL, đó là phần quan trọng trong việc đánh bại ISIL”.

Tuy nhiên, cũng giống như với Libya, Mỹ không hề có vai trò gì trò gì đối với Syria sau khi chính quyền của quốc gia này bị lật đổ, ngoài việc phá hủy mối quan hệ kinh tế của họ với Nga và việc lên kế hoạch xây dựng đường ống dẫn dầu tới địa Trung Hải cùng Iran.

http://dantri.com.vn/the-gioi/hau-mua-xuan...vao-1041064.htm
langtubachkhoa
http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...kraine-3236034/
'Mùa xuân Crimea':Đặc nhiệm GRU hạ lính thủy đánh bộ Ukraine
Nga vừa tổ chức “trưng cầu dân ý”, vừa tiến hành phong tỏa và giải giáp hơn 20.000 quân chiến đấu Ukraine trên bán đảo Crimea mà không tốn một viên đạn.
Vừa trưng cầu dân ý vừa giải giáp quân đội Ukraine

Tính từ khi lực lượng thân Nga nắm được chính quyền vào ngày 27-2 cho đến khi bán đảo sáp nhập vào Nga ngày 18-3 là chưa đầy 20 ngày. Trong khoảng thời gian này, Nga vừa phải tiến hành các bước tổ chức trưng cầu dân ý vừa tiếp tục vây ép và bức rút các cơ sở quân đội Ukraine đầu hàng.

1 năm trước, những người lính mặc quân phục xanh, ít nói, lịch thiệp đã đột ngột hiện diện khắp Crimea, cương quyết ngăn chặn quân đội Ukraine ra khỏi doanh trại, phá những âm mưu khủng bố của những phần tử cực đoan đến từ Kiev, bảo đảm ngày hội trưng cầu dân ý của nhân dân trên bán đảo diễn ra cực kỳ suôn sẻ.

Trong cuộc giao lưu trực tuyến của Tổng thống V. Putin với người dân Nga ngày 17-4-2014, ông Putin đã chính thức thừa nhận sự hiện diện của “những người lịch sự” hay “lính lạ” sau lưng lực lượng tự vệ Cossaks và đặc nhiệm Berkut, trong quá trình giải giáp lực lượng quân sự Ukraine trên bán đảo này.

“...Sau lưng những lực lượng phòng vệ Crimea là các binh sĩ của chúng ta. Họ đã hành động rất đúng mực, kiên quyết và chuyên nghiệp”. Đây là câu trả lời công khai đầu tiên của ông V. Putin về những người bí ẩn che mặt, trang bị hiện đại, cư xử hòa nhã, bảo vệ an toàn cuộc sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga cuối tháng 2-2014.

Mặc quân phục chính quy màu xanh, nhưng không mang phiên hiệu đơn vị, cấp bậc, mặt thường che kín, được trang bị vũ khí hiện đại. Truyền thông phương Tây mô tả “những người lính xanh” (gọi theo màu quân phục của họ) có vẻ mặt lạnh lùng, luôn từ chối mọi câu hỏi của báo chí, và ở tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Tuy nhiên, “những người lính lạ” dù ít nói nhưng cư xử “rất lịch sự”.

Khi đến chiếm giữ và canh phòng các địa điểm trọng yếu nói trên, họ không biểu hiện thái độ đe dọa binh lính Ukraine và có những hành động rất hòa đồng với nhân dân trên bán đảo như xếp hàng mua đồ trong siêu thị, chơi đùa với trẻ con hay chụp ảnh với các “chân dài Crimea”…

Đặc nhiệm Nga còn được giao canh gác những điểm khá lạ như nhà trẻ, trường mẫu giáo... Điều đó có nghĩa là phía Nga còn tính trước khả năng khủng bố bắt cóc con tin. Một thông tin thú vị là đội đặc nhiệm canh gác trước nhà trẻ Alusta còn được yêu cầu khóa nòng súng để đảm bảo an toàn.

Đó là lý do tại sao câu tìm kiếm trên mạng và cụm từ “những người lịch sự” rất nhanh chóng trở thành phổ biến trong các trang web tiếng Nga trên Internet. Dấu ấn thời kỹ thuật số được thể hiện khi một danh xưng xuất hiện trên mạng xã hội, đi vào đời sống và trở thành một thuật ngữ đặc trưng của một sự kiện.

Tra cụm từ “những người lịch sự” trên Wiki tiếng Nga, người ta đọc thấy: “Đó là những người vũ trang không rõ nguồn gốc, không mang phiên hiệu để nhận dạng, có vẻ giống binh lính Nga”.

Lần đầu tiên cụm từ “những người lịch sự” xuất hiện trên mạng Internet là trên một blog của một cư dân mạng có địa chỉ (colonelcassad.livejournal.com/1440088.html), tường thuật diễn biến sự kiện tối 28-2 ở Crimea: “Khoảng 1 giờ đêm, sân bay Simferopol bị chiếm bởi những người mặc quân phục, mang vũ khí. Họ nhã nhặn đề nghị Đội trưởng Đội cảnh vệ sân bay và người của ông hãy lịch sự ra đi”.

“Những người lịch sự”: Vỏ bọc của đặc nhiệm GRU Spetsnaz

Cho đến nay, Nga chưa có tiết lộ chính thức nào về tên lực lượng đã tham gia chiến dịch này, mặc dù đã thừa nhận đó là đặc nhiệm Nga. Điều này đã làm truyền thông và các chuyên gia quân sự đưa ra rất nhiều phán đoán khác nhau.

Đại đa số các chuyên gia nhận định “những người lịch thiệp” này chắc chắn là đặc nhiệm của quân đội Nga, bao gồm đặc nhiệm của GRU hoặc đặc nhiệm VDV (lực lượng đổ bộ đường không), nhưng xem xét các trang bị của họ, nhiều khả năng đây là đặc nhiệm quân đội Spetsnaz do GRU chỉ huy.

Các chuyên gia chú ý đến quân phục và vũ khí trang bị của các quân nhân này. Họ mặc áo chống đạn 6B43 mới nhất (đặc nhiệm Bộ Nội vụ Nga thường mặc loại 6B23 cũ hơn) vừa mới cấp cho các đơn vị quân đội Nga vào năm 2013, mũ sắt Kevlar đời mới nhất, thiết bị dã chiến SMERSH-BAZA…, cùng với các phương tiện liên lạc hiện đại.

Họ được trang bị súng tiểu liên Kalashnikov AK-100 kiểu mới nhất được lắp thêm ống phóng lựu, có kính ngắm quang học và quang-điện tử, ống ngắm ban đêm và hệ thống ngắm bắn nhiệt. Họ được trang bị cả súng súng bắn tỉa giảm thanh 12,7mm - loại chuyên dùng cho đặc nhiệm FSB (Cơ quan an ninh Liên Bang Nga) và một số đơn vị đặc nhiệm của Bộ quốc phòng.

Một thông tin khác có thể xác thực khả năng này là vào tháng 3/2013, một nguồn tin của quan chức quốc phòng Nga cho biết là từ Bộ Quốc phòng nước này sẽ thành lập Lực lượng các chiến dịch đặc biệt mới (SSO) với thành phần nòng cốt là các phân đội đặc nhiệm của GRU để hoạt động trên cả lãnh thổ Nga và ở nước ngoài.

Lực lượng đặc nhiệm mới được xây dựng trên cơ sở các đơn vị đặc nhiệm hiện có trong tất cả các lực lượng vũ trang của nước này. SSO sẽ giúp Nga giải quyết những nhiệm vụ đặc biệt trong chiến tranh hay để ngăn chặn chiến tranh, bao gồm cả các nhiệm vụ bên ngoài lãnh thổ nước Nga.

Như vậy, theo các chuyên gia phân tích quân sự Nga, gần như có thể khẳng định “những người lịch thiệp” tại Crimea là lính đặc nhiệm GRU. Bởi vì khi đó, Crimea chưa sáp nhập vào Nga nên nhiệm vụ tác chiến ở đây được coi là ở “lãnh thổ nước ngoài”, thuộc chức trách nhiệm vụ của Spetsnaz.

Spetsnaz là các phân đội đặc nhiệm quân đội được đặt dưới sự chỉ huy của GRU (Tổng cục tình báo quân sự - Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Liên bang Nga) - một lực lượng đặc nhiệm bí ẩn nhất trong tất cả các lực lượng đặc nhiệm của các nước trên thế giới.

Spetsnaz là viết tắt của cụm từ “Spetsialnogo Naznacheniya” (phiên âm tiếng Nga), tạm dịch là “lực lượng chiến đấu đặc biệt”. Sự tồn tại và phát triển của Spetsnaz rất bí mật, thời điểm đơn vị này được hình thành vẫn chưa được xác định chính xác mà chỉ áng chừng vào thập niên 50 của thế kỷ trước.

Những người lính đặc nhiệm Nga đã được giao một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn là bao vây, kiềm chế, giải giáp hay chí ít cũng buộc khoảng 20.000 binh sĩ Ukraine không sử dụng vũ khí kháng cự trong thời điểm diễn ra cuộc trưng cầu dân ý và quá trình chuyển đổi chính quyền từ tay Ukraine sang Nga.

Tuy nhiên, việc không được phép sử dụng vũ khí tấn công cũng đã đặt ra cho họ những bài toán khó khi có nhiều đơn vị không chịu đầu hàng, ngay cả khi Crimea đã chính thức thuộc về Nga, ví dụ như binh lính của căn cứ không quân Belbeck mãi đến ngày 22-3 mới chịu hạ cờ Ukraine, rời khỏi bán đảo.

Đặc nhiệm GRU đấu tay đôi, khuất phục hải quân đánh bộ Ukraine

Điển hình cho cách ứng xử của binh lính Nga và cũng là tình huống thú vị nhất trong chuỗi sự kiện này là việc chiếm giữ trụ sở lữ đoàn hải quân đánh bộ số 1 của hải quân Ukraine đóng quân ở Feodosia, do Trung tá Dmitri Delyatitski chỉ huy, đơn vị của ông là nơi cuối cùng giương cờ Ukraine trên bán đảo.

Trước đó, hơn một nửa hải quân đánh bộ Ukraine ở Crimea đã chuyển sang phía Nga, nhưng những người kiên cường nhất vẫn trụ lại dưới sự chỉ huy của ông. Đến thời điểm đặc nhiệm Nga tiến vào trụ sở này, tại đây vẫn còn khoảng 80-120 quân trung thành với Trung tá Delyatitski.

“Lính lạ” đã dùng xe thiết giáp húc tung cổng chính xông vào căn cứ, phá cửa, ném lựu đạn sáng vào doanh trại và kêu gọi binh lính Ukraine bỏ vũ khí rời khỏi căn cứ, nhưng họ cương quyết không đầu hàng. Một giải pháp tình thế tránh đổ máu được đưa ra, chỉ huy 2 bên quyết định bỏ vũ khí, đánh cận chiến tay không.

Các binh sĩ Ukraine từ doanh trại lần lượt dàn quân thành cả bức tường. Phía đặc nhiệm Nga có 40 binh sĩ bước ra. Thật khó tưởng tượng một cảnh tượng yêng hùng hơn thế, khi hai bên tay không quần thảo nhau như trong “lễ Maslenhitsa”.

Kết quả cuộc đấu là Trung tá Dmitri Delyatitskii và viên Lữ đoàn phó của ông - Thiếu tá Rosticlav Lomtev - những người tham gia cận chiến vòng đầu, đã được gửi tới bệnh viện với vài chiếc xương sườn bị gãy. Lực lượng Ukraine chấp nhận rời bỏ căn cứ, sau khi đã nỗ lực hết mình để giữ doanh trại.

Ba ngày sau, Trung tá Dmitri Delyatitski rời Crimea về Ukraine, các sĩ quan tuyên thệ tận trung với Ukraine được trả về nhà, trong khi các binh lính quyết định tiếp tục phục vụ được đón trở lại doanh trại. Cứ bốn sĩ quan, binh lính thì có ba người về phía Crimea, trong đó có cả Thiếu tá Lomtev.

Hải quân đánh bộ Ukraine đã làm hết sức mình trên cương vị một người lính nhưng họ cũng biết đâu là giời hạn của nó và không ai có thể chê trách họ được. Còn những người lính Nga đã thể hiện tính kỷ luật và sự kiên trì, nhẫn nại tuyệt vời, sẽ không thể có kết cục tốt đẹp cho cả 2 bên nếu một phát súng nổ ra.

Đến cuối ngày 20-3, ông Putin ký sắc lệnh công nhận 72 đơn vị quân đội, xí nghiệp quốc phòng, bao gồm cả con người và phương tiện, vũ khí Ukraine đồn trú ở Crimea vào hàng ngũ quân đội Nga. Chỉ còn duy nhất một cuộc đột kích cuối cùng vào căn cứ không quân Belbek hôm 22-3.

Trước chiến dịch “Mùa xuân Crimea”, phương Tây thường cạnh khóe quân đội Nga “to đầu nhưng rỗng tuếch; trang bị nghèo nàn, lạc hậu; khả năng chỉ huy tác chiến kém và chỉ cậy vũ khí hạt nhân”. Tuy nhiên, hiện Mỹ và NATO đã phải suy nghĩ lại trước những diện mạo mới đầy bất ngờ của Nga.

Trên thực tế, những gì quân Nga thể hiện trong chiến dịch này đã khiến các chuyên gia quân sự phương Tây giật mình. Vũ khí, trang bị và phương tiện tác chiến điện tử của quân đội Nga nói chung và lực lượng đặc nhiệm Nga nói riêng cũng không kém phần hiện đại so với quân đội Mỹ-NATO.

Trong chiến dịch, quân đội Nga đã kết hợp khéo léo nhiều yếu tố tổng hợp về quân sự như Nghệ thuật tình báo, nghi binh; Khả năng chỉ huy, hiệp đồng; Khả năng cơ động... Đồng thời, các tố chất con người của binh lính như khả năng tác chiến cá nhân; kỹ năng dân vận/địch vận; đức tính kiên trì, nhẫn nại cũng thực sự đáng khâm phục.

Điều này đã giúp Nga giải giáp toàn bộ lực lượng Ukraine, phá tan âm mưu hất cẳng hạm đội biển Đen của cụm tàu sân bay Mỹ, phá vỡ các âm mưu gây chia rẽ, kích động chiến tranh, bảo vệ an toàn cuộc trưng cầu dân ý và quá trình chuyển giao lãnh thổ từ tay Ukraine sang Nga.

Tuy nhiên, Nga vẫn còn rất nhiều việc phải làm, trong đó vấn đề quan trọng nhất là hòa giải những mâu thuẫn sắc tộc giữa những dân tộc thiểu số trên bán đảo trước trong và sau khi bán đảo sáp nhập vào Nga.

Điều này chúng ta sẽ tìm hiểu trong kỳ tiếp theo có tiêu đề "Mùa xuân Crimea: Sức mạnh của lá cờ dân tộc Putin".
langtubachkhoa
Oa oa, tin mới. Anh tham gia Ngân Hàng đầu tư phát triển cở sở hạ tầng của TQ, đây là ngân hàng mà Mỹ tìm mọi cách ngăn cản các đồng minh của mình tham gia, từ Úc, Hàn, Nhật, etc.

Như vậy là sau khi Úc ký thỏa thuận tự do thương mại với TQ, Canada dự định thành lập trung tâm hoán đổi tiền nhân dân tệ, thì Anh lại làm như vừa rồi. Việc này sẽ dẫn đến khả năng Anh tham gia CIPS, hệ thống thanh toán quốc tế bằng nhân dân tệ mà TQ dự định cho ra đời cuối năm nay hoặc đầu năm sau.

Sau khi Nga cùng TQ thành lập 2 ngân hàng BRICS, cả Nga và Anh cùng nhiều nước khác đã ký swap tiền tệ với TQ, Anh tham gia ngân hàng của TQ, công với CIPS thì dần dần 1 cực tài chính mới hình thành. Anh sở dĩ có vai trò vì được Mỹ nâng đỡ về tài chính nhưng cũng vì thế mà phụ thuộc Mỹ thì dần đang tìm cách vùng ra. EU nhắc lại ý tưởng về quân đội riêng, tiếng là để đối phó Nga mà thực ra là vùng khỏi Mỹ, Nhật quyết k muốn lịch sử voiứ hiệp định Plaza lặp lại, etc.

Có thể thấy cuộc chiến Nga-Mỹ quanh Ukr đã làm cho nhiều nước muốn vùng ra khỏi Mỹ hơn, mất sự ủng hộ của Nga, đẩy Nga về châu Á chắc chắn sẽ làm thế giới thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.