Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc. Phan Iii
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
langtubachkhoa
Người Kurd ở Bắc Syria tuyên bố thành lập chính thể liên bang.
Syria, các phe đối lập đều phản đối.
Hoa Kỳ nói phản đối nhưng có thể chấp nhận nếu Syria đồng ý
K hiểu Syria ở đây là ai, và chỉ cần Syria đồng ý, k cần Thổ đồng ý hay k?
Ông Mỹ thế này là đã nói khôn, tránh làm mất lòng Thổ nhưng đồng thời vẫn thoi cho Thổ một cú. Kiểu thõng tay đứng nhìn
Với tình hình kiểu này, nhìn vào vị thế chiến lược của Thổ trước khủng hoảng thì có thể thấy là Thổ lõm nặng

Kurdish-controlled areas in Syria have declared a federal region in the north, according to officials cited by AFP and a Reuters witness

The United States said on Wednesday it opposed Syrian Kurds forming an autonomous region in northern Syria, but could accept such an arrangement if the Syrians collectively agreed on it.

http://www.reuters.com/article/us-mideast-...a-idUSKCN0WI23N


Tuy nhiên sau đó lại thế này
Mark Tone- phát ngôn viên bộ ngoại giao Mỹ: Chúng tôi đã rất rõ ràng rằng chúng tôi không công nhận bất kỳ vùng tự trị nào bên trong Syria.
..."We've been very clear that we won't recognize any self-rule autonomous zones within Syria," spokesman Mark Toner told reporters...
langtubachkhoa
Năm nay nếu đảng cộng hòa đoàn kết thì sẽ đánh bại đảng dân chủ, nhưng xem ra có vẻ k ổn. Hôm 17/3, phe bảo thủ họp lại tìm cách chặn Trump có đựoc đủ số delegate cần thiết ở đại hội đảng cộng hòa. Còn Trump đe dọa sẽ có bạo loạn nếu ông k đựoc đề cử, xem ra nội bộ đảng cộng hòa rối như canh hẹ.

http://edition.cnn.com/2016/03/17/politics...ives/index.html

Prominent conservatives led by Erick Erickson on Thursday called for a unity ticket and a convention fight to stop Republican front-runner Donald Trump, a sign of the growing desperation in the party establishment to find an alternative to the billionaire businessman.

"If that unity ticket is unable to get 1,237 delegates prior to the convention, we recognize that it took Abraham Lincoln three ballots at the Republican convention in 1860 to become the party's nominee and if it is good enough for Lincoln, that process should be good enough for all the candidates without threats of riots," Erickson wrote in a statement after conservatives gathered in Washington to discuss ways to thwart Trump's march to the nomination.

The long and contentious meeting at the Army Navy Club included discussion about a unity ticket involving Texas Sen. Ted Cruz and Ohio Gov. John Kasich, according to a source familiar with the conversation. But the group decided not to commit to that pairing "because of the egos involved," according to the source.

Around the time the meeting broke up, Florida Sen. Marco Rubio made his first public statements on Capitol Hill after dropping his presidential bid on Tuesday.

"Hopefully there's time to still prevent a Trump nomination, which I think would fracture the party and be damaging to the conservative movement," Rubio said.

Trump dominated primary contests on Tuesday and has the lead in the delegate count. But his loss in Ohio raises the prospect that he won't secure enough delegates to win the nomination outright before the party's July convention in Cleveland.

Trump's rise has long worried many in the party. But recent incidents of violence and Trump's comment to CNN's "New Day" on Wednesday that riots might erupt in the event of a contested convention have escalated those concerns.

Erickson said his group is "committed to ensuring a real conservative candidate is elected."

"We believe that neither Hillary Clinton nor Donald Trump, a Hillary Clinton donor, is that person," he wrote.

The group left the door open to potentially supporting a third party race if Republicans are unable to stop Trump.

"We intend to keep our options open as to other avenues to oppose Donald Trump," the statement said. "Our multiple decades of work in the conservative movement for free markets, limited government, national defense, religious liberty, life, and marriage are about ideas, not necessarily parties."

Rep. Trent Franks, a member of the House Freedom Caucus, attended the meeting briefly. So did conservative leader Bill Wichterman.

There was discussion that if Trump became GOP nominee, then "the GOP ceases to be a party for traditional conservatives, who must go elsewhere," according to the source familiar with the discussion. The thought process at this session was to work with "an existing third party instead of trying for ballot access."

That would probably be the existing Libertarian or Constitution parties.

Not all the attendees appeared to be giving up on Trump's existing challengers.

"I'm there to support Ted Cruz," said Mike Farris, a Republican lawyer. "There's a lot of Cruz support."

Another participant, Deborah DeMoss Fonseca, likened the Trump phenomenon to a "1,000 year flood."

"It happens once every 1,000 years and you don't know how to handle it," she said. "So I think people have been experimenting with different things to see what would work."
langtubachkhoa
Hic, thế này thì khi bay đến Nga nên dùng chuyến bay nào có phi công Nga lái, hay nói chung là bay đến các nước có thời tiết xấu, nên để cho phi công chính nước đó lái nhé. Mà hình như VN Airline khi bay đến Pháp, Nga, Đức, Anh, toàn là phi công VN lái thì phải

Phi công Nga hạ cánh và cất cánh trong khi FZ 981 lượn vòng trên bầu trời Rostov
Phi công của “Hàng không Ural” coi đó là “điều kiện làm việc bình thường”.

Điều kiện thời tiết phức tạp dẫn đến vụ tai nạn mới đây với máy bay Boeing-737-800 của hãng hàng không FlyDubai tại Rostov-na-Donu lại không phải là trở ngại đối với các phi công Nga. Phi hành đoàn của chiếc máy bay thuộc "Ural Airlines" dưới sự điều khiển của chỉ huy Reef Sadykov đã hạ cánh và cất cánh thành công trong khi chiếc "Boeing" xấu số lượn vòng trên bầu trời Rostov.

— Không có khuyến cáo từ trạm điều phối về việc cần chuyển đến sân bay khác. Máy bay của tôi hạ cánh lúc 01:30 theo giờ Matxcơva. Tôi không nhận thấy có gì đặc biệt trong điều vận không lưu, tất cả vẫn như mọi khi, — phi công Reef Sadykov cho biết.

Nửa tiếng sau khi hạ cánh, máy bay của Sadykov lại cất cánh từ Rostov-na-Donu để bay tới Uzbekistan.
Thời tiết khi cất cánh cũng hoàn toàn bình thường, có cơn mưa nhỏ. Hoạt động cất cánh diễn ra trong chế độ tiêu chuẩn, — phi công nói.

Viên chỉ huy của chiếc máy bay Nga kể rằng anh đã nhìn thấy chiếc "Boeing" của hãng hàng không FlyDubai và nghe thấy cuộc trao đổi từ máy bay này với điều vận viên.

— Chúng tôi đã nhìn thấy máy bay này, nó được phép hạ cánh, chế độ bình thường không có gì đặc biệt. Và không có gì căng thẳng, điều vận cũng vậy.
— Tôi đã hiểu ra rằng phi hành đoàn này không thường xuyên gặp điều kiện như vậy, họ thường bay trong điều kiện tiện lợi hơn, chỗ họ thời tiết tốt hơn. Nếu phi công liên tục bay trong điều kiện thời tiết tốt, luôn luôn tiếp đất một cách lý tưởng, thì không quen với kiểu gió giật như vậy, bởi theo các tiêu chuẩn của chúng tôi thì tất cả mọi thứ đều bình thường. Đối với chúng tôi mọi sự đều như thường lệ, đúng, không phải là những điều kiện đơn giản, nhưng tất cả đều nhìn rõ và chúng tôi điều khiển máy bay như mọi khi", — phi công Nga chia sẻ.



Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/russia/20160319/...l#ixzz43NiU9sYJ
langtubachkhoa
FSB phát hiện một CIA bự trong số nạn nhân vụ máy bay rơi ở Rostov với hộ chiếu giả của Anh quốc. Trên máy bay chở theo 27 triệu $.
Người ta nghi ngờ có liên quan đến mafia Nga đang hoạt động ở Trung Đông với các phi vụ đưa gái Nga sang làm việc ở khu vực này.

Top CIA Official Killed In Russia Aboard Dubai Plane Carrying Millions Of US Dollars
A Federal Security Service (FSB) interim report to the Ministry of Emergency Situations (EMERCOM) and Interstate Aviation Committee (IAC) circulating in the Kremlin today states that it has confirmed from their initial investigation of the list of passengers and crewaboard FlyDubai Flight FZ981, that exploded early this morning in Rostov-on-Don, that this place was carrying a “high level” American Central Intelligence Agency (CIA) official who was travelling on a forged British passport using the name of Larisa Allen—and that aboard this plane too was an estimated US$27 million in currency.


http://www.eutimes.net/2016/03/top-cia-off...-of-us-dollars/
langtubachkhoa
Hôm nay, Donald Trump có buổi nói chuyện với WashingtonPost về ekip đối ngoại của ông ta, và bắt đầu nói về chính sách đối ngoại của mình.
Có thể thấy được 1 số phương hướng qua những gì Trump nói, nhưng trước tiên hãy lướt qua 5 cái tên mà ông ta vừa nhắc tới, ông ta bảo sẽ còn nhắc tiết lộ những nhân vật khác nữa trong những ngày tới.
Nếu có điều kiện và thời gian thì nên tìm hiểu kỹ hơn về họ, như thế sẽ hiểu hơn về đối ngoại của Trump, nhưng nhìn sơ qua ta có thể thấy 5 nhân vật này sặc mùi an ninh và năng lượng.

Carter Page: tốt nghiệp học viện hải quân Mỹ, hiện cũng quản lý Global Energy Capital,một cơ quan điều hành năng lượng lâu năm trước khi tự thành lập hãng của mình.
Trước đây ông cũng đã từng làm nghiên cuu ở hội đồng chính sách đối ngoại, chuyên về vùng biển Caspian Sea và phát triển kinh tế trong các nước Liên Xô cũ.

Chú ý nha, ha ha ha


Keith Kellogg: cựu trung tướng quân đội Mỹ, hiên là phó chủ tịch điều hành CACI International, một công ty tư vấn về tình báo công nghệ với khách hàng trên toàn thế giới
Rất giàu kinh nghiệm về an ninh quốc gia, nội địa. Đã từng làm chief operating officer cho chính phủ liên minh lâm thời ở Baddah sau cuộc chiến tranh Iraq.

Joseph E. Schmitz: từng là tổng thanh tra ở bộ quốc phòng thời và từng làm việc cho hãng đánh thuê tư nhân cho chính phủ Mỹ tên Blackwater Worldwide.

George Papadopoulos: điều hành một trong tâm năng lượng quốc tế ở London Center of International Law Practice.
Trước đây đã từng tư vấn cho ứng cử viên tổng thống Mỹ, và đã từng làm nghiên cứu ở Hudson Institute, a một think tank theo đường lối conservative ở Washington.

Walid Phares: từng giảng dạy ở National Defense University (kiểu như đại học an ninh ở VN) và Daniel Morgan Academy ở Washington.
Từng làm cố vấn cho hạ viện Mỹ và cũng hay xuất hiện trên tivi với tư cách là nhà phân tích, nói về khủng bố ở Trung Đông.


Phía dưới là những lời Trump trả lời phỏng vấn, tôi để nguyên gốc tiếng ANh. Nhưng có thể tóm lược thế này, và chúng ta có thể thấy, chính sách đối ngoại của Mỹ k hề đứt đoạn, những gì Trump vẫn là tiếp nối và mở rộng những gì Obama làm.
- Ông ta ủng hộ Mỹ phải can thiệp nhiều hơn ở Trung Đông, nhưng nhấn mạnh Mỹ cũng cần phải khai thác nguồn tài nguyên của đất nước mình, xây dựng hạ tầng cơ sở đất nước.
Như vậy là những "đồng minh" của Mỹ ở Arap Saudi sẽ còn phải lo nhiều.
Ông ta cũng k quên nhắc đến khoản nợ 19 nghìn tỷ USD của nước Mỹ, và nếu nó vỡ ra thì Mỹ sẽ rất khốn.

- Coi TQ là đối thủ chính cả về kinh tế và an ninh địa chính trị. Và khẳng định sẽ xiết chặt thương mại với TQ nhiều hơn nữa để thu lợi

- Rất thích George P. Shultz, ngoại trưởng Mỹ thời Reagan và chỉ trích ngoại trưởng đương nhiệm.
Và cho rằng: tại sao Mỹ cứ bị coi là nước lãnh đạo cho một cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 nếu có, với Nga?
Ông ta nói: Ukraine ít ảnh hưởng đến Mỹ hơn các nước EU, đặc biệt là Đức và các nước hàng xóm của Ukraine.
Vì thế, Trump muốn bắt các nước này phải trực tiếp xử lý vấn đề này, và cho rằng họ đang "chẳng làm gì cả".

Như vậy có thể thấy Mỹ muốn đánh Nga, nhưng bắt các nước kia phải trực tiếp ra trận, còn mình sẽ vấn "bắt tay" đối tác Nga như thường, để tận dụng Nga giúp mình giai quyết các vấn đề khác, gần như chắc chắn là vấn đề TQ.
Ở đây có thể tháy, Mỹ muốn đối đầu TQ thì phải cần có Nga, vì vậy họ k muốn đối đầu trực diện với Nga, mà bắt Đức và các nước Đông Âu khác làm việc này, nhân thể phá hoại luôn quan hệ Đức-Nga


- Bắt càng đồng minh EU phải chi nhiều tiền hơn vào NATO
- Cũng tương tự vậy với châu Á, phàn nàn rằng Hàn QUốc giàu có, vì vậy Mỹ phải được chi trả một phần tiền, vì đã "gìn giữ hòa bình" ở đó.


- "I do think it’s a different world today, and I don’t think we should be nation-building anymore," Trump said. "I think it’s proven not to work, and we have a different country than we did then. We have $19 trillion in debt. We’re sitting, probably, on a bubble. And it’s a bubble that if it breaks, it’s going to be very nasty. I just think we have to rebuild our country."
- "China has got unbelievable ambitions," Trump said. "China feels very invincible. We have rebuilt China. They have drained so much money out of our country that they’ve rebuilt China. Without us, you wouldn’t see the airports and the roadways and the bridges. The George Washington Bridge [in New York], that’s like a trinket compared to the bridges that they build in China. We don’t build anymore. We had our day."

- "I watched as we built schools in Iraq and they’re blown up. We build another one, we get blown up. We rebuild it three times and yet we can’t build a school in Brooklyn. We have no money for education because we can’t build in our own country. At what point do you say, 'Hey, we have to take care of ourselves?' So, I know the outer world exists and I’ll be very cognizant of that. But at the same time, our country is disintegrating, large sections of it, especially the inner cities."
"Ukraine is a country that affects us far less than it affects other countries in NATO, and yet we’re doing all of the lifting," Trump said. "They’re not doing anything. And I say: 'Why is it that Germany’s not dealing with NATO on Ukraine? Why is it that other countries that are in the vicinity of Ukraine, why aren’t they dealing? Why are we always the one that’s leading, potentially the third world war with Russia.' "

- Trump declared U.S. involvement in NATO may need to be significantly diminished in the coming years, breaking with nearly seven decades of consensus in Washington. "We certainly can’t afford to do this anymore," Trump said, adding later, "NATO is costing us a fortune, and yes, we’re protecting Europe with NATO, but we’re spending a lot of money."

- “South Korea is very rich, great industrial country, and yet we’re not reimbursed fairly for what we do," Trump said. "We’re constantly sending our ships, sending our planes, doing our war games — we’re reimbursed a fraction of what this is all costing."


(@click here)
Phó Thường Nhân
Trump có cái gì đó giống như Reagan, đặc biệt là khả năng thu hút khán giả. Trong một chế độ dựa trên bầu cử tổng thể, thì ứng cử viên phải là một dạng diễn viên ưu tú (NSƯT), chứ giỏi không thì không đủ. Có điều Reagan dựa trên tôn giáo, còn Trump thì dựa trên “ảo tưởng” lật đổ hệ thống, vì ông ta không phải là chính trị gia nhà nghề. Gọi là ảo tưởng bởi ông ta cũng nằm trong hệ thống đó. Thường một nhân vật như Trump, là “đại gia” thì không bao giờ tham gia trực tiếp vào hệ thống chính trị. Việc tham gia này chứng tỏ sự khủng hoảng của nước Mỹ, điều này nghe có vẻ buồn cười, nhưng đó là một thực tế.
Nước Mỹ hiện nay vẫn rất mạnh, và tiềm năng của nó rất lớn, nhưng sức mạnh vật chất ấy không được điều hoà đồng đều. Không phải người dân Mỹ nào cũng được hưởng, và điều này càng trở nên sâu sắc. Từ đó nó dẫn đến hai cực, hoặc là cực hữu, tức là tìm sự đồng thuận bằng việc ăn trên lưng các nước khác, khẳng dịnh bằng vũ lực sức mạnh Mỹ. Hoặc là cực tả (giống như Sanders). Hilary Clinton thực ra là loại “nửa nạc nửa mỡ”. Bên ngoài nhìn vào thì thấy OK, nhưng cái nhìn cuả người Mỹ thì chưa chắc đã vậy.
Chính vì thế gọi là cá cược ở đây cũng được, tôi tin khả năng Trump lên thành tổng thống dễ hơn Clinton.
Hiện tại Nga cũng bị kẹt chứ tình hình không đơn giản. Việc Mỹ đồng thời tấn công cả Nga và TQ có thể coi là bất lợi chiến lược của Mỹ. Nhưng khả năng Nga-Mỹ bắt tay nhau vào thời điểm này hơi bị khó, và câu chuyện không biết kéo dài bao lâu. Hiện nay, Mỹ lợi dụng tất cả những gì Nga làm được cho Mỹ ở Syria, nhưng đổi lại thì Nga không có được sự nhượng bộ nào. Tình hình UK đóng băng, nhưng nó có thể bùng trở lại. Và việc đóng băng UK sẽ giúp cho EU không tiến lại gần Nga được. Điều mà Mỹ không muốn. Chính vì thế khả năng Mỹ nhượng bộ Nga về UK không có, còn ông UK sống chết thế nào thì do ông.
Tại sao lại thế. Bởi vì khác với TQ lúc bắt tay với Mỹ để chống Liên Xô, trước đó đã có giai đoạn Nga-Trung mâu thuẫn nhau. Hiện tại thì điều đó không xẩy ra. Và Nga cũng không thể hục hặc với TQ bây giờ. Ngược lại Nga còn có vẻ muốn chứng tỏ cho TQ “sức mạnh” của mình trước Mỹ, để cân bằng mối quan hệ với TQ. Vấn đề tâm lý văn hoá của Nga và TQ cũng khác nhau. TQ về bản chất không muốn “đi đầu”, nên nó nhường cái đó cho Nga. TQ muốn có miếng càng kín tiếng càng tốt. Còn ông Nga thì muốn có tiếng, để rồi có miếng. Hai cách tiếp cận vấn đề quốc tế là khác nhau.
Việc Nga rút khỏi Syria, tôi luôn hiểu theo khía cạnh tránh bẫy, chứ không hiểu theo khía cạnh giúp Syria thế đã đủ. Còn tình hình Syria tiếp theo thế nào là phụ thuộc vào chính phủ nước này, I ran. Mâu thuẫn hay đồng quyền lợi giữa liên minh Mỹ-Thổ-Ả rập Sa uđít.
Nếu Mỹ mà giải hoà được với Nga là tốt nhất với VN. Vì thế việc Nga rút quân khỏi Syria là tốt cho VN, vì nó tạo cơ hội cho Mỹ Nga có thể quan hệ trở lại. Nhưng VN cũng đừng hi vọng quá vào Nga, vì Nga không thể bỏ TQ vào thời điểm hiện tại. Cho nên tôi mới nói. Nga sẽ giúp VN hiện đại hoá quân đội nếu không phải đánh nhau với TQ. Như vậy nó phụ thuộc vào ông hiện đại hoá thế nào. Hiện đại hoá theo hướng tự lập thì mạnh lên được. Còn hiện đại hoá theo hướng phụ thuộc vào sự yểm trợ kỹ thuật Nga thì lại yếu đi. Hãy nhìn I ran và Bắc Triều tiên mà học.
langtubachkhoa
Bác Phó, tôi k hề nói Mỹ sẽ nhượng bộ Nga về Ukr, thậm chí còn tiếp tục dánh nhau, nhưng như lời phát biểu của Trump ở trên, ông ta muốn bắt Đức và hàng xóm của Ukraine (kiểu Ba Lan, Sec, Slovakia, etc.) phải "lãnh đạo" việc này, nói cách khác, Mỹ muốn đầu trò đánh Nga, nhưng k ra mặt mà bắt các nước khác làm việc đó, còn Mỹ bề ngoài vẫn vui vẻ với Nga. Làm được việc đó, Mỹ vừa tận dụng đựoc Nga ở những chỗ khác, đồng thời ngăn các nước EU kia bình thường hóa quan hệ với Nga. Dĩ nhiên phe chính trị thân Tây của Ukraine cũng mong muốn việc này, dù cuộc chiến đem Ukraine làm chiến trường chỉ đem lại khổ sở cho chính dân Ukraine

Trong cuộc khủng hoảng Ukr này, khi Maidan nổ ra lúc đầu, Mỹ k hề ra mặt dù họ mới là đầu trò. Mọi người nhìn chỉ cảm thấy đây là biểu tình do EU chủ xướng vì Kiev k ký hiệp định hợp tác. Chỉ đến khi biêu tình khó khăn, Mỹ mới phải lô bằng việc gui Nuland và McCain đến đó, nhưng lại nói họ đến với tư cách cá nhân. Mỹ chỉ chịu lộ mặt chính thức khi vụ Crimea nổ ra.

Từ 90s đến nay, Mỹ luôn đánh Nga nhưng luôn giữ bộ mặt vui vẻ thân thiện. Vụ Ukraine này khiến Mỹ trở thành kẻ thù công khai của Nga, điều Mỹ k muốn. Như vậy có thể thấy, điều mà Trump nói là muốn thiết lập lại như ban đầu, bề ngoài tử tế với Nga vậy.

Trump cũng nói sẽ tiếp tục quá trình bình thường hóa quan hệ với Cuba, dù ông ta nói sẽ làm sao để Mỹ có lợi hơn. Có thể thấy chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn sẽ nối tiếp, khắc phục những gì chính quyền hiện nay chưa làm dudợc, phát huy tiếp cái đã làm đựoc

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 22 2016, 12:04 PM)
Trump có cái gì đó giống như Reagan, đặc biệt là khả năng thu hút khán giả. Trong một chế độ dựa trên bầu cử tổng thể, thì ứng cử viên phải là một dạng diễn viên ưu tú (NSƯT), chứ giỏi không thì không đủ. Có điều Reagan dựa trên tôn giáo, còn Trump thì dựa trên “ảo tưởng” lật đổ hệ thống, vì ông ta không phải là chính trị gia nhà nghề. Gọi là ảo tưởng bởi ông ta cũng nằm trong hệ thống đó. Thường một nhân vật như Trump, là “đại gia” thì không bao giờ tham gia trực tiếp vào hệ thống chính trị. Việc tham gia này chứng tỏ sự khủng hoảng của nước Mỹ, điều này nghe có vẻ buồn cười, nhưng đó là một thực tế.
Nước Mỹ hiện nay vẫn rất mạnh, và tiềm năng của nó rất lớn, nhưng sức mạnh vật chất ấy không được điều hoà đồng đều. Không phải người dân Mỹ nào cũng được hưởng, và điều này càng trở nên sâu sắc. Từ đó nó dẫn đến hai cực, hoặc là cực hữu, tức là tìm sự đồng thuận bằng việc ăn trên lưng các nước khác, khẳng dịnh bằng vũ lực sức mạnh Mỹ. Hoặc là cực tả (giống như Sanders). Hilary Clinton thực ra là loại “nửa nạc nửa mỡ”.  Bên ngoài nhìn vào thì thấy OK, nhưng cái nhìn cuả người Mỹ thì chưa chắc đã vậy.
Chính vì thế gọi là cá cược ở đây cũng được, tôi tin khả năng Trump lên thành tổng thống dễ hơn Clinton.
Hiện tại Nga cũng bị kẹt chứ tình hình không đơn giản. Việc Mỹ đồng thời tấn công cả Nga và TQ có thể coi là bất lợi chiến lược của Mỹ.  Nhưng khả năng Nga-Mỹ bắt tay nhau vào thời điểm này hơi bị khó, và câu chuyện không biết kéo dài bao lâu. Hiện nay, Mỹ lợi dụng tất cả những gì Nga làm được cho Mỹ ở Syria, nhưng đổi lại thì Nga không có được sự nhượng bộ nào. Tình hình UK đóng băng, nhưng nó có thể bùng trở lại. Và việc đóng băng UK sẽ giúp cho EU không tiến lại gần Nga được. Điều mà Mỹ không muốn.  Chính vì thế khả năng Mỹ nhượng bộ Nga về UK không có, còn ông UK sống chết thế nào thì do ông.
Tại sao lại thế. Bởi vì khác với TQ lúc bắt tay với Mỹ để chống Liên Xô, trước đó đã có giai đoạn Nga-Trung mâu thuẫn nhau. Hiện tại thì điều đó không xẩy ra. Và Nga cũng không thể hục hặc với TQ bây giờ. Ngược lại Nga còn có vẻ muốn chứng tỏ cho TQ “sức mạnh” của mình trước Mỹ, để cân bằng mối quan hệ với TQ. Vấn đề tâm lý văn hoá của Nga và TQ cũng khác nhau. TQ về bản chất không muốn “đi đầu”, nên nó nhường cái đó cho Nga. TQ muốn có miếng càng kín tiếng càng tốt. Còn ông Nga thì muốn có tiếng, để rồi có miếng. Hai cách tiếp cận vấn đề quốc tế là khác nhau.
Việc Nga rút khỏi Syria, tôi luôn hiểu theo khía cạnh tránh bẫy, chứ không hiểu theo khía cạnh giúp Syria thế đã đủ. Còn tình hình Syria tiếp theo thế nào là phụ thuộc vào chính phủ nước này, I ran. Mâu thuẫn hay đồng quyền lợi giữa liên minh Mỹ-Thổ-Ả rập Sa uđít.
Nếu Mỹ mà giải hoà được với Nga là tốt nhất với VN. Vì thế việc Nga rút quân khỏi Syria là tốt cho VN, vì nó tạo cơ hội cho Mỹ Nga có thể quan hệ trở lại. Nhưng VN cũng đừng hi vọng quá vào Nga, vì Nga không thể bỏ TQ vào thời điểm hiện tại. Cho nên tôi mới nói. Nga sẽ giúp VN hiện đại hoá quân đội nếu không phải đánh nhau với TQ.  Như vậy nó phụ thuộc vào ông hiện đại hoá thế nào. Hiện đại hoá theo hướng tự lập thì mạnh lên được. Còn hiện đại hoá theo hướng phụ thuộc vào sự yểm trợ kỹ thuật Nga thì lại yếu đi. Hãy nhìn I ran và Bắc Triều tiên mà học.
*

Phó Thường Nhân
Phi vụ UK không chỉ có Mỹ nhúng tay vào, mà có cả EU, và đặc biệt là Đức,có sự tiếp tay của Ba lan. Trong phi vụ này, thì EU cũng lá mặt lá trái. Các lực lượng chính trị Maidan là theo Đức ngày xưa, hoặc xuất phát từ vùng đất UK ngày trước nằm trong đế quốc Áo-Hung (tức là ảnh hưởng văn hoá Đức, vì người Áo cũng là người Đức), với trung tâm là lơ vốp (Lvov, mà bây giờ họ gọi theo tiếng địa phương là lviv). Ảnh hưởng Áo Hung này còn thông qua đạo chính thống nhưng phụ thuộc vào nhà thờ La Mã (người ta gọi là Uniate). Như vậy là có cả vấn đề UK liên minh với EU hay nhập liên minh Á-Âu trước khi nói tới vấn đề nhập NATO.
Nhưng khi Mỹ thò mặt ra thì EU lại “giả nai” ngơ ngác. Bởi vì nó chủ yếu là dùng sức mạnh mềm, và EU vừa muốn giành giật UK vừa muốn chơi với Nga, bắt cá hai tay. Đến khi Nga cự lại, thì EU bị Mỹ ép bắt buộc phải thực hành cấm vận. Như vậy nếu Mỹ là con Hổ, thì EU là con ..linh dương (là một loại báo nhỏ). Điều mà Trump muốn là EU phải thành con báo, nhưng phải tâm phục khẩu phục con hổ.
Việc Trump yêu cầu Hàn quốc đóng góp thêm, cũng phản ánh quan hệ Mỹ-Hàn như thế nào, và hé lộ cho người ta thấy Hàn phát triển thế nào. Với Hàn quốc, thì vì Mỹ nắm chủ quyền chính trị ở đây, Hàn lấy thế đó để quậy Mỹ (nhập khẩu công nghệ, tiếp cận thị trường,..). Mỹ vì nhu cầu chính trị, đã để qua nhưng chuyện đó, vì Hàn quốc mà vững thì thế trận của Mỹ cũng mạnh hơn. Đây chính là điều bí ẩn giải thích tại sao Hàn, Đài, Sing,.. lại phát triển và là những nước duy nhất phát triển trong những nước chơi với Mỹ. Tất nhiên nó phải giỏi mới quậy được. Còn như tôi nói, VN cộng hoá, có thể quậy như thế nhưng không làm được. Bây giờ VN cũng có cái gì đó tương tự. Vậy ta có quậy được không. Có biến việc một nước Vn mạnh là đi đồng quyền lợi khách quan với Mỹ không. Cái bẫy để sập vào rất nhiều, từ đa nguyên đa đảng lề trái đến địa phương chủ nghĩa, bè phái, ăn xổi, ở trong nước.
Trở lại với Hàn, Trump như vậy là nó vặc lại, nói rằng Hàn đã được lợi thế, thì phải chia xẻ. Cái thái độ này chính là điều tôi nói ở bên trên. Trước những khó khăn của chính mình, thì Mỹ có hai thái độ. Hoặc làm cho xã hội ôn hoà hơn bình đẳng hơn (Sanders) hay là ép “chư hầu” phải chi trả , chia xẻ gánh nặng cho mình. Cái kiểu này là Trump.
langtubachkhoa
Tôi rất để ý đến chương trình thay thế nhập khẩu của Nga. Nhìn vào những gì Nga ưu tiên làm trước trong chương trình này, có thể hé lộ ra rất nhiều điều về quan hệ Nga-phương Tây. Nhưng có 1 mặt hàng tôi luôn để ý từ trước: đó là dược phẩm. Dù phương Tây chưa hề có ý định ngừng giao dịch buôn bán trao đổi với Nga về các mặt hàng này, nhưng Nga đã tích lũy dược phẩm và tiến hành thay thế ác liệt. Đã có nhiều tin như thế, và phía duoi cũng chỉ là 1 trong số những tin. Trước đó Nga đã nhân cơ hội giá thuốc Tây tăng cao (do rup mất giá) để lăng xê thuốc nội địa, nhưng việc ráo riết thay thế thuốc như vậy, tôi thường chỉ tháy khi chiến tranh đang đến. Có lẽ Nga đã chuẩn bị cả kịch bản tồi nhất trong quan hệ với phương Tây.


Nga sắp đưa ra thị trường những loại thuốc mới
Những loại thuốc giảm đau mới nhất của Nga sắp được đưa ra thị trường, - đó là thông báo của Thứ trưởng Y tế Igor Ghahramanyan tại phiên họp toàn thể của Duma Quốc gia hôm thứ Ba.
"Tôi muốn nói rằng cơ sở bào chế dược phẩm Matxcơva của chúng ta có gói lớn các loại thuốc mới, ngay hôm nay có thể sử dụng để giảm đau và hàng loạt các loại thuốc khác trong năm tới đây sẽ được giới thiệu ra thị trường, bao gồm cả thuốc trong hình thức hiện đại, tiện lợi cho bênh nhân khi sử dụng", — Thứ trưởng Ghahramanyan cho biết.
Theo lời ông, Bộ Y tế Liên bang Nga đang tích cực phối hợp với Bộ Công-Thương trong công tác nghiên cứu sáng chế và thúc đẩy sản phẩm Nga theo hướng thay thế nhập khẩu.
"Chúng tôi tập trung quan tâm để các loại thuốc chất lượng cao của chúng ta sẽ được cung cấp trong phân khúc giá thấp dễ tiếp cận dành cho cư dân trong nước", — Thứ trưởng nhấn mạnh.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/russia/20160323/...l#ixzz43fxLw4gG


My dinh dat vu khi hay co so ha tang quan su o VN???
Nếu ở Việt Nam xuất hiện kho tàng của quân đội Mỹ…
Người đứng đầu Ban chỉ huy đảm bảo hậu cần-kỹ thuật của quân đội Hoa Kỳ là Trung tướng Dennis Via mới đây tuyên bố quân đội Mỹ có kế hoạch thiết lập hệ thống các kho tàng tiên tiến ở Đông Nam Á.

Địa điểm dự trù bố trí kho tàng là Campuchia và Việt Nam.

Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/vietnam/20160322...l#ixzz43fyByii9


Nga sắp giúp giấc mơ ô tô Việt Nam thành hiện thực?
Nghị định thư liên Chính phủ Việt-Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam đã được ký kết.
Được sự ủy quyền và đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 20-22/3, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã dẫn đầu đoàn công tác Việt Nam có chương trình làm việc tại Liên bang Nga.

Sáng​ 21/3, tại Trụ sở Bộ Công thương Nga, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, đại diện cho Chính phủ Việt Nam cùng với ông Denis Manturov, Bộ trưởng Bộ Công ​Thương Liên bang Nga, đại diện cho Chính phủ Liên bang Nga đã ký Nghị định thư liên Chính phủ Việt-Nga về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải có động cơ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo Nghị định thư được ký kết, tổng hạn ngạch nhập khẩu ôtô vào Việt Nam sẽ đạt 2.550 chiếc trong vòng 3 năm, linh kiện ôtô đạt 13.500 linh kiện trong vòng 5 năm và nội địa h​óa sản xuất từ 40 đến 50% cho tới năm 2025.

Bộ trưởng Bộ Công ​Thương Liên bang Nga Denis Manturov cho biết nghị định thư lần này được xem là dự án đầu tiên hợp tác song phương nhằm phát triển Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Việt Nam với các nước thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEC), góp phần tăng kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước trong lĩnh vực đầu tư và sản xuất công nghiệp.

Về phần mình, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết đã từ lâu, Việt Nam luôn mong muốn có được sản phẩm ôtô sản xuất tại Việt Nam với hàm lượng nội địa hóa đáng kể.

Do đó, việc thiết lập các dự án liên doanh lắp ráp sản xuất phương tiện vận tải tại Việt Nam, ngoài ý nghĩa là một phần của FTA Việt Nam ký với EAEC hồi tháng 5/2015, còn có ý nghĩa quy hoạch chiến lược ngành ôtô của Việt Nam.

Liên quan đến việc Việt-Nga hợp tác để sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam, trước đó nhiều ý kiến đã bày tỏ kỳ vọng Nga có thể giúp Việt Nam thay đổi "cuộc chơi" trong ngành công nghiệp ô tô khi suốt 20 năm qua, dù nhiều doanh nghiệp FDI của Nhật, Hàn, châu Âu vào Việt Nam đầu tư sản xuất ô tô nhưng công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chỉ là lắp ráp, tỷ lệ sản xuất nội địa của các doanh nghiệp ô tô trong nước rất thấp.

Đặc biệt, có ý kiến hy vọng với quan hệ thân thiết giữa Việt Nam và Nga, Moscow sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất động cơ ô tô cho Việt Nam, điều mà các quốc gia khác đã đầu tư vào ngành ô tô Việt Nam trước đó chưa từng làm.

"Nga là bạn hàng truyền thống của Việt Nam, hai bên đã có niềm tin vào nhau. Khi Nga mở các nhà máy sản xuất ô tô ở các nước khác, họ vẫn có thể chuyển giao công nghệ để tạo ra quy trình sản xuất khép kín. Chúng ta hoàn toàn có thể tin vào sự giúp đỡ của Nga", ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội nhấn mạnh.

http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/ng...n-thuc-3303531/
langtubachkhoa
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm của riêng Nga chèn ép nhóm “Big Three”
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm của riêng Nga đã bắt đầu đi vào hoạt động, buộc nhóm "Big Three" phải rút lui dần khỏi thị trường nhạy cảm này, Bloomberg đưa tin.
Trong 3 tuần qua, hai cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế hàng đầu là Moody’s Investors Service và Fitch Ratings cho biết sẽ ngừng xếp hạng tín nhiệm của Nga, thay vì để chính phủ Nga kiểm soát chi nhánh tại quốc gia này.
Cùng lúc, công ty xếp hạng tín dụng của Nga là ACRA đã rục rịch trám vào chỗ trống, bắt đầu công bố báo cáo từ nửa cuối năm 2016.
Moscow bắt đầu xiết chặt hoạt động của các cơ quan xếp hạng nước ngoài, sau khi bậc tín nhiệm của Nga bị hạ trong năm ngoái xuống dưới mức đầu tư lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ.
Nối tiếp sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, nhiều tài phiệt thân cận với chính quyền Tổng thống Vladimir Putin đã bị Mỹ trừng phạt. Các cơ quan xếp hạng tín nhiệm buộc phải xem xét lại xếp hạng của các ngân hàng Nga thuộc sở hữu của những cá nhân có tên trong "danh sách đen".
Về phần mình, Bộ Tài chính Nga cho rằng nhóm "Big Three" đã đưa ra các đánh giá phiến diện khi không hiểu rõ về những ngân hàng này. Ngân hàng Trung ương Nga đã ngừng sử dụng đánh giá của S&P, Moody’s và Fitch từ cuối năm ngoái để điều hành hệ thống nhà băng.
Bộ và Ngân hàng Trung ương Nga lên kế hoạch thay thế nhóm "Big Three" bằng ACRA để đánh giá chất lượng tín dụng của khoản đầu tư.
Tuần trước, Moody’s tuyên bố sẽ đóng cửa liên doanh tại Moscow. Tháng Hai, Fitch cũng đánh tiếng sẽ ngừng xếp hạng tín nhiệm các công ty của Nga. Standard & Poor’s thì cho hay đang đàm phán với Ngân hàng Trung ương về khả năng duy trì hoạt động dưới các bộ luật mới.
ACRA nộp đơn xin giấy phép hoạt động tại Nga kể từ ngày 29/2. Công ty có 27 cổ đông, bao gồm ngân hàng Sberbank, Raiffeisenbank và Severstal PAO. Mỗi ngân hàng nắm giữ 3,7% trong số 44 triệu USD vốn điều lệ.

http://bizlive.vn/the-gioi/co-quan-xep-han...ee-1637886.html
langtubachkhoa
Bay gio hinh anh quan doi Nga lai cang duoc to diem dep nhi. Sau cong vien quan su, bay gio la tour du lich. Co le ngay ca thoi the chien thi hinh anh quan nhan cung chi den nhu vay. Vua tiet kiem ngoai te du lich nuoc ngoai, vua thuc hien giao duc cong tac "an ninh tu tuong"


Nga mở tour du lịch đến nhà máy chế tạo xe tăng
Nhà máy Uralvagonzavod dự kiến mở tour du lịch quân sự đón khách thăm quan bắt đầu từ cuối năm 2016.


Ngày 21/3, Uralvagonzavod, nhà máy chế tạo xe tăng nổi tiếng nhất của Nga ra thông cáo báo chí cho hay, đang lên chương trình 'Voyentur' (Du lịch quân sự) dự kiến sẽ bắt đầu diễn ra vào cuối năm nay.

Theo đó, du khách có thể thăm toàn bộ khu vực nhà máy, nơi thường đóng cửa đối với công chúng, được phép tận mắt quan sát các thiết bị quân sự do Uralvagonzavod sản xuất và lịch sử của nhà máy.

Những người đến tham quan nhà máy, được đặt tại thành phố Nizhny Tagil, ở dãy núi Ural, sẽ có thể đến thăm các phân xưởng nơi dòng xe tăng T-34 huyền thoại từng được chế tạo.

Tour du lịch quân sự này còn bao gồm một chuyến thăm đến Bảo tàng Xe bọc thép, với hơn 1.000 mẫu vật trưng bày, từ xe tăng T-34 đến T-90, cũng như các mẫu xe bọc thép, đạn dược, và các thiết bị cá nhân khác do nhà máy sản xuất, cùng với những cuốn sách quý hiếm, sách văn học và tranh ảnh khác.

Phần cuối cùng của chuyến tham quan sẽ là một cuộc trình diễn của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90. Ngoài ra, các nhà tổ chức chương trình còn hứa hẹn tổ chức một bữa tiệc trưa tại nhà ăn công nhân.

Mặc dù ảnh hưởng từ lệnh cấm vận từ Mỹ và phương Tây kéo theo thu nhập của người dân sụt giảm tuy nhiên thị trường du lịch trong nước ở Nga đang trở nên vô cùng sôi động.

Hãng tin Sputnik dự đoán, năm nay, nhu cầu đối với các tour du lịch trong nước vào đợt lễ tháng Năm có thể sẽ lớn hơn nhiều hơn so với năm ngoái. Đặc biệt phổ biến trong lễ tháng Năm là các tour đến Sochi, Crimea và Saint Petersburg.

Ngoài chuyến thăm nhà máy "Uralvagonzavod" với màn trình diễn xe tăng T-90 chuyển động còn có các chuyến tham quan bằng xe bus đến tỉnh Pskov kèm theo chuyến đi đến "đường mòn Putin" và "cây Putin" ở Izborsk, nơi tổng thống nước Nga từng đi dạo.

Trước đó, vào tháng 2 năm nay, Ban lãnh đạo KamAZ đã quyết định mở cửa các nhà máy của mình đón du khách tham quan.

KamAZ cho biết, tham gia các tuyến du lịch đi qua các nhà máy của hãng trên lãnh thổ Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga, khách thăm sẽ có dịp tận mắt chứng kiến toàn bộ chu trình sản xuất lắp ráp xe tải.

Các tour đầu tiên được dự kiến vào tháng 3 năm 2016. Nhà sản xuất lưu ý rằng, du lịch công nghiệp đến các nhà máy của KamAZ sẽ thu hút sự quan tâm của không chỉ riêng người Nga mà cả du khách nước ngoài.


http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...e-tang-3303643/


Sung gay choang Duc nhap tu Nga

Đức nhập khẩu 2.000 khẩu súng của Nga
Theo Sputniknews, Tập đoàn Tehmash của Nga vừa gửi đến Đức lô đầu tiên tổ hợp súng gây choáng Pyrodefender theo hợp đồng được ký trước đó giữa hai bên.

Khách hàng đặt mua 2000 bộ thiết bị là chuỗi bán lẻ lớn nhất châu Âu chuyên buôn bán các loại vũ khí thể thao và phương tiện tự vệ, phòng báo chí của tập đoàn công bố.

Tổ hợp vũ khí tự vệ của Nga làm việc theo nguyên tắc lựu đạn gây choáng mà các cơ quan công lực sử dụng để tạm thời vô hiệu hóa đối phương.
Tuy nhiên, khác với lựu đạn, Pyrodefender có thể được sử dụng nhiều lần. Loại súng ngắn này trông giống như súng gây chấn thương "Osa" của Nga và có các ổ đạn thay thế. Ngoài ra, hệ thống không gây ra bất kỳ thiệt hại vật lý nào nếu được sử dụng đúng theo hướng dẫn.

Mối quan tâm từ nhiều nước đến phát triển của chúng tôi là do thực tế trên thế giới hiện nay không có thiết bị nào cho bộ phận dân sự tuổi thành niên và có khả năng gây ảnh hưởng đến kẻ hung hãn tương tự như những lựu đạn gây choáng của các cơ quan đặc nhiệm, Tổng giám đốc tập đoàn "Tehmash" Sergey Rusakov cho biết.

Ở thị trường Nga, súng lục gây sốc đã được ra mắt hồi năm 2014 dưới thương hiệu "Antidog".

Được biết, không chỉ có súng gây choáng, vũ khí hạng nặng của Nga hiện cũng đang được một số nước châu Âu bày tỏ sự quan tâm đặc biệt, trong đó có súng chống tăng RPG-30.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/duc...ua-nga-3303612/


Ukraine bay gio cung duong, cai gi cung lam. Dung co dai mua vu khi hay thiet bi gi cua Ukraine nua nhe. O Iran co may bay dung cong nghe Ukraine bi roi, hic hic. Bay gio cai gi Ukraine cung so, tru khi k con lua chon, k thi cu tranh xa

Cơ quan quân sự Croatia đang nghi ngờ Ukraine cung cấp các máy bay MiG-21 sử dụng linh kiện giả, trôi nổi, kém chất lượng.

Croatia nghi ngờ Ukraine bán MiG-21 giả, kém chất lượng


Theo tin của báo “Jutarnji list” của Croatia ngày 22 tháng 3, cảnh sát quân sự Croatia đang nghi ngờ rằng những máy bay tiêm kích MiG-21 mà không quân nước này (CAF - Croatian Air Forces) nhận được từ Ukraine không phải là những chiếc máy bay nguyên bản, sản xuất dưới thời Liên Xô cũ.

Cơ quan thực thi pháp luật nước này nghi ngờ rằng, trên những máy bay tiêm kích đánh chặn mà không quân nước này mới nhận được từ Ukraine, số seri đã bị dập xóa, mã số phụ tùng không tương ứng với tài liệu đính kèm và không có dấu hiệu máy bay mới được tiến hành đại tu.

Công tác điều tra bắt đầu sau một loạt các trục trặc xảy ra trên các máy bay tiêm kích đã qua sử dụng, được nước này mua về từ Ukraine. Các kỹ sư nước này sau khi kiểm tra đã phát hiện ra tình trạng các linh kiện của nó có thể đã được lắp ráp từ các bộ phận mua ở những nước khác nhau.


Được biết, lực lượng không quân Croatia đã nhận những máy bay này trong khuôn khổ Hiệp định về sửa chữa và mua các máy bay MiG-21 BISON tổng trị giá 133 triệu USD, được ký kết hồi tháng 7 năm 2013 với công ty xuất nhập khẩu quốc phòng Ukraine "Ukrspetsexport".

Hồi tháng 6-2013, tờ "Jane's Defense Weekly" cho biết, ngày 10 tháng 6 Bộ Quốc phòng Croatia tuyên bố, họ đã lựa chọn để Ukraine tiến hành nâng cấp máy bay chiến đấu MiG-21BIS của mình. Đây là lần thứ hai Ukraine đảm đương nhiệm vụ nâng cấp máy bay chiến đấu cho nước này.

Được biết, trước đó nửa tháng, các công ty hàng không của nước này cũng đã tranh thầu thành công ở Croatia, trong gói thầu nâng cấp máy bay trực thăng đa năng Mi-8 của quân đội nước này, được công bố vào ngày 31 tháng 5.

Theo dự kiến, MiG-21 của Croatia sẽ nghỉ hưu trong năm 2013, nhưng kế hoạch trang bị một loại máy bay mới để thay thế đang gặp trục trặc trong một thời gian dài. Do đó, Bộ Quốc phòng nước này quyết định tiến hành nâng cấp lớn và mua thêm MiG-21 cũ để tạm thời sử dụng một thời gian nữa.

Mặc dù Bộ Quốc phòng Croatia khi đó không công bố cụ thể công ty nào của Ukraine trúng thầu, nhưng theo suy đoán, có khả năng là Công ty Hàng không Odessa, bởi vì kế hoạch nâng cấp máy bay MiG của chính Ukraine chủ yếu do công ty này phụ trách.

Theo hãng tin “Jutarnji list” nhận định, một phần trong số những máy bay MiG-21 cũ mà Kiev bán cho không quân nước này có thể thuộc sở hữu của Không quân Yemen, điều mà Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Ả Rập này đã thông báo thanh lý trước đây.

Theo thông tin của cảnh sát quân sự Croatia, máy bay có thể được lắp ráp từ các bộ phận mua trôi nổi, kém chất lượng ở những nước khác trên thế giới. Nguồn linh kiện này có thể tháo từ các máy bay cũ do Liên Xô sản xuất hoặc các phiên bản đồng dạng do các nước Xã hội Chủ nghĩa cũ chế tạo.

Cụ thể, có những dấu hiệu nghi ngờ nghiêm trọng rằng, phần thân máy bay là từ Bulgaria, phần cánh có xuất xứ từ Algeria. Nguồn tin của tờ báo này khẳng định rằng, thân máy bay từ Bulgaria có thể thuộc về những chiếc tiêm kích mà Sofia từng báo cáo trước NATO về việc đã hủy bỏ, sau khi gia nhập khối này.


Ukraine đã từng buôn lậu linh kiện MiG-21 từ Nga


Máy bay MiG-21 là một máy bay tiêm kích đánh chặn cổ điển, được thiết kế bởi hai viện thiết kế Mikoyan và Gurevich vào những năm 50 của thế kỷ 20. Ở Nga những máy bay này đã được cho về hưu từ những năm 1990, hiện nay chúng chỉ còn hoạt động trong không quân của một số nước Đông Âu, Trung Đông và châu Á.

Trước đây, không quân Ukraine có tới 240 máy bay MiG-21, nhưng những chiếc máy bay này đã được cho nghỉ hưu ngay từ đầu thập niên 90. Với sự yếu kém trong công tác bảo dưỡng và khả năng quản lý lỏng lẻo, những chiếc máy bay này hiện rất có thể đã trở thành phế liệu.

Nếu một số trong 240 chiếc này còn hoạt động được để bán sang Croatia thì rất có thể Kiev đã sử dụng số còn lại trong hoạt động quân sự chống 2 Nhà nước ly khai ở Donbass là Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR).

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ đầu cuộc nội chiến ở miền đông Ukraine (từ tháng 4-2014) đến nay, loại máy bay này chưa từng được sử dụng để tấn công lực lượng ly khai Dobass, bất chấp việc không quân nước này rất thiếu máy bay chiến đấu đã cho thấy, Ukraine không còn MiG-21 nữa.

Do đó, nước này buộc phải mua mỗi nơi một ít linh kiện, phụ tùng về lắp ráp, mông má lại rồi bán sang Croatia, đồng thời “nâng cấp lớn” những chiếc MiG-21BIS cho không quân nước này.

Việc nghi ngờ là Ukraine nhập lậu linh kiện máy bay chiến đấu MiG-21 trôi nổi, kém chất lượng trên thị trường để bán sang Croatia có cơ sở vững chắc khi hồi năm 2015, Hải quan Nga cũng đã bắt giữ được một lô linh kiện của máy bay chiến đấu MiG-21 trên một đoàn tàu từ Moscow đến Odessa.

Khi đó, Tổng cục hải quan Nga thông báo rằng, họ đã bắt giữ được một lô hàng gồm toàn là linh kiện của máy bay MiG-21 buôn lậu sang Ukraine vào ngày 23-6-2015, nhưng kiện hàng được khai báo hải quan dưới dạng các linh kiện, phụ tùng của máy kéo nông nghiệp.

Theo tin tức, hải quan cảm thấy nghi ngờ khi kiểm tra tờ khai hải quan, ghi là lô hàng gồm toàn linh kiện máy kéo cũ vận chuyển bằng đường sắt. Họ đã yêu cầu nhà vận chuyển hàng hóa (được thuê qua trung gian) phá niêm để kiểm tra hàng.

Kết quả sau khi được giám định cho thấy, lô hàng là gồm có các bộ phận truyền động thuộc hệ thống phanh của bánh xe chính trên máy bay tiêm kích MiG-21. Hải quan Nga đã thu giữ được 10 bộ thiết bị loại này trong lô hàng buôn lậu sang Ukraine.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên Hải quan Nga bắt được một vụ buôn lậu linh kiện máy bay chiến đấu sang Ukraine. Hồi tháng 1 năm 2015, cơ quan này cũng bắt được một lô hàng khác là các loại kính chắn gió của máy bay chiến đấu MiG-21.

Vì vậy, khi đó các chuyên gia quân sự cho rằng, rất có thể Ukraine nhập lậu linh kiện máy bay chiến đấu MiG-21 từ Nga để tái trang bị lại những máy bay MiG-21 đã cũ của mình để sử dụng trong cuộc tấn công lực lượng ly khai Dobass hoặc bán sang một nước thứ ba đang sử dụng loại máy bay này.

Với cao buộc mới nhất của phía Croatia, kết hợp với dữ kiện Công ty Hàng không Odessa có thể là nhà thầu nâng cấp MiG-21 cho không quân nước này, mà Odessa cũng chính là điểm đến của những lô hàng thiết bị máy bay nhập lậu từ Nga. Do đó, việc xác định Ukraine mua sắm các thiết bị trôi nổi, kém chất lượng của mình để lắp ráp và đại tu các máy bay cho không quân Croatia là hoàn toàn có cơ sở.


http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-...-luong-3303610/
Phó Thường Nhân
Hiện tại Mỹ không có căn cứ quân sự ở ĐNA lục địa. Mỹ không có căn cứ ở Miến Điện, các căn cứ ở Thái, nơi xuất phát máy bay Mỹ ném bom miền Bắc trước năm 1973, thì đã phải rút. Vào những năm 80, Mỹ cũng phải rút khỏi căn cứ Hải quân ở vịnh Subic (Phi), căn cứ quân sự quan trọng nhất của Mỹ ở ĐNA. Hiện tại, ở ĐNA có Singapure và Malaysia là có căn cứ quân sự Mỹ, theo kiểu dùng chung có đi có lại. Mỹ bán vũ khí cho Sing, trong đó có máy bay chiến đấu. Và Sing được phép dùng căn cứ quân sự của Mỹ ở chính nước Mỹ để luyện tập. Ở Malaysia, cũng có căn cứ không quân chung của Malaysia, trong đó có Úc, Mã, Sing, và Mỹ cùng đóng. Hiện tại Mỹ cũng được phép sử dụng kiểu luân chuyển các căn cứ quân sự của Philipine. Có lẽ trong vùng ĐNA sự hiện diện căn cứ quân sự Mỹ là ít nhất. Sau năm 1975, đặc biệt sau năm 1979, khi VN cho Liên Xô vào Cam ranh thuê đứt (để đổi lại sự ủng hộ của Liên Xô trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới cũng như để giải quyết cái hoạ Pôn pốt) thì cũng không vì thế mà các nước trong vùng mở cửa cho căn cứ quân sự Mỹ.
Hiện tại Mỹ và VN là đồng quyền lợi khách quan, có nghĩa là Mỹ không bảo vệ VN, cũng không tuyên bố ủng hộ VN về chủ quyền biển đảo. Chỉ vì Mỹ muốn hiện diện ở biển Đông, để bảo vệ tuyến hàng hải quốc tế nên thành ra yếu tố cân bằng khách quan với TQ. Về quan hệ kinh tế. Mặc dù VN xuất siêu rất nhiều vào Mỹ, nhưng hàng hoá thực của VN, kiểu cá basa, ..v..v.. thì bị Mỹ đánh dập mặt. VN cũng không được hưởng quyền thương mại tối huệ quốc, cũng không được Mỹ công nhận kinh tế thị trường. Những điều mà Mỹ đã công nhận với TQ. Quyền thương mại tối huệ quốc dành cho TQ, có từ năm 1979. Năm đấy là năm gì, thì chắc ai cũng biết.
Về thương mại quốc phòng, Mỹ cũng không chịu dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận, mặc dù vào thời điểm gần đây, chính phủ Mỹ có cố gắng hơn, nhưng nhà nước của nó thì không. Mà quan trọng là nhà nước, chứ chính phủ thì chỉ có tính tức thời.
VN chịu rất nhiều điều kiện mà một nước quan hệ bình thường với Mỹ cũng không gặp phải. Chính vì thế tôi mới nhận xét là không biết Mỹ muốn gì. Muốn một nước VN hùng mạnh trên thực tế chứ không phải bằng lời nói ve vãn. Hay Mỹ vẫn ấp ủ mộng biến VN thành một dạng UK, trông chờ vào quân xanh quân đỏ của Mỹ.
Với những tín hiệu Mỹ gửi tới, thì tôi chỉ hiểu được là quân đội Mỹ rất muốn được sự ủng hộ và tính đồng minh của VN. Phần còn lại thì không biết.
Khi đã cho đặt căn cứ, có nghĩa là quan hệ hai bên phải tốt hơn nhiều mức độ quan hệ với một nước bình thường. Và các nước khác có quan hệ với VN (TQ, Nga) nó cũng nghĩ như thế, và ứng xử tương đương với giả định ấy. Nhưng như tôi nói ở trên, VN chỉ được tiếng mà không được miếng. Giống như ông nghèo nhưng có cái vỏ sĩ diện là giầu. rồi phải nghiến răng nghiến lợi chịu chơi để nó chấp nhận. Kiểu nó giầu có 1 triệu đô thì nó mua cái túi lancel 1000 đô. Ông có 1001 đô, cũng mua cái túi 1000 đô để làm gì. Để trưng lên facebook ??
Dù thế, có nên gạt bỏ nói không ngay tức thì không ? Không. Có hai điều phải làm. Điều đầu tiên là gửi cái tín hiệu ấy cho TQ. Cái tín hiệu này là. Mỹ nó giới thiệu tôi cái này cũng hay đấy, ông thấy thế nào. Nếu cái đấy không ảnh hưởng gì đến ông, thì nếu tôi chấp nhận, ông đừng nói là tôi không bảo trước. Nếu ông thấy điều đó không chấp nhận được, thì ông phải có cái gì đó bảo đảm cho tôi. Phải giải quyết những vấn đề mà tôi quan tâm, chứ không phải vấn đề ông quan tâm thì tôi giải quyết, vấn đề tôi quan tâm thì ông lờ đi. Và giải quyết thật sự để tôi có thể tin được.
Với Mỹ thì phải tìm hiểu xem thực tế vấn đề thế nào. Ví dụ, ai kiểm soát cái kho ấy, vũ khí bảo vệ cái kho ấy từ đâu. Cái kho ấy có bị coi là nằm ngoài lãnh thổ của tôi như kiểu Đại sứ quán không. Tôi có được dùng gì trong đó không. Tiền dịch vụ, đầu tư, duy trì nó hoạt động lấy từ đâu. Nếu có tiền dịch vụ, VN nhận trách nhiệm giữ kho ấy, có thể sử dụng đồ của nó khi cần nếu Mỹ cho phép vì các hoạt động “nhân đạo” khong. Mỹ có quyền cất giữ, nhưng lúc Mỹ cần thì ông phải nói với tôi. Thời hạn sử dụng rõ ràng. Tóm lại, nếu nó là thứ kho đạn trá hình, VN có thể dùng được, vì Mỹ không muốn can thiệp trực tiếp thì OK. Còn nếu nó là cái ổ để Mỹ can thiệp vào nội tình VN thì thôi.
Sau khi cân được hai câu hỏi trên thì mới có thể tính là làm gì được.
Skywalker
VN tuy phần đông dân chúng ghét TQ, nhưng thực tế là sự hợp tác kinh tế, chính trị với TQ rất lớn và không thể thiếu được sự hậu thuẫn hay mở đường của Nhà nước. Một ví dụ là đường ống cấp nước sông Đà trị giá 2000 tỷ mới đây dã giao thầu cho 1 doanh nghiệp TQ với loại ống "gang dẻo". Chưa biết thực hư thế nào nhưng FBs quan ngại ì xèo vì nghe nói vật liệu này có chứa chì, đồng nghĩa với nguy cơ gây nhiễm độc cho hàng triệu người dùng nước. TQ vốn nổi tiếng vì hàng giả, hàng nhái kém chất lượng xuất sang các nước nghèo, nhưng họ làm được thế là vì quản lý ở VN và các nước nhập khẩu không tinh minh sắc sảo như các viên chức không quân Croatia, chưa kể đến chuyện coi dân như rác và sẵn sàng ăn hối lộ của một số viên chức.

Nêu vấn đề nghèo hèn ra là để nhắc lại cái nền của vận động chính trị - quân sự, chính là tinh thần của nhân dân và cơ cấu tổ chức xã hội. Ukraina từng chia sẻ quá khứ hào hùng của Liên Xô nay trở nên chia rẽ, bạc nhược dưới tác động của các cường quốc là vì sao? Gần 150 trang thảo luận nhưng tôi tìm được rất ít dữ liệu phân tích về quá trình diễn biến (hoặc suy thoái) này. Syria, Iraq, Lybia cũng vậy.

Như vậy thì để củng cố cho các quan sát, nhận định về vận động và toan tính của các tay chơi lớn thì cần phải nhìn sâu vào những yếu tố văn hóa, tiềm năng của quốc gia.

Một số người đã nói "cảm tính" rằng Mỹ đã, đang và vẫn sẽ là siêu cường số một bởi văn hóa và tiềm năng của đất nước này được 'tối ưu hóa'. Chiến lược của các nước nhỏ 'phù thịnh' thì khi phải lựa chọn cũng do đó mà quyết theo chứ chẳng thể đứng ở ngã ba đường mà lần khân xem ngả nào có cơm ngả nào có xôi. Nếu cứ đứng mãi để rồi gục thì lời giải thích khả dĩ nhất chính là VN đã bị mất độc lập chính trị vào tay TQ rồi.

Giả thuyết trên xem ra vận đúng vào trường hợp Ukraina dưới thời Yanukovitch, ở chỗ dùng dằng giữa Nga, Mỹ và EU trong thế kẹt của văn hóa và lịch sử. laugh.gif
Phó Thường Nhân
@Sky,
Thì chủ đề lúc Sky mở là để nói về UK, nhưng với thời gian thì nó trôi nổi đi thành thời sự, nhưng những cái quá trình dẫn tới tình trạnh UK hiện tại cũng rõ đấy chứ. Nếu tôi không lười thì sẽ tổng kết tạm lại.
Còn những gì mà Sky nói ở tiếp, về việc chẩn đoán bên nào mạnh để phù, thì thực ra là sai. Nếu mà đi theo cái tư duy ấy, có nghĩa là không hiểu thế giới hiện tại. Thế giới hiện tại, vào thế kỷ XXI nó lại giống thế kỷ XIX, chứ không giống thế kỷ XX. Tình trạng của nó là “xuân thu chiến quốc”, tất cả đều đánh lẫn nhau, đồng thời cùng chơi lẫn nhau. Nó không có đồng minh vĩnh viễn, mà chỉ có đồng quyền lợi tạm thời.
Nhưng tôi cũng hiểu là tại sao trong tâm lý dân VN có cái điều đó. Với dân lề phải, thì không thể không có cái tâm lý “nhờ Liên Xô” ngày xưa, và họ coi hậu duệ của Liên Xô là Nga.
Với dân lề trái thì là Mỹ, mặc dù hệ quả của việc Mỹ giúp này không có gì là tốt đẹp.
Cả hai tâm lý này đều có “chỗ dựa” ở trong dân. Cái chỗ dựa cuả tâm lý lề phải là những người đã tham gia kháng chiến chống Mỹ chống Pháp. Cái chỗ dựa của tâm lý lề trái là hậu duệ của những người có liên quan tới chế độ VNCH ngày xưa. Nhưng điều đó không có nghĩa là những người nào có liên quan tới chế độ VNCH ngày xưa thì thích Mỹ, cũng như không phải ai tham gia kháng chiến cũng đánh đồng Liên Xô là Nga. Cái này không automatic. Cái “chỗ dựa” này phải hiểu như dạng tiềm năng một dạng định kiến tâm lý khiến họ chấp nhận “tâm phục khẩu phục” điều đó dễ dàng hơn.
Cái tiềm năng này nó có những động năng của nó, góp phần bồi bổ để trở thành chính kiến (option). Những động năng này chính là sức mạnh mềm của hai bên (Mỹ và Nga). Nếu tính sức mạnh mềm thì sức hút của Mỹ rất lớn. Nó lớn vì hệ thống medias thế giới hiện tại là Mỹ và phương Tây khống chế. Báo chí VN, dù là lề phải, cũng sử dụng nguồn đó để trích dẫn. Và như vậy vô hình chung chỉ nói tới “mặt phải của mặt trăng”. Nó lớn vì xã hội Mỹ là xã hội có nguồn gốc nhập cư, nên một người Việt vì một lý do nào đó sang Mỹ, thì có thể thành Mỹ. Bản chất người Việt vốn thích áo gấm về quê (vì đấy cũng là một trong động lực khiến họ di cư), trình độ phát triển của Mỹ cao hơn VN, vậy thì tất nhiên (và là điều bình thường) họ trở thành cái loa cho sức mạnh mềm Mỹ. Ở Mỹ cũng có một cộng đồng lớn người việt. Xuất phát điểm của cái cộng đồng này là những người theo Mỹ, làm cho VNCH (vì VNCH là Mỹ dựng nên), cho nên đây cũng là cái loa lớn nữa cho việc “phù Mỹ”. Và điều này cũng phù hợp với quyền lợi riêng của họ. Họ ở Mỹ thì phải chứng tỏ mình là người Mỹ, “ăn cây nào rào cây ấy”, không kể nếu VN thành tay sai của Mỹ, thì những người này nhất định được Mỹ đưa về VN. Giống như nó đã làm ở Georgia, ở các nước Baltic thuộc Liên Xô cũ. Tất nhiên với việc người Việt bây giờ sang Mỹ học, sinh sống,.. thì cái cộng đồng Việt này sẽ trung hoà hơn. Gần VN hơn. Nhưng cái gốc của nó không thay được.
Nga ngược lại không có được cái sức mạnh mềm này. Không có điều đó. Nó không có không phải chi vì Nga yếu kém hơn về mặt vật chất, mà vì bản chất của chế độ Nga hiện tại là Đại Nga. Chính sách đó không thể cởi mở, và nó sẽ dẫn tới việc người Việt bị kỳ thị. Người Việt ở Nga như vậy sẽ VN hơn, trái với người Việt ở Mỹ. Như vậy khả năng người Việt ở Nga thành cái loa cho sức mạnh mềm của Nga là không có.
Đấy là về mặt dân sự. Còn về mặt quan hệ nhà nước, thì quan hệ của Vn với Nga thoải mái hơn, độ tin cậy cao hơn. Vì thực lực của Nga không thể đảo lộn VN, cũng như VN và Nga có bề dầy quan hệ trong lịch sử hơn. Nếu so sánh Mỹ giúp VNCH ngày xưa, và Liên Xô (mà Nga là hậu duệ) giúp VN,thì rõ ràng độ Liên Xô tin cậy hơn Mỹ đối với đồng minh của mình (cứ cho VNCH là đồng minh Mỹ đi cho nó rộng rãi).
Vũ khí của Nga cũng rẻ hơn Mỹ, VN quen dùng, mức độ hiện đại không kém. Đòi hỏi chính trị ít hơn.Đòi hỏi chính trị ít hơn không phải là “đa nguyên đa đảng” đâu, mà vũ khí của nó chỉ dùng được khi nó cho ông dùng. Muốn đánh đấm gì cũng phải hỏi nó.
Như vậy ảnh hưởng Mỹ Nga là như thế. Tất cả đều nằm trên một cái nền tâm lý “ghét TQ”. Nhưng cái tâm lý “ghét TQ” này cũng có hai mục đích khác nhau:
Với lề trái thì có hai mục đích: 1)chính danh lại. Vì gốc của ông là VNCH, ghét TQ của ông là nhằm chủ yếu vào nhà nước VN, “tố cáo” nhà nước VN hiện tại là tay sai của TQ, từ đó mà vẹo ra là “ông cũng như tôi ngày xưa”. 2)Thực hành chuyện “qua cầu rút ván”, đẩy hẳn VN vào tay Mỹ thì ông mới về được. Như vậy “ghét TQ” thực ra là một dạng lật đổ trá hình. Nếu người VN mà “ghét TQ” theo kiểu lề trái, thì chẳng cần ra HS, TS đánh nhau làm gì cho mệt, mà sẽ đánh lẫn nhau ngay ở Bờ Hồ.
Với lề phải thì rõ ràng là sự lộng hành của TQ, kiểu “cây muốn đứng mà gió chẳng dừng” gây phản cảm,, tức là phản ứng vì chủ quyền dân tộc. Nhưng nhà nước VN hiện tại không bị rơi vào tâm lý “ghét TQ”. Điều đó không phải là dở.
Nhưng khi đã có tâm lý ấy rồi trong dân, thì sẽ có người nhanh tay nhanh mắt dùng nó, như một kiểu dân tuý mị dân. Ví dụ như ông Thăng với việc mua toa tầu TQ chẳng hạn. Ông ấy là bộ trưởng bộ giao thông vận tải. Đơn đưa lên ông ấy chỉ bác đi là OK chứ có gì. Tại sao phải lôi ra trên báo. Chẳng nhẽ ông ấy là bộ trưởng bất lực phải dùng báo chí để điều khiển bộ của chính mình, ngược với cái hình ảnh xông xáo mà ông ấy tạo ra. Nếu thực sự xét đoán công việc, thì phải coi xem việc mua ấy lợi haị chỗ nào, thời hạn sử dụng nó bao lâu, tiền thu về ra sao, và nếu không mua thì giải pháp khác thế nào. Không thể đùng đùng chỉ lấy cớ “nó là TQ” mà bác trong khi nhu cầu không có giải pháp thay thế, chỉ tưởng tượng hão huyền một cái hiện đại nào đó. Y hệt như có 1001 đô, cứ nhất định đòi mua cái túi Lancel 1000 đô, để rồi chỉ còn 1 đô để ăn uống sinh hoạt cả tháng.
Còn cái vụ ống nước, thì thấy nói gọi thầu có 4 ông tham gia, 2 ông TQ, 1 ông Ấn độ, 1 ông Pháp (nhưng sản xuất ở TQ). Thế thì nó cũng xêm xêm nhau chứ hơn gì.
langtubachkhoa
Cai bai nay noi rang: cac elite cua dang Cong Hoa My dang doan ket voi Ted Cruz, mot nguoi ho tung khinh miet, de chong lai Trump, va san sang thua ky bau cu tong thong 2016 nay.

Va ho cung tin rang, Cruz k the thang duoc dang Dan Chu trong ky bau cu tong thong toi vi ong nay qua conservative, nen k duoc su ung ho cua cac moderate conservative.

Tuy nhien, dang Cong Hoa da san sang thu bau cu tong thong 2016, de giu lai thuong vien va ha vien, va lam lai vao 2020

Trong dang cong Hoa My, ho coi Trump la nguoi centrist, con Cruz thi rat la "huu khuynh"

GOP elites line up behind Ted Cruz
Establishment is increasingly prepared to lose with Cruz than hand the party to Trump.



GOP elites line up behind Ted Cruz
Establishment is increasingly prepared to lose with Cruz than hand the party to Trump.
(Tha thu bau cu 2016 trong tay Cruz con hon trao dang vao tay Trump)
http://www.politico.com/story/2016/03/ted-...t-elites-221174



Hien ho dang thuyet phuc cac delegate "phan boi" lai cac voter cua dang cong hoa bang cach k bo phieu cho Trump o Convention
http://www.politico.com/story/2016/03/insi...mination-221172
Phó Thường Nhân
@Sky,
Vừa rồi poste bài, đọc lại cái bác viết, thấy bác viết UK vì không biết ngả mới chết. Nhưng thực tế là do nó không biết đứng giữa mới chết. Ngả về một bên là chết, đứng giữa là sống.
Quan hệ với TQ, không phải hoàn toàn do nhà nước hậu thuẫn mà ra. Nó chỉ là một vế thôi. Ngay từ năm 1991, khi chiến tranh với TQ mới kết thúc, thì bất chấp nhà nước chưa cho phép, giao dịch biên mậu giữa VN-TQ đã xuất hiện. Hàng TQ được dân thồ về, bất chấp nguy hiểm ở biên giới. VN thoát khỏi cái thời kỳ ấy vừa nhờ tiền kiều hối, vừa nhờ buôn ban chui xuyên biên giới với TQ. Đây cũng là cơ sở để cho chính sách đổi mới thành công được. chính sách “đổi mới” thành công được là nhờ 3 nguồn tài chính trong dân : kiều hối, mậu dịch biên mậu, đất đai hoá phép thành tiền.
Hiện nay, chính sách chính trị của VN tương đối mềm mỏng với TQ, nhưng giả dụ nó có cứng rắn, thì cái sức hút về kinh tế kia vẫn lớn. Một cái máy tiện của TQ giá tính bằng tiền ngàn (đô), một cái máy tiện của phương Tây hay Nhật giá tiền triệu(đô). Vì thế chỉ thấy nhập máy cũ của nó. Sự thể nó là như thế.
langtubachkhoa
Tiep ve bau cu tong thong My, Karl Rove chien luoc gia cua dang cong hoa da viet ve lich su cac cuoc chien o Convention, khi ma k ung cu vien nao danh duoc qua 50% so delegate can thiet. Va khi cuoc chien o Convention dien ra, thuong la nhung nguoi dan dau truoc do ve bau cu se bi thua mot nguoi phia sau.

Nguoi phia sau nay co the thang, co the thua trong ky bau cu chinh thuc, nhung o phia dang cong hoa thi co ve xac suat thang sau do cao hon dang DC. Dang DC da co 8 cuoc dau o Convention, va chi co 3 nguoi thang cuoc trong so do thanh cong tro thanh tong thong. Dang cong Hoa co ve nhieu hon, nhung cac cuoc dau o Convention thuong cach day rat lau, khoang dau the ky 20.


At the March 10 Republican debate in Miami, Donald Trump said “I think that whoever gets the most delegates should win”—meaning that if no candidate holds a majority at the GOP’s Cleveland convention, the nomination should go to whoever has a plurality.
A majority, The Donald said, is an “artificial number that was set by somebody.” But decrying the use of what he called a “very random number” is not just whining; it is a demand for radical change.

How radical? The rule that the Republican nominee must win a majority of the national convention has been in force for 160 years, since the party’s first convention in 1856 selected John C. Fremont as its standard-bearer. Five Republicans who went on to become president trailed in the convention when voting began.
In 1860, New York Sen. William H. Seward topped the first ballot with 173½ votes, 60 short of a majority. Abraham Lincoln was behind with 102. His managers feverishly worked the convention’s anti-Seward majority and, probably with the help of promises of patronage, Lincoln closed the gap on the second ballot and won on the third. Angry, a quarter of the delegates stayed with Seward and the convention ended in a split. Still, Lincoln prevailed and became the nation’s savior.
In 1876, Maine Sen. James G. Blaine led on the opening ballot, and Ohio Gov. Rutherford B. Hayes was a distant fifth. But the Ohioan moved up to third place on the fifth ballot and grabbed a majority on the seventh.
Four years later, former President Ulysses S. Grant attempted a comeback after leaving office in 1877. He led the convention for two days through 34 ballots. But on the 35th, delegates began rallying to Ohio Rep. James A. Garfield, who was not even a candidate when the convention began. After one more ballot, Garfield was the GOP nominee.
In 1888, Ohio Sen. John Sherman was the front-runner, but his campaign faltered. This gave an opening to Indiana Sen. Benjamin Harrison, who was in fifth place on the initial ballot. Harrison began moving up on the third ballot and was nominated on the eighth.
The 1920 convention was initially led by Gen. Leonard Wood, who had organized the Rough Riders with Theodore Roosevelt and served as Army chief of staff. Wood had nearly a third of the delegates on the first ballot. In sixth place was Ohio Sen. Warren Harding, who trailed the pack until he moved into third place on the seventh ballot before being nominated on the 10th.

The last time that the Republican who started with the most delegates failed to win the nomination was 1940, when Manhattan District Attorney Thomas E. Dewey led for three ballots—until former Kansas Gov. Alf Landon met with Minnesota Gov. Harold Stassen in a freight elevator behind the stage. The two men then threw their support to utility executive Wendell Willkie, who won on the sixth ballot, beating not only Dewey but also Ohio Sen. Robert Taft.
On the other side of the aisle, three Democratic presidents— James K. Polk in 1844, Franklin Pierce in 1852 and Woodrow Wilson in 1912—were nominated after trailing in early balloting. Five other Democratic nominees lagged behind when voting began. The last was in 1952: Adlai Stevenson did not compete for the nomination before the convention.
Mr. Trump is probably correct that if he falls short on the first ballot by only a handful of votes, 20 or so, he is the likely nominee. But if he is down by a larger number, say 100 to 200, he could be in trouble. Mr. Trump surely knows this, which is why he threatened “riots” if he is denied the nomination.
The reality-TV star also said the effect would be to “disenfranchise” his supporters. Nonsense. After all, following Tuesday’s contests, Mr. Trump has received 37% of the votes so far. He has yet to break 50% in a single state. By the end of the primaries, most Republicans are likely to have voted for someone else. Would giving Mr. Trump the nomination “disenfranchise” them?
Mr. Trump should stop demanding to be treated differently than any GOP candidate before him, including Abraham Lincoln. Rather than try to change the rules in the middle of the contest, he should focus on gaining the nomination outright by winning 55% of the remaining delegates. If he can’t, he must convince the convention that he is worthy of a majority. Given how badly he does in polls against Hillary Clinton, that may be difficult.


http://archive.is/Bka5s#selection-4369.247-4369.261
langtubachkhoa
Mấy bố phe conservative đang anti trump với lý do ông này quá tự do, k conservative như họ.
NHưng bây giờ lộ ra là cựu chủ tịch hạ viện và đã từng chạy đua đề cử tổng thống của đảng cộng hòa Newt Gingrich đang bí mật ủng hộ Trump. Dĩ nhiên Trump được thế này chắc chắn phải có nhiều nhân vật thế lực nâng đõ, nhưng bọn họ đều ngại k dám ra mặt (gần đây có thêm người công khai), nhưng k ngờ lại là ông này, một nhân vật conservative và chưa tuyên bố công khai ủng hộ Trump.

NHưng có 1 điều khá rõ, lúc nào các elite cua đàng cộng hòa cũng nói thà ủng hộ Cruz còn hơn Trump, dù tin rằng Cruz sẽ thua ở kỳ bầu cử tổng thống sắp tới (do quá conservative và cực đoan,ông này đã từng cầm đầu phong trào đóng cửa chính phủ để phản đối Obamacare).

Thực ra cái gọi là conservative, liberian, moderate ở Mỹ cũng khá là phức tạp.
Đại khái conservative thì ủng hộ nhà nước gọn nhe, chỉ làm và đảm bảo luật, giảm thiểu can thiệp kinh tế, giảm thuế và phúc lợi xã hội đến tối đa, tự do cạnh tranh nhất, mở rộng bành trướng chiếm đoạt thị trường đối ngoại. Phản đối nạo phá thai, hôn nhân đồng tính, etc.

Liberian: ngược lại trên và thích bảo hộ thị trường

Nhưng tôi xem kỹ lại thì thấy Trump cũng chẳng khác lắm những người như Cruz, chỉ là cách thức làm việc linh hoạt hơn và có thể thương lượng, con Cruz thì hăng máu hơn, ít mềm dẻo và quyền biến hơn. Trump ăn nói có tính populist và đem lại cho người nghe có cảm giác ông ta moderate (ôn hòa) hơn, chứ về bản chất, tôi chưa thấy Trump khác Cruz chỗ nào về đường lối, chính sách (từ kinh tế, xã hội, đến đối ngoại, nhập cư).

Có lẽ Những nguoi chống Trump có lẽ dên từ các nghị sĩ sợ chỗ của mình sẽ k vững chắc ở kỳ bầu cử 2016 sắp tới nếu Trump thành ứng cử viên mà thôi

http://www.thedailybeast.com/articles/2016...p-campaign.html
http://www.slate.com/articles/news_and_pol...nald_trump.html


Clinton noi rang truoc 3/2009 thi k dung email ca nhan, bay gio nguoi ta tim ra duoc email ca nhan cua ba ay truoc 3/2009.
More lost Clinton emails unearthed
The findings indicate Clinton sought the device to circumvent normal security protocols for accessing classified information.

http://www.washingtonexaminer.com/more-los...article/2586796


Documents reveal coordination between State, Clinton nonprofit
http://www.washingtonexaminer.com/article/2586512
Skywalker
@bác Phó:

Hành động ra sao thì tùy theo thời đoạn chứ bác. Khi các "lực kéo" tương đối đồng đều về mọi hướng thì tốt nhất là đứng giữa (tâm hình tròn), nhưng khi có mâu thuẫn lưỡng cực (hình elliptic) thì đứng giữa lại nguy hiểm. Những cái này là biện chứng xã hội, nhưng có tương đương vật lý (động học phức và biến dạng cơ - hình học).

Nói Ukraina lưng chừng nên thiệt hại thì đó là lúc Nga và phương Tây đã bước vào giai đoạn căng thẳng, mâu thuẫn lưỡng cực (dấu hiệu từ cuộc chiến tại Gruzia 2008). Chình quyền của Ukraina trong giai đoạn này không minh định được lợi ích của đất nước trong 3 kịch bản: trung lập, thân Nga hay thân phương Tây và đã để sự đã rồi mới biết cái giá của hành động chậm trễ.

Việc chưa xảy ra đã biết hậu quả, đó là tài năng của lãnh đạo. Yanukovitch không có cái tài đó, ông ta chỉ giúp Nga có Crimea và miền Đông. VN hơi giống với Ukraina về địa chính trị nên các diễn biến tại đây đều có thể xem xét để rút kinh nghiệm. Mọi tư liệu thời sự đều có giá trị không ít thì nhiều. laugh.gif

Mô hình của em là giai đoạn lưng chừng thì có lợi đang trôi qua, thế giới đơn cực đang trở nên đa cực và lợi ích tổng thể của một quốc gia phải tính toán lại từ nền tảng. Phù thịnh là một chiến lược chứ không phải đơn thuần là dư âm quá khứ. VN 'phù' TQ trong giai đoạn 90s tới nay là vì trình độ và cơ cấu chưa phát triển, nhưng khi đã đạt tới một trình độ tương đối thì chuyển sang 'phù' thế lực khác ... chính là uyển chuyển biện chứng của lợi ích.

Nhìn TQ cũng thế thôi. Thập niên 50s họ 'phù' Liên Xô để lấy đất nước, rồi 70s chuyển sang 'phù' Mỹ để phát triển kinh tế, đến giờ thì lên mặt đại cường bởi đã qua được các giai đoạn trước.

P/s: Có thể bác sẽ thắc mắc về phương pháp luận của em ở chỗ không có các dữ kiện vận động cụ thể, chi tiết (i.e. bàn tay của CIA trong Maidan, cung cầu dầu khí Nga - EU ... như bạn LTBK thường làm). Câu trả lời là các "thước đo" của em nhắm tới đối tượng là tâm lý và hành vi ẩn sâu trong xã hội chứ không phải các sự kiện và động thái vĩ mô.
langtubachkhoa
http://media.baotintuc.vn/2016/03/25/12/33/250316Buk.jpg

Hà Lan lộ kết luận chính Ukraine bắn hạ MH17
Tại phiên điều trần kín mới đây về vụ MH17 nổ tung trên bầu trời Donbass, các nghị sĩ Hà Lan đã được thông báo rằng, Ukraine có thể đã là bên bắn hạ chiếc máy bay Boeing của hãng hàng không Malaysia – nghị sĩ Pieter Omtzigt tiết lộ.


Hôm 22/1 vừa qua, Quốc hội Hà Lan đã tiến hành phiên điều trần kín về quá trình điều tra nguyên nhân dẫn đến thảm họa MH17. Tại đây, các nghị sĩ đã được nghe ông Harm Brouwer - người đứng đầu Cơ quan Giám sát các cơ quan Tình báo – Quốc phòng (CTIVD) chia sẻ những kết luận có được.

Tại cuộc gặp, ông Brower nói rằng MH17 đã bị bắn hạ bởi một tên lửa BUK đất đối không. Kết quả điều tra cho thấy tại thời điểm xảy ra thảm kịch (17/7/2014), chỉ có phía Ukraine là bên sở hữu hệ thống tên lửa BUK ở vùng Donbass.

Ông Omtzigtt, người cũng dự phiên điều trần này, ngay sau đó đã cho đăng tải thông tin lên trang twitter cá nhân. Thế nhưng vì một lý do nào đó mà mẩu tin này không gây được nhiều sự chú ý, không lây lan rộng.

Ít có lý do để nghi ngờ nghị sĩ Hà Lan này là người ủng hộ Nga. Chính ông này từng đưa ra yêu cầu phóng thích cựu Thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko – nhân vật được mệnh danh là “nữ hoàng tóc tết” mang đậm tư tưởng bài Nga.


http://baotintuc.vn/the-gioi/ha-lan-lo-ket...25123537376.htm



Forbes: Khác Mỹ, các công ty dầu mỏ Nga kiên cường chịu đựng đòn đánh kép
Không như Mỹ, các công ty dầu mỏ Nga đã thể hiện sự vững chãi kiên cường đáng kinh ngạc.


Họ đã có thể chịu được "đòn đánh kép" — lệnh trừng phạt từ phía Liên minh châu Âu và Mỹ cùng tình trạng giá dầu sụp đổ tới mức kỷ lục, bình luận viên của tạp chí Forbes Kenneth Raposa nhận định. "Các công ty năng lượng Hoa Kỳ không hoàn lại các khoản vay và tuyên bố phá sản do giá dầu rớt xuống quá ngưỡng 40 dollar. Thế những những đồng nghiệp của họ từ Nga lại chịu đựng được cú đánh kép là dầu rẻ mạt và lệnh trừng phạt của châu Âu, vốn hạn chế tiếp cận tới các khoản tín dụng phương Tây",- ông viết.

Dẫn nguồn số liệu của cơ quan xếp hạng Fitch Rating, tác giả bài báo khẳng định rằng giá dầu giảm không ảnh hưởng đến xếp hạng của các công ty năng lượng lớn nhất của Nga. Đồng thời, Raposa lưu ý, xếp hạng tín dụng của các công ty Nga, đặc biệt là "Gazpromneft" và "Novatek", theo phiên bản Fitch, sẽ không thay đổi trong vòng 6 đến 12 tháng tới.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/business/2016032...l#ixzz43uGEmK6q


Bat dau thoi nhap khau dong co o to the thao tu Duc va Phap rui?
Xe thể thao Nga có động cơ thân thiện môi trường
Dòng xe thể thao AvtoVAZ Lada Sport của Nga đã nhận được những động cơ thân thiện môi trường phù hợp tất cả các tiêu chuẩn của Euro-5.


Đặc biệt, những động cơ này sẽ được lắp cho các xe Granta Sport và Kalina Sport. Việc sản xuất dòng xe thể thao đã được khởi động từ tháng Giêng năm nay.

Xe "sạch" Granta Sport sẽ có giá rẻ nhất là 541 nghìn rúp. Xe môi trường Kalina Sport đắt hơn trung bình 10 nghìn rúp.




Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/sport/20160325/1...l#ixzz43uGNJCWe
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.