Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc. Phan Iii
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
Phó Thường Nhân
@Sky,
Về cái việc Phật, Nho rồi phương Tây nói về con người cá nhân thế nào, thì tôi đã nói khi bàn về Tự do, trong chủ đề “định hướng XHCN”.
Các giá trị nhân văn phổ quát như “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” hay “tự do, bình đẳng, bác ái” thường được các học giả phương Tây, rồi các dạng học giả “chống cộng” bắt chiếc sử dụng để đối lại “đấu tranh giai cấp”, coi như đấu tranh giai cấp là phản lại những giá trị đó. Nhưng nếu nhìn theo tư duy duy vật lịch sử thì người ta thấy thế này. Giá trị “tự do, bình đẳng, bác ái” là do cách mạng tư sản Pháp đặt ra làm mục đích vào thế kỷ XVIII. Phải đến thế kỷ XIX, tức là sau đó, mới xuất hiện chủ nghĩa Mác, và khái niệm đấu tranh giai cấp. Tự nhiên ở đây nó có mâu thuẫn, nếu dùng cái lô gíc ở trên, vì nếu như thế thì đấu tranh giai cấp ra đời sau, lại tồi hơn giá trị có trước nó. Điều đó cũng có nghĩa là, nếu ông đã có tự do, bình đẳng, bác ái rồi, thì đấu tranh giai cấp làm sao nẩy sinh được, vì nó làm gì có đất sống, thế tại sao nó lại ra đời. Vậy phải trả lời ra sao. Trong thực tế thì chính vì muốn có tự do bình đẳng bác ái, mà người ta mới dẫn tới đấu tranh giai cấp. Vì đấu tranh giai cấp là cách thức để đòi tự do, bình đẳng, bác ái cho người lao động nói chung, và người công nhân nói riêng. Chứ xã hội tư bản không đảm bảo được điều đó. Ở Pháp chẳng hạn, người lao động Pháp có nhiều quyền hơn nhiều người lao động Mỹ, chính là vì có sự đấu tranh này. Trong khi Mỹ giầu hơn Pháp, nếu tính theo đầu người. Ở Mỹ hiện tại, vào đầu thế kỷ XXI mà vẫn chưa làm được cái bảo hiểm y tế, điều mà Đức làm từ cuối thế kỷ XIX, và Pháp từ giữa thế kỷ XX.
Với những nước công nghiệp hoá muộn, như nước Nga Sa hoàng, thì đấu tranh giai cấp đã gay gắt tới mức chỉ có thể công nghiệp hoá với sự lãnh đạo của giai cấp công nhân (là những gì xẩy ra ở Liên Xô).
Cũng chính vì thế, nếu VN muốn công nghiệp hoá có lợi cho toàn thể dân tộc, thì chỉ có thể làm với định hướng XHCN để dung hoà được các mâu thuẫn rất gay gắt nảy sinh trong quá trình công nghiệp hoá này (trong đó có sự phân liệt giai cấp). Nếu dung hoà được nó, tức là thực hiện được các giá trị phổ quát ở trên. Giữa giá trị văn hoá phổ quát với đấu tranh giai cấp không có mâu thuẫn mà nó hỗ trợ nhau. Đấu tranh giai cấp để đạt tới giá trị phổ quát.
Xã hội VN hiện nay, về mặt đạo đức xã hội thì tồi hơn rất nhiều thời bao cấp, dù lúc đó chưa diệt được hết đĩ điếm, trộm cắp. Thời cuối những năm 70, ở Hà nội có mỗi vụ án vào nhà cướp của giết người, thì người ta đã coi là cái gì đó khủng khiếp, phải mời cả chuyên gia hình sự pháp y Đông Đức sang. Bây giờ đọc báo, tuần nào chẳng có. Vì thế mới có câu chuyện, chẳng biết đúng hay thật, tôi nghĩ là tiếu lâm. Lúc VN sang thuyết phục “đổi mới” với Phidel Castro, thì ông ấy nói rằng “thế đổi mới có phải là sống trong sạch trong một xã hội bẩn thỉu phải không”.
Nhưng điều tôi viết ở đây để nó ở mục “định hướng XHCN” thì đúng hơn. Nhưng tiện thì nói luôn.
langtubachkhoa
Neu Azerbaizan khong quoc te hoa (thuc chat la phuong Tay hoa) duoc vu viec nay, thi ho se thua nang, vi k the cu dung do ma an dan phao moi ngay. Day ro rang la phuong Tay tho mat vao de quay pha Nga
http://soha.vn/quoc-te/azerbaijan-ra-dieu-...05141216012.htm

Azerbaijan ra điều kiện ngừng bắn, gửi thư "cầu cứu" quốc tế
Azerbaijan đã đặt điều kiện ngừng bắn tại khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh, khẳng định rằng, Armenia phải rút khỏi "lãnh thổ bị chiếm đóng". Trong khi đó, Armenia khẳng định sẽ thừa nhận độc lập của khu vực này nếu tình hình trên mặt đất trở nên xấu hơn.
Ông Gadzhiev tiết lộ, liên quan đến tình hình hiện nay trong cuộc đối đầu tại Nagorny-Karabakh, Ngoại trưởng Azerbaijan Elmar Mamediarov đã gửi thư cho một số tổ chức quốc tế.
Theo đó, các bức thư đã được gửi tới người đứng đầu Liên hợp quốc và NATO cũng như cao ủy EU phụ trách chính sách an ninh và các vấn đề đối ngoại, với nội dung thông báo về "tình trạng quân đội Armenia pháo kích liên tục vào các khu vực dân cư, gây nhiều thương vong cho dân thường".
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Azerbaijan, quan điểm của Baku là hòa bình, trong khi Armenia tiếp tục nã pháo vào các căn cứ và khu vực dân cư của Azerbaijan mặc dù trước đó Azerbaijan đã thông báo đơn phương ngừng bắn.



Ro rang day la mot phan trong cuoc chien Nga-phuong Tay, va la don tan cong phuong tay nham vao Nga, dieu ma Nga da canh bao truoc la se co mot don tan cong truyen thong lon nham vao ho

http://baotintuc.vn/the-gioi/ho-so-panama-...04174806433.htm
http://www.baomoi.com/nhung-dieu-can-biet-.../c/19053805.epi
http://soha.vn/quoc-te/ho-so-panama-cac-nh...05085044938.htm
http://www.baomoi.com/thoi-bao-hoan-cau-vu.../c/19053954.epi
http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...hputin-3304850/


Cựu Đại sứ Anh Craig Murray nói rằng nếu “hồ sơ Panama” là câu chuyện có thật đi chăng nữa, thì điều đáng bàn hơn cả là “những ý định giấu kín” của các tổ chức đang điều khiển việc “lộ lọt” này. Nói cách khác, các tổ hợp truyền thông chỉ ra tay theo chỉ đạo trực tiếp từ một nghị trình cấp chính phủ từ của phương Tây. Cái tên ICIJ gợi lên điều gì? Đó là một tổ chức do Trung tâm minh bạch Công (CPI, Mỹ) bảo trợ về tài chính và tổ chức. Những người “đóng quỹ” chống lưng cho ICIJ gồm có Quỹ Ford, Quỹ Carnegie Endowment; Quỹ W.K. Kellogg Foundation; Viện Xã hội mở (của trùm tài phiệt G.Soros). ICIJ lại là một thành viên của Đề án Điều tra tham nhũng và Tội phạm có tổ chức (OCCRP), được bảo trợ tài chính của chính quyền Mỹ thông qua Cơ quan Hỗ trợ phát triển Hoa Kỳ (USAID).


Sử dụng tài khoản ở nước ngoài đã là phi pháp?

Không, hoàn toàn hợp pháp. Nhiều người thường để tài sản ra nước ngoài để tránh bị tấn công bởi các băng nhóm tội phạm, các quy định về thắt chặt tiền tệ, cho việc thừa kế hoặc chuẩn bị thừa kế…

Những nhân vật có liên quan là ai?

Hàng trăm các tổ chức, cá nhân trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến hoạt động rửa tiền, trốn thuế được nêu tên đích danh. Đa phần trong số này đều là những cái tên mà Mỹ không mấy ưa thích.

Các mục tiêu bị đánh phá thậm chí còn được "tính toán kĩ hơn", với kết quả là những câu chuyện chống lại những người như Tổng thống Nga Vladimir Putin, một số quan chức trong Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA)… Chỉ có điều tờ Sueddeutsche Zeitung và các “đối tác” không thấy nhắc đến tên của một chính trị gia người Mỹ, châu Âu, hoặc là "sói già phố Wall" nào. “Nạn nhân cao cấp nhất” trong số này là Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson – người được cho là cùng với vợ đứng ra nhờ Mossak Fonseca lập một công ty ma. Thế nhưng ông này thì cũng được nói là “chưa có bằng chứng rõ ràng”.


Hồ sơ Panama tiết lộ tài sản ở nước ngoài của khoảng 140 chính trị gia và quan chức trên toàn thế giới, trong đó có liên quan đến 12 người đã hoặc đang là nguyên thủ quốc gia như gia đình và cộng sự của cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, cựu lãnh đạo Muammar Gaddafi của Libya và Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Ngoài ra còn có 29 tỷ phú trong danh sách 500 người giàu có nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí Forbes (Mỹ).


Mossack Fonseca, một công ty luật có trụ sở chính đặt tại Panama hiện là tâm điểm của dư luận, khi hàng loạt những thông tin nội bộ của hãng bị lộ lọt ra ngoài. Rất nhiều chính trị gia, tỉ phú bị cáo buộc có hành động trốn thuế, rửa tiền phi pháp thông qua các công ty ma (shell company) mà Mossack Fonseca đứng ra tạo dựng. Thế nhưng, đằng sau sự “phanh phui” này (được gọi với cái tên Hồ sơ Panama) còn ẩn chứa nhiều điều khá “thú vị”, trang tin Moonofalabama.org (Mỹ) nhận định.

Đó là việc kho dữ liệu khổng lồ có dung lượng lên đến 2,5 terabyte được “bung ra” bởi một vài tổ hợp tin tức, truyền thông ủng hộ khối NATO hoặc là các thiết chế “phi chính phủ” nhận bảo trợ tài chính từ chính quyền Washington. Theo trang Moonofalabama, “hồ sơ Panama” đơn giản chỉ là một âm mưu bôi nhọ, đánh gục một số người mà "đế chế" Mỹ không yêu thích. Nó còn là cơ hội để “kẻ đại diện” thực hiện ngón đòn tống tiền: Hứa sẽ không công bố thêm thông tin về các nhân vật chưa bị lộ nhưng đổi lại họ phải biết cách “đáp lễ”.


Theo trang Moonofalabama, việc bung dữ liệu một cách có lựa chọn và tính toán nhằm hai mục đích: 1/ Bôi nhọ những tổ chức, cá nhân mà Mỹ và các đồng minh “ghét bỏ”, dù chỉ bằng cách đánh gián tiếp nhằm vào những người thân cận (ví như đối với trường hợp của Tổng thống Putin và ông Bashar al-Assad); 2/ Cảnh báo những nhân vật quan trọng đã nằm “sổ theo dõi”, nhưng chưa “được” công bố, rằng họ hoàn toàn có thể bị lôi ra ánh sáng và theo cách này thì “Hồ sơ Panama” là một “công cụ tống tiền hoàn hảo”.



Ngày 4/4, phát biểu với báo giới sau vụ rò rỉ tài liệu Panama, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry nhấn mạnh, tình cảm chống Putin đã đạt tới "điểm sôi" ở phương tây, đến mức họ không thể nói về nước Nga một cách tích cực.

"Sự 'rò rỉ' đó, theo chúng tôi, là nhằm tới khán giả nước ngoài. Nó cũng cho thấy rõ rằng mức độ hội chứng ám ảnh Putin đã đạt tới điểm mà khi nói tốt về nước Nga hoặc điều gì đó về hành động và thành công của Nga là không thể. Người ta cần phải nói về nước Nga một cách tiêu cực, càng nhiều càng tốt, và khi không còn gì để nói thì cần phải bịa đặt. Điều đó với chúng tôi đã rõ", ông Peskov tuyên bố.

Người phát ngôn điện Kremlin nói rằng cái gọi là tài liệu Panama chẳng liên quan gì đến Tổng thống Putin, tất cả chỉ là dựng chuyện, phỏng đoán, những thứ mà Nga không cần phải trả lời.

"Tổng thống Putin, nước Nga và các cuộc bầu cử sắp tới là mục tiêu chính của một âm mưu nhằm gây bất ổn tình hình", ông Peskov nhấn mạnh.

Người phát ngôn điện Kremlin cho rằng những cáo buộc kiểu trên không có gì mới mẻ, thiếu thông tin cụ thể và chỉ dựa trên phỏng đoán.

Truyền thông Nga cũng chỉ rõ những mưu đồ của phương Tây với ông chủ điện Kremlin sau vụ rò rỉ Tài liệu Panama.

Theo nguồn tin trên, trong khi "Tài liệu Panama" cáo buộc đích danh nhiều nhân vật nổi tiếng hoặc các lãnh đạo thế giới, mà không hề nhắc tới tên ông Putin, thì rất nhiều báo chí phương Tây cố tình đưa ông Putin lên tít bài hoặc đưa hình ảnh ông Putin trong bài viết của họ.

“Cộng sự của Putin, bạn bè của Putin... là những cái tít thường thấy hôm nay”, truyền thông Nga cáo buộc.

Bên cạnh đó, sau vài giờ đăng tải, hình ảnh nhà lãnh đạo Nga đã được xóa khỏi trang nhất một số trang tin Internet của các hãng báo chí lớn như: Guardian hay Independent của Anh.


Hồi tuần trước, ông Peskov cũng từng cảnh báo việc các cơ quan tình báo phương Tây đang đứng đằng sau một cuộc "tấn công thông tin" nhằm bôi nhọ uy tín của Tổng thống Putin cũng như gây bất ổn trong nội bộ nước Nga trước thềm bầu cử.
Phó Thường Nhân
@LTBK,
Thì chết vì tiền mà. Thời phong kiến phân quyền, để đảm bảo sự trung thành của các lãnh chúa, triều đình trung ương vẫn bắt họ đưa gia đình hay đứa con nối dõi về kinh đô vừa để giữ làm con tin vừa để giáo dục lòng trung thành luôn. Bây giờ các bác gửi tiền cũng như gửi con thôi. Cứ tưởng là sẽ hạ cánh an toàn nhưng thực ra là gửi trứng cho ác. Nó mổ ăn lúc nào chẳng được. Há mồm đòi cũng không được, vì há miệng mắc quai.
Thế cho nên cách tốt nhất là phải có một thể chế pháp quyền mạnh mẽ công minh, để người ta khỏi thấp thỏm chuyển tiền ra ngoài, dù độ an toàn của việc gửi tiền ra ngoài cũng bằng không. Cũng phải nghĩ chắc chắn kỹ lưỡng về việc chống tham nhũng. Vì ngoài việc tham nhũng thật, còn có thể có trường hợp “tình ngay lý gian”, lý gian vì luật pháp ông đổi xoành xoạch, hôm trước đúng hôm sau sai thì sẽ ra thế. Pháp luật thành kiểu “trời gọi ai người ấy dạ”. Trong trường hợp như vậy, thì người ta sẽ tìm mọi cách để mang tiền đi. Việc sở hữu tiền là quan trọng, nhưng việc tiền nó nằm ở đâu cũng quan trọng không kém. Nếu tiền nằm ở trong nước, thì nó sẽ được chuyển đổi thành tiêu thụ, thành đầu tư. Còn nếu nó phắn mất thì là mất hẳn. Mình đánh tham nhũng để “trong sạch” nhưng kẻ khác ăn mất hưởng lợi. Đây cũng là điều tế nhị phải để ý.
Phó Thường Nhân
Vì đây là chủ đề bắt đầu bằng UK, nên nhân chuyện hồ sơ Panama, tưởng cũng nên để ý tới vấn đề “đem tiền làm con tin” với chính nước này. Tổng thống Yanutkovitch bị lật đổ, cũng là người để tiền ở nước ngoài (ở Áo), và đây có thể cũng là điều khiến ông ta không dám quyết liệt khi có vụ Maidan. Nhưng cuối cùng thì ông này vẫn mất tiền. Trong cái hồ sơ Panama cũng có tên của tổng thống UK hiện tại Poroshenko, và việc này có thể dẫn tới việc ông ta bị bắt từ chức để..củng cố quyền lực cho thủ tướng Iaseniuk, vốn là nhân vật được Mỹ Backup (ủng hộ).
Dân Nga cũng hay mang tiền ra nước ngoài, ví dụ ở đảo Síp. Họ làm thế vì tưởng rằng Síp là ở trong EU, nên tiền bạc của họ sẽ được đảm bảo. Nhưng khi Síp gặp khủng hoảng tài chính, một trong nhưng điều kiện EU đòi hỏi để “giúp Síp” là chịu mất 40 tỉ euro. 40 tỉ này là của dân Nga. Thế là ky cóp cho cọp nó sơi, mà đắng cay không nói được câu nào. Vấn đề là tại sao lại phải mang tiền ra khỏi Nga, tại sao họ không để tiền trong nước. Đây cũng chính là điều khiến tôi không phục hệ thống chính trị kiểu Putin.
Ở trên tôi có nói tới cái casino (sòng bạc) như ví dụ của hệ thống tài chính thế giới. Tôi không kinh ngạc chuyện tại sao chỉ có các nhân vật “đối kháng” của Mỹ bị lôi ra, cái điều tôi kinh ngạc là nếu như thế sao người ta không thể ép cái ngân hàng ấy trả lại tiền cho nhân dân của đất nước bị thiệt hại. Ở đây “chủ casino” lợi đơn lợi kép. Nó vừa có thể dùng vấn đề này để tạo sức ép chính trị bắt chính khách “đối kháng” làm con tin (nếu chuyện có thật), gây nghi ngờ xáo trộn tâm lý, từ đó tác động tới hệ thống chính trị “đối kháng”. Không nhưng thế lại còn được lợi. Vì nó có trả lại tiền đâu. Như vậy cái Casino vừa giảng đạo đức cho các bác chống tham nhũng để huỷ hoại niềm tin của các bác. Nhưng tiền tham nhũng nó vẫn cứ xài lại còn đồng thời bắt các bác “nhúng chàm” làm con tin. Thế nó mới hay.
Sở dĩ nó lợi đơn lợi kép thế, là vì trong các nước đang phát triển, hệ thống kinh tế ăn theo ô theo dù. Mỗi khi ô dù đổi, thì kẻ mất ô mất dù “lõm nặng”. Chính vì thế cái hệ thống pháp quyền phải xây bằng được, để nó đảm bảo làm kinh tế không cần ô dù. Và nếu có ô dù thì phải rơi vào lobbying đàng hoàng chứ không phải là hình thức chợ đen. (tức là thể chế hoá nó cho nó công khai)
Từ đó dẫn tới việc là chống tham nhũng phải đảm bảo được 3 điều:
1- Triệt thoái được những vụ việc lớn nhất để lập lại kỷ cương.
2- Tạo ra cơ chế để tham nhũng không quay lại (hay hạn chế nó)
3- Không đánh trùm lợp, thượng tôn pháp luật để tiền nó không chạy mất.
langtubachkhoa
Bác Phó, việc dân Nga mang tiền ra nước ngoài có từ năm 91 thời Elsin. Lúc đó đã có ước tính hàng chục tỷ USD rời nước Nga để đến London, Telavis, đảo Sip rồi. Khi mà pháp luật k có, kinh doanh mafia theo kiểu chợ đen thì chuyện này k tránh đựoc.

Và khi đã mang ra rồi, mang lại đâu có dễ? Vì lúc đó đã dính đến nó rồi. Người ta uớc tính kể từ khi Putin lên, tình trạng chảy máu tài chính này đã giảm quá nửa.

Thực ra khi mà pháp luật chưa nghiêm, chưa đủ tạo an tâm, thì lúc nào cũng có chuyện đem tiền ra nước ngoài, bất kể hệ thống chính trị gì. Nhiều đại gia TQ cũng có đem tiền ra nước ngoài. Thậm chí ngay các nước phảt triển phương Tây, dù luật pháp nghiêm mà vẫn còn có chuyện này nữa

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 6 2016, 02:41 PM)
Vì đây là chủ đề bắt đầu bằng UK, nên nhân chuyện hồ sơ Panama, tưởng cũng nên để ý tới vấn đề “đem tiền làm con tin” với chính nước này. Tổng thống Yanutkovitch bị lật đổ, cũng là người để tiền ở nước ngoài (ở Áo), và đây có thể cũng là điều khiến ông ta không dám quyết liệt khi có vụ Maidan. Nhưng cuối cùng thì ông này vẫn mất tiền. Trong cái hồ sơ Panama cũng có tên của tổng thống UK hiện tại Poroshenko, và việc này có thể dẫn tới việc ông ta bị bắt từ chức để..củng cố quyền lực cho thủ tướng Iaseniuk, vốn là nhân vật được Mỹ Backup (ủng hộ).
Dân Nga cũng hay mang tiền ra nước ngoài, ví dụ ở đảo Síp. Họ làm thế vì tưởng rằng Síp là ở trong EU, nên tiền bạc của họ sẽ được đảm bảo. Nhưng khi Síp gặp khủng hoảng tài chính, một trong nhưng điều kiện EU đòi hỏi để “giúp Síp” là chịu mất 40 tỉ euro. 40 tỉ này là của dân Nga. Thế là ky cóp cho cọp nó sơi, mà đắng cay không nói được câu nào. Vấn đề là tại sao lại phải mang tiền ra khỏi Nga, tại sao họ không để tiền trong nước. Đây cũng chính là điều khiến tôi không phục hệ thống chính trị kiểu Putin.
Ở trên tôi có nói tới cái casino (sòng bạc) như ví dụ của hệ thống tài chính thế giới. Tôi không kinh ngạc chuyện tại sao chỉ có các nhân vật “đối kháng” của Mỹ bị lôi ra, cái điều tôi kinh ngạc là nếu như thế sao người ta không thể ép cái ngân hàng ấy trả lại tiền cho nhân dân của đất nước bị thiệt hại. Ở đây “chủ casino” lợi đơn lợi kép. Nó vừa có thể dùng vấn đề này để tạo sức ép chính trị bắt chính khách “đối kháng” làm con tin (nếu chuyện có thật), gây nghi ngờ xáo trộn tâm lý, từ đó tác động tới hệ thống chính trị “đối kháng”. Không nhưng thế lại còn được lợi. Vì nó có trả lại tiền đâu. Như vậy cái Casino vừa giảng đạo đức cho các bác chống tham nhũng để huỷ hoại niềm tin của các bác. Nhưng tiền tham nhũng nó vẫn cứ xài lại còn đồng thời bắt các bác “nhúng chàm” làm con tin. Thế nó mới hay.
Sở dĩ nó lợi đơn lợi kép thế, là vì  trong các nước đang phát triển, hệ thống kinh tế ăn theo ô theo dù. Mỗi khi ô dù đổi, thì kẻ mất ô mất dù “lõm nặng”. Chính vì thế cái hệ thống pháp quyền phải xây bằng được, để nó đảm bảo làm kinh tế không cần ô dù. Và nếu có ô dù thì phải rơi vào lobbying đàng hoàng chứ không phải là hình thức chợ đen. (tức là thể chế hoá nó cho nó công khai)
Từ đó dẫn tới việc là chống tham nhũng phải đảm bảo được 3 điều:
1- Triệt thoái được những vụ việc lớn nhất để lập lại kỷ cương.
2- Tạo ra cơ chế để tham nhũng không quay lại (hay hạn chế nó)
3- Không đánh trùm lợp, thượng tôn pháp luật để tiền nó không chạy mất.
*


langtubachkhoa
Tiếp vụ Panama, vẫn là chiến tranh thông tin


Giới truyền thông đang đặc biệt chú ý tới vụ rò rỉ thông tin "Hồ sơ Panama". Mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin không được đề cập đến trong những tài liệu này, nhưng ông vẫn liên tục trở thành đối tượng khai thác của báo chí.

Hình ảnh ông Putin có thể được tìm thấy trên các tờ báo uy tín, thu hút độc giả trên thế giới như tờ Guardian và Daily Mail của Anh, mặc dù trên thực tế, tên của ông Putin không được nhắc đến dù chỉ một lần trong 11,5 triệu tài liệu đã được công bố.

Báo chí khắp nơi trên thế giới đã nêu tên rất nhiều nhà lãnh đạo nằm trong “Hồ sơ Panama” như: Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, vua Salman của Ả Rập Saudi. Bố của Thủ tướng Anh David Cameron cũng nằm trong danh sách được đề cập đến. Phần lớn các phương tiện truyền thông quốc tế đã cho rằng ông Putin liên quan đến tham nhũng, ngay cả khi các bài báo đó không đề cập đến Tổng thống Putin, ngoài hình ảnh đại diện.

Sau vài giờ, những hình ảnh này đã được gỡ khỏi trang chủ của một loạt trang tin tức lớn như Guardian hay Independent. Hành động gỡ bỏ những hình ảnh này cho rằng có thể do “vấp phải” làn sóng phản đối mạnh mẽ trên mạng xã hội.

"Ông Putin không được nêu tên trong những tài liệu đó nhưng các ông vẫn sử dụng hình ảnh của ông ấy. Đây chính là bộ máy tuyên truyền chống Putin của phương Tây”, người dùng có tên Mothibi Phosa II bình luận dưới bài viết của tờ Business Insider.

Một người sử dụng Facebook thì cáo buộc hãng thông tấn BBC của Anh "đang muốn tuyên truyền chống Nga", đồng thời phàn nàn về bài báo mà hãng này đăng lên với hình ảnh của ông Putin trong đó.

Bên cạnh đó, một bạn đọc đặt câu hỏi rằng tại sao tờ Independent lại sử dụng hình ảnh của Tổng thống Syria Bashar Assad cạnh Tổng thống Putin, trong khi cả hai người đều không hề có tên trong “Hồ sơ Panama” bị rò rỉ. Đáp lại câu hỏi này, một người dùng Twitter cho rằng: “Bởi vì họ không muốn đổ lỗi cho những “người bạn” của mình như Nhà vua Salman hoặc Poroshenko…”.

Một người dùng Twitter khác nói rằng, thật "mệt mỏi" khi ông Putin bị kết nối với tất cả mọi thứ, trong các phương tiện truyền thông đã bỏ qua "ông Cameron được nhắc đến trực tiếp trong vụ việc này".

Việc truyền thông phương Tây đăng tải các thông tin phỏng đoán, không có chứng cứ về Tổng thống Nga diễn ra chỉ một tuần sau khi thư ký báo chí của ông Putin, Dmitry Peskov nói rằng, có một chiến dịch nhằm "hạ bệ" uy tín của nhà lãnh đạo Nga bởi các trang tin tức phương Tây.

Ông Peskov đã trả lời phóng viên rằng điện Kremlin đã nhận được "hàng loạt các câu hỏi theo cách rất thô lỗ" từ một tổ chức đang muốn bôi nhọ ông Putin. "Nhiều phóng viên và thành viên của các tổ chức khác đang cố gắng làm mất uy tín của ông Putin và lãnh đạo đất nước này".

Hôm 4/4, báo Đức Süddeutsche Zeitung (SZ) đã công bố thông tin rò rỉ lớn chưa từng có trong lịch sử báo chí. Hơn 11,5 triệu tài liệu từ các hồ sơ thuộc Công ty Luật Mossack Fonseca, đã cho thấy "những cái nhìn hiếm thấy vào một thế giới mà chỉ có thể tồn tại trong bóng tối".

Một năm trước, SZ đã nhận được tài liệu của công ty luật trên từ một người giấu tên "không vì mục đích tài chính hay bất cứ lý do nào khác". Cuộc điều tra diễn ra với sự tham gia của "hơn 400 nhà báo từ 100 kênh truyền thông tại hơn 80 quốc gia".

“Hồ sơ Panama” cũng được hỗ trợ bởi USAID, cơ quan chính phủ Mỹ phụ trách chính vấn đề quản lý và viện trợ dân sự nước ngoài và Quỹ Xã hội Mở, được tỷ phú Mỹ Geogre Soros hậu thuẫn.


WikiLeaks: Putin là đối tượng tấn công của “Hồ sơ Panama”
WikiLeaks cho rằng Trung tâm nghiên cứu tham nhũng và tội phạm có tổ chức (OCCRP), tham gia vụ công bố "hồ sơ Panama" cố ý bôi nhọ Tổng thống Nga Vladimir Putin.


"Cuộc tấn công nhắm vào ông Putin đã được chuẩn bị bởi OCCRP, hoạt động tại Nga và Liên Xô trước đây, được USAID và quỹ Soros tài trợ. Trung tâm Mỹ OCCRP đã làm một công việc tốt, nhưng chính phủ Mỹ trực tiếp tài trợ cho cuộc tấn công vào Putin với "hồ sơ Panama" đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự trung thực của nó ", — thông cáo chính thức của WikiLeaks công bố trên Twitte cho biết.

Trước đó, báo Đức Süddeutsche Zeitung đã công bố hồ sơ của công ty luật Mossack Fonseca (Panama), theo tờ báo này, các hồ sơ đó cho thấy một số nhà lãnh đạo thế giới và giới thân cận của họ trốn thuế thông qua các công ty bên ngoài. Tài liệu lọt vào tay các nhà báo Đức đã được chuyển cho Hiệp hội quốc tế báo chí điều tra (ICIJ) và Trung tâm nghiên cứu tham nhũng và tội phạm có tổ chức (OCCRP).

Tuy nhiên, theo một trong các nhà sáng lập Mossack Fonseca là luật sư Ramon Fonseca, các tác giả điều tra về việc sử dụng công ty cảnh ngoại đã hiểu sai các hồ sơ. Ông cũng nói rằng các tài liệu đã bị đánh cắp do hậu quả tấn công của hacker, ông đã gửi một tuyên bố về việc này đến văn phòng công tố Panama.



http://www.baomoi.com/cong-chung-chi-trich.../c/19057118.epi
http://viettimes.vn/the-gioi/wikileaks-put...nama-48713.html
http://www.doisongphapluat.com/tin-the-gio...ma-a140055.html
langtubachkhoa
Việt Nam cũng có ý kiến rồi. Cái chỗ bôi đỏ phía duoi là nhận định cá nhân, k rõ thế nào



Chuyên gia VN: Có ý đồ đằng sau vụ rò rỉ Hồ sơ Panama
Nhận định về ý đồ sau vụ rò rỉ tài liệu Panama, tác động của bê bối này với tình hình chính trị tại Nga cũng như quan hệ Nga - Mỹ...Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Cảnh Toàn - chuyên gia Viện Nghiên cứu châu Âu, Viện Hàn lâm KHXHVN chia sẻ với PV Infonet


Nhận định về ý đồ sau vụ rò rỉ tài liệu Panama, tác động của bê bối này với tình hình chính trị tại Nga cũng như quan hệ Nga - Mỹ..., Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Cảnh Toàn - chuyên gia Viện Nghiên cứu châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chia sẻ với phóng viên Infonet.

- Tờ báo Sueddeutsche Zeitung của Đức hôm 3/4 đã công bố có được tài liệu mật, do công ty luật Mossack Fonseca (có trụ sở ở Panama) cung cấp, tiết lộ chi tiết các hoạt động giao dịch tài chính bất hợp pháp của một số nhân vật quyền lực thế giới. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

- PGS.TS Nguyễn Cảnh Toàn: Về vấn đề này, theo tôi, một là nó cũng giống như vụ Edward Joseph Snowden hồi tháng 8/2013, "cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra". Hai là, ai sẽ là người chủ thực sự của nhiều triệu trang tài liệu mật đó và họ sẽ công bố đến đâu, động cơ, mục đích khai thác các tài liệu ấy nhằm phục vụ cho ai và theo hướng nào mới là quan trọng. Nói cách khác: “Hồ sơ Panama”: Ai giật dây và nhằm mục đích gì?

- Theo tài liệu do tờ báo SZ cung cấp (hay còn gọi là "Hồ sơ Panama"), trong đó cáo buộc Tổng thống Nga Putin có liên quan tới khoản tiền bí mật 2 tỷ USD thông qua các ngân hàng và các công ty bình phong. Liệu đây có phải là một chiến dịch truyền thông nhằm bôi nhọ thanh danh của Tổng thống Nga không, thưa ông?

- PGS.TS Nguyễn Cảnh Toàn: Những cáo buộc, bình luận bẩn thỉu, dối trá với giọng "giả ngô, giả khoai", mập mờ thật giả là sở trường của báo chí phương Tây. Họ dường như làm theo "di chúc" để lại của Josef Goebbels, Bộ trưởng Tuyên truyền của trùm phát xít Hitle, người đã cho rằng: "Một điều lừa dối, bịa đặt khó tin nhất, nếu được nhắc đi nhắc lại trăm ngàn lần sẽ được mọi người tin là thật".

Những cáo buộc thường xuyên xuất hiện với tần suất cao với đối phương ở các nước mỗi khi ở đó chuẩn bị bầu cử lớn nhằm đánh vào uy tín cụ thể của một ai đó - nhân vật mà Mỹ và phương Tây cho là không phù hợp với mình mà họ không triệt hạ được bằng cách khác.

- Trong bối cảnh nước Nga sắp diễn ra bầu cử Duma (Hạ viện Nga), theo ông vụ bê bối "Hồ sơ Panama” sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với tình hình chính trị tại Nga hiện nay?

- PGS.TS Nguyễn Cảnh Toàn: Cũng như bao lần cáo buộc trước, nước Nga vẫn chuyển động hướng về phía trước, để lại những cáo buộc phía sau và kể cả cho những ai đó phải trả lời trước sự thật về mình bị nêu là đúng. Riêng Putin thì những cáo buộc đại loại như vậy đã quá nhàm chán với đại đa số cử tri hiểu biết của Nga liên tục ủng hộ ông liên tục trong nhiều năm với tỷ lệ cao, điều mà nhiều chính khách trên thế giới xưa nay khó có thể có.

- Thư ký báo chí Tổng thống Nga - D.Peskov cáo buộc các nhà báo điều tra, làm việc về "Tài liệu Panama" bị rò rỉ, là các cựu quan chức Bộ Ngoại giao và Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA), đặc vụ hoạt động bí mật của Mỹ. Theo ông, quan hệ Nga - Mỹ sẽ diễn biến như thế nào sau vụ bê bối này?

- PGS.TS Nguyễn Cảnh Toàn: Lại giống như vụ Edward Joseph Snowden, quan hệ Nga - Mỹ không vì thế mà xấu hẳn đi, mặc dù nó chắc chắn không tốt đẹp. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, quan hệ Nga-Mỹ có thể diễn biến theo các hướng:

Kịch bản thứ nhất: Đàm phán trong xung đột lợi ích. Đây là kịch bản lạc quan nhất. Trong khi tiếp tục lời lẽ đối đầu và phô trương sức mạnh, Nga - Mỹ bắt đầu có các biện pháp giảm bớt nguy cơ chiến tranh nhưng khó có khả năng đạt thỏa thuận về các vấn đề chiến lược quan trọng như phòng thủ tên lửa.

Kịch bản thứ hai: Nga - Mỹ vừa hợp tác vừa đấu tranh. Đây là kịch bản có vẻ khó lạc quan nhất vì khó xảy ra về "mối quan hệ cộng sinh", “vừa hợp tác - vừa đấu tranh” giữa Nga và Mỹ, giống với mối quan hệ hiện nay giữa Washington và Bắc Kinh, là hai đối thủ lớn của nhau nhưng cũng đang dường như hợp tác trong nhiều vấn đề nhưng thực tế không hẳn như vậy (tuần tra biển Đông của Mỹ là một ví dụ).

Kịch bản thứ 3: Sự đối đầu lâu dài Nga - Mỹ, nhưng hạn chế tối đa để Trung Quốc không trục lợi theo kiểu “Tọa sơn quan hổ đấu”, “Đục nước thả câu, ngư ông đắc lợi”, do cả hai rút kinh nghiệm chiến tranh Việt Nam, Vùng Vịnh, Afghanistan, Syria... là điều dễ xảy ra nhất trong quan hệ Nga-Mỹ về chính trị - an ninh. Còn Trung Quốc né tránh xung đột với cả 2 ông lớn cùng đồng minh của họ với quan điểm “Mi không đụng đến ta thì ta không đụng đến mi” (Mao Trạch Đông, 1972)

Bản chất quan điểm về nhau của Nga và Mỹ sẽ không thay đổi, hai bên sẽ tiếp tục đối đầu trong giải quyết các sự vụ quốc tế, nhưng Moscow và Washington sẽ biết gạt những bất đồng trong những thời điểm cần thiết, để thiết lập liên hệ trong các lĩnh vực liên quan đến lợi ích chung.

Theo tôi, mặc dù Mỹ luôn tìm cách chống Nga, làm cho Nga suy yếu ở mức Mỹ cần (không thể soán ngôi bá chủ của Mỹ) nhưng cũng không để Nga yếu để Trung Quốc lấn lướt cả hai. Những vấn đề nóng trên thế giới như Ukraine, Syria, Iran, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, châu Phi-Trung Đông, châu Á-Thái Bình Dương... thì Mỹ không thể thiếu vai trò của Nga như một cường quốc có trách nhiệm.

Chân thành cảm ơn ông!


http://infonet.vn/chuyen-gia-vn-co-y-do-da...post195320.info
langtubachkhoa
Vui ghe
Truyện tranh Mỹ "cả gan" biến Tổng thống Putin thành "nhân vật phản diện"
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ vào vai một nhân vật phản diện trong bộ truyện tranh “Divinity II” dự kiến phát hành vào ngày 20/4 tới.

Trên lĩnh vực điện ảnh, Hollywood luôn có “truyền thống” sử dụng các nhân vật người Nga để miêu tả cái ác. Thế nhưng không chỉ riêng bộ môn nghệ thuật thứ 7, mới đây đến cả truyện tranh của Mỹ cũng “hô biến” người Nga vào vai phản diện. Đặc biệt hơn, hai tác giả Matt Kindt và Trevor Hairsine đã “cả gan” đưa Tổng thống Nga Vladimir Putin vào bộ truyện “Divinity II”, với vai trò là nhân vật phản diện.

Sau khi công bố sự xuất hiện của ông Putin trong “Vũ trụ truyện tranh” Valiant trên tờ New York Daily News, tác giả Kindt cho biết: “Bạn không thể tự nhiên đưa nước Nga thống trị thế giới mà không cần đến một nhà lãnh đạo nào.”

Sau khi được xuất bản vào năm ngoái, bộ truyện “Divinity” đã nhanh chóng gây được tiếng vang. Chứng kiến sự thành công của “Divinity”, hai tác giả đã không ngần ngại cho ra mắt phần tiếp theo của bộ truyện với tên gọi “Divinity II”.

Trong “Divinity II”, nhân vật của ông Putin sẽ “lợi dụng” sức mạnh siêu nhiên của một phi hành gia từ những năm 60 của thế kỷ trước để biến nước Nga trở thành một “đế chế” thống trị toàn thế giới.

Chia sẻ về nội dung của bộ truyện, tác giả Kindt cho biết: “Tôi không nghĩ rằng bạn có thể sở hữu một phi hành gia với sức mạnh siêu nhiên có thể tự xoay chuyển cả Trái đất mà không có sự giúp sức của ông Putin.”

“Tôi đã tìm hiểu rất nhiều về ông Putin, tuy nhiên trong bộ truyện này các đoạn hội thoại của ông ấy sẽ được giữ ở mức tối thiểu. Tôi nghĩ rằng thật khó khăn để tự bịa ra những phát ngôn của chính những nhà lãnh đạo thế giới vẫn còn đang đương nhiệm.”, tác giả tiết lộ thêm.

Kindt cũng nhấn mạnh rằng vai trò của ông Putin trong bộ truyện vô cùng quan trọng, tuy nhiên không quá áp đảo: “Putin đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy các nhân vật và đưa cốt chuyện phát triển, do đó tôi nghĩ rằng ông ấy là một người rất đa dạng. Tuy nhiên nếu sử dụng ông ấy quá nhiều, tôi nghĩ rằng ông ấy sẽ chế ngự mất sự đa dạng đó.”

Không rõ hãng chủ quản Valiant Entertainment của “Divinity II” đưa ông Putin vào bộ truyện có nhằm mục đích chính trị không hay chỉ là một chiêu “lăng xê” giật gân. Dẫu sao thì điều này càng chứng tỏ nhà lãnh đạo có tính cách cương trực này luôn là một “chủ đề nóng” không chỉ trên bàn cờ chính trị, mà còn cả trong lĩnh vực văn hóa, giải trí.

http://vntinnhanh.vn/au/truyen-tranh-my-ca...phan-dien-95490
Phó Thường Nhân
Trước đây, do sự đa dạng của thông tin ở phương Tây, nên tôi có nhiều thiện cảm với nó. Nhưng với thời gian, tìm hiểu sâu sắc nó thêm, thì tôi mới thấy thực ra nó có chiều. Cái “có chiều” này do không phải là chỉ huy hành chính nên người ta ngộ nhận nó là tự do. Trong khi thực tế nó chỉ đa dạng thôi.
Thực tế là thông tin của nó bị kiểm soát bởi các nhóm lợi ích. Không những thế mà các cơ chế thu thập thông tin của nó được tập trung cao. Thông tin chỉ ra từ một nguồn. Hàng nó chỉ có một, nhưng mẫu mã đóng gói thì nhiều kiểu (đa dạng) tạo cho người ta cảm giác tự do. Chính vì thế mà từ những năm 70, đã có khái niệm “đế quốc thông tin”. Cái khái niệm này không phải do phe XHCN đặt ra mà xuất phát từ Phần Lan. Phần Lan là một nước thuộc về phương Tây, nhưng do là láng giềng của Liên Xô, nó cũng có quan hệ mật thiết với Liên Xô, nên tự nhiên trở thành nạn nhân của “đế quốc thông tin”.
Từ đấy mới dẫn tôi đến một suy nghĩ, là dân phương Tây nó lọc tin như thế nào, và phản ứng của nó với thông tin ra sao. Trong thực tế thông tin có hai loại, xa và gần. Xa là những thông tin một người bình thường không kiểm soát được, không có bằng chứng, và nó cũng không liên quan tới quyền lợi sát sườn của người ta. Nếu biết thông tin này, thì sử lý của nó chủ yếu làm tâm lý, dư luận, giúp người ta hình thành nên thế giới quan. Thông tin gần là thông tin có tác động trực tiếp tới cuộc sống của người ta, gắn với cơm áo gạo tiền. Người dân của họ chủ yếu phản ứng với thông tin gần (chính sách lương bổng, giá cả, sự thay đổi luật lao động, ..v..v..). Với thông tin xa, thì yếu tố tâm lý đóng phần quyết định. Cái thông tin này lại phụ thuộc vào giá trị đạo đức trong từng người. Cái giá trị này lại bị ảnh hưởng bởi môi trường gia đình, nhà trường, xã hội rồi những giá trị tôn giáo, lịch sử được dậy dỗ. Những giá trị này là giá trị cứng, tức là định kiến. Chính vì thế ở Pháp, nói đến Nga đến TQ, thì cái tâm lý bình thường luôn có sự nghi ngờ, đánh giá theo chiều hướng xấu. Còn nếu nói tốt, là vì nó bắt buộc phải công nhận. Cái điều này cũng tương tự với VN.
Thế giới thông tin như vậy hư thực, nhiều khi ảo mộng giống như quan niệm của nhà Phật (“đời là phù du”, “thế giới ảo”..).
Vậy có cách nào đánh giá được chính xác hơn “thông tin xa” không. Với tôi là có. Đó chính là chủ nghĩa Mác-Lê với công cụ của nó là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. vì các fact lịch sử không thể lừa dối, và định hình được thông tin của nó vào cấu trúc nào sinh ra nó, cũng giúp người ta đi gần tới sự thật hơn.
langtubachkhoa
Dan chu qua, cu tri bo phieu nhung k co tinh rang buoc


Cái tát từ châu Âu

Kết quả kiểm phiếu sơ bộ cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức ngày 6/4 tại Hà Lan cho thấy có trên 61% cử tri nước này phản đối việc phê chuẩn hiệp định liên kết giữa Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine.

Tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu để trả lời câu hỏi "Bạn ủng hộ hay phản đối việc phê chuẩn hiệp định liên kết giữa EU và Ukraine?" đạt trên 30%, điều kiện cần thiết để cuộc trưng cầu ý dân được coi là hợp lệ.

Cuộc trưng cầu nêu trên không mang tính ràng buộc đối với Chính phủ Hà Lan. Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định đây được xem là phép thử đối với EU và việc người dân phản đối thoả thuận sẽ là một “bước lùi” của Chính phủ Hà Lan, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EC).

Kết quả cuộc bỏ phiếu dù không thể vô hiệu hóa được hiệp định liên kết EU-Ukraine vốn đã được Quốc hội Hà Lan phê chuẩn và được 27 nước thành viên EU khác thông qua, song nó đẩy Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte vào một vị thế chính trị cực kỳ khó khăn.


Ông Harry van Bommel, thành viên Quốc hội và là người phát ngôn các vấn đề đối ngoại của đảng Xã hội cánh tả phản đối hiệp định liên kết EU-Ukraine, nói: "Không phải ủng hộ quan điểm của Putin nhưng chúng tôi hiểu Nga cảm giác rằng EU và NATO đang tiến về phía Đông bởi thực tế là như vậy".


http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...ng-the-3305030/


Bat dau thay ngua giua dong, sau khi giet Nemsov?

Cựu thủ tướng Nga Mikhail Kasyanov, một trong số ít các lãnh đạo đối lập nặng ký đối với ông Putin vừa dính vào bê bối lộ video giường chiếu với nữ trợ lý của minh.

Hàng loạt tờ báo tên tuổi bao gồm cả Daily Mail, Mirror khiến độc giả Nga giật mình khi đăng tải bài viết có nội dung được cho là video giường chiếu giữa cựu Thủ tướng Nga Mikhail Kasyanov và nữ trợ lý của mình.

Theo trang tin Observer, bê bối này không chỉ đe dọa đến con đường chính trị của ông Kasyanov mà còn có khả năng phá hủy gia đình cựu Thủ tướng Nga.

Trước đó, một đoạn video dài đến 40 phút, được phát trên kênh truyền hình Nga NTV với tiêu đề 'Ngày của Kasyanov'.

Trong đó là hình ảnh được cho là của ông Kasyanov với cặp kính và chiếc cà vạt quen thuộc đang ân ái với một phụ nữ được cho là Natalia Pelevina, trợ lý của ông đang mặc trên mình bộ đồ ngủ nóng bỏng.

Ông Kasyanov năm nay 58 tuổi, đã có vợ và 2 con.

Trong khi đó, nhân vật nữ được nhắc đến là bà Pelevina năm nay 38, chưa lập gia đình và không có con. Mặc dù sinh ra ở Nga nhưng năm 11 tuổi Pelevina đã chuyển đến Anh và mới quay lại Nga 10 năm trước.

Trong vòng 4 năm vừa qua, bà trở thành thành viên của Đảng PARNAS và được bổ nhiệm làm trợ lý của ông Kasyanov, phụ trách bộ phận thanh niên của đảng này.

Video được cho là quay trong một căn nhà an toàn, được mua chỉ với mục đích cho 2 người gặp nhau.

Trong đoạn video này, ngoài những phút mặn nồng, 2 người còn trò chuyện về cuộc sống riêng và công việc trong đảng.

Theo trang Observer, rõ ràng video này là một đòn mạnh giáng vào đảng đối lập trước cuộc bầu cử quốc hội tháng 9 tới ở Nga.

Bà Pelevina, người được cho là nhân vật nữ trong video này mới phải đối mặt với cáo buộc hình sự liên quan việc sử dụng bút gắn camera để ghi hình, tống tiền các đồng nghiệp trong đảng nhằm thăng tiến nhanh hơn, Observer cho biết thêm.

Sau khi video được phát tán, ông Kasyanov đã lên tiếng phủ nhận người đàn ông trong băng hình là mình và cho rằng đây là tác phẩm của lực lượng tình báo Nga FSB.

Trong khi đó, bà Pelevina lại không phủ nhận mà cho biết sẽ kiện kênh truyền hình NTV.


http://vtc.vn/cuu-thu-tuong-nga-dinh-be-bo....311.603330.htm
langtubachkhoa
My chi thua nhan mot phan thoi, con lai thi phu nhan

Mỹ thừa nhận “chống lưng” vụ Hồ sơ Panama

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner các nhà báo điều tra scandal trốn thuế hay còn gọi là "hồ sơ Panama" nhận tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả chính phủ Mỹ.


Trong một cuộc họp báo tại Washington ngày 7/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner thông báo, chính phủ Mỹ thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ cho các nhà báo tiến hành điều tra “scandal trốn thuế” (Hồ sơ Panama) nhưng không can thiệp vào công việc của họ và hoạt động điều tra không nhằm chống lại bất kỳ cá nhân hay quốc gia riêng biệt nào.
“Họ (các nhà báo) đã nhận được tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm cả chính phủ Mỹ.
USAID cũng tài trợ cho tổ chức này nhưng mục tiêu của họ không nhằm vào bất kỳ quốc gia hay cá nhân cụ thể nào, mà chỉ là tiến hành một cuộc điều tra báo chí độc lập” – ông Toner nhấn mạnh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng khẳng định, Washington không hề biết trước về quá trình cũng như kết quả cuộc điều tra vì họ không can thiệp vào công việc của các nhà báo.

“Hồ sơ Panama” do Mỹ và Soros tài trợ nhằm tấn công Putin
Mới đây, các đại diện của Wikileaks đã lên tiếng khẳng định rằng vụ bê bối “Hồ sơ Panama” của công ty Mossack Fonseca được chính quyền Mỹ và Quỹ Soros đạo diễn nhằm tạo chiến tranh thông tin chống Nga và bản thân Tổng thống Putin.
Theo thông tin do Wikileaks công bố trên trang Twitter của mình, vụ bê bối “Hồ sơ Panama” của công ty Mossack Fonseca được dàn dựng bởi Trung tâm nghiên cứu tham nhũng và tội phạm có tổ chức của Mỹ (OCCRP), Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Quỹ Soros.
“Hồ sơ Panama nhằm tấn công Tổng thống Nga Putin được tổ chức bởi OCCRP. Vụ tấn công này nhằm vào Nga và các nước không gian hậu Xô Viết và được tài trợ bởi USAID & Soros” - Wikileaks khẳng định.
Ngoài ra, Wikileaks cũng khẳng định rằng việc cung cấp tài chính để điều tra vụ “Hồ sơ Panama” được Chính phủ Mỹ trực tiếp đạo diễn.
Trung tâm OCCRP có thể làm việc rất hiệu quả nhưng việc Chính phủ Mỹ trực tiếp tài trợ cho vụ việc “Hồ sơ Panama” để tấn công Tổng thống Nga Putin sẽ có những tác động tiêu cực không nhỏ lên uy tín của OCCRP” - Wikileaks nhận định.
Theo những thông tin do Wikileaks công bố, OCCRP còn có tên chính thức khác là Hiệp hội phát triển báo chí (the Journalism Development Network) được đăng ký hoạt động tại bang Maryland.
Trong thành phần của OCCRP có một loạt các tổ chức đến từ Đông Âu và không gian hậu Xô Viết. Dự án OCCRP đã và đang tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ Quỹ Dân chủ Liên Hợp Quốc, USAID, Viện “Xã hội mở” (the Open Society Foundations).
Trong các cơ quan này, USAID là cơ quan điều hành chủ chốt của Mỹ trong lĩnh vực trợ giúp cho nước ngoài.
Người đứng đầu và cấp phó của cơ quan này do Tổng thống Mỹ trực tiếp bổ nhiệm và phải được sự đồng ý của Thượng viện.
Người đứng đầu USAID điều hành hoạt động của cơ quan này theo các chỉ thị của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Về phần mình, đối tác của Mossack Fonseca, luật sư Ramon Fonseca đã cáo buộc các tác giả công bố vụ “Hồ sơ Panama” đã xuyên tạc sự kiện.
Sau khi nghiên cứu quá trình điều tra, các chuyên gia nhấn mạnh rằng sự chú ý của “các nhà báo độc lập” đều hướng đến nhiều quốc gia nhưng đáng ngạc nhiên là trong số đó không có Mỹ, Canada và Australia.
Ngay cả các quốc gia được coi là các đối tác tin cậy của Mỹ trong NATO như Đức và Pháp cũng không có được các “ân huệ” này.


http://soha.vn/my-thua-nhan-chong-lung-vu-...08181043265.htm
langtubachkhoa
EU tuyên bố điều tra Panama và đe dọa sẽ trừng phạt nếu Panama không hợp tác.
Hãng luật Foncessa khẳng đinh họ bị hack chứ k phải rò rỉ.
Có thể thấy phương Tây đang cố nắn dòng chảy tài chính trốn thuế về nước của họ, vừa vì lợi ích kinh tế, vừa để nắm thóp những chú đại gia ở các nước đối địch đã giấu tiền ra nước ngoài để khống chế họ, vừa để gây rối loạn nội bộ chính trị của nước đó, hoặc chí ít là gây ngờ vực.

Ở mục tiêu trước mắt thì chắc họ đang cố gắng dò tìm các nhân vật đại gia nào của Nga mà có thể có ảnh hưởng đến Putin để khống chế, gây áp lực
Để có vẻ khách quan, thì một vài nhân vật ở phương Tây mà thấp cổ bé họng (như thủ tướng Iceland) hoặc bị ghét, ví dụ như thủ tướng Anh Cameron (cả Mỹ và EU đều muốn hất ông này) cũng được tung ra.

Phương Tây đang cố gắng tận dụng những yếu điểm của nước Nga mà thời Elsin để lai.

Còn nhớ cách đây vài năm, trước khi có vụ Ukraine thì Putin dã có sắc lệnh cho tất cả các quan chức Nga phải rút tiền ở nước ngoài về, và sau đó thì thể chế hóa thành luật. Chú nào k chịu rút mà bị mất thì cũng ngậm miệng chứ đừng dại mà kêu lên.



Nga đang dùng chiêu gì? Dĩ nhiên đây là nằm trong chiến lược phat triển hàng hóa nội địa, nhưng sao lại thống nhất làm một????


Ở Nga sẽ mở cửa hàng trực tuyến lớn nhất bán hàng hóa nội địa

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ủy thác cho Bộ Phát triển Kinh tế nghiên cứu hoạch định nền tảng điện tử thống nhất dành để kinh doanh hàng hóa nội địa.

Với sự hỗ trợ của cửa hàng này, các nhà sản xuất Nga có thể bán sản phẩm của mình mà không chỉ ở phạm vi bên trong đất nước. Cổng thông tin mới có thể à dạng "một cửa số" cho những liên hệ tiếp xúc với thị trường thế giới.

Đề án cần tích hợp nhiều dịch vụ cùng lúc, trong đó có hải quan, bảo hiểm và thanh toán. Khi đó, các nhà xuất khẩu có thể trả thuế, lệ phí một cách nhanh chóng tiện lợi, — như báo "Kommersant" nhận xét.

Có dự kiến ​​là tích hợp thương mại Nga trực tuyến có thể thúc đẩy sản phẩm của nhà sản xuất trong nước không chỉ trên trang web riêng mà còn thông qua các tài nguyên của Trung Quốc và Mỹ như eBay, Amazon, AliExpress, JD.

Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/russia/20160409/...l#ixzz45HWB8fBa
langtubachkhoa
Nhân tiện về chuyện Panama, khi Liên Xô sụp đổ, các đầu sỏ chính trị nhân lúc nhá nhem đã vớ được 1 đống của cải phi pháp, dĩ nhiên phải tìm cách tẩu tán ra nước ngoài, và đã mang ra rồi đem lại đâu có dễ.
Hiện tượng này cũng xảy ra ở Ukraine
Putin khi lên, ông cũng chỉ quật 2 người là Khodokoski và Brezinsky là hai kể muốn thao túng chính trị, chứ nếu như khui lại hết thì đầy chú rục tù.

Vừa rồi, cách đây vài năm, Nga có đưa luật khuyến khích các nhà giàu Nga mang tiền về, bằng cách quy định k truy cứu lại nguồn gốc những số tiền này


Cái vùng đồi tự trị này sát với Hungary, Slovakia, Romani. Muốn sát nhập vào EU theo cách này chăng?


Ukraine đang tan vỡ
Miền Tây Ukraine đòi tự chủ, miền Đông khẳng định độc lập, tiến trình gia nhập EU bị từ chối khi Tổng thống Ukraine mất mặt với hồ sơ Panama.
Tờ báo của tỉnh Zakarpattya thuộc miền Tây Ukraine đưa thông tin về cuộc họp các đại biểu Hội đồng tỉnh này đã thông qua các Nghị quyết về "Cơ chế Tự trị của tỉnh Zakarpattya" được gửi tới Quốc hội Ukraine và yêu cầu sửa đổi các vấn đề cần thiết trong Hiến pháp Ukraine có liên quan tới cơ chế này.

Cụ thể, theo các đại biểu Hội đồng tỉnh Zakarpattya, các ngành công nghiệp ở Ukraine đã hoàn toàn sụp đổ bởi sự điều hành của Trung ương và các chính sách kinh tế gây nên sự tụt hậu của nền kinh tế, Ukraine đang trên bờ vực vỡ nợ và các cam kết tốt đẹp về tương lai sau cuộc đảo chính Maidan năm 2014 từ các lãnh đạo Petro Poroshenko, Arseniy Yatsenyuk và Chủ tịch Quốc hội Vladimir Groisman đã bị phản bội.
Chủ tịch Hội đồng Zakarpattya, ông Michael Rivis muốn nhắc tới Tổng thống và Thủ tướng nước này về lời hứa của họ về phân cấp, phân quyền. Được biết, từ tháng 12/1991, cuộc trưng cầu dân ý về cơ chế tự trị đã được 78% cử tri bỏ phiếu đồng ý song chính quyền Kiev không chấp nhận điều này.

Kiev đã chiếm phần lớn các khoản thuế từ các tỉnh và phân bổ lại với số lượng nhỏ hơn. Transcarpathia đã tham gia vào việc đóng khoản thuế lớn từ đó rất bức xúc trong việc đòi quyền tự trị khu vực.

Transcarpathia là trung tâm buôn lậu ở Ukraine trên con đường đất núi từ Hungary và Slovakia. Thuốc lá giá rẻ là một trong những mặt hàng trọng điểm ở đây vốn được kiểm soát bởi các cảnh sát địa phương và các chính trị gia.

Điều này gây ra cuộc cạnh tranh quyền lực đối với các thành viên nhóm Cực hữu và vụ nổ súng ngày 11/7/ 2015 tại thị trấn Mukachevo, miền Tây Ukraine được xem như một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong đời sống chính trị ở Ukraine kể từ khi chính quyền Kiev bắt đầu các "hoạt động chống khủng bố" ở miền Đông Ukraine vào tháng 4/2014.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...tan-vo-3305256/
(@click here)


Cựu Thủ tướng Nga nghi lộ clip sex: Âm mưu của ai?
Mới đây một số tờ báo của Anh đưa tin hàng triệu khán giả truyền hình Nga đã theo dõi clip sex của chính trị gia đối lập Nga Mikhail Kasyanov.
Ông Mikhail Kasyanov là cựu Thủ tướng dưới thời Vladimir Putin. Ông này hiện là Chủ tịch đảng đối lập PARNAS (Đảng Tự do Nhân dân).
Đoạn video ghi lén dài 40 phút về cảnh ân ái trong phòng giữa đôi nam nữ này đã được phát trên kênh truyền hình NTV thân với điện Kremlin.

Trong đoạn video, vị cựu Thủ tướng Nga và đương kim thủ lĩnh đảng PARNAS đã trút bỏ bộ com-lê và chiếc cà vạt của mình rồi ăn nằm với nữ đảng viên PARNAS kiêm trợ lý chính trị riêng của ông.
Ngoài chuyện ái ân, video còn ghi lại cuộc tâm sự giữa 2 người, với nội dung về cả chính trị, chuyện làm ăn kinh tế, và cuộc sống riêng.

Sau khi ân ái, chính trị gia Kasyanov tỏ ra hưng phấn và ngân nga các giai điệu thời Xô viết rồi đố bà Pelevina tên bài hát là gì.

Đoạn quay còn cho thấy, bà Pelevine cáo buộc gia đình ông Kasyanov trộm cắp tài sản nhà nước. Ông Kasyanov trả lời: "Tôi mua 5 xu và bán ra 5 rúp".

Ông Kasyanov cũng thừa nhận ông đã làm giống như “đầu sỏ” chính trị Nga, nhưng "hành động với cách thức khác nhau".
Chính trị gia này cũng để lộ thông tin phải nhắm mục tiêu vào Aleksey Anatolyevich Navalnyy- một người chống Putin, trước khi cuộc bầu cử quốc hội vào cuối năm nay được bắt đầu.


Được biết, sau khi đoạn video được phát tán, trên trang facebook cá nhân, ông Kasyanov đã phủ nhận người đàn ông trong đoạn quay này là mình. Ông tuyên bố đây tất cả đều là âm mưu của cơ quan mật vụ Nga FSB.

Trong khi đó nữ trợ lý Pelevina không phủ nhận nhân vật nữ là mình nhưng bà khẳng định sẽ kiện kênh NTV.

Đoạn video trên được cho đã bí mật quay lại từ một máy quay được gắn ở bàn trang điểm bên trong một căn hộ ở Moscow.

Theo các tờ báo Anh như Daily Mail và Mirror, ông Kasyanov (58 tuổi) đã bị bắt quả tang trên camera (ghi lén) khi đang ân ái mặn nồng với người tình là nữ trợ lý Natalia Pelevina (39 tuổi).



Pelevine accused Kasyanov’s family of stealing state assets. He replied: “I buy for five kopeks (pence) and sell for five roubles.”

Kasyanov claimed he was doing the same as Russian oligarchs but “they act on a different scale”.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...cua-ai-3305293/

http://observer.com/2016/04/former-russian...osition-leader/
http://www.thesun.co.uk/sol/homepage/news/...-ambitions.html

Mua vàng rồi khai thác vàng
Nga tăng sản lượng khai thác vàng
Trong hai tháng đầu năm 2016, sản lượng vàng của Nga tăng 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 33,3 tấn so với 28,1 tấn.
Số liệu của Bộ Tài chính dựa trên kết quả làm việc của các xí nghiệp tinh luyện trong nước. Tháng 1-2 năm nay, Nga khai thác 137,3 tấn bạc so với 128,2 tấn cùng kỳ năm ngoái.
Tinh luyện là quá trình luyện kim thu kim loại quí chất lượng cao sau khi tách khỏi các tạp chất.
Năm 2015, Nga đã thu được 289,47 tấn vàng, 1.246,55 tấn bạc.

Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/business/2016040...l#ixzz45QB2CikO
langtubachkhoa
Chuẩn bị cho chiến tranh lai?

Tại sao Putin quyết định thành lập Vệ binh quốc gia Nga?
Trong quá trình tái cải tổ lực lượng an ninh Nga, Tổng thống Putin đã tuyên bố thành lập Lực lượng Vệ binh quốc gia, đơn vị bán quân sự quyền lực mới chịu trách nhiệm chiến đấu chống khủng bố, các nhóm tội phạm có tổ chức và duy trì trật tự xã hội.
Vậy điều gì ẩn sau quyết định thành lập một đơn vị mới của Tổng thống Putin? Sputnik đã có bài viết phân tích về vấn đề này.

Hôm 5/4, trong cuộc họp với các quan chức đứng đầu Bộ Công an, Bộ Nội vụ và các cơ quan lập pháp Nga, ông Putin đã thông báo thành lập một cơ quan hành pháp liên bang mới, đó là lực lượng Vệ binh quốc gia. Lực lượng này sẽ phụ trách việc chiến đấu chống khủng bố và các tổ chức tội phạm có tổ chức, cũng như giúp duy trì hòa bình và trật tự trong nước.

Được hình thành dựa trên nền tảng các binh sĩ thuộc Bộ Nội vụ Nga, theo ông Putin, Vệ binh quốc gia vẫn tiếp tục “hợp tác chặt chẽ” với lực lượng cảnh sát, cảnh sát giao thông, cảnh sát đặc nhiệm… Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh, lực lượng mới sẽ thực hiện cả nhiệm vụ như của các đơn vị phản ứng nhanh chiến lược gồm duy trì trật tự xã hội, hỗ trợ cảnh sát, đồng thời tham gia vào các sự kiện khẩn cấp của quốc gia.

Bên cạnh đó, theo sắc lệnh được công bố trên trang web của Tổng thống, lực lượng Vệ binh quốc gia sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo quốc phòng nội địa, ngăn chặn và giải quyết các cuộc xung đột vũ trang trong nước, bảo vệ các cơ sở quan trọng như nhà máy điện hạt nhân và những kho hàng hóa tối mật. Cơ quan liên bang này cũng sẽ “bắt tay” với cơ quan tình báo chính của Nga FSS để bảo vệ biên giới quốc gia.

Theo các chuyên gia Nga, việc tái cơ cấu này là một quyết định hoàn toàn chính xác và quan trọng do quy mô và sức mạnh của lực lượng mới. Hiện các lực lượng nội bộ Nga có khoảng 200.000 binh sĩ, bên cạnh các nhiệm vụ chính, họ còn đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì luật pháp và trật tự ở khu vực Bắc Caucasus. Lực lượng này được trang bị cơ giới đầy đủ, có quyền sử dụng các xe bọc thép (mặc dù với số lượng ít hơn của quân đội), có không quân, đội kỹ thuật, hải quân riêng cùng nhiều bộ phận khác.

Cùng với các lực lượng nội bộ, Vệ binh quốc gia sẽ bao gồm đơn vị SWAT và cảnh sát chống bạo động cũng như các đơn vị bảo vệ an ninh liên bang, với tổng cộng khoảng 230.000 người. Như vậy, tổng cộng khoảng 430.000 binh sĩ phục vụ dưới quyền Bộ Nội vụ Nga.

Sắc lệnh thành lập Vệ binh quốc gia Nga là một phần trong việc tái tổ chức các lực lượng an ninh. Ngoài ra, ông Putin còn tuyên bố Cơ quan Nhập cư liên bang Nga và Cơ quan kiểm soát ma túy sẽ hợp nhất vào một nhánh của Bộ Nội vụ.

Lực lượng Vệ binh mới sẽ do Viktor Zolotov đứng đầu; ông là cựu lãnh đạo của các lực lượng nội bộ và từng quản lý lực lượng vệ sĩ bảo vệ tổng thống. Vị trí mới của ông Viktor Zolotov sẽ tương đương với một Bộ trưởng và ông sẽ báo cáo trực tiếp lên Tổng thống Putin.

Là cựu quan chức trong lực lượng an ninh Nga, ông Zolotov đã có thời gian làm vệ sĩ riêng cho ông Putin từ năm 1999. Trước đó, ông bảo vệ Tổng thống Boris Yeltsin và Thị trưởng thành phố . Petersburg Anatoli Sobchak và tại đây ông đã gặp Putin. Từ năm 2000 đến 2013, Zolotov là Phó giám đốc Cơ quan vệ sĩ liên bang, chịu trách nhiệm bảo vệ các quan chức cấp cao của nước Nga.

Theo cơ quan báo chí văn phòng Tổng thống, các hoạt động của lực lượng Vệ binh quốc gia Nga sẽ được liệt kê chi tiết trong bộ luật liên bang thời gian tới. Tiếp theo sắc lệnh thành lập công bố hôm 5/4, Tổng thống Putin sẽ trình bản dự thảo luật lên Hạ Viện, Duma quốc gia để xin ý kiến và thông qua.

Nhắc đến lý do tái cơ cấu lực lượng an ninh quốc gia Nga, các nhà phân tích đưa ra nhiều luồng nhận định khác nhau. Theo nhà phê bình của trang Gazeta.ru, cơ quan mới sẽ giúp Tổng thống có thêm đòn bẩy tăng cường hiệu quả của các lực lượng an ninh Nga. Cùng lúc đó, Gazeta.ru cho rằng, đây là cách để hòa giải giữa ông Zolotov và Bộ trưởng Bộ nội vụ Vladimir Kolokoltsev bởi hai người từng có những xung đột trong quá khứ.

Báo điện tử Lenta.ru có trụ sở ở Moscow lại đưa ra một nhận định khác khi cho rằng việc thành lập lực lượng an ninh mới có thể liên quan đến học thuyết quân sự Nga được đưa ra năm 2014, theo đó, đã xuất hiện nhiều mối đe dọa mới tới an ninh quốc gia Nga, liên quan đến các nhân tố trong và ngoài nước với mục đích gây bất ổn cho Moscow.

“Một điều hiển nhiên rằng với một loạt mối đe dọa mới thì việc tạo ra một hệ thống mới có khả năng đối phó với các nguy cơ đó là hoàn toàn hợp lý”, tờ báo này khẳng định. Lenta.ru cũng cho biết thêm rằng, ngoại trừ các công cụ chống khủng bố khá hiệu quả thì nước Nga hiện chưa có một lực lượng hay công cụ hữu hiệu nào để chống lại các mối nguy hiểm mới.

Việc Tổng thống Putin tuyên bố thành lập một đơn vị “bán quân sự nội địa” độc lập cho thấy sự nghiêm túc của Kremlin trong vấn đề này. “Mối đe dọa khủng bố đã được thảo luận một cách thẳng thắn cùng với khái niệm về một “cuộc chiến lai” trong thời đại ngày nay thì đơn vị đứng ra giải quyết phải là một lực lượng bán quân sự di động, tinh nhuệ và đa năng”, Lenta khẳng định.

Cuối cùng, Lenta nhận định: “Các câu hỏi về chức năng của lực lượng an ninh mới vẫn được đưa ra, cụ thể như quyền được tiếp cận điều tra bên cạnh nhiệm vụ chống khủng bố và cực đoan. Nếu điều này được xác nhận thì lực lượng Vệ binh quốc gia Nga sẽ không chỉ là một cơ quan an ninh mà còn là một cơ quan tình báo với đầy đủ chức năng”.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11/2014, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh trên thị trường truyền thông thế giới. Sputnik thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.

http://infonet.vn/tai-sao-putin-quyet-dinh...post195621.info
langtubachkhoa
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk từ chức
Tờ Sputnik hôm nay (10/4) thông tin, Thủ tướng Ukraine, ông Arseniy Yatsenyuk đã tuyên bố từ chức và sẽ nộp đơn lên Quốc hội vào ngày 12/4.
Tờ Sputnik cho biết, Thủ tướng Ukraine tuyên bố từ chức vào ngày 10/4 trong một chương trình đối thoại truyền hình hàng tuần ở Kiev.
"Tôi quyết định rời khỏi chức vụ Thủ tướng Ukraine. Quyết định này sẽ được trình lên Quốc hội vào ngày 12/4 tới", ông Yatsenyuk thông báo trong chương trình.

http://soha.vn/quoc-te/thu-tuong-ukraine-a...10212546642.htm


Ba Lan lợi dụng tai nạn Tu-154 để chống Nga
Warszawa tìm cách lợi dụng tai nạn với chiếc máy bay Tu-154 chở Tổng thống Ba Lan đã xảy ra gần Smolensk trong năm 2010 như một phương tiện gây chiến tranh thông tin chống Nga. Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Đối ngoại Duma Quốc gia Leonid Kalashnikov đã nói lên ý kiến này.

Nghị sĩ Nga bình luận về lời tuyên bố của người đứng đầu Bộ Quốc phòng Ba Lan Anthony Macierewicz cáo buộc chính phủ Donald Tusk ngụy tạo bản báo cáo về vụ tai nạn đã cướp đi sinh mạng của Tổng thống Lech Kaczynski. Ông Kalashnikov nhấn mạnh rằng, thái độ của Warszawa đối với Matscơva đã và vẫn là tiêu cực, vì thế trong bất kỳ trường hợp nào Ba Lan sẽ không hài lòng với kết quả điều tra.
"Thế giới đã thay đổi và bây giờ có thái độ lạnh nhạt hơn với Nga. Cuộc chiến tranh thông tin đã bắt đầu và đang tiếp diễn. Ba Lan cũng cố gắng "đục nước béo cò". Vì vậy, họ tiếp tục lợi dụng mọi cơ hội để chống Nga, "- ông Kalashnikov cho biết.
Mới đây, Ba Lan đã nối lại quá trình điều tra vụ tai nạn, đưa 18 chuyên gia mới vào thành phần ủy ban điều tra.
Chiếc máy bay Tu-154 chở Tổng thống Ba Lan đã bị rơi gần Smolensk vào ngày 10 tháng 4 năm 2010. Vụ tai nạn đã cướp đi sinh mạng của 96 người, trong đó có Tổng thống Ba Lan cùng vợ. Theo kết quả điều tra, Ủy ban Hàng không liên bang đã đi đến kết luận rằng, lỗi của phi công là nguyên nhân gây ra thảm kịch này. Phía Ba Lan cố gắng đổ lỗi cho các điều phối viên của Nga.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/politics/2016041...l#ixzz45SNG8wvC



Người Ukraine thấm thía cái giá của “cách mạng”
Hai năm sau cuộc cách mạng "nhân phẩm" Maidan, đất nước Ukraine hiền hòa, xinh đẹp giờ đây đang lâm vào tình cảnh kinh tế - tài chính vô cùng khó khăn.
Nền kinh tế suy thoái nặng nề, lạm phát cao và đặc biệt khoản nợ công lên tới 118,7 tỷ USD, chiếm 143,9% GDP, buộc Ukraine tiếp tục phải đi vay để trả nợ. Các khoản vay quốc tế luôn kèm theo những điều kiện ngặt nghèo, khiến người dân bị đẩy vào cảnh khốn khó.
Đối diện với tòa nhà chính phủ sừng sững ở thủ đô Kiev là hàng loạt biểu ngữ của người biểu tình với các khẩu hiệu phản đối đương kim Thủ tướng Ukraine, Arseny Yatsenyuk như "Hãy chấm dứt các loại thuế Yatsenyuk", "Yatsenyuk hãy ra đi", "Ukraine không cần Yatsenyuk". Ông Vladimir, một người hưu trí, thương binh hạng 2 ở Kiev giải thích: "Cuộc sống như trước đây đã bị hủy hoại do giá dịch vụ tăng mạnh".

Cách đó không xa, gần văn phòng Tổng thống là cuộc biểu tình phản đối các thành viên chính phủ. Tại đây, người ta có thể thấy chiếc thùng rác - một nét mới trong “văn hóa” biểu tình của người Ukraine: Dùng thùng rác để đội lên đầu những người bị phản đối.

Một người biểu tình cho biết: "Tôi tên là Matrona Petrovna Briukhov, sống ở Kiev. Tôi từng tích cực tham gia Maidan. Chúng tôi tiến hành Maidan vì tự do trong cuộc sống, tự do ngôn luận, vì các chính trị gia lừa dối chúng tôi, vì cuộc sống tốt đẹp hơn. Song kết quả vẫn vậy, nói nôm na là đều giẫm lên 'cái cào', điều được thể hiện trong cuộc biểu tình này. Đó là bởi chính quyền hiện nay chẳng quan tâm gì tới người dân".

"Hiện chúng ta thấy Quốc hội, Văn phòng Tổng thống và Nội các đang tìm cách thỏa thuận các ghế chức vụ. Chúng tôi phản đối điều này, chúng tôi muốn người dân được tham gia tích cực vào tiến trình đó, bởi chúng tôi đang nghèo khổ hơn. Tham nhũng là ai? Tại Ukraine, tham nhũng rất trầm trọng", người biểu tình này bức xúc.

Ghé qua chợ Troeshina, nơi có đa phần người Việt ở Kiev làm ăn buôn bán. Khu cổng sau chợ, trước kia đông người bán hàng nay biến thành bãi đỗ xe. Anh Evghenii Berson, kinh doanh tại chợ đã 17 năm cho biết: "Hai năm trước kinh doanh tốt hơn. Nay sau các sự kiện ở Donbass, kinh doanh tồi tệ hơn. Tôi thậm chí còn sợ khi tính tới thu nhập. Thậm chí hòa vốn cũng là tốt rồi. Doanh thu hàng ngày rất thấp, chỉ từ 2 - 3000 hryvna (khoảng 100 USD)".

Trong căn hộ nhỏ của anh chị Nguyễn Văn Tấn - Tachiana Chernova ở thủ đô Kiev, chị Tachiana cho biết chị làm y tá ở bệnh viện với mức lương 1.500 hryvna/tháng (khoảng 60 USD), và khoản tiền này thậm chí không đủ để chị chi tiêu cho bản thân mình. Chị nói: "Đa phần người dân không hài lòng với chính quyền. Họ kêu ca nhiều lắm, đặc biệt là những người về hưu, họ oán giận lắm, họ muốn có chính quyền mới, bởi họ làm sao có thể sống trong tình cảnh như vậy".

Còn tại Làng Thời Đại ở Kharkov, chị Tachiana, dạy các em nhỏ trong làng, cho biết: "Tình hình kinh tế Ukraine luôn khó khăn song vào thời điểm này là vô cùng khó khăn. Hầu như cứ 2 tháng, giá các dịch vụ công lại tăng. Giá dịch vụ công thì tăng vô tội vạ trong khi tiền lương rất thấp, không tương xứng. Chính vì vậy, nếu chỉ sống bằng lương sẽ rất khó khăn. Ai cũng tìm cách làm thêm. Người thì đi dạy thêm, người thì tìm các khoản thu nhập khác. Nếu không có các khoản thu nhập thêm chắc không thể xoay xở được. Thậm chí tôi cũng chẳng thể nói liệu người hưu trí có thể sống được hay không nữa. Họ rất khó khăn", chị Tachiana bộc bạch.

Có thể nói, 2 năm sau cuộc cách mạng "nhân phẩm", người dân Ukraine đã bị bần cùng hóa tới mức vô cùng khó khăn, và có lẽ mong muốn hiện nay của họ là khi nào kinh tế có thể quay về trước cách mạng.

http://baotintuc.vn/nhin-ra-the-gioi/nguoi...10202302744.htm


Thuyet am muu?
Nga đang là nước được lợi nhất trong vụ lộ mật Tài liệu Panama?
Hàng loạt các lỗ hổng trong vụ lộ mật Tài liệu Panama sẽ biến thành cơ sở để Nga khai thác, nhằm đối đầu với phương Tây trong "cuộc chiến thông tin", theo chuyên gia người Nga.
Chuyên gia phân tích người Nga Anastasia Borik cho rằng, miễn là giới tinh hoa chính trị Nga vẫn đồng lòng ủng hộ quan điểm của Kremlin, thì Tài liệu Panama sẽ không là gì.
Thậm chí, Moscow còn có thể khai thác các lỗ hổng của vụ lộ mật lớn nhất lịch sử thế giới này theo hướng có lợi cho mình.

Một trong những lỗ hổng lớn nhất của Tài liệu Panama, theo chuyên gia Borik, chính là thiếu thông tin đáng tin cậy về nguồn gốc xuất xứ của nó.
Những gì được nêu ra chỉ đơn giản là bản sao rất nhiều thư từ, hợp đồng, danh tính cá nhân và các tài liệu của Mosack Fonseca suốt hơn 40 năm.
Không có bất cứ thông tin đáng tin cậy nào về nguồn tin giấu tên đã giao Tài liệu Panama cho nhật báo Đức Süddeutsche Zeitung và Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế ICIJ.
Thêm vào đó, mặc dù đã công bố kết quả phân tích, điều tra suốt 1 năm trên trang web của ICIJ và các phương tiện truyền thông đối tác, song không một tài liệu gốc nào xuất hiện, thay vào đó là những câu chữ diễn giải lại nội dung.
Người ta có thể tìm thấy một vài trang trong tài liệu này đâu đó trên Internet, nhưng những nội dung trên giấy tờ này lại bị đặt ngoài bối cảnh thực tế.
"Những tài liệu này rất khó để xác minh. Bản thân việc tiết lộ nó dường như cũng là một thiếu sót so với lần lộ mật quy mô lớn trước đó là WikiLeaks - vốn đăng tải hàng loạt các tài liệu lên trang web của mình.
Tài liệu Panama dường như chưa đáp ứng được tất cả các tiêu chí của một cuộc điều tra chất lượng cao mà ở đó, điều đầu tiên và trước hết là cần phải có sự xác minh.
Hơn nữa, một cuộc điều tra như thế này cũng cần có sự tham gia của các chuyên gia độc lập, những người có nhiều kinh nghiệm trong các tiêu chí này".
Một lỗ hổng khác, theo chuyên gia Borik, việc chưa có bất cứ một cái tên cấp cao mà trong hệ thống chính trị Mỹ xuất hiện ở Tài liệu Panama là điểm yếu mà Kremlin có thể sử dụng để hạ uy tín những nhà báo đang tham gia vào vụ này.

Trên thực tế, Nga đã có những động thái nhằm "bóc mẽ" Tài liệu Panama và chỉ trích ngược lại phương Tây.
Phát ngôn viên Điện Kremlin và Tổng thống Nga Putin không hề do dự khi tuyên bố những gì mà ICIJ nói tới chỉ là bịa đặt, bôi nhọ.
Nga cũng nhanh chóng khai thác bất đồng giữa WikiLeaks và ICIJ để kéo WikiLeaks về phía mình, vừa nhằm tới đối tượng công chúng đang nóng lòng muốn biết ai đứng sau ICIJ, vừa đưa ra gợi ý cho câu trả lời, vì sao không có quan chức cấp cao Mỹ nào bị "lộ".
Một bài báo trên báo Nga RT đã đăng tải phát biểu của WikiLeaks rằng, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và tỷ phú George Soros - một nhân vật bài Nga cực đoan - đã tài trợ, "giật dây" vụ rò rỉ lần này.
Phát ngôn viên Điện Kremlin cũng cáo buộc, bản thân nội bộ ICIJ cũng có cả cựu đại diện của Bộ Ngoại giao Mỹ và CIA, cùng các nhân viên tình báo.
Nga rõ ràng là không gặp khó khăn trong việc phản bác lại ICIJ, thậm chí còn biến những lỗ hổng trong vụ lộ mật này thành công cụ để một lần nữa khẳng định, phương Tây đang tiến hành cuộc chiến thông tin nhằm vào Putin và Nga.

http://soha.vn/nga-dang-la-nuoc-duoc-loi-n...10180826214.htm
langtubachkhoa
Những dấu hiệu về cuộc đối đầu Mỹ-ArapSaudi bắt đầu dần lộ ra, dù dĩ nhiên vụ này rồi có thể giải quyết êm đẹp. Sau khi bình thường hóa dần quan hệ với Iran, Mỹ có lẽ bắt đầu xúc tiến việc tăng cường kiểm soát với Arap Saudi, sau khi đã bắt dầu kiểm soát được Thổ nhờ việc bật đèn xanh cho Thổ bắn máy bay Nga


Ả Rập Saudi dọa bán sạch 750 tỉ USD tài sản tại Mỹ
Riyadh tuyên bố sẽ bán toàn bộ tài sản ở Mỹ trị giá 750 tỉ USD hiện nằm dưới sự quản lý của Ả Rập Saudi, nếu Quốc hội Mỹ thông qua dự luật cho rằng chính phủ Ả Rập phải chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công khủng bố vào ngày 11.9.2001.

Ngày 16.4, chính phủ Ả Rập Saudi đã gửi tới chính quyền của Tổng thống Barack Obama và các thành viên Quốc hội Mỹ một tuyên bố rằng, nước này sẽ bán toàn bộ tài sản của Mỹ đang nằm dưới sự quản lý của Ả Rập Saudi. Điều này sẽ xảy ra, nếu Quốc hội Mỹ thông qua dự luật cho rằng chính phủ Ả Rập phải chịu trách nhiệm trong các cuộc tấn công khủng bố 11.9.

Chính quyền của Tổng thống Obama đã vận động quốc hội bác bỏ dự luật, ngăn chặn ảnh hưởng đến hoạt động ngoại giao và kinh tế giữa hai nước. Theo các quan chức chính phủ Mỹ, mối đe dọa từ Ả Rập Saudi là chủ đề chính trong các cuộc thảo luận căng thẳng trong thời gian gần đây giữa các nhà lập pháp, giới chức Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc. Một số quan chức đã cảnh báo các nghị sĩ rằng, dự luật sẽ tác động đến hoạt động ngoại giao và hợp tác kinh tế giữa Riyadh và Washington.

Ngoại trưởng Ả Rập Saudi, ông Adel al-Jubeir, trong chuyến thăm Washington vào tháng 3.2016, nói với các nhà lập pháp Mỹ rằng Riyadh buộc phải bán khoảng 750 tỉ USD chứng khoán và nhiều tài sản khác tại cường quốc số 1 thế giới trước khi các tòa án Mỹ phong tỏa khối tài sản khổng lồ này, trong trường hợp dự luật được thông qua.

Một số chuyên gia phân tích kinh tế tỏ ra nghi ngờ với tuyên bố của Ả Rập Saudi, khi cho rằng việc bán tháo toàn bộ tài sản sẽ rất khó thực hiện và nền kinh tế của quốc gia này sẽ nhanh chóng tê liệt ngay sau đó. Tuy nhiên, mối đe dọa là một dấu hiệu cho thấy sự căng thẳng leo thang giữa Ả Rập Saudi và Mỹ.

Ngoài ra, nếu quốc hội Mỹ thông qua dự luật mới sẽ gây ra những rủi ro pháp lý cho người Mỹ khi ở nước ngoài. Do đó, chính phủ Mỹ đã lên tiếng chống lại và yêu cầu quốc hội không thông qua dự luật, điều này khiến một số nhà lập pháp và gia đình của các nạn nhân trong vụ khủng bố 11.9 nổi giận. Họ cho rằng chính quyền của Tổng thống Obama đang đứng về phía Ả Rập Saudi và cản trở những nỗ lực trong việc tìm kiếm sự thật.

Tổng thống Obama sẽ có chuyến thăm Riyadh và tham dự một cuộc họp với vua Salman cùng các quan chức cấp cao Ả Rập vào ngày 20.4. Hiện chưa rõ những mâu thuẫn xung quanh dự luật mới của Mỹ có nằm trong chương trình nghị sự hay không.

Trước đó, các quan chức Ả Rập Saudi đã phủ nhận việc nước này liên quan đến cuộc tấn công khủng bố ngày 11.9.2001. Trong khi đó, Ủy ban 11/9 cũng không tìm được bất cứ bằng chứng nào cho thấy chính phủ Ả Rập hợp tác với các phần tử khủng bố.

Theo The New York Times, Một thế giới

http://viettimes.vn/dia-chinh-tri/trung-do...i-my-50762.html


‘Nhà Trắng sắp công bố tài liệu mật 11-9 buộc tội Ả Rập Saudi’
Tổng thống Mỹ Barack Obama đang đứng trước áp lực phải tiết lộ và công bố 28 trang tài liệu mật về vụ khủng bố 11-9 được cho là có liên quan tới Ả Rập Saudi, theo Fox News.

Sputnik cho hay, Thượng nghị sĩ Mỹ trước đây Bob Graham hôm tối 10-4 tiết lộ rằng 28 trang tài liệu về vụ khủng bố 11-9 được niêm phong cho thấy các thành viên cấp cao của gia tộc Saudi đã cung cấp tài chính và hỗ trợ trực tiếp những kẻ khủng bố gây ra cơn ác mộng 11-9. Ông Bob Graham là đồng chủ trì cuộc điều tra chung giữa Thượng viện và Hạ viện Mỹ về loạt tấn công 11-9.

Hôm 12-4, ông Graham nói với tờ Tampa Bay Times rằng Nhà Trắng đã gọi ông để thông báo rằng 28 trang Báo cáo 11-9 đang được giải mã và sắp công bố. Tuy nhiên, Nhà Trắng vẫn chưa phản hồi về tuyên bố này.

Cả hai chính quyền George W. Bush và chính quyền Obama đều từ chối mở niêm phong tài liệu về 11-9, nói rằng nó có thể gây nguy hại cho an ninh quốc gia. Song các nhà phê bình phản bác rằng đây là sự miễn cưỡng có tính toán nhằm che giấu sự liên quan của Ả Rập Saudi đối với vụ tấn công năm 2001 này, theo Fox News.

Thông tin trên được đưa ra trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Ả Rập Saudi vào tuần tới. Thượng nghị sĩ bang New York - Kirsten Gillibrand nói với Chương trình "60 phút" của kênh truyền hình CBS cho rằng bà đã xem những tài liệu này và các thành viên gia đình những nạn nhân vụ 11-9 lẽ ra nên biết về chúng.

“Tôi không biết liệu chính quyền Saudi sẽ phản ứng ra sao nhưng tôi nghĩ đó chỉ là thông tin mà thôi” - bà Gillibrand nói hôm 10-4. “Tổng thống Obama sắp có cuộc gặp với giới lãnh đạo Ả Rập Saudi và các thành viên hoàng gia. Nhiều người nghĩ rằng công bố tài liệu trước chuyến thăm của ông Obama là thích hợp. Hai bên mới có thể thảo luận các vấn đề liên quan tới tài liệu này”.

Khi được hỏi về việc công bố tài liệu 11-9, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest cho hay ông không biết liệu tổng tống Obama đã đọc 28 trang tài liệu đó chưa. Tuy nhiên, Earnest cho rằng những trang tài liệu này cần được “rà soát phân loại” của các cơ quan tình báo.

Ông Earnest cho hay ông Obama “tự tin” về năng lực của cơ quan tình báo để quyết định nên công bố những tài liệu này hay không. Phát ngôn viên Nhà Trắng cũng trích dẫn kết luận Ủy ban 11-9, cho rằng không có bằng chứng chính quyền Saudi hay quan chức cấp cao Saudi tài trợ cho Al Qaeda.

Năm ngoái, thành viên bị kết án của Al Qaeda - ông Zacarias Moussaoui đã ám chỉ các thành viên hoàng gia Saudi có liên quan tới vụ tấn công 11-9. Điều này đã khiến Quốc hội Mỹ nỗ lực tìm cách giải mật các báo cáo về 11-9.

Theo Fox News, có một số tình tiết trong vụ tấn công 11-9 gây “bất lợi” cho chính quyền Ả Rập Saudi. Cụ thể, 15 trong số 19 kẻ tấn công trong vụ khủng bố đều là công dân Ả Rập Saudi. Kẻ chủ mưu Osama bin Laden cũng là con trai của một nhà thầu giàu có người Ả Rập Saudi và lại có quan hệ thân thiết với hoàng gia Saudi.


http://viettimes.vn/dia-chinh-tri/my/nha-t...audi-50151.html


Mình biết có vụ Ukraine làm mất 1 máy bay của Ấn, nhưng hóa ra là làm mất đến 5? Ukraine mà k có Nga thì cũng chỉ cùng lắm dừng lại ở việc nâng cấp bảo trì thôi, chứ đâu có R/D gì mới (và như thế thì cũng k lâu dài được), trừ khi được phương Tây trợ giúp? Hay là hy vọng được TQ trọ giúp cũng nên. Mà biết đâu đấy, k chừng phương Tây giúp cho Ukraine hàng chục đến hàng trăm tỷ USD để Ukraine cạnh tranh với Nga cũng nên, và sau đó cũng cạnh tranh luôn cả với phương Tây.
Nhờ Ukraine nang cấp bảo trì có cái lợi là Ukraine k có sức mạnh chính trị như Nga, dễ đàm phán để tạo thuận lợi cho mình hơn, nhưng với tình hình hiện nay thì VN đừng có dại mà gửi vũ khí đến cho Ukraine nâng cấp nhé


Sau vụ mất máy bay An-32, báo Nga khuyên Ấn Độ tránh xa Ukraine
Theo đánh giá của Kiev, nếu làm chủ thị trường nâng cấp, bảo trì vũ khí cho Ấn Độ có thể kiếm về hàng tỷ USD.
Báo RBTH của Nga ngày 13/4/2016 vừa qua có bài phân tích đề tên của tác giả Rekesh Krishnan Simha – một nhà báo, nhà phân tích ngoại giao ở New Zealand đưa bình luận khuyên rằng quân đội Ấn Độ nên tránh xa Ukraine sau hai vụ làm mất máy bay An của Không quân Ấn Độ và cung cấp máy bay MiG giả cho Croatia.

Theo nhà phân tích Rekesh Krishnan Simha, Ukraine đang có tham vọng muốn làm chủ thị trường béo bở ở Ấn Độ, đặc biệt là với những loại vũ khí có từ thời kỳ Liên Xô, tuy nhiên, Ấn Độ nên tránh xa đất nước đang bê bết Ukraine, đặc biệt là sau hai sự cố từng được truyền thông quốc tế nhắc tới.

Chuyên gia Rekesh Krishnan Simha nói rằng, 1 năm sau khi làm thất lạc 5 máy bay AN-32 mà Ấn Độ đã chuyển đến Ukraine để nâng cấp, Kiev tuyên bố rằng nước này sẽ chen chân vào thị trường bảo trì vũ khí ở Ấn Độ để phá vỡ thế độc quyền của người Nga.

Tuyên bố này đã được cố vấn cao cấp của tập đoàn công nghiệp quốc phòng lớn nhất Ukraine Ukroboronprom – ông Perto Fedoruk đưa ra bên lề một cuộc triển lãm vũ khí tổ chức tại Goa.

Ukraine nhận thấy rằng mình có khả năng xâm nhập thị trường nâng cấp, bảo trì các loại vũ khí từ thời kỳ Liên Xô ở Ấn Độ bởi phần lớn trang bị hiện nay của Ấn Độ đều nhập của Liên Xô cũ.

Theo đánh giá của Kiev, nếu làm chủ thị trường nâng cấp, bảo trì vũ khí cho Ấn Độ có thể kiếm về hàng tỷ USD.

Chuyên gia Rekesh Krishnan Simha cho rằng ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine hiện nay đã bị tổn hại nặng nề từ cuộc nội chiến vẫn đang diễn ra và “không còn nghi ngờ gì nữa”, Kiev đang khát khao nắm được miếng bánh ngon này từ Ấn Độ.

Tuy nhiên, việc Ukraine có còn đủ uy tín và năng lực cung cấp các dịch vụ liên quan đến vũ khí quốc phòng cho Ấn Độ nữa hay không còn là vấn đề đáng chú ý – nhà phân tích Rekesh Krishnan Simha nhấn mạnh.

Bê bối làm suy uy tín

Ông Rekesh Krishnan Simha cũng viện dẫn lại trường hợp hôm 22/3 vừa qua khi báo Jutarnji list của Croatia đã làm rùng beng lên với thông tin trong đó nói rằng, cơ quan an ninh quân sự của nước này nghi ngờ rằng những máy bay tiêm kích MiG-21 nhận được từ Ukraine không phải là máy bay nguyên bản, mà được lắp ráp từ các bộ phận mua ở những nước khác nhau.


Croatia nghi ngờ rằng trên các máy bay nhận được từ Ukraine bởi họ phát hiện ra rằng số seri đã bị dập xóa, mã số phụ tùng không tương ứng với tài liệu đính kèm và việc đại tu máy bay không được thực hiện.

Croatia trước đó đã bắt đầu điều tra vụ việc sau khi xảy ra loạt vụ trục trặc trên các máy bay nhận từ Ukraine.Theo báo Jutarnji list, Croatia đã nhận những máy bay này trong khuôn khổ Hiệp định về sửa chữa và mua các máy bay MiG-21 có tổng trị giá 133 triệu USD, được ký kết hồi tháng 7/2013 với công ty "Ukrspetsexport."

Theo cơ quan điều tra quân đội Croatia, máy bay nhận từ Ukraine có thể được lắp ráp từ các bộ phận mua ở những nước khác trên thế giới. Cụ thể, có những nghi ngờ nghiêm túc rằng phần thân máy bay là từ Bulgaria, phần cánh là từ Algeria, thậm chí, người ra phát hiện ra rằng thân máy bay từ Bulgaria có thể còn là của những phi cơ mà Sofia từng hủy bỏ.

Rekesh Krishnan Simha cũng nhắc lại vụ việc một công ty của Ukraine đã làm thất lạc mất 5 máy bay An-32 của Không quân Ấn Độ, những phương tiện đường không được New Delhi chuyển đến Kiev chờ nâng cấp.

Theo ông Simha, vụ thất lạc này có thể là chủ đích và nó có liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine từ tháng 4 năm 2015.


5 máy bay bị thất lạc này nằm trong hợp đồng nâng cấp, đại tu tổng thể 40 chiếc cho Không quân Ấn Độ mà Ucraine đã uỷ nhiệm cho tập đoàn Ukrspetsexport của nước này ký với Ấn Độ.

Về vụ việc này, ngành ngoại giao của Ukraine nói rằng Ấn Độ nên giải quyết với tập đoàn Ukrspetsexport. Trong khi đó, chính phủ Ukraine thì thản nhiên cho rằng Kiev không thể giúp gì cho Ấn Độ bởi đó là việc của chính phủ cũ.

Cuối cùng báo RBTH của Nga dẫn lời ông Rekesh Krishnan Simha cảnh báo Ấn Độ rằng nước này nên tránh xa việc ký kết các hợp đồng liên quan đến nâng cấp các loại vũ khí từ thời Liên Xô với chính quyền Ukraine bởi đất nước này “đã mất hoàn toàn chức năng và uy tín".


http://viettimes.vn/the-gioi/sau-vu-mat-ma...aine-50075.html
langtubachkhoa
My chuan bi san bi gay voi Arap Saudi roi, da chuan bi san sang cho du luan

Hé lộ vai trò của Ả Rập Saudi trong vụ khủng bố 11-9
Theo tờ báo bưu điện New York, các cấp lãnh đạo cao nhất của Washington đã cố tình bao che Riyadh trong vụ khủng bố 11-9-2001. Sự bao che này này không chỉ thể hiện qua hành động bảo mật tập tài liệu “28 trang” về mối liên hệ của Ả Rập Saudi với vụ tấn công. Các nhân viên điều tra bị cản trở, còn những kẻ thông đồng vẫn sống nhởn nhơ.
Nhiều cuộc điều tra khi đó đều dẫn tới Đại sứ quán Ả Rập Saudi tại Washington cũng như Lãnh sự quán Ả Rập Saudi tại TP Los Angeles. Tuy nhiên, các nhân viên điều tra được yêu cầu không theo đuổi những manh mối phát hiện được với lý do chung chung là “quyền miễn trừ ngoại giao”.
Báo cáo điều tra của Quốc hội Mỹ bị “thất lạc” một số trang, trong đó có một chương nói về “sự hỗ trợ từ nước ngoài dành cho những kẻ không tặc 11-9-2001”.
Số trang tài liệu trên đề cập chi tiết “bằng chứng không thể chối cãi” do Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) thu thập: sự hỗ trợ chính thức của Ả Rập Saudi dành cho 2 trong số những tên không tặc sống ở TP San Diego.

Một số thông tin bị rò rỉ từ tập tài liệu được biên soạn lại, cho thấy hàng loạt cú điện thoại giữa một trong những người huấn luyện 2 tên không tặc ở San Diego và Đại sứ quán Ả Rập Saudi tại Washington.
Tài liệu cũng cho thấy gia đình Hoàng tử Bandar bin Sultan – Đại sứ Ả Rập Saudi tại Mỹ lúc đó – còn chuyển 130.000 USD cho một người huấn luyện khác của 2 tên không tặc nói trên trước ngày 11-9-2001.
Một điều tra viên từng làm việc với Lực lượng Đặc nhiệm Kết hợp Chống khủng bố (JTTF, trụ sở ở Washington) than phiền rằng thay vì điều tra Hoàng tử Bandar, Mỹ lại bảo vệ ông ta theo đúng nghĩa đen. Người này khẳng định Bộ Ngoại giao Mỹ đã cử nhân viên an ninh bảo vệ Hoàng tử Bandar không chỉ ở Đại sứ quán mà còn tại căn thiệt thự ở McLean, bang Virginia.
Điều tra viên nói thêm JTTF muốn bỏ tù một số nhân viên Đại sứ quán Ả Rập Saudi nhưng sau đó hộ chiếu ngoại giao của họ bị thu hồi như một sự thỏa hiệp.

Thời sự quốc tế

Hé lộ vai trò của Ả Rập Saudi trong vụ khủng bố 11-9*P.Nghĩa (Theo New York Post) | *18/04/2016 10:42



Hé lộ vai trò của Ả Rập Saudi trong vụ khủng bố 11-9(NLĐO) – Dù nắm rõ vai trò của Ả Rập Saudi trong vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11-9-2001 nhưng chính phủ Mỹ vẫn giảm nhẹ vấn đề này để bảo vệ mối quan hệ liên minh với quốc gia giàu dầu mỏ này.
Đó là nhận định được đưa ra trong một chương trình của Đài CBS (Mỹ) vào cuối tuần rồi.

Tuy nhiên, tờ New York Post nhận định những lời lẽ trên chưa phản ánh đúng bản chất vụ việc.
Theo tờ báo, các cấp lãnh đạo cao nhất của Washington đã cố tình bao che Riyadh trong vụ khủng bố 11-9-2001. Sự bao che này này không chỉ thể hiện qua hành động bảo mật tập tài liệu “28 trang” về mối liên hệ của Ả Rập Saudi với vụ tấn công. Các nhân viên điều tra bị cản trở, còn những kẻ thông đồng vẫn sống nhởn nhơ.
Nhiều cuộc điều tra khi đó đều dẫn tới Đại sứ quán Ả Rập Saudi tại Washington cũng như Lãnh sự quán Ả Rập Saudi tại TP Los Angeles. Tuy nhiên, các nhân viên điều tra được yêu cầu không theo đuổi những manh mối phát hiện được với lý do chung chung là “quyền miễn trừ ngoại giao”.
Báo cáo điều tra của Quốc hội Mỹ bị “thất lạc” một số trang, trong đó có một chương nói về “sự hỗ trợ từ nước ngoài dành cho những kẻ không tặc 11-9-2001”.
Số trang tài liệu trên đề cập chi tiết “bằng chứng không thể chối cãi” do Cục Điều tra Liên bang (FBI) và Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) thu thập: sự hỗ trợ chính thức của Ả Rập Saudi dành cho 2 trong số những tên không tặc sống ở TP San Diego.Tào tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) bị phá hủy ngày 11-9-2001. Ảnh: Reuters
Một số thông tin bị rò rỉ từ tập tài liệu được biên soạn lại, cho thấy hàng loạt cú điện thoại giữa một trong những người huấn luyện 2 tên không tặc ở San Diego và Đại sứ quán Ả Rập Saudi tại Washington.
Tài liệu cũng cho thấy gia đình Hoàng tử Bandar bin Sultan – Đại sứ Ả Rập Saudi tại Mỹ lúc đó – còn chuyển 130.000 USD cho một người huấn luyện khác của 2 tên không tặc nói trên trước ngày 11-9-2001.
Một điều tra viên từng làm việc với Lực lượng Đặc nhiệm Kết hợp Chống khủng bố (JTTF, trụ sở ở Washington) than phiền rằng thay vì điều tra Hoàng tử Bandar, Mỹ lại bảo vệ ông ta theo đúng nghĩa đen. Người này khẳng định Bộ Ngoại giao Mỹ đã cử nhân viên an ninh bảo vệ Hoàng tử Bandar không chỉ ở Đại sứ quán mà còn tại căn thiệt thự ở McLean, bang Virginia.
Điều tra viên nói thêm JTTF muốn bỏ tù một số nhân viên Đại sứ quán Ả Rập Saudi nhưng sau đó hộ chiếu ngoại giao của họ bị thu hồi như một sự thỏa hiệp.Hoàng tử Bandar bin Sultan. Ảnh: AP
Cựu nhân viên FBI John Guandolo, người đã tham dự cuộc điều tra 11-9-2001, cho rằng Hoàng tử Bandar cần bị xem là nghi can chính trong vụ khủng bố: “Ông ta tài trợ cho 2 tên không tặc (ở San Diego) thông qua bên thứ ba nên phải bị xem là một nghi can khủng bố”.
Nhưng sau cuộc gặp giữa Hoàng tử Bandar và Tổng thống Bush tại Nhà Trắng, người ta nhìn thấy FBI sơ tán hàng chục quan chức Ả Rập Saudi khỏi các thành phố của Mỹ, trong đó có ít nhất một người thân của trùm khủng bố khét tiếng Osama bin Laden.
Cũng như thay vì chất vấn, FBI hộ tống các quan chức Ả Rập này dù vào thời điểm đó, Washington xác định được 15/19 tên không tặc là công dân Ả Rập Saudi.

Cựu đặc vụ FBI Mark Rossini cho biết cơ quan này bị Nhà Trắng cản trở phỏng vấn những “nghi can” Ả Rập Saudi nói trên. Còn cựu cảnh sát hạt Fairfax, trung úy Roger Kelly, thì nói rằng “FBI bịt tai của họ lại mỗi khi nghe chúng tôi nhắc đến những người Ả Rập Saudi. Đó là vấn đề nhạy cảm liên quan tới chính trị không nên bàn tới”.
langtubachkhoa
Mai den hôm nay mới rảnh để đọc lướt thử lại báo Nga, thì thấy tin đưa một loạt về vụ Yukos, và VN được khai thác dầu khí ở Nga (trước đây thì ngay cả TQ còn chưa được, những cái đo chỉ dành cho Âu Mỹ)

Nga và Việt Nam ký Hiệp định tiếp tục hợp tác khai thác dầu khí trên lãnh thổ Nga
Tối 20 tháng 4 năm 2016, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh thay mặt Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga Yuri Sentyurin thay mặt Chính phủ LB Nga đã ký kết Hiệp định liên chính phủ về việc tiếp tục hợp tác thăm dò địa chất và khai thác dầu khí trên lãnh thổ LB Nga.

Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/vietnam_russia/2...l#ixzz46PEwJ7Bv


Tòa án Pháp: Đóng băng tài khoản của "Rossiya Segodnya" là hành động không hợp pháp
Tòa án Paris cấp sơ thẩm vào hôm thứ Sáu đã thừa nhận bất hợp pháp việc đóng băng các tài khoản ngân hàng của MIA "Rossiya Segodnya" tại Pháp trong khuôn khổ hồ sơ tố tụng LB Nga của các cựu cổ đông hãng Yukos.
"Thẩm phán về các vấn đề thủ tục thừa hành đã thông qua quyết định hủy bỏ việc phong tỏa các tài khoản của MIA "Rossiya Segodnya" và RIA Novosti," — theo quyết định của tòa mà hãng Sputnik có cơ hội tiếp cận.
Tòa cũng từ chối Hulley Enterprises Limited về đền bù thiệt hại và yêu cầu công ty phải thanh toán các chi phí pháp lý.
Đại diện Hulley đã khiếu nại lên Toà án phúc thẩm Paris kháng cáo quyết định nêu trên.
Tháng 6 năm 2015, các tài khoản của MIA "Rossiya Segodnya" tại Pháp đã bị phong tỏa theo yêu cầu của đại diện Hulley Enterprises Ltd gửi tới thừa phát lại Pháp, nhưng tài sản vẫn không được giao lại cho các cổ đông cũ của Yukos và bị đóng băng vì đơn khiếu nại của các hãng truyền thông Nga.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/russia/20160415/...l#ixzz46PDHhgXu


Tòa ánNga thắng kiện 700 triệu USD bị bắt giữ trong vụ Yukos
Hôm thứ Ba Roskosmos đã thắng kiện ở Pháp trong vụ bắt giữ tài khoản nhà nước liên quan đến công ty Yukos, Giám đốc Truyền thông Roscosmos Igor Bourenkov nói với các nhà báo.

Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/russia/20160412/...l#ixzz46PEgDybA

Tòa án La Haye lật ngược quyết định về việc Nga phải trả 50 tỷ USD cho các cổ đông Yukos
Tòa án La Haye thừa nhận rằng các trọng tài La Haye đã quyết định Nga phải trả 50 tỷ $ cho các cựu cổ đông của Yukos không có thẩm quyền đầy đủ để làm việc đó, theo Bloomberg.

Theo các chuyên gia, quyết định hôm nay sẽ cho phép tòa án các khu vực pháp lý khác nhau từ chối thực hiện quyết định đền bù của trọng tài.
Trước đó, Nga đã đệ trình lên tòa án La Haye ba kiến ​​nghị về số lượng các nguyên đơn đòi bồi thường. Tất cả đều liên quan đến Group Menatep Limited và kiểm soát khoảng 70,5% của Yukos.
Tháng 7 năm 2014, Tòa án La Haye đã xử Nga phải trả cho nguyên đơn cựu cổ đông Yukos 50 tỷ USD.
Bất chấp thực tế rằng Moskva đã kháng kiện quyết định đó, cựu cổ đông gửi đơn lên tòa án ở một số nước đòi bắt giữ tài sản. Trong tháng Sáu năm 2015, các nhà chức trách Pháp và Bỉ đã tịch thu một số tài sản được coi là của Nga. Trong số các quỹ bị bắt giữ có các tài khoản ngân hàng của đại diện Hãng truyền thông quốc tế "Rossiya Segodnya" tại Pháp.
Mấy hôm trước, Toà án sơ thẩm Paris thừa nhận việc đóng băng các tài khoản đó là bất hợp pháp.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/business/2016042...l#ixzz46PDjmvCl

Nga đạt được việc hủy phán quyết của tòa án trọng tài Stockholm trong “vụ Yukos”
Tòa án phúc thẩm Stockholm đã ra phán quyết về vụ kiện của các cổ đông Yukos chống Liên bang Nga. Theo quyết định của tòa, Tòa án Trọng tài Stockholm mà hồi năm 2012 từng xét xử vụ án về cổ phần Yukos, đã không có đủ thẩm quyền cho việc này.
Liên quan đến vấn đề trên, Toà án phúc thẩm quyết định hủy phán quyết trước đó và ra lệnh cho bốn công ty chứng khoán Tây Ban Nha hoàn trả các khoản lệ phí tòa án cho Liên bang Nga và chi trả cho nguyên đơn 3 triệu dollar. Theo các chuyên gia, quyết định được đưa ra cũng sẽ đáp ứng lợi ích của Nga trong việc hủy bỏ quyết định của tòa án Hague, theo đó các cựu cổ đông Yukos kiện Liên bang Nga đòi trả khoản tiền 50 tỷ dollar.

Chúng tôi xin nhắc là ban đầu, vụ các cổ phần của Yukos đã được Tòa án trọng tài Stockholm xem xét vào năm 2012 – tòa đã ra phán quyết có lợi cho các công ty chứng khoán Tây Ban Nha, vốn đang giữ các chứng chỉ lưu ký của Mỹ đối với các cổ phiếu Yukos đã được bán ra để trả nợ.

Đại diện của các công ty Tây Ban Nha tuyên bố rằng những chứng chỉ lưu ký chứng nhận quyền sở hữu các cổ phiếu mà họ đã mua lại từ một trong những công ty ở New York cho họ quyền hoàn lại các khoản đầu tư.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/world/20160128/1...l#ixzz46PEFlXH5




Forbes đánh giá lệnh trừng phạt: Nga có thể sống không cần châu Âu
Nước Nga đang đứng trước chặng đường dài về thay thế sản phẩm nhập khẩu bằng hàng nội địa, nhưng ngay lúc này có thể khẳng định rằng, ngành kinh doanh thực phẩm Nga trụ vững trước "cơn bão trừng phạt", - nhà báo Kenneth Raposa chuyên về các thị trường mới nổi viết cho tạp chí Forbes.
"Cho dù nước Nga không thể sản xuất phô mai brie hay cấy trồng một số loại trái cây, nhưng họ có khả năng đánh bắt nhiều hơn cá tuyết và gia tăng chăn nuôi gà tại các nông trang địa phương," — nhà phân tích lưu ý.
Hoạt động thay thế nhập khẩu đang hỗ trợ Chính phủ Nga "duy trì đồng rúp trong nước", giúp nông dân hạn chế những rủi ro về ngoại tệ, — Raposa bổ sung.
Nga đã giảm thiểu được tác động của biện pháp hạn chế nhập khẩu nông sản châu Âu do Moskva áp dụng đáp lại lệnh cấm vận của EU — trong năm qua sản xuất gia cầm trong nước tăng lên 9%, tỷ lệ pho mát nhập khẩu trên thị trường Nga giảm từ mức 40,6% năm 2014 xuống còn 22% trong năm 2015.
Vấn đề hàng đầu trong lĩnh vực lương thực là yếu tố lạm phát, nhưng hiện nay lạm phát đang suy giảm nhờ sự củng cố của đồng rúp, — bài báo cho biết.

"Chính phủ Nga có thể xác định hoạt động thay thế xuất khẩu đang diễn ra theo kế hoạch <…> Về mặt này, Nga thực sự có khả năng sống không cần tới châu Âu," — nhà báo Kenneth Raposa thừa nhận.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/business/2016042...l#ixzz46PFk0rtT
Phó Thường Nhân
Tuần vừa rồi, nhân việc bộ trưởng ngoại giao Nga Lavrov lên tiếng phản đối việc “quốc tế hóa” vấn đề biển Đông, chứng tỏ những gì tôi nhận xét về nước Nga hiện nay, từ trước đó không có sai. Trên báo VN hiện tại, trong phần tham gia của bạn đọc cũng có người nói “Nga không phải là Liên Xô”. Đấy cũng là điều tôi nói từ trước. Như vậy thái độ bên ngoài của Nga là ủng hộ TQ, vì Nga cần chống Mỹ. Bất luận thái độ bên trong nó thế nào, điều đó cũng có nghĩa là Nga sẽ bị TQ khoá mõm. Như vậy việc tin cậy hoàn toàn vào đối tác Nga là điều dở. Tất nhiên, tôi cũng hiểu là có nhiều quan hệ ngầm giữa Vn-Nga, nhưng những ràng buộc Nga-Trung kia có tính chất khung, nên không thể chờ vào quan hệ ngầm giữa VN-Nga. Quan hệ ngầm này chỉ có tác dụng khi Vn và TQ không xung đột. Chính vì thế cái quan hệ ngầm này (nếu có) phải được chứng tỏ qua hai việc:
1- Sự chuyển giao khí tài hiện đại cho VN, để VN đủ trữ lượng, nếu có xung đột thì Nga đứng ngoài cười cũng không sao.
2- Có sự chuyển giao công nghệ để Vn tự sản xuất.
Trên báo VN cũng đưa tin Nga muốn có một tham vọng Á-Âu (đi từ Murmanske, qua Thượng Hải tới tận VN), như vậy VN là cái gì trong cái chuỗi này là đồ đệ của cả Nga và TQ à. Đây là điều cần phải để ý.
Thực ra thì chính sách của VN cũng đã đa dạng rồi, vì có quan hệ với Ấn độ, rồi với các nước phương Tây. Nhưng cũng như Nga, quyền lợi của họ không trùng với VN. Với phương Tây, mà Mỹ là đối tác sáng giá nhất, thì với nước này (Mỹ) nó cũng tiềm ẩn những nguy hiểm khác do vị thế của Mỹ tạo ra nhân danh “dân chủ đa nguyên”.
Như vậy thì chỉ còn cách là tự lực cánh sinh, và khai thác triệt để nhất mâu thuẫn của các bên với nhau, để trang bị, tích hợp kỹ thuật, tự sản xuất.
Về việc này thì các phát biểu của một số nhân vật ở VN có vẻ như họ không rõ vấn đề lắm. Tôi lấy ví dụ ông tướng công an (về hưu) Lê văn Cương, hay ông đại biểu quốc hội trích thơ Tố Hữu.
(còn tiếp).
Phó Thường Nhân
Bài phát biểu của ông đại biểu quốc hội, là điển hình của hình thức đánh vào tâm lý. Với những lời nói rất lô gíc về lý thuyết, nhưng khi áp dụng thì nó mới lòi ra vấn đề.
Thứ nhất là cách ông ấy phân biệt “địch-ta”. Dựa theo khái niệm ai ủng hộ ta là bạn, ai phá ta là địch. Điều đáng nói là hiện tại trên thế giới, đối với VN không tồn tại một nước nào như thế cả. Hoặc nếu có thì nó là nước vỗ tay bên ngoài, ủng hộ hay không đều vô ích kiểu các nước châu phi. Nước có thể đạt nhiều chuẩn nhất theo cái định nghĩa này là Nga, và có thể sau đó là EU. Nhưng không phải vì nó thực tốt, mà chỉ do có những điều kiện chính trị, địa lý, sức mạnh khiến họ không thể can thiệp trực tiếp như TQ, Mỹ. Nga như tôi nói ở trên, thì đã rõ. EU nếu Mỹ không cho phép thì nó cũng không làm, trong nhiều trường hợp nó là tay chân cho Mỹ. cũng như nếu có xung đột VN-TQ thì Nga sẽ là tay chân cho TQ (ở một mức độ này hay khác, từ việc không bán vũ khí, hay ngăn cản trợ giúp kỹ thuật, là những điều có thể xẩy ra ..)
Để đối kháng lại, như là giải pháp, thì ông ấy nói lên điều rất trìu tượng là “lòng yêu nước của nhân dân”. Nhưng lòng yêu nước của nhân dân là tiềm năng, không phải là giải pháp. Không có phương hướng, không có tổ chức, không có kỷ luật,..thì cái lòng yêu nước kia cũng vô tác dụng.
Đại biểu quốc hội (khoá cũ), tất nhiên không thể đòi hỏi họ là nhà chiến lược đại tài, nhưng cách tư duy như thế thực ra chỉ là tâm lý. Ở VN vừa rồi, và bây giờ âm vang còn chưa hết, đó là vấn đề nhân sự liên quan tới ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông này vẫn được coi là cứng cỏi dám chống TQ, và bài phát biểu của ông đại biểu kia có thể hiểu rằng đó là sự ủng hộ ông Dũng, theo con đường vòng, nhưng để tìm một giải pháp thì hoàn toàn không phải.
(còn tiếp)
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.