Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc. Phan Iii
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
Phó Thường Nhân
Theo như báo VN đưa tin, thì trong thoả thuận Mỹ-Nga có cả việc ông Bachas El-Assad phải ra đi. Trong các báo Pháp không thấy nói điều đó. Vì trong chủ đề này, tôi đã phân tích các quan hệ giữa “đồng minh” với nhau của Mỹ, Thổ, Ả rập Sa u đít. Vậy cũng nên phân tích quan hệ Nga-Iran-chính phủ Syria xem sao. Quan hệ ba bên này cũng có những phức tạp của nó, vì mỗi bên đều có lợi ích riêng.
Về mặt thân cận, thì I ran gần với chính phủ Syria hơn về măt chính trị. Và điều này có nhiều lý do. Với I ran. Liên minh I ran – Syria đã giúp I ran tiếp cận được với Israel thông qua Hezbollar ở Li băng. Vì Israel là quân bài chiến lược của Mỹ nói riêng, và phương Tây nói chúng bất chấp quan hệ ngoại giao giữa họ với nhau thế nào, “sức ép” lên Israel là con bài quan trọng để I ran có thể đối thoại với Mỹ và phương Tây. Vấn đề chính trị Israel-Palestine cũng luôn là chủ để nóng ở Trung đông, có tác dụng rất lớn để thu phục nhân tâm, tuyên truyền.. nó là con bài rất lớn cho một nước ở Trung đông nào muốn đóng vai trò khu vực quan trọng. Syria còn quan trọng với I ran ở chỗ nước này cùng với I rắc sẽ tạo thành một trục I ran – I rắc – Syria để chống lại một liên minh khác là các nước Ả rập vung vịnh xung quanh Ả rập Sa u đít (với Quatar, Ai cập,..).
Từ sau khi Liên Xô tan rã, rồi với hai cuộc chiến tranh do Mỹ phát động ở I rắc, I ran thực sự là chỗ dựa tin cậy của chính phủ Syria hiện tại. Nga luôn hiện diện ở Syria, nhưng sự ủng hộ của Nga cũng phập phùng tuỳ theo hiện trạng mạnh yếu của nước này, cũng như tính toán chiến lược của Nga. Về tính “tin cậy”, với Syria I ran đáng tin cậy hơn nhiều. Đặc biệt là vào giao đoạn khi Mỹ đánh I rắc lần 2, đe doạ Syria, Nga im hơi lặng tiếng, thì chỉ có I ran mới là chỗ dựa đặc biệt. Chính vì quan hệ đặc biệt này, mà chiến tranh ở Syria cũng là cách đánh nhau gián tiếp của Mỹ với I ran (chứ không phải với Nga).
Nhưng vì I ran là nước không thể trợ giúp Syria được về mặt kỹ thuật quân sự quốc phòng, và những lời mời chào lôi kéo của phương Tây (đặc biệt là Pháp) không đủ độ tin cậy, nên quan hệ với Nga luôn luôn được giữ (Syria sử dụng hệ thống vũ khí Nga).
Khi nội loạn ở Syria bùng nổ do sự trợ giúp của Thổ, Ả rập Sa u đít, Mỹ thì lúc đó chỉ có I ran chống lưng cho Syria. Vũ khí mà Syria mua của Nga, cũng là do I ran trả tiền hộ. I ran đã đưa cả cố vấn, thậm chí cả các lực lượng vũ trang tham chiến ở Syria. Ngoài việc ủng hộ, đó cũng là cách I ran rèn quân để đề phòng sự tấn công của phương Tây vào chính nước mình.
Do sự hạn chế về kỹ thuật nói trên (không có hoả lực hàng không), mà sự giúp đỡ của I ran chủ yếu theo chiến thuật du kích, lục quân, với việc nâng cao vai trò của các nhóm vũ trang ngoài quân đội.
Nhờ việc đó mà chính phủ Syria trụ được đến hôm nay. Việc Nga tham chiến đã thay đổi cách tiếp cận. quân đội Syria được tái cơ cấu lại (để phối hợp với không quân Nga), nhưng nó cũng không đủ mạnh để giành chiến thắng tuyệt đối. vì chiến tranh đường phố đã hạn chế rất nhiều các hình thức vận động chiến. Nga hiện nay đang gặp phải vấn đề mở rộng chiến tranh hay không. Vì còn hai đối tác nữa có thể tham chiến đó là Thổ và Ả rập Sa u đít. Mỹ không ủng hộ sự tham chiến này,lý do tôi đã nói ở trên, khi phân tích về Thổ. Nhưng nếu nhỡ có tuột tay thì Mỹ cũng sẽ kệ cho các bên đánh nhau. Và nếu như thế thì cuộc chiến sẽ có mầu sắc xung đột tôn giáo rõ ràng hơn. Nếu đã là xung đột tôn giáo, thì cuộc chiến có thể kéo dài không biết đến bao giờ. Nếu Nga tham gia sâu hơn, thì có nghĩa là Nga sẽ đứng về một phe tôn giáo (Iran) chống lại phe tôn giáo kia (Thổ, Ả rập Sa u đít). Điều này đi ngược lại quyền lợi của Nga.
Tóm lại Nga có thể bị sa vào một cái bẫy, và đó là điều Nga muốn tránh.
Để tránh cái bẫy ấy, Nga đã tiếp cận Ả rập Sa u đít. Vì Thổ ở trong NATO bị cầm chân không thể công khai vào Syria, nhưng Ả rập Sa u đít thì không. Điểm chung nhau của Nga và Ả rập Sa u đít là dầu mỏ, cả hai đều muốn loại Mỹ. Và đấy chính là nội dung việc Nga - Ả rập Sa u đít thoả thuận được về dầu lưả. Nhưng ở đây lại thòi ra ông I ran không chịu nghe. Vì I ran mới bắt đầu quan hệ lại với phương Tây, cần có tiền do sản xuất dầu, vốn bị cấm vận từ trước.
Mâu thuẫn I ran - Ả rập Sa u đít cũng sâu sắc hơn bởi cuộc chiến ở I-ê-men. Mâu thuẫn hai nước này vừa là mâu thuẫn của hai nước muốn có thế thượng phong ở khu vực thông qua mâu thuẫn tôn giáo (vì hai nhánh hồi giáo khác nhau), đồng thời là sự ngờ vực lẫn nhau qua ý đồ “sử dụng” cuả Mỹ. I ran nghi ngờ Mỹ dùng con bài Ả rập Sa u đít hạn chế mình. Còn nước này nhìn nhận sự thoả thuận giữa Mỹ và I ran là để loại mình.
Trong quan hệ như vậy, I ran phải khẳng định vai trò của mình ở Syria, không thể để Nga nẫng tay trên hết thành quả. Còn chính phủ Syria thì tất nhiên phải sử dụng kẽ hở này để mà tồn tại.
Việc ngâm cứu Nga này cũng rất quan trọng, nhất là đối với VN, để biết hạn chế của đối tác này ở chỗ nào. Trong chiến tranh ở Syria, với tôi chính phủ Syria có chính danh, và việc giúp cho một chính phủ có chính danh, cũng làm cho các đối tác giúp đỡ dành được nhiều thiện cảm hơn. Vì chống lại cái xấu thì ai chẳng thích. Nhưng cũng phải nhìn thấy khía cạnh quyền lợi ngấm ngầm và hạn chế của nó. Nhìn Mỹ hoạt động ở Syria Uk là để xem nó hành sử thế nào trên thế giới, mánh lới nó ra sao. Nhìn Nga là để xem sự giúp đỡ của nó phụ thuộc vào những yếu tố nào, hạn chế ở đâu, .. Biết được những điều đó thì sẽ có chính sách chính xác hơn.
Thalassa
Nếu để tuột Assad thì Nga coi như mất trắng Syria, bao nhiêu công sức đổ vào trong thời gian qua có khi là thành công cốc.

Cái em quan tâm là hậu Putin sẽ thế nào.

Một trong những điều Nga muốn là qua chiến dịch không kích IS Nga sẽ thể hiện sức mạnh không quân (rất có lợi cho các hợp đồng bán vũ khí trong tương lai), mà không quân mạnh thì ai cũng hiểu là tổ chức hậu cần của Nga cũng rất tốt. Rủi cái là một máy bay của Nga bị Thổ bắn rơi làm ảnh hưởng đến uy tín của Nga, tất nhiên là cái máy bay bị bắn rơi là loại máy bay dùng để bắn phá các mục tiêu mặt đất nên khả năng không chiến kém nên bị bắn hạ, nhưng không phải ai cũng hiểu sự khác nhau giữa bomber và fighter nhưng cứ biết F16 bắn rơi Su-24 là hàng của Nato tốt hơn rồi.
Phó Thường Nhân
@Thalassa,
Không cái đó còn tuỳ hệ thống tổ chức (Việt nam chắc gọi là hệ thống chính trị) của nhà nước Syria thế nào. Nếu cái hệ thống tổ chức tốt, thì Assad chỉ là biểu tượng thôi (người ta không thể không đánh giá chính xác việc ông này làm, tất nhiên rồi, nhưng nếu coi cả nhả nước Syria vào tay một người thì có lẽ không phải). Ở Syria, đảng nắm quyền là đảng BAAS (đảng xã hội phục hung Ả rập), nhưng nhân sự lãnh đạo chủ chốt của nó là từ quân đội mà ra. Đây cũng là hệ thống phổ biến ở các nước Ả rập từ Ai cập, Syria, An giê ri, Lybia, rồi I rắc cũ. Cái hình thức này nó còn là hệ quả của lịch sử văn hoá nữa, nhưng thôi để lúc khác nói, vì nó hơi quá xa chủ đề. Để so sánh ở VN, đảng chỉ huy quân đội. Còn ở Syria, quân đội chỉ huy đảng. Trong suốt thời gian chiến tranh vừa qua, từ năm 2011 đến nay, quân đội Syria vẫn trụ vững, với sự giúp đỡ của Nga, nó lại càng mạnh hơn. Cho nên ông Assad không làm, chưa chắc đã đã có chuyện gì (với cảm nhận của tôi, thì không có Asad, vấn đề không thay đổi lắm, nhưng thiếu tư liệu thông tin, tôi không thể khẳng định được).
Vào năm 2012, do an ninh không chắc, một bộ phận lớn các lãnh đạo của chính phủ Syria đã bị thiệt mạng trong một cuộc đánh bom ở thủ đô Damas, nhưng chính phủ Syria có tan rã đâu.
Còn tại sao phương Tây nhất quyết bắt Asad từ chức. Ở đây nó có hai vấn đề:
1- Là để khỏi mất mặt, bẽ mặt. Vì phương Tây đã biện hộ cho tất cả việc làm đẫm máu của mình ở Syria là do Assad độc tài. Như vậy, nếu phải rút lui mà Assad vẫn ngồi đó thì quá bẽ mặt. Assad ra đi, thì phương Tây còn có thể nói là “chính nghĩa” thắng. Đây là một kiểu thủ thuật ngoại giao chính trị.
2- Assad đi có thể dẫn đến sự rối loạn nội bộ, và điều này sẽ có lợi cho phương Tây. Nó cũng giống như chiêu trò “đa nguyên đa đảng”. Ở đây phương Tây đã “cá cược” là hệ thống chính trị ở Syria không tồn tại. Trong thực tế, điều đó là ảo tưởng.
Hiện nay, ông Assad có đi không không chỉ phụ thuộc vào Nga. Vì nó còn phụ thuộc vào chính chính phủ Syria và sự ủng hộ của I ran. Chính phủ Syria đã quyết định bầu cử vào tháng 4 tới. Đây có thể là câu trả lời cho Nga. Bởi nếu cuộc bầu cử này mà ông Asad vẫn được tín nhiệm cao thì việc bắt ông ta ra đi là vô cớ. Trong thời gian 4 năm vừa qua, ở Syria vẫn có bầu cử, và ông Assad luôn thắng. Như vậy khả năng ông ta sẽ thất cử vào tháng 4 này hơi ít.
Nhìn trên bản đồ chiến sự, người ta có thể nhận thấy vùng kiểm soát của chính phủ Syria rất nhỏ, nhưng về mặt dân số, vùng này vẫn chiếm hơn 60% dân cả nước. Ở các vùng chiến sự dân ít hơn nhiều, vì đất đai phần lớn là sa mạc, không kể một bộ phận đã sang Thổ hay sang EU tị nạn. Như vậy cứ tính về toán học, thì bầu cử không thể làm chính phủ Syria đổ được, vì thế mà phương Tây cứ nhất mực đòi Assad đi.
Nếu cái F-16 không bắn nổi máy bay ném bom Su-24 thì nó chỉ tương đương MIG-17 hay sao. Cái SU-24 là máy bay yểm trợ mặt đất chiến thuật, giống như cái AV-10 của Mỹ, hay cái F-5. Muốn biết F-16 khả năng thế nào thì phải xem nó đối đầu với Su-27 hay J-11. Điều này chưa từng xảy ra. Ở VN hiện nay đã có SU-30, thì F-16 cũng không hơn. Điều quan trọng nữa là điều kiện “độc lập” của F-16. Mỹ bao giờ cũng kèm điều kiện chính trị, kỹ thuật khi bán. Indonesia đã gặp phải vấn đề này. Vì mua máy bay Mỹ, nhưng lúc Indonesia phải trấn áp nổi loạn ở vùng Ateh (đảo Sumatra), thì Mỹ đã phản đối và cấm vận, F-16 chỉ để làm cảnh, khiến Indo phải mua Su. Tương tự như vậy, Ai cập được Mỹ bán F-16, nhưng không bao giờ dùng được nó đủ công suất, vì Mỹ hạn chế do Israel can thiệp. Thái hiện nay cũng gần trong tình trạng như vậy. Nhìn nhận vũ khí mà không để ý tới điều này là không được. Như vậy vũ khí tốt nhất là vũ khí hợp lý với chiến thuật chiến lược tác chiến được sử dụng. một ví dụ rõ ràng nhất là cách thức tác chiến của quân đội Vn và quân đội Sài gòn ngày xưa. Sau năm 1973, Mỹ đã xây dựng quân đội Sài gòn hiện đại hơn nhiều quân đội VN, có đủ hải lục không quân. Khả năng tác chiến phối hợp không quân lục quân của quân đội Sài gòn rất cao. Hoả lực tốt. Hải quân cũng vậy. Nhưng cũng chính vì thế, chiến thuật tác chiến của nó là của “con nhà giầu” (theo nhận xét của chính tổng thống Thiệu). Hình thức tác chiến như vậy là không hợp. Vì sau lưng nó phải có một bộ máy công nghệ sản xuất vận hành hoàn toàn vượt khỏi khả năng của VN cộng hoà. Ngược lại quân đội nhân dân VN, hoả lực chủ yếu là pháo và một ít thiết giáp, nhưng biết biến chế, dùng đúng thì vẫn tốt. Chiến tranh là như thế, chứ có phải là đua xe F1, chỉ lấy mã lực động cơ ra đọ nhau đâu.
langtubachkhoa
QUOTE(Thalassa @ Feb 24 2016, 12:47 PM)
Nếu để tuột Assad thì Nga coi như mất trắng Syria, bao nhiêu công sức đổ vào trong thời gian qua có khi là thành công cốc.

Cái em quan tâm là hậu Putin sẽ thế nào.

Một trong những điều Nga muốn là qua chiến dịch không kích IS Nga sẽ thể hiện sức mạnh không quân (rất có lợi cho các hợp đồng bán vũ khí trong tương lai), mà không quân mạnh thì ai cũng hiểu là tổ chức hậu cần của Nga cũng rất tốt. Rủi cái là một máy bay của Nga bị Thổ bắn rơi làm ảnh hưởng đến uy tín của Nga, tất nhiên là cái máy bay bị bắn rơi là loại máy bay dùng để bắn phá các mục tiêu mặt đất nên khả năng không chiến kém nên bị bắn hạ, nhưng không phải ai cũng hiểu sự khác nhau giữa bomber và fighter nhưng cứ biết F16 bắn rơi Su-24 là hàng của Nato tốt hơn rồi.
*



Bác chắc đang đùa chơi. F16 tiêm kích mà k bắn nổi Su24 là cường kích yểm trợ mặt đất chiến thuật, lại còn là phục kích bắn lén mà đối phương k ngờ thì chắc là nó chỉ là đồ chơi, k hơn k kém.

Mà nếu bác đã nghe nói chuyện với các phi cồng chiến đấu, thì cho thấy, khi 2 máy bay đấu nhau, trừ khi ở ngòai tầm bắn, còn nếu trong tầm, mặc kệ hiện dại thế nào, thằng nào bắn tên lửa trước là gần như chắc thắng, kiêu như súng thế kỷ 20 với súng thế kỳ 21 vậy, hai thằng mà đấu súng thì thằng nào bắn trước là thắng, mặc kệ súng hiện đại mức nào, trừ khi súng hỏng.

Còn về chuyện Assad, Nga chỉ cần đảm bảo vị thế chiến lược của mình, vì thế chắc chắn sẽ tìm cách để sự hiện diện của mình k phụ thuộc Assad, ví dụ thông qua nghị quyết của LHQ để đóng lực lượng gìn giữ hòa bình ở đó, như đối với Moldova, hay South Ossestia, Abkazia, etc. hoăc bằng cách nào đó. Tôi cũng k tin chính quyền Syria hiện nay dựa trên cá nhân Assad
Phó Thường Nhân
Đúng vậy, Nga vào Syria vừa để cứu đồng minh, vừa để khẳng định vị thế của mình trên thế giới. Khẳng đinh vị trí của mình trên thế giới, cũng là cách bảo vệ mình. Tại sao lại thế ? Như tôi đã phân tích rất nhiều lần, với những ví dụ khác nhau, mô hình quan hệ quốc tế hiện tại là “nhà lụt đi mua rau muống sẽ bị bắt chẹt”. Bởi quan hệ quốc tế là trao đổi, không phải là hỗ trợ giúp đỡ nó là kiểu “ông đưa chân giò bà thò chai rượu”. Trong cái kiểu trao đổi ấy, ông phải có cớ để trao đổi, có thế để trao đổi. Trong hiện trạng như thế, càng là đồng minh ngoan ngoãn, thì càng yếu thế, càng bị nó đẩy lùi theo kiểu “được một thì lại đòi hai, được ba được bốn lại đòi có năm”. Không bao giờ hết. với con bài Syria, Nga có vị thế lớn hơn để nói chuyện với Mỹ.
Ở trên tôi đã nói tới vai trò quan trọng của I ran với Syria. Giờ bổ xung một chút về quan hệ Nga-Syria. Từ khi Syria có bạo loạn, thì mặc dù phập phùng, Nga cũng vẫn hỗ trợ Syria. Có hai hỗ trợ quan trọng nhất là về mặt ngoại giao:
1- Ở LHQ, nhờ có quyền phủ quyết, mà Nga ( cùng với TQ) luôn phủ quyết mọi quyết định của phương Tây can thiệp trực tiếp về mặt quân sự vào Syria.
2- Vào khoảng năm 2012, lực lượng nổi loạn đã dùng vũ khí hoá học rồi đổ thừa cho chính phủ Syria, để định đẩy phương Tây can thiệp trực tiếp. Nga đã đứng ra làm trung gian giải quyết, bằng cách đề nghị (và được đồng ý) là LHQ kiểm soát lấy hết vũ khí hoá học (vốn được Syria coi là vũ khí chiến lược để đề phòng Israel) đi. Và điều đó lại cứu Syria một lần nữa.
Tất nhiên khi Mỹ và đồng minh phương Tây không xông vào trực tiếp ở Syria thì không đơn giản bởi LHQ hay không. Nó còn là sự đánh giá được mất khi tham chiến. Mỹ và phương Tây đã quen với cách tham chiến “Cực mạnh diệt cực yếu”, theo đó thì họ không bị thiệt hại gì ra vào như chỗ không người. Nhưng hệ thống phòng không ở Syria tốt hơn nhiều ở các nước khác nhờ vũ khí Nga (Syria có hệ thống Pansir, rồi Buk). Nó đã được chứng tỏ khi một cái F4 phantome của Thổ , bị phòng không Syria tiêu diệt vào khoảng năm 2012. Như vậy nếu tham chiến chắc chắn sẽ không an toàn tuyệt đối. Đây cũng là lý do Mỹ và phương Tây không tham gia trực tiếp. Ngược lại có lần Israel đã dùng F-15 (hay F-16) không kích một địa điểm ở Syria được coi là trung tâm hạt nhân của Syria thì không bị làm sao. Không rõ là hệ thống radar của nước này không tóm được tín hiệu hay biết mà phải lờ đi.
langtubachkhoa
Bác Phó, theo tôi biêt, hệ thống phòng không của Syria đã cũ và lâu k đựoc nâng cấp.
Nga đã nhiều lần cảnh báo nếu Mỹ và Israel không kích ồ ạt Syria, thì họ sẽ đưa S300 sang cho Syria. Chính điều đó đã ngăn đựoc Israel không kích Herbolla trong 1 trận đánh ở gần Hòm hồi 2012 hay 2013 thì phải, lúc đó thủ tướng Israel đã phải bay sang Nga gặp Putin.

Vừa rồi, Israel k kích Hezbollah trên lãnh thổ Syria nhưng Nga làm ngơ, nên khi tổ chức tang lễ cho 1 thủ lĩnh Hezbollah bị Israel diệt, vị tướng Nga đã k đựoc cho tham dự. Như thế có nghĩa là nếu như viêc k kích đó đe dọa vị thế của Nga thì Nga mới nhảy vào, còn nếu k thì Nga k care, nên Hezbollah mấy lần định vạn chuyển tên lửa Tocha và 1 số vũ khí từ Syria về Hezbollah đều bị Israel diệt, còn Nga thì k care chuyện đó. Rõ ràng Nga cũng k muốn bị Hezbollah lợi dụng để đánh nhau với Israel, ảnh hưởng đến tính toán chính trị của mình


Anh Pháp bắt đầu tận dụng thỏa thuận thương mại tự do giưa VN và liên minh Á Âu rồi


Renault bắt đầu xuất khẩu xe do Nga chế tạo sang Việt Nam
Chi nhánh "Renault Nga" của tập đoàn ô tô Pháp bắt đầu xuất khẩu xe ô tô Renault do Nga sản xuất sang Việt Nam, thông cáo của hãng cho biết.

Chúng tôi đang nói về những chiếc xe Renault Duster, được sản xuất tại nhà máy Moskva của hãng cũng như Renault Logan và Sandero Stepway. Nhà máy bắt đầu sản xuất lô hàng đầu tiên dành cho khách hàng Việt Nam từ đầu tháng Hai năm nay.

Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/vietnam/20160225...l#ixzz41BKGzszu


Đúng như lo ngại ban đaù của mình khi tháy Mỹ bắt đaù đưa quân và bật đèn xanh cho ngừoi Kurd chiếm 1 sân bay ở biên giới Thổ. Nếu việc chia cắt Syria thành công thì cả Nga và Mỹ đều có phần, người Kurd đựoc lợi còn Thổ và Arap Saudi thiệt nặng.
Với Thổ thì đây là 1 thất bại chiến lược lịch sự, khi họ trượt dài từ vị thế một cường quốc khu vực, nổi lên từ mùa xuân Arap với nhiều quyền chủ động chiến lược và ở thế công,
đi đến chỗ phòng ngự và lo bảo vệ an toàn toàn vẹn lãnh thổ của mình với việc dất nước nội chiến, nguy cơ bị chia cắt, ngưoi Kurd ở trong Thổ và Syria có thể liên minh, các mối quan hệ ngoại giao chiến lược bị phá vớ với các nứoc khác (từ Israel, Ai Cập và nhất là Nga), thậm chí trở nên thù địch, etc.
Như vậy cả Nga, Mỹ đều đạt được mục đích của mình, tuy Mỹ k thể lật Assad nhưng lại khống chế chặt hơn Thổ và Saudi, ngăn k cho Thổ trở thành cường quốc khu vực, chứ đừng nói là vưon lên cường quốc toàn cầu (điều mà Brezínksy đã cảnh báo trong bàn cờ lớn, rằng Iran và Thổ có khả năng vươn tới vị trí đó)

Với các nước EU như Anh, Phap, thi chả đạt đựoc gì cả, chứ đừng nói các nước EU lâu nhâu khác, chắc chỉ kiếm chác chút cháo về lợi ích kinh tế, chứ về chiến lược thì k đạt đuợc gì

http://media.baotintuc.vn/2016/02/25/16/41/250216Syria.jpg
Sông Euphrate (xanh) sẽ là ranh giới phân vùng ảnh hưởng giữa các bên? Ảnh: Artishok Interactive



Giữa lúc các bên đạt được nhất trí về thỏa thuận ngừng bắn tạm thời ở Syria thì Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bất ngờ cảnh báo: Có thể quá muộn để giữ nguyên một Syria thống nhất, đồng thời bắn tiếng Washington sẽ ủng hộ chia cắt Syria nếu lệnh ngừng bắn thất bại.
http://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/dang-sau-thoa-thuan-ngung-ban-la-kich-ban-chia-cat-syria-20160225164537153.htm


Saudi Arabia tuyên bố chiến tranh dầu mỏ
Riyadh tuyên bố sẽ không hạn chế sản lượng dầu thô, đồng thời cho rằng chính các nhà sản xuất dầu thô giá cao như của Mỹ mới là đối tượng cần cắt giảm sản lượng.
Trong lần đầu tiên công khai về chính sách dầu mỏ của Saudi Arabia, Bộ trưởng dầu mỏ Ali al-Naimi khẳng định chính các nhà sản xuất kém hiệu quả hơn như Mỹ, Canada cần xử lý tình trạng dư thừa dầu thô hiện tại. Theo ông, đây là cách hiệu quả để tái cân bằng các thị trường. Dù bán dầu với mức giá 20 USD/thùng là điều Riyadh không mong muốn song trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng dầu mỏ Saudi Arabia cho hay nước này sẽ vẫn sẵn sàng bơm dầu để bán vì vẫn thu được lợi nhuận.

Cũng theo tuyên bố của ông Naimi, một lí do khác khiến Saudi Arabia từ chối giảm sản lượng khai thác dầu là bởi nước này thiếu niềm tin nơi các đối thủ. Ông Naimi nhận định, dù nhiều nước tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng dầu song trên thực tế không có nhiều quốc gia sẽ thực hiện việc này.

Tuyên bố của Bộ trưởng Naimi được đưa ra sau khi Bộ trưởng dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh đã gọi đề nghị đóng băng sản lượng dầu mỏ do Saudi Arabia và Nga đề ra là “kì cục”. Theo bộ trưởng Iran, “họ đưa ra đề nghị đóng băng sản lượng dầu mỏ và kêu gọi thực hiện việc đóng băng này trong khi sản lượng của họ là 10 triệu thùng dầu/ngày so với 1 triệu thùng/ngày của Iran [dự tính tăng sản lượng]”. Tehran lo ngại nếu nước này giảm sản lượng dầu thô, thị trường sẽ bị các nước láng giềng lấn át.

http://baotintuc.vn/the-gioi/saudi-arabia-...25101902972.htm

K biết là chỉ cảnh báo dân sự hay còn cảnh báo gì nữa
Vệ tinh cảnh bảo dập tắt 23 nghìn vụ cháy trên lãnh thổ Nga
Trong năm vừa qua, hoạt động giám sát từ vũ trụ đã giúp phát hiện và dập tắt ở Nga khoảng 23 nghìn đám cháy.

Con số do đại diện Nga — ông Georgy Korolev, cho biết tại cuộc họp lần thứ 53 của Tiểu ban khoa học và kỹ thuật thuộc Văn phòng Liên hợp quốc về các vấn đề không gian.

"Năm 2015, công tác giám sát từ không gian đã giúp phát hiện hơn 23 nghìn vụ cháy rừng đe dọa các khu vực có người ở," – quan chức Nga nói.

Theo ông Korolev, những thông tin kịp thời và các biện pháp được thực hiện đã ngăn chặn hiệu quả không cho lửa tiếp cận các khu vực có người, bảo vệ cơ sở hạ tầng.

Nhóm theo dõi từ quỹ đạo của Nga gồm bảy thiết bị vũ trụ, dưới đất có năm trung tâm thuộc hệ thống giám sát không gian và các tình huống khẩn cấp chuyên tiến hành tiếp nhận xử lý dữ liệu vệ tinh. Các trung tâm được bố trí tại Moskva, Krasnoyarsk, Vladivostok, Vologda và Murmansk.

Tại cuộc họp của Tiểu ban khoa học và kỹ thuật Liên hợp quốc bàn về các vấn đề không gian, người đại diện của Nga còn cho biết, trong nước đang xây dựng một hệ thống thu thập đối chiếu thống nhất dữ liệu các ổ cháy rừng để phục vụ tất cả các cơ quan hữu trách cấp liên bang và địa phương.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/russia/20160225/...l#ixzz41BKkgrn9


QUOTE(Phó Thường Nhân @ Feb 25 2016, 11:57 AM)
Đúng vậy, Nga vào Syria vừa để cứu đồng minh, vừa để khẳng định vị thế của mình trên thế giới. Khẳng đinh vị trí của mình trên thế giới, cũng là cách bảo vệ mình. Tại sao lại thế ? Như tôi đã phân tích rất nhiều lần, với những ví dụ khác nhau, mô hình quan hệ quốc tế hiện tại là “nhà lụt đi mua rau muống sẽ bị bắt chẹt”. Bởi quan hệ quốc tế là trao đổi, không phải là hỗ trợ giúp đỡ nó là kiểu “ông đưa chân giò bà thò chai rượu”. Trong cái kiểu trao đổi ấy, ông phải có cớ để trao đổi, có thế để trao đổi. Trong hiện trạng như thế, càng là đồng minh ngoan ngoãn, thì càng yếu thế, càng bị nó đẩy lùi theo kiểu “được một thì lại đòi hai, được ba được bốn lại đòi có năm”. Không bao giờ hết. với con bài Syria, Nga có vị thế lớn hơn để nói chuyện với Mỹ.
Ở trên tôi đã nói tới vai trò quan trọng của I ran với Syria. Giờ bổ xung một chút về quan hệ Nga-Syria. Từ khi Syria có bạo loạn, thì mặc dù phập phùng, Nga cũng vẫn hỗ trợ Syria. Có hai hỗ trợ quan trọng nhất là về mặt ngoại giao:
1- Ở LHQ, nhờ có quyền phủ quyết, mà Nga ( cùng với TQ) luôn phủ quyết mọi quyết định của phương Tây can thiệp trực tiếp về mặt quân sự vào Syria.
2- Vào khoảng năm 2012, lực lượng nổi loạn đã dùng vũ khí hoá học rồi đổ thừa cho chính phủ Syria, để định đẩy phương Tây can thiệp trực tiếp.  Nga đã đứng ra làm trung gian giải quyết, bằng cách đề nghị (và được đồng ý) là LHQ kiểm soát lấy hết vũ khí hoá học (vốn được Syria coi là vũ khí chiến lược để đề phòng Israel) đi. Và điều đó lại cứu Syria một lần nữa.
Tất nhiên khi Mỹ và đồng minh phương Tây không xông vào trực tiếp ở Syria thì không đơn giản bởi LHQ hay không. Nó còn là sự đánh giá được mất khi tham chiến. Mỹ và phương Tây đã quen với cách tham chiến “Cực mạnh diệt cực yếu”, theo đó thì họ không bị thiệt hại gì ra vào như chỗ không người. Nhưng hệ thống phòng không ở Syria tốt hơn nhiều ở các nước khác nhờ vũ khí Nga (Syria có hệ thống Pansir, rồi Buk). Nó đã được chứng tỏ khi một cái F4 phantome của Thổ , bị phòng không Syria tiêu diệt vào khoảng năm 2012. Như vậy nếu tham chiến chắc chắn sẽ không an toàn tuyệt đối. Đây cũng là lý do Mỹ và phương Tây không tham gia trực tiếp. Ngược lại có lần Israel đã dùng F-15 (hay F-16) không kích một địa điểm ở Syria được coi là trung tâm hạt nhân của Syria thì không bị làm sao. Không rõ là hệ thống radar của nước này không tóm được tín hiệu hay biết mà phải lờ đi.
*

langtubachkhoa
Tiết lộ việc Ukraine “mất” Crimea và tại sao Nga không dấn thêm?
Tổng thống Vladimir Putin từng nói rằng Nga lấy lại được Crimea mà “không tốn bất kỳ một viên đạn nào”. Vậy thực hư câu chuyện là ra sao?

Tờ Pravda (Nga) mới đây cho công bố tài liệu ghi nội dung cuộc gặp của Hội đồng Quốc phòng An ninh Ukraine (NSDC) hôm 28/2/2014, chỉ một ngày sau khi các tay súng không xác định danh tính chiếm giữ trụ sở chính quyền, quốc hội tại vùng lãnh thổ này.

Tại phiên họp, những quan chức Ukraine vừa mới lên nắm quyền sau “Cách mạng nhân phẩm” (tức chính biến Maidan) đau đầu với câu hỏi làm sao để ngăn cản Crimea sáp nhập vào Nga. Quyết định cuối cùng là đành chấp nhận kịch bản này, vì mọi lựa chọn khác đều đưa tới hệ quả xấu hơn. Oleksandr Turchynov, người lúc đó là quyền Tổng thống kiêm Chủ tịch Quốc hội, có nêu khả năng chiến tranh để giữ Crimea, nhưng Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk phản bác luận điểm này.

“Chúng ta đang nói đến việc tuyên chiến với Nga. Ngay sau hành động này, người Nga sẽ ra tuyên bố với nội dung ‘Bảo vệ công dân và những người nói tiếng Nga có quan hệ sắc tộc’… Kịch bản đó đã được Nga soạn sẵn và hành động của chúng ta chỉ đưa tới việc kích hoạt trên thực tế”, tài liệu giải mật cuộc gặp ghi. Ông Yatsenyuk chỉ ra rằng, tại thời điểm đó, ngân khố quốc gia trống rỗng và Ukraine không có nguồn lực quân sự để bảo vệ Kiev trước khả năng Nga đưa quân tham chiến. Thủ tướng Ukraine đề xuất kêu gọi đàm phán chính trị qua kênh trung gian nước ngoài theo hướng trao quyền tự trị nhiều hơn cho Crimea, trong khoảng thời gian đó xây dựng lại quân đội.

Những người phản đối ông Turchynov tại cuộc gặp còn có Chủ tịch Ngân hàng Nhà nước Stepan Kubiv và cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko - “Nữ hoàng tóc tết” mới ra tù trước đó ít lâu. Bà Tymoshenko nhìn nhận, ông Putin muốn áp dụng lại kịch bản năm 2008 với cuộc chiến tranh hạn chế nhằm vào Gruzia. “Ông ta (Putin) chỉ đợi chúng ta hành động để có cớ can thiệp. Hãy nhớ (Tổng thống Gruzia) Saakashvili đã mắc lỗi thế nào để rồi thất bại thảm hại ra sao. Tôi đề nghị các vị suy nghĩ 7 lần trước khi hành động”, bà Tymoshenko nói.

Ông Turchynov sau đó nhận được cuộc điện thoại từ Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Sergei Naryshkin. Quyền Tổng thống Ukraine thông báo lại với các thành viên tham dự cuộc họp, nội dung như sau: “Ông Naryshkin chuyển lời của Tổng thống Putin. Ông ấy nói là Moskva sẵn sàng đưa ra những quyết định cứng rắn về Ukraine một khi công dân Nga và những người nói tiếng Nga (ở Ukraine) bị xâm hại. Có lẽ họ muốn nói tới khả năng điều quân, mà không chỉ tới mỗi Crimea. Ông Naryshkin truyền đạt thông điệp của ông Putin là, nếu có một người mang quốc tịch Nga thiệt mạng, Nga sẽ tuyên bố chúng ta là tội phạm chiến tranh và truy lùng trên phạm vi toàn thế giới”.

Tiếp đó, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Ukraine (SBU) Valentin Nalivaichenko thông báo, quân Nga đã triển khai binh sĩ cùng vũ khí hạng nặng trên toàn tuyến biên giới; Mỹ và Đức yêu cầu Ukraine không có hành động gì, bởi nếu không ông Putin sẽ có cớ để phát động một cuộc chiến tranh quy mô lớn. NSDC sau đó tiến hành bỏ phiếu. Ở đó chỉ có mỗi ông Turchynov ủng hộ kế hoạch tuyên bố tình trạng chiến tranh. Mọi việc sau đó thì ai cũng biết: Crimea sáp nhập vào Nga thông qua tiến trình pháp lý về trưng cầu dân ý, còn Kiev thì chấp nhận ngồi nhìn, vì lo sợ sẽ mất toàn bộ đất nước.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Nga chỉ dừng ở Crimea mà không tiến thêm? Điện Kremlin luôn tuyên bố, chính biến Maidan là cuộc đảo chính vi hiến. Tức là về mặt kỹ thuật, Nga hoàn toàn có cớ để can thiệp, vì chỉ cần có lời đề nghị chính thức từ ông Viktor Yanukovych, Tổng thống Ukraine mới chạy sang Nga và được Mosvka coi là người nắm quyền hợp pháp. Nga không làm tới, không muốn xâm lấn các vùng đất khác ở Ukraine để rồi phải đối mặt với hệ quả to lớn từ cộng đồng quốc tế. Moskva chỉ muốn Crimea, nơi Nga đặt căn cứ hạm đội Biển Đen, nơi có đông cộng đồng người Nga sinh sống. Những diễn biến sau đó ở miền Đông Ukraine cho thấy, Moskva không có ý tạo xung đột và can thiệp quy mô lớn.

Hoài Thanh (Theo Bloomberg)

http://baotintuc.vn/tu-lieu/tiet-lo-viec-u...24145529253.htm
langtubachkhoa
Neu muon, Nga co the lach luat bang cach chuyen giao Licence de cho Iran san xuat ra cai may bay Persian Air 30 nao do
Mỹ có lý khi phản đối Nga bán Su-30SM cho Iran
Theo Sputnik, ngày 25/2, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố rằng việc Nga bán tiêm kích Su-30SM cho Iran không phải là vấn đề của Moscow, mà đó là của LHQ.

"Đây là vấn đề của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ), tuy nhiên, chúng tôi sẽ không chấp thuận thoả thuận này", Ngoại trưởng Kerry trả lời sau khi được hỏi của trước truyền thông về quan điểm của Washington khi Nga bán máy bay chiến đấu cho Iran.
Cùng chung quan điểm này, hãng thông tấn AP dẫn lời Mark Toner, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, cho rằng việc chuyển giao các chiến đấu cơ Su-30 - loại tương đương với F-15E của Mỹ, cần được sự thông qua của LHQ.
Mỹ sẽ nêu vấn đề với Nga, ông Toner nói, thêm rằng tất cả 6 nước tham gia đàm phán thỏa thuận hạt nhân mang tính cột mốc hồi tháng 7/2015 với Iran "cần nhận thức đầy đủ về những hạn chế này". Thỏa thuận yêu cầu giữ lệnh cấm vận vũ khí với Iran thêm 5 năm nữa.
Trước đó, ông Hossein Dehqan, Bộ trưởng Quốc phòng Iran đã tuyên bố rằng nước Cộng hòa Hồi giáo sẽ mua một số máy bay Nga, trong đó có Su-30SM. Tuy nhiên, ông này không cung cấp thông tin về thời gian chuyển giao, nhưng nói Iran sẽ tham gia sản xuất máy bay.
Vậy trong trường hợp Nga vẫn tiến hành ký kết hợp đồng Su-30 với Iran, Moscow có phạm luật? Để trả lời cho câu hỏi này cần quay lại lệnh cấm vận vũ khí được LHQ áp đặt với Iran từ năm 2010.
Tháng 6/2010, LHQ đã ra nghị quyết số 1929 cấm bán cho Iran "mọi loại xe tăng chiến đấu, xe bọc thép chiến đấu, các hệ thống pháo cỡ lớn, máy bay chiến đấu, trực thăng chiến đấu, tàu chiến, tên lửa hoặc hệ thống tên lửa như chúng được xác định cho mục tiêu của Đăng kiểm vũ khí thông thường của LHQ".
Như vậy, nghị quyết đã cấm bán cho Iran các loại vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự tấn công và trong trường hợp này, Mỹ đã có lý do để phản đối Nga bán chiến đấu cơ Su-30 cho Iran. Tuy nhiên, lệnh cấm này đã đặt thương vụ S-300 gây tranh cãi bấy lâu nay giữa Moscow và Tehran nằm ngoài danh mục bị cấm của LHQ.
Cụ thể đối với các hệ thống tên lửa mà nghị quyết đề cập đến, Đăng kiểm LHQ quy định “tên lửa có và không điều khiển, tên lửa đạn đạo hoặc có cánh có khả năng mang đầu đạn hoặc vũ khí khác đến cự ly không dưới 25km, cũng như các phương tiện được chế tạo hoặc cải tiến chuyên để phóng những tên lửa như vậy gồm cả các vật thể bay điều khiển từ xa, nhưng không phải tên lửa đất đối không”, cũng như các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai.
Về mặt hình thức, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không áp đặt lệnh cấm cung cấp các hệ thống phòng không (mà tính chất phòng thủ của chúng được xác định ngay trong tên gọi).

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/my-...o-iran-3301336/

Chac hoi Lien Xo tan ra, mot so ke da ban tai lieu nay sang My, bay gio la mua lai
Hoa Kỳ trả các tài liệu độc đáo cho Nga

Hoa Kỳ sẽ trả về Nga 28 tài liệu lịch sử độc đáo đã mất tích từ các kho lưu trữ của Nga trong những năm 90.
Lễ bàn giao tài liệu, trong đó có những văn kiện có chữ ký của Joseph Stalin và một số hoàng đế Nga, sẽ diễn ra vào ngày mùng 3 tháng Ba tại Đại sứ quán Mỹ ở Matxcơva.
Những tài liệu nói trên đã được tìm thấy ở Hoa Kỳ, kết quả một số cuộc điều tra do phía Mỹ tiến hành. Một phần trong số này đã bị Vladimir Feinberg, một nhà sưu tầm đồ cổ đánh cắp năm 1994 và được phát hiện chỉ trong những năm gần đây.
Buổi lễ chính thức sẽ do Đại sứ Mỹ tại Nga John Tefft chủ trì, sự kiện sẽ có sự tham dự của đại diện Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, Bộ Văn hóa Nga, các nhân vật nổi tiếng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, các chuyên gia ngành lịch sử và lưu trữ.
Theo ông William Stevens, thư ký báo chí của Đại sứ quán Mỹ ở Nga, những sự kiện tương tự chứng tỏ hợp tác giữa hai nước về các vấn đề thực tế, bất chấp sự đối đầu chính trị, vẫn đang tiếp tục.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/russia/20160226/...l#ixzz41Ga6ne9Q


Nga tăng mạnh xuất khẩu trứng cá đen
Nga tăng mạnh xuất khẩu trứng cá muối đen, khôi phục lại vị thế của mình trên thị trường thế giới.


Theo Bộ Nông nghiệp công bố kèm dẫn nguồn các số liệu thống kê hải quan, xuất khẩu trứng cá đen trong giai đoạn tháng Một — tháng 11 năm 2015 tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2014 và đạt 4,71 tấn.
Đồng thời, nhập khẩu trứng cá muối đã giảm từ 8.67 tấn trong năm 2014 xuống còn 3,5 tấn trong tháng Một — tháng 11 năm 2015.
Theo giải thích của Bộ Nông nghiệp, việc gia tăng xuất khẩu trở nên có thể nhờ phát triển công nghệ sản xuất nuôi trồng các loài cá tầm. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến sự gia tăng khối lượng xuất khẩu là điều kiện thị trường thuận lợi trên các thị trường ngoài nước do chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Nga sản xuất khoảng 50 tấn trứng cá đen mỗi năm.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/russia/20160226/...l#ixzz41GaFsOOk

Tổng thống Israel hủy chuyến thăm Australia để tới Nga
Tổng thống Israel Reuven Rivlin đã quyết định hủy chuyến công du chính thức đến Australia vốn dự kiến sẽ diễn ra trong vòng hai tuần tới và thay vào đó sẽ tới thủ đô Moskva để gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ông Rivlin đưa ra quyết định nói trên sau cuộc gặp với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 25/2.
Một nguồn tin tại Phủ Tổng thống cho biết Thủ tướng Netanyahu đã nói với Tổng thống Rivlin rằng xét trên góc độ ngoại giao, thì cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin quan trọng hơn vào thời điểm hiện tại.
Phủ Tổng thống Israel cũng cho biết: "Do các diễn biến khu vực liên quan đến tình hình Trung Đông và nhu cầu về một cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo của Nga và Israel tại Moskva nên Tổng thống Rivlin đã buộc phải hoãn chuyến công du đến Australia. Quyết định này được đưa ra sau khi có sự tham vấn với các cơ quan hữu quan trong Bộ Ngoại giao và Thủ tướng Netanyahu."
Đầu tháng 2 vừa qua, Tổng thống Rivlin đã thông báo chuyến thăm chính thức đến Australia từ ngày 13-22/3.
Đây là chuyến công du đầu tiên của một tổng thống Israel đến Australia kể từ năm 2005.
Quyết định hủy chuyến thăm của ông Rivlin đã gây ra nhiều phản ứng tức giận từ phía Australia.
Các quan chức Australia nói rằng lịch trình của Tổng thống và nhiều quan chức chính phủ Australia đã phải sắp xếp lại để phù hợp với việc chuyến thăm dự kiến của ông Rivlin./.

http://www.vietnamplus.vn/tong-thong-israe...-nga/372972.vnp

Nga được mời đến Strasbourg dự hội nghị chủ tịch các nghị viện
Phía Nga đã nhận được lời mời tham dự Hội nghị chủ tịch các nghị viện của các quốc hội châu Âu tại Strasbourg trước thềm kỷ niệm 20 năm sự kiện Nga gia nhập Hội đồng châu Âu.

Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga, bà Valentina Matvienko thông báo tin này vào ngày thứ Sáu, 26 tháng Hai.
Theo bà, lời mời đến từ lãnh đạo Hội đồng Nghị viện châu Âu (PACE) Pedro Agramunt, người đến lượt mình đã nhận lời tham dự phiên họp mùa xuân của Hội đồng liên nghị viện các nước thành viên SNG diễn ra vào hai ngày 19-20 tháng Năm tại St Petersburg.

Bình luận về tình hình hiện nay ở PACE, bà Matvienko nói rằng lập trường của Nga là đã cân nhắc và không thay đổi. “Chúng tôi sẵn sàng trở lại làm việc ở Hội đồng với điều kiện những biện pháp phân biệt đối xử đối với phái đoàn Nga phải được loại bỏ hoàn toàn. Tôi không dám chắc là khi nào điều đó sẽ xảy ra”,- Chủ tịch Hội đồng Liên bang lưu ý.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/world/20160226/1...l#ixzz41GaLqTPX
langtubachkhoa
Vừa rồi quân nổi dậy có khoe cái clip sau, bảo là tên lửa chống tăng bắn trúng tăng T90
(@click here)
(@click here)

Xem xong có mấy điều nhận ra rõ ràng:
- Hệ thống phòng thủ đánh chệch hướng Tow là Shtora lúc đó đang k hoạt động (đèn đã tắt, k hiểu hỏng hay đã hết nguồn)
- Quả tên lửa Tow bắn vào tháp pháo xe tăng, lửa khói tóe ra ngoài, chứng tỏ hẹ thống giáp phòng vệ ERA đã kích hoạt.
Không có vụ nổ nào xảy ra tiếp theo, tháp pháo không có lửa phụt mạnh, không có khói trắng từ nòng pháo, khối xe tăng còn nguyên, k suy xuyển, k bị nghiên gãy, k bị phun khói, tháp pháo vẫn ổn định ở vị trí cũ, k hề bị văng đi hay rơi ra như thường thấy.
Sau khi bị bắn, các lính tăng trèo từ trong đi ra ngoài bình thường chứng tỏ tên lửa không xuyên vào được ben trong.
Một điều kỳ lạ là có chú pháo thủ ngồi ngay vị trí bị Tow-2A bắn mà không sao, ở trong tháp pháo đi ra bình thường, nếu tên lửa xuyên giáp được thì chú này chết đầu tiên
Pháo thủ chạy ra khỏi xe tăng chắc là bị choáng chút do lúc đó tháp pháo đang mở, tay anh ta bụm miệng, chắc vì hứng khói nhiều quá. Chỗ bị trúng tên lửa là chỗ yếu nhất cua xe tăng (giáp khoảng 300mm) mà TOW còn k xuyên nổi thì chả xi nhê gì.

Không biết sau đó xe tăng có hư hại gì k (nếu có thì các dòng vũ khí Nga đều dễ sửa chữa hồi phục nhanh hơn vũ khí Mỹ rất nhiều). Nhưng chỉ cần thế này cũng đủ chứng minh những quang cáo của Nga về tính phòng vệ của T90 là đúng. Không rõ đây là T90A hay T90S.

Dù sao clip này do ve nổi dậy tung lên, họ chỉ dừng ở đó k dám đưa cả đoạn phim, nên chắc là những diễn biến về sau của tank k có lợi cho họ (chẳng hạn sau đó tank chạy đi chỗ khác????)
Ở giây 37, nghe tiếng tạch tạch tạch, rồi có tiếng "ợ ợ". Chú bắn Tow thì thấy cúi xuống rồi chạy ,còn ông kia thì chẳng thấy đâu. CHuyện gì xảy ra sau đó?
langtubachkhoa
Chính trường Mỹ năm nay có nhiều diễn biến khá lạ. Ông Donald Trump đang nổi lên như ứng cử viên hàng đầu của Đảng Cộng Hòa và bắt đầu nhận được sự ủng hộ công khai của một số nhân vật lớn của đảng công hòa, như thống độc New Jersey Christie. Hiện nay có tin cho rằng lãnh đạo đa số của thượng viện phe cộng hòa Mỹ Mitch McConnelle đang muốn giúp bà Clinton thắng cử tổng thống để loại bỏ Trump. Ông ta ủng hộ Rubio làm ứng cử viên đảng cộng hòa và tin rằng nếu Donald Trump làm tổng thống sẽ gây hại cho thượng viện mà đảng công hòa đang nắm giữ, và ông ta muốn tập trung vào việc đảm bảo vị thế này. Trước đó Trump cũng luôn cho rằng đảng cộng hòa đang chống lại ông ta. Ông Connelle toan tính sẽ tuyên truyền bát lợi về Trump để bà Clinton thắng cử

Trước đây Ronald Reagan thắng cử tống thống, Arnold thắng cử thống đốc bang California đã làm mọi người sốc, bây giờ liệu có thể lặp lại????

Ở đảng dân chủ, các thế lực lớn đều tìm cách dìm Sanders để cho bà Clinton thắng đề cử, và bà ấy đang thắng thế. Ở đảng cộng hòa, các thế lực lớn tìm cách dìm Trump để Rubio thắng đề cử, nhưng Trump lại đang thắng thế. Ngược nhau. Nhưng Trump đã là nhà kinh doanh trong lĩnh vực nhiều thị phi như truyền hình thực tế, giải trí, chắc chắn sẽ lộ ra cả đống lỗ hở để đối phương tuyên truyền tiêu cực về mình. Còn Clinton thì phần lớn tai tiếng sẽ được giấu kín, nghiêm trọng nhất gần đây là vụ trao đôi email tối mật trong máy chủ để ở gia đình. Trừ khi bị điều tra hình sự, còn không thì chả có gì cản được



Panicking Mitch McConnell Says GOP Will Help Hillary Beat Trump If He Wins The Nomination
In the most surreal moment in modern American politics, Senate Majority Leader Mitch McConnell told panicking Republicans that the GOP would actively destroy Donald Trump’s election chances if it came to that. That rush of warm air you feel on your face? It’s the wave of radiation from the Republican Party’s nuclear meltdown. We’re witnessing the death of a major political party.
Things are getting truly desperate in conservative camps and the grim acceptance that this isn’t a bad dream and that Trump is almost surely going to win the nomination has begun to set in. It’s led to an odd plan. In a stunning report by the New York Times, Republican sources confirm that party leadership is planning to destroy Trump and give Hillary Clinton the win rather than let him have control of the GOP.

To rally depressed Republicans, McConnell has hatched an unthinkable tactical retreat: Let Hillary Clinton win and focus on maintaining control over the Senate.

While still hopeful that Mr. Rubio might prevail, Mr. McConnell has begun preparing senators for the prospect of a Trump nomination, assuring them that, if it threatened to harm them in the general election, they could run negative ads about Mr. Trump to create space between him and Republican senators seeking re-election. Mr. McConnell has raised the possibility of treating Mr. Trump’s loss as a given and describing a Republican Senate to voters as a necessary check on a President Hillary Clinton, according to senators at the lunches.


Did you catch that? Mitch McConnell floated the idea of tanking his party’s own candidate for president over sandwiches at lunch.

McConnell’s thinking is this: If Republicans accept that Trump will never win the general election, they can devote their energy towards running against Clinton at the senate level. If that sounds insane, then welcome to the Republican Party in 2016.

The saddest part in this scheme is that McConnell’s plan probably won’t even work – at least not in the way he hopes. For one thing, Trump has run his entire campaign on being anti-everything the current “establishment” Republican Party stands for. If his rabid supporters catch wind of the fact that loathed senators like Mitch McConnell are lining against him, that will only make him more popular. Trump’s been saying the party is against him all along. This only confirms it.

Making matters even more dire, McConnell’s tenure as Senate Leader has been defined by such egregious levels of obstructionism that Republican lawmakers are roughly as popular as athlete’s foot. In just the last few weeks, sources leaked McConnell’s plan to literally do nothing during this year’s legislative session. If that “do nothing” strategy is shameful, he only made it worse by following it up with the announcement that he would be blocking President Obama’s Supreme Court Justice nominee to score political points. Neither decision was popular with Democrats or Republicans.

As a result, polls suggest McConnell is leading Senate Republicans into an epic defeat on election day. Having destroyed Trump to save the jobs of Senate Republicans, he will be left with nothing to show for it. A fitting end to a Republican Party that rushed so fast to the bottom that they didn’t realize they had jumped off of a cliff.


http://www.addictinginfo.org/2016/02/27/pa...the-nomination/
langtubachkhoa
Không ngờ cái vụ T90 bị trúng tên lửa TOW cũng lên cả truyền hình quốc phòng VN, được nhiều nhà phân tích quân sự phương Tây và VN bình. Dĩ nhiên mọi người đều biết chiếc xe k hề gì, và người lính thoát ra an toàn. Nhưng sau đó cái xe thế nào thì được các nhà phân tích cho biết chiếc xe tiếp tục hoạt động tiếp tục. Trang tin ProtectRussia (Nga) ngày 26/2 thì cho biết lúc đó hệ thống điện tử bảo vệ xe tăng này là Blind-1 không hoạt động nên tên lửa TOW mới bắn trúng được xe, nhưng không xuyên thủng được lớp giáp ERA của xe

Con xe tăng M1 Abrams phiên bản mới, nặng đên gấp rưỡi T90 mà bị tên lửa đời cổ năm 80 của Liên XÔ bắn cháy tan như bó đuốc, bị B41 bắn tan tháp pháo. Xe tăng Merkava cũng chung số phận. Có lẽ VN cũng sắp sửa đinhl mua T90 đó.

Mỹ có lẽ phải đưa Javelin vào Syria, loại tên lửa diệt tăng hiện đại nhất của mình vào Syria thôi
Phó Thường Nhân
@LTBK,
Sanders có tư duy giống như các đảng xã hội ở Tây Âu, chính sách của nó là tăng cường các giải pháp xã hội để phân chia lại của cải để cho sự chênh lệch giầu nghèo trong xã hội giảm đi. Để làm việc đó thì phải dẫn tới việc tăng thuế (để nhà nước có thể phân chia lại người ta vẫn gọi là transfert social). Một trong những chính sách là tạo ra bảo hiểm xã hội toàn diện (ví dụ về thất nghiệp, về sức khoẻ). Chính sách như thế này có những tác dụng sau về kinh tế:
1- Nó tạo ra một cái đế nhu cầu không thể cắt giảm, dẫn tới việc thị trường luôn có một cái đế để bảo đảm kinh tế không thể bị trôi tuột xuống đáy như khủng hoảng thời 1929-1930.
2- Nó là cách tài trợ trá hình cho một số các ngành công nghệ (ví dụ y tế, lương thực thực phẩm).
3- Cái dở của nó là tác dụng của nó sẽ lớn nếu thị trường khép kín. Ngược lại nếu là trong quá trình toàn cầu hoá như hiện nay thì nó có thể dẫn tới tăng nhập khẩu (vì sản xuất không còn ở trong nước, hoặc không đủ sức cạnh tranh). Đây là yếu điểm lớn nhất và quyết định của chính sách này.
Việc ông Sanders được nhiều người ủng hộ phía đảng dân chủ, đã nói lên sự lo lắng của tầng lớp người lao động trung lưu ở Mỹ. Bởi vì họ đang bị nghèo đi (nghèo tương đối), và sự tăng trưởng ở Mỹ không đem lại lợi ích thiết thực cho họ. Ngược lại càng đẩy cuộc sống của họ vào chỗ bấp bênh.
Ngược lại, về phía đảng cộng hoà thì tư duy của nó lại ngược lại. Đó là những tầng lớp mà chính sách hiện tại của Mỹ đem lại lợi ích , nhưng nó muốn giầu thêm nữa, không muốn chia sẻ (tức là bị đóng thuế thêm). Nhưng làm thế nào để giải quyết vấn đề mâu thuẫn xã hội giầu nghèo, thì nó đánh chệnh đi theo hướng chủng tộc. Chính vì thế mà tại sao Trump lại nói là sẽ đòi việc làm lại cho người Mỹ từ VN, Mexico, TQ, Ấn độ.
Bên cạnh cái vấn đề quyền lợi kinh tế, nó còn có một vấn đề khác gọi là văn hoá nữa. Đảng dân chủ Mỹ thu hút được nhiều sắc dân “thiểu số” ở Mỹ hơn : da đen, Mỹ la tinh, da vàng, người Irland.. Còn đảng cộng hoà thì lại ngược lại là khẳng định ai là ông chủ ở Mỹ, tức là tầng lớp mà người ta vẫn gọi là WASP (White Anglo-Saxon Protestant , da trắng gốc Anh theo đạo tin lành)
Hai dạng mâu thuẫn này đan chen nhau, và người ta không thể nói là cái nào quyết định tất cả.
Ví dụ: nếu một người là chủ hãng, hay thu nhập lớn, gốc Ý, theo đạo cơ đốc (catholique) vẫn có thể bầu cho đảng cộng hoà, vì ở đây người ta sẽ nhìn vào vấn đề bị đánh thuế. Ngược lại một ông là Wasp thật nhưng là công nhân thì vẫn có thể bầu cho đảng dân chủ. Nhưng về tiềm năng thì người ta vẫn có thể bầu cho cộng hoà (ví dụ sợ sự cạnh tranh của đồng nghiệp người gốc Mỹ la tinh và vấn đề văn hoá)
Trong thực tế, chính sách của Mỹ sẽ do giới chủ của Mỹ quyết định. Chính vì thế mà khi lên nắm quyền thì sự khác biệt không còn lớn, thậm chí hầu như không. Bầu cử ở Mỹ thực ra chỉ là để thay đổi nhân sự nhiệm kỳ mà thôi.
Nói ví dụ Trump, bây giờ to mồm nói là khoá cửa biên giới để câu phiếu người lao động, nhưng bản thân hắn ta cũng là chủ. Chẳng nhẽ lại tự mình chặt tay mình, không tìm nguồn lao động rẻ hơn để lãi hơn, tức là người nhập cư.
Tương tự như vậy Sanders, dù có định tăng thuế, nhưng không thể có được sự đồng thuận lớn cuả giới chủ.
Vậy chuyện gì sẽ xẩy ra khi Trump sẽ thắng trở thành ứng cử viên chính thức của đảng cộng hoà, ngay cả khi đảng này không muốn. Nó có nhiều cách:
1- Có thể ứng cử viên sẽ nghẻo trước khi bầu cử do bị một “thằng điên” nào đó bắn (đây là những gì đã xẩy ra với Robert Kennedy).
2- Có thể tổng thống sẽ nghẻo trong nhiệm kỳ cũng bị một “thằng điên” nào bắn. Đây là trường hợp đã xảy ra rất nhiều lần ở Mỹ.
3- Vẫn làm tổng thống, nhưng chính sách sẽ bị cản trở bằng các công cụ khác của hệ thống chính trị. Ví dụ điển hình là Obama không thể nào thực hiện được ý định tạo ra hệ thống bảo hiểm ý tế toàn quốc.
4- Chính sách vẫn có thể có, nhưng nó bị rút ruột, không còn có gì nữa.
Khi nghiên cứu “đa nguyên đa đảng”, phải thấy rõ những điều ấy. Phiếu bầu của dân chỉ có tác dụng chính danh, nhưng nó không có tác dụng gì trong việc quản lý.
Vì thế những gì đang diễn ra ở Mỹ chỉ nói lên sự phân cực của xã hội, chứ không định hình được chính sách nhà nước Mỹ.
Phó Thường Nhân
@LTBK,
Mỹ cũng không giỏi về thiết kế xe tăng. Và khi chế tạo, thường nó đã được định hướng cho một dạng chiến trường nào rồi. Kèm vào đó, nó cũng có tư duy tác chiến nữa.
Cái xe tăng Abraham khởi đầu là được chế tạo cho chiến trường châu Âu, trong một dự đoán xung đột với Liên Xô. Xe nặng, nhưng tầm bắn xa. Xe tăng Abraham Mỹ đã phát huy tác dụng trong cuộc chiến tranh ở I rắc (2003). Nó hoạt động trong khuôn khổ được yểm trợ bằng trực thăng chống tăng đi kèm (trực thăng Apache). Đối diện với nó lúc này là các loại xe tăng T62, T70 của I rắc. Để đối phó, I rắc đã chôn tăng xuống đất, nhưng cũng không bảo vệ được vì khi bị phát hiện thì hoặc bị trực thăng bắn, hoặc bị tăng Abraham bắn. Tăng Abraham bắn được vì nó bắn xa hơn, đồng thời lúc này Mỹ đã dùng đầu đạn làm bằng Uranium nghèo. Uranium nghèo là chất thải của các nhà máy điện nguyên tử, là kim loại nặng cứng (giống như titan) nên có thể xuyên thủng vỏ thép. Do Uranium là chất phóng xạ, nên các xe tăng bị bắn cháy cũng là nguồn phóng xạ, làm nổi lên nhưng tranh cãi ở Mỹ về vấn đề này sau cuộc chiến ở I rắc.
Nếu lúc đó I rắc sử dụng tăng di động, đồng thời có hệ thống phòng không đi kèm để chống trực thăng, rồi có tên lửa chống tăng cầm tay.. thì kết quả cuộc đấu có thể sẽ khác.
Xe tăng của Israel thì chỉ tương đương với T54 hay T60 được bổ trợ cải tiến. Israel đã cải tiến bằng cách gắn những tấm thép rời ra ngoài, kiểu như áo giáp có tác dụng phản hồi lại các loại tên lửa cầm tay kiểu B40, B41. Nhưng trong cuộc chiến ở Nam Li băng (khoảng năm 1996), thì nó cũng không chống được tên lửa điều khiển tầm xa (Strela –mũi tên) của Liên Xô. Đây là điều bất ngờ với Israel, bởi sau cuộc chiến năm 1973, thì quân đội Israel chỉ phải đối đầu với các lực lượng du kích, đồng thời nước này chuyên tâm vào phát triển vũ khí hàng không.
Thực ra vũ khí thế nào cũng có thể khắc chế. Muốn khắc chế được thì phải có kỹ thuật, trình độ kỹ thuật . Xe tăng Abraham hiện đại như thế, cũng không chống được mìn lõm thô sơ do I ran chế và truyền vào I rắc sau này. Vì mìn nổ dưới đáy xe, là nơi mà “áo giáp” mỏng nhất. Chính vì thế điều quan trọng là sự đồng bộ giữa chiến thuật tác chiến và vũ khí cùng với tinh thần chứ không phải cứ bê nhiều thứ thật hiện đại nhưng lởm khởm, không ăn nhập với nhau, mỗi loại đòi hỏi tác chiến một kiểu, mâu thuẫn lung tung beng, thì chỉ có tác dụng duyệt binh, chứ chẳng có tác dụng gì.
langtubachkhoa
Trang Quân sự VN cũng đã đưa ra bình luận. Theo nhận định thì khoảng cách bắn chỉ khoảng 1000m, trong tầm bắn hiệu quả của TOW và rất gần, thời gian bay chỉ 4 giây. Như vậy theo họ thì hệ thong Shtora phòng thủ chủ động của T90 có thể đã k bật (quan sat clip thì thấy tắt đèn), nhưng nếu giả sử có bật thì thời gian nhanh và khoảng cách gần thế Shtora cũng không kịp phản ứng, tuy nhiên đã k thể xuyên vào lớp giáp của T90 dù đã đến rất gần
Chác là sau khi treo giải thưởng lớn cho ai diệt được T90 thì mấy chú này đã mạo hiểm đến thật gần T90 để bắn, nhưng rốt cuộc vẫn k ăn thua.
Theo kênh truyền hình này thì sau đó kip lái đã quay lại T90 và T90 lại hoạt động bình thường. Kết luận này có vẻ logic, vì nếu T90 k hoạt động được thì đã bị bắt sống và sau đó phiến quân đã quay lại video và đưa lên rồi
(@click here)

Xem lại con M1 Abrams của Mỹ bị cháy bùng bùng khi dính tên lừa Kornet
https://youtu.be/aV0j-9qLoz8
(@click here)



Ngay khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực, Nga lập ra ngay một trung tâm điều phối giám sát ngừng bắn ở sân bay Khmeimim. Cứ như Nga không phải là 1 bên tham chiến.

Các rebel đồng ý tốt nhất phải thông báo vị trí đóng quân để Ngố khỏi ném bom nhầm
langtubachkhoa
Thổ rơi vào cảnh bị thất bại toàn diện cả về đối nội và đối ngoại. Bây giờ đã lên cơn cãi cùn. Xử lý vấn đề thì chỉ còn biết sử dụng sức mạnh.
Trước đó đã có tin đồn quân đội phản đối việc đưa bộ binh sang Syria. Bây giờ ông ta lại cãi ngang cả quyết định của tòa án hiến pháp tối cao của Thổ nữa.
May mà cuối cùng các nhà báo cũng được tạm thả ra trước phiên toàn, chứ nếu không thì quân đội có đủ lý do để bảo vệ hiến pháp rồi.

Erdogan: 'I don’t respect court ruling to free Cumhuriyet journalists'
Nôm na là: tôi chẳng cần tôn trọng phán quyết của toà án về việc trả tự do cho các nhà báo Cumhuriyet (Cumhuriyet là tòa soạn báo mà tổng biên tập editor-in-chief Can Dündar và chánh văn phòng Ankara (bureau chief) Erdem Gül đã bị bắt giữ sau khi xuất bản một báo cáo cho thấy các quan chức tình báo vận chuyển vũ khí cho IS ở Syria).

"Tôi sẽ duy trì sự im lặng về quyến định của tòa án. Bởi tôi khong cần chấp nhận nó, tôi muốn làm rõ điều này. Tôi không tuân theo hay tôn trọng quyết định đó". Erdogan trả lời phóng viên hôm chủ nhật. "Điều này không có gì để làm với tự do báo chí. Đây là một trường hợp làm gián điệp"
“I will remain silent on the decision the court has given. But I don't need to accept it, I want to make that clear. I don't obey or respect the decision,” Erdogan told reporters on Sunday. “This has nothing to do with press freedom. This is a case of spying.”


Tuy nhiên, sau 92 ngày ngồi tù, họ đã được trả tự do hôm 26/2, nhưng bị cấm ra nước ngoài. Vụ việc vẫn chưa kết thúc và sẽ còn đưa ra tòa tiếp vào 25/3, Erdogan muốn buộc tội họ chung thân.

Báo Thổ:
(@click here)

Báo Đức:
http://www.dw.com/en/erdogan-says-he-will-...ists/a-19081024

Báo Nga:
https://www.rt.com/news/333881-turkey-chann...rorist-charges/

Báo ANh Mỹ:
http://www.brecorder.com/general-news/172/21053/


Trong bài phỏng vấn mới đây với Al-Jazeera, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu bất ngờ tuyên bố tình trạng "chia cắt" hiện nay tại Syria là do Thổ Nhĩ Kỳ và "nhiều nước khác" tài trợ cho các phe đối lập chống chính quyền.
"Phe đối lập tại Syria tồn tại được cho đến hôm nay là nhờ sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ. Việc Chính quyền Assad không thể nắm toàn bộ lãnh thổ Syria là vì có sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ và một vài nước khác", ông Davutoglu phát biểu vào đầu tuần qua.
Trong bài trả lời phỏng vấn Al-Jazeera, Thủ tướng Ahmet Davutoglu ca ngợi lực lượng phiến quân hiện đang nắm quyền kiểm soát thành phố chiến lược Aleppo và hiện vẫn đứng vững trước nhiều đợt tấn công từ phía Chính phủ Syria.
"Họ làm sao có thể tự phòng thủ và đứng vững được nếu không có sự ủng hộ của Thỗ Nhĩ Kỳ với người dân Syria?", Thủ tướng Davutoglu nhấn mạnh.
Ông Davutoglu cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ "những người anh em" Syria lên tiếng nói chống lại sự "bạo tàn" của Chính quyền Syria, đồng thời gọi Nga và Iran là "những kẻ xâm lược".

http://vntinnhanh.vn/the-gioi/thu-tuong-th...uoc-syria-89917
langtubachkhoa
Thông tin này hình như mình đưa bản tiếng Anh từ bao nhieu trang trước, bây giờ thông tin này chắc là mới cập nhật? Thông tin nay chắc chắn là thông tin từ cuối năm 2015

Động cơ hàng không dân dụng trước Nga cũng có, tuy nhiên do họ trước đây không tính đến kinh doanh vì vậy nên động cơ thiên về sức mạnh và hao tốn nhiên liệu, độ ồn lớn, khi cạnh tranh gặp nhiều bất lợi. Bây giờ các bố mới đưa ra cái động cơ mới khắc phục điều này


Các thông tin tiếng Anh :
Putin calls new engine remarkable event in domestic aircraft-making (Putin gọi sự ra đời của động cơ PD-14 là sự kiện đáng nhớ trong ngành chế tạo hàng không dân dụng nội địa)
http://tass.ru/en/economy/845031

Deputy PM: Russia must have its own aircraft industry
Russian combat aviation is booming today, it has been decided to do the same "in the civil aircraft industry"
(Nga phải có ngành hàng không của mình. Các máy bay chiến đấu Nga phat lên vùn vụt, và chúng tôi quyết định phải làm như vậy với ngành hàng không dân sự)

More:
http://tass.ru/en/economy/841516

Russia to stop importing aircraft engines (Nga hướng đến ngừng nhập khảu động cơ hàng không)
http://in.rbth.com/economics/2015/08/06/ru...t_engines_44627

Russia Tests First New Aircraft Engine in Almost 30 Years
Dmitry Rogozin said that Russia has tested a new PD-14 next-generation turbofan aircraft engine. (Rogozin nói Nga đã test xong động cơ turbofan thế hệ mới PD-14 cho ngành hàng không nội địa)

Read more: http://sputniknews.com/russia/20151125/103...l#ixzz41bCHSMZb


Động cơ máy bay Nga sắp lên ngôi
Theo Phó Thủ tướng Dmitry Rogozin, Nga sắp hoàn thành thử nghiệm cấp nhà nước với động cơ PD-14 - loại động cơ đầu tiên Nga tự phát triển từ năm 1980.
Thông tin này được hãng Sputnik dẫn lời ông Dmitry Rogozin hôm 26/2 vừa qua. “Hiện nay, Nga đang hoàn tất các thử nghiệm nhà nước loại động cơ PD-14”,- Phó Thủ tướng Nga nói tại Hội đồng Liên bang.

Việc Nga chế tạo động cơ PD-14 mới là một sự kiện quan trọng trong ngành sản xuất phi cơ nội địa và đây cũng là nhiệm vụ hàng đầu của ngành chế tạo nước này được đích thân Tổng thống Vladimir Putin giao phó.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị Bộ Công thương đến tháng Ba phải trình bày báo cáo về công tác phát triển PD-14 và chế tạo nhiều dòng động cơ có công suất khác nhau trên cơ sở PD-14.

"Bạn có biết rằng sự kiện quan trọng nhất vừa mới xảy ra trong ngành chế tạo động cơ? Đó là động cơ mới PD-14", Putin nói. "Đây là sản phẩm đầu tiên thuộc loại này kể từ cuối những năm 1980. Đây là một thành tựu lớn của các nhà sản xuất động cơ của chúng tôi" .

Động cơ mới sẽ giúp Nga phát triển ngành công nghiệp máy bay sản xuất trong nước hơn nữa, bao gồm cả máy bay Ilyushin Il-96. Sự ổn định của động cơ PD-14 "cho phép chúng ta phát triển một hệ thống (gia đình) máy bay trung và đường dài mới" Tổng thống Nga cho biết.

Trước đây, động cơ là một điểm yếu trong các ngành công nghiệp hàng không Nga. "Chúng tôi đã phải sử dụng một trong hai động cơ Pratt & Whitney hay Rolls-Royce. Đó là động cơ tốt, nhưng bây giờ động cơ của chúng tôi là tốt hơn. Và máy bay của chúng tôi cũng sẽ được tốt hơn".

Tổng thống Nga cho biết ông muốn nhân dịp này để chúc mừng tất cả những người đã giúp phát triển động cơ mới. Ngoài ra, ông Putin còn đề cập đến kế hoạch phát triển máy bay dân sự làm trong nước.

Ông Putin nêu cụ thể các dự án của Nga-Trung Quốc trong phát triển một máy bay thân rộng dựa trên máy bay MS-21 và các dự án phát triển ngành hàng không trong khu vực dựa trên máy bay IL-114.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...n-ngoi-3301413/
Phó Thường Nhân
Việc Nga kiểm kê các nhóm vũ trang cũng là cách để định vị nó. Phương Tây, Thổ, Ả rập Sa u đít đã biến Syria thành thị trường chém giết, với 92 nhóm vũ trang khác nhau (trong số thống kê được), mỗi nhóm từ chục người tới trăm người. Một hình ảnh đẹp của “xã hội đa nguyên” đi được đến “tận cùng của dân chủ”.
Điều đáng ngại nhất với Nga là sự tham chiến của Ả rập S u đít, không phải vì sức mạnh quân sự của nước này, mà Nga sẽ trở thành nạn nhân của cái bẫy I ran - Ả rập Sa u đít. Nếu Nga tiếp tục giúp thì sẽ phải đứng về phía I ran, nếu không giúp thì mất cả chì lẫn chài. Giúp I ran mà theo điều kiện của I ran thì thành đánh thuê.
Còn Ả rập Sa u đít thì cũng có lợi, vì làm chẩy máu Nga thì Mỹ nó sẽ lờ đi cho việc hạ giá dầu. Nga mà chơi được với Ả rập Sa u đít, thì I ran giẫy ra. Chơi với I ran thì thì không thể nói chuyện được với Ả rập S u đít. Mà không nói chuyện với Ả rập SA u đít thì khả năng kiểm soát giá dầu, điều cực kỳ quan trọng với Nga khó đạt được.
Thói thường là thế, khi chiến tranh có thể có khả năng kết thúc, cái lợi thể hiện ra, thì việc ăn chia thế nào sẽ đẩy ra xung đột mới. Tương tự như băng đảng đi cướp nhà băng, có tiền rồi thì bắt đầu diệt lẫn nhau để độc chiếm.
Tóm lại bàn cờ của Nga cũng không đơn giản ở Syria.
langtubachkhoa
Nga lai nghi ra chieu moi ne, dung bai o Ukraine

Syria thành lập chính quyền liên bang: Toan tính mới của Nga?
Nga vừa đưa ra đề xuất thành lập chính quyền liên bang tại Syria trong thời điểm thỏa thuận hòa bình vẫn đang rất mong manh.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/syria-thanh-lap-chinh-quyen-lien-bang-toan-tinh-moi-cua-nga-3301690/

Người dân Ukraine không còn muốn Crimea quay trở về mà đổi sang lo lắng khi Thủ tướng muốn bán hết đất công cho tài phiệt lấy tiền thuế.
Trong khi đó, điều làm cho phần lớn người dân Ukraine đang quan tâm lo lắng hiện nay là phần đất công mà có thể là đất nông nghiệp sẽ bị bán cho đại gia để lấy tiền thuế đóng vào ngân sách nhà nước. Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk ngày 28/2 đã đưa ra đề nghị bán đấu giá 1 triệu ha đất công, theo RIA Novosti.

Theo vị Thủ tướng Ukraine, hiện nay ở Ukraine rất nhiều diện tích đất công không được khai thác hiệu quả, hoặc bị khai thác trái phép mà chính quyền địa phương không kiểm soát nổi. Vì vậy, ông cho rằng cần phải rao bán đất công dưới hình thức đấu giá để lấy tiền thu ngân sách.

Ông Yatsenyuk cho rằng, đó cũng là một bước trong tiến trình cải cách luật pháp về đất đai. Theo ý kiến của ông Yatsenyuk, trước tiên cần rao bán thí điểm 1 triệu ha đất công.

Tuy nhiên, sáng kiến này đang gây thắc mắc trong công chúng và giới truyền thông, vì Thủ tướng Yatsenyuk không nói rõ là ông muốn bán đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng tự nhiên hay đất thổ cư.

Sau khi thủ tướng Yatsenyuk đưa ra đề nghị này, nhiều đảng phái chính trị tại Ukraine đã phản đối quyết liệt. Đa phần các đảng này lo ngại việc rao bán đất sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm vì các cá nhân hay tổ chức nước ngoài sẽ “xâm lấn” Ukraine qua hình thức mua đất.

Cựu Thủ tướng Ukraine, Lãnh đạo Đảng Tổ Quốc, bà Tymoshenko, trong cuộc họp báo do đảng này tổ chức 29/2 đã phát biểu: “Ukraine có 42 triệu ha đất nông nghiệp màu mỡ, có thể sản xuất lương thực không chỉ đủ ăn cho người dân trong nước mà còn có thể trợ giúp các quốc gia láng giềng nếu cần. Tuy nhiên, hiện tại đất của Ukraine có giá thấp hơn 32 lần so với mức trung bình của EU: chỉ 500 USD/ha so với 16.000 USD/ha ở EU. Đặc biệt, cho đến nay, Ukraine vẫn chưa có khung pháp lý phù hợp luật pháp quốc tế về mua bán đất”.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...n-nhau-3301699/


Nga tính dùng “chiến tranh lai” hóa giải cách mạng màu
Giới lý luận quân sự Nga đang đề xuất đối phó các cuộc "chiến tranh lai" bằng phương pháp tương tự và soạn thảo khái niệm "quyền lực mềm", báo Kommersant ngày 1/3 dẫn báo cáo của Tướng Valery Gerasimov, Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga.
Vào cuối tuần qua tại Nga đã diễn ra một cuộc họp của Học viện Khoa học Quân sự bàn về phương pháp đối phó các cuộc "cách mạng màu". Lãnh đạo Bộ Tổng Tham mưu đã nêu những đặc thù của chiến tranh hiện đại với tính chất lai. Ông lưu ý, một phần không thể thiếu của chiến tranh lai hiện nay là "cách mạng màu", tấn công mạng, là các hoạt động được chuẩn bị dưới dạng "quyền lực mềm".

"Bởi các cuộc "cách mạng màu", như Bộ Quốc phòng Nga nhận định trên thực tế là các cuộc đảo chính, đang xuất hiện dưới dạng chiến tranh lai, nên không thể đối phó với chúng bằng sử dụng quân đội thông thường mà phải bằng các phương pháp chiến tranh lai”, Kommersant trích dẫn tài liệu.

Tướng Gerasimov đã đề cập chiến dịch của Lực lượng Không quân vũ trụ Nga ở Syria như một ví dụ về chất lượng sử dụng tổ hợp biện pháp đối phó các nhóm khủng bố, bao gồm các giải pháp phối hợp ngoại giao và phi quân sự với các nước khác.

http://viettimes.vn/dia-chinh-tri/nga-tinh...-mau-42052.html
Phó Thường Nhân
Để tóm tắt lại một chút những gì xẩy ra ở Syria từ khi có “mùa xuân Ả rập” (theo kiểu gọi của phương Tây) đến bây giờ là thế này: Khởi điểm Mỹ thấy khó chịu với Syria, vì cho là nước này đã tiếp tay cho các nhóm vũ trang ở I rắc đánh Mỹ, trở nên thân cận với I ran, trở thành một mắt xích trong trục I ran- Syria- Hezbollar(Li băng), vì thế nó tìm cách can thiệp. Ý định này được Pháp thầy dùi, vì Pháp là mẫu quốc của Syria ngày trước. Làm như vậy Pháp muốn hiện diện mạnh mẽ hơn ở Trung đông, đồng thời gắn kết hơn với Mỹ. Cũng nên để ý là trước Pháp đã cung cấp kỹ thuật cho an ninh (công an) Syria, và quan hệ Syria-Pháp đã có lúc mặn nồng cách đây không lâu, có một đời tổng thống thôi.
Để làm việc này Pháp-Mỹ “sử dụng” Ả rập Sa U đít và Thổ. Tôi để “sử dụng” trong nguặc vì hai nước này cũng có “agenda” của nó. Với Ả rập Sa u đít là chống I ran (dựa theo mâu thuẫn tôn giáo), với Thổ là gây dựng lại đế quốc O tô man. Tất cả các nước này đều tiến hành tổ chức, huấn luyện, vũ trang, tài trợ cho các nhóm vũ trang ở Syria. Nhiệm vụ là lật đổ chính phủ. Thổ tài trợ qua các nhóm người Tukmene (tức là người Thổ ở Syria), Ả rập Sa u đít thì qua các bộ tộc Ả rập nằm trải dài từ Ả rập Sa u đít qua Jordania và Syria. Cả hai đều phất ngọn cờ hồi giáo Sun nít chính trị. Tài trợ không trực tiếp cho nhóm hồi giáo cực đoan Al quada (Al Nostra ở Syria) hay IS.
Trong giai đoạn đầu Nga đứng ngoài, và I ran phối hợp với Hezbollar ủng hộ chính phủ Syria. Từ khi Nga tham chiến, thì cán cân lực lượng thay đổi có lợi cho chính phủ Syria. I ran và Nga đều ủng hộ chính phủ Syria, nhưng ý đồ hai bên không giống nhau. Với Nga chỉ là một vấn đề địa chính trị, với I ran thì nó còn là vấn đề “thượng phong” ở Trung đông.
Vấn đề còn phức tạp hơn, là Mỹ cũng đang thương lượng với I ran. Và đây cũng là một mâu thuân giữa Mỹ và Ả rập Sa U đít.
Hiện tại Thổ bị kẹt trong NATO nên không thể xông vào tham chiến trực tiếp. Nhưng Ả rập Sa U đít thì có thể. Nếu Ả rập Sa U dít tham chiến với Mỹ đứng đằng sau, thì Nga sẽ bị kẹt vào một cuộc chiến mang mầu sắc xung đột tôn giáo. Để tránh cái hoạ này, thì Nga phải nhượng bộ Mỹ một cái gì đó, ví dụ vị trí của Assad. Nhưng muốn thế thì Nga phải có được một cái nhìn chung với I ran. Không kể chính phủ Syria cũng phải lợi dụng kẽ hở này để ra điều kiện. Tóm lại cái gót chân A sin (điểm yếu) của Nga là đạt được sự đồng thuận trong liên minh của mình đặc biệt với I ran. Điều không đơn giản chút nào.
Ở Trung đông, như vậy Mỹ đang chơi con bài vốn là sở trường của tư duy Anh-Mỹ (Anglo-Saxon) đó chính sách “ balanced power”. Ai mà theo dõi lịch sử châu Âu thì thấy rất rõ điều đó. Đó là cách luôn khích bác các đối thủ đánh nhau, nhưng luôn ngầm trợ giúp huặc phản kháng để không bên nào có thể thắng, bắt buộc phải gọi Anh(ở châu Âu trước đây) hay Mỹ làm trọng tài.

Từ khi có vụ giàn khoan hải dương năm ngoái của TQ ở Hoàng Sa, tôi cũng hay đọc thông tin Nga bằng tiếng Pháp để xem nó nói gì, thái độ nó thế nào, ví dụ Sputnik. Điều đặc biệt nổi bật đó là sự phản đối Mỹ. Hay nói tóm lại, việc “chống Mỹ”, “cân bằng với Mỹ” là điều quan tâm nhất của Nga hiện tại. Nga cũng đặc biệt quan tâm tới châu Âu. Trong điều kiện đó không thể không thấy việc Nga làm theo lợi ích của TQ là tương đối rõ ràng. Ngay cả khi Nga đạt được một thế cân bằng với Mỹ, thì nó vẫn cần được trợ giúp để giữ vị thế này. Sự trợ giúp này chỉ có thể đến từ TQ.
Như vậy con bài Nga với VN chỉ có tác dụng khi “không đánh nhau ra mặt” với TQ, vì trong trường hợp này, TQ không thể viện cớ gì ép Nga nhân danh đồng minh ngầm phải làm.

Từ phân tích đó, có thể thấy, nếu quan hệ Nga-Việt là lâu dài, thì Nga phải đồng ý chuyển nhượng hay giúp VN tự sản xuất vũ khí để VN có sức kháng thể mạnh hơn, khi Nga bị TQ “treo mõm”. Cái điều này chính là điều quyết định để đánh giá sự vững chắc của ông bạn Nga với Vn thế nào.
langtubachkhoa
Rot cuoc Nga thich lam viec voi tong thong My nao hon, thi cha ai biet, cu doan mo thoi. Ma thuc ra tong thong My nao ma chang coi Nga la doi thu

Bầu cử Mỹ: Ông Putin khen Donald Trump nhưng thích bà Hillary
Mặc dù Tổng thống Nga Putin khen ứng viên Tổng thống Mỹ Donald Trump là "một người rất tài năng" nhưng thực sự ông muốn tỉ phú này thất cử năm 2016.


Theo trang tin WND của Mỹ, nhận định này là của chuyên gia Theodore Roosevelt Malloch, một cố vấn uy tín toàn cầu chuyên tổ chức các hội nghị quốc tế, từng làm việc cho Liên Hiệp Quốc và giữ nhiều vị trí cấp cao trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ.

Ông Malloch cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin thích bà Hillary Clinton kế nhiệm Barack Obama vì ông tin rằng Nga sẽ dễ làm việc với Mỹ hơn nếu cựu nữ Ngoại trưởng Mỹ làm chủ Nhà Trắng.

"Người Nga ngại sức mạnh thực sự và ông Trump không có vẻ sợ đối đầu với bất kỳ ai, kể cả Putin", cố vấn Malloch bình luận. "Những gì ông Putin e ngại là một tổng thống Trump sẽ đánh dấu việc Mỹ quay trở lại chính sách đối ngoại đối đầu với Nga".

Ông Malloch cũng ví ông Trump giống cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, người thẳng thừng đối đầu với Liên Xô trong suốt thời gian đương nhiệm và giành phần thắng trong cuộc Chiến tranh lạnh dẫn đến sự sụp đổ của Xô Viết.


http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...illary-3301726/


Ukraine ngay cang dung chuan dan chu phuong Tay nhe. Cai nay thuc su k phai de chong Nga, ma la de dau da chinh tri noi bo, cung de chong can thiep tu phuong Tay laugh1.gif

Ukraine ra luật cấm nói xấu chính phủ
Vào ngày 1/3, chính phủ Ukraine mới đây đã đưa ra nghị quyết cấm các quan chức công khai chỉ trích các bộ ngành và đồng nghiệp của mình sau khi những sự việc không hay xảy ra cho thấy sự bất ổn trong nội bộ chính quyền.

Động thái này ngay lập tức đã khiến một số công chức chỉ trích mạnh mẽ, khi họ coi đây là sự cản trở quyền tự do ngôn luận và đi ngược lại với hoạt động cải cách chính trị mà phương Tây ủng hộ của Ukraine.

http://infonet.vn/ukraine-ra-luat-cam-noi-...post192375.info


Putin huy động cả quân đội-FSB chống 'Mùa xuân nước Nga'
Tổng thống Putin vừa giao nhiệm vụ cho FSB bảo vệ bầu cử Quốc hội Nga, trong khi trước đó, quân đội cũng tuyên bố tham gia chống “Cách mạng màu”.

Sau quá trình đọc các tài liệu được chuẩn bị thường xuyên dưới dạng tóm tắt hoặc chi tiết, ông Putin nhấn mạnh rằng, FSB cần không chỉ chặn đứng những toan tính nỗ lực can thiệp vào quá trình bầu cử, mà còn phải đánh lui “những kẻ thù bên trong của nền dân chủ”.

Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh, những đối tượng này đang cố gắng hoặc thử lợi dụng những khẩu hiệu dân tộc chủ nghĩa, bài ngoại, hoặc cực đoan hướng tới chia rẽ gây phân hóa cộng đồng xã hội của chúng ta. Do đó, FSB phải ngăn chặn ngay từ đầu những biểu hiện này.

Cuộc bầu cử Duma Quốc gia Nga sẽ được tổ chức vào ngày 18 tháng 9 năm nay. Hiện thời, chính quyền và các đảng phái trong nước Nga chưa chính thức công bố hệ thống pháp luật có liên quan và chiến dịch tranh cử, nhưng qua thời gian, sự kiện lớn này đang ngày càng tới gần.

Ví dụ như trong các báo cáo của đảng "Nước Nga thống nhất", số lượng hồ sơ ứng viên đăng ký tham gia cuộc bỏ phiếu sơ bộ của đảng đã trở lên rất đông đảo, các đảng khác cũng trong tình trạng tương tự. Và đương nhiên là những phần tử thân phương Tây càng có cơ hội len lỏi vào phá hoại chính quyền của ông Putin càng lớn.

Hiện thời các đảng phái đang xúc tiến chiến dịch tiền bầu cử, chính quyền đang lo củng cố hoàn thiện pháp luật bầu cử. Duma Quốc gia đã phê duyệt hàng loạt những sửa đổi có tính kỹ thuật về trình tự bỏ phiếu. Thí dụ, đóng lối truy cập các trạm bỏ phiếu đối với các nhà báo trá hình mạo danh.

Từ giờ trở đi, các phóng viên chính thức của cơ quan truyền thông báo chí phải được sự xét duyệt của ủy ban cụ thể, không muộn hơn ba ngày trước mốc bầu cử. Trước đây, số lượng các quan sát viên chính thức từ các đảng và các ứng viên được giới hạn ở mức hai người.


Tờ Vzglyad đưa tin, hồi tháng 3-2015 ông Nikolai Patrushev Thư ký Hội đồng An ninh Nga đã tuyên bố rằng, Nga đã triển khai nghiên cứu sâu rộng và biết rõ cách thức chống lại những cuộc "cách mạng màu" và sẵn sàng "cung cấp tư vấn cần thiết cho các đối tác".

Theo lời ông, chiến lược “Cách mạng màu” hay còn gọi là “Diễn biến hòa bình, kết hợp bạo loạn lật đổ” mà Washington ưa dùng hàng chục năm qua đã xuất hiện với các nước trong không gian hậu Xô-viết, Trung Đông và Bắc Phi, nhiều khu vực khác ở khắp nơi trên thế giới.

Theo yêu cầu nhiệm vụ mới được Tổng thống Putin chỉ định, có lẽ đây là lần đầu tiên FSB đảm nhận thêm những nhiệm vụ ở tầm mức cao như vậy. Từ yêu cầu nhiệm vụ mới này cũng có thể nhận thấy là, ông Putin đặc biệt quan ngại trước sự nguy hiểm của Cách mạng màu.


Ngày 01-3 vừa qua, giới lý luận quân sự Nga đã đề xuất một học thuyết dùng "quyền lực mềm" chặn đứng các cuộc "Cách mạng màu" (được thực hiện dưới dạng các cuộc “Chiến tranh lai”) trong chiến lược tiến hành “Mùa xuân nước Nga” của các thế lực thù địch.
Tờ Kommersant số ra hôm 1-3 trích dẫn báo cáo của Đại tướng Valery Gerasimov, Tổng Tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga về việc quân đội nước này đối phó các cuộc "chiến tranh lai" bằng phương pháp đáp trả tương tự và soạn thảo khái niệm "quyền lực mềm".

Được biết, học thuyết lí luận mới này được đưa ra trong bối cảnh vào cuối tuần trước đã diễn ra một cuộc hội thảo ở Học viện Khoa học Quân sự Nga, với nội dung thảo luận là các phương pháp đối phó các cuộc "cách mạng màu".

Nhà lãnh đạo Bộ Tổng Tham mưu Nga đã nêu những đặc thù của chiến tranh hiện đại với tính chất lai. Ông lưu ý, một phần không thể thiếu của chiến tranh lai hiện nay là "cách mạng màu", tấn công mạng và các hoạt động được chuẩn bị dưới dạng "quyền lực mềm".

Bộ Tổng tham mưu Nga đã quyết định sử dụng các cơ cấu của mình tham gia vào cuộc đấu tranh chống các cuộc "cách mạng màu", bởi giới lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga nhận định, trên thực tế các cuộc "cách mạng màu" chính là các cuộc đảo chính kiểu mới.

“Các cuộc ‘cách mạng màu’ đang xuất hiện dưới dạng chiến tranh lai, nên không thể đối phó với chúng bằng cách sử dụng quân đội thông thường, mà phải bằng các phương pháp chiến tranh lai" - tờ Kommersant trích dẫn tài liệu của Bộ tổng tham mưu Nga.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...oc-nga-3301784/
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.