Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc. Phan Iii
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
Phó Thường Nhân
@LTBK,
À, việc Nga nêu ý tưởng nhà nước liên bang ở Syria có lẽ là vì vấn đề người Kurdes. Ở trên tôi đã phân tích theo chiều mâu thuẫn tôn giáo giữa Hồi giáo Sunnit (Thổ, Ả rập Sa Uđít, Ả rập vùng vịnh) với Hồi giáo Chiít (I ran, I rắc, Syria ). Vấn đề người Kurdes đã đưa thêm vào các mâu thuân tôn giáo trên cùng mâu thuẫn địa chính trị (mâu thuẫn Nga, Mỹ, phương Tây) mâu thuẫn sắc tộc (hay dân tộc) vì người Kurdes theo hồi giáo Sunnit. Như tôi đã viết ở đâu đó rồi, trong chủ đề này, người Kurdes sinh sống ở trên địa bàn 4 nước Trung Đông (Thổ, Syria, I ran, I rắc) với tổng số dân lên tới 40 triệu. Họ sống đông nhất ở I ran (gần 20 triệu), rồi tới Thổ (15 triệu), Syria (2 triệu), I rắc (6 triệu). Tại sao một dân tộc, hay sắc tộc đông thế mà không thành một nước khi đế quốc Ốt tô man bị chia nhỏ ra thành các nước Trung đông hiện tại sau đại chiến thế giới thứ nhất. Nó có mấy lý do sau:
- Lúc đó để chia nhỏ đế quốc Thổ, Anh-Pháp đã nêu chiêu bài tôn giáo Thiên chúa chống hồi giáo nhằm vào các sắc dân Hi lạp, Armenia trong đế quốc Thổ (giống như kiểu thực dân Pháp dùng Thiên chúa giáo ở VN) vốn theo Thiên chúa giáo.
- Chiêu bài nữa được đưa ra là mâu thuẫn giữa người Thổ và các bộ tộc Ả râp (Với Laurent d’Arabie,là một sĩ quan tình báo Anh, nói được tiếng Ả rập đi vào vùng Sa mạc Trung Đông xúi các bộ tộc Ả rập nổi dậy).
- Bản thân người Kurdes lúc bấy giờ vẫn là sắc dân sống du canh du cư , nên họ không đặt vấn đề lãnh thổ.
- Người Kurdes theo hồi giáo , giống như người Thổ. Mà cái đế của đế quốc Ô tô man là hồi giáo, chứ không phải sắc tộc. (Giống như ở Liên Xô, mối cố kết là chủ nghĩa cộng sản).
Chính vì thế khi nước Thổ ra đời vào năm 1922, thì một phần lớn người Kurdes cũng nằm trong nước này.
Với người Kurdes ở I ran (lúc đó là đế quốc Ba tư) thì vấn đề sắc tộc không đặt ra, vì họ về mặt sắc tộc cũng là người I ran (Perse), tiếng nói giống nhau. Sự khác nhau lại là tôn giáo vì người I ran theo phái Chi-ít, còn người Kurdes theo Sunnit (có thể so sanh như người Mường với người Kinh, cùng một gốc nhưng một bên ảnh hưởng văn hoá Thái (người Mường), một bên ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa (người Kinh))
Bắt đầu vào thập niên 70, thì người Kurdes ở Thổ và người Kurdes ở I rắc mới nổi lên đòi tự trị thành lập nước riêng. Ngược lại ở Syria thì không có vấn đề đó, tại sao ? Đó là bởi vì ở Thổ, từ khi thành lập chế độ cộng hoà, thì nhất quyết thi hành chính sách học phương Tây, và học luôn chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của nó. Đồng thời họ lại coi đạo hồi là lạc hậu. Điều đó khiến cho người Kurdes bị bắt thành người Thổ, trong khi cái điều có thể kết nối người Thổ với người Kurdes là hồi giáo thì lại mất. Cái sai của Thổ, là cái chất hàn gắn nối kết trong đất nước không có. Người Thổ mặc dù là đa số, nhưng là đa số nhỏ. Điều tương tự như vậy cũng xẩy ra ở một nước gần VN là Miến điện, vì cũng áp dụng chính sách dân tộc hẹp hòi như thế. Ngựơc lại ở Thái, hay Indo thì lại không bị thế vì ở Thái điểm nhất thống là Hoàng gia và đạo Phật. Ở Indo, như tôi đã nói là họ tạo ra chủ thuyết Panta sila (năm nguyên lý), không để đạo Hồi độc đoán. Ở VN thì chính nhờ chủ nghĩa xã hội và tư tưởng Mác – Lê nin. Tóm lại trong một nhà nước đa sắc tộc, đa tôn giáo, ..thì phải có cái gì đó về mặt tư tưởng nối người ta lại với nhau, để nhất thống. Nếu cái tư tưởng đó có mầu sắc kỳ thị (chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi), hay không có chủ nghĩa gì để bè nhóm cấu kết tự nhiên với nhau theo quyền lợi riêng (đa nguyên đa đảng) thì cũng chết. Ở I rắc (thời trước Mỹ xâm lược) có tư tưởng Xã hội chủ nghĩa của đảng BAAS, nó đã giúp xoá bỏ ranh giới tôn giáo Chi-ít, Sunnit ở nước này, nhưng do đề cao tính chất dân tộc Ả rập, nó lại tạo ra vấn đề sắc tộc với người Kurdes. Còn ở Syria, cũng là đảng BAAS như ở I rắc, nhưng điều này lại không xẩy ra, bởi vì ở Syria vấn đề lớn nhất là vấn đề tôn giáo (thiên chúa, Chi-ít, Sunnnit..), chủ nghĩa xã hội của đảng BAAS Syria lại có tác dụng công bằng bảo vệ thiểu số. Không kể, căn cứ của đảng PKK (đảng người Kurdes ở Thổ) lại có căn cứ ở Syria, và được Syria giúp đỡ.
Khi Mỹ đánh I rắc lần thứ nhất, năm 1993, thì Mỹ đã khuyến khích các vấn đề thiểu số, tôn giáo ở I rắc để nhằm dùng nó lật đổ chế độ Sadam Hussein lúc đó. Vì thế Mỹ đã lập vùng cấm bay ở vùng người Kurdes I rắc. Như vậy từ năm 1993, vùng này đã hoàn toàn nằm ngoài quyền quản lý của nhà nước I rắc. Năm 2003, Mỹ đánh I rắc lần thứ 2, nhưng nhà nước I rắc hiện tại cũng không quản lý được vùng người Kurdes này. Vùng người Kurdes I rắc cũng không bị tàn phá bởi cuộc chiến lần thứ 2, và ở đó cũng không có các phong trào vũ trang chống Mỹ. Từ năm 1993, thì vùng Kurdistan I rắc đã trở thành căn cứ cho PKK. Và đây chính là điều khiến Thổ mâu thuẫn với Mỹ, nghi Mỹ định tạo dựng một nhà nước Kurdes. Mặc dù thế Thổ cũng là nước mà dầu mỏ Kurdistan I rắc trung chuyển qua (có một đường ống dẫn dầu cỡ nhỏ, chuyển dầu từ Erbil, thủ phủ Kurdistan I rắc qua Thổ qua Địa Trung Hải). Hệ quả của nó là vùng Kurdistan I rắc nhờ Thổ mà độc lập về kinh tế, nhưng chính điều đó lại làm nước này sợ.
Với cuộc chiến ở Syria, thì người Kurdes ở Syria đã ở vào dạng độc lập. Đồng thời cuộc chiến tranh du kích của PKK trong nước này ,ngày càng lan rộng vào lãnh thổ của Thổ hơn. Trước đây du kích PKK chỉ hoạt động trên núi, nhưng bắt đầu cắm sâu vào vùng bình nguyên, vào các làng người Kurdes ở Đông-Nam Thổ. Chiến tranh du kích không chỉ trong núi, mà còn có cả hình thái chiến tranh đường phố nữa.
Hiện nay, tình hình rất thuận lợi cho việc người Kurdes thành lập nhà nước của họ. Và phương Tây, đứng đầu là Mỹ cũng ủng hộ ngầm cho việc đó. Nó có những lý do sau:
1- Lãnh thổ người Kurdes có vị trí địa chính trị tuyệt hảo, năm ở trái tim của Trung đông. Sự hình thành nhà nước Kurdes sẽ tự động làm suy yếu các nhà nước “đang ngoi lên” ở đây như Thổ, I ran (Nếu nước Kurdistan thành lập mà bao hết vùng người Kurdes sống, thì nó ngoạm 1/3 đất Thổ).
2- Người Kurdes cũng nhìn nhận Mỹ và phương Tây như đồng minh, không có hình thái cực đoan hồi giáo như trong các nước Ả rập mà hệ quả của nó là chống Mỹ. Sự tồn tại của nhà nước Kurdes sẽ củng cố vị thế của phương Tây ở đây hơn.
3- Hiện tại Mỹ đã có căn cứ quân sự ở vùng Kurdistan I rắc.
Ngược lại Nga, chính phủ Syria, rồi I ran, thì muốn giữ nguyên hiện trạng biên giới hơn. Nhưng không thể không tính đến thực lực của người Kurdes. Có thể vì thế mà Nga đề đạt hình thức liên bang là một giải pháp chính trị thay thế.
langtubachkhoa
Nghi vấn tên lửa Yemen tấn công trại lính đánh thuê của Arab Saudi
Nguồn tin trên mạng xã hội cho biết, nhiều tên lửa Yemen đã tấn công căn cứ quân sự ở Marib, Safer thuộc Yemen, nơi hiện diện của hàng nghìn lính đánh thuê Iran, Gypsies, Baloch, Sudan, Senegal, Ai Cập, Morocco, Colombia... nhưng do Arab Saudi chỉ huy. Vụ tấn công khiến rất nhiều lính đánh thuê thiệt mạng.

http://viettimes.vn/quoc-phong/tin-tuc/ngh...audi-42173.html


https://www.almasdarnews.com/article/russia...idlib-province/ | Al-Masdar News


Toi thay thich cai tau ten lua loai nho nay roi, chi phí rẻ, tiết kiệm, cơ động, đánh nhanh rút gọn, hỏa lực mạnh. VN sắm vài cái nhỉ? Tiếc rằng vì hiệp ước nên tên lửa xuất khẩu chỉ có tầm phóng 300km thôi, nếu không thì anh hàng xóm sẽ còn mệt nữa

Hải quân Nga bất ngờ phóng tên lửa hành trình tấn công Al - Nusra
Hôm nay hải quân Nga tiếp tục phóng tên lửa hành trình từ địa trung hải vào các vị trí Al Nusra tại khu vực làng Al Mansira phía tây bắc tỉnh Hama, báo cáo cho biết hải quân Nga đã sử dụng tên lửa Kalibr phóng từ tàu tên lửa loại nhỏ 'Zeleni Dol"


http://viettimes.vn/quoc-phong/tin-tuc/hai...usra-42131.html
langtubachkhoa
Kinh, Anh và Pháp lại định tái diễn trò kênh đào Suyez để đá Mỹ ra rìa à? Bị hất ra ơ Syria bây giờ muốn chiếm phần? Hồi ở Lybia, qua thư rò rỉ của ngoại trường Mỹ lúc đó là Hilary Clinton, thì biết đựoc rằng Anh và Pháp có toa rập để gạt Mỹ ra rìa ở Lybia

Trong tuyên bố chung của lãnh đạo Pháp và Anh công bố ngày 3/3, hai nước đã nhất trí đầu tư 2 tỷ euro cho dự án chế tạo loại máy bay không người lái đa chức năng thế hệ mới.

Tuyên bố trên được đưa ra sau cuộc tại thành phố Amiens, miền Bắc nước Pháp, giữa Tổng thống nước chủ nhà Francois Hollande và Thủ tướng Anh David Cameron.

Tuyên bố nêu rõ loại máy bay không người lái đa chức năng nói trên dự kiến sẽ đi vào hoạt động sau năm 2030. Theo kế hoạch, giai đoạn đánh giá kỹ thuật sẽ diễn ra trước năm 2020.

Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh hai quốc gia đồng minh này đang tìm cách tăng cường quan hệ an ninh và quân sự giữa lúc xảy ra xung đột ở Syria và Libya.

Nhân dịp này, hai nhà lãnh đạo Pháp và Anh cũng kêu gọi tất cả các bên tại Syria tuân thủ lệnh ngừng bắn và chấm dứt những hành động vi phạm nhân quyền có thể phá hoại hòa bình và đe dọa làm tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng di cư hiện nay tại châu Âu và tạo điều kiện cho tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hoạt động.

Cũng liên quan đến vấn đề Syria, Chính phủ Anh cùng ngày thông báo Thủ tướng David Cameron, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ thảo luận về thỏa thuận ngừng bắn ở Syria với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị trực tuyến vào ngày 4/3 tới.


http://www.vietnamplus.vn/phap-anh-dau-tu-...-lai/374175.vnp
langtubachkhoa
Bao Liberation cua Phap dua tin ve viec chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ nem bom tan hoang thị trấn Cizre cua ho?
http://www.liberation.fr/planete/2016/03/0...vre-feu_1436972

Dang co tin nguoi Kurd ban roi truc thang cua Tho Nhi Ky
https://youtu.be/uGnxho8Da8g
https://youtu.be/Q-q2GlPnwq0

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa cho phép các chiến hạm của NATO được triển khai tại vùng biển Aegean để ngăn dòng người di cư đổ về châu Âu hoạt động trên vùng lãnh hải của quốc gia này dù NATO đã nhiều lần gửi yêu cầu. Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Thiếu tướng hải quân người Đức Jorg Klein, chỉ huy chiến dịch trên của NATO, tới Ankara để trình bày về các địa điểm mà NATO định tuần tra.


Sao luong xe Lada tai Latvia lai tang vot the (gan 3000%), truoc do thi Volkswagen la xin nhat
Lada sales in Latvia increased by almost 3000%
Last year, sales of Lada cars in Latvia increased by 2 936.4% compared to 2014 year, reports Vev.by.

Such a significant increase in sales volumes associated with Autoexpert Lada 4x4 models popular among Latvians.

In the Baltic republic, the model has become more popular than the Kia Sportage and Volkswagen Tiguan.

It is worth noting that this Volkswagen is traditionally the most popular brand in Latvia

http://www.rubaltic.ru/news/02032016-lada-v-latvii/#t20c
langtubachkhoa
Tiep tuc dua tin truoc, Gaz Prom dong y vay tien 2 ty USD cua TQ, mac du doanh so ban ra o chau Au, dac biet la Duc tang rat nhieu

Nga lại nhận tiền tỷ Trung Quốc
Ngân hàng Trung Quốc (BOC) - một trong 5 ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất Trung Quốc, sẽ cho Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga vay 2 tỷ euro (2,2 tỷ USD) với thời hạn 5 năm.

Đây là thỏa thuận vay lớn nhất của Gazprom với một tổ chức tín dụng nước ngoài. Thông tin này đã được phía Nga xác nhận ngày 3/3.

http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/ng...g-quoc-3301958/


Bai goc tren bao Wall Journal Street o phia duoi, day la bai dich. Da co mot thoi nguoi Nga sung bai phuong Tay nhu the nay
Truyền thông: Ông Putin thay đổi ẩm thực Nga
Lệnh cấm vận quy mô của ông Putin đối với phần lớn sản phẩm nhập khẩu để đáp trả lệnh trừng phạt của phương Tây đã làm thay đổi đáng kể diện mạo của nghệ thuật ẩm thực, vốn cách đây không lâu chủ yếu là những món ngon nhập khẩu, tờ Wall Street Journal viết.

Như ấn phẩm nhận xét, trong điều kiện trước đây, thậm chí không có ai nói về ẩm thực địa phương của Nga bởi đã quyết định đặt cược vào các thành phần cũng như tên gọi của "nước ngoài". Tuy nhiên, trong bối cảnh mới hiện nay, các đầu bếp buộc phải xem xét lại một các triệt để những thói quen của họ. Trong thực đơn dần dần xuất hiện những món ăn mà thành phần của chúng được nuôi trồng hay sản xuất trên đất Nga, tác giả viết.
Hầu hết các bếp trưởng Matxcơva đều có thể tìm được phương án thay thế ngay cả cho những sản phẩm nhập khẩu có uy tín và được ưa chuộng nhất. Ngoài ra, lệnh cấm vận đã thay đổi những thói quen ẩm thực, tạo động lực cho việc phổ biến những món ăn đơn giản của bếp Nga và tạo nguồn cảm hứng cho các chủ nhà hàng thực hiện những phá cách ẩm thực theo chủ đề những món ăn cổ điển của Nga, bài báo kết luận.

Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/russia/20160304/...l#ixzz41wDiKgNo


How Putin’s Embargo Is Reshaping Russia’s Cuisine
Putin’s embargo is changing the way Russians dine out, and chef Vladimir Mukhin is taking the opportunity to transfigure the country’s cuisine
AT KUTUZOVSKIY 5, Vladimir Mukhin’s restaurant that opened in Moscow last year, just about everything on the menu is grown, raised or produced on Russian soil. What the chef doesn’t source from the country he makes himself, from jams and pickles to cured meats and cheese. The dining room, with its portraits of dead Russian heroes and plaster replicas of Fabergé eggs, continues the theme. “When you’re in Russia,” Mukhin says, “why shouldn’t you eat Russian food?”

If Mukhin—who has cooked for President Vladimir Putin three times—has emerged as a public booster for top-shelf Russian ingredients, it’s an attitude adopted largely out of necessity. Putin’s sweeping embargo on most imported foodstuffs—retaliation against Western sanctions following his Ukraine incursion in 2014—has dramatically altered Moscow’s fine-dining landscape, dominated, until recently, by luxury imports. Now other chefs have begun to adopt Mukhin’s patriotic approach—most out of need, others in a show of Kremlin solidarity—embracing homegrown flavors and ingredients. Changing food mores may turn out to be one of the enduring legacies of Putin’s isolationist policies.

When first imposed in August 2014, the ban on meat, fish, produce and dairy from the U.S., EU, Canada, Norway and Australia didn’t seem to have much bite (even though Moscow’s high-end restaurants have tended to focus on French, Japanese and Italian cuisine). A gray market in re-labeled goods entering via neighboring Belarus and Turkey kept well-heeled diners in foie gras, prosciutto and oysters. And many legitimate importers, fearing the worst, stockpiled ingredients before the embargo began. Some restaurateurs, with a pied-à-terre abroad, took to stuffing their suitcases with the Manchego and Roquefort their patrons could not do without.
The real blow came from economic turmoil hitting Russia at the same time as Putin’s food ban. With the ruble shedding half of its value against the dollar, Moscow restaurants began to shutter en masse—some 900 of them had closed by early 2015—including an expat-run outpost from French chef Pierre Gagnaire. “We were still getting 90 percent of what we had before the embargo; it was just much more expensive,” says New York chef Brad Farmerie, whose Saxon + Parole in Moscow has so far survived. The chef struggled to find alternatives to pricey contraband, before eventually turning to Russian truffles, steak, even burrata. “Nobody had ever talked about local produce,” he says. “There was much more cachet to serving imported things.”
...............................
...............................
...............................

...............................
http://www.wsj.com/articles/how-putins-emb...sine-1457023717



Các VĐV Ukraina ưu tú đã chọn nước Nga
Ủy ban Olympic quốc tế đã tuyên bố cho phép hai cựu VĐV Ukraina – VĐV lướt ván Maxim Oberemko và VĐV 5 môn phối hợp Anna Buryak – được thi đấu dưới màu cờ Liên bang Nga tại Thế vận hội Olympic ở Rio, diễn ra vào tháng Tám năm nay

Đó là thông cáo của bộ phận báo chí thuộc Ủy ban Olympic quốc tế IOC.

Maxim Oberemko là nhân vật nổi bật trong nền thể thao Ukraina. Anh đã đi vào lịch sử như là VĐV duy nhất đại diện cho Ukraina ở tất cả năm kỳ Đại hội Olympic mà đội tuyển quốc gia Ukraina tham gia. Sinh năm 1978 tại Nikolayev, Maxim bắt đầu hoạt động thể thao ở Crưm, nơi anh sống một thời gian dài tại Evpatorya. Sau khi bán đảo sáp nhập về Nga, nhà thể thao thành công này bày tỏ nguyện vọng được thi đấu vì nước Nga. Như thông cáo cho biết, vợ anh Maxim cũng có quyết định tương tự, chị là VĐV Olga Maslivets từng tham gia bốn kỳ Thế vận hội trong thành phần đội tuyển Ukraina. Nữ VĐV sinh trưởng ở Ternopil đã đạt thành công lớn tại các cuộc đấu Olympic nhưng cuối cùng bỏ lỡ Thế vận hội Rio-2016 vì thua trong cuộc cạnh tranh vào đội tuyển Nga.
Nữ VĐV Anna Buriak 26 tuổi người gốc Lugansk đã quyết định thi đấu vinh danh màu cờ sắc áo của đội tuyển Nga cùng thời gian như Oberemko — vào đầu năm 2014. Trước đó, cô gái này đã giành hai Huy chương vàng của Giải vô địch thế giới trong các cuộc đua tiếp sức vào năm 2012 và 2013.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/sport/20160304/1...l#ixzz41wh1jtPc
langtubachkhoa
Video đỉnh cao công nghệ tăng Mỹ thành nỗi xấu hổ tăng Arab Saudi
Xe tăng M1A2 Abrams được coi là đỉnh cao công nghệ xe tăng Mỹ, với lớp giáp phức hợp “chống được mọi loại đạn chống tăng” – như nhà chế tạo quảng cáo. Nhưng khi đối diện với những đối thủ thông minh, niềm tự hào Mỹ vẫn bị...bắn hạ như mọi loại tăng khác
Nhưng trong tay quân đội Arab Saudi – quốc gia giàu có dã bỏ hàng trăm triệu USD mua hàng trăm chiếc - tăng M1A2 Abrams bỗng trở thành mục tiêu…dễ diệt với phiến quân Huthis của Yemen.
Đầu năm 2015, Arab Saudi đưa những sư đoàn thiết giáp, lục quân, không quân tiến vào lãnh thổ Yemen với tuyên bố "khôi phục dân chủ ở Yemen".
Mục tiêu của Arab Saudi khi ấy, là hỗ trợ tổng thống mới đắc cử, nhưng lại bị phế truất (với lý do gian lận bầu cử) của Yemen khôi phục vai trò tổng thống.
Cựu tổng thống Yemen - ông Sales - cùng quân đội nước này và phong trào Huthis (còn gọi là phiến quân Huthis) - một tập hợp của những bộ lạc Yemen, đã chiến đấu chống đội lại đội quân của Arab Saudi.

Trong gần một năm sau đó, cho đến nay, đội quân cơ giới hóa hùng hậu của Arab Saudi đã không thể nào tiến nổi vào thủ đô của Yemen.

Trong khi đối thủ của họ, liên minh các bộ lạc và quân chính phủ Yemen - tập hợp tưởng lỏng lẻo và trang bị thấp kém, không có hải quân, không quân... - lại tiến sang đất Arab Saudi để giáng cho quân đội nước này những trận thua đau đớn.

Hai video dưới đây được quay trên lãnh thổ Arab Saudi, vào thời điểm các ngày 8 và 12/2/2016, tại khu vực ngoại ô Al Kubah thuộc tỉnh Jizan, nhưng quay bởi phiến quân Huthis của Yemen, thực tả những trận tiêu diệt xe tăng, xe cơ giới của quân đội Arab Saudi

Tăng M1A2 Abrams - niềm tự hào công nghệ Mỹ đã tiêu diệt một nửa lực lượng tăng thiết giáp của Iraq trong chiến tranh vùng vịnh 1991 - khi đối diện với phiến quân Huthis đã thất bại.

Chiếc bị diệt bằng tên lửa chống tăng, chiếc thậm chí bị bắt sống, và bị phá hủy bằng thuốc nổ. Chịu chung số phận còn có cả xe chiến đấu gắn đại liên cũng của Mỹ chế tạo.

Rõ ràng, công nghệ dù hiện đại đến mấy thì vẫn khó sống sót, nếu người sử dụng không biết cách khai thác, bảo vệ

http://viettimes.vn/the-gioi/diem-nong/vid...audi-42751.html

Lâu lắm mới vào VNExpress mới đọc được 1 bài có tí thông tin
Sai lầm khiến tăng T-90 Nga trúng tên lửa TOW ở Syria
Quả tên lửa TOW của phe nổi dậy Syria đã xuyên thủng hệ thống gây nhiễu được coi là bất khả xâm phạm trang bị trên xe tăng T-90 Nga nhờ các sai lầm của kíp lái.
Hôm 26/2, một video do quân nổi dậy Syria đăng tải quay cảnh một tên lửa chống tăng TOW bắn trúng chiếc xe tăng T-90 của Nga đã và đang gây sốt trên mạng Internet, theo Russia Beyond the Headline.

Xe tăng T-90 sản xuất năm 1992 và phiên bản cải tiến T-90A sản xuất năm 2004 đã được Nga triển khai đến tham chiến ở Syria trong thời gian gần đây, sau khi Mỹ và đồng minh Arab Saudi tăng cường viện trợ tên lửa chống tăng TOW cho phe nổi dậy. Tên lửa TOW đã trở thành nỗi ám ảnh đối với quân đội chính phủ Syria, khi hàng loạt xe tăng T-72 của họ bị tên lửa này tiêu diệt trong các trận đánh.

Tên lửa TOW do Mỹ sản xuất rõ ràng là mối đe dọa lớn nhất đối với các xe tăng quân đội chính phủ Syria. Biến thể hiện đại TOW-2A đã được cung cấp rộng rãi cho nhiều nhóm nổi dậy ở nước này và được sử dụng phổ biến trên chiến trường.

Tên lửa TOW-2A cũng chính là vũ khí phá hủy một trực thăng Mi-8 của Nga hạ cánh trên mặt đất sau khi trúng đạn súng máy trong chiến dịch giải cứu phi công Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ hôm 24/11. Tên lửa này hay bất kỳ vũ khí bộ binh nào đều có thể tấn công vào bên sườn của bất kỳ mục tiêu đang di chuyển ở tốc độ thấp gồm cả các trực thăng bay tầm thấp.

Kết quả của việc bị một tên lửa như vậy bắn ở mạn sườn hoặc phía sau là rõ ràng: Những chiếc xe tăng T-72 không được trang bị các hệ thống phòng vệ chủ động gần như không thể chống đỡ được những quả tên lửa TOW có đầu đạn nặng tới gần 7 kg.

Sự xuất hiện của tăng T-90 được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động quang điện gây nhiễu Shtora 1 đã thay đổi thực tế này. Trong những tuần qua, nhiều video được đăng lên mạng cho thấy tên lửa TOW rơi xuống đất phát nổ trước khi đến gần được tăng T-90 vì bị Shtora 1 gây nhiễu.

Shtora 1 được trang bị đèn chế áp quang học, phát ra ánh sáng bức xạ có tần số và dải sóng gần giống với nguồn sáng điều khiển tên lửa. Càng đến gần xe tăng, tên lửa càng nhận được ít tín hiệu điều khiển hơn, trong khi ánh sáng bức xạ gây nhiễu càng mạnh lên, khiến hệ thống điều khiển tên lửa bị nhiễu loạn và ra lệnh tự hủy khi nó còn cách xe tăng vài mét.

Theo Viktor Murakhovsky, chuyên gia vũ khí và cựu lính lái xe tăng hiện là tổng biên tập tạp chí Arsenal Otechestva, đoạn video cho thấy chiếc xe tăng T-90 bị TOW bắn trúng là phiên bản sản xuất năm 1992, dựa vào đặc điểm tháp pháo và hệ thống chế áp quang điện tử Shtora của nó.

Hiện không rõ chiếc T-90 này do kíp lái người Nga hay người Syria điều khiển, nhưng điều dễ nhận thấy là họ đã mắc những sai sót cơ bản nhất khi sử dụng hệ thống vũ khí hiện đại này, và suýt phải trả giá bằng mạng sống của mình.

Theo Murakhovsky, sai lầm thứ nhất của kíp lái là đã không bật hệ thống Shtora trên xe, hoặc hệ thống này bị hỏng mà họ không hề biết. Khi các đèn chế áp quang điện trên xe tăng không hoạt động, tên lửa TOW dễ dàng xuyên thủng lớp phòng ngự thứ nhất của T-90 và bắn trúng mục tiêu.

Sai lầm thứ hai của kíp lái là để mở nắp tháp pháo của chiếc T-90 trong quá trình tham chiến. Tăng T-90 được trang bị giáp phản ứng nổ Kontakt-5 được làm bằng vật liệu tổng hợp với những miếng kim loại phản ứng nổ. Video cho thấy lớp giáp Kontakt-5 này đã hoạt động tốt khi chiếc T-90 bị trúng quả tên lửa TOW. Một tiếng nổ lớn bùng lên từ giáp phản ứng nổ, đẩy đầu đạn của TOW-2A ra khỏi xe tăng, giúp cho lớp giáp chính không bị xuyên thủng.

Sau tiếng nổ, tháp pháo xe tăng vẫn còn nguyên vẹn, hộp đạn của súng máy 12,7 ly trên xe không bị bung ra, và không có dấu hiệu nào cho thấy đạn pháo bên trong xe tăng bốc cháy. Có thể nói T-90 đã sống sót một cách ngoạn mục sau cú đòn này.

Các xe tăng của Nga được chế tạo để chịu được hầu hết các vũ khí chống tăng tấn công từ bất kỳ phương vị nào ở góc trên dưới 30 độ so với trục máy. Tuy nhiên, vì nắp tháp pháo bị mở, sóng xung kích từ vụ nổ lớn có thể đã gây chấn động mạnh cho những người ngồi trong xe tăng, và hậu quả là người lính ở tháp pháo đã phải nhảy ra ngoài, có thể là do bị sốc.

Một sai lầm nữa của kíp tăng là họ không thực hiện đúng chiến thuật chiến đấu của đội hình tăng thiết giáp. Trên chiến trường, các xe tăng phải nằm trong đội hình của trung đoàn tăng và hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng bộ binh. Một xe tăng, nhất là lại đang nằm im một chỗ như chiếc T-90 trên, rất dễ trở thành mục tiêu tấn công của tên lửa.

Vụ việc xảy ra ở thị trấn Sheikh-Akil phía tây bắc Aleppo nơi nhóm "Đại bàng núi Zawiya", một nhóm nhỏ nằm trong quân đoàn 5 của Quân đội Tự do Syria (FSA) đang chiến đấu. Sau phát bắn trên, quân nổi dậy rút lui với trang thiết bị của mình, chứng tỏ chiếc xe tăng nhiều khả năng đã rời đi và kíp tăng vẫn sống sót, dù hệ thống kính ngắm và kính quan sát của nó có thể bị hư hại.

Dù tăng T-90 không phải là công nghệ đột phá trong chiến tranh, hiệu quả trong hoạt động tác chiến có thể gia tăng đáng kể nếu chúng được sử dụng đúng đắn: hiệp đồng chặt chẽ với bộ binh, pháo binh và không quân và tuân thủ mệnh lệnh chung chứ không phải độc lập tác chiến, ông Murakhovsky nhấn mạnh.

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/quoc...ia-3364197.html
langtubachkhoa
Âm mưu gạt Mỹ ra rìa?
Trước đó báo chí úp mở - có lẽ sẽ có người thứ năm, Nga cũng úp mở người thứ 5 nhưng k phải Mỹ, tôi cũng đã nghi ngờ là Italy, vì sau Đức và Pháp thì Italy có quan hệ tốt với Nga nhất, và Italy chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất từ khủng hoảng ở Syria và Lybia.

Putin, Cameron, Hollande, Merkel, Renzi (lãnh đạo Nga, Pháp, Anh, Đức, Ý) bày tỏ sự sẵn sàng cùng làm việc với nhau để giải quyết các ván đề nhân đạo cấp thiết ở Syria.
http://ria.ru/syria/20160304/1384470918.html

Trung tướng Sergei Kuralenko chỉ huy trung tâm điều phóii QD Nga tạu Syria cho biết lợi dụng tình hình ngừng bắn Nhiều đoàn xe vận tải chở đạn và vũ khí đã di chuyển từ lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ vào các khu vực của Syria do khủng bố Dzhebhat en-Nusra và Ahrar al-Sham kiểm soát kể từ khi lệnh ngừng bắn tạm thời có hiệu lực ở quốc gia Trung Đông này.

Mỹ đưa máy bay B-52 sang Syria và Iraq để đấu tranh chống IS thay cho bọn B-1

(@click here)


ở Thổ có một tờ báo Zaman, tờ này tự cho phép mình cái quyền chỉ trích tổng thống Erdogan. Đêm ngày mùng 4/3, hàng ngàn công dân Thổ tập hợp xung quanh trụ sở tòa báo này. Tuy nhiên, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng hơi cay và súng phun nước để giải tán đám đông.
Bộ Ngoại giao Nga đang kêu gọi phương Tây quan tâm đến tự do ngôn luận ở Thổ Nhĩ Kỳ

http://www.gazeta.ru/social/news/2016/03/05/n_8331935.shtml




PHÁT BIỂU CỦA NGHI SI SAHRA WAGENKNECHT TRONG HẠ VIỆN ĐỨC GÂY CHẤN ĐỘNG CƯ DÂN MẠNG CỦA ĐỨC. Trước đây nghị sĩ Rosi thủ lĩnh phe đối lập cũng đã phát biểu về vụ Ukr rồi
(@click here)
https://www.facebook.com/dangVietNam/posts/1093990593954428
"Thưa bà Merkel, bà cảm thấy căm phẫn về những gì người dân ở Aleppo đang phải gánh chịu dưới những cơn mưa bom đạn. Bà cho rằng điều đó xảy ra sau khi Nga ném bom Aleppo.
Tôi đồng ý với bà, những gì xảy ra tại Aleppo thật là man rợ và ghê tởm. Các vụ không kích, việc đổ máu của dân thường, tất cả cần phài chấm dứt ngay lập tức. Điều khiến chúng tôi ngạc nhiên là cảm nhận đó của bà về sự kiện đó chỉ vượt qua giới hạn khi máy bay của Nga ném bom. Chẳng lẽ bà tin rằng những người bị chết bởi bom đạn của Pháp, của Mỹ hay của Anh với sự hỗ trợ của không quân Đức ít đau đớn hơn hay sao?
Trong thời gian 15 năm qua đã có ít nhất 1,3 triệu người thiệt mạng trong cuộc chiến được gọi là chống khủng bố sự thật là những cuộc chiến tranh giành nguyên liệu và thị trường, đại đa số là dân thường. Tối thiểu 1,3 triệu dân chỉ trong các cuộc chiến thời gian 15 năm qua, trong đó nước Đức trực tiếp hay gián tiếp tham gia.
Những cuộc chiến mà nhờ đó các hãng sản xuất vũ khí của Đức kiếm bộn tiền. Trong đó gây ra cái chết của 1,3 triệu cùng bao nhiêu triệu người khác bị thương và những người bị đuổi khỏi quê hương xứ sở.
Thưa bà Merkel, sao lúc ấy bà không tỏ ý căm phẫn về điều đó? Tại sao bà không có biện pháp nào với những việc đó?
Ngay cả chúng tôi cũng hiểu, trong ngoại giao đôi khi cần phải đàm phán với những chính quyền không thân thiện là điều dễ hiểu nhưng cần phải phân biệt rõ giữa việc đàm phán và ve vãn. Bà vừa mới đề cập tới vấn đề đối phó với nguyên nhân khiến cho người dân phải đi tỵ nạn. Bà cũng mới đề cập tới nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố và bà lại đề cập tới nhân vật quan trọng được ưu tiên và cần cộng tác trớ trêu thay lại chính là Erdogan, một kẻ cộng tác tích cực với quân khủng bố. Ông ta chính là kẻ hiện đang tiến hành cuộc chiến tranh bẩn thỉu chống lại người Kurd ngay trong đất nước Thổ Nhĩ Kỳ và ngoài ra ông ta còn đang ủng hộ những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan ở Syria, một trong những nguyên nhân khiến cho người dân phải bỏ quê hương xứ sở mà đi. Đây có thể nói là điều vô cùng phi lý!
Ngoài ra ông ta còn biến TNK trở thành một nhà tù giam giữ người tỵ nạn ở đó chính Erdogan là quản giáo đứng đầu có thể gây sức ép tuyệt đối với EU bởi vì ông ta luôn nắm chìa khóa của nhà tù ấy trong tay. Đó không phải là giải pháp cho vấn đề mà là một tuyên ngôn phá sản về chính sách.

Hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ ném bom điên cuồng xuống người Kurd ở Syria mà người Kurd lại là tổ chức chiến đấu chống IS mạnh nhất hiện nay. Ngay chính người đứng đầu trong hội nghị an ninh Munich, ông Wolfgang Ischinger, chẳng phải là người có liên quan gì tới **** cánh tả cũng mô tả tình trạng thế giới hiện nay nguy hiểm nhất kể từ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh và cảnh báo một cuộc chiến tranh hạt nhân. Vậy mà bà lại muốn cộng tác với TNK.

Có phải bà muốn thực sự bắt tay với Erdogan để có cuộc chiến với nước Nga hay sao? Và thực sự bà chỉ muốn làm việc đó vì cho rằng Al-Nusra và một vài tổ chức khủng bố Hồi giáo khác ở Syria cần sự hỗ trợ? Đó là những bước đi hoàn toàn phi lý và hành động vô trách nhiệm.

Đồng minh thứ hai của bà cũng chẳng tốt đẹp hơn gì. Đó là Ả Rập Xê Út, một chế độ độc tài sẵn sàng chặt đầu bất kể ai. Một chế độ chà đạp lên nhân phẩm của con người một cách man rợ thế nhưng được những người như ông Steinmeier và ông Gabriel ủng hộ cho việc xuất khẩu vũ khí sang đó. Một chế độ hiện đang sang gây chiến ở Jemen, ủng hộ các tổ chức khủng bố tại Syria.
Ai muốn chấm dứt cuộc chiến tại Syria, người đó bằng mọi giá phải yêu cầu chấm dứt sự ủng hộ về vũ khí cũng như tài chính cho các tổ chức khủng bố tại Syria. Những nước ấy không phải cần chúng ta ve vãn mà cần phải gây sức ép với họ.
Nếu bà muốn giảm số người tỵ nạn, chúng tôi yêu cầu bà chấm dứt việc chuyển vũ khí sang khu vực đang khủng hoảng đó! Hiện nay tại Syria có rất nhiều phe phái tham chiến nhưng gần như không có bất cứ phe nào mà không sử dụng vũ khí của Đức. Thậm chí cả tổ chức IS cũng sử dụng vũ khí Đức, thật là một điều nhục nhã.

Ngoài ra tình hình ở các tại tỵ nạn bên đó cũng cần phải cải thiện, tôi đồng ý với bà. Chúng tôi hy vọng những điều người ta hứa trong hội nghị về Syria cũng trở thành sự thật.

Cuối cùng xin bà Merkel một điều này: Ngày mai trong hội nghị liên minh châu Âu, xin bà hãy đưa ra một chính sách trong khuôn khổ vì quyền lợi cho liên minh châu Âu. Và chính sách vì quyền lợi của liên minh châu Âu chính là mối cộng tác tốt đẹp với Nga chứ không phải chính sách leo thang đối đầu với Nga. Tất cả những điều đó là giải pháp thực tiễn cho mọi vấn đề của chúng ta."

Nguồn: kênh Phoenix, bundestag.de

langtubachkhoa
Bao VN tong hop khap noi. CHac chan Arap Saudi k thich chuyen tham nay. Quan he voi Iran cung la cach gay ap luc len Nga va My

Thổ Nhĩ Kỳ ngán Iran hơn Nga?
Trong khi quyết liệt đối đầu Nga và sẵn sàng chấp nhận thiệt hai kinh tế, Thổ Nhĩ Kỳ lại đề cao tương lai hợp tác với Iran.
Tuyên bố đầy “mùi tiền”


Phát biểu trong chuyến thăm tới Tehran, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu ngày 5/3 cho rằng nước này và Iran cần phải xây dựng một "quan điểm chung" nhằm chấm dứt xung đột giáo phái trong khu vực.

Phát biểu trong cuộc họp báo chung sau hội đàm với Phó Tổng thống thứ nhất Iran Eshaq Jahangiri, Thủ tướng Davutoglu cũng cho rằng việc phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran sau thỏa thuận hạt nhân lịch sử hồi tháng Bảy năm ngoái đồng nghĩa với việc hai quốc gia láng giềng có thể dễ dàng thúc đẩy mục tiêu trao đổi thương mại hàng năm lên mức 30 tỷ USD.
Nhân chuyến thăm này, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran thừa nhận còn nhiều điểm bất đồng liên quan đến cuộc chiến tại Syria.

Theo ông Davutoglu, Ankara và Tehran cần phải xây dựng một "quan điểm chung" nhằm chấm dứt xung đột giáo phái trong khu vực.

Trong khi đó, ông Jahangiri nhấn mạnh hai nước xác định giải quyết các điểm khác biệt nhằm đảm bảo sự ổn định của hai bên cũng như trong khu vực.

Hiện cả Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đang ở trong thế "đối đầu" liên quan tới cuộc xung đột ở Syria. Theo đó, Tehran là một trong những quốc gia ủng hộ quan trọng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trong khi Ankara luôn chỉ trích mạnh mẽ chính phủ Syria hiện nay.

Kim ngạch thương mại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iran năm 2015 đã giảm từ mức 15 tỷ USD của năm trước đó xuống còn 10 tỷ USD, trong đó giá trị hàng hóa xuất khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Iran giảm mạnh.

Thế đối đầu

Căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, một đồng minh của Nga trong khu vực, tiếp tục gia tăng sau khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiếc máy bay Su-24 của Nga trên lãnh thổ Syria hồi cuối năm ngoái.

Gần đây, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cáo buộc Iran tìm cách thống trị Trung Đông.

Trong khi đó, các nhà lập pháp Iran cũng gây áp lực lên Tổng thống Iran Hassan Rowhani yêu cầu ông phải mạnh mẽ hơn trong việc chống lại các hành động của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài Syria, các nhà lãnh đạo Iran và Thổ Nhĩ Kỳ có quan điểm đối lập nhau trong hầu hết các vấn đề quan trọng của khu vực mà điển hình là tại Yemen, Thổ Nhĩ Kỳ phản đối việc Iran hỗ trợ quân sự cho lực lượng Houthi.

Mặc dù cả hai nước đều phản đối việc người Kurd muốn tuyên bố độc lập, nhưng Ankara và Tehran đang cạnh tranh trong Khu vực người Kurd ở Iraq (KRI). KRI có quan hệ kinh tế quan trọng với Iran. Thổ Nhĩ Kỳ coi sự hỗ trợ của Iran cho KRI là một mối đe dọa an ninh quốc gia.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng quan ngại rằng các nhà lãnh đạo Iran đang gia tăng ảnh hưởng của họ ở Iraq thông qua các liên minh khác nhau để hạn chế quyền lực của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực. Bằng cách tăng ảnh hưởng của mình, Iran có thể buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải định hình lại chính sách đối ngoại của nước này với Iran, Syria và Iraq.

Về ý thức hệ, Thổ Nhĩ Kỳ là một nhà nước thế tục với hiến pháp thế tục, còn Iran có cơ sở chính trị thần quyền. Thổ Nhĩ Kỳ luôn lo lắng về những nỗ lực của Iran nhằm thúc đẩy “cách mạng Hồi giáo”, làm thay đổi trật tự khu vực và tăng cường cân bằng quyền lực của lực lượng Vệ binh Cách mạng.

Đồng minh bất đắc dĩ
Bất chấp những mâu thuẫn trên, giới phân tích cho rằng khó có thể diễn ra cuộc đối đầu quân sự lớn hoặc nguy cơ phá vỡ các mối quan hệ giữa Tehran và Ankara.

Trong khi nhất quyết “đối đầu” với Nga, chuyến thăm của ông Davutoglu tới Tehran cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ muốn cùng Iran giải quyết các vấn đề khu vực hơn là hợp tác với Nga.

Giới phân tích khu vực cũng từng chỉ ra rằng, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran có thể sẽ trở thành đồng minh bất đắc dĩ của nhau dù căng thẳng và tranh chấp giữa Ankara và Tehran liên tục leo thang.

Lý do chính là Thổ Nhĩ Kỳ có nhu cầu lớn về xăng dầu, và Iran đang có nhu cầu nhận tiền mặt từ Thổ Nhĩ Kỳ. Một mối quan hệ “cùng có lợi”.
Sau khi Iran được phương Tây dỡ bỏ hầu hết các biện pháp trừng phạt, Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là bên hưởng lợi kinh tế không nhỏ khi là một khách hàng mua dầu mỏ quan trọng của Iran.

Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng rằng việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt sẽ mang lại cho các công ty phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ cơ hội đầu tư vào cơ sở hạ tầng khí đốt của Iran nhằm tăng tốc độ sản xuất dầu.

Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng biến mình thành trung gian xuất khẩu khí đốt và dầu lớn giữa các nước châu Âu và Iran. Với lợi nhuận thu được từ xuất khẩu dầu khí sang châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giảm thiểu chi phí các hợp đồng dầu khí đắt đỏ mà nước này đang phải trả cho Iran.

Trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ từng bỏ phiếu chống lại việc áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Iran thông qua các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ). Bằng cách sử dụng các phương pháp thanh toán khác nhau (như vàng), Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã hỗ trợ để Iran vượt qua các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Hơn nữa, cả hai nước có quan hệ đối tác thương mại quan trọng trong nhiều lĩnh vực then chốt khác. Thổ Nhĩ Kỳ cùng với Trung Quốc và Saudi Arabia là 3 đối tác thương mại hàng đầu của Iran.

Chuyến thăm cùng những tuyên bố đầy “mùi tiền” của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu đã phần nào chứng minh nhận định của giới phân tích rằng cả Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đều cố gắng xóa bỏ những khác biệt về địa chính trị sâu sắc, chủ yếu là do hội tụ các lợi ích kinh tế mang tính sống còn.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...on-nga-3302060/
langtubachkhoa
Có lẽ Ba Lan muốn dùng vụ máy bay này để ngăn cản quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Nga-EU, Nga- NATO
Chính sách “bài Nga” đang phá nát quân đội Ba Lan?
Một loạt tướng lĩnh và sỹ quan cao cấp đang rời bỏ hàng ngũ Quân đội Ba Lan vì chính sách “bài Nga” mà Bộ trưởng Quốc phòng nước này Antonia Macherevich đang áp dụng.
....

“Điểm mấu chốt trong chính sách này là nhằm tiếp tục tiến hành điều tra thảm họa đối với máy bay chở Tổng thống Ba Lan rơi tại Nga vào tháng 4/2010.
Trong ngày thứ hai tới đây (7/3) ủy ban do Antonia Macherevich thành lập sẽ bắt đầu hoạt động với chức năng chính là chứng minh cho dư luận quốc tế thấy rằng máy bay chở Tổng thống Lech Kaczynski bị đặt bom.

http://soha.vn/quoc-te/chinh-sach-bai-nga-...30618175786.htm



Ukraine "hết cửa” gia nhập EU, NATO
Ngày 2/3 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua quyết định không thực hiện quy chế miễn thị thực cho công dân Ukraine. Thực tế này cho thấy giấc mơ “trời Âu” hiện vẫn đang quá xa vời đối với Ukraine.

Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 3/3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết sở dĩ Brussels không thông qua quyết định miễn thị thực cho công dân Ukraine là do nước này đã không thực hiện các cam kết thực hiện cuộc chiến chống tham nhũng.
Ông Jean-Claude Juncker thậm chí còn lên tiếng khẳng định rằng Ukraine sẽ không “có cửa” gia nhập EU hoặc NATO trong vòng 20-25 năm nữa.
“Chắc chắn Ukraine sẽ không thể gia nhập EU trong vòng 20-25 năm nữa và quy chế thành viên NATO cho Ukraine cũng sẽ như vậy”- Jean-Claude Juncker tuyên bố.
Theo nhận định của giới phân tích, việc quan chức cao cấp của EU thẳng thừng đưa ra tuyên bố trên là do nhiều lý do khác nhau.
Thứ nhất, những vấn đề nội tại hiện nay của EU khiến quá trình tiếp tục kết nạp thành viên mới trở nên khó khăn hơn nhiều.
Thứ hai, nội bộ EU không có thiện cảm để kết nạp thêm Ukraine. Điều này thể hiện rất rõ qua việc Hà Lan thời gian tới sẽ tổ chức cuộc trưng cầu dân ý liên quan đến quá trình liên kết của Ukraine với EU.
Kết quả thăm dò dư luận xã hội cho thấy hiện đa số người dân Hà Lan đang sẵn sàng nói “không” với quá trình liên kết với EU của Ukraine.
Trong khi đó, triển vọng gia nhập NATO thậm chí còn bi đát hơn đối với Ukraine.
Khác với EU, NATO vẫn đang tiếp tục quá trình mở rộng và cũng không đòi hỏi các nước muốn gia nhập NATO phải đáp ứng được các tiêu chí Masstricht (Hiệp ước Masstricht, đặt ra các tiêu chí về kinh tế cần thiết để quốc gia nào đó gia nhập EU).
Việc gia nhập NATO đối với Ukraine còn dễ hơn việc gia nhập EU.
Tuy nhiên, những tuyên bố của ông Jean-Claude Juncker cho thấy NATO hoàn toàn không muốn xung đột với Nga vì tiếp nhận một thành viên đang có nhiều vấn đề đáng ngại như Ukraine.
Một Thổ Nhĩ Kỳ “ngang bướng” luôn đặt NATO vào mối rủi ro đối đầu với Nga hiện là quá đủ đối với NATO.
So với trước kia, hiện EU vẫn chưa hứa hẹn điều gì mới với Ukraine. Cả NATO và EU trước đó đã phát đi các tín hiệu cho rằng họ không mong đợi một thành viên như Ukraine.
Những tuyên bố của giới lãnh đạo EU và NATO hiện đang đặt Tổng thống Ukraine Poroshenko vào tình thế hết sức khó xử.
Ông Poroshenko từ trước đến nay vẫn sử dụng con bài “tương lai gia nhập EU và NATO” để giải thích cho việc gia tăng tiền điện nước, cắt giảm chi tiêu cho các lĩnh vực xã hội và hủy hoại mối quan hệ với Nga.
Và khi “tương lai” này trở nên u ám, con bài này sẽ dẫn đến những tác dụng ngược lại khi bị người dân phản ứng mạnh mẽ. Không loại trừ khả năng ngay chính giới cộng sự của Poroshenko sẽ quay lại cáo buộc Tổng thống phá hỏng các nỗ lực gia nhập EU của Ukraine.
Thêm một điểm bất lợi nữa đối với Ukraine đến từ các tuyên bố của Liên Hợp Quốc.
Ủy ban nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã lên tiếng yêu cầu Ukraine chấp hành các văn kiện do chính quyền địa phương Donbass (miền Đông Ukraine) và Nga đưa ra cho công dân vùng này.
Yêu cầu này của Liên Hợp Quốc trên thực tế đã phủ nhận những tuyên bố của Kiev về việc các “phần tử khủng bố” đang nắm giữ vai trò lãnh đạo Lugansk và Donetsk, đồng thời thừa nhận rằng ở Ukraine đang xảy ra xung đột.
Ngoài ra, bản báo cáo của Liên Hợp Quốc còn lên án mạnh mẽ chính sách bao vây, cô lập Crimea do Kiev tiến hành.
Tương lai sẽ ra sao?
Theo phân tích của giới chuyên gia, việc EU và NATO đưa ra những tuyên bố trên cho thấy hai tổ chức này dường như đang muốn “cách Ukraine càng xa càng tốt”.
Chính sách của EU với Ukraine dường như đang thay đổi. Châu Âu đang dần thừa nhận sự thất bại trong “cuộc thử nghiệm ở Ukraine” của mình nên muốn hướng đến đối thoại với Moscow.
Việc châu Âu ngừng kéo dài các lệnh cấm vận chống Nga sẽ là tín hiệu rõ ràng nhất cho mong muốn đối thoại với Nga của EU.
Về mặt lý thuyết, hiện Ukraine vẫn có cơ hội để ngăn chặn quá trình “nghiêm túc hóa” mối quan hệ của EU với Nga nhưng để làm được điều này, Kiev phải bằng cách nào đó làm mất uy tín của Moscow.
Tuy nhiên, tham vọng này của Ukraine sẽ khó có thể thực hiện được vì Nga vẫn đang theo đuổi quan điểm ôn hòa đối với các hành động không tương xứng của Kiev và chỉ phản ứng theo nguyên tắc “qua lại” (Nếu Ukraine ngăn chặn đường đi của xe tải Nga thì Nga cũng sẽ ngăn chặn đường đi của xe tải Ukraine).
Nỗ lực cuối cùng của Ukraine nhằm “bôi nhọ” Nga cũng không đem lại kết quả. Ngoại trưởng Ukraine Pavel Klimkin lên tiếng yêu cầu Ủy ban nhân quyền của Liên Hợp Quốc đến Crimea để theo dõi tình hình nhân quyền tại đây.
Chính phủ Nga công khai chào đón đoàn thanh tra của Ủy ban nhân quyền và cả các chính trị gia phương Tây đến Crimea.
Sau các chuyến thăm của các chính trị gia phương Tây và các tổ chức của Liên Hợp Quốc, hai phương án được đưa ra về chủ quyền của Nga đối với Crimea.
Phương án đầu tiên là hợp pháp hóa chủ quyền của Nga đối với Crimea. Phương án thứ hai là trả lại Crimea cho Ukraine với điều kiện phải trục xuất hơn 2 triệu người Crimea mong muốn không phải quay trở lại với Ukraine.
Tất cả các chính trị gia, các tổ chức quốc tế đều lựa chọn phương án đầu tiên.
Sự kiện này cho thấy phương Tây đang thực sự muốn thúc đẩy đối thoại với Nga và không muốn kết nạp thêm Ukraine để gia tăng đối đầu với Nga.
Rõ ràng, giấc mơ “trời Âu” vẫn đang thực sự xa vời đối với Ukraine.

http://soha.vn/quoc-te/ukraine-het-cua-gia...06073820755.htm
langtubachkhoa
Syria: Bước đột phá chính trị bất ngờ tại căn cứ quân sự Hmeymim
Ngày 06.03.2016, tại căn cứ sân bay quân sự Hmeymim đã có một cuộc họp đặc biệt, đánh dấu một bước tiến lớn trong tiến trình tìm kiếm một giải pháp hòa binh cho xung đột ở Syria. Có thế nói đây là thành công lớn nhất trong những kết quả đạt được của Lệnh ngừng bắn tạm thời.


Một cuộc họp mà không cần bất kỳ sự phóng đại nào cũng có thể được gọi là lịch sử đã diễn ra tại căn cứ không quân Nga tại Hmeymim, trụ sở của Trung tâm Điều phối Lệnh ngừng bắn (CCC). Lãnh đạo các phong trào đối lập và các nhóm vũ trang khác nhau, những lực lượng đã chiến đấu chống quân đội chính phủ Syria trong nhiều năm, cùng ngồi vào một bàn đàm phán. Đáng chú ý, cuộc họp diễn ra theo sáng kiến của phe đối lập.

-Chúng tôi tin tưởng Nga, bà Meis Kreidi, đã trải qua một thời gian dài ở nước ngoài với tư cách là thành viên của phe phái đối lập - Chúng tôi cuối cùng đã có thể có hòa bình trên đất nước chúng ta nhờ sự hỗ trợ của Nga. Chúng tôi cuối cùng đã thực hiện những bước đầu tiên hướng tới kết thúc chiến tranh.

Meis Kreidi là đại diện cho Tổ chức Dân chủ Syria. Bà cũng là thành viên của các đoàn đại biểu đối lập thảo luận về vấn đề Syria tại Moscow.

- Bắt đầu từ ngày 27 tháng 2, tình hình xã hội Syria được cải thiện. Và tôi muốn nói một điều duy nhất: có lẽ chúng ta đã chiến đấu quá đủ? Tôi tin rằng lúc này là thời gian cho một cuộc đối thoại chính trị. Đất nước chúng ta cần một hiến pháp mới.

Chúng ta cần tất cả các đảng phái liên quan, tất cả các chỉ huy chiến trường và quân nhân mặc thường phục. Tất cả mọi người ngoại trừ những kẻ khủng bố, không có chỗ cho chúng trên đất nước Syria. Theo ý Đấng tối cao mong muốn, chúng ta sẽ thành lập Hội đồng chuyển tiếp trong tương lai gần. Sau khi đàm phán, chúng ta có thể thông qua một hiến pháp mới, tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ, thúc đẩy sự tin tưởng của người dân Syria vào chính phủ. Lời cám ơn to lớn đến Liên bang Nga!

Bà Kreidi được sự ủng hộ của Tổng thư ký đảng Hội đồng Quốc gia Ilyan Mansad. Đảng của ông ủng hộ một nhà nước thế tục nhất thể (nhà nước phi tôn giáo).

- Chúng tôi là tổ chức duy nhất ủng hộ một nhà nước thế tục nhất thể. Chúng tôi đã tổ chức Mặt trận Thay đổi và Giải phóng. Tổ chức của chúng tôi bao gồm 15 đảng thành viên. Chúng tôi tin rằng hiến pháp mới có thể bảo vệ quyền lợi của người dân Syria và chúng tôi có thể bắt đầu cải cách hiến pháp.

- Bất cứ ai thấy một giải pháp nào cho vấn đề là khôn ngoan và hợp lý - Sheikh Salih al-Harib, thủ lĩnh nhóm vũ trang nhà thờ Hồi giáo As-Salihin ở Elda, tỉnh Damascus, người của nhóm này đang kiểm soát Beit Sakhim kết luận - Anh ta sẽ thực hiện biện pháp để giải quyết vấn đề đó. Vì vậy ý tưởng của chúng tôi nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng là hòa giải. Mặc dù chúng tôi không phải là chính trị gia, chúng tôi hiểu rằng các tiến trình chính trị, cho dù ở Geneva hay Vienna, sẽ rất quan trọng đối với Syria.

Điều quan trọng là chúng ta hiểu được sự cần thiết phải tìm một nơi để đàm phán và tìm cách kết thúc cuộc khủng hoảng. Trước hết, chúng ta hiểu rằng Nga đóng một vai trò lớn với Nước Cộng hòa Ả rập Syria, vì Nga là người khởi xướng cho thỏa thuận ngừng bắn. Thứ hai, Nga là trung gian cho tất cả các bên trong cuộc xung đột nhằm tìm ra một giải pháp chính trị.

Cuộc họp có sự tham dự của đại diện tổ chức đối lập của các giáo sĩ, ủng hộ một giải pháp hòa bình. Sheikh Anas al-Tayal là lãnh tụ của lực lượng nhà thờ Hồi giáo Al-Quiarim, lực lượng đối lập ôn hòa đang kiểm soát Baila ở tỉnh Damascus. Nhóm của ông ta cùng với những người al-Harib bị lực lượng al-Nusra đánh bật ra khỏi khu vực.

- Có một cụm từ trong kinh Q'uran: hòa bình tốt hơn chiến tranh, do đó chúng tôi tôn trọng nguyên tắc đó và quyết định hòa giải. Chúng tôi không nói rằng đó là sự hòa giải giữa người Hồi giáo. Đó là hòa giải giữa tất cả mọi người. Nhà tiên tri nói điều quan trọng nhất – các ngài biết ai là người mà tôi đang nói: nếu bạn dung hòa được với mọi người, tất cả sẽ ổn. Hòa bình là gốc rễ của điều đó. Chiến tranh không dẫn đến bất cứ điều gì tốt đẹp cả…

Những thành viên tham gia, đại diện cho khoảng 10 tổ chức, đảng phái, các nhóm vũ trang khác nhau, đồng thuận về sự cần thiết tổ chức một nhóm sáng kiến xây dựng bản hiến pháp mới của Syria. Sau đó sẽ là cuộc hội thảo mở rộng. Hiện vẫn còn nhiều bất đồng với Damascus, nhưng tất cả đã đồng thuận về một vấn đề quan trọng nhất: sự cần thiết phải bảo đảm tính toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Syria trong một nhà nước thế tục nhất thể.


http://viettimes.vn/quoc-phong/tin-tuc/syr...ymim-42947.html
langtubachkhoa
Sau chuyen tham Iran, Tho bat ngo tuyen bo nhu vay, da dat duoc thoa hiep voi Iran chang?
Thổ Nhĩ Kỳ: Chia cắt Syria là dẫm vào 'vết xe đổ' 100 năm trước
hủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ tuyên bố muốn Syria duy trì sự thống nhất
Chủ nhật vừa qua, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu vừa bất ngờ ra một tuyên bố, theo đó ông nhấn mạnh việc duy trì toàn vẹn lãnh thổ của Syria, loại bỏ bất kỳ một kịch bản nào chia tách đất nước này.

“Chúng tôi đã nhất trí rằng Syria sẽ duy trì sự hiện diện như một quốc gia mạnh mẽ, duy nhất. Chúng tôi không muốn một Syria chia cắt.”
Lời tuyên bố của Davutoglu được đưa ra ngay trước chuyến công du của ông tới Brussels, nơi ông sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Mark Rutte, Thủ tướng Hà Lan, người đang đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU).
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ông đã thảo luận với các quan chức Iran trong chuyến thăm hôm thứ Bảy tới Tehran và đã chia sẻ về Hiệp định ngầm Sykes-Picot.
Hiệp định ngầm Sykes-Picot là thỏa thuận bí mật năm 1916 giữa Anh và Pháp với bản đồ Trung Đông bị chia thành các quốc gia gồm những đường biên giới thẳng đơn điệu.
Theo đó Anh sẽ đảm nhận các vùng màu đỏ trên bản đồ là Transjordan, Iraq, Palestine đến ngày nay lần lượt là phần lãnh thổ thuộc Jordan, nam Iraq và Haifa ở Israel.
Còn Pháp được đảm nhận những vùng màu xanh đến nay là lãnh thổ của Syria, Lebanon, bắc Iraq, Mosul và đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Còn lại vùng màu vàng của Palestine trong tấm bản đồ sẽ là khu vực nằm dưới quản lý của quốc tế.
Đến nay, hiệp định này vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng tới những sự kiện chính trị, tôn giáo ở vùng “nóng” Trung Đông.
Trong bài phát biểu của mình, Davutoglu kêu gọi một cơ cấu chính trị mới ở Syria, "nơi mỗi quốc gia đều có đại diện và không có ai bị loại trừ".
Trước đó, Ngoại trưởng John Kerry trong cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm 23/2 bất ngờ tuyên bố rằng chính quyền Mỹ có “kế hoạch B” trong trường hợp lệnh ngừng bắn tại Syria thất bại và quá trình chuyển tiếp chính trị không diễn ra ở quốc gia Trung Đông này.
Mặc dù ông Kerry không nêu rõ các vấn đề cụ thể mà Washington đang thảo luận, nhưng các phát biểu trước đó của ông ám chỉ tới khả năng phân chia Syria nếu quá trình chuyển tiếp chính trị không diễn ra trong vài tháng tới.
Rõ ràng là qua tuyên bố này của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, mâu thuẫn trong quan điểm về tình hình Syria giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ lại càng thêm sâu sắc.

http://soha.vn/quoc-te/tho-nhi-ky-chia-cat...07142003221.htm
langtubachkhoa
Video Arab Saudi “tự châm lửa đốt mình” ở Yemen
Khi ra lệnh cho quân đội tiến vào Yemen, những chỉ huy Arab Saudi có "nằm mơ" cũng không nghĩ tới chuyện đội quân chắp vá của Yemen lại đủ năng lực tác chiến, để đưa chiến tranh trở lại chính....Arab Saudi.
Chiến tranh ngay trên đất quốc gia giàu có Arab Saudi giờ đã là hiện thực, trở thành "ác mộng" với tướng lĩnh và chính trị gia nước này.

Trong khi cầm chân thành công đội quân "công tử" Arab Saudi trong thế giằng co ở chiến trường đồi núi biên giới Arab Saudi - Yemen, quân đội Yemen và "phiến quân" Huthis đã đưa chiến tranh trở lại Arab Saudi.

Biến hạn chế thiếu trang bị thành lợi thế, quân đội Yemen và "phiến quân" Huthis đã tổ chức thành những lực lượng nhỏ, nhưng cơ động, tiến vào các tỉnh biên giới của Arab Saudi và tiến hành cuộc chiến phá hoại.

Lực lượng quân đội được trang bị hiện đại của Arab Saudi tại hàng loạt đồn biên phòng, thị trấn biên giới với Yemen đã chịu thất bại nặng nề trước các đòn tập kích của quân đội Yemen và "phiến quân" Huthis.

Video ghi hình cuộc tập kích vào quân đội Arab Saudi đầu tháng 2/2016 tại một thị trấn biên giới nước này là một ví dụ:

http://viettimes.vn/the-gioi/diem-nong/vid...emen-42555.html


Hi hi, đố các bác phương Tây nào dám phản ứng việc này

Nga đề nghị các cường quốc phản ứng vụ Thổ Nhĩ Kỳ nã pháo người Kurd
Reuters dẫn nguồn tin từ Hãng thông tấn nhà nước TASS cho biết Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov ngày 7/3 nói rằng Moskva muốn các cường quốc thế giới phản ứng về vụ Thổ Nhĩ Kỳ não pháo nhằm vào người Kurd.

Ông Bogdanov cũng được dẫn lời nói tất cả những cáo buộc rằng Nga đang vi phạm lệnh ngừng bắn giữa các bên đối địch ở Syria là vô căn cứ và khiêu khích.

Trước đó, ngày 4/3, các hãng thông tấn Nga dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng nước này cáo buộc Ankara nã pháo vào lực lượng người Kurd đang chiến đấu chống lại tổ chức Mặt trận Al-Nusra tại Syria, trong khi nhiều xe tải chở hàng hóa và vũ khí cho quân nổi dậy đi vào lãnh thổ Syria hàng ngày từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 7/3 cho biết 8 lần vi phạm lệnh ngừng bắn ở Syria được ghi nhận trong 24 giờ qua.

Theo Bộ này, việc vi phạm lệnh ngừng bắn diễn ra 2 lần ở tỉnh Hama, 3 lần ở Aleppo và 3 lần ở Idlib. Trong khi đó, có 35 nhóm phiến quân nhất trí ngừng các hành động thù địch ở Syria./.



Báo Đức tiết lộ sự thật việc ông Putin tăng tích trữ vàng
"Ai có nhiều vàng, người đó có thể ngăn chặn sự thống trị của đồng tiền phương Tây. Điểm mấu chốt của tính toán này chính là phân tán sự thống trị thế giới"

Tờ Polit Online của Nga mới đây đưa tin cho biết, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang chú ý đặc biệt đến những hành động được tờ báo này mô tả khôn ngoan của các nhà chức trách Nga.

Số liệu của IMF tháng 1/2016 cho thấy, Ngân hàng Trung ương Nga đã trở thành người mua vàng nhiều nhất thế giới trong thời gian vừa qua.

Theo các chuyên gia IMF, Ngân hàng Trung ương Nga đã mua 688.000 ounce (hơn 18 tấn) kim loại quý chỉ trong tháng này. Trong cùng tháng, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đứng thứ 2 khi đã mua vào 520.000 ounce vàng - gần như đồng thời với Ngân hàng Trung ương Nga.

Trước đó, Ngân hàng Trung ương Nga báo cáo rằng tăng dự trữ vàng liên tiếp trong 8 tháng qua. Kể từ năm 2005 tới nay, Nga đã tăng gấp hơn ba lần dự trữ vàng của mình, lên tới 1187,493 tấn vàng.

Trong năm 2015, theo Thống đốc Elvira Nabiullina, Ngân hàng Trung ương Nga đã mua 170 tấn vàng, gần gấp đôi so với lượng mua vào trong cả năm 2013.

William Rhind – CEO của hãng World Gold Trust Services trong một đánh giá hồi năm ngoái nói rằng Nga hiện đang đa dạng hóa dự trữ bằng việc mua vào một lượng lớn vàng để tránh phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ trong bối cảnh quan hệ song phương căng thẳng.

Các hoạt động tăng cường dự trữ vàng của Nga đã diễn ra một cách âm thầm từ lâu và không phải là quá bí mật. Tuy nhiên, việc tích trữ lượng lớn vàng trong một thời gian ngắn của ông Putin không thể không thu hút sự chú ý.

"Trong khi giới chính trị lo sợ một cuộc Chiến tranh Lạnh mới giữa Nga và phương Tây thì trong lĩnh vực tài chính, nó đã bắt đầu từ lâu", chuyên gia kinh tế Holger Zschapitz cho biết trong một bình luận trên tờ Die Welt của Đức.

"Thông qua động thái này, ông Putin tìm cách làm suy yếu sức mạnh của Mỹ và châu Âu. Ai có nhiều vàng, người đó có thể ngăn chặn sự thống trị của đồng tiền phương Tây. Điểm mấu chốt của tính toán này chính là phân tán sự thống trị thế giới, báo Đức viết thêm.

Trước đó, Want China Times dẫn bình luận của tờ Duowei News nói rằng, theo các nhà phân tích, "dự trữ vàng lớn của Trung Quốc cho phép Bắc Kinh hạ giá đồng đô la Mỹ. Ấn phẩm này cũng lưu ý rằng Nga đã tăng gấp đôi dự trữ vàng của

mình từ năm 2005. Điều này khiến một số tờ báo phương Tây nói rằng việc Nga tăng dự trữ vàng là có sự phối hợp với Trung Quốc.

"Có vẻ như Nga và Trung Quốc đã quyết định sẽ tạo ra một đối trọng đối với quyền bá chủ của đồng đô la Mỹ", chuyên gia kinh tế Đức bình luận.

Ông bày tỏ nghi ngờ rằng đằng sau việc mua vàng là một kế hoạch đầy tham vọng và chiến lược địa chính trị của Kremlin, muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ và tạo ra sự đa dạng đối với dự trữ tài chính trong bối cảnh thắt chặt lệnh trừng phạt của phương Tây.

Chuyên gia Đức cảnh báo thêm rằng theo những bức thư của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã được giải mật, lý do thật sự cho sự can thiệp ở Libya là dầu, và thứ thúc đẩy Pháp tham gia chiến dịch này chính là... vàng. Ngoài ra, khí đốt và vàng đã thúc đẩy Mỹ tham gia vào Syria.

http://giaoducthoidai.vn/the-gioi/bao-duc-...-1686721-l.html
langtubachkhoa
Nga bất ngờ ra lệnh hoãn giao S300 cho Iran. Tổng thống Israel hủy chuyến thắm Australia để đến Nga. Thủ tướng Thổ và Iran đồng tuyên bố ủng hộ nhà nước Syria thống nhất. Rõ ràng là có bất đồng, Iran k hài lòng với kế hoạch liên bang hóa Syria và trao cho nguoi Kurd quyền tự trị. Tôi cho đây mới là nguyên nhân chính của việc hoãn giao S300, chứ k phải chỉ như bao chí đang cho rằng, tình báo Israel chuyển cho Nga thông tin rằng Iran đã lén chuyển cho Hezbollah vũ khí của Nga như tên lửa SA22, dù điều này có thể là thật

Tại sao phương Tây lại coi cuộc gặp của Nga với Arap saudi và một số nhà xuất khẩu dầu khác là ý đồ chiến lược của Mouscou nhằm xây dựng 1 tổ chức dầu mỏ mới dưới sự lãnh đạo của Nga???? Hay phải chăng đây là biện pháp tự vệ chung trước dầu của Mỹ?


Oilprice: Nga thực hiện một bước tuyệt vời trong bối cảnh cuộc khủng hoảng dầu
Việc xuất hiện một liên minh dầu mới đứng đầu là Nga có thể sẽ dẫn đến sự thay đổi nghiêm trọng cán cân lực lượng trên thế giới, tài nguyên trực tuyến OilPrice.com viết.
"Nếu kịch bản này sẽ xảy ra, Nga trên thực tế sẽ trở thành thủ lĩnh trong số các nước sản xuất dầu mỏ chính vì sẽ chịu trách nhiệm cho 73 phần trăm nguồn cung của thế giới",- tác giả bài báo nhận định.
Như ấn phẩm này lưu ý, Nga đã thực hiện một bước đi rất thông minh khi nhận về mình vai trò chủ đạo trong việc hình thành một cartel dầu mỏ mới trên bối cảnh cuộc khủng hoảng hiện nay ở lĩnh vực này.
Bước đi đầu tiên hướng tới việc thành lập liên minh là cuộc gặp của đại diện các nước Nga, Qatar, Ả Rập Saudi và Venezuela diễn ra hồi tháng trước. Cuộc đàm phán tiếp theo, — và có thể là trong thành phần rộng hơn — sẽ được tổ chức vào giữa tháng Ba.
Trước khủng hoảng, Ả Rập Saudi đóng vai trò cầm chịch trong tình hình với giá dầu. Tuy nhiên, sau khi dầu bị rớt giá mạnh, vai trò của vương quốc đã giảm đi rõ rệt. Giờ đây, khi dây cương quyền lực trong cuộc chiến chống khủng hoảng dầu vào tay của Nga, tình hình đang trở nên hoàn toàn khác.
Tờ báo nhắc nhở rằng Matxcơva hiện đang tích cực làm việc nhằm từ bỏ đồng đô la dầu mỏ — với một số nước, các thỏa thuận về thương mại bằng tiền tệ quốc gia đã được ký kết. Và nếu như một liên minh độc quyền mới giữa Nga và OPEC sẽ trở thành hiện thực, các nước thuộc thành phần của liên minh sẽ có thể ngừng sử dụng hoàn toàn đồng đô la trong tương lai gần.



Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/business/2016030...l#ixzz42M7mGIrG

Đã chia phần xong? Nếu tin dưới này mà thành hiện thực thì Thổ Nhĩ Kỳ là kẻ thất bại lịch sử, họ k những k thu được gì mà còn mất đi so với trước khi có nội loạn ở Syria
Không chỉ có Nga, Mỹ cũng đang xây 2 căn cứ không quân tại miền Bắc Syria trong nỗ lực tạo thế thỏa thuận chia phần.......
Theo Debka, từ tháng 12/2015, giữa tổng thống Obama và đồng cấp người Nga Putin đã có sự nhất trí về một thỏa thuận bí mật nhằm chấm dứt xung đột Syria. Đó là sự phân vùng ảnh hưởng và trách nhiệm quân sự của mỗi bên. Mỹ sẽ phụ trách các khu vực phía đông sông Euphrates, còn Nga bao quát vùng lãnh thổ bờ tây của sông.
Trang tin cũng chỉ rõ, bản đồ giao tranh cho thấy, các lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad được sự hỗ trợ của không quân Nga liên tục tấn công, giành quyền kiểm soát các vùng đất ở phía nam, miền trung và tây Syria, trong đó có Damascus, thành phố Daraa, Homs, Hama và Latakia và một phần Aleppo.
Liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu thì vẫn “hoạt động mạnh” tại các thành phố Hassakeh và Qamishli ở phía bắc, thành trì Raqqa của IS và vùng biên giới Syria – Iraq.
Còn biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ dưới quyền kiểm soát của lực lượng người Kurd là nơi điều phối ảnh hưởng của cả Mỹ và Nga

Giới chức người Kurd tại Syria cho hay, đường băng tại Rmeilan đã đang được trực thăng của quân đội Mỹ sử dụng để phục vụ công tác hậu cần và vận chuyển.

http://www.baomoi.com/Nga-My-tao-the-de-th.../c/18818363.epi


Hà hà, vậy là có khả năng một người Mỹ (gốc Ukr) sẽ lên làm thủ tướng Ukraine
Tân thủ tướng Ukraina được nêu tên
Cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraina Steven Pifer dự đoán rằng Bộ trưởng Tài chính Natalia Yaresko trong thời gian tới sẽ là người đảm nhiệm chức thủ tướng chính phủ Ukraina thay thế ông Arseniy Yatsenyuk hiện nay.
Ông viết như vậy trong microblog của mình trên trang Twitter ngày 8 tháng Ba. "Ngày càng có nhiều thông báo (đến) từ Kiev cho hay Bộ trưởng Tài chính Natalia Yaresko sẽ trở thành tân thủ tướng Ukraina, có thể là ngay trong tuần này", — ông Pifer viết.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/politics/2016030...l#ixzz42M8whKGA
langtubachkhoa
Người Turk Syria tạm biệt, Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng cô độc
Ngoài người Kurd ở trong nước và ở Syria, Iraq, lãnh đạo người Turkmen ở Syria đã công khai phản đối Ankara và trông đợi vào sự giúp đỡ của Nga.
Người Turk Syria sẽ “tuyệt giao” với Thổ Nhĩ Kỳ?

Ngày 7-3, các nhà lãnh đạo cư dân người Turkmen (Turks) ở Syria đã bày tỏ sự tiếc thương về cái chết của trung tá phi công Oleg Peshkov, cơ trưởng chiếc Su-24 Nga bị máy bay F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi, đồng thời phản đối chính quyền Erdogan và chờ sự giúp đỡ của Nga.

Các nhà lãnh đạo người Turkmen bày tỏ sự đáng tiếc về cái chết của phi công Nga trên đất làng quê họ và hy vọng vào sự giúp đỡ của Nga trong việc duy trì hòa bình cũng như trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, trước sự hiếu chiến của Thổ Nhĩ Kỳ.

Đó là thông báo của trưởng lão Mustafa Kafi - người đứng đầu chính quyền khu dân cư Al-Aisauie của người Turks.
http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...co-doc-3302262/
langtubachkhoa
Sau khi việc bổ nhiệm Tân thủ tướng Ukr được...đại sứ Mỹ tại Ukr nêu tên (và người được nêu tên là một người Mỹ hoàn toàn, ngoại trừ cái gốc và tên là Ukr), thì bây giờ báo Gurdian của Anh nói rằng Ukr đang có nguy cơ trở thành một quốc gia bị phá sản và Kiev cần nhận ra rằng sự sống còn của kinh tế phụ thuộc vào Moscow không phải là phương tây.

Bọn Tây này láu cá ghê, khổ thân anh Ukr


Why Ukraine needs Russia more than ever
http://www.theguardian.com/world/2016/mar/...a-nicolai-petro

Dịch một số đoạn
mức sống ở Ukraine đã giảm 1 nửa, các loại tiền tệ đã mất 350% giá trị, lạm phát tăng 43%. Song ngay cả khi nền kinh tế nước này đã sụp đổ, chính phủ vẫn nhằm vào các cải cách chính sách kinh tế mà thực chất được coi là "tự tử".
Cắt đứt các hợp đồng quốc phòng và hàng không với Nga, Ukraine đã mất đi khoản thu nhập lên tới 80%. Niềm tự hào của Kiev, nhà sản xuất máy bay Antonov đã phá sản và nhà sản xuất động cơ tên lửa Yuzhmash hiện cũng đang làm việc chỉ trong một ngày một tuần.
Bằng việc cắt đứt các quan hệ liên ngân hàng với Moscow, những ngân hàng ở Kiev đã từ chối một khoản đầu tư kinh tế quan trọng - những khoản tiền gửi về nhà từ người lao động di cư từ Ukraine sang Nga.
Năm 2014, 7 triệu người Ukraine làm việc tại Nga đã gửi lại về quê hương Ukraine 9 tỷ USD- gấp 3 lần số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ukraine hồi năm ngoái.



Trước khi có khủng hoảng thì hàng năm những người làm việc ở Nga gửi về Ukr khoảng 20 tỷ USD
langtubachkhoa
Nhom Al Nusham bất ngờ bắn rơi một Mig 21 của Syria khi nó đang hạ cánh

Ông Kerry: Ba tuần qua IS mất 3000 km² lãnh thổ ở Syria, 600 chiến binh bỏ mạng

Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/middle_east/2016...l#ixzz42nCOcnkO


Ông Rogozin khẳng định Superjet 100 sẽ được trang bị động cơ Nga

MOSKVA (Sputnik) - Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã nêu ý kiến khẳng định, nhờ động cơ PD-14, trong tương lai gần các nhà chế tạo hàng không có thể từ chối động cơ Pháp dành cho máy bay Sukhoi Superjet100.

"Giữa những ưu tiên hàng đầu có nhiệm vụ chế tạo dòng động cơ PD-14 nhằm đáp ứng nhu cầu thay thế động cơ Pháp trên Sukhoi Superjet 100. Tôi nghĩ, điều này sắp xảy ra trong tương lai gần," — Ông Rogozin nói khi kết thúc chuyến thăm Xí nghiệp chế tạo máy Moskva mang tên Chernyshev.

Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/russia/20160313/...l#ixzz42nCmRV8C


Nga: Chăm sóc sức khỏe đối đầu khủng hoảng

Tuổi thọ trung bình của người Nga đã tăng lên, nhiều loại dược phẩm thiết yếu đang được sản xuất trong nước.

Báo cáo tích cực được Bộ trưởng Y tế Veronika Skvortsova trình bày với Tổng thống Vladimir Putin trong một buổi làm việc tuần qua.

Bất chấp những biến động tài chính và kinh tế, Chính phủ Nga đã duy trì được xu hướng tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe. "Tuổi thọ trung bình của người Nga hiện nay là 71 tuổi 2 tháng, đặc biệt chỉ số tuổi thọ ở nam giới đã tăng thêm 6 tháng trong năm 2015," — Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết. Chính phủ đang tập trung quan tâm việc cải thiện tiếp cận chăm sóc y tế cơ bản và công tác cấp cứu. Đặc biệt là hỗ trợ y tế khẩn cấp, với mục tiêu rút ngắn thời gian đáp ứng dịch vụ xuống trong vòng 20 phút. Năm 2015, lần đầu tiên ở Nga bắt đầu đăng ký theo dõi sức khỏe người dân các vùng nông thôn do nhân viên y tế cụ thể phụ trách, không theo các trạm xá như trước kia. Sắp tới, cơ quan chức năng dự định công bố xếp hạng chất lượng các vùng khám sức khỏe. "Điều này cho phép chúng tôi dựng dậy một số "khu vực nhất định", — bà Skvortsova giải thích.

Nữ Bộ trưởng đã báo cáo về tình hình thuốc trong cả nước.

"Từ tháng Giêng đến tháng Hai, giá các loại thuốc thiết yếu tăng trung bình 0,4%. Chúng tôi rất chăm chú giám sát việc có đủ thuốc, vì đã xuất hiện tín hiệu cảnh báo thiếu một số loại thuốc thuộc phân khúc giá rẻ," — bà Skvortsova bổ sung. Hiện nay, khối lượng các mặt hàng thuốc sản xuất nội địa với giá tương đối rẻ trong cả nước là ổn định.
Bộ trưởng Y tế đã đề xuất đưa vào ngân sách năm 2017 một số khoản trong Quỹ Bảo hiểm y tế bắt buộc:

"Mục tiêu của chúng tôi — bù trừ chênh lệch, sẽ đền bù các chi phí thuốc tùy thuộc vào ý muốn điều trị dài hạn của đối tượng."
Khoản tiền này tương đương 29 triệu USD, liên quan tới các loại thuốc điều trị sau phẫu thuật mạch.



Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/russia/20160313/...l#ixzz42nFiXNKI
langtubachkhoa
Day chinh la cai chuong trinh khong gian ma My doi EU ngung hop tac voi Nga khi khung hoang Ukraine no ra, nhung EU da tu choi. Sau do k ro tien do the nao, bay gio thi xem ra dung la k anh huong nhieu, ngay ca My van hop tac voi Nga ve khong gian ma
Day chinh la video cua ten lua Proton Nga se dua ExoMars, tram lien hanh tinh Nga-EU len quy dao, ma ban tin duoi nay noi den





(@click here)

Châu Âu lần đầu hợp tác với Nga trong chương trình thăm dò Sao Hỏa ExoMars tìm kiếm dấu vết của khí metan và chuyển phát dữ liệu.

Ngày 14/3, Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) sẽ phóng Trạm liên hành tinh Nga-châu Âu ExoMars lên Sao Hỏa nhằm thám hiểm hành tinh Đỏ này.

ExoMars là dự án đầu tiên mà Nga và châu Âu hợp tác chặt chẽ và sâu sắc trong lĩnh vực vũ trụ.

Theo kế hoạch, trạm ExoMars sẽ được phóng vào lúc 12 giờ 31 phút - giờ Moskva, (tức 16 giờ 31 phút - giờ Hà Nội) ngày 14/3 từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan nhờ tên lửa đẩy Proton-M.

Trạm ExoMars sẽ đưa lên vũ trụ mô-đun Trace Gas Orbiter (TGO) có nhiệm vụ phân tích thành phần khí quyển trên Sao Hỏa nhằm tìm kiếm dấu vết của khí metan và chuyển phát dữ liệu.

Mô-đun hạ cánh Schiaparelli có trọng lượng gần 600kg sẽ được thả vào bầu khí quyển Sao Hỏa và đáp xuống bề mặt của hành tinh này nhằm xác thực độ chính xác của hàng hoạt nghiên cứu mà các nhà khoa học châu Âu đã thực hiện.

Kết quả của những nghiên cứu đó sẽ tạo điều kiện cho một mô-đun khác trong dự án ExoMars tiếp tục hạ cánh lên bề mặt Sao Hỏa vào năm 2018, sau đó là các mô-đun khác.

Mục đích chính của sự hợp tác này là tìm kiếm khí metan trong khí quyển trên Sao Hỏa nhằm phát hiện thêm về nguồn gốc của loại khí này trên hành tinh Đỏ.

Theo giới khoa học, khí metan có thể sinh ra trên cơ sở 2 quá trình khác nhau là địa chất học và sinh vật học. Trước đó, có nhiều tài liệu cho rằng khí metan từng tồn tại trên Sao Hỏa, cũng có ý kiến cho rằng khí này biến mất khỏi bầu khí quyển Sao Hỏa cách đây 100 năm.

Tuy nhiên, hiện chưa có tài liệu nào cho thấy trên Sao Hỏa đã diễn ra những quá trình như thế, đặc biệt là không có sự hoạt động của núi lửa và cũng không có hoạt động sinh vật.

Năm 2013, Roscosmos và ESA đã nhất trí hợp tác nghiên cứu hệ Mặt Trời, đặc biệt là dự án thám hiểm Sao Hỏa ExoMars. Ban đầu, châu Âu dự định thực hiện dự án này với Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), nhưng năm 2012, phía Mỹ đã rút khỏi dự án vì không đủ phương tiện. Do đó, châu Âu đã đề nghị Nga tham gia thế chỗ Mỹ với việc sử dụng 2 tên lửa đẩy hạng nặng của Nga để phóng trạm ExoMars. Nga hiện vẫn giữ được vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học vũ trụ.

Hồi tháng 8 năm ngoái, một dự án nghiên cứu vũ trụ của NASA cũng tìm đến Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga để ký kết hợp đồng đưa phi hành gia Mỹ lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

NASA cho biết do giới lập pháp Mỹ không còn đủ kinh phí để rót cho "Chương trình Đội bay thương mại" (Commercial Crew Program), một kế hoạch gồm nhiều giai đoạn nhằm hiện thực hóa tham vọng của Mỹ là đến năm 2017 triển khai các chuyến bay bằng tàu vũ trụ do Mỹ sản xuất.

Sự thiếu hụt tài chính đã khiến các công ty hàng đầu của Mỹ như Boeing hay SpaceX trong 5 năm qua gặp khó khăn khi sản xuất tàu vũ trụ. Điều này đã buộc NASA tiếp tục viện đến sự hợp tác của đối tác Nga. Tổng chí phí cho các giai đoạn thực hiện của "Commercial Crew Program" ước tính lên tới 1,24 tỷ USD.

Sau khi kết thúc chương trình phát triển tàu con thoi vào tháng 7/2012, NASA đã hợp tác với Nga trong việc đưa phi hành gia Mỹ lên vũ trụ. Việc gia hạn hợp đồng với Roscosmos được thực hiện trong bối cảnh quan hệ Nga -Mỹ đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.


http://baodatviet.vn/khoa-hoc/khoa-hoc/cha...eu-nga-3302794/


Co that k day?

Các em bé Việt sẽ dùng đồ ăn Nga

Công ty TNHH “Ultramalysh” từ Nizhny Novgorod, chuyên mua, bảo quản và bán đồ ăn dinh dưỡng dành cho trẻ em sẽ cung cấp các sản phẩm sữa đến Việt Nam.

Cơ sở này đã đạt thành công vượt qua mọi kỳ kiểm tra vệ sinh-chất lượng để nhận được quyền xuất khẩu loại hàng luôn phải đáp ứng những đòi hỏi cao. Đó là thông báo trên trang web của Văn phòng Rosselkhoznadzor tại khu vực.
Trong quá trình cuộc khám nghiệm đặc biệt đã xác định được rằng mọi chu trình của công ty đều đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vệ sinh dịch tễ đối với hàng xuất khẩu tới Việt Nam. Trên các thành phẩm có biên bản tương ứng của Liên minh Hải quan.
"Văn phòng Rosselkhoznadzor vùng Nizhny Novgorod và Cộng hòa Mari El đã gửi công văn đề nghị đưa Công ty TNHH "Ultramalysh" vào danh sách các đơn vị xuất khẩu hàng đến nước CHXHCN Việt Nam", — thông báo cho biết.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/vietnam/20160314...l#ixzz42tbkdJAk


Thuốc Nga chữa ung thư đến với người bệnh Việt Nam

Công ty công nghệ sinh học Biocad của Nga đã thực hiện vào cuối năm 2015 đợt bàn giao sản phẩm đầu tiên cho phía Việt Nam theo hợp đồng trị giá hơn 10 triệu USD, thời hạn 5 năm, - đại diện công ty nói với hãng tin RIA Novosti.

Doanh nghiệp sẽ cung cấp sinh dược tương đương rituximab, được dùng để điều trị ung thư máu. Theo người đại diện, giá thuốc của Biocad rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm nước ngoài cùng loại.
Biocad là công ty công nghệ sinh học bao gồm một trung tâm nghiên cứu khoa học với cơ sở sản xuất dược phẩm và công nghệ sinh học. Sản phẩm của công ty được dùng để điều trị các loại bệnh ung thư, HIV, viêm gan, đa xơ cứng. Biocad hiện đã có văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/vietnam/20160119...l#ixzz42tbslfpS
Phó Thường Nhân
Nga đã bắt đầu rút quân khỏi Syria. Hành động này khá đột ngột. Vậy phải hiểu ra sao. Tôi thì hiểu là Nga làm thế để tránh những cái bẫy. Một trong những cái bẫy đó là phải đứng về một bên trong cuộc xung đột giữa Hồi giáo Chi-ít và Sun nít. Nga ủng hộ chính phủ Syria cũng tức là ủng hộ I ran, nhưng Nga đã không được nước này lại quả khi Nga định phối hợp với I ran, Ả rập Sa u đít để tăng giá dầu. Cũng có thể có vấn đề giữa I ran và Nga trong việc định hướng giải quyết việc ông Bacha El Asad đi hay ở. Cái bẫy thứ hai là một cuộc xung đột lan rộng, với sự tham gia trực tiếp của Ả rập Sa u đít, cũng như sự tiếp tục bơm dầu vào lửa của Mỹ-Thổ. Nga tham gia vào Syria để có tiếng nói to hơn, vị thế lớn hơn trên thế giới. Nhưng nếu để Mỹ gán vào một cuộc chiến với các nước hạng nhì kiểu Ả rập Sa u đít, Thổ ..thì lại là dở, và sẽ bị kiệt quệ.
Việc Nga rút lui, cũng làm cho cuộc chiến có mầu sắc địa phương hơn. Không còn là dạng xung đột thế giới. Một cuộc chiến kiểu như Syria thì chỉ có thể giải quyết bằng biện pháp chính trị. Nếu chính phủ Syria giỏi, thì nó có thể làm được những gì như ở Cam pu chia trong trường hợp VN sau năm 1989 rút quân.
Mỹ vẫn tiếp tục cấm vận Nga thêm 1 năm nữa, như vậy là có thể cho đến hết nhiệm kỳ của Obama. Câu chuyện ở UK cũng chưa được giải quyết xong. Thu nhập chính trị của Nga khi tham chiến ở Syria có thể không được như ý họ muốn, dù vị thế của Nga có lớn hơn.
Một điều có khi cũng phải để ý tới, là vai trò của TQ với Nga có thể không được như Nga kỳ vọng. Trong trường hợp như vậy. Sự rút lui của Nga càng là sự khôn khéo. VN có thể giúp Nga về mặt ngoại giao để nối lại quan hệ với EU và Mỹ không. Nếu có thể làm trung gian được thì nên làm.

Một điều nên để ý là liên minh Mỹ - Thổ như vậy vẫn vững vàng. Bằng chứng là trong hiệp thương ở Giơ nép vơ, người Kurdes không được mời tham gia. Như vậy có thể một lần nữa họ(người Kurdes) lại được sử dụng như một con tốt trên bàn cờ chính trị ở Trung đông. Việc người Kurdes không được tham gia có thể là sự thoả hiệp của Mỹ với Thổ để trấn an ông đồng minh này.

Nếu để ý tất cả những mối quan hệ trên (Nga-Iran, Mỹ-Thổ, Mỹ-Ả rập Sa u đít, Nga-Trung), thì việc Nga ở lại thêm càng dại. Vì sẽ phải đối đầu với tất cả mà không được lợi gì.
langtubachkhoa
Tinh hinh co ve phuc tap roi
Nga cung cấp pháo phòng không ZU-23-2 cho người Kurd ở Iraq
Tổng lãnh sự quán Nga tại thành phố Erbil của Iraq cho biết, nước này đã cung cấp 5 tổ hợp phòng không ZU-23-2 cho lực lượng người Kurd ở Iraq.
RIA Novosti dẫn lời tùy viên quân sự Artem Grigoryan cho biết, số vũ khí trên được phía Nga chuyển giao vào ngày 14/3, trước sự chứng kiến của đại sứ và tổng lãnh sự Nga, cùng phó tham mưu trưởng lực lượng dân quân người Kurd.

Ngoài 5 hệ thống pháo phòng không ZU-23-2, Nga còn cung cấp cho người Kurd 20.000 viên đạn pháo cùng loại.
Ông Grigoryan cho biết, việc chuyển giao lô vũ khí cho lực lượng vũ trang người Kurd được thực hiện dưới sự điều phối của chính quyền Baghdad.

Cùng ngày, Đại sứ Nga tại Baghdad, Ilya Morgunov đã có cuộc gặp với người đứng đầu khu tự trị người Kurd ở Iraq Massoud Barzani để thảo luận về các nguồn cung vũ khí mới.

Ông Morgunov khẳng định, đây sẽ không phải là lô vũ khí cuối cùng và Nga hi vọng với số vũ khí này, lực lượng Peshmerga và các lực lượng vũ trang Iraq sẽ chiến thắng Nhà nước Hồi giáo (IS).

Trong một diễn biến liên quan, Tướng Ali Arasteh, tư lệnh cao cấp của quân đội Iran, ngày 16/3 cho biết Tehran có kế hoạch triển khai các lính biệt kích cùng lính bắn tỉa tới Iraq và Syria hoạt động với tư cách là các cố vấn quân sự.

Phát biểu với các phóng viên ở thủ đô Tehran, ông Arasteh nói rằng nhóm đầu tiên của đội quân này đang được huấn luyện phục vụ mục đích nói trên và Tehran có thể sẽ triển khai tới Iraq và Syria trong tương lai gần.

Iran đang cung cấp viện trợ nhân đạo cũng như cố vấn quân sự cho cả Iraq và Syria trong cuộc chiến chống lại các nhóm khủng bố.

http://www.ngaynay.vn/nga-cung-cap-phao-ph...aq-p214336.html





Kho cho Ukraine roi,
Trực thăng “Thợ săn đêm” thay động cơ Ukraina bằng động cơ Nga
Theo Sputniknews, ngày 16/3, Phó Giám đốc Điều hành Xí nghiệp sản xuất trực thăng Rostverto của Nga, ông Vadim Barannikov cho biết xí nghiệp này đã thay động cơ TVZ-117 do Ukraine chế tạo, được lắp đặt trên các máy bay Mi-28N, còn được gọi là "Thợ săn đêm," bằng động cơ VK-2500 sản xuất trong nước.
Ông Barannikov nói: "Hôm nay (16/3), động cơ TVZ-117 sẽ không còn được sử dụng tại nhà máy của chúng tôi nữa. Trực thăng Mi-28 sẽ được lắp đặt động cơ VK-2500 do nhà máy Klimov (Nga) sản xuất. Chúng tôi không gặp bất kỳ vấn đề gì về việc này."
Trước đây, động cơ TVZ-117 được cung cấp cho Nga qua công ty Motor Sich của Ukraine, nhưng sau đó hoạt động này đã bị gián đoạn do những sự kiện xảy ra ở bán đảo Crimea và miền Đông Ukraine./.


http://www.baomoi.com/Truc-thang-Tho-san-d.../c/18903526.epi
Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/military/2016031...l#ixzz439NMdy6m


Bà Condoleezza Rice: Chính quyền Ukraina nên lo kinh tế đừng ngồi chờ được giúp

Ban lãnh đạo Ukraina cần bắt đầu quản lý đất nước chứ đừng chờ đợi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Đó là tuyên bố của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice.

"Nước các vị trong 25 năm qua đã có ba cuộc cách mạng — thành quốc gia độc lập, Cách mạng Cam và Maidan năm 2014. Có lẽ cuối cùng các vị cũng nên bắt đầu quản lý nhà nước chứ? Chúng tôi muốn thấy một quốc gia Ukraina hùng mạnh và đủ sức sống. Nhưng để được như vậy thì ban lãnh đạo Ukraina phải hoạt động", — tờ "Evropeyskaya pravda" dẫn lời bà Rice.

Theo quan điểm của bà này, người Ukraina cần nhận lấy trách nhiệm quản lý đất nước của họ.
"Ngoài người Ukraina các vị ra thì không một ai có thể quản lý quốc gia của các vị. Vì thế không nên chỉ ngồi chờ đợi sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Đã đến lúc xây dựng nền kinh tế. Đã đến lúc phải lo lắng về cách làm việc của Chính phủ. Và đã đến lúc mà công dân phải làm những gì phụ thuộc vào họ", — bà Rice nhấn mạnh.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/europe/20160315/...l#ixzz439hjkukW
langtubachkhoa
Cong bo thong tin chi tiet ve cuoc hop the, coi chung bi Tho Nhi Ky nem bom cuoc hop day. Tinh hinh cang luc cang phuc tap. Nga tuy rut quan di nhung van de lai he thong phong khong, can cu quan su, ten lua hanh trinh co the ban tu ngoai bien vao bat ky luc nao, va lai con cung cap vu khi cho nguoi Kurd nua

Người Kurd thay chân Nga, quyết lập chính thể liên bang
Sau khi Nga rút quân khỏi Syria, người Kurd nhận lại vũ khí, quyết tâm nuôi lại ý tưởng thành lập nhà nước liên bang.
Ngày 16/3, lực lượng người Kurd ở miền Bắc Syria đã tuyên bố về kế hoạch thành lập chính thể liên bang, một thể chế được hy vọng có thể áp dụng trên toàn bộ đất nước.

Theo đó, ba khu tự trị của người Kurd ở Kurdistan (Rojava), miền Bắc Syria sẽ được hợp nhất và đặt tên là Liên bang miền Bắc Syria.

Liên bang này là đại diện cho người Kurd, người Turkmen, người Ả Rập ở miền Bắc Syria và là sự mở rộng khuôn khổ tự trị mà người Kurd và các nhóm dân tộc khác đã hình thành.

Tuy nhiên, theo như người đại diện của Đảng liên minh dân chủ người Kurd ở Syria tại Moscow, Liên bang này không tách khỏi Syria, mà vẫn là một phần của Syria.

Việc thành lập chính thể liên bang dự kiến sẽ được thực hiện sau khi một hội nghị của người Kurd đang được tổ chức tại Thị trấn Rmeilan, tỉnh Hassakeh, phía Bắc Syria kết thúc.


Việc thành lập chính thể liên bang của người Kurd ở miền Bắc Syria trên lý thuyết không được cả chính phủ Syria và phe đối lập ủng hộ.

Hồi cuối tuần vừa qua, trong một buổi họp báo tại Damascus, Ngoại trưởng Walid al-Moallem cho biết: "Là một công dân Syria, tôi khẳng định chúng tôi bác bỏ các cuộc đàm phán về một Liên bang Syria... Chúng tôi không chấp nhận bất kỳ hình thức chia rẽ Syria nào hết".

Tuy nhiên, động thái mới từ lực lượng dân quân người Kurd ngay sau khi Nga rút quân khỏi Syria và cung cấp vũ khí cho lực lượng này đã tăng thêm những điều kiện thuận lợi cho lực lượng này.

Ria Novosti ngày 16/3 dẫn lời Tùy viên Tổng lãnh sự quán Nga tại ở Erbil (Iraq), ông Artem Grigoryan cho biết Nga đã cung cấp lô vũ khí đầu tiên cho người Kurd ở Iraq, gồm 5 tổ hợp phòng không ZU-23-2.

Các vũ khí này được Nga chuyển giao ngày 14/3 trước sự hiện diện của nhà ngoại giao cao cấp Nga và Phó Tham mưu trưởng lực lượng dân quân người Kurd.

"5 tổ hợp đã tới ngày hôm qua 14/3 và giao cho các đơn vị dân quân Kurd ở Iraq - Peshmerga. Vũ khí được bàn giao trước sự hiện diện của Đại sứ (Nga ở Iraq), Tổng Lãnh sự (Nga), cũng như Phó Tham mưu trưởng Peshmerga", Grigoryan cho biết.

Theo ông Grigoryan, cùng với 5 tổ hợp phòng không này còn có 20.000 viên đạn. Đại sứ Nga tại Baghdad, ông Ilya Morgunov hôm 13/3 đã họp với Tổng thống Khu tự trị người Kurd ở Iraq Massoud Barzani, thảo luận các nguồn cung vũ khí Nga mới.

Sau khi chuyển giao lô hàng vũ khí ngày 14/3, Đại sứ Morgunov cho biết đây không phải lô vũ khí cuối cùng. Ông bày tỏ, Nga hy vọng với số vũ khí này, Peshmerga và các lực lượng vũ trang Iraq sẽ chiến thắng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ông Grigoryan nhấn mạnh việc cung cấp vũ khí cho các lực lượng vũ trang người Kurd được thực hiện với sự nhất trí của Baghdad.

Trong khi đó, Tướng Ali Arasteh, tư lệnh cao cấp của quân đội Iran, ngày 16/3 cho biết Tehran có kế hoạch triển khai các lính biệt kích cùng lính bắn tỉa tới Iraq và Syria hoạt động với tư cách là các cố vấn quân sự.


http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...n-bang-3303082/
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.