Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc. Phan Iii
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
langtubachkhoa
Hum, đọc cái tin này lại nhớ đến các nước Đông Âu xưa như Hungary, Sec, Ba lan. Dược phẩm những nước này chẳng bao giờ đưa được vào EU dù chỉ là những thuốc thông thường, vào Nga thì bị chính các hãng EU và nội dịa Nga cạnh tranh, cuối cùng thì thui chột và chết cả, hoặc bị cac hãng EU khoét ruột hết. Hic hic. Gần dây Nga tuyên bố đi vào giai đoạn cuối thử nghiệm thuốc điều trị Ebola, và khẳng định sản phẩm của mình thành công, k rõ thế nào?

Thuốc Nga chữa ung thư đến với người bệnh Việt Nam
Công ty công nghệ sinh học Biocad của Nga đã thực hiện vào cuối năm 2015 đợt bàn giao sản phẩm đầu tiên cho phía Việt Nam theo hợp đồng trị giá hơn 10 triệu USD, thời hạn 5 năm, - đại diện công ty nói với hãng tin RIA Novosti.
Doanh nghiệp sẽ cung cấp sinh dược tương đương rituximab, được dùng để điều trị ung thư máu. Theo người đại diện, giá thuốc của Biocad rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm nước ngoài cùng loại.
Biocad là công ty công nghệ sinh học bao gồm một trung tâm nghiên cứu khoa học với cơ sở sản xuất dược phẩm và công nghệ sinh học. Sản phẩm của công ty được dùng để điều trị các loại bệnh ung thư, HIV, viêm gan, đa xơ cứng. Biocad hiện đã có văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/vietnam/20160119...l#ixzz3xfyd8Hha
Phó Thường Nhân
@Sky,
Sự vụ ở Bukinafaso (châu Phi) và ở Indo có lý do khác nhau, dù nguồn của nó đều là đạo Hồi.
Với Indo thì đó là mâu thuẫn nội địa. Ở nước này tạm gọi có 3 khối quyền lực. Đầu tiên là quân đội, thứ nhì là các lực lượng dân sự (bao gồm dân tộc chủ nghĩa và hậu duệ của chủ nghĩa cộng sàn), tiếp theo là đạo Hồi. Sự phân liệt này có nguồn gốc trong quá trình đấu tranh giành độc lập ở Indo. Khác với VN, là nước đã có lãnh thổ từ trước khi thực dân Pháp xâm lược. Ở Indo, hình thái Indo hiện tại là do thực dân Hà lan lập ra trong một thời gian gần 400 năm. Trước khi có thực dân Hà lan, thì cũng không có Indo. Trước đó có các tiểu quốc hồi giáo tồn tại ở Java, Sumatra,..nhưng không có nước nào bao trùm toàn bộ diện tích Indo ngày nay. Nói một cách khác, nhà nước Indo hiện tại là thừa kế thuộc địa Hà lan. Để so sánh tương đương, bác có thể tưởng tượng là nếu ta không đấu tranh giành độc lập cho VN, mà đấu tranh giành độc lập cho Đông dương, để hình thành nước cộng hoà Đông dương thì sẽ hiểu vấn đề của Indo. Vì thế nếu chủ nghĩa dân tộc ở VN có « cơ chế » lịch sử, dựa vào sự tồn tại của các triều đại VN trước đó, thì ở Indo, nó là phản ứng văn hoá của Hồi giáo (là tôn giáo của đa số người Indo dù họ có nhiều sắc tộc) đối với Hà lan (Thiên chúa giáo). Đây chính là cơ sở để hình thành một trong 3 lực lượng tôi nói ở trên(Hồi giáo).
Indo giành độc lập khác VN. Bởi khi Nhật chiếm đóng Indo, họ đã xây dựng ở đây một lực lượng quân đội Indo rất lớn (số lượng đến 10 vạn), giống như ở Miến điện. Quân đội Miến, quân đội Indo là có gốc « tay sai » của Nhật. Ở VN Nhật không làm điều đó, vì năm 1940 khi Nhật vào VN, nó vẫn giữ nguyên chính quyền thực dân Pháp. Cho đến tận tháng 3 năm 1945, thì Nhật mới đảo chính Pháp, lập nên chính phủ Trần Trọng Kim. Nhưng chính phủ này không có quân đội. Và đến tháng 8 thì Nhật đã đổ.
Ở Indo và Miến, từ năm 1940 cho đến 1945, Nhật đã trang bị cho quân đội của họ lập nên rất đầy đủ. Quân đội này có nhiệm vụ cùng tham chiến với Nhật chống đồng minh Anh-Mỹ. Đến năm 1945, khi Nhật đổ thì quân đội bản địa họ lập nên này đã nổi lên chống Nhật, giành chính quyền. Ở Indo, thực dân Hà lan cũng muốn quay lại. Nhưng Hà lan không có đủ lực như thực dân Pháp. Kết quả sau 3 năm chiến tranh ở dạng thấp. Indo đã độc lập vào năm 1948. Vì thế quân đội Indo là một lực lượng quyền lực.
Trong phong trào đấu tranh giành độc lập của Indo, cũng có cả trí thức, tiểu tư sản. Đó là những người học ở trường học Hà lan. Ví dụ như Sukarno, tổng thống đầu tiên cuả Indo vốn là giáo viên. Trong số những người này có nhiều người theo đảng cộng sản. Do ở Indo, Hoa kiều rất nhiều và đóng góp một phần lớn vào kinh tế, nên đảng cộng sản ở đây là theo Mao. Đây là lực lượng quyền lực nữa.
Trước ngưỡng cửa độc lập, thì Indo có vấn đề là phải giữ toàn vẹn lãnh thổ. Nếu mà theo Hồi giáo, thì nước Indo sẽ bé hơn nhiều nước Indo hiện tại. Chính vì thế quân đội cũng như các lực lượng dân sự tiến bộ mới đề ra năm nguyên tắc (panta sila). Trong đó các thế lực Hồi giáo chỉ được thoả mãn 1 điều duy nhất đó là ở Inđo theo đạo nào cũng được, nhưng chỉ có một thần duy nhất (một dạng tam giáo đồng nguyên).
Trong thời gia đầu, dưới thời Sukarno, thì quân đội lùi đằng sau, lực lượng dân sự thắng thế. Nhưng do sức ép của Mỹ, cũng như xu hướng thời đại lúc đó, khối dân sự này càng ngày càng ngả về phía các nước XHCN, đặc biệt là TQ. Điều này đã dẫn tới cuộc đảo chính quân sự năm 1965 của liênminh quân đội và Hồi giáo, giết chết hơn 1 triệu người là đảng viên đạng cộng sản và những người có cảm tình. Đây là trang sử đen của nước này, và đến nay nó vẫn không mở. Từ đó bắt đầu thời kỳ chính quyền quân sự của Suharto, cho đến lúc chính quyền này đổ, nhưng quân đội vẫn là xương sống của nhà nước này. Với chế độ « đa nguyên đa đảng », thì khối dân sự được quay lại (đại biểu là đảng của bà Sukarno putri, con của tổng thống Sukarno bị lật đổ năm 1965), còn quân đội thì nó lại lập ra đảng khác (thông qua các tướng về hưu, giống như ở Thái, hay giống như ở Miến hiện tại). Trong cái thể chế kiểu này, thì các thế lực hồi giáo cũng không có đất. Vì bản thân nó muốn thành lập một thể chế độc quyền, nhưng nếu thể chế đó được lập nên thì nước Inđo tan rã đa tôn giáo, đa sắc tộc làm sao sống được với nhau, khi một ông lại cực đoan.
Chính vì thế mà « đa nguyên đa đảng » cũng không có nghĩa là tất cả các lực lượng chính trị có thể tham gia. Chỉ có lực lượng nào « có tính xây dựng », có tính « thoả hiệp » mới có thể tham gia.
Thế tại sao đã đa nguyên đa đảng mà vẫn có người theo Hồi giáo cực đoan. Ngoài những đặc trưng của tôn giáo này, nó cũng có vấn đề xã hội, là không phải thể chế này là tuyệt vời, tuyệt hảo, là thứ thuốc bách bệnh cho các vấn đề xã hội. Nó chỉ là một cách quản lý xã hội như các kiểu nhà nước khác, và không phải vì thế mà xã hội sẽ bình đẳng hơn, công bằng hơn, văn minh hơn.
Phó Thường Nhân
Còn ở Bukinafaso (châu Phi), thì nguyên do của nó hơi khác. Lý do thứ nhất có lẽ là việc phương Tây (Anh, Pháp) lật đổ chính quyền Kadafi ủng hộ cực đoan hồi giáo ở đây. Điều này cũng chứng tỏ, phương Tây không sợ cực đoan hồi giáo mà nhiều khi nó còn là đồng minh khách quan. Còn tại sao lại lật đổ chính quyền Kadafi, thì như tôi đã nói, lịch sử thế giới sau khi Liên Xô tan rã là việc phương Tây tìm cách tiêu diệt các đồng minh cũ này. Gần đây theo tin của Mỹ, Pháp tham dự vào việc lật đổ Kadafi, vì nước này định thành lập một đồng tiền mới ở châu Phi, thay thế đồng tiền CFA của Pháp ở đây. Để mọi người hiểu vấn đề này, thì chuyện nó như sau. Vào những năm 60, khi Pháp bắt buộc phải trao trả độc lập cho các thuộc địa của nó ở châu Phi, thì nó đã ép các nước này vào một liên hiệp (giống như Liên hiệp Pháp mà Pháp định bán cho chính phủ Việt minh năm 1946), theo đó tất cả các nước này đều tiêu một đồng tiền chung, mệnh giá bám vào đồng tiền Pháp gọi là Franc CFA. Đồng tiền này là của Pháp do ngân khố Pháp tạo ra. Như vậy các nước châu Phi thuộc Pháp cũ không có chủ quyền tài chính. Nếu giờ Kadafi lập ra đồng tiền khác thì vị trí quyền lợi của Pháp bị thách thức. Nhưng bất luận lý do gì, sự rối loạn của Lybia hiện tại với các nhóm hồi giáo là căn cứ địa để cho hồi giáo cực đoan lan vào các nơi xung quanh khác.
Lý do thứ nhì là người dân ở đây vừa ghét Pháp đồng thời ghét chính phủ của họ, vốn được coi là bù nhìn của Pháp. Và điều này không phải là không có lý do.
Lý do thứ ba là ngay từ khi phương Tây xâm nhập châu Phi, thì sức kháng cự mạnh nhất là Hồi giáo. Hồi giáo là ngọn cờ bài phương Tây lớn nhất ở đây trong lịch sử ở châu Phi
langtubachkhoa
Đã đe dọa rồi, chắc vì Saudi gần đây muốn xích lại Nga, lại còn đinh mua tên lửa Iskander và xây nhà máy hạt nhân với Nga nữa

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng, việc Saudi Arabia mua vũ khí hạt nhân là “nhiệm vụ bất khả thi”, và điều này cũng không thể giúp Vương quốc này tăng mức độ an ninh trong bối cảnh quan hệ với Iran gia tăng căng thẳng.
Trước những ý kiến cho rằng, Saudi Arabia có đủ tiềm lực để mua và sở hữu vũ khí hạt nhân, hãng Tass ngày 19/1 dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết: “Bạn không thể chỉ đi mua một quả bom, cũng như quảng bá nó”.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng, Saudi Arabia cần nhận thức một thực tế, rằng việc mua lại các loại vũ khí hạt nhân là nhiệm vụ “bất khả thi”, và không giúp gia tăng mức độ an ninh của Vương quốc này bất chấp thực tế Saudi Arabia đang trải qua giai đoạn căng thẳng với Iran.
Theo Ngoại trưởng Kerry: “Việc vi phạm các quy định không phổ biến vũ khí hạt nhân kéo theo những hậu quả nghiêm trọng mà chính quyền Saudi Arabia chưa lường trước được. Điều mà chính quyền Iran đã trải qua hơn một thập niên qua”.

http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-l...abia-961154.tpo
blackberry
Nga ngố ngấm đòn dần

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan...ai-3344742.html

blackberry
1 usd đã ăn hơn 81 rúp Putin. Trong ngày hôm nay rúp mất giá hơn 3%. Giới có tiền ở Nga nên chạy cho mau
langtubachkhoa
Tin kha soc: Gruzia ki thỏa thuận mua khí đốt Gaz một năm. Từ 2007 đen nay, nước này đã k còn mua dầu và khí của Nga nữa, hầu hết đều đến từ Trung Á. Có lẽ họ nhìn xa trước viễn cảnh những nước Trung Á này sẽ bắt đầu bán khí (sau khi tuyến ống TANP của EU xây xong) và đẩy mạnh bán dầu cho EU nên lo trước???? Hơn nữa sap tới còn định nhập thêm nhièu năng lượng từ Nga nữa

http://sputniknews.com/business/20160120/1...gas-supply.html

Nói chung tôi vẫn chưa hiểu ý dồ của Georgia trong việc này, họ nhân cơ hội giá năng lượng rẻ và rup mất giá để ký, nhưng chắc chắn lý do k chỉ vì kinh tế. Nga cũng có ý định mở lại thị trường cho rau quả nông nghiệp của Georgia. Có lẽ phải xem lại diễn biến chính trưởng Georgia, kể từ sau cuôc chiến 2008 thì tôi đã k còn để ý đến nước này mấy nữa
langtubachkhoa
Tin tức khắp nơi:
Quân đội Syria chính thức chiếm được thành phố chien luoc Sheikh Miskeen.

Bản tin của Russia Today hôm 25-1-2016 cho biết, ít nhất 20 nhân vật chỉ huy của Mặt trận Al-Nusra và Ahrar al-Sham đã bị tiêu diệt trong một cuộc không kích của Không quân Nga nhắm vào cuộc họp của 2 tổ chức này tại khu vực Salqin, tỉnh Idlib, Syria.
Theo tin cho biết thì 2 tổ chức này định họp để bàn về giải quyết mâu thuẫn và thống nhất hai phe thi bi Nga pha dam.



Bây giờ thì báo chí Mỹ và Anh bắt đầu chuyển sang nhằm vào cá nhân Putin với cáo buộc "tham nhũng" (do thứ trưởng tài chính Mỹ Szhubin tố cáo) + vợ cũ của Putin lấy người kém hơn mình 21 tuổi (chả biết thật k, mà dù thật thì mắc mớ gì mà lôi vào). Một thẩm phán Anh cũng bói lại vụ Litvanenko và lên án cho rằng chính Putin hạ lênh diệt ông này

Việc xúc phạm cá nhân Putin là phương Tây bắt đầu lặp lại các chiêu năm 2013, 2014 với cáo buộc Putin có bệnh ung thư hay Pakinson gì đó. Tuy nhiên lần này tố cáo k phải là bộ quốc phòng hay ngoại giao, đặc biệt là phía ngoại giao đang có lời lẽ mềm mại hơn nhưng bộ tài chính lên gân, đủ cho thấy Mỹ đã bắt đầu lộ rõ sự lo ngại với chính sách giảm dần sự phụ thuộc vào USD của Nga, ban đầu chỉ là hê thống thanh toán riêng thôi, sau đó là hiệp định swap, thanh toán nội tệ, hàng đổi hàng, rồi bây giờ nghiêm trọng hơn là đưa ra chuẩn dầu mới Ural thay cho mấy cái chuân WTI, Brent. Cái này rõ ràng đụng chạm trực tiếp rõ ràng đến nền tảng cơ sở tạo nên sự độc quyền cho USD rồi còn gì.



Thư ký báo chí của Putin, ông Dmitri Peskov bảo - đề tài trên của BBC là "tưởng tượng và vu khống".
Còn lời của Szhubin trong chương trình được Peskov nói - đây là sự kết tội chính thức, và nhấn mạnh rằng "việc thiếu chứng minh đã phủ bóng đen" lên Bộ Tài chính Hoa Kỳ. "Đó là một sự kết tội chính thức. Thứ nhất, điều này cho thấy, ai đứng sau bục chỉ huy của dàn nhạc, và thứ hai, nó yêu cầu chứng cứ"" - ông Peskov nhấn mạnh.
Cùng lúc, ông Peskov cũng không nghĩ rằng quan hệ Nga-Mỹ sẽ xấu đi, vì "hiện giờ nó có tốt đẹp gì đâu".

http://www.kommersant.ru/doc/2901309


Hôm nay ngoại trưởng Nga Lavrov vừa có một cuộc họp báo lớn truyền thống đầu năm. Bên Nga bảo - năm nay cánh nhà báo hóng nhiều hơn hẳn cuộc họp trước, hay cùng kỳ năm ngoái.
Các luận điểm chính của cuộc họp báo tóm tắt như sau:
1. Quan hệ trước đây của Nga và Phương Tây đã trở thành quá khứ.
Nga sẽ không tham gia các cuộc đối thoại có mục đích áp đặt quyền lợi kẻ khác. Bây giờ Nga sẽ hợp tác với các đối tác phương Tây chỉ trên cơ sở bình đẳng.

2. Không thể chiến thắng chủ nghĩa khủng bố chỉ bằng các biện pháp chiến tranh. Cần phải sử dụng cách tiếp cận tổng hợp - cả các biện pháp chiến tranh lẫn chính trị và kinh tế.

3. Các hoạt động của Lực lượng Không quân vũ trụ Nga ở Syria đã giúp xoay chuyển hướng chiến tranh ở Syria. Bây giờ quyền chủ động thuộc về các lực lượng chống lại bọn cực đoan.

4. Nga không thuyết phục Assad từ chức. Vì không cần thiết phải có một cuộc nói chuyện như vậy..

5. Nga lên án các "hành động nguy hiểm" của NATO tại biên giới của mình.

6. Quan hệ Nga và Đức không hề ở trong khủng hoảng hoặc ngõ cụt. Đức sẽ phải quyết định vấn đề tham gia vào dự án đường ống dẫn khí đốt "Dòng chảy phương Bắc -2", xuất phát từ quyền lợi của nước này.

7. Không có chuyện trả lại Crưm

8. Báo cáo về vụ việc Litvinenko chả có bằng chứng gì. Giá mà nước Anh cũng tiến hành cuộc điều tra khách quan rất nhiều trường hợp cái chết của các công dân Nga, mà sau vài tháng đã bị quên lãng, và chả kể gì cho chúng tôi. Mặc dù tất nhiên, là vụ việc Litvinenko chỉ làm phức tạp quan hệ song phương thôi.

9. Bình Nhưỡng có lẽ là chưa hề thử nghiệm bom khinh khí.

10. Nga sẵn sàng miễn visa cho Gruzia

11. Nga sẽ hỗ trợ việc phát triển kinh doanh của Nhật Bản trên quần đảo Kuril.


Reuters-Bộ trưởng quốc phòng Israel, Moshe Yaalon, trong chuyến làm khách tại Athens, đã tố cáo Thổ tài trợ IS bằng cách mua dầu của quân khủng bố. Ông cũng cảnh báo việc này sẽ cản trở nỗ lực hàn gắn giữa Israel và Thổ.

Links: http://www.reuters.com/article/us-mideast-...y-idUSKCN0V421N



Chọn Athen, nước tranh chấp với Thổ để đi thăm và lên án Thổ, đủ để thấy vấn đề chơi với Israel k đơn giản

langtubachkhoa
Trái ngược với thái độ của Bộ Tài Chính Mỹ, thái độ của Bộ Ngoại Giao Mỹ và các nước phương Tây khác như Canada, Đức, Pháp và Nhật có vẻ dịu giọng đi. Xem ra cac nuoc phuong Tay van chua thong nhat duoc hoan toan ve cach doi xu voi Nga.

Thoi dua tin ve VN, cai nay quan trong hon, và có lẽ tương ứng với cái cửa thóat hiểm đối với TPP mà bác Phó nói


Thuốc Nga đang trở lại Việt Nam
Năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp đề nghị Stalin viện trợ cho Việt Nam thuốc chống sốt rét quinine, khi đó rất cần cho bộ đội và nhân dân các vùng được giải phóng.

Năm tạ quinine ngay lập tức được Liên Xô gửi đi, khởi đầu quá trình viện trợ thuốc men cho Việt Nam sau này. Cho đến những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà thuốc và bệnh viện Việt Nam không thiếu các loại dược phẩm của Nga.

Cách đây không lâu, thuốc men Nga đã từng bước trở lại Việt Nam. Trước hết là các loại thuốc cần thiết để đối phó với những loại bệnh loại nan y như ung thư chẳng hạn. Lô thuốc Rituximab đầu tiên, chuyên sử dụng để điều trị bệnh ung thư máu, đã được công ty công nghệ sinh học «Biocad» từ St. Petersburg gửi tới Việt Nam vào cuối năm ngoái.
Đây là loại thuốc được công ty phát triển trong năm 2010. Thử nghiệm lâm sàng được tiến hành rộng rãi tại các trung tâm khoa học của nhiều nước đã cho thấy hiệu quả của nó hoàn toàn tương đương như loại thuốc "Roche" của công ty dược phẩm Thụy Sĩ. Đồng thời, giá thuốc của Nga lại rẻ hơn 1/3 so với thuốc của Thụy Sĩ. Chỉ trong vòng hai năm, thuốc chống ung thư "Biocad" gần như hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của thị trường Nga và bắt đầu được xuất khẩu cho Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ, Algeria. Đại diện "Biocad" tiếp tục thử nghiệm lâm sàng loại thuốc này và giải quyết các vấn đề nâng cao công nghệ sản xuất tại Ấn Độ, Singapore, Trung Quốc, Mỹ, Brazil. Ông Dmitry Morozov, tổng giám đốc "Biocad" cho biết:

"Công ty chúng tôi tham gia các hoạt động của Ủy ban liên chính phủ Nga-Việt về thương mại và hợp tác kinh tế. Hai năm rưỡi trước đây, khi dự phiên họp thường kỳ tại Việt Nam của Ủy ban, chúng tôi đã thiết lập quan hệ đối tác với những người Việt Nam rất thú vị và quyết định bắt đầu thủ tục đăng ký thuốc ở nước này. Chúng tôi rất phấn khởi rằng, cuối tháng mười hai vừa qua, đợt thuốc đầu tiên của chúng tôi đã đến được với thị trường Việt Nam."

Việc giao hàng được thực hiện trong khuôn khổ hợp đồng 5 năm trị giá hơn 10 triệu USD với đối tác Việt Nam. Hợp đồng có khả năng gia hạn và mở rộng khối lượng cung cấp hàng."

Ông Dmitry Morozov cho biết, ung thư đang trở thành vấn đề nghiêm trọng hơn. Trước hết, bệnh ung thư đang ngày càng trẻ hóa. Thứ hai — việc điều trị ung thư rất tốn kém. Chúng tôi đặt ra nhiệm vụ đảm bảo cho tất cả bệnh nhân ung thư đều có thể tiếp cận dược phẩm công nghệ cao, bất kể mức thu nhập của họ. Rituximab ảnh hưởng đáng kể đến quá trình phát triển bệnh, làm giảm đáng kể số lượng các ca tử vong trong bệnh ung thư máu. Hầu hết khi dùng thuốc này, người bệnh hoặc hồi phục, hoặc có thể sống đàng hoàng mà không rơi vào trạng thái hoàn toàn tàn phế.

Tại Việt Nam đã bắt đầu quá trình đăng ký một loại thuốc khác của "Biocad" chuyên điều trị ung thư dạ dày và thận. Sắp tới sẽ làm thủ tục đăng ký loại thuốc thứ ba chuyên điều trị ung thư vú.
Tất cả các loại thuốc đó đều là sản phẩm công nghệ cao phức tạp, chỉ có thể sử dụng trong các trung tâm điều trị. Thuốc này đòi hỏi phải có hệ thống truyền đặc biệt và giám sát y tế thường xuyên. Ông Dmitry Morozov cho biết công ty có kế hoạch sớm mở một văn phòng đại diện tại Việt Nam, đồng thời tổ chức cho các bác sĩ Việt Nam chương trình tập huấn đặc biệt về sử dụng thuốc chữa ung thư của "Biocad."

Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/vietnam/20160125...l#ixzz3yS8tRfgE



Ở Việt Nam sẽ lắp ráp ô tô Nga và Belarus
Sau sáu tháng làm việc tập trung và khẩn trương đã hoàn thành qui trình đàm phán và ký tắt hai Biên bản giao thức về hợp tác với Nga và Belarus trong khâu sản xuất xe ô tô, Bộ Công Thương Việt Nam thông báo.

Những văn kiện này dự trù việc thành lập cơ sở liên doanh giữa các công ty của Nga và Belarus với đối tác Việt Nam để sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam các loại xe tải cũng như một số loại hình xe chuyên dụng.
Thỏa thuận về lắp ráp công nghiệp các phương tiện vận tải-giao thông cơ giới là một phần trong gói hiệp định về thành lập Khu vực thương mại tự do (FTA) giữa Cộng đồng kinh tế Á-Âu (EAEC) và Việt Nam, được ký kết hồi tháng Năm năm ngoái tại Astana.
Các cơ sở Nga quan tâm hợp tác với Việt Nam là "Kamaz", "Nhóm GAZ" và UAZ, còn từ phía Belarus là Nhà máy ô tô Minsk.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/vietnam/20160127...l#ixzz3yS96ry5m
Phó Thường Nhân
Việc Georgia mua gaz của Nga thì cũng là chuyện bình thường thôi. Nếu mà chỉ mua năm một, thì cũng như là người phải chạy gạo từng bữa. Có lẽ nó không chứng tỏ sự thân thiện, mà có thể chỉ là khó khăn kinh tế thì đúng hơn, vì một hợp đồng năng lượng thường nó là nhiều năm.
Ở Georgia người ta thân thiện với Nga hơn. Điều đó là có thể, bởi vì cái ước mơ của Georgia có thể nhờ cậy vào EU và Mỹ đã tiêu tan mất, khiến họ nhìn thực tế hơn.
Nói về lịch sử, thì người Georgia và người Nga không mâu thuẫn với nhau. Khác với tâm lý người Việt với TQ, hay người Cam pu chia với VN. Bởi trong quá khứ, nước Nga sa hoàng luôn là đối trọng bảo vệ Georgia, vì cả hai nước này đều theo Thiên chúa giáo, và những láng giềng kề cận nhất với Georgia là Thổ, rồi I ran là những nước Hồi giáo.
Thời kỳ Liên Xô, người Georgia cũng không có gì phải phàn nàn cả, Staline người đứng đầu Liên Xô là người Georgia. Số lượng trí thức gốc Georgia giữ những vị trí trọng yếu ở Liên xô, so với tổng dân số là cao. Do có vị trí thuận lợi về khí hậu trong Liên Xô cũ (Georgia là nước cận nhiệt đới), nên Georgia được phân công sản xuất nông nghiệp , rượu vang.. cho toàn liên bang, điều này đã khiến cộng hoà Georgia có mức sống còn cao hơn ở Nga. Nhưng thói thường không có cái gì là đủ cả, Georgia là một trong những nước cộng hoà đầu tiên đòi độc lập, tách khỏi Liên Xô, vì họ nghĩ rằng ra khỏi Liên Xô thì họ sẽ giầu hơn nữa trong khi về thực tế, nhờ thị trường toàn Liên bang Liên Xô, họ mới được như vậy.
Cái xu hướng suy nghĩ ấy là do kiều dân Georgia ở phương Tây bơm vào, với sự trợ giúp của họ. Vì thế khi cách mạng mầu năm 2008 bùng nổ, thì hầu hết các chức vụ quan trọng trong nhà nước Georgia là do người Georgia từ nước ngoài về. Vợ của Sakasvili (tổng thống) là người Mỹ, bộ trưởng bộ ngoại giao là người có quốc tịch Pháp, là nhân viên bộ ngoại giao Pháp, quân đội Georgia cũng được tổ chức lại với các lãnh đạo « nước ngoài », và được Israel trang bị, huấn luyện.
Còn người Georgia bình thường thì nghĩ họ sẽ giàu hơn, sung sướng hơn vì « Âu hoá » (vào EU vào NATO). Nhưng tất cả chỉ là ảo tưởng. Đầu tiên là nội bộ bất đồng nhau, ví dụ tổng thống (Mỹ) không hợp với bộ trưởng ngoại giao (Pháp). Những hứa hẹn chống tham nhũng, dân chủ đều không thực hiện được. Sự hỗ trợ của eU hay Mỹ là ảo tưởng. Cái điều mà Georgia được duy nhất là cái đường ống dẫn dầu mà Mỹ xây. Kết quả là kinh tế đi xuống, xã hội đi xuống. Cũng như ở các nước cộng hoà thời Hậu xô viết, ở Georgia cũng hình thành các tài phiệt. Nhưng tài phiệt này sống được là vì buôn bán với Nga. Như vậy là nước này ở nga ba đường.
Điều cuối cùng mà Georgia làm là phát động chiến tranh đánh vào những vùng ly khai ở trong nước mình do Nga ủng hộ, nhưng thất bại. Còn EU và Mỹ nó chỉ ủng hộ để quân đội Nga không đánh thẳng vào thủ đô Tbilissi, chiếm hết cả đất luôn (vào thời điểm cuối cuộc chiến, quân đội Nga chỉ cách thủ đô có 50km, trước khi ngừng bắn). Tóm lại Georgia đã được Mỹ và EU nhưng chủ yếu là Mỹ sử dụng như con bài để đánh nhau với Nga thôi. Còn ông có đứng được không là do ông. Trong tất cả tấn bi kịch ở Georgia, đám người lợi nhất là kiều dân Georgia, thiệt nhất là nhân dân Georgia. Cái này thì có thể nói như kiểu VN hiện tại « ngu thì chết chứ bệnh tật gì ».
langtubachkhoa
Có hai tin này, một cái liên quan đến việc Ukraine đóng cửa Antonov (khi đọc thì tôi thấy báo chí VN link ở dứoi tổng hop từ nhiều nguồn báo nước ngòai + bình luận của họ) và tin liên quan đến VN


Giải thể Antonov: Cái chết báo trước công nghiệp quốc phòng Ukraine
Sau khi Ukraine hủy bỏ Hiệp định hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga, nhiều chuyên gia đã dự báo về cái chết của Công nghiệp quốc phòng nước này.

Chính quyền Ukraine giải thể tập đoàn chế tạo máy bay Antonov


Tập đoàn chế tạo máy bay Antonov - một cái tên lẫy lừng từ thời Liên Xô đã bị giải thể theo lệnh của nội các Ukraine và chuyển giao toàn bộ tài sản còn sót lại cho Ukroboronprom - bộ phận báo chí của Bộ phát triển kinh tế Ukraine cho biết.

Thông cáo báo chí của Bộ phát triển kinh tế Ukraine có đoạn Chính phủ đã thông qua nghị quyết về việc giải thể tập đoàn chế tạo máy bay Antonov do thiếu thành viên, vì từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2015, ba xí nghiệp thành viên đã ra khỏi Antonov và được chuyển đến tập đoàn Nhà nước Ukroboronprom.

Antonov được thành lập vào năm 1946 tại vùng Novosibirsk, đến năm 1952, trụ sở của nó được dời đến Kiev. Nó được xem là cơ quan nghiên cứu và thiết kế hàng không tuyệt mật, đồng thời là hãng sản xuất máy bay chở hàng, chở khách và máy bay chuyên dụng hàng đầu của Liên Xô và thế giới.

Xét theo số lượng phiên bản máy bay vận tải và quá khứ lẫy lừng, hiện nay có thể gọi Antonov là thủ lĩnh trên thị trường máy bay vận tải trên thế giới.

Một số loại máy bay nổi tiếng của hãng như An-32, An-148, An-158, An-74, An-124, An-70 và An-225 (loại máy bay lớn nhất thế giới với 6 động cơ phản lực, sức chở gần 200 tấn, chỉ chế tạo 1 chiếc từ thời Liên Xô vào năm 1988), đã trở thành những cái tên nổi tiếng trên toàn thế giới.

Còn Công ty xuất nhập khẩu quốc phòng Nhà nước Ukroboronprom được chính quyền Kiev thành lập vào năm 2010, nhằm đảm bảo sự hiệu quả trong hoạt động và quản lý của các công ty nhà nước. Ukroboronprom có liên kết với hàng trăm công ty trong ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine.

Ukroboronprom chịu trách nhiệm quản lý, quy hoạch các ngành phát triển, chế tạo sản phẩm quốc phòng; mua bán, sửa chữa, nâng cấp và thải loại trang bị - vũ khí quân sự và các khí tài chuyên dụng, tham gia hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự với các quốc gia khác.

Việc Antonov bị giải thể không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là sự sụp đổ của một công ty chế tạo hàng không lẫy lừng của Liên Xô và trên toàn thế giới mà nó cũng là hồi chuông báo động sự sụp đổ của một nền công nghiệp quốc phòng vốn trước đây thuộc loại hàng đầu thế giới.

Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, các nước cộng hòa tách ra và tự tuyên bố độc lập, theo thỏa thuận phân chia tài sản giữa các quốc gia thành viên, Ukraine được nhận phần thừa kế nhiều cơ sở công nghiệp quốc phòng, viện nghiên cứu kỹ thuật quân sự hàng đầu của Liên Xô.

Đặc biệt, Ukraine được thừa hưởng tới 1/3 số xí nghiệp và phòng thiết kế của ngành tên lửa và hàng không Xô viết, có liên kết mật thiết với ngành quốc phòng của Nga, trong đó có Tập đoàn chế tạo máy bay hàng đầu thế giới Antonov.

Tháng 5-1993, Nga và Ukraine ký Hiệp định liên chính phủ về hợp tác kỹ thuật-quân sự, theo đó hai bên thỏa thuận duy trì và phát triển hợp tác trong chế tạo và sản xuất các loại hàng hóa quân sự để cung cấp cho nhau, đồng thời cung cấp lẫn nhau các dịch vụ liên quan.

Sự phụ thuộc của công nghiệp hàng không Ukraine vào Nga

Tuy nhiên, quan hệ hợp tác giữa ngành hàng không hai nước bắt đầu suy yếu trong giai đoạn những nhà lãnh đạo thân phương Tây lên nắm quyền. Nga đã bắt đầu hướng tới việc độc lập sản xuất một số mảng linh kiện, thiết bị trước đây do Ukraine nhằm tính đến tương lai.

Ngành chế tạo hàng không nói chung và máy bay vận tải quân sự nói riêng là một trong những thế mạnh trước đây của Ukraine, nhưng hoạt động của tập đoàn chế tạo máy bay Antonnov phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật và nhu cầu của Nga cùng với mối quan hệ chính trị giữa hai bên.

Việc coi hàng không của Ukraine là lĩnh vực độc lập chỉ là khái niệm mang tính ước lệ, bởi trong thực tế, Nga mới là người quyết định đến sự phát triển của lĩnh vực chế tạo hàng không Ukraine, bởi chỉ một vài dự án nhỏ là Kiev có thể độc lập phát triển mà không cần tới sự trợ giúp của Moscow.

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc phòng Kiev là ông Valentin Badrak đã từng tuyên bố, việc hợp tác với Nga là điều tất yếu với ngành hàng không Ukraine bởi Nga là thị trường cung cấp chủ yếu của Antonov, hơn nữa, về mặt kỹ thuật, phần lớn bộ phận cấu kiện Ukraine không thể chế tạo được.

Ví dụ như dự án chế tạo máy bay vận tải quân sự An-70 tuy mang tiếng là dự án phát triển chung và được lắp ráp ở Kiev nhưng trên thực tế, 75% chi tiết của máy bay, trong đó có những cấu kiện quan trọng nhất là do Nga sản xuất, 25% nhỏ lẻ còn lại là của Ukraine.

Trên những tấm bảng vẽ máy bay An-70 đặt tại tổ hợp khoa học công nghệ hàng không ở Kiev có viết: Niềm tự hào của Kiev, nhưng trên thực tế, khi Nga bắt đầu ngừng tham gia các chương trình thử nghiệm bay từ năm 2000, để phát triển máy bay của riêng mình, thì dự án này đã lập tức bị đình đốn.

Khi Nga bắt đầu phát triển các mẫu máy bay thương mại và vận tải quân sự cho riêng mình thì ngành công nghiệp hàng không Ukraine bắt đầu gặp khó khăn, bởi thị trường nội địa về máy bay quân sự và dân dụng không lớn, nhu cầu máy bay cũng không nhiều, khả năng chế tạo độc lập cũng không có.

Đến giai đoạn cuối những năm 2000, đặc biệt là sau khi ông Yanukovych quay lại nắm quyền, quan hệ giữa 2 bên lại trở nên nồng ấm. Moscow và Kiev thỏa thuận sẽ nối lại việc sản xuất máy bay Ruslanov tại Ulyanovsk, đồng thời Nga cũng cam kết sẽ nối lại việc cấp kinh phí cho dự án An-70 vào cuối năm 2009.

Ukraine và Nga đã chào hàng máy bay An-70 cho các quốc gia châu Âu trong khối NATO nhằm cạnh tranh với mẫu máy bay Airbus A400M và các dòng C-130, C-17 của Mỹ. Sự chậm trễ trong việc sản xuất máy bay A400M được đánh giá như một cơ hội đưa An-70 ra thị trường thế giới.

Tuy nhiên, tất cả những ước vọng của Nga và Antonov đã chấm dứt sau 1 đêm, khi cuộc chính biến Maidan 2 bùng phát, lật đổ chính quyền Yanukovych và dựng lên chính quyền thân phương Tây, dẫn đến việc Crimea sáp nhập vào lãnh thổ Liên bang Nga.


http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-...kraine-3299164/
langtubachkhoa

Giải thể Antonov: Cái chết của công nghiệp quốc phòng Ukraine?
Quan hệ Nga-Ukraine càng trở nên căng thẳng sau khi cuộc nội chiến ở nước này bùng phát ở vùng Donbass, dẫn đến việc 2 Nhà nước tự xưng là Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR), cùng với đó là việc chính quyền Kiev chấm dứt thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Moscow.

Từ trước đến nay, các doanh nghiệp sản xuất vũ khí của Ukraine với cơ sở hạ tầng và nền tảng công nghệ sản xuất vũ khí kiểu Liên Xô cũ, chủ yếu sống dựa vào các đơn hàng gia công thiết bị, chế tạo linh kiện từ Nga, cơ bản là không có bước phát triển về công nghệ quân sự.

Trước đây, các doanh nghiệp Ukraine sống khỏe nhờ các đơn đặt hàng động cơ tàu chiến, tên lửa, xe tăng, máy bay trực thăng, linh kiện máy bay chiến đấu và các gói bảo dưỡng tên lửa liên lục địa, trực thăng, máy bay chiến đấu, cùng với những kế hoạch hợp tác chế tạo với Nga.

Việc chấm dứt hoàn toàn hợp tác khiến họ phải tìm kiếm những đối tác và đơn hàng mới. Tuy nhiên, thị phần vũ khí có liên quan đến công nghệ Liên Xô/Nga hiện rất ít ỏi, nếu có thì đơn hàng cũng rất nhỏ, rất khó kiếm được tiền để duy trì hoạt động chứ đừng nói là thiết kế mới hay phát triển công nghệ mới.

Các doanh nghiệp Ukraine nếu muốn tồn tại thì buộc phải chuyển hướng sang công nghệ phương Tây. Tuy nhiên, với nền tảng công nghệ thấp kém, cơ sở vật chất, dây chuyền công nghệ chỉ phù hợp với vũ khí kiểu Liên Xô/Nga, doanh nghiệp nước này không thể cạnh tranh nổi với các nhà sản xuất phương Tây.

Việc tái cơ cấu ngành công nghiệp quốc phòng, xây dựng nền móng công nghệ phương Tây về cả con người lẫn cơ sở vật chất sẽ cần rất nhiều thời gian để Ukraine làm lại từ đầu, bắt kịp ngành công nghiệp quân sự phương Tây đã phát triển hàng trăm năm nay.

Nhưng vấn đề quan trọng nhất là sự chuyển hướng này sẽ tốn một khoản ngân sách rất lớn. Với nền tảng vững chắc như của Nga, chỉ để nội địa hóa các chi tiết nhập khẩu từ Ukraine đã tốn tới hàng chục tỷ USD thì đối với Kiev, việc đập đi, xây lại sẽ khiến con số này phải lên đến hàng trăm tỷ.

Mà với nền kinh tế èo uột như hiện nay, đó là việc bất khả thi đối với chính quyền Kiev. Hiện Ukraine không còn đủ khả năng chế tạo các trang bị phổ thông như xe vận chuyển, xe tác chiến bộ binh đến nỗi xe tăng bị cắt xén chi tiết, phải nhập ngoại những phế phẩm thiết giáp của phương Tây

Ngay từ khi chấm dứt hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga, các chuyên gia đã nhận định triển vọng phục hồi và phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng nước này là rất mờ mịt, Nga lao đao thì Ukraine sẽ còn tồi tệ hơn.

Và đến nay, việc giải thể Antonov đã là minh chứng cho nhận định đó và nó có thể chỉ là điểm khởi đầu cho sự sụp đổ của nền công nghiệp quốc phòng nước này.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-...kraine-3299164/

Tin thứ 2 liên quan đến VN



Giấc mơ ôtô Việt Nam: Hy vọng vào Nga, thắng Trung Quốc

Theo GS.TS Nguyễn Khắc Trai, nếu Nga-Belarurs tập trung sản xuất xe tải, giá rẻ thì chắc chắn sẽ có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam.


Tổ Công tác liên ngành đàm phán Hiệp định hợp tác sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam với Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus vừa công bố đã hoàn tất đàm phán.

Theo đó, các trưởng đoàn đàm phán các bên vừa hoàn tất việc ký tắt Nghị định thư về ô tô giữa Việt Nam và Nga và Nghị định thư về ô tô giữa Việt Nam và Belarus. Dự kiến các Nghị định thư này sẽ được ký kết vào khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3/2016.

Nội dung cơ bản của các Nghị định về ô tô bao gồm việc các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Nga (KAMAZ, GAZ, UAZ...) và Belarus (MAZ) sẽ cùng các đối tác Việt Nam thành lập một số liên doanh để sản xuất, lắp ráp ô tô tải (KAMAZ, GAZ, UAZ, MAZ), xe từ 10 chỗ trở lên (KAMAZ, MAZ), xe địa hình (UAZ) và một số loại xe chuyên dụng tại Việt Nam.

Dự kiến, liên doanh với Nga sẽ đạt tỷ lệ nội địa hóa vào năm 2020 là 25% đối với xe chuyên dụng, 30% đối với xe tải và xe địa hình và 35% đối với xe từ 10 chỗ trở lên và đạt được tỷ lệ nội địa hóa vào năm 2025 là 40% đối với xe chuyên dụng và xe địa hình, 45% đối với xe tải và 45% đối với xe từ 10 chỗ trở lên.

Riêng Belarus cam kết tỷ lệ nội địa hóa cao hơn: Đến năm 2020 là 40% và đến năm 2026 là 60%.

Thông tin trên làm dấy lên hy vọng Nga và Belarus có thể giúp Việt Nam thay đổi "cuộc chơi" khi trong suốt 20 năm qua, dù nhiều doanh nghiệp FDI của Nhật, Hàn, châu Âu vào Việt Nam đầu tư sản xuất ô tô nhưng công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chỉ là lắp ráp, tỷ lệ sản xuất nội địa của các doanh nghiệp ô tô trong nước rất thấp.

Trao đổi với Đất Việt về việc Việt Nam bắt tay Nga, Belarus lập liên doanh sản xuất ô tô, GS.TS Nguyễn Khắc Trai, nguyên giảng viên Bộ môn ô tô và xe chuyên dụng, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng vấn đề nội địa hóa phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước có kiên định hay không và các doanh nghiệp Việt Nam có mặn mà với việc đó hay không, điều này đòi hỏi nỗ lực của cả hai phía.

"Trước đây, chính sách của Nhà nước Việt Nam không ổn định nên các doanh nghiệp ô tô FDI không thích thú gì, mặt khác phía doanh nghiệp chưa đủ lực. Bây giờ nếu cải thiện được hai khâu: cả chính sách và năng lực của doanh nghiệp có liên quan đến ô tô thì Việt Nam sẽ làm được.

Cho đến nay người ta vẫn tranh cãi về chuyện kêu gọi nội địa hóa trong công nghiệp ô tô mà 100% vốn nước ngoài thì có được gọi là nội địa hay không? Những khái niệm này Việt Nam phải đặt ra từ sớm, nếu không, vì thành tích mà chúng ta cứ vơ vào, nhận là của mình", GS.TS Trai lưu ý.

Về triển vọng Nga giúp Việt Nam nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong công nghiệp ô tô, GS.TS Nguyễn Khắc Trai, cho rằng Nga có nền công nghiệp tương đối thân thiện với Việt Nam nên khả năng họ có thể làm được, nhất là khi họ không lựa chọn phát triển chủng loại xe con bởi xe con rất khó tiếp cận do yêu cầu kỹ thuật và đòi hỏi của các tiêu chuẩn quốc tế rất cao. Nếu Nga chọn xe tải hoặc xe buýt để phát triển thì Việt Nam có thể tiếp cận được.

"Nếu Belarus và Nga giúp Việt Nam chọn dòng xe tải thì tôi cho rằng hoàn toàn có thể thành công. Thực tế thời gian qua, một số nơi ở Việt Nam đã thử nghiệm làm xe tải, xe buýt nhưng chưa mang tính thương mại lớn để xứng đáng là một ngành công nghiệp, họ thử nghiệm xong rồi bỏ đấy vì không có địa chỉ ứng dụng. Nếu cả một hệ thống vào và phát triển công nghiệp phụ trợ thì Nga, Belarus có thể thực hiện được, còn mức độ bao nhiêu thì tùy theo sức khỏe kinh tế Việt nam.

Nếu chọn xe con thì khó cạnh tranh được với hàng loạt hãng khác đã có mặt tại Việt Nam. Riêng đối với xe tải, nhiều năm trước tôi đã ngồi nhiều hội đồng xét duyệt và nghiệm thu các phần liên quan tới xe tải, thực ra Việt Nam đã chuẩn bị rồi chứ không phải chưa làm. Nhưng như nói ở trên, do cơ chế công ty nhà nước nên nó không nảy nở được, không chuyển giao công nghệ được vì không có doanh nghiệp đủ mạnh để lăn xả vào lĩnh vực đó, thay vào đó họ đi làm việc khác lợi hơn.

Với sự tham gia của Nga, Belarus vào thị trường ô tô Việt Nam, vấn đề còn lại là Nhà nước cứ để cho tư nhân làm, bên cạnh đó có một số chính sách khuyến khích, động viên họ thì Việt Nam có thể làm được xe tải", GS.TS Nguyễn Khắc Trai lạc quan.

Cạnh tranh với xe Trung Quốc

Nói về cơ hội tìm lại chỗ đứng trên thị trường Việt Nam của ô tô Nga, GS.TS Nguyễn Khắc Trai cho rằng vấn đề quan trọng nhất vẫn là giá cả. Việt Nam vẫn có thị trường cho xe tải, thậm chí xe buýt dù khó hơn. Về tiêu chuẩn đối với xe tải hay công nghệ của xe tải không quá khó, có thể thực hiện được và Việt Nam đã từng làm thử nghiệm nên doanh nghiệp có thể làm quen được.

"Xét về giá thành, giá xe của Nga bao giờ cũng 'mềm' hơn nhưng chất lượng thì hơn Trung Quốc. Thời gian qua Việt Nam nhập khẩu số lượng lớn xe tải Trung Quốc, một phần Trung Quốc ngay cạnh Việt Nam, giá lại rẻ nhưng chất lượng xe Trung Quốc tương đối thấp. Nếu xe Nga rẻ hơn thì chắc chắn cạnh tranh được với xe Trung Quốc".

Được biết, ngoài thị trường trong nước, liên doanh Việt Nam-Nga-Belarus còn định hướng sản xuất ô tô để xuất khẩu sang các nước thứ ba, trước hết là các nước Đông Nam Á do ô tô có tỷ lệ nội địa hóa từ 40% của Việt Nam sẽ được miễn thuế nhập khẩu vào các nước ASEAN.

Theo GS.TS Nguyễn Khắc Trai cho rằng, ô tô của Nga, Belarus liên doanh với Việt Nam có thể có chỗ đứng trong thị trường nội địa. Còn đối với ASEAN, thực tế các nước trong khu vực đang tập trung vào xe con, vùng xe tải lãi thấp do đó có khả năng xe tải liên doanh giữa Việt Nam với Nga, Belarus sẽ chiếm lĩnh được một phần thị trường ASEAN.
Phó Thường Nhân
Muốn sản xuất thành công thì đầu tiên phải có thị trường « chiến khu » cam đoan tiêu thụ. Có chiến khu rồi mới lao ra ngoài được. Vậy các hãng dùng xe tải ở VN có cam kết mua xe không ? với giá nào thì họ chịu được ? Rồi từ cái giá đấy mới đi lộn ngược lại xem sản xuất có khả thi không. Vì thế cho nên « đoàn kết » vẫn là yếu tố hàng đầu. Ngay cả trong sản xuất cũng vậy, tại sao các hãng cơ khí liên quan tới ngành sửa chữa, sản xuất cơ khi không liên minh với nhau. Hãy cùng nhau thoả thuận chia chiến khu VN, để đánh ra ĐNA rồi ra thế giới thì mới chơi được. Chứ thị trường đã nhỏ, lại manh mún khôn lỏi thì vĩnh viễn không lên.
Phó Thường Nhân
UK giải thể hãng máy bay Antonov là một bước « tiến bộ » nữa trên con đường « cải cách » của UK. Cứ tiếp tục cải cách thế này thì chẳng bao lâu nữa UK không phải gia nhập EU mà gia nhập các nước thế giới thứ 3, những nước được phương Tây giúp đỡ « đang phát triển » (và luôn luôn ở trạng thái đang phát triển mãn kiếp) ở Á-Phi –Mỹ la tinh từ cả 5,6 chục năm nay.
Một nước cộng hoà đứng thứ nhì trong 15 nước cộng hoà của Liên Bang Xô Viết. Đất đai tài nguyên giầu có, là vựa lúa mì, là cái nôi của công nghiệp nặng từ thời Sa hoàng. Đất nước có công nghiệp hàng không, công nghiệp vũ trụ, công nghiệp hạt nhân. Mà sao bây giờ lại có thể chết thảm thương như thế. PNB của UK bây giờ chỉ còn bằng VN, trong khi điểm xuất phát của VN có mơ cũng không được bằng UK. Thế cho nên đã rối loạn chính trị, thì đất nước như bị bắn ngay phát đạn vào não, dù có là vận động viên thể hình, bắp thịt cuồn cuộn, giữ giải quán quân thế giới cũng chết. Nhưng trò chơi chính trị mà phương Tây mớm cho UK còn nguy hiểm hơn vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
Ngoài bài của LTBK chép vào trong này, tôi có đọc cả bài của Đất Việt (đăng lại qua dân trí). Vì thế bình nó một câu. Tức là bình cái bài « Giải thể Antonov : cái chết báo trước của công nghiệp quốc phòng UK ». Ở đây tác giả nhận định, muốn không chết phải chuyển sang công nghệ phương Tây (khi đã không còn chơi với Nga). Cái phân tích ấy rất là sai. Tại sao. Vì khi không có công nghệ, thì mới phải tìm cách mua (ví dụ mua licence), rồi từ đó mà có cái đế mà tự mình phát triển lên. Ngược lại khi đã có công nghệ nguồn rồi (trường hợp Antonov) thì chỉ có thể học, tham khảo người khác mà tìm ra đường đi của mình. Như vậy chỉ có cách là tiếp tục tự nghiên cứu phát triển, hoặc liên doanh, hoặc tích hợp (tức là mua một phần của bên ngoài mà lắp vào mình). Còn cái chuyện nói công nghệ Nga thấp kém không bằng phương Tây, thực tế chỉ là một định kiến. Muốn biết chính xác phải đi vào cụ thể, và phải có kiến thức kỹ thuật. Nói phương Tây cũng là nước nào : Anh, Pháp, Mỹ, Đức..
Khi EU nhử UK vào EU là để tìm kiếm mở rộng thị trường cho mình (Pháp, Đức,..) chứ không phải là để biến ông thành kẻ cạnh tranh với nó. Vì thế đừng có hi vọng giúp đỡ. Không hiểu được bản chất của nó thì tất nhiên chỉ thiệt hại thôi.
langtubachkhoa
Hôm nay, đặc nhiệm Ukr đột nhập làng sen VN ở Ukr, thẩm vấn một số người rồi thả về, nhưng một lượng lớn tiền thì giữ lại, bảo để điều tra nguồn gốc. Với tình hình kinh tế Ukr hiện nay thì e mất luôn số tiền này. Làng này nằm ở Odessa, nơi mà cựu tổng thống Georgia làm thống dốc.

Về vụ máy bay, trước đây tôi đã đưa 1 tin liên quan đến việc Ukr du định hợp tác với Ba Lan để phát triển máy bay. Sau đó bên Nga có nói rằng, trinh độ hàng không của Ba Lan còn kém hơn Ukr nhiều, thì hợp tác cái gì? Chẳng qua Ukr muốn móc tiền của Ba Lan chứ k định chia sẻ gì cho Ba Lan về công nghệ, còn Ba Lan lại muốn học công nghệ chứ k muốn bao tiền nhiều. Các chuyên gia Nga cũng nói hầu như 100% nguyên vật liệu và gàn 80% linh kiện máy bay của Ukr đều phải nhập từ Nga, Ukr cũng k có khả năng mô hình hóa, và kiểm thử (verification), test. Những cái này đều phải gửi sang Nga làm.
Bây giờ cắt đút với Nga thì chỉ trừ khi phương Tây chịu đầu tư tiền và làm thay viec của Nga cho Ukr, nhưng họ k tin phương Tây sẽ làm, vì như thế lại đẻ ra một kẻ cạnh tranh cho mình

Hôm nay phía Nga cũng bình luận về lời xúc phạm tổng thống Nga tham nhũng từ phía Mỹ, nói rằng đây là chuẩn bị cho bầu cử tổng thống Nga vào năm 2018.

Cách đây mấy hôm, Duma Nga cũng đã ra luật: cấm các đảng tranh cử quốc hội dùng hình ảnh của các cá nhân k tham dự tranh cử quốc hội. Như vậy các đảng bây giờ sẽ k được phép dùng hình ảnh Putin tranh cử nữa. Có thể thấy nước Nga và Putin đang tìm cách tránh để nước Nga bị lệ thuộc nhiều vào một người, các đảng phải tự mình gây dựng được uy tín. Gần đây Putin nói rằng mình vẫn yêu thích lý tuong Đảng Cộng Sản, nhắc lại quá khứ của mình với Đảng CS, và nói rằng mình chưa hề bỏ thẻ đảng, đủ để thấy vai trò của Đảng Cộng Sản ngày một lớn trên chính trường Nga. Trước khi có khủng hoảng Ukr, họ đã giành được nhiều ghế tại Duma và chức thống đốc ở nhiều vùng của Nga

Thôi, đưa tin khác vè máy bay





Nga-Ấn Độ khởi động dự án siêu lớn, chế tạo 200 trực thăng Ka-226T
Theo tin từ giới công nghiệp quốc phòng Nga, nước này và Ấn Độ đã bắt đầu khởi động dự án hợp tác quốc phòng rất lớn, sản xuất hàng trăm máy bay trực thăng Ka-226T.
Ngày 28-1, Tập đoàn Máy bay trực thăng Nga (Russian Helicopters) cho biết, Moscow và New Dehli đã bắt tay thực hiện dự án siêu lớn, tổ chức một liên doanh sản xuất tại Ấn Độ không dưới 200 máy bay trực thăng Ka-226T Hoodlum.

Đề xuất chế tạo chung máy bay trực thăng Ka-226T đã lần đầu được thảo luận tại một cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong chuyến thăm của ông Putin tới New Delhi hồi tháng 12-2014.

Trong chuyến thăm đó, một thỏa thuận hợp tác trong ngành công nghiệp sản xuất máy bay trực thăng trị giá nhiều tỷ USD đã được ký kết, sau đó các cơ quan hợp tác quốc phòng Nga và Ấn Độ đã nhanh chóng bắt tay vào thực hiện dự án đầy tiềm năng này.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ Quốc gia Nga (Rostec) Sergei Chemezov cho biết, một liên doanh giữa hai bên sẽ được thành lập ở Ấn Độ với thành phần gồm tập đoàn Rostec cùng một số tập đoàn khác của Nga, về phía Ấn Độ là Công ty TNHH Hàng không Hindustan (HAL).

Hãng thông tấn Nga RIA Novosti tiết lộ, hai bên đã đồng ý thực hiện một hợp đồng khổng lồ, bao gồm chế tạo cho quân đội Ấn Độ và xuất khẩu hàng trăm máy bay trực thăng dòng Ka-226T, kèm theo các hoạt động bảo dưỡng, vận hành và sửa chữa những chiếc trực thăng này.

Theo Bộ quốc phòng Ấn Độ, giai đoạn đầu tiên hai bên có thể xuất xưởng 200 chiếc trực thăng Ka-226T, một số lượng nhỏ trong đó sẽ do Nga chế tạo, còn phần lớn sẽ sản xuất ở Ấn Độ. Không quân nước này cũng dự định sẽ đặt mua không dưới 50 chiếc.

Được biết, Ka-226T là một phiên bản mới nâng cấp của trực thăng hạng nhẹ Ka-226 do nhà máy chế tạo trực thăng nổi tiếng Kamov của Nga phát triển, nhưng lại được trang bị động cơ Arrius 2G1, được sản xuất bởi công ty Turbomeca của Pháp.

Ka-226T được trang bị thiết bị dẫn đường hiện đại. Nó có thể di chuyển dễ dàng trong điều kiện mật độ nhà cao tầng dày đặc và trong vùng núi, có khả năng mang tải khoảng 6 hành khách và 1.350 kg hàng hóa ở bên trong khoang lái hoặc ở các giá treo bên ngoài máy bay.

http://anninhthudo.vn/quan-su/ngaan-do-kho...26t/659208.antd
langtubachkhoa
Phớt lờ Mỹ thì k phải, nhưng đúng là phe nắm quyền hiện nay ở Canada liên quan nhiều đến các nhóm kinh tế dân sự, thương mai, chứ k dựa nhiều vào các tập đoàn dầu mỏ, năng lương như chính phủ của ông Harper trước. CHính phủ Harper trước cũng muốn nhân cơ hội trừng phạt để thu phiếu của nhóm kiều dân Ukr ở Canada, nhưng rốt cuộc cũng k thắng cử được


Canada “phớt lờ” Mỹ thúc đẩy quan hệ với Nga?
Quan hệ giữa Nga và Canada đã có những tín hiệu tích cực đáng kể sau khi Thủ tướng theo trường phái tự do Justin Trudeau lên nắm quyền.

Canada dường như sẽ đặt các lợi ích kinh tế từ mối quan hệ với Nga lên trên các lợi ích kinh tế của những “kẻ ngoài cuộc”, trong đó có Mỹ.
Trong vấn đề Ukraine, Canada vẫn luôn là quốc gia hay chỉ trích Nga mạnh mẽ. Tuy nhiên, những hy vọng về việc Canada sẽ thay đổi quan điểm này sau khi có Thủ tướng mới đã trở thành hiện thực.
Sau khi lên nắm quyền Thủ tướng, ông Justin Trudeau đã đưa ra tuyên bố về việc muốn cải thiện mối quan hệ đã bị mất đi với Nga.
Tất cả, ngoại trừ Canada
Ngoại trưởng Canada Stefan Dion cho rằng điều cần thiết là phải khôi phục các cuộc đối thoại với Moscow về vấn đề Ukraine và các vấn đề quốc tế nóng bỏng khác.
“Chúng ta cần đối thoại để có thể tin tưởng rằng người Nga hiểu được các lợi ích của chúng ta”- ông Stefan Dion tuyên bố trong bài trả lời các phóng viên ngày 27/1 vừa qua.
Ông Dion cũng đưa ra giải thích rằng Canada sẽ không ngừng trợ giúp cho Ukraine nhưng Canada muốn “làm việc với Nga về vấn đề này”.
“Nếu như làm rõ được rằng chúng ta có các lợi ích chung thì chúng ta cần phải áp dụng các bước đi thận trọng để giải quyết những bất đồng hiện nay”- Stefan Dion bổ sung.
Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Canada, việc thiếu đi các cuộc tiếp xúc về vấn đề này khiến các bên sẽ không thể thúc đẩy giải quyết khủng hoảng và điều đó không thể coi là sự trợ giúp cho Ukraine.
Stefan Dion cũng gợi nhớ lại rằng Canada và Nga vẫn tiến hành các cuộc đối thoại ngay cả trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”. “Còn hiện nay, vì chính sách của các chính phủ bên ngoài mà giữa hai nước hầu như không có tiếp xúc.
Điều đó có thể trợ giúp cho Ukraine được ư? Làm sao mà điều đó có thể thúc đẩy được các lợi ích của chúng ta ở Bắc Cực?
Trong khi đó, Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia khác vẫn đang thúc đẩy các cuộc đối thoại với Nga. Tất cả đều đang làm thế, ngoại trừ Canada”- ông Stefan Dion cảnh tỉnh.
Giai đoạn của các khả năng bị đánh mất
Những tuyên bố của ông Stefan Dion có thể coi là những lời “đáp lễ” của Canada đối với những tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khi đưa ra đánh giá về mối quan hệ giữa Nga với Canada.

Trong cuộc họp báo ngày 26/1 vừa qua, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố rằng những năm gần đây có thể coi là “giai đoạn của các khả năng bị đánh mất”.
“Chính phủ tiền nhiệm ở Canada đột nhiên lại theo đuổi quan điểm chống Nga quyết liệt, đã hủy bỏ các mối quan hệ song phương, áp dụng các lệnh cấm vận chống lại các quan chức và các tổ chức của Nga, ngừng thực hiện hợp tác trong khuôn khổ ủy ban liên chính phủ về các vấn đề kinh tế - thương mại”- Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhắc lại.
Theo Ngoại trưởng Nga, Canada là quốc gia có ảnh hưởng và được tôn trọng trên trường quốc tế. Quan hệ Nga - Canada ghi nhận có những lúc thăng, có những lúc trầm.
Giai đoạn đi xuống của mối quan hệ song phương Nga - Canada là khi Canada do Thủ tướng Steven Harper cầm quyền.
“Chính phủ của Thủ tướng Steven Harper hoàn toàn không có bất cứ suy nghĩ và hành động thực dụng nào khi thực hiện các chính sách cực đoan khi tuân thủ một cách mù quáng yêu cầu của cộng đồng người Ukraine tại Canada, như vậy là coi thường chính các lợi ích quốc gia của mình”- Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Nga cũng lên tiếng khẳng định rằng quan hệ giữa Nga với Canada là mối quan hệ “rất thân thiện và đã có từ lâu”. Giữa Nga và Canada có các nhiệm vụ chung, các lợi ích chung trong việc khai khẩn Bắc Cực và hợp tác trong vùng Bắc bán cầu nói chung.
Hai bên cũng có những kinh nghiệm hợp tác thực tế trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và một loạt lĩnh vực khác.
Được biết, các cuộc bầu cử Thủ tướng Canada đã được tổ chức trong tháng 10/2015 và người chiến thắng là ông Justin Trudeau, thay thế cho cựu Thủ tướng Steven Harper, người luôn theo đuổi quan điểm chống Nga mạnh mẽ.
Harper giữ cương vị Thủ tướng Canada trong vòng 9 năm nhưng để lại nhiều dấu ấn nhất là trong những năm cuối trên cương vị Thủ tướng. Nhờ những “dấu ấn” của Steven Harper mà Canada luôn thực hiện quan điểm chống Nga mạnh mẽ trong vấn đề Ukraine.
Đây cũng là giai đoạn ngừng thực hiện tất cả các cuộc tiếp xúc song phương giữa giới chức quân sự Nga và Canada ở Bắc Cực.
Trong khi đó, Justin Trudeau không theo đuổi trường phái cứng rắn và khẳng định rằng sẽ dồn các nỗ lực nhằm phôi phục nền kinh tế Canada. Trudeau là dòng họ khá nổi tiếng ở Canada nhờ người cha của Dino là Pera Trudeau.
Khi nắm giữ cương vị Thủ tướng Canada, ông Pera Trudeau đã rất nỗ lực phát triển mối quan hệ của Canada với Nga và đã đạt được nhiều thành công không nhỏ.
Justin Trudeau không đề cập đến mối quan hệ đặc biệt với cộng đồng người Ukraine đang sinh sống ở Canada nhưng mọi người đều biết rằng trong thành phần chính phủ của Justin Trudeau có hai đại diện của cộng đồng này gồm Hrystia Friliand và Mari Enn Mygichuk.
Đây là cộng đồng Ukraine lớn thứ hai trên thế giới. Cộng đồng Ukraine lớn nhất trên thế giới đang sinh sống ở Nga.
Kinh tế là trên hết
Theo chuyên gia phân tích Vladimir Vasilev thuộc Viện nghiên cứu Mỹ&Canada, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, những tuyên bố của Ngoại trưởng Canada đã phản ánh rõ nét thành phần thực chất trong Chính phủ mới của Canada.

“Điều đó liên quan đến các cuộc bầu cử Quốc hội. Những người theo trường phái bảo thủ đã rời khỏi Chính phủ và thay vào đó là những người theo trường phái tự do. Chính quyền mới ở Canada đang tìm kiếm những điểm tương đồng với Moscow”- Vladimir Vasilev nhận định.
Theo Vladimir Vasilev, bước đi này của Canada có liên quan đến những tuyên bố mới đây của phía Mỹ. Cụ thể, tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố rằng những lệnh trừng phạt kinh tế không còn hiệu lực.
“Canada là nước đầu tiên thực hiện bước đi này. Dưới thời chính phủ bảo thủ, Canada thường “phục vụ” chính sách đối ngoại Mỹ. Chính phủ hiện nay đang cố gắng chứng minh rằng họ khác chính phủ cũ không chỉ ở việc thực hiện chính sách đối nội mà cả chính sách đối ngoại.
Do đó, những tuyên bố có tính chất tương tự (về việc củng cố mối quan hệ với Nga) sẽ tiếp tục được đưa ra thời gian tới”- Vladimir Vasilev đánh giá.
Vladimir Vasilev cho rằng hiện người Canada đang ngày càng lo lắng về tình trạng kinh tế của đất nước. Trong các lệnh cấm vận trước đó được Canada thực hiện có các lệnh cấm vận đối với các công ty dầu khí của Nga đang tiến hành khai thác ở Bắc Cực.
Trong khi đó, Canada là quốc gia quan tâm hơn Mỹ trong vấn đề khai thác các nguồn tài nguyên ở Bắc Cực nên cần phải hợp tác với Nga nhằm đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ ở hướng này.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của cộng đồng người Ukraine ở Canada lên việc ban hành các chính sách ở Canada là khá lớn.
Do đó, việc Ngoại trưởng Canada đề xuất trao đổi các vấn đề Ukraine đã cho thấy Canada thực sự quan tâm đến hợp tác với Nga để phát triển kinh tế.
Vì kinh tế, Canada có thể sẽ phớt lờ Mỹ để thúc đẩy quan hệ với Nga.

http://soha.vn/quoc-te/canada-phot-lo-my-t...29144901823.htm
langtubachkhoa
Tư tưởng thực dụng của Mỹ đúng là vẫn rất hiệu quả, cái gì cấm thì cứ cấm, cái gì có lợi vẫn cứ làm. Nói thực lòng là tôi rất thích tư duy này của người Mỹ

AK-47 của Nga sẽ được lắp ráp ở Mỹ
Công ty RWC mà trước đây từng là nhà nhập khẩu chính thức và nhà phân phối các loại vũ khí do Tập đoàn Kalashnikov phát triển ở Mỹ đã quyết định tổ chức sản xuất súng trường AK-47 tại thành phố bang Florida, kênh truyền hình Fox News đưa tin.

“Trong năm ngoái, công ty RWC đã buộc phải cắt đứt quan hệ với công ty Nga. Tuy nhiên, công ty vẫn giữ được quyền của Mỹ với tên gọi (thương hiệu Kalashnikov) và đã mở một nhà máy lắp ráp nhỏ ở thành phố Tullitaune, bang Pennsylvania. Hiện nay công ty đang lên kế hoạch tổ chức sản xuất quy mô trên bờ Đại Tây Dương”,- Fox News đưa tin.

Kế hoạch của công ty đã được sự chấp thuận của chính quyền thành phố Pompano Beach, nơi dự kiến tổ chức sản xuất, bà Sandra King, đại diện chính thức của chính quyền thành phố thông báo với các phóng viên, bài báo nêu rõ.

Đồng thời, Fox News cho hay giới chức Pompano Beach không nói rõ ở nhà máy sẽ có bao nhiêu chỗ làm cũng nhu khối lượng sản xuất hàng năm là bao nhiêu.

Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/usa/20160129/112...l#ixzz3yg4BpHGh
langtubachkhoa
Nếu những gì bài báo này viết là đúng sự thật thì tội cho bà con người VN ở đó qua, nhất là đoạn bôi đỏ k thể chấp nhận được

Đặc nhiệm Ukraine lục soát Làng Sen: Điều tra hay cướp tiền?

Những người có vũ trang đeo mặt nạ, các cánh cửa bị phá tung, một người bị đánh, đè xuống tuyết, còng tay số 8… buổi sáng ngày 28.1 đã bắt đầu như vậy tại Làng Sen, một khu nhà của người Việt Nam tại Odessa, Ukraine.
Đánh người, lấy tiền


Vào lúc khoảng hơn 5 giờ sáng một lực lượng có vũ trang của Cơ quan an ninh Ukraine (SBU) đã ập vào khu Làng Sen, phong tỏa tất cả các lối ra vào và tiến hành lục soát.
Nhiều người dân không hiểu ngay chuyện gì xảy ra, sau đó mới có thông tin đó là có lệnh khám nhà do tòa án một quận ở thủ đô Kiev ký vì ''tội đưa người vượt biên trái phép''.
Nhưng nhiều người không biết tiếng Ukraine nên không đọc được và kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Rất nhiều căn hộ vắng chủ nhà lập tức bị phá tung cửa, thậm chí lực lượng SBU còn dùng dụng cụ đặc biệt để cắt phá cửa sắt.
Nhiều người nhận tin về gấp đến nhà thì đã thấy cửa bị phá, các két sắt bị phá tung, lượng tiền lớn biến mất…
Một số hãng truyền hình địa phương nhận được tin đã đến hiện trường nhưng bị lực lượng SBU ngăn cản không cho vào bên trong nhà mặc dù họ đã nói là theo luật pháp Ukraine không cho phép ngăn cản các phóng viên tác nghiệp.
Sau đó một số cư dân trong Làng Sen đã giúp họ vào được bên trong.
Theo truyền thông Ukraine, ít nhất 20 căn hộ tại hai khu nhà bị lục soát. Một người đàn ông Việt Nam tên Vinh bị đánh thâm tím mặt.
Theo lời kể của người này, buổi sáng ông ta mang theo người một lượng tiền lớn ra khỏi nhà, khi nhìn thấy toán người đeo mặt nạ thì liền nghĩ đó là cướp vì thời gian gần đây có nhiều vụ cướp có vũ trang đối với người Việt Nam nên bỏ chạy.
Lực lượng SBU lập tức đuổi theo, đánh, đè xuống đất, còng tay ông ta và lấy đi lượng tiền 800 ngàn UAH (đồng grivna, tiền Ukraine, tương đương 32.000 USD).

Bất thường
Không lâu sau khi xảy ra vụ việc, Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam tại Kiev đã cử đại diện có mặt tại hiện trường.
Tuy nhiên, lực lượng SBU dường như không mấy chú ý đến đại diện của ĐSQ. Chỉ có mấy người mặc thường phục chặn ông ta lại và nói: "Hãy bình tĩnh, đừng có làm… “sôi” lên!''
Khi có quá nhiều các phóng viên báo chí có mặt thì lực lượng an ninh mới ngưng các hành động khám xét và định lên các xe microbus bỏ đi cùng với lượng tiền và tài sản thu được.
Lập tức hàng chục người Việt Nam lao ra chặn xe, một vài người mất tiền đâm quẫn và liều dùng cả thân mình để chắn không cho xe đi.
Nhưng sức lực quá chênh lệch và đa số không ai dám liều mạng chống cự với những người vũ trang nên cuối cùng, lược lượng SBU đã lên xe đi mất.

Ông Vinh và con gái cũng cố liều lấy lại 800 ngàn UAH của mình nhưng bất thành. Sau mấy cú đánh vào mạng sườn, ông Vinh bị ngã nằm lại trên tuyết, con gái ông Vinh bị bắt đưa lên xe.
Sau vài trăm mét, SBU đã ném cô gái xuống tuyết ven đường và bỏ đi.
Chưa hết, 3 căn nhà riêng của những người cán bộ trong Hội người Việt Nam tại Odessa cũng bị khám xét với lý do tương tự.

Vụ việc xảy ra đã gây chấn động cộng đồng người Việt tại Odessa. Nhiều người cho biết rất hoang mang, căm phẫn với hành động của lực lượng an ninh quốc gia Ukraine.
Họ cho rằng SBU đã hành động trái pháp luật khi phá cửa nhà khi vắng chủ và không đủ cơ sở, thu tiền không có biên bản, đánh và khám người.
SBU không tìm ra bất kỳ bằng chứng về tội gì ghi trong giấy khám nhà nhưng lại nhằm vào tìm và thu giữ tiền. Nhiều căn hộ không có trong danh sách cũng bị lục soát.

Điều đáng nói, cộng đồng người Việt ở Odessa sống rất đoàn kết, tuân thủ luật pháp Ukraine.
Họ còn rất nhiều lần quyên góp tiền, thực phẩm, quần áo cho Hội Chữ Thập Đỏ để chuyển cho những người dân Ukraine bị nạn từ Donbass do chiến tranh, tặng quà cho các trại trẻ mồ côi Ukraine.
Hàng năm Hội người Việt đều mời các cựu chiến binh đã chiến thắng phát xít đến dự lễ tiệc chiêu đãi và tặng quà có giá trị.
Hiện nay ĐSQ Việt Nam tại Ukraine đang phối hợp với Hội Người Việt Nam tỉnh Odessa để cố gắng làm rõ vụ việc và bảo vệ quyền lợi cho những người Việt đang sinh sống tại đây.


http://soha.vn/quoc-te/dac-nhiem-ukraine-l...30072021416.htm
Phó Thường Nhân
@LTBK,
Cái kiểu cướp giật này có từ lâu rồi mà. Vì bọn nó biết người Việt hay giữ tiền mặt vì người ta không muốn gửi ngân hàng, cùng do thói quen và cách thức buôn bán nữa. Không kể thế, nhiều khi còn không biết tiếng, rồi cũng có khi là buôn bán “bán chính thức”. Ngay cả bản thân người Việt với nhau nhiều khi cũng chụp giật. Nhưng kiểu cướp giật giữa ban ngày này có cả ở Nga rồi Đông Âu cũ. Bất chấp những nước này ở chế độ nào.
langtubachkhoa
Van de la o Nga ngay cang it nhung chuyen the nay, con Ukr bay gio thi ngay cang tang bac Pho a

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Feb 1 2016, 03:01 PM)
@LTBK,
Cái kiểu cướp giật này có từ lâu rồi mà. Vì bọn nó biết người Việt hay giữ tiền mặt vì người ta không muốn gửi ngân hàng, cùng do thói quen và cách thức buôn bán nữa. Không kể thế, nhiều khi còn không biết tiếng, rồi cũng có khi là buôn bán “bán chính thức”. Ngay cả bản thân người Việt với nhau nhiều khi cũng chụp giật. Nhưng kiểu cướp giật giữa ban ngày này có cả ở Nga rồi Đông Âu cũ. Bất chấp những nước này ở chế độ nào.
*


Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.