Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc. Phan Iii
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
Phó Thường Nhân
Bài ở trên là bằng chứng của « hội chứng người da trắng » Nga mà tôi nói tới. Bởi vì bản thân người Nga như người viết bài này, cũng nhìn kinh tế Nga như một người phương Tây (tất nhiên ở đây tôi lấy giả thiết là bài trên không phải là loại báo giả mạo, tin đồn .. vốn đầy rẫy trên mạng).
Có nhiều điều chỉ với nhận xét thông thường người ta cũng thấy nó không đúng. Ví dụ cái tên bài nói kinh tế Nga chết lâm sàng. Kinh tế Nga đang bị khủng hoảng, đó là thực tế. Nếu Nga có chơi tốt với phương Tây (tức là không bị phong toả) thì kinh tế vẫn khủng hoảng, với mức độ nhẹ hơn. Và vấn đề xuất phát là do giá dầu giảm. Giá dầu giảm do Mỹ sản xuất dầu bằng đá phiến, cũng như kinh tế thế giới toàn cầu suy thoái, nhu cầu giảm.
Nếu kinh tế Nga được coi là chết lâm sàng, như bài viết giật gân, thì kinh tế Tây ban Nha, Ý ..sẽ bị chôn dưới đất à ? Bởi vì dù sản xuất có giảm 3,4%, nhưng chỉ số khác như nợ nhà nước 12 %, Quỹ tiền thặng dư 300 tỉ, chỉ số thất nghiệp của Nga vẫn là giấc mơ cho hai nước trên, và nhiều nước Đông Âu khác trong EU.
Nếu tính cả những sức mạnh tổng hợp về chính trị, quân sự, vị thế ngoại giao..Thì nước Nga vẫn là một nước sáng giá và ít tăm tối hơn nhiều quốc gia khác ngay cả trong EU. Cho tới nay, không có ai nói Tây ban Nha, Ý, Đông Âu chết lâm sàng cả. Chính vì thế tôi mới nghi cái bài báo này là fake. Còn nếu là người Nga thật, trí thức Nga thật mà nói thế. Thì ông đã ở dạng hồn Trương Ba, da hàng thịt rồi. Ông là Nga mà nhìn nước ông như Pháp như Mỹ nhìn ông. Đấy chính là hội chứng người da trắng của Nga.
Cũng theo bài báo, vì đầu tư sụt giảm nên được coi như chết lâm sàng, vì đầu tư là động cơ của kinh tế. Điều này hoàn toàn sai. Đầu tư chỉ là một bộ phận cho nên kinh tế hoạt động. Nhưng phần khác là xuất khẩu, là tiêu thụ. Rồi đăng sau lưng nó là trình độ công nghệ, trình độ tổ chức, là thị trường.
Chỉ có báo chí phương Tây, khi bầy mưu tính kế hộ các nước khác mới đẩy cái đầu tư lên thành mô tơ duy nhất của phát triển kinh tế. Vấn đề nó là tại sao lại thế ?
Bởi đầu tư là cách phương Tây sử dụng để thâm nhập vào các nền kinh tế khác, để rồi từ đấy thít cổ người ta chính vì thế nó phải thổi phồng vai trò của đầu tư. Trong khi thực tế, người ta chỉ đầu tư, khi các chỉ số khác tạo thuận lợi cho nó.
Tại sao ở Nga hiện tại có hiện tượng giảm đầu tư. Bởi vì đầu tư ở Nga, từ khi nó không còn là Liên Xô, đều hướng vào dầu khí. Bây giờ giá dầu xuống thì nó rút, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân. Nhưng không có lãi thì nó đầu tư làm gì, vì thế nó mới bày cách cho ông (trong cái bài báo này) là « bán đi , bán rẻ chủ sở hữu còn lại đi » dưới cái vỏ bọc cải cách cải tổ mà nhiệm vụ là « thu hút đầu tư », vì chỉ có đầu tư mới là phát triển.
Điều thú vị là tác giả bài báo, thật hay fake, dẫn chứng tận thời Liên xô năm 1965, trong khi tác động trực tiếp, lớn nhất, trần trọng nhất với kinh tế Nga hiện tại là từ thời Elsine mà ra. Nhưng nó không nói tới. Mà nó nói thế nào được, vì cái biện pháp mà nó cổ xuý, cải cách cải cò gì đó chính là những gì Elsine đã làm mà ông ta nhai lại. Mà hậu quả , hệ quả của nó còn tới ngày nay. Chẳng nhẽ một người Nga lại muốn điều đó cho chính đất nước mình.
Hiện nay Nga đang gặp khó khăn, nhưng cũng không nên vì thế mà vội vàng quay lưng lại với nó, mà đây chính là lúc VN có thể tự đánh giá chính mình như thế nào.
Tại sao lại thế ? bởi vì kinh tế VN và Nga bù trừ được cho nhau, về sức lao động, về sở trường sở đoản của hai bên. Như vậy là Vn có lợi thế để hợp tác với Nga. Nếu VN làm được, thì chứng tỏ đúng rằng VN có thực lực ở mức nào đó, và là đối tác tin cậy. Còn nếu không làm được, thì chứng tỏ VN chỉ có cái vỏ. Gió chiều nào quay chiều ấy, ăn xổi ở thì, chơi với ai cũng đòi nó thí cho để ăn xổi thì mới sống được.
Phó Thường Nhân
Với Nga, Mỹ ở VN đều có những người yêu quý, nhẹ thì như là yêu quý đội bóng đá mà mình yêu thích. Kiểu như người thích Barca người thich Real Madrid. Rồi từ cái sự yêu quý ấy mà đánh giá, rồi từ đó mà muốn bám vào. Theo hay chống. Trong thực tế thì nên xem xét vị thế chính xác của họ, rồi từ cái vị thế ấy mà xem VN có thể nắm bắt được gì mà hợp tác để phát triển. Cũng nên thấy rằng các vị thế này luôn luôn ở trạng thái động, cho nên không thể cái kiểu thấy nó yếu yếu thì vội lảng, trong khi có khi chính lúc này lại có cơ hội hợp tác tốt. Cũng như thấy thằng kia nó khoẻ quá muốn bám càng, trong khi không hiểu thực chất nó đến với mình bởi cái gì, tại sao, mục đích gì, cũng như cái giá phải trả cho nó.
Trong một thế giới động như hiện tại, không còn có liên minh tin cậy lâu dài, chỉ có liên minh để mình mạnh lên.
Với nước Nga, nhiều người nếu đồng nó với Liên Xô, coi nó là hậu duệ của Liên Xô. Do Liên Xô đã từng giúp VN trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Nó cũng là siêu cường mà VN ít có trục trặc trong quan hệ nhất. Mặc dù có những lúc thăng trầm, như thời xét lại Khơ rút xép, mà ý định can thiệp vào nội bộ VN đã dẫn đến những vụ án như Vũ thư Hiên, hay lúc Elsine đòi nợ , nhưng nhìn chung Liên Xô rồi Nga đều không phải là mối đe doạ tiềm năng. Vị trí địa lý càng giúp thêm điều đó.
Mỹ mặc dù là kẻ gây ra những thảm hoạ cực lớn ở VN qua 20 năm chiến tranh can thiệp, vẫn có nhiều người yêu thích. Ngay cả khi nói về mặt lịch sử. vì trong cuộc chiến ấy, vẫn những có người được lợi vì Mỹ. Nhưng đó là quá khứ. Ngược lại bản thân nước Mỹ hiện tại vẫn có những sức hút mà người ta có thể điểm ra.
1- Một cộng đồng người Mỹ gốc Việt tương đối lớn. Về mặt chính trị cộng đồng này còn Mỹ hơn cả Mỹ đối với quê hương mình. Nhưng dù sao nó vẫn là cái cầu nối hai bên.
2- Nước Mỹ là nước nhập cư, nên một người nước ngoài vào Mỹ có thể thành người Mỹ. Mặc dù họ không thể thâm nhập vào được cái hạt nhân WASP của nó, cái dân tộc kiểu « mở » này tất nhiên là có tác dụng thu hút.
3- Mặc dù có phân biệt sắc tộc, chủng tộc, nhưng tuyên truyền của Mỹ nặng về giá trị phổ quát : tự do , dân chủ,.. dưới cái lá cờ ấy mà nó thâu tóm lợi ích cho nó. Tư duy kiểu này, cũng khiến Mỹ có sức hút mạnh hơn, do không bị một cái ranh giới dân tộc có chất sinh học ngăn cản.
4- Nhưng điều 1,2,3 ở trên, khiến cho người Mỹ về quê gốc luôn ở dưới dạng « áo gấm về quê », dù ở Mỹ chỉ ăn trợ cấp thất nghiệp. Làm tăng « sức mạnh mềm » Mỹ.
5- Ký thuật, thông tin, phim ảnh, ..của nước Mỹ.
Hiện tại người Vịêt đi học ở Mỹ chiếm chỉ số khá đông trong số người Việt học ở nước ngoài. Việc học này, ngoài một số rất ít học bổng của Mỹ cho, chủ yếu là học tự túc. Tức là VN nuôi nước Mỹ, và thấy.. tự hào về điều đó. Đây cũng là cái vếc tơ đánh bóng mạ kền thêm cho nước Mỹ mà nó chẳng mất gì còn được lợi.
Tất cả những điều trên đã khiến VN lọt vào trong một thiểu số các nước trên thế giới, mà hình ảnh và cảm tình với nước Mỹ là positif.
Khi nói tới cái yêu ghét của người Việt với Nga với Mỹ, người ta có thể nhìn thấy nó có nhiều yếu tố cảm tính. Vì thế tôi mới ví như là yêu đội bóng đá. Nhưng điều quan trọng chính là nhìn chính xác sự việc. Không nên theo cảm tính « gió chiều nào che chiều ấy ».
langtubachkhoa
Nhân tiện đang nói đến tiền tệ, tự nhiên mới nhớ ra, kể từ khi khủng hoảng kinh tế, vàng đang được xem là nơi trú ngụ an toàn, còn Mỹ thì lúc này đang tìm cách tuyên truyền "dìm hàng" vàng, rồi "bẫy vàng", và giá USD thì vọt lên. Lúc khủng hoảng, ngân hàng trung uong các nước đua nhau dụ trữ vàng.
Cuối tháng 11/2014, một cách âm thầm, Hà Lan đã chuyển 120 tấn vàng từ Mỹ về Amsterdam. Như vậy gần một phần ba dự trữ vàng của Ngân hàng Trung ương Hà Lan DNB từ nay ở trên lãnh thổ quốc gia. Để giải thích cho quyết định này, ngân hàng DNB cho rằng việc làm đó «đem lại niềm tin cho công luận».

Đúc tuy duoc tiếng là nước có dự trữ vàng lớn thứ nhì trên thế giới, chỉ thua có nước Mỹ với 3386 tấn, nhưng nhiều nguoi Đúc nói vui là k biết vàng thật hay giả, vì chẳng ai nhìn thấy nó. 98% vàng của Đức ở nước ngoài; chủ yếu là ở New York, Luân Đôn và Paris (Ngân hàng trung ương Pháp Đức 374 tấn vàng, tương đương với 11 % tổng dự trữ của nước Đức) , với cớ là sợ bị Liên Xô tấn công lấy mất. Sau khi chiến tranh lanh kết thúc, Ngân hàng Trung ương Đức Bundesbank thông báo ý dịnh chuyển toàn bộ 374 tấn vàng tại Pháp về nước, lấy lý doy Pháp và Đức cùng trong khối euro, cùng sử dụng chung một đơn vị tiền tệ, vàng do đó không là phương tiện thanh toán giữa hai quốc gia; không rõ bây giờ đã chuyển về chưa?


Ngân hàng Trung ương Đức cũng thông báo giữ nguyên dự trữ vàng quốc gia tại Luân Đôn, khoảng 700 tấn. Ngược lại Berlin muốn đưa ít nhất 300 tấn vàng trên tổng số 1.500 tấn đang được cất giữ ở New York về lại Frankfurt, trụ sở của Bundesbank trước năm 2020. Hiện tại Đức đang gửi trong nhà kho của Ngân hàng dự trữ Liên bang Hoa Kỳ 45 % khối lượng vàng của toàn quốc. Hiện nay do khủng hoảng tài chính châu Âu càng kéo dài, nên dẫn đến nhiều áp lực đòi Berlin hồi hương vàng về Đức càng lớn.
Nhưng dưới những « áp lực ngoại giao » của Washington, đến mùa hè vừa qua Ngân hàng Trung ương Đức từ bỏ kế hoạch này và đưa ra thông báo chung chung «Vàng của chúng ta rất an toàn trên đất Mỹ»????

Như vậy ngoài Mỹ, Pháp ra thì chỉ còn Nga, TQ là có vàng thực sự, còn các nước khác thì đều k có, còn Mỹ thì ra sức tuyên truyền vàng hết mốt laugh1.gif Tuy hết mốt nhưng Mỹ vẫn giữ rất nhiều và không trả lại cho nước khác. laugh1.gif


Kinh tế Nga sau thời Elsin sụp đổ, khi Putin lên nắm quyền, đã sử dụng 2 ưu thế mà Nga có: công nghiệp vũ khí-không gian và tài nguyên (với dầu mỏ và khí đốt làm trụ cột) làm cơ sở để vực dậy nước Nga và tích lũy tư bản. Ở các nước như VN, TQ thì lấy nhân công giá rẻ đi làm gia công làm vũ khí. Kết quả này dẫn đến:

- Kinh tế Nga bật dậy và có tích lũy lớn
- VN, TQ thời đó ít có xung đột chính trị với phương Tây, do nhân công giá rẻ có lợi cho Tây. Trái lại, công nghiệp vũ khí-không gian và tài nguyên là trực tiếp gắn với chính trị. Nga lại là nước có tiềm năng vươn lên làm siêu cường nên càng là đối tượng bị nhắm đến

Vào thời điểm nước Nga sụp đổ sau thời Elsin thì mô hình này là hợp lý và nhất là THỰC TẾ, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế và vị thế chính trị của Nga vào thời diểm đó. Đến nay, mô hình này đã đi gàn hết cái chu trình hiệu quả của nó. Chính vào cuối nhiệm kỳ hai, Putin đã nói ngày càng nhiều đến việc thay đổi cơ cấu kinh tế, các biện pháp đã được manh nha và được Medvedev tiếp tục đẩy mạnh. Ngày nay khủng hoảng Ukr nổ ra càng kiến việc này trở nên cấp thiết.
Tuy nhiên như tôi đã nói, khó khăn là về chính trị. Một cơ chế đã tồn tại sẽ có những tầng lớp hưởng lợi từ nó, cũng như các tài phiệt thân Tây từ thời Elsin vẫn còn đó, và tìm đủ mọi cách ngăn cản. Ngay như cái tay Kudrin, cựu bộ trưởng tài chính thời Putin (cũng là bạn của Putin), môt trong những kiến trúc sư chính của mô hình bán tài nguyên lấy ngoại tệ rồi dùng ngoại tệ đó "đầu tư lại vào Tây" (được EU trao giải thường kinh tế nữa laugh1.gif ), cũng toàn nói bóng gió phản đối việc thay đổi cơ cấu kinh tế, tuy ngoài mặt ủng hộ Putin nhưng toàn phản đối Medvedev, mà ai cũng biết việc thay đổi cơ cấu kinh tế, tránh phụ thuộc dầu được Medvedev nhiêt tình tiến hành và được Putin hoàn toàn ủng hộ. Phản đối Medvedev thực chất là chặt tay Putin và phá hoại sự cải cách này.

Còn mấy tay kiểu Kasianov, Kasparov cùng các "trí thức" liên quan thì khỏi phải nói rồi laugh1.gif
langtubachkhoa
Điểm thêm 1 số tin do nhiều người đưa lên từ Russia Defence. Cái vụ sữa đáng lưu ý là hiện nay VN và Nga đang đàm phán hợp tác xây tổ hợp chăn nuôi và nhà máy sản xuất sữa tai ngoại ô Moscou. Kể từ khi cấm nhập khẩu sữa từ nhiều nước, các doanh nghiệp sữa Nga đã tăng mạnh về san xuất, nhưng xem ra vẫn chưa đủ ngay, và họ đang mời chào hợp tác. Có thể thấy một điều, trước đây vài năm, Putin k chịu mời chao các doanh nghiệp Mỹ dầu tư vào các ngành này của Nga, báo Mỹ cho rằng ông ta sợ như thế là hạ mình. Có thể thấy đây là luận dieu bịp bơm, vì Putin ngay sau đó (trươc khủng hoảng Ukr) đã sãn sàng mời chào cả Malaysia và VN thi k có lý do gì lại k thể mời chào Mỹ. RÕ ràng là Putin có lý, vì có mời chào Mỹ cũng k nhảy vào.

Các đầu tư của phương Tây toàn nhằm vào các ngành tài nguyên của Nga, chứ nó đâu có chịu giúp Nga phát triển các ngành khác, nếu là công nghệ cao thì họ càng không mà chỉ muốn Nga mua hàng của họ. Có được kết quả tiến bộ ngày nay toàn là do Nga tự làm



Nhà máy máy kéo có sản lượng gia tăng đến 85% http://sdelanounas.ru/blogs/66478/

Nga chế ra đèn LED kiểu mới dành cho nhà kính http://sdelanounas.ru/blogs/66444/

Nhà máy Lyudinovo bắt đầu sản xuất hàng loạt máy diesel kiểu mới cho vùng Viễn Đônghttp://sdelanounas.ru/blogs/66477/

Nhà máy UAV bắt đầu bán mẫu xe hơi Patriot kiểu mớihttp://sdelanounas.ru/blogs/66445/

Nhà máy Ural cung cấp các thiết bị công nghiệp cho các trung tâm luyện kim ở Tây Xibia http://sdelanounas.ru/blogs/66441/

Nga xây nhà máy khai thác và chế biến gỗ ở Kaluga và Ufa
http://sdelanounas.ru/blogs/66457/
http://sdelanounas.ru/blogs/66486/

Nga xây nhà máy sữa ở vùng Rostovhttp://sdelanounas.ru/blogs/66472/

Nga xuất khẩu thịt bò sang Ả Rập http://sdelanounas.ru/blogs/66454/

blackberry
rúp Nga lại trượt giá thêm, hơn 69 rúp ăn 1 đô rồi
blackberry
Thấy chính phủ Nga đang ép doanh nghiệp bán đôla ra. Chẳng biết bán ra được nhiêu mà hôm nay, tính tới 14:30 ngày hôm nay thì rúp đã 71 đồng ăn 1 đô, trượt tới 2.6%.
blackberry
http://vneconomy.vn/the-gioi/nga-ep-doanh-...82409241239.htm

Nga ép doanh nghiệp bán ngoại tệ để cứu Rúp

Động thái trên tương tự những gì mà nước này đã làm khi tỷ giá đồng Rúp “rơi tự do” hồi cuối 2014...
Nga ép doanh nghiệp bán ngoại tệ để cứu Rúp

Cuối ngày thứ Sáu tuần trước, tỷ giá đồng Rúp đã rớt xuống mức hơn 69 Rúp đổi 1 USD, từ mức 65 Rúp tương đương 1 USD vào đầu tuần.

Chính phủ Nga một lần nữa lại gia tăng sức ép buộc các công ty xuất khẩu của nước này bán ra ngoại tệ. Đây là một biện pháp nhằm ngăn không cho bất ổn trên thị trường toàn cầu dẫn tới một đợt bán tháo mới nhằm vào đồng Rúp.

Tờ Financial Times cho biết, trong các cuộc họp và tuyên bố từ ngày 19/8, Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) và các quan chức nội các nước này đã hướng dẫn lãnh đạo các công ty quốc doanh và tư nhân về thời gian và mức doanh thu bằng USD phải chuyển đổi sang đồng Rúp.

“Công việc này đang được giám sát hàng ngày”, nguồn tin từ Alrosa, một công ty khai thác kim cương, tiết lộ. Một nguồn tin thân cận khác từ hãng dầu lửa quốc doanh Rosneft thì nói: “Việc bán ra ngoại tệ đang được thực hiện theo lệnh chỉ đạo trực tiếp từ Chính phủ”.

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev xác nhận Chính phủ nước này một lần nữa đang dựa vào các công ty xuất khẩu trong việc bảo vệ tỷ giá đồng Rúp. Hôm thứ Bảy vừa rồi, ông Medvedev cam kết trong trung hạn đồng Rúp sẽ đưa đưa trở lại mức tỷ giá trước khi diễn ra đợt sụt giá mới nhất.

“Dĩ nhiên là Chính phủ Nga cũng sẽ giúp Ngân hàng Trung ương bằng cách gia tăng dòng ngoại tệ”, các hãng tin Nga dẫn lời ông Medvedev. “Tôi tin rằng sẽ sớm có thêm ngoại tệ do các công ty xuất khẩu bán ra, và điều này sẽ được cảm nhận qua tỷ giá hối đoái đồng Rúp”.

Động thái trên của Chính phủ Nga tương tự những gì mà nước này đã làm khi tỷ giá đồng Rúp “rơi tự do” hồi cuối năm 2014.

Giữa tháng 12/2014, khi đồng Rúp có thời điểm mất giá tới 80 Rúp mới đổi được 1 USD, một nhóm quan chức CBR và nội các Nga đã đứng giá giám sát giao dịch ngoại hối hàng ngày của các công ty xuất khẩu lớn. Khi đó, Chính phủ Nga yêu cầu các công ty xuất khẩu thực hiện việc “chuyển đổi nhịp nhàng và ổn định” từ doanh thu bằng ngoại tế sang Rúp để tránh làm gia tăng biến động trên thị trường.

Hoạt động giám sát này là một phần trong gói giải pháp mà Moscow áp dụng để xử lý cuộc khủng hoảng tỷ giá mà không cần phải tung các biện pháp kiểm soát vốn. Sang năm 2014, Nga giảm dần sức ép về bán ngoại tệ đối với các công ty xuất khẩu sau khi tỷ giá đồng Rúp bắt đầu ổn định trở lại.

Tuy vậy, các chuyên gia phân tích cho rằng biện pháp trên chỉ có ảnh hưởng giới hạn ở thời điểm hiện tại vì đồng Rúp Nga hiện đang “chung số phận” bị bán tháo như hàng loạt đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi khác. Động thái phá giá đồng Nhân dân tệ mới đây của Trung Quốc và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sắp tăng lãi suất đang khiến đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi rớt giá “thảm hại”.

Cuối ngày thứ Sáu tuần trước, tỷ giá đồng Rúp đã rớt xuống mức hơn 69 Rúp đổi 1 USD, từ mức 65 Rúp tương đương 1 USD vào đầu tuần. Đồng tiền của Nga đã liên tục mất giá kể từ giữa tháng 5, cùng với đà giảm giá của dầu thô - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước này.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá dầu thô ngọt nhẹ tại thị trường New York có thời điểm xuống dưới mức 40 USD/thùng lần đầu tiên trong 6 năm rưỡi.

Vào mùa hè năm ngoái, tỷ giá đồng Rúp ở mức 35 Rúp/USD. Như vậy, trong vòng 1 năm qua, giá trị đồng tiền này đã “bốc hơi” một nửa.

Cuối tháng 9 tới là thời điểm đóng thuế doanh nghiệp ở Nga, nên nhu cầu tiền Rúp của các công ty nước này dự báo sẽ tăng mạnh. Tuy vậy, xu hướng này có thể nhanh chóng bị đảo ngược khi nhiều doanh nghiệp Nga tới hạn phải trả những khoản nợ lớn bằng ngoại tệ trong mấy tháng tới.

“Chúng tôi dự báo các công ty Nga sẽ bán thêm ngoại tệ để có 717 tỷ Rúp phục vụ cho việc đóng thuế. Tuy vậy, điều này không thể thay đổi được xu hướng mất giá của đồng Rúp”, ông Tom Levinson, trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối ngân hàng Sberbank CIB, viết trong một báo cáo.

Theo số liệu thống kê của CBR, các công ty Nga, không bao gồm các ngân hàng, sắp tới sẽ phải trả hơn 12 tỷ USD nợ ngoại tệ gồm cả tiền lãi.
langtubachkhoa
TQ trả đòn ác phết, 1000 tỷ E bốc hơi khỏi EU trong tháng 8, 70 Tỷ USD bốc hối khỏi Úc, các công ty Mỹ mất hàng trăm Tỷ. báo tây cứ ra rả tương lai TQ ảm đạm, thị trường chứng khoán TQ tụt dốc laugh1.gif
blackberry
Chẳng có chiến tranh tt hay trả đòn gì cả, chủ yếu tq làm để cứu vãn xuất khẩu thôi. Việt Nam hôm qua chứng khoán đỏ lòm vì bán tháo, mất hơn 3 tỷ obama đấy
langtubachkhoa
Nga chuan bi thay thế đông cơ trực thăng được nhạp từ Ukr bằng dự án sản xuất đông cơ trong nước. Đây là đông cơ cho 1 loại trực thăng mà thực ra Nga k có nhu cầu nhiều nhưng các khach hàng của Nga lại rất thích. Cá nhân tôi xin bình luận 1 chút: động cơ của Ukr là sản phẩm hợp tác của Nga - Ukr thời Xô Viết, là loại động cơ analog thời xua, sớm muộn gì cũng phải thay. Nga dự kiến mất 5 năm.

Russia finds heavy helicopter engine solution to replace Ukrainian analog — vice-premier
"The development of the new engine will take five years," said Dmitry Rogozin


http://tass.ru/en/economy/816464

Nói chung, xong cái động cơ này và cái turbin cho 1 loại tàu chiến thì ảnh hưởng của Ukr với Nga cũng chấm dứt về kỹ thuật, vì giải pháp thay thế các linh kiên khác của Ukr về căn bản đã xong, chỉ chờ sản xuất hàng loạt. Hiện nay thì loại tàu chiến này Nga tạm thời treo lại để chờ cho dự án sản xuất tuabin cho nó hoàn thành, cũng đang có ý kiến cho rằng Nga k nên sản xuất loại tàu chiến này, vì nó cũng chỉ hợp với học thuet quân sự trong 1 thời gian nữa mà thôi.
langtubachkhoa
Truoc day tren bao Vietnamnet co dang tin, My cu nguoi den VN de thuyet phuc tam ngung hop tac ve khai thac mo voi Nga, nhung co ve k thanh cong. Bai bao nay sau do k tim duoc nua. Bay gio doc tin nay thi cho thay Nga va VN van tiep tuc hop tac khai thac mo.

Nhà máy Uralmash dự định nối lại hoạt động cung cấp thiết bị cho Việt Nam

Uralmash sẽ cung cấp trở lại thiết bị khai thác mỏ cho các đối tác Việt Nam, - theo doanh nghiệp thông báo về kết quả cuộc gặp giữa Tổng giám đốc nhà máy Andrey Kuznetsov và Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Ekaterinburg Vũ Huy Mừng.


Sự hợp tác của Uralmash với Việt Nam được khởi đầu vào năm 1958 và diễn ra cho tới đầu những năm 1990. Là một trong những doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường thiết bị luyện kim và khai thác mỏ của Nga, Uralmash đã cung cấp cho các đối tác Việt Nam 122 máy xúc và 24 thiết bị khoan. Ở Việt Nam, các máy đào Ural đang tham gia khai thác than và khoáng sản từ lòng đất, thiết bị khoan Ural được liên doanh dầu khí Vietsovpetro đặt trên các giàn khoan ngoài khơi.

Nhu cầu hợp tác thiết thực của các doanh nghiệp khu vực Trung Ural với Việt Nam đã được Thống đốc tỉnh Sverdlovsk ông Evgeny Kuyvashev đề cập trong cuộc gặp với Tổng Lãnh sự Vũ Huy Mừng hồi tháng Ba năm nay. Thống đốc Kuyvashev từng cho biết: "Đối với chúng tôi, những lĩnh vực có triển vọng hợp tác nhất với Việt Nam là năng lượng, cơ khí, khai thác mỏ, y tế, giáo dục và khoa học. Kim ngạch thương mại song phương của chúng ta đã đạt chỉ số cao nhất — gần 100 triệu đô la vào năm 2013."
Nhà máy Uralmash lần đầu tiên cung cấp cho Việt Nam sáu máy xúc khai thác mỏ vào năm 1958. Các thiết bị khoan Uralmash bắt đầu đến Việt Nam từ năm 1973 và hiện nay trong nước có hơn hai mươi thiết bị thương hiệu Uralmash đang hoạt động. Việc nghiên cứu khai thác các giếng dầu ở phía nam Việt Nam tạo cơ hội mới cho các hợp đồng cung cấp sản phẩm cơ khí. Thiết bị khoan Uralmash được liên doanh dầu khí Vietsovpetro tích cực sử dụng trên các dàn khoan ngoài khơi.
Ở Nga các thiết bị Uralmash được vận dụng rộng rãi trong ba phần tư hoạt động khai thác mỏ và chế biến quặng sắt, đúc hai phần ba khối lượng thép bằng phương pháp đúc liên tục, sử dụng trong sản xuất toàn bộ đường ray và hai phần ba sản xuất thép tấm cán nguội, trong bốn phần năm hoạt động khai thác dầu và một nửa khai thác khí đốt tự nhiên, phục vụ một nửa công tác khai thác than lộ thiên.
Ngày nay, các máy móc và thiết bị do Uralmash sản xuất đang làm việc tại 42 quốc gia ở châu Âu, châu Á và Mỹ Latin.



langtubachkhoa
Chua lan nao ma phia Nga lai noi ra ro rang the nay
"Mỹ đang câu kết với tài phiệt Nga lật đổ Tổng thống Putin"
Nhà Trắng và các tập đoàn lớn của Mỹ đứng sau âm mưu thúc đẩy một cuộc “cách mạng” tại Nga theo kịch bản Maidan ở Ukraine, nghị sĩ Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Yevgeny Fedorov bày tỏ.

Trong buổi trả lời phỏng vấn một kênh truyền thông Nga mới đây, ông Fedorov tiết lộ tài phiệt Nga đang thảo luận với các tập đoàn hàng đầu Mỹ cùng giới chóp bu Nhà Trắng về kế hoạch kích động một cuộc cách mạng lật đổ Tổng thống Putin, làm sụp đổ nước Nga trong vòng 2 năm tới. “Họ (Mỹ) đang thúc đẩy một tiến trình bàn thảo với giới tinh hoa Nga để hất đổ ông Putin”, nghị sĩ Fedorov bình luận. Ông cũng lưu ý rằng một bước đi như vậy đã từng được tiến hành trước cuộc đảo chính ở Kiev. Mục đích lần này là để phá hủy nước Nga và nhân vật chủ chốt đứng sau kế hoạch này là Đại sứ Mỹ tại Moskva John F. Tefft – một nhân vật được xem là “chuyên gia lật đổ”.

Theo nghị sĩ Duma Quốc gia Nga, tài phiệt Nga ủng hộ kịch bản “đảo chính này”, các cuộc thảo luận được khởi động tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg 2014 và âm mưu này có dính líu đến một số cá nhân thuộc Bộ Nội vụ Nga, thậm chí cả tướng lĩnh Nga. Ông nói: “Chúng tôi nhận thấy một mưu đồ đang nhen nhóm ở Nga nhằm chống lại ông Putin dựa trên nền tảng là các lệnh cấm vận và các công ty (Nga) có phụ thuộc vào Mỹ”. Theo nghị sĩ Nga, những tuyên bố của Nhà Trắng về xem xét dỡ trừng phạt khi Nga thoái lui trong vấn đề Ukraine, Crimea chỉ là sự lừa gạt. “Cấm vận vẫn sẽ giữ nguyên chừng nào mà Tổng thống Putin còn tại vị”, ông Fedorov nhìn nhận, đồng thời nhấn mạnh đòn đánh về kinh tế của Mỹ và phương Tây được thiết kế nhằm đẩy Nga suy sụp từng bước, làm đời sống của người dân Nga lâm vào tình cảnh khốn khó.

Nghị sĩ Nga lưu ý rằng, tháng 8/2015 nhiều khả năng sẽ là mốc thời gian đáng lưu ý, vì liền sau đó sẽ là những tiếng nói đòi tổ chức “bầu cử sớm” mà ý đồ không gì khác ngoài đánh bại, hạ bệ đương kim Tổng thống Nga. Những quan chức trong chính quyền Nga có mối liên hệ mật thiết với giới kinh doanh, tài phiệt Nga sẽ là “mắt xích yếu nhất” mà người Mỹ tận dụng khai thác để thực hiện âm mưu đen tối kia và những tiếng nói chỉ trích nhằm vào ông chủ Điện Kremlin từ trong nước sẽ xuất hiện cấp độ lớn hơn. “Sau tháng 8, xuyên qua mùa đông, tôi nghĩ vậy, bởi lẽ đó là thời điểm cảm nhận rõ nét về sự đi xuống của điều kiện sống. Bọn họ có thể sẽ huy động hàng trăm nghìn người đổ ra đường phố… đơn giản là bởi cuộc sống của người dân lúc đấy là khốn khó”, ông Fedorov bày tỏ, kèm theo đó là lời nhận xét mùa xuân 2016 có thể sẽ là thời điểm “đảo chính” được kích hoạt.

Theo ông, đến thời điểm đó thì một số cá nhân trong chính quyền có lẽ cũng đã buông xuôi, vì nhiều kênh truyền hình tại Nga như RBC TV (do CNN và CNBC kiểm soát) đã tham gia vào tiến trình “đảo chính” bằng các chiến dịch tuyên truyền. “Sợi dây thừng cũng đang khép chặt quanh nước Nga”, nghị sĩ Fedorov bình luận, kèm theo đó là lời dự báo một cuộc đảo chính sẽ được phát động ở Armenia nhằm mục đích hăm dọa, triệt hạ những đồng minh của Mosvka.
Hoài Thanh (Theo Global Research)


http://thegioi.baotintuc.vn/the-gioi/my-da...27153925038.htm
langtubachkhoa
Nhung bo phim kieu nay co tinh chinh tri thi ro roi, nhung chac chan Nauy muon truyen tai mot thong diep gi do cho EU va Nga

Bộ Ngoại giao Nga bình luận phim dài tập về cuộc chiếm đóng Na Uy

Đại sứ quán Nga ở Na Uy đã bày tỏ sự hối tiếc liên quan đến việc công chiếu tới đây bộ phim dài tập về cuộc chiếm đóng Scandinavia của quân đội Nga, BBC đưa tin.


Theo cốt truyện, Na Uy từ chối khai thác dầu mỏ và khí đốt, do đó ban lãnh đạo EU yêu cầu Nga tấn công Na Uy. Quân đội Nga chiếm các mỏ dầu và khí đốt của Na Uy.

Như đã nêu tại Đại sứ quán Nga, loại phim như vậy khiến khán giả Na Uy quan ngại trước các mối đe dọa không tồn tại theo truyền thống tồi tệ nhất của Chiến tranh Lạnh. "Mặc dù các tác giả nhấn mạnh rằng đây là phim hư cấu, dường như không có gì giống với hiện thực, nhưng câu chuyện trong bộ phim này đề cập đến các nước rất thực tế, và đáng tiếc là Nga được gắn cho vai trò của kẻ xâm lược," — tuyên bố của đại sứ quán Nga nêu bật.

Bộ phim bắt đầu quay từ năm 2013. Quảng cáo của bộ phim đã xuất hiện trên Internet trong tuần qua, và buổi công chiếu sẽ diễn ra trên kênh TV2 của Na Uy vào ngày 27 tháng 9.


Phó Thường Nhân
Thứ 2 tuần này, tất cả các thị trường chứng khoán lại rung động, giống như năm 2008. Chỉ có điều khác là năm 2008, khủng hoảng đến từ Mỹ, còn lần này thì từ TQ. Trong thực tế có lẽ thế giới vẫn chưa hoàn toàn ra khỏi khủng hoảng 2008.
Dù kinh tế thế giới gắn kết với nhau.Khủng hoảng càng làm tăng thêm mâu thuẫn chính trị. Và cái mâu thuẫn chính trị này sẽ thể hiện qua phân tích, bình luận, đánh giá của báo chí thế giới, mà thực ra phần lớn là báo chí phương Tây. Vì thế khi tiếp cận qua nó, phải « trừ bì » đi. Lấy trường hợp nước Nga, thì báo chí phương Tây có phần thổi phồng, đánh giá sự suy thoái của kinh tế Nga do bị trừng phạt, nhưng thực tế, dù có không bị « trường phạt » thì kinh tế Nga vẫn suy thoái. Sự suy thoái của Nga vừa do phụ thuộc vào giá dầu mỏ, đồng thời cũng là sự phụ thuộc của hệ thống tài chính Nga vào hệ thống tài chính phương Tây, ông ở trong sân chơi với nó, nhưng bị nó đè thấp cổ bé họng, nó ngồi chiếu trên, ông ngồi kề chiếu dưới. Nhưng tất nhiên phương Tây không bao giờ phân tích như thế, mà trái lại nó sẽ nói theo kiểu có lợi cho nó. Nước Nga không hẹn mà nên trở thành nơi thí nghiệm những bài học mà một nước độc lập không nên làm, từ sự bất cập về hệ thống đa nguyên đa đảng, đến hình thái cấu trúc kinh tế, cấu trúc cơ chế tài chính.
Tại sao Nga lại « dại » như thế. Về tư duy đây chính là cái dớp mà tôi gọi là « hội chứng người da trắng ». Tại sao lại thế. Bởi một bộ phận trí thức Nga lấy sùng bái phương Tây làm gốc, mình là người Nga nhưng lại suy tư như là người Pháp, người Anh, người Mỹ, nên nó thành hồn Trương Ba, da hàng thịt. Nhưng ngoài tư duy như thế, nó còn có một bộ phận khác cuả Elite Nga thấy điều đó phục vụ được « lợi ích nhóm » của mình. Hai bên hợp với nhau, bên tung bên hứng cộng vào nhau dẫn Nga tới cửa tử. Đến khi Nga thấy quyền lợi của mình bị động chạm quá, mồm nó cười với ông, nhưng tay nó đấm ông ở dưới thục mạng, mới tìm cách vùng ra, thì những sợi dây vô hình về tài chính, chính trị, nhưng lỗ hổng của ông do nó khuyên bảo mới lộ ra, xiết ông lại. Giống như khi cài đặt máy tính, nó cài thêm con virus, mà ông cứ ngây thơ tưởng là tốt.
Cùng như thế TQ lại không bị mắc phải, vì nó tham gia toàn cầu hoá với tư duy của nó. Kết quả, nếu TQ hắt hơi, thì kinh tế Mỹ bị xổ mũi. Và như vậy khi muốn đánh nhau hai ông cũng phải dè dặt hơn. Ngược lại Nga càng xổ mũi, thì nó càng lợi. Cái sự khác nhau là ở đó.
Việc Nga yêu cầu các công ti không mua đô la để giữ giá rúp, chính là một biện pháp hành chính để ngăn cái cơ chế nó cài vào khiến ông sụp đổ. Cái cơ chế ấy chỉ hoạt động được nếu các doanh nghiệp nghe lời nhà nước Nga. Từ đó dẫn đến hệ quả là kinh tế Nga phải do các hãng nhà nước, hay tư bản dân tộc Nga là chủ là số đông, thì nó mới có hiệu lực. Ngược lại nếu nó hoàn toàn bị chi phối bởi các hãng nước ngoài thì không thể làm được. Vì cái nhà nước nó phải nghe lời, phải bảo vệ có phải nhà nước Nga đâu. Tài phiệt Nga có thể coi là tư sản dân tộc không ? Không. Tại sao. Vì từ cách sống, tư duy,con cái, gia sản của nó, chỗ nó đặt tiền cuối cùng có phải ở Nga đâu. Nó là một dạng đầu cơ mại bản.
Nga vẫn phải trả giá về lâu dài cái tư duy ngây thơ « hội chứng người da trắng » này chưa hết đâu.
langtubachkhoa
Trước đây Mỹ có vận động EU ngừng làm ăn với Nga về lĩnh vực không gian, nhưng k thành công, sau đó thì cả Mỹ và EU đều vẫn làm ăn với Nga về không gian

Proton M phóng thành công mang vệ tinh của Anh do Boeing chế tạo
(@click here)


Ngày 28/8, Nga đã phóng thành công tên lửa đẩy Proton-M mang theo vệ tinh viễn thông Inmarsat-5 F3 của Anh lên quỹ đạo từ sân bay vũ trụ Baikonur, do Nga thuê của Kazhastan.

Đây là lần phóng tên lửa đẩy Proton đầu tiên sau sự cố hồi tháng 5 vừa qua khiến vệ tinh của Mexico bị phá hủy.

Theo cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos, vụ phóng được thực hiện lúc 18 giờ 44 phút (giờ Việt Nam) đúng như dự kiến và tất cả các hệ thống hoạt động tốt.

Vụ phóng mang tính quyết định đối với Inmarsat - nhà điều hành vệ tinh lớn nhất của Anh, vì Inmarsat-5 F3 cùng với hai vệ tinh khác sẽ tạo thành hệ thống băng thông rộng di động tốc độ cao đầu tiên trên toàn cầu được phát qua một nhà cung cấp duy nhất.

http://www.vietnamplus.vn/nga-phong-thanh-...-anh/340837.vnp

Nga tổ chức thi đặt tên cho phi thuyền mới, đay là phi thuyền đầu tiên trên thế giới sử dụng phần lớn vật liệu carbon, nhằm mục đích thay thế cho tàu Soyuz.
http://www.themoscowtimes.com/article/529012.html
Energia Launches Contest To Name Russia's Next Manned Spacecraft
Skywalker
Trong tâm lý học, người ta đã nghiên cứu một hiện tượng gọi là sụ sợ hãi mặc định đối với cái mà người ta chưa/không biết (còn được ví von với chuyện tưởng sợi dây trong căn nhà tối là con rắn). Hiện tượng tâm lý này cũng tồn tại trong chính trị toàn cầu mà biểu hiện là Mỹ và các quốc gia phương Tây luôn hô hào và đòi hỏi sự công khai minh bạch về thực lực cũng như ý đồ của mọi đối tác. Công khai minh bạch lại luôn đi kèm với khả năng kiểm chứng hay độ tin cậy của thông tin, đó là lý do của sự xâm nhập, nghe lén hay hoạt động tình báo nói chung ở quy mô toàn cầu. Từ chỗ "nghe ngóng" đơn thuần người ta cũng có thể tiến hành luôn các hoạt động có lợi cho mình như can thiệp và lật đổ ...vv, nhưng đó chỉ là về nguyên tắc kỹ thuật. Các đồng minh như Mỹ, Anh, Úc vẫn hoàn toàn có thể soi và thâm nhập lẫn nhau, nhưng họ không có những vấn đề mà đối thủ như Nga hay TQ lo sợ. Câu hỏi đặt ra là: Liệu thế giới cỏ thể hòa bình và ổn định thông qua những bậc thang công khai minh bạch hay không? hay những đối thủ chiến lược nhất định phải giữ kẽ và nghi ngờ mọi động thái của nhau?

Nếu là một cá nhân đơn thuần thì quả thật, trạng thái thiếu lòng tin với xung quanh là rất không tốt bởi nó hoàn toàn có thể là phi lý và hoang tưởng. Mặt khác con người cũng cần phải biết đặt ra những giới hạn hay sự cảnh giác nhất định để không rơi vào cực đoan đối diện của ngu ngốc và cả tin. Với một đất nước có tính dộc lập tương đối về sắc tộc, lãnh thổ và tự quyết thì lòng tin và sự cảnh giác với bất kỳ quốc gia nào khác cũng phải có sự cân bằng tương tự.

Từ xuất phát điểm này thì đánh giá tình hình Ukraina sẽ không thể bỏ qua mức độ 'hiểu nhau' giữa các bên liên can. Cách đây vài tuần có tin Kiev động binh, tập trung vào khả năng tấn công chiếm lại miền Đông, tuy nhiên việc này vẫn chưa xảy ra, có lẽ chính là vì tin tức công khai đi trước để cho Nga 'có thời gian' chuẩn bị nghênh tiếp. Sự tương tác kinh tế khoa học cũng là những chỉ dấu mà các bên phải sử dụng để thăm dò và hiểu nhau, phòng ngừa một biến động có hại cho lợi ích của mình. Những kiểu tấn công và trả đũa nhằm vào khả năng lấy tin như đóng cửa NGOs, hạn chế báo chí ...vv có ý nghĩa tệ hại hơn nhiều so với việc công khai súng ống hay đầu tư.

Nói rộng ra với thị trường toàn cầu thì "vừa hợp tác, vừa cạnh tranh" cũng đúng ở mọi nơi. Ý đồ bảo hộ DN trong nước sẽ không giấu được ai và sẽ gặp trả đũa tương xứng. Nga, TQ hay VN muốn mở cửa thì luôn phải lưu ý đến hiện tượng này.
langtubachkhoa
Khặc khăc, xe tăng Abrams M1 của Mỹ được tạp chí Discovery tán dương là xe tăng đứng thứ 2 thế giới (thực chất được họ cho là số 1 trong các xe tăng hiện đại, và xe tăng này còn được tuyên truyền là k thể phá hủy. Cái đài Discovery này chỉ uy tín ở khoa học, còn ở quân sự thì quá tệ) được trang bị cho Arap Saudi đã bị bắn cho tan xác ở chiến trường Yemen. Nếu như lần trước còn khả dĩ chấp nhận được vì bị bắn bởi tên lửa chống tăng Kornet của Nga (vì Kornet ở cùng thế hệ với Abrams), ai dè lần này bị bắn bởi những loại vũ khí cổ lỗ là tên lửa chống tăng cũ "Fagot" của Liên Xô những năm 63. Video đã được up lên trên nhieu noi, có cả Youtube
(@click here)

Trước đó tại Iraq, xe tăng Abrams này cũng đã bị hạ bởi... súng chống tăng RPG-7 tại Iraq laugh1.gif

Cũng nên nhớ rằng Mỹ k giống Nga, đó là hàng xuất khẩu cũng như hàng của Mỹ, k có khái niệm phiên bản xuất khẩu. Còn Nga phiên bản xuất khẩu vũ khí kém hơn hẳn phiên bản nội địa

Ngoài ra, các xe bọc thép Humvee cũng bị vũ khí chống tăng đồ cổ RPG hạ, ngoài ra Arap Saudi vừa bị bắt quả tang dùng video game tuyên truyen chiến thắng chống Yemen
(@click here)
Phó Thường Nhân
@Sky,
Bác hiểu đơn giản quá. Nếu cái thế giới này đơn giản thế thì đã tốt. Nga, TQ, Ấn độ, và nhiều nước khác bị phương Tây ép không phải vì họ không minh bạch hay gì gì cả. Vì trong một quan hệ cái điều đó phải tới từ hai bên. Nếu ý đồ của đối tác đã không tốt, thì dù mình có cực tốt cũng vô ích. Cái ý đồ ấy không ai người ta nói ra, mà nó xuất phát từ tương quan lực lượng đôi bên. Chính Gorbarchev rồi Elsine cũng nghĩ như thế mà Liên Xô mới tan. Tất nhiên, nếu chỉ có hai ông này thì không nên chuyện, mà bởi vì sau đó có hẳn một tầng lớp trí thức Nga « hồn Trương Ba da hàng thịt », cộng với lợi ích nhóm của những người mà ngày nay là tài phiệt Nga đẩy nó tới chỗ đó. Còn tại sao trí thức ấy, tài phiệt ấy lại lũng đoạn được Liên Xô , rồi Nga.. thì cái đấy là vấn đề nội tình Liên Xô, nội tình Nga. Tự mình hiểu sai mình, tự mình hiểu sai phương Tây.
Khi đặt vấn đề phải minh bạch, bác có chắc phương Tây nó minh bạch không ? khi nói tới mở cửa, bác có chắc là phương Tây mở cửa không ? Tóm lại đằng sau những lời hoa mỹ đó phải tìm hiểu xem lợi ích thực sự của họ ở đâu. Và để tìm hiểu điều này phải có trí thức của mình, chứ không thể nhờ họ được. Cũng như khi đi mua đồ, mình phải có kiến thức để đánh giá được hàng hoá họ đưa ra. Chứ lại nhờ ngay thằng bán hàng khuyên bảo, nhắm mắt nghe theo, thì có được không.
Sự đánh giá ấy không phải là sợ hay không sợ cũng chẳng có gì là vấn đề tâm lý cả.
Còn chuyện Mỹ, Úc, Anh hợp tác với nhau lại là việc khác. Nhưng nước này thực ra là dân một nước mà ra (nước Anh), như vậy nó là đồng văn hoá, đồng tiếng nói và từ đó dẫn tới việc nó đồng cả tầng lớp Elite / tư bản nữa.
langtubachkhoa
Theo tin từ bao Nga, thi Nga đã nhận đơn xin tị nạn cua hon 1 trieu nguoi Ukr va 600000 trong so do dã quyết định đinh cư vĩnh viễn ở Nga. Như vậy, xem ra anh Nga lãi nhiều phết. Điểm yếu của Nga là dân số, mãi đến năm ngoái mới có tăng trưởng tự nhiên, có thể năm nay cũng vậy. Việc nhận nhiều người nhập cư, và nhiều người trong đó là các kỹ sư công nhân lành nghề là thuận lợi lớn. Họ lại nói tiếng Nga từ nhỏ, cùng văn hóa nên không khó để hòa nhập, dù lúc đầu sẽ có vất vả sap xếp. Trái lại, nếu anh Ba Lan mà đón di cư từ Tây Ukr thì mệt lắm. Hiện Ba Lan đang lấy cớ này để khước từ phân bổ di cư từ EU
(@click here)
http://infonet.vn/hon-600000-nguoi-ti-nan-...post172986.info
Skywalker
@bác Phó:

Tất nhiên thế giới là không đơn giản bởi các biến số lợi ích lớn (i.e. quốc gia, dân tộc) khó mà luận ra được từ tâm lý học cá nhân hay xã hội. Cũng có thể là em méo mó nghề nghiệp, nhưng cứ đưa lên đây vì xét ra, từ các điều kiện lý tưởng hóa mà tháo gỡ dần dần các hiện tượng phức tạp là một cách nghiên cứu phổ biến. Các quy luật về thái độ và hành vi của con người luôn dẫn tới vấn đề lòng tin và sự hiểu biết; Với một đám đông con người thì tính quy luật này vẫn đúng, thậm chí còn dễ tiên đoán hơn nếu chúng ta khai thác dữ liệu từ lịch sử và các hàm thống kê.

Ngày mai là Quốc Khánh VN, Hà Nội đang chuẩn bị lễ kỷ niệm 70 năm khai quốc nên em nhìn lại cuộc Cách mạng tháng Tám từ góc nhìn tâm lý xã hội. Không nghi ngờ gì, Mặt trận Việt Minh đã tuyệt đối thành công khi tận dụng được cơ hội biến chuyển của lòng dân, của thế cuộc. Đó thực sự là một cuộc "cách mạng màu" mà hậu thế đến từ CIA đã học và thực hành tại Ukraina và một số nước khác. Bài học lòng dân, nếu đào sâu tới tận gốc rễ thì chạm tới các nguyên lý triét học về sự vận động và giải thích được thành công cũng như thất bại của cấu trúc thượng tầng như thể chế kinh tế chính trị. Chuyện này em đã đề cập đôi lần nên không nhắc lại nữa.

Trở lại với quan hệ quốc tế thì "lòng dân" có vấn đề đa diện của truyền thông, của dư luận nên tương đối khó để phân tích. Tuy nhiên, từ CMT8 có một sự thật là lòng tin của người dân VN hồi 1945 đã đặt vào tính chất đại diện hòa hợp dân tộc của Việt Minh và Chỉnh phủ lâm thời của cụ Hồ. Một giả thuyết thuần túy trong phạm vi tâm lý học, là tính đại diện của chính phủ đó có 'hợp chuẩn' với dư luận phương Tây hiện đại không thì câu trả lời sẽ là có. "Cơ hội bị bỏ lỡ" là cụm từ được chính khách đương đại dùng rất nhiều khi nói về giai đoạn lịch sử đó, chính là bằng chứng cho giả thuyết này.

Còn cái trạng thái "hồn Trương Ba, da hàng thịt" bác Phó gắn cho bộ phận tư sản nội địa nhưng lại gắn với lợi ích của nước ngoài, chúng có thể được xem như một tỷ lệ không thể tránh khỏi của xã hội đa dạng, dù là Nga, TQ hay Mỹ, VN đều có. Vấn đề là ở chỗ mức độ tác động trên tổng thể của nhóm này đến đâu? liệu chúng có đủ sức làm thay đổi trật tự và ưu tiên lợi ích của số đông hay không? Với câu hỏi này em đã thấy một đáp án khả dĩ ngay từ tâm lý học, đó là hệ giá trị cá nhân mà con người có được từ nuôi dưỡng, giáo dục và hoàn cảnh. Vắn tắt là chính xã hội tạo ra những người xây dựng và người phá hủy nó qua chuỗi tích lũy những vận động nhỏ nhặt. Lấy ví dụ Hitler, người ta sẽ nhận ra sự nối tiếp thuận lợi tạo nên "cơn bão hoàn hảo" mà sự sự suy giảm tính đa diện đa cực đã làm nên kẻ độc tài ghê gớm trong lịch sử. Từ đó suy ra, xã hội cần tới sự đa dạng như cơ thể cần kháng nguyên cho hệ miễn dịch; và yếu tố cốt lõi kà kiểm soát được chúng ở liều lượng vừa đủ chứ không phải tìm mọi cách đơn cực hóa. Một xã hội đa dạng và trật tự thì tạo được lòng tin ở mọi cấp độ, từ người dân cho tới nhà đầu tư và các đối tác chiến lược ở bất kỳ nơi nào.

Về chuyện tranh đấu lợi ích thì là một phương diện khác, lần sau em sẽ viết về quan điểm "nhúng" nó vào bối cảnh lòng tin và sự đa dạng văn hóa.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.