Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
langtubachkhoa
Bat dau rac roi them cho My roi

http://www.presstv.ir/Detail/2015/04/26/40...ear-zarif-kerry
http://www.vietnamplus.vn/iran-va-nga-thay...c-te/319910.vnp

Iran và Nga thay đồng USD bằng đồng ruble trong thanh toán quốc tế

Một quan chức ngành ngân hàng tại Tehran vừa cho biết Iran và Nga đã hình thành một cơ chế thanh toán thương mại sử dụng đồng ruble nhằm kích thích trao đổi song phương và từ bỏ việc sử dụng đồng USD trong thanh toán quốc tế.

Ông Gholam-Reza Panahi, Phó thống đốc phụ trách các vấn đề tiền tệ của Ngân hàng Melli của Iran (BMI), cho biết cơ chế tiền tệ chung này cho phép các nhà xuất khẩu Iran chuyển những khoản thanh toán bằng đồng ruble của các khách hàng Nga tới Iran thông qua ngân hàng thương mại Mir của Iran có trụ sở tại Moskva.

Ông Panahi nói thêm với hãng tin IRNA rằng BMI sẵn sàng hỗ trợ các nhà xuất khẩu của Iran nhận các khoản thanh toán bằng đồng ruble của các khách hàng Nga thông qua ngân hàng Mir.

Thậm chí các nhà xuất khẩu của Iran có thể chọn cùng một ngân hàng để mở thư tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán.

Cả Iran và Nga đều là những quốc gia đang phải hứng chịu một loạt các biện pháp trừng phạt nặng nề của Mỹ.

Do đó, Tehran và Moskva đã công bố kế hoạch từ bỏ đồng USD trong thanh toán thương mại quốc tế và triển khai việc sử dụng các đồng tiền riêng của mình nhằm giảm những tác động bất lợi của đồng USD lên nền kinh tế.

Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt một loạt các lệnh cấm vận đối với các cá nhân và doanh nghiệp của Nga với lý do nước này có liên quan tới cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Về phần mình, Iran cũng đang là đối tượng chịu các biện pháp trừng phạt của phương Tây vì chương trình hạt nhân đầy tranh cãi của Tehran.
langtubachkhoa
Hà hà; sau Iran thi VN chac sap toi se duoc mua may bay, ten lua, tau chien, nha may dien, hat nhan, ve tinh cua Nga bang VND roi

Rúp Nga và VND không cần đến trung gian
Việt Nam rất quan tâm đến kinh nghiệm của các nước đã chuyển sang thanh toán bằng đồng tiền quốc gia trong các giao dịch thương mại song phương, từ bỏ việc dùng đồng USD hay Euro.
Ví dụ, kinh nghiệm của Nga và Iran, hai nước đã lựa chọn phương thức thanh toán mới này.

Nga và Việt Nam cũng đang chuẩn bị chuyển sang hình thức thanh toán bằng đồng tiền quốc gia. Ngân hàng Nga VTB và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đang phát triển sơ đồ cụ thể sử dụng đồng nội tệ của hai nước để phục vụ thanh toán song phương. Như dự định, những kết quả đầu tiên của hoạt động này sẽ được giới thiệu vào những ngày 8-9 tháng 5 ở Matxcơva, khi phái đoàn BIDV — các thành viên tháp tùng cùng Chủ tịch Việt Nam đến dự lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng chủ nghĩa phát xít. Ông Phạm Quang Niệm, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại LB Nga, cho biết rằng, đã mấy năm liền, nội dung này là trọng tâm chú ý tại các cuộc họp của Ủy ban liên chính phủ Việt-Nga về hợp tác kinh tế.

Ông Phạm Quang Niệm tin chắc rằng, việc chuyển sang thanh toán bằng đồng tiền quốc gia sẽ có ý nghĩa to lớn đối với cả hai nước. Quan hệ thương mại giữa hai nước sẽ không còn gắn với đồng tiền của các nước thứ ba, sẽ không bị ảnh hưởng bởi biến động của tỷ giá đồng tiền khác. Cả Việt Nam và Nga sẽ tiết kiệm số tiền lớn bởi vì không còn phải đổi từ VND sang USD, rồi từ USD sang rúp và ngược lại. Như vậy, hai nước cũng sẽ tiết kiệm nhiều thời gian.

Đã mấy năm liền, Ngân hàng Liên doanh Việt-Nga thực hiện thành công cách thanh toán như vậy, và đã thực hiện bước đi đầu tiên để chuyển sang thanh toán bằng đồng tiền quốc gia trong các giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Nga.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/vietnam/20150428...l#ixzz3YgeH3iHQ

Cac phuong tien truyen thong Nga, Ukr va trang Web cua Right S deu dua tin

http://tass.ru/en/world/792345
http://pravyysektor.info/news/vlada-hotuje...y-dobrovoltsiv/
http://pravyysektor.info/news/zvernennya-k...-ps-sylamy-zsu/
http://m.dialog.ua/news/53237_1430259966

Chính phủ U muốn trừ hậu họa- righ sector tố chính phủ Ukraine khiêu khích
đêm hôm qua (28-4) 1 phần lữ đoàn dù 95 và lữ đoàn dù 25 cùng với xe tăng và xe bọc thép đã bao vây căn cứ của right sector do Viktor Muzhenko chỉ huy tại làng Velikomihaylovka thuộc khu vực Dnipropetrovsk. yêu cầu giao nộp vũ khí. Lãnh đạo right sector - cố vấn bộ tổng tham mưu qđ ucraina Dmitry Yarosh đã ra lệnh cho lính mình k0 hạ vũ khí và nói đây là 1 sự khiêu khích của chính phủ Ucraina....



Thuong vien My yeu cau thay the dong co ten lua RD-180 cua Nga vao nam 2019, tuy nhien Lau Nam Goc vua dua ra yeu cau chinh thuc, doi phai den nam 2022
http://tass.ru/en/world/792350
Pentagon insists on extending operation of Russian RD-180 rocket engine up to 2022
The Pentagon made an official request to make amendments to legislation stipulating that the Russian RD-180 engine will be replaced by US analogues starting from 2019
Phó Thường Nhân
Cách đây khoảng hơn một năm, Ấn độ với I ran cũng định sử dụng đồng Rupi của Ấn làm tiền trao đổi trong ngoại thương giữa hai nước, vì Ấn độ mua dầu thô của I ran, và đổi lại I ran lại mua ..xăng và sản phẩm hoá dầu của Ấn, do không có đủ khả năng lọc dầu. Nhưng sau đó không biết câu chuyện tiếp diễn ra sao. Chuyện này xẩy ra trước khi đồng Rupi “bị đánh” trên thị trường tài chính thế giới, dẫn tới việc Ấn độ phải giới hạn và kiểm soát việc đổi đô la.
Những bước đi cuả Nga và của nhiều nước khác tìm cách thoát khỏi đồng đô la cho tới nay hiệu quả không lớn, dù nó đặt ra tiền lệ và cơ chế về luật pháp, nhưng để điều đó hiệu quả, thì còn phụ thuộc vào thực lực của các bên. Cái thực lực ấy thể hiện ở chỗ :
1- Độc lập về công nghệ,
2- Trao đổi đủ sức lớn để không cần đô la.
Tại sao lại thế. Lấy ví dụ cái điều đầu tiên (độc lập về công nghệ), giả sử trong sản phẩm Nga muốn trao đổi với I ran, mà có cấu thành sử dụng công nghệ từ Mỹ thì không được. Không được cả trong hai trường hợp a)tuân thủ luật lệ Mỹ (cái này thì rõ rồi) nhưng ngay cả trường hợp b)cứ dấu diếm dùng bừa, vì ngay cả trường hợp này, muốn có nó phải mua bằng đô la. Như vậy sản phẩm bán bằng rúp (hay bằng tiền I ran), nhưng để sản xuất nó vẫn cần có đô la. Vậy cái số đô la này lấy ở đâu nếu không phải là vẫn phải trao đổi với Mỹ (hay các nước nằm trong hệ thống tài chính Mỹ quản lý). Như vậy nếu không độc lập về công nghệ thì không thể làm được.
Tương tự như vậy, hiện nay TQ vừa lập ra hai cái ngân hàng để cạnh tranh vị trí bá chủ của Mỹ. Việc thành lập ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở chẳng hạn, được coi là thành công, vì ngay cả các nước Pháp, Đức, Anh ..bất chấp Mỹ vẫn tham gia. Nhưng đó là thành công trên giấy, vì muốn biết có thành công thật hay không (với TQ), thì phải xem TQ có quyền phủ quyết không, hay số phiếu mà TQ có thể kiểm soát (TQ và các đồng minh của TQ) có quá bán không. Nếu không thì sự tham gia của các nước này chưa chắc đã là thất bại của Mỹ, vì nó giống như con ngựa thành tơ roa, tham gia để phá ông từ bên trong. Thoát Mỹ là một chuyện, TQ có là bá chủ hay không lại là chuyện khác.
Tóm lại nhưng chuyện này, thì phải theo dõi một thời gian tương đối dài, xem nó thật sự hoạt động thế nào mới biết được.
Phó Thường Nhân
Đúng rồi, cũng theo báo chí chính ngạch của VN, thì lúc thủ tướng Nga Medvedev sang tham VN, một hiệp định trao đổi hàng hoá trực tiếp VN – Nga (thông qua BIDV) đã được ký. Ngân hàng này cũng là ngân hàng có thể trao đổi trược tiếp với TQ bằng nhân dân tệ cùng với Eximbank. Tôi không rõ thực chất của những thoả thuận này thế nào, nhưng theo phán đoán của tôi, thì điều đó có nghĩa là ngân hàng này sẽ trữ nhân dân tệ, và rúp như là tiền dự trữ để trao đổi với hai nước này (còn khả năng các đối tác, tức là ngân hàng Nga và TQ có trữ VND không thì không rõ, nhưng chắc là không).
Hiện tại quan hệ VN với Nga cũng tương đối chặt, điển hình là việc Nga được sử dụng quân cảng Cam ranh để tiếp dầu cho máy bay ném bom chiến lược, rồi tầu chiến Nga có thể cập cảng này với thủ tục hành chính gia giảm. Sắp tới VN và liên minh Á –Âu sẽ kí hiệp định thương mại tự do. Nhìn những sự việc này, người ta có cảm giác như lịch sử đang lập lại, và lần này có cái gì đó như COMECON 2.0 (Còn COMECON 1.0 là liên minh quân sự VN-Liên Xô thời 79-91). Nếu nó là COMECON 2.0 thì đó là điều dở, và điều đó VN phải tránh. Tại sao ? Bởi vì không bao giờ Nga có thể bảo vệ được VN đối lại với TQ, bất chấp sự khác biệt quyền lợi giữa hai nước này ra sao. Bởi vì đối kháng thế giới về tương lại trung hạn và dài hạn là giữa TQ và Mỹ. vì vậy, Nga chỉ giúp VN chống TQ khi Nga có liên minh với Mỹ (giống như TQ đã “giúp Mỹ” đánh VN từ năm 79 đến 91) nhưng khả năng này rất hạn chế.
Vì thế phải nhìn nhận việc Nga có “đặc quyền” ở Cam ranh, chỉ là cái giá phải trả vì họ bán và giúp mình trang bị hải quân, khí tài hiện đại, và cái giá này vẫn rẻ hơn giá Mỹ thậm chí Pháp, đặt ra nếu VN định mua khí tài của họ. Còn cái hiệp định thương mại tự do thì có tác dụng tăng cường quan hệ hai bên, trong điều kiện tiềm lực khả năng hai bên không chênh lệch lắm, và cái giá cũng phải chăng. Đó cũng là lực đẩy để VN chơi được với các đối tác khác như Mỹ, EU..
Tương lai của Vn là trở thành cái đầu nút của các bên gặp nhau (Mỹ - Nga, Mỹ -TQ, ..), muốn thế thị VN phải làm chủ được công nghệ, chứ không thể ngồi chờ FDI. Nhưng điều đó hiện này thì VN chưa làm được. Nói cách khác, chủ trương chính sách khung thì tốt, nhưng đi vào thực hiện khai thác nó thì làm lại dở, yếu kém vì thực lực kém.
Vì VN cần cả Nga cả Mỹ và vẫn phải chơi với TQ, nên khi phân tích phải nhìn rõ sự thật khách quan, chứ đừng vội gán cho những sự kiện một tư duy bè cánh thậm chí vượt cả khả năng thật sự mà sự kiện đưa lại. Ví dụ, BIDV có thoả thuận được với Nga, thì không phải là VN làm như thế để chống Mỹ, mà nó có tác dụng thúc đẩy quan hệ thương mại thôi. Như tôi đã nói ở trên, muốn cái hành động này trở thành chống Mỹ, thì VN phải độc lập được công nghệ, điều này rõ ràng VN không thể làm được. Gán những ý nghĩa chính trị cho những sự kiện vượt tầm của nó là rất nguy hiểm.

langtubachkhoa
Bac Pho, toi nghi ngay nay kho ai co the doc lap 100% ve cong nghe, tức là sản phẩm của mình không chứa 100% linh kiện nước ngoài là rất khó, kể cả Mỹ với các sản phẩm có tính chiến luợc của họ như vũ khí, dân sự quan trọng cũng phải nhập linh kiện nước ngoài như Canada, Nhật, EU và cả...Nga nữa (ví dụ như nhiều robot hay thiết bị vũ trụ của NASA cũng chứa thành phan linh kiện Nga, và cũng dùng các máy chế tạo của Nga để làm ra nó).

Tôi nghĩ chỉ cần nội địa được ở mức cao với các ngành chiến lược, sản phẩm trọng yếu là OK rồi (thậm chí có cái có thể nội địa 100%), về mặt này thì Nga là nước có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất. Những công nghệ dân sự tầm thường thì không khó để "kiếm" ra đâu.

Bản thân mấy cái lập ra k có nghĩa là chống Mỹ, mà chỉ là tránh sự phụ thuộc một chiều vào Mỹ thôi. Tôi tin là cả VN, TQ, Nga, Ấn và cả các đồng minh của Mỹ như EU, Nhật, Hàn đều có tư tưởng này. Vì thế nên họ mới tham gia vào ngân hàng của TQ (trừ Nhật). Mỹ có thể k mất vị thế là cái trục lớn nhất, nhưng sẽ khó mà monopole được nữa.

Với VN, như vậy là tiết kiệm được ngoại tệ USD, và còn có đựoc thị trường cho ngành công nghiệp nhẹ và sap tới có thể là các sản phẩm nông ngư nghiệp (cái này vẫn đang đàm phán). Bản thân Nga cũng phải có ý định lâu dài về nhạp hàng từ VN thì mới chơi cái hiệp định này chứ.

Trong tương lai, neú có xung đột với TQ, thì Nga k thể bảo vệ VN (và có lẽ chẳng ai bảo vệ đuợc), nhưng cái mà VN cần lúc đó là 1 tiềm lực quân sự đủ mức răn đe gây thiệt hại để tạo thế trên bàn đàm phán, và sẽ phải cần một bên trung gian hòa giải (vì TQ nếu đã xung đột quân sự với VN rồi thì họ k đời nào xuống trước), và vị trí hòa giải đó chỉ cỏ thể là Nga và k ai thay thê được. TQ chắc chắn k chịu phương Tây hay Nhật, Ấn, các nước khác cũng k có nhu cầu thực hiện vị trí này, chỉ có Nga là nước có thể được cả VN và TQ chấp nhận, đồng thời lại sẽ hứng chịu nhiều thiệt hại néu VN và TQ choảng nhau, và có loi neú 2 nước hòa bình. Theo như nguồn tin k chính thức thì Nga dường như đã làm việc này rồi, xung đột giàn khoan vừa qua, Nga đã tổ chức rất nhiều cuộc đàm phán kín giữa VN và TQ và tiến hành hòa giải.

Vì thế trong tương lai, vị thế của Nga tại biển đông là cực kỳ quan trọng. Kể cả Nhật, nếu k bị Mỹ cản thì đã tiến hành hòa giải với Nga ròi.
Phó Thường Nhân
Việc VN và Nga, rồi VN-TQ trao đổi ngoại thương trực tiếp không qua trung gian của đô la, sẽ giúp kinh tế Vn ít phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Mỹ hơn, nhưng đổi lại nó lại phụ thuộc vào chính sách kinh tế Nga, TQ. Nhưng dù thế, nó vẫn là một sự tiến bộ trong quan hệ đối ngoại. Điều tôi muốn nhấn mạnh là dù thế,nó cũng không thể thay thế vai trò của đô la trong thương mại Vn, ngoại trừ muốn phụ thuộc hoàn toàn vào Nga hay TQ. Nói cách khác, nhìn từ phía VN, thì việc trao đổi trực tiếp VND- Nhân dân tệ, VND-Rúp là sự bổ xung cho hệ thống tài chính đô la ở VN. Ngược lại về phía TQ và Nga, thì có thể ý đồ người ta khác. Như vậy khi đánh giá vấn đề, thì phải nhìn từ lợi ích của Vn nhìn ra, chứ đừng nhìn qua ống kinh người khác. Thoả thuận BIDV với Nga có thể được Nga đánh giá như một sự chống Mỹ nhìn từ phía họ , nhưng với VN thì nó chỉ là sự bổ xung cho hệ thống tài chính vốn có. Trao đổi VND – Nhân Dân Tệ, có thể được TQ coi là một bước để toàn cầu hoá đồng tiền nước này, nhưng với VN thì nó chỉ là một cơ chế tài chính bổ xung thêm cho hoàn chỉnh những quan hệ thương mại của VN với thế giới, giúp VN đỡ phải mang đô la trả nhập siêu TQ. Chính vì không thể có độc lập công nghệ 100% trong nhiều ngành nghề, mà các hệ thống tài chính đều có ý nghĩa của nó, vì nó phản ánh thực lực kinh tế chính trị của những nước này;
Về quan hệ Vn-Nga, và sự ảnh hưởng của TQ lên trên mối quan hệ này, thì người ta có thể điểm ra 2 cái lô gíc có hệ quả hoàn toàn ngược nhau.
1- Nói theo lô gíc toán học “binary” (trắng/đen) thông thường, thì người ta có thể thấy quan hệ Nga-VN sẽ bị cái bóng của TQ phủ lên, vì đến bước đường cùng, thì Nga phải bỏ VN để giữ TQ. Hiểu theo lô gíc này thì nó là xấu.
2- Có một cái lô gíc khác có thể xẩy ra, đó là việc VN quan hệ khăng khít với Nga sẽ tạo ra một quan hệ tay ba Nga-TQ-VN, trong đó Nga sẽ đóng vai trò trung gian hoà giả. Việc VN tham gia vào nó, cũng giống như Pháp, Đức, Anh đòi tham gia ngân hàng TQ, có nghĩa là có ở trong thì ông mới có tiếng nói bảo vệ được quyền lợi của mình, góp phần tạo ra cái khung trong quan hệ Nga-TQ, khiến họ không ăn được trên lưng mình.
Trong hai cái lô gíc ấy, cái nào sẽ thắng thế. Vào thời điểm hiện tại thì khả năng của chúng là fifty-fifty(50-50), chính vì thế mà vai trò của Mỹ lại trở nên quan trọng. Nhưng bản thân Mỹ qua thái độ, cách nó hành xử, cũng như toan tính của nó với VN, nó cũng có cái sự lưỡng nguyên như ở quan hệ VN với Nga với TQ (tức là người ta có thể thấy lô gíc hệ quả xấu, cũng như tốt), vì thế muốn chơi với nó phải có thế, chứ ở vào vị thế “nhà dột, trời lụt đi mua rau muống”, thì nó sẽ “đì” thêm cho chết, bất chấp đại sứ của nó đi nấu bún bò hay du lịch ba lô, mồm lảm nhảm “tôi yêu VN”.
Phó Thường Nhân
@LTBK,
Đúng vậy, không nước nào bảo vệ được Việt Nam bây giờ, ngoài trừ dân tộc VN mà động lực chủ yếu của nó là lòng yêu nước, với sức mạnh chủ lực là liên minh công nông và trí thức. Cũng như vậy VN không thể phát triển kinh tế, trở thành một nước văn minh hiện đại “dân giầu nước mạnh” nếu không có lòng tự chủ, phát triển công nghệ, làm chủ công nghệ, bảo vệ thị trường mà lại hão huyền đi trông chờ vào FDI, hay ngây thơ tưởng rằng cứ tư hữu hoá hết thì các đại gia sẽ làm cho dân gầu nước mạnh vì cơ chế thị trường, nhai nhải học lại từ phương Tây vì nó bảo thế. Nhưng vì hôm nay là ngày 30/4, ngày thống nhất đất nước, nên nói một chuyện nhỏ về cái xe tăng. Xe tăng này là những chiếc xe tăng húc đổ cổng ra vào dinh Thống Nhất ở Thành phố HCM bây giờ, những bức ảnh chụp ,những chiếc xe tăng này do các phóng viên chiến trường Úc, Pháp.. ghi lại đã trở thành biểu tượng của chiến thắng, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Ảnh mà báo chí VN hay sử dụng là của người phóng viên Úc, chụp ảnh chiếc xe tăng số 834, được coi là chiếc xe đầu tiên húc đổ cổng tiến vào dinh Thống Nhất. Nhưng có những tấm ảnh của một nữ phong viên Pháp chụp, thì trong số những xe tiến vào, xe đầu tiên phải là xe mang số hiệu 390. Vào năm 1995, khi nữ phóng viên này mang nhưng tấm ảnh của mình sang VN giới thiệu, đồng thời nhân đó “đòi lại sự thật lịch sử” cho kíp xe 390, thì từ đó về sau lịch sử VN công nhận cả hai chiếc xe, và chúng được coi là cổ vật quốc gia, đặt ở bảo tàng quân đội tại Hà nội.
Nhưng có một điều thú vị, đó là dù hai chiếc xe tăng mẫu mã giống nhau, nhưng chúng không cùng một xuất xứ. Xe 834 là xe tăng T54, do Liên Xô sản xuất. Ngược lại xe 390 là xe T59, là phiên bản TQ của mẫu T54. Như vậy một chiếc là do Liên Xô viện trợ, còn chiếc kia là TQ viện trợ. Như mọi người đều biết, sau kháng chiến chống Mỹ, VN lại bắt đầu cuộc chiến tranh chống TQ (1979-1991), phải chăng vì thế, tấm ảnh xe 834 hợp khẩu vị chính trị lúc đó hơn, và thực ra nó cũng không sai sự thật lịch sử, chỉ có điều nó không đầy đủ.
Nhưng điều quan trọng có phải ở xuất xứ của chúng không. Tất nhiên nó có một phần quan trọng, nhưng điều quan trọng nhất đó là cả hai chiếc xe này đều cùng một đơn vị, được bảo dưỡng, sử dụng, bởi người VN. Xuất xứ của chúng không ảnh hưởng tới việc chúng được dùng thế nào, ở đâu, làm việc gì…Người ta cũng không cần phải câu theo một ê kíp TQ hay Liên Xô để bảo dưỡng, dẫn đến việc Vn bị động vì kỹ thuật. Bị yếu tố chính trị phủ bóng lên yếu tố kỹ thuật, dẫn tới phụ thuộc.
Việt Nam bây giờ cũng phải thế. Chơi đông chơi tây thế nào đi nữa thì cũng phải giữ được thế chủ động, độc lập..Nếu làm được thế thì phát triển, và chiến thắng 30/4 sẽ mở ra nhiều 30/4 khác trong kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao.. Ngược lại không làm chủ được thì sẽ thất bại, trở thành một dạng thuộc địa kiểu mới, uổng công nhưng thế hệ trước tranh đấu hi sinh vì độc lập dân tộc mình.
langtubachkhoa
http://www.globalresearch.ca/how-the-malay...reckage/5435094
http://www.globalresearch.ca/ukrainian-su-...vidence/5392501
http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...ong-la-3266495/
(@click here)

Nhac la vu MH17 mot chut, to Global Research cua Canada co dua ra bang chung va lap luan cho viec MH17 bi chien dau co ban ha

Theo bài báo đăng trên trang web Globalresearch.ca, "Sau khi nghiên cứu một số bức ảnh về khoang trên chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines, gặp nạn tại miền đông Ukraine hồi tháng 7 năm ngoái, chúng tôi đã phát hiện hàng loạt lỗ đạn thủng trên cánh cửa khoang lái có đường kính 30mm”.

Tờ báo này cho biết, trước đấy cũng đã có những phân tích cho rằng, chiếc Boeing 777 của Malaysia bị pháo 30mm trên máy bay cường kích Su-35 của Ukraine bắn hạ và đây là bằng chứng rõ nhất chứng minh truyền thông phương Tây đã đưa sai thông tin khi cho rằng MH17 đã trúng tên lửa đất đối không Buk.

Tờ báo của Canada cho rằng, hình ảnh một viên đạn 30mm xuất hiện tại hiện trường MH17 gặp nạn mà chính kênh truyền hình CNN của Mỹ đăng tải ngay sau khi chiếc Boeing 777 bị bắn rơi đã nhanh chóng bị lu mờ trước làn sóng cáo buộc Nga và quân ly khai Ukraine của giới truyền thông phương Tây.

Chỉ sau vài giờ, chuyến bay MH17 gặp nạn trên bầu trời Donetsk, cách biên giới Nga khoảng 50km, hãng tin CNN đã cho đăng tải một đoạn video ngay sau khi MH17 gặp nạn, lực lượng ly khai tại Donbass đã tới kiểm tra hiện trường. Vào thời điểm này, một số mảnh vỡ từ máy bay vẫn còn đang bốc cháy.

Đặc biệt, một binh sĩ ly khai tại miền đông Ukraine đã nhặt được một viên đạn 30mm tại hiện trường vụ máy bay rơi, trực tiếp trước ống kính của phóng viên CNN. Hình ảnh viên đạn được binh sĩ này cầm trên tay xuất hiện trong vòng vẻn vẹn 3 giây từ 1'36" - 1'39" trong đoạn video.

Do chỉ xuất hiện trên màn hình trong khoảng thời gian quá ngắn nên không được chú ý và nó nhanh chóng bị chìm khuất sau khi của Mỹ, châu Âu và Ukraine cùng giới truyền thông của họ cáo buộc phe ly khai đã bắn hạ MH17 bằng tên lửa Buk của Nga.

Sau khi phân tích các mảnh vỡ với các lỗ đạn 30mm cùng đoạn băng video trên, Globalresearch cho rằng đây là bằng chứng rõ nhất chứng minh MH17 không bị trúng tên lửa. Tờ báo khẳng định một điều chắc chắn là MH17 gặp nạn do bị một chiến đấu cơ tấn công.

Cuối cùng, Globalresearch.ca cho rằng, việc đài kiểm soát không lưu Ukraine bắt chiếc Boeing 777/MH17 hạ độ cao và chuyển hướng tới vùng chiến sự ở miền đông Ukraine và cho thấy khả năng tai nạn của chiếc máy bay này là một âm mưu đã được lên kế hoạch.

Trước đây, Globalresearch cũng từng đăng tải các bài báo liên quan tới những lỗ đạn thủng và bằng chứng chiếc máy bay MH17 bị chiến đấu cơ bắn hạ nhưng chưa có bằng chứng xác đáng nào liên quan tới việc MH17 bị bắn hạ bởi đạn súng máy 30mm.

Tờ báo này đã tiến hành thu thập thông tin từ các nhân chứng đã nhìn thấy một chiếc chiến đấu cơ trước thời điểm MH17 gặp nạn, lục lọi các đường dẫn trên mạng và hình ảnh về những lỗ đạn thủng và sau đó họ đã tìm thấy chứng cứ mới từ chính video cũ của CNN.

Nguồn tin chính thống về việc MH17 bị bắn bởi đạn súng máy

Ngay sau khi bị Mỹ và Ukraine “đổ tội”, Nga đã đặt ra cho Ukraine 10 câu hỏi, trong đó nghi vấn về việc tại sao Kiev không cấm bay đối với toàn bộ máy bay dân sự trên không phận vùng đang có hoạt động chiến sự, đặc biệt khi khu vực này không được phủ sóng toàn bộ hệ thống dẫn đường radar

Đồng thời, một vấn đề khác mà Nga đặt ra là “tại sao Trung tâm kiểm soát không lưu Ukraine cho phép máy bay M17 chuyển hướng từ lộ trình thông thường bay lên phía bắc đến "Khu vực hoạt động chống khủng bố" của quân đội nước này, mà họ biết chắc là rất nguy hiểm?
langtubachkhoa
http://thegioi.baotintuc.vn/the-gioi/trum-...06154611262.htm

Trùm tài phiệt Ukraine hé lộ chuyện ‘động trời’ ở Kiev

Xuất hiện trước tòa án tại Vienna (Áo), tỉ phú Ukraine Dmytro Firtash đã phủ nhận có mối liên hệ với Nga, đồng thời tiết lộ nhiều thông tin về hậu trường chính trị Kiev.


Đã có sự dàn xếp để mở đường cho ông Petro Poroshenko trở thành tổng thống, thông qua một cuộc gặp thượng đỉnh ở Vienna. Đây là khẳng định của tỉ phú Firtash trong phiên xét xử kéo dài một ngày hồi tuần trước. Tại đó, thẩm phán đã quyết định từ chối yêu cầu của Mỹ đòi dẫn độ Firtash. Trùm tài phiệt này cũng nói rằng, cáo buộc của Mỹ nhằm vào ông (hối lộ các quan chức Ấn Độ) mang động cơ chính trị và là cách mà Washington muốn loại bỏ ông ra khỏi nền chính trị Ukraine tại một thời điểm nhạy cảm. Phiên tòa cũng cho thấy nhiều tình tiết mới liên quan đến các diễn biến chính trị gần đây ở Ukraine.

Firtash là một trong những nhân vật quyền lực nhất trong giới tài phiệt ở Ukraine – một nhóm nhỏ các cá nhân nhưng kiểm soát phần lớn các hoạt động kinh doanh ở Ukraine. Thông thường, những người này hay đứng trong “bóng tối”. Thế nhưng với việc cáo buộc Mỹ, Firtash đã bộc lộ ảnh hưởng chính trị của mình ở Ukraine. Trùm tài phiệt này khai nhận, chính ông đã đứng ra dàn xếp một cuộc gặp thượng đỉnh ở Vienna sau “Cách mạng Maidan” với sự tham dự của Vitali Klitschko và ông Poroshenko – người sau đó trở thành tổng thống. Sau cuộc gặp, võ sĩ Klitschko đồng ý sẽ chỉ tranh cử chức Thị trưởng Kiev, không tham gia cuộc đua chức tổng thống – Firtash nói. Tại một đất nước mà mọi quyết định lớn đều được thực hiện sau bức màn kín, thì những tiết lộ của trùm tài phiệt trên đã gây ra phản ứng trái chiều.

Vasyl Rasevych, một nhà nghiên cứu lịch sử bình luận, thông tin này cho thấy, tổng thống Ukraine thực sự là do giới tài phiệt “chỉ định”. “Tại Ukraine, sau cuộc cách mạng Maidan, vẫn không có một nền chính trị đích thực. Đất nước vẫn nằm dưới sự điều hành của giới tài phiệt. Những người từng tuyên bố là đối lập, thề sẽ thay đổi thể chế này thực chất cũng chỉ là nói dối, họ vẫn tiếp tục có những thỏa thuận ngầm sau bức màn kín theo cung cách của ông Yanukovych”, Vasevych bình luận.

Một số người thì nói rằng, Firtash rõ là muốn đánh bóng tên tuổi để khẳng định vị thế của mình, tránh bị dẫn độ, khiến tiến trình điều tra pháp lý có thể bị sai lệch kết quả. Klitschko phủ nhận một cách “không rõ ràng”, chỉ nói rằng những thông tin mà Firtash đưa ra là “không chính xác”. Svyatoslav Tsegolko, phát ngôn viên Phủ Tổng thống, bình luận: Ông Poroshenko đã đưa ra quan điểm nhất quán về vấn đề trên, thể hiện qua chiến dịch tranh cử hồi năm ngoái. Tsegolko cũng khẳng định Tổng thống Poroshenko là người muốn diệt trừ nạn tài phiệt hóa, rõ nhất là quyết định cách chức thống đốc vùng Dnipropetrovsk đối với tỉ phú Ihor Kolomoisky hồi tháng 3 vừa qua. Ông Poroshenko thừa nhận có cuộc gặp với Firtash ở Vienna, trong chuyến đi sang Áo, dự sinh nhất của anh chai Klitschko, nhưng không bình luận sâu về thông tin mà Firtash tiết lộ.

Victoria Voytsitska, nghị sĩ Quốc hội Ukraine nhìn nhận: “Nếu quả thực đã có một sự dàn xếp ở Vienna, thì ông Poroshenko cần thừa nhận và công bố toàn bộ nội dung thỏa thuận… Nếu Tổng thống không đưa ra bình luận, thì sẽ xuất hiện nhiều nghi ngờ, mọi người cho rằng ông đang che giấu sự thật, không còn tin vào những tuyên bố về chống giới tài phiệt”. Cùng quan điểm trên, nghị sĩ Olga Belkova thuộc Khối Poroshenko bày tỏ, “giờ là thời điểm mà hệ thống cần phải được dọn sạch, hoặc là mọi thứ sẽ vẫn như cũ”.

Ở một khía cạnh khác, thông tin mà Firtash đưa ra cũng cho thấy mức độ can dự của Mỹ vào nền chính trị Ukraine. Giới phân tích nhận định, việc Mỹ buộc tội ông này dựa trên cáo buộc “đưa hối lộ cho giới chức Ấn Độ” trong một hợp đồng khai thác titan ít có tính thuyết phục, nhất là tính đến yếu tố thời điểm nêu yêu cầu bắt giữ, dẫn độ. Các cáo buộc nhằm vào Firtash xuất hiện từ tháng 4/2006, thế nhưng đến tháng 6/2013 vẫn chưa có bất kì một cáo trạng chính thức nào được phía Mỹ đưa ra. Lệnh yêu cầu dẫn độ mà phía Mỹ gửi cho chính phủ Áo đề ngày 30/10/2013, sau rút lại, đổi thành ngày 4/11/2013. Washington tái yêu cầu dẫn độ trong một văn bản đề ngày 27/2/2014. Phía Áo bắt giữ Firtash vào ngày 12/3 sau đó.

Trước tòa, trùm tài phiệt này so sánh tiến trình yêu cầu bắt giữ, dẫn độ này trùng khít với những quãng thời gian mà Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland xuất hiện ở Kiev, ngầm nói rằng Mỹ sử dụng vụ “bắt giữ, dẫn độ” này để gây sức ép để buộc ông Yanukovych phải ký kết hiệp định liên kết với Liên minh châu Âu (EU). Tại thời điểm đó, Firtash là người thân cận với Yanukovych, nắm trong tay nhiều bí mật.
Phó Thường Nhân
@LTBK,
Câu chuyện máy bay kia ra sao thì nó cũng không có tác dụng gì lắm thay đổi tình thế. Cùng lắm thì nó giống lúc Mỹ dựng chuyện « sự kiện vịnh Bắc Bộ » để ném bom miền Bắc năm 1965, hay vu cho I rac đang chế vũ khí hạt nhân để đánh 2003. Chính vì thế trong mọi sự kiện chính trị, kinh tế.. cái bản chất (essence) của vấn đề là điều quyết định hiện tượng (phenomene) mà cái bản chất của vấn đề là quyền lợi và vị thế của Mỹ trong quan hệ quốc tế. Cái quyền lợi và vị thế này là điều kiện cần để bảo đảm lợi ích kinh tế cho các tập đoàn kinh tế Mỹ trong một quá trình bành trướng liên tục, bền bỉ, toàn cầu (cái này lại là bản chất kinh tế tư bản). Hiện tượng chỉ là cái cớ.

Chẳng phải Porocheko mà ngay cả Putin (với Putin là nhiệm kỳ đầu tiên) lên nắm quyền cũng nhờ vào tài phiệt. Bởi vì trong cái hệ thống « bầu cử tự do » kiểu phương Tây, thì tiền quyết định tất cả. Ngay cả việc Obama lên làm tổng thống cũng nhờ có tiền, nhưng trường hợp này hơi ngược lại quy tắc thông thường, nhưng ngoại lệ này lại càng khẳng định vị thế của đồng tiền.
Trên lý thuyết, nếu các bác có được học bổng fullbright, hay được nhập Havard, học về chính trị, kinh tế, ..tức là khoa học xã hội, thì các bác sẽ được nó nhồi sọ về hệ thống chính trị « đa nguyên đa nhóm » như là cái gì đó tuyệt hảo, với các nguyên tắc rất là cao đẹp, nào tự do , nào cân bằng quyền lực, nào dân quyền..v..v..
Nhưng trong thực tế nó không phải là thế. Ở các nước tư bản phát triển, nếu cái hệ thống kiểu này hoạt động được, vì nhà nước của nó rất vững chắc, rồi nhà nước thâm sâu của nó (tức là những bộ phận quyền lực cứng :quân đội, công an, toà án..) cũng rất vững chắc, không có thứ « đa nhóm đa nguyên » nào lật được, tất cả cái bộ máy ấy được nằm trên một nên kinh tế dựa vào sở hữu tư nhân của giai cấp tư sản cũng rất vững chắc, vì không nhưng nó có tính dân tộc (tức là tư sản dân tộc), mà còn đạt tới trình độ cao hơn là đế quốc (tức là thị trường trong nhà nó chưa đủ, mà nó còn vươn ra chi phối , chiếm đoạt các thị trường khác). Ngoài những cái đế đó, họ còn xây dựng được một lối sống , một cách tư duy , thông qua media, ..để áp đặt một hệ thống quyền lực mềm, khiến mỗi người tự chấp nhận đổi lại một nhà nước pháp quyền.
Tất cả những điều trên không hề tồn tại ở Uk, ở Nga, ở VN hay bất cứ một nào khác, nơi giai cấp tư sản tồn tại như một giai cấp không tồn tại , nhà nước ọp ẹp, pháp quyền chưa thành « phản sạ vô điều kiện » của xã hội, tư duy thì chạy theo nước ngoài, thị trường thị bị tấn công chiếm đoạt, v..v.. Trong điều kiện đó thì tan ra, tài phiệt làm mưa làm gió.
ở Nga, nhiệm kỳ đầu tiên Putin, cũng nhờ có tài phiệt mà nên. Có điều khi lên nắm quyền rồi, thì Putin còn có thể dựa vào phần còn lại của nhà nước thâm sâu Liên Xô cũ là KGB và quân đội mà quật lại, rồi từ đó dựng lại thành phần kinh tế nhà nước trong cái lõi quan trọng nhất của kinh tế Nga là dầu khí, sau đó dựng lại một dạng « đa nguyên đa nhóm » gần như một đảng, nên nước Nga mới ổn định dần dần như ngày nay.
Ở UK, Porochenko không có những điều kiện đó, ông ta không thể trông vào quân đội, cũng như công an, ..vì nhưng cơ chế này cũng bị mục ruỗng.
Ở trên tôi có nói việc Obama thắng cử như một ngoại lệ, bởi vì Obama có hai lợi thế lúc đó :
1- Nhờ vào việc vận động quyên tiền qua mạng, mà ông ta có được một số tiền lớn hơn cả đối thủ của đảng cộng hoà.Điều này khẳng định sự quan trọng của đồng tiền. nó là ngoại lệ vì tiền này không tới từ các tài phiệt, các hãng lớn.. mà thôi.
2- Đảng cộng hoà đã nắm cử hai nhiệm kỳ, nên khả năng đảng dân chủ nắm quyền là lớn.
Điều thú vị của việc Obama trúng cử, là ngày cả với một tổng thống « ngoại lệ », ông ta cũng không thể thay đổi chính sách nhà nước Mỹ. Nó chứng tỏ sức mạnh của nhà nước thâm sâu Mỹ.
Tất nhiên Obama có thể « nổi loạn », kiểu như Gorbarchev ở Nga, nhưng Mỹ (nhà nước thâm sâu) nó đã dự trù khả năng đó, vì tiền lệ là Kennedy vẫn còn sờ sờ ra đó. Tổng thống Mỹ có thể nghẻo, nhưng hệ thống chính trị của nó thì không.
langtubachkhoa
Vang, lời bác nói đúng rồi. Tôi nêu vụ máy bay chỉ la để cho người ta thấy những thủ thuật hay được dùng bởi M để đạt mục đích thôi. Obama cũng có nhiều sự ủng hộ của các tài phiệt thì mới lên đuoc, chính họ đã giúp ông ấy ra ánh sáng và nhờ đó mới thu hút dân chúng quyên tiền được.

Thế giới đang có những biến động rất manh, như lời của Putin đó là thế giới đang ở crossroad (ngã tư đường). Mỹ đang tìm cách bảo vệ vị trí của mình, EU đang cố gắng giành lại Nga từ tay châu Á, chắc chắn con bài duy nhất họ có thể làm hiện nay (sau khi con bài kinh tế k phát huy hiệu quả như họ chờ đoi), đó là dựa vào các lưc lượng mà họ cho là "dối lập" để thay đổi quyền lực ở Nga, đặc biệt là sau khi Putin k còn làm tổng thống.
Hiện nay họ đang tìm cách xây dựng 1 nhân vât kiểu đó, có thể là Kasyanov, cựu thủ tướng nhiệm kỳ đầu của Putin.
Sau khi gần hết nhiệm kỳ đầu thì Putin đá ông này, và ông ta thành lập đảng mới. Vừa rồi ông ta còn gửi cho Mỹ danh sách những nhà báo Nga nên bị trừng phạt. Một nhân vật như vậy mà lại lên dựoc thành thủ tướng Nga trong vài năm, đủ thấy lúc đầu khi lên, Putin đã phải quyền biến thế nào

Đưa 2 bài của Bloomberb





Đồng rúp Nga đang chinh phục đông Ukraine
Tại Donetsk, thành phố vùng chiến sự lớn nhất, các siêu thị mở quầy tính tiền chỉ thu đồng rúp Nga từ những tay súng mặc quân phục nguỵ trang và những người lãnh trợ cấp.
Việc bán vé xe buýt và xe điện ngầm đều chuyển từ đồng hryvnia sang đồng rúp Nga đang chinh phục đông Ukraine.
Công nhân trạm xăng được trả bằng đồng rúp vì đó là cách khách hàng là những tay súng đổ xăng cho các xe quân sự của họ.
Cô thợ uốn tóc Natalya, 36 tuổi (giấu tên họ vì sợ bị làm khó dễ), nói với Bloomberg:
“Các cửa hàng đều nhận đồng rúp, chẳng có vấn đề gì. Họ luôn không có tiền lẻ để thối, nhưng họ thối bằng hộp quẹt hoặc kẹo”.
Việc đồng rúp Nga lấn lướt cho thấy các vùng ly khai đã rời khỏi tầm kiểm soát của chính phủ Ukraine. Các quan chức hai vùng ly khai chưa có kế hoạch rõ ràng về đồng tiền riêng.
Theo các chuyên gia tài chính, việc tăng sử dụng đồng rúp là một tín hiệu Nga sẽ nắm chủ quyền hai vùng ly khai và quân ly khai sẽ kiểm soát đồng tiền này. Nếu thoả thuận ngưng bắn kéo dài, có lẽ sẽ sử dụng cả đồng rúp lẫn đồng hryvnia, còn không thì hai vùng này sẽ chỉ sử dụng đồng rúp.
Hiện hai vùng Abkhazia và Nam Ossetia (đã tách khỏi Gruzia) chọn đồng rúp là đồng tiền chính.
Vùng Transnistria (tách khỏi Moldova) lập đồng rúp riêng, và Nga đưa đồng rúp đến Crimea ngay sau khi sáp nhập bán đảo này hồi tháng 3.
Ukraine là nơi mà đồng rúp mất giá 46 % so với đồng đô-la Mỹ hồi năm 2014, trong khi đồng hryvnia mất giá 48 % trong hai năm qua.
Đồng rúp Nga dần phục hồi trong năm 2015, được đón chào ở Donetsk, nên đồng hryvnia không còn ở các máy rút tiền ở những vùng ly khai, buộc dân địa phương phải đến các nơi khác của Ukraine để rút tiền.
Đồng tiền Ukraine mất giá, kèm việc chính quyền nước này hạn chế đi lại, là một lý do khiến cần có một đồng tiền mới ở DPR, theo thủ lĩnh DPR Andrei Purgin.
Ông nói đồng rúp cũng giúp tăng nguồn cầu mua hàng Nga để thay thế sản phẩm Ukraine tại Donetsk. Nhưng ông nói đồng hryvnia sẽ không hề mất hoàn toàn, vì còn những quan hệ địa phương tại Ukraine.
Nhưng Ngoại trưởng DPR Alexander Kofman nói đồng rúp đang thay thế đồng hryvnia . Ông ủng hộ việc ra thời hạn để chuyển hẳn sang đồng rúp, như Crimea đã làm.
Ngân hàng trung ương Nga từ chối bình luận với Bloomberg về sự lên của đồng rúp ở đông Ukraine.
Để bày tỏ niềm tin vào đồng tiền Nga, phe ly khai bắt đầu trả tiền trợ cấp cho một số cư dân Donetsk, khi chiến tranh đã khiến họ không thể lãnh tiền từ chính phủ Ukraine.
Cơ quan báo chí DPR nói số tiền mặt này đến từ “các nhánh nước ngoài” nhưng không nói rõ nguồn gốc của chúng.
Ông Fedor, 67 tuổi, xếp hàng 5 giờ để lãnh trợ cấp và từ chối cho biết tên họ, nói:
“Tôi không quan tâm đấy là đồng rúp. Chúng tôi chẳng nhận được xu nào từ 10 tháng qua, nên chúng tôi mừng khi nhận bất kỳ loại tiền nào.
Ở LPR, 85 % các khoản thanh toán đều bằng đồng rúp, còn đồng hryvnia chiếm 12 %, đồng đô-la chiếm tỷ lệ còn lại, theo hãng thông tấn TASS dẫn lời thủ lĩnh LPR Igor Plotnitskiy.

Điều kỳ diệu với nền kinh tế Nga trong vòng vây phong tỏa
Bài toán kinh tế Nga trong giai đoạn cuối năm 2014 và đầu năm 2015 có lẽ sẽ có một vị trí rất lâu dài trong các giáo trình kinh tế khi mà từ đầu đến cuối, nó đã vượt ra khỏi dự đoán của cả thế giới. Và có lẽ phải bất ngờ đến như thế thì mới có thể gọi là điều kỳ diệu trên xứ sở bạch dương.

Đó là điều đang được giới phân tích kinh tế toàn cầu thốt lên sau khi những báo cáo chính thức về chỉ số tăng trưởng kinh tế trong quý IV năm 2014 của nước Nga được công bố. Gần như không một nhà phân tích nào có thể dự đoán được rằng trong giai đoạn khó khăn nhất mà kinh tế Nga phải đối mặt khi nguy cơ khủng hoảng nền kinh tế đã ở cận kề. Khi hầu như tất cả các chuyên gia đều cho rằng tốc độ tăng trưởng của Nga sẽ giảm ít nhất là từ 3 - 4% thì nền kinh tế xứ sở bạch dương thậm chí lại gia tăng.

Qủa thực, hầu hết mọi hãng tin kinh tế tài chính lớn trên thế giới đều sững sờ khi báo cáo tăng trưởng kinh tế trong quý IV năm 2014 của Nga được công bố vào ngày hôm qua. Theo đó GDP trong quý IV của Nga tăng 0,4% so với cùng kỳ, còn trước đó là mức tăng 0,9% trong quý III.
Đây được xem là bất ngờ lớn nhất đối với hầu như toàn bộ hệ thống phân tích kinh tế toàn cầu, khi mà tất cả đều cho rằng với những dấu hiệu khó khăn nghiêm trọng trong giai đoạn ba tháng cuối năm 2014 khi đồng Rup trở thành đồng tiền có tốc độ trượt giá nhanh nhất hành tinh còn lạm phát thì tăng nhanh chóng mặt thì nền kinh tế Nga thậm chí sẽ suy giảm tốc độ tăng trưởng nghiêm trọng. Việc không những không giảm tăng trưởng mà còn tăng của kinh tế Nga vì thế đang tạo ra một cú sốc thực sự.
Cũng không thể trách được những nhà phân tích kinh tế thế giới, khi mà quả thực nền kinh tế Nga trong giai đoạn cuối năm 2014 xứng đáng với vị trí nền kinh tế nguy ngập thuộc diện nhất nhì thế giới. Gần như mọi chỉ số cơ bản nhất của nền kinh tế Nga đều suy giảm trầm trọng đặc biệt là trong ba tháng cuối năm, đồng nội tệ mất giá mạnh, lạm phát tăng chóng mặt, các nhà đầu tư quốc tế thì tháo chạy còn hàng hóa xuất khẩu sang phương Tây thì bị đình trệ do các lệnh trừng phạt.
Gần như chưa có một trường hợp nào trước đó lại không rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế nghiêm trọng do gặp phải những khó khăn kinh tế khủng khiếp trên, nhưng Nga lại đang chứng tỏ rằng nó đang là trường hợp ngoại lệ đầu tiên.
Vấn đề cốt lõi ở đây là, các nhà phân tích không sai khi đánh giá tác động và những hậu quả mà những khó khăn trên có thể gây ra cho kinh tế Nga, mà là họ đã đánh giá sai tiềm lực và sự vững vàng của kinh tế Nga. Không ai phủ nhận rằng những khó khăn nghiêm trọng kể trên không gây ra những hậu quả khủng khiếp cho kinh tế Nga, việc kinh tế Nga thậm chí đã đứng trên bờ vực của một sự sụp đổ là điều chính người Nga cũng đã thừa nhận,nhưng hầu như cả thế giới đã đánh giá sai sức chịu đựng và sức bật của nền kinh tế xứ sở bạch dương.
Mức tăng 0,9% trong quý III và 0,4% trong quý IV mà kinh tế Nga đạt được là kết quả của một giải pháp tổng hợp được điện Kremlin đưa ra trong giai đoạn nửa sau của năm 2014, kết hợp giữa việc ổn định nền kinh tế trong nước bằng cách gia tăng lãi suất để kiềm chế đà sụt giá của đồng Rup và tăng cường các hoạt động quan hệ thương mại song phương với những đối tác ngoài phương Tây.
Tính đến thời điểm hiện tại, hầu như cũng đã đủ những miếng ghép cần thiết để hình dung được tổng thống Vladimir Putin và các cộng sự đã làm những gì để cứu thoát nền kinh tế Nga trong những tháng cuối năm đầy căng thẳng. Đó là tìm cách kiểm soát và ổn định nền kinh tế quốc nội để tránh những tác động do lạm phát và đồng nội tệ mất giá bằng cách tăng lãi suất với công đầu thuộc về thống đốc ngân hàng trung ương Elvira Nabiullina.
Đó là tăng cường mối quan hệ thương mại với các đối tác ngoài phương Tây vốn không chịu ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây, chưa khi nào mà nước Nga lại trải qua một giai đoạn nhộn nhịp với hàng loạt các hợp đồng thương mại có tần suất cao như những tháng cuối năm 2014. Gần như mọi mối quan hệ thương mại truyền thống của Nga đều được điện Kremlin sử dụng triệt để, từ việc ký kết các hợp đồng năng lượng kếch xù trị giá hàng chục tỷ USD với Trung Quốc và các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ cho đến hàng loạt các hợp đồng cung cấp khí tài quân sự cho một loạt các quốc gia trên thế giới.
Con số thống kê chưa chính thức tính đến thời điểm hiện tại cho thấy tổng giá trị các hợp đồng bán khí tài quân sự của Nga trong giai đoạn cuối năm 2014 đang lên tới gần 10 tỷ USD, một mức tăng đột ngột so với những năm trước đó. Điều này không có gì khó hiểu khi vũ khí Nga vẫn luôn là điều được rất nhiều nước trên thế giới khao khát, và khi Nga đã chủ động bật đèn xanh thì chẳng nước nào muốn bỏ lỡ cơ hội có một không hai này.
Bằng cách kết hợp giữa việc ổn định nền kinh tế trong nước và tăng cường các hợp đồng thương mại đến mức tối đa để đưa về nước Nga khoản tài chính lớn nhất có thể để hỗ trợ cho những tổn hại mà kinh tế Nga phải hứng chịu từ các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây, điện Kremlin đã đạt được thành công ngoài mong đợi trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế trong giai đoạn cuối năm 2014.
Sự thành công này đã vượt ra ngoài khả năng dự đoán của hầu hết các chuyên gia kinh tế toàn cầu. Cùng với thành công vượt bậc trong quý IV năm 2014, triển vọng kinh tế của Nga trong năm 2015 cũng đang sáng sủa hơn bao giờ hết. Ước tính, kinh tế Nga sẽ có mức tăng trưởng 3,8% trong năm nay nếu như giá dầu được giữ ở mức giá 53 USD/thùng, đây được xem là điều nằm trong tầm tay của tổng thống Putin và các cộng sự khi mà giá dầu vẫn đang ổn định ở mức giá trên 55 USD/thùng.
Thậm chí giá dầu sẽ còn có thể tăng cao trong thời gian tới khi mà cuộc xung đột quân sự ở Syria, Iraq và đặc biệt là Yemen đang khiến cho giá cả trên thị trường dầu thế giới được đánh giá sẽ còn cao hơn nữa. Cũng cần kể thêm đến việc các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây nhiều khả năng cũng sẽ được dỡ bỏ trước khi năm 2015 kết thúc, một khi điều đó xảy ra thì nền kinh tế Nga sẽ còn có thể đạt được tốc độ tăng trưởng lớn hơn nữa.


langtubachkhoa
Lệnh trừng phạt phương Tây với Nga sắp chấm dứt
Đó là tuyên bố của Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman ngày 9/5, trong cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimi Putin tại Moskva.

Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman tuyên bố ông tin rằng, những lệnh trừng phạt của Phương Tây nhằm chống lại Nga sẽ sớm chấm dứt. Về phần mình, ông Putin nói: “Tôi xin khẳng định rằng có một số nhà lãnh đạo tại châu Âu bảo vệ và theo đuổi chính sách độc lập. Nga không phải là nước khơi mào cho những căng thẳng hiện nay với châu Âu.

Tôi hi vọng nhờ vào những chính trị gia như Tổng thống Séc, Nga có thể khôi phục mối quan hệ với châu Âu, không những như mối quan hệ giữa Nga và châu Âu trước đây mà thậm chí còn tốt hơn nữa”.

Ông Zeman đã nhắc lại rằng ông đã từng công khai phản đối việc áp đặt những biện pháp trừng phạt chống Nga.



Đài Bắc Kinh đưa tin, theo Hãng tin Trung Quốc, ngày 10/5, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc cho biết chiều 8/5 tại Moskva, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc Lâm Tả Minh và Tổng Giám đốc Công ty Máy bay trực thăng Nga đã ký kết thỏa thuận khung về hợp tác dự án máy bay trực thăng hạng nặng tân tiến.

Lễ ký được thực hiện dưới sự chứng kiến của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trung Quốc và Nga phối hợp nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng hạng nặng là dự án hợp tác lớn mang tính chiến lược giữa hai nước và được nguyên thủ hai nước đề cao.

Hai bên đã đạt được nhất trí về phương án công nghệ, mô hình hợp tác... trong dự án này.

Thỏa thuận khung trên sẽ đặt nền tảng tốt đẹp cho việc thúc đẩy việc nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng hạng nặng giữa hai nước./

http://www.vietnamplus.vn/trungnga-hop-tac...nang/321807.vnp



Ngày 8/5, Nga và Trung Quốc đã ký kết một thỏa thuận trị giá 25 tỷ USD nhằm đẩy mạnh hoạt động cung cấp tài chính của Trung Quốc cho các công ty Nga và một số thỏa thuận trong các lĩnh vực khác trị giá hàng tỷ USD nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế song phương.

Phát biểu sau khi cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì lễ ký kết tại điện Kremlin trước sự chứng kiến của các quan chức hai nước, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định: "Trung Quốc hôm nay là đối tác chiến lược và chủ chốt của chúng ta."

Thỏa thuận 25 tỷ USD vừa được ký kết sẽ cung cấp tài chính cho các công ty Nga, trong đó có nhiều công ty bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của phương Tây và giá dầu giảm sâu.

Tổng giám đốc Quỹ Đầu tư trực tiếp của Nga, Kirill Dmitriev, cho biết các công ty Nga có thể nhận được 25 tỷ USD trong vòng 3 năm tới.

Hai bên cũng nhất trí khởi động Quỹ đầu tư trị giá 2 tỷ USD hướng vào các dự án nông nghiệp và ký thỏa thuận cấp hạn mức tín dụng 6 tỷ NDT (966 triệu USD) của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc dành cho Ngân hàng Sberbank của Nga.

Bộ trưởng Giao thông Nga Maxim Sokolov cho biết thêm hai nước sẽ đầu tư 1.000 tỷ ruble (19,7 tỷ USD) cho tuyến đường sắt nối Moskva và thành phố Kazan mà theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2020.

Thông cáo chung sau cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Trung nhân dịp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thủ đô Moskva để tham dự lễ kỷ niệm 70 năm Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại còn nêu rõ hai bên sẽ cùng thúc đẩy sáng kiến Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa với tầm nhìn của Moskva trong việc thiết lập mạng lưới thương mại và cơ sở hạ tầng tại khu vực Á-Âu.

Bên cạnh đó, hai nhà lãnh đạo còn cam kết tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga-Trung./.

http://www.vietnamplus.vn/nga-va-trung-quo...-usd/321735.vnp
langtubachkhoa
Hai bài báo tiếng Anh và tiếng VN đều cho những thông tin tích cực về kinh tế Nga (bài tiếng VN dịch tổng hơp vắn tắt từ nhiều nguồn), va khang dinh tổng thống Mỹ đã "bốc phét" về kinh tế Nga, khi ông nói kinh tế Nga tan tác

Ngay dau tien, hai bai bao tieng Anh da noi:
Công nghiệp Nga mở rộng nhanh nhất trong tháng 9, tăng trưởng nhanh nhất kể từ 2012, chế tạo (manufacturing), tăng 3%, sản xuất thực phẩm tăng trưởng 2 con sô, đặc biết những mặt hàng bị Nga trừng phạt tăng rất nhanh, như là pho mát, rau, nước ép, thịt hộp tăng rất mạnh
(Russian Industry Expands Rapidly In September, Fastest growth since 2012. Manufacturing up 3.6%. Food production shows double digit growth).
Những cái này hoàn toàn khác với những gì ông Obama và media Mỹ lúc trước nói



http://www.globalresearch.ca/obama-misrepr...economy/5408387
http://www.washingtonsblog.com/2014/10/oba...an-economy.html
http://infonet.vn/bao-my-obama-da-boc-phet...post164151.info

TRích tạm ở đây bài tiếng Việt
Theo tạp chí Fortune (Mỹ), các nhà đầu tư và chuyên gia phương Tây đã bác bỏ tuyên bố của Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng các biện pháp trừng phạt đã làm cho nền kinh tế Nga "tả tơi".
Bài viết có tiêu đề "Kinh tế Nga tốt hơn tất cả những gì bạn tưởng" đăng trên tờ Fortune (Mỹ) nhận xét rằng, trong Thông điệp Liên bang đọc trước toàn quốc hồi đầu năm nay, Tổng thống Barack Obama đã "bốc phét" về những hiệu quả của các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên kinh tế Nga.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng tỏ ra thông cảm cho những lời lẽ này bởi họ cho rằng ông Obama có những lý do riêng để đề cao vai trò biện pháp cấm vận mà chính ông đã khởi xướng. Nhưng trong cuộc thảo luận tại Hội nghị toàn cầu Viện Milken vừa kết thúc ở Los Angeles (Mỹ) hồi cuối tháng 4 vừa qua, các chuyên gia đã không đồng ý với nhận xét của Nhà Trắng về kinh tế Nga, theo các chuyên gia, chủ yếu gắn liền với việc giá dầu giảm chứ không phải do biện pháp cấm vận từ phương Tây.

Đồng tiền Nga đã ổn định giá trị sau đợt mất giá mạnh hồi năm qua, thị trường chứng khoán phục hồi hơn 20% trong từ đầu năm đến nay. Theo đánh giá của ông trùm đầu tư David Bonderman, các biện pháp cấm vận kinh tế của phương Tây đối với nền kinh tế Nga không thực sự gây “thiệt hại” giống như các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran. Thậm chí, các lệnh trừng phạt còn đóng góp cho sự tích cực đầu tư vào Nga.

Các nhà bán lẻ, ví dụ như chuỗi siêu thị Lenta (mà ông Bonderman có cổ phần), đang thu được lợi nhuận cao hơn đáng kể nhờ việc vắng mặt của các đối thủ cạnh tranh đến từ phương Tây, và nhu cầu đối với mặt hàng chủ lực như cửa hàng tạp hóa vẫn còn mạnh. Nhà đầu tư ngân hàng người Nga Ruben Vardanyan chỉ ra rằng gần như toàn bộ nền kinh tế Nga không bị ảnh hưởng bởi sự biến động của tỷ giá đồng rúp mà nguyên nhân là khoảng 90% dân số không có ý định mua hàng nhập khẩu. Với thực trạng này, theo ông Vardanyan, chỉ mang lại hiệu quả đặc biệt có lợi cho Tổng thống Vladimir Putin trong những tháng sau khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt.

Cũng tại hội nghị toàn cầu Viện Milken, một nhóm chuyên viên đã ngầm chỉ trích chính sách của Mỹ đối với Nga và coi đây là việc làm "không hiệu quả và thiển cận".

Susan Eisenhower, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của tập đoàn tư vấn đầu tư The Eisenhower lập luận rằng việc cô lập Nga, thậm chí trừng phạt vì “Nga vi phạm luật pháp quốc tế”, không phải vì lợi ích của Hoa Kỳ. Bà Susan đề nghị rằng, Washington nên thiết lập lại mối quan hệ với Moscow bằng cách chỉ định một phái đoàn đặc biệt đến Nga nhằm đối thoại và tìm ra lối thoát cho vấn đề Crimea hay Ukraine.

Còn ông trùm Bonderman nhận định rằng, chính sách sai lầm của Mỹ đối với Nga chỉ góp phần đẩy Nga “ngả vào vòng tay Trung Quốc” nhanh hơn mà thôi. Cũng theo Bonderman, mối quan hệ Nga – Trung đi ngược lại với mong muốn của toàn thể nhân dân Nga và chỉ có hại cho các lợi ích của Hoa Kỳ.

"Người dân Nga muốn được được coi là “người phương Tây” và cố gắng đẩy họ về phía đông là phi tự nhiên", Bonderman nói.

Kết thúc hội nghị, các nhà phân tích tin rằng giới đầu tư Nga và nước ngoài chỉ có lợi nếu dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Bài viết nhấn mạnh rằng sự tăng trưởng của thị trường Nga, cũng như uy tín của Tổng thống Vladimir Putin cho thấy rằng nền kinh tế Nga không trong tình cảnh trầm trọng như suy nghĩ của phương Tây.

Ngày 27/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây khiến nước này tổn hại 160 tỷ USD, tuy nhiên các doanh nghiệp Nga đã thành công trong việc trả được nợ nước ngoài.

Theo Tổng thống Putin, các ngân hàng và doanh nghiệp Nga cần phải trả khoản nợ 130 tỷ USD trong năm 2014 và 60 tỷ USD nữa trong năm nay. Ông nói trong cuộc họp của ủy ban lập pháp ở St. Petersburg: "Rõ ràng, ai đó đã tính tới một sự đổ vỡ nào đó. Chúng ta không nhận được 160 tỷ USD (đầu tư nước ngoài), và phải trả 130 tỷ USD cùng 60 tỷ USD. Chẳng có sự đổ vỡ nào xảy ra. Kinh tế Nga tương đối dễ dàng vượt qua các rào cản nhân tạo này".

Tổng thống Nga cho biết thêm các doanh nghiệp nước này đã dễ dàng thanh toán tất cả các khoản tín dụng của mình - năm 2014 là 130 tỷ USD, và thanh toán phần đáng kể số nợ 60 tỷ USD của năm 2015 vào quí I/2015. Ông khẳng định "giai đoạn (trả nợ) đỉnh điểm đã qua".
langtubachkhoa
Motorsick cua Ukr hiện giờ vẫn là nhà cung cấp chính động cơ cho loại trực thăng Mi17/Mi 8 của Nga, nhung Nga dang dan loai ra khoi
Mi-38 cua Nga dùng động cơ của Pratt & Whitney Canada PW-127TS hoac động cơ Klimov TV7-117V ,
Motorsich chỉ chế tạo gia đình động cơ TV3-117V thôi, dan dan se bi thay the

Mi-28N đang sử dụng động cơ Klimov TV3-117VMA 2194 Hp và tương lai đổi sang VK-25000 2400 Hp

Dự án AN-70 cua Ukr đã chết hẳn vì 3/4 trang thiết bị con này sản xuất tại Nga. Hien gio Nga k muon lam du an nay va muon su dung IL-214 ( MTA ) thay thế AN-70
Hien gio Ukr hop tac voi Arap che tao An 178

báo Ấn Độ cho biết BQP Ấn Độ đã quyết định mua gần 200 trực thăng Ka-226T trị giá 3.2 tỉ $ và 430tr $ mua bổ sung tên lửa Brahmos
Skywalker
Hôm nay đọc thấy bài này, hơi ngạc nhiên nhưng cũng vui mừng vì nó là chỉ dấu rất sớm cho ... quẻ bói năm ngoái của mình. "Thương vụ" Ukraina giữa Nga và phương Tây có thể bắt đầu kết thúc với sự định giá thực tiễn rằng hiện trạng là chấp nhận được. Nga "mua được" Crimea và Donbass với giá ~ 300 tỉ đô còn phương Tây có phần còn lại của Ukraina va trừ tiếp 50 tỷ đô cùng chục nghìn nhân mạng. Cơ bản là gấu quá rắn dù GDP chỉ 1.200 tỷ đô!
http://dantri.com.vn/the-gioi/nga-hoan-ngh...ine-1071704.htm

Một lý do khác khiến cho vụ này kết thúc sớm, chính là do ... Trung Quốc. Mỹ có lẽ khá bực mình khi thấy TQ với GDP 11.000 tỷ đô lại vớ bẫm từ khủng hoảng Ukraina và gia tăng sức ép tại Thái Bình Dương. Đánh nhau với Nga thì khó thắng, nhưng "xử lý" TQ lại khó thua vì nước này có nhiều thứ để mất và dễ mất hơn Nga. Cơ bản là "cái tội" dùng tiền đánh nhau với trùm in tiền. sp_ike.gif
langtubachkhoa
1. GDP cua Nga la gan 2100 ty do (bac viet nham thanh 1200 laugh1.gif )
2. Van de o day k phai la tien, ma la loi the chien luoc va con ga de trung vang mà Nga thu được
3. Mấy cái vụ 300 tỷ USD rời Nga thì chỉ là tiền ảo, hứa hẹn hy vọng sẽ có thêm được số tiền đó, nhưnn Nga chưa được và sẽ k được hưởng nó trong tương lai gần đâu (đây là nói trong trường hợp k có vụ Ukr)
4. Phương Tây bỏ ra 50 tỷ là để thu về được nhiều hơn, k có chuyện cho Ukr hưởng đâu


QUOTE(Skywalker @ May 14 2015, 03:12 PM)
Hôm nay đọc thấy bài này, hơi ngạc nhiên nhưng cũng vui mừng vì nó là chỉ dấu rất sớm cho ... quẻ bói năm ngoái của mình. "Thương vụ" Ukraina giữa Nga và phương Tây có thể bắt đầu kết thúc với sự định giá thực tiễn rằng hiện trạng là chấp nhận được. Nga "mua được" Crimea và Donbass với giá ~ 300 tỉ đô còn phương Tây có phần còn lại của Ukraina va trừ tiếp 50 tỷ đô cùng chục nghìn nhân mạng. Cơ bản là gấu quá rắn dù GDP chỉ 1.200 tỷ đô!
http://dantri.com.vn/the-gioi/nga-hoan-ngh...ine-1071704.htm

Một lý do khác khiến cho vụ này kết thúc sớm, chính là do ... Trung Quốc. Mỹ có lẽ khá bực mình khi thấy TQ với GDP 11.000 tỷ đô lại vớ bẫm từ khủng hoảng Ukraina và gia tăng sức ép tại Thái Bình Dương. Đánh nhau với Nga thì khó thắng, nhưng "xử lý" TQ lại khó thua vì nước này có nhiều thứ để mất và dễ mất hơn Nga. Cơ bản là "cái tội" dùng tiền đánh nhau với trùm in tiền. sp_ike.gif
*


langtubachkhoa
Macedonia-Chiến trường mới giữa Nga và Mỹ
Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng cáo buộc các tổ chức phương Tây đang cố gắng kích động một cuộc “cách mạng màu” ở nước Cộng hòa Macedonia, nơi căng thẳng chính trị leo thang trước một cuộc biểu tình phản đối sẽ diễn ra vào hôm nay. Do đó, nhiều nhà phân tích lo ngại rằng Macedonia đang biến thành chiến trường mới trong cuộc cạnh tranh của Nga và Mỹ sau Ukraine.

“Cách mạng màu” là thuật ngữ thường được dùng để mô tả các cuộc khởi nghĩa tại các nước thuộc Liên bang Xô-viết trước đây, bao gồm cả Ukraine, nơi Moscow cũng cáo buộc phương Tây cố tình can thiệp vào hoạt động chính trị địa phương, nhằm phát động một cuộc chiến chống lại Moscow.
Trong một tuyên bố liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Macedonia, Bộ Ngoại giao Nga trích dẫn thông tin trên các phương tiện truyền thông Serbia, báo cáo về việc bắt giữ một công dân Montenegro bị buộc tội thực hiện các hoạt động chống lại chính phủ Skopje.
“Đây là một trong những bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy nỗ lực đẩy Macedonia vào vực thẳm của “cuộc cách mạng màu” như phương Tây mong muốn. Điều này thể hiện rõ ràng quan điểm của Mỹ cùng một số nước châu Âu, kích động Macedonia chống lại Nga tiếp sau Ukraine,” một quan chức của Bộ cho biết.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhận định các cuộc tấn công khủng bố chết người gần đây tại Macedonia là một trong các phản ứng của phương Tây đối với việc các nước Balkan từ chối tham gia lệnh trừng phạt Moscow.
“Khách quan mà nói, những sự kiện đang diễn ra ở Macedonia ít nhiều liên quan đến việc chính phủ Skopje từ chối tham gia kế hoạch chống lại Nga của phương Tây. Sự kiên quyết của chính phủ trong chính sách ngoại giao độc lập của Macedonia đã khiến Mỹ và đồng minh phật lòng,” ông Lavrov cho biết trong chuyến thăm Serbia hôm thứ Sáu.
Moscow cũng từng cáo buộc phương Tây đứng sau vụ lật đổ Tổng thống thân Nga của Ukraine- Viktor Yanukovich, sau khi các cuộc biểu tình trên đường phố liên tục diễn ra trong năm 2014. Cuộc đảo chính đã buộc cựu Tổng thống phải trốn chạy sang Nga, và một chính phủ mới thân phương Tây được dựng lên tại Kiev.
Ở Macedonia, đối thủ của Thủ tướng Nikola Gruevski đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc biểu tình vào ngày mai (18.05), yêu cầu ông Gruevski từ chức. Giới chức Nga lo ngại rằng, phương Tây đang lặp lại những gì đã diễn ra tại Ukraine đối với Macedonia, gây nên một cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng trong khu vực.
Macedonia có dân cư phần lớn là người Serbia có quan điểm thân thiện với Nga. Tuy nhiên, một bộ phận người Albania cũng đang sinh sống tại đất nước này, và thường xuyên xung đột với chính quyền địa phương. Do đó, các nhà phân tích chính trị nghi ngờ một số quốc gia tại châu Âu đang lợi dụng cộng đồng người Albania để tiến hành kế hoạch chống lại chính phủ thân Nga tại đây.

Hàn Giang (Theo Reuters)
http://motthegioi.vn/quoc-te/macedonia-chi...-my-189597.html
Phó Thường Nhân
Việc Mỹ và phương Tây thường lợi dụng hình thái chính trị « đa nguyên đa nhóm » để can thiệp càng ngày càng được thực tế chứng minh từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc với sự tan rã của Liên Xô. Hình thái chính trị này đã làm cho Liên Xô « bẹp dúm » với sự đồng loã ngu xuẩn của tài phiệt và giới chính trị Nga mơ ước một dạng đế quốc trên đất Liên Xô cũ, nhưng trước đó Mỹ và phương Tây cũng đã dùng nó rồi để điều khiển các thuộc địa kiểu mới của mình. Ngay ở miền Nam VN cũng vậy. Trong cuốn sách « Tâm tư của Tổng thống Thiệu », chính Thiệu cũng nói. « Khi nào người Mỹ không bằng lòng với tôi là xúi dục biểu tình ». Mà Nguyễn Văn Thiệu thì không thể nói là không một lòng một dạ với người Mỹ. Như vậy, « đa nguyên đa nhóm » khởi thuỷ vốn là những giá trị tiến bộ của loài người khi tiến từ hình thái phong kiến lên hình thái tư bản chủ nghĩa, đã được các đế quốc phương Tây biến báo đi thành một công cụ cai trị không trực tiếp. Sự biến thái này có được là do có 2 điều tồn tại :
1- Ở các nước ngoài phương Tây, nơi chủ nghĩa tư bản phát triển không đầy đủ, không có cấu trúc kinh tế xã hội để làm giá đỡ cho cái kiểu mô hình chính trị này.
2- Đối với các nước đang phát triển, mâu thuẫn lớn nhất không phải là giữa các tầng lớp xã hội với nhau, mà là vai trò cuả những tầng lớp này với tư bản nước ngoài. Nhờ có « giá đỡ » của tư bản nước ngoài, mà những tầng lớp này có vị thế, có quyền lực.
Hai điều kiện này không thể thiếu được một điều kiện thứ 3, đó là quá trình đô thị hoá. Quá trình đô thị hoá sẽ làm sản sinh ra thị dân. Thị dân chính là tiểu tư sản, vì thế thị dân là người ủng hộ những giá trị tư sản được thể hiện trong « đa nguyên đa nhóm ». Trongnhững giá trị đó có giá trị tự do (Liberty), nhưng không phải là tự do của một cộng đồng, mà là tự do cá nhân. Vấn đề là nếu hai cái chân số 1 số 2 trên kia mà không có, thì cái giá trị tư do cá nhân này là đi trên hư không, không có đế.
Khi sử dụng thị dân để đòi hỏi một thứ tự do không có đế, thì nó sẽ là cách mạng mầu. Cách mạng mầu này chỉ là hệ quả của các cạnh tranh giữa các thế lực đế quốc bên ngoài, trong một bàn cờ chính trị ngoại giao thế giới, mà thứ tự do không có đế kia chỉ là cái cớ nêu ra để hiệu triệu, kiểu treo đầu dê bán thịt chó.
Cái khó của một nước đang phát triển, trong đó có VN là như thế. Phải vừa đảm bảo được độc lập, phát triển kinh tế, đồng thời đáp ứng được cái tự do cá nhân kiểu thị dân kia, hướng nó vào củng cố độc lập dân tộc, hướng vào phát triển. Muốn thế chỉ có hai công cụ.
1- Hệ thống chính trị một đảng thống nhất, đại diện toàn dân
2- Cơ cấu nhà nước hành chính dựa trên pháp quyền, để đảm bảo quyền tự do cá nhân của từng công dân.

@LTBK,
Tôi không theo dõi cuộc diễu hành 8/5 ở Nga, « đồng chí » tổng thống Tiệp không biết có đi không ? Vì trước đó « đồng chí » ấy đã bị đại sứ Mỹ ngăn cản.
Quan hệ kinh tế giữa Nga và EU lớn hơn nhiều quan hệ kinh tế Nga-Mỹ. Vì thế Mỹ chỉ có thể thắng nếu lôi kéo được EU. EU bị lôi kéo, nếu lợi ích của nó giữa Nga và Mỹ cán cân nghiêng về phía Mỹ (điều này đến nay vẫn đúng), ngược lại nếu nó không nghe Mỹ vì nó muốn thành bá chủ chứ không phải là để ..nghe Nga. Tất cả thái độ của EU (chủ yếu là những nước quyết định, đặc biệt là Pháp-Đức) đều từ đó mà ra.
langtubachkhoa
Bác Phó, tổng thống Sec vẫn đi và vẫn ở trên khán đài hôm 9/5 xem diễu binh, nhưng báo chí phương Tây tránh không đề cập nhiều, chỉ có báo Nga có đưa tin và ảnh. Ngay hôm đó ông áy đã gặp tổng thống Nga.

Nói chung, cuộc chiến với Nga vừa rồi đã làm bộ mặt phuong Tây ngày càng lộ rõ, trong tương lai, mấy cái trò màu sắc này sẽ tiếp tục được phát triển và sẽ được những người như bác Skype Walker cổ vũ smartass.gif


Đưa thêm tin, đang trên trang của Pháp, được 1 số bạn VN dịch ra kiểu hài hài

http://fortruss.blogspot.com/2015/05/ukrai...-to-russia.html

"Phỏng vấn" các ô tô nhân đang vượt biên chạy sang Nga độc tài trốn tránh tự do dân chủ Mẽo [​IMG] Chú ý, đây không phải là dân miền Đông hay Donbass chạy loạn. Đó là dân miền Tây Ukraina, ở vùng phía Tây sông Dniepr, ở những nơi tưởng như là thân phương Tây bài Nga, như Vôlưn, Técnôpin, Vinnixta, Ugiơgôrốt, Zacácpathia.

Hỏi rằng: các anh đi đâu ?
Đi Nga.
Các anh qua Nga làm gì ?
Để sống và kiếm ăn chứ làm gì ?
Sao không qua Tây Lông ?
Tây Lông đâu có muốn chứa chấp bọn tôi

! Vâng, thưa các bạn. Tây Lông đâu có muốn chứa chấp bọn tôi !

Hỏi rằng: các anh theo Mai Đần, muốn độc lập khỏi Nga mà. Một người gốc Vôlưn, miền cực Tây nói: giá như bọn tớ biết trước bây giờ chỉ có đổ máu và thất nghiệp tràn lan, thà rằng cứ ủng hộ Yaku tham nhũng xa hoa như trước kia.

Hỏi rằng: các anh nghĩ gì khi bộ trưởng Ukraina là người nước ngoài ?
Trả lời: Bọn tớ đã bị chúng nó lừa bịp.

Những đoàn xe từ miền Tây Ukraina chạy sang Nga. Trên xe có màu cờ vàng xanh và quốc huy Ukraina. Hình như không có ai bị đánh đập hay hành hạ vì chuyện này cả. Trong khi ở Ukraina, một cái xe sẽ bị "chăm sóc" tận tình nếu có dải băng thánh Gheooghi trong đó...

Ukraina đang đi theo chiều hướng mà Fukov miêu tả ở Rumani và Gruzia. Tinh hoa bỏ chạy khỏi đất nước, để lại bã đào thải. Người trẻ bỏ xứ đi tìm việc làm ở đất khách, người trong tuổi nghĩa vụ vượt biên để trốn lính. Một phần lớn trong số họ có lẽ chỉ trở về với tư cách là khách du lịch. Phải chăng đó là mục tiêu của bọn ngụy Kyiv khi lên cầm quyền ?
langtubachkhoa
Bài viết này dịch từ Bloomberg của Mỹ, cũng kha gần bản gốc. Trong đó ông tỷ phú Nga này nói cái điều mà chúng ta đã nhận định ban đầu

http://baodatviet.vn/kinh-te/tai-chinh/ti-...c-dung-3268931/
Trong lần trả lời phỏng vấn mới đây trên kênh truyền hình Bloomberg, ông Vladimir Potanin, chủ sở hữu công ty khoáng sản lớn nhất nước Nga, OAO GMK Norilsk Nickel, cho biết, “Rõ ràng là tình hình chính trị tại Nga đã ổn định và dễ đoán hơn. Không ai muốn có thêm bất kỳ đòn trừng phạt nào nữa. Và tôi cho rằng nước Nga đã tìm được sự cân bằng trong khó khăn.”

Các nhà đầu tư đã từng nghĩ sẽ có thêm nhiều đòn trừng phạt lên kinh tế Nga khiến kinh tế nước này gặp thêm nhiều khó khăn (nhưng mọi chuyện đã không như vậy). Bây giờ chính là thời điểm vô cùng đúng đắn để các nhà đầu tư quay trở lại Nga, ông Potanin nói.

Phần lớn tài sản của tỉ phú này, ước tính khoảng 16,7 tỉ USD (theo Bloomberg Billionaire Index) tới từ 30% sở hữu của Norilsk Nickel, công ty khai thác và chế biến niken & paladi (lĩnh vực không chịu ảnh hưởng của trừng phạt kinh tế). Cổ phiếu Norilsk đã tăng tới 82% tại Moscow trong vòng 12 tháng qua, đẩy giá trị thị trường công ty này tăng lên 1.62 nghìn tỉ rúp (33 tỉ USD).

Norilsk Nickel đã kiếm được "bộn tiền" vào năm ngoái khi giá của niken và paladi đều tăng. Công ty này cũng được hưởng lợi từ đồng rúp giảm giá. Dù từ đầu năm nay, rúp đã tăng trở lại nhưng giá đồng rúp so với đô la Mỹ vẫn thấp hơn năm ngoái khoảng 30%. Lợi thế của Norilsk chính ở việc họ chỉ phải thanh toán các chi phí trong nước bằng đồng rúp nhưng lại thu tiền bằng USD khi bán sản phẩm ra nước ngoài.


http://soha.vn/quoc-te/bao-my-hay-xem-don-...51918110751.htm
Báo Mỹ: "Hãy xem đòn trừng phạt của phương Tây 'giết' Nga ra sao"
Các dự đoán của một vài chuyên gia kinh tế rằng, những biện pháp cấm vận, trừng phạt sẽ tác động rất tiêu cực đến kinh tế Nga, trên thực tế đã không xảy ra.
Trong bài viết với tiêu đề "Đây là cách mà các lệnh trừng phạt từ phương Tây đã "giết" Nga", nhà phân tích này chỉ ra rằng, cổ phiếu của quỹ chứng khoán Market Vectors Russia ETF (RSX) tăng 41,5% kể từ đầu năm, còn giá trị của đồng rúp cũng tăng 17%.
Thêm vào đó, tuần trước, nhà bán lẻ hàng tạp hóa lớn nhất tại Nga Magnet đã công bố, doanh thu bán lẻ tăng 28,73% trong tháng Tư, và có 163 cửa hàng mới được khai trương.
Ngân hàng Trung ương của Liên bang Nga đã thành công trong việc đối phó khủng hoảng tiền tệ tồi tệ nhất tại Nga trong một thập kỷ qua.
Các nhà phân tích tin rằng Ngân hàng Trung ương Nga hiện đang đạt tới một vị trí mà ở đó, nó có cơ hội để bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ và hạ mức lãi suất tới 9,5% vào cuối năm - mức thấp hơn so với trước khủng hoảng.
Thặng dư ngân sách hiện nay ở Nga dự kiến ​​sẽ tăng lên 70 tỷ USD (chiếm 5,5% GDP) vào cuối năm, so với mức 59 tỷ USD (tương đương 3,2% GDP) trong năm ngoái.
Trong bảng xếp hạng Tiềm lực con người của Diễn đàn Kinh tế toàn cầu, Nga đã tăng từ vị trí thứ 55 lên thứ 26.
Trong bài báo của mình, nhà báo của tạp chí Forbes cũng lưu ý rằng, với sự phục hồi nhanh chóng của giá dầu, "mọi thứ đang bắt đầu phát triển ở Nga", và sẽ còn nhiều lĩnh vực thu hút đầu tư vào nền kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng tình hình địa chính trị và sự bất ổn của thị trường dầu mỏ vẫn là một mối đe dọa cho nền kinh tế Nga.
Dù vậy, theo quan điểm của ông này, chính sự cách xa giữa dự đoán và thực tế sẽ khiến các nước châu Âu dần dần phải từ bỏ cơ chế trừng phạt của mình, có thể là vào cuối năm nay.
Trang mạng Nga RusVesna dẫn lời Chủ tịch Liên đoàn các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga Alexander Shokhin tin rằng, việc bãi bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào các nhà sản xuất Nga thậm chí có thể không tác động tích cực đến sự phát triển của họ.
“Các nhà sản xuất hàng hóa Nga vừa bắt đầu một chu kỳ thay thế nhập khẩu và vẫn chưa đạt tới mức như đã lên kế hoạch”.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng thứ nhất của Nga, ông Igor Shuvalov, cũng tin tưởng, đối với các nhà sản xuất hàng hóa Nga đây là thời điểm vô cùng thuận lợi để bước vào giai đoạn phát triển tiếp theo của nền kinh tế.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.