Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
langtubachkhoa
Kì này EU hố to, Mỹ và Nga lại vừa ký thỏa thuận lắp ráp máy bay lên thẳng Mỹ ở Nga.
http://sputniknews.com/business/20150521/1022418493.html
Russia's Ural Civil Aviation Plant has reportedly signed a deal with Bell Helicopter to begin assembling the US choppers in the Russian city of Yekaterinburg.

http://www.ruaviation.com/news/2015/5/22/3195/
Cái tin dưới đây đăng tin Nga mua lại trung tâm nghiên cứu của Airbus, nhưng cái trung tâm này thực ra toàn người Nga làm việc (họ sang EU khi Liên Xô sụp đổ).
Hãng máy bay Boeing, Airbus cũng hay thuê các công ty Nga tham gia thiết kế máy bay cho mình, cái máy bay Boeing 787, 777 công ty Nga cũng tham gia thiết kế cùng Mỹ


Trung tâm RTI Systems Concern của Nga mua lại 45% cổ phần trung tâm nghiên cứu hàng không IKAR của Airbus , đây là điều cần thiết để Nga có thể tiếp cận các công nghệ hàng không áp dụng cho UAV và máy bay trong tương lai ( etc : cánh , khung thân chế tạo bằng composit ... ) , trung tâm IKAR được biết từng nghiên cứu chế tạo thân Airbus 350.
Nga noi rang viec mua nay giup tang nhanh qua trinh phat trien UAV giam sat vung Bac Cuc

RTI Systems Concern purchased a blocking stake in IKAR engineering center. The company expects that this move will help speed up the development of UAVs, including the ones designed for operation in the Arctic Region, TASS reports with reference to RTI Deputy CEO Igor Bevzyuk.

“This is about purchasing 45% of IKAR’s shares from Airbus by RTI,” he noted.
According to Bevzyuk, the company is interested in expertise of the engineering center in the area of development of aircraft components, like wing and fuselage made of metal alloys and composites. Specialists of IKAR center participated in development of fuselage for Airbus A350 airliner.
“With the assistance of IKAR center we are going to develop high-load and durable composite components for UAVs. We are also going to keep developing systems engineering,” RTI Deputy CEO noted. He also said that purchase of this center is aimed at speeding up the development of UAVs designed for monitoring (including flights performed in the Arctic Region).


Dmitri Rogozin, phó thủ tướng Nga bình luận về việc châu Âu và Mỹ có các biện pháp trừng phạt Nga và cấm cấp visa cho một số chính trị gia, doanh nhân và công ty Nga:

- Xe tăng thì cần quái gì visa!
http://ria.ru/defense_safety/20150525/1066294026.html



Các bác có để ý k, Mỹ và EU giấu giếm công nghệ với TQ, từ công nghệ nhỏ nhất đến cái lớn nhất, nhưng với Nga thì lại chỉ giấu những cái "nhạy cảm" (những cái này Nga toàn phải tự mình nghiên cứu chế tạo).
Lý do vì đâu? Có lẽ có 2 lý do:
1) họ thấy nếu giấu thì rồi Nga cũng sẽ chế tạo được, tuy sẽ mất thời gian hơn một chút nhưng rồi cũng ra nên chẳng thà bán để được lợi còn hơn
2) Có sự trao đổi, vì tôi biết có những công nghệ Nga cũng chuyển giao cho phương Tây, nghĩa là hai bên trao đối những mặt mạnh của nhau

Những điều trên càng chứng tỏ về trình độ công nghệ tổng thế trong những ngành chiến lược, thì Nga và phương tây cũng sàn sàn như nhau, cùng 1 đẳng cấp, còn TQ thì yếu hơn hẳn.
Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân cho đến bây giờ phương Tây vẫn k hợp tác nghiên cứu phát triển với TQ như là đã làm với Nga

langtubachkhoa

Vị thế của Belarus lại lên cao với EU, hiện Belarus đang được EU nới lỏng visa, rõ ràng EU đang tìm cach gây ảnh hưởng và loi kéo Belarus. Trái lại cả những nước Liên Xô cũ chống Nga ra mặt như Georgia (tổng thong mới có vẻ muốn hàn gắn với Nga), Moldova, Ukr lại thậm chí k được EU bàn đến việc nới lỏng visa, chứ đừng nói dén hy vọng của họ về 1 lời hứa gia nhập EU.
Đây là 1 nước cờ khôn ngoan của Belarus khiến họ vừa được điểm với Nga và EU. Trong tương lai vị thế của họ sẽ tăng mạnh, đặc biệt khi họ là 1 thành viên của tổ chức liên minh Á Âu. Nếu bây giờ lãnh đạo của họ kiên nghị và khôn ngoan, không để xảy ra cách mạng màu thì họ sẽ ăn lộc từ cả Nga và EU.

Tass đưa 1 bài của 1 expert của 1 think tank của Ukr, trong đó nói tổng thống mới của Ba Lan sẽ có thể k còn là nguoi hỗ trợ cho Ukr trong EU nưa, bởi vì ông này luôn nhắc đến những vụ thảm sát (mass extermination) người Ba Lan ở Volhynia và Eastern Galicia trong thế chiến Z, do quân đôi Ukr noi day UIA (Ukrainian Insurgent Army) thuc hien. Tổ chức UIA này có hợp tác với Đức quôc xã hiện được Ukr hợp pháp và tôn vinh. Ông này coi đây là điểm trọng yếu (critical point) trong quan hệ giữa Ukr và Ba Lan, và với EU, Ba Lan sẽ vòi thêm tiền.


http://tass.ru/en/world/796621
The election of Andrzej Duda as Poland’s new president will strengthen an ideological conflict between Warsaw and Kiev and will change Poland’s role of being Ukraine’s advocate in Europe, Ruslan Bortnik, director of the Ukrainian Institute of Policy Analysis and Management, told TASS on Monday.
"An ideological rift between Ukraine and Poland may increase. That may seriously undermine Poland’s role of Ukraine’s advocate in Europe," Bortnik said explaining that Polish new President Elect Andrzej Duda is holding a tougher stance against idealization of members of right radical movements in Ukraine. "He has said many times that the recognition of members of the Ukraine Insurgent Army as fighters for Ukraine’s independence is the critical point for a normal Ukrainian-Polish dialogue and called for remembering hundreds of thousands of Polish victims of the massacres in Volhynia and Eastern Galicia during WWII," the Ukrainian expert said.
He predicts that Poland’s relations with Ukraine and the rest of Europe will be cooler under Duda because the new president elect is likely to focus more on the internal agenda, including an increase of social standards for the Poles, rather than foreign policy.
"Poland’s position in the Ukraine crisis may become less conspicuous and straightforward because the task of meeting social obligations may push Duda to cooperation, possibly with Russia, despite all the rhetoric with other participants in the process," Bortnik stressed. According to him, Europe is unlikely to increase social standards for the Poles and Poland will have search for an external financial resource.

"Anyway, a light crisis is expected in Poland’s relations with the European Union and Ukraine: with the European Union - over money and with Ukraine - over ideology," Bortnik went on to say.
Andrzej Duda won the second round of presidential elections in Poland on May 24. According to preliminary vote count, the opposition candidate Duda was 4% ahead of his chief rival - incumbent Polish President Bronislaw Komorowski who has already conceded his defeat. The Polish Central Electoral Committee hopes to announce the official results either on Monday evening or Tuesday morning. Duda will official take office on August 6, the day when Komorowski’s presidential term officially expires.
The Volhynia massacre is an ethnic political conflict accompanied by mass extermination by the Ukrainian Insurgent Army of ethnic Poles, predominantly civilians, and to a minor extent civilians of other nationalities, including Ukrainians, in the regions of Volhynia and Eastern Galicia in 1943.


Phó Thường Nhân
@Sky,
Mấy cái điều bác nói trên kia (3 điều), mà bác kêu là từ chủ nghĩa Mác- ăng ghen, thú thật tôi chưa thấy thế bao giờ. Thực ra đó chính là luận điệu mà các bác « đa nguyên đa nhóm » nói. Cũng có thể do bác vừa phát triển học thuyết mác thì tôi không biết.
Cứ cho là những điều đó hợp lô gíc đi, thì tại sao ở các nước đang phát triển, áp dụng nó người ta toàn phải đối mặt với sự tan rã của đất nước, nội chiến, nạn tham nhũng hoàn toàn không giai quyết được, cũng chẳng ở đâu, cái hình thức nhà nước đó là khởi đầu của phát triển. Đây là thực tế, lý thuyết muốn đúng thì phải lý giải được nó.
Còn nếu bác lại lấy nước Mỹ làm bằng chứng, thì chịu.
Còn về quyền con người, thì bác cứ định nghĩa chính xác đi, nó gồm những cái gì, rồi nói chuyện tiếp.

@LTBK,
Trong thực tế người ta không biết thực lực kỹ thuật của TQ đến đâu. Vì nó có nhiều điều không kiểm chứng được.
1- Về mặt tâm lý, định kiến, và tất nhiên cũng là cách bảo hộ thị trường, phương Tây khó có thể khen TQ, nhất là trong các nghành kỹ thuật cao. Vì thế cái định kiến đó luôn tồn tại. Không kể khi phương Tây nhập hàng của TQ, hay hàng của TQ tràn ra ngoài, thì toàn là hàng giá rẻ, và chất lượng của nó ví thế ..cũng rẻ, càng tăng thêm cái định kiến này.
2- Một trong công nghệ kỹ thuật cao là công nghệ quốc phòng. Trong công nghệ này, thì Mỹ và phương Tây đều đã cấm vận TQ từ năm 1989, sau sự kiện Thiên An Môn. Trước đó, từ năm 1979 đến 1989, thì Mỹ không cấm vận TQ về vũ khí, nhưng TQ nó cũng ..không mua. Việc không mua này có thể lý giải bằng điều kiện Mỹ đặt ra với TQ khi mua, việc ghép những vũ khí này vào đội hình vũ khí TQ ,..Hiện này nhưng vũ khí của TQ sản xuất, cũng chưa có vũ khí nào được thử lửa, cho nên không thể đánh giá chính xác hiệu quả của chúng.
Với quan sát riêng của tôi thì tôi thấy thế này :
1- TQ hầu như luôn luôn giữ được mức độ tương đối trong công nghệ vũ khí. Ví dụ, khi Mỹ làm bon neutrone, thì mấy năm sau TQ cũng làm được. Sức phòng thủ và tấn công của tên lửa chiến lược TQ ngày càng tăng. Mỹ đang tìm cách chạy đua vũ trang vũ trụ, thì TQ cũng làm. Trong các lĩnh vực này : vũ trụ, điện tử, máy tính tốc độ cao..thì có lẽ Nga còn hụt hơi hơn TQ.
2- Trong phát triển công nghệ cao (bao gồm cả quốc phòng), TQ cũng như VN(ở VN thì mức độ còn thấp hơn, tức là ngay với công nghiệp nặng thông thường cũng chết đứng) bị mắc vào cái hội chứng ăn xổi. Có nghĩa là tưởng như làm được, nhưng nếu có làm được thì là do ông đi mua composant về, rồi lắp ghép mà thành. Nhưng trong công nghệ cao, điều quan trọng là ông có đội ngũ trí thức, các văn phòng thiết kế, chế tạo có thể làm được nó, cũng như bề dầy kinh nghiệm công nghệ để sản xuất nó. Ví dụ. người ta vẫn nói là động cơ máy bay mà TQ chế tạo dựa trên mô hình động cơ Nga có thời hạn sử dụng thấp, vì TQ chưa làm chủ được quy trình luyện kim hỗn hợp. Thật hay giả đến đâu thì không biết.
Như vậy khả năng Nga được phương Tây ưu ái hơn về tiếp cận công nghệ so với TQ, thực sự tôi không rõ thế nào. Tôi chỉ nghĩ rằng, do Nga có một nền công nghệ quân sự cao cấp trình độ cao (đây là di sản của Liên Xô để lại, mà ưu thế đó có được là do họ đầu tư, lập kế hoạch, là điển hình là thành quả của công nghiệp hoá kiểu XHCN cũ, điều mà các bác lúc nào cũng « thị trường, thị trường, tư nhân tư nhân » cố gắng dìm đi, không chấp nhận) đã khiến cho họ khi có thông tin thì hiểu nó là cái gì, làm được ngay. Còn ông ăn xổi, thì nhìn nó chỉ thấy là cái « hộp đen », dùng nó thì được, nhưng mổ xẻ nó ra thì không hiểu. Giống như kiểu áp dụng « nửa chừng xuân » thôi.
Kiểu như VN bây giờ có cái câu ca dao cải biên :
« Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi hay lấp biển
Không làm được thì ..thuê »
Nó thể hiện chính xác cái kiểu ăn xổi ấy. Vì khi đi thuê, điều đó cũng đồng nghĩa là ..không biết gì cả, không có trình độ để làm.
Skywalker
QUOTE(Phó Thường Nhân @ May 26 2015, 04:16 PM)
@Sky,
Mấy cái điều bác nói trên kia (3 điều), mà bác kêu là từ chủ nghĩa Mác- ăng ghen, thú thật tôi chưa thấy thế bao giờ. Thực ra đó chính là luận điệu mà các bác « đa nguyên đa nhóm » nói. Cũng có thể do bác vừa phát triển học thuyết mác thì tôi không biết.
Cứ cho là những điều đó hợp lô gíc đi, thì tại sao ở các nước đang phát triển, áp dụng nó người ta toàn phải đối mặt với sự tan rã của đất nước, nội chiến, nạn tham nhũng hoàn toàn không giai quyết được, cũng chẳng ở đâu, cái hình thức nhà nước đó là khởi đầu của phát triển. Đây là thực tế, lý thuyết muốn đúng thì phải lý giải được nó.
Còn nếu bác lại lấy nước Mỹ làm bằng chứng, thì chịu.
Còn về quyền con người, thì bác cứ định nghĩa chính xác đi, nó gồm những cái gì, rồi nói chuyện tiếp.
*



Bác Phó lại quên "điều kiện cần và đủ" trong giải toán rồi. Nước Mỹ hội đủ thiên thời (lập quốc ngay sau trào lưu tư tưởng cách mạng tư sản Anh, Pháp), địa lợi (vị trí mà nước ngoài khó với tới, không gian địa lý lại rộng rãi giàu tài nguyên) và nhân hòa (thể chế chính trị phù hợp với quy luật cân bằng động qua cạnh tranh). Dù vậy, nước Mỹ cũng vẫn trải qua con đường trắc trở, zigzag với đủ loại sự cố như nội chiến, khủng hoảng ...vv như bất kỳ một quốc gia nào khác trên thế giới. Thực tế lịch sử đó gợi ra các lý giải cho các nước đang phát triển như sau:

- Luôn bị xô đẩy bởi tác động do các thế lực ngoại quốc
- Không đủ không gian cho sự phát triển bền vững
- Nền chính trị chưa trưởng thành (yếu kém của xã hội dân sự)

Nên nhớ rằng khái niệm "quốc gia" trong lịch sử loài người cũng rất tương đối, chúng luôn là sự giao kết lúc lỏng lúc chặt của nhiều cộng đồng dân cư hoặc sắc tộc, tôn giáo có tính lịch sử. Bởi vậy, việc tuyệt đối hóa "quốc gia" là điều không hợp lý về mặt khoa học cũng như thực tiến. Tuy nhiên trong một phạm vi lợi ích nào đó chúng ta vẫn nói đến quốc gia như một đại diện cực kỳ quan trọng, một cấu trúc phức tạp nhưng chứa đựng các lợi ích đa dạng của cá nhân và cả thế giới.

Qua đây thì mới nói về quyền con người. Nhân loại có rất nhiều loại lợi ích mà ở cấp độ vi mô người ta hay dẫn đến tháp nhu cầu Maslow. Tuyên ngôn nhân quyền của LHQ phản ánh rất rõ cái căn cứ này mà về khía cạnh đang đề cập đây chính là quyền tự do dân sự và chính trị. Về mặt pháp luật nhà nước ghi thành quyền lập hội đoàn, quyền tự do báo chí và biểu đạt, quyền tự do chọn lựa đại diện trong thể chế nhà nước (bầu cử). Những cái này xưa cũ lắm rôi nhưng vì bác hỏi nên trình bày cho khỏi cãi nhau.

Tổng hợp lại các vấn đề từ quốc gia cho đến nhân quyền thì mới nảy sinh ra cái tạm gọi là sự "hài hòa" giữa lợi ích tầm xa (quốc gia) và tầm gần (công dân). Nói công bằng thì Liên Xô và hệ tư tưởng "vô sản toàn thế giới liên hiệp lại" đã góp phần quyết định cho sự ra đời của quốc gia VN ngày nay. Lớp người cách mạng từ cụ Hồ đã khéo léo dùng các đòn bẩy chính trị, quân sự để khẳng định tư thế của quốc gia VN trên thế giới (dù cái giá không hề nhỏ). Lịch sử không có chữ "nếu" và cần được tôn trọng, nhưng lý thuyết thì lại khác, chúng có thể từng được đánh giá như chân lý tối thượng, nhưng khi có lý thuyết tốt hơn thì không có lẽ lại khư khư bảo thủ. Chuyện này trong khoa học rất là bình thường, như cơ học Newton và cơ học lượng tử chẳng hạn.

Đấy cũng là lý do tại sao em nói sử dụng Leninism nửa chừng xuân. Cái nửa chừng trở về trước chính là thành quả lập quốc của thế hệ Hồ Chí Minh, còn trở về sau thì Leninism không thể độc bá tư tưởng và tuyên truyền bởi những hạn chế của nó. Một bằng chứng nóng sốt liên quan đến vấn đề Leninism trong tổ chức nhà nước chính là lỗ hổng nào đã tạo nên sự tham nhũng tầm cỡ ở TQ hiện nay? Tại sao phải đến thời Tập Cận Bình mới bắt được hổ? Nếu nói đây là màn đấu đá quyền lực thì chẳng hóa ra nhà nước TQ đương thời hiển nhiên là "đa nhóm" đó sao?

Cũng để các bác cùng chơi trò tiên tri cho vui, xin mời bác Phó, bạn LTBK phán "vận hạn" của thế giới trong 2 năm tới, đặc biệt là TQ. Theo tính toán của em thì có nhiều chuyện hay lắm, từ từ sẽ viết tiếp. laugh.gif
Phó Thường Nhân
Bây giờ tôi sẽ nói về việc thụt lùi , lạc hậu của Liên Xô, như đã hứa ở trên. Cách tiếp cận của tôi luôn luôn là duy vật lịch sử, lấy nó làm chủ đạo, còn cái gì mà nó thiếu thì bổ xung bằng những luận thuyết khác. Tại sao lại duy vật lịch sử, vì nó cho phép người ta có cái nhìn dài hơi, không bị hội ứng bầy đàn, thường chịu ảnh hưởng của thời sự. Vì nó là lịch sử, nên các sự kiện là chính xác. Chắc chắn chính xác hơn tin thời sự. Nếu nhìn theo chiều dài lịch sử này, thì người ta có thể thấy, quá trình công nghiệp hoá ở Liên Xô luôn được khen, và làm cho phương Tây lo sợ. Cho đến tận những năm 1970. Sự thành công của nó là không thể chối cãi. Nhưng từ những năm 1970 trở đi, thì đã lâm vào khủng hoảng, và do cách giải quyết khủng hoảng này không hợp lý đã dẫn tới sự tan rã của Liên Xô vào đầu năm 90. Có nghĩa là nhìn theo tổng chiều dài lịch sử, tác dụng tích cực của nó với Nga chiếm 60, 70% thời gian tồn tại. Ngay cả bây giờ, nếu không có những di sản để lại của nó, thì nước Nga chắc không hơn gì Brazil.
Tất nhiên cái thành công đó cũng có nhược điểm. Nhược điểm đó thể hiện chủ yếu trong công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, và hệ thống phân phối. Điều đó đã khiến cho các nước phương Tây chuyên nhìn vào đây mà phê phán, hạ thấp quá trình công nghiệp hoá này, bôi bác nó.
Hiện nay, nước Nga đã chuyển theo mô hình thị trường, tư hữu. Nhưng quá trình này không củng cố được nhà nước Nga, mà còn dẫn nó tới tình trạng gần như tan rã, khiến Putin và những người đồng sự phải cải cách nó để nó « tập thể hơn » bằng cách ngăn chặn quá trình tư hữu hoá, khôi phục lại kinh tế nhà nước trong mảng năng lượng, công nghiệp vũ khí, ..kiểm soát chặt chẽ hơn các khu vực kinh tế tài phiệt tư nhân, do tư hữu hoá sinh ra. Hệ thống chính trị, dù vẫn là « đa đảng », trong thực tế đã là một đảng.
Mặc dù đã là kinh tế thị trường, tư hữu cá nhân, chỉ có hai khu vực có nhược điểm của kinh tế Liên Xô ngày xưa được cải thiện, đó là hệ thống phân phối và nông nghiệp. Ngược lại công nghiệp nhẹ vẫn luôn là điểm yếu. Điều đó khiến cho xã hội Nga là một xã hội tiêu thụ dựa vào nhập khẩu. Nhập khẩu này được cân bằng bởi xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên (dầu, khí đốt, ..).
Điều đó cũng có nghĩa là, cái gì trong quá trình công nghiệp hoá của Liên Xô ngày xưa không làm được, thì cái cơ chế thị trường cũng không làm được, vì thế cho nên không thể đổ tội cho nó là vì « định hướng XHCN » nên thua kém phương Tây. Ngược lại phải thấy rằng, chính nhờ có nó, mà Liên Xô, rồi Nga bây giờ có thể ngẩng đầu với phương Tây.
Từ cái quá trình công nghiệp hoá này của Liên Xô, thì tôi rút ra mấy kết luận sau :
1- Việc kế hoạch hoá, là điều rất tốt để xây dựng những ngành công nghiệp nặng, là trụ cột của nền kinh tế. Ngược lại kế hoạch hoá không phù hợp với hệ thống phân phối. Cơ chế phân phối bằng thị trường đáp ứng nhu cầu xã hội tốt hơn.
2- Kế hoạch hoá cũng không thể làm với toàn thể nền kinh tế, những ngành nghề công nghiệp nhẹ, dịch vụ ..cơ chế thị trường tốt hơn.
3- Sự phát triển của kinh tế thị trường Nga, sau khi Liên Xô sụp đổ, càng khẳng định, sử hữu nhà nước gắn liền với độc lập dân tộc, do không tồn tại một giai cấp tư sản dân tộc, bắt buộc nhà nước phải là ông tư bản lớn nhất.
Chính vì thế mà tôi mới nói là ở VN, không có đối kháng giữa hai sự sở hữu : tư nhân hay nhà nước. Nó chỉ thành đối kháng khi người ta nhìn vào nguồn gốc của nó. Nếu là sở hữu made in VN thì OK, nếu không phải thì là đối kháng, hay sẽ là đối kháng tiềm năng.
Khi nói không có đối kháng, không có nghĩa là bất cứ sở hữu tư nhân nào cũng nên nhà nước hoá, hay ngược lại sở hữu nhà nước đá lại cho tư nhân, mà nó có một sự phân công. Tài nguyên, độc quyền là nhà nước. Năng động, dịch vụ, ..gắn với nhu cầu xã hội , với tiêu thụ là tư nhân.
Trở lại với Liên Xô. Chính vì kế hoạch hoá tổng thể mà việc điều hành kinh tế trở nên quá cứng, không mềm dẻo, khiến Liên Xô thất bại trong việc nâng cao đời sống (so với các nước tư bản chủ nghĩa cao cấp, chứ so với các chế độ đại nghị dặt dẹo mà phương Tây dựng nên ở thế giới thứ 3 thì nó vẫn hơn. Điều đáng chú ý, là khi Nga áp dụng cái mô đen này đúng theo lời khuyên của phương Tây, thì nó đã đi gần tới sự nghèo khổ của thế giới thứ 3 hơn là giầu lên. Chính vì thế mà tôi mới nói, « đa nguyên đa nhóm » là vũ khí huỷ diệt hàng loạt mà phương Tây ném xuống các nước thế giới thứ 3).
Vì người Nga trong chế độ XHCN cũ không có động lực thúc đẩy, nên trở nên lười biếng, khiến đất nước đi giật lùi. Cái này thì tôi không khẳng định được, nhưng theo tôi phân tích thì không phải. Trong thực tế, ở Liên Xô cũ, người ta cũng rất trọng việc khuyến khích vật chất bằng tiền. Có điều tiền đó không tiêu được, vì không có hàng (ở đây tôi nói tới hàng hoá tiêu dùng). Bản thân tôi được chứng kiến, ở Liên Xô và Đông Âu cũ, người ta sẵn sàng đổi một số tiền ngang một tháng lương để mua một cái quần Jean. Như vậy có lẽ không phát triển được công nghiệp nhẹ, và hệ thống phân phối kế hoạch hoá đã khiến cho người ta không có động lực làm việc.
Hiện nay người Nga có làm việc hăng say hơn không, thì tôi không rõ.
langtubachkhoa
Vâng, điều bác nói thì đúng rồi. Tôi cũng nghĩ Nga đã có trình độ công nghệ cao từ lâu, họ chỉ cần có thông tin là làm đươc ngay, nói cách khác, thay vì phải thử nghiệm tốn kém để đánh giá lựa chọn tối ưu, họ có thể để các nước phương Tây làm, họ chỉ cần lấy cái kết quả cuối, còn quá trình thế nào họ hiểu từ trước (trừ một số thứ thì họ phải tự làm), còn TQ thì gặp k làm được vậy, cho đến bây giờ, cái máy bay J tốt nhất của họ vẫn phải mua động cơ từ Nga.

Về siêu máy tính, TQ vẫn phải mua component của Tây về lắp, trong khi ở Nga những thành phần này đều do các hãng của Nga làm (nhất là chip và bộ nhớ), công nghệ tramk không gian của TQ cũng do Nga chuyển cho, k hiểu LX trước đây hay Nga ngày nay có toan tính gì mà toàn chuyển giao tên lửa đạn đạo, trạm không gian, công nghệ vệ tinh cho TQ, không rõ cái tên lửa Angara thế hệ mới (chạy nguyên liệu sạch và vận chuyển theo cơ chế module) Nga có chuyển cho TQ k?

QUOTE(Phó Thường Nhân @ May 26 2015, 09:16 AM)
@LTBK,
Trong thực tế người ta không biết thực lực kỹ thuật của TQ đến đâu. Vì nó có nhiều điều không kiểm chứng được.
1- Về mặt tâm lý, định kiến, và tất nhiên cũng là cách bảo hộ thị trường, phương Tây khó có thể khen TQ, nhất là trong các nghành kỹ thuật cao. Vì thế cái định kiến đó luôn tồn tại. Không kể khi phương Tây nhập hàng của TQ, hay hàng của TQ tràn ra ngoài, thì toàn là hàng giá rẻ, và chất lượng của nó ví thế ..cũng rẻ, càng tăng thêm cái định kiến này.
2- Một trong công nghệ kỹ thuật cao là công nghệ quốc phòng. Trong công nghệ này, thì Mỹ và phương Tây đều đã cấm vận TQ từ năm 1989, sau sự kiện Thiên An Môn. Trước đó, từ năm 1979 đến 1989, thì Mỹ không cấm vận TQ về vũ khí, nhưng TQ nó cũng ..không mua. Việc không mua này có thể lý giải bằng điều kiện Mỹ đặt ra với TQ khi mua, việc ghép những vũ khí này vào đội hình vũ khí TQ ,..Hiện này nhưng vũ khí của TQ sản xuất, cũng chưa có vũ khí nào được thử lửa, cho nên không thể đánh giá chính xác  hiệu quả của chúng.
Với quan sát riêng của tôi thì tôi thấy thế này :
1- TQ hầu như luôn luôn giữ được mức độ tương đối trong công nghệ vũ khí. Ví dụ, khi Mỹ làm bon neutrone, thì mấy năm sau TQ cũng làm được. Sức phòng thủ và tấn công của tên lửa chiến lược TQ ngày càng tăng. Mỹ đang tìm cách chạy đua vũ trang vũ trụ, thì TQ cũng làm.  Trong các lĩnh vực này : vũ trụ, điện tử, máy tính tốc độ cao..thì có lẽ Nga còn hụt hơi hơn TQ.
2- Trong phát triển công nghệ cao (bao gồm cả quốc phòng), TQ  cũng như VN(ở VN thì mức độ còn thấp hơn, tức là ngay với công nghiệp nặng thông thường cũng chết đứng) bị mắc vào cái hội chứng ăn xổi. Có nghĩa là tưởng như làm được, nhưng nếu có làm được thì là do ông đi mua composant về, rồi lắp ghép mà thành. Nhưng trong công nghệ cao, điều quan trọng là ông có đội ngũ trí thức, các văn phòng thiết kế, chế tạo có thể làm được nó, cũng như bề dầy kinh nghiệm công nghệ để sản xuất nó. Ví dụ. người ta vẫn nói là động cơ máy bay mà TQ chế tạo dựa trên mô hình động cơ Nga có thời hạn sử dụng thấp, vì TQ chưa làm chủ được quy trình luyện kim hỗn hợp. Thật hay giả đến đâu thì không biết.
Như vậy khả năng Nga được phương Tây ưu ái hơn về tiếp cận công nghệ so với TQ, thực sự tôi không rõ thế nào. Tôi chỉ nghĩ rằng, do Nga có một nền công nghệ quân sự cao cấp trình độ cao (đây là di sản của Liên Xô để lại, mà ưu thế đó có được là do họ đầu tư, lập kế hoạch, là điển hình là thành quả của công nghiệp hoá kiểu XHCN cũ, điều mà các bác lúc nào cũng « thị trường, thị trường, tư nhân tư nhân » cố gắng dìm đi, không chấp nhận) đã khiến cho họ khi có thông tin thì hiểu nó là cái gì, làm được ngay. Còn ông ăn xổi, thì nhìn nó chỉ thấy là cái « hộp đen », dùng nó thì được, nhưng mổ xẻ nó ra thì không hiểu. Giống như kiểu áp dụng « nửa chừng xuân » thôi.
Kiểu như VN bây giờ có cái câu ca dao cải biên :
« Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi hay lấp biển
Không làm được thì ..thuê »
Nó thể hiện chính xác cái kiểu ăn xổi ấy. Vì khi đi thuê, điều đó cũng đồng nghĩa là ..không biết gì cả, không có trình độ để làm.
*


langtubachkhoa
Dung nhu du doan, bay gio thi ong Nga dang phai hanh dong gap de tan dung toi da loi the, truoc khi cac lenh trung phat duoc do bo

Putin: đồng rúp cho phép tăng xuất khẩu phi dầu mỏ

Những thay đổi về tỷ giá hối đoái đồng rúp cho phép doanh nghiệp Nga chiếm thị phần mới, gia tăng khu vực phi dầu mỏ của nền kinh tế nội địa, nhưng những điều kiện này cần phải sử dụng một cách thông minh và nhanh chóng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát biểu như vậy tại diễn đàn "Kinh doanh Nga" hôm thứ Ba.

"Tình hình hiện nay không hề đơn gian, nếu như không nói là phức tạp. Tuy nhiên, tỷ lệ của đồng rúp thay đổi làm tăng sức cạnh tranh về giá sản xuất trong nước, mở ra cơ hội mới ở cấp quốc gia và quốc tế.", — Ông Putin nói.

Ông Putin lưu ý đến thực tế là cơ hội vừa xuất hiện "có thể bị giới hạn về thời gian" vì vậy "cần phải sử dụng các cơ hội đó một cách nhanh chóng và tốt nhất".

"Ở đây, các đối tác của chúng ta đang chín muồi để hủy bỏ cấm vận, chúng ta sẽ phải làm gì để phản ứng lại điều đó, nếu không thì sẽ rơi vào môi trường khá khó khăn trong WTO. Để tránh điều này, cần phải hành động một cách mạnh mẽ" — ông Putin nói.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/russia/20150526/...l#ixzz3bFgvCGvf



Các nước phương Tây với lý do hỗ trợ tài chính cho Kiev đã xóa bỏ rào cản để vốn tư bản của mình thâm nhập vào Ukraine, Thư ký Hội đồng An ninh Nikolai Patrushev cho biết tại cuộc họp thường niên của đại diện an ninh các nước thành viên BRICS.
"Hôm nay, tại đó đã đạt được một thỏa thuận ngừng bắn mong manh. Tuy nhiên, các nhà tư tưởng của những sự kiện đẫm máu đó không mấy quan tâm đến vấn đề tái thiết kinh tế của đất nước. Dưới chiêu bài cung cấp hỗ trợ tài chính, họ đang dần dần loại bỏ rào cản để vốn phương Tây thâm nhập vào Ucraine," — ông Nikolai Patrushev cho biết.

"Đất nước này trên thực tế đã trở thành phần phụ nông nghiệp của phương Tây" — ông Patrushev nói.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/russia/20150526/...l#ixzz3bFjSYMs4


Thủ tướng Yatseniuk đề nghị Mỹ ‘mua đứt’ Ukraine
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatseniuk đang vận động hành lang Washington thuyết phục các tập đoàn, công ty Mỹ “mua cho bằng hết” số tài sản là các công ty quốc doanh Ukraine thuộc diện tư nhân hóa theo kế hoạch.

Webiste của chính phủ Ukraine ngày 25/5 đưa tin: Ông Yatseniuk đang hối thúc các đối tác Mỹ tận dụng các cơ hội đầu tư có được từ chiến dịch tư nhân hóa mà Kiev đang thực hiện, nhất là đối với ngành năng lượng. Thông báo được đưa ra chỉ sau ít giờ Thủ tướng Yatseniuk có cuộc gặp với Thượng nghị sĩ Mỹ Dick Durbin tại Kiev, thảo luận về các chương trình cải cách sau khi Nhà Trắng cam kết bổ sung khoản viện trợ trị giá 1 tỉ USD cho Ukraine.

Tháng 3 vừa qua, chính phủ Ukraine đã thông qua bản danh sách các doanh nghiệp thuộc diện tư nhân hóa, chủ yếu là liên quan đến lĩnh vực năng lượng. Tập đoàn khí đốt quốc doanh Naftogaz, công ty than UkrTorf, công ty phân phối điện Centrenergo nằm trong số này. Hồi đầu năm, Nội các nước này cũng đã đệ trình việc bán tài sản ở 164 doanh nghiệp theo hình thức đấu giá. Ông Yatseniuk khi đó nói rằng 164 là con số quá nhỏ bé, ông muốn nâng lên thành 1.200 công ty. Nói cách khác, đó là một cách "bán tống bán tháo".
Phó Thường Nhân
Những điều bác nói về những chuẩn của LHQ, thì VN đều có cả, Nếu không thì đã không là thành viên của LHQ, cũng chẳng được người ta bầu vào hội đồng nhân quyền. Cái cuộc đấu Nhân quyền mà phương Tây đưa ra nó liên quan tới việc coi những quy trình của phương Tây là duy nhất, và người phán xét duy nhất để xét xử đúng sai để khen thưởng hay trừng phạt là họ. Chính vì thế mà nhân quyền (hiểu theo kiểu phương Tây đang dùng) mới thành vũ khí đô hộ, can thiệp, trong khi cái ý tưởng của nó thì tốt. Cái lởm khởm của câu chuyện này là ở đó.
Nó cũng tương tự như vấn đề Thiên chúa giáo ở VN vào thế kỷ XIX. Đạo Thiên chúa vào VN từ thế kỷ XVI, khi người Bồ sang Đông Nam Á buôn bán.Từ đó đến thế kỷ XIX, đạo Thiên chúa được truyền vào VN. Người dân theo nó vì tin, còn chúa Trịnh chúa Nguyễn thì công nhận sự tồn tại của nó vì thấy đó là cái cửa để buôn bán trao đổi.
Đến thế kỷ XIX thì nó bị lợi dụng. Pháp đã xâm lược VN dưới chiêu bài « tự do tôn giáo », và bằng cách đó đã đẩy nhà Nguyễn tới chuyện « tả đạo », trấn áp người theo đạo Thiên chúa. Do chuyện này, cộng với sự gần gũi với văn hoá phương Tây, không ít người theo đạo Thiên chúa trở thành tay sai cho nó, thành chỉ điểm, thành gián điệp, thành thông dịch viên. Không có nó thì công cuộc bình định, thực dân khó hoàn thành.
Cách thức Pháp làm là dưới chiêu bài bảo vệ đạo Thiên chúa, nó đã ép nhà Nguyễn phải từ bỏ việc quản lý dân theo đạo, khiến trong một nước mà có một tầng lớp người không chịu theo luật VN, cậy thế của các giáo sĩ Pháp, càn rỡ muốn làm gì cũng được, kiểu như « tiểu đội A còng » cậy là con ông to phá phách vậy. Lý do là vì vua nhà Nguyễn không theo đạo Thiên chúa, tức là tà đạo (paien), không thể chấp nhận.
Hiện tại nếu người ta thay cái quyền con người vào đạo Thiên chúa, thì cái lô gíc ấy nó cũng hiện rõ. Đấy chính là cái thuật làm sao biến những ý đồ đen tối thành « giá trị nhân loại » để khai thác.
Bản thân đạo Thiên chúa hay quyền con người đều không có gì sai, nhưng cách sử dụng nó thế nào đấy mới là vấn đề.
« Quốc gia », nếu về mặt tuyệt đối mà nói thì chỉ là một khái niệm tương đối. Ở trên tôi có nói tới một tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác « nguồn gốc gia đinh, tư hữu và nhà nước » của ăng ghen, bác đọc quyển sách đó, thì sẽ thấy khái niệm quốc gia là tương đối. Nhưng hiện tại bảo vệ quốc gia chính là con đường để dẫn tới sự đại đồng thế giới ấy. Tại sao ?
1- Hiện tại, trong quá trình toàn cầu hoá, nhà nước vẫn là đại diện ga răng ti cho cộng đồng dân tộc trong thế giới. Nói cách khác nó là cái mắt xích cơ bản của quan hệ quốc tế từ ngoại giao, kinh tế, tới tài chính thông qua các thể chế, hiệp định, ..v..v..
2- Tất cả những giá trị nhân văn, khi vượt qua biên giới, thì nó sẽ bị biến dạng méo mó, chỉ còn là cái vỏ . Ví dụ. nước Pháp là nước đầu tiên trên thế giới có tuyên bố về nhân quyền từ năm 1789, nó là sản phẩm của xã hội Pháp, là thảnh quả của cách mạng tư sản Pháp. Vậy tại sao khi Pháp biến VN thành thuộc địa trong 80 năm, nó không thực hiện điều đó ở VN. Ở trên tôi vừa nói tới vấn đề Thiên chúa giáo thế kỷ XIX, tôi phải nói thêm là khi Pháp phất ngọn cờ bảo vệ Thiên chúa ở VN, thì trước đó, thời cách mạng nó đã đánh nhà thờ, tăng lữ Thiên chúa ở Pháp. Ở Pháp, nhà thờ và nhà nước Pháp là đối kháng, ở VN chúng lại bảo trợ lẫn nhau.
3- Quốc gia hình thành một cách bất thành văn, nó là một quá trình lịch sử chung sống của một cộng đồng người. quá trình ấy không ai giải thích được. Bản thân ở Liên Xô trước, muốn xây dựng con người Sô Viết vượt lên trên tất cả các dân tộc tạo nên Liên Bang Xô Viết cũng không thành công.
Như vậy, sự tồn tại của quốc gia, dù là tương đối trong lịch sử, người ta cũng không thể nào biết khi nào nó kết thúc, khi nào có thế giới đại đồng. Ngược lại quốc gia luôn là biên giới của sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Bảo vệ quyền lợi dân tộc, cũng có nghĩa là đấu tranh cho một thế giới bình đẳng hơn. Thế giới bình đẳng hơn, thì khả năng đại đồng dễ hơn
Phó Thường Nhân
@Sky,
Sự đoán về tình hình biển Đông trong hai năm tới cũng là điều thú vị. Nhưng mà trước khi làm cái việc « xẩm sờ voi » tiên tri này, gọi là « ăn cơm cà nói chuyện thế giới », thì tôi nói nốt những gì dính với các bài poste ở trên trước đã, vì tôi tán phét theo kiểu ông già Nam bộ tiện cái gì nói cái ấy, nếu không viết ra thì quên mất, hay mắc bệnh lười cũng không muốn viết tiếp.
Nhưng điều tôi viết ở trên có thể tóm tắt thế này. Bằng chủ nghĩa Lê nin, bằng cách tiếp cận qua duy vật lịch sử, bằng cách phân tích qua nhãn quan giai cấp, tôi có thể lý giải và đánh giá tương đối tổng quát cái bức tranh kinh tế VN. Trong đó nổi bật lên việc sự tồn tại tư hữu nhưng không có giai cấp tư sản dân tộc. Mặc dù thế, VN cũng vẫn phải công nghiệp hoá, trong thế yếu, tức là vừa không có vốn tích luỹ, vừa là xã hội tự nó không làm được (xã hội sẽ tự làm được nếu nó có một giai cấp tư sản dân tộc, nếu VN có, thì VN đã giống như các nước tư bản phát triển vào giai đoạn đầu của cách mạng tư sản, như người ta thấy ở Hà lan, Anh, Pháp, Mỹ) đồng thời vẫn phải tham gia vào toàn cầu hoá, quá trình toàn cầu hoá này trên thực tế vẫn là do các nước phương Tây dẫn dắt, và nó là phiên bản thứ 3 (3.0). vì cuộc toàn cầu hoá đầu tiên (1.0) chính là chủ nghĩa thực dân cũ, cuộc toàn cầu hoá thứ 2 (2.0) là chủ nghĩa thực dân mới. Trong hai cái cuộc toàn cầu kia, VN đều thiệt. Cuộc 1 thì là thuộc địa, cuộc hai là cuộc kháng chiến chống Mỹ, vậy phải làm sao cho cái cuộc 3 này đem lại lợi ích cho người VN.
Cũng bằng chủ nghĩa Lê nin, tôi cũng chỉ ra rằng, công cuộc xây dựng CNXH của Liên Xô, một phần lớn nội dung của nó, chính là công nghiệp hoá trong hoàn cảnh không có tư bản dân tộc, mà giai cấp phong kiến Nga Sa hoàng không thể thực hiện được, vì nó không thể giải quyết các mối quan hệ xã hội, cũng như mâu thuẫn giai cấp do cái quá trình công nghiệp hoá này đẻ ra. Để so sánh, điều này rất thú vị, các bác có thể so sánh chế độ Minh trị của Nhật với chế độ Sa hoàng Nga. Một bên thì chế độ phong kiến chuyển sang được tư bản, công nghiệp hoá được(Nhật), một bên thì không chuyển được nên sụp đổ (Nga). Nguyên nhân của nó, theo tôi, là vai trò của tư bản nước ngoài. Ở nước Nga Sa hoàng, tư bản là tư bản Anh-Pháp. Ở Nhật, đó là sự chuyển biến giai cấp phong kiến Nhật sang tư bản.
Những gì xẩy ra ở nước Nga hiện tại, thời hậu Sô Viết, càng giúp tôi khẳng định cách phân tích của mình là đúng. Vì ngay hiện tại, Nga cũng không có giai cấp tư sản dân tộc, mà thay vào đó là một nhóm tài phiệt lũng đoạn.
Ở VN hiện tại, do ảnh hưởng của học thuật phương Tây, mô hình của nó, sức mạnh mềm của nó (đấy là chưa kể tới sức mạnh cứng) người ta coi tư hữu hoá toàn bộ nền kinh tế là giải pháp cho tất cả mọi thứ. Tương tự, « đa nguyên đa nhóm » là giải pháp của hệ thống chính trị. Những giải pháp này của phương Tây cũng được một bộ phận người Việt ủng hộ. Với tôi nó có hai lý do :
1- Những người ngây thơ, thấy phương Tây phát triển, không cần biết mô tê răng rứa gì, thì muốn bắt chiếc. Đây là nô lệ về tinh thần.
2- Nhưng người ở vào vị trí có thể ăn chia được trong quá trình tư hữu hoá này. Nó gồm có một bộ phận trong chính quyền, một bộ phận là tư nhân có khả năng ghép nối với bên ngoài, nhưng người ở vị trí có thể buôn nước bọt, làm cầu nối trung gian để ăn chênh lệch, y hệt như dạng phe tem phiếu ngày xưa. Ở đây chính là chủ nghĩa cá nhân.
Như vậy người ta phải dùng cả chủ nghĩa cá nhân, cái này thì phương Tây rất mạnh, vì hầu như toàn bộ triết học chinh trị của nó dựa trên cái nguyên lý ấy, nhưng không phải vì thế là chủ nghĩa Lê nin mất đi cái độ sáng suốt của nó. Còn đã thích nguỵ biện thì dựa vào cái gì cũng có thể nguỵ biện được, nếu không chịu kiểm chứng bằng thực tế. Một thực tế tương đương với những gì người ta muốn tìm hiểu. Ví dụ, với VN thì phải so sánh với các nước cùng điều kiện (đang phát triển, XHCN cũ,..) chứ không thể nào mang nó ra so với Mỹ, Anh, Pháp..
Chính vì cái giải pháp « cải cách kinh tế » bằng cách tư hữu hoá, trong điều kiện VN, điều đó tương đương với lấy việc của ông què chân, giao cho ông cụt tay. Trong đó cái giải pháp đúng đắn là ông đau chân thì phải chữa cho ông khỏi, ông què tay phải lắp..tay giả cho ông. Bệnh nào trị bằng thuốc đó.
Skywalker
@bác Phó:

Dĩ nhiên ở đây chúng ta nói vui dựa trên những nhận thức và những góc nhìn khác nhau về chính sự chứ không phải là làm chính trị. Góc nhìn của bác cũng rất hay, như kiểu nhà văn hay nhà hùng biện nên đã trao đổi với bác đến cả trăm bài nhưng em vẫn thấy vui vì khác lạ với góc nhìn của em. laugh.gif

Trở lại với "nhân quyền", em cũng nhận thấy có việc dùng nó như lá bài mà các chính phủ phương Tây thường sử dụng để tạo lợi thế trong chính trị và ngoại giao. Nói chung, thế giới luôn tồn tại cái gọi là "tiêu chuẩn kép" mà lý do sâu xa chính là cái vai trò người chơi cờ khác với trọng tài. Tuy nhiên một thực tế đáng lưu ý đó là nơi nào "tự phê phán" được chấp nhận và đề cao thì "tiêu chuẩn kép" càng khó đứng vững bởi bản chất ngụy biện của nó.

Còn lịch sử kinh tế xã hội trong thế kỷ 20, thú thật là em không có đủ kiên nhẫn để theo dõi các lập luận về thành bại của mỗi nước bởi vì 2 lý do: cách tiếp cận của em đòi hỏi các số liệu thực chứng chứ không phải hiện tượng, và các số liệu của thời đó khá ít và độ tin cậy cũng không cao. Ví dụ bác nói tư bản tại nước Nga Sa hoàng là tư bản Anh Pháp nên nước Nga không công nghiệp hóa được, kết luận này rất khó kiểm chứng vì mệnh đề lại quá đơn giản. Với nước Nga hiện đại, bảo là không có tư sản dân tộc mà chỉ có tài phiệt lũng đoạn thì cũng thật khó tin, bởi vì các số liệu về sản xuất công nghiệp của khu vực tư nhân Nga không nói như vậy. Nói chính xác thì Nga hay VN là những nền kinh tế chuyển đổi khi mà tư bản tái phân phối ở quy mô xã hội, trong đó tài sản cũng như quản trị của các hãng nằm trong xu thế dao động của thị trường với sự can thiệp hạn chế của chính sách tài chính tiền tệ.

Chuyện tương tự cũng xảy ra với "đa nguyên đa nhóm", luận điểm của bác Phó chỉ xoay quanh nghi ngờ rằng đó là giải pháp được phương tây bơm vào, trong khi thực tế nó còn đến từ sự vận động tự nhiên của chính xã hội. Hãy hình dung VN thời bế quan tỏa cảng thì quyền lực không bị hạn chế bởi đối tác thương mại nên lẽ dĩ nhiên mô hình chuyên chế hay phong kiến là hợp logic. nhưng khi mở cửa và giao lưu thương mại, tự nhiên sẽ nảy sinh cái gọi là "thuận mua vừa bán" mà quyền lực, ngoài hành chính ra lại xuất hiện đồng tiền với tư cách đại lượng của giá trị. Đồng tiền vốn rất tự nhiên, nó đi vào mọi ngóc ngách xã hội và khiến người ta được hưởng những thứ mà nếu để tự mình làm ra thì không có. Sự tích tụ của đồng tiền (tư bản) lại cần đến sự bảo kê hành chính (súng đạn, luật pháp) cho nên đa nguyên đa nhóm nảy sinh. Trên em có hỏi bác về chuyện đả hổ ở TQ, chính là muốn nghe sự phân tích của bác xoay quanh đa nguyên đa nhóm đã hình thành như thế nào trong mô hình "kinh té thị trường bản sắc TQ"? Em dám cá là bác sẽ không thể đi xa khỏi chuyện đồng tiền và quyền lực tự nhiên nó phải phân hóa chính trị thành phe nọ nhóm kia! sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif
Phó Thường Nhân
Tất nhiên viết tới đây thì có những câu hỏi được đặt ra :
1- Cái thuốc trị bệnh cho doanh nghiệp nhà nước là gì ? Cái thuốc trị bệnh cho doanh nghiệp tư nhân là gì ?
2- Nếu bác bảo VN chưa tồn tại tư sản như một giai cấp, thì khi nào người ta có coi nó là « tồn tại ». Hay nói cách khác, khi nào những người chủ sở hữu ở VN sẽ không còn là một nhóm ô hợp đánh quả có tiền mà thành một giai cấp có đầy đủ nhận thức về nó ?
3- Nếu cái giai cấp tư sản VN này sẽ tồn tại, thì vào thời điểm đó VN sẽ có thể chế (hay nên thực hiện thể chế) như phương Tây ?
Khi đặt ra mấy câu hỏi này để viết tiếp, thì tôi cũng hơi oải oải, nên cứ tạm coi như là câu hỏi đặt ra để các bác cùng tìm hiểu, cùng tìm cách trả lời. Rồi khi nào tôi hứng lên, thì lại lôi nó ra làm dàn bài để phát triển tiếp.
Để nói về tương lai biển Đông, thì tôi nói thế này. Trước hết là tôi có nhiều hạn chế, vì thông tin không cập nhật. Tất nhiên phương pháp duy vật lịch sử chính là nhằm vào những trường hợp người ta không có thông tin đầy đủ, vì nó dựa trên những gì đã thấy trong quá khứ mà lập luận, dựa theo tính quy luật của nó, và vì vậy nếu có đột biến thì tất nhiên không thể sử lý được. Đây là yếu điểm của phương pháp này. Nhưng chừng nào những yếu tố khung mà trong quá khứ người ta đã nhìn thấy không thay đổi, hoặc ít thay đổi, thì tính đột biến của hiện tượng sẽ giảm đi.
Để giúp các bác có thể hiểu dễ dàng hơn điều này các bác có thể tiếp cận nó thông qua tư duy Phật giáo. Với một hiện tượng trong thế giới đời thường, mà phật giáo coi là hư ảo, thì nó được quyết định bởi 3 điều : nghiệp, nhân, duyên. Trong đó nghiệp là hệ quả là di sản từ quá khứ, nhân là những nguyên nhân nội tại và duyên là nguyên nhân từ bên ngoài tác động. Chỉ có điều Phật giáo nói tới hiện tượng vào một thời điểm. Ngược lại duy vật lịch sử nghiên cứu theo dõi hiện tượng theo một thời gian dài trong quá khứ trở lại (vì thế nó mới là lịch sử), còn tại sao lại là duy vật, bởi vì nó không coi những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đó là siêu nhiên đưa tới, mà là hệ quả của sự vận động trong xã hội loài người. Nhưng hệ quả đó có nguyên nhân mâu thuẫn trong kinh tế, văn hoá, tâm lý, tín ngưỡng. Rồi những yếu tố này lại chịu tác động ngấm ngầm của quyền lợi ,mà người ta có thể nói là yếu tố kinh tế, có nghĩa là kinh tế được coi là điều quyết định bậc nhất vì nó tồn tại đồng thời như là hệ quả, vừa là nguyên nhân. Cái quyền lợi này (cái này là đặc trưng của chủ nghĩa Mác) lại được sắp xếp lại theo giai cấp dựa theo quan hệ của mỗi người với công cụ sản xuất (sở hữu hay không sở hữu). Sự khác biệt cơ bản của duy vật lịch sử với tư duy cá nhân chủ nghĩa của phương Tây nó chỉ khác nhau chủ yếu ở điều này. Đó là phương tây coi quyền lợi cá nhân là chủ (trong khi chủ nghĩa Mác là giai cấp), trước đây thì nó còn coi văn hoá, tâm lý, tín ngưỡng có nguồn gốc siêu nhiên (vì thế nó mới là duy tâm), nhưng cái điều này càng ngày càng ít đi, đặc biệt là ở châu Âu, do ảnh hưởng ngày càng giảm của Thiên chúa giáo. Còn ngược lại ở Mỹ , thì một bộ phận lớn của họ, vẫn coi văn hoá, tâm lý, tín ngưỡng thậm chí cả kinh tế có nguồn gốc siêu nhiên. Ngược lại người theo chủ nghĩa Mác, thì coi giai cấp là đại biểu tiêu biểu cho quyền lợi, là cái thước đo của đấu tranh giành quyền lợi, đánh dấu sự tiến bộ hay không tiến bộ của xã hội.
Như vậy khi đánh giá, dự đoán dựa theo quan hệ đã có của Mỹ với TQ. Cách tiếp cận của Mỹ khi nó đấu với một siêu cường (hay được nó coi là siêu cường) như Liên Xô. Rồi tương quan lực lượng TQ-Mỹ hiện tại ở biển Đông và trên thế giới. Rồi TQ và Mỹ sẽ được lợi gì nếu có xung đột, có hại gì khi có xung đột. Từ đó mà dựng nên một cái mô đen hay kịch bản.
Cái kết luận của tôi thế này :
1- Mỹ - TQ sẽ không xung đột trực tiếp trên biển Đông, nếu có xung đột thì nó sẽ cố gắng hạn chế để được coi như một sự cố (incident) mà không phải là chiến tranh.
2- Trường hợp tối ưu nhất là TQ sẽ dừng các hành động cải tạo. Và hiện trạng dừng ở đó. Trường hợp thứ hai là Mỹ sẽ lảng vảng vào được vùng 12 hải lý xung quanh các đảo, TQ sẽ phản ứng mồm đồng thời vẫn tiếp tục việc xây dựng dân dụng, Mỹ có thể kiểm tra được để yên tâm. Trừng hợp thứ 3 căng thẳng nhất có nghĩa là Mỹ vẫn lao vao vùng 12 hải lý, TQ vẫn tiếp tục cải tạo đảo cho mục đích quân sự coi như không có chuyện gì.
3- Với trường hợp thứ 3, thì Mỹ có thể sử dụng bài phong toả, giống như Mỹ làm với Liên Xô lúc Liên Xô đưa tên lửa vào Cuba, năm 1962. Tất nhiên điều này phụ thuộc rất nhiều vào tương quan lực lượng về khí tài hai bên, cũng như hệ quả của nó với quan hệ Trung-Mỹ về sau.
Trong tất cả các trường hợp trên, thì tôi thiên về trường hợp tối ưu, tức là TQ sẽ dừng, nhưng phải đừng làm cho nó mất mặt. Vì cho đến nay, TQ hung hăng về mồm mép, nhưng đối sử với Mỹ khá nhũn nhặn, và nếu vẫn giữ được quan hệ thì TQ vẫn lợi hơn.
Một hình thức nữa có thể xẩy ra là Mỹ sẽ ngầm chống lưng cho Phi lao vào. Nếu TQ phản ứng thì Mỹ sẽ đáp trả « không trực tiếp ». Trong trường hợp này, sẽ là một cuộc chiến tranh uỷ nhiệm, giống như những gì đã xẩy ra ở UK. Nhưng tôi không muốn so sánh hai trường hợp này. Vì ở UK nếu Nga phần nào có lý, thì ở biển Đông, TQ không có lý.
VN cũng ở vào trạng thái như Phi, có nghĩa là VN thuộc vào ứng cử viên tối ưu cho một cuộc chiến uỷ nhiệm. Nhưng đừng dại mà lao vào. Ngược lại phải dựa vào thuận lợi này (là đồng minh khách quan với Mỹ) mà tăng cường thực lực, để cho TQ thấy nếu xông vào ông VN thì sẽ lằng nhằng dây dợ không thể thắng được để nó lảng đi.
langtubachkhoa
Day la cai ban goc cua bai tieng VN.
Trong này ông Putin yêu cầu các doanh nghiệp Nga cũng như các nhà xuất khẩu Nga tận dụng việc bị trừng phạt tốt hơn nữa, nhanh hơn nữa, vì lệnh trừng phạt đang trên đường đi dến hồi kết. Việc dồng rup yếu đã làm cho sức cạnh tranh của hàng hóa Nga trên thị trường nội địa cũng như quốc tế tang manh.

Nga cũng đang tăng tốc quá trình thay thế nhập khẩu và hỗ trợ mạnh mẽ việc xuất khẩu các mặt hàng phi tài nguyên, cũng như ngành nông nghiệp

Tuy nhiên, trước yêu cầu đặt thêm nhiều rào cản hành chính đối với các hàng hóa phương Tây, tiến tới loại bỏ hoàn toàn, ông Putin nói rằng biện pháp này phải thận trọng và không nên lam dụng, vì kinh tế vẫn cần có áp lực cạnh tranh thì mới tiến được.

Ngoài ra ông Putin cũng khẳng định sẽ không loại bỏ công ty nhà nước trên thị trừong, nhưng sẽ không thống trị 1 lĩnh vực nào đó để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.


Day cung la những dieu ma chung ta da du doan truoc,


http://tass.ru/en/economy/796809

MOSCOW, May 26. /TASS/. The weakening of the ruble and mutually imposed sanctions will have a time-constrained effect so exporters should take advantage of it before it’s too late, Russian President Vladimir Putin said at the Delovaya Rossiya business forum Tuesday.
"The current environment is not simple if not to say complicated," President said. "At the same time changes in the ruble exchange rate improves the price competitiveness of the local production, opens up new opportunities to take control over new niches both at the national and at the international level," he said, adding that "those opportunities may be time-constrained, and they should be taken advantage of properly and as quickly as possible in order to boost non-resource export and tap the local market."
Putin also called for the local business to tap the domestic market faster. "What should we be doing when our partners in some countries see the light? We will have to react somehow otherwise we will find ourselves in rather tough conditions within the WTO," he said.
Currently, the Government and the Ministry of Industry and Trade and the Agriculture Ministry in particular, are setting necessary development programs, Putin said, adding though that the efficiency of such measures will depend on the Russian business itself in the first place.
"I would ask the Delovaya Rossiya /public association/ and other organizations to submit particular proposals on what business needs to actively join the process of import substitution and seriously boost export potential of non-resource companies," President said.
Import substitution is an opportunity to give impetus to further development in a number of areas, he added. "Import replacement is not a panacea, we are not going to have a total import replacement - that's stupid and pointless," President said.
It is necessary to replace import "where it is completely clear that we can have our own competence either revived or recreated," Putin said. "This is what we have to strive towards and use the current situation, related to the foreign currency exchange difference and limitations that for some reason our partners have imposed," he said.
President cited the economic growth in China as an example, saying that the country "has taken advantages of its natural competitive strengths and is still doing it - meaning cheap workforce /almost 20 mln people join the labor market annually/ and inflow of investment, foreign in the first place, and technologies, which is the second /factor/ that ensured the reforms’ success."

Putin also spoke against creating administrative barriers for western companies, in particular from banning foreign companies from Russian government procurement.
"To totally exclude foreigners, taking advantage of the situation that our partners and competitors have put into our hands? Here we too have to be careful," President said. "Maybe we could do it, but do we need to totally deprive the domestic market of competition? Probably not," he added.
He went on to explain that "based on prices the domestic producer already has an advantage now." "Do we need to totally exclude foreigners? It is such a dangerous thing," he said.
The President does not consider it necessary to exclude state-owned companies from this system either. "We need to ensure that for the sake of small and medium business state-owned companies do not dominate the field," he said.
At the same time, Putin stressed that quality is a very important aspect for the consumer. He gave the American car maker Ford as an example. "He developed in his own time a mass production of cars, but not only due to the perfected assembly-line production, but also due to combination of the price of goods and the quality of the product, and it went into the masses. That is the golden rule for business and we shouldn't forget it," President Putin said.
The Delovaya Rossiya business forum is convened annually for discussing the most pressing economic problems. The issues on the agenda this time include the opportunities for Russian businesses on overseas markets, a new industrial policy, the philosophy of the common cause of business and government, and the problem of human resources in entrepreneurship.
Phó Thường Nhân
Xung quanh biển Đông, những việc gì chắc chắn sẽ xẩy ra, bất chấp Trung –Mỹ có đụng độ hay không.
Cái điều người ta nhìn thấy rõ ràng nhất, là biển Đông đang được biến thành chiến trường (ngay cả là chiến tranh hạt nhân) tiềm năng. Tại sao lại thế ? Ở đây nó có nhiều lý do về kỹ thuật quân sự và địa lý.
Về lý do kỹ thuật. Từ khi trên thế giới tồn tại vũ khí hạt nhân, huỷ diệt hàng loạt, với những hậu quả hàng trăm năm về phóng xạ, thì các nước có vũ khí này hay bố trí nó ở những địa điểm, mà nó ít gây hại nhất cho xã hội của họ, xa nơi có những đô thị hay trung tâm công nghiệp. Vì thế Mỹ mới đặt tên lửa ở Alaska, ở các sa mạc hay vùng núi trong nhưng bang thưa thớt dân cư, TQ đặt ở Tây Tạng, Liên Xô rồi Nga ở Si bê ri. Còn tất nhiên khi nó mang ra nước ngoài, thì cái mối quan tâm ấy không còn nữa. ví thế Mỹ mới đặt tên lửa Peshing ở Tây Âu, Liên Xô đặt ở SS20 ở Đông âu trong quá khứ. Cũng chính vì ly do đó, TQ đặt lực lượng hạt nhân hải quân ở đảo Hải nam, vì nó cách xa lục địa TQ nhất. Đảo Hải Nam và biển Đông là những nơi có vị trí tối ưu, ít ảnh hưởng nhất tới TQ, khi chiến tranh hạt nhân nổ ra.
Cũng vì vũ khí hạt nhân có đặc điểm tàn phá rộng lớn như thế, nên một cách khác, là tăng cường sự cơ động của nó, đưa nó vào không gian hay ra biển xa. Không kể, vũ khí hạt nhân có thể dùng để đe doạ, bắt đối thủ hàng mà không cần đánh. Chính vì thế, cái cấu thành mang vũ khí hạt nhân (người ta thường gọi là vếc tơ, tức là bằng phương tiện nào mang chúng) bao gồm không quân , hải quân, rồi mới tới tên lửa đạn đạo đặt trên đất liền. Khi một nước muốn trở thành siêu cường, thì về mặt quân sự, cái phương tiện để “doạ” kia rất quan trọng. Nhưng khác với tên lửa đạn đạo trong đất liền, nằm trong lãnh thổ, hải quân hay không quân phải có không gian cho nó dụng võ. Và ở đây người ta thấy điểm yếu của TQ, đó là hải phận của TQ tất cả đều thông ra biển kín, không thuộc chủ quyền của họ. Với chuỗi hải đảo từ Nhật, qua Ô-ki-na -oa, Đài loan, Phi, In đô ne sia, nó là bức trường thành tự nhiên ngăn TQ ra biển sâu. Trong các biển kín, Biển đông vừa to nhất, vừa xa TQ nhất..Như vậy nếu hải quân TQ không xông ra biển khơi xa được, thì Biển đông cũng là nơi thuận lợi nhất để tiến hành chiến tranh.
Về mặt chính trị, do vị thế của Mỹ về chính trị kinh tế, Mỹ có lợi thế hơn TQ trong quan hệ với các nước trong cái chuỗi “trường thành tự nhiên” này. Đài loan thì được Mỹ chống lưng, bảo hộ. Nhật thì Mỹ kiểm soát, Phi là thuộc địa cũ chưa bao giờ đi xa khỏi quỹ đạo Mỹ. Như vậy cách thức tối ưu với Mỹ khi đụng trận với TQ chính là trong các biển kín bao quanh TQ, trong đó có biển Đông.
Vì những lý do đó, Biển đông có thể coi là chiến trường tiềm năng lớn nhất khi xung đột Trung –Mỹ xẩy ra.
VN ở vị trí nào trong cái không gian này. Điều đầu tiên đập vào mắt người ta, là VN không nằm sau bức tường thành tự nhiên của Mỹ, cho nên khả năng Mỹ “bảo vệ” VN không lớn. Nếu giả dụ TQ có thắng thế ở VN, thì không vì thế mà cải tạo được vị thế chiến lược so với Mỹ, vì cái bức trường thành kia còn nguyên. Nhưng ở đây nó có một điều bí hiểm thú vị. Đó là cái bức tường thành kia chỉ có thể dùng để phòng thủ, nhưng không thể tấn công. Muốn tấn công đánh bại hẳn đối phương, thì phải đổ bộ được vào đất đối phương. Với Mỹ vì thế muốn đánh gục hẳn TQ, phải có đầu cầu để tiếp cận lục địa TQ. Điều cực kỳ ngạc nhiên về địa lý, là mặc dù TQ rất rộng lớn, vị trí địa lý khiến nó như hòn đảo. Để tiếp cận lục địa TQ thì chỉ có hai cửa chính, một cửa phụ. Hai cửa chính là VN và bán đảo Triều tiên, cái cửa phụ là Miến điện.
Chính vì vai trò cửa chính này, (tất nhiên còn có những lý do khác), mà Bắc Triều tiên không thể hoà được với Mỹ. Còn Miến điện khi thân TQ, thì Mỹ tìm mọi cách làm tình làm tội. Hiện tại, quan hệ Miến-Mỹ được cải thiện, nhưng điều đó không có nghĩa là Mỹ từ bỏ việc lập một chính phủ Miến “tay sai” của nó. Những sự kiện người “di tản” ở Miến hiện tại chứng minh điều ấy.
Từ đó với VN có hai hệ quả. Nếu VN có xung đột với TQ, thì Mỹ sẽ ủng hộ VN, điều này gần như chắc chắn. Nhưng để nó coi là đụng chạm tới quyền lợi sống còn của nó, thì không. Điêu đó có nghĩa là gì. Nếu có xung đột, thì Mỹ sẽ có những hành động giúp VN, nhưng tuỳ vào việc ông VN thắng hay thua mà nó sẽ vun vào hay doãi ra. Ông thắng thì nó vun vào, ông thua thì ..kệ ông. Đây là hệ quả thứ nhất.
Hệ quả thứ nhì. Vì VN quan trọng sống còn với TQ, nên TQ cũng ..sợ VN, nếu nó không kiểm soát được. Khác với Bắc Triều tiên, bắt buộc phải trông cậy vào TQ, VN không có vấn đề đó. TQ không thể kiểm soát VN. Đây cũng là lợi thế của VN.
Từ hai điều trên, tôi rút ra một kết luận “lãng nhách”, là ông VN phải tự đứng vững. Phải lấy sức mình là chính, chứ không thể trông vào ai bảo vệ mình. Và cái hướng đối ngoại, ngoại giao, kinh tế phải nhằm tạo ra các điều kiện đó. Hiện tại thì VN làm điều này tương đối tốt, vì thế tôi mới nói ở đâu đó nếu nhìn vào chính sách đối ngoại của VN, thì người ta, cụ thể là tôi rất phấn khởi, nhưng nhìn vào nội chính thái độ của chính quyền với nhân dân thì người ta, ở đây là tôi, lại thấy nó có một bộ mặt khác.
Skywalker
Bác Phó chỉ vấn đề trên bề nổi của xung đột, nhưng theo em thấy thì khả năng cao là Trung - Mỹ sắp bước vào giai đoạn biến đổi chiến lược kinh tế chính trị mới là cơ bản.

Hãy nhớ lại năm 1979, TQ đã dạy cho VN một bài học thật sự, đó là muốn sung sướng thì phải chơi với Mỹ. Đặng Tiểu Bình đội mũ cowboy hay cúi gập người trước lá cờ mặt trời mọc chưa đủ, phải tấn công xâm lược giết hàng vạn người VN và cũng chừng đó lính TQ để được phương Tây cho tham gia vào làm ăn. Có thể nói đến tận bây giờ, tất cả sự thịnh vượng của TQ là nhờ vào học thuyết kinh tế thị trường và thương mại toàn cầu dưới cái ô an ninh của Mỹ và phương Tây. Mấy năm gần đây, thị trường nộ địa TQ được nâng tầm, nhưng cũng không thể hấp thụ quá nửa giá trị mà nền sản xuất tạo ra. TQ phải dựa vào xuất khẩu và thặng dư thương mại tích lũy là đồng USD, EUR, JPY ... nên không thể nói là một quốc gia độc lập, thích tự tung tự tác thế nào là được thế đó như Triều Tiên.

Kiểu chơi của Mỹ với TQ, như vậy, đơn giản là cho TQ một chỗ đứng, một con đường của "con ngựa thồ" đồng thời với hàng rào an ninh để đề phòng. Biển Đông, quả thật là nơi dễ nhất để TQ thể hiện sự hung hăng chiến lược, nhưng cũng là nơi mà Mỹ lấy làm cái cớ để "nhổ răng hổ", không khởi đầu bằng chiến tranh không - biển hay hạt nhân, mà là bao vây thương mại.

Hãy theo dõi xu hướng dịch chuyển của đầu tư nước ngoài tại TQ, 3 năm trở lại đây chúng bắt đầu dịch chuyển ra ngoài. Mới đây thôi cựu chủ tịch FED nói rằng kinh tế TQ không có rủi ro gì khi kinh tế TQ hạ cánh cứng. Có nghĩa là cùng với những tuyên bố và hành động của giới quân sự, giới kinh tế đang có những định hướng và hành động tương xứng nhằm đạt mục tiêu tổng thể.

Chuyện va chạm trên biển hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng chúng chỉ có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình khống chế TQ về kinh tế và thương mại. Embargo thì nghe có vẻ nặng nề, nhưng nếu như các lệnh trừng phạt như phương Tây giáng vào Nga không mấy hiệu quả thì chúng nhất định sẽ làm TQ choáng váng bởi vì sự lệ thuộc quá lớn của nước này.

Hạt nhân ư? người Việt không sợ chết, nếu không đã chẳng tay bo với Mỹ 50 năm trước! sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif
Phó Thường Nhân
Thực ra cái tối ưu ở Biển Đông, là vai trò của ASEAN phải tăng lên, và vai trò của ASEAN là bảo vệ tự do hàng hải ở biển Đông chứ không phải Mỹ hay TQ. Vì sao ? vì cái biển này 3 mặt là của các nước ASEAN, còn mặt bắc là TQ. Nhưng hiện nay thực lực của ASEAN còn lâu mới làm được điều đó, không kể dù có liên kết kinh tế, tiến tới cộng đồng ASEAN, khối này cũng không phải là một khối liên minh quân sự kiểu NATO. Tất nhiên ngoài ra nó còn có những yếu tố tính toán của Mỹ và TQ nữa. Về mặt tự nhiên, Mỹ có thể chấp nhận điều này dễ hơn TQ. Ngược lại TQ, thì chỉ khi nó yếu, nó mới chấp nhận điều đó. Nhưng cái hướng ngoại giao này, có lẽ là hướng VN nên thúc đẩy. Và những gì VN đã làm cũng là cái đế rất tốt để cho việc đó thực hiện được. Còn lợi thế của cái hướng ngoại giao đó với VN là rất nhiều, nếu còn hứng thì tôi sẽ phát triển.
Trở lại với vấn đề VN. Từ hai cái hệ quả trên, người ta cũng nhận thấy VN là ứng cử viên tối ưu cho một cuộc chiến tranh uỷ nhiệm giữa Mỹ và TQ. Đặt một số giả định thì người ta sẽ thấy:
Giả dụ VN gần TQ, thân TQ. Thì VN sẽ rơi vào thế của Miến điện, Bắc Triều tiên. Giả dụ VN thân Mỹ, thì không vì thế mà Mỹ sẽ coi lợi ích của VN là sống còn với nó. VN sẽ rơi vào tình trạng UK. Không kể Vn về mặt kinh tế, dù có trao đổi thương mại với Mỹ là nhiều nhất, điều đó có được trong hiện tại là do VN là nơi gia công, trung chuyển giữa Mỹ và TQ. Cái dây chuyền là TQ-VN-Mỹ. Trong đó VN nhập siêu với TQ, rồi Mỹ lại nhập siêu với VN.
Hơi lạc khỏi những gì đang viết trong cái poste này, để trả lời sky. Sky bảo rằng hiện tượng đa nguyên là hiện tượng tự nhiên trong xã hội, và ở VN cũng thấy điều đó trong đảng, trong chính phủ,..Sự phân rã thành nhưng nhóm đa nguyên này không đơn giản là vì ý tưởng chính trị, mà phần lớn, chủ yếu liên quan trực tiếp tới lợi ích nhóm, và nếu như tôi hiểu đúng, thì Sky muốn suy ra rằng cái hiện tượng này phải được thể hiện qua cơ chế “đa nguyên đa nhóm”, tức là chế độ chính trị kiểu phương Tây mới phải.
Câu trả lời của tôi thế này. Chính bởi có hiện tượng đó, mà chủ nghĩa Lê nin nó mới quý, bởi vì để đối lại với hiện tượng đó, mà mới có cơ chế tập trung dân chủ. Hay nói cách khác, trong chủ nghĩa Lê nin, người ta đã công nhận hiện tượng đa nguyên này. Như vậy, trước vấn đề đa nguyên của xã hội, mà ai cũng nhìn thấy, thì có hai cơ chế : cơ chế tập trung dân chủ của Lê nin, cơ chế đa nguyên đa nhóm của phương Tây. Do được phương Tây khuyến khích, áp đặt, do quyền lực mềm, mà người ta cho rằng cơ chế đa nguyên đa nhóm là cách thức hay nhất để thoả mãn được vấn đề bảo tồn được đa nguyên nhưng làm sao vẫn chung sống được. Hay nói đúng hơn là nó thực hiện được mục đích “đại đồng, tiểu dị” (đồng ý với nhau là chính, sai khác nhau là nhỏ). Thực tế nó chỉ là kiểu “cả vú lấp miệng em” thôi, chứ không phải là nó đúng. Chính xác hơn, cái đúng này có điều kiện.
Sự khác nhau của hai cách tiếp cận này, hai cơ chế này là gì. Với cơ chế tập trung dân chủ của Lê nin, thì người ta phải đồng ý với nhau trước đã (vì cùng ở trong một đảng), rồi ông mới thể hiện cái khác nhau. Cái nào được đa số đồng tình ủng hộ (vẫn trong đảng), thì trở thành điều phải thực hiện. Cái ý kiến sai khác kia(ở trong đảng), là thiểu số thì được bảo lưu. Tất nhiên khi là một đảng cầm quyền, thì cái hệ quả kia (ông nằm trong thiểu số, hay đa số) có ảnh hưởng tới chức vụ, vị thế của ông. Nhưng điều đó thì xưa như trái đất. Cũng như vậy, trong hệ thống “đa nguyên đa nhóm”, nếu ông là thiểu số thì cũng mất quyền, chứ đâu có nắm quyền. Cũng trong cái cơ chế Leninisme này, mà có sai lầm (hay được coi là sai lầm), và điều này cũng được phương Tây thổi lên để bôi nhọ, đó là việc thanh trừng lẫn nhau trong một đảng. Có rất nhiều chuyện trong thời kỳ cầm quyền của Mao, của Staline,..v..v.. Thậm chí họ nhìn tất các các cuộc đấu tranh trong nội bộ các đảng cộng sản, chỉ thuần tuý là do lợi ích cá nhân. Kiểu Che Ghê va ra thì chống nhau với Fi den, Staline thanh trừng troski, Mao loại Đặng tiểu bình, làm cách mạng văn hoá đê tiếm quyền…v..v.. Tôi không phủ nhận là không có một phần sự thật, phần khác là bịa đặt, thì nó cũng như trong “đa nguyên đa nhóm”, nó cũng không lý tưởng như người ta tô vẽ, và được điểm lại thành 3 điều mà Sky bảo là suy ra từ chủ nghĩa Mác – ăng ghen ở trên. Trong thực tế, khi nhìn vào lịch sử từng đảng cộng sản, thì người ta thấy những điều này phụ thuộc vào văn hoá ứng sử của từng dân tộc. Ví dụ, ở VN cũng là đảng cầm quyền mà sao không có chuyện cha truyền con nối như Bắc triều tiên.
Thế còn cái cơ chế đa nguyên đa nhóm thì lại khác. Nó không bắt người ta đồng ý, nhưng cái không đồng ý này thể hiện qua các nhóm (mà nó gọi là đảng), chỉ là tiểu dị, không phải là cơ bản. Cái bí ẩn cuả nó là sự thống nhất chìm, thông qua các khung cứng của nhà nước : quân đội, cảnh sát, toà án, media tiếng là tự do, nhưng nó cũng có chiều được dùng để formatted dân chúng. Nếu người ta nhìn vào sự hình thành phát triển của các nhà nước tư bản phát triển, thì người ta sẽ thấy lúc đầu nó không có đảng (mà tôi gọi là nhóm, vì thực chất nó là nhóm), hiện tượng đa đảng (tôi gọi là đa nhóm) chỉ có về sau. Nhà nước tư sản ra đời không phải do hệ thống “đa nguyên đa nhóm” làm ra, mà nó là hệ quả. Ở các nước tư sản phát triển, không có “các đảng” (tôi gọi là các nhóm) nhà nước của nó vẫn tồn tại chẳng có gì thay đổi cả, vì nó dựa trên một giai cấp, giai cấp tư sản.
Điều gì xẩy ra nếu hình thức này được áp dụng vào những nước không có giai cấp tư sản, cũng như nhà nước không tự tồn tại một mình được. Đây là trường hợp của các nước đang phát triển và cả các nước XHCN cũ.
1- Thứ nhất vì mâu thuẫn không phải là tiểu dị, mà là đại dị, nên sẽ cố chấp đánh nhau đến chết(ngay cả khi không có sự can thiệp bên ngoài, điều rất hiếm xẩy ra).
2- Những cái không phải là mâu thuẫn trở thành mâu thuẫn, ví dụ tôn giáo, vùng miền. Tại sao lại thế. Cái chết của nó là cơ chế bầu cử, muốn người ta bầu cho thì phải nói theo chiều, theo những điều mà có một số đông có thể identify với nó. Cái dễ identify nhất là gì nếu không phải tôn giáo, sắc tộc, vùng miền. Cái chết của nó là những điều này được thổi thành mâu thuẫn, mà những mâu thuẫn này không thể triệt tiêu. Lương thì có thể tăng giảm, nhưng làm sao biến người ta từ Thiên chúa sang Phật giáo hay ngược lại. Nếu bây giờ chúng lại trở thành cái cần câu cơm, thành địa vị, thành tiền tài.. thì đánh nhau đến chết còn gì. Để nói thêm, tôi cũng nói rằng, ngay ở các nước tư bản phát triển, phổ thông đầu phiếu chỉ sau đại chiến thứ 2 (1945) mới có, trước đó ví dụ ở Pháp, người có tài sản và là đàn ông mới được đi bầu. Ở Mỹ hiện tại, bầu cử của nó vẫn không phải là phổ thông đầu phiếu. Tại sao lại thế, bởi vì nó cũng sợ những cái mâu thuẫn kia bùng nổ, cho nên xã hội phát triển đến độ nào đó, nó mới dám làm
Việc đánh nhau đến chết giữa các phe nhóm này người ta có thể thấy ở hầu khắp các nước đang phát triển. Một số hiếm trường hợp nó chạy, thì vô tác dụng. Ví dụ. Ở Bulgarie, cả 2, 3 năm nay đều có khủng hoảng chính trị. Một năm bầu cử 7,8 lần, nhưng chẳng có gì thay đổi cả. Nguyên nhân ? cái đế kinh tế của ông, ông có đâu. Tư bản thì là tư bản nước ngoài, trên nữa thì có EU. Bầu thoải mái, các đảng tha hô đấu đá, nó như đấm vào bị bông, có còn gì nữa đâu.
Như vậy thực ra với các nước đang phát triển, chủ nghĩa Lê nin, là cái cơ chế tốt nhất để trung hoà cái đa nguyên tự nhiên kia chứ không phải là cơ chế “đa nguyên đa nhóm” của phương Tây.
Phó Thường Nhân
@sky,
Chính vì TQ mất nhiều hơn được trong xung đột trực tiếp với Mỹ, nên tôi mới nói ở trên là trong 3 khả năng, khả năng TQ đi lùi là nhiều hơn, nhưng phải đừng làm cho nó mất mặt. Embago thì Mỹ không thể làm ngay được vì quyền lợi của nó ở TQ còn nhiều, nhiều hơn Mỹ có ở Nga, hơn nữa nó cũng cần có cái cớ. Tất nhiên nó sẽ tìm cách ép ngầm, để thằng TQ thể hiện cái gì đó, kiểu Nhật đánh Trân châu Cảng, thì nó mới thực hiện được. Bây giờ mới chỉ là lúc hay bên bầy cờ lấy thế thôi.
TQ muốn thắng thằng Mỹ keo này thì vừa phải đi giật lùi, vừa phải cực kỳ củng cổ quan hệ với Nga thành một liên minh thực sự kiểu như Anh với Mỹ. Nhưng điều đó kể ra cũng khó xẩy ra, nhất là nếu thằng Nga và Mỹ lại chơi lại với nhau.
Việc TQ cấp tốc xây dựng ở biển Đông, với tôi là do TQ muốn lợi dụng lúc quan hệ Nga-Mỹ căng thẳng, nhân cơ hội làm việc này.
langtubachkhoa
Ngày 27/5, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro thông báo Chủ tịch Tập đoàn dầu khí nhà nước Venezuela (Pdvsa), Eulogio del Pino, và Giám đốc điều hành Tập đoàn dầu khí quốc gia Nga Rosneft, Igor Sechin, đã ký thỏa thuận hợp tác dầu khí trị giá 14 tỷ USD.

Ong Nga bay gio lai so rup tang gia



Chính phủ Nga tìm cách kìm hãm đà tăng giá đồng ruble
Theo kết quả khảo sát mới công bố ngày 28/5 của hãng tin Bloomberg đối với các nhà kinh tế, quyết định mua vào ngoại tệ của Ngân hàng trung ương Nga sẽ giúp chặn đà tăng giá của đồng ruble.

Cụ thể, 19/28 nhà kinh tế cho rằng việc mua vào khoảng 200 triệu USD/ngày nhằm lấp đầy kho dự trữ ngoại tệ của Nga sẽ giúp “hãm phanh” đà tăng giá của đồng ruble.

Đồng ruble tăng giá mạnh là niềm tự hào dân tộc của Nga. Tuy nhiên, nó cũng đem theo những hiệu ứng trái ngược. Lạm phát được kiềm chế, song xuất khẩu của Nga nay trở nên đắt đỏ hơn, và các nhà sản xuất nội địa phải cạnh tranh gay gắt hơn với hàng hóa nhập khẩu nước ngoài.

Đây là điều không có lợi cho Moskva, vốn đang phải đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách trầm trọng nhất trong vòng 5 năm do chi tiêu quân sự và dầu thô mất giá.

Nga hiện chi 1/5 ngân sách liên bang cho quốc phòng. Dù đồng USD thu được từ bán dầu mỏ vẫn không thay đổi song do đồng tiền của Nga vững lên, ngân sách nước này sẽ thu được ít ruble hơn, và khả năng thanh toán của chính quyền Tổng thống Putin sẽ hạn chế hơn.

Ước tính, đồng ruble đã tăng giá 17% so với USD trong năm 2015, con số thể hiện tốt nhất trong số hơn 170 đồng tiền trên thế giới. Trước sự can thiệp của Ngân hàng trung ương Nga và đồng USD mạnh lên, tỷ giá đồng ruble đã yếu đi và giảm 1,6% so với USD lúc chiều muộn ngày 27/5 tại Moskva.
langtubachkhoa
Mot tin quan trong nua lien quan den tai chinh, va cung nam trong muc tieu chien luoc cua TQ, do la loai bo dan dong USD, co hoi den voi TQ vi duoc Nga ung ho

Trung Quốc vừa quyết định thành lập một quỹ vàng nhằm phục vụ cho các dự án khai thác vàng trên Con đường Tơ lụa.
Theo Tân Hoa xã, quỹ này do Sàn giao dịch vàng Thượng Hải (SGE) đứng đầu với nguồn vốn dự kiến khoảng 100 tỷ nhân dân tệ.

Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Trong số 65 quốc gia dọc theo Con đường Tơ lụa trên bộ và Con đường Tơ lụa trên biển, có rất nhiều quốc gia châu Á sở hữu những quặng vàng lớn. Nhiều nước đã được Trung Quốc chào mời góp vốn vào quỹ.

Tang Xisheng thuộc Quản lý Quỹ Công nghiệp cho rằng: "Trung Quốc không có tiếng nói lớn đối với giá vàng bởi vì nó chiếm một phần nhỏ trong thương mại vàng quốc tế. Vì vậy, chính phủ Trung Quốc tìm cách tăng cường ảnh hưởng đối với giá vàng bằng cách mở cửa thị trường vàng trong nước cho các nhà đầu tư quốc tế".

Cũng theo ông Tang, quỹ vàng sẽ đầu tư thăm dò, khai thác vàng ở các nước dọc theo con đường tơ lụa, đặc biệt là Afghanistan và Kazakhstan.

Như vậy, với việc thành lập quỹ vàng, Trung Quốc không che giấu tham vọng khống chế thị trường này. Hồi tháng 3/2015, Trung Quốc cũng đã thông báo sẽ đưa vào hoạt động một hệ thống định giá vàng với tham vọng thay thế Hiệp hội Thị trường vàng (LBMA) tại London (Anh). Có nhiều ngân hàng Trung Quốc tham gia hệ thống định giá này nhằm giúp cho Bắc Kinh có trọng lượng hơn trong việc định giá.
Phó Thường Nhân
Tôi sẽ viết tiếp về chủ nghĩa Lê nin, vừa để khỏi quên, đồng thời chỉ ra cách tiếp cận vấn đề của tôi. Vì thông tin, thì tôi cũng chưa chắc có nhiều hơn người khác, ở đây LTBK cũng cung cấp rất nhiều thông tin rồi. Tôi chỉ nhằm vào phân tích, tiếp cận chúng, như đã nói từ trước.
Ở trên tôi đã chỉ ra cái khác nhau, và cái tương đồng của chủ nghĩa Lê nin và cơ chế “đa nguyên đa nhóm” một cách khách quan. Nhìn vào đó thì các bác có thể thấy rằng, sự khác nhau chỉ là trong một xã hội đa nguyên (kinh tế thị trường như hiện nay) người ta phải làm sao điều hoà được cái “đại đồng” (thống nhất là lớn) và cái “tiểu dị” (khác nhau là nhỏ), vì hiển nhiên nếu là trường hợp “đại dị”, “tiểu đồng” thì cái nước đó không thể tồn tại được.
Ở trong hệ thống “đa nguyên đa nhóm”, vì cái thống nhất của nó dựa trên một giai cấp (giai cấp tư sản), nên cái “đại đồng” này bị chìm đi, nó không trưng ra. Nhưng cái đại đồng này nó thể hiện qua các khung cứng của nhà nước, nó bảo đảm “chuyên chính tư sản”, còn cái tiểu dị thì nó trưng ra. Nếu cái tiểu dị này mà đụng đến cái khung cứng kia do một sự tình cờ nào đó, thì nó sẽ bị tiêu diệt bằng cách này hay cách khác, mà vụ ám sát Kenedy là một ví dụ.
Ngược lại theo cơ chế “tập trung dân chủ” của Lê nin, thì điều đầu tiên ông phải dương cái đại đồng ra đã (bởi cái đại đồng này có cơ sở về lịch sử, văn hoá, ..nhưng nó thiếu cái chân kinh tế, vì giai cấp tư sản dân tộc không tồn tại đầy đủ, mà không xã hội nào tồn tại, có chủ quyền mà thiếu kinh tế được), chính vì thế mà nó phải được khẳng định bằng công cụ chính trị là đảng. Và tất nhiên là một đảng. Sau khi đã đại đồng rồi, thì cái tiểu dị mới có thể chưng ra. Và việc này được giải quyết bằng biện pháp dân chủ: bầu, biểu quyết, nhưng phải tôn trọng cái khung cứng đại đồng kia, tức là Đảng.
Như vậy ý “tập trung dân chủ” có nghĩa là một đảng là tập trung, cái cơ cấu của đảng là tập trung. Ngược lại cách giải quyết tiểu dị trong đảng là dân chủ, tức là thông qua phiếu bầu, biểu quyết, tín nhiệm.
Tất nhiên có bác sẽ nói, một đảng sẽ không có tự do, vì ở trong thể chế kia ai cũng có thể lập đảng. Để trả lời điều này thì tôi nói thế này:
1- Thứ nhất là khái niệm Đảng ở hai bên không giống nhau. Tôi đã nói cái này từ trước rất lâu. Ở VN, cứ mười người là có một đảng viên. Ở Pháp, một đảng (tôi thì gọi là nhóm để phân biệt) to như “đảng” xã hội cũng chỉ có khoảng 100000 thành viên, trên một dân tộc 65 triệu người. tổng cộng tất cả “đảng” viên của các đảng ở Pháp, con số không vựot quá 400000 người. Như vậy tính đại diện có nó về số lượng là không có. Nó chỉ là đại diện cho lợi ích nhóm. Nhưng lợi ích nhóm không thể đập vỡ nhà nước của nó, vì cái “đại đồng” chìm kia.
2- Về lý thuyết, ai cũng có thể lập “đảng”, nhưng con đường để nó lên cầm quyền không dễ như thế. Ở Pháp, muốn lên làm tổng thống, thì con đường của nó cũng lâu dài, khó khăn như ở VN muốn thành tổng bí thư, hay thủ tướng, hay chủ tịch nước.
3- Về lý thuyết, ai cũng có thể lập đảng, nhưng hệ thống chính trị của nó cũng chỉ có 2 đảng là chủ yếu, và cái này không phụ thuộc vào sự đa nguyên của xã hội. Ví dụ. Nước Pháp, ít dân hơn nước Mỹ, dân số Pháp cũng không đa dạng bằng Mỹ. Nhưng ở Pháp nhiều “đảng” hơn ở Mỹ, nếu đúng là “đa nguyên đa nhóm” phản ánh chính xác tính đa nguyên của xã hội, thì Mỹ phải có nhiều “đảng” hơn chứ. Như vậy “đa đảng” (đa nhóm) cũng không phải là sự phản ánh trung thực của đa nguyên trong một xã hội.
4- Người Vn, vídụ Việt kiều, lưu học sinh, sang phương Tây sinh sống , làm ăn, phần lớn thực ra chỉ chân chỉ hạt bột, kiếm ăn, ít có ai thực sự tham dự vào đời sống chính trị của nó. Với cái nhãn quan ấy, họ chỉ nhìn được sơ sơ, thì tất nhiên phải khen rối rít. Không làm, không tham gia, cũng không nghiên cứu..tự chấp nhận nó là tốt, thì ..tất nhiên nó tốt. Nhưng cái tốt này là cảm tính.
Tóm lại, nếu nhìn vào thực chất, không bị những khái niệm lý thuyết hoa hoè hoa sói, do tuyên truyền nó tung ra, thì chế độ một đảng kiểu Leninisme và hệ thống “đa nguyên đa nhóm” là tương đương.
Tất nhiên mỗi hệ thống phải luôn luôn cải tổ, hoàn thiện. Ở thể chế “đa nguyên đa nhóm”, điều quan trọng nhất của nó là làm sao cái đại diện kia không có tính hình thức, đại diện rởm. Ở thể chế Leninisme thì điều quan trọng là pháp quyền, là “luât pháp hoá”, “luật lệ hoá” các quan hệ xã hội chính trị.
Skywalker
Em đồng ý với nguyên tắc tập hợp "đại đồng tiểu dị" mà bác Phó dẫn trên, nhưng đồng thời cũng thấy cách lý giải kiến trúc nhà nước và vai trò đảng phái của bác có vấn đề.

Trước tiên là theo cái khoa học về tổ chức và hành vi của nhà nước, thì "đại đồng" một cách bền vững luôn đi kèm với chính danh, tức là nhà nước được lập nên và phục vụ toàn dân (không phân biệt giai cấp). bác Phó biện luận rằng "nhà nước phương Tây là của giai cấp tư sản", không biết bác có kết quả thăm dò dư luận phương tây làm bằng chứng không?

Thứ hai, là cơ chế điều hòa "tiểu dị", thì "đại đồng" đặt ở đâu "tiểu dị" cũng phải giải quyết tại đó. Ví dụ tình huống nhà nước dân chủ tư sản được lập nên qua bầu cử vào các thiết chế tam quyền thì tranh chấp cũng phải giải quyết bằng bầu cử hoặc tòa án. Lập luận rằng có cơ chế ngầm, "nhà nước thâm sâu" etc. thì rốt cuộc cơ chế ngầm đó có giấu mãi được không hay chỉ là những huyền thoại được tô vẽ thổi phồng?

Thứ ba, là tư duy về "dân chủ tập trung", "dân chủ đại diện" thông qua cơ cấu đảng độc quyền ... tự nhiên đã đặt ra một cái nền cố định, bất biến rằng đất nước và xã hội chẳng hề có tiến bộ trưởng thành gì hết. Đây là một ngụy biện nghiêm trọng mà theo thời gian sẽ bộc lộ qua những mâu thuẫn xuất hiện ngày càng nhiều. Nói chính xác thì dân chủ tập trung chỉ là một giải pháp tình thế, một dạng dân ủy quyền cho nhà nước (đảng cầm quyền) trong tình huống khẩn cấp ... chứ không thể được coi như một triết lý vĩnh cửu và thay thế cho nhà nước kinh điển.

Bàn về bằng cớ ủng hộ cho lập luận, thì ngoài chủ nghĩa duy vật (lịch sử và biện chứng) thì còn cần những nghiên cứu xã hội học để định lượng các yếu tố thành phần, gồm cả tâm lý và xu hướng. Dư luận tuy không nhất định là phản ánh trung thực cái nhận thức duy lý và tổng quát của xã hội, song hẳn là chứa đựng một số chỉ dấu của sự biến đổi. Một kết quả thống kê mà em thu được đó là trong 20 năm qua, dư luận đối với thể chế nhà nước dân chủ đại nghị hầu như không có sự vụ nào lớn, trong khi với các thể chế có tính độc đoán hơn thì rắc rối lại khá nhiều. Nếu ai đó nói rằng 20 qua phương tây thắng thế nên mới như vậy ...vv thì em cũng chịu không kết luận được, nhưng mặt khác nếu nó đúng thì sao?
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.