Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc. Phan Iii
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
langtubachkhoa
Có bài viết này trên báo VN viết về cơ cấu ngươi Kurd

(@click here)

Tìm hiểu về các lực lượng vũ trang người Kurd

Từ trước đến nay, Ankara luôn một mực phủ nhận việc nước này đã tuồn vũ khí trang bị và hỗ trợ hậu cần cho nhóm phiến quân Turkmen (người Syria gốc Thổ Nhĩ Kỳ) để lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad. Tuy nhiên, điều này không thể che mắt được Nga và Syria.

Alpaslan Celik là phó tư lệnh Lữ đoàn quân duyên hải số 1 của lực lượng nổi dậy Turkmen tại Syria. Chính quyền Erdogan hậu thuẫn cho lực lượng này còn nhằm giúp Ankara chống lại sự lớn mạnh không ngừng của lực lượng người Kurd ở Syria và việc họ bắt tay với người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Đây cũng là nguyên nhân mà Thổ Nhĩ Kỳ chỉ nhăm nhe đánh người Kurd chứ không nhằm vào tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo", bất chấp thực tế Ankara đang là thành viên trong Liên minh quân sự 64 nước chống IS của Mỹ.

Để hiểu được vấn đề này, trước hết chúng ta đi tìm hiểu về các tổ chức của người Kurd bản địa và các quốc gia lân cận và xem xét mối quan hệ phức tạp giữa Ankara với các nhóm vũ trang người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iraq.

Hiện có 3 phong trào hoạt động của người Kurd ở Syria, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ như sau:

Lực lượng người Kurd ở Syria thuộc Đảng Liên hiệp dân chủ người Kurd ở Syria (Tiếng Anh: Democratic Union Party, tiếng Kurd: Partiya Yekîtiya Demokrat - PYD), mà cánh quân sự của nó là People’s Protection Units, tiếng Kurs: Yekineyen Parastina Gel - YPG).

Mới đây, dưới sự bảo trợ của Mỹ, liên minh Syrian Democratic Forces (SDF) đã được thành lập mà nòng cốt là YPG và một số nhóm phiến quân "ôn hòa" người Ả Rập khác.

Lực lượng vũ trang của người Kurd ở Iraq (Peshmerga) là lực lượng vũ trang thuộc Khu tự trị người Kurd (Kurdistan Regional Government - KRG).

Còn lực lượng vũ trang của người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ thuộc Đảng Công nhân người Kurd (Kurdistan Workers’ Party, tiếng Kurd: Partiya Karkeren Kurdistan - PKK), đã chiến đấu bền bỉ với chính quyền Ankara vài chục năm nay.

Trong thời gian vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã phần nào hóa giải được mối lo từ lực lượng vũ trang của người Kurd ở Iraq (Peshmerga), bằng các mối lợi về buôn bán dầu lậu của IS và của chính họ, hơn nữa người Kurd ở Iraq đã có lãnh thổ riêng là Khu tự trị người Kurd (KRG).

Thế nhưng, lực lượng người Kurd ở Syria (YPG) hiện chưa có lãnh thổ riêng, lại là lực lượng chống đối Ankara quyết liệt nhất, cùng với với người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ (PKK). Hai lực lượng này đang bắt tay nhau chống chính quyền Erdogan và đòi thành lập khu tự trị người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Nếu kế hoạch của 2 lực lượng người Kurd này thành công, trong tương lai Khu tự trị Kurd Thổ Nhĩ Kỳ-Syria sẽ chiếm mất 30% lãnh thổ của nước này, ở khu vực phía nam. Đó là điều mà Ankara lo ngại nhất.

Do đó, chính quyền Erdogan một mặt tìm cách mua chuộc người Kurd ở Iraq, mặt khác phải tìm mọi cách ngăn 2 tổ chức người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria bắt tay nhau. Điều này chúng ta có thể thấy trong sự kiện Peshmerga bảo vệ Ankara trước các cáo buộc buôn lậu dầu với IS.

Chặn đường tiến của YPG ra biên giới, không cho bắt tay với PKK

Lực lượng vũ trang người Kurd ở Syria là tổ chức rất mạnh với hơn 30.000 chiến binh thiện chiến và khả năng chiến đấu dẻo dai. Đồng thời, YPG cũng có đường lối lãnh đạo khôn khéo khi đã liên kết và lãnh đạo một số nhóm phiến quân khác, trong một liên minh gần 60.000 tay súng.

Trái ngược hoàn toàn với chính quyền Tổng thống Erdogan, Nga luôn coi lực lượng người Kurd là những “chiến binh ôn hòa” và ủng hộ các chiến dịch đánh IS của tổ chức bán quân sự này. Sự năng nổ của họ trong cuộc chiến chống IS cũng đang được cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao.

Moscow và Damascus đã tận dụng triệt để tử huyệt này để phản công, gây thêm những sức ép cho chính quyền Tổng thống Erdogan. Theo truyền thông Nga, chính quyền Tổng thống Putin đã hỗ trợ rất nhiều cho lực lượng người Kurd ở Syria, kẻ thù không đội trời chung của Thổ Nhĩ Kỳ.

Do sự hậu thuẫn và cung cấp vũ khí của Nga và được cả Mỹ hỗ trợ vũ khí, hậu cần để đánh IS, YPG lớn mạnh không ngừng và cùng với PKK trở thành mối đe dọa lớn nhất đến an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ.

Bởi vậy, Ankara cần hết sức hỗ trợ nhóm phiến quân Syria người gốc Thổ Nhĩ Kỳ là Turkmen để khống chế dọc dải khu vực biên giới phía bắc Syria, giáp phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, cắt đứt sự liên hệ giữa PKK và YPG, đồng thời ngăn chặn khả năng YPG thành lập khu tự trị giáp biên giới.

Lực lượng Turkmen tuy có quân số ít hơn, chỉ vào khoảng 10.000 người nhưng vẫn trụ vững nhờ được Thổ Nhĩ Kỳ đào tạo, huấn luyện và cung cấp vũ khí trang bị; tiếp tế hậu cần, tài chính và bắt tay với Nhà nước Hồi giáo IS để chống YPG ở Syria.

Do đó, khi Nga tiến đánh dữ dội khu vực kiểm soát của nhóm Turkmen ở giáp biên giới 2 nước, đồng thời không kích cắt đứt tuyến tiếp tế của Ankara cho nhóm này, tiện tay triệt phá các hạ tầng cơ sở dầu mỏ và tuyến đường buôn lậu dầu của IS cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Hoạt động này của Nga đã làm suy yếu nghiêm trọng các lữ đoàn chiến đấu Turkmen và lực lượng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở khu vực này. IS bị diệt thì Turkmen cũng tiêu vong và ngược lại, đo đó, Ankara không thể để điều nguy hại này xảy ra.

Bởi khi đó, các nhóm dân quân người Kurd của YPG sẽ vượt qua “vùng đệm” (khái niệm do Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra, thực chất là chỉ vùng kiểm soát của Turkmen, chứ không phải là “Vùng nguy cơ an ninh” như họ tuyên bố), áp sát biên giới và bắt tay với PKK ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Bảo vệ được “Vùng đệm” ở biên giới phía bắc Syria, Thổ Nhĩ Kỳ có thể cô lập PKK ở lãnh thổ của mình để bao vây tiêu diệt. Ngược lại, nếu không giữ được, 2 tổ chức này bắt tay nhau sẽ gây ra mối đe dọa an ninh rất lớn đối với chính quyền Erdogan.

Khi đó, YPG có thể hỗ trợ cho PKK đánh chiếm khu vực biên giới phía nam Thổ Nhĩ Kỳ và thành lập Khu tự trị người Kurd, nằm giữa 2 nước. Lúc đó, liên quân Kurd Thổ Nhĩ Kỳ-Syria sẽ trở nên quá mạnh, không thể tiêu diệt nổi, nên Ankara phải ngăn chặn khả năng Nga và Syria giải phóng khu vực này, dẫn đến việc họ bắn rơi máy bay Nga.

Thế nhưng, hành động bắn Su-24 không phải là yếu tố trực tiếp có thể ngăn chặn được điều này. Bởi đương nhiên Thổ Nhĩ Kỳ biết là 1 chiếc máy bay bị rơi không thể khiến Moscow nhụt chí. Cái đích mà Thổ Nhĩ Kỳ nhắm đến còn lớn hơn rất nhiều và chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nó trong kỳ sau.
langtubachkhoa
IMF chính thức công nhân khoản nợ của Ukr với Nga và không một ai phản đối. Ukr trước đó đã cô gắng coi nó là nợ thương mại, nhưng sau buổi họp này thì dó vẫn sẽ là nợ nhà nuớc

The IMF board has recognized the official status of Russia’s three-billion-U.S. dollar loan to Ukraine extended in December 2013.
The decision came into effect automatically on Wednesday evening after the working day ended in Washington, the seat of the IMF headquarters, as no objections had been voiced by that time.

http://tass.ru/en/economy/844693

Cựu thủ tướng Timoshenko đòi dua thủ tướng đưong nhiệm Yatsenyuk ra xét xử hình sự vì tình hình ngân sách 2015
Timoshenko: PM Ukraine should be brought to criminal liability over situation with budget

http://tass.ru/en/world/844702


Washington thừa nhận rằng can thiệp vào Libya nhưng không thành lập được chính phủ hợp pháp trong cả nước sau khi lật đổ Muammar Gaddafi là sai lầm. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố điều đó khi trả lời phỏng vấn nhà báo Sergey Brilev, BTV chương trình “Thời sự thứ Bảy”.

"Tôi nghĩ câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi này phải từ Tổng thống Obama, và ông đã trả lời rằng ông coi là sai lầm đã can thiệp vào Libya chỉ để cứu cuộc sống của hàng chục ngàn công dân chết dưới sự tàn sát của chế độ Gaddafi, nhưng sau đó không thực hiện đầy đủ nỗ lực cho việc thành lập một chính phủ hợp pháp. Điều đó là sai lầm.", — kênh truyền hình" Nước Nga 24 " trích lời ông Kerry.




Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/world/20151217/970242.html
Phó Thường Nhân
Bài báo trên viết về người Kurd là chính xác. Tôi chỉ bổ xung một chút về lịch sử và thông tin. Về lịch sử. Người Kurde, người Ả rập, người Thổ trước năm 1921, đều nằm trong đế quốc Ốt tô man. Ở VN chắc ai cũng đã từng say mê đọc cuốn tiểu thuyết Hung “Ngôi sao thành Ê ghê”, nói về việc thành Ê ghê ở biên giới Slovak- Hung ga ri phía trên thủ đô Budapest bị quân Thổ vây vào thời Trung cổ. Thổ ở đây là Ốt tô man (người ta cũng gọi là đế quốc Thổ). Sự thống nhất của đế quốc này dựa trên đạo Hồi Sun nít. Do tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)về phía Đức và Áo-Hung, nên khi phe này thất bại, thì đế quốc Áo-Hung lấn đế quốc Ốt tô man bị bên thắng là Mỹ, Anh,Pháp (chủ yếu là Anh-Pháp) chia xẻ ra thành nhiều nước dựa theo sắc tộc. Từ đó mà có các nước Tiệp, hung, Áo ở Trung Âu (Áo – Hung cũ), Serbia, Bun, Hi lap ở Nam-Đông Âu, rồi có các nước Li băng, Koweit, I rắc, Syrie, Jordanie (Đế quốc Ốt tô man). I rắc, Syria, Li băng, Koweit, Jordanie bị xẻ ra không theo nguyên tắc sắc tộc, vì tất cả đều là người Ả rập. Tương tự như Pháp chia VN làm 3 kỳ, định tạo thành 3 nước. Người Kurde mặc dù là sắc tộc độc lập, dân số đông, nhưng lại không được lập nước. Tại sao ? điều thứ nhất, bản thân người Kurde lúc đó cũng không nhận dạng chính mình như một dân tộc. Nhưng điều này thực ra không quan trọng, vì các nước được lập ra là do ý đồ của Anh-Mỹ. điều quan trọng là người Kurde sát cánh với người Thổ, để tiêu diệt người Armenie, cũng là một sắc dân của đố quốc Thổ nhưng theo Thiên chúa. Chính vì thế một bộ phận lớn đất người Kurde sinh sống thuộc vào nước Thổ hiện tại. Nhưng nước Thổ hiện tại, học theo Âu-Mỹ đã lấy sắc tộc Thổ làm trung tâm để xây dựng dân tộc Thổ. Và chính điều đó làm người Kurde nổi lên chống lại. Xung đột Thổ-Kurde khởi đầu chính bởi áp dụng nguyên tắc của phương Tây mà ra, chứ 500 năm tồn tại của đế quốc Thổ chuyện này đâu có xẩy ra. Thâm chí Saladin, người được dân tộc Ả rập coi là anh hùng, vì đã giành lại được Giê ru sa lem từ tay quân thập tự chinh là người Kurde. Người Kurde cũng ở cả Syrie, I rắc, I ran. Nhưng ở những nước này không có phong trào ly khai của người Kurde như ở Thổ. Ở I ran vì là sự gần gũi sắc tộc, vì người Kurde là một nhánh người Ba tư, sắc dân chính ở I ran. Ở Syrie rồi I rắc, thì vì hệ tư tưởng của hai nước này là chủ nghĩa xã hội (nhưng không phải là đảng cộng sản lãnh đạo như ở VN mà là đảng phục hung Ả rập gọi tắt là đảng BAAS). Thậm chí ở Syrie, chính quyền Syrie còn để cho đảng PKK lập căn cứ trên đất mình. Sau này có một phong trào đòi tự trị ở I rắc nhưng mức độ của nó không đạt tới cường độ như ở Thổ. Trong cái link mà LTBK để, dẫn tới bài báo, trên một lá cờ có hình ảnh một người, đó là Okalan, lãnh tụ đảng PKK, đang bị nhà nước Thổ bắt giam.
Khi Mỹ xâm lược I rắc, năm 2003, thì sau đó Người Kurde ở I rắc đã tồn tại như một đất tự trị. Và vùng này cũng trở thành chiến khu của người Kurde ở Thổ. Thổ đã nhiều lần đưa quân đội vào đây, nhưng vấn đề này không giải quyểt được. Trong quan hệ Thổ-Kurde I rắc này, mặc dù Mỹ đang chiếm đóng I rắc, nhưng cũng không can thiệp. đồng thời vẫn có những tiếng nói ở chính trường Mỹ định xẻ lại Trung đông, và hiển nhiên trong trường hợp này, thì không thể không tính tới người Kurde. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới Thổ.
Hiện tại, khi IS đang bành trướng, thì việc dùng người Kurde để chống lại, là option của phương Tây. Nhưng vì đã nhiều lần ăn bánh vẽ và quả lừa, nên người Kurde ở I rắc không vì thế mà đánh thành phố Mossul (I rắc) vì không có người Kurde sống ở đây, vì nếu có đánh được thì cũng chỉ là đánh hộ nhà nước trung ương I rắc. Tương tự như vậy ở Syrie, người Kurde Syrie (YKG) không đánh Rakka (thủ phủ IS) vì cũng không có người Kurde sống ở đây. Cũng phải nói thêm một điều nữa, trong cuộc chiến kiểu này (tức là lấn tức làng xã một, với những đơn vị nhỏ cỡ tiểu đội, trung đội, lại lẩn vào các khu dân cư), thì cần phải có sự ủng hộ của dân sở tại. Khi IS chiếm làng người Kurde, thì lực lượng vũ trang Kurde có tai mắt thông báo. Và từ đó có thể tiến đánh hay nhờ phương Tây không kích. Nhưng nếu nó là vùng không có người Kurde, thì việc này không thực hiện được. Không kể mục đích của họ không phải là sống lại trong một nhà nước Syrie, I rắc, hay Thổ mà phải làm điều đó. Không kể có làm được, thì sự định đoạt chính trị vẫn nằm trong tay phương Tây
Một điều đặc biêt nữa là các phong trào người Kurde này đều có nguồn gốc Mác xít. Đặc biệt là đảng PKK. Nên người ta có thể thấy là ở đây có sự bình đẳng nam nữ. giống như du kích ở VN, không giống như những phong trào hồi giáo cực đoan mà ở đó phụ nữ chỉ đóng vai trò nô lệ tình dục.
Chính trong bối cảnh ấy mà vai trò của chính phủ Syrie được nâng lên, vì trên bộ, hiển nhiên chỉ có lực lượng này là có thực lực và tổ chức để đánh IS. Và có thể chính vì thế mà Nga-Mỹ đạt được thoả thuận. Nhưng ván bài này đi đến đâu, thì không rõ. vì các bên đều chơi bài hai mặt muốn lợi dụng nhau.
Tại sao Mỹ lại tìm cách hạ bệ nhà nước Syrie ? cái này cũng là điều thú vị. Nhưng mà thôi để viết sau
langtubachkhoa
Bác Phó tôi nghĩ Mỹ muốn lật Syria vì lý do địa chính trị để đánh Nga và tăng cường khống chế EU, chẹn ảnh hưởng Trung Đông của Nga, xây đường ống kí đót tù Qatar đến EU để giảm ảnh hưởng của Nga đến EU.
Với EU họ cũng thấy có lợi để đa dạng hóa nguồn cung khí đốt cho mình nên muốn lật tổng thống Syria thôi, vì ông này k đồng ý với dự án đường ống khí đốt Qatar này.


Bình luận về vụ cãi nhau hắt nước của Ukr, phát ngôn viên Nga Maria Zakharova bình luận:
"thật là xúc phạm cho tiếng Nga, ngôn ngữ ở Ukraine không được phép dùng trong các trường phổ thông và đại học, nhưng lại được các bộ trưởng và thống đốc dùng để cãi lộn."
"Thật là kinh khủng, bởi nếu chuyện như vậy ập cả vào các cuộc họp chính thức, thì còn nói gì về xã hội? Nó bị phân cực tới mức nào! Giai đoạn tiếp theo là sự cực đoan hóa hơn nữa của xã hội," — bà Zakharova nhận xét.

"Một khi fan hâm mộ tư tưởng của chính quyền Kiev hiện tại bị chính nó gào lên: "Hãy cút khỏi đất nước tôi!" Nhưng Mishiko tội nghiệp từng "thề thốt" trung thành với chế độ trước cuốn Hiến pháp Hoa Kỳ vẫn ra sức biện minh: "Tôi là người Ukraine." Thì có thể nói sao về những người Nga ở Donbass — số phận như thế nào đang chờ đợi họ, những người không nổi trội bởi sự tận tụy trung thành, trong thành phần một Ukraine thống nhất với những nhân vật cầm quyền như vậy?" — bà Maria Zakharova kết luận.
Mới đây, Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov đã đưa lên trang Facebook của mình đoạn video ẩu đả tai tiếng với Thống đốc Odessa Mikhail Saakashvili tại cuộc họp Hội đồng cải cách quốc gia Ukraine ngày 14 tháng 12.


http://vn.sputniknews.com/world/20151217/971595.html


Văn phòng Trưởng Công tố Ankara đã mở cuộc điều tra với nghị sĩ Eren Erdem, thành viên **** Cộng hòa Nhân dân (CHP) sau khi ông này trả lời độc quyền trên RT rằng, các chiến binh IS đã chuyển chất độc thần kinh sarin tới Syria thông qua Thổ Nhĩ Kỳ.
“Các nguyên liệu làm vũ khí hóa học đã được đưa tới Thổ Nhĩ Kỳ và được tập trung tại các căn cứ của IS tại Syria, lúc đó vốn được biết đến là lực lượng Al-Qaeda tại Iraq”, ông Erdem tiết lộ với RT.
Nghị sĩ này cũng cho biết, các loại hóa chất này dùng để sản xuất vũ khí không xuất xứ từ Thổ Nhĩ Kỳ.
“Tất cả các hóa chất cơ bản được mua từ châu Âu. Các tổ chức châu Âu nên tự hỏi chính mình về các mối quan hệ này. Các nguồn tin châu Âu biết rất rõ ai đứng sau vụ đầu độc bằng khí độc thần kinh tại Syria”.

http://soha.vn/quoc-te/tiet-lo-tin-doc-quy...21711233168.htm


Tiep tuc tin tuc khap noi do cac ban dua len

Thổ Nhĩ Kỳ mơ đế chế Ottoman mới: Cuộc chơi Qatar


Sau khi triển khai binh sĩ tại Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ lại tiếp tục thực hiện một cuộc phưu lưu mới khi quyết định thành lập căn cứ quân sự ở Qatar.
(@click here)


Tổng thống Nga hoan nghênh và chúc mừng những con người đã phát triển ra động cơ PD-14 engine, đông cơ mới của Nga dùng cho các máy bay dân sự.
Trước đó Nga chủ yếu cải tién các động cơ máy bay dân sự cũ của mình hoặc sử dụng động cơ của nước ngoài.
Đây là một bộ phận tối quan trọng trong chien lược phát triển máy bay dân sự nội địa của Nga (domestic civil aircraft-making).
Nga đang chuẩn bị tung ra máy bay chở khách hạng nhẹ nội địa của minh MS21 trong dự án nội địa MS21 + một dự án khác hop tác với TQ để chế tạo máy bay chở khách thân rộng dựa trên công nghệ máy bay MS21 của Nga, và dự án phát triển máy bay cấp vùng (regional aviation) dựa trên nền tảng máy bay Il-114 của Nga.

Rõ ràng Nga đã chuẩn bị việc này từ lâu, chứ k phải chỉ đến khi sự kiện Ukr xảy ra họ mới làm



Putin calls new engine remarkable event in domestic aircraft-making
MOSCOW, December 17. /TASS/. The new Russian-made PD-14 engine is an important event in domestic aircraft-making, President Vladimir Putin said at an annual press conference on Thursday.
"Do you know that the most important event has just occurred in engine-making? This is the PD-14 new engine," Putin said.
"This is the first product of this type since the late 1980s. This is a big achievement of our engine makers," the Russian president said.
The new engine will help Russia develop the domestic aircraft-manufacturing industry further, including the Ilyushin Il-96 plane, Putin said.
The PD-14 engine’s sustainability and possibilities "allow us to develop a whole family of medium-and long-haul planes," the Russian president said.
Engines were previously a weak point in the Russian aviation industry, Putin added.
"I believe we’ll be able to cope with avionics but this [engine development] was a weak point because we had to use either Pratt&Whitney or Rolls-Royce," the Russian president said.
"They have good engines but ours is better. And our aircraft will also be better," Putin said.
The Russian president said he wanted to use this occasion to congratulate all persons who had helped develop the new engine.
The Russian president also mentioned plans to develop domestic civil aircraft-making. Putin specifically referred to the Russian-Chinese project of developing a wide-body airliner based on the MS-21 plane and the project of developing regional aviation on the basis of the Il-114 aircraft.

http://tass.ru/en/economy/845031


Người Việt Nam biết rõ độ tin cậy của sản phẩm tập đoàn Nga "Ruselprom"

Tham gia triển lãm công nghiệp Việt-Nga "Expo-Russia-Vietnam-2015" được tổ chức tại Hà Nội từ 14 đến ngày 16 tháng 12 có sự tham gia của các doanh nghiệp vừa, nhỏ, và cả các tập đoàn công nghiệp khổng lồ từ Nga.

Chẳng hạn như tập đoàn "Ruselprom" — một trong những nhà sản xuất động cơ điện lớn nhất của Nga. Tập đoàn này bao gồm 3 nhà máy và 12 công ty phát triển và sản xuất động cơ điện từ 5,5 kW đến 40 MW và máy phát điện. Sản phẩm "Ruselproma" được sử dụng trong ngành điện lực và khai thác mỏ, dầu khí, đóng tàu, cũng như các ngành công nghiệp khác trong tổ hợp nhà ở và dịch vụ tiện ích.

Người Việt Nam từng biết rõ sản phẩm của tập đoàn "Ruselprom". Các thiết bị được sản xuất tại các nhà máy mà bây giờ thuộc thành phần "Ruselprom" đã từng được nhiều doanh nghiệp Việt Nam sử dụng từ 30-40 năm trước. Đó là các nhà máy điện, các mỏ và xí nghiệp khai thác mỏ được xây dựng với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô. Tập đoàn "Ruselprom" tiến hành đại tu lớn máy móc của mình và thay thế chúng bằng thiết bị mới. Nhưng kế hoạch của "Ruselprom" lớn hơn thế rất nhiều. Giám đốc xuất khẩu của "Ruselprom" Alexander Ponomarev cho biết:

“Bây giờ chúng tôi trở lại thị trường Việt Nam. Chúng tôi cùng với xí nghiệp địa phương tổ chức sản xuất động cơ điện. Chúng tôi sẽ chuyển giao công nghệ tiên tiến của mình cho công ty Việt Nam để sản xuất động cơ điện cao áp, cũng như động cơ chống nổ. Chúng tôi có kế hoạch tạo điều kiện như vậy để các xí nghiệp địa phương sản xuất động cơ của chúng tôi và cung cấp sản phẩm cho toàn bộ ngành công nghiệp Việt Nam. Bây giờ các hợp đồng đã được ký kết, và năm sau, chúng tôi sẵn sàng sản xuất và lắp ráp một phần sản phẩm ở Việt Nam theo các đơn đặt hàng đầu tiên. Tại thời điểm hiện nay, rất nhiều sản phẩm Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường động cơ điện Việt Nam. Đây là loại hàng giá rẻ, nhưng không đảm bảo độ tin cậy cần thiết. Mà độ tin cậy là rất quan trọng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam sử dụng động cơ điện cao áp, bởi vì bất kỳ một lần gián đoạn ngừng máy nào cũng dẫn theo chuỗi tổn thất rất lớn cho nền kinh tế trong nước».

Hiện nay “Ruselprom” cung cấp sản phẩm động cơ điện có thể cạnh tranh về giá với Trung Quốc và với tất cả các nhà sản xuất khác, đồng thời vẫn đảm bảo độ tin cậy tối đa cho dây chuyền sản xuất, ông Alexander Ponomarev cho biết. Việt Nam là đất nước có ngành công nghiệp phát triển khá tốt. Nhưng các doanh nghiệp Việt thiếu công nghệ, đặc biệt là công nghệ đổi mới. Nhiều công ty Nga có các công nghệ này, có kinh nghiệm tuyệt vời trong sản xuất sản phẩm đáng tin cậy có chất lượng cao. Do đó, theo ông Alexander Ponomarev, tiềm năng của các doanh nghiệp Nga tại Việt Nam là rất lớn:
“Ở các nước khác, chúng tôi phải chứng minh độ tin cậy của sản phẩm "Ruselprom". Nhưng ở Việt Nam chúng tôi không cần làm điều đó. Nhiều người Việt Nam từng học tập và làm việc ở Liên Xô đã biết rõ hiệu suất của thiết bị của Nga. Triển lãm "Expo-Russia-Vietnam-2015” là tấm danh thiếp tốt cho nhiều khu vực và các doanh nghiệp của Nga. Sau đó, bản thân họ phải làm việc rất nhiều để chứng minh rằng người Việt Nam đã không sai lầm khi chọn sản phẩm của Nga.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/vietnam/20151217/972001.html


- Hôm nay chiếc Kilo thứ 5 trong 6 chiếc đã rời cảng St. Peterburg để trở về Việt Nam trên chiếc tàu chở hàng Roll Dock.

- Công ty lien doanh KAMAZ, GAZ và soller sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất ô tô tại VN.
Phía Vn đề xuất 1 số ưu đãi cho liên doanh này, như: miễn thuế thu nhập trong 3 năm với xe nguyên chiếc, miễn thuế 6 năm cho các bộ linh kiện.
Nhà máy sẽ khởi công trong QII năm 2016

- Ở TNK người ta đã tìm ra “ người có lỗi” trong vụ bắn rơi máy bay SU24 của Nga hôm 24/11 vừa qua, đó là tư lệnh không quân TNK, ông Abidina Unala. Deutsche Wirtschafts Nachrichten, dẫn lời tờ báo TNK Sözcü.

– Fars, Tướng Kaxim Suleiman, người chịu trách nhiệm chính trong việc hoạch định kế hoạch tác chiến cho lực lượng mặt đất ở Syria, hôm nay đã đến Mosvka để gặp TT Nga Putin và Bộ QP Nga.

– Nga sẽ cung cấp cho Ấn độ 6 tổ hợp S400 không kèm hợp đồng chuyển giao công nghệ. TT Nga đã trình QH nước này dự luật hủy bỏ hiệp định thương mại tự do với Kiev từ 1/1/2016 do hiệp định TM tự do Ucraine – EU có hiệu lực sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga, nhưng Nga không dự định áp đặt lệnh trừng phạt Kiev.

- UB điều tra sự cố máy bay MH17 của Úc tuyên bố, Nga không có lỗi trong vụ máy bay MH17 bị rơi. UB điều tra của Hà lan đã không có khả năng đưa ra các bằng chưng chính xác để chứng minh, cái gì đã bắn rơi MH17, và ai đã băn
langtubachkhoa
Chua biết có thành công k, nhưng nêu ra vấn đề kiểu này và chỉ đích danh là mệt cho Thổ rồi
Churkin: Các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ liên kết với IS có thể chịu lệnh trừng phạt từ LHQ

Các công ty Thổ Nhĩ Kỳ dính líu tới hoạt động kinh doanh dầu thô của IS (Daesh - tiếng Ả Rập, tổ chức bị cấm ở Nga), có thể sẽ bị Hội đồng Bảo an LHQ áp đặt lệnh trừng phạt, - Đại sứ thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin cho biết.

Tại phiên họp ngày 17 tháng 12, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết buộc các nước đấu tranh chống nguồn tài trợ khủng bố, trong đó bao gồm các biện pháp phong tỏa tài sản, cấm nhập cảnh và quá cảnh, ngăn chặn việc cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp vũ khí cho cá nhân và các tổ chức sẽ có tên trong danh sách trừng phạt của Hội đồng Bảo an.

Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Churkin chỉ ra rằng, khối lượng lớn các sản phẩm dầu đang được kinh doanh thông qua Thổ Nhĩ Kỳ. Ông đã nêu danh một số công ty cung cấp xe bồn chở dầu cho ISIL, đồng thời cho biết dầu thô mua của ISIL được vận chuyển tới nhà máy lọc dầu thuộc công ty Turkiye Petrol Refinery A.S. (TYURPASH) tại Batman, Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau cuộc họp, ông Churkin nói với các nhà báo: nếu trở nên rõ rằng, "một đất nước không thực hiện các biện pháp đủ hiệu quả để chống tài trợ khủng bố" thì vấn đề áp đặt lệnh trừng phạt sẽ được đặt ra.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/world/20151218/976467.html


Nga chi ro luoc do van chuyen dau giua IS va Tho Nhi Ky, va chi dich danh mot so cong ty cua Tho Nhi Ky
Russia unveils schemes of Islamic State’s oil supplies to Turkey to UN
A range of Turkish companies, including Serii in Konya and Sam Otomotiv in Antakya, are involved in the supplies for the Islamic State group



http://tass.ru/en/politics/845182

Nga am chi My dung sau hanh dong ban roi may bay Nga

Tuy không nói thẳng ra việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga là một âm mưu của Mỹ nhưng Tổng thống Putin nói thẳng đó là một “hành động thù địch” và mỉa mai rất đau đớn chính quyền Ankara rằng, với hành động rất hèn hạ này, dường như chính quyền Erdogan muốn “liếm vào chỗ ấy của Hoa Kỳ”.
Khi một nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ hỏi về “một bên thứ 3 nào đó” liên quan đến vụ Su-24, ông Putin đã trả lời rằng, Nga không chắc về điều đó, “nhưng nếu một người nào đó trong giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ quyết định liếm người Mỹ vào chỗ đó, tôi không biết, họ làm như vậy là đúng hay không và người Mỹ có cần điều đó hay không".

Ông chủ điện Kremlin còn nhấn mạnh, khi bắn hạ máy bay Nga ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã hành động để làm vui lòng Hoa Kỳ, việc làm của họ có thể mang lại chút hả hê ban đầu nhưng cuối cùng đã đặt tất cả vào một tình huống khó khăn, kể cả cho Ankara và Washington.

Liên hệ vụ bắn rơi Su-24 và việc Thổ Nhĩ Kỳ ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của Iraq, ông không loại trừ rằng giữa Washington và Ankara đã đạt được thỏa thuận nào đó, ví dụ như “chúng tôi bắn rơi máy bay của Nga, còn anh hãy nhắm mắt lại, sau đó chúng tôi sẽ vào lãnh thổ của Iraq và chiếm giữ một phần nước này”.


Người kích hoạt “mùa xuân Ả Rập” hối tiếc về mọi chuyện
Một người phụ nữ Tunisia cho biết cô là người đã kích hoạt "mùa xuân Ả Rập" sau khi tịch thu xe hàng của một người đàn ông bán hàng rong, khiến người này tự thiêu, kích hoạt phong trào bạo lực làm thay đổi cả thế giới Hồi giáo.


Faida Hamdy là thanh tra viên của thị trấn Sidi Bouzid, 5 năm trước cô đã trực tiếp tịch thu một xe bán trái cây, dẫn đến việc người chủ của chiếc xe bán trái cây đó là Mohammed Bouazizi tự thiêu phản đối.
Hành động trên của người bán hàng rong đã kích hoạt hàng loạt những vụ xuống đường và bạo loạn trong khắp thế giới Ả Rập, cuối cùng dẫn đến việc Tổng thống Tunisia Ben Ali bị lật đổ.
"Đôi khi tôi ước mình không bao giờ làm điều đó", cô Hamdy nói với tờ The Telegraph về vụ bắt giữ then chốt đã kích hoạt phong trào Mùa xuân Ả Rập.
"Tôi đổ lỗi cho bản thân mình và cho rằng tất cả mọi chuyện là do tôi mà ra. Tôi đã làm nên lịch sử khi tôi là một trong những người đã ở đó (giữa phong trào mùa xuân Ả Rập) và có hành động đóng góp cho nó. Nhưng hãy nhìn chúng tôi hiện tại, người Tunisia vẫn đang đau khổ như trước kia".
Cô Hamdy đã bị bắt ngay khi những cuộc biểu tình bắt đầu lan rộng, nhưng cuối cùng cô được tuyên bố trắng án và được trả tự do.
"Tôi cảm thấy tôi có trách nhiệm với mọi chuyện", cô nói với tờ The Telegraph. "Tôi rất hối tiếc về mọi chuyện".

Thiên Hà (theo Fox News)
http://motthegioi.vn/tieu-diem/nguoi-kich-...yen-268736.html
langtubachkhoa
Tin tuc tu khap noi do nhieu ban dua len


Trung Tuớng Michael Flynn - Cựu giám đốc cơ quan tình bào quân đội Mỹ - trực tiếp trên truyền hình FOX buộc tội Chính quyền Mỹ mà cụ thể là Obama đã nhận được rất nhiều thông tin tình báo về ISIS nhưng hoàn toàn làm ngơ, thậm chí còn sử dụng vào các mục đích có lợi cho bầu cử !!!
Thông tin tình báo về IS được liên tục cung cấp từ những năm 2011, 2012 nhưng khi đến Nhà Trắng thì bị bưng và sư dụng chọn lọc nhằm tăng cơ hội trúng cử, lấy phiếu...
Ông này cho biết với số lượng thông tin tình báo đã được cung cấp thì không một ai tại Nhà Trắng có thế nói là ồ tôi không biết, không rõ...

http://nation.foxnews.com/2015/11/23/fmr-d...rsh-words-obama
http://www.washingtontimes.com/news/2015/d...-ignored-isis-/


Hy Lạp và Armenia- 2 láng giềng nhưng là kẻ thù của TNK- tuyên bố TNK hỗ trợ cho khủng bố tại ‪‎Syria‬, đồng thời cả hai lên án 'nhà cầm quyền Thổ bắn hạ chiến đấu cơ Nga'.
BT QP Hy Lạp Panagiotis Kammenos phát biểu tại Yerevan trong chuyến thăm Armenia: 'TNK đã không thể chứng minh được chiến đấu cơ Nga vi phạm không phận ra làm sao và việc bắn hạ phi công (khi họ đang nhảy dù) là hành động tội ác chiến tranh'. Ông Panagiotis Kammenos còn tố cáo TNK vẫn thường xuyên vi phạm không phận và hải phận của Hy Lạp.
Trong tuyên bố chung, Hy Lạp và Armenia cho rằng: nếu TNK tuân thủ luật pháp quốc tế thì phải chấm dứt việc vận chuyển/ mua bán bất hợp pháp DẦU MỎ, VŨ KHÍ, MA TÚY với khủng bố.



Sau Thổ, đến lượt Mỹ dừng toàn bộ các chuyến bay có người lái để hỗ trợ FSA tại Bắc Syria !
Theo các quan chức QP Mỹ, sau khi Nga triển khai các hệ thống phòng không tới Bắc Syria, các máy bay Mỹ khi cất cách lập tức bị radar phòng không Nga khóa và bám chặt, tạo ra những khiêu khích trực tiếp và nguy hiểm. Hien My dang dam phan voi Nga ve van de nay


Nguyên văn:
But earlier this month, Moscow deployed an SA-17 advanced air defense system near the area and began “painting” U.S. planes, targeting them with radar in what U.S. officials said was a direct and dangerous provocation
http://www.bloombergview.com/articles/2015...ep-u-s-grounded


Mỹ thông qua Kerry: Assad có thể ở lại để triển khai và hoàn tất quá trình chuyển giao, bầu cử do người dân Syria quyết định
PTT Biden yêu cầu Thổ rút quân khỏi Iraq
IMF công nhận khoản nợ của U với Nga là hợp lệ và U phải có nghĩa vụ thanh toán
Anh sau khi không kích lấy lệ 2 ngày thì gần 2 tuần qua không có thêm một cuộc nào
Trên chiến trường SAA tiến như vũ bão
Đồng loạt nhiều nước theo Nga (Hy Lap, Armenia, Czech, Iraq...) tố Thổ làm ăn với IS



PuTin gửi lời tới Thổ:

Chúng tôi cho rằng hành động của giới lãnh đạo Thổ với máy bay của chúng tối không chỉ thiếu thiện chí mà còn là hành động thù địch. Họ thực sự nghĩ rằng chúng tôi sẽ bỏ chạy sau sự kiến đó? Rằng chúng tôi sẽ rút quân? Nga không phải làm một nước bỏ chạy hay e sợ khi có thử thách. Ngược lại chúng tôi tăng cường lực lượng, tăng số máy bay chiến đấu, tăng số lượng hệ thống phòng không. Trước đó KQ Thổ đang bay trên bầu trời Syria. Vâng, bây giờ tôi mời họ thử cố gắng bay vào Syria, họ sẽ gặp những phản ứng rất nghiêm trọng !

“We think the actions of the Turkish leadership towards our plane that was shot down were not just unfriendly, it was a hostile action. An act of enmity,” Mr. Putin told his annual year-end news conference in Moscow.“Did they really think we would flee after the incident? That we would remove all our forces?” he continued. “Russia is not a country that withdraws or shies away from the challenge. On the contrary, we increased our military presence, we increased the number of our aircraft, we increased our anti-aircraft missiles, etc. Before that, the Turkish air force was flying over Syria. Well, I invite them to try flying over Syria now, because they will get a very serious response.”



Ấn Độ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga
Hội đồng mua sắm Quốc phòng Ấn Độ (DAC) ngày 17/12 đã phê chuẩn thỏa thuận mua 5 hệ thống phòng không S-400 của Nga.

http://dantri.com.vn/the-gioi/an-do-mua-he...18112528404.htm



BQP Nga bắt đầu mở hộp đen máy bay Su24 trước sự chứng kiến của các nhà báo quốc tế.
Nga đã mời chuyên gia từ 14 quốc gia tham gia mở hộp đen, nhưng 12 quốc gia từ chối, chỉ có chuyên gia Anh và Trung Quốc có mặt.
Hinh nhu còn có cả Ấn Độ cũng cử đại diện sang xem vụ mở hộp.
Thông tin ban đầu, Su24 của KQ Nga chưa hề vào không phận TNK.


Video ne
(@click here)


Nga có tất cả các chứng cứ cần thiết để chứng minh cường kích Su-24 không vi phạm biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, - Phó Tổng tư lệnh Lực lượng Hàng không vũ trụ Sergei Dronov tuyên bố hôm thứ Sáu.
"Tại thời điểm này, chúng tôi nắm toàn bộ dữ liệu chứng cứ cần thiết xác nhận máy bay Nga không vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ," – ông Dronov nói tại cuộc họp báo của Bộ Quốc phòng Nga.

Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/russia/20151218/977087.html

Viec phan tich se tien hanh tu ngay 19/12, va cong bo ket qua vao ngay 21/12
"Tomorrow, on December 19, an analysis and processing of the flight data will be carried out," Sergey Baynetov said, adding that the results will be unveiled on Monday.
The results will be presented on December 21.



Hãng tin Thổ Nhĩ Kỳ Zaman cho biết, do không quân Nga yểm trợ hỏa lực đường không và không kích vào khu vực Jabal al-Turkman liên tục không ngừng nghỉ, sức chống đỡ và chịu đựng của lữ đoàn quân nổi dậy người Syria gốc Thổ Nhĩ Kỳ đang trên bờ vực của sự sụp đổ.
Những ngày gần đây, quân đội Syria đã giành được 4 làng lớn
Các phần tử nổi dậy không còn kiểm soát được khu vực nữa, số chiến binh còn lại chẳng mấy ngày nữa sẽ bị đẩy ra bờ biển Địa Trung Hải.
Quân đội Syria đã có thể đột phá khu vực của lực lượng đối lập để tiến đến vùng đất do lực lượng dân quân người Kurd quản lý và kiểm soát. Điều đó có nghĩa là lực lượng đối lập do Thổ Nhĩ Kỳ chống lưng mất hoàn toàn khả năng kiểm soát tuyến biên giới Syria Thổ Nhĩ Kỳ dài 911 km – chỉ còn lại một đoạn biên giới dài 90 km, đang nằm trong tay của IS.
Theo thông tin của hãng tin Thổ Nhĩ Kỳ, các cuộc không kích từ khi máy bay F-16 của Ankara bắn hạ chiếc Su-24 diễn ra liên tục ngày đêm, suốt 7 ngày trong tuần. Ban ngày 7 chiếc phi cơ không kích, ban đêm 2 chiếc. Máy bay hoạt động liên tục và tấn công vào bất cứ vật gì chuyển động trên địa bàn lực lượng khủng bố Turkman.
Một chiến binh nói với phóng viên báo Zaman: “Hãy tin tôi, để chịu đựng được điều này, chỉ có là thần thánh. Sức của chúng tôi đã kiệt rồi”


Ban tin tieng VN cua tin tieng Anh da dua o bai truoc
Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF đã thừa nhận Tổng thống Nga Vladimir Putin là người thắng cuộc trong vấn đề nợ của Ukraine, - Financial Times viết.

Thời gian đáo hạn 3 tỷ USD trái phiếu của Ukraine được Nga mua cuối năm 2013 sẽ hết vào ngày 20 tháng 12 năm nay. Hôm thứ Tư tuần này, IMF chính thức xác nhận đây là khoản nợ chủ quyền chứ không phải nợ thương mại.
Điều này có nghĩa không thể tái cơ cấu nợ theo điều kiện như nợ tư nhân.


Tình trạng có khả năng dẫn tới việc phương Tây ngừng các biện pháp cứu trợ nền kinh tế Ukraine, — tạp chí viết.

Financial Times lưu ý rằng, Kiev đã thất bại khi buộc Moskva tham gia tái cơ cấu nợ cùng các chủ cho vay thương mại. Sau khi Hội đồng giám đốc IMF làm rõ qui chế khoản tiền Ukraine nợ Nga, nỗ lực của Ukraine coi như thất bại.

Nhà chức trách Ukraine sẽ phải tự mình chứng minh sự đàng hoàng, ít nhất là cố gắng thỏa thuận với Nga nếu Kiev hy vọng vào đợt hỗ trợ tài chính mới từ IMF.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/politics/2015121...l#ixzz3ugTbZosF

TIn khoa hoc mot teo
ESA phóng thêm 2 vệ tinh lên hệ thống vệ tinh định vị Galileo
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ngày 17/12 thông báo đã phóng thêm 2 vệ tinh lên hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu Galileo trị giá nhiều tỷ euro, một đối thủ cạnh tranh với hệ thống vệ tinh định vị GPS của Mỹ.

Việc đưa 2 vệ tinh số 11 và 12 lên hệ thống vệ tinh quay quanh Trái Đất sẽ đưa châu Âu tiến gần hơn tới việc cung cấp các dịch vụ định vị toàn cầu vào năm 2016.

Tập đoàn Arianespace cho biết hai vệ tinh này đã được phóng lên bằng tên lửa đẩy Soyuz của Nga từ Sân bay vũ trụ ở Kourou thuộc đảo Guiana của Pháp. Các vệ tinh này dự kiến sẽ đi vào quỹ đạo ở độ cao 14.429 km so với Trái Đất.

Dự án hệ thống vệ tinh định vị Galileo của châu Âu sẽ có 30 vệ tinh, kể cả các vệ tinh dự phòng.

Tổng giám đốc Arianespace, Stephane Israel cho biết dự kiến 4 vệ tinh nữa sẽ được phóng lên quỹ đạo trong nửa cuối năm 2016, đưa tổng số vệ tinh trên quỹ đạo lên 16, đủ để cung cấp các dịch vụ ban đầu.

Ủy ban châu Âu (EC) đã dành ngân sách 7 t​ỷ euro cho dự án trên đến năm 2020./.

http://www.vietnamplus.vn/esa-phong-them-2...ileo/361580.vnp
Phó Thường Nhân
Sự bùng nổ “mùa xuân Ả rập” ở Tunisie bắt đầu bằng việc phạt vi cảnh tịch thu một cái xe bán hàng rong, dẫn tới việc tự thiêu của người bán hàng rong này dẫn đến bùng nổ “cách mạng”, chỉ là giọt nước tràn ly, làm bùng nổ những mâu thuẫn đã có từ trước trong nước này. Ở đây tôi chỉ điểm ra một số lý do dẫn đến điều đó.
1- Vai trò của các mạng xã hội, dạng Facebook. Trong các nước đang phát triển,người ta có thói quen không tin vào hệ thống thông tin đại chúng lề phải, mà thường trọng các tin kiểu lề trái, tin đồn, nguồn tin nước ngoài (đến từ phương Tây), các hệ thống tin “informal” kiểu Facebook,intergrame, Tweet.. Đã không tin vào hệ thống thông tin lề phải, lại thiếu nhận thức để đánh giá, thẩm định các nguồn tin lề trái đã là điều dẫn tới sự bùng nổ. Trong trường hợp Tunisie này, vai trò của facebook rất lớn, vì từ đó đã xuất phát ra cái tin người bán hàng rong tự thiêu có bằng đại học mà không có việc. Tin đó đã như mồi lửa châm vào đống rơm khô. Vì nó liên quan tới những vấn đề khác mà tôi sẽ nói tiếp. Cái thông tin này được tất cả báo chí thế giới (phương Tây) đưa lại. Phải ba năm sau, người ta mới nói lộ ra đó là thông tin sai sự thật. Tin cố ý, tin vô tình? người ta chỉ biết rằng người tự thiêu có tên trùng với một người có bằng đại học thật sự, nhưng không chết, và số phận anh ta cũng không phải đi bán hàng rong.
2- Tại sao cái thông tin này lại khiến xã hội bùng nổ. Điều này liên quan tới 1 vấn đề mà xã hội Tunisie gặp phải. Đó là việc dân số tăng nhanh, số lượng người trẻ nhiều. Tầng lớp trẻ này cũng là tầng lớp có nhiều bằng cấp nhất, nhưng không có việc. Điều này khiến người ta phải suy nghĩ tới vấn đề “tìm kiếm người tài, nguồn nhân lực”. Tại sao nguồn nhân lực dồi dào, người tài nhiều (nếu công nhận tỉ số dân có bằng đại học cao) là có người tài, thì tại sao Tunisie lại không phát triển. Khi có tin một người học đại học, phải đi bán hàng rong, thế cũng chưa đủ mà còn bị ức hiếp tới việc phải tự thiêu, thì tâm lý xã hội tất phải bùng nổ, vì người ta có thể đánh đồng cảm nhận bản thân với sự việc này. Sau này, trong quá trình “cách mạng” ở Tunisie, có rất nhiều vụ tự thiêu khác, nhưng nó không là mồi lửa nữa, và không ai biết đấy là đâu.
Một sự việc tương tự như vậy cũng đã từng diễn ra ở miền Nam, đó là vụ tự thiêu của nhà sư Thích quảng Đức. Sự kiện này cũng là mồi lửa đốt chế độ nhà Ngô, vì nó đánh trúng vào mâu thuẫn ở miền Nam lúc đó, đó là việc thiểu số người Thiên chúa ở VN được nhà Ngô bợ đỡ, đưa lên thành hạt nhân của chế độ này. Tất nhiên nhà Ngô đổ không chỉ vì điều đó, mà còn bị Mỹ rút ván qua cầu, rồi phản ứng của chế độ này với sự việc (như tuyên bố của bà vợ Ngô Đình Nhu). Sau vụ tự thiêu của nhà sư Thích quảng Đức, cũng có những vụ tự thiêu khác của phật tử, nhưng nó cũng không có tiếng vang gì cả.

3- Việc tồn tại một hi vọng, một lý tưởng. Đó chính là chủ nghĩa hồi giáo. Chủ nghĩa hồi giáo này có ví dụ thành công từ bên ngoài I ran. Không kể các nước Ả rập truyền thống ví dụ Ả rập Sa u đít, các tiểu quốc vùng vịnh, dù ở đây là do dầu mỏ đóng góp. Chủ nghĩa Hồi giáo cũng đánh trúng vào xã hội Tunisie ở vào một đặc điểm, đó là nước này là nước “Âu hóa” nhất trong các nước Ả rập, khiến có sự phản ứng từ văn hoá truyền thống (điều này cũng xẩy ra với I ran chế độ trước cách mạng hồi giáo là một nguyên do dẫn tới cách mạng ở I ran).
4- Chế độ ở Tunisie vào thời điểm đó đã có lợi ích nhóm cao độ, tập trung vào thủ tướng và gia đinh ông ta. Có nghĩa là ngay trong giới cầm quyền, đã có sự ăn chia không đều, và mâu thuẫn với nhau. Hình ảnh Tunisie lúc ấy cũng có cái gì đó giống như chế độ Ngô Đình Diệm.
5- Với tất cả những mâu thuẫn ấy, khi sự kiện bùng nổ, thì chính phủ chỉ có biết đàn áp. Trong khi chính những lực lượng nhận nhiệm vụ đàn áp (công an, quân đội,..) cũng không đồng ý với người đứng đầu nhà nước Tunisie về việc đó do điều 4 nói ở trên.
Thế còn sau khi cách mạng, tại sao Tunisie lại đi giật lùi. Cái câu hỏi đó phải nhìn vào kinh tế, và sự bất ổn định chính trị. Đầu tiên là về kinh tế. Kinh tế Tunisie sống chủ yếu bằng du lịch, cũng như đầu tư nước ngoài. điều này mâu thuẫn với hi vọng đổi đời của dân, vì nước ngoài càng bóp nặn nhiều thì nó càng lãi, làm sao có chuyện nó tăng lương.
Cách mạng có xu hướng hồi giáo, có nghĩa là sẽ dân tộc hơn, dù chỉ là dân tộc ôn hoà cũng đi ngược lại lợi ích nước ngoài, làm sao nó chịu.
Bất ổn định chính trị, bởi hai xu hướng dân tộc hồi giáo, nhưng ông lại không có công cụ kinh tế trong tay. Ông càng dân tộc, nước ngoài càng chạy. Nhưng nếu muốn nó vào, nó ở lại, thì ông cứ phải nghèo mãi mới có lợi cho nó. Vì trong cái “chuỗi giá trị thặng dư”, như các bác ở Vn giờ hay nói, Tunissie chỉ đóng góp vào giai đoạn cuối, làm nhiệm vụ bưng bê cho các hãng nước ngoài.
Ở đây nó lại lòi thêm điều thú vị. Như đã nói ở trên. Tầng lớp trẻ của Tunisie rất đông đảo, có bằng cấp. Thế tại sao nó không mở ra được cái cửa người tài, tìm người tài như VN giờ hay nói.
Cái điều thú vị này có 2 điểm.
1- Có nhiều bằng cấp thật nhưng là bằng cấp trong các nghành xã hội , nhân văn. Điều đó khiến đầu ra khó.
2- Có bằng nhưng phải có việc, có việc cũng chưa đủ, vì cái người làm chủ công cụ sản xuất ấy nó phải thuê mình. Nhưng nó thuê làm gì. Vì khi đầu tư là nước ngoài, thì tất cả vị trí quan trọng, có công nghệ, nó phải nắm cho người nước nó, để nó nắm đằng chuôi, chứ làm sao mà nó lại dùng ông.
Như vậy là bế tắc.
Tóm lại có học, có nhân lực không đủ, phải có cái động cơ sử dụng cái nhân lực ấy. Muốn làm điều đó phải là chủ sở hữu công cụ sản xuất, Muốn làm chủ công cụ sản xuất thì phải có kế hoạch, project để tạo ra nó, để làm chủ nó. Nếu không có điều đó thì những nguồn nhân lực, sức lao động kia là vô ích.
langtubachkhoa
Tiep tuc tin tuc cac noi do, lan nay do ban TQ dich va dua len

1 - Cuộc chiến chống khủng bố:
1.1 – Theo thông tin mới nhất, trong một vài ngày tới toàn tỉnh Latakia và tuyến biên giới Syria – TNK ở đây sẽ được giải phóng khỏi lực lượng nổi dậy thân Thổ. Hiện nay quân CP Syria đang truy quet tàn quân của phiến quân khủng bố và lực lượng người Turkmen than thổ dọc biên giới Syria – TNK và đang tiến sát đến vùng kiểm soát của người Kurd YPG
1.2 – Cuộc chiến chống khủng bố có thể đã được kết thúc trong vòng 1 năm, nếu các nước PT không tiếp tục trợ giúp cho IS – T T Asad tuyên bố.
1.3 – Syria từ chối tham gia lien minh chống khủng bố do Arap Saudi dẫn đầu, theo lời NT Syria Feisal Mikdad, Sẽ không có một phần nào gọi là chống khủng bố, nếu bản thân quốc gia đó ủng hộ khủng bố.
BNG Syria tuyên bố: Phương tây nên chống khủng bố một cách thực chất, chứ không nên tự đánh bóng mình.
1.4 –TT Asad sẽ thăm Iran vào cuối tháng 12 hoặc đầu tháng 1/2016. Nguyên TTg Syria sẽ hội đàm với TT Asad vào tuần tới. Tình báo Đức sẽ khôi phục lại quan hệ với tình báo Syria để chia sẻ thông tin về khủng bố
1.5 – Không quân Mỹ ném bom vào doanh trại của đơn vị số 55 quân CP Iraq ở thành phố Al Namiami thuộc tình Al Falluza, làm ít nhất 30 người chết và hàng chục người khác bị thương, CT Ủy ban an ninh và QP của QH Iraq thông báo, đồng thời ông cũng yêu cầu BQP mở cuộc điều tra khẩn cấp.
1.6 – Đêm 17 sang ngày 18/12 lực lượng chiến binh hồi giáo mở cuộc tấn công quy mô lớn nhất trong vòng 5 tháng trở lại đây vào lực lượng dân quân người Kurd ở phía bắc Iraq. IS tấn công vào trại huấn luyện Bashika từ 3 hướng, mỗi hướng gồm khoảng 120 tay súng.ngoài ra IS còn nã pháo vào các điểm dân cư Narval và Tal – Asvad – New York Times
1.7 – Truyền thông TNK đưa tin tại các tỉnh Shirniak, Diarbakir , Mardin quân đội TNK đang triển khai chiến dịch quân sự lớn chống khủng bố, trước đây CP TNK đã tuyên bố giới nghiêm trong các khu vực nói trên , nơi đã say ra các cuộc đụng độ giữa quân đội TNK và LL người Kurd PKK
1.8 – Nga sẽ trích 2tr usd từ ngân sách liên bang để trợ giúp CP Syria, trong chương trình cứu trợ của LHQ cho Syria

2 – Quan hệ Nga với các nước :
2.1 – Việc cấm nhà báo Ba Lan hoạt động ở Nga là một hành động đáp trả đối xứng với hành động của Warshava cấm các nhà báo của tạp chí RT Nga hoạt động ở Ba Lan, Người phát ngôn BNG Nga tuyên bố, Lý do rất đơn giản – cái đó được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng. Trong động thái, khi BNG Ba Lan cho rằng việc cấm các nhà báo Ba Lan hoạt động ở Nga là không có cơ sở,
2.2 – BQP Nga: Hộp đen của chiếc máy bay bị bắn rơi hôm 24/11 SU24 cho thấy máy bay không vi phạm không phận TNK, khi bị bắn nó còn cách biên giới TNK 5km và nó cũng không đe dọa an ninh của TNK. Nói thêm, Hộp đen của SU24 bị bắn rơi, đã được mở với sự chứng kiến của các nhà báo, Chuyên gia của 12 trong số 14 nước mời không tham gia, chỉ có các chuyên gia TQ và Anh tham dự, Dự kiến việc giải mã kết thúc vào ngày thứ 2 tuần sau.
2.3 – TNS John Mc Kain gọi NT Mỹ John Kerry là kẻ ủng hộ Putin. Ông ta không hài lòng với kết quả chuyến đi của John Kerry tới Moskva vừa rồi. TT Pháp Holland coi cuộc chiến chống khủng bố là nhiệm vụ chung của Pháp và Nga, đồng thời cho biết ngày 20-21/12 BT QP Pháp sẽ sang Moskva để hội đàm với BTQP Nga về cuộc chiến chống khủng bố.
2.4 – LHQ thông qua nghị quyết về ngăn chặn các nguồn tài chính cho khủng bố do Nga và Mỹ đông tài trợ (có lẽ nghị quyết duy nhất –BT) trong NQ nêu rõ những quốc gia và tổ chức cung cấp tài chính cho IS được coi là tội phạm. Đại diện Nga Churkin đệ trình lên LHQ tuyến đường vận chuyển dầu lậu từ Syria, vào TNK: Việc buôn lậu dầu đạt gía trị tới 1,5tr usd/ngay, phần lớn số này đi vào lãnh thổ của TNK. Bộ TC Mỹ, lợi nhuận thu được từ dầu lậu của IS đã đạt tới 500tr usd trong năm qua.
2.5 – Trong năm 2016 QĐ Nga sẽ đưa vào sử dụng hê thống tự động hóa mới, nó có thể cho phép ngay lập tức thay đổi mục tiêu của các tên lửa xuyên lục địa . Việc đưa vào hệ thống điều khiển mới, cho phép thay đổi từ xa các tham số của mục tiêu cho các tên lửa xuyên lục địa của Nga.
2.6 – CP Ucraine bán vũ khí được Mỹ viện trợ cho dân quân , để họ tự trang bị khi tham gia lính đánh thuê cho CP. Theo truyền thông Ucraine và tvzvezda.ru
2.7 – NT TNK, chúng tôi có thể đánh chiếm nước Nga trong vòng 7 ngày . Ông ta tuyên bố trên TH TNK: Nước Nga đang rất sợ hãi, nên họ đang thận trọng trong mối quan hệ với TNK. Chúng tôi khuyên họ ( Nga) hãy ngồi yên lặng, nhưng tôi cũng nói thêm rằng, sự chịu đựng của chúng tôi (TNK) là có hạn.
2.8 – Đặc nhiệm Mỹ bất ngờ rút khỏi Libia một cách khó hiểu, theo tờ Guardian của Mỹ,France Press, mặc dù nhóm này mới có mặt ở đây từ ngày 14/12, không loại trừ khả năng do 1 bài đăng trên mạng XH của lực lượng vũ trang Libia khi đưa ảnh 20 nhân viên mặc đồ dân sự nhưng được trang bị khí tài của Mỹ
2.9 – Liên quan đến việc Mỹ rút 12 máy bay F15 khỏi TNK, hãng Blomberg cho rằng, Mỹ rút máy bay khỏi TNK để triệt thoái các chuyến bay ở miền bắc Iraq do lo sợ bị hệ thống PK BUK-M2 bắn hạ.
2.10 – Ucraine sẵn sàng tham dự phiên tòa để phân xử “ món nợ Yanukovik” , Yashenyuc nói. CP Ucraine cấm chi trả cho Nga khoản nợ 3,582 tỷ usd trái phiếu chính phủ do Châu Âu bảo lãnh. Từ hôm nay chúng tôi ngừng chi trả khoản nợ Nga với tổng số 3,852 tỷ usd cho đến khi Nga chấp nhận lời đề nghị tái cấu truc của chúng tôi, hoặc cho đến khi tòa ra phán quyết.
2.11 – Hồi 1h30 sáng nay, giờ địa phương, lãnh đạo UB phản gián quốc gia Ba Lan Piotr Patreck; Chánh văn phòng nội các Bộ Quốc Phòng Ba Lan Bartolomey Mishevich, và “ những người lãnh đạo mới” của UB phản gián QG dưới sự bảo vệ của Vệ binh đã chiếm giữ tòa nhà của UB Phản gián NATO, báo Wyborzca cho hay,
langtubachkhoa

Tin tức khắp nơi do nhiều bạn đưa lên

– KQ Nga ném bom vào nhà máy lọc dầu ở Raqqa, hiện tai TP này vẫn là thành trì của nhà nước hồi giáo tự xưng IS. 2 người bị thương khi KQ Nga ném bom một mỏ dầu ở nam Iraq. TT Nga Putin : Ở Syria LLVT Nga chưa sử dụng hết khả năng của mình ,Vẫn còn các phương án dự phòng, chúng sẽ được sử dụng nếu cần thiết
(@click here)
(@click here)

– CP Syria sẵn sang cùng LHQ điều tra về việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria. TNS Mỹ: Hoa Kỳ đang đàm phán với Syria về việc trao trả các công dân hoa kỳ (???). Hoa Kỳ không yêu cầu ông Asad phải rời bỏ chức TT ngay bây giờ - theo ông Kery. Ông Asad : cám ơn Mỹ đã để tôi ở lại làm TT, riêng tôi đã chuẩn bị gói ghém hành lý xong rồi.
– Iraq kiện Liên quân do Mỹ đứng đầu ra tòa nhân quyền về vụ ném bom làm 30 binh sỹ nước này thiệt mạng và 20 người khác bị thương. BQP Hoa Kỳ xác nhận, có thể đã ném bom nhầm xuống doanh trại quân đội Iraq, lỗi do cả 2 phía. Truyền thông phương tây đưa tin: trên đường phố ở Iraq xuất hiện những xe tăng Nga
– Tình hình chính trị của Syria đã được quyết định tại HĐBA LHQ. Những người tham gia đã thảo luận tiến trinh chuyển tiếp và bầu cử sau chiến tranh ở Syria. Lavrov: Đến bây giờ chúng ta có thể xây dựng một mặt trận rộng lớn để chống khủng bố trên quy mô toàn cầu. Hiện De Mistura đang xây dựng đoàn đại biểu nhóm đối lập Syria trong đàm phán về hòa bình ở Syria. Lavrov: Số phận của Syria do nhân dân Syria tự quyết định
– Obama: Giải quyết vấn đề Syria không thể thiếu sự đóng góp của Nga và Iran và phải tính đến lợi ích của họ. Nhưng cũng yêu cầu Assad phải rời ghế TT Syria. Obama: Chúng tôi nhận trách nhiệm về hành động của mình tại Libia, nó đã đem lại một kết quả tồi tệ hơn. Obama yêu cầu TNK đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của Iraq

– Lãnh đạo người Tatar ở Crime không cho phép những người tham gia bao vây cấm vận Crime lấy danh nghĩa người Tatar. Đồng thời ông tuyên bố sẽ thành lập tòa án xét xử hành động của những kẻ tổ chức bao vây cấm vận Crime

Nước Nga đang tiếp tục mua vàng dự trữ. Trong tháng 11/2015 NH TW Nga mua vào 700k Ounce tương đương 21,77 tấn vàng tương đương 50 tỷ Ruble. Tổng vàng dự trữ đến năm 2015 của Nga đạt 1393,43 tấn vàng ròng.
– Hôm nay là ngày cuối cùng hạn trả nợ của Ucraine với khoản vay 3 tỷ usd, nhưng Ucraine đã từ chối trả nợ cho Nga, dư luận cho rằng đây là sự tống tiền từ CP Kiev. Kiev đã nhờ cậy sự giúp đỡ từ IMF nhưng họ đã chính thức trả lời, đây là khoản vay chính thức (official debt), không phải vay thương mại (commercial debt) (Tin này đã đưa bằng bản tin tiếng Anh hôm trước) . Nếu trong vòng ngày hôm nay Nga không nhận được tiền từ phía Ucraine thì Ucraine rơi vào tình trạng “ vỡ nợ”

– 4 trong số 5 người được hỏi, đã trả lời là họ muốn được nhìn thấy Putin nhanh chóng sang làm TTg nước Anh, 70% số người được hỏi đã ủng hộ chính sách của Nga tại Trung Đông. – Cuộc điều tra được hãng tin Express của Anh thự hiện hôm 18/12

– CP Đức dọa sẽ trừng phạt quốc gia nào không tiếp nhận đủ số người tỵ nạn theo như cam kết tại hội nghị thượng đỉnh các nước thành viên EU vừa qua.

– Tin giờ mới tiết lộ d. Hải Quân Ucraine đã từng định nổ súng tấn công một tàu của Trung Quốc ở biển Đen, do con tàu này thực hiện việc rải tuyến cáp điện cấp cho Crime từ Nga hồi tháng 11 vừa qua

– Khan Touman ngày đầu dưới tay SAA. Phiến quân đã bị đánh tan, phóng viên Syria bắt đầu đổ đến Nam Aleppo đưa tin về chiến thắng vang dội này cùng với việc cắt đứt cao tốc M-5. Họ chụp lại nhiều khu vực đổ nát phiến quân bỏ lại và cả tiền của IS bị phát hiện ở đây.
Đã cắt cao tốc M-5, chiếm Khan Touman và Al-Qarassi ! T-90 thể hiện bản lĩnh
Đây là tin tức tốt lành nhất trong 1 tuần trở lại đây, đánh dấu bước ngoặt trên chiến trường Nam Aleppo. Sau 2 cuộc tấn công không thành (cả 2 lần đều bị phiến quân phản công toàn mặt trận và đẩy lùi hàng chục kilomet), quân đội Syria đã đánh chiếm thành công thị trấn Khan Touman ! Đây là chiến công chung của liên quân Syria nòng cốt Sư Đoàn Cơ Giới Số 4 (SAA), Hezbollah và Harakat Hezbollah Al-Nujaba (Dân quân Shiite học theo mô hình Hezbollah, được Iran tài trợ, Hezbollah gốc huấn luyện). Tuy nhiên, xin nhấn mạnh là Sư Đoàn Cơ Giới Số 4 chính là các đơn vị đang được trang bị T-90A, chiếc xe tăng mạnh nhất toàn Syria nói riêng và có thể là toàn Trung Đông !
T-90A đi trước với giáp dày và nhiều hệ thống công, thủ phức tạp làm mũi đột kích thiết giáp, Hezbollah tinh nhuệ đi theo tùng thiết, đây là sức mạnh càn quét khủng khiếp, cặp bài trùng song sát e rằng có thể cân cả các lực lượng Do Thái trong khu vực nếu được phủ ô phòng không tốt. bằng 2 đòn tấn công diễn ra cùng lúc, liên quân Syria đã giải phóng làng Al-Qarassi sau vài tuần chiến đấu ác liệt, đồng thời quét sạch phiến quân khỏi Khan Touman, toàn bộ thị trấn đã bị bao vây cả tuần nay.
Khan Touman là cứ điểm mạnh nhất của phiến quân trên phía Bắc mặt trận Nam Aleppo, phiến quân quyết giữ khu vực này do nó nằm ngay cạnh cao tốc M-5, ai làm chủ nó sẽ dễ dàng chi phối con đường huyết mạch này. Dưới bánh xích T-90A, căn cứ địa này cuối cùng đã sụp đổ ! Ngay lập tức, T-90A cùng Hezbollah tiếp tục thọc mũi dao sắc lạnh đâm thủng M-5.
Cắt đứt M5, liên quân Syria đã buộc phiến quân phải từ bỏ con đường tiếp tế chính cho nội thành Aleppo (khu kiểm soát của họ). Rút kinh nghiệm từ đợt phản công trước của phiến quân, SAA đang lập tức gây dựng các chiến hào bảo vệ thành quả này, chống 1 đợt xung phong dũng mãnh có thể đến của phiến quân.


– Cuộc chiến tranh ở TNK đã bắt đầu, các hành động quân sự hiện nay đã mất kiểm soát – nhận xét của báo Yeni Safak. Hơn 10 ngàn binh sỹ và cảnh sát TNK đang tiến hành chiến dịch chống lại đảng công nhân người Kurd PKK ở vùng Diabrakir, Dzira, Silopi, Nusaibil. Lệnh giới nghiêm đã được ban bố từ vài ngày trước, người dân bắt đầu sơ tán khỏi các thành phố, giao tranh quyết liệt đang diễn ra giữa những người Kurd với quân chính phủ. Theo báo cáo của Bộ chỉ huy quân đội TNK, có 180 thành viên PKK bị tiêu diệt, phía quân chính phủ có 33 binh sỹ quân đội và cảnh sát bị tử trận.

Một trong những điều mà tôi nhắc đến khi Nga muốn trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ đã trỏ thành hiện thưc; Nga bắt đầu có các cuộc tiếp xúc công khai với người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ
– Đồng chủ tịch dang ủng hộ người Kurd của TNK, ông Sellahatin Demirtash dự kiến có chuyến thăm ngoại giao đến Moskva trong tuần tới. TASS thông báo
blackberry
Giá dầu xuống thấp quá, dưới 35 đô ăn 1 thùng rồi. 1 đô ăn 71 rúp. Kiểu này 1-2 nữa chắc Putin giảm 50 phần trăm lương mất
Phó Thường Nhân
Mỹ với Nga đã thoả thuận được với nhau để cùng đưa được ra nghị quyết của hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Theo đó, thì trong vòng 6 tháng sẽ phải thành lập được chính phủ liên hiệp (chính phủ Syria và các lực lượng được sự ủng hộ của Mỹ), sau đó trong vòng 18 tháng sẽ tổ chức bầu cử chính quyền Syria mới.
Điều đó có nghĩa là các bên còn đánh nhau được 6 tháng nữa (không tính tới IS). Mỹ đã nhượng bộ là không đòi tổng thống Assad phải rút lui. Còn Nga cũng nhượng bộ là để cho các lực lượng theo Mỹ (đang nổi dậy) được tham chính qua chính phủ liên hiệp. Mỹ cũng nghĩ là với bầu cử, thì có thể hẩy ông Asad đi, dựng được một chính phủ theo mình. Ngược lại, Nga cũng nghĩ rằng bầu cử sẽ giúp cho chính quyền Assad đứng vững.
Chỉ còn mỗi Pháp, mặc dù cũng phải theo thoả thuận, nhưng vẫn một mực đòi ông Assad phải ra đi. Nhưng ảnh hưởng của Pháp không lớn tới mức thay đổi được tình hình. Cả về mặt quân sự (sự tham dự của Pháp chỉ có tính cách dính máu chia phần) cũng như về chính trị (Pháp không dựng nổi được phe thân mình).
Tình hình ở Syria như vậy có gì đó giống với Cam pu chia vào khoảng 1988/1989. Trong đó chính phủ Hun sen và VN giống như chính phủ Syria và Nga. Khơ me đỏ và TQ giống như IS và Ả rập Sa u đít cùng các nước Hồi giáo (Thổ, Quatar), phái Son Sen / Si ha núc và Mỹ giống các lực lượng nổi dậy thân Mỹ kiểu quân đội Syria tự do và ..Mỹ Pháp.
Tất nhiên điều đó không có nghĩa là tình hình Syria sẽ phát triển giống như ở Cam pu chia. Nhưng thế mạnh yếu hai bên có gì đó gần tương tự.
1- Chính phủ và quân đội Syria với sự trợ giúp của Nga đã chuyển tình thế có lợi cho mình, mặc dù quân đội Syria không giành được thắng lợi tuyệt đối. Mặc dù thế, mọi giải pháp ở đây không thể có sự tham gia của họ.
2- Những vùng mà chính phủ Syria giữ được là phần có nhiều dân hơn cả, dù diện tích nhỏ hơn. Hiện tại chính phủ Syria vẫn kiểm soát được 60% dân. Nếu trong vòng 6 tháng tới mà họ lấy lại được thành phố Aleppo, thì thế lực được củng cố hơn. Kiểm soát được nhiều dân hơn, cũng đồng nghĩa là khả năng thắng cử dễ hơn.
3- Vùng mà nhà nước Syria hiện tại không kiểm soát được có 3 lực lượng kiểm soát : nổi dậy thân Mỹ, người Kurdes, và IS. Trong đó phần tổ chức tốt hơn cả và to nhất là IS, thì nó đã không tham gia vào quy trình này. Và giả dụ có muốn tham gia, cũng không có thể thắng.
Ba điều trên là thế mạnh của chính phủ Syria.
Còn thế mạnh của bên đối lập, đó là sự rắc rối của nhiều lực lượng ủng hộ, có thể làm cho quá trình này nếu không có lợi cho nó thì nó vẫn tiếp tục đánh đấm. Ở Cam pu chia ngày trước, khi chính phủ Liên Hiệp ở Cam thành hình, thì Thái lan cũng không còn ủng hộ các phe Khơ me đỏ hay Son san nữa. Nhưng thái độ của Thổ và Ả rập Sa u đít có lẽ không như thế.
Một thế mạnh nữa là những người Syria chạy loạn sang EU. Hiện tại đã có 1 triệu người ở Đức, điều đó cũng có nghĩa là phe thân phương Tây có 1 triệu lá phiếu. Với số dân của Syria 1 triệu lá phiếu không phải là nhỏ.
Tất nhiên cũng phải tính đến việc trên chiến trường các bên giao chiến không chịu chấp nhận những điều kiện của LHQ, Nhưng nếu như thế, thì khả năng lực lượng theo phương Tây mất hết, và sự đối đầu cuối cùng là chính phủ Syria và IS.
blackberry
Nga lại bị gia hạn trừng phạt kinh tế đến 7/2016. sau đó mà không có chuyển biến gì thì chắc vẫn tiếp thôi.

Chưa thấy châu Âu chết gì thêm vì khong xuất được hàng sang Nga
Phó Thường Nhân
Trong vòng 2 tuần mà giá dầu giảm 20%, không kể Mỹ cũng bắt đầu xuất khẩu dầu, dù giá khai thác của Mỹ (theo như tin báo chí toàn cầu) là khoảng 70 đô. 70 đô giá sản xuất mà giá bán chỉ có 34 đô. Như vậy có thể hiểu là giá dầu không phải là cái gì đó khách quan, được điểu khiển bởi cung cầu như người ta nói, mà chắc chắn có vấn đề chỉ huy chính trị liên quan. Nhưng liên quan thế nào đây thì không biết. Có một quyển sách nói tới điều đó, đó là quyển currency war (tiếng pháp là la guere des monnaies) của tác giả người Hoa Hongbing Song.
Việc Mỹ xuất khẩu dầu mỏ (tất nhiên phải xem về lâu dài) sẽ có thay đổi đáng kể đối với thế giới, Vì một nước Mỹ xuất khẩu dầu, sẽ khác với nước Mỹ nhập khẩu dầu cho nên quan hệ Mỹ với các đồng minh xuất khẩu dầu Ả rập sẽ khác, quan hệ với Nga cũng khác. Có thể nói tóm tắt là tất cả các nước xuất khẩu dầu sẽ là định thủ của Mỹ về kinh tế, (vì cùng tranh giành thị trường dầu) và từ kinh tế sẽ dẫn tới đối đầu chính trị.
Để đảm bảo đầu ra cho dầu khai thác, Mỹ đã thực hiện hai bước đó là TPP ở Thái bình dương, và một hiệp định nữa với EU. Nhưng nước trong TPP sẽ là khách hàng tiềm năng của Mỹ. Mỹ cũng định làm thế với EU, nhưng hiệp định thương mại với EU chưa đi tới đâu.
Việc EU tiếp tục gia hạn phong toả với Nga 6 tháng nữa, đã nói lên rằng trong vấn đề UK không chỉ có việc Mỹ-Nga, mà còn có cả việc EU-Nga. Mỹ - Nga là việc UK có thể vào NATO. Còn EU-Nga là vấn đề UK có liên minh với EU không. Mặc dù Nga-Mỹ bước đầu hoà dịu thông qua vấn đề Syria, quan hệ của EU-Nga dịu nhưng không ổn. Vì sao ? vì Pháp-Đức muốn chơi với Nga nhưng ở thế trên, nó phải cầm trịch. Trong việc phong toả này, Đức là nước thiệt hại nhất, nhưng với Đức EU và Mỹ vẫn quan trọng hơn. Còn Nga có bị thiệt hại không. Tất nhiên là có, nhưng Nga cũng không thể có cách nào khác. Xung đột như thế là không thể tránh được.
Tác động của EU vào Nga chủ yếu là tác động về công nghệ, và đầu tư. Nhưng thực ra một nước muốn mạnh thì phải tự chủ về công nghệ, và đi đầu tư chứ không phải bị đầu tư. Vì thế cho nên tác động này có hại nếu Nga không vùng lên được, vì phải dựa dẫm. Ngược lại Nga vẫn làm chủ về công nghiệp quân sự, ngành công nghiệp này thậm chí còn gia tăng, Nga vẫn làm chủ về nông nghiệp lương thực (tự túc và xuất khẩu được lúa mì), hàng hoá tiêu dùng thì giờ ai chẳng mua của TQ.
Tóm lại, các thực tế khung khách quan(lợi ích của EU Mỹ trên thế giới) đã đẩy tới xung đột Mỹ-Nga, EU-Nga. Nhưng xung đột này là không thể tránh khỏi.Nhìn tổng thể thì Mỹ và EU trên cơ Nga, nhưng để giành thắng lợi tuyệt đối thì không đủ vì Nga vẫn có tiềm lực để vượt qua. Hoặc là Nga vượt qua, hoặc là Nga bị họ xẻ ra thành nhiều mảnh có thế thôi.
Phó Thường Nhân
Quay lại với Mỹ. Tất nhiên người ta có thể nhìn theo một khía cạnh khác, đó là do Mỹ không còn tiếp tục quản lý được các đồng minh dầu mỏ, nên nó mới phải sản xuất dầu đem bán, chứ khi nó vẫn mua được và quản lý được (quan trọng là quản lý) các nước xuất khẩu dầu mỏ thì nó không cần phải làm thế. Cách nhìn này không hoàn toàn sai, vì rõ ràng Mỹ không đạt được ý muốn khi xâm lược I rắc. Nhưng đây chỉ là một phần của vấn đề.
Mỹ xuất khẩu dầu, theo tôi là vì để bảo vệ vị trí đồng đô la, như là đồng tiền dự trữ của thế giới. hiện nay, do không có một thước đo khách quan trong khối lượng tiền tệ tung ra (vì không dùng vàng), cũng như không có một thoả thuận toàn cầu, một chính phủ toàn cầu nên đồng tiền thực ra đã dùng dầu làm thước đo, vì dầu là đầu mối của năng lượng, mà năng lượng thì ai cũng cần, không thể thiếu được trong cuộc sống hiện tại. điều này đã xẩy ra khi giá dầu bị tác động vào năm 1973 (khủng hoảng dầu đầu tiên). Nếu Mỹ muốn giữ được vị thế đồng đô la, thì Mỹ phải điều khiển được giá dầu. Điều khiển khi khống chế được thị trường (điều này Mỹ đã làm được do sức mạnh tài chính), nhưng để giữ được nó, thì Mỹ phải xuất khẩu được nó với một số lượng nào đó để chi phối.
langtubachkhoa
Mot so tin tuc khap noi do nhieu ban dua len
– Hôm nay người phát ngôn BNG Trung Quốc cho rằng: Việc bắn hạ máy bay SU24 của Nga là một sự mất mát đáng tiếc của phong trào chống khủng bố. Lãnh đạo BNG Syria sẽ thăm TQ từ 23 – 26/12.

– Reuters đưa tin, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/12 thông báo Ngoại trưởng Syria Walid al-Moualem sẽ đến thăm Trung Quốc trong tuần này.
– Chinh phu TQ da moi ca chinh phu Syria va phe doi lap sang tham

– Thương viện Nga hôm nay thông qua nghị quyết cho phép cảnh sát đặc biệt Nga được nổ súng trong các trường hợp tụ tập đông người khi có sự đe dọa khủng bố hay khả năng sảy ra khủng bố
– UB chống độc quyền LB Đức hôm nay đồng ý thông qua thỏa thuận xây dựng tuyến dẫn khí “ dòng chảy phương bắc 2” với Nga. “ Dòng chay phương bắc 2” được Công Ty “ Gasprom” của Nga khởi động từ 6/2015, trong đó công ty đầu tư 50% còn lại kêu gọi 5 nhà đầu tư khác. Tuyến ống sẽ có 4-5 nhánh

– Các nước trong khối kinh tế Á – Âu rút khỏi hiệp định thương mại tự do với Ucraine – Theo lời ông Shuvalov , Phó CT hội đồng kinh tế Á – Âu. Một toán người tập trung trước văn phòng chi nhánh “ Sberbank” ở Kiev, hiện chưa rõ ý đồ của nhóm người này, nhưng có vẻ họ đang muốn bao vây văn phòng, trong tay họ có các biểu ngữ mang tính khiêu khích và các tấm chắn. Hôm nay Quốc hội Ucraine không bỏ phiều thông qua ngân sách năm 2016 của nước này, được biết đây là kỳ họp cuối cùng trong năm nay của Rada Ucraine.
– BT năng lượng và than Ucraine cho biết từ QI năm 2016 nước này chỉ mua Gas của Nga theo giá của Châu Âu, là 200,6usd/t. Theo nhà bình luận chính trị, TS luật Andrei Porno, TT Poroshenko, do không nhìn thấy tương lai ở Ucraine nên đã đưa hàng tỷ đô ra khỏi lãnh thổ Ucraine, việc chuyển tiền ra nước ngoài ngoài lợi nhuận từ Roshen, ngoài ra Poroshenko còn chuyển cả lợi nhuận từ các công ty khác huộc quyền sở hữu của ông ta.

– TT Nga Putin: phái đoàn của EU trong cuộc đàm phán 3 bên giữa Nga – Ucraine – EU, từ chối xem xét vấn đề đang gây tranh cãi do Nga đưa ra và họ đã bỏ phòng họp ra ngoài sau khi tuyên bố " cuộc chơi đã kết thúc", tuy nhiên trong cuộc họp báo sau đó, phái đoàn Châu Âu lại tuyên bố : Phái đoàn Nga phá vỡ đàm phán, điều đó không đúng “phong cách Châu Âu” và điều đó là “không thể chấp nhận”

– TT Ấn Độ hôm nay có cuộc thăm chính thức Nga , ông đã hội đàm với TT Nga Putin. TT Ân Độ cho biết : Nga và Ấn Độ là có một mối liên hệ hữunghị không thế phá vỡ và một đối tác chiến lược.

– TTg TNK tuyên bố tại hội nghị các quan chức ngành công nghiệp và thương mại TNK: Nga sẽ không thể tồn tại nếu thiếu hàng hóa TNK, ông nói: “ Mặc dù trong tình trạng khó khăn hiện nay trong quan hệ với Nga, nhưng tôi tin rằng , xuất khảu của chúng ta sẽ tăng lên, về điều đó, các ngài không lo lắng”.
TT TNK xác nhận rằng ông ta đã cảnh báo về người Turkmen ở Syria với TT Putin. BT Thương mại và Hải Quan TNK cho biết quan hệ TNK – Nga có thể được bình thường hóa trờ lại từ cuối tháng 3/2016. Theo lời của ông BT, trong những ngày gần đầy, số lượng hàng hóa bị Nga trả về đã giàm đi nhiều.

– Tra loi vu khong kich nham linh Iraq, My bao "Minh nhầm,nhưng trước giờ minh hay nhầm lắm,thế nên bình thường thôi"

Co thể thây rõ nội bộ Mỹ đang tranh cãi và chưa thống nhất về quan hệ với Nga
– Sau tất cả các tuyên bố nồng ấm tại Moscow, sau những nghị quyết thể hiện tinh thần đoàn kết chống khủng bố tại HĐBA LHQ, hôm nay, người phát ngôn BNG của Mỹ, John Kirby, lại tuyên bố: Mỹ tin rằng các hành động quân sự của Nga tại Syria là nhằm chống lại các nhóm đối lập ôn hoà, không phải chống lại IS, và Mỹ rất thất vọng vì sự bất hợp tác này của Nga trong sứ mệnh chống khủng bố toàn cầu. Mỹ có những bằng chứng khẳng định điều này từ dữ liệu của các tổ chức phi chính phủ đáng tin cậy (đề nghị giấu tên).
langtubachkhoa
Tin tuc khap noi do nhieu ban dua len
Trong khi có tin Iran đang dần rút chiến binh khỏi Syria thì các chiến binh Shiite đến từ Iraq lại xuất hiện nhiều hơn. Gần đây là nhóm chiến binh Shiite Lữ đoàn số 4 tử vì đạo Salem Haider, thuộc cánh quân sự của giáo sỉ Badr, Iraq
Lý do ban đầu tham chiến là bảo vệ các đền thờ Shiite bị bọn Sunny phá hoại. Sau đó, các làng mạc Shiite dần bị phỉ bao vây giết hại thì các nhóm này càng ngày càng tham chiến sâu hơn.


Chuyên gia này bao Nga dang làm trò, hoàn toàn có thể trích xuất được dữ liệu hop den may bau SU24 và công nghệ này Nga làm được.
The Russian black box is readable, cryptology expert says (black box lie is failed)


http://www.dailysabah.com/diplomacy/2015/1...ogy-expert-says

Nga đã chào hàng máy bay Tu-204SM với các đồng nghiệp Iran
Sputnik đưa tin, theo thông tin từ Bộ Công thương Nga, Hãng hàng không Kish Air của Iran đang xem xét khả năng mua 15 máy bay Tu-204SM của Nga để phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa trên các tuyến bay chính.
Hãng tin RIA Novosti dẫn thông tin của Bộ Công thương Nga cho biết: "Nga đã chào hàng máy bay Tu-204SM với các đồng nghiệp Iran. Hoạt động đàm phán đang được tiến hành với Kish Air về khả năng bán từ 10-15 máy bay loại này."
Chủ đề hợp đồng mua các máy bay Nga đã được Bộ trưởng Công thương Nga Denis Manturov và người đồng cấp Iran Mohammad Reza Nematzade đưa ra thảo luận.
http://viettimes.vn/dia-chinh-tri/nga/nga-...iran-30000.html



Tại Moskva vừa diễn ra lễ khai trương chính thức Trung tâm Thương mại Hà Nội-Moskva thuộc Tổ hợp đa chức năng Hà Nội - Moskva (Incentra) - biểu tượng của tình hữu nghị giữa thủ đô hai nước Việt Nam và LB Nga.


Cai nay chac vi rub mat gia.
Theo thống kê của cơ quan quản lý du lịch Nga, trong 9 tháng đầu năm 2015 đã có 20,7 triệu lượt khách du lịch đến Nga, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2014 (dù vẫn ít hon 2013).

Rub mất giá thì xuất khẩu của các hãng Nga hoặc các hãng nước ngoài đặt sản xuất ở Nga sẽ lợi vô cùng. Nếu là kinh tế thị trường thuần túy thì các hãng nước ngoài sẽ đua nhau mở sản xuất ở Nga, và để ngăn chặn điều này thì phương Tây phải dùng các biện pháp trừng phạt và chiến tranh thông tin tâm lý để hạn chế (chứ cũng k ngăn cản hoàn toàn được), như vậy bài toán ở đây là nếu các hãng Nga vùng lên thay thế được chỗ trống đó thì sẽ rất tuyệt cho Nga, nhưng để làm điều đó thì khó khăn lại ở khía cạnh chính trị xã hôi, liên quan đến các nhóm lợi ích trong Nga có từ thời Elsin và phương Tây bên ngoài tác động vào. Vừa rồi phía Nga nói họ đã biết rõ các kế hoạch của phwuong Tây dang được chuẩn bị để gây chuyện ở bầu cử quốc hội 2016 và tổng thống 2018
langtubachkhoa
Tin tuc khap noi nhieu ban dua len

– Peskov: Nga sẽ áp dụng các biện pháp tương ứng để đáp trả hành động cấm vận của Phương Tây.

– Dự báo nền kinh tế Nga năm 2016 được các hãng đánh giá tín nhiệm lớn nhận định như sau. Fitch: Sự suy thoái kinh tế đã đến hồi kết. Năm 2016 sự sụt giảm hay tăng trưởng có thể sảy ra nhưng với tỷ lệ không đáng kể. Theo Mody’s : Giá dầu thô còn ở mức thấp, thậm chí trong 1 vài năm nữa, do đó nền KT Nga sẽ có tăng trưởng trở lại , nhưng ở mức độ không lớn. S&P : Các nhà đầu tư thận trọng với các khoản đầu tư nhà nước, đặc biệt là các thị trường mới nổi, trong đó có Nga. Duma QG Nga hôm nay thông qua đạo luật giải quyết ngoài tòa án trách nhiệm công dân Crime đối với các khoản nợ NH của Ucraine. Đạo luật xác định các thủ tục cho việc thu thập chứng cứ tài liệu của khách hàng vay để loại bỏ các trở ngại về tài sản thế chấp, bảo đảm hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng tín dụng.

– Người phát ngôn điện Kremli: Nga không có thông tin và không nhận được bằng chứng về những cáo buộc của tổ chức ân xá và nhân quyền Quốc tế về việc Nga không kích làm chết dân thường ở Syria.

– Nga và Armenia ký thỏa thuận xây dựng hệ thống phòng không thống nhất. Trong hệ thống này còn gồm có Kirgizia, Tadzikistan và Kazastan. Trong năm nay Nga đã chuyển giao xong cho Astana các hệ thống S300. BT QP Nga Soigu hôm nay chuyển cho BT QP Kazastan bản copy của lá cờ chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại

– Nhu cầu khí đốt cho mùa đông năm nay của Châu Âu tăng đột ngột, chỉ trong 20 ngày đầu tháng 12, công ty Gasprom của Nga đã phải tăng lượng khí vận chuyển lên 32% so với cùng kỳ năm ngoái

– Blomberg : Chính phủ Ucraine tự làm quốc gia mình tan rã mà không có bàn tay từ nước ngoài. CP Ucraine đã không tận dụng được những khoảng thời gian yên ổn ở miền Đông để cải tổ nội các để đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng. Kiev là quá bận rộn với các cuộc xung đột nội bộ, đấu đá trong Verkhovna Rada và xúc phạm lẫn nhau giữa Avakov và Saakashvili chỉ làm trầm trọng thêm sự khác biệt mà đe dọa "nhấn chìm" đất nước. Cuộc xung đột trong quốc hội Ukraine có thể làm lỡ một khoản vay từ IMF $ 1,75 tỷ usd.

– TT Poroshenko, trong bài phát biểu trước QH Israel, đã tuyên bố người Do Thái đã dong vai tro lon trong viec thành lập nên nhà nước Ucraine, Ông ta cũng cảm ơn tel Aviv đã để ông ta phát biểu trước QH nước này.

– TT Nga trong cuộc họp với UB QG về giáo dục đã yêu cầu: trong vòng 10 năm tới, bằng tất cả sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của cả nước Nga, giáo dục ở Nga sẽ trở thành một trong những nền giáo dục tốt nhất thế giới. Điều này nó phù hợp với nhiệm vụ phát triển dân tộc nó cũng phù hợp với yêu cầu của XH. Nga đã trỗi dậy mạnh mẽ hơn những gì CIA dự báo. Năm 2000 một nhóm các chuyên gia của CIA được tập hơp để nghiên cứu sự phát triển của Nga trong 15 năm tơi, khi đó họ đi đên kết luận: Khi đó (2015 –ND) Nước Nga là một quốc gia yếu ớt không có ảnh hưởng trên trường quốc tế, ản hưởng của Nga lên đời sống thế giới chỉ là vai trò của Nga trong thường trực HĐBA LHQ.

- Lien hop quoc k xac nhan duoc ve tin tuc may bay Nga khong kich giet dan thuong
Secretary General Ban Ki-moon is alarmed by information revealed in the Amnesty International report and urges all the parties to military actions in Syria to respect international humanitarian law
http://tass.ru/en/world/846484

- Thong doc bang Odessa, Saakashvili noi muc do tham nhung bay gio o Ukraine lon hon bao gio het
Odessa governor says current levels of corruption worst-ever in Ukraine
http://tass.ru/en/world/846515

Trung Quốc: Bước đột phá mới trong "ngoại giao dầu mỏ"

Trung Quốc quyết định kết nối Iraq vào "Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa", đồng thời ký kết với Baghdad các hiệp định khung về hợp tác quân sự và năng lượng. Đây là kết quả chính cuộc đàm phán giữa ban lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi.

Bắc Kinh đã đạt được hai bước đột phá theo hướng Iraq. Bước thứ nhất là đột phá chính trị. Trong bối cảnh cuộc nội chiến và một phần lãnh thổ Iraq nằm trong sự kiểm soát của các chiến binh "Nhà nước Hồi giáo", Trung Quốc đã không e ngại thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược với Iraq. Định dạng quan hệ này giữa Bắc Kinh và Baghdad tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển sự hợp tác song phương, — Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh như vậy trong buổi tiếp Thủ tướng Iraq.
Bước đột phá thứ hai của Trung Quốc là trong "ngoại ngoại giao dầu mỏ". Một hiệp định khung hợp tác năng lượng đã được ký với quốc gia OPEC đứng thứ hai sau Saudi Arabia về sản xuất dầu thô. Iraq đang xuất khẩu sang Trung Quốc một nửa khối lượng dầu sản xuất tại nước này. Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường tuyên bố, Trung Quốc chủ trương tích cực tham gia các dự án thăm dò khai thác và xây dựng nhà máy lọc dầu, hình thành sự hợp tác năng lượng lâu dài và ổn định với Iraq. Về phần mình, Thủ tướng Iraq cho biết, Bagdad hy vọng tăng cường sự hợp tác năng lượng với Bắc Kinh và thu hút vốn đầu tư của các công ty Trung Quốc vào lĩnh vực này.

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Iraq là một trong những tín hiệu cho thấy, Trung Quốc đang kích hoạt chính sách ngoại giao ở Trung Đông. Ngày 23 tháng 12, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Syria Walid Muallem bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc kéo dài bốn ngày. Bắc Kinh còn mời các đại diện phe đối lập Syria tới nước này “làm khách”. Các phương tiện truyền thông Iran trích dẫn nguồn tin ngoại giao Trung Quốc cho biết, Iran và Trung Quốc đạt được thỏa thuận về chuyến thăm Tehran của Chủ tịch Tập Cận Bình. Nếu điều này diễn ra thì Chủ tịch Trung Quốc sẽ là nhà lãnh đạo thứ hai của một cường quốc trên thế giới, đến Tehran sau khi IAEA khép lại "hồ sơ hạt nhân" Iran và phương Tây bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt chống Iran.

Các chuyên gia đã lưu ý đến khả năng xung đột lợi ích giữa Trung Quốc và Mỹ tại khu vực. Ông Pavel Zolotarev, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Mỹ và Canada nêu nhận định về khả năng tránh được sự đối đầu rõ rệt giữa Bắc Kinh và Washington:

Trung Quốc sẽ hành động vô cùng thận trọng, kiềm chế, nhưng theo sát các lợi ích quốc gia tại khu vực này. Dù mong muốn tới đâu, Hoa Kỳ vẫn sẽ thiếu khả năng hành động phản ứng – người Trung Quốc không cho phép họ có lý do lộ liễu để làm điều này, trong khi đó bằng mọi giá sẽ đạt mục tiêu của mình.”

Trung Quốc đặc biệt nhạy cảm trước bất kỳ mối đe dọa tới nguồn nhiên liệu năng lượng từ nước ngoài. Washington biết rõ điều này. Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển nên "phụ thuộc dầu mỏ" sẽ tiếp tục tăng. Mọi gián đoạn nhập khẩu dầu đều là mối đe dọa cho Trung Quốc.

Vì thế, không ai loại trừ khả năng Hoa Kỳ thực hiện những nỗ lực mới hòng gây mất ổn định trong khu vực, tìm cách "trừng phạt" Trung Quốc bằng công cụ kinh tế.


langtubachkhoa
Tin tuc khap noi do nhieu nguoi dua len


Công ty ULA Mỹ đã đặt mua thêm các động cơ tên lửa Nga
Công ty liên doanh United Launch Alliance (ULA) của Mỹ được lập bởi Boeing và Lockheed Martin, đã đặt mua thêm 20 động cơ tên lửa RD-180 do Nga chế tạo, - tin đăng trên trang web của ULA. Theo thông báo, các động cơ sẽ được dùng cho tên lửa Atlas.
Thông báo của công ty này cho biết, số động cơ được đặt mua sẽ "phục vụ các đơn đặt hàng phóng tên lửa hiện nay và trong tương lai của khách hàng dân dụng và thương mại, trong khi chờ đợi động cơ của Mỹ được sản xuất và cấp chứng nhận." Công ty lưu ý về "sự cần thiết đảm bảo một quá trình trôi chảy" cho việc chuyển sang sử dụng động cơ Mỹ và "duy trì tính cạnh tranh lành mạnh trong ngành công nghiệp phóng tên lửa."
Đại diện bên nhập khẩu cho biết, các động cơ này sẽ được lắp ở tầng đầu tiên trên tên lửa loại “ Atlas 5”. Trước đó các nhà hoach định chính sách Mỹ cũng đề nghị dỡ bỏ lệnh cấm lắp đặt RD180 lên các tên lửa dùng để phóng các vệ tinh quân sự lên quỹ đạo.
United Launch Alliance is a 50-50 joint venture between Lockheed Martin and The Boeing Company formed in 2006 to provide reliable, cost-efficient access to space for U.S. government missions.

http://vn.sputniknews.com/world/20151224/9...l#ixzz3vFArrB5m
(@click here)
http://ria.ru/economy/20151224/1347819044.html
http://www.kommersant.ru/doc/2884277


Wall Street Journal: Mỹ từng mưu toan cuộc đảo chính quân sự ở Syria
Vào giai đoạn đầu cuộc xung đột Syria, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã tìm kiếm cơ hội tiếp tay lật đổ chế độ Tổng thống Syria Bashar Assad nhưng chiến lược này đã thất bại.
Theo Wall Street Journal khẳng định, khi xung đột Syria mới bùng nổ Hoa Kỳ đã cố xác định "những rạn nứt trong chế độ" mà họ có thể lợi dụng tạo điều kiện cho cuộc đảo chính quân sự, "nhưng những gì tìm được là quá ít ỏi." Theo tạp chí, trong năm 2011 các quan chức tình báo Mỹ đã lập danh sách những sĩ quan người Alawite, trên lý thuyết có thể lãnh đạo cuộc đảo chính.
"Năm 2011, chính sách của Nhà Trắng là một quá trình chuyển đổi chính trị tại Syria thông qua phát hiện những rạn nứt trong chế độ và kích thích lôi kéo người từ chối ông Assad," — một cựu nhân viên của chính quyền Mỹ thừa nhận.
Những liên lạc bí mật của Washington với chế độ Assad đã không diễn ra thường xuyên. Đôi khi các đại diện của hai nước thực hiện trao đổi trực tiếp, lúc khác họ liên lạc bằng lời nhắn qua trung gian, — tạp chí cho biết. Ngoài ra, có một số lần Tổng thống Syria đã cố gắng liên lạc với chính quyền Mỹ nhằm tuyên bố về sự liên minh cần thiết giữa Mỹ và chính phủ Syria trong cuộc chiến chống khủng bố.

http://vn.sputniknews.com/world/20151224/9...l#ixzz3vFEyVHe0
http://www.wsj.com/articles/u-s-pursued-se...ears-1450917657


– Môt loạt các NH của Nga từ chối thanh toán bằng thẻ tín dụng Visa và Master Card sau khi Mỹ mở rộng lệnh trừng phạt sang một số NH Nga
– Thái Lan từ chối hợp đồng mua xe tăng “ Aplod” của Ucraine do thời hạn giao hàng quá chậm ( trong 4 năm sx được có 11 chiếc).
Hiện lực lượng lục quân Hoàng Gia Thái đang xem xét 2 mẫu xe tăng T90 ( T90C hoặc T90MC) của Nga , hoặc mẫu MVT3000 của Trung Quốc. Về phía MVT3000 của TQ, phía Thái lan cho rằng giá 4tr usd là quá cao, hơn nữa động cơ không phải do TQ SX nên gây trở ngại cho sửa chữa sau này
– Theo Bloomberg: Mỹ cáo buộc Nga áp dụng biện pháp thương mại kiểu “ trừng phạt” chống lại Mỹ. Trong báo cáo của phòng TM Hoa Kỳ Washington đã cao buộc Nga vi phạm các quy tắc thương mại của WTO , đặc biệt tự do hóa thương mại và tính minh bạch.
– Sau 30 năm phòng thí nghiệm Oak Ridge ở Mỹ đã điều chế được 50 gr đồng vị phóng xạ Plutoni 238, chất mà trước đây họ phải mua từ Nga. Mẫu Oxit Plutoni 238 ở dạng bột và sẽ được sử dụng như nguồn nhiệt trong các thiết bị của NASA
– Các chuyên gia Hoa kỳ đang đau đầu vì một điểm mạnh tạo nên sự bất tử của hệ thống tên lửa của Nga từ Iskander, Topol hay Yars, nhưng vũ khí đảm bảo an toàn cho Nga đã đi trước trong hàng chục năm , đó là các hệ thống này không cần đến bệ phóng như tên lửa của Mỹ và Phương Tây. Để làm được như vậy, các nhà thiết kế đã phải giải được một loạt các bài toán mà mới thoạt nhìn, chúng có vẻ đối lập nhau: đó là phải đảm bảo sức nâng đủ lớn, phải qua được những cây cầu yếu, phải triển khai được ở vùng đất yếu.



Còn nhớ đầu năm nay Mỹ và PT nhận định xuất khẩu vũ khí Nga sẽ sụt giảm ngiêm trọng va CIA thi hoi 90s thi du doan tu nhung nam 2010 tro di thi anh huong cua Nga voi the gioi se gan nhu ve 0. Thuc ra nhung caí này mang danh là nhận xét dự đoán mà thực ra chính là cái mà phương Tây đang thực hiện và nhắm dến



An ninh Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đàn áp người Kurd
Thâm thù giữa Thổ Nhĩ Kỳ và cộng đồng người Kurd tại nước này (cội nguồn sức mạnh PKK) lớn như thế nào thì cứ nhìn những bức ảnh này là hiểu 1 phần.
Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ thoải mái đàn áp, đã nhiều lần nổ súng gây thương vong trong các thành phố, thị trấn nơi người Kurd sinh sống (xin nhấn mạnh là ngay trong nội địa nước Thổ), không một ai lên tiếng bảo vệ họ.
Cảm giác cô độc, bị bỏ rơi cùng khao khát hàng thế kỷ về 1 quốc gia độc ...lập đã khiến người Kurd ủng hộ PKK, đầu quân hay đóng góp cho tổ chức này hoạt động chống Thổ Nhĩ Kỳ.
Ở đây không mạn bàn về vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ đàn áp người Kurd là đúng hay sai, chỉ nhấn mạnh tính 2 mặt của các tổ chức nhân quyền khi rất hăng hái lên án những quốc gia không theo quỹ đạo của Phương Tây (hay nói đúng hơn: Mỹ), tuy nhiên lại hoàn toàn im lặng khi sự việc xảy ra ở những quốc gia "đồng minh", "chư hầu".
langtubachkhoa
Không thể thay thế

PressTV cho biết, hai công ty của Mỹ là ULA (United Launch Alliance), liên doanh giữa tập đoàn chế tạo máy bay Boeing và tập đoàn kỹ thuật quốc phòng Lockheed Martin vừa đặt mua 20 động cơ tên lửa RD-180 do Nga sản xuất.

Phía Mỹ cho biết, số động cơ RD-180 mua của Nga sẽ được dùng để nâng tên lửa Atlas V cho đến khi động cơ mới do Mỹ phát triển được cấp phép sử dụng.

Phát ngôn tập đoàn ULA Jessica Rye cho biết, Nga sẽ bắt đầu chuyển giao các động cơ mới khi hoàn tất đơn đặt hàng 29 động cơ trước đó. Trong năm 2015 mới chỉ có 8 động cơ của đơn hàng này được giao.

Đơn đặt hàng 29 động cơ tên lửa từ Nga được Mỹ ký trước khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga vì những cáo buộc liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Theo đó, các công ty tư nhân và quốc doanh của Mỹ sẽ không thể tiến hành các hoạt động hợp tác với Nga.

Tuy nhiên, các công ty quốc phòng của Mỹ đã vận động để được nới rộng lệnh trừng phạt, cho phép họ được mua động cơ tên lửa đẩy của Nga. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng yêu cầu được hưởng đặc quyền này.

Hồi tháng 5/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Giám đốc tình báo của Mỹ James Clapper đã đệ trình kiến nghị lên Thượng viện Hoa Kỳ, cho phép quân đội nước này mua động cơ tên lửa đã đặt mua của Nga.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc và Giám đốc tình báo Mỹ đã yêu cầu Thượng viện tháo dỡ hạn chế về cung cấp động cơ tên lửa RD-180 của công ty "Energomash" (Nga) vì Mỹ gặp "những thách thức lớn" trong lĩnh vực phóng thiết bị không gian vì mục đích quốc phòng và tình báo.

Lầu Năm Góc đã đặt mua tất cả 18 động cơ RD-180 theo hợp đồng được ký kết trước khi bán đảo Crimea sát nhập vào lãnh thổ Liên bang Nga. Do các hạn chế bởi lệnh trừng phạt Nga do Thượng viện nước này đặt ra, phía quân đội chỉ được phép mua 5 động cơ.

Hiện nay, với sức mạnh và độ tin cậy cao động cơ RD-180 đang là lựa chọn số 1 của Mỹ: "Không có RD-180, sẽ là thảm họa cho an ninh quốc gia của Mỹ…", John Logsdon, nhà sáng lập kiêm giám đốc Viện chính sách vũ trụ tại Đại học George Washington cho biết.

Cách Mỹ giảm lệ thuộc vào Nga

Trang DefenseTech.org dẫn nguồn tin quân sự Mỹ thừa nhận, sẽ mất rất nhiều thời gian nữa để người Mỹ mới có thể giảm lệ thuộc vào động cơ tên lửa đẩy có giá thành rẻ và cực hiệu quả do Nga sản xuất.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn đang nỗ lực rất lớn để đẩy nhanh quá trình sản xuất ra những động cơ đủ mạnh để thay thế sản phẩm nhập khẩu từ Nga.

Hồi tháng 12/2014, Quốc hội Mỹ đã thông qua quyết định chi 220 triệu USD nhằm phát triển một loại động cơ thay thế RD-180. Trong tương lai, chính phủ có thể tiếp tục cung cấp ngân sách cho dự án này. Tuy nhiên, thời điểm một động cơ sản xuất tại Mỹ cho tên lửa Atlas V sớm nhất phải mất trên 10 năm nữa.

Ngoài ra, công ty SpaseX cũng đang phát triển tên lửa Falcon 9R với mục đích thay thế RD-80, tuy nhiên trong cuộc thử nghiệm hồi cuối năm 2014, sản phẩm của công ty này đã nổ tung ngay khi rời bệ phóng khiến chương trình bị đình trệ.

Tuy nhiên vào tối 21/12/2015, tên lửa Falcon 9R đã được phóng thành công lên tầng quỹ đạo thấp của Trái Đất và quay lại mặt đất an toàn trong vòng 10 phút đã thắp lên hy vọng cho người Mỹ.

Được biết, NASA cũng tham gia vào chương trình phát triển động cơ tên lửa đẩy của Mỹ với sản phẩm Space Launch System (SLS) - động cơ tên lửa đẩy nhiên liệu rắn cực mạnh và đã được thử nghiệm thành công trên mặt đất hồi đầu năm 2015.

Theo những thông tin được NASA tiết lộ, SLS có chiều dài 54m, tải trọng lên tới 130 tấn. Việc phóng SLS tạo ra lực đẩy 1.630 tấn và sản sinh nhiệt độ cao lên tới 2.500 độ C.

Cuộc thử nghiệm được thực hiện trong 126 giây, vụ thử lần này được tiến hành trong điều kiện nhiệt độ cao (90 độ F/32 độ C). Dự kiến, cuộc thử nghiệm SLS tiếp theo sẽ được NASA thực hiện trong điều kiện nhiệt độ thấp (40 độ F/4,4 độ C).

Tuy nhiên, từ thử nghiệm thành công trên mặt đất đến ứng dụng thực tế là một khoảng cách rất xa, theo John Logsdon.

Ngoài ra, để giảm lệ thuộc vào Nga trong khi chưa sản xuất được động cơ đủ mạnh, Tập đoàn Boeing của Mỹ vừa đạt được thỏa thuận với Ukraine về việc mua tên lửa và động cơ được chế tạo bởi Phòng thiết kế "Yuzhnoye" và sản xuất tại nhà máy "Yuzhmash", thông tin này được Lenta cho biết.

Theo nguồn tin này, các bên đã đạt được thỏa thuận trong chuyến thăm của đoàn đại biểu Ukraine tại Mỹ vừa qua. Và theo kế hoạch, việc ký kết chính thức sẽ được thực hiện trước khi kết thúc năm 2015 hoặc đầu 2016.

Ông Lubomir Sabodash, người đứng đầu Cơ quan vũ trụ quốc gia Mỹ cho biết, để bản hợp đồng được ký kết thuận lơn Mỹ đã ra một điều kiện với Ukraine.

Theo đó, Kiev không được phép hợp tác với các quốc gia đang chịu lệnh trừng phạt. Các bên cũng thông báo về khả năng hồi sinh của dự án "Sea Launch", cũng như việc mua sắm linh kiện cho tên lửa Antares. Ngoài ra, Mỹ có thể tạo vệ tinh viễn thông cho Ukraine.

Trong số những sản phẩm mà phòng thiết kế "Yuzhnoye" chế tạo có tên lửa vũ trụ seri "Zenit", "Dnepr" ("Satan" - theo cách gọi của Mỹ), vệ tinh quan sát Trái đất, động cơ tên lửa seri RD và một số thiết bị khác. Trong khi đó, công ty "Yuzhmash", nơi sản xuất công nghiệp các thiết bị hàng không vũ trụ cũng nằm trong thành phố này của Ukraine.


http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/lai...uy-nga-3296037/
langtubachkhoa
Theo tờ nhật báo Cumhuriyet của Thổ Nhĩ Kỳ, các binh sĩ nước này làm nhiệm vụ ở biên giới với Syria đã nhiều lần liên lạc với phiến quân IS tại Iraq và Syria. Báo trên trích dẫn kết quả cuộc điều tra do văn phòng Tổng công tố Ankara thực hiện, được cho là đã nghe lén các cuộc trao đổi qua điện thoại giữa lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ và phiến quân cực đoan.
Việc nghe lén này xảy ra hồi năm ngoái, nằm trong chiến dịch điều tra về vụ mất tích của 6 sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ. Người thân của các sinh viên cho rằng họ đã gia nhập hàng ngũ của IS. Một cuộc điều tra đã chính thức được tiến hành nhằm vào 27 đối tượng, một số người đang ở Syria, có liên quan tới việc giúp 6 sinh viên liên lạc với IS.
Quá trình điều tra đã phát hiện chi tiết rằng những đối tượng muốn tham gia IS đã nhận được vài hình thức “đào tạo tư tưởng”. Các hồ sơ này đã được chuyển tới văn phòng Công tố viên quân sự hồi tháng 3 vừa qua sau khi Tổng công tố Ankara nhận thấy vấn đề đã vượt thẩm quyền của mình. Trong số các bản chép lại những cuộc hội thoại, một nhân vật được ghi chú là X2, bị tình nghi là một thành viên của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Một cuộc điện thoại đã xảy ra như sau: “ – Tôi nghe đây người anh em. - X2: Chúng tôi đang ở tại khu vực đặt mìn, nơi mà tôi từng đưa phương tiện tới. Chúng tôi đã bật đèn lên rồi và có mang theo tài liệu, hãy đến đây với người của anh từ bên đó”.
Bên cạnh đó, tờ Today’s Zaman dẫn kết quả điều tra cho biết: “Những đối tượng gia nhập IS từ Ankara thường xuyên sử dụng quận Elbeyli của thành phố Kilis như một tuyến xa lộ để chạy tới làng Able, nằm lân cận quận Al-Bab của Syria”.
http://baotintuc.vn/the-gioi/he-lo-bang-ng...25080432374.htm

Russia, India agree on implementation of energy projects in Far East Business & Economy December 25, 11:03 UTC+3 The document was signed within the annual Russian-Indian summit in Moscow attended by Russian President Vladimir Putin and Indian Prime Minister Narendra Modi
The document was signed within the annual Russian-Indian summit in Moscow attended by Russian President Vladimir Putin and Indian Prime Minister Narendra Modi
http://tass.ru/en/economy/846890

Chiều 24/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã ra tuyên bố chung Nga-Ấn dựa trên kết quả của chuyến thăm Nga chính thức của người đứng đầu Chính phủ Ấn Độ.
Phóng viên TTXVN tại Moskva đưa tin, tuyên bố chung "Mối quan hệ tin tưởng hướng tới những chân trời hợp tác mới" nêu rõ Nga và Ấn Độ kiên quyết bày tỏ ủng hộ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Syria. Tuyên bố viết: "Các bên thống nhất rằng cuộc xung đột vũ trang nội bộ tại Syria không có giải pháp quân sự và chỉ có thể giải quyết bằng biện pháp chính trị và ngoại giao - thông qua đối thoại trong nội bộ Syria mà không có điều kiện tiên quyết, sự can thiệp từ bên ngoài và trên cơ sở thông cáo Geneva ngày 30/6/2012, Tuyên bố chung về kết quả cuộc đàm phán đa phương về Syria tại Vienna ngày 30/10/2015 và tuyên bố của "Nhóm Hỗ trợ Syria" ngày 14/11/2015".
Nga và Ấn Độ cũng bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ nhân dân và Chính phủ Iraq trong nỗ lực vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay và bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. Hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa giải dân tộc và thống nhất tại Iraq, dựa trên sự hình thành một hệ thống chính phủ và củng cố các tổ chức dân chủ bằng cách tạo ra các cơ hội thích hợp.
Về tình hình ở Ukraine, Nga và Ấn Độ hoan nghênh các tiến bộ đạt được trong lĩnh vực an ninh, bao gồm việc tuân thủ lệnh ngừng bắn ở Đông Nam Ukraine, cũng như việc ký thỏa thuận rút vũ khí hạng nhẹ (cỡ nòng nhỏ hơn 100mm) khỏi đường giới tuyến giữa các bên. Thông cáo chỉ rõ, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy một giải pháp chính trị, vốn không thể thay thế, hòa giải giữa các bên chỉ có thể là kết quả của đối thoại trực tiếp.
Trước sự chứng kiến của lãnh đạo 2 nước, Nga và Ấn Độ đã ký 15 văn kiện, trong đó có 2 nghị định thư sửa đổi thỏa thuận về đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh. Hai bên cũng ký 4 hiệp định về hợp tác sản xuất trực thăng Ka-226 ở Ấn Độ; xác nhận việc hoàn thành giai đoạn đầu, chuẩn bị tiến tới thỏa thuận liên doanh trên cơ sở Công ty cổ phần Vankorneft; về phát triển, chuyển giao và hỗ trợ công nghệ thực hiện xuyên suốt sản xuất các sản phẩm dành cho máy hạng nặng, máy năng lượng, kể cả hạt nhân; cung cấp thiết bị sản xuất, cũng như thành lập trung tâm đào tạo.
Ngoài ra còn 6 biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực hợp tác đầu tư tại vùng Viễn Đông của Nga, về hợp tác giữa Công ty cổ phần "Đường sắt Nga" với Bộ Đường sắt của Ấn Độ; về hợp tác trong lĩnh vực địa chất, thăm dò, khảo sát và khai thác dầu khí trên đất liền và thềm lục địa LB Nga; hợp tác giữa Bộ Năng lượng Nga và Tổng công ty năng lượng mặt trời Ấn Độ để xây dựng các nhà máy điện năng lượng mặt trời tại Ấn Độ; hợp tác giữa Công ty cổ phần "Truyền hình số" và công ty Prasar Bharati trong lĩnh vực phát thanh truyền hình; cũng như về sự phát triển các hệ thống máy tính tiên tiến; hợp tác trong lĩnh vực thiết kế và phát triển máy thu định vị với sự hỗ trợ của các hệ thống GLONASS và IRNSS.
Các bên đã ký chương trình hành động giữa tập đoàn Rosatom và Bộ Năng lượng nguyên tử Chính phủ Ấn Độ về nội địa hóa, sản xuất ở Ấn Độ thiết kế nhà máy điện hạt nhân của Nga. Trong cuộc họ báo chung, Tổng thống Putin cho biết sắp kết thúc giai đoạn đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân Kudankulam với 2 tổ máy và sẽ sớm bắt đầu xây dựng 2 tổ máy nữa. Tổng cộng kế hoạch trong 20 năm sẽ xây dựng 12 nhà máy điện hạt nhân của Ấn Độ sử dụng công nghệ Nga.
Tổng thống Putin cũng cho biết Nga và Ấn Độ đang hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Ông thông báo việc bắt đầu sản xuất hàng loạt tên lửa đối hạm phục vụ cho Hải quân Ấn Độ. Ngoài ra, hai bên cũng thảo luận dự án phát triển tiêm kích đa năng và máy bay vận tải đa năng.
Về phần mình, Thủ tướng Modi cho biết New Delhi và Moskva đã "đặt nền tảng cho đường hướng tương lai quan hệ đối tác chiến lược"
http://baotintuc.vn/the-gioi/ngaan-do-ra-t...25075302027.htm

Nga xuất 10 triệu tấn dầu cho Ấn Độ, quyết nâng thương mại lên 30 tỉ đô
Hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác trên một loạt lĩnh vực, đặc biệt là quốc phòng và năng lượng. Nhiều thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD đã được ký kết, trong đó bao gồm chế tạo máy bay trực thăng, phối hợp thăm dò nguồn dầu mỏ tại Nga và đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực cho doanh nhân hai nước.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau hội đàm, Tổng thống Nga Putin cho biết, nước này có kế hoạch xây dựng thêm ít nhất 6 nhà máy năng lượng hạt nhân tại Ấn Độ trong vòng 20 năm tới. Nga cũng cam kết cung cấp 10 triệu tấn dầu mỗi năm cho các nhà máy lọc dầu tại Ấn Độ trong vòng 10 năm. Theo ông Putin, Moskva và New Dehli đã hợp tác thành công trong việc sản xuất tên lửa Brahmos, điều này tạo điều kiện thuận lợi để hai bên cùng hợp tác chế tạo một loại máy bay chiến đấu và máy bay vận tải mới. Về kinh tế, hai bên nhất trí nâng kim ngạch thương mại song phương lên 30 tỷ USD trong vòng 10 năm tới, so với mức 10 tỷ USD của năm 2014.
http://baotintuc.vn/the-gioi/nga-xuat-10-t...25071331258.htm




Theo thỏa thuận hợp tác quốc phòng vừa được Nga và Ấn Độ ký kết, Moscow và New Delhi sẽ cùng phát triển loại máy bay mới.
Theo Reuters, buổi lễ ký kết được thực hiện trước sự chứng kiến của Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Cụ thể, Ấn Độ và Nga đã ký kết 16 thỏa thuận thuộc các lĩnh vực năng lượng, nghiên cứu không gian, sản xuất tên lửa và đặc biệt là sản xuất quốc phòng.

Theo tuyên bố của ông Modi, Nga và Ấn Độ sẽ hợp tác sản xuất phiên bản trực thăng quân sự Kamov-226T, một phần trong sáng kiến "Make in India" nhằm thu hút các công ty nước ngoài sản xuất ở Ấn Độ.
Trước khi diễn ra ký kết thả thuận chính thức này, hồi cuối năm 2014, Moscow và New Delhi đã nhất trí cùng sản xuất tại Ấn Độ trực thăng Kamov-226T và Mi-17 với số lượng lớn để dùng trong nước và xuất khẩu sang nước thứ 3.
Ngoài ra, hồi giữa năm 2015, hãng sản xuất Ilyushin của Nga và Ấn Độ cũng đã đạt được thỏa thuận phát triển dòng máy bay vận tải quân sự đa năng mới MTA.
Máy bay loại này có thể vận chuyển được nhiều loại hàng hóa có trọng tải lên đến 22 tấn hoặc từ 70 đến 150 lính dù cùng đầy đủ trang bị, tới một địa điểm cách xa hơn 1.200 dặm.
Máy bay vận tải quân sự đa năng MTA sẽ được trang bị hai động cơ phản lực Aviadvigatel PD-14, với trọng lượng cất cánh tối đa là 68 tấn và có vận tốc bay tối đa là 870 km/giờ.
Tại một cuộc họp báo mới đây, ông Vladimir Belyakov, người đứng đầu bộ phận kinh tế đối ngoại của Tổ hợp hàng không Ilyushin cho biết:
“Các nhà sản xuất Nga và Ấn Độ đã cho thấy hoàn toàn sẵn sàng để bắt đầu thiết kế loại máy bay này... Sản phẩm cuối cùng sẽ hoàn thành trong khoảng 3 năm rưỡi đến 4 năm sau khi quyết định được đưa ra”.
Ấn Độ từng cho biết, họ sẽ đặt mua 45 chiếc máy bay mới này, trong khi Nga cũng cho biết họ cần 100 chiếc.
Máy bay vận tải MTA được thiết kế để thay thế An-26, An-32 đã lỗi thời của Ấn Độ. Ông Belyakov cho biết, Nga cũng thực sự cần một loại máy bay vận tải quân sự đa năng tầm trung mới vào đầu những năm 2020, khi chu kỳ khai thác của các máy bay vận tải Antonov hết hạn.
Đây có thể là một trong những ví dụ tiêu biểu của mối quan hệ hợp tác Nga - Ấn trong lĩnh vực quốc phòng đang ngày càng được củng cố và phát triển.
Ngoài ra, điển hình cho sự hợp tác này phải kể đến dự án hợp tác phát triển và sản xuất tên lửa BrahMos, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 cũng như việc sản xuất máy bay Su-30 và xe tăng T-90 tại Ấn Độ.
Hiện Nga và Ấn Độ đã gần đạt được thỏa thuận phát triển chung máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, dựa theo mẫu T-50 của Nga và được đánh giá có khả năng ngang với tiêm kích tàng hình F-35 đang được Mỹ phát triển.
Trang điện tử RealClearPolitics cho biết, dự kiến chuyến thăm của Thủ tướng Modi tới Nga lần này sẽ là thời điểm hai nước hoàn thành thỏa thuận cuối cùng liên quan tới máy bay tàng hình thế hệ thứ 5.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (ASSOCHAM) mới đây cho biết, quyết định của Chính phủ Ấn Độ tăng trần đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực quốc phòng lên 49% dự kiến sẽ thu hút thêm đầu tư, đặc biệt từ Nga vào lĩnh vực này.
Đặc biệt, với chính sách nới lỏng FDI trong lĩnh vực sản xuất quốc phòng, Ấn Độ sẽ phối hợp với Nga thành lập một Đặc khu kinh tế về quốc phòng và không gian.
Theo đó, các công ty của Nga và các nhà cung ứng Ấn Độ có thể thiết lập các cơ sở chế tạo và nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nội địa và xuất khẩu.
http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/lo-...an-moi-3295992/
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.