Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc. Phan Iii
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
Phó Thường Nhân
Đúng là khoảng từ một năm nay, thì không thấy nói đến các vụ cướp giật kiểu này ở Nga nữa. Nhưng thời gian cũng chưa đủ dài để xem nó là tốt đẹp thật sự hay tạm thời. Nếu mà so với thời XHCN cũ thì những “chế độ mới” này (gọi là mới mà nó chẳng là mới nữa, vì đã có tới hơn 20 năm trôi qua) thua xa về kỷ cương pháp quyền.
Phó Thường Nhân
Nhân nói cái chuyện “ăn cướp giữa ban ngày” này, tôi cũng bàn luận linh tinh ra ngoài một tý. Chính những kiểu hành động như thế này, khiến tôi nghĩ ở những nước này có vấn đề. Vì những hành động này nói lên một phần cung cách ứng xử với nhau trong xã hội họ. Điều này không nói lên được, đánh giá được quan hệ nhà nước với nhau, giữa Vn với họ chẳng hạn, nhưng có thể đánh giá mức độ chất lượng nhà nước pháp quyền của nó, và phần nào xu hướng xã hội. Nếu nó đã ăn cướp giữa ban ngày thế với người Việt, thì khả năng ăn cướp giữa ban ngày giữ họ với nhau là hoàn toàn có thể. Còn nếu giả dụ điều đó không xẩy ra, thì cũng có nghĩa là có vấn đề chủng tộc ở đây. Điều này xẩy ra cả ở Tiệp, ở Hung, Nga, UK..
Tất nhiên cũng có người nói rằng, người Việt ra nước ngoài cũng xử sự không hay hớm gì, ngay cả với nhau. Nhưng dù có thể, chẳng có gì biện hộ được việc cướp trắng trợn như thế.
Trước đây, chính vì đã chứng kiến những sự phân biệt kiểu này (chưa đến mức cướp bóc, mà chỉ do sự khác biệt văn hoá gây mâu thuẫn với nhau, thậm chí đánh nhau) đã khiến tôi quan tâm tới vấn đề dân tộc văn hóa và đặt câu hỏi.
Phó Thường Nhân
Mỹ đưa tầu chiến vào Hoàng Sa có lẽ là điểm nổi bật vào đầu năm này. Trái ngược với Trường Sa, là nơi có có nhiều nước cùng đòi chủ quyền (VN, Phi, TQ, Mã.. ở đây tôi không nói tới vấn đề ai đúng ai sai chỉ nói về các bên tranh chấp), Hoàng Sa là vấn đề liên quan tới 2 nước VN và TQ. Sự hiện diện của Mỹ ở Hoàng Sa, có thể tạo thêm sức mạnh cho VN khi dùng thương lượng để giải quyết vấn đề này và những vấn đề liên quan (ví dụ phân chia vùng cửa vịnh Bắc bộ). Khi TQ tràn ra biển Đông, thì ngoài vấn đề khai thác tài nguyên biển, còn có vấn đề địa chính trị. Bằng cách vô hiệu hoá vấn đề Địa chính trị (tức là vấn đề kiểm soát biển Đông) thì những quần đảo này không còn có giá trị lắm với TQ nữa.
langtubachkhoa
Bác Phó, tôi nghĩ vấn đề "cướp ngày" này còn liên quan đến vấn đề kinh tế, khi kinh tế khó khăn, lại thêm lúc giao thời chính trị, các nhóm cực hữu nổi lên, tư tưởng dân tộc cực đoan bành trướng, thì chuyện cướp bóc người nước ngoài là khó tránh khỏi. Vấn đề là ở các nước như Sec, Nga, hiện tượng này ngày càng ít đi, thì ở những nước như Ukr bắt đầu xuất hiện nhiều. Ở đây lý do kinh tế + tư tưởng dân tộc cực đoan nổi lên là nguyên nhân chính, và hai cái này cộng hưởng vào nhau, khi nhóm dân tộc cực đoan rêu rao tu tưởng là người nước ngoài ăn cắp việc làm dân bản xứ. Ngay các nước Tây Âu hạng 1 cũng có hiện tượng này, chỉ là kinh tế tốt hơn + nhiều năm đón nhận nhập cư nên tư tưởng của họ phóng khoáng hơn và ít sa vào bạo lực hơn thôi.
Hơn nữa, pháp quyền nhà nước đã vững nên hiện tượng ăn cướp cũng ít xảy ra hơn. Bây giờ bác Holland lại còn muốn kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm 3 tháng nữa đó

Thì ra hôm nay chiếu phim này trên Canal +, mình k biết. Ông này người Pháp sao có cái tên Paul nhỉ?


Thảm sát Odessa: Đạo diễn Pháp cho thấy nguyên vẹn bi kịch
Đạo diễn người Pháp Paul Moreira đã thực hiện bộ phim tài liệu nói về những sự kiện bi thảm xảy ra tại Odessa hồi tháng Năm 2014, khi hơn 40 người thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa phái ủng hộ và phản đối chính quyền mới ở Kiev.

Bộ phim "Ukraina: Chiếc mặt nạ cách mạng" sẽ được trình chiếu trên kênh truyền hình Pháp Canal+ vào ngày thứ Hai 1 tháng Hai 2016. Đạo diễn kể rằng ông đã "phỏng vấn mấy chục nhân chứng trực tiếp của sự kiện", tạo điều kiện để ông "lọc bỏ sự cường điệu hay dối trá từ phía những đối tượng tấn công cũng như từ phía các nạn nhân".

Theo quan điểm của đạo diễn Moreira, báo chí phương Tây phản ánh không đủ chính xác về sự kiện Odessa, nếu tính đến quy mô của thảm kịch này. "Khi tôi bắt đầu cuộc điều tra ở Ukraina, tôi đau lòng phát hiện ra rằng hành vi tàn bạo như thú dữ ở Odessa hồi tháng Năm 2014 dường như bị xóa sạch khỏi ký ức của mọi người… Là một thành phố lớn tại trung tâm châu Âu, ngoài cửa là thế kỷ thứ 21, thế mà có chuyện đốt cháy công nhiên giết hại 45 con người!", — vị đạo diễn nhấn mạnh.
Theo lời đạo diễn, cuộc điều tra "trái với quan niệm thông thường" đã gặp phải thái độ thù nghịch của một số nhà báo Pháp cũng như của chính quyền Ukraina. "Trên một trang web bằng tiếng Ukraina người ta còn gọi tôi là "tên khủng bố" làm việc cho tình báo Nga". Đã có đòi hỏi để cấm bộ phim. Còn đại sứ Ukraina thậm chí bắt đầu gây áp lực với kênh Canal+», — đạo diễn Moreira chia sẻ.

Đạo diễn Pháp bị cáo buộc rằng ông đã phóng đại vai trò của các thành viên dân tộc chủ nghĩa Ukraina trong cuộc xung đột, cũng như "ảnh hưởng của Hoa Kỳ với việc thay đổi chính thể" ở Kiev. Ngoài ra, Moreira hướng sự tập trung vào "nạn nhân nước mắt" trong bộ phim, vốn không phải là chi tiết hợp khẩu vị với tất cả mọi người. "Trong phim tôi quả thực đã dành lời cho người mẹ của một gia đình, người phụ nữ này đã mất đứa con trai 17 tuổi (…). Khi tin được rằng cuộc phỏng vấn mà tôi thực hiện không bị cắt xén dành cho bộ phim, người mẹ đau khổ ấy nói chuyện cùng tôi với sự kiềm chế đáng khâm phục, bà nói rằng phương Tây không hề quan tâm đến số phận của cư dân ở đây", — đạo diễn Moreira hồi tưởng.
Có những nhà phê bình cũng đã phản bác khẳng định của đạo diễn phim, rằng thủ lĩnh đảng Ukraina "Tự do" Oleg Tyagnibok, nhân vật trung tâm tại các cuộc biểu tình phản đối hồi mùa đông 2013-2014, "chính là một thành viên của phong trào tân phát-xit". "Người này đã nhiều lần tuyên cáo rằng ông ta muốn giải phóng đất nước khỏi "băng đảng mafia Do Thái-Matxcơva" (…). Ngoài ra, nhân vật này là nhà sáng lập đảng xã hội-dân tộc, chẳng lẽ điều này không nhắc bạn nhớ tới cái gì hay sao?", — tác giả bộ phim "Ukraina: Chiếc mặt nạ cách mạng" giải thích.
"Nếu dừng lại ở tầm thụ cảm chung của toàn cầu, thì đúng, rõ ràng là công chúng không hề biết gì về vai trò của các nhóm tân phát-xit ở Ukraina, cũng như về sự kiện tàn bạo vô nhân tính ở Odessa. Và tất cả tình trạng đó chỉ bởi thực tế lịch sử không được phản ánh đầy đủ và khách quan", — đạo diễn Moreira kết luận.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/europe/20160201/...l#ixzz3yxSyBGdu
langtubachkhoa
Bao Lemonde đã gọi phim tài liệu của ông Paul Moreira là cái nhìn méo mó hypocrite.gif


Paul Moreira donne une vision déformée du conflit ukrainien

En savoir plus sur http://www.lemonde.fr/televisions-radio/ar...CZb356gXTBTl.99

Bài viết của đạo diễn để trả lời những chỉ trích
«Ukraine : les masques de la révolution»: réponse aux critiques
https://blogs.mediapart.fr/paul-moreira/blo...e-aux-critiques



(@click here)
Skywalker
QUOTE(langtubachkhoa @ Feb 2 2016, 05:31 AM)
[b]Bác Phó, tôi nghĩ vấn đề "cướp ngày" này còn liên quan đến vấn đề kinh tế, khi kinh tế khó khăn, lại thêm lúc giao thời chính trị, các nhóm cực hữu nổi lên, tư tưởng dân tộc cực đoan bành trướng, thì chuyện cướp bóc người nước ngoài là khó tránh khỏi. Vấn đề là ở các nước như Sec, Nga, hiện tượng này ngày càng ít đi, thì ở những nước như Ukr bắt đầu xuất hiện nhiều. Ở đây lý do kinh tế + tư tưởng dân tộc cực đoan nổi lên là nguyên nhân chính, và hai cái này cộng hưởng vào nhau, khi nhóm dân tộc cực đoan rêu rao tu tưởng là người nước ngoài ăn cắp việc làm dân bản xứ. Ngay các nước Tây Âu hạng 1 cũng có hiện tượng này, chỉ là kinh tế tốt hơn + nhiều năm đón nhận nhập cư nên tư tưởng của họ phóng khoáng hơn và ít sa vào bạo lực hơn thôi.
Hơn nữa, pháp quyền nhà nước đã vững nên hiện tượng ăn cướp cũng ít xảy ra hơn. Bây giờ bác Holland lại còn muốn kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm 3 tháng nữa đó

*



LTBK nhận xét đúng đấy. Từ góc độ tâm lý thì kỷ cương pháp quyền chỉ là một trạng thái , một giai đoạn của xã hội khi nhận thức của số đông đồng thuận về một số giá trị cơ bản nào đó.

Vấn đề là hệ giá trị nào thuyết phục được số đông?

VN từng có kinh nghiệm về "cải cách ruộng đất" giai đoạn 1950s, khi Đảng Lao động VN thử nghiệm mô hình cào bằng kinh tế để rồi vấp phải phản ứng của người dân, dẫn tới việc Tổng Bí thư lúc đó là ông Trường Chinh mất chức, cụ Hồ phải lau nước mắt xin lỗi công khai. Buổi giao thời ấy kéo dài mươi năm trong 'hòa bình' ở miền bắc, rôi đến đợt "cải tạo công thương nghiệp" sau 1975 ở miền nam và một lần nữa lãnh đạo là ông Nguyễn Văn Linh chấm nước mắt.

Nước Đức lại có bài học khác với Đảng Quốc Xã của Hitler, khác cái là ông ta biến cơ hội của giao thời chính trị thành tư tưởng và hành động thống nhất để tấn công các nước khác. Hitler chỉ thất bại bởi lực lượng Đồng Minh mạnh hơn ở tầm toàn cầu.

Còn nhiều ví dụ khác, nhưng tạm nêu thế để rút ra quy luật rằng mỗi trào lưu cách mạng đều không thể không đi kèm với việc một phe nào đó 'cướp bóc giữa ban ngay'. Có điều là hình thức tinh vi hay trắng trợn, quy mô lớn, bài bản hay chụp giật thô thiển từng miếng.

Ukraina hiện nay cũng đem lại bài học cần nghiên cứu kỹ xem tại sao tâm lý của xã hội lại biến chuyển theo hướng bất ổn như vậy dù đã từng có thời gian dài ổn định. Một lần nữa tôi lại nêu câu hỏi rằng phải chăng hệ giá trị được truyền bá ở đó có vấn đề?

Hoặc nhân loại phải chịu định mệnh vì nhận thức luôn thiếu sót hay ngu xuẩn? Chả có lý thuyết hay chủ nghĩa nào hoàn thiện để khắc phục bản chất hỗn loạn của chúng ta?

Phó Thường Nhân
@LTBK,
Với nhận xét của tôi, thì những lý do LTBK đưa ra đúng một phần, nhưng nó rất không ổn. Còn nếu nói như Sky thì lại càng không ổn.
Tôi đồng ý với LTBK là do khó khăn kinh tế, kiểu “đói đầu gối phải bò”, có thể là một phần lý do. Đây cũng là trường hợp hay xẩy ra ở châu Phi. Nhiều khi có đảo chính chỉ vì quân đội không được trả lương trong nhiều tháng. Nhưng tôi không nghĩ cảnh sát UK bây giờ sa sút tới nỗi ấy (đây là giả thiết, tôi không rõ chuyện đó, cũng có thể như thế thật).
Cái điêù đáng để ý là. Khi UK áp dụng thể chế hiện tại, thì mục đích của nó là kinh tế sẽ phát triển hơn, pháp luật trong xã hội sẽ bảo đảm hơn, vì quyền dân được bảo đảm hơn. Dân chủ đa đảng cơ mà. Nhưng những gì xẩy ra là ngược lại. Kinh tế đi xuống, quyền dân rõ ràng là không được bảo đảm, vì nếu được bảo đảm thì làm gì có chuyện cướp ngày.
Nếu nhìn rộng hơn sang cả Nga, những điều này cũng xẩy ra, và như tôi nói, nó chỉ không thấy nói tới từ khoảng một năm nay. Điều đáng để ý là trước khi có việc kinh tế đi xuống ở Nga hiện tại, thì nước Nga có gần mười năm phát triển một phần nhờ giá dầu tăng. Nên điều đó không thể đổ lỗi cho nghèo đói được. Vì chẳng lẽ Nga giầu mà công an Nga lại chết đói, đến nỗi phải đi cướp ngày. Giờ đây rõ ràng Nga khó khăn hơn, thế tại sao nó không đi cướp.
Tôi thì nghĩ thế này. Đầu tiên đó là sự phá sản về tư duy và tư tưởng. Cái đa nguyên đa đảng ấy đã khiến cho người ta thấy chỉ có lợi ích của mình là cao nhất (điều này cũng chưa phải đáng sợ nhất), và bằng bất cứ cách nào để mình có lợi cũng được (cái này là nguy hiểm nhất). Vì có lợi rồi thì có thể đổi trắng thay đen, như thế nào cũng được. Hành động thực tế có thể như con đĩ, nhưng được mông má đánh đấm lại bằng tiền thì sáng sủa đẹp đẽ ngang như Thuý kiều. Cái này không phải là do đa nguyên đa đảng đẻ ra, mà nguyên nhân của nó chính là kinh tế thị trường tư nhân. Vì những điều này người ta có thể thấy cả ở VN. Nhưng đa nguyên đa đảng làm nó trầm trọng hơn, và không thể chữa được.
Chính vì thế mà tại sao ở UK, “dân chủ” hơn Nga (hiểu theo kiểu phương Tây), thì nó càng rối loạn hơn, luật pháp không được đảm bảo bằng.
Điều thứ hai, là cái thể chế này đã tạo điều kiện cho nước ngoài thâm nhập phá hoại dễ dàng hơn, các mâu thuẫn trong xã hội kiểu tôn giáo, sắc tộc, vùng miền đáng nhẽ trung hoà được thì lại bùng lên không hoá giải được.
Thế thì phải xoá bỏ kinh tế tư nhân. Không, nhưng phải giúp nó tạo ra những giá trị lành mạnh. Ví dụ như chữ TÍN, chữ THÀNH, chữ CẦN, chữ KIỆM. Muốn thế phải cần cái khung pháp luật, tức là nhà nước pháp quyền.
langtubachkhoa
Bác Phó, thì tôi cũng đã nói, do nhà nước pháp quyền k có.
Xã hội sụp đổ, một nền văn minh sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ về tư tưởng. Người dân rơi vào tình trạng khủng hoảng về tư tưởng, lúc trước XHCN hết mình vì cái chung, vì xã hôi. Bây giờ kinh tế thị trường theo kiểu tư bản rừng rú, thời tư bản sơ khai đã đẩy tư tưởng người dân về hướng cực đoan ngược lại, làm tất cả để vơ lợi riêng. Trong khi đó pháp luật k vững, những giáo dục và đạo đức kinh doanh (kinh doanh để mưu lợi cho mình và tạo giá trị cho xã hôi, tín nhiệm, chân chính, lao động kinh doanh chân chính thực sự chứ k phải bòn rút, etc.) chưa được phát triển thì dĩ nhiên họ sẽ tìm đủ mọi cách, kể cả kinh doạnh kiểu rừng rú bạo lực để mưu lợi cho mình. Trong hoàn cảnh đó, việc cho phép đa đảng lại càng làm nẩy sinh những phe nhóm chính trị dựa vào các nhóm lợi ích chuyên bòn rút nhà nước Nga, hai cái này cộng lại càng làm cho xã hội thêm ung nhọt. Đời sống kinh tế người dân khó khăn lại càng tạo cơ hội cho các nhóm dân tộc cực đoan lợi dụng, và trong hoàn cảnh đó người nước ngoài bị ăn đòn là đương nhiên.

Thế nên Putin khi lên mới phải siết kỷ cương lại. Thời Elsin, các chính trị gia, doanh nhân, thống đốc ngân hàng bị ám sát như cơm bữa. Kể từ khi Putin lên, theo tôi biết chỉ có duy nhất 1 quan chức ngân hàng bị sát hại

Bác Phó, việc người VN ở Nga ít bị hơn đã diễn ra từ vài năm nay rồi. Bản thân bà con ta cũng làm ăn ở Nga ngày càng quy củ hơn. Còn vụ vừa rồi ở Ukr, theo nhiều người VN nói, là vụ bắt bớ tịch thu tài sản lớn nhất từ xưa đến nay

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Feb 2 2016, 01:07 PM)
@LTBK,
Với nhận xét của tôi, thì những lý do LTBK đưa ra đúng một phần, nhưng nó rất không ổn. Còn nếu nói như Sky thì lại càng không ổn.
Tôi đồng ý với LTBK là do khó khăn kinh tế, kiểu “đói đầu gối phải bò”, có thể là một phần  lý do. Đây cũng là trường hợp hay xẩy ra ở châu Phi. Nhiều khi có đảo chính chỉ vì quân đội không được trả lương trong nhiều tháng. Nhưng tôi không nghĩ cảnh sát UK bây giờ sa sút tới nỗi ấy (đây là giả thiết, tôi không rõ chuyện đó, cũng có thể như thế thật).
Cái điêù đáng để ý là. Khi UK áp dụng thể chế hiện tại, thì mục đích của nó là kinh tế sẽ phát triển hơn, pháp luật trong xã hội sẽ bảo đảm hơn, vì quyền dân được bảo đảm hơn. Dân chủ đa đảng cơ mà. Nhưng những gì xẩy ra là ngược lại. Kinh tế đi xuống, quyền dân rõ ràng là không được bảo đảm, vì nếu được bảo đảm thì làm gì có chuyện cướp ngày.
Nếu nhìn rộng hơn sang cả Nga, những điều này cũng xẩy ra, và như tôi nói, nó chỉ không thấy nói tới từ khoảng một năm nay. Điều đáng để ý là trước khi có việc kinh tế đi xuống ở Nga hiện tại, thì nước Nga có gần mười năm phát triển một phần nhờ giá dầu tăng. Nên điều đó không thể đổ lỗi cho nghèo đói được. Vì chẳng lẽ Nga giầu mà công an Nga lại chết đói, đến nỗi phải đi cướp ngày. Giờ đây rõ ràng Nga khó khăn hơn, thế tại sao nó không đi cướp.
Tôi thì nghĩ thế này. Đầu tiên đó là sự phá sản về tư duy và tư tưởng. Cái đa nguyên đa đảng ấy đã khiến cho người ta thấy chỉ có lợi ích của mình là cao nhất (điều này cũng chưa phải đáng sợ nhất), và bằng bất cứ cách nào để mình có lợi cũng được (cái này là nguy hiểm nhất). Vì có lợi rồi thì có thể đổi trắng thay đen, như thế nào cũng được. Hành động thực tế có thể như con đĩ, nhưng được mông má đánh đấm lại bằng tiền thì sáng sủa đẹp đẽ ngang như Thuý kiều.  Cái này không phải là do đa nguyên đa đảng đẻ ra, mà nguyên nhân của nó chính là kinh tế thị trường tư nhân. Vì những điều này người ta có thể thấy cả ở VN.  Nhưng đa nguyên đa đảng làm nó trầm trọng hơn, và không thể chữa được.
Chính vì thế mà tại sao ở UK, “dân chủ” hơn Nga (hiểu theo kiểu phương Tây), thì nó càng rối loạn hơn, luật pháp không được đảm bảo bằng.
Điều thứ hai, là cái thể chế này đã tạo điều kiện cho nước ngoài thâm nhập phá hoại dễ dàng hơn, các mâu thuẫn trong xã hội kiểu tôn giáo, sắc tộc, vùng miền đáng nhẽ trung hoà được thì lại bùng lên không hoá giải được.
Thế thì phải xoá bỏ kinh tế tư nhân. Không, nhưng phải giúp nó tạo ra những giá trị lành mạnh. Ví dụ như chữ TÍN, chữ THÀNH, chữ CẦN, chữ KIỆM. Muốn thế phải cần cái khung pháp luật, tức là nhà nước pháp quyền.
*


langtubachkhoa
Sau khi tính toán, GDP của Nga năm 2015 giảm 3.7%, như vậy là ít hơn nhiều so với "dự báo" của phương Tây (hình như 4.2 hay gần 5% gì đó), ít hơn cả dự đoán của bộ trưởng kinh tế Nga (3.9%).
Đi sâu từng lĩnh vực, một số ngành tăng trưởng mạnh như ngành nông nghiệp, các hoạt động kinh tế hộ gia đình (household), y tế và chăm sóc sức khỏe, khai khoáng.
Một số ngành bị sụt giảm như bán buôn bán lẻ (cái này dễ hiểu vì rup mất giá nên anh nào chuyên nhập khẩu kinh doanh hàng từ Tay về là hỏng), nhà hàng, khách sạn (đương nhiên vì khách Tây du lịch đến Nga giảm), xây dụng, chế tạo (cái này có lẽ do chính phủ Nga thu hẹp hoặc trì hoãn 1 số dự án chế tạo).

Hiện các bác Nga có vẻ tương đối lạc quan về tình hình kinh tế năm 2016.
Còn bây giờ anh vua cờ Kasparov nghe nói đang đến Strasbourg Pháp để vận động tài trợ cho đảng của mình

Russia’s 2015 GDP dropped 3.7% — Federal Statistics Service
More:
http://tass.ru/en/economy/854032
langtubachkhoa
Có mơ hơi sớm k?



Giấc mơ ôtô Việt: Nga sẽ làm điều nước khác chưa làm?

Thuận lợi

Quan tâm đến thông tin Việt Nam cùng Nga, Belarus lập liên doanh sản xuất, lắp ráp ô tô tải, xe 10 chỗ trở lên, xe địa hình và một số loại xe chuyên dụng, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết, liên kết này nằm trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu và đã được đàm phán kỹ càng từ nhiều năm nay. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam-Nga-Belarus có điểm thuận lợi, đó là Nga, Belarus là bạn hàng truyền thống của Việt Nam. Bản thân người Việt Nam cũng sử dụng ô tô Nga, Belarus trong nhiều năm, đặc biệt là trong những năm chiến tranh và sau khi thống nhất đất nước.

Mặt khác, hàng công nghiệp của Nga có giá rẻ và độ bền cao. Có một thời kỳ sau chiến tranh, hàng Nga tràn ngập thị trường Việt Nam, dù không đa dạng như hàng Trung Quốc nhưng có điểm đặc biệt là hàng hóa Nga rất bền. Điều đó là nhờ ngành công nghiệp nặng, công nghiệp luyện kim của Nga rất phát triển.


"Đây là những yếu tố rất thuận lợi cho Việt Nam khi liên kết với Nga, Belarus. Hơn nữa, các doanh nghiệp Nga đang tìm kiếm thị trường ở nước ngoài, riêng Việt Nam là thị trường rất tiềm năng. Gần đây Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực, trong khi hàng hóa Trung Quốc chất lượng kém nên Việt Nam đã trở về với khách hàng truyền thống là Nga và Belarus. Người Việt đã tiếp cận với thị trường Nga từ lâu, thậm chí có nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ở Nga, Belarus làm ăn phát triển. Đây là cơ hội để các Việt kiều ở Nga, Belarus quay trở về đầu tư vào công nghiệp ô tô Việt Nam", ông Bùi Danh Liên nói.


Hy vọng Nga chuyển giao công nghệ sản xuất động cơ ô tô

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội chỉ băn khoăn một điều rằng, ô tô của Nga tiêu thụ năng lượng rất lớn, không hiểu rồi đây họ sẽ cải tiến như thế nào để đáp ứng yêu cầu của thế giới.

"Tôi chỉ e ngại một điều động cơ của Nga đến giờ này cải tiến như thế nào? Công nghiệp cơ khí rồi đây sẽ phát triển, lý do không phải từ Nga mà từ nền kinh tế Việt Nam. Hiện nay nhiều nhà đầu tư nước ngoài, không chỉ Nga, Belarus đầu tư vào sản xuất linh, phụ kiện ô tô, những yếu tố đó quan hệ với nhau thúc đẩy công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển.

Hiện nay Việt Nam đã làm được lốp ô tô, dây cáp điện ô tô, pha đèn..., chỉ còn bộ phận quan trọng nhất là động cơ ô tô Việt Nam chưa làm được. Chỉ cần Nga giúp Việt Nam làm được động cơ thì chúng ta đã giải quyết được vấn đề cơ bản của công nghiệp ô tô Việt Nam.

Thất bại của Công ty CP ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) thời gian qua là vì họ tập trung phát triển công nghệ khung, vỏ trong khi không sản xuất được động cơ, thay vào đó họ nhập khẩu động cơ với giá cao.

Để sản xuất được động cơ đòi hỏi ngành cơ khí, luyện kim phải phát triển, và điều đó đối với Nga nằm trong tầm tay. Do vậy, nếu Nga giúp Việt Nam sản xuất động cơ, phát triển cơ khí luyện kim thì công nghiệp phụ trợ không quá khó", ông Liên bày tỏ.

Lâu nay, các doanh nghiệp ô tô của Nhật, Hàn khi vào Việt Nam đã không làm được điều này, họ coi công nghệ cao cấp là nguyên tắc bí mật quốc gia nên không chuyển giao thẳng mà chỉ chuyển giao từng phần, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội chỉ rõ. Còn Liên Xô trước đây và Nga sau này đã giúp Việt Nam chế tạo vũ khí thì hẳn họ cũng ngại gì mà không chuyển giao công nghệ sản xuất động cơ cho Việt Nam.

"Nga là bạn hàng truyền thống của Việt Nam, hai bên đã có niềm tin vào nhau. Khi Nga mở các nhà máy sản xuất ô tô ở các nước khác, họ vẫn có thể chuyển giao công nghệ để tạo ra quy trình sản xuất khép kín. Chúng ta hoàn toàn có thể tin vào sự giúp đỡ của Nga. Còn với một số tập đoàn ô tô đang đầu tư vào Việt Nam thì đừng hy vọng điều này, họ có vốn nhưng không tự do thoải mái với việc chuyển giao công nghệ", ông Liên nhấn mạnh.

Ông tin rằng liên doanh giữa Việt Nam-Nga-Belarus sẽ thành công bởi Nga có động cơ để phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam, đó là Nga hy vọng Việt Nam sẽ là cầu nối để nước này mở rộng làm ăn với các quốc gia Đông Nam Á khác, đồng thời hưởng lợi từ TPP.

Việc liên doanh chọn ô tô tải là một trong số các dòng xe chủ đạo để phát triển được ông Liên đánh giá cao. Theo đó, xe hơi 4 chỗ, 7 chỗ đã được các nước khác sản xuất như mì ăn liền, nó cũng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam. Nhưng dòng xe tải phục vụ cho nền công nghiệp lâu dài nên đây là chiến lược bền vững. Các nước Nhật, Hàn... chỉ bán phụ tùng để lắp ráp tại Việt Nam là chủ yếu trong khi Nga, Belarus có thể chuyển giao toàn bộ công nghệ, thậm chí đưa người sang làm, chế tạo tại Việt Nam. Từ Việt Nam, liên doanh có thể sản xuất ô tô xuất khẩu sang các nước trong khu vực.

Đặc biệt, ông Bùi Danh Liên tin tưởng xe tải Nga sẽ thắng xe Trung Quốc bởi giá rẻ hơn trong khi chất lượng tốt hơn. Từ trước đến nay, xe tải Trung Quốc được nhập nhiều vào Việt Nam là nhờ giá rẻ, phù hợp với túi tiền, nhưng công nghệ kém nên chóng hỏng.

Đặt câu hỏi về việc Nhà nước Việt Nam phải tận dụng cơ hội này như thế nào, ông Bùi Danh Liên nhấn mạnh, vấn đề xây dựng và phát triển công nghiệp ô tô tùy thuộc vào sự tự thân vận động của các doanh nghiệp vận tải, Nhà nước không thể hỗ trợ nhiều ngoài các chính sách về thuế, đất đai...


http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/gi...ua-lam-3299545/
langtubachkhoa

- Bộ trưởng Phát triển Kinh tế và Thương mại Ukraine bất ngờ từ chức
Trong một diễn biến liên quan tới tình hình Ukraine, ngày 3/2, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế và Thương mại Ukraine Aivaras Abromavicius đã đệ đơn từ chức vì thất vọng trước việc các đề xuất cải cách cơ cấu nhằm thúc đẩy kinh tế Ukraine tăng trưởng trở lại không được thông qua.
Ông Abromavicius đã đưa ra tuyên bố trên tại cuộc họp báo ở thủ đô Kiev. Ông nhấn mạnh lý do ông từ chức là những cải cách cơ cấu quan trọng của Ukraine đã không được triển khai.Ông Abromavicius, người gốc Litva, được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Phát triển Kinh tế và Thương mại Ukraine hồi tháng 12/2014. Ông là một trong 3 bộ trưởng người nước ngoài trong nội các của Ukraine.

- Pháo binh Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn vào các vùng ngoại ô của Aleppo, có thương vong. Damascus yêu cầu Ankara chấm dứt vi phạm chủ quyền của Syria
- Người Kurd đã báo cáo các cuộc xâm lấn của Thổ Nhĩ Kỳ sang đất Syria, đưa quân vào lãnh thổ Syria và dựng lên một đường biên giới mới
- Bộ Ngoại giao Mỹ: Mỹ tin rằng máy bay Nga vi phạm biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng sẽ không chứng minh gì cả

- Sergei Lavrov: Mỹ phải chịu trách nhiệm cho những hành động của tất cả các thành viên của liên minh ở Syria. Theo ông, liên minh do Mỹ dẫn đầu lẩn tránh cuộc đối thoại thực tế. Theo Ngoại trưởng Nga, chưa có lý do cho sự chấm dứt chiến sự ở Syria. Sergey Lavrov cho rằng các hoạt động của không quân Nga sẽ chỉ kết thúc khi các hoạt động khủng bố chấm dứt.
- Putin gặp gỡ với cựu TT Mỹ Kissinger.
- Lầu Năm Góc không có bằng chứng về việc không quân Nga ném bom các cơ sở dân thường ở Syria
- một cố vấn quân sự Nga tử nạn, có thể do pháo kích của Thổ hoac IS.


Sau vụ Thổ ngăn không cho Nga trinh sát theo hiệp định bầu trời mở, Nga tố Thổ đang định xâm lược Syria và muốn che giấu
Bộ Quốc phòng: Có cơ sở để cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị một cuộc xâm lược Syria
Những gì đang xảy ra trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria nói về sự chuẩn bị tích cực cho một cuộc xâm lược quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria, đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov tuyên bố vào thứ Năm.

“Chúng tôi có những cơ sở nghiêm trọng để nghi ngờ Thổ Nhĩ Kỳ đang tích cực chuẩn bị cho một cuộc xâm lược quân sự vào lãnh thổ của quốc gia có chủ quyền – Cộng hòa Ả Rập Syria… Những dấu hiệu của việc chuẩn bị bí mật các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ cho những hành động trên lãnh thổ Syria đang được chúng tôi ghi nhận ngày một nhiều hơn”, — ông Konashenkov nói với các phóng viên.
Theo ông, Bộ Quốc phòng trước đó đã công bố trước cộng đồng quốc tế những bằng chứng video không thể chối cãi, quay cảnh các tổ hợp pháo tự hành Thổ Nhĩ Kỳ đang nã đạn vào các khu dân cư Syria ở phía bắc Latakia.
“Chúng tôi ngạc nhiên là những đại diện mạnh miệng nhiều lời của Lầu Năm Góc, NATO và rất nhiều những cái gọi là tổ chức bảo vệ nhân quyền ở Syria, bất chấp việc chúng tôi kêu gọi có phản ứng đối với với những hành động này, vẫn giữ im lặng cho đến nay”,- người đại diện của cơ quan quân đội nói thêm.
Ông cũng nhắc nhở rằng Bộ Quốc phòng Nga đã tăng cường tất cả các loại hình tình báo ở khu vực Trung Đông.
“Vì vậy, nếu ai đó ở Ankara cho rằng việc bãi bỏ chuyến bay của các quan sát viên Nga sẽ cho phép che giấu được điều gì đó thì thật là không chuyên nghiệp”,- ông Konashenkov kết luận.

Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/world/20160205/1...l#ixzz3zEUULQBO

Lực lượng Houthis cũng dùng tên lửa đạn đạo Tochka-U này để đánh liên quân Arap Saudi, cho nên liên quân này đến nay vẫn chưa chiếm được ưu thế dù có không quân áp đảo

Nga: Tên lửa đạn đạo Tochka-U đang được sử dụng tại Syria
Trang mạng Mùa xuân Nga ngày 3/2 cho biết các phóng viên chiến trường Syria đã công bố đoạn video ghi lại cảnh phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka-U nhằm vào các vị trí của lực lượng khủng bố.

Theo trang mạng trên, quân đội Syria sử dụng vũ khí này từ năm 2014.

Tháng 1/2015, mục tiêu của Tochka-U là nơi tập trung những kẻ khủng bố và điểm cố thủ của chúng ở các tỉnh Idlib và Aleppo.

Ngày 23/1, các tên lửa này đã tiêu diệt một nhóm khủng bố đang tập trung ở khu vực Sarmad thuộc tỉnh Idlib.

Trong một diễn biến khác, một thủ lĩnh của tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga là Dzhebhat en Nusra đã bị tiêu diệt trong các cuộc không kích của Không quân Syria ở thị trấn miền Bắc Anadan, cách Aleppo 12 km./.

http://www.vietnamplus.vn/nga-ten-lua-dan-...yria/369996.vnp


Lộ danh tính chỉ huy chiến dịch giải cứu cựu Tổng thống Ukraine
Báo Thương gia ngày 3/2 cho biết Alexey Dyumin, ngày 2/2 được bổ nhiệm làm Thống đốc tỉnh Tula, chính là người chỉ huy chiến dịch sơ tán cựu Tổng thống Viktor Yanukovych khỏi Ukraine hồi tháng 2/2014.


Dẫn một nguồn tin gần gũi với Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga, báo trên cho biết ông Dyumin đã phác thảo và tiến hành chiến dịch sơ tán ông Yanukovych sang Nga vào rạng sáng ngày 23/2/2014.

Thành công của chiến dịch được báo cáo với Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã đánh giá cao công việc của Dyumin.
Năm 2014, ông Dyumin cũng chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm - đơn vị bí mật tham gia chiến dịch sáp nhập Crimea vào Nga.
Vai trò của lực lượng này đã được đề cập tới trong bộ phim tài liệu "Crimea: Đường về đất mẹ" của Andrey Kondrashov phát sóng đúng dịp 1 năm sự kiện sáp nhập bán đảo này.


Trong bộ phim trên, Tổng thống Putin kể chi tiết về chiến dịch sơ tán ông Yanukovych khỏi Ukraine.
Tổng thống cho biết chính ông đã giao nhiệm vụ cho đơn vị đặc nhiệm đưa vị Tổng thống Ukraine bị lật đổ về Nga.
Theo ông Putin, Nga đã phái các trực thăng tham gia tìm kiếm ông Yanukovych, người đang di chuyển từ tỉnh Donetsk tới Crimea.
Tổng thống Nga kể: "Thực tế là chúng tôi đã cứu mạng ông ấy cùng gia đình, tôi cho rằng đó là việc làm tốt."
Còn theo nguồn tin của báo Thương gia ở Crimea, cho đến năm 2014, sự nghiệp của ông Dyumin gắn liền với Cơ quan Bảo vệ liên bang (FSO) - chuyên bảo vệ Tổng thống Nga.
Ông tự cho mình là người "có thể tin tưởng để giao và thực hiện công việc."

Trong FSO, Dyumin là cấp dưới trực tiếp của Tư lệnh Lực lượng Bộ Nội vụ hiện nay Viktor Zolotov.

Tổng thống Nga Putin ngày 2/2 đã quyết định bãi nhiệm ông Vladimir Gruzdev và bổ nhiệm ông Dyumin vào cương vị quyền Thống đốc tỉnh Tula.

Tại cuộc gặp với ông Dyumin, Tổng thống Putin bày tỏ hy vọng Thống đốc mới sẽ nâng tầm các cơ sở công nghiệp quốc phòng danh tiếng của tỉnh nhà./.

http://www.vietnamplus.vn/lo-danh-tinh-chi...aine/369995.vnp
langtubachkhoa
Tin khoa học tí cho thư giãn nào.



Các nhà khoa học Nga làm sách giáo khoa điện tử đầu tiên trên thế giới dành cho người mù
Các nhà khoa học từ Đại học tổng hợp quốc gia Tyumen giới thiệu sách giáo khoa điện tử đầu tiên trên thế giới, thiết kế đặc biệt dành cho người mù và người khiếm thị. Thiết bị "Sioll" sẽ có thể chuyển đổi thông tin thành văn bản chữ nổi Braille.
"Thiết bị này có thể được sử dụng như một cuốn sách giáo khoa điện tử. Nó cũng cung cấp khả năng sử dụng kỹ năng đọc chữ nổi", — nhà khoa học của trường Đại học tổng hợp quốc gia Tyumen Aydar Fakhrutdinov cho biết.
Theo các nhà sáng chế, người sử dụng sẽ có thể chuyển đổi bất kỳ thông tin nào, bao gồm cả âm thanh và video, thành chữ nổi Braille, chỉ đơn giản bằng cách kết nối điện thoại với một USB thông thường. Thiết bị này làm cho các thông tin thích hợp với việc việc đọc xúc giác.
Một lợi thế nữa của thiết bị là chức năng gõ phím bằng phông chữ trên bảng điều khiển riêng, cho phép học sinh cải thiện kỹ năng viết, là bước khó khăn nhất trong việc dạy người khiếm thị.
"Với giáo khoa này, người khiếm thị có thể truy cập vào bất kỳ vật liệu nào. Hiện nay vẫn còn chưa biết chính xác ngày sản xuất hàng loạt, nhưng sau đó chúng tôi bắt đầu chế tạo phiên bản mới có thể truy cập mạng. Như vậy, theo đặc điểm chức năng của mình, sách giáo khoa này có thể được coi là máy tính bảng”, — ông Fakhrutdinov cho biết.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/science/20160204...l#ixzz3zEVBFpNw

Đây là bản tin gốc của tập đoàn Rostec của Nga, đại ý là tập đoàn Rostec đã liên kết NCI và EICS lại để tạo thành 1 trung tâm lớn về Tin học, điều khiển, điện tử và công nghệ cao
nhằm tăng cường hơn nữa thị phần của Nga trên thị trường công nghệ dân dụng toàn cầu nói chung, đồng thời cũng để đẩy mạnh thay thế nhập khẩu.

Competence center for the development of Russian software
NCI and CRI EICS have joined forces to create import-substitution software
The National Center of Informatization (NCI) and the Central Research Institute of Economy, Informatics, and Control Systems (CRI EICS) will create a competence center for software development that will consolidate the resources to conduct large-scale projects for the development of Russian software.

http://rostec.ru/en/news/4517653

Bản dịch của các bác VN:

Nga thành lập trung tâm năng lực nhằm phát triển hệ thống điều khiển độc đáo ứng dụng trong nước và quốc tế
Ngày 19/01/2016 vừa qua, Tập đoàn Công nghệ quốc gia Nga - Rostec đã thành lập trung tâm năng lực tại một trong các đơn vị trực thuộc - Trung tâm Tin học Quốc gia (NCI), để phát triển hệ thống đánh giá ứng dụng cho các cơ quan chính phủ cũng như các tập đoàn nhà nước lớn nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và quốc tế.
Trung tâm này dự kiến sẽ tập trung sản xuất và ứng dụng các công nghệ quan trọng giúp tăng khả năng tương tác hiệu quả giữa công dân với cơ sở hạ tầng đô thị, bảo mật, phân tích và quản lý thông tin khối lượng lớn.
Điều này sẽ góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế, từ đó nâng cao sức hấp dẫn của Nga trên trường quốc tế, tiến tới đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc.
Cụ thể hơn, trung tâm sẽ chịu trách nhiệm sản xuất các phần mềm cơ bản ứng dụng làm nền tảng hệ thống thông tin cho sản phẩm quân sự, dân sự, đồng thời đưa ra giải pháp hoàn chỉnh cho những dự án công được tích hợp lớn như: các trung tâm dữ liệu cho mô hình "Thành phố Thông minh", các trung tâm giám sát y học từ xa, nền tảng cho các cuộc bầu cử, khu phức hợp quân sự - công nghiệp, giáo dục, bưu chính, văn hóa, thể thao, …v.v.
Chính phủ các nước đều có cơ hội sử dụng trung tâm này để thiết kế, sản xuất và giới thiệu ra thị trường quốc tế các phần mềm hữu ích mang tính cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu trong khu vực công, xây dựng dựa trên nền tảng của Nga và nước ngoài.

"Việc chuyển giao kinh nghiệm này, bao gồm cả công tác thực thi các dự án tương tác điện tử giữa chính phủ và công dân, cho phép Rostec cùng với các nước khác kích thích sự sáng tạo của các thị trường tập trung vốn mới, khuyến khích các ngành nghề mới xuất hiện và tạo công ăn việc làm cho các đối tượng trí thức cao.
Cạnh tranh thành công với các đối thủ dẫn đầu thị trường quốc tế cho phép Rostec đảm bảo tăng trưởng kinh tế Nga và trở thành cốt lõi trong sự phát triển các ngành công nghệ cao cho nền kinh tế”, ông Sergey Kulikov, Giám đốc điều hành của tập đoàn Rostec, Giám đốc Công nghiệp của khu phức hợp Vô tuyến Điện tử cho biết.
Việc thành lập trung tâm năng lực đòi hỏi nguồn lực tập trung như các đội thực hiện dự án và các nhà phát triển có kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án quy mô lớn.
Ở giai đoạn này, nhóm nghiên cứu NCI sẽ tập trung phát triển tiềm năng vốn có về lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) của Rostec, đặc biệt là Viện Nghiên cứu Trung Ương về Kinh tế, Tin học, và Hệ thống điều khiển (CRI EICS).
Để nâng cao chuyên môn, trung tâm sẵn sàng hợp tác với các ông lớn trong thị trường CNTT tại Nga và nước ngoài, thậm chí sẽ xem xét việc mua lại các công ty chuyên ngành.
CRI EICS có kinh nghiệm trong việc tạo ra các hệ thống an toàn cao và các giải pháp cho khách hàng đặc biệt (Bộ Quốc phòng và các cơ quan an ninh khác).
Danh mục dự án của Viện bao gồm phát triển và thực hiện một trong các phần mềm Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp lớn nhất của Nga cả về quy mô và chức năng cũng như các hệ thống điều khiển tự động độc đáo khác.
CRI EICS cũng có kinh nghiệm xây dựng các phần mềm nền tảng như: hệ điều hành an toàn cho trung tâm quản lý phân phối dữ liệu, các cơ sở hạ tầng với nhiều nhà cung cấp phức tạp khác.
Kinh nghiệm này sẽ được sử dụng để tạo mới các phần mềm trong nước dành cho thị trường doanh nghiệp và chính phủ.
Thêm vào đó, Tập đoàn Rostec và công ty con NCI là đơn vị duy nhất được ủy quyền để thực hiện dự án phát triển và hỗ trợ hệ thống thông tin quốc gia cho ngành y tế trong giai đoạn 2014 - 2018.
Đây cũng là những nhà phát triển dự án duy nhất về công nghệ thông tin, liên lạc, truyền thông cho FIFA World Cup 2018 và FIFA Confederations Cup 2017, bao gồm mạng dữ liệu, điện thoại, thông tin liên lạc vệ tinh, radio chuyên nghiệp tiêu chuẩn TETRA và dịch vụ truyền hình.
Doanh nghiệp thuộc tập đoàn Rostec này đã phát triển công nghệ "Thành phố Thông minh", trong đó cho phép chuyển đổi thu thập thông tin đến giải pháp tự động trong quản lý tại các quận huyện, khu vực, và cuối cùng là cấp quốc gia.
Tập đoàn Rostec có hợp tác công nghệ với các đối tác quốc tế như Tập đoàn Điện tử Singapore, Tập đoàn Công nghiệp Khoa học Hàng không Vũ trụ Trung Quốc CASIC và công ty ZTE Trung Quốc (nhà cung cấp hàng đầu về các thiết bị viễn thông và các giải pháp mạng).
"NCI không chỉ củng cố năng lực CNTT mà còn thiết lập một bộ công cụ độc đáo sử dụng các cơ chế công nghiệp, đầu tư và hội nhập.
NCI theo sát từng bước phát triển của dự án, thông qua tạo dựng một tổ hợp các nhà đầu tư, đối tác công nghệ, phát triển và triển khai các chiến lược tín dụng - đầu tư phối hợp cùng các hiệp định nhà nước.
Nói cách khác là giám sát tổng quan dự án CNTT", Konstantin Solodukhin, Giám đốc điều hành của NCI cho biết.
Chiến lược mới của tập đoàn Rostec đến năm 2025 đã được phê duyệt vào cuối năm 2015. Các sản phẩm dân dụng công nghệ cao trong các ngành như điện tử, tin học, viễn thông, tự động hóa và điều khiển hệ thống, người máy, vật liệu mới đầy hứa hẹn sẽ được giới thiệu ra thị trường.
Theo đó, thị phần của các sản phẩm dân dụng của tập đoàn dự kiến sẽ tăng thêm 50%, dựa vào số lượng các công ty con của tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực này. Các sản phẩm thông minh cũng sẽ được NCI giới thiệu tới các khách hàng dân sự.
Tập đoàn Nhà nước Rostec của Nga thành lập vào năm 2007 để hỗ trợ thiết kế, sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao cho mục đích dân sự và quân sự.
Tập đoàn bao gồm 663 đơn vị hiện chia thành: 9 công ty trong các ngành công nghiệp quốc phòng, 6 trong các ngành công nghiệp dân sự và 22 tổ chức trực tiếp quản lý bởi Rostec.
Các sản phẩm của tập đoàn Rostec bao gồm các nhãn hiệu nổi tiếng như AVTOVAZ, KAMAZ, Máy bay trực thăng Nga, VSMPO-AVISMA, v.v. Các doanh nghiệp của Rostec được đặt trên 60 vùng lãnh thổ của Liên bang Nga và giới thiệu sản phẩm tới hơn 70 quốc gia.
Tổng doanh thu của Rostec năm 2014 đạt mức 964,5 tỷ rúp.
Trung tâm Tin học Quốc gia (NCI) là công ty con trực thuộc tập đoàn Rostec. NCI thực hiện các dự án liên bang, phát triển dịch vụ đại chúng trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau, nhằm cải thiện sự tương tác giữa chính phủ, doanh nghiệp và công chúng.
http://soha.vn/quoc-te/nga-thanh-lap-trung-tam-nang-luc-nham-phat-trien-he-thong-dieu-khien-doc-dao-ung-dung-trong-nuoc-va-quoc-te-2016020415254816.htm
langtubachkhoa
Tin khắp nơi do nhiều bạn đưa lên:

– Ông Lavrov đưa ra điều kiện tiên quyết để Nga chấm dứt không kích tại Syria: Khi các tổ chức khủng bố quốc tế : IS, Dzeir Al Islam, Asrar Ash – Sham, chi nhánh Al Qeada bị tiêu diệt hoàn toàn. Trong động thái khi NT Mỹ John Kerry đề nghị Nga dừng ném bom xuống phiến quân ở Syria.
Về đại diện của các nhóm Dzeir Al Ishlam, Asrar Ash Sham tham dự hội đàm Geneve, ông Lavrov cho biết, họ tham gia với tư cách cá nhân chứ không phải là các thành viên chính thức tham dự đàm phán.

– Các phe phái đối lập của Syria tham dự hòa đàm Geneve nhận được lệnh từ TNK, Saudi, Qatar đã rời hội nghị mà không tiếp tục.

– Về cáo buộc của Washington về việc KQ Nga ném bom các trạm nạp dầu dân sự tại Syria, Đại tá Steven Waren, đại diện lực lượng liên quân cho biết, Ông có nghe thấy thông tin đó nhưng không thể đưa ra bằng chứng.

– Kinh tế Nga đã qua thời kỳ suy thoái , đang trên đà hồi phục, theo thông báo của BT Bộ phát triển kinh tế Nga với các nhà báo, ông Alexei Uliukaev

– BQP Nga xác nhận, một sỹ quan quân đội làm nhiệm vụ huấn luyện cho các binh sỹ Syria sử dụng các loại vũ khí, khí tài được Nga chuyển giao cho quân đội Syria theo các hợp đồng mua bán vũ khí giữa CP 2 nước, đã thiệt mạng trong một trận pháo kích của LL khủng bố vào doanh trại quân đội Syria. Thông báo cho biết, sỹ quan đó bị thương nặng trong một trận pháo kích của phiến quân vào phía bắc Latakia. Người sỹ quan này không thuộc biên chế lực lượng quân đội Nga tham giá chiến dịch ở Syria.

– Chính phủ Đức đã ký với Algeria, Morocco và Tunisia một thỏa thuận chung về việc hồi hương những người tị nạn trong nước, theo Bild. Theo tờ báo Đức, để đổi lấy việc tiếp nhận người tỵ nạn trở về Đức thực hiện các chương trình khác nhau, để tạo điều kiện thuận lợi cho người hồi, trong đó bao gồm cả hỗ trợ tài chính. Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Đức Gerd Müller (Gerd Müller) đang đàm phán với các nước Bắc Phi để cung cấp hàng triệu eur cho các dự án trong lĩnh vực tạo việc làm và đào tạo nghề.

– Iran đang xem xét khả năng áp dụng miễn thị thực cho công dân Nga theo đường du lịch, đồng thời chế độ thi thực cho các hoạt động kinh doanh cũng sẽ được thay đổi.

– UB đạo đức nhà báo Ucraina đệ đơn kiện kênh truyền hình Canal+ của Pháp lên toàn án Châu Âu, sau khi kênh này công chiếu bộ phim về “ Mặt nạ của cuộc cách mạng Maidan”

Ukr đã giới thiệu với Canal Plus một số bộ phim tài liệu của họ về Maidan và nội bộ Ukr và hy vọng nó sẽ sớm được chiếu trên Canal Plus.
Tôi dự đoán sắp tới sẽ có bộ phim ca ngợi Ukr và Maidan chiếu trên đâu đó ở phương Tây

Link bộ phim này với version tiếng Anh đã xuất hiện trên Youtube, một trong 2 link dưới đây. Hiện đang lo ngại sẽ bị xóa
(@click here)
(@click here)

– Người phát ngôn bộ ngoại giao Nga Zakharova viết trên Face Book :
Báo chí: Ả rập Saudi đã sẵn sàng cho các chiến dịch trên bộ tại Syria trong thành phần liên quân do Mỹ cầm đầu. Đấy là tuyên bố anh trợ lý bộ trưởng quốc phòng trên truyền hình.
Tôi sợ không dám hỏi - thế ở Yemen các vị đã chiến thắng tất cả rồi hả?
https://www.facebook.com/maria.zakharova.16...208889195616849

–Nhân tiện Bổ sung chút tin được các bạn đưa lên : quân Houthis đã đánh vào trong và đã chiếm thị trấn Al Raboah tỉnh Asir miền Nam Arab Saudi trong cả tháng, và không quân Arap Saudi đã ném bom tan hoang thành phố này để đuổi Houthis đi
Phó Thường Nhân
Thủ tướng Đức vừa gặp thủ tướng Thổ, và ông này đã hứa sẽ đóng cửa biên giới để người tị nạn Syria không sang châu Âu được nhưng với điều kiện là phải có ngừng bắn ở Syria. Điều này chứng tỏ, Thổ đang muốn câu EU làm áp lực lên Nga để cứu giúp các nhóm vũ trang được Thổ ủng hộ đang bị quân đội Syria và không quân Nga áp chế.
Cuộc họp ở Giơ nép vơ giữa các phe phái vũ trang ở Syria và chính phủ nước này cũng bị hoãn lại, do cuộc phản công của quân đội Syria ở thành phố Alepo, nằm phía bắc Syria, là thành phố lớn thứ 2 của nước này sau thủ đô Đa mát. Đây cũng là nơi mà các nhóm vũ trang theo Thổ đã chiếm giữ từ năm 2012. Nếu quân đội Syria giành lại được Alepo thì hầu như toàn bộ phần đất Syria quan trọng (về kinh tế, dân số) sẽ trở về với nhà nước Syria, và sự can thiệp của Thổ bị giáng một đòn nặng nề.
Càng ngày người ta càng thấy cuộc chiến ở Syria là sự can thiệp của Thổ, phương Tây, Ả rập Sa u đít để nhằm lật độ chính phủ Syria. Họ đã vũ trang huấn luyện cho các nhóm khủng bố, kể cả Al-Queda. Ví dụ nhóm Al nostra là chi nhánh Al-Queda ở Syria, và cũng chính Al-Queda đã đâm máy bay vào World Trade Center ở Mỹ 2001, dẫn đến việc Mỹ phát động chiến tranh chống khủng bố toàn cầu.
Canada đã rút khỏi liên minh chống khủng bố, không tham gia ném bom ở I rắc nữa. Mỹ cũng hoạt động cầm chừng , dừng như có ý định bỏ rơi “đồng minh” : Thổ và Ả rập Sa u đít.
Phó Thường Nhân
Vấn đề là tại sao Mỹ lại muốn lật đổ chính quyền Syria. Ông tổng thống nước này hiện nay là Bachar Asad, kế vị ông bố là Hafez-el-Asad. Dưới thời của ông bố, nước Syria là một đồng minh của Mỹ tham gia vào đánh I rắc lần thứ nhất (năm 1993). Từ năm 1986, Mỹ cũng mặc nhiên cho Syria giật dây chính phủ ở Li băng, khiến Li băng giống như một thuộc địa của Syria. Quan hệ của Mỹ với Syria có thể nói là tốt, dù không phải là “đồng minh” dạng Ả rập Sa u đít hay như Jordania.
Câu chuyện bắt đầu khi Mỹ đánh I rắc lần thứ hai 2003. Lúc đó Mỹ đã đánh bại quân đội I rắc của Sadam husein quá dễ dàng. Chỉ sau khi Bắc đát bị chiếm 24 tiếng, Colin Powen, bộ trưởng bộ ngoại giao Mỹ đã sang Syria “dằn mặt” nước này. Sự “dằn mặt” này thế nào, hiện nay chưa biết được nội dung, vì nó vẫn còn nằm trong phạm vi tối mật chưa được Mỹ “declassified”. Lúc đó người ta đã nghĩ, có lẽ con mồi tiếp theo của Mỹ là Syria.
Khi chiếm đóng I rắc, Mỹ đã phạm vào một sai lầm rất lớn, đó là loại bỏ đảng BAAS, là đảng cầm quyền ở nước này, đồng thời giải tán quân đội I rắc, thực hiện “dân chủ đa nguyên đa đảng”. Đảng BAAS tồn tại ở cả Syria và I rắc, vì đầu tiên nó là đảng chung. Mặc dù sau nay quan hệ nhà nước Syria và I rắc có nhiều mâu thuẫn, lý tưởng xã hội của hai nhánh đảng là giống nhau. Chỉ bị “khúc xạ” bởi quyền lợi nhà nước từng bên. Không kể, người Syria hay I rắc là giống nhau, đều là người Ả rập. Tương tự như việc nếu Pháp thành công trong việc thuộc địa VN, thì bây giờ Vn sẽ là 3 nước, theo kiểu của Pháp chia để trị, nhưng dân chỉ là một thôi.
Chính vì thế, những người I rắc bị Mỹ trù diệt chạy sang Syria, và từ ở đây họ quay trở về đánh du kích chống Mỹ. Syria nghiễm nhiên trở thành căn cứ địa đánh Mỹ. Chính phủ Syria đóng góp vai trò gì trong việc này. Theo tôi, thái độ của Syria có lẽ giống như Cam pu chia thời Sihanuk, khi VN kháng chiến chống Mỹ. Chính phủ Cam pu chia lúc đó đã cho mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam lập căn cứ địa ở miền Đông nước này (các tỉnh Ratanakiri, Công pông chàm..) là chặng cuối của đường mòn Hồ chí Minh. Cam pu chia làm thế vừa để chống lại việc Mỹ và chính quyền Sài gòn ép, đồng thời cũng do không đủ sức để đánh VN, nên định dùng ngay quân giải phóng chống lại quân đội Sài gon, trung hoà lực lượng. Quan hệ thân thiện của Cam với TQ cũng hỗ trợ thêm điều đó (vì lúc này TQ ủng hộ VN chống Mỹ).
Nhưng điều gần như tương đồng cũng xẩy ra ở Syria. Dù Syria không tham gia, nhưng họ đã để cho các lực lượng chống Mỹ dùng Syria làm căn cứ. Đồng thời Syria ngả theo I ran, vì cả hai nước đều ở trong vị thế bị Mỹ đe doạ.
Mỹ “thất bại” ở I rắc (tôi để trong nguặc kép, vì nó không giống thất bại của Mỹ ở VN), và tất nhiên muốn tìm cách phá Syria. Lúc này Mỹ được Pháp bầy mưu cho, vì Syria (và Li băng) vốn là thuộc địa của Pháp cũ, để thừa dịp Pháp quay lại (cái này cũng có cái gì đó giống như tính toán của Pháp với chính phủ Dương Văn Minh ở SG năm 1975). Pháp bầy mưu cho Mỹ để đuổi Syria khỏi Li băng bằng cách dựa vào các lực lượng Thiên chúa giáo và người Hồi giáo Sun nít thân Ả rập Sa u đít ở đây. Đồng thời Thổ và Ả rập Sa u đít cũng tìm cách dựng thế lực ở Syria. Họ đã dựa vào tôn giáo để dựng cờ, vì chính phủ Syria là chính phủ phi tôn giáo. Từ đó mới có cái chuyện là chính phủ Syria theo hồi giáo Chiit của I ran. Mà ngay cả bây giờ nhiều báo VN khi dịch tin cũng đưa theo như thế(gọi là phái Alawite). Trong thực tế, đảng BAAS theo chủ nghĩa dân tộc Ả rập, không có sự phân biệt theo tôn giáo ở đây. Nói thế thì khác nào nói ở VN chính phủ VN không có người theo đạo phật, hay đạo Thiên chúa.
Bởi vì chính phủ Syria được I ran ủng hộ, và I ran cũng nằm trong tầm ngắm của Mỹ. Nên đánh Syria cũng là tiến hành chiến tranh đánh I ran.
Nhưng nếu Thổ, Mỹ, Pháp, Ả rập Sa u đít cùng đánh Syria, thì mỗi bên đều có tính toán khác nhau. Vì Mỹ cùng đồng thời thương lượng với I ran về vấn đề hạt nhân nên cuộc chiến tranh này có thể coi là để ép I ran chấp thuận các điều kiện của Mỹ.
Với Pháp vừa là để có thế với cả I ran và Mỹ, đồng thời đặt chân trở lại thuộc địa xưa.
Với Ả rập Sa u đít là để trở thành đối tác không thể tránh khỏi ở Trung đông, củng cố thế lực của mình với Mỹ.
Với Thổ là con đường dựng lại đế quốc Ốt tô man ngày xưa.
Chính vì thế mà Mỹ không ủng hộ Ả rập Sa u đít hoàn toàn (hai nước này còn ở trong trạng thái chiến tranh giá dầu). Mỹ cũng không ủng hộ Thổ hoàn toàn (dù Thổ trong NATO)
Chính trong bối cảnh đó mà Nga xuất hiện lộ mặt. Nga xuất hiện vừa để bảo vệ “đồng minh” của mình là Syria, nhưng đồng thời cũng củng cố vị thế của mình để nói chuyện với Mỹ. Nga trở thành đồng minh khách quan của Mỹ để kiềm chế Thổ và Ả rập Sa u đít. Và có thể trên thế ấy mà Nga –Mỹ nói chuyện lại với nhau.
Ở Trung đông, Nga còn có một “đồng minh” đặc biệt, đó là Israel. Nước này gắn chặt với Mỹ hiện nay, nhưng Nga cũng là cánh cửa thoát hiểm của họ, đề phòng Mỹ lật, đổi chiều.
langtubachkhoa
Việc 6 nước sáng lập EU họp riêng là một dấu hiệu "về nguồn", nhìn lại vấn đề từ gốc rễ. Như vậy đây là dấu hiệu cho thấy EU muốn nhìn lại review sự phát triển của EU từ ngọn nguồn để định hướng tương lai. Ít nhất thì đây cũng là thông điệp họ muốn thể hiện ra

Ngoại trưởng 6 nước sáng lập EU nhóm họp về khủng hoảng di cư
Ngoại trưởng sáu nước thành viên sáng lập Liên minh châu Âu (EU) ngày 9/2 đã nhóm họp tại Rome (Italy) để bàn cách đối phó với các cuộc khủng hoảng mà khối này đang phải đối đầu như kinh tế, mối đe dọa khủng bố và di cư.
Ngoại trưởng các nước Đức, Pháp, Bỉ, Italy, Hà Lan và Luxemburg, sáu nước đã ký Hiệp ước Rome vào năm 1957 để thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC), tiền thân của Liên minh châu Âu (EU), sẽ thảo luận về nhiều chủ đề then chốt "mang tính định hướng" đối với một châu lục đang gặp phải nhiều vấn đề gây bất ổn, ảnh hưởng đến sự tồn tại của khối.
Theo ngoại trưởng Italy Paolo Gentiloni, đây là một hội nghị quan trọng nhằm đảm bảo xác lập lại "bản sắc" của khối và tìm cách duy trì EU cũng như các thiết chế đã tạo lập nên khối này, như Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Hiệp ước miễn thị thực Schengen, cho phép công dân các nước ký Hiệp ước này được di chuyển tự do trong khối.

http://www.vietnamplus.vn/ngoai-truong-6-n...i-cu/370612.vnp


Sau khi đại diện của Obama ghé thăm một thành phố do người Kurd kiểm soát ở Syria, thì ông Erdogan đã yêu cầu Mỹ chọn, hoặc Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc người Kurd.

"Tôi, hay những kẻ khủng bố ở Kobani mới là đối tác của các vị?".

Trong cuộc họp báo ngày 8/2, một phóng viên của RT, Gayane Chichakian, đề nghị phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby trả lời câu hỏi của anh Erdogan, thì anh ấy bảo:

- Có vấn đề gì đâu. Chúng tôi là đối tác với Thổ. Chúng tôi là đồng minh với Kurd. Đơn giản thế thôi.

Gayane hỏi kỹ thêm:
- Tình hình là một đồng minh của các vị gọi đồng minh kia là khủng bố, vậy các vị sẽ xử sự ra sao?

John Kirby nói:
- Cũng có gì phức tạp đâu, chúng tôi không coi Liên minh Dân chủ người Kurd ở Syria (PYD) là tổ chức khủng bố, mà là "những chiến binh hiệu quả đấu tranh với IS ở Syria".

Gayane tiếp tục: thế ai hiệu quả hơn trong cuộc chiến chống IS, Thổ hay Cuốc?

Kirby trả lời rất ngoại giao: ai cũng có ích cả.


https://russian.rt.com/article/147267
Phó Thường Nhân
Hiện nay Mỹ đã bước đầu thoả thuận được với I ran, và con bài I ran sẽ được Mỹ sử dụng ở Trung đông để kiềm chế con bài Ả rập Sa u đít. Nhưng con đường của Mỹ và I ran còn gập ghềnh. Gập ghềnh không những vì quyền lợi đôi bên, mà còn vì có những đối tác khác phá bĩnh, như Pháp, Đức.
Ví dụ, cách đây khoảng một năm, khi Mỹ và I ran đã thoả thuận kín được với nhau, để đi tới một hiệp định, thì Pháp nhẩy xổ ra đưa những điều kiện khó khăn hơn với sự giúp đỡ của Israel. Pháp làm thế để có vị thế chia phần. Kết quả, chuyến đi thăm vừa rồi của tổng thống I ran đã có một món quà hơn 100 cái Airbus, cũng như Pháp-I ran khởi động lại việc sản xuất xe ô tô Peugeot ở I ran.

Hiện nay quan hệ Mỹ- Ả rập Sa u đít trở nên khó khăn hơn, vì cả hai đều xuất khẩu dầu mỏ. Chỉ có điều người ta vẫn chưa thực chắc chắn là dầu đá phiến của Mỹ có thực là giải pháp lâu dài không, hay chỉ là ngón võ tạm thời, một “quả lừa” để Mỹ giữ đằng chuôi trên thị trường dầu mỏ, để bảo đảm vị trí cho đồng Đô la. Vì chừng nào Mỹ còn chi phối được thị trường này, thì thanh toán vẫn bằng đô, và điều đó mặc nhiên khiến đồng đô là đồng tiền dự trữ.

Thổ cũng là trường hợp đặc biệt đang chuyển dần từ đồng minh sang đối nghịch với Mỹ. Nói là đặc biệt, bởi từ đầu thế kỷ (2000), Thổ ngày càng có quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với Nga. Và bằng cách đó bớt lệ thuộc vào Mỹ. Từ khi Mỹ can thiệp chiến tranh tích cực vào Trung đông, Thổ rõ ràng là có nghi ngại Mỹ sử dụng người Kurde chia xẻ lại lãnh thổ ở vùng này, và tất nhiên đụng chạm đến Thổ. Nhưng việc “đụng hàng” Nga vừa rồi đã khiến Thổ phải xem xét lại.

Tại sao Thổ rồi Ả rập Sa u đít đang là đồng minh với Mỹ lại trở thành gần như kẻ thù tiềm năng. Nó có hai nguyên nhân:
1- Mối quan tâm về địa chính trị của Mỹ thay đổi.
2- Tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế thế giới dẫn đến thay đổi vị thế Mỹ.

Cái điều 1 bắt đầu khi có cách mạng hồi giáo I ran, năm 1979. Cuộc cách mạng này đã hẩy Mỹ ra khỏi I ran, và để đáp trả Mỹ đã kích hoạt I rắc (Sadam Husein) đánh I ran, dẫn đến cuộc chiến 8 năm (giống như Mỹ ủng hộ TQ đánh VN). Rồi sau đó Mỹ lại “lừa” cho I rắc đánh chiếm Koweit, dẫn đến cuộc chiến vùng vịnh lần 1 năm 1993. Điều đáng nói là sau cuộc chiến này, Mỹ tiếp tục đóng quân ở Ả rập Sa u đít, nhằm kiểm soát nước này “kỹ hơn”. Trước đó Ả rập Sa u đít luôn từ chối được điều này, với cớ họ là nước giữ đền thờ Hồi giáo (Mecka), không thể để một nước ngoại đạo là Mỹ có căn cứ quân sự. Chính điều này có lẽ là nguyên nhân dẫn tới việc Al Quada đâm máy bay ở Mỹ năm 2001, dẫn đến chiến tranh chống khủng bố của Mỹ. Với cái cớ chiến tranh chống khủng bố, Mỹ đã nắn nó lại bằng cách đánh I rắc lần thứ 2 năm 2003. Nếu chiếm được I rắc (đã bị phong toả kinh tế từ năm 1993), Mỹ có thể rút khỏi Ả rập Sa u đít, mà vẫn có chỗ đứng chân ở vùng vịnh, khả dĩ thay thế vị trí Ả rập Sa u đít, vì I rắc là “nước lớn” ở đây, có tiềm năng về dân số, nông nghiệp, dầu mỏ. Không phải như những tiểu quốc Ả rập vùng vịnh vốn chỉ là những mảnh sa mạc ôm cái giếng dầu mỏ do Anh-Mỹ tạo ra theo chính sách chia để trị.
Cái điều 1 này cũng ảnh hưởng tới Thổ, vì Mỹ kích hoạt người Kurde( một sắc dân có tới 32 triệu người, nằm trên lãnh thổ Thổ, Syria, I rắc, I ran). Lãnh thổ người Kurde ở I rắc, giáp với Thổ đã là một dạng nước độc lập trên thực tế từ chiến tranh vùng vịnh lần 1 (1993).
Mỹ đối phó với I ran (thông qua vấn đề hạt nhân), nhưng cũng thương lượng với I ran. Tất cả những điều ấy đã khiến Thổ, Ả rập Sa u đít từ đồng minh của Mỹ nhìn nhận Mỹ như một mối đe doạ. Và Mỹ cũng nhìn nhận những nước này đang trở thành kẻ chọc gậy bánh xe vào những ý đồ của Mỹ.
Từ điều thứ 2, người ta nhận thấy sự phát triển của TQ, bắt đầu từ cuộc kháng chiến chống Mỹ ở VN, TQ trở thành công xưởng của thế giới. Ở đây có sự phân công lao động giữa Mỹ và TQ. TQ là nơi sản xuất, nhưng phải nằm trong hệ thống tiền tệ do Mỹ kiểm soát, đồng thời Mỹ phải kiểm soát được nguồn nguyên liệu (dầu , sắt, kim loại, ..) để chuyển giao cho TQ gia công. Có nghĩa là Mỹ phải là người định giá những nguồn nguyên liệu này. Muốn định được giá thì có hai cách : hoặc kiểm soát được nơi sản xuất (Trung đông, Nga, Úc, châu Phi..), hoặc tự Mỹ phải sản xuất với số lượng đủ để kiểm soát giá. Muốn kiểm soát được nơi sản xuất, đó là quân sự, sức mạnh quân sự. Muốn sản xuất với số lượng đủ kiểm soát giá đây chính là dầu đá phiến. Ở đây Mỹ vướng phải Nga, có đủ các yếu tố Mỹ cần kiểm soát, nhưng Mỹ lại không làm được.
Cũng chính vì không thể kiểm soát được hoàn toàn, mà Mỹ phải tìm một công xưởng mới, để có thể khi cần thoát khỏi TQ. Cái đấy chính là TPP. Tôi nói “khi cần”, bởi điều này còn phụ thuộc vào thái độ của TQ nữa. Nếu TQ vẫn chịu làm tá điền gia công cho Mỹ, thì cái TPP là vô ích với các nước tham gia (giống như Mexico vào ALENA cho Mỹ quản thúc mà chẳng có lợi lộc gì cả, như tôi đã nói ở chủ đề khác).
Hiện nay TQ đang nếm đòn tài chính của Mỹ, nếu TQ chịu quy thuận, thì mọi chuyện sẽ như cũ. Nếu TQ chống trả được thì xung đột hai bên sẽ tăng lên.

Tôi phân tích ở đây hơi giống như sách vở của cụ Sơn Nam, tức là viết “lai rai kiểu Nam bộ”, không đầu không đuôi. Nhưng cái kết luận của nó là, muốn chơi với một đối tác, đặc biệt là Mỹ thì phải xem cái điều kiện khách quan có lợi cho đôi bên có không ? có đến chừng mực nào ? lợi ích cũng như tác hại của nó ? chỉ có khi nhận dạng được chính xác nó, thì hợp tác mới có tác dụng. Chính sách luôn luôn là “nếu chống vẫn phải giữ quan hệ, nếu chơi vẫn phải đề phòng”. Không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù truyền kiếp. Là kẻ thù hay đồng minh chỉ là nhân duyên mà ra thôi.
langtubachkhoa
Kênh truyền hình Pháp France 2 vừa có một phóng sự về việc liên quân ném bom IS. Kênh này nhấn mạnh rằng, liên quân dùng bom thông minh, nên không làm ảnh hưởng nhiều đến dân thường, khác hẳn loại bom ngu của Nga.

http://www.francetvinfo.fr/replay-jt/franc...16_1289725.html

Thế nhưng để minh họa các thành tích của liên quân, thì kênh này lại dùng các video của Bộ Quốc phòng Nga. France 2 đã cẩn thận xóa hết mọi chữ cái tiếng Nga trên clip.

Bọn RIA đưa lên thành tin

http://ria.ru/mediawars_smi_dez/20160209/1372115149.html
langtubachkhoa
Tin tuc khap noi:

Bai nay the hien 1 goc nhin cua nguoi Nga, du k day du



Điều bí mật gì trong cuộc gặp của Henry Kissinger với tổng thống Nga Putin?
Ngày 03.02.2016 Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger có chuyến viếng thăm chính thức Moscow và cuộc gặp thân mật với tổng thống Nga Putin tại nhà nghỉ ngoại ô ở Novo-Ogaryovo. Sự kiện này gây lên cuộc tranh luận nóng bỏng của các nhà quan sát chính trị thế giới. Kissinger đã đưa ra đề xuất gì với Putin?


Người Việt Nam không quên cựu ngoại trưởng Mỹ, người nhận được giải Nobel hòa bình về Hiệp định Paris chấm dứt cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam.

Henry Kissinger là một trong những "Bison" của hệ thống chính trị Mỹ. Một trong những kẻ đã lên kế hoạch làm sụp đổ Liên Xô. Ông ta cũng là người đã rất nỗ lực trong nhiều năm để giằng Trung Quốc khỏi Liên Xô và làm suy yếu Liên bang Xô viết sau này.

Kissinger là người yêu nước Mỹ và là một trong những người được hệ thống chính trị Mỹ vinh danh trong chiến thắng của "Chiến tranh lạnh". Ngay cả sau khi rút lui khỏi vị trí, ông ta cũng không từ bỏ công việc suốt đời của mình. Ông ta tiếp tục đấu tranh với những tàn tích của Liên bang Xô Viết.

Bốn năm về trước, nhận đinh về “tiếng trống chiến tranh” đã vang vọng, Henry Kissinger phát biểu:

"Cuộc chiến trong tương lại gần là cuộc chiến vô cùng khốc liệt mà chỉ có một siêu cường có thể giành chiến thắng, đó là nước Mỹ. Đây cũng là lý do vì sao EU vội vàng hình thành một siêu cường, bởi vì họ dự đoán được những gì đang đến. Để tồn tại, châu Âu sẽ được thống nhất thành một nhà nước duy nhất. Sự cấp bách này cho thấy, châu Âu mong đợi điều gì từ Mỹ. Từ đống tro tàn, chúng ta sẽ xây dựng một xã hội mới, sẽ có chỉ có một siêu cường, sẽ chỉ có một chính phủ toàn cầu chiến thắng. Đừng quên rằng Hoa Kỳ có những loại vũ khí tốt nhất, không có ở những nước khác, và chúng ta sẽ cho thế giới thấy những loại vũ khí nói trên đúng thời điểm. " (Henry Kissinger, 01.2012).

20.01.2012, Henry Kissinger đã đến Moscow để đưa cho Vladimir Putin một tối hậu thư và “lời khuyên bạn bè", đừng tham gia cuộc bầu cử tổng thống ở Nga. Vì trong trường hợp ngược lại, Mỹ sẽ nghiền nước Nga thành bột: “nhiệm kỳ thứ 3 của Vladimir Putin, là chiến tranh, cuộc chiến mà nước Nga sẽ thất bại.

Vị khách quan trọng


Trải qua 4 năm, ngày 03.02.2016 Tổng thống Nga Vladimir Putin lại đón tiếp cựu Ngoại trưởng Mỹ tại nơi nhà nghỉ ngoại ô ở Novo-Ogaryovo. Tương tự những gì xảy ra trước đây, các cuộc hội đàm hoàn toàn bí mật. Một điều rõ ràng , cựu ngoại trường lừng danh 92 tuổi Henry Kissinger chỉ đến với những vấn đề rất quan trọng mà không thể tin cậy được ai kể cả Victoria Nuland hay tổng thống Mỹ Barack Obama.

Những cuộc viếng thăm của Henry Kissinger đến Moscow trong thời gian gần đấy khá thường xuyên. Năm 2013, Kissinger đến 2 lần (mùa xuân và mùa thu), có vẻ như thuyết phục nước Nga lùi bước khỏi Ukraine.

Hầu hết các ý kiến đề xuất của Kissinger và của nhóm mà ông ta đại diện (gia tộc Rockefeller), thường bị các lãnh đạo chính trị nước Mỹ bỏ ngoài tai đã trở thành nguyên nhân dẫn đến nhiều thất bại địa chính trị của Washington.

Henry Kissinger không ngừng nhắc nhở Nhà trắng rằng, cơ sở bảo đảm quyền thống trị của Mỹ trên toàn cầu là phân mảnh Eurasia (Á - Âu). Theo ông, thất bại lớn nhất của Washington là sự hình thành liên minh chính trị và kinh tế giữa Bắc Kinh và Moscow. Sự tham gia của Berlin vào liên minh này đã xóa bỏ hầu hết những chiến thắng gần đây nhất của ngoại giao Mỹ và sẽ là sự suy giảm nhanh chóng vị thế chính trị của Mỹ trên trường thế giới.

Những lực lượng nào có thể làm chủ Nhà Trắng trong tương lai, lúc đó sẽ là thời điểm cho chủ đề Mỹ và Nga song cùng tồn tại trong không gian lợi ích của siêu cường. Trước mắt, đó là một “thế giới mới” của Henry Kissinger.

Thế giới mới trong quan điểm của Kissinger

Sau cuộc gặp, khi trở về Mỹ, cựu ngoại trường Henry Kissinger lập tức có một bài báo, được đăng trên tạp chí điện tử The National Interest. Trong bài viết này, ông ta đưa ra quan điểm của mình về một trật tự thế giới trong tương lai. Đó là:

Thứ nhất: Mỗi quan hệ giữa Mỹ và Nga hiện nay thực sự rất xấu, còn tệ hơn cả thời kỳ trước kết thúc “Chiến tranh lạnh”. Các chuyên gia của cả hai nước đều cho rằng, Moscow và Washington đang bước vào một giai đoạn đối đầu mới và hoàn toàn không thể hợp tác với nhau trong các vấn đề về trật tự thế giới.

Thứ hai: Henry Kissinger chỉ ra rằng, Nga và Mỹ cần phải hợp tác. Theo đó, hai nước cần phát triển khái niệm mới về quan hệ đối tác, trong đó xác định rõ vai trò của mỗi nước trong việc định hình trật tự thế giới mới, tuân thủ theo những quan niệm thống nhất chung về phương pháp tiếp cận cáccvấn đề địa chính trị.

Kissinger cho rằng, Nga và Mỹ cần phải hợp tác không chỉ giữa hai nước mà còn với các quốc gia khác. Tình hình bất ổn trên thế giới hiện nay là chưa từng có trong lịch sử. Các mối đe dọa phát sinh có nguyên nhân từ sự phá hủy quyền lực nhà nước và số lượng ngày càng tăng các vùng lãnh thổ không kiểm soát được. Vấn đề như vậy một quốc gia không thể giải quyết được, do đó Mỹ phải hợp tác chặt chẽ với Nga và các cường quốc khác.

Sự quan tâm của Henry Kissinger cùng không bỏ qua Ukraine, quốc gia mà theo ông ta, cần phải trở thành cầu nối giữa nước Nga và Phương Tây, chứ không phải là tiền đồn của một trong hai phía.

Nhà cựu ngoại giao nhấn mạnh, nếu như Mỹ và Nga hợp tác giải quyết vấn đề Syria cùng với các cường quốc khác, điều đó sẽ thành chuẩn mực đối với hoạt động quốc tế về giải quyết hòa bình các xung đột, không chỉ ở Trung Đông mà còn ở hầu hết các khu vực trên toàn cầu.

Trong vài năm qua, Washington và Moscow đã hợp tác không thường xuyên và không đạt được bất kỳ một tiến bộ nào, điều đó hoàn toàn không ngạc nhiên: các cuộc thảo luận thường nằm ngoài một định dạng chiến lược thống nhất. Chính vì vậy Henry Kissinger tuyền bố: cần thiết phải nhìn nhận nước Nga như một thành phần của bất kỳ sự cân bằng lực lượng toàn cầu nào, chứ không chỉ nhìn nhận như một nguy cơ tiềm năng đối với nước Mỹ.

Siêu cường bị quên lãng

Phân tích các ngữ vựng đối ngoại chính trị và nghiên cứu nhìn nhận vấn đề từ tầm nhìn phổ quan. Cách tiếp cận của Mỹ (đại diện điển hình là Henry Kissinger) để giải quyết vấn đề được coi là ở cấp cao nhất, có nghĩa là ở cấp chiến lược toàn cầu?

Một điều khá dễ dàng nhận thấy. Người Mỹ nói chung (ngay cả Kissinger) cũng phải thừa nhận không chút nghi ngờ, trong tương lai giải quyết các vấn đề thế giới chỉ có thể cùng với nước Nga và một số các cường quốc khác.

Ngôn ngữ ngoại giao đã thay đổi trong bốn năm qua. Henry Kissinger đã bỏ qua khái niệm của một siêu cường bá chủ toàn cầu duy nhất mà trong 20 năm qua Mỹ đã duy trì vị thế này. Ông ta cũng bỏ qua khái niệm về một Chính phủ thế giới (Mỹ), bỏ qua sự hiện diện của một quân đội mạnh mẽ nhất với các loại vũ khí hiện đại nhất.

Điều này không có nghĩa rằng chính sách đối ngoại chính trị của phái bảo thủ Mỹ trở lên linh hoạt hơn, mà do những sự kiện của vài năm gần đây và hành động của Moscow đã buộc Washington phải xem xét lại định kiến của mình và có những nhượng bộ.

Một dấu hiệu quan trọng là mong muốn của cựu ngoại trưởng "bậc thầy ngoại giao thế giới" là chia sẻ gánh nặng trách nhiệm cho Moscow về Ukraine và đưa đất nước này trở về vị thế vốn có của nó, là một "cầu nối" giữa châu Âu và Nga. Thực tế, Mỹ đã sẵn sàng rút lui và mất một nửa ảnh hưởng nếu không muốn mất tất cả mọi thứ và ném châu Âu vào chảo lửa.

Điều này cũng liên quan trực tiếp đến vấn đề Syria. Nửa năm trước đây, thế giới đã nhận định chính quyền của ông Al - Assad sẽ sụp đổ, toàn bộ vùng Trung Đông trở thành một cái gai vĩnh cửu trong mắt của châu Âu và Nga, nhưng sự hỗn loạn này hoàn toàn nằm trong quyền kiểm soát của Mỹ. Đến thời điểm này, mọi thứ đã thay đổi, chảo lửa có thể sẽ là phương Tây trong tương lai gần.

Tiền đồn của Mỹ ở Trung Đông - Ả rập Xê út đang đứng trước nguy cơ thảm bại trên hai mặt trận, Thổ Nhĩ Kỳ bước vào tình trạng ATO của Ukraine 2 năm trước đây và đơn giản là đã hiện diện nguy cơ sụp đổ chính phủ.

Trong khi đó vị thế địa chính trị của Nga và Iran đang gia tăng từng ngày ở Trung Đông và có ảnh hướng mang tính quyết định. Tình hình hiện nay đe dọa trong thời gian không xa sẽ đầy lùi ảnh hưởng của Mỹ khỏi khu vực chiến lược này.

Chính vì vậy, trong cuộc họp kín giữa “người mang giải Nobel hòa bình” và tổng thống Nga, ông Putin có thể đã nhận được một đề nghị chia xẻ ảnh hưởng trên khu vực chiến lược này. Cũng có nghĩa là phương thức chia xẻ ảnh hưởng này sẽ là tiêu chuẩn cho mọi thỏa thuận giải quyết các vấn đề địa chính trị trên những khu vực khác của Á-Âu.

Cầu nối qua Thái Bình Dương

Tổng thống Nga sẽ trả lời thế nào với đề xuất của Henry Kissinger? Có lẽ tại thời điểm này ông Putin hứa sẽ suy nghĩ, có thể sẽ suy nghĩ rất lâu trước khi đưa ra một câu trả lời đáp ứng những đề xuất của cựu Ngoại trưởng Mỹ, nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam với Hiệp định Paris. Trong thời gian đó, nếu chính quyền Mỹ không có những phản ứng phù hợp với diễn biến tình hình trên các khu vực. Người Mỹ chỉ có thể hài lòng với kết quả như đã từng có ở Việt Nam.

Nguồn: Bài viết của nhà bình luận chính trị George Nizovoy đăng trên báo Tin tức Chính trị Nga.
http://viettimes.vn/the-gioi/phan-tich/dieu-bi-mat-gi-trong-cuoc-gap-cua-henry-kissinger-voi-tong-thong-nga-putin-38367.html
langtubachkhoa
Tin nay da duoc dua tu truoc

Video: Chưa vào Syria, Arab Saudi đã bị đánh cho tan tác ở Yemen
Trang web al-Mayadeen tiếng Arab cho biết, ngày 9/2, quân đội Yemen, với sự hỗ trợ của một tổ chức có liên hệ với phong trào Houthi, đã tiến đánh và chiếm lại toàn bộ thị trấn al-Raboah thuộc tỉnh Asir, phía tây nam Yemen, từ tay quân đội Arab Saudi.

Cũng theo trang web này, các lực lượng Yemen đã chiếm một số làng ở phía đông của al-Raboah trước khi tiến đánh vào thị trấn này.

Lực lượng Arab Saudi ở thị trấn này đã thiệt hại nặng nề, phải nhờ tới máy bay chiến đấu yểm trợ và trực thăng ứng cứu để rút lui, trong tình trạng bỏ lại các thiết bị chiến đấu và vũ khí.

Việc Arab Saudi đưa quân sang Yemen đã kích thích các hành động trả đũa nhằm vào lực lượng này. Cùng với trận đánh chiếm lại al-Raboah, các lực lượng quân sự ở Yemen cũng phục kích giết chết một số lính Arab Saudi trong vùng Midi thuộc tỉnh Hajjah, phía tây của Yemen, phá hủy năm xe bọc thép Arab Saudi.

Trong khi đó, ít nhất sáu lính Arab Saudi đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của lực lượng Yemen tại tỉnh Najran, tây nam Yemen. Hai lính Arab Saudi cũng thiệt mạng bởi các tay bắn tỉa trong khu vực Jizan.
Quân đội của Arab Saudi tại Yemen đã nhiều lần bị tập kích bởi các lực lượng quân sự nước này. Lần thiệt hại nặng nhất là bị tấn công bằng rocket vào một sân bay quân sự vào tháng 10/2015, khiến hàng trăm lính thiệt mạng và hàng chục máy bay bị hỏng.

Một số nguồn tin không chính thức cho biết Arab Saudi đã mất hơn 2.000 lính và trên 450 xe tăng, thiết giáp tại Yemen chỉ sau 6 tháng tham chiến.

Tuy nhiên, giới chức Arab Saudi chưa bao giờ công khai hay thừa nhận các thiệt hại sinh mạng khi đưa quân đội tiến vào Yemen. Thực tế, nước này chỉ công khai các thông tin khi liên tục bị tập kích bởi tên lửa Scud phóng từ Yemen.

Arab Saudi đã đưa quân đội vào lãnh thổ Yemen từ cuối tháng 3/2015, trong nỗ lực được đánh giá là để ủng hộ tổng thống bị phế truất của Yemen - Abd Rabbuh Mansur Hadi, một đồng minh Riyadh - trở lại nắm quyền.

Chiến sự tại Yemen đã làm hơn 8.270 người, trong đó có 2.236 trẻ em, thiệt mạng, và 16.015 người khác bị thương. Đồng thời phá hủy nặng nề cơ sở hạ tầng, bệnh viện, trường học, nhà máy… của Yemen.

http://viettimes.vn/the-gioi/diem-nong/vid...emen-38548.html



Ukraine mất hơn 2 tỷ USD do "không chơi" với Nga
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đánh giá, tổ hợp công nghiệp-quân sự Ukraine đã thiệt hại khoảng 2,2 tỷ USD do hủy bỏ hợp đồng với phía Nga, con số này cao hơn gấp 12 lần so với báo cáo dự toán của IMF.
"Con số tổn thất đã bị hạ thấp một cách hèn nhát. Thực ra thiệt hại gấp khoảng 12 lần. Chỉ riêng một nhà máy đóng tàu Nikolaev Zarya-Mashproekt, xé hợp đồng mà không hoàn trả tiền ứng trước, cũng đã bị mất đơn đặt hàng 750 triệu USD", ông Rogozin viết như vậy trên trang Facebook.

Trước đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế thông báo về kết quả công việc của sứ đoàn kỹ thuật từ Quỹ này ở Kiev, cho rằng thiệt hại của Ukraine do hủy hợp đồng với khách hàng Nga trong lĩnh vực quân sự và vũ trụ chiếm khoảng 80% tổng số doanh thu của các công ty, tức là khoảng 180 triệu USD một năm, RIA Novosti cho biết.

Chính phủ Ukraine cũng đã ra lệnh giải thể tập đoàn chế tạo máy bay Antonov, liên quan với việc chuyển giao toàn bộ tài sản cho Ukroboronprom, bộ phận báo chí của Bộ phát triển kinh tế Ukraine cho biết.

"Chính phủ đã thông qua nghị quyết về việc giải thể tập đoàn chế tạo máy bay "Antonov" do thiếu các thành viên, vì từ tháng 3 đến tháng 6/2015 ba xí nghiệp thành viên đã ra khỏi "Antonov" và được chuyển đến tập đoàn Nhà nước Ukroboronprom, hãng tin Sputnik trích dẫn thông cáo báo chí.

http://viettimes.vn/the-gioi/ukraine-mat-h...-nga-38475.html
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.