Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc. Phan Iii
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
blackberry
Mấy trò vũ khí thì không ăn thua rồi, giỏi lắm mỗi năm chỉ bán được 15-20 tỷ đôla, bắt nước ngoài trả đô chứ có phải rúp đâu.

Trung hạn và dài hạn giá dầu vẫn thấp. Việc đa dạng hóa nền kinh tế trong thời gian ngắn gần như là không thể, vì nó vẫn phải dựa vào tư nhân, nhưng lãi suất cao, lạm phát cao thì ai dại gì mà bỏ vốn ra đầu tư.

Trong khi khai thác dầu mỏ ở Nga theo phương pháp truyền thống vì bên Mỹ là đá phiến, và trong khi khai thác dầu mỏ rất quan trọng với ngân sách Nga thì xuất khấu dầu mỏ chẳng thấm gì với nền kinh tế Mỹ. Kinh tế Mỹ chưa kể gần như chẳng phụ thuộc gì vào Nga. Nếu dầu xuống 40 thậm chí 30 đô/thùng thì quả là nguy cấp cho Putin. Bây giờ có khi sinh mệnh chính trị của ngài ấy chỉ phụ thuộc vào giá dầu.
langtubachkhoa
Bac nay dung la k hieu nguoi khac noi gi ca. Vì bắt nuoc ngoài trả USD mà mình chi bằng rup mới có lơi trong hoàn cảnh hiện nay chứ, nếu chi bằng USD hoặc phần lớn USD thì lợi mới ít.

Cái trò lai suất hình như nói trong topic này hoặc Ukr " hay 1 gì đó. Ở Nga lẵi suất cao nhưng k hoàn toàn theo kiểu phương Tây,nó có thêm cơ chế riêng hỗ trợ tài chính, vốn cho từng doanh nghiệp không nhất định phải thông qua cơ chế vay vốn chịu lãi suất như thông thường. Dĩ nhiên các doanh nghiệp tối quan trọng sẽ được xử lý ưu tiên trước. Đây là biện pháp kiểu manual, k tồn tại ơ phương Tây, cái này nói rồi k nhắc lại.

Lạm phát cao có bỏ vốn ra đầu tư hay không thì cái đó còn tùy vào lĩnh vực. Nếu tôi làm vũ khí hoặc nông nghiệp, chế tạo linh kiên máy móc ở 1 số ngành mà đã liệt kê ở topic trước thì tôi đầu tư liền đó, nhưng ở 1 số chỗ ngành khác thì tôi lại chần chừ. Vì thế nên các quan chức Nga mới nói là phương Tây, hay đúng ra là Mỹ muốn làm cho kinh tế Nga phát triển mất cân đối. Đây mới là cái đáng ngai. Nga vẫn đang đối phó, để xem kết qả thế nào, nhưng có kết quả cũng phải vài năm nữa chúng ta mới thấy. Cái nguy hiểm như tôi đã nói, nằm ở chỗ khác, đó là các tổ chức NGOS do Mỹ tài trợ (k phải tât cả NGOs), các tài phiệt từ thời Elsin, etc. do Mỹ phía sau có cho phép Nga chờ đến lúc đó k? Sinh mạng chính trị của Putin phụ thuộc cái đó, chứ k đơn giản giá dầu đâu. Việc Mỹ trừng phạt 1 dự án dầu Nga, đây là 1 bước trừng phạt leo thang mạnh, đủ thấy rõ ý đồ của Mỹ, muốn dành thị phần dầu để khống chế thế giới, mà trước tiên là khống chế EU. Điều đó cũng thây rằng, như tôi và bác Phó đã từng nói, chuyện Nga và Mỹ đánh nhau là k tránh khỏi, dù có vụ Ukr hay k, và việc Mỹ nhằm vào Nga k vì Ukr, dù Ukr là cớ ban đầu và có tác dụng PR dư luận.
Việc Mỹ leo thang trừng phạt này cũng chứng mình, như lời các học giả Mỹ nói, các biện pháp trừng phạt trước đó là không ăn thua, và Mỹ đã nhận ra Nga đã tìm ra giải pháp đối phó. Vì vậ có cả tin gần đây nói Mỹ đang ép EU hạn chế nhập dầu từ Nga. Nếu quả vậy thì những nuớc hứng đòn nặng nhất là Ba Lan, Đông Âu, Baltic, Italy, Đức, Hà Lan. Nhạp dầu Nga hiệu quả nhất về kinh tế, các nhà máy của họ cũng đều theo cơ chế lọc dầu Nga. Thay thế phải mất chi phí tiền bạc và thời gian khổng lồ. Nhiều nước Tây Âu khác (gồm cả Anh) cũng có những đầu tư khổng lồ về dầu ở Nga, Dùng biên pháp này của Mỹ thì họ thiệt nặng. CHưa kể nếu mua dầu từ nơi khác chuyển về Nga thi chi phí cao lên (tôi còn chưa nói đến chi phí cực lớn cho việc sửa đổi nhà máy lọc dàu), giá cả hàng hóa EU sẽ cao lên, sức cạnh tranh của hàng hóa EU sẽ sụt so với Mỹ, điều này lại càng nguy hiểm khi mà Mỹ và EU đang đàm phán hiệp định thương mại xuyên đại tây dương. Còn nếu muốn bán với giá như cũ thì nhà nước phải trợ giá, và như vậy thì các chương trình xã hội bị ảnh hưởng nghiệm trọng. May ra thì Pháp là nước đỡ bị ảnh hửong hơn (do ho dưa nhiều vào điện hạt nhân và dầu từ châu Phi từ xưa)

CŨng lưu ý một diều là các tập đoàn dầu của Mỹ vẫn làm ăn với Nga chứ k hề giảm đi (ngoại trừ cái dự án vừa bị Mỹ phạt, đây là dự án Mỹ k hoặc chưa có cơ hội tham gia vào, hi hi).
Việc Mỹ phải đi đến mức độ này càng chứng minh Nga đã đối phó đuợc với các biên pháp trước đó.

Gần một nửa ngân sách Nga phụ thuộc dầu, theo một số báo. Nhưng xem lại 1 số nguồn khác lại hóa ra không đơn giản vậy. NGoài dầu, đóng góp của khí và các ngành công nghiệp phi dầu mỏ ngày càng tăng từ năm 2008 đến nay (ít nhất đén quý đầu 2015). Giá dầu giảm dĩ nhiên ảnh hưởng đến ngân sách Nga, gây tranh cãi giứa các nhóm lợi ích trong xã hội, đây là điều phưong Tây muốn, để xem Nga giải quyết sao. Về ngân sach Nga, tôi sẽ xem nhiều nguồn rồi post, k thể chỉ xem 1 số nguồn dành cho media đại chúng, mà phải xem các tài liêu dành cho dân chuyên nghiệp, nhưng cái này phải trả tiền nên hơi khó kiếm, tôi sẽ hỏi xem sao.



QUOTE(blackberry @ Aug 16 2015, 10:51 AM)
Mấy trò vũ khí thì không ăn thua rồi, giỏi lắm mỗi năm chỉ bán được 15-20 tỷ đôla, bắt nước ngoài trả đô chứ có phải rúp đâu.

Trung hạn và dài hạn giá dầu vẫn thấp. Việc đa dạng hóa nền kinh tế trong thời gian ngắn gần như là không thể, vì nó vẫn phải dựa vào tư nhân, nhưng lãi suất cao, lạm phát cao thì ai dại gì mà bỏ vốn ra đầu tư.

Trong khi khai thác dầu mỏ ở Nga theo phương pháp truyền thống vì bên Mỹ là đá phiến, và trong khi khai thác dầu mỏ rất quan trọng với ngân sách Nga thì xuất khấu dầu mỏ chẳng thấm gì với nền kinh tế Mỹ. Kinh tế Mỹ chưa kể gần như chẳng phụ thuộc gì vào Nga. Nếu dầu xuống 40 thậm chí 30 đô/thùng thì quả là nguy cấp cho Putin. Bây giờ có khi sinh mệnh chính trị của ngài ấy chỉ phụ thuộc vào giá dầu.
*

blackberry
quá nhọ cho Nga, đô lên hơn 65 rúp rồi. Bọn đá phiến Mẽo còn tăng số giàn. Kiểu này 35 đô trên thùng chắc không còn xa
langtubachkhoa
QUOTE(blackberry @ Aug 17 2015, 07:52 AM)
quá nhọ cho Nga, đô lên hơn 65 rúp rồi. Bọn đá phiến Mẽo còn tăng số giàn. Kiểu này 35 đô trên thùng chắc không còn xa
*



Không, xét về tổng thể và lâu dài, chưa hẳn Nga thiệt, thậm chí có thể có lợi. Xét về trước mắt, Nga gặp thêm vấn đề phải giải quyết, nhưng nhìn chung chưa hẳn thiệt.

Giá dầu giảm, nhưng giá USD lại tăng mạnh, nền ngân sách Nga chưa hản thiệt dù giá trị tuyệt đối tính ra USD giảm. Giá rup lại giảm so với USD, như vậy lúc này nếu đẩy mạnh hàng nội địa thì lại lợi lớn. Không phải ngẫu nhiên mà gần dây, các cơ quan nhà nước Nga hầu như đóng cửa với hàng ngoại nhập mà thay thế bằng đồ dùng nội, trước đây cái này chỉ là ưu tiên thôi.
Hệ thống thanh toán MIR của Nga cuối năm nay chính thức hoạt động, đọc qua tình hình thấy người dân Nga cắt giảm mạnh việc du lịch phương Tây và thay bằng du lịch nội địa, tiệu thụ các hàng hóa nhập khẩu từ EU giảm hẳn (trừ 1 số ít mặt hàng) khi người dân Nga chuyển sang dùng đồ nội địa. Những cái này về lâu dài và tổng thể là rất có lợi cho Nga, còn media Tây lại khóc muon cho Nga vì thương dân Nga k đuợc dùng hàng của họ laugh1.gif TQ phá giá nhân dân tệ, mà lại có swap với Nga rồi, diều này với Nga có lợi nữa

Khó khăn chính là ở chỗ: một số các thành phần tài phiệt từ hồi Elsin sẽ bị thiệt lớn (dù tổng thể lâu dài là có lợi) nên họ sẽ có hành động, và chính sách của Mỹ là nhằm kích thành phần này lên.
Khó khăn thứ 2 của Nga chính là Mỹ nhắm đến các dự án dầu mỏ Nga mà Mỹ k có cơ hội tham gia, trong hoàn cảnh này chắc chỉ có TQ hoặc Ấn là dám nhảy vào các dự án naỳ, chứ Nhật e là không dám (mà đây là đối tượng Nga muốn nhắm đến), đây cũng là 1 trong các dụng ý của Mỹ
blackberry
http://www.independent.co.uk/incoming/article10162812.ece/alternates/w460/RoubleOilChart.jpg

ăn nhờ giá dầu
blackberry
Tuy thả nỗi nhưng Nga vẫn mua rúp vào để cứu tỷ giá nhưng không ăn thua, lên gần 66 rúp ăn 1 đô rồi

http://www.thanhnien.com.vn/kinh-te/rup-ng...dau-598116.html

Rúp Nga lại lao đao vì giá dầu
18/08/2015 07:26


(TNO) Rúp Nga vừa chạm đáy nửa năm, xuống còn 65,7 RUB đổi 1 USD, trong bối cảnh Moscow tiếp tục gặp khó vì giá dầu hạ thấp và các lệnh trừng phạt không thuyên giảm.

Theo CNN, bản tệ nước Nga giảm 1,3% xuống còn 65,7 RUB ngang giá 1 USD hôm 17.8. Sau đó, đồng tiền này có phục hồi một chút lên mức 65,5 RUB đổi được 1 USD. Đây là mức giá thấp nhất trong vòng 6 tháng qua của rúp Nga.
Ngân hàng trung ương Nga đã ngừng mua dự trữ ngoại hối trong tháng 7 với hy vọng ngăn chặn đồng rúp không tuột giá sâu hơn nữa. Song động thái này không mang lại kết quả: RUB vẫn giảm 44,8% giá trị so với USD trong năm ngoái và 12% giá trị trong tháng qua.

Nội tệ Nga bị tác động mạnh bởi giá dầu lao dốc. Một nửa nguồn thu của chính phủ đến từ ngành công nghiệp dầu khí. Ngân sách nước này dựa trên giả định giá dầu ở mức 50 USD/thùng hoặc cao hơn.
Giờ đây, dầu đang được giao dịch ở mức 42 USD/thùng, tròn một năm sau khi đạt đến giá 115 USD/thùng mùa hè năm ngoái.
Ngoài giá dầu giảm mạnh, Nga cũng đang đối mặt với các lệnh trừng phạt từ phương Tây áp đặt lên nước này vì căng thẳng ở Ukraine. Hai yếu tố trên tạo nên tác động kép, đẩy nền kinh tế Nga vào suy thoái sâu lần đầu tiên kể từ năm 2009.
Kinh tế Nga sụt giảm 4,6% trong quý 2/2015, mức giảm mạnh nhất kể từ thời khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo GDP của Nga sẽ sụt giảm 3,4% trong năm nay và hơn 1% trong năm sau vì tiền lương đi xuống, chi phí đi vay cao hơn và nhu cầu nội địa bị tác động bởi niềm tin suy giảm. Lệnh cấm vận thực phẩm mà Moscow dùng để trả đũa phương Tây góp phần tạo nên lạm phát cao ở nước này, đạt đến 16% trong tháng 7.
Cùng ngày, giá dầu WTI giao tháng 9 kết phiên giao dịch đầu tuần ở mức 41,87 USD.thùng, giảm so với ngày 14.8. Tại London, dầu Brent giao tháng 10 dừng với 48,74 USD/thùng, theo Reuters.
Phó Thường Nhân
Việc bán vũ khí không phải chỉ có mấy chục tỉ đô, mà cái tâm quan trọng của nó còn vượt qua việc đó lên quan rất nhiều tới chính trị và vị thế của nhà nước trên thế giới. Hiện nay Nga là nước duy nhất ngoài Mỹ độc lập về công nghệ quân sự. Vì thế vị thế của Nga rất đáng quan tâm. Nếu tính cả tới vũ khí hạt nhân, thì trên thế giới chỉ có Nga là cân bằng được với Mỹ, chứ không có nước nào khác. Trên thế giới, ngoài Nga, còn có Pháp, rồi Anh tương đối độc lập với Mỹ về mặt vũ khí, nhưng độ phụ thuộc về chính trị, cũng như linh kiện vào Mỹ rất lớn. Con bài Anh, Pháp chỉ dùng được khi Mỹ không phản đối, hay sự phản đối của Mỹ là nửa vời. Ví dụ. Chính sách chính trị của Mỹ vừa là do chính phủ vừa là do quốc hội chấp thuận. Nhưng vì lý do nội địa, do hai đảng đối nhau, nên nhiều khi chính sách quốc hội Mỹ đi ngược lại với nhu cầu nước Mỹ, quan niệm của chính phủ nó (đặc biệt khi số đông ở quốc hội không thuộc cùng đảng với tổng thống). Trong trường hợp ấy thì Anh, Pháp có thể được dùng để tránh quốc hội Mỹ khi nó không chịu đồng thuận, với sự « gật đầu » của chính phủ Mỹ. Chính vì thế nước Nga vẫn rất là quan trọng, vì trên thế giới không phải lúc nào Mỹ cũng thuận với mình, sự đồng thuận của Mỹ là do nhu cầu của nó muốn, chứ không phải là vì mình chơi tốt với nó thì nó yêu, mà nhiều khi chơi tốt, nhưng nó muốn kiếm chuyện thì nó vẫn kiếm chuyện (khi nó thấy kiếm chuyện thì lợi hơn là chơi).
Về lâu dài thì điểm yếu của Nga là dân số, và kinh tế dân dụng. Ngược lại Nga mạnh về quân sự, tài nguyên thiên nhiên chiến lược (dầu mỏ, khí đốt) và lương thực (lúa mì).
Hiện tại, Nga gặp khó khăn. Cái khó khăn đó vừa là do tình trạng kinh tế toàn thế giới (Nga đã suy giảm từ năm 2013, trước khi có xung khắc với Mỹ), vừa do Mỹ có chính sách chống đối. Cho nên xác định được đâu là suy thoái toàn cầu gây ra, đâu là chính sách của Mỹ gây ra không có dễ. Một trong những lý do khiến Nga sụt giảm là phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ. Giá dầu mỏ vừa phụ thuộc vào kinh tế thế giới nói chung, vừa phụ thuộc vào các chính sách của Mỹ.
Nga có vượt được thử thách đó không. Đó là câu hỏi mà người ta phải đặt ra. Thực ra thì Nga cũng không có sự chọn lựa, vì mâu thuẫn Nga-Mỹ chỉ hết khi nước Nga bị xé thành nhiều nước nhỏ, kiểu như đế quốc Thổ sau đại chiến thế giới thứ nhất. Nếu Nga vượt lên được, thì thế giới sẽ là kỷ nguyên đa cực, ngược lại thì khả năng chiến tranh sẽ tăng.
Phó Thường Nhân
Ngoài Nga, điều tương đối nổi bật hiện nay là việc TQ phá giá đồng nhân dân tệ, đồng thời với việc thị trường chứng khoán Thượng Hải đổ vỡ. điều đáng chú ý là tần suất của nó rất lớn (sụt giảm tới 20%), điều mà bất cứ một thị trường chứng khoán ở phương Tây nào đều không thể chịu được. Phải nhìn tới năm 1929, khi thị trường chứng khoán Mỹ đổ, dẫn đến khủng hoảng toàn cầu, rồi chiến tranh thế giới thứ II, thì người ta mới nhìn thấy cái tần xuất đó. Đánh giá việc đó như thế nào.
Người ta vừa có thể coi đó là động thái có nguyên do từ nội tại nền kinh tế TQ, cũng như nhìn nhận nó như một động thái chính trị có nguyên nhân từ quan hệ Mỹ-Trung hiện tại mà ra.
Nếu nhìn từ phía TQ, người ta có thể nhận thấy đó là một cố gắng của TQ nhằm thúc đẩy xuất khẩu, giữ thị phần trên thế giới, và từ đó nhìn thấy sự phụ thuộc của TQ vào xuất khẩu, tức là vai trò « thuộc địa » của nước này trong quan hệ kinh tế thế giới với phương Tây (làm cho nó tiêu sài). Nó cũng thể hiện việc TQ chưa chuyển đổi được từ mô hình nhà máy của thế giới, sang mô hình thị trường tiêu thụ của thế giới (giống như Mỹ), do ảnh hưởng của đồng nhân dân tệ còn nhỏ, chưa quốc tế hoá được. Và chắc chắn, Mỹ cũng như phương Tây tìm cách ngăn cản quá trình quốc tế hoá nhân dân tệ này.
Nếu nhìn từ phía quan hệ chính trị Trung-Mỹ, thì người ta có thể thấy đây là cố gắng của TQ, tránh việc Mỹ và phương Tây muốn dùng ASEAN làm chỗ sản xuất thay vào dùng TQ. So với TQ, thì ASEAN có nhiều điểm lợi cho bá quyền của phương Tây hơn, vì ASEAN là một cộng đồng các nước trung bình và nhỏ, không có trong tay các đòn bẩy chính trị như một nước thống nhất như TQ. ASEAN cũng không có đủ trình độ để « ăn cắp » công nghệ nhập khẩu, khiến phương Tây lo ngại. Việc hình thành cộng đồng ASEAN như vậy phải hiểu như là một biện pháp ưu ái đối với các hãng đa quốc gia phương Tây, chứ chưa phải là do nhu cầu kinh tế của các nước liên quan. Việc hình thành cộng đồng ASEAN, ở VN là một event không mấy được để ý, đã giúp các hãng đa quốc gia phương Tây tổ chức lại trên phạm vi toàn khối, không còn bị chi phối bởi chính quyền từng nước, và từ đó tạo ra lợi thế tương đương với việc sản xuất ở TQ.
Việc TQ phá giá đồng nhân dân tệ, sẽ dẫn tới hệ quả VN cũng phải làm như thế, để giữ lợi thế xuất khẩu. Nhưng do VN không thể sản xuất được các sản phẩm phụ trợ, mà vẫn phải nhập, dù giá có cao lên, nên việc phải phá giá VND sẽ có nghĩa là chịu gia công với giá rẻ hơn. Hay nói cách khác, càng làm càng nghèo.
Và đấy cũng là điểm khiến phương Tây "yêu" VN và ASEAN
blackberry
Ôi giồi, còn lâu lắm họ mới đánh nhau. Vậy cho nên vấn đề chính vẫn là kinh tế thôi. Những thứ như địa chính trị này kia cũng chẳng mài ra mà ăn được. Khoáng sản nhiều nhưng kinh tế TQ đi xuống thì ai tiêu cho. Thời kỳ kinh tế Nga thịnh ngoài giá dầu còn nhờ vào sự đi lên của TQ, TQ bao thầu tiêu thụ tài nguyên thô từ Nga.
langtubachkhoa
Nhân bác Phó vừa nói đến chuyện cac nước ASEAN không có đủ trình độ "công nghệ" để ăn cắp như TQ, rồi đến việc Nga phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế, coi là chuyện sống còn, làm toi nhơ ra 2 việc. Việc một đọc cách đây 1 thời gian trên báo bản tiếng Anh rồi bản dịch tiếng Việt, việc 2 đọc hôm nay
1) Nga đẩy mạnh chương trình thay thế nhập khẩu và nhiều xí nghiệp mơi mọc lên trong hoàn cảnh khó khăn. Tin tức chi tiết ở phía dưới. Theo bọn Moody của Mỹ, thì hiện nay kết quả tích cực của chương trình thay thế nhập khẩu import substitution của Nga chỉ thấy rõ ở ngành nông nghiệp nói chung và food industry nói riêng, trong những lĩnh vực khác đã thấy các dấu hiệu tích cực nhưng để thấy những kết quả rõ ràng thì cần thêm vài năm nưa, họ có đưa ra con số dự đoán 7 năm hay bao nhiêu đó mà tôi k nhớ. Phía Nga cũng nhận định vậy nhưng thời gian có rút ngắn hơn. Khó khăn của Nga là ở chính trị xã hội, liệu các nhóm tài phiệt thân phương Tây và Mỹ có để yên cho Nga làm cái đó k?

2) Nổ bom liên tiếp xảy ra ở Thái Lan. CHính phủ Thái Lan khẳng định đây là hành động có tổ chức, nhằm vào khách du lich, nhằm đánh vào ngành du lịch để phá hoại kinh tế Thái Lan.
Tin 2 này nóng sốt hơn tin 1





Các xí nghiệp mới vừa được khai trương ở Nga
Bất chấp những khó khăn do các yếu tố không thuận lợi bên ngoài gây ra, ngành công nghiệp Nga không dẫm chân tại chỗ.


Dưới đây là các doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động từ tháng Bảy năm 2015, tổng đầu tư lên tới hơn 500 triệu rúp.
Tại thị trấn Uglich, tỉnh Yaroslavl, vừa khai trương xí nghiệp chế tạo máy chính xác, chuyên sản xuất thiết bị cho các nhà máy điện và trạm điện. Nhà máy sẽ tạo ra 150 việc làm. Theo kế hoạch sẽ còn xây dựng thêm hai nhà xưởng mới.

Tại tỉnh Samara, trong khu công nghiệp "Preobrazhenka" đã khánh thành dây chuyền đầu tiên của nhà máy sản xuất linh kiện ô tô Bosch. Cho đến cuối năm 2016, Bosch sẽ đầu tư vào dự án này khoảng 2 tỷ rúp. Nhà máy sẽ tạo ra 500 việc làm mới. Ở giai đoạn đầu tiên, nhà máy sẽ sản xuất các hệ thống phanh và các chương trình được thiết kế cho xe ô tô lắp ráp tại Nga.

Tại huyện Talovskoye tỉnh Voronezh đã khai trương nhà máy chế biến thức ăn gia súc lớn nhất trong khu vực. Nhà máy sẽ sản xuất hơn 10 loại thức ăn. Tổng vốn đầu tư lên tới 1,7 tỷ rúp. Công ty sẽ cung cấp cho tất cả 5 trại nuôi lợn đang hoạt động và 6 trại mới đang có kế hoạch xây dựng loại thức ăn tổng hợp "Agroeko". Tổng mức đầu tư dự án nuôi lợn "Agroeko" trong tỉnh Voronezh là 12,8 tỷ rúp.

Tại thành phố Volgograd đã khánh thành nhà máy chế biến các hợp chất hóa học được sử dụng trong sản xuất polymer và vật liệu, khai thác dầu khí, sản xuất thép biến áp và các sản phẩm cao su. Cơ sở sản xuất là nguyên vật liệu hiếm bishofit chế biến sâu gần công ty. Đây là một dự án chung của công ty "Caustic" RUSNANO và Sberbank của Nga. Tổng mức đầu tư là 3,8 tỷ rúp. Khi công suất đạt kế hoạch theo thiết kế sẽ tạo ra 200 việc làm mới.

Tại tỉnh Ulyanovsk đã khởi động một nhà máy xi măng mới của tập đoàn "Eurocement Group". Nhà máy được xây dựng trên nền xí nghiệp xi măng cũ, bắt đầu hoạt động từ năm 1913. Khối lượng các khoản đầu tư lên tới hơn 18 tỷ rúp. Công suất của nhà máy Sengileyevsk mới là 1,3 triệu tấn xi măng/năm. Công ty tạo ra 320 việc làm. Ngoài ra, nhiều chỉ tiêu việc làm làm được tạo ra trong các ngành công nghiệp liên quan.

Thành phố Ulyanovsk đã ra mắt dây chuyền sản xuất kết cấu composite lớn cho ngành công nghiệp hàng không. Đây là doanh nghiệp duy nhất ở Nga sản xuất kết cấu composite máy bay theo phương pháp truyền chân không. Máy bay MC-21 sẽ là máy bay chở khách cự ly ngắn và trung đầu tiên với đôi cánh composite được thực hiện bởi công nghệ mới. Tổng vốn đầu tư lên tới 5,5 tỷ rúp, tạo ra 450 việc làm.

Tại tỉnh Chelyabinsk, nhà máy chế biến vàng Svetlinskaya bắt đầu hoạt động. Với sự ra mắt của nhà máy tại Svetlinskoye, tổ hợp khai thác mỏ và chế biến bắt đầu đi vào hoạt động. Đầu tư của tập đoàn "Uzhuralzoloto" lên tới 3,5 tỷ rúp. Đến cuối năm nay tổ hợp sẽ tạo ra 300 việc làm. Nhà máy được trang bị bằng các thiết bị công nghiệp của Nga.

Tại Cộng hòa Tatarstan đã mở ra một liên hợp chế biến thịt mới. Tổng chi phí của liên hợp này là 615 triệu rúp, tạo ra 115 việc làm. Công suất của nó là 32 tấn/ca làm việc. Tổ hợp sẽ chế biến bán thành phẩm và thành phẩm từ thịt bò và thịt lợn.
Tại Dagestan cũng vừa khánh thành một nhà máy mới sản xuất bê tông. Công trình xây dựng nhà máy được tiến hành bằng tiền từ quỹ của nhà đầu tư trong khuôn khổ các dự án ưu tiên phát triển "Công nghiệp hóa mới" của Dagestan. Các khoản đầu tư lên tới 615 triệu rúp. Tổng cộng, nhà máy sẽ nhận 170 người vào làm việc.

Tại thành phố Ishimbay thuộc nước cộng hòa Bashkortostan vừa khánh thành một nhà máy mới chuyên sản xuất cần cẩu. Nhà xưởng mới cho phép tăng sản lượng hàng năm lên tới 2000 cần cẩu. Nhà máy tạo việc làm cho 220 công nhân. Tổng cộng, tại công ty hiện đang có 530 người làm việc.

Ngoài ra, trong tháng Bảy, đã mở cửa tại tỉnh Nizhny Novgorod một nhà máy sản xuất linh kiện ô tô của công ty A. Raymond Group (Pháp), xí nghiệp liên doanh sản xuất máy công cụ Ltd "UNIMATIC" và EMCO Group tại Ekaterinburg, các dòng mới trong nhiều ngành công nghiệp thực phẩm ở các khu vực khác nhau của đất nước.

langtubachkhoa
Trước đây, nhiều thứ được nêu trong bản tin chi tiết kia được nhập từ EU, thường là Italy, Đức, Pháp. Bây giờ Nga tự làm lấy. Đối với Nga bây giờ việc giảm thiểu nhập khẩu gần như là sống còn đối với mục tiêu tự cường trở thành 1 cực. Về mặt công nghệ khoa học, tôi k ngại lắm vì Nga ở cùng dẳng cấp với Tây về nền tảng, khó khăn của Nga chính là vấn đề xã hội, chính trị hâu quả từ thời Elsin để lại. Chắc chắn những thành phần này sẽ phá rối, phương Tây cũng sẽ phá rối.
TQ thì k có đủ trình khoa học công nghệ như Nga, nhưng đủ trình để ăn cắp và chính trị xã hội vững hơn Nga. Hiện Mỹ tăng lãi suất để tăng giá USD so với vàng và các dồng tiền khác, dìm giá dầu mỏ xuống, mục tiêu là để bảo vệ vị trí USD, và đánh cả EU, Nga, TQ. Hiện nay nếu chú nào dại dột ôm USD vào, sau này Mỹ hạ giá USD xuống, chẳng hạn bằng chiêu easy quantiting hay bằng chiêu gì khác, thì các chú đó lõm nặng, bị Mỹ lấy hết tiền. Lúc này ôm vàng mới là nhìn xa, cho dù báo Tây hay thân Tây cứ ra rả rằng các chú đã trúng bẫy mua vàng rồi. Còn TQ lúc này dìm giá nhân dân tệ lại rất khôn ngoan, đánh cả Mỹ lẫn ASEAN, để xem ván bài này thế nào?

Co vai tin tuc phu khac:
Nga hạ giá bán gaz cho thànho $165/ 1,000 met khoi

TQ dự định xây phần border crossing, có thể hiểu là phần ống nối với ống của Nga qua biên giới trong dự án 30 năm khí đốt với 400 tỷ USD vào cuối năm 2015, theo phó chủ tịch của PetroChina, Huang Weihe

Giám đốc Russian Transneft thảo luận việc tăng lượng dầu thô cung cáp cho TQ vơi giam đốc PetroChina và CNPC. HIện TQ đang nhận được 16 triẹu tấn dầu từ Nga qua đường ống Mohe


Vấn đề nóng sốt là Thái Lan bị nổ bom 1 cách có tổ chức sau nhằm phá hoại du lich, cơ sở nền kinh tế. Qua đó cho thấy, nếu không có cái đế khoa học công nghệ, có cơ sở công nghiêp tốt mà chỉ chăm chăm đi làm dịch vụ thì rất mong manh.
Thái Lan làm gì có đủ trình để thực hiện chương trình thay thế nhập khẩu như Nga hay ăn cắp như TQ.

Nhìn lại toản cảnh Thái Lan, tôi đồng ý với bác Phó là khủng hoảng Thái Lan do chinh vấn để, hay đúng ra là cấu trúc nội tại xã hội của Thái Lan có vấn đề. Nhung khi khủng hoảng nổ ra rồi, thì Mỹ tìm cớ can thiệp, dầu tiên là tuyên bố ủng hộ phe áo đỏ, phản đối quân đội Thái, rồi cup viên trọ quân sự, trì hoãn cử đại sứ. Thái Lan trả đũa bằng việc xích lại gần TQ, thậm chí đinh mua 9 tàu ngầm của TQ, đây mới thực sự là bước ngoặt về chiến lựoc của Thái Lan. Và sau khi ngoai trưởng Thái Lan, tướng Tanasak Patimapragorn tuyên bố yêu đồng nghiệp Vương Nghị của TQ nếu là phụ nữ, thì 2 vụ nổ này diễn ra. Đây cũng là thời điểm cải tổ nội các, này nọ.
Có thể đoán định vụ nổ này do phe áo đỏ, với sự trợ giúp của Mỹ gây ra, nhằm đưa 1 thông điệp nào dó cho chính phủ Thái. Sau này dàn xếp hậu trường, tuyên bố thủ phạm thế nào chưa rõ, nhưng đủ thấy, nếu không khéo léo và kiên nghị, là dễ biến đất nước mình thành chiến trừong cho các sieu cường như chơi. Mỹ và TQ đang đánh nhau và sắp đánh nhau to, và bọn họ cần chiến trường. Đâu sẽ là chiến trường của họ?
Phó Thường Nhân
Quay về với chuyện UK. Hiện nay nước này ở vào một tình thế rất đặc biệt, mà người ta có thể nhìn thấy qua các cơ chế nhằm giải quyết vấn đề. Về hình thức, thì Mỹ không tham gia vào các quá trình nghị sự để giải quyết vấn đề miền Đông UK mà đẩy lại cho hai nước chủ chốt của EU là Pháp và Đức, trong một hội đồng có tên là Normandie (tên một vùng ở Bắc Pháp) bao gồm Pháp, Đức, Nga, UK. Ngược lại Anh, Mỹ tiếp tục thông qua các quan hệ song phương với UK, tham dự « dấu mặt » vào vấn đề này. Cũng tương tự như Nga giấu mặt tham gia vào ủng hộ các lực lượng ly khai miền Đông. Cái cấu trúc này khiến tôi liên tưởng tới hiệp định Gơ ne vơ về VN năm 1954. Khi ký hiệp định này, Mỹ cũng không tham gia mà chỉ có Pháp, Liên Xô, TQ, hai miền VN. Do không tham gia nên Mỹ rảnh tay không bị ràng buộc về luật pháp, để có thể giúp đỡ chính quyền Ngô Đình Diệm, trong việc loại Pháp ra khỏi miền Nam VN (đánh Bẩy Viễn Bình xuyên, Ba cụt Hoà hảo, ..), đồng thời không tiến hành tổng tuyển cử vào năm 1956, khiến VN phải kháng chiến chống Mỹ 20 năm nữa mới thống nhất được đất nước.
Việc cơ chế chính trị giải quyết thông qua Pháp-Đức, vừa nói lên vai trò của hai nước này trong cuộc khủng hoảng ở UK, vì khởi điểm của nó là muốn buộc UK vào EU. Nhưng nó cũng là cách Mỹ sử dụng để buộc Nga. Nếu các quy định của hội đồng này có giá trị ràng buộc Nga mà Mỹ thấy có lợi, thì nó mới chấp nhận, bằng không qua các quan hệ song phương với UK, nó sẽ phá. Ngược lại nếu tình hình bùng nổ, Mỹ không thể kiểm soát được, thì nó để cho Pháp-Đức đổ vỏ.
Mặc dù quan hệ Pháp-Đức với Nga là quan trọng, khiến cho hai nước này luôn muốn tìm một giải pháp chính trị, Nga cũng không đạt được ý định là đưa phe nổi dậy vào hội đồng này, để đứng ra đăng sau lưng. Kết quả, Nga trở thành người can thiệp trực tiếp. Bất cứ điều gì xẩy ra với phe nổi dậy, Nga cũng sẽ bị buộc tội. Nga đã không biến được vấn đề UK là vấn đề nội chính, mà vẫn bị coi là một sự can thiệp, là quan hệ giữa Nga và phương Tây nói chung thông qua quan hệ cụ thể Nga-UK.
Như vậy để cân bằng được lực lượng, do không có một bảo đảm nào về luật pháp, khiến Nga luôn phải nuôi phe nổi dậy, và đồng thời luôn phải chuẩn bị cho sự bùng nổ một cuộc chiến. Chỉ cần UK châm ngòi là được. Và sự châm ngòi của UK là có lý do, vì vấn đề lãnh thổ.
Như vậy việc Nga đơn phương « thu hồi » Crimea là một nước cờ rất hay để củng cố vị thế quân sự của mình ở biển Đen. Nhưng về mặt lâu dài, nó lại trở thành một gánh nặng phải trả giá về kinh tế, ngoại giao, và quân sự . Nếu những vấn đề này không ngăn cản Nga phát triển và mạnh lên, thì cái thế cờ Crimea là đẹp. Ngược lại, nếu những vấn đề này ngăn cản Nga phát triển, thì hệ quả của nó lại là cục nợ. Nhưng thời điểm hiện tại quá sớm để đánh giá được chúng.
blackberry
Rúp Nga trượt tới gần 67 đồng ăn 1 đô Mỹ. Đấy là thi thoảng vẫn bỏ ra nhiều chục tỷ để mua vào, nhưng cũng chẳng ngăn được đà giảm giá. Nếu dầu thô trượt xuống mốc 35 đô/thùng thì ăn đủ. Xuống 30 nữa chắc ăn mày cả đám quá
Phó Thường Nhân
Hiện tại cả Nga và TQ đều xung đột với Mỹ. Và vũ khí là các công cụ tài chính. Nếu so sánh thì người ta sẽ nhìn thấy những điều rất thú vị để rút kinh nghiệm. Xung đột thông qua các công cụ tài chính không phải vì các vấn đề chính trị đơn thuần, do chính trị gây ra, mà bản thân thế giới xung đột lẫn nhau thông qua tài chính, vì đế quốc mà Mỹ và phương Tây dựng lên hiện tại, là một dạng đế quốc tài chính toàn cầu. Chính trị trở thành công cụ hỗ trợ, để cho cái đế quốc tài chính ấy tồn tại được. Thông qua cái công cụ tài chính ấy mà bóc lột. Ngay trong điều kiện thường, tức là đối tốt với nhau, thâm chí là đồng minh của nhau, các công cụ tài chính vẫn được sử dụng để áp chế bóc lột nhau. Người ta có thể thấy điều đó thông qua quan hệ Đô la – Euro, Đô la – Yên Nhật. Khi mà cả EU lẫn Nhật đều là đồng minh bị Mỹ kiểm soát.
Xung đột tài chính Nga-Mỹ đã có trước khi có vấn đề chính trị UK.Cho nên nếu chỉ quy hiện trạng kinh tế Nga là do vấn đề UK thì không phải. Vẫn đề UK chỉ làm cho xung đột này rõ rệt hơn. Những khó khăn của Nga hiện tại, còn là hệ quả của một dạng lô gíc sai lầm mà Nga mắc phải từ khi Liên Xô tan rã mà ra. Cái sai lầm lớn nhất là đã quá tin vào phương Tây, mà tôi gọi là « ảo ảnh người da trắng ». Nước Nga trong lịch sử (ít ra từ thời Pi ốt đại đế), luôn coi đi theo phương Tây là văn minh, lấy bắt chiếc phương Tây là phương pháp. Ở Nga Sa hoàng, rồi Liên Xô, rồi nước Nga hiện tại, luôn tồn tại những trí thức mà người ta gọi là dân di cư nội địa. Tức là người Nga mà cứ nghĩ mình là phương Tây.
Là người Nga mà cứ tự cho mình là Pháp, là Anh, là Mỹ.. từ trong sinh hoạt, ứng sử tới tư duy.
Nếu đã theo phương Tây thì không thể chống phương Tây. Cái này thể hiện rất rõ trong cơ chế tài chính , chính trị Nga. Tất cả cơ chế tài chính Nga, kinh tế Nga là bắt chiếc phương Tây, nằm trong cái tư duy phương Tây bơm cho. Cái cơ chế ấy có cái đầu là Mỹ. Nó có hợp với ông đâu. Chỉ do tưởng tượng, mà ông thấy ông giống nó thôi. Bây giờ ông lại đòi dẫy ra. Quả là khó. Đồng tiền rúp sụt giảm, không chỉ vì giá dầu xuống, mà còn do chẩy máu tài chính. Tiền chính phủ Nga bơm ra để giữ đồng rúp, được các tài phiệt Nga sử dụng để đổi ra đô, mang tiền ra nước ngoài. Nga càng bơm thì ..Anh, Mỹ càng giầu. Nó càng đánh ông, thì cái số tiền dự trữ do ông bán dầu càng sụt giảm để chạy sang nó, thế thì làm sao nó không đánh. Nhưng điều đó xẩy ra bởi kinh tế Nga chui đầu vào cơ chế tài chính mà phương Tây đặt ra. Cái bẫy chết người đó ba đời tổng thống của Putin, một đời Medvedev không giải quyết được. Vì chủ quyền kinh tế ông đã đánh mất rồi.
Trái ngược lại Nga, TQ nó chỉ nhận thấy có nhiều thứ có thể học được của phương Tây, nhưng nó có tư duy của nó. Hệ thống tài chính rồi kinh tế của TQ không hoàn toàn bị kiểm soát bởi « thị trường », là cái nickname của sự lũng đoạn tài chính nước ngoài. Vào thời điểm thị trường cổ phiếu Thượng hải sụt giảm, không những nhà nước TQ cứu bằng tiền, bằng các biện pháp tài chính. Mà nó còn chỉ đạo được về mặt chính trị, để cho các hãng nhà nước không bị chi phối bán tống bán tháo cổ phiếu ra. Nó làm được thế vì nó không nghe theo phương Tây, không mạnh dạn « cải cách », bởi nó « bảo thủ ».
Cho nên nhiều khi cái tự tin vào chính mình rất là quan trọng
blackberry
Xâm chiếm mở rộng lãnh thổ bao giờ cũng đi kèm với gánh nặng tài chính, do đó phải thực sự có nhiều tiền thì mới đương cự được. Crimea không phải là lãnh thổ duy nhất là Nga cần phải nuôi, nhất là trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay. Cứ nói địa chính trị với quân sự này kia, chẳng đong đếm được, nhưng rõ ràng việc tốn thêm tiền cho những nơi đó là thứ có thể nhìn thấy được. Cấm vận đương nhiên chẳng khiến ai chết đói, nhưng dân Nga và Crimea chắc chắn không phải là người Bắc Triều Tiên.

Rúp Nga hôm nay lại tiếp tục mất giá, lên tới 67.5 rúp ăn 1 đô.
langtubachkhoa
Vừa rồi, bác Phó nói đến chuyện phản đối nửa vời của Mỹ, bất đồng giữa chính phủ và quốc hội (hay đúng ra la thượng viện) Mỹ thì Anh Pháp nhảy vào, làm tôi nhó den chuyện cung cấp S300 của Nga cho Iran. Trước khi thỏa thuận hạt nhân được ký kết giữa P5+1 và Iran, Mỹ phản đối quyết liệt việc Nga cung cấp S300 cho Iran, coi đó là điều k thể chấp nhận. Sau thỏa thuận hạt nhân, thái độ Mỹ có sự biến đổi. Tổng thống Mỹ tỏ ra ngạc nhiên vì sao đến giò này Nga mới cung cấp, và chính phủ Mỹ vẫn im lặng, trong khi các thành phần diều hâu của thượng viện Mỹ gọi các thỏa thuận mua bán vũ khí của Iran là "đáng sợ". Ở đây ta thấy ngay cái logic này.

Trước khi có thỏa thuận, cả chính phủ và thuong viện Mỹ đều phản đối S300, vì điều đó làm tăng vị thế của Iran trên bàn đàm phán, tổng thống Mỹ trước đó đã dọa không kích Iran nếu k đạt được thỏa thuận, sau đó xay ra việc Iran bắt tàu hàng Mỹ, còn Mỹ gửi tàu hải quân đến, sự việc dàn xếp bên trong êm xuôi. Đủ cho tháy trước khi ký thỏa thuận thì Mỹ k đoi nào chịu để Nga cung cấp S300 cho Iran.

Trái lại, sau thỏa thuận rồi, thì thành phần diều hâu với Iran trong thượng viện Mỹ, hay rộng hơn là chính trường, vẫn coi việc này là "đáng sợ", còn thành phần bồ câu với Iran, như Nhà Trắng, etc. lại nhắm mắt cho qua, vì họ sẽ có thêm cớ để ngăn chặn giải pháp quân sự của thành phần diều hâu với Iran, vì thế cả chính phủ Mỹ lẫn các nuoc phuong Tây khác đều k nói gì dến việc cung cấp S300 của Nga cho Iran (những nuoc ANh, Pháp, Dúc thuc ra k có vấn đề gì voi Iran cả, chỉ là vì theo Mỹ mà phải thù địch).

Môt số tin nữa:
- Russian air show dienx ra tu 25-30/8 tại Nga có sụ tham gia của 150 công ty hành không nuoc ngoài từ 25 nuoc trong đó có cả các đong minh của Mỹ như Áo, Bỉ, Anh, Đuc, Pháp, Italy, Sec, Thụy Sĩ, Thổ NHĩ Kỳ. Truoc đó Mỹ đã phản đối và vận động họ tẩy chay show này của Nga

- Ngân hàng lớn thứ hai VTB của Nga làm ăn sinh lời trở lại, với lãi ròng 1,2 tỷ ruble (18,3 triệu USD) trong quý II năm 2015, kết thúc giai đoạn làm ăn thua lỗ trước đó, theo themoscowtimes

- Nga chuẩn bị xây Cluster du lịch trên biển đen, năm nay Nga đạt số lượng tăng vọt vì khách du lịch đến Nga, việc thuan loi đột biến đến độ tổng thống Putin phải họp với các quan chức về du lịch, tranh thủ việc dân Nga tăng cường du lich trong nuoc, giảm đi nuoc ngoài và khách du lich đến Nga để tận dụng nâng cao chất luong ngành này

(có lẽ vì Rup mất giá, nhiều chú VN hiện đang tranh thủ mua hàng Nga, nghe bạn bè kể có chú đã mang nguyên con
smart phone và đồng hồ của Nga sản xuất về)
blackberry
Ngoại trưởng Mỹ bắn tiếng Putin sẵn sàng gặp Obama vào tháng 9 nhưng Huê Kỳ chưa bình luận.

Có vẻ đã nếm đủ đòn đau nên muốn làm lành. Rúp Nga mất giá từng ngày. lên tới 68 rúp ăn 1 đô.
blackberry
http://www.vietnamplus.vn/gia-dau-va-lenh-...-dam/339376.vnp

Giá dầu và lệnh trừng phạt khiến triển vọng kinh tế Nga còn ảm đạm
blackberry

CÁI CHẾT LÂM SÀNG CỦA NỀN KINH TẾ NGA ĐANG ĐẾN Chủ Nhật, 16 Tháng Tám 2015

Tiến sĩ Kinh tế, Trưởng khoa Kinh tế của trường Đại học tổng hợp quốc gia Moscow mang tên M.V.Lomonosov Alexander Auzan chia sẻ những luận điểm của mình là ở vị trí nào hiện nay nền kinh tế Nga, làm thế nào để vực lại nó và và những gì để đặt cược trong tương lai.

“Bây giờ cái chết lâm sàng của nền kinh tế đang đến. Đấy là trạng thái khi trái tim của nền kinh tế ngừng đập – đó là động cơ (motor) đầu tư. Sự suy thoái ở nước Nga đến từ năm 2011, nó không phải là một điều bất ngờ cho các nhà kinh tế học. Các loại hình phạt, giá dầu mỏ rơi chỉ làm trầm trọng và tăng tốc tất cả những gì dù sao đi chăng nữa cũng sẽ xảy ra, “- ông cho trang web Harvard Business Review biết điều này.

“Nga 50 năm, kể từ năm 1965, với sự khai trương mỏ dầu Samotlor – mỏ dầu lớn nhất của Nga – đã đấu tranh với mong muốn về vườn nghỉ hưu. Mỏ đã được phát hiện tại một thời điểm khi ông Kosygin lúc đó là chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liên Xô đang cố gắng thực hiện những cải cách kinh tế. Và Chính phủ đã quyết định: Lạy trời may quá, có dầu mỏ đây rồi, cải cách dẹp sang một bên. Từ lúc đó đến giờ quyết định đấy đã nhiều lần chính quyền khác nhau của đất nước cho tái bản. Bảy, tám năm trước đây, các nhà kinh tế học nghiên cứu về chiến lược đến năm 2020, đã đồng thanh nói: “mô hình nguyên liệu sẽ ra đi, nhu cầu trong nước là không đủ, vì vậy cần phải thay đổi mô hình, nếu không sẽ có thể ngược lại”. Và điều ngược lại đó lại đang xảy ra “- trưởng khoa của trường đại học tổng hợp quốc gia Moscow nói.

Ông Auzan chắc chắn rằng chỉ có hai cách vực dậy nền kinh tế của Liên bang Nga.

“Việc đầu tiên – để thực hiện cải cách các cơ cấu, phải tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn, và sau đó bắt đầu làm nguồn nam châm để thu hút đầu tư tư nhân, trong nước và nước ngoài. Đây là chính sách mà chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nga phải chú ý nhấn mạnh. Tôi tin rằng điều đó nên được thực hiện, nhưng hiệu quả sẽ không có: để các nguồn đầu tư chảy vào, việc cải thiện môi trường đầu tư chưa đủ. Bởi vì đang có chiến tranh xảy ra đó là chiến tranh lạnh, chiến tranh kinh tế, mà cuộc chiến đó định kỳ bùng lên và nóng không phải vì trong phạm trù của cuộc nội chiến đang xảy ra ở Ukraina mà tất cả rộng hơn nhiều và nghiêm trọng hơn. Thực tế này là trái ngược với chính sách kinh tế tự do của chính phủ. Nếu cơ chế trừng phạt đang áp dụng, những đầu tư nước ngoài nào có thể có ?! Cộng với chiến tranh – luôn luôn là một nguy cơ đối với đầu tư trong nước: Không hiểu, đợi cái gì và cái gì sẽ đến”- nhà kinh tế cho biết.

Cách thứ hai – sự chú ý của đầu tư quốc gia.

“Thật không may, chúng là ít hơn nhiều so với nhiều người tưởng, bởi vì chúng ta không phải xem các khoản dự trữ của Ngân hàng quốc gia như là một nguồn đầu tư này: chúng chỉ cần duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô. Hôm nay, đầu tư nhà nước có thể thực hiện các ước tính khác nhau 7000-9000 tỷ rúp, và đấy không phải là nhiều. Trước khi xảy ra khủng hoảng, đầu tư hàng năm ở Nga là 15 nghìn tỷ rúp, vì vậy các nguồn lực hiện tại sẽ không thể đủ cho một năm. Ngoài ra, đầu tư công – kiểu như là một loại kích điện, kích thích hoạt động trợ tim. Nó bắt đầu đập, nhưng sau đó lại có thể ngừng lại. Nếu nhồi đại trà đầu tư công, chắc chắn sẽ đưa vào áp dụng hạn chế ngoại hối rộng khắp, hoặc tiền sẽ biến mất – đối với chúng ta thị trường thế giới sẽ nhanh chóng và lặng lẽ hấp thụ chúng. Đưa vào áp dụng những hạn chế này dễ hơn việc dừng chiến tranh lạnh. Chúng không ảnh hưởng đến dân chúng, chuyển đổi ngoại tệ chỉ là những chuyển động của đồng vốn. Nhưng cái đó vẫn là điều không hay: nếu cho tất cả vào, và không cho một ai ra thì không còn nhà đầu tư nào ở lại. Tôi tin rằng phương pháp nhồi đầu tư của nhà nước sẽ được áp dụng. Kết quả của nó có được hay không thì không rõ. Tất nhiên, có thể bắt đầu đưa ra một số dự án, chủ yếu là cơ sở hạ tầng, trong đó, có lẽ, những điều quan trọng đối với tự cảm giác của chúng ta: Vũ trụ, Bắc Cực. Nó sẽ có thể nâng tốc độ tăng trưởng – không đến năm phần trăm, nhưng đến hai hoặc ba phần trăm vào năm 2018. Thế là hết. Nếu mối quan hệ dây chằng giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân không hoạt động thường xuyên thì đằng nào tốc độ tăng trưởng cũng sẽ sụt giảm – chỉ dự trữ sẽ không có. Và chúng ta sẽ thấy mình ở cùng một điểm, nhưng trong một tình trạng khó khăn hơn, “- Tiến sỹ kinh tế Auzan cho biết.

Cần đưa vào áp dụng các mô hình xây dựng quan hệ đối tác công-tư nhân thành lập ra những cộng đồng đặc biệt cho việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, để phát hành trái phiếu và đầu tư tiền tư nhân dưới sự bảo đảm tiền công quỹ nhà nước, chẳng hạn như lương hưu, thuộc nhà nước đảm bảo lợi nhuận của họ. Đó là để thêu dệt một sự kết hợp của tiền công và tư, để không chỉ là tiêm trợ tim và bắt nó lấy lại nhịp đập mà là đi đến hỗ trợ đầu tư tư nhân. Vì vậy, cần thiết phải chấm dứt chiến tranh. Nhiệm vụ này không phải là nhân đạo, không phải quân sự-chính trị mà là kinh tế. Nếu không, chúng ta có cải thiện môi trường đầu tư bằng cách gì đi chăng nữa, chúng ta cũng sẽ không có được nguồn vốn tín dụng khá rẻ cho ngành công nghiệp của chúng ta “, – chuyên gia nhấn mạnh.

Tẩu Vi theo glavcom

http://kygia.net/cai-chet-lam-sang-cua-nen...e-nga-dang-den/

blackberry
Ngọn cờ đầu XHCN ở tây bán cầu Venezuela có tỷ lệ lạm phát 700%, nhiều đồng tiền giấy được dân dùng để chùi đít
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.