Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc. Phan Iii
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
langtubachkhoa
Bản công bố chính thức điều tra vụ tai nạn máy bay Airbus của Nga, bác nào tiện dịch cái. Việc điều tra có sự có mặt của dại diện 4 nước: Russia (State of Operator), Ireland (State of Registry), France (State of Design) and Germany (State of Manufacturer) - Pháp (nước thiết kế), Đức (nước sản xuất), Ireland (nước đăng ký), Nga (nước vận hành)

Cairo, November 7th, 2015.



Ladies and gentlemen

First of all, we as investigation team of the accident of Metrojet KGL-9268, extend our deepest condolences to the families and friends of the victims of the Russian aircraft that crashed in middle Sinai last Saturday 31th October 2015.

After the accident occurred, the government of Egypt dispatched emergency personnel and accident investigators to the crash site. The prime minister visited the crash site in the first few hours after the accident. The armed forces guarded the site of the wreckage.

The black boxes were recovered on the same day and the bodies of victims were recovered and taken to hospitals in Cairo.

On the same day of the accident, the Minister of Civil Aviation of Egypt formed an investigation committee in compliance with The Egyptian Law No. 28 and ICAO Annex 13 to take charge of the investigation of the accident. The government of Egypt extended invitation to representatives from Russia (State of Operator), Ireland (State of Registry), France (State of Design) and Germany (State of Manufacturer) and advisors from the Engines manufacturer in accordance with national and international law. I represent Egypt in leading the technical investigation committee.

Egyptian air force operated 5 flights to the crash site carrying various members of the investigation team including Egyptian investigators and all other state investigators involved. The investigators examined and photographed what was found including recording coordinated of each major piece. It is a planned that the committee will conduct further visits to the accident sites in the coming days.

The investigation team is composed of 47 investigators, as follows:

From Egypt 29

From Russia 7

From France 6

From Germany 2

From Ireland 3

And technical advisors include:

From Airbus 10

IASA 1

This will come to a total of 58 participants.

To meet all technical needs and requirements, 5 subgroups were created as follows: 1. Recorders

2. Accident site

3. Operation, responsible for: crew, ATC, Airline information and meteorology.

4. Aircraft and systems

5. Medical and forensic

The Committee is undertaking its work according to Annex 13 of Chicago Convention which is consistent with the Egyptian Law No 28. All groups who are working in parallel are currently in the information gathering phase.

Since Wednesday visits to accident site were hampered by bad weather. As soon as weather improves future visits will be arranged

The wreckage will be recovered to a safe and secure place in Cairo for further examination of each part, during which Metallurgy specialists will be involved. The Committee will recover the aircraft system computers, which have special non-volatile memory.

Observations of the committee till today:

1. The debris is scattered over a wide area more than 13 km in length and this what we managed to cover till this time, which is consistent with an in-flight break-up. Some parts of the wreckage are missing and it is hoped to locate them in the coming days.

2. The initial observation of the aircraft wreckage does not yet allow for identifying the origin of the in-flight break-up.

3. The flight recorders were recovered on the first day of the accident and they were successfully downloaded. The preliminary review of FDR data indicated that: · Take-off time UTC : 03:50:06, with recording stopped at UTC time: 04:13:20, so duration from take-off to the end of recordings is 23 minutes and 14 seconds. · Last recorded altitude is 30,888 FT with the aircraft still in climbing mode. · Last recorded Airspeed is 281 Knots, while autopilot (1) was engaged until the end of recording.

4. The CVR was successfully downloaded and a first listening was done. Although the CVR team is still in the phase of writing the transcript which will take time to finalize, a noise was heard in the last second of the CVR recording. A spectral analysis will be carried out by specialized labs in order to identify the nature of this sound.

5. The committee noted media reports and analysis, some of which claimed to be based on official intelligence which favors a certain scenario for the cause of the accident. The committee was not provided with any information or evidence in this regard. The committee urges the sources of such reports to provide it with all information that could help us to undertaking our mission.

6. The committee is considering with great attention all possible scenarios for the cause of the accident, and did not reach till the moment any conclusion in this regards.

root
Tình hình Paris hôm nay thế nào hả các bác?
root
Tình hình gay go nhỉ? Em hỏi han từ hôm khủng bố đến giờ mà chưa thấy có bác nào ở Pháp lên tiếng?
Hay trong danh sách các nạn nhân có người làng Ven?
Phó Thường Nhân
Nếu chỉ theo dõi media, thì thấy mọi chuyện rất là khủng khiếp. Nhưng trong thực tế, thì mọi chuyện vẫn bình thường. Media ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý đại chúng, rồi từ cái tâm lý ấy ảnh hưởng tới thái độ hành sử từng người, thái độ hành sử từng người lại tác động tới kinh tế. Rồi kinh tế lại ảnh hưởng tới xã hội nói chung. Hiện tại thì không thể nói là những chuyện vừa xẩy ra có thể làm rung chuyển cái đế của xã hội Pháp.
Một chiến dịch khủng bố chỉ có tác dụng khi tâm lý đại chúng bị ảnh hưởng theo chiều có lợi cho những kẻ khủng bố. Nhưng điều đó khó có thể xẩy ra.
Sau khi mọi chuyện xẩy ra, giới chính trị gia Pháp đã dùng từ chiến tranh để đánh giá sự kiện. Nhưng thực ra khi dùng từ đó họ muốn chuẩn bị dư luận, họ muốn rảnh tay để làm mọi chuyện thì đúng hơn là có một cuộc chiến tranh thật. Còn nếu đồng ý coi đó là chiến tranh, thì trong thực tế, hành động của IS thực ra là không hiệu quả. Vì sao ? vì có 5 kẻ giật bom tự sát, nhưng 3 quả là vô tác dụng. Chỉ có nhóm đột nhập vào nhà hát Bataclan, và nhóm bắn vào các quán ăn là hiệu quả. (Tất nhiên đây là phân tích hoàn toàn kỹ thuật, còn về mặt tình cảm tâm lý thì không thể nói được).
Pháp bị mắc vào những vấn đề khủng bố này do 2 nguyên nhân.
1- Nguyên nhân nội chính: Xã hội Pháp bị chia rẽ sâu sắc về vấn đề tôn giáo, chủng tộc, mà điểm xuất phát của nó là mâu thuẫn xã hội, giữa những sắc dân nhập cư từ châu Phi theo đạo Hồi và người bản địa. Mâu thuẫn xã hội, hệ quả rơi rớt từ thời thuộc địa chuyển dần thành mâu thuẫn tôn giáo, bởi vì đạo Hồi, từ khi có cách mạng I ran, trở thành một ý thức hệ chính trị và lối sống.
2- Nguyên nhân chính sách đối ngoại. Pháp cùng với Anh, Mỹ đã ngấm ngầm dựng lên các lực lượng Hồi giáo vũ trang để lật đổ chính quyền Syria. Đồng thời Pháp cũng thân với các nhà nước Hồi giáo bảo thủ như Quatar, Ả rập Sa u đít, ..để đặt chân tại vùng Trung đông, cũng như để bán vũ khí cho họ. Những lực lượng hồi giáo vũ trang này cũng được các nhà nước Hồi giáo bảo thủ này ngấm ngầm ủng hộ, tài trợ, để chống lại một liên minh Hồi giáo khác là I ran- Syria. Mặc dù ủng hộ các nhóm vũ trang này, nhưng Pháp, Mỹ, Anh đều muốn quản lý chúng chỉ vì lợi ích của mình. Điều này không làm được. Kết quả là sự việc xẩy ra như thế.
Cuộc chiến IS-Pháp thực ra là một cuộc chiến tranh “kỳ lạ”, vì cả Mỹ lẫn Pháp, Anh đều muốn dùng IS để lật đổ chính phủ Syria, nhưng lại muốn chúng là “tay sai” 100%. Điều mà cả IS lẫn các nước Hồi giáo bảo thủ kia không đồng thuận.
3- Chính vì có sự chỉ đạo, tổ chức từ IS, đồng thời có thể thu nhập nhân sự “tại Pháp”, mà khủng bố có thể xẩy ra (Trong 7 nhân vật khủng bố, có 5 người sinh ra ở Pháp và có quốc tịch Pháp).

langtubachkhoa
Cam ơn bác root, thông báo là k có người VN nào thiệt mạng

Bác Phó nói k sai, đúng là phuong Tây chỉ muốn loi dụng IS, k ngờ lại bị mất kiểm soát, và IS thành lập nhà nước Hồi Giáo, rõ ràng phương Tây đã đánh giá quá cao sức mạnh của mình khi cho rằng mình có thể loi dụng IS, mà k nghĩ mình có thể bị lợi dụng ngược.

Bây giờ phải nhìn xem những gì diễn ra sau này, và điều đó đã và sẽ được phản ánh rõ trong những hành động tiếp theo của Pháp
- Pháp nhờ EU giúp đõ, k nhờ NATO, dù Mỹ đã gợi ý rất rõ ràng để Pháp sử dụng điều 5 trong NATO
- Cuộc họp giữa Holland và Sarkozy, kết quả thống nhất cho rằng việc liên minh với Nga là k thể thiếu. Rõ ràng các phe phái của Pháp đã bắt đầu thống nhất được về quan điểm. Tổng thống Nga Putin hạ lệnh đón tàu sân bay Charles de Gaulle như đón đồng mình. Trước đó việc Pháp điều tàu san bay cũng đủ để thấy Pháp k muốn bị lệ thuộc hoàn toàn vào căn cứ của Arap Xeut và các nước Trung Đông khác.

Có thể thấy Pháp và các nước Tây Âu EU muốn nhan cơ hội này nới rộng vòng tay kiểm soát an ninh của Mỹ để được tự do hành động hơn, để xem Mỹ phản ứng thế nào?

Còn anh Nga thì lại tiếp tục khôn ngoan khi chọn thoi điểm (trước đây đã chọn thời cơ tuyệt vời cho việc đánh Syria), sau vụ khủng bố Paris, Pháp tuyên bố thủ phạm IS, thề quyết đánh IS mọi nơi, k can sự cho phép của LHQ. Anh Putin sau đó buổi sang tuyên bố ở G20 có các thế lực từ 40 nứoc hỗ trợ IS, chiều cho FSB công bo máy bay của mình cũng bị IS đánh, thề quyết đánh IS mọi noi, k cần sự cho phép của LHQ, cảnh báo các nứoc k bao che thủ phạm.

hehe.gif hehe.gif

Hôm nay Nga táng 34 phát tên lửa hành trình vào Aleppo và Idib, báo Nga nói phóng từ máy bay ném bom chiến lược TU160, TU95 và TU22. Báo Pháp nói phóng từ tàu ngầm ở địa trung hải. Cóc rõ nữa. Nhưng sau đó Nga tuyên bố sẽ điều thêm không quân SU34, SU27, đúng là vụ khủng bố này đã cho Nga một thời cơ tuyệt hảo để tăng lực lượng và tầm ảnh hưởng ở Syria, sau này đàm phán ở Syria kiểu gì cũng k thể thiếu Nga

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 17 2015, 10:04 AM)
Nếu chỉ theo dõi media, thì thấy mọi chuyện rất là khủng khiếp. Nhưng trong thực tế, thì mọi chuyện vẫn bình thường. Media ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý đại chúng, rồi từ cái tâm lý ấy ảnh hưởng tới thái độ hành sử từng người, thái độ hành sử từng người lại tác động tới kinh tế. Rồi kinh tế lại ảnh hưởng tới xã hội nói chung. Hiện tại thì không thể nói là những chuyện vừa xẩy ra có thể làm rung chuyển cái đế của xã hội Pháp.
Một chiến dịch khủng bố chỉ có tác dụng khi tâm lý đại chúng bị ảnh hưởng theo chiều có lợi cho những kẻ khủng bố. Nhưng điều đó khó có thể xẩy ra.
Sau khi mọi chuyện xẩy ra, giới chính trị gia Pháp đã dùng từ chiến tranh để đánh giá sự kiện. Nhưng thực ra khi dùng từ đó họ muốn chuẩn bị dư luận, họ muốn rảnh tay để làm mọi chuyện thì đúng hơn là có một cuộc chiến tranh thật. Còn nếu đồng ý coi đó là chiến tranh, thì trong thực tế, hành động của IS thực ra là không hiệu quả. Vì sao ? vì có 5 kẻ giật bom tự sát, nhưng 3 quả là vô tác dụng. Chỉ có nhóm đột nhập vào nhà hát Bataclan, và nhóm bắn vào các quán ăn là hiệu quả. (Tất nhiên đây là phân tích hoàn toàn kỹ thuật, còn về mặt tình cảm tâm lý thì không thể nói được).
Pháp bị mắc vào những vấn đề khủng bố này do 2 nguyên nhân.
1- Nguyên nhân nội chính: Xã hội Pháp bị chia rẽ sâu sắc về vấn đề tôn giáo, chủng tộc, mà điểm xuất phát của nó là mâu thuẫn xã hội, giữa những sắc dân nhập cư từ châu Phi theo đạo Hồi và người bản địa. Mâu thuẫn xã hội, hệ quả rơi rớt từ thời thuộc địa chuyển dần thành mâu thuẫn tôn giáo, bởi vì đạo Hồi, từ khi có cách mạng I ran, trở thành một ý thức hệ chính trị và lối sống.
2- Nguyên nhân chính sách đối ngoại. Pháp cùng với Anh, Mỹ đã ngấm ngầm dựng lên các lực lượng Hồi giáo vũ trang để lật đổ chính quyền Syria. Đồng thời Pháp cũng thân với các nhà nước Hồi giáo bảo thủ như Quatar, Ả rập Sa u đít, ..để đặt chân tại vùng Trung đông, cũng như để bán vũ khí cho họ. Những lực lượng hồi giáo vũ trang này cũng được các nhà nước Hồi giáo bảo thủ này ngấm ngầm ủng hộ, tài trợ, để chống lại một liên minh Hồi giáo khác là I ran- Syria.  Mặc dù ủng hộ các nhóm vũ trang này, nhưng Pháp, Mỹ, Anh đều muốn quản lý chúng chỉ vì lợi ích của mình. Điều này không làm được. Kết quả là sự việc xẩy ra như thế.
Cuộc chiến IS-Pháp thực ra là một cuộc chiến tranh “kỳ lạ”, vì cả Mỹ lẫn Pháp, Anh đều muốn dùng IS để lật đổ chính phủ Syria, nhưng lại muốn chúng là “tay sai” 100%. Điều mà cả IS lẫn các nước Hồi giáo bảo thủ kia không đồng thuận.
3- Chính vì có sự chỉ đạo, tổ chức từ IS, đồng thời có thể thu nhập nhân sự “tại Pháp”, mà khủng bố có thể xẩy ra (Trong 7 nhân vật khủng bố, có 5 người sinh ra ở Pháp và có quốc tịch Pháp).
*


langtubachkhoa
Trich noi dung buoi hop bao (do mot ban dua len), de thay ro tinh toan chien luoc va thong diep cua Nga

Hôm nay, trong buổi 'đại họp báo' do đích thân TT Nga ‪#‎Putin‬ chủ trì cùng các quan chức quân sự cấp cao, chính phủ Nga đã phát tín hiệu danh thep rằng NGA SẼ KHÔNG E NGẠI BẤT CỨ RÀO CẢN NÀO trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố có tổ chức, có qui mô 'cấp nhà nước' chứ không phải là 'giặc cỏ' hay 'tức nước vỡ bờ'.

Về vụ khủng bố máy bay ‪‎A321‬, chính phủ và bộ ngoại giao Nga kêu gọi và khuyến cáo hợp tác TỪ CÁC CHÍNH PHỦ (mà hiện đã có thông tin râm ran rằng Arab Saudi và Qatar đứng đằng sau âm mưu khủng bố). Nga đã phát tín hiệu cho thấy TÍNH NGHIÊM TRỌNG của vụ việc và đã không vô tình mà lại đi Dẫn hiến chương LHQ- theo đó- nếu Nga phát hiện bất kỳ quốc gia nào có liên hệ tới vụ khủng bố thì sẽ áp dụng điều khoản tự vệ quốc gia và KHÔNG NGẦN NGẠI TẤN CÔNG QUỐC GIA ĐÓ ĐỂ THỰC THI CÔNG LÝ.

Nga đang phát động một cuộc truy tìm KẺ CHỦ MƯU vụ khủng bố nhắm vào chiếc máy bay dân sự A321 với quy mô toàn cầu. Đây là thảm họa hàng không được cho là lớn nhất trong lịch sử hàng không dân dụng Nga với 224 nạn nhân.

Về cuộc chiến chống khủng bố đang tiến hành tại ‪‎Syria‬, Nga không nêu rõ mối liên hệ giữa vụ A321 với các nhóm khủng bố ở Syria nhưng tuyên bố TĂNG CƯỜNG KHÔNG KÍCH BẰNG MỌI PHƯƠNG TIỆN CÓ THỂ. Vào đêm qua, các máy bay ném bom tầm xa chiến lược lần đầu tiên được điều đến Syria làm nhiệm vụ. Tàu ngầm trong khu vực Địa Trung Hải cũng lần đầu tiên phóng tên lửa thực chiến. Nga đang cho thấy nước này muốn ĐÁNH TAN CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ. Và tất nhiên, như Nga nhiều lần nói: CUỘC CHIẾN CHỐNG KHỦNG BỐ 'KIỂU NHÀ NƯỚC' KHÔNG CHỈ CÓ KHÔNG KÍCH MÀ NÓ LÀ CUỘC CHIẾN ĐA DIỆN VỚI CÁC THẾ LỰC ĐIỀU KHIỂN SAU LƯNG. Nga đang làm mọi thứ để khiến những thế lực bảo trợ khủng bố phải chấm dứt trò chơi 'dùng khủng bố để khủng bố'
langtubachkhoa
Chet cuoi voi cau nay cua Putin
Putin: 'To Forgive The Terrorists Is Up To God, But To Send Them To Him Is Up To Me'

Tha thu cho khung bo la viec cua chua troi, nhung dua khung bo den cho Chua thi la viec cua toi

Không hiểu Nga có thông diệp gì, đay là dàn xếp hay vô tình?

http://kenh14.vn/the-gioi/phong-vien-quoc-...18102915441.chn

Phóng viên quốc tế thừa nhận đã bịa ra câu nói của Tổng thống Putin

Cách đây ít phút, cô phóng viên người Nga Remi Maalouf, người đã đăng tải câu nói gây chấn động của Tổng thống Putin "Tha chứ cho khủng bố là việc của Chúa, tiễn chúng về với Chúa là việc của tôi" đã lên tiếng xin lỗi và thừa nhận rằng đó không phải là câu nói của tổng thống Nga.

Cả cộng đồng mạng hiện đang xôn xao, quay cuồng với phát biểu vô cùng cứng rắn được cho là của Tổng thống Nga Valadimir Putin khi nhắc về khủng bố IS và chiến tranh Syria: "Tha chứ cho khủng bố là việc của Chúa, tiễn chúng về với Chúa là việc của tôi."

Tuyên bố thể hiện sự quyết liệt được cho là của Chủ nhân điện Kremlin lan truyền một cách chóng mặt và tạo nên "hiện tượng Putin" trên tất cả các mạng xã hội phổ biến. Tuy nhiên vẫn chưa ai xác minh được lời nói này có phải của ông hay không, chỉ biết người ta liên tục dẫn nguồn từ Twitter của một nữ phóng viên Nga có tên Remi Maalouf.
langtubachkhoa
Trich tin tuc duoc cac ban dua len:

Sau vụ điền kinh Nga bị điều tra vì doping có hệ thống, Nga tuyên bố ok đúng là chúng tôi có sai nhưng chúng tôi không phải một mình đâu nhé, các ông làm thì làm cho ra nhẽ đi. Kết quả 5 nước đã bị đưa vào trạng thái giống Nga: "Không tuân thủ các qui định chống doping" bao gồm Argentina, Ukraine, Bolivia, Andorra and Israel. Brazil, Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Mexico bị đặt vào tầm ngắm. Kenya bị yêu cầu tường trình về các biện pháp chống doping của mình, nếu không tuân thủ sẽ bị điều tra.

Ngoài ra ứng viên sáng nhất cho chức chủ tịch FIFA - hoàng tử Ali của Jordan - tuyên bố kế hoạch của ông là giữ nguyên World Cup ở Nga, chả có thay đổi gì xất. Còn bộ trưởng bộ TT Đức thì vừa từ chức vì các bê bối tài chính trong quá trình vận động và bo phiếu World Cup 2006 ở Đức, các cáo buộc bao gồm hối lộ, trốn thuế....
Skywalker
Đúng là có vài bằng chứng cho việc Mỹ và phương Tây thúc đẩy lực lượng tại Syria nhằm lật đổ chính phủ TT Assad, điều đó dẫn tới câu hỏi về sự hậu thuẫn cho IS phải chăng là trò kinh doanh chiến tranh đế quốc?

Dù thế nào thì sự trỗi dậy của IS quả là gắn với một cái "ý thức hệ" Hồi giáo (gây liên tưởng tới ý thức hệ cộng sản). Chính cái giá trị tinh thần này mới giải thích được sự lớn mạnh nhanh chóng và khó đánh bại của IS trong vòng vây của các cường quốc vũ khí. Nếu như phương Tây quả có ý đồ lợi dụng nhóm này thì chuyện mất kiểm soát là dễ hiểu nếu như họ chỉ thuần túy sử dụng các công cụ vật chất (tiền bạc, vũ khí) mà không chia sẻ những giá trị cao hơn. Nhớ lại chiến tranh VN, TQ cũng viện trợ rất mạnh, chia sẻ sâu sắc tình cảm và nhận thức, nhưng chỉ "lệch pha giá trị" với nguyện vọng thống nhất đất nước của VN mà quan hệ tan rã và thành đỉnh cao thù địch 1979.

Vậy tới thời điểm này sự quyết liệt trong thái độ và hành động của các cường quốc đối với IS để đủ để chấm dứt mớ bung xung này chưa?

Rất có thể là chưa, vì nếu dọn sạch bãi thì còn đâu chỗ thử vũ khí với lại nguồn kích thích nhu cầu mua sắm vũ khí toàn cầu. laugh.gif

nạn nhân khủng bố, dù Nga hay Pháp hay nước nào chăng nữa, chỉ là "chi phí phát sinh ngoài ý muốn" song "phải chấp nhận" thôi (máu lạnh tí).
Phó Thường Nhân
Quan hệ giữa phương Tây và các lực lượng hồi giáo cực đoan ở Trung Đông nó không hoàn toàn đen, cũng không hoàn toàn trắng, mà nó là một sự lẫn lộn mầu xám. Vì thế những gì phương Tây nói về các thế lực này, tuỳ theo thời điểm mà nó khác nhau. Nếu nhìn bằng một tầm nhìn xa, dài hơi, tính từ 30 trở lại đây, thì người ta có thể thấy rằng phương Tây đã ngấm ngầm nuôi dưỡng các xu hướng này, nhưng hiện không kiểm soát được nó, bị tuột khỏi tay. Còn tại sao nó tuột khỏi tay, thì bởi vì các thế lực hồi giáo này không hoàn toàn là tay sai 100%, cũng như nó có những chỗ dựa khác nữa ở trong các nước Hồi giáo bảo thủ (Ả rập Sa u đít, Qua tar, ..). Các nước Hồi giáo bảo thủ này vừa là bạn bè , đồng minh với phương Tây, một phần là tay sai nhưng đồng thời nó vẫn phải thủ gậy, để ngăn cản phương Tây càng ngày càng tìm cách xiết cổ họ. Cái nhìn này có thể gọi là cái nhìn về quyền lợi. Bên cạnh đó nó còn có một cái nhìn khác đó là sự khác biệt văn hoá (được thể hiện thông qua tôn giáo), cũng như hệ quả của quan hệ phương Tây thế giới Hồi giáo được truyền lại trong lịch sử, lịch sử quan hệ châu Âu – Trung đông, lịch sử thời thuộc địa. Vì thế nó rất phức tạp. Nhưng cái gì trên thế giới bây giờ chẳng phức tạp.
Lấy ví dụ IS chẳng hạn. Những nhân vật lãnh đạo IS hiện tại có rất nhiều người là trong bộ máy chính quyền thời Sa đam ngày trước (trong đảng BAAS) ở I rắc, đã bị Mỹ bắt đi tù “học tập cải tạo” khi chiếm đóng I rắc. Nhờ có những người này mà IS mới có thể tổ chức được chính quyền trong vùng kiểm soát của họ. Còn tại sao IS lại được sự ủng hộ của một bộ phận dân I rắc, bởi vì thể chế “đa đảng dân chủ” mà Mỹ áp đặt ở I rắc, đã khoét sâu mâu thuẫn, phe phái tôn giáo ở nước này. Một chuyện nữa phải tính là không có người I rắc, hay người Syria, mà chỉ có người Ả rập. (giống như VN ngày xưa bị Pháp chia làm 3 miền, hay việc có 2 nước Đức không thể có giống ngưới Đông đức hay người Tây đức mà chỉ có người Đức).
Khi các tổ chức tình báo phương Tây huấn luyện các lực lượng hồi giáo để lật đổ chính quyền Syria, thì các lực lượng này yếu quá, không đủ sức làm được việc này, và như thế IS mới xông sang đánh giúp, và phương Tây nhắm mắt cho qua. Vũ khí mà phương Tây giúp các tổ chức do họ tạo ra đã được chuyển qua tay IS. Nhưng phương Tây vẫn nhắm mắt làm ngơ. Cho đến khi IS bắt ngờ quay trở lại đánh chiếm vùng Tây Bắc I rắc (thành phố Mô xun), thành lập một nhà nước nằm hai bên bờ biên giới, thì phương Tây mới quyết định “đánh” IS. Trong thực tế, nếu IS chỉ hoạt động ở Syria, thì quan hệ hai bên vẫn êm đẹp. Vẫn đề còn phức tạp hơn nữa, với sự tham gia của Thổ, Ả rập Sa u đít và Quatar. Cũng như khi nói tới phương Tây nói chung, trong thực tế quyền lợi của Mỹ khác với quyền lợi Pháp, Đức. Nếu đặt nó trong bối cảnh Mỹ và phương Tây đang thương lượng với I ran, thì câu chuyện càng phức tạp hơn nữa.
Tóm lại IS đã được phương Tây sử dụng (qua con đường vòng) để đánh Syria. Đánh Syria là đánh I ran và đồng thời gạt Nga khỏi Trung đông. Đánh I ran, nhưng vẫn đồng thời thương lượng với I ran. Nếu thương lương với I ran thành công, thì IS sẽ bị bỏ rơi. IS bị bỏ rơi thì Ả rập Sa u đít, Quatar lại sợ phương Tây thí mạng mình để chơi với I ran. Mỹ phương Tây muốn chơi với I ran, nhưng vẫn muốn quản thúc Ả rập Sa u đít. Không kể Thổ sợ phương Tây kiếm cớ lập nhà nước cho người Quốc (Kurde), không kể Israel muốn phương Tây đánh I ran hộ mình. Còn phương Tây thì lại muốn Israel là cái gậy để doạ I ran…
Đấy cái vòng chơi nó luẩn quẩn như thế.
langtubachkhoa
Mấy hôm nay, chính giới Mỹ liên tục nói: IS là tổ chức tàn bạo và Mỹ cần phải là nước lãnh đạo cuọc chiến chống IS.
Chính giới Pháp, từ đảng cầm quyền đến các nhân vật nổi bật của UMP như Sarkozy, Fillon, etc. lại nói đen việc cần phải có liên minh Pháp, Nga, Mỹ lãnh đạo cuộc chiến chống IS, Pháp nhận được sự giúp đỡ từ EU để chống IS, etc. Tàu sân bay của Pháp đựoc hộ tống bởi 3 tàu khu trục: một của Pháp, một của Anh và một của Bỉ. Lãnh đạo thượng viện Pháp công khai nói phản doi trừng phạt Nga, etc.
Anh Ukr giở chứng xuất hiện, Mỹ chơi trò khó dễ, rồi phát hiện dưong dây buôn lậu vũ khí từ Ukr cho IS, đến việc Mỹ lạnh nhạt đáp lại lời kêu gọi của Nga về viêc phong tỏa ngăn chặn tài chính của nhóm IS, càng chứng minh nhận định, đang có sự cạnh tranh rõ ràng. Pháp + EU (cụ thể là Tây Âu) muốn nhân cơ hội này tự chủ hơn về an ninh, nhằm giảm bị Mỹ ràng buộc
bằng cách liên minh với Nga, còn Nga cũng đón thời cơ này áp tới. Mỹ thì đang tìm cách giữ vị trí lãnh đạo thế giới của mình.

Như vậy có thể lúc này Ukr sẽ tìm cách làm khó dễ, và vừa rồi có tin đồn EU đang họp xem có nên mơ rộng trừng phạt Nga k, cái này chắc chắn do áp luc từ Mỹ, và càng cho thấy Ukr chỉ là cái cớ, và phương Tây Nga đánh nhau k đơn giản vì ukr.

CNN tự nhiên có bài phân tích: Nhóm khủng bố tàn bạo và nguy hiểm nhất thế giới là Boko Haram chứ k phải IS, dù Boko chủ yếu loanh quanh Nigeria, sau đó thì có vụ đánh bom ở Nigeria và bắt cóc con tin ở Mali

(CNN)With its reign of terror in the Middle East, its claim to have brought down a Russian passenger jet and now, theatrocities in Paris, ISIS has commanded global headlines as the world's most dangerous terror group.

But another militant Islamist organization overtook ISIS to become the world's deadliest terrorist group last year,according to a new report.

Boko Haram, the Islamic extremist group based mainly in Nigeria's northern states, was responsible for 6,644 deaths in 2014, an increase of 317% from the previous year, according to the Global Terrorism Index, released Tuesday.

By contrast, ISIS, the terror group to whichBoko Haram reportedly pledged allegiancein March of this year, was responsible for 6,073 deaths.

Between them, the two groups were responsible for more than half (51%) the deaths attributed to terrorism, in the deadliest year on record for terror, according to the report.



Có lẽ Mỹ đang muốn kiểm chế Pháp đó
Phó Thường Nhân
Lịch sử thế giới từ sau khi Liên Xô xụp đổ, có nhiều cuộc chiến tranh. Và các cuộc chiến tranh ấy xẩy ra ở những nước thế giới thứ 3 thân cận với Liên Xô ngày trước. I rắc, Syria,Lybia. Ở I rắc thì Mỹ xâm lược trực tiếp, còn ở Lybia, ở Syria, thì thông qua nội loạn. Và các nhóm nội loạn này đều là hồi giáo cực đoan. Nếu Mỹ và phương Tây thực sự coi hồi giáo cực đoan là thách thức, thì nó đã đứng về phía các nhà nước của các nước này mà dẹp các nhóm ấy chứ. Trong thực tế thì là ngược lại. Ở Syria, thì phương Tây ngấm ngầm trang bị tổ chức các nhóm này. Ở Lybia, thì liên quân Pháp-Anh-Mỹ đánh chính quyền Lybia trợ giúp trực tiếp. Hiện tại, nơi nào có các nhóm cực đoan hồi giáo lớn nhất, chính là những lãnh thổ đã bị phương Tây đập tan nhà nước : I rắc, Lybia,
Hiện tại dù có kêu đánh IS, nhưng Mỹ và phương Tây cũng không ném bom vào các nhà máy và khu khai thác dầu của IS. Phải đợi đến Nga ra tay. Dầu mỏ khai thác trong khu vực cuả IS được Thổ tiêu thụ. Lãnh thổ của Thổ là căn cứ của các lực lượng Hồi giáo cực đoan chống chính quyền Syria. Giống như ngày trước Thái là căn cứ của Pôn pốt.
Thổ mặc dù là đồng minh của Mỹ và cũng đồng mục tiêu lật đổ chính quyền Syria, nhưng lại sợ Mỹ ủng hộ các lực lượng người Kurde ở Syria và I rắc thành lập nhà nước. Và vì lãnh thổ phía đông của Thổ, chủ yếu là người Kurde sinh sống, dẫn đến việc phần đất phía đông này có thể tách khỏi Thổ. Vì thế Thổ sẵn sàng ủng hộ IS, để diệt các nhóm du kích Kurde ở Syria. Ngược lại Mỹ lại muốn dùng người Kurde để đánh IS. Nhưng cũng không vì thế, mà Mỹ giúp các lực lượng vũ trang Kurde có vũ khí hiện đại như pháo binh, thiết giáp.. để họ có thể chiến thắng thực sự.
Tóm lại nó là một mớ bùng nhùng, vì các quyền lợi, ý đồ của các bên đan xen nhau.
langtubachkhoa
Hạm đội Caspian của Nga hôm nay lại chơi 18 phát tên lửa hành trình vào Raqqa, Aleppo và Idlib. Nhìn bọn Nga phóng tên lửa hành trình cứ như phóng Cachiusa ấy, tần suất liên tục.Khác hoàn toàn với việc khi Mỹ phóng Tomahawk thường là phải ngừng một lúc, mới phóng được quả tiếp theo. Cơ chế phóng nguội của Nga lợi hại thật, nhưng cũng phải cẩn thận đảm bảo động cơ tên lửa khởi động sau khi được thuốc sung đẩy ra ngoài
(@click here)


Một số nguoi cứ dự đoán đọng cơ quân sự của Nga, nào là quảng cáo vũ khí, nào là để giảm trừng phạt Ukr, nào là làm tăng giá dầu, nhưng tôi nghĩ mục tiêu của Nga là địa chính trị ở Trung Đông thì đúng hơn. Chính vì vậy mà Arap Saudi mới nói rằng có thể thương lượng với Nga, và Arap Saudi gần đây cũng xích lại với Nga (dù vẫn k bỏ Mỹ), vừa là vì vấn đề Syria, vừa là để có cái đối chọi với Mỹ. Vì vậy, Nga k có ý định giữ Assad bằng mọi giá, nhưng Iran thì lại k chịu bỏ Assad, và phương Tây cũng đang tìm cách xoáy vào điểm này để gây mâu thuẫn Nga - Iran.

Nga vừa ký hợp đồng gần 2 tỷ USD bán 24 chiếc SU35 cho TQ, dự định ký hợp đồng khủng 10 tỷ USD S400 với Ấn, và còn một số hợp đồng bạc tỷ cũng vừa ký. Hôm nay Đức vừa để nghị Nga hợp tác chế tạo thiết bị dò tìm bom mìn thế hệ mới, còn Mỹ cũng đã cho phép mua động cơ tên lửa vũ trụ của Nga.

Ở đây cũng thấy rõ mâu thuẫn giữa Pháp-Đức và Mỹ. Trong khi Mỹ coi Nga là đối thủ càn kiềm chế, thì Pháp Đức coi việc tư cách cường quốc toàn cầu của Nga là hợp với quyền lợi của mình.
Anh cũng tìm cách tự chủ hơn khỏi Mỹ bằng việc hợp tác với TQ và Pháp. Hợp tác với Pháp vùng khỏi Mỹ đã có từ hổi Lybia và bây giờ Anh bắt đầu muốn làm lại

Hôm nay, một nhóm think tank Mỹ, được hỗ trợ bởi một số chính trị gia nổi bật, vừa tung ra một chiến lược mới, đó là cần cân nhắc tạo nên một tổ chức mới gồm tất cả các thành viên NATO, Nga và các nước Arap để trấn áp khủng bố, gìn giữ an ninh toàn cầu. Có thể thấy đây là việc Mỹ phản ứng với việc các thành viên Tây Âu NATO, Nga và các nước Arap muốn vùng ra khỏi quỹ đạo Mỹ


Bộ Ngoại giao Nga: Đòn đánh của Paris vào cơ sở hạ tầng Syria không phải là tự vệ

LB Nga không ủng hộ những đòn đánh của Pháp vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ Syria mà bọn khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" đang sử dụng, trước hết vì động thái này tiến hành mà không có sự đồng ý của Chính phủ Syria.

Đó là tuyên bố của ông Ilya Rogachev Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga trong cuộc phỏng vấn của tờ "Kommersant" về đề tài những thách thức và đe dọa mới.

"Nếu những đòn tấn công đầu tiên giáng vào các trại huấn luyện khủng bố trên lãnh thổ Syria và một kết quả là triệt hạ những đối tượng là công dân Pháp đang dự khóa đào tạo chiến binh khủng bố, thì tình huống này vẫn có thể thuộc phạm trù khái niệm tự vệ. Đúng là nếu sau khi qua khóa đào tạo, những phần tử này trở về nước thì sẽ tạo thành mối đe dọa an ninh (cuộc tấn công khủng bố tại Paris ngày 13 tháng 11 xác nhận tính chất thực tế của phương án này). Còn khi ném bom phá hoại cơ sở hạ tầng dầu mỏ lại là bởi lý do hoàn toàn khác và không biện minh được dưới góc độ tự vệ", — ông Rogachev nói.

"Tôi ngờ rằng các đối tác Pháp hành động là bởi thấy thành quả rõ rệt từ các cuộc tấn công của quân đội Syria và triển vọng các mỏ dầu với công suất lớn sắp trở về thuộc kiểm soát của Chính phủ Syria. Trong chừng mực ông Bashar Assad và ISIL đối với Pháp đều là những kẻ thù như nhau, thì những đòn tấn công như vậy sẽ bất lợi cho cả hai. Xin các vị lưu ý, Pháp không ném bom vào những mục tiêu tương tự trên lãnh thổ Iraq", — Thứ trưởng Ngoại giao Nga nhận xét.

Theo lời ông, cả các chuyên viên phương Tây cũng chú ý đến tính hai mặt của tình huống này.

"Có thể, để phản ứng với bình luận từ các quan sát viên chính trị của mình, người Mỹ tỉnh ra và giáng đòn tương tự vào các điểm công nghiệp dầu mỏ ở Iraq. Nhưng không thể không nhận thấy rằng ngay cả ở đây liên quân cũng buộc phải hành động do ảnh hưởng từ chiến dịch kiên quyết và hiệu quả của Không lực Nga. Trong bối cảnh này hiển nhiên nảy sinh câu hỏi: Nói chung liệu liên quân có đặt ra cho mình nhiệm vụ giáng đòn thất bại quân sự vào ISIL hay không?”, — nhà ngoại giao Nga kết luận.



Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/politics/2015112...l#ixzz3s4gY4JDP
langtubachkhoa
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay cho biết việc chiến đấu cơ nước này bị bắn rơi làmột cú đâm từ sau lưng của Thô và Thô đã hành đông như nhưng kẻ đồng lõa với khủng bố"

Ông Putin nhấn mạnh chiến đấu cơ Nga bị bắn khi đang bay cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 1km. Chiếc máy bay này không hề đe dọa tới an ninh quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ.
Lúc này, chiêc máy bay Nga đang tân công các kẻ khủng bô ơ tỉnh Latakia của Syria (nhiêù kẻ này đên tư Nga)

ông Putin đã nói răng dòng dâù dươí sư kiem soát của khủng bô, đi tư lãnh thô Syria đên Thô, và rõ ràng IS k chỉ nhânj thu nhâp tù dâù, mà cả hô trơ quân sư của môt quôc gia, điêù này giải thích vì sao chung có thê hành đông táo bạo như vây trên toàn thê gioi.
Putin cảnh báo viêc này sẽ gây hạu quả nghiêm trọng đên quan hê Nga-Thô.
Và sư thuc là Thô k tìm cách liên lạc vơí Nga sau vụ tai nạn mà lại gâp rút kêu gọi cuôc họp NATO, rõ ràng Thô muôn NATO phục vụ cho loi ích của IS, ông Putin bô sung

Turkey backstabbed Russia by downing the Russian warplane and acted as accomplices of the terrorists, Russian President Vladimir Putin said.

The plane was hit by a Turkish warplane as it was travelling 1 km away from the Turkish border, Putin said. The plane posed no threat to Turkish national security, he stressed.

Putin said the plane was targeting terrorist targets in the Latakia province of Syria, many of whom came from Russia.

Russia noticed of the flow of oil from Syrian territory under the control of terrorists to Turkey, Putin said.

Apparently, IS now not only receives revenue from the smuggling of oil, but also has the protection of a nation’s military, Putin said. This may explain why the terrorist group is so bold in taking acts of terrorism across the world, he added.

The incident will have grave consequences for Russia’s relations with Turkey, Putin warned.

The fact that Turkey did not try to contact Russia in the wake of the incident and rushed to call a NATO meeting instead is worrisome, Putin said. It appears that Turkey want NATO to serve the interests of IS, he added.


https://www.rt.com/news/323240-russia-turke...arplane-downed/


Văn phòng Bộ ngoại giao Anh: Rõ ràng đây là sự cố rất nghiêm trọng. nhưng sẽ là không khôn ngoan để bình luận thêm cho đến khi chúng tôi có chắc chắn hơn về các sự kiện
Tổng thống cộng hòa Sec Miloš Zeman : Đôi khi người ta có thể nghi ngờ rằng Thổ Nhĩ Kỳ có liên hệ k chính thức với Nhà nước Hồi giáo. Cần lưu ý rằng không quân Nga đang đánh IS.Cuộc tấn công này dường như là 1 biện pháp quá cực đoan.
"Sự kiện bi thảm này sẽ có hậu quả nghiêm trọng đối với quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi luôn luôn đối xử Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ đơn thuần là với một láng giềng gần gũi, mà còn như với một quốc gia thân thiết. Tôi không biết những gì xảy ra hôm nay cần cho ai, dù sao chăng nữa trong mọi trường hợp cũng không phải là cần cho chúng tôi", — ông Putin nói trong cuộc gặp Quốc vương Jordan Abdullah II.
langtubachkhoa
Vụ việc này xảy ra khi Nga tăng cường không kích phiến quân, cùng với đà thắng lợi liên tiếp của quân chính phủ Syria, lại đặc biệt hơn nữa, khi Nga lần đầu tiên đánh vào các đaòn xe chở dầu của IS (vốn chở sang Thổ), làm thiệt ngại nghiêm trọng cho Thổ cả về chiến lược chính trị và kinh tế. Việc này cũng xảy ra khi Nga gạp Iran và ký nhiều thỏa thuận hợp tác và gap vưa Jordan, đánh dấu một bước tiến mới về quan hệ. Lúc này cũng có tin đồn Nga đã dưa bộ binh vào Syria để tập liyên thực chiến ở địa hình này

Lúc này, chính Mỹ và Pháp cũng bắt đầu không khích vào cơ sở kinh tế của IS là dầu, như thế, có thể hiểu đây là chiêu tối hậu của Thổ (và một số thế lực diều hâu thù địch Nga trong phương Tây) để làm chậm bước tiến của Nga, gây phức tạp cho kế hoạch tốc chiến của Nga.

Hiện nay, cũng đang có tin đồn về đàm phán bí mật, trong đó Syria đồng ý cho người kurd ở Syria thành lập một khu vực tự trị ở biên giới với Thổ, truoc đó, người Thổ cũng đã mở cơ quan đại diện của mình ở Nga

Mỹ khẳng định các lực lượng của nước này không liên quan đến vụ việc trên.
langtubachkhoa
Lâu lâu mới có một vụ việc nguy hiểm thế này. Phải hiểu Thổ muốn qua vụ này để đạt được mục đích chính trị, chiến lược gì, mà điều này thì chúng ta còn thiếu thông tin, chỉ toàn phỏng đoán.

Nhưng đừng nghĩ việc trả đũa nhau bằng quân sự, việc đó gây hại cho hòa bình thế giới và cuộc sống người dân, và trả đũa như thế cũng không đáng sợ lắm với Thổ, phải trả đũa bằng chính tri chiến lược mới cao. Tôi lấy ví dụ, trươc đấy đã có tin đồn về đàm phán bí mật, trong đó Syria đồng ý cho người kurd ở Syria thành lập một khu vực tự trị ở biên giới với Thổ, và hình như người Thổ cũng đã mở cơ quan đại diện của mình ở Nga. Nếu bây giờ Nga ủng hộ đề xuất của Israel trước kia, ủng hộ việc người Kurd thành lâp một quốc gia độc lâp hoặc ít nhất là tự trị, thì đây mới là đòn đánh mạnh vào Thổ. Nếu sự việc diễn biến như thế thì Thổ sẵn sàng bị mât 100 máy bay F16 để Nga rũt lại sự ủng hộ đó (dĩ nhiên đây là tưởng tượng , vì trong ngoại giao k có lệ đó)

Thổ và một số thế lực diều hâu phương Tây muốn lôi NATO vào với mình, nếu thành công thì Thổ lợi, k thành công thì Thổ thiệt nặng, Nga loi. Nói chung, đây có lẽ là con bài cuối của Thổ để cứu IS, k thành công thì số phận IS coi như định đoạt. Nếu quả vậy thì e rằng tính mạng hai phi công k còn, dù họ nhảy dù được cũng sẽ bị giết, vì nếu còn sống thì vẫn hòa giải được

Bố sung thêm một chut: chỉ cần tổng thống Nga hay thủ tứong Nga tiếp kiến chính thực thủ lĩnh người Kurd thì cũng đã là một đòn nặng cho Thổ rồi
langtubachkhoa
Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO nhưng phát ngôn viên quân đội Mỹ hôm nay nói việc máy bay Nga bị bắn rơi là vấn đề mà Ankara và Moscow cần giải quyết với nhau.
"Đây là sự cố giữa chính quyền Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Đó không phải vấn đề liên quan đến các hoạt động của liên minh do Mỹ dẫn đầu. Chiến dịch chống Nhà nước Hồi giáo vẫn tiếp tục như kế hoạch và chúng tôi đang không kích ở cả Iraq và Syria", Reuters dẫn lời ông Steve Warren, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết.


My da ky voi Nga thoa thuan roi, nen de cho Tho ban, dong thoi khong muon bi Tho loi dung loi keo
Các bác đừng tưởng điều 5 NATO là tự động thi hành khi môt thành viên bị tấn công. Điều này chỉ được thực hiện khi có đủ 2 điều kiện: 1) Một thành viên bị tấn công và đòi dùng điều 5. 2) Tât các các thành viên khác ủng hộ thi hành

Có điều khi ra truyền thông thì họ hay nói nhiều đến 1) mà ít nói đến 2)

Trực thăng Nga bị bắn bằng súng chống tăng khi hạ cánh xuống đất tìm phi công
Phó Thường Nhân
Quan hệ của Pháp với Mỹ hiện tại có lẽ tốt nhất từ 10 năm trở lại đây. Nó có nhiều lý do:
1- Đảng xã hội Pháp, là đảng cầm quyền, vốn dĩ thân với Mỹ hơn
2- Chính quyền của Obama, do thay đổi cách tiếp cận, không tham gia trực tiếp, nên cần đồng minh tham gia “đánh hộ” nhiều hơn.
3- Do Mỹ muốn tăng sự hiện diện ở Đông Á, nên ở vùng Trung đông, Pháp lấp chỗ hổng ấy. Hiện tại ở Trung đông, Pháp hiện diện mạnh mẽ thứ 2 sau Mỹ, vượt cả Anh vốn là đồng minh cột chèo thân cận của Mỹ nhất.
Ở Syria hiện tại có các bên tham chiến sau:
-Chính quyền của nhà nước Syria.
- Lực lượng hồi giáo cực đoan ngoài IS
-IS
-Lực lượng vũ trang của người Kurdes (đảng PKK)
Các bên ủng hộ, có khi tham gia trực tiếp:
-Mỹ, Anh, Pháp, Thổ, Ả rập Sa u đít, Quatar, I ran, Nga.
Các bên tham gia trực tiếp là Mỹ, Nga, Pháp, I ran.
Các bên tham gia ngấm ngầm là Thổ, Ả rập Sa u đít, Quatar.
Trong đó Thổ, Anh, Pháp, Mỹ là trong NATO
Mỹ , Pháp, Ả rập Sa u đít, Quatar là “đồng minh”
Nhà nước Syria, I ran, Nga là đồng minh.
Sự việc xẩy ra từ cách đây 4 năm (2011), khởi đầu của nó là các nhóm hồi giáo cực đoan ngoài IS (có liên quan tới Al quada) được Mỹ, Pháp, Ả rập Sa u đít, Quatar ủng hộ, tài trợ, huấn luyện để lật đổ chính quyền Syria. Căn cứ địa xuất phát từ Thổ. Nhưng càng đánh nhau thì các lực lượng cực đoan này càng yếu dần. Nhưng nhà nước Syria cũng suy yếu, và nhiều vùng không còn kiểm soát được trên thực tế. Chỗ “trống” này được lấp bởi IS (từ I rắc tràn sang), và các lực lượng vũ trang PKK của người Kurdes. Đảng PKK là đảng theo xu hướng mác xít, giống như kiểu các lực lượng vũ trang của người Thiểu số ở Miến điện (nếu so tình trạng với vùng ĐNA). Họ đòi thành lập nhà nước của người Kurdes trên lãnh thổ của 3 nước hiện tại: Thổ, Syria, I rắc. Cuộc chiến tranh do người Kurdes tiến hành chống Thổ đã kéo dài hơn 30 năm, chứ không phải là mới. IS thì như tôi đã nói trước, hạt nhân của nó là các cốt cán của đảng BAAS, đảng cầm quyền ở I rắc trước đây từ thời Sadam Husain.
IS cũng được sử ủng hộ của Ả rập Sa u đít, Quatar, nhằm để chống chính quyền I rắc hiện tại. Vì chính quyền I rắc hiện tại, dù do Mỹ lập lên, nhưng lại gần I ran hơn (do cùng tôn phái tôn giáo Chiite trong hồi giáo). Còn tại sao nhà nước I rắc lại thế, thì vì đó là hệ quả của “dân chủ đa nguyên đa đảng”. Dân chủ chẳng thấy đâu, cứ đánh lẫn nhau đã.
Chính vì lý do đó, mà Mỹ với Pháp, và phương Tây nói chung, để cho IS yên (nếu nó không quậy phá ở I rắc), vì đó là yếu tố làm suy yếu nhà nước Syria. Cũng chính vì thế mà họ cũng nhắm mắt để cho súng đạn viện trợ, chuyền từ các nhóm hồi giáo theo họ vào tay IS. Thổ cũng nhìn IS như là đồng minh, để kìm người Kurdes, vì thế Thổ là nước mở đường cho IS bán dầu mỏ lậu sang nước mình. Quy mô của nó rất lớn. Ví dụ, hôm qua, báo Pháp đưa tin là Nga đã bắn cháy hơn 1000 xe tải chở dầu mỏ của IS. Quy mô nó lớn như thế, mà Mỹ “đánh IS” từ năm ngoái vẫn “không nhìn thấy”, mà không thể nói Mỹ không biết, thực ra là nó lờ đi.
Còn tại sao Mỹ, Pháp nhất định muốn đánh Syria. Bởi vì Syria là nước cuối cùng trong những nước thân Liên Xô cũ, và sau khi Liên Xô đổ lại chơi với I ran. Đánh Syria tức là đánh nhau với I ran. Trước khi Nga tham chiến bằng cách ném bom, quân đội Syria đã được I ran tiếp sức bằng vũ khí và cả bằng nhân sự, cố vấn. Tương tự như vậy các lực lượng hồi giáo cực đoan ngoài IS có cố vấn phương Tây.
Hiện tại Mỹ, Pháp nhất định phải “đánh” IS. Nhưng nó định đánh thế nào. Mỹ, Pháp (và cả Anh) đều muốn hạ trại chính quyền Syria trước, bằng các lực lượng hồi giáo cực đoan “của mình”, rồi liên minh với các lực lượng người Kurdes để đánh IS sau. Và kết quả của nó, có thể là việc hình thành một nhà nước người Kurdes độc lập, điều mà cả Thổ lẫn Ả rập Sa u đít rồi Quatar không chấp nhận. Thay vào đó họ ủng hộ IS. Nhưng tất cả đều muốn hạ trại chính quyền Syria đầu tiên đã.
Ngược lại cả Nga và I ran đều ủng hộ chính quyền Syria. I ran thì ủng hộ bằng nhân sự tổ chức, Nga bằng vũ khí và không chiến. Vì Nga và I ran muốn cùng chính quyền Syria hạ trại đầu tiên là các lực lượng cực đoan hồi giáo theo phương Tây, rồi dần tới IS.
Việc Thổ bắn hạ máy bay Nga nghĩa là gì : Nghĩa là trả đũa việc Nga nẫng mất món hàng dầu mỏ của mình, đồng thời cũng là cách bảo vệ cho các lực lượng hồi giáo cực đoan của mình tồn tại dọc theo biên giới. Và điều này cũng đồng với quyền lợi của Mỹ-Pháp (Giống như chính quyền Thái, quân đội Thái “bảo vệ” Pôn pốt ngày trước ở Cam pu chia trong thời kỳ 1979-1989 và được Mỹ ủng hộ, trong khi Mỹ vẫn “tố cáo” Pôn pốt diệt chủng, mồm nói không ủng hộ, nhưng tay trong ủng hộ. Vì với Mỹ Pôn pốt diệt chủng không đáng sợ bằngVN). Còn Nga muốn gì ? Nga muốn đánh tất cả hồi giáo cực đoan. Trước hết là cực đoan theo phương Tây, rồi tới IS. Nhưng thế thì phương Tây mất cả chì lẫn chài.
Còn phương Tây muốn Nga làm gì ? muốn Nga đánh IS hộ, nhưng phải để họ lật đổ chính quyền Syria đưa các lực lượng cực đoan theo phương Tây lên. Nhưng thế thì Nga làm sao chấp nhận, vì ai dại gì làm cái việc tiền mất tật mang, mất cả chì lẫn chài.
Câu chuyện nó là thế.
langtubachkhoa
Ở trên tôi có hứng một chút khi nói rằng Nga có thể xem xét hỗ trợ chiến lược để cho người Kurd thành lập nhà nước tự trị, hoặc cao hơn nữa là độc lâp, nhẹ nhất thì gặp mặt chính thúc lãnh đạo của Kurd. Nhưng tôi k nghĩ là Nga sẽ đi xa đến mức đó (dựa trên những thông tin hiện có), vì như thế thì toàn bộ cấu trúc an ninh của khu vực sẽ thay đổi nghiêm trọng, Thổ thiệt nặng, nhưng như thế thi phương tây sẽ lợi lớn, vì mục đích của phương Tây là hỗ trợ những nhóm hồi giáo cực đoan ngoài IS (mà họ gọi là FSA) + loi dụng IS để lật Assad, sau đó sẽ cùng với FSA và người Kurd lật IS và giúp nguoi Kurd thành lập một nhà nước tự trị (hoặc thậm chí độc lâp). Thổ, Arap Saudi, Qatar cũng muốn lật Assad nhưng ngầm ủng ho IS và quyết phản đối Kurd độc lập hay tự trị.

Nếu Nga trả đũa bằng cách hỗ trợ Kurd độc lập hay tự trị, thì sẽ gây ra mâu thuẫn lớn giữa Nga và Arap Saudi, Qatar, Thổ, điều mà cả 4 nước này đều không muốn và chỉ có phương tây được lợi. Như vậy trả đũa làm sao để mà mình được lợi, k để gây hại đến các mối quan hệ tốt và những lợi ích khác thì mới làm, giống Tây tuy trừng phạt Nga, nhưng quan hệ nào có lợi cho họ thì họ vẫn duy trì (dù chính thức hay phi chính thức, ví dụ My-EU vẫn hợp tác không gian với Nga, Đức còn vừa chào mới Nga hợp tác nghiên cứu chế tạo thiết bị dò tìm bom mìn thế hệ mới, EU-Nga vẫn hợp tác về công nghệ hạt nhân và một loạt các công nghệ cao-thương mại khác), chứ k phải nó bắn mình một máy bay thì mình có cho nó tiêu một máy bay khác.

Nếu làm k cẩn thận sẽ vô tình làm lợi cho phương Tây, còn cả mình và Thổ đều thiệt thì thành dở hơi. Nhất là việc bắn này của Thổ, nhìn thì có vẻ Nga hơi xấu hổ, nhưng nếu xét về thực tế thì Thổ thiệt nặng hơn, việc Nga bắn phá hơn 1000 xe chở dầu và không kích các kho dự trữ dầu của IS làm Thổ thiệt lớn cả về chiến lược chính trị và kinh tế; thì việc Thổ bắn Nga thực tế cũng là tung con bài chót và chấp nhận làm tốt tiên phong để phương Tây lợi dụng gây hấn với Nga.

Theo tôi, để trả đũa, Nga có thể lấy đây làm cớ (nhất là nếu việc quân nội dậy bắn phi công Nga khi đang nhảy dù thì đã vi phạm công ước Geneva về chiến tranh, diều 42 thì phải. Hành động này xếp vào dạng tội phạm chiến tranh), để đưa vũ khí manh sang Syria, đủ để tác động làm thay đổi chiến lược và trò chơi, đồng thời dùng các phương tiện tấn công đất đối đất, hải đối đất manh để đánh phá IS gần biên giới Thổ (vì Thổ bắn Nga cốt để bảo vệ cho IS đồn trú ở biên giới), đồng thời tiếp tục đẩy mạnh việc đàm phán với Pháp, k để việc này cản trở (vì mục đích của Thổ cũng là muốn gây chia rẽ phá hoại thời diểm tối quan trọng khi Nga Pháp nói riêng và Nga-Phương Tây nói chung, Nga-Iran, Nga-Jordan đang đàm phán này), đồng thời nên bắt đầu có chút thể hiện thế nào với nguoi Kurd ở mức đủ để gây thông điẹp cho Thổ mà vẫn chưa đủ để phươnG Tây lợi dụng. Vậy thôi
langtubachkhoa
Thổ, ArapSaudi, Qatar giống với phương Tây ở việc lật Assad (phương Tây vì lý do địa chính trị, cản Nga, đánh Iran, ba nước kia muốn loại bỏ chính quyền ****e và phá liên minh Iran-Syria-Hezbolla chứ k có chống đối lợi ích địa chính trị của Nga lắm) những khác nhau ở việc phương Tây + Israel muốn giúp Kurd tự trị và tiến lên độc lập với một phần đất đai ở 3 nước Syria, Iraq, và Tho. Và đây là điều 3 nước kia luôn phản đối, còn thái độ của Nga thì k rõ ràng, k ủng hộ nhưng cũng k nói phản đối. chiến lược của Thổ là muốn lập một vùng đệm cấm bay ở vùng biên giới với Syria (vùng nay trải dài từ trong Thổ đến trong Syria) để ngăn cản người Kurd giành lấy vùng này lập xứ tự trị. Ở đây, Thổ muốn dùng nó để nuôi IS và họ sẽ là cây gậy của Thổ đánh Kurd, ngăn chặn Kurd. Nhưng vấn đề là Thổ k thuyết phục được NATO ủng hộ kế hoạch này. Nếu NATO có lập vùng cấm bay thì k phải để giúp Thổ đánh Kurd mà chỉ là để ngăn chặn Nga, nếu k ngăn chặn được Nga thì chả cần lập làm gì, vừa tốn kém vừa vô ích.

Cái vụ may bay này cũng là cách để Thổ lôi kéo NATO vào kế hoạch này (chu k phai vi điều 5, vì Thổ đã tấn công làm đối phương thiệt hại chứ mình k bị thiệt hại thì chả ai đồng ý cả), nhưng xem ra khó mà thành công, ít nhất ở thời điểm hiện nay, dưa trên thái độ của các nước NATO lúc này, khi mà Mỹ cho rằng đây là chuyện giữa Mouscou và Ankara, và họ vẫn k thay đổi kế hoạch, còn Pháp thì nhấn manh lúc này việc đoàn kết đánh IS là quan trọng nhất

QUOTE(langtubachkhoa @ Nov 24 2015, 10:40 PM)
Ở trên tôi có hứng một chút khi nói rằng Nga có thể xem xét hỗ trợ chiến lược để cho người Kurd thành lập nhà nước tự trị, hoặc cao hơn nữa là độc lâp, nhẹ nhất thì gặp mặt chính thúc lãnh đạo của Kurd. Nhưng tôi k nghĩ là Nga sẽ đi xa đến mức đó (dựa trên những thông tin hiện có), vì như thế thì toàn bộ cấu trúc an ninh của khu vực sẽ thay đổi nghiêm trọng, Thổ thiệt nặng, nhưng như thế thi phương tây sẽ lợi lớn, vì mục đích của phương Tây là hỗ trợ những nhóm hồi giáo cực đoan ngoài IS (mà họ gọi là FSA) + loi dụng IS để lật Assad, sau đó sẽ cùng với FSA và người Kurd lật IS và giúp nguoi Kurd thành lập một nhà nước tự trị (hoặc thậm chí độc lâp). Thổ, Arap Saudi, Qatar cũng muốn lật Assad nhưng ngầm ủng ho IS và quyết phản đối Kurd độc lập hay tự trị.

Nếu Nga trả đũa bằng cách hỗ trợ Kurd độc lập hay tự trị, thì sẽ gây ra mâu thuẫn lớn giữa Nga và Arap Saudi, Qatar, Thổ, điều mà cả 4 nước này đều không muốn và chỉ có phương tây được lợi. Như vậy trả đũa làm sao để mà mình được lợi, k để gây hại đến các mối quan hệ tốt và những lợi ích khác thì mới làm, giống Tây tuy trừng phạt Nga, nhưng quan hệ nào có lợi cho họ thì họ vẫn duy trì (dù chính thức hay phi chính thức, ví dụ My-EU vẫn hợp tác không gian với Nga, Đức còn vừa chào mới Nga hợp tác nghiên cứu chế tạo thiết bị dò tìm bom mìn thế hệ mới, EU-Nga vẫn hợp tác về công nghệ hạt nhân và một loạt các công nghệ cao-thương mại khác), chứ k phải nó bắn mình một máy bay thì mình có cho nó tiêu một máy bay khác.

Nếu làm k cẩn thận sẽ vô tình làm lợi cho phương Tây, còn cả mình và Thổ đều thiệt thì thành dở hơi. Nhất là việc bắn này của Thổ, nhìn thì có vẻ Nga hơi xấu hổ, nhưng nếu xét về thực tế thì Thổ thiệt nặng hơn, việc Nga bắn phá hơn 1000 xe chở dầu và không kích các kho dự trữ dầu của IS làm Thổ thiệt lớn cả về chiến lược chính trị và kinh tế; thì việc Thổ bắn Nga thực tế cũng là tung con bài chót và chấp nhận làm tốt tiên phong để phương Tây lợi dụng gây hấn với Nga.

Theo tôi, để trả đũa, Nga có thể lấy đây làm cớ (nhất là nếu việc quân nội dậy bắn phi công Nga khi đang nhảy dù thì đã vi phạm công ước Geneva về chiến tranh, diều 42 thì phải. Hành động này xếp vào dạng tội phạm chiến tranh), để đưa vũ khí manh sang Syria, đủ để tác động làm thay đổi chiến lược và trò chơi, đồng thời dùng các phương tiện tấn công đất đối đất, hải đối đất manh để đánh phá IS gần biên giới Thổ (vì Thổ bắn Nga cốt để bảo vệ cho IS đồn trú ở biên giới), đồng thời tiếp tục đẩy mạnh việc đàm phán với Pháp, k để việc này cản trở (vì mục đích của Thổ cũng là muốn gây chia rẽ phá hoại thời diểm tối quan trọng khi Nga Pháp nói riêng và Nga-Phương Tây nói chung, Nga-Iran, Nga-Jordan đang đàm phán này), đồng thời nên bắt đầu có chút thể hiện thế nào với nguoi Kurd ở mức đủ để gây thông điẹp cho Thổ mà vẫn chưa đủ để phươnG Tây lợi dụng. Vậy thôi
*


Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.