Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Kinh Tế Thị Trường Và định Hướng Xhcn
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2
Phó Thường Nhân
Kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cái này chỉ là đặt cục gạch thôi. Lý do của nó là vì mấy hôm nay khi đọc tin về đại hội đảng, thì thấy bác Vũ Ngọc Hoàng hay xuất hiện, nhờ đó mới biết. Tự dưng vào vietnamnet, thì thấy hai cái bài báo của bác ấy. Tò mò đọc thử. « Không thể có CNXH từ lý luận sáo mòn », với « muốn CNXH, nên chính trị phải thật dân chủ ». Buồn cười quá nên mới lập cái chủ đề này để nếu không lười thì sẽ tán phét.
Phó Thường Nhân
Vì đã hẹn rồi nên viết. Hai bài báo trên là của ông Vũ ngọc Hoàng, phó ban tuyên huấn Trung ương khoá trước. Như vậy tầm cỡ trí thức về khoa học xã hội không phải là nhỏ. Nhưng dù như thế, hai bài viết tương đối buồn cười. Đáng nhẽ tôi phải phân tích nó từng đoạn một thì sẽ thú vị hơn, nhưng không có thời gian, nên tôi chỉ phê nó tóm tắt.
1- Tác giả đã không định được nội dung chủ nghĩa xã hội là gì, ngược lại bài viết là sự biện hộ cho kinh tế thị trường. Mặc dù thế ông ấy cũng không biết kinh tế thị trường đi đến đâu. Cuối cùng là như gà mắc tóc.
2- Do không tìm thấy mối liên quan giữa cơ chế thị trường và định hướng XHCN, đã dẫn ông ấy đưa tới kết luận thị trường là chính, còn định hướng XHCN không liên quan gì tới kinh tế thị trường cả. Điều này dẫn tới tư duy coi định hướng XHCN như là một thứ phụ đề, người ta có thể hiểu là bầy ra để chơi. Từ đó nó sẽ dẫn tới hệ quả là kinh tế thị trường cần gì thì phải đáp ứng nó bất chấp hệ quả, còn định hướng XHCN thì mặc kệ rồi nguỵ biện dưới cái vỏ bọc là “sáng tạo”. Thế thì để chữ định hướng XHCN vào làm gì, để bịp các ông già theo cách mạng à.
3- Trong bài viết của ông, ông ta đã trình bầy rất nhiều những quan niệm Mác xiên (Marxienne), rất thịnh hành ở Tây Âu,mà trong đó nó coi xã hội chủ nghĩa là hệ quả tự nhiên của chủ nghĩa tư bản. Có nghĩa là chủ nghĩa tư bản phát triển cực cao (bây giờ còn chưa tới) thì sẽ tự động automatic thành CNXH. Rồi ông ấy phê phán nó theo nguyên tắc “đi tắt lên CNXH” vốn thịnh hành ở VN thời còn khối XHCN cũ, nhưng vì không thuyết phục cho nên điều đi đến cuối cùng cũng chỉ là chủ nghĩa tư bản được che đậy dưới cơ chế “kinh tế thị trường” mà thôi.
4- Khi xa vào cái Mác xiên như thế, ông ấy đã bỏ qua sự tương tác của hệ thống chính trị với kinh tế. Mà một người theo chủ nghĩa Mác-Lê nin rõ ràng phải hiểu. Vì ở VN là chủ nghĩa Mác –Lê nin, không phải là chủ nghĩa Mác thuần tuý. Chủ nghĩa Mác sở dĩ có đóng góp cho sự tiến bộ của loài người là nhờ chủ nghĩa Lê nin (Leniniste), không có nó thì học thuyết của Mác chỉ đơn thuần là một lý thuyết dành cho phương Tây và không có ứng dụng, tán phét cho vui. Lê nin đã làm điều gì ? ông ấy đã phát triển tư duy của Mác vào chính trị, quản lý xã hội, vào Nhà nước. Điều mà với vai trò phó ban tuyên huấn ông là việc của ông ấy, về vai trò lý thuyết. Vậy mà ông ấy quan niệm như thế, thì thật chẳng hiểu làm sao.
5- Ông ấy không để “định hướng XHCN” vào được thế giới quan. Tức là một cách nhìn thế giới.Có lẽ vì đơn giản là ông ấy không giải thích được hướng đi của thế giới, sau khi Liên Xô sụp đổ. Vì theo quan niệm cũ. CNXH là giai đoạn sau của CNTB. Liên Xô đi lên CNXH thì đổ để trở về TB, vậy giải thích làm sao, tính toán thế nào. Ông ấy không làm được, mắc ở đấy, chỉ còn biết bám vào “kinh tế thị trường”.
Vậy để giải quyết những sai lầm lý luận của ông ấy ở trên, người ta phải xuất phát từ việc tìm hiểu “định hướng XHCN” là gì và đánh giá tình hình phát triển thế giới thế nào.
Theo nhận thức của tôi (không phải là của trường Nguyễn Ái Quốc, hay ban tuyên giáo) thì cái câu “kinh tế thị trường định hướng XHCN” có thể dẫn tới hai cách hiểu “CNXH”, hai cách này bổ xung cho nhau.
1- Cách thứ nhất: “Định hướng XHCN” là mục đích của kinh tế thị trường. Cơ chế kinh tế thị trường phải được hướng vào để cho xã hội bình đẳng hơn, văn minh hơn, phát triển hơn, thu nhập kinh tế giữa các tầng lớp người công bằng hơn. Nếu nhìn nhận như thế, thì định hướng XHCN sẽ giúp người ta hướng tới một xã hội kiểu như ở Tây Âu, tức là một dạng dân chủ xã hội, mà các nước Bắc Âu là một dạng (tôi nói là một dạng, không nhất thiết phải là mô hình duy nhất). Bình thường ra, cơ chế thị trường thả rông, sẽ dẫn tới bất bình đẳng, phân liệt giầu nghèo quyết liệt. Chính vì thế không phải nước nào ở giai đoạn phát triển cũng dám sử dụng nó ở mức tuyệt đối. Nhưng nước nào ở vị trí có thể bóc lột thế giới mới dùng được (ví dụ Mỹ).
2- Cách thứ 2: “Định hướng XHCN” không phải là mục đích, mà là biện pháp (methode) đi đồng thời với cơ chế thị trường được sử dụng để hiện đại hoá, để đuổi kịp các nước phát triển. Định hướng XHCN như vậy là định nghĩa nhà nước, hệ thống chính trị, vai trò của nó trong phát triển, trong công nghiệp hoá. Theo tôi hiểu, thì hiện nay hầu như ở VN không ai quan niệm như vậy, bởi vì họ vẫn bị đóng khung vao tư duy XHCN là mục đích, cũng như sự “tối thượng” của medias phương Tây đẩy “đa nguyên đa đảng” thành mục đích (trong khi nó chỉ là một hình thức quản lý kinh tế xã hội, và không phải là suy nhất). Cái điều này có ngay trong cả bản báo cáo “VN đến năm 2035”, nó cũng được cài đặt vào. Vừa rồi cái báo cáo của World Bank với bộ kế hoạch VN này được quảng cáo rùm bèng, nhưng có mấy ai tìm hiểu là nó được định hướng theo quyền lợi của World Bank (chưa chắc đã là quyền lợi của VN). Nếu không lười thì tôi sẽ phân tích nó.

Chỉ có thể đánh giá “định hướng CNXH” bao gồm cả mục đích cũng đồng thời là phương pháp, nhằm tác dụng hạn chế những điểm xấu của cơ chế thị trường, cũng như hoàn cảnh phát triển bắt buộc “toàn cầu hoá” thì người ta mới thấy nó cần thiết và có tác dụng thực sự.

Để hiểu CNXH cũng phải đánh giá được bản chất của XHCN cũ ở Liên Xô và các nước XHCN cũ thế nào. Rất may mắn là ở những nước này, hiện tại là kinh tế TBCN, nhưng bất cập của nó ngày càng lộ rõ, trong khi những cái mơ hồ ảo tưởng về thể chế “đa nguyên đa đảng” càng mất dần đi, khiến người ta có thể định vị được CNXH cũ là gì.
Với tôi, CNXH kiểu cũ là một hình thức công nghiệp hoá phát triển kinh tế của những nước chậm phát triển không có tư bản dân tộc, trong hoàn cảnh chủ nghĩa đế quốc (như Lê nin nói trong tác phẩm “chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của CNTB”). Nếu Liên Xô không có CNXH kiểu cũ, thì nước này đã thành một dạng nửa thuộc địa, hoặc thuộc địa. Nếu hiểu như thế thì có thể giải thích việc Liên Xô tan ra thành nhiều nước với đa nguyên đa đảng rất dễ dàng. Và đồng thời cũng hiểu tại sao cái thể chế “đa nguyên đa đảng” kia không chạy.
Phó Thường Nhân
Để hiểu chủ nghĩa xã hội như là một phương pháp điều hành phát triển, thì có lẽ việc đầu tiên là đánh giá bản chất cách mạng tháng 10, và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cũ.
Như tôi đã nói ở trên, trước khi Liên Xô sụp đổ, thì người ta vẫn quan niệm Liên Xô đứng trên các nước bản phát triển, đứng ở vị thế cao hơn trong nấc thang lịch sử hiểu theo kiểu cộng sản nguyên thuỷ -> chế độ nô lệ -> chế độ phong kiến -> chế độ tư bản -> chế độ XHCN -> chế độ cộng sản. Chính vì quan niệm thế, nên khi Liên Xô sụp đổ, thì người ta rất hoang mang.
Không ít các học giả tư sản đã vội đánh giá rằng, kiểu hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng, tư hữu cá nhân tổng thể theo mô hình phương Tây là điểm cuối cùng của lịch sử (Kiểu như học giả Mỹ Fukuyama), có nghĩa là không thể có hình thức xã hội nào hơn thế nữa. Trong thực tế, điều này hoàn toàn sai. Bởi nếu như thế thì có nghĩa là thế giới không còn vận động, bởi nói cho cùng thì cái hệ thống chính tri và kinh tế kiểu này, cũng chỉ là một giai đoạn phát triển mà thôi. Có điều tiếp sau đó là gì, thì chưa biết được, nhưng chắc chắn chế độ đa nguyên đa đảng không phải là chế độ tột cùng, bởi vì nó không động được tới quyền sở hữu tư nhân của một nhóm người thiểu số ở Âu-Mỹ luôn nằm dưới đáy của chế độ tư bản , bất cứ chế độ này có hình thức nào.
Hơn 20 năm sau khi Liên Xô sụp đổ, người ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, thực ra là một cách công nghiệp hoá trong một xã hội phát triển chậm hơn các nước tư bản hàng đầu ở phương Tây, trong hoàn cảnh chủ nghĩa đế quốc toàn cầu. điều đó cũng có nghĩa là XHCN, hayTBCN là hai cách để hiện đại hoá, công nghiệp hoá. Trong đó TBCN là hình thức khởi thuỷ, do nội tạng xã hội phương Tây tạo ra. Còn phương pháp XHCN là phương pháp hiện đại hoá trong hoàn cảnh chủ nghĩa đế quốc toàn cầu. Khi nội lực không tạo ra điều kiện để hiện đại hoá, mà do sức ép tới từ bên ngoài, từ chủ nghĩa đế quốc. XHCN là cách thức mà các nước công nghiệp hoá chậm hơn, muộn hơn phải sử dụng, nếu không muốn trở thành một dạng thuộc địa kiểu cũ hay kiểu mới. Nó thể hiện ở chỗ vai trò rất lớn của nhà nước tác động vào kinh tế (kinh tế sở hữu nhà nước), nó thể hiện ở chỗ nhất thống về chính trị (hệ thống nhà nước một đảng), nó là một chế độ cộng hoà, dân chủ, nhưng là dân chủ nhân dân. Nó là một nhà nước phải để ý tới phúc lợi xã hội, tức là điều hoà giai cấp (trong các nước XHCN cũ thì là xoá bỏ giai cấp)
Tại sao lại thế ? Bởi vì một nước phát triển chậm hơn thì không có vốn trong nước (không có tích lũy tư bản), không có giai cấp tư sản dân tộc(vì nội lực không đủ để tạo ra nó), chế độ chính trị còn ở dạng phong kiến, tiền tư bản. Trong hoàn cảnh thế giới nằm dưới sự thống trị khai thác của chủ nghĩa đế quốc (Anh, Pháp, rồi Mỹ) với sự xuất hiện của tài phiệt (tư bản ngân hàng) đổng thời với một quá trình xâm lược thuộc địa, trước là để chiếm thị trường tiêu thụ (chủ nghĩa thực dân cũ) sau là tổ chức lại sản xuất ở phạm vi toàn cầu (quá trình toàn cầu hoá hiện nay).
Những điều tôi nói này có từ thời cách mạng tháng 10, và ngay nay vẫn đúng. Chỉ có hình thức cách làm của nó là thay đổi.
Nước Nga Sa hoàng là nhà nước của quý tộc phong kiến nắm quyền chính trị và quan hệ kinh tế phong kiến kiểu cũ (chế độ nông nô, điền trang thái ấp giống như thời nhà Trần nhà Lý ở Vn), kết hợp với tư bản nước ngoài (lúc đó là tư bản Pháp, Anh, Đức) với quan hệ kinh tế TBCN giống như chế độ thuộc địa của Pháp ở VN. Người dân ở trong chế độ này chịu áp bức của cả hai hình thức quan hệ sản xuất.
Cách mạng tháng 10 như vậy đã đánh đổ một nhà nước phong kiến, đã gạt bỏ tư bản nước ngoài để công nghiệp hoá bằng các biện pháp hành chính, tổ chức phi tư bản (không dùng cơ chế thị trường mà bằng kế hoạch hoá tập trung). Chế độ XHCN kiểu cũ cũng xoá bỏ luôn sự bất bình đẳng do sử hữu tư nhân, chính vì thế mà xã hội mới có độ gắn kết cao để công nghiệp hoá. Nếu không có những điều đó thì có những điều sau có thể xẩy ra:
1- Nước Nga Sa hoàng sẽ bị các cường quốc phương Tây chia năm sẻ bẩy như đế quốc Ô tô man để biến thành thuộc địa.
2- Hoặc là một dạng thuộc địa kiểu mới như các nước Mỹ la tinh.
3- Hoặc tự nó tan rã do mâu thuẫn quá lớn giữa một hệ thống chính trị phong kiến tập trung ở trong nước và kinh tế tư bản chủ nghĩa do nước ngoài mang vào. Người dân vừa chịu sự bất công kiểu phong kiến cộng với bất công kiểu tử bản dẫn đến sự tan rã của xã hội do không trung hoà được mâu thuẫn, không đảm bảo được quyền bình đẳng tối thiểu.
Nếu nhìn nhận như thế thì có thể thấy cách mạng tháng 10 đã làm cùng nhiệm vụ với cách mạng Minh Trị (1868)của Nhật. Có điều ở Nhật nó đã diễn ra 50 năm trước nên điều kiện không giống nhau.
Bản thân ở Liên Xô trước, người ta cũng không ý thức được điều này. Bởi vì những lý do sau:
1- Cách mạng tháng 10 và nhà nước Xô viết sau đó vẫn mang trong “gien di truyền” của nó tính chất quốc tế vô sản. Từ tính chất này mà có sự giúp đỡ của Liên Xô với các phong trào giải phóng dân tộc, trong đó có VN. Liên Xô vì thế là nước duy nhất mà ở các nước cộng hoà, hay ở Đông Âu, ..đời sống cao hơn ở Nga (Hãy tưởng tượng nước Pháp biến VN thành thuộc địa để người VN sống sướng hơn người Pháp, Hay các nước phụ thuộc Mỹ đời sống cao hơn ở chính nước Mỹ, thì rõ ràng là điều ảo tưởng)
2- Vào năm 1917, chính xác hơn là năm 1914 lúc bắt đầu đại chiến thứ nhất, nước Nga Sa hoàng vẫn có chủ quyền chính trị, nên không ai liệt nó vào hạng các nước thuộc địa. Nhưng nếu nhìn vào cơ cấu đầu tư tư bản, chủ yếu là tư bản nước ngoài, thì người ta sẽ thấy điều đó. Tương tự như hiện tại ở VN, Tư bản nước ngoài là chủ yếu, nhưng các nước tư bản này không có thế để ép VN, hệ thống chính trị ở VN. Nhưng hiện trạng này sẽ tồn tại được bao lâu.

Do không có ý thức, nên quá trình công nghiệp hoá ở Liên Xô là một dạng công nghiệp hoá “vô thức”, hay là công cuộc công nghiệp hoá được ý thức hệ che lấp đi. Nhưng nó cũng có những dấu hiệu làm thực chứng cho điều đó:
1- Khi cách mạng tháng 10 bùng nổ, thì cả Lê nin lẫn đảng Bôn xê vích đều nghĩ rằng cuộc cách mạng sẽ lan khắp châu Âu, và vì châu Âu là đầu não của toàn thế giới lúc đó, cuộc cách mạng vô sản sẽ là cuộc cách mạng thế giới. Cuộc cách mạng ở Hung, rồi ở Đức năm 1919 đã tạo ra hi vọng đó, nhưng câu chuyện không thành.
2- Vào năm 1920, khi Hồng quân Liên Xô đánh bại bạch quân Wrangel, rồi tiến vào Ba lan. Người ta cũng hi vọng rằng giai cấp công nhân Ba lan sẽ nổi lên làm hậu thuẫn, thành lập chính quyền Xô Viết. Nhưng sự việc không xẩy ra như thế.
3- Do không thể có cách mạng thế giới, sự hình thành nhà nước XHCN để thực hiện chuyên chính vô sản là không thể tránh khỏi. Với các lý luận về nhà nước XHCN của Lê nin, nền móng của một nhà nước kiểu mới được đặt ra. “Xã hội chủ nghĩa là nhà nước Xô viết cộng với điện khí hoá”.
4- Với quan niệm của Stalin, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong một nước, đã đặt việc công nghiệp hoá thành nhiệm vụ hàng đầu.
5- Quá trình “đấu đá nội bộ” trong đảng cộng sản Liên Xô với Trosky, Zin nô viếp, Ka men nhép, .. là liên quan tới quan niệm và cách thức công nghiệp hoá thế nào.
6- Với quan niệm “chung sống hoà bình”, thời những năm 1960, cũng có thể coi là quan niệm xây dựng Liên Xô là nhiệm vụ đầu tiên.
Những điều sơ bộ nói ở trên, đã chứng mình rằng một phần lớn việc xây dựng CNXH ở Liên Xô là một dạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tất nhiên phải giải thích được tại sao cái công cuộc công nghịêp hoá này không được tiếp tục, mà nó lại đổ sang “đa nguyên đa đảng” như hiện nay.
Phó Thường Nhân
Từ khi Liên Xô sụp đổ, đã có nhiều cách lý giải nó. Tựu chung nó có hai kiểu lý giải khác nhau, hoặc đến từ phương Tây, hoặc từ Nga, và các nước khác. Sự lý giải đến từ phương Tây đề cao các biện pháp chính trị đối ngoại cuả phương Tây với Nga, bao gồm chính sách chạy đua vũ trang của Reagan (chiến tranh các vì sao), đến các biện pháp kinh tế tài chính (bao gồm hạ giá dầu mỏ, đưa đô la thành tiền dự trữ mà không phải là vàng), đến lừa bịp về ngoại giao (đưa ra những thứ bánh vẽ cho Gorbarchev, từ việc hứa hẹn giúp đỡ đến trao tặng huân chương giải thưởng “vĩ nhân” cho ông này, đánh bóng mạ kền bằng media. Tương tự như BBC hiện nay tung hô những ông già “ly khai” đảng ở VN thành “vĩ nhân” chẳng hạn). Cách lý giải của phương Tây dẫn đến điểm cuối cùng là chế độ hệ thống chính trị của họ là hợp lý nhất, tốt nhất, là tương lai của nhân loại. Từ đó dẫn đến một dạng “phản công ngược” trên toàn cầu. Có nghĩa là phương Tây, đứng đầu là Mỹ cho mình cái quyền ép hệ thống chính trị của họ cho thế giới, bằng lật đổ, bằng chiến tranh.
Một cách giải thích khác, đến từ Nga, và các nước ngoài phương Tây, nhấn mạnh tới chính sách sai lầm của Liên Xô.Nhấn mạnh tới việc “không đánh mà tự tan”. Nhưng sự phân tích này cũng không hoàn toàn, bởi giàn lãnh đạo hiện nay của Nga, ngay kể từ Poutin đều từ sự sụp đổ đó mà ra, nên không thể nào phê nó được. Cách đây ít lâu, báo VN có đăng tin rất hồ hởi nói “Poutin đã từng là đảng viên đảng cộng sản Nga”, nhưng lại bỏ qua những gì Poutin nói tiếp theo. Đó là ông ta đã bỏ cái thẻ đảng đó vào chỗ nào không biết. Chính xác hơn, người ta có thể nói. Khi Poutin là đảng viên đảng cộng sản Nga, ông ta chỉ là con cá bé, như trăm ngàn đảng viên khác. Và sự tan rã của Liên Xô có lợi cho ông ta. Cái gì còn lại của Liên Xô với Poutin là ý tưởng về sự vĩ đại của Liên Xô phải được kế tiếp. sự phản ứng của Poutin với Mỹ là do vai vế của Nga bị Mỹ chèn ép, không phải vì lý tưởng thời đảng viên của ông ta.
Như vậy cái gì đã làm Liên Xô “không đánh mà tan”. Theo tôi nó có mấy lý do sau:
1- Chủ nghĩa dân tộc. Liên Xô cũ là một liên bang của 15 nước cộng hoà. Lý tưởng cộng sản đã cho rằng đến lúc nào đó thì thế giới sẽ đại đồng, vấn đề dân tộc không còn nữa. Bản thân chủ nghĩa Mác cũng dựa trên lô gíc giai cấp, mà không quan tâm tới vấn đề dân tộc. Nếu xem những gì bản thân Mác viết về dân tộc, thì có thể nhận thấy rằng ông ấy là “đồng minh khách quan” của các đế quốc thuộc địa, với lý luận là quá trinh thuộc địa (được coi như điều không thể tránh khỏi). Trong chủ nghĩa Mác, vấn đề dân tộc chỉ được đặt ra bởi Lê nin, và được thực hiện bởi Stalin. Ở Liên Xô như vậy để giải quyết vấn đề dân tộc, người ta đã “tạo ra nhà nước dân tộc”. Các nước cộng hoà được bảo đảm về văn hoá, ngôn ngữ, giáo dục. Và vô hình chung đã tạo nên cát cứ. Những điều này cũng không đáng ngại, nếu cộng đồng bao trùm toàn Liên Xô dựa trên một cái đế khác, ví dụ kinh tế. Nhưng hình thức phân định kinh tế kiểu hành chính, lại làm trầm trọng thêm tính chất cát cứ, vì hình thức tổ chức các doanh nghiệp dựa trên hành chính địa lý. (dạng công ti gạo miền Bắc, công ti gạo miền Nam như ở VN) Tất nhiên Liên Xô còn có một cơ chế nữa để nhất thống, đó là đảng cộng sản Liên Xô. Nhưng điều này chỉ có tác dụng khi lý tưởng cộng sản chiếm ưu thế tuyệt đối. Điều này không được đảm bảo, và nó bị xuyên thủng từ trong ruột. Tại sao ? Đảng cộng sản Liên Xô là đảng CS liên bang.
Từng nước đều có đảng CS riêng. Như vây việc lợi dụng bè phái theo cộng đồng sắc tộc để giữ ghế là điều chắc chắn.
2- Vấn đề văn hoá. Từ khởi thuỷ, nước Nga, người Nga có xu hướng bắt chiếc Tây Âu. Chính vì thế mà trong giới trí thức hình thành hai trường phái. Hoặc phò Tây Âu (nhóm Âu hoá) hoặc tự tôn dân tộc (nhóm Xờ la vơ). Lịch sử tư tưởng Nga xoay xung quanh cái trục này, sự đối kháng này. Từ đó dẫn tới thực tế là khi gặp vấn đề không thể giải quyết được, thì ông nghĩ ngay tới việc bắt chiếc phương Tây làm cẩm nang. Lúc bắt chiếc rồi, nó lại thòi ra các vấn đề khác, do xã hội của ông lệch pha, không đủ điều kiện để ông bắt chiếc phương Tây 100%, hoặc trong khi bắt chiếc, bị phương Tây cài cắm điều kiện làm hại, thì ông lại dẫy ra quay trở lại với tự tôn dân tộc. Nhà nước Nga hiện tại sau khi Liên Xô sụp đổ cũng quẩn quanh qua cái mâu thuẫn tư duy ấy.
3- Vấn đề dân tộc Đại Nga. Liên Xô tiếng là 15 nước, nhưng nước chủ đạo vẫn là Liên bang Nga rồi đến Ukraine. Ngay từ thời Lê nin còn sống, ông ấy đã cảnh báo các đảng viên gốc Nga tư tưởng Đại Nga. Sự phát triển của nhà nước Xô viết, với chủ nghĩa Đại Nga là sự thiệt hại của nước Nga, vì người Nga phải tài trợ cho các nước cộng hoà khác. Nói cách khác đi, với họ thì Liên Xô phải là một dạng đế quốc thuộc địa, mà Nga là mẫu quốc. Điều không phải là chủ nghĩa cộng sản. Có những nhân vật vì theo chủ nghĩa Đại Nga mà chống Liên Xô (ví dụ nhà văn Sô liên nít xưn mà phương Tây vẫn ồn ào ủng hộ).
Ở vào thời điểm Gorbarchev lên cầm quyền, thì Liên Xô vấp phải những khó khăn lớn về kinh tế.
Và để giải quyết điều đó, ở Liên Xô người ta đã nghĩ rằng phải đa nguyên. Coi đa nguyên là cái động cơ giúp phát triển kinh tế. Đa nguyên theo kiểu hiểu này, tức là phân tán hoá quyết định về các cơ sở, để tạo ra sự phát triển kinh tế phù hợp với lợi ích thực tế hơn. Điều này cũng không hoàn toàn là do Gorbarchev và bộ sậu nghĩ ra, mà nó cũng là một điều kiện mà phương Tây đưa ra để giúp Liên Xô (giống như những điều khoản trong TPP với VN, công đoàn đoàn kết ở Ba lan).
Chính từ đó mà mới có quyết định của bộ chính trị Liên Xô, do Gorbarchev và bộ sậu nắm đầu, bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng CS Liên Xô. Khi bỏ đi như thế, Gorbarchev đã ký giấy khai tử, bởi vì trong một nhà nước không còn có sự khác biệt về kinh tế, thì sự khác biệt lớn nhất tạo ra đa nguyên là văn hóa, là dân tộc (hiểu là sắc tộc), hay tôn giáo. Sự khác biệt này lại được thổi bùng thêm bởi can thiệp bên ngoài (ở các nước cộng hoà Baltic, hay ở Georgia), trong khi cái mối liên kết duy nhất lại bị ông tự xoá vì ảo tưởng.
Nhưng người như Poutin là theo chủ nghĩa Đại Nga (hay ảnh hưởng của nó) vì thế không thể nói Poutin và giới lãnh đạo Nga bây giờ yêu Liên Xô. Có điều chủ nghĩa Đại Nga của họ đã không đạt được mục đích là để nước Nga lớn mạnh lên, mà ngược lại lại kéo nước Nga đi giật lùi. Để cho Mỹ và phương Tây tiến tới tận cửa như ở UK ở Baltic, nên Liên Xô lại thành vinh quang. Vì chủ nghĩa Đại Nga mà ông phá Liên Xô, nhưng giờ giật mình nhìn lại thì mới thấy, chính ông đã cầm dao chặt vào tay ông.
Khi nhóm của Poutin lên nắm quyền, ông ta đã làm một số việc có tính biểu tượng có thể gọi là “yêu Liên Xô”, như lấy lại quốc ca, tôn vinh những thành tựu của Liên Xô, nhưng nó chỉ là cách để chứng minh sự kế thừa của Nga với Liên Xô ngày xưa.
Như vậy có thể kết luận là. Liên Xô tan rã thành đa nguyên đa đảng, không phải vì phương pháp đa nguyên đa đảng là đỉnh cao của phát triển trong xã hội loài người, mà là do sức ép của chủ nghĩa dân tộc. Liên Xô đã xây dựng một đất nước mà ..không có dân tộc, cơ chế thống nhất duy nhất là chủ nghĩa cộng sản. Nhưng sức mạnh của lý tưởng này không đủ độ sâu , độ bền, để hợp tất cả 15 nước cộng hoà và tất cả các sắc dân ở đây tạo thành dân tộc Liên Xô (homo Sovieticus)

langtubachkhoa
1. Cái chỗ bôi đỏ thứ nhất là Elsin chứ k phải Putin bác Phó ạ, chỗ bôi đỏ thứ hai mới là Putin. Chắc bác gõ nhầm

2. Chính vì mâu thuẫn giữa tư tưởng thân Tây Âu và chống Tây Âu, nên trong lịch sự Nga cũng có tư tửởng Á Âu, có điều nó chưa bao giờ chiếm ưu thế, mãi đến bây giờ Putin mới lăng xê nó lên

3. Vậy có thể giải thích tại sao lý tuởng cộng sản k đủ độ sâu để đoàn kết cả 15 nước lại? Có phải vì cách tổ chức cho phép đảng cộng sản riêng của từng nứoc? Hay vì mô hình phảt triển kinh tế theo kiểu quản lý hành chính, k tôn trọng quy luật thị trường đã k còn phù hop (đặc biệt từ khoảng những năm 70), từ đó người ta đòi hỏi thay đổi chuyển sang thị trường, nhưng đáng ra chỉ cải cách kinh tế thôi, thì đã có kẻ lợi dụng nó để phỉ báng luôn đảng cộng sản Liên Xô, và dẫn đến xóa bỏ vai trò lãnh đạo của nó, trong khi Đảng cộng sản hoàn toàn có thể giữ vai trò lãnh đạo để cải cách kinh tế như TQ, VN?


QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 9 2016, 12:21 PM)
Nhưng người như Poutin là theo chủ nghĩa Đại Nga (hay ảnh hưởng của nó) vì thế không thể nói Poutin và giới lãnh đạo Nga bây giờ yêu Liên Xô.  Có điều chủ nghĩa Đại Nga của họ đã không đạt được mục đích là để nước Nga lớn mạnh lên, mà ngược lại lại kéo nước Nga đi giật lùi. Để cho Mỹ và phương Tây tiến tới tận cửa như ở UK ở Baltic, nên Liên Xô lại thành vinh quang. Vì chủ nghĩa Đại Nga mà ông phá Liên Xô, nhưng giờ giật mình nhìn lại thì mới thấy, chính ông đã cầm dao chặt vào tay ông.
Khi nhóm của Poutin lên nắm quyền, ông ta đã làm một số việc có tính biểu tượng có thể gọi là “yêu Liên Xô”, như lấy lại quốc ca, tôn vinh những thành tựu của Liên Xô, nhưng nó chỉ là cách để chứng minh sự kế thừa của Nga với Liên Xô ngày xưa.
Như vậy có thể kết luận là. Liên Xô tan rã thành đa nguyên đa đảng, không phải vì phương pháp đa nguyên đa đảng là đỉnh cao của phát triển trong xã hội loài người, mà là do sức ép của chủ nghĩa dân tộc. Liên Xô đã xây dựng một đất nước mà ..không có dân tộc, cơ chế thống nhất duy nhất là chủ nghĩa cộng sản. Nhưng sức mạnh của lý tưởng này không đủ độ sâu , độ bền, để hợp tất cả 15 nước cộng hoà và tất cả các sắc dân ở đây tạo thành dân tộc Liên Xô (homo Sovieticus)
*


Phó Thường Nhân
@LTBK,
Không, tôi không viết nhầm. Tôi không nhầm Elsine thành Poutin. Khi Liên Xô vừa sụp đổ, thì đúng là Poutin không có vai trò gì trong đó, cho đến tận khi Poutin được đưa lên làm thủ tướng khi Elsine còn làm tổng thống vào cuối những năm 90. Và sau đó, Elsine thoái nhiệm, để cho Poutin làm tổng thống tạm thời 2 năm. Nếu không phải là bè cánh với Elsine thì làm sao leo được tới đó. Bây giờ, ở phương Tây họ nói rằng Poutin « đột nhập » , « thâm nhập » bộ sậu của Elsine để thực hiện ý định của mình, tôi không nghĩ điều đó là đúng, mà chỉ là một cách tuyên truyền.
Còn tại sao khi Poutin nắm quyền thì nước Nga quay lại đối đầu với Mỹ. Thực tế cũng không phải như vậy, mà ban đầu Poutin vẫn tìm cách tăng cường quan hệ với Mỹ. Nhưng Mỹ quyết tâm gặm nhấm Nga đã dẫn tới sự đối đầu. Từ bắn tầu ngầm Kursk đến thu phục các nước Baltic vào NATO..Đó là một lý do.
Có lý do khác nữa là để khôi phục lại nhà nước, Poutin phải dựa vào một cấu trúc có tính gắn kết và bao trùm toàn Nga, ít bị lợi ích nhóm nhất. Đó là công an và quân đội.
Người ta có thể so sanh Nga với UK. UK sở dĩ rối loạn như bây giờ vì cái khung cứng của nhà nước là công an và quân đội không còn.
Khi Poutin lên nắm quyền, một trong những « thoả thuận ngầm » có thể có là cam kết không truy tố Elsine (bao gồm con gái, con rể, và các tài phiệt thân cận). Điều mà Poutin giữ lời. Cách đây ít lâu, tôi có xem một tin nói là Elsine có bảo tàng riêng « tôn vinh » mình (người xây là con gái ông ta). Nếu cứ có tiền là thành anh hùng cứu nước thì còn gì để nói nữa.
Cái điều số 3 LTBK viết thì đúng. Đấy cũng chính là phân tích của tôi. Liên Xô đã rất thành công trong việc đuổi kịp và tương quan lực lượng với Mỹ, dù sức mạnh tiềm năng yếu hơn. Cái xu hướng của họ tăng đa nguyên cũng không sai, nhưng đáng nhẽ phải tăng đa nguyên bằng kinh tế nhiều thành phần (qua cơ chế thị trường), thì ông lại đa nguyên chính trị, trong khi chính trị là cái duy nhất ông có để nhất thống.
Để trở lại tiếp tục bài viết trên của tôi, thì tôi nói tiếp thế này :
Việc xây dựng CNXH ở Liên Xô và các biện pháp của nó (sở hữu nhà nước, kế hoạch hoá, nông nghiệp tập thể, xoá bỏ giai cấp, xoá bỏ tư hữu) là cách thức để công nghiệp hoá hiện đại hoá. Và cách thức này không phải không có hiệu quả. Thậm chí cực có hiệu quả nếu so sánh Liên Xô với các nước có điều kiện gần tương đương như Brazil, Đế quốc Ô tô man ..
Việc Liên Xô sụp đổ, bỏ con đường của mình chuyển sang đa nguyên đa đảng bắt chiếc phương Tây là do nguyên nhân dân tộc (và cái dớp thích bắt chiếc của văn hóa Nga). Sự phát triển kinh tế của Liên Xô đã làm nảy sinh vấn đề dân tộc vừa do chủ ý tạo ra (chính sách dân tộc lập nước cộng hoà liên bang của Liên Xô), vừa là hệ quả của hệ thống kinh tế kiểu hành chính, không cần thống nhất thị trường, mà ngược lại lại căn ke thị trường vào hệ thống quản lý hành chính sinh ra cát cứ.
Để nói thêm áp vaò tình hình VN, thì ngay ở VN ngày nay cũng có tính chất cát cứ hành chính, thể hiện qua các địa phương đóng góp nhiều hay ít vào ngân sách. Khiến trên chưa chắc bảo được dưới. Cái này thì ngay trong quyển sách « VN cho đến năm 2035 » cũng phải công nhận. Tại sao ở Vn bây giờ kinh tế thị trường rồi mà cũng vẫn bị như thế. Lý do nó như thế này.
Nếu như cát cứ ở Liên Xô do không có thị trường, quản lý kinh tế bằng chia cắt hành chính tạo ra thì ở VN là vấn để không có thị trường nội địa tạo ra. Thế là thế nào ? Nó là thế này. Nếu muốn thống nhất bằng thị trường, thì thị trường trong nước phải rất là quan trọng, và việc bảo vệ nó là nhiệm vụ đầu tiên, nó tạo thành thị trường dân tộc (trùng với lãnh thổ kiểm soát bởi nhà nước) để dành cho tư sản dân tộc. Tư sản dân tộc, lúc bảo vệ quyền lợi riêng của mình, cũng là bảo vệ thị trường, dẫn tới bảo vệ dân tộc. Hiện nay, VN là nơi gia công. Thị trường là thị trường thế giới. Tư sản cũng là tư sản nước ngoài. Trong tình trạng như thế, thì với tư sản nước ngoài, VN càng manh mún, càng rời rã càng tốt, càng dễ lợi dụng. Nó không cần sự gắn kết. Vì không có cái gắn kết về kinh tế ấy, mà sinh ra cát cứ (vì có sức ép xã hội nào ép bộ máy hành chính gắn kết đâu mà toàn đẩy nó ra).
Chính vì thế trong thời đại toàn cầu hoá kiểu này (tức là sự xâm thực 3.0) mà người ta không thể trông chờ hoàn toàn vào thị trường thống nhất mà vẫn phải có một hệ thống chính trị thống nhất. Đó chính là Đảng.
langtubachkhoa
Bác Phó, Putin thời Elsin chỉ là 1 chức phụ tá, bảo gì làm nấy, k được phép có tư tưởng riêng.
Elsin đưa Putin lên vì tin rằng Putin đảm bảo được an toàn cho đường lui của ông ta.
Thực ra, tư tưởng Elsin và Putin k giống nhau. Elsin chỉ quan tâm lợi ích phe cánh ông ta, và ông ta giương chiêu bài đại Nga chỉ để kiếm lợi. Còn Putin lại theo chủ nghĩa dân tộc thực sự, và gần đây lại làm sống dậy tư tưởng Á Âu, nhưng thực ra tư tưởng này đã thể hiện manh nha từ nhiều năm trước. Ông ta quyền biến lúc ban đầu để qua được mấy cái ải tài phiệt, để rồi sau khi có thực quyền thì mới gạt phắt đi các trở ngại này. Chính vì vậy mà media Mỹ từ lâu vẫn chửi ông ta, ngay cái vụ tầu ngầm Kurk, rồi sau đó các tài phiệt Nga rêu rao nói xấu Putin cũng để cho ông ta k tái đắc cử được, etc.

Điều đó cho thấy Mỹ nhìn Putin rất khác Elsin. Cũng chính vì có tư tưởng vậy nên Putin mới dựng lại nhà nước Nga, đánh Khodokosky, etc. cho đến bây giờ. Nếu tư tưởng ông ta mà giống Elsin (chỉ lấy chủ nghĩa dân tộc làm bề ngoài) thì đã chả có những xung đột với phương Tây và lệnh trừng phạt hiện nay
Phó Thường Nhân
Trước khi viết tiếp về « thế giới quan » là một bộ phận quan trọng của nhận thức xã hội, vì LTBK đã viết ở thắc mắc về Poutin, nên tôi viết thêm một chút về bức tranh tư tưởng thời Liên Xô điều đã dẫn nó tới hiện trạng ngày nay (tất nhiên bên ngoài vấn đề kinh tế, nhưng người ta bao giờ cũng giải quyết một vấn đề kinh tế thông qua nhận thức đã có, sự nhận thức này có thể giúp đánh giá chính xác những vấn đề kinh tế đặt ra, nó cũng có thể dẫn người ta tới ảo tưởng, cũng có trường hợp, cái nhận thức ấy là sự che đậy những quyền lợi không mấy tốt đẹp của một nhóm người. Những điều này đều có cả trong quá trình tan vỡ của Liên Xô).
Ở Liên Xô cũ, vấn đề dân tộc được giải quyết hết sức thoả đáng cho những nước cộng hoà. Đây là ưu điểm cực lớn, và ở VN ngày này, vì vẫn có tư duy ấy, quyền lợi văn hoá của các cộng đồng thiểu số được bảo đảm (điều mà ngay trong các nước tư bản phát triển cũng không làm được, kể cả Pháp). Đấy là ưu điểm của CNXH. Cái thiếu sót ở Liên Xô là chính sách dân tộc ấy, nếu không được cân bằng bằng những cơ chế nhất thống, thì lại tạo ra hiểm hoạ cát cứ. Chính sách dân tộc của Liên Xô còn có một đặc điểm nữa là đánh trùng nhà nước Liên bang với cộng hoà Nga. Hay nói cách khác, cùng là nhà nước Xô viết, nhưng nước Nga không có chính quyền riêng. Chính quyền cộng hoà Nga trùng với chính quyền Liên Bang Xô viết. Điều này làm cho những người Nga cảm thấy bị thiệt thòi. Quá trình công nghiệp hoá ở Nga cũng được nhận thức như nước Nga chia sẻ quyền lợi của mình cho các nước cộng hoà khác. Từ đấy có tư duy, nếu nước Nga không phải bao các nước cộng hoà khác, thì nó sẽ phát triển, tiến bộ hơn nhiều. Cái tư duy này có một cơ sở lý thuyết để bám vào, đó là chủ nghĩa Đại Nga.
Chủ nghĩa Đại Nga không chỉ đơn giản là cảm giác thiệt thòi về quyền lợi, mà nó còn là phiên bản của chủ nghĩa Slave vốn tồn tại từ xa xưa. Chủ nghĩa Slave chính là chủ nghĩa dân tộc cuả người Nga. Nó có hai dạng, hoặc là dạng tự hào về bản chất của nước Nga (đất nước, tôn giáo đạo thiên chúa chính thống, tâm hồn Nga, ..) hoặc nó có dạng Panslaviste (tư tưởng này hơi giống kiểu tư tưởng đại hán của TQ, đòi tất cả các dân tộc có gốc Slave : tiệp, Ba lan, Serbie, Bulgari, UK .. phải nằm dưới một mái nhà Nga).
Từ khi có cách mạng tháng Mười cho đến khi Stalin mất (1917-1953), thì chủ nghĩa cộng sản là lý tưởng thật sự của Liên Xô (cả tư duy nhà nước, lẫn cảm nhận của xã hội kiểu tâm phục khẩu phục). Nhưng từ sau khi Staline mất, thì lý tưởng cộng sản nhạt nhoà dân đi trong xã hội. Tại sao lại thế nó có mấy lý do :
1- Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại (1941-1945) của Liên Xô đã khiến vai trò yêu nước được nâng cao. Chiến thắng của Liên Xô không chỉ là chiến thắng của CNXH hay lý tưởng cộng sản, mà còn do lòng yêu nước của người Nga. Trong tình trạng như thế, thì chủ nghĩa dân tộc Nga lên hương, nhưng ngấm ngầm, vì ý thức hệ của nhà nước vẫn là chủ nghĩa cộng sản. từ đấy có sự mâu thuẫn ngấm ngầm giữa ý thức hệ cộng sản dựa trên giai câp và ý thức hệ dân tộc dựa trên cộng đồng văn hoá. Hầu hết những nhân vật đối kháng với nhà nước Xô viết, nổi tiếng nhất là Sô liên nít xưn, hay Pastenak.. là ở dạng này. Họ buộc tội nhà nước Xô viết đã tàn sát văn hoá Nga. Các nhân vật này đều được phương Tây ủng hộ, không phải vì nó đồng tình mà vì nguyên tắc « kẻ thù của kẻ thù là bạn của ta ». Chính vì thế mà sau khi khai thác tuyên truyền chống Liên Xô xong, thì Sô liên nít xưn cũng bị phương Tây vứt vào xó, vì nó không thể đồng tình được với chủ nghĩa Panslaviste của ông này.
2- Khi là đảng cầm quyền, thì người ta vào đảng không chỉ vì lý tưởng, mà còn vì những lý do tầm thường hơn nhiều. Chính vì thế lý tưởng cộng sản không còn hoàn toàn là lý tưởng cộng sản, mà còn là một dạng nhất thống về tư tưởng, một thứ chuẩn mực để thống nhất xã hội. Nói cách khác, tâm tư một người đảng viên có thể không còn là của người cộng sản, nhưng họ chấp nhận cái chuẩn của chủ nghĩa cộng sản, hay nói đúng hơn là của nhà nước dựng trên cái chuẩn ấy. điều đó không có nghĩa là không còn những người cộng sản thực sự, trung thực. Nhưng giữa những người này và những người chấp nhận chuẩn, làm sao mà phân biệt.
Thực tế không phân biệt được. ví dụ như Elsine chỉ là một dạng chấp nhận chuẩn khi nó mang lại quyền lợi cho ông ta. Elsine là người không có ý thức hệ tư tưởng.
3- Các chính sách dân tộc của nhà nước Liên Xô, khiến người Nga cảm thấy thiệt thòi.
Ngoài chủ nghĩa Đại Nga, ở nước Nga còn có một hệ tư tưởng nữa là « phò Tây » (occidentaliste). Cái ý tưởng của nó là nước Nga là một nước châu Âu, giống như Pháp, Anh, .. và như thế phải bắt chiếc phương Tây. Trong lịch sử Nga cũng có truyền thống ấy, ví dụ thời đại của Pi ê đại đế. Nhà văn Alexandre Tolstoi có một quyển tiểu thuyết lịch sử rất hay về giai đoạn này, đã được dịch ra tiếng Việt từ lâu (tiểu thuyết Pi ốt đạ đế). Nói một cách khác, truyền thống văn hoá của Nga có một nhánh chuyên bắt chiếc phương Tây, coi nó là hình mâũ, và sự lạc hậu của Nga được coi là không chịu bắt chiếc phương Tây mà ra.
Những nhận thức tôi nói ở trên, đều được thể hiện và sử dụng định hướng hành động cho « ê lít » của Nga khi Liên Xô sụp đổ (Elsine và bộ sậu). Vì thế sự sụp đổ của Liên Xô không phải là định mệnh do kinh tế tạo ra, vì trước những vấn đề kinh tế ấy, người ta có thể hành động hoàn toàn khác. Hiện tại nước Nga theo thể chế đa nguyên đa đảng, nhưng hoạt động của hệ thống chính trị cũng không khác dạng một đảng. Nói đúng hơn, là để nước Nga có thể chạy, hoạt động được, họ bắt buộc phải khắc chế thể chế kiểu phương Tây này, để đa đảng giả, nhất đảng thực. Chính vì thế mà hệ thống chính trị không vững vì cái nhất đảng này không có cơ chế (vì cơ chế nó là đa đảng mầm mống của tan rã) mà thông qua « nhất nhân » (một người).
Những ý tưởng này được đưa vào hành động trong giai đoạn cuối của Liên Xô như thế nào. Nó có những giai đoạn sau : (1,2,3,4,.. là những giai đoạn)
1- Do ngộ nhận về sự vững chắc của Liên Xô, mà quyết định đa nguyên đa đảng. Mục đích (theo chiều hướng nghĩ tốt) là để cho các quyết định hành chính kinh tế gần với địa phương đáp ứng thực tế hơn, từ đó mà tìm ra một nguồn động lực mới phát triển kinh tế. Đây là tư duy của Gorbarchev và cộng sự của ông ta, như Yacolev. Ông này làm đại sứ LX ở Canada, rồi từ đó học tại chức ở đây. Tức là một dạng « phò tây » mà không hiểu nguyên do sâu xa của nó, là tại sao Tây nó làm thế mà chỉ muốn bắt chiếc.
2- Quyết định đa nguyên này đã khiến các nước cộng hoà vùng ra. Ví dụ các nước vùng Baltic hay Georgia. Họ đòi có quyền tự quyết lớn hơn. Nhưng đã lớn hơn, thì tức là không còn Liên Xô.
3- Sự can thiệp của Phương Tây hướng việc tự quyết thành « đòi độc lập ». Sự can thiệp này có sự trợ giúp rất lớn của các loại « kiều » sống ở Mỹ.
4- Đến đây thì sự việc chưa đến nỗi nghiêm trọng và vẫn có thể chỉnh được. Nhưng sự đòi độc lập của các nước cộng hoà này đã thức tỉnh tinh thần Đại Nga, khiến họ cũng đòi thành lập chính phủ cộng hoà Nga. Họ đây là những người trong đảng CS Nga, vì dụ như Elsine, vì đây là cơ hội rất lớn để « ích nước lợi nhà », trong đó lợi nhà là chính. Còn tại sao là người CS mà lại thế, thì tôi đã giải thích với 3 lý do ở trên kia.
5- Việc thành lập nhà nước Nga, cộng hoà Nga trong Liên bang Xô Viết, khiến chính quyền Liên bang thành thừa. Như vậy cái đa nguyên đã dẫn tới địa phương chủ nghĩa, sự đối đầu giữa chính quyền liên bang Nga và chính quyền các nước cộng hoà, trong đó cộng hoà Nga vừa mới lập chính phủ (Elsine đứng đầu) đóng vai trò tích cực nhất.
6- Đến đây thì cái nhà nước thâm sâu của Liên Xô mới vào cuộc. Nhà nước thâm sâu này là quân đội và công an (KGB). Nhưng ở đây có một vấn đề khác nổi ra. Quân đội Liên Xô lúc bấy giờ không còn chế độ chính trị viên như Hồng quân ngày xưa. Có nghĩa là Đảng không thể chỉ đạo trực tiếp quân đội, mà phải thông qua chính phủ. Nhưng chính phủ nào bây giờ..Chính phủ các nước cộng hoà ?, chính phủ Nga của Elsine ?, chính phủ Liên bang ?, Đảng cộng sản Liên xô ?..Chính vì thế mà « cuộc đảo chính » (trong thực tế là bộ chính trị truất quyền Gorbarchev) không thành. Vì Đảng lúc đó không còn có các dây cua roa để chuyển quyền lực nữa. Liên Xô lúc bấy giờ như ông lực sĩ thể hình, cơ bắp cuồn cuộn đập đá đá nát, nhưng bị phân tâm hoá không biết phải đấm vào đâu, đá vào đâu.
Tôi mở ngoặc mà nói thêm là. Khi Liên Xô giúp VN thời 1979-1989, họ cũng muốn quân đội VN xoá bỏ chế độ chính trị viên. Nhưng VN không làm. Cách đây 2 năm, khi có tham luận về hiến pháp, không ít các chí sĩ yêu nước muốn quân đội « trung với nhà nước », rồi quân đội phi chính trị (không còn đảng). lòng yêu nước tuyệt vời cuả họ thế nào, thì nhìn vào những gì xẩy ra ở LX sẽ thấy.
Thế còn KGB, điều đáng buồn là chính KGB là một trong những cơ quan nhà nước LX muốn đa nguyên, vì họ nghĩ có thể kiểm soát được.
Trong tình cảnh ấy ở LX, thì ông nào liều nhất thì thắng. Và Elsine đã làm điều đó, khi đứng lên bảo vệ Gorbarchev nhân danh sự chính danh của ông này, đồng thời ..giải tán đảng CS Nga tức là cái đế quyền lực còn lại của Gorbarchev. Elsine cũng thoả thuận với 2 nước cộng hoà của Liên Xô là UK và Bạch Nga quyết định giải tán Liên Xô. Tại sao Elsine và bộ sậu quyết định giải tán LX, bởi vì LX tồn tại thì không thể theo chủ nghĩa Đại Nga, vì LX mà theo Đại Nga thì sẽ là một cơ chế đế quốc thuộc địa kiểu cũ như Anh, Pháp ngày xưa. Thay vào đó họ lập ra CEI (cộng đồng các nước cộng hoà độc lập). Mô hình của nó như vậy là giống EU, trong đó Đức –Pháp là mẫu quốc, các nước khác là vai trò thuộc địa.Elsine cũng muốn làm vậy với các nước trong LX cũ. Nhưng điều này đã không xảy ra. (vì ông không đánh giá nổi sự can thiệp của phương Tây thế nào)
Poutin cũng theo chủ nghĩa Đại Nga như Elsine. Và đây là điểm yếu của nước Nga hiện tại.
Elsine khác gì Poutin. Elsine khác là tư duy Đại Nga, nhưng biện pháp là đa nguyên đa đảng tư hữu tổng thể. Cái biện pháp này có hai cái lợi cho Elsine và bộ sậu :
1- Đó là kiếm lợi riêng cho gia đình con cái mình, giữ quyền lực cho mình, bằng cách bán tống bán tháo sở hữu quốc gia.
2- Ngăn cản sự quay lại của đảng cộng sản Nga
Ở đây người ta đã thấy sự kết hợp giữa 3 tư duy : Đại Nga, phò Tây, lợi ích nhóm.
Poutin khác gì Elsine. Cái khác là Poutin thấy cái hại của « đa nguyên đa đảng », và lợi ích nhóm tổng thể (tức là tài phiệt lộng hành thì nát nhà nước) vì thế phải khôi phục sở hữu nhà nước, nhưng chủ nghĩa Đại Nga thì vẫn còn nguyên.
Sự khác nhau của Elsine và Poutin chỉ là thế. Nhưng thế cũng là may mắn lắm cho nước Nga rồi.

langtubachkhoa
Bác Phó, Nga hiện nêu lên tư tưởng Á Âu song song với Đại Nga đấy.

Thực ra thì Putin cũng k còn lựa chọn, khi ông ấy lên nắm quyền thì tư tưởng Đại Nga là thứ duy nhất cố kết nước Nga ở khía cạnh tư tưởng, khi mà kinh tế thị trường chưa đủ mạnh để gắn kết, và trong hoàn cảnh bị phương Tây dồn ép. Để chống lại cái tư tưởng phò Tây khiến cho phương Tây nhân cơ hội đó lợi dụng đục khoét, ông ấy tôn vinh nước Nga, lòng yêu nước Nga, tinh thần dân tộc Nga, coi Nga là kế thừa Liên Xô (thực sự thì cũng là đúng thế), đưa ra ngày hiến pháp để tôn vinh hiến pháp Nga, cho rằng hiến pháp Nga là thiêng liêng nhất, etc. Ngoài cái đó ra, tôi thực sự k thấy dùng tư tưởng nào khác có thể thay thế, vì Đảng Cộng Sản đã bị Gorbachev phá hủy mất rồi còn đâu.

Lúc này, cái để của nước Nga chính là tinh thần dân tộc Nga + kinh tế do nhà nước kiểm soát các ngành chiến lược dù vẫn theo cơ chế thị trường + khung cứng quyền lực nhà nước (quân đôi, an ninh).

Như vậy, tôi k thấy có gì là khác biệt so với phương Tây cả, chính họ cũng như vậy. Cái khác duy nhất là kinh tế thị trường đã hoàn thiện và phát triển cao, tầng lớp trung lưu đủ mạnh, nhà nước có thể kiểm soát các ngành chiến lược dù những ngành đó có thể là do các công ty tư nhân làm, tinh thần dân tộc đã ngấm vào một cách tự nhiên, k cần phải lên gồng nhấn mạnh như nước Nga hay Hàn, Nhật trước đây nữa

Còn việc Nga tìm cách gây ảnh hưởng lên các nước láng giềng thì đây càng là việc quá quen thuộc với các cường quốc, nhất là với Nga, điều này còn là để tự bảo vệ bản thân mình
Phó Thường Nhân
@LTBK,
Đúng rồi, bỏ ngoài cái vỏ « đa nguyên đảng » , thì những cái trụ của nước Nga hiện tại rất giống với VN và TQ, nhưng nó yếu hơn vì cái cơ chế của hệ thống chính trị là « đa nguyên đa đảng » xu hướng tự nhiên của nó là tan rã, luôn phải vặn vẹo để nó nhất thống, mà nhất thống chỉ trông vào một người. Vậy là dở
Như vậy cái câu hỏi phải đặt ra là : tại sao lúc đầu ông hăng hái « đa nguyên đa đảng » tổng thể, rồi phải đi giật lùi phất cờ ngược. Ở đây bỏ ngoài cái lợi ích ngấm ngầm của lợi ích nhóm, thì rõ ràng mô hình ấy không phải là sự tiến bộ với Nga. Hay nói cách khác công nghiệp hoá của ông phải được xây tiếp bằng hình thức khác phù hợp hơn, và đa nguyên đa đảng không phải là sự phát triển tất nhiên của quá trình công nghiệp hoá ở Liên Xô. Đáng nhẽ ông phải tự tìm ra cái mô hình đó, thì ông lại đi bắt chiếc để giật lùi. Nó cũng giống như là kiểu như ở VN dùng tiếng Việt trong hành chính, tiếng Việt ấy tất nhiên phải bổ xung từ ngữ khái niệm mới để thích hợp với cơ chế hiện đại. Nhưng có mấy chú kiều thối mồm, được Mỹ nó coi là « công dân » nên lại viện cớ là vì từ vựng mới là bắt nguồn từ tiếng Anh, nên VN phải dùng tiếng Anh trong hành chính. Thế rồi do tâm lý phụ thuộc, và có lợi cho mấy chú kiều (vì đã ậm oẹ nói được tiếng Anh rồi, có thể dùng vốn đó loè người), đổ xô đi « cải cách » dùng tiếng Anh tổng thể. Nhưng thế là đi giật lùi, vì lúc dậy được cho 90 triệu người nói được chữ « Hello » thì đã hết cả hơi. Đây là ví dụ cười đùa, nhưng là sự thật là mô đen của cái quá trình Liên Xô thành Nga.
Ở trên tôi không nói tới một tư duy nữa của Nga, đó là tư duy Á-Âu, mà người ta coi là cái đế văn hoá của liên minh Á-Âu mà Nga lập ra, và VN cũng tham gia.
Cái tư duy ấy mới có và lấy yếu tố địa lý làm chính. Vì rõ ràng về mặt địa lý, thì Nga là một nước nằm cả ở châu Âu và châu Á. Trong thực tế thì đó là điều khiên cưỡng không khách quan, vì về địa lý thực thụ thì chỉ có một lục địa là Á-Âu, việc chia nó làm đôi thực ra là không có cơ sở địa lý khoa học, và nó dựa trên định kiến về văn hoá xuất phát từ châu Âu. Bởi vì sao :
1- Với việc chia đôi một lục địa thật sự thành hai lục địa, là để chứng tỏ phần được gọi là châu Âu, dù rất nhỏ, cũng là một lục địa. Và qua đó nó có cái định kiến là châu Âu : phát triển, châu Á lạc hậu. Đây là rơi rớt của tư duy coi châu Âu là trung tâm ở Tây Âu.
2- Việc chia đôi khiên cưỡng này, cũng được Nga (Sa hoàng) nhiệt liệt ủng hộ, vì như thế thì họ là châu Âu. Phù hợp với tư duy bắt chiếc của họ.
Nhưng cái ảnh hưởng văn hoá kiểu này vào địa lý, có rất nhiều ,ví dụ. Chẳng hạn VN vẫn được gọi là Viễn đông. Tức là miền đông cực xa. Nhưng cực xa đối với ai, cực xa với Tây Âu. Cũng vì thế mà vùng bán đảo Ả rập được gọi là Cận đông (miền đông gần) nhưng gần với ai. Với Tây âu. Nhưng tôi ở Hà nội, thì viễn đông với cận đông kia có ý nghĩa gì, ngoại trừ nó là hệ quy chiếu lấy phương Tây là trung tâm. Bây giờ dùng khái niệm ấy quen mồm, người ta coi nó như danh từ riêng, không để ý đến nội dung của nó nữa. Nhưng thực ra nó là một dạng định kiến.
Cái thuyết Nga là dân tộc Á Âu này còn dựa trên một yếu tố văn hoá lịch sử, đó là việc nước Nga buổi sơ khai phụ thuộc vào đế quốc Mông cổ hơn 100 năm. Với người Nga theo cái thuyết Á-Âu này, thì Nga không phụ thuộc Mông cổ mà là một dạng hợp nhất (so sánh với lịch sử vN thì nó giống như bảo VN là một tỉnh của đế quốc Trung Hoa đời nhà Đường, không phải bị đô hộ), họ lấy dẫn chứng là Kim Hãn (tức là nhà nước Mông cổ cuối cùng nằm ở vùng cửa sông Vôn ga ngày nay) bị nhà nước Nga thời I van bạo chúa (Ivan le terrible) trị vì vào thế kỷ XIV sát nhập, đồng hoá. Vì thế người Nga thành một dạng hậu duệ Mông cổ (về mặt văn hoá), tức là người châu Á.
Cái điều này bị các nhóm người theo tư duy phò Tây và Sơ la vơ mà tôi nói ở trên phản đối kịch liệt, vì với nhóm phò Tây thì việc Nga phải học đuổi theo Tây Âu là vì bị sự man rợ của thời kỳ Mông cổ để lại. còn với nhóm Xơ la vơ thì nó không nói lên được những vẫn đề như :tâm hồn Nga, đạo chính thống Nga ..v..v.. vốn là tự hào văn hoá và cũng là đặc trưng của họ.
Cho đến ngay nay, thì ý tưởng Nga « Á-Âu » này chưa được đưa vào thực tế. Có thể coi là nó dẫn tới « liên minh Á-Âu », là điểm chính danh về « văn hoá, lịch sử » cho liên minh này. Nhưng còn sớm quá để xem nó dẫn tới đâu. Quan niệm của tôi, thì về cơ bản, người Nga vẫn nhìn về Tây Âu hoặc bị hấp dẫn (phò Tây) hoặc đẩy (Xơ la vơ) ;
Skywalker
Nói XHCN là hình thức tự vệ của một nước kém phát triển dùng để tự cường chống lại các nước mạnh ...vv thoạt nghe có vẻ có lý, nhưng cũng chỉ là một suy luận chủ quan, chưa chắc đã dựa trên nền tảng thuần túy duy lý. Lý do là lịch sử vẫn có những quốc gia lạc hậu không XHCN nhưng vẫn phát triển thần tốc như Hàn Quốc hay cũng kha khá như Indonesia.

Ở chủ đề này, bác Phó đại diện cho quan điểm rất đặc sệt Marxist và "buồn cười" trước quan điểm Marxian (dẫn từ 2 bài báo của bác Vũ Ngọc Hoàng) và không xem xét đến dân chủ tư sản của Fukuyama. Nhưng em xin hỏi bác: Marxist-Leninist dựa trên hệ thống triết học nào? có phải duy vật biện chứng và duy vật lịch sử không?

Như em đã nhiều lần nói với bác, mọi lý luận chính trị và kinh tế phải đi từ cái gốc triết học, và tốt hơn nữa là khoa học cụ thể. Phép biện chứng của tự nhiên gần như hoàn toàn tương đồng với lý thuyết về sự vận động của hệ thống phức hợp - vốn có thể mô hình hóa với rất nhiều ứng dụng trong quản trị xã hội. Những thành tựu khoa học và kỹ trị ấy tại sao không nảy sinh ở những nơi người ta lập ra Nhà nước XHCN?

Đi tìm câu trả lời thì em phát hiện ra rằng tư duy Leninist chính là thủ phạm cản trở nền kỹ trị xã hội ngay từ cái triết lý "độc đảng", tức là không dung nạp các tư tưởng cách tân, thậm chí chỉ hơi khác lạ một tý. Kỹ trị phương Tây là nghệ thuật quản trị dựa trên nền tư tưởng dân chủ nhân quyền, đề cao cá nhân như đơn vị cơ bản thúc đẩy xã hội tiến lên. Nó hoàn toàn khác với tập trung kế hoạch hóa và bao cấp ở Liên Xô - chỉ bón cho người ta ăn mà không khuyến khích người ta tự cứu mình bằng mọi cách. Khi đã không công nhận đầy đủ các quyền tự do, gồm cả tự do ngôn luận và tự do chính trị thì XHCN còn có thể là mục đích được không?

Nói đến con người là đơn vị cơ bản thì có một điều nữa phải chú ý, đó là bản chất không hoàn hảo của con người. Sự thật là lãnh đạo và lãnh tụ dù giỏi giang đến đâu thì tính toán cũng không bằng trời tính. Nền dân chủ tư sản thì không nói làm gì bởi lãnh đạo lên xuống xoành xoạch để góp ra những phương thức quản trị tốt nhất, gồm hỗ trợ từ công nghiệp hóa, tin học hóa, tiêu dùng và giải trí ...vv. Lãnh đạo Liên Xô thì đếm ra được từng lãnh tụ một và trong quá khứ có lẽ đã có thành công nhất định trong giai đoạn công nghiệp hóa một đất nước to lớn. Tuy nhiên câu hỏi kế tiếp là các nước không XHCN cũng công nghiệp hóa thành công trong cùng giai đoạn thì sao? Finland, Norway còn nhỏ hơn nước Nga nhiều. Vậy công nghiệp hóa có thực sự là cần tới thể chế XHCN không? Nếu không thì lập luận coi XHCN như một biện pháp hữu hiệu và bắt buộc cũng không còn giá trị.

laugh.gif
Phó Thường Nhân
@Sky,
Tôi sẽ trả lời nốt rồi tiếp, vì không thì sẽ sa đà, mặc dù sa đà cũng là điều thú vị.
Về sự phát triển của Hàn quốc, thì tôi đã nói rồi. Bây giờ chỉ nhắc lại thôi. Sự phát triển của họ có những điều kiện sau :
1- Sự tài giỏi của chính tầng lớp lãnh đạo và dân, dựa trên một chủ nghĩa dân tộc bị cắt ngọn
2- Sự nhân nhượng và tài trợ của Mỹ.
3- Sự bắt chiếc Bắc Triều tiên.
Các bác hay lôi Hàn quốc với Đài loan ra làm chứng, nhưng sao không đặt câu hỏi, trên thế giới có tới 250 quốc gia, thời cực thịnh nhất của CNXH kiểu cũ, cũng chỉ có 15,16 nước như thế, các nước còn lại đều chịu sự điều khiển, chi phối, là đồng minh hay quan hệ bạn bè với phương Tây, sao không có nước nào phát triển, chỉ lòi được ông Hàn quốc và Đài loan. Vậy lý do nó ở đâu.
Vn có làm như Đài loan hay Hàn quốc không, không. Bởi vì thời kỳ 1954-1975, chính quyền miền Nam cũng được Mỹ ủng hộ tương tự như với Đài loan và Hàn quốc, sao chính quyền này không biến miền Nam thành rồng thành hổ, bởi nếu ưu thế cơ chế của nó lớn như bác nói ở dưới (vì chính quyền miền Nam cơ chế theo Mỹ) thì nó phải chiến thắng chứ.
Maxien khác gì Marxiste, và càng khác Max-Lê nin. Maxien là dùng Mác chống Mác (dùng các tác phẩm thời Mác trẻ, khi ông ta vẫn chịu ảnh hưởng của dân chủ tư sản, để chống lại Mác về sau. Coi có hai ông Mác. Trong thực tế, nhận thức một con người cũng phát triển, thay đổi, không thể « chặt chém » nó ra từng mẩu rồi vặn vẹo được)
Thế còn Maxisme khác gì Mác-Lê nin. Đó là dùng Mác chống Lê nin. Vặn vẹo rằng ông Lê nin hiểu sai Mác..v..v..
Chủ nghĩa Mác, kế thừa tất cả những truyền thống triết học ở phương Tây. Nó như một tập giáo trình cơ bản, mà từ đó người ta có thể tìm hiểu văn hoá phương Tây tiếp. điều đặc biệt của nó là tiếp cận văn hoá phương Tây qua phê phán, đi tìm vào cơ chế gan ruột của nó, nói vào những điểm ngầm của nó, mà thông thường văn hoá phương Tây không nói. Giống như người ta tự mình không thể nhìn thấy gáy. Phải có cái gương. Chủ nghĩa Mác là cái gương giúp nhìn vào mặt tối của phương Tây, và vì thế hiểu được bản chất của nó.
Chủ nghĩa Lê nin, mở rộng chủ nghĩa Mác cho các nước ngoài văn hoá phương Tây, điều đặc biệt của nó là sự ứng dụng vào chính trị , xã hội. Chỉ với chủ nghĩa Lê nin, thì Mác mới thành vĩ nhân. Còn không có Lê nin, thì học thuyết của Mác chỉ là học thuyết địa phương, gắn liền với văn hoá phương Tây và cùng lắm thì với phong trào công nhân ở Tây Âu.
Dân chủ tư sản, hay nói tới tự do cá nhân. Điều đó vừa đúng vừa sai. Đúng thì bác nói rồi, nó vẫn là sự tuyên truyền (tương đối có lý) của phương Tây. Sai là trong điều kiện nào thì có cái tự do đó. Lấy ví dụ đơn giản. Tôi tin chắc rằng một người Eskimo, sống trong điều kiện tự nhiên, không có tồn tại nhà nước là người tự do nhất. Tự do hơn cả người Anh, người Mỹ, người Pháp hiện tại. Thế cái gì đã ngăn cản người Eskimo, khiến họ lạc hậu về kỹ thuật, về nhận thức, về đủ mọi thứ.. so với người Anh, người Mỹ, người Pháp. Họ có tự do cơ mà. Tự do tuyệt đối luôn. Bác trả lời câu hỏi ấy ra sao ?
Câu trả lời là cái tự do mà phương Tây đề cao đó, nó không phải tuyệt đối, nó phải có điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá .. thì mới tồn tại được. Cái điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội ấy các nước đang phát triển (VN có trong đó) đã có chưa. Và làm thế nào đạt được nó. Cái đấy là câu hỏi phải đặt ra.
Ngay cả trong nhưng nước Tư bản phát triển, quan niệm về tự do cá nhân, cũng như vai trò của nó trong phát triển không giống nhau. Cái điều mà bác nói về tự do ở trên là lập luận Anh-Mỹ, đúng với nước Anh-nước Mỹ. Sang đến Pháp nó đã lệch rồi, đến Đức còn lệch nữa, còn sang Nhật thì nó không còn là tự do cá nhân như Anh-Mỹ quan niệm nữa. nước Nhật, nước Đức chưa bao giờ nhờ tự do cá nhân mà phát triển. Nó chỉ là hệ quả sau khi đã phát triển. Hàn quốc , Đài loan cũng vậy. Cả hai nước này đều phát triển khi còn độc tài, và không ai tìm được mối liên hệ giữa dân chủ đa đảng ở đây với tốc độ phát triển kinh tế.
Về Indo với Bắc Âu thì nợ bác, vì viết đã hơi dài, nên ngại.
Phó Thường Nhân
@Sky,
Nói tiếp về mấy nước Bắc Âu và Indo.
Ở Indo, chế độ dân chủ hiện tại mới có từ những năm 90, tương tự như trường hợp Philippine. Từ năm 1946 (hay 1947 tôi không nhớ rõ) lúc độc lập đến năm 1965 nó là một chế độ ọp ẹp, dạng như chế độ Xi ha núc ở Cam pu chia, hay chính quyền miền Nam VN. Có điều khác là đảng cộng sản Indo rất mạnh. Đây là một đảng cộng sản theo đường lối TQ (và nhiều khi thành viên của nó cũng là cộng đồng người Hoa). Năm 1965, đáng lẽ nước này trở thành một nước XHCN, nếu đảng cộng sản Indo thành công. Thường ở trong một nước đang phát triển, mà đảng cộng sản mạnh,thì điều đó có nghĩa là mâu thuẫn xã hội gay gắt, xã hội bế tắc. Sau cuộc đảo chính do Sukarno cầm đầu năm 1965 (giống như Pinochet ở Chili năm 1973), có đến 1 triệu người bị coi là cộng sản bị thảm sát ở nước này. Và chính quyền quân sự kéo dài tới thập niên 90. Cũng trong thời gian này kinh tế Indo bắt đầu phát triển, như kiểu Hàn, Đài, nhưng nó chậm và ít mầu mè hơn, vì Indo áp dụng chính sách kiểu như Ấn độ đó là bảo hộ thị trường. Khác với Đài, Hàn hay VN bay giờ nhằm vào xuất khẩu.
Cho đến nay mà bảo kinh tế Indo là một hình mẫu thì với tôi là không phải. Nhưng ở đây người ta cũng thấy là kinh tế bắt đầu phát triển khi xã hội ổn định ngay cả dưới dạng độc tài. Điều này càng khẳng định cái tự do không phải là nguồn gốc của phát triển kinh tế với các nước ngoài phương Tây (chính xác nữa là ngoài Mỹ-Anh).
Với các nước Bắc Âu (Đan mạch, Thuỵ điển, Phần lan, Na uy) ngay từ thời Trung cổ, trước khi có cách mạng công nghiệp Anh thì vùng này đã là vùng kinh tế phát triển ở châu Âu, thường được gọi là liên minh thành thị Hansetique (nó là liên minh các đô thị ven biển Baltic). Chưa bao giờ vùng này lạc hậu về công nghệ so với Anh, Pháp, Đức. Có điều vì họ không phải là những nước lớn, có thuộc địa gây tác động tới chính trị thế giới, nên người ta ít biết, trong khi thực tế trình độ công nghệ của họ rất cao, chuyên sâu, từ xưa tới nay.
Một điều nữa cũng nên để ý, là những nước này chưa bao giờ bị kỳ thị về chủng tộc. Ngược lại Anh, Pháp, Đức(ngay cả Đức phát xít).. còn coi vùng này là khởi thuỷ của nhóm người da trắng thượng đẳng. Chắc bác phải xem cái phim Out of Africa rồi. Đó là câu chuyện một cặp người Đan mạch, sang Kenya là thuộc địa Anh để làm giầu vào đầu thế kỷ XX, và họ được coi như người Anh, ngược lại một người VN, hay nói người Ấn đi, mà sang đó thì chắc chắn nó mời đi làm cu li. Đây cũng là điều ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển, vì quan hệ của những nước này với các cường quốc luôn bình đẳng. Vậy hiểu điều đó thế nào ? đó là một dạng đoàn kết chủng tộc mà VN cũng như các nước thứ ba không thể có??
Skywalker
Em rất nghi ngờ luận điểm cho Marxism (trọn vẹn) là một triết thuyết đi vào "gan ruột của văn hóa phương Tây" hay "như một cái gương soi". Những mâu thuẫn xã hội như bóc lột, bất công ...vv mà Marx chỉ ra (và trở thành nền móng tư tưởng cho communism) không phải là đặc sản của phương Tây mà chỉ là thứ vốn có của nhân loại nhưng trong lớp áp của kỷ nguyên công nghiệp hóa. Điều đó giải thích sự gượng gạo của những người Marxist-Leninist khi họ nói về "tư bản giãy chết" trong cơn bế tắc lý luận của chính họ. Bế tắc vì không nhìn ra mâu thuẫn giai cấp chỉ là hiện tượng bên ngoài sự vận động lớn hơn của nền văn minh đi từ công nghiệp hóa đến tin học hóa và xa hơn nữa.

Chủ đề này bắt đầu với cụm từ "định hướng XHCN" nhưng vì bác Phó đưa ra sự phán xét của chủ nghĩa Mác - Lê nên em cho rằng nó đã bị bó hẹp bởi thái độ của bác đối với Marxian. Thẳng thừng mà nói thì tranh cãi lý luận không phải là việc thích thú gì khi có định kiến sẵn, nên cái em muốn nói ở đây là phần "nền móng" hay gốc rễ triết học mà các nhánh lý luận phát triển lên. Marxian không chống Marx mà trái lại, họ trung thành với các nguyên lý triết học tự nhiên có trước cả Marx. Còn Leninist thì mang danh nghĩa kế thừa Marx song đã xa rời nguyên lý của tự nhiên một chút, để các nhánh kế tiếp là Stalinism, Maoism cứ thế diễn biến một cách chủ quan duy ý chí và trở thành cực đoan.

Còn thực chứng lý luận tại các quốc gia khắp thế giới thì ở đây tiêu chí của em về áp dụng CNXH là vấn đề Leninism có hay không có áp đặt lên hệ thống quản trị Nhà nước. Liên Xô và Đông Âu trước 1990 là những điển hình và thành công trong thế kỷ 20 của họ không phải là bằng chứng cho giá trị phổ quát của Leninism. Nói cách khác là sự phát triển của các quốc gia trong lịch sử, tuy có vai trò của Leninism trong việc tạo dựng bản đồ thế giới song không nhất thiết là chỉ có Leninism mới đem lại thịnh vượng, đó là nói một cách dè dặt nhất.
Phó Thường Nhân
Chủ nghĩa Mác trong quá trình phát triển 150 năm tới nay, cũng phân ra nhiều nhánh. Tương tự như đạo phật có nhiều tông phái. Hiện tượng này chứng tỏ sự hấp dẫn của nó. Ngay từ khi Mác, ăng ghen còn sống cũng đã có hiện tượng này. Cho đến nay, nếu tính sơ bộ thì chủ nghĩa này có những nhánh sau:

Tôi chia làm hai nhóm: Nhóm cách mạng, và nhóm phê phán.
Nhóm cách mạng là chủ nghĩa Mác --> chủ nghĩa Lê Nin --> chủ nghĩa Staline (ở Liên Xô), chủ nghĩa Mao (ở TQ), chủ nghĩa Mác-Lê nin (ở VN). Ở VN nó không có tên riêng kiểu chủ nghĩa Hồ chí Minh hay tư tưởng Lê duẩn, Trường Chinh, nhưng chủ nghĩa Mác – Lê nin ở VN cũng là một dạng bản địa hoá. Vì tôi không vẽ sơ đồ được, nên viết như trên. Phải hiểu là chủ nghĩa Lê nin đẻ ra 3 tông, chứ không phải tuần tự kiểu Stalin sinh ra Mao rồi Mao sinh ra VN. Chủ nghĩa Staline, Chủ nghĩa Mao, Mác-Lê nin ở Vn là song hành, không phải cái này đẻ ra cái kia.
Nhóm phê phán chủ yếu ở phương Tây (Pháp, Đức, Ý, Anh, Mỹ) trong đó ở Anh, Đức, Mỹ thì nó không vượt khỏi phạm vi trường đại học, người ta (tức là các học giả tư sản) nhằm vào phân tích nó để sử dụng cho quá trình bành trướng của tư bản (cách mạng mầu ở UK, ở Georgia.. là những ứng dụng của nó). Ở Pháp , Ý thì khác hơn, vì ở hai nước này, có hai đảng Cộng sản rất mạnh, hầu như trong suốt thế kỷ XX. Một đặc điểm nữa ở đây là trong quá trình thế chiến thứ II, hai đảng cộng sản này là hạt nhân nội địa chống phát xít, và chủ nghĩa phát xít chính là sự cực đoan của chủ nghĩa Tư bản. Vì thế ảnh hưởng chính trị của nó lớn, không thể bịp nói tuyên truyền kiểu thô sơ (kiểu cộng sản là “cộng cha cộng mẹ” như thực dân Pháp làm ở VNđược). Nhưng ở hai nước này, đảng cộng sản cũng không đủ sức để giành chính quyền nên nó phải chấp nhận hệ thống chính trị ở hai nước này (bằng cách tham gia vào nghị trường, nhưng không bao giờ có thể nắm chính quyền, tham gia cho vui thôi), kết quả nó nẩy ra nhưng tông phái Maxiste “phê phán”, vì thế mới gọi là Marxien (hay Marxian tiếng Anh) nhưng phê phán ai. phê phán nhóm cách mạng để mơ hồ tạo nên một ảo tưởng cách mạng khác nào đó, đồng thời nó cũng giúp người ta nhìn vào phía sau của hệ thống chính trị phương Tây. Cũng từ đó mà nó có chủ nghĩa cộng sản châu Âu (eurocommunisme).
Nếu vẽ sơ đồ thì nó sẽ là chủ nghĩa Marx --> Maxien -->  Eurocommunisme.

Ngoài ra có một trường hợp đặc biệt, có thể xếp vào nhóm Maxiste phê phán, đó là Troskisme. Tại sao lại gọi nó là đặc biệt, vì cái nhánh của nó là:
Chủ nghĩa Mác --> chủ nghĩa Lê nin --> Chủ nghĩa Troskisme
Chủ nghĩa này có thể coi là đối ngược với chủ nghĩa Staline, và nó tồn tại được ở phương Tây cũng bởi vì nguyên tắc “kẻ thù của kẻ thù là bạn”. Từ cái tư duy Troskisme này mà sinh ra những nhóm cực tả ở phương Tây. Nhưng thường nó chỉ tồn tại dưới dạng những nhóm nhỏ, bạo động, tiến hành áp sát, nổ bom. Nhiều khi các học giả tư sản phương Tây cũng xếp chủ nghĩa Mao, đặc biệt thời kỳ cách mạng văn hoá là một dạng Troskisme. Nhưng với tôi, điều này không đúng.

Khi có nhiều chi nhánh như thế, thì đặt ra vấn đề “trung thành với Mác”, từ đó mà có dạng bẻ từng câu từng chữ Mác viết ra rồi vặn vẹo tranh cãi nhau là ai sai ai đúng. Trong thực tế, thì trung thành với Mác, với tôi là áp dụng được trong một hoàn cảnh cụ thể, làm được cái gì đó, theo nguyên tắc “dòng sông trung thành với nguồn thì phải chẩy ra biển lớn”, tức là phải có sáng tạo.

Ở VN cũng có trường hợp như vậy, đó là trường hợp của học giả Trần Đức Thảo. Ông chuyên nghiên cứu về hiện tượng học, có thể coi là học giả tầm cỡ thế giới của VN. Về mặt đạo đức, thì ông thực sự là một tấm gương. Ông ấy đã bỏ tất cả sự nghiệp của riêng mình để về VN tham gia cách mạng. điều mà không phải ai cũng làm được. Ngược lại khi về VN, thì ông luôn bắt bẻ là “VN làm không đúng Mác”. Đấy chính là cái dạng “bẻ câu bẻ chữ” tôi nói ở trên.
Khi có nhiều chi nhánh như thế, thì bản chất của vấn đề là sự ứng dụng. Và sự ứng dụng này có thể làm thay đổi cả mục đích đầu tiên, cũng như bản chất. Ví dụ, khi Lê nin áp dụng chủ nghĩa Mác vào nước Nga thì nó thành chủ nghĩa Lê nin, và chủ nghĩa này đã đưa chủ nghĩa Mác vào chủ nghĩa dân tộc, trở thành lý thuyết của giải phóng dân tộc (điều mà Mác không bao giờ để ý). Chủ nghĩa Lê nin cũng tạo ra một cách thức để công nghiệp hoá (dưới chủ đề xây dựng CNXN), điều mà Mác cũng không bao giờ nói tới.

Ngược lại dòng Maxien thì nó không phải quan tâm tới công nghiệp hoá (vì nó đã ở trong các nước tư bản phát triển), nó cũng không nói tới giải phóng dân tộc (vì những nước này không đi chiếm các nước khác làm thuộc địa thì thôi, ai dám đánh nó, nó đi đánh người khác thì có) nên nó chỉ quan tâm tới vấn đề văn hoá, kiến trúc thượng tầng ở những xã hội này (Pháp, Ý..) nó lảng hẳn đi vấn đề kinh tế, bản chất kinh tế, vấn đề sở hữu công cụ sản xuất và quan hệ sản xuất.

Hiện nay, ở VN cũng như ở TQ, kinh tế theo hình thức thị trường, tư hữu được công nhận. Như vậy Tư duy Maxien có thể là tư duy chủ nghĩa Mác ở VN được không ? Không được. Vì cái chủ nghĩa Marxien này không quan tâm tới vấn đề dân tộc, và như thế thì tư hữu nước ngoài hay tư hữu VN là như nhau (chưa kể tới vai trò của tư hữu nhà nước) nhưng ở đây rõ ràng có sự khác biệt, không thể đánh đồng sở hữu nước ngoài như sở hữu của người Việt (tư nhân hay nhà nước). Cái Maxien này cũng mặc nhiên chấp nhận “đa nguyên đa đảng”. Chính vì thế mà tư duy Marxien hiện đại, vào thời điểm hiện nay lại được các học giả Anh-Mỹ nghiên cứu và tìm cách áp dụng, để bành trướng trong toàn cầu hoá. Một trong những học giả được họ vặn vẹo để làm công cụ lý thuyết này là Antonio Gramsci.
Thái độ của tôi với Maxien là nên tìm hiểu nó để so sánh, để phê phán, để nhặt ra cái gì dùng được. Nhưng cũng phải tránh cái bẫy của nó.
Skywalker
Bác Phó nhắc lại vấn đề "dân tộc" thì ở đây quả là có cái đáng suy ngẫm. Có điều là khái niệm tưởng chừng hiển nhiên này hóa ra lại cũng khá mù mờ, bởi lẽ căn cứ để xác định dân tộc tính dựa vào, dù là di truyền học hay địa lý lãnh thổ, cũng thay đổi rất nhiều trong chiều dài lịch sử nhân loại. Đơn cử dân tộc và đất nước Việt Nam, dữ liệu phân tích ADN cho biết hiện tại dân tộc Kinh chiếm đa số và thuộc chủng Mongoloid phương Nam, rất gần với dân tộc Hán của TQ. lãnh thổ VN hiện tại cũng là một sự mở rộng không hề êm thắm lãnh thổ của đất nước khác / dân tộc khác là Champa và Khmer và Tây Nguyên. Có thể nói là em sẽ rất bối rối nếu một đồng bào dân tộc Banar bảo rằng đất nước của anh ta phải là Degar mới đúng, hoặc một vị khách Trung Quốc nói Lưỡng Quảng với VN là cùng một dân tộc, một đất nước ...vv.

Từ vấn đề dân tộc như vậy thì em nhận thấy quan niệm về dân tộc và quốc gia như những thực thể bất định là không ổn. Thay vào đó là quan niệm rằng dân tộc và quốc gia là những kết cấu tạm thời và sự ổn định của chúng phụ thuộc vào những cơ chế (mechanism) xác định. Ví dụ, triều đại phong kiến cuối cùng của VN tồn tại gần 200 năm với đầy đủ danh xưng dân tộc và lãnh thổ thực tế, có một hệ thống quản trị Nhà nước - xã hội đặc thù với đủ loại cơ chế từ quan chế, thuế khóa, lễ giáo ...vv. Nghiên cứu sâu xa về cơ chế của Nhà nước và xã hội thì phải kể đến Huntington, tác giả cuốn "Trật tự chính trị trong xã hội biến đổi" (Political Order in Changing Societies). Ông ta đưa ra định nghĩa tổng quát với các tính chất cơ bản của thiết chế xã hội (Institution) như sau:

Institutions are "stable, valued, recurring patterns of behavior."

Có thể thấy ngay rằng định nghĩa trên của Huntington đã giải đáp rất nhiều vấn đề trong thừa kế và lập thuyết hậu Marxism. Cụ thể như sau:

1. Nền tảng cơ bản của xã hội là "hành vi" (behavior) của con người, tức những cá nhân hợp thành quần thể. Quần thể thì khá mềm chứ không cứng như dân tộc hay quốc gia, và bao hàm được nhân loại dù là âu hay á, là cổ đại hay hiện đại. Lý thuyết về tư bản, về bóc lột mà Marx nghiên cứu chẳng qua chỉ là những hành vi đặc trưng của những nhóm (giai cấp) bên trong quần thể (xã hội) mà thôi.

2. Có những hành vi được lặp đi lặp lại theo khuôn mẫu (recurring pattern), tức là về chúng như nhau về hiện tượng. Ví dụ, lễ hội mừng năm mới là một mẫu hành vi lặp đi lặp lại dù ở Mỹ, EU, VN hay TQ ...vv.

3. Có những hành vi lặp lại theo mẫu lại có giá trị hay được đề cao (valued) hơn những cái khác. Ví dụ, hành vi trả lương cho người lao động thì ý nghĩa thiết thực hơn hẳn phong tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua.

4. Những hành vi lặp đi lặp lại theo mẫu, được đề cao và bền vững lâu dài (stable) thì tạo nên "thiết chế xã hội". Thiết chế xã hội đây có thể là một tổ chức văn hóa , tôn giáo, thậm chí Nhà nước. Sự bền vững là một tính chất tối quan trọng để phân biệt với những hiện tượng nhất thời, không ổn định bởi những lý do khác nhau, gồm cả mâu thuẫn nội tại.

Dùng định nghĩa của Huntington và soi chiếu vào sự thừa kế Marxism của các lý thuyết mang danh XHCN (mà bác Phó đã liệt kê, phân loại ở bài trên) thì điều nổi bật là chúng đều thừa nhận sự tồn tại của Nhà nước theo khuôn mẫu đặc trưng "chuyên chính vô sản". Chuyên chính này, dù ở phiên bản Liên Xô, TQ hay VN đều phải giải thích căn cứ vào luận điểm của Marx về giai cấp và bóc lột. Không may là khi nhân loại không thể hết sạch được giai cấp sau gần 100 năm cách mạng vô sản Nga thì "chuyên chính" trở thành phản động trên thực tế, tức là mâu thuẫn với sản phẩm Nhà nước và đem lại nguy cơ bất ổn, không bền vững cho nó.

Đó là triết học.
Phó Thường Nhân
Có nhiều khái niệm dân tộc. Ít nhất là có hai cái : định nghĩa thứ nhất là của hình thái tư bản chủ nghĩa, mà ông Mác cũng lấy vào trong Mác xít. Theo quan niệm này thì dân tộc được định nghĩa bởi lãnh thổ và thống nhất bởi thị trường bảo đảm bởi một nhà nước (chủ quyền quốc gia). Có nghĩa là một thị trường thống nhất sẽ tạo ra dân tộc.
Cái định nghĩa thứ hai là của chủ nghĩa Lê nin, mà người định nghĩa nó là Staline. Ở đây người ta nhấn mạnh tới vấn đề văn hoá. Nó được định nghĩa là một cộng đồng có lịch sử chung, có lãnh thổ, có tiếng nói và có nhà nước. Nếu chỉ có lãnh thổ và tiếng nói, thì mới chỉ là sắc tộc (ethnic).
Trong thực tế thì hai khái niệm này đều được dùng đan xen lẫn nhau. Vì chúng bổ xung cho nhau một cách tự nhiên. Lấy ví dụ ở phương Tây. Khi nước Đức và nước Ý thống nhất, thì có cái lý do kinh tế (thống nhất thị trường được bảo đảm bởi nhà nước) đồng thời ngọn cờ nó phất lên lại theo cái định nghĩa văn hoá (lịch sử, tiếng nói, văn hoá). Ở Pháp, khi thống nhất thị trường vào thời cách mạng Pháp 1789, thì không có người Pháp, mà phải tạo ra nó bằng giáo dục phổ thông. Dân tộc Pháp hiện tại là do nhà nước tư sản Pháp tạo nên.
Hai quá trình này (nhất thống bởi lý do kinh tế và nhất thống bởi cùng chung văn hoá) nhiều khi đối nhau và tạo thành thứ nửa chừng xuân. Ví dụ EU hiện tại, có thị trường chung nhưng không có dân tộc chung.
Những điều mà sky nói vừa rồi với tôi không lạ, mà đây chính là những điều mà ở phương Tây người ta đang tìm cách tuyên truyền. Tức là nó có xu hướng xoá bỏ dân tộc (ở đây là nói tới xoá bỏ nhà nước dân tộc). Tại sao lại thế ? vì đó là quá trình toàn cầu hoá.
Vấn đề nó thế này. Vào thế kỷ XX, có 3 xu hướng xã hội lớn ngăn cản sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản. Đó là phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế (chủ yếu là trong các nước tư bản phát triển), và hệ thống XHCN cũ (đứng đầu là Liên Xô). Phong trào công nhân đã bị các nước phương Tây loại bỏ bằng hai cách:
1- Chuyển đổi nền kinh tế từ sản xuất sang dịch vụ, còn sản xuất thì nó mang sang thế giới thứ ba.
2- Nếu vẫn sản xuất trong nước, thì nhập khẩu lao động nước ngoài, dùng người nhập cư.
Với cách một, thì số lượng công nhân giảm. Với cách hai thì vấn đề giai cấp trở thành vấn đề xung đột văn hoá (bản địa/ nhập cư). Và như thế vấn đề giai cấp nhạt nhoà đi. Tất nhiên nó làm thế cũng vì lợi ích kinh tế nữa,chứ không phải chỉ vì để giải thể giai cấp công nhân. Nhưng lý do “giải thể” giai cấp công nhân cũng có trong đó.
Với phe XHCN thì rõ ràng rồi, đó là chiến tranh lạnh, là tuyên truyền “diễn biến hoà binh”, v..v..
Với phong trào giải phóng dân tộc thì nó có hai lý do:
1- Giải phóng dân tộc thực sự như ở VN, TQ, Cuba, An giê ri, Ai cập..
2- Giải phóng dân tộc là chiêu bài của Mỹ nhằm dỡ bỏ hai đế quốc thuộc địa kiểu cũ là Anh và Pháp. Giải phóng dân tộc kiểu này vừa có tác dụng mở cửa cho Mỹ vào sân sau của Anh Pháp, đồng thời ngăn chặn giải phóng dân tộc kiểu như ở VN. Nhưng nước “giải phóng dân tộc” kiểu được cho này, đã khiến nhiều nước rơi trở lại chủ nghĩa thực dân mới. Ví dụ hầu hết các nước châu Phi da đen, được Pháp “giải phóng” hiện tại đều năm trong đế quốc thuộc địa ngầm của Pháp.
Nhưng rốt cuộc thì độc lập dân tộc được chấp nhận như một chuyện hiển nhiên, và dẫn đến chuyện làm sao vô hiệu hoá được các nhà nước dân tộc. Để làm điều này thì nó có mấy cách thức sau:
1- Xây dựng một hệ thống tài chính toàn cầu chi phối tất cả. một hệ thống tài chính không khách quan, tức là đồng tiền không có định giá khách quan bằng vàng, mà phụ thuộc vào chính sách tài chính một nước (ở đây là Mỹ). Kiểm soát khối lượng tiền trên toàn thế giới, đồng thời kiểm soát giá nhưng nguyên liệu không thể thiếu như dầu mỏ là nhiệm vụ của nó.
2- Xây dựng những khối kinh tế vùng, để vừa thống nhất thị trường vượt khỏi cái ngưỡng dân tộc, đồng thời những khối này có tác dụng kiểm soát các thành viên của nó.
3- Một nhà nước thường có 3 cấu thành: Hệ thống pháp luật, hệ thống chính trị, xã hội dân sự. Trong đó hệ thống pháp luật và hệ thống chính trị có tác dụng đóng khung xã hội dân sự. Nhưng bây giờ , hệ thống pháp luật nó chuyển qua khối kinh tế vùng, hệ thống chính trị thì phải đập tan bằng đa nguyên đa đảng, và nó thổi xã hội dân sự lên làm nền tảng, từ đó mà vô hiệu hoá nhà nước. Antonio Gramsci mà tôi nói ở trên có nghiên cứu về cái xã hội dân sự này. Nhưng mục đích của ông ấy là sử dụng nó để đi tới CNXH, ngược lại các nhà học giả tư sản hiện tại thì lại dùng nó để vô hiệu hoá nhà nước.
4- Thổi các luật lệ của nước Mỹ, thành luật lệ thế giới. Ví dụ Mỹ có thể tuyên bố bắt người này, trừng phạt người kia theo toà án của nó, bất chấp các quy tắc về ngoại giao.
5- Kiểm soát ngăn chặn các nước tiếp cận các công nghệ có thể giúp họ vượt mặt Mỹ (ví dụ công nghệ hạt nhân).
Từ đó người ta thấy rằng, nhà nước Mỹ thì ngày càng mạnh lên (hệ thống tài chính Mỹ thành hộ thống thế giới, hệ thống luật pháp Mỹ thành thế giới..) Thế tại sao các nước khác không thể củng cố nhà nước của mình mà chỉ có Mỹ được làm.
Cái lý do của nó thế này. Trong cái toàn cầu hoá hiện tại, nếu chủ quyền nhà nước càng mạnh, thì càng có lợi. Cũng chính vì thế mà những nước “lớn” : Ấn, TQ, Brazile, Nga, ..mới trở thành BRICS. Ngược lại không có chủ quyền thì sẽ vĩnh viễn không phát triển.
Phó Thường Nhân
Mấy cái viện dẫn của Huntington, thì tôi sẽ trả lời sau. Vì mấy cái này cũng rất hay.
Phó Thường Nhân
Vì chủ đề đã bị loãng, nên tôi tiếp tục viết kiểu puzzle. Rồi đến khi chán rồi thì sẽ nói cách ghép nó lại để hiểu chủ đề.
Ở trên, Sky có nói tới tự do, một khái niệm quan trọng của các hệ thống tư duy phương Tây. Tôi có trả lời, và nhân thể ở đây phân tích thêm. Hiểu các khía cạnh của khái niệm này, thì tức là cũng là bước đệm để tìm hiểu “định hướng XHCN”. Không kể ở VN cũng có khái niệm “độc lập – tự do –hạnh phúc”. Tôi dẫn giải nó từ khía cạnh văn hoá, kinh tế, giá trị đạo đức, và tại sao Anh-Mỹ lại đề cao tự do cá nhân.
Khái niệm tự do được nhập khẩu vào VN thông qua các tân thư Trung quốc, là sách dịch của triết học ánh sáng phương Tây ra chữ Nho. Nước đầu tiên dịch khái niệm này là Nhật bản, và vì chữ nho là nguồn từ vựng quan trọng của tất cả thế giới Nho giáo (VN,TQ, Nhật, Hàn) nên cũng từ đó nó nhập vào VN thông qua TQ. Trước đó trong thế giới Nho giáo, khái niệm này không tồn tại.
Khái niệm Tự do có ở phương Tây từ sau cải cách tôn giáo vào thế kỷ XVI, tạo ra đạo tin lành (protestant) thay cho đạo cơ đốc (catholique). Theo đạo tin lành, thì mọi con chiên có thể quan hệ trực tiếp với Thiên chúa (Dieu, God) thông qua niềm tin (fide tiếng latinh), chứ không phải do tăng lữ giáo hội ban phép, hay thông qua các hoạt động công đức như trong đạo cơ đốc. Vì không bị kìm kẹp bởi các điều lệ do tăng lữ đặt ra, cũng như bắt buộc phải làm các hoạt động công đức, mà họ được tự do. Tự do như vậy là gắn liền với lịch sử Thiên chúa giáo. Ở những nền văn hoá khác, trong đó có VN, thì làm gì có Thiên chúa, nên vấn đề này không đặt ra. Nhưng điều đó không có nghĩa là tổ tiên người VN không có tự do, mà nó được định nghĩa kiểu khác tương đương. Cái tương đương với tự do của Thiên chúa này là khái niệm lương tri, “nhân chi sơ, tính bản thiện”, mà Mạnh tử đã nói tới 500 năm trước Thiên chúa, sau này được củng cố hơn bởi Nho giáo đời nhà Minh với nhà Đại Nho Vương dương Minh. Thuyết Minh nho này không phải là họ thuyết nho giáo chính thống, vì chính thống là Tống Nho, nhưng ở VN vẫn có. Ngay trên các giấy tờ khai sinh của nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà, mục tôn giáo, nếu không phải là người theo đạo Thiên chúa ở VN, tức là số đông thì nó được đề là LƯƠNG tức là lương tri, mà người ta hay hiểu nôm na là “đạo ông bà”.
Không phải ngẫu nhiên mà ở những nước theo đạo tin lành này, đã xuất hiện kinh tế tư bản chủ nghĩa, như Hà lan, Anh, Đức.. Khiến người ta quy cho Tự do là điều tạo ra nó. Đây là thuyết của Max Weber, một nhà triết học Đức ở cuối thế kỷ XIX. Nhưng việc này không thể giải thích tại sao nước Pháp chẳng hạn, theo đạo cơ đốc, mà vẫn có kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Tìm hiểu giải nghĩa cái bí hiểm đó, người ta sẽ hiểu tư do trong kinh tế là thế nào.
Để tìm hiểu nó hãy phát xuất từ một mệnh đề rất mâu thuẫn của Jean-Jacques Rouseau, một trong những nhà triết học ánh sáng Pháp, là một trong những người tạo tiền đề lý luận cho cách mạng tư sản Pháp năm 1789, và vì nó là cách mạng tư sản, tất nhiên nó đòi tự do. Ông ấy nói rằng phải “forcing to be free” (có thể dịch tạm là bắt phải tự do). Nếu tự do là điều mình muốn thì tại sao phải bắt ép. Nếu đã phải bắt ép (forcing) thì sao còn được gọi là tự do (to be free). Thực ra điều đó không mâu thuẫn, nếu hiểu tự do là một cách sinh hoạt kinh tế, ứng với một mối quan hệ sản xuất. Cái mối quan hệ sản xuất “tự bán mình” thì được gọi là tự do. Nếu hình thức kinh tế không phải như vậy, thì phải ép nó thế trở thành “tự bán mình”. Lấy ví dụ, ở VN hiện tại có cái forcing to be free này không. Có chứ. Các bác ra chợ cửu vạn ở Hà nội, hay bất cứ nơi nào cũng thấy. Các bác thử hỏi họ, có thích “to be free” thế không, thì chắc chắn là không ai thích cả, vì nếu họ kiếm được việc làm ổn định chắc chắn thì vẫn hơn là làm cửu vạn chạy ăn từng bữa. Vậy phải “forcing”. Tự do như vậy là tương đương với “đem con bỏ chợ”, “sống chết mặc bay” .
Chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa thời kỳ đầu, ở Anh chẳng hạn, có cái forcing to be free này không. Có chứ. Đấy chính là việc quý tộc Anh, rào đất, chiếm đất công của các công xã, đẩy người dân Anh ra thành thị, vì mất ruộng đất (phong trào closing). Nhưng người này là tầng lớp tạo nên giai cấp công nhân Anh. May mắn lúc đó là lúc bắt đầu cách mạng công nghiệp, sản sinh ra máy hơi nước, rồi hầm mỏ. Cái “forcing to be free”này đã tạo ra nhân công cho cách mạng công nghiệp Anh, mà sự khốn khổ của người công nhân được Dicken viết trong các tiểu thuyết của ông.
Nhưng không phải nước nào cũng kiểm soát được cái “forcing to be free” này để mâu thuẫn không bùng nổ tới làm tan rã nhà nước xã hội. Các nước công nghiệp hoá càng muộn, thì vấn đề này càng quyết liệt. Nhất là trong những nước mà cấu trúc chính trị vẫn còn là phong kiến, mối quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ọp ẹp, nhưng tư bản trong nước yếu, lại còn bị xâm thực bởi tư bản nước ngoài. Đây chính là trường hợp của nước Nga Sa hoàng. Người ta có thể nhìn thấy nó trong tiến trình của cuộc cách mạng. Cách mạng tháng mười là một cuộc cách mạng trong một cuộc cách mạng. Vì trước đó đã có cuộc cách mạng tháng hai, đánh đổ chế độ phong kiến Sa hoàng, đưa giai cấp tư sản Nga lên nắm quyền (Chính quyền Kerensky). Nhưng nó chỉ tồn tại được mấy tháng, trước khi bị cách mạng tháng mười quật đổ, vì giai cấp tư sản Nga không thể quản chế được những mâu thuẫn do cái “forcing to be free” này tạo ra (Nếu người ta phân tích theo cấu trúc kinh tế, còn phân tích theo sự kiện, ông này ông kia làm cái gì, thì chắc ai cũng biết rồi).
Cái “forcing to be free” này không chỉ đối với người lao động, mà với ngay cả tầng lớp “Ê lít”. Nước Đức, rồi nước Ý công nghiệp hoá vào nửa cuối thế kỷ XIX (trùng với quá trình thống nhất của hai nước này), ở đây có sự liên minh giữa quý tộc (chế độ phong kiến cũ) với tư sản (chế độ được thiết lập), trong đó quý tộc bỏ ruộng đất, quy ra tiền đầu tư thành tư sản. Ngược lại tư sản nổi danh thì sẽ được phong tước quý tộc. Kết qủa cuối cùng là quý tộc bị nuốt gọn bởi tư sản. Và tư sản thì lại có danh của quý tộc. Tư sản mua danh, quý tộc mua sự giầu có.
Ở miền Nam VN cũng có cái quá trình này thời 1954-1975, nhưng nó không thành công. Đó chính là cải cách điền địa của Ngô Đình Diệm. Chế độ này bản chất là chế độ phong kiến của Địa chủ, vì nó là quái thai sinh ra từ chính quyền thực dân Pháp để lại ở miền Trung cộng với đại điền chủ ở Nam bộ. Cái tính phản động của nó thể hiện ngay trong chính sách. Nó đã xoá đi cải cách ruộng đất tiến bộ ở những vùng giải phóng, tăng tô tăng thuế, bắt người nông dân trả lại ruộng đất cho Địa chủ. Và địa chủ không chỉ hài lòng với điều đó, mà còn đòi thu lại địa tô thời 9 năm kháng chiến. Rất gần đây, trong lúc lang thang đi tìm sách cũ, tôi có tìm được cuốn tiểu thuyết “Không chịu sống quỳ”, của nhà văn Nguyễn Hải Trừng mà người bán sách bảo đó là tên hiệu của ông Trần Bạch Đằng. Cuốn tiểu thuyết có cái phông hiện thực ở Bến Tre nói về điều này. Người ta cũng thấy có sự phản ánh đó trong các tác phẩm ký của nhà văn Nguyễn Thi. Chính sách phản động này, là nguyên nhân ngầm dẫn tới Đồng Khởi ở miền Nam năm 1960. Ở đây người ta thấy rõ giai cấp địa chủ miền Nam không chịu “Forcing to be free”, vì nó muốn giữ lại cái quan hệ sản xuất cũ kiểu phong kiến. Nếu lúc đó chính quyền Ngô đình Diệm không xoá bỏ những thành quả của cách mạng, mà dùng tiền viện trợ Mỹ bồi thường cho Địa chủ, bắt ép họ trở thành tư bản với cái vốn đó, thì nó lại khác. Tôi ví dụ như thế để nói rằng sự “tự do” thực ra là một hình thức quan hệ sản xuất phù hợp với quá trình công nghiệp hoá. Nếu nó không tự sinh ra thì phải ép để sinh ra nó. Chính sự ép buộc này (forcing) là quan trọng bậc nhất. Còn cái Free kia chỉ là hệ quả, một khi công nghiệp hoá thành công. Người ta có thể kiểm chứng nó rất dễ khi nhìn vào những nước công nghiệp hoá sinh sau đẻ muộn: Đức (1870), Ý (1880), Nhật(1868) rồi Liên Xô (1917) và gần đây nhất là I ran (1979 với cách mạng Hồi giáo). Cũng chính vì cái tính chất forcing này mà công nghiệp hoá chỉ thành công khi nhà nước cưỡng chế mạnh, tham gia trực tiếp vào kinh tế. Nhìn thấy thế thì mới hiểu tại sao Đài, Hàn đều công nghiệp hoá khi còn là chế độ độc tài.
Tự do cá nhân bản thân nó có giá trị không. Có. Cái giá trị lớn nhất mà nó tạo ra là trách nhiệm cá nhân, là tinh thần tự nhiên vận động mưu sinh. Nhưng khi áp vào những nước đang phát triển, chưa công nghiệp hoá được thì nó bị biến dạng đi thành ích kỷ cá nhân. Kết hợp với văn hoá truyền thống thì nó chỉ lấy được cái xấu của hai bên. Kiểu nếu có điều gì đó thành công thì do tôi (cá nhân), nhưng điều gì sai (thì do tập thể). Hiện tại ở VN, trong quản lý nhà nước, trong quan hệ xã hội, chính cái tự do vô chính phủ này đang tàn phá kinh tế xã hội.
Một điều nên để ý nữa là cái giá thành chi phí để trả cho cái tự do cá nhân này hoạt động được rất đắt, và nó không hiệu quả. Hiện tại trên thế giới chỉ có mình nước Mỹ là có cái kiểu sinh hoạt này, còn các nước tư bản phát triển khác không nước nào áp dụng nó được 100%. Tại sao lại thế ? các bác chịu khó tìm hiểu một chút sẽ thấy ngay. Cái tư do cá nhân của Mỹ gắn liền với American way of life (lối sống Mỹ), và lối sống này rất phi kinh tế. Mỹ làm được điều đó bởi vì nó thống trị cả thế giới, rút ruột các nước khác để ăn. Không có sự thống trị này, Mỹ không thể giữ kiểu sống đó được. Nói một cách khác, sự tự do cá nhân của người dân Mỹ có được là do sự mất tự do của các dân tộc khác. Chính vì không thể có cái đế kinh tế này, mà nếu một nước khác ngoài Mỹ muốn áp dụng nó tổng thể, thì nó chỉ sinh ra được thứ tự do cửu vạn.
Nếu người nào ở Mỹ đọc những dòng tôi viết này, thì họ sẽ nghĩ, “chắc bác này khùng, tôi ở Mỹ đây làm việc bạc mặt, làm sao có thể nói tôi bóc lột”. Đây chính là một lý do thứ hai, để không nên bắt chiếc Mỹ kêu gọi tự do cá nhân. Vì sao ? vì ngay cả khi bóc lột được cả thế giới, người Mỹ bình thường vẫn không sướng. Chi phí vật chất lớn hơn, hiệu quả xã hội thấp hơn. Kiểu tự do cá nhân tổng thể này, thực ra là một dạng khủng long không tiến hoá của xã hội công nghiệp. Nếu so Mỹ với các nước như Tây Âu và Nhật là những nước có mức độ phát triển tương đương, người ta sẽ thấy số lượng người tù trên tổng số dân toàn quốc của Mỹ lớn hơn nhiều Tây Âu, và còn lớn hơn rất nhiều Nhật bản. Có lẽ số liệu này còn lớn hơn cả ở VN (cái này thì tôi không chắc). Nếu xã hội mà tốt đẹp, thì sao nhiều người tù thế. Như vậy rõ ràng nó là một xã hội cực kỳ bạo lực. Mỹ cũng là nước có số lượng luật sư trên tổng số dân cao nhất thế giới. Số lượng luật sư ở Mỹ, nhiều hơn số lượng kỹ sư. Nếu xã hội tốt đẹp, con người hoà hiếu, thì cần gì lắm luật sư thế.
Như vậy cái tự do cá nhân tổng thể này cực kỳ tốn kém, và không hiệu quả. Mỹ sở dĩ làm được, giữ được, vì nó có quá nhiều của cải để có sức mà duy trì.
Tất nhiên người ta có thể nói, vì Mỹ có tự do cá nhân tổng thể, nên kinh tế nó phát triển nhất. Điều này thực ra không đúng. Vào cuối thập niên 80, Nhật bản phát triển rất mạnh, và hoàn toàn có khả năng vượt Mỹ nếu nước này không bị Mỹ đánh về tiền tệ, bắt ép Nhật tăng tỉ số đồng Yên sau hiệp định Plaza. Nếu không có chuyện đó, có lẽ bây giờ Mỹ đã đứng sau Nhật. Như vậy cái khung quan hệ bất bình đẳng Mỹ-Nhật , Nhật bị ràng buộc bởi Mỹ đã dẫn tới việc Nhật phải chịu Mỹ, chứ không phải là tự do cá nhân ở Mỹ giúp Mỹ ở trên Nhật.
Skywalker
@bác Phó:

Thiên chúa giáo, Phật giáo hay triết thuyết Khai sáng đều đề cập đến "tự do" trước tiên là thuộc về tinh thần cá nhân bác ạ. Á Đông lưu truyền câu nói của Đức Phật "Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn" hay "nhất thiết pháp duy tâm tạo" ... đều tỏ cái ý rằng cá nhân có năng lực và có quyền tự do tư tưởng để giác ngộ giải thoát. Vấn đề là "tự do" khởi đi từ cõi tinh thần (duy tâm) cụ thể hóa thành hành động vật chất thì nó không cứng nhắc mà phụ thuộc vào nhân quả (nhà Phật gọi là "tùy duyên").

Triết học Đông Tây hoàn toàn giống nhau ở điểm tột cùng này (và khoa học hiện đại cũng cung cấp bằng chứng tin cậy nữa), sau đó mới tùy theo phương pháp luận mà tách dòng. Dòng chảy tư tưởng nào nhất quán với gốc rễ triết học thì đáng tin cậy hơn.

Lý luận về Nhà nước, dân tộc cũng là triển khai từ triết học, nhưng phải lưu ý rằng chúng dựa trên quần thể các cá nhân tương đối 'bình đẳng' với nhau. Cái sự 'bình đẳng' này cũng có gốc triết học (sinh lão bệnh tử chẳng chừa một ai) và tính giai đoạn (thịnh suy do nhân quả). Nước Mỹ hưng thịnh, Liên Xô sụp đổ ...vv có phải chỉ do các sự kiện vĩ mô thôi đâu, chúng có cái nền con người vi mô cả đấy. Nhớ câu ngạn ngữ "mất một cái móng ngựa thì mất một con ngựa, mất một con ngựa thì mất một kỵ binh, mất một kỵ binh thì mất một đại đội, mất một đại đội thì mất một quân đoàn, mất một quân đoàn thì thua một cuộc chiến, thua một cuộc chiến thì cả đế chế cũng sụp đổ!". laugh.gif
Pages: 1, 2
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.