Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iii (tiếp)
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26
langtubachkhoa
Phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) hôm nay đã chính thức bác bỏ việc đàm phán các lệnh trừng phạt mới chống Nga và Syria



Sau khi ngừng thỏa thuận tiêu hủy plutonium với Mỹ, chính phủ Nga hôm qua 5/10 tiếp tục tuyên bố đình chỉ thỏa thuận nghiên cứu năng lượng hạt nhân và chấm dứt thỏa thuận trao đổi uranium với Washington.
Trang trang mạng chính thức, chính phủ Nga hôm qua thông báo: “Việc gia hạn các lệnh trừng phạt chống Nga trong đó có việc đình chỉ hợp tác giữa Nga và Mỹ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân đã buộc Nga phải có các biện pháp đáp trả phía Mỹ”.

Nga quyết định đình chỉ thỏa thuận nghiên cứu chuyển đổi các lò phản ứng giữa Cơ quan năng lượng hạt nhân Nga Rosatom và Bộ Năng lượng Mỹ, đồng thời chấm dứt thỏa thuận trao đổi uranium giữa Moscow với Washington.

Chỉ thị trên được đưa ra chỉ 2 ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố đình chỉ thỏa thuận với Mỹ về việc tiêu hủy plutonium do những bất đồng liên quan đến vấn đề Ukraine và Syria. Thực tế, ngay trước đó, Mỹ tuyên bố ngừng các cuộc đàm phán với Nga nhằm chấm dứt nội chiến ở Syria trong bối cảnh chiến sự ở quốc gia Trung Đông này không có dấu hiệu hạ nhiệt bất chấp lệnh ngừng bắn mà Moscow và Washington làm trung gian. Mỹ và các nước phương Tây cũng mở rộng các lệnh trừng phạt về kinh tế, thương mại với Nga do vấn đề Ukraine.

Từ Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mark Toner nói rằng, Mỹ chưa nhận được thông báo chính thức từ Nga mặc dù đã biết được thông tin trên qua truyền thông.

“Nếu đó là đúng, chúng tôi rất tiếc với quyết định của phía Nga đơn phương đình chỉ hợp tác trong lĩnh vực mà chúng tôi cho rằng rất quan trọng vì lợi ích của cả 2 bên”, ông Toner nói.

Thỏa thuận hợp tác trong nghiên cứu năng lượng và hạt nhân giữa Mỹ và Nga được ký kết năm 2013, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hai bên mở rộng hợp tác nghiên cứu công nghệ hạt nhân, chống phổ biến vũ khí hạt nhân.

Trong khi đó, thỏa thuận về trao đổi uranium ký kết năm 2010, nhằm nghiên cứu tính khả thi về việc chuyển đổi 6 lò phản ứng hạt nhân từ lò với uranium làm giàu ở mức độ cao sang mức độ thấp.


Phản ứng với diễn biến mới, phát ngôn viên của Nhà Trắng Josh Earnest cho biết, Washington sẵn sàng tiếp tục hợp tác với Nga do nó phục vụ lợi ích của cả 2 nước, trong khi, Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo Nga sẽ phải hối tiếc về việc này.

http://dantri.com.vn/the-gioi/nga-dinh-chi...06083335729.htm
http://anninhthudo.vn/the-gioi/nga-dinh-ch...-my/703708.antd

Ông Assad: Chúng tôi biết ngay từ đầu là sự hợp tác giữa Nga và Mỹ sẽ không thành
Tổng thống Syria Bashar al-Assad lấy làm tiếc về việc hợp tác giữa Nga và Hoa Kỳ giải quyết xung đột ở Syria đã bị đình chỉ, nhưng ngay từ đầu ông không tin rằng thỏa thuận sẽ làm việc.

Lãnh đạo Syria cho biết trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình TV2 của Đan Mạch. "Chúng tôi rất tiếc về điều này (chấm dứt đàm phán thỏa thuận ngừng bắn ở Syria), nhưng chúng tôi cũng biết trước là nó sẽ không thành công, vì thỏa thuận không chỉ phụ thuộc vào sự đàm phán giữa hai cường quốc. Nó còn phụ thuộc vào ý chí. Mà chúng tôi biết là người Mỹ không có ý chí để đạt bất kỳ thỏa thuận," — ông Assad cho biết.

Đọc thêm: https://vn.sputniknews.com/politics/2016100...sad-nga-my.html
langtubachkhoa
Tin do các bạn đưa lên

Iraq kêu gọi cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng bảo an LHQ bàn về vai trò của Thổ tại Iraq
http://www.reuters.com/article/us-mideast-...y-idUSKCN1260IY

Nga triển khai 2 hộ tống hạm lớp Buyan-M, Serpukhov và Zeleni Dol mang tên lửa Kalibr SS-N-27 đến Địa Trung Hải, vùng biển ngoài khơi Syria

Tàu tên lửa nhỏ (MRK) "Mirage" (Dự án 1234) thứ ba của Hạm đội Biển Đen (BSF) đã xuất phát từ Sevastopol tới bờ biển Syria, nguồn tin trong các cơ quan thực thi pháp luật Crưm nói với Sputnik.

Vừa qua phi đội Địa Trung Hải của Hải quân Nga đã bổ sung thêm hai tàu tên lửa nhỏ Hạm đội Biển Đen là "Serpukhov" và "Zeleny Dol" (dự án 21.631), trang bị tên lửa hành trình "Calibr". Hai tài này xuất phát từ Sevastopol từ ngày 3 tháng 10.
"Tàu tên lửa nhỏ Mirage của hạm đội Biển Đen đã lên đường từ Sevastopol theo hướng biển Địa Trung Hải" — nguồn tin cho biết.
Ông nhấn mạnh rằng khác với "Serpukhov" và "Zeleny Dol", tàu "Mirage" được trang bị tên lửa chống hạm "Malakhit".

Đọc thêm: https://vn.sputniknews.com/middle_east/2016...-den-syria.html


Ngày 05.10.2016 Không quân Syria dội bom khu vực Đông Ghouta trên vùng nông thôn Damascus, dội bom một số trang trại giữa hai quận Al-Reyhan và Tal Kurdi.

Theo phóng viên chiến trường Al-Masdar News, Không quân Syria ném bom dữ dội vào các trận địa của Jaysh Al-Islam (Quân đội Hồi giáo), dọn đường cho Lữ đoàn 105 Vệ binh Cộng hòa tấn công tuyến phòng thủ nhóm này gần Al-Reyhan .

Phóng viên chiến trường Al-Masdar News cho biết các lực lượng vũ trang Syria còn 750 mét đến cửa ngõ thị trấn Al-Reyhan, buộc Jaysh Al-Islam tiến hành các hoạt động phản kích dữ dội trước nguy cơ bị bao vây phong tỏa.

Lực lượng Jaysh Al-Islam đang đối mặt với nguy cơ khủng hoảng lớn khi thị trấn Tal Kurdi hoàn toàn bị bao vây và có khả năng bị quân đội Syria đánh chiếm trong thời gian sắp tới.


NATO bảo là sẽ không tham gia các chiến dịch trên bộ cả ở Syria lẫn Iraq
https://russian.rt.com/article/324425-nato-...mnyh-operaciyah

"Độc tài" Assad khai trương trường học mới tại ngoại ô Qudsiya, Damascus vào sáng nay , chắc chắn một điều là các bé không cần phải mang kinh Quoran cũng như đeo AK-47 giống như những đứa trẻ sống ở vùng tạm chiếm của phiến quân


Lầu Năm góc bảo - chúng mình chả thấy căn cứ gì để Nga triển khai S-300 ở Syria cả! Bộ Quốc phòng Nga quả là vớ vẩn, cái gì mà bảo đảm an toàn cho căn cứ hải quân ở Tartus với lại cái đám tàu bè nhà Nga bơi ở đấy! Nực cười, chúng mình không hiểu được!

Nhưng mà Mỹ chắc chắn có biện pháp để đảm bảo an toàn cho đám máy bay của Mỹ và đồng minh. Với lại, cắt kênh liên lạc ngoại giao với Nga về Syria thôi, chứ kênh liên lạc quân sự thì vẫn còn mà!

https://regnum.ru/news/polit/2188548.html



Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Peter Cook càng băn khoăn - bọn khủng bố có máy bay đâu mà Nga phải vác một tiểu đoàn S-300 sang Tartus!

Nguồn http://tass.ru/mezhdunarodnaya-panorama/3678362


Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault kết tội Moskva là cynicism (nhạo báng, giễu cợt?) và dọa đưa ra tòa.
"Tôi sẽ tới Moskva để bảo với người Nga, rằng họ không thể tiếp tục như vậy được," - ông nói trước khi khởi hành. Theo ý kiến của ông, tình hình ở Syria là "không thể chấp nhận được, gây sốc và đáng xấu hổ". Ngoài ra, Bộ trưởng Pháp lên án sự "nhạo báng, giễu cợt" của các tuyên bố của người Nga về việc tiếp tục ném bom liên tục và cảnh báo Moskva là, một khi đã trở thành "kẻ đồng lõa với tội ác chiến tranh, người ta sẽ phải trả lời cho nó, kể cả về mặt pháp lý."
Mặc dù vậy, RFI vẫn cho rằng cố gắng của anh Ayrault sẽ được chào đón bởi quyền phủ quyết của Nga.

https://russian.rt.com/inotv/2016-10-06/RFI...Francii-obvinil


Bộ Quốc phòng Nga: Nhờ Mỹ hoạt động "không mệt mỏi", IS chiếm giữ được bắc Iraq và Syria

Bộ Quốc phòng Nga đã nhận xét về tuyên bố của phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Ernest rằng Nga "đã không đạt được bất kỳ mục tiêu gì trong cuộc chiến chống “Nhà nước Hồi giáo”.


"Chúng tôi muốn đưa ông Ernest trở về trái đất để nhắc nhở rằng chính là nhờ cuộc chiến giả tạo không mệt mỏi của Mỹ mà nhóm khủng bố IS trước tiên chiếm giữ phía bắc Iraq, sau đó gần như nuốt chửng Syria", — đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov nói trong cuộc họp báo.

Ông cũng lưu ý rằng cho đến nay Nga vẫn không được đối tác Mỹ trả lời câu hỏi tại sao nhóm khủng bố "Al-Nusra Dzhabhat" được Washington "bảo trợ trực tiếp một cách đáng kinh ngạc "

Trước đó ông Konashenkov nói rằng thỏa thuận về lệnh ngừng bắn tại Syria với Mỹ đã thất bại

Đọc thêm: https://vn.sputniknews.com/politics/2016100...yria-my-is.html
langtubachkhoa
Báo Mỹ vạch trò bẩn tuyên truyền chống Nga
Chiến dịch tuyên truyền của Mỹ nhằm chống lại Nga đang vượt tầm kiểm soát, thậm chí có thể đẩy thế giới đến trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân
.

Từ Syria…

Đây là nhận định của Robert Parry – nhà báo nổi tiếng người Mỹ, tác giả nhiều cuốn sách viết về chính trị quốc tế và là một cây bút kỳ cựu của hãng tin AP và Tạp chí “Newsweek”.

Theo ông Parry, chiến dịch tuyên truyền chống Nga này xuất phát từ quan điểm của chính quyền Washington cho rằng họ phải là nhà lãnh đạo thế giới, và sẽ không cho phép bất kỳ một quốc gia nào khẳng định lợi ích của mình tại ngay chính các khu vực lân cận.

Thay vì điều chỉnh chính sách đối ngoại theo xu hướng thế giới đa cực, chính quyền Mỹ đã triển khai một loạt chiến dịch tuyên truyền và hỗ trợ tài chính có nguy cơ buộc Nga phải phát động một cuộc chiến tranh thế giới để bảo vệ danh dự của mình.

Đây có thể không phải là ý định của Tổng thống Obama, người đã thừa nhận trong bài phát biểu tại Liên hợp quốc gần đây rằng có rất nhiều rủi ro trong việc áp đặt một trật tự thế giới đơn cực, song thực tế là Mỹ vẫn vận hành một bộ máy truyền thông để thực hiện các mục đích tuyên truyền của mình.

Bộ máy này hoạt động với những chức năng cụ thể nhằm lái dư luận theo hướng coi cuộc can thiệp của Mỹ tại Syria là chính đáng, dưới vỏ bọc của những kế hoạch dễ nghe như áp đặt “vùng cấm bay” hay lập “vùng an toàn”, tương tự những gì đã làm trước thời điểm bùng phát hai cuộc chiến lật đổ chế độ đẫm máu tại Iraq và Libya.

Trên thực tế, những gì Mỹ làm đã đẩy nước này đứng trước nguy cơ xung đột trực tiếp với một nước Nga sở hữu vũ khí hạt nhân, quốc gia coi đây là những hành động nhằm làm suy yếu nước Nga để dẫn tới sự thay đổi chế độ hoặc kích động một cuộc chiến tranh toàn diện.


Mỹ huy động các loại vũ khí tối tân như tàu sân bay để "chống khủng bố"
Theo Robert Parry, có thể thấy việc phương Tây khăng khăng khẳng định tầm quan trọng của việc “thay đổi chế độ” tại Syria có mối liên quan trực tiếp tới chiến lược ngày càng được đẩy mạnh nhằm “thay đổi chế độ” tại Nga.

Năm 2013, Mỹ từng đe dọa ném bom Syria nhằm trừng phạt chế độ Assad sau khi chính quyền này bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học tấn công người dân tại vùng ngoại ô Damascus. Tuy nhiên, tới phút cuối, những thông tin tình báo đã làm dấy lên nhiều nghi ngờ và khiến ông Obama chùn bước trong việc thực hiện tuyên bố của mình.

Không chỉ vậy, ông Obama còn khiến nhiều người bất bình khi chìa tay về phía Tổng thống Putin nhằm tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng ở Syria. Tổng thống Obama đã hứng chịu nhiều chỉ trích vì không cứng rắn trong việc “thực thi giới hạn đỏ” mà ông đã đặt ra đối với việc sử dụng vũ khí hóa học của chính quyền Syria.

Sự thất vọng trước việc ông Obama không quyết định không kích Syria và không mở ra con đường “thay đổi chế độ” tại Damascus đã dẫn tới việc tìm kiếm những mục tiêu khác, và mục tiêu rõ ràng nhất là ông Putin.

…đến Ukraine

Truyền thông phương Tây liên tục ca ngợi cuộc đảo chính năm 2014 tại Ukraine lật đổ chính quyền Viktor Yanukovych là chiến thắng của nền dân chủ. Tuy nhiên, tỷ lệ 96% cử tri tham gia cuộc trưng cầu ý dân tại Crimea muốn sáp nhập bán đảo này với Nga thực sự là một “cái tát” đối với phương Tây, bởi truyền thông phương Tây trước đó vẫn luôn khẳng định rằng người dân Ukraine rất háo hức và vui mừng trước thành công của cuộc đảo chính.

Đứng về phía chính quyền mới ở Kiev, truyền thông phương Tây luôn rêu rao Nga và Tổng thống Putin như những kẻ xấu xa, mọi chuyện đều là lỗi của Moskva.

Khi chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn hạ tại miền Đông Ukraine vào ngày 17/7/2014, truyền thông phương Tây nhanh chóng chớp lấy cơ hội, cáo buộc Nga là đã chuyển các tên lửa phòng không Buk cho lực lượng đòi độc lập, loại vũ khí được cho là đã bắn trúng chiếc máy bay xấu số này.


Ủy ban Điều tra Quốc tế (JIT) kết luận Nga và lực lượng độc lập phải chịu trách nhiệm về vụ việc nói trên, song không hề giải thích việc Ủy ban An toàn của Hà Lan hồi năm ngoái khẳng định MH-17 đã trúng tên lửa 9M38 thuộc hệ thống phòng không Buk-M1 thuộc sở hữu của quân đội Ukraine.

Báo cáo của JIT hoàn toàn không đề cập tới vị trí các hệ thống tên lửa này tại thời điểm chiếc máy bay bị bắn hạ, và chỉ nói rằng tên lửa Buk đã được bắn từ làng Pervomaysk do lực lượng đòi độc lập ở miền Đông Ukraine kiểm soát. Hệ thống tên lửa này được cho là do Nga cung cấp.

Nhiều người cho rằng “báo cáo” mà JIT đưa ra để kết luận về vụ việc là thiếu thuyết phục bởi ủy ban này trên thực tế chỉ công bố một số đoạn phim đồ họa mô tả quá trình tên lửa Buk của Nga được vận chuyển vào Ukraine và một số bức ảnh trên các trang mạng xã hội về đoàn xe chở tên lửa này.

JIT hoàn toàn phớt lờ các bằng chứng mâu thuẫn với tuyên bố của Ủy ban này, chẳng hạn như thông tin cho biết quân đội Ukraine đã tiến sát thành phố Luhansk ở miền Đông. Điều đáng chú ý là nếu thông tin này là thật thì rất có thể quân đội Ukraine đã xâm nhập được vào các vùng lãnh thổ do lực lượng đòi độc lập kiểm soát.

Hơn thế nữa, các bức ảnh trên mạng xã hội cho thấy đoàn xe chở tên lửa Buk đang đi từ miền Đông Ukraine tới vùng biên giới với Nga, chứ không phải đi từ Nga về phía Tây.

Địa điểm mà JIT kết luận là nơi tên lửa đã được phóng đi cũng gây nghi ngờ, bởi nếu thực sự như vậy, Nga đã có một sự mạo hiểm lớn khi đưa hệ thống phòng không Buk tới khu vực này vào thời điểm đó, trong khi họ đang cần củng cố lực lượng chống lại quân đội và máy bay của Ukraine tại phía Bắc (bán đảo Crimea).

Việc Nga triển khai khẩu đội Buk tại một khu vực xa hơn về phía Đông Nam là điều rất thiếu hợp lý, đó là chưa kể đến việc tên lửa này khó có thể bắn trúng một máy bay thương mại đang ở độ cao hơn 10.000m.

Nhiều tờ báo của phương Tây như “Times”, một mặt chỉ trích gay gắt các hành động can thiệp của Nga, song mặt khác lại lờ đi trách nhiệm của Mỹ trong việc lật đổ chính quyền từng được bầu một cách dân chủ tại Ukraine.

Tác giả Robert Parry chỉ ra rằng nguy cơ người kế nhiệm Tổng thống Putin có thể sẽ là người sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân để bảo vệ sự tự tôn của dân tộc. Nếu điều này diễn ra, những tính toán của giới bảo thủ mới ở phương Tây rõ ràng đã đi chệch hướng.

Thực tế là Washington cùng truyền thông tại đây vẫn đang quyết tâm dồn Nga vào chân tường với sự bao vây về mặt quân sự của NATO tại vùng biên giới và với những cáo buộc “dựa vào” các cuộc điều tra quốc tế. Tuy nhiên, chỉ một bước đi sai lầm trong chiến lược này cũng có thể sẽ dẫn tới một thảm họa vô cùng khủng khiếp.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tinh-hinh-sy...ng-nga-3320206/
langtubachkhoa
Vụ tấn công vào đoàn xe nhân đạo LHQ ở Aleppo là màn kịch dàn dựng sẵn

© REUTERS/ Ammar Abdullah

Vụ tấn công vào đoàn xe cứu trợ nhân đạo chung của LHQ và tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ Syria vào ngày 19 tháng 9 đã được "dàn dựng chuẩn bị tốt", như những kết luận sơ bộ của nhiều chuyên gia độc lập trong các nhóm cùng mục đích- Nhóm Quốc tế Hỗ trợ Syria (MGPS) mà Sputnik có quyền sử dụng.

Các chuyên gia đã tiến hành phân tích so sánh ảnh và video của cuộc tấn công do phương tiện truyền thông đăng tải, cũng như xem xét đoạn video do thiết bị bay không người lái của Nga tháp tùng theo đoàn xe ghi lại. Trong video hiện diện" một chiếc xe có thùng kéo lộ rõ khẩu pháo cối cỡ nòng lớn "đang" di chuyển dưới sự che chở của đoàn xe cứu trợ nhân đạo", các chuyên gia ghi nhận.

Đồng thời, các chuyên gia lưu ý: việc phân tích hình ảnh cho thấy rằng, đang nói đến cảnh dàn dựng vụ tấn công: đặc biệt, buồng lái của một chiếc xe trong đoàn xe vẫn còn nguyên vẹn và "không có dấu hiệu của một vụ nổ gần — dấu vết của các mảnh vỡ hoặc lỗ thủng, chỉ có hàng hoá bị thiệt hại, nó đã bị đốt cháy".

Ngoài ra, các cạnh trên lỗ thủng của xe tải bị nhiều mảnh vỡ đâm thủng phủ đầy rỉ sét, và lòng đường vẫn còn lại hoàn hảo, không có ổ gà, và nếu giả sử đang nói về cuộc không kích, thì "toàn bộ bề mặt đường sẽ có dấu hiệu xới tung như vậy", nhóm chuyên gia nhấn mạnh.

Họ lưu ý rằng, những vết thương tổn của đoàn xe tải không tương ứng với những gì thường xảy ra trong cuộc không kích:Do làn sóng vụ nổ trong không gian hạn chế, ít nhất, xe tải sẽ lật úp và các thùng hàng cũng vậy, còn mảnh vỡ vỏ đạn pháo sẽ găm lại trên các bức tường của những ngôi nhà gần đó.

Đồng thời, xét theo các bức ảnh, chỉ một tấm bạt rơi xuống từ chiếc xe tải, còn nhiều tấm bạt phủ xe không bị bắn thủng, các hộp carton vẫn đứng nguyên chỗ cũ, không hề có một vết nứt nào trên các bức tường của những ngôi nhà xung quanh hiện trường. Hơn nữa, trên bề mặt của một trong số các hộp nhìn thấy dấu vết của những viên đá nhỏ, thường xuất hiện sau vụ nổ bằng thuốc nổ không có vỏ bọc.

"Tóm lại, sau phân tích sơ bộ này, có thể kết luận rằng, chúng ta đang đối mặt với cảnh dàn dựng được chuẩn bị tốt, hay là " một vụ "tấn công giả mạo " — bản báo cáo nhấn mạnh.

Đọc thêm: https://vn.sputniknews.com/middle_east/2016...o-man-kich.html
langtubachkhoa
Tin do cac ban dua len
Tin chưa kiểm chứng
1 máy bay F16 của KQ TNK bị lực lượng dân quân người Kurd bắn rơi tại vùng núi Kandil, miền bắc Iraq


#Hai nhóm liên minh là Jund Al-Aqsa và Ahrar Al-Sham đã cận kể một cuộc nội chiến tàn khốc giữa một bên giàu là Ahrar Al-Sham và một bên nghèo nhưng đầy võ là Jund Al-Aqsa
Sự vụ được cho Ahrar Al-Sham phát hiện được một cuộc gọi nối với Raqqa và lần tìm đầu mối, khi thám tử của Ahrar Al-Sham tìm được người gọi và Ahrar Al-Sham bắt luôn thì Jund Al-Aqsa cử người đến bắn luôn tay thám tử của Ahrar Al-Sham và tiện thể đánh luôn vợ của tay này đồng thời bắt luôn cả anh em của hắn
Sau đó đội Jund Al-Aqsa trơ tráo đề nghị là đổi tay bị bắt lấy một tù nhân của Ahrar AL Sham
Ahrar AL Sham gửi thư và nói : Chúng mày phải thả anh em của tao() và trả hết những gì đã lấy. Chúng máy hành động như bọn ăn cướp vô lại, tuy nhiên chúng tao tôn trọng vì nhóm chúng mày cũng có số má và đang dẫn team.. 24 giờ cho suy nghĩ, nên nhớ bọn tao(Ahrar AL Sham) là cột trụ của cách mạng, 500 anh em gọi một phát thì từ Lakatia, Aleppo, các tỉnh đổ về ngay và chúng mày sẽ biết thể nào là sức mạnh Ahrar AL Sham"
Tuy nhiên đáp lại chiến thư là việc Jund Al-Aqsa đột kích chiếm luôn thành phố Khan Sheikhoun ở Idlib, hàng chục chiến binh Ahrar đã thiệt mạng
Như vậy bất chấp nỗ lực hòa giải từ các nhóm phiến quân, cuộc đại chến của hai nhóm phỉ đang liên minh trên mặt trận Hama đã bắt đầu, một cơ hội cho SAA tiến lên...
#Aleppo
Đêm qua kết thúc một ngày tuyệt vời cho SAA khi họ chiếm được hầu như quận Sheikh Sa'eed sau những ngày ghìm chân phỉ không cho ứng cứu lên phía Bắc
Phía Ramousheh, mọi nỗ lực để vượt phòng tuyến này từ hướng 1070 và Hikma của phỉ đang bị không lực chặn đánh quyết liệt
Giao tranh ở hướng quận Soleiman al Halabi đã mở rộng sang quận #Sakhour
hiện SAA đã chiếm đồi Shaykh Fares và sử dụng như hỏa điểm bao trùm vòng xoay #Sakhour và cắt hoàn toàn đường dẫn vào quận này
Quận Soleiman al Halab SAA đã làm chủ công trình cuối cùng là Trạm biến thế điện ngầm,, 100% quận dã giải phóng
Hướng Tây Nam SAA đang tấn công quận Salah al-Din hiện đã chiếm được thánh đường Khalid Ibn al-Walid , khu nhà chứa dây cáp và một số công trình dân sự trọng yếu
Hướng Tây Bắc, mỏ đá khổng lồ cạnh bệnh viện Kindi đã bị chiếm và nó là điểm hỏa lực tuyệt vời bắn xuống tây nam quận #Brij cũng như tạo thế lực mới để càn nốt góc quận Awijah
Phỉ đã nã cối vào quận Jamiliyeh Tây Aleppo khiến 10 người chết vài bị thương
Cùng chờ đợi ngày tuyệt vời nữa\
# Chuyển sang tình hình Yemen
Houthis đã nã tên lửa vào căn cứ tên lửa của Saudi ở Jizran, tiêu diệt hai xe bọc thép và một số lính Saudi + Hadi
#USA: Tại NeW Yorrk trên cây cầu Manhattan , một ảnh in khổ lớn có hình Putin và lá cờ Syria + NGa đã phấp phới bay trước con mắt của nhân dân Hoa Kỳ, Dòng chữ người gìn giữ hòa bình dưới ảnh làm dư luận kinh ngạc vô cùng, không biết tác giả là ai mà có thể qua mặt cả sở Cảnh sát New York và các thám tử CIA FBI
langtubachkhoa
Bo sung them chut ve thoa thuan nang luong hat nhan ma Nga vua dinh chi voi My

Thoả thuận giữa сhính phủ Liên bang Nga và Hoa Kỳ về hợp tác nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực hạt nhân và năng lượng đã được ký kết ngày 16 tháng 9 năm 2013 tại thủ đô đồng thời là tiểu bang của nước Áo, Viên.

Trong hồ sơ của văn kiện này đã được xác định hướng hợp tác trong lĩnh vực sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình. Trong số các lĩnh vực hợp tác có thiết kế các nhà máy điện hạt nhân, việc sử dụng công nghệ hạt hân và bức xạ trong y học và công nghiệp, phát triển sáng tạo nguyên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân và các phần khác.

Lý do về việc thoả thuận này bị phá vỡ được cho là ảnh hưởng của lệnh cấm vận của Mỹ vào Nga, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hợp tác hai bên, nằm trong điều khoản của văn kiện.

Lưu ý rằng ngoài việc này Nga có thể sẽ chấm dứt hợp tác với Mỹ trong một số lĩnh vực khác, đặc biệt ở Hiệp định khung về không phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt (Hiệp định Nunn-Lugar). Cả Moscow và Washington cùng thực hiện các biện pháp an toàn trước vật liệu hạt nhân và kiểm soát số lượng của chúng.

Được biết thỏa thuận trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình này tạo ra một cơ sở pháp lý cho hợp tác lâu dài giữa Nga và Mỹ, trong cả lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự, mở rộng cơ hội kinh doanh cho các ngành công nghiệp của cả Nga và Mỹ.
Phó Thường Nhân
Những điều mà lTBK mới đưa lên, nói về tinh thần bài Nga ở phương Tây được coi như một phần cách giải thích quan hệ Mỹ-Nga hiện tại tương đối thú vị, nên tôi bình luận một chút. Đặc biệt điều nghịch lý “bài Nga trước khi Nga tồn tại”. Tại sao nó thú vị vì nó tìm cách gắn kết nhiều lĩnh vực với nhau : sự khác biệt văn hoá, quyền lợi, vị thế trên trường quốc tế… và chính vì thế mà nó lại thành sai, vì sự liên quan của chúng với nhau không rõ ràng. Một khi liên quan không rõ ràng, thì nó chỉ có tác dụng tuyên truyền chứ không có tác dụng khoa học, nhận thức.
Điều đầu tiên người ta có thể thấy là, mặc dù là người da trắng, và ở VN cũng như ở các nước Á-Phi-Mỹ la tinh, nước Nga được đánh đồng với phương Tây (Western). Nhưng điều này hoàn toàn không đúng. Phương Tây, nếu hiểu chính xác thì chỉ gồm Mỹ, Anh, Pháp, Hà lan, Bỉ. Sau đại chiến II có thể thêm Đức. Nhưng nước còn lại ở châu Âu, thực ra không phải là phương Tây (hiểu theo nghĩa ảnh hưởng chính trị, kinh tế, chứ không phải theo địa lý). Có những nước như Bắc Âu (Thuỵ điển, Na uy, Phần lan..) Trung Âu (là các nước vốn trong đế quốc Áo – Hung cũ như tiệp, Hung), hay Ba lan.. có thể được coi như những nước bị phương Tây hoá (Westernizationed). Nước Nga đối với văn hoá phương Tây vị thế cũng không khác gì Nhật bản với văn hoá phương Tây. Khi có sự khác biệt như thế, thì tất nhiên có mâu thuẫn văn hoá. Nhưng nếu lấy điều này ra soi chiếu, quy ra thái độ của Mỹ hay phương Tây hiện tại đối với Nga thì không phải.
Nga không phải là một nước phương Tây, nhưng Nga đã học theo phương Tây từ thế kỷ 17, thời Pi ốt đại đế. Và từ đó Nga trở thành một mắt xích chính trị trong bàn cờ chính trị châu Âu nói chung từ thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20. Trong suốt thế kỷ 19, Nga là trụ cột trong bàn cờ chính trị châu Âu, cùng với đế quốc Áo-Hung và đế quốc Phổ. Vì thế không thể mang sự khác biệt văn hoá này làm cái gốc mâu thuẫn được.
Hiện nay trên thế giới có một hiện tượng đó là toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá này là một chu trình được khởi xướng từ phương Tây (hiểu như tôi nói ở trên) nên có thể coi nó đồng như sự bành trướng của tư bản phương Tây, mà tôi vẫn gọi là xâm thực 3.0. Quá trình này cũng tạo ra những cực mới (TQ, Ấn, Nga..) ngoài ý muốn của họ. Với Nga thực ra là một sự xa sút, từ lưỡng cực Mỹ- Xô, ông rơi xuống đa cực. Nhưng quá trình thống nhất các cực này thành đơn cực đă xẩy ra. Đó chính là nguyên nhân xung đột mâu thuẫn thế giới hiện tại. Đây cũng chính là điều tôi muốn nói tới khi mở chủ đề “chiến quốc”, nhưng không có thời gian nuôi nó.
Nói vể trạng thái các cực thì người ta có thể thấy Mỹ là tấn công, Nga là phòng thủ (với Mỹ), TQ là cầm cự (với Mỹ). Nhìn trạng thái như thế, người ta dễ có cảm tình với các cực phòng thủ, trong thực tế nó chỉ đánh giá tương quan lực lượng mà thôi. Vì ví dụ, TQ cầm cự với Mỹ cũng có thể gây hại cho VN. Vì thế phải đánh giá chuẩn xác các cực để xem quyền lợi đồng hành của mình (VN) đến đâu mà xử lý.
langtubachkhoa
Tôi vẫn chưa hiểu rõ chỗ bôi đỏ phía dưới.
Tại sao nước Đức, Áo lại k phải phương Tây? Vậy phải hiểu thế nào là một nuớc phương Tây, ở góc độ văn minh và ở góc độ chính trị kinh tế?

Thực ra, tôi nghĩ với tình hình hiện nay, VN có 2 luồng tâm lý:
- Sùng bái người mạnh, tức là chạy theo Mỹ, gọi là cuồng Mỹ, và mắng chửi bát kỳ cái gì, nước nào Mỹ chỉ trích
- Cảm tính người yếu: nhóm này chia làm 2 loại theo mưc độ: hoặc thiện cảm vừa phải với Nga vì họ yếu và bị chèn ép hoặc vì ủng hộ đa cực, hoặc cuồng Nga bài Mỹ.

Thực ra, tôi vẫn nghĩ rằng thế giới nên đa cực hơn là đơn cực, cũng hơn là lưỡng cực. Như thế những nuớc nhỏ sẽ có nhiều không gian hoạt động hơn. Nếu đơn cực thì bị chèn ép, lưỡng cực thì sẽ bị giằng xé giữa hai bên.


EU không ủng hộ lệnh trừng phạt mới chống Nga và Syria
​EU vừa bác bỏ khả năng tiến hành các cuộc đàm phán về lệnh trừng phạt mới chống lại Nga và Syria.

Quan điểm trên được bà Mogherini, đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) đưa ra tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon tại Brussel (Bỉ).

Giải thích về quyết định này, bà Mogherini cho biết, việc áp thêm biện pháp trừng phạt Nga và Syria không giúp ích cho nỗ lực chấm dứt nội chiến ở Syria và cộng đồng quốc tế muốn làm sống lại tiến trình chính trị để giải quyết cuộc nội chiến đẫm máu hơn 5 năm qua ở nước này.
http://thdt.vn/21990/eu-khong-ung-ho-lenh-...a-va-syria.html

Tin do các bạn đưa lên
Aleppo

Sắp thất thủ nên bao nhiêu đạn thì bắn vào dân
Phiến quân bắn grad vào Jamillia - Aleppo làm 10 người chết 54 bị thương

Quận Sheikh Saeed sắp thất thủ, SAA đax chiếm trạm điện , nhà thờ và phố chính Talet gần ngã tư cao tốc Sheikh Saeed
Cập nhật Đồi Sheikh Saeed trung tâm quận đã chiếm

Sau chiến thắng mấy ngày gần đây, SAA tiếp tục tiến sâu vào trung tâm Aleppo. Tại thời điểm này, họ đã tiến vào làm chủ nhà thờ Halid IbnAl Valid và nhiều tòa nhà trong khu Salah Ad Din. Ngoài ra SAA còn chiếm quyền kiểm soát một phần lãnh thổ KCN Owidze sau khi giành quyền kiểm soát toan bộ khu Suleiman An Halabi. từ hướng khác họ đang tiến vào Khu Sheih Said dưới sự trợ giúp đắc lực của KQ Nga
Ngày giải phóng hoàn toàn Aleppo đang đến gần

Theo RT dẫn lời đại diện của Nga tại LHQ, hôm nay 7-10 sẽ diễn ra phiên họp bất thường của HĐ BALHQ theo đề xuất của Nga về vấn đề Aleppo.
Tại phiên họp, các bên sẽ xem xét đề nghị của đặc phái viên LHQ về Syria, ông Stefan De Mistura về việc đưa toàn bộ lực lượng nổi dậy " Dzebhat An Nusra" ra khỏi miền đông Aleppo. Theo ông De Mistura , hành động này sẽ chấm dứt chiến sự tại vùng Aleppo
Phiên họp sẽ diễn ra hồi 10h ( giờ NY, khoảng 22h giờ HN)
(P/S: Theo thông tin vỉa hè, tại Aleppo có khoảng 200 lính đặc nhiệm Mỹ và các đồng minh của Mỹ đang mắc kẹt tại đây)


Incirlic
Hiện các máy bay ném bom Tornado của KQ Đức đã không thể cât cánh thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt phiến quân nhà nước hồi giáo IS.
Theo BQP Đức, cả 6 chiếc máy bay của KQ nước này ở sân bay Incirlic TNK đều không thể tham gia tác chiến do bị hỏng
Hiện Đức có 200 quân nhân thường trực tại căn cứ Incirlic

Yemen
Một cuộc đột kích vào Najran của đội quân Houthi nông dân với sự trợ lực của Vệ binh Cộng hòa
Lính nhà giàu Arap Saudi vắt giò mà chạy bỏ lại hàng đống của nả xịn
Houthis lấy đạn dược, còn xe thì đập phá, Houthis lần này còn trưng cả đội bắn tỉa hạng nặng bá đạo


QUOTE(Phó Thường Nhân @ Oct 7 2016, 10:00 AM)
Những điều mà lTBK mới đưa lên, nói về tinh thần bài Nga ở phương Tây được coi như một phần cách giải thích quan hệ Mỹ-Nga hiện tại tương đối thú vị, nên tôi bình luận một chút. Đặc biệt điều nghịch lý “bài Nga trước khi Nga tồn tại”. Tại sao nó thú vị vì nó tìm cách gắn kết nhiều lĩnh vực với nhau : sự khác biệt văn hoá, quyền lợi, vị thế trên trường quốc tế… và chính vì thế mà nó lại thành sai, vì sự liên quan của chúng với nhau không rõ ràng. Một khi liên quan không rõ ràng, thì nó chỉ có tác dụng tuyên truyền chứ không có tác dụng khoa học, nhận thức.
Điều đầu tiên người ta có thể thấy là, mặc dù là người da trắng, và ở VN cũng như ở các nước Á-Phi-Mỹ la tinh, nước Nga được đánh đồng với phương Tây (Western). Nhưng điều này hoàn toàn không đúng. Phương Tây, nếu hiểu chính xác thì chỉ gồm Mỹ, Anh, Pháp, Hà lan, Bỉ. Sau đại chiến II có thể thêm Đức. Nhưng nước còn lại ở châu Âu, thực ra không phải là phương Tây (hiểu theo nghĩa ảnh hưởng chính trị, kinh tế, chứ không phải theo địa lý). Có những nước như Bắc Âu (Thuỵ điển, Na uy, Phần lan..) Trung Âu (là các nước vốn trong đế quốc Áo – Hung cũ như tiệp, Hung), hay Ba lan.. có thể được coi như những nước bị phương Tây hoá (Westernizationed). Nước Nga đối với văn hoá phương Tây vị thế cũng không khác gì Nhật bản với văn hoá phương Tây. Khi có sự khác biệt như thế, thì tất nhiên có mâu thuẫn văn hoá. Nhưng nếu lấy điều này ra soi chiếu, quy ra thái độ của Mỹ hay phương Tây hiện tại đối với Nga thì không phải.
Nga không phải là một nước phương Tây, nhưng Nga đã học theo phương Tây từ thế kỷ 17, thời  Pi ốt đại đế. Và từ đó Nga trở thành một mắt xích chính trị trong bàn cờ chính trị châu Âu nói chung từ thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20. Trong suốt thế kỷ 19, Nga là trụ cột trong bàn cờ chính trị châu Âu, cùng với đế quốc Áo-Hung và đế quốc Phổ. Vì thế không thể mang sự khác biệt văn hoá này làm cái gốc mâu thuẫn được.
Hiện nay trên thế giới có một hiện tượng đó là toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá này là một chu trình được khởi xướng từ phương Tây (hiểu như tôi nói ở trên) nên có thể coi nó đồng như sự bành trướng của tư bản phương Tây, mà tôi vẫn gọi là xâm thực 3.0. Quá trình này cũng tạo ra những cực mới (TQ, Ấn, Nga..) ngoài ý muốn của họ. Với Nga thực ra là một sự xa sút, từ lưỡng cực Mỹ- Xô, ông rơi xuống đa cực. Nhưng quá trình thống nhất các cực này thành đơn cực đă xẩy ra. Đó chính là nguyên nhân xung đột mâu thuẫn thế giới hiện tại. Đây cũng chính là điều tôi muốn nói tới khi mở chủ đề “chiến quốc”, nhưng không có thời gian nuôi nó.
Nói vể trạng thái các cực thì người ta có thể thấy Mỹ là tấn công, Nga là phòng thủ (với Mỹ), TQ là cầm cự (với Mỹ). Nhìn trạng thái như thế, người ta dễ có cảm tình với các cực phòng thủ, trong thực tế nó chỉ đánh giá tương quan lực lượng mà thôi. Vì ví dụ, TQ cầm cự với Mỹ cũng có thể gây hại cho VN.  Vì thế phải đánh giá chuẩn xác các cực để xem quyền lợi đồng hành của mình (VN) đến đâu mà xử lý.
*

Phó Thường Nhân
Phân tích của tôi thế này. Khi người ta nói “phương Tây thế này, phương Tây thế kia”, chữ phương Tây ở đây không phải là ý nghĩa địa lý. Mà nó có ý nghĩa một chủ thể chính trị. Thuật ngữ “Phương Tây” dùng ở đây cũng giống như thuật ngữ “Hà nội”, thường được các học giả Âu – Mỹ dùng để chỉ nhà nước VN ra đời từ cách mạng tháng 8 trong các bài phân tích của họ. Kiểu “Hà nội làm thế này, Hà nội làm thế kia..”. Phải nói thêm rằng, chữ “phương Tây” được dùng để chỉ một chủ thể chính trị, thường được dùng trong các nước Á-Phi-Mỹ la tinh để chỉ các nước phương Tây. Còn bản thân phương Tây thì nó lại dùng thuật ngữ “cộng đồng quốc tế”. Như vậy phải tìm xem từ phương Tây bao gồm những ai. Và dựa theo chuẩn nào để đánh giá. Với tôi, một người Á-Phi-Mỹ la tinh, thì nó có hai điều để quyết định điều đó:
1- Nước đó phải có dạng kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, xuất thân từ chính nó, phát triển theo chiều thuận. Hay nói cách khác các nước đó là cái nôi cuả chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa tư bản phát xuất từ nhu cầu nội địa, mà không phải là học theo.
2- Nước đó phải có ảnh hưởng tác động tới các nền văn hoá khác. Cách tác động lớn nhất là có hệ thống thuộc địa, kiểu cũ hay kiểu mới.
Nếu xét theo hai tiêu chí đó, thì chỉ có những nước tôi nói ở trên Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ , Hà lan là đạt được.
Việc Mỹ, Anh, Pháp thuộc các nước “Phương Tây” thì đã rõ. Nhưng sau Hà lan, Bỉ lại thuộc vào nó mà không phải là Đức, Ý. Vì ở Bỉ và Hà lan là cái nôi của kinh tế tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển của nó đã khiến 5 nước tôi kể trên thoát khỏi bình diện văn hoá châu Âu bình thường, tạo sự đột phá, không những ở châu Âu mà trên toàn thế giới. Cách mạng tư sản đầu tiên là xẩy ra ở Hà lan. Và cũng chính từ đây mà có cuộc xâm thực đầu tiên của “phương Tây” thông qua các công ty Đông Ấn trước khi hình thức này được biến thành thuộc địa kiểu cũ. Hiện tại, Hà lan hay Bỉ không còn có được ảnh hưởng như Pháp, Anh, Mỹ, .. nhưng tôi vẫn xếp nó vào “phương Tây” vì nó là tổ tiên.
Tại sao Đức là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới, không được tôi xếp vào phương Tây, hay chỉ công nhận Đức từ sau thế giới thứ II thôi. Bởi vì Đức trong quá khứ chỉ có ảnh hưởng ở châu Âu. Hiện tại những giá trị phổ cập ở Đức không phải là do người Đức tạo ra mà bị Mỹ ép vào. Tương tự như vậy với Ý.
Cũng có trường hợp một nước thoả mãn được điều kiện thứ 2 (Đây là Bồ và Tây Ban Nha), nhưng họ lại không phải là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa điển hình, mà nó là một dạng đế quốc phong kiến. Điều đúng với hai nước này, cũng đúng với nước Nga Sa hoàng.
Các nước châu Âu khác ngoài phương Tây tôi nói ở trên (Bắc Âu, Đông Âu) thực ra là chỉ bị phương Tây hoá cao độ. Đầu tiên là do thiên chúa giáo (cơ đốc hay tin lành), rồi sau đó là hình thức tư bản chủ nghĩa.
Chính vì Đức, Ý không phải là “phương Tây” theo định nghĩa của tôi, mà có thế chiến I, rồi II. Chính vì Nhật không phải là phương Tây, mà quan hệ Nhật-Mỹ phải luôn được nuôi, và là một sự kiểm soát. Nước Nga không phải là phương Tây nên lịch sử tư tưởng Nga luôn là mâu thuẫn giữa phái phò “phương Tây” và phải Slave…
Việc phân biệt phương Tây kiểu này rất có lợi trong quan hệ ngoại giao. Ví dụ quan hệ ngoại giao với Đức , Ý, hay Tây ban Nha sẽ dễ dàng hơn với Pháp, Anh. Vì họ không phải là phương Tây, và mình sẽ không bị kẹt với các điều kiện chính trị mà phương Tây cáo già đặt ra. Ngược lại để giải toả một mâu thuẫn chính trị ví dụ với Mỹ, thì thông qua Pháp, Anh có khi lại được việc, vì chúng cùng hội cùng thuyền với nhau nhưng vẫn có mâu thuẫn với nhau mà mình có thể sử dụng.
langtubachkhoa
Như vậy là bác nhìn phương Tây dưới nguồn gốc lịch sử phát triển hình thái kinh tế và xâm thưc chính trị ra thế giới, nhưng cái đoạn quote phía dứoi tôi thấy hơi khó hiểu.

Tôi nghĩ ngoại giao với Đức, Italy, hay TBN dễ dàng hơn Anh, Pháp, Mỹ (A,P,M)do họ k đặt ra các diều kiện kiểu chính trị nhân quyền, k phải vì nguồn gốc họ không phải phương Tây, mà bởi vì những nước đó k có vị thế chinh trị, không có các công cụ cần thiết để đóng vai trò trong bàn cờ an ninh toàn cầu. Nếu họ mà có vị thế như (A,P,M) thì họ cũng sẽ đòi hỏi này nọ như vậy. Bác cũng thấy, quan hệ với với Bỉ, Hà Lan, cũng dễ hơn vì họ cũng k đặt ra các điều kiện đó dù họ là phương Tây như (A,P,M).

Còn hóa giải mâu thuẫn với Mỹ thông qua Anh, Pháp thì tôi nghĩ cũng bởi vì cùng có 1 vị thế mạnh, nên họ tranh ăn với nhau, nhất là Pháp luôn đảm bảo sự tự chủ về an ninh và đối ngoại nhất định với Mỹ, chứ k phải vì cùng là phương Tây.


Tôi thây báo tây cũng dùng từ Western, nhưng là để chỉ phương tây ở góc độ văn hóa, nền văn minh. Và cái này là 1 cái gây tranh cãi khi nói nước nào thuộc văn minh nào, vì nó bị chi phối bởi quyền lợi và vision về thế giới, ví dụ Mỹ thì k chịu coi Nga thuộc nền văn minh phương Tây mà thuộc nền văn minh chính thống giáo, nhưng 1 nhóm các chính trị gia Pháp, Italy ví dụ Sarkozy thì lại coi Nga thuộc cùng nên văn minh với họ, etc.


QUOTE(Phó Thường Nhân @ Oct 7 2016, 01:25 PM)
Việc phân biệt phương Tây kiểu này rất có lợi trong quan hệ ngoại giao. Ví dụ quan hệ ngoại giao với Đức , Ý, hay Tây ban Nha sẽ dễ dàng hơn với Pháp, Anh. Vì họ không phải là phương Tây, và mình sẽ không bị kẹt với các điều kiện chính trị mà phương Tây cáo già đặt ra. Ngược lại để giải toả một mâu thuẫn chính trị ví dụ với Mỹ, thì thông qua Pháp, Anh có khi lại được việc, vì chúng cùng hội cùng thuyền với nhau nhưng vẫn có mâu thuẫn với nhau mà mình có thể sử dụng.
*


Phó Thường Nhân
Thế giới đa cực tốt hơn thế giới đơn cực, và như thế ta nên hướng tới một thế giới đa cực. Có thể vì đánh giá như thế mà người VN có cảm tình với nước Nga hơn (sau khi bỏ ngoài các khía cạnh quan hệ trong quá khứ giữa VN và Liên Xô cũ). Cái nhìn của tôi hơi khác.
Thế giới đa cực thực ra cũng nhiều tiềm ẩn về xung đột và bất ổn như một thế giới đơn cực. Chúng không hơn nhau. Trong một thế giới đơn cực, thì sự cưỡng chế của cái cực này với thế giới là đầu mối của bất ổn. Trong một thế giới đa cực, thị sự xung đột của các cực này gây nên sự bất ổn. Hiện tại thế giới tồn tại cả hai trạng thái đó cùng lúc. Chủ đề này nói nhiều tới Syria và UK. Cả hai đều là nạn nhân của đơn cực (vì Mỹ ra tay động thủ trước), nhưng đồng thời cũng là chiến trường để các cực đánh nhau (Nga, Mỹ, EU, I ran) qua chiến tranh uỷ nhiệm. Ở biển đông, VN là nạn nhân của đơn cực Trung quốc, đồng thời ở đây cũng tiềm ẩn xung đột của hai cực (Mỹ,TQ) mà VN cũng có thể là nạn nhân tiềm năng.
Nếu người ta là người Mỹ, thì chắc chắn họ sẽ thích một cực. Nếu người ta là người TQ, hay người Nga, người ta sẽ thích đa cực, để có tiềm năng tiến tới một cực (với điều kiện một cực là nước họ).
Nhưng nếu là người VN, thì nên ủng hộ một thế giới mà ai cũng phải có quyền. Bất chấp lớn nhỏ.Nhưng muốn làm được thế, thì phải có sức tự lực lớn đến độ các cực kia bất kể chúng là ai, cũng không nuốt được mình. Trên thế giới này có hơn 200 nước. Chỉ cần 1/3 trong số đó đủ mạnh để các cực không nuốt được, thì điều đó sẽ khiến thế giới hoà bình hơn. Tính về bản sắc văn hoá, chiều dài lịch sử, bản lĩnh chính trị, dân số, lãnh thổ.. VN đủ điều kiện để là một trong những nước đó. Đó là điều quan trong nhất phải đạt, chứ không phải là đa cực hay nhất cực gì cả.
langtubachkhoa
Được như cái điều đỏ thì quá tốt rồi, nhưng trước khi đạt đựoc đến đó tôi vẫn cho đa cực tốt hơn. Ít nhất nếu các cực đánh nhau, thì không gian của mình vẫn có, nếu mình đủ mạnh. Hiện nay Mỹ-TQ, rồi Mỹ-Nga choảng nhau thì vai trò của VN trở nên có giá, và nếu mình đủ mạnh thì mình sẽ tận dụng đựoc.

Còn nếu đơn cực thì giả sử mình là mục tiêu để cái cực đó nhắm đến triệt hạ, thì mình cũng ítcó không gian mà cựa, dù mạnh đi nữa.

Hơn nữa, khi đa cực thì chí ít chúng sẽ cần đến trọng tài, cần đến trung gian, cần đến luật pháp quốc tế. Mỹ sở dĩ phạm luật liên tục vì họ cho rằng họ là cực duy nhất, nếu thế cân bằng chiến lược đạt đựoc, thì các cực sẽ buộc phải nhìn vào luật pháp để tham chiếu, dù phạm luật cũng k dám lộ liễu. Bác thấy vụ Ukraine, Syria, phương tây dùng tiêu chuẩn kép liên tục, nhưng có ai làm gì đựoc, vì họ là cực duy nhất, mạnh nhất, k có ai cân bằng

Còn nếu yếu thì dĩ nhiên thế nào cũng chết. Nếu đơn cực thì bi cuc do de nen hoac bị diệt, mà đa cực thì sẽ bị các cực xé banh ra.

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Oct 7 2016, 01:56 PM)
Thế giới đa cực tốt hơn thế giới đơn cực, và như thế ta nên hướng tới một thế giới đa cực. Có thể vì đánh giá như thế mà người VN có cảm tình với nước Nga hơn (sau khi bỏ ngoài các khía cạnh quan hệ trong quá khứ giữa VN và Liên Xô cũ). Cái nhìn của tôi hơi khác.
Thế giới đa cực thực ra cũng nhiều tiềm ẩn về xung đột và bất ổn như một thế giới đơn cực. Chúng không hơn nhau. Trong một thế giới đơn cực, thì sự cưỡng chế của cái cực này với thế giới là đầu mối của bất ổn. Trong một thế giới đa cực, thị sự xung đột của các cực này gây nên sự bất ổn. Hiện tại thế giới tồn tại cả hai trạng thái đó cùng lúc. Chủ đề này nói nhiều tới Syria và UK. Cả hai đều là nạn nhân của đơn cực (vì Mỹ ra tay động thủ trước), nhưng đồng thời cũng là chiến trường để các cực đánh nhau (Nga, Mỹ, EU, I ran) qua chiến tranh uỷ nhiệm. Ở biển đông, VN là nạn nhân của đơn cực Trung quốc, đồng thời  ở đây cũng tiềm ẩn xung đột của hai cực (Mỹ,TQ) mà VN cũng có thể là nạn nhân tiềm năng.
Nếu người ta là người Mỹ, thì chắc chắn họ sẽ thích một cực. Nếu người ta là người TQ, hay người Nga, người ta sẽ thích đa cực, để có tiềm năng tiến tới một cực (với điều kiện một cực là nước họ).
Nhưng nếu là người VN, thì nên ủng hộ một thế giới mà ai cũng phải có quyền. Bất chấp lớn nhỏ.Nhưng muốn làm được thế, thì phải có sức tự lực lớn đến độ các cực kia bất kể chúng là ai, cũng không nuốt được mình. Trên thế giới này có hơn 200 nước. Chỉ cần 1/3 trong số đó đủ mạnh để các cực không nuốt được, thì điều đó sẽ khiến thế giới hoà bình hơn. Tính về bản sắc văn hoá, chiều dài lịch sử, bản lĩnh chính trị, dân số, lãnh thổ.. VN đủ điều kiện để là một trong những nước đó. Đó là điều quan trong nhất phải đạt, chứ không phải là đa cực hay nhất cực gì cả.
*

langtubachkhoa
Ukraine thừa đủ khả năng chế tạo máy bay quân sự?
Quốc hội Ukraine mới đây đã lên tiếng thừa nhận Ukraine không có đủ tiềm lực về tài chính và công nghệ để có thể chế tạo máy bay quân sự riêng của mình.

Lời thừa nhận trên được chính Chủ tịch Ủy ban các vấn đề An ninh Quốc gia và Quốc phòng Ukraine Sergey Pashinsky đưa ra trong phiên họp Quốc hội Ukraine mới đây.
“Việc chế tạo máy bay quân sự lớp “Elka” (dòng máy bay huấn luyện hạng nhẹ của Cộng hòa Czech) sẽ tiêu tốn từ 3-4 tỷ USD. Trong khi đó, dự trữ ngân sách quốc phòng của Ukraine trong năm nay chỉ hơn 100 triệu USD một chút. Với số tiền này, chúng ta liệu có thể nói về loại máy bay quân sự nào được?”- Sergey Pashinsky nói.
Theo Sergey Pashinsky, sẽ là ảo tưởng nếu nói về chủ đề này vì hiện Ukraine “không có đủ tiềm lực cả về tài chính và công nghệ để có thể chế tạo được máy bay của riêng mình, cho dù đó là loại máy bay hạng nhẹ nhất”.
Chủ tịch Ủy ban các vấn đề An ninh Quốc gia và Quốc phòng Ukraine cũng thừa nhận rằng tất cả các xí nghiệp thuộc Tổ hợp Công nghiệp-Quốc phòng Ukraine hiện nay hầu như không nhận được bất cứ đơn đặt hàng nào. Tổ hợp này của Ukraine chỉ có thể tồn tại được nhờ bán các tài sản được kế thừa từ thời Liên Xô.
“Chúng tôi không có bất cứ tiềm lực nào vì tiềm lực của chúng tôi có được bằng cách thức sau: lấy các loại xe tăng T-72 hoặc T-64 theo giá thành bán sắt vụn, sau đó đưa vào các nhà máy bọc thép, sửa chữa và sau đó bán với giá 400 nghìn USD”- Sergey Pashinsky giải thích.
Sergey Pashinsky cũng nhấn mạnh rằng hiện tiềm lực của Ukraine bị hạn chế ở mức chỉ có thể sản xuất được một số xe bọc thép “Dozor” và súng phóng mìn “Molot”. Đây là 2 loại vũ khí duy nhất mà Ukraine có thể chế tạo và sản xuất được. “Nói về máy bay và tàu sân bay thì các lĩnh vực này đã bị hủy hoại. Tiềm lực là bằng không, tiền không có”.
Được biết, hồi cuối tháng 5 vừa qua, Phó Tư lệnh chịu trách nhiệm mảng vũ khí của Quân đội Ukraine Vladislav Shostak tuyên bố rằng các xí nghiệp của Tổ hợp Công nghiệp - Quốc phòng Ukraine đang có tất cả các năng lực cần thiết để sản xuất nhằm thúc đẩy chế tạo máy bay tác chiến của riêng mình. Ngoài ra, Ukraine còn có thể tiến hành hiện đại hóa và chế tạo các hệ thống phòng không mới.

“Chúng tôi có các đơn đặt hàng chế tạo máy bay quân sự. Cụ thể, xí nghiệp Antonov sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các đơn hàng này. Ngoài ra, chúng tôi có thể chế tạo động cơ Motor Sich”- Shostak tuyên bố.
Trước đó, cuối tháng 4/2016, trong thời gian đến thăm khu vực Zaporoze, Tổng thống Ukraine Poroshenko cũng tuyên bố rằng Ukraine sẽ có thể sản xuất cả máy bay tiêm kích.
“Tôi tin tưởng rằng việc sử dụng các cơ sở sản xuất và thiết kế khoa học, trong thời gian tới chúng ta có thể chế tạo được các động cơ hiện đại mới để chế tạo máy bay tiêm kích của riêng mình” - ông Poroshenko khi đó đã tuyên bố.
Trong khi đó, giới truyền thông cho rằng trong thời gian đến thăm Ủy ban thiết kế lắp máy Zaporoze, ông Poroshenko cũng đã được giới thiệu các luận điểm trong dự án chế tạo máy bay tiêm kích đa năng của riêng Ukraine mang tên LBL (máy bay tác chiến hạng nhẹ).
http://soha.vn/ukraine-thua-du-kha-nang-ch...07143034931.htm
langtubachkhoa
Tin do các bạn đưa lên

Tàu hải quân Trung quốc tiến vào Tartus, Syria laugh1.gif

Nội chiến giữa các phe ôn hoà căng thẳng. Một chỉ huy Junq al Aqsa đã chết, Junq al Aqsa xử trảm 20 lính Ahr al Sham
Sư 13 FSA và các nhóm phỉ ủng hộ Ahr

500 chiến sĩ "ôn hòa" quyết đấu nơi nơi mặc kệ quân chính phủ đang rượt sát đít
#Đông Ghouta #JabhatAlNusra & #FailaqAlRahman đang xông vào nhau ở ngoại ô thành phố Erbeen, tin cho biết cả hai đều mang thương tích nặng với nhiều anh em ra đi không trở lại hoặc có nguy cơ ăn trợ cấp xã hội dài dài, nguyên nhân chưa rõ nhưng có lẽ vì việc chia chác không đều
#Idlib
Không hổ danh là giàu có lắm tiền và đầy đàn em xin chết Ahrar al-Sham đã đập cho Jund al-Aqsa tơi tả ở Kafrsejna & Maarzita, thậm chí Saraqib, hiện nay nhiêu thành viên của Jund al-Aqsa bị bắt, căn cứ chính Maaret Nu'man bị niêm phong
Jund al-Aqsa cũng mất hàng loạt căn cứ khác về tay của Ahrar al-Sham là
Jarjenaz
al-Ma'ra
Kafrouma
Sarmada
Như vậy công lao động đổ máu trên chiến trường của Jund al-Aqsa đã hóa ra công cốc


#Trở lại tình hình Aleppo
SAA hiện đã kiểm soát phần lớn quận Sheikh Sa'eed, hiện họ đang dự tính tái mở đường cao tốc nối với sân bay Aleppo và mở một hướng mới thọc mũi công kích vào quận Sukkari
tình hình giao tranh hiện tại là SAA đang tiến đánh khu công nghiệp và nhà máy của Sheik Sa'eed
Hiện tại cư dân quận này đang lũ lượt kéo sang phía chính phủ
Phía phiến quân cho biết là sẽ chơi tới cùng kệ LHQ tha thiết đề nghị hạ vũ khí đầu hàng, hiện chúng gia tăng bấy mìn, bắn tỉa và vô vàn thứ khác cho những trận tử thủ
Tại quận Al Midan, phỉ bắn RPG vào một gia đình khiến bốn người trong gia đình tử nạn
#Palmyra SAA chặn đứng một vụ đánh xe bom cảm tử của IS và tiêu diệt 9 tay súng
#Về ngoại giao
NGa tuyên bố sẵn sàng đê nghị chính phủ Syria cho bọn phỉ rời đi trong danh dự miễn chúng đầu hàng, nhưng phỉ từ chối và tuyên bố chết ở Aleppo
KHông quân Nga dự tính mở sân bay và tăng thời hạn hoạt động ở Syria


"Khối Petro Poroshenko » trong RADA sẽ không bỏ phiếu cho sự ra đời của một chế độ áp dụng thị thực với công dân Nga, đòng chí "Khối phó" Alexei Goncharenko tuyên bố rằng «Nhóm của chúng mềnh tại cuộc họp quyết định không bỏ phiếu cho nghị quyết về giới thiệu một quy chế áp dụng độ thị thực với công dân Nga»

Trước đó đồng chí Andriy Parubiy Chủ tịch Quốc hội Ukr đã đề nghị QH quay trở lại xem xét các vấn đề về một quy chế áp dụng chế độ thị thực đối với công dân Nga.
Đồng chí Alexei Goncharenko bảo: Chúng tôi cũng như Bộ Ngoại Giao Ukr tin rằng việc này là chúng ta tự tay đánh mình bởi vì hiện có hàng triệu người Ukr đương làm các công tác oánh giày, rửa xe, cửu vạn bên Nga...họ sẽ phải về nước ah, đúng là một ý tưởng sai
langtubachkhoa
Tin do các bạn đưa lên:


Tình hình mặt trận về đại cục đã nghiêng về chính phủ mặc dù tại quận Sheikh Saeed và Suleiman al halabi phỉ có tái chiếm một số vị trí
- Khu vực quận Aawijah: Fatah Al Halab đã rút chạy khi giao lộ Jandoul chính thức bị đóng, cờ Syria đã tung bay, báo hiệu một chốt phòng thủ đã xác lập, hướng tiến công mới vào các quận vòng vây từ phía Bắc Đông bắc, lực lượng SAA và các anh em đã khóa đường Jandoul một mơ ước từ 5 năm
Hiện SAA đang tích cực càn nhà máy cao su và các vị trí còn lại
#Tây Ghouta: Khan al-Shaykh đang lâm nguy khi các vị trí Darusha Farms & Tahtou7 đã hoàn toàn do SAA kiểm soát
#Hama: với việc lủng củng nội bộ của phe phỉ và Junq Al Aqsa bị bạo hành, phe phỉ đã mất một nhóm chủ lực và hiệu quả, SAA đã nhân đà này tái chiếm một thành phố và 6 ngọn đồi chiến lược, bảy làng, phỉ buộc phải rút lui
#Đông Bắc Aleppo, IS đẩy lui FSA và các lực lượng thân Thổ khỏi Akhtarin, Aziziyeh, Qebtan & Mazare' Aala
#Damascus tỉnh hình phỉ ở #Qudssaya đang gay go to khi Al Hamah đã đầu hàng chính phủ, và SAA đang kiểm soát các điểm chiến lược bao quanh nó
Lời kêu gọi hàng sống chống chết đã vang lên nhưng phỉ chưa trả lời
Iraq; Sau khi tái chiếm thành phố Shirqat từ tay IS thì hôm nay lính Iraq lại để IS đập te tua và phải tháo chạy. Rất khó để lính Iraq giải phóng Mosul mặc dù đã huy động nhiều lực lượng
Tịn bên lề: Trong chiến dịch lần này lực lượng Comandos của Pháp đã chịu thiệt hại nặng với vụ phục kích của IS làm một chỉ huy ra đi, thông tin do bên chính phủ đưa ra nhưng phía Pháp đã phủ nhận
#Nga 6 tháng qua SAA đã giải phóng 12000km2 lãnh thổ và tiêu diệt 35000 tay súng khủng bố





Junq al Aqsa thốn tận răng. 16 nhóm phỉ trong đó có Fatah al Halab đã ra đi. Lý lịch ngắn của Jund Al-Aqsa ( JAA ) giới thiệu lại :
1. Đây là nhóm phiến quân nhỏ với 800-1200 thành viên , phân nửa binh sĩ gốc địa phương và nửa còn lại là các thanh niên tình nguyện từ các quốc gia Arab khác đổ sang tham gia
2. Chỉ huy nhóm này là một tên phiến quân người Arab Saudi , tên là Abu Zir alNajdi , kẻ này từng bị quân đội Arab Saudi KSA giam giữ nhưng đã thả ra và đưa đến Syria để chiến đấu
3. JAA liên minh với Al-Nursa ( nhóm phiến quân liên hệ với khủng bố Al-Queda ) , tuy nhiên phân nửa chiến binh nhóm này chiến đấu chung với Al-Nursa còn nửa lại không tham gia
4. Sau khi rời bỏ nhóm Al-Nursa thì lý tưởng chính nhóm này vẫn là Salafi cực đoan pha trộn nhiều quan điểm của cả Al-Nursa và Daesh ( là tổ chức IS ) , tuy rời bỏ nhưng đa số thành viên JAA vẫn cam kết trung thành với Al-Nursa và sẵn sàng chiến đấu vì chúng
5. JAA tìm kiếm liên lạc và có quan hệ với cả Nasir al-Wuhayshi , là lãnh đạo AQAP ( Al-Queda bán đảo Yemen ) , nhóm này được Kuwait hỗ trợ tiền bạc và vũ khí
6. JAA là một phần của liên minh JAF ( Jaish al-Fatah - Army of Conquest ) liên minh phiến quân tại tỉnh Idilbs , Hama và Aleppo nhưng khi JAF khai chiến với IS thì JAA tuyên bố sẽ rời bỏ liên minh và cho rằng điều tiên quyết của liên minh JAF là đánh nhau với quân đội chính phủ chứ không phải đánh IS , sau sự kiện này các giáo sĩ của JAF đã phải tìm thủ lĩnh tinh thần nhóm này và xem lại " tư cách đạo đức "
7. JAA tuyên bố sẽ xem lại thái độ JAF khi rõ ràng nhóm lớn nhất trong liên minh là Al-Nursa ( lúc này đã đổi tên thành Jabhat Fateh-Al Sham ) quan hệ quá sâu với FSA
8. JAA được cho là cổng sau của phần tử tham gia IS , trở thành thành viên JAA sẽ là bước đệm trở thành IS
9. JAA bị các nhóm khác chế nhạo là Raqqa Garage ( bãi xe của IS ) , ngoài ra nickname nhóm này còn là Jund alAf’a - Đạo quân của rắn
10. JAA bị Mỹ đưa vào danh sách khủng bố toàn cầu vào cuối tháng trước
langtubachkhoa
Tin do các bạn đưa lên:

Mỹ chính thức kết tội Nga gây ảnh hưởng đến bầu cử Mỹ bằng cách hack các trang web của các chính trị gia (đại loại các tư liệu công bố trên DCLeaks và WikiLeaks)

Peskov bảo - vớ vẩn, site của Putin ngày nào chả bị bọn hacker tấn công, trong đó nhiều vụ tấn công xuất phát từ Mỹ. Chúng tôi có kết tội Nhà Trắng đâu

(@click here)


Tổng thốngKazakhstan Nursultan Nazarbayev là người đầu tiên mở hàng vhusc mừng sinh nhạt Putin. Tiếp đến là Shavkat Mirziyoyev Tổng thống lâm thời và Thủ tướng Uzbekistan, anh Ilham Aliyev Tổng thống Azerbaijan, Almazbek Atambayev Tổng thống Kyrgyzstan, anh Emomali Rahmon Tổng thống Tajikistan


Peskov loan báo:"Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tham dự Đại hội Năng lượng Thế giới tại Istanbul vào ngày 10 tháng 10, và sau đó sẽ hội đàm với lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan"


Tối qua (21h30 giờ Mát) tại New York, đại sứ Nga tại Hội đồng bảo an LHQ Churkin tuyên bố sẽ phủ quyêt dự thảo của Pháp, sau đó sẽ đưa ra dự thảo của mình để... bắt Mỹ Pháp Anh phủ quyết
Dự thảo nghị quyết của Nga ủng hộ sáng kiến của đặc phái viên LHQ về Syria Staffan de Mistura về việc rút chiến binh ra khỏi Aleppo, và kêu gọi các bên thực hiện những thoả thuận đã đạt được giữa Liên bang Nga và Mỹ về Syria vào ngày 09 tháng 9.


Deir Ez Zor
Quân chính phủ SAA tiếp tục phản công ở Tây Nam Deir Ez Zor
Sau khi lấy lại cao điểm số 1 tại Djaban, SAA còn giành lại quyên kiểm soát trạm " Ponorama" và đồi Tell Krum. Hiện nay có nguồn tin cho biết có lượng lớn quân tiếp viện đã đến Deir Ez Zor

Hama
Tai đây, SAA vẫn chỉ đang ở ngoại ô Mardesa, Hiện chưa có chuyển biến nào đáng kể, những chiến thằng ở đây chỉ tạm thời.
Trong khi đó nhóm Djund Al Aksa công bố đoạn băng , đe dọa tấn công lên phía bắc Hama
Tại đây đang có sự phân hóa nội bộ trong các nhóm phiến quân. Tại thời điểm hiện nay có tin vê cuộc chiến ác liệt giữa Ahrar Ash Sham và Djund Al Aksa tại Idlib. Nhóm Djund Ash Aksa đã chiếm giữ thị trấn Han Sheikhoun từ tay Ahrar Ash Sham và hiện đang đánh vào trại Sarakib


Nhà báo Đức 'bóc mẽ sự giả dối' của phương Tây về chiến sự Syria

Nhà báo Đức Yurgen Todenhofer trong bài trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Sputnik Deutschland cho biết tình hình chiến sự ở Syria đã bị các phương tiện truyền thông phương Tây bóp méo hoàn toàn khi họ đưa tin về vấn đề này.


Hồi tháng 9 vừa qua, Yurgen Todenhofer đã tiến hành phỏng vấn 1 phiến quân của lực lượng khủng bố Dzebhat an-Nusra và nắm được một số thông tin về việc tổ chức này đã nhận được sự trợ giúp gì về vũ khí và tài chính từ Mỹ. Bài báo này đã được lan truyền rộng rãi nhưng vẫn có một số ý kiến nghi ngờ rằng nhà báo này đã thực sự phỏng vấn phiến quân của Dzebhat an-Nusra hay không.

Theo Yurgen Todenhofer, phản ứng trên là điều hoàn toàn dễ hiểu. Nguyên nhân là do các chỉ trích này được đưa ra nhằm đánh lạc hướng dư luận để dư luận không tập trung vào vấn đề phương Tây cung cấp vũ khí đến khu vực Trung Đông và những bài báo kiểu này (phỏng vấn của Yurgen Todenhofer với phiến quân” có thể “sẽ gây ra chia rẽ đối với bức tranh mà phương Tây đang dựng lên ở Syria”.

“Bức tranh này được dựng lên theo kiểu dường như ở Syria chỉ có một bên tham gia tác chiến là Nga và Quân đội Syria. Tuy nhiên, nếu sự thật đúng như vậy thì chiến tranh đã kết thúc từ lâu. Sự thật là cả hai bên đang tiến hành cuộc chiến hết sức khốc liệt chống lại nhau”- Yurgen Todenhofer viết.

Ở khu vực phía Tây thành phố Aleppo, khu vực đang do lực lượng Quân đội Syria kiểm soát, trong vòng 2 tuần trở lại đây đã có khoảng 100 người thiệt mạng. Điều này cho thấy Quân Chính phủ Syria cũng đang phải gánh chịu những đợt tấn công từ phía “quân nổi dậy” nhưng truyền thông phương Tây lại không đề cập đến vấn đề này. Ngay cả các lực lượng đối lập trong các bản báo cáo của mình cũng chỉ ra rằng đã có hàng chục người chết bao gồm không chỉ các phiến quân, dân thường mà cả quân Chính phủ Syria.

“Điều đó có nghĩa rằng những thông tin về chiến tranh mà chúng tôi nhận được từ truyền thông phương Tây là hoàn toàn giả dối”- Yurgen Todenhofer khẳng định.

Trước đó, trong tháng 9/2016, một tạp chí khác của Đức là Kolner Stadt-Anzeiger cũng đã đăng tải các thông tin khẳng định rằng các lực lượng phiến quân đã nhận được các loại xe tăng, thiết bị phóng tên lửa của Mỹ chuyển từ Lybia qua lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ sang Syria. Mỹ cũng hỗ trợ tài chính cho các lực lượng này thông qua Ả rập xê út, Qatar và Kuwait.

Ngoài ra, Mỹ cũng tác động đến Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Ả rập xê út và Israel gửi các chuyên gia quân sự của mình đến trợ giúp các lực lượng chống đối Chính phủ Syria.

http://infonet.vn/nha-bao-duc-boc-me-su-gi...post210944.info
langtubachkhoa
NÓNG: Máy bay chở hàng cứu trợ của Nga bị IS bắn trên bầu trời Hama
Báo cáo ban đầu cho biết không có binh sĩ nào của Nga trên tàu bay bị thương.
Một máy bay trực thăng MI-8 của Nga chở hàng cứu trợ nhân đạo đã bị IS bắn trên bầu trời tỉnh Hama, Syria, hôm thứ Bảy, trung tâm hòa giải Nga ở Syria cho biết.
Không có binh sĩ nào của Nga trên chuyến bay bị thương.
Phi hành đoàn cho biết đã phát hiện một tên lửa bắn đi từ hệ thống phòng không xách tay từ khu vực của IS và đã nỗ lực lái máy bay tránh nó.
“Không ai trong số những binh sĩ trên trực thăng bị thương. Nhờ vào độ cao bay, phát hiện tên lửa đúng lúc và sự khéo léo của phi hành đoàn, chiếc máy bay đã tránh được cuộc tấn công tên lửa,” trung tâm hòa giải cho biết.
“Các hệ thống này được cung cấp để hỗ trợ phần trên không cho các nhóm vũ trang ở ngoại ô Hama – những kẻ đang cố nắm quyền kiểm soát đường tới Aleppo và ngăn chặn quân chính phủ.”

IS sở hữu hai hệ thống phòng không từ ngày 6/10, được cho là chuyển từ Iraq tới.
http://vntinnhanh.vn/the-gioi/nong-may-bay...roi-hama-126500

Sputnik bình luận: Bây giờ, người Mĩ có quyền tuyên bố Nga đã phạm tội ác chiến tranh vì đã né 1 quả tên lửa


Tin do các bạn đưa lên:

Zakharova trả lời phỏng vấn

Nga nhận được tin rò rỉ, là Mỹ có thể dùng tên lửa hành trình để bắn phá các sân bay Syria. Nên phải đưa S-300 sang. Vì chẳng ai biết được, cái tên lửa ấy sẽ bay đi đâu, đôi khi chính người Mỹ cung chả biết.
https://russian.rt.com/article/324934-zahar...posle-utechek-o


Saudi ném bom giết hại 700 người ở Sa'ana yemen

Một ngày thắng lợi của quân chính phủ SAA
#Tỉnh Hama
Suốt từ sáng đến giờ SAA liên tục truy đuổi và giành thắng lợi tại Bắc Hama, sau khi tái chiếm làng Karah họ đang ào ạt xông tới Kubbariya - #Maan - Um Haritan
Hơn 63 tay súng Jund Al-Aqsa, Jabhat Fath Al-Sham,và Ajnad Al-Kavkaz đã tử trận, hàng trăm tay súng bị thương, 3 BMP và 2 tăng bị phá hủy
NGuyên nhân chính có thể do liên minh Jund Al-Aqsa, Jabhat Fath Al-Sham, và Ajnad Al-Kavkaz đang xuống tinh thần khi hậu phương bị Ahr Al Sham móc lốp và nhất là một tháng qua liên minh này đánh thuê cho bon chúng nhưng thay vì nhận tiền và cảm ơn thì lại lĩnh kẹo đồng

SAA cùng các đồng minh của mình, hôm 8-10 , đã giành quyền kiểm soát một loạt các làng và thị trấn ở bắc Hama
Theo Al - Masdar New, một phân đội SAA đã giải phóng 7 ngôi làng và thị trấn cùng các điểm cao quan trọng tại bắc Hama trong đó có điểm cao Ash Shaatu - một điểm cao quan trọng nhất ở vùng này, nó cản trở bước phát triển tiếp theo của quân đội Syria ở bắc Hama
Sau khi đánh chiếm hàng loạt làng và thị trấn, hiện SAA đang tiến gần đến sân bay

Cuộc chiến tranh giành lãnh thổ giữa Ahrar Ash Sham va Djund Al Aksa tại Idlib vẫn đang quyết liệt. Theo tin mới nhận, một loạt cac thủ lĩnh phe Djund Al Aksa đã bị bắt, trong khi có tin nói rằng nhóm này đã chiếm được hậu cứ của lực lượng Ahrar Ash Sham
Nhóm Djund Al Aksa là lực lượng chủ yếu ở Hama, tuyên bố rời khỏi cuộc chiến của các lực lượng nổi dậy ở tỉnh này. Trong khi đó Nhóm Dzeir Al Tahrir , Failak Ash Sham cùng 16 nhóm khác tuyên bố chiến tranh với Djund Al Aksa và gọi đây là một phần của IS

#Dara’a
FSA đã phải hủy bỏ một chiến dịch nhằm tái chiếm các khu vực căn cứ hoang, chốt Abu Kaser c, các nông trang Abu MadiTawil , Atisah và cắ đường cao tốc Dara'a - Damascus, lý do là khi vừa vào khu căn cứ hoang thì bị SAA phục kích tiêu diệt hai chỉ huy cao cấp là Abdallah Qassem và Rustum Kanakri cùng 10 hộ vệ, đồng thời bọn chúng còn mất một tăng và hai xe gắn súng làm nhiều tên khác bỏ mạng

#Jobar Vệ binh cộng hòa phát hiện một địa đạo dưới chốt kiểm soát gần nhà máy điện và họ bí mật cài IED, sau đó khoảng haichục tên Fath Al-Sham Front - Nusra định lợi dụng đêm tối tập kích đã vướng IED và ra đi không ngày trở lại

#Aleppo SAA đang tiền tới quận Manashir al-Breij sau khi giải phóng Awijah
Quận Bustan Al basha: SAA cho bọn phiến loạn 24 giờ để hạ vũ khí nếu không sẽ tiêu diệt tới cùng. Đêm và rạng sáng 8-10, sau 2 ngày giao tranh ác liệt. lực lượng VBCH đã làm chủ hoàn toàn khi Bustan Al Pasha sau khi đập tan sự kháng cự của lực lượng Harakat Nureddin Az Zinki"
Quận Sheik Sa'eed một số lượng lớn phiến quân đã bị bắt sống

Ở phía Nam VBCH được sự trợ giúp của Hezbolla sáng nay đã giành quyền kiểm soát khu quảng trường trung tâm của Sheih Saeed. Kết quả, các điểm quan trong tại đây đã rơi vào tay quân CP. Như vây SAA đã tiến đến điểm quan trọng và quyết định của chiến dịch giải phóng Aleppo.Trong khi giao tranh tại Sheih Saeed, một thủ lĩnh phiến quân Shama Aiman Al Ashtar, với nickname "Abu Abdo" bị tiêu diệt.
Phía nam và tây nam, SAA bắt đầu tấn công vào Rashidin, nằm không xa khu 1070.
Về phía bắc, toàn bộ vòng cung Al Awidze đã rơi vào tay quân CP sau 3 ngày giao tranh. Lữ đoàn VBCH 102 cũng lực lượng dân quân Palestin, hôm nay mở mặt trận mới vê phía tây Owidze, hồi 12h45 giờ Damascus, khu vực này đã thất thủ vào tay quân CP)



#Tây Ghouta thành trì của phiến quân Khan Al-Sheh đang bị xuyên thủng với việc bị mất quận asjid Al-Azim và hướng khác là Drushah và cao ốc Tahtouh , những đơn vị tinh nhuệ của sư 4 bộ binh cơ giới đang triển khai những bước tiến quân quả cảm và mạnh mẽ
langtubachkhoa
Xuất khẩu kem Vologda đến Trung Quốc và Việt Nam
Kem Vologda sẽ xuất khẩu sang Trung Quốc và Việt Nam.


Hợp đồng với hai nước đã được ký kết. Lô hàng sẽ bắt đầu xuất cảng trong thời gian tới. Hiện nay Xí nghiệp "Kem Vologda" sản xuất 1500 suất kem mỗi phút. Đó là kem eskimo, kem trái cây, nhiều món tráng miệng đông lạnh trong cốc, kem bánh và kem vỏ ốc, kem có nhân và kem sữa hoàn toàn — bao gồm 150 loại sản phẩm. Trong vòng 1 năm công ty "Kem Vologda " sản xuất 30.000 tấn món đồ ngọt được yêu thích này. Như trang web của chính quyền thành phố đưa tin, công ty "Kem Vologda " đang dẫn đầu về khối lượng xuất khẩu trong ngành công nghiệp này". Thị trường của công ty là các nước láng giềng. Kem Vologda được đánh giá cao cả ở Israel, và nó sẽ sớm xuất hiện ở Trung Quốc và Việt Nam.


Đọc thêm: https://vn.sputniknews.com/vietnam_russia/2...c-viet-nam.html


Chẳng lẽ mù quáng đến thế?

Nghị sĩ Quốc hội: những công dân Ukraina đang làm việc tại Nga nói chung đừng trở về nước
Đại biểu không đảng phái của Verkhovnaya Rada Vladimir Parasyuk nói rằng, những công dân Ukraina đang làm việc tại Nga,nói chung đừng trở về quê hương nữa.


"Điều đó là không đúng đắn. Cho dù họ có kiếm được bao nhiêu tiền ở đó đi chăng nữa, và gửi tiền về Ukraina thì tôi sẽ không chấp nhận vì một lý do đơn giản: chúng ta đã mất đi hàng chục người trong cuộc chiến chống kẻ thù này", — Parasyuk nói trong chương trình của kênh truyền hình "112 Ukraina". Theo ông, những người đến sống và làm việc ở Nga không cần trở về Ukraina nữa. "Tôi nhìn thẳng sự thật và tôi muốn nói rằng, chúng tôi luôn luôn hỏi ý kiến của họ, về việc" họ làm việc ở đó, ở Nga". Có ai cấm họ đến đó không? Được rồi, cứ đi đi, cầm cả đồ dùng theo.Và đừng có trở lại nữa"-, nghị sĩ tuyên bố.


Đọc thêm: https://vn.sputniknews.com/politics/2016100...da-ukraina.html


Tổng thống Putin nêu nguyên nhân thái độ tiêu cực của phương Tây đối với ông
Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi nỗi sợ hãi là nguyên nhân của thái độ thiếu hòa hảo đối với ông từ phía phương Tây.


"Nỗi sợ hãi", — ông Putin nói, khi trả lời câu hỏi của nhà báo Đức từ chương trình Das ist Putin (Đây là ông Putin) đặt ra với Tổng thống Nga trong chương trình" Ấn tượng người Nga mới " trên kênh NTV về lý do thái độ phủ định của phương Tây đối với ông. Nhà lãnh đạo Nga cũng nói rằng, "ông cần trở thành người mà nhân dân mong muốn nhìn thấy", Sputnik đưa tin.


Đọc thêm: https://vn.sputniknews.com/russia/20161008/...phuong-tay.html


Kudrin cho biết khi nào Nga có thể thoát khỏi xuất khẩu dầu mỏ
Nga sẽ có thể thoát khỏi phụ thuộc dầu mỏ trong 10-12 năm tới, khi xuất khẩu phi nhiên liệu sẽ vượt quá xuất khẩu nhiên liệu, người đứng đầu Quỹ "Trung tâm nghiên cứu chiến lược", cựu Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin cho biết.


"Một trong những thông số, mà tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ đạt được trong 10, có thể là 12 năm tới, đó là xuất khẩu phi dầu mỏ từ Nga sẽ vượt quá xuất khẩu nhiên liệu. Tôi nghĩ rằng điều đó là cần thiết." — ông Kudrin cho biết tại diễn đàn doanh nghiệp "Atlanta".

"Chỉ khi đó chúng ta mới có thể nói về việc thoát khỏi phụ thuộc dầu thô, về việc tạo ra sự ổn định lớn hơn trong chính sách tỷ giá hối đoái, về điều kiện cho doanh nghiệp và sự nhìn nhận về chúng ta trên thế giới," — ông nói thêm.

Cựu Bộ trưởng Tài chính cũng kêu gọi tạo ra các sản phẩm công nghệ của Nga mà mà bây giờ Liên bang Nga đang mua của phương Tây. "Chúng ta cần phải tiến hành sự đảo chiều ấy trong 10 đến 15-20 năm tới" — ông Kudrin cho biết.

Đọc thêm: https://vn.sputniknews.com/business/2016100...nga-dau-mo.html


langtubachkhoa
Năm 2016 Nga có thể thu hoạch hơn 116 triệu tấn ngũ cốc
Vụ thu hoạch các loại ngũ cốc ở Nga năm 2016 có thể vượt quá dự báo 116 triệu tấn, Bộ trưởng Nông nghiệp Alexander Tkachev nói với Sputnik.


"Các điều kiện thời tiết cho phép dự đoán rằng chúng tôi sẽ thu tới 116 triệu tấn, và có thể nhiều hơn," — ông Tkachev nói.
Trong năm 2015, Liên bang Nga đã thu hoạch 104, 8 triệu tấn ngũ cốc. Trong năm nông nghiệp 2015/2016 Nga đã xuất khẩu 33,8 triệu tấn. Trong năm nông nghiệp 2016/2017 theo ông Tkachev, Nga hy vọng sẽ xuất khẩu 40 triệu tấn ngũ cốc.

Hiện tại xuất khẩu ngũ cốc ít hơn năm ngoái, tuy nhiên, "tôi nghĩ rằng bước ngoặt sẽ diễn ra vào cuối tháng Mười một — đầu tháng Mười hai," bộ trưởng nói.

Đọc thêm: https://vn.sputniknews.com/business/2016100...-thu-hoach.html


Phải chăng Deutsche Bank đang trên bờ vực sụp đổ?
Deutsche Bank đang bị cuốn vào các vấn đề: hiện tại cả thế giới đưa đơn kiện ngân hàng này.


Lớn nhất trong số đó là đơn kiện từ Hoa Kỳ, và có thể chính phủ Đức sẽ phải can thiệp vào tình huống này ở cấp độ quốc gia. Liệu có thể nói rằng sắp xảy ra một cuộc chiến thương mại thực sự giữa Mỹ và EU hay không, hoặc đây chỉ là tranh chấp ngầm xung quanh Đối tác thương mại đầu tư xuyên Đại Tây Dương giữa Mỹ và EU (TTIP)? Chuyên gia tài chính Ernst Wolff cảnh báo về những hậu quả sẽ xảy ra đối với hệ thống tài chính toàn cầu.

P.V: — Ông Wolff, EU đang tìm cách thu lại hàng tỷ USD tiền thuế của Apple và có thể của Amazon và McDonalds. Đến lượt mình, Hoa Kỳ nộp đơn kiện đòi trả lại hàng tỷ USD tiền phạt Volkswagen và Deutsche Bank. Hai chuyện này có liên quan với nhau hay không?

Ernst Wolff: — Có lẽ là liên quan. Theo tôi, đây là cuộc đấu tranh giữa hai đối thủ cạnh tranh — các bên trao đổi những đòn tấn công dữ dội. Theo ý kiến ​​của tôi, tất cả những điều này xuất phát từ chính sách gây bất ổn toàn cầu mà Hoa Kỹ đang theo đuổi. Chính bản thân Mỹ cũng đang gặp các vấn đề riêng rất lớn — nợ chính phủ đã lên đến gần 20 nghìn tỷ USD, người dân ngày càng chán ghét giới tinh hoa chính trị trong nước. Đồng thời, trên vũ đài quốc tế Mỹ đang đánh mất tình trạng một cường quốc thế giới. Để đối phó với điều này, Mỹ tìm cách kiếm gây thiệt hại cho các đối tác của họ trên thị trường thế giới. Và tại thời điểm này, EU đang bị Mỹ tấn công.

P.V: — Nhưng EU từ trước tới nay là đối tác chính của Mỹ, thậm chí hiện nay đang tiến hành đàm phán về không gian kinh tế và đầu tư chung. Vậy chuyện đó có mâu thuẫn hay không?

Ernst Wolff: — Liên quan với TTIP, tôi sẽ không sử dụng từ "đàm phán". Chuyện này hoàn toàn không liên quan gì với dân chủ. TTIP có lợi cho ngành công nghiệp và trước hết là ngành công nghiệp tài chính của Mỹ. Và người Mỹ đang "thúc đẩy" dự án này, vì họ có ảnh hưởng lớn. Họ có dollar, vẫn là đồng tiền dự trữ số 1 của thế giới. Các chính trị gia Đức chỉ phê phán TTIP trong bối cảnh chiến dịch tranh cử nhằm mua chuộc cử tri. Tuy nhiên, rốt cuộc họ sẽ đầu hàng, và thỏa thuận TTIP sẽ được ký kết.

P.V: — Nhưng trên thực tế, chính Hoa Kỳ đã tạo ra hệ thống tài chính điên rồ này và cũng là thành viên lớn nhất của nó. Chẳng nhẽ bản thân họ không mạo hiểm khi gây áp lực đối với những cơ chế khổng lồ toàn cầu như Deutsche Bank?

Ernst Wolff: — Tất nhiên, Deutsche Bank là một trong những cầu thủ lớn trong "sòng bạc tài chính" toàn cầu. Nếu Deutsche Bank sụp đổ, toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu cũng sẽ sụp đổ theo. Điều đó lại một lần nữa cho thấy rằng Mỹ đang lâm vào tình thế tuyệt vọng. Tuy nhiên, cần phải suy nghĩ về lý do tại sao người Mỹ lại nhằm vào Deutsche Bank, và tại sao họ thực hiện điều đó chính vào thời điểm này. Theo tôi, mưu toan của họ là buộc chính phủ Đức can thiệp và quốc hữu hóa dù là một phần, hoặc toàn bộ Deutsche Bank. Đến lúc đó, tình hình chính trị ở Đức sẽ mất ổn định, bởi vì nhân dân nước này sẽ chống đối. Hơn nữa, Đức sẽ rơi vào tình thế bị EU cô lập, vì Đức từng phản đối mạnh mẽ việc giải cứu ngân hàng Italia. Cho nên, có thể nói về những tác động trực tiếp đối với EU và quốc gia mạnh nhất của nó là Đức.

Tuy nhiên, rốt cuộc thì Hoa Kỳ cũng sẽ gây thiệt hại lớn cho mình. Bởi vì nếu Deutsche Bank sụp đổ, "hiệu ứng domino" sẽ xảy ra: tiếp theo nhân hàng Đức sẽ là Credit Suisse, JP Morgan và toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu.


Đọc thêm: https://vn.sputniknews.com/business/2016100...ank-sup-do.html


Ý kiến: Ông Obama hăm dọa IOC và FIFA
Những quyết định lựa chọn thành phố đăng cai tổ chức thi đấu Thế vận hội của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) có dấu hiệu tham nhũng, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trong cuộc phỏng vấn với giới truyền thông của Hoa Kỳ.


Trong cuộc đàm đạo, nhà lãnh đạo Mỹ nhớ lại bối cảnh việc bình chọn thành phố tiến hành Thế vận hội năm 2016. Vào năm 2009, tại Copenhagen trong kỳ họp của IOC, Rio de Janeiro đã chiến thắng các thành phố đối thủ Madrid, Chicago và Tokyo trong cuộc đua giành quyền đăng cai Thế vận hội Olympic mùa hè năm 2016. Ông Obama đã bay tới Copenhagen để ủng hộ Chicago. "Mọi người đều nghĩ rằng, nếu tôi đến đó, thì chúng ta sẽ có cơ hội tốt để giành chiến thắng, vì vậy chuyến đi trong ngày này là có mục đích rõ ràng. Tôi nghĩ rằng, kết quả chúng ta biết được về các quyết định đã thông qua trong Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC), cũng như trong FIFA — chúng đã bị đánh tráo một chút", tạp chí New York Magazine trích dẫn lời ông Obama.

Nhà khoa học chính trị, chuyên gia về quan hệ Mỹ-Nga Victor Olevich cho rằng: tuyên bố của nhà lãnh đạo Mỹ là xa rời thực tế. Mỹ chỉ quen với việc luôn luôn giành chiến thắng ở mọi nơi và mọi lúc.

"Tổng thống đương thời của Hoa Kỳ thường xuyên viện đến những lời tuyên bố mà không chứa sự thật, và không chỉ trong thể thao mà còn trong các lĩnh vực chính trị và quan hệ quốc tế. Giới lãnh đạo Mỹ nói chung đều cho rằng, nếu Washington thua ở đâu đó trên đấu trường quốc tế, thì đó là kết quả của một số cơ cấu tham nhũng nào đó. Bởi vì, tất nhiên, đơn giản là Hoa Kỳ phải luôn chiến thắng và giành chiến thắng ở khắp mọi nơi",- ông Victor Olevich nói trên đài phát thanh Sputnik. Theo ý kiến ​​của nhà nghiên cứu chính trị, nỗi bực dọc của Tổng thống Obama về quyết định của IOC và FIFA xuất phát từ nhiều nguyên do khác. "Cách đây vài tháng, vấn đề loại đội tuyển quốc gia Nga khỏi Olympic ở Rio đã giải quyết xong. Và, như chúng ta vẫn nhớ, Cơ quan chống doping thế giới (WADA) đã dựa vào báo cáo của Richard McLaren để yêu cầu đội tuyển Nga không được tham gia Thế vận hội. Hóa ra tài liệu này là thiếu căn cứ. Chỉ một vài ngày trước khi IOC đưa ra quyết định, cả chiến dịch tuyên truyền chống Nga rộng rãi đã nổ ra trong các phương tiện truyền thông phương Tây. Nhưng việc cưỡng bách, ép buộc bỏ phiếu ủng hộ loại bỏ Nga khỏi Olympic đã không thành", Viktor Olevich nhận xét. Ông cho rằng, trong tuyên bố của nhà lãnh đạo Mỹ có chứa lời dọa dẫm nhất định.

"Về những đòn tấn công vào FIFA, chúng ta thấy rõ ví dụ về sự hăm dọa. Đó là, Hoa Kỳ thông qua các tổ chức thể thao quốc tế và các cơ quan liên đới đang cố gắng tiến hành một ý đồ rất đơn giản: nếu giả sử trong tương lai Mỹ không được bầu chọn khi họ đứng ra ứng cử, thì những người đứng đầu các cơ quan thể thao quốc tế có nguy cơ phải ra tòa. Trong trường hợp này, giới lãnh đạo Mỹ hy vọng rằng, những người chiến thắng sẽ không bị phán xét, và họ sẽ không bị kiện cáo gì nữa. Nhưng, như chúng ta đang thấy, Hoa Kỳ đang bị giảm ảnh hưởng trong trường chính trị quốc tế. Thế giới đang di chuyển theo hướng đa cực, và Mỹ sẽ không thể làm tất cả những gì họ muốn, và điều đó có nghĩa là Washington không thể định đoạt tương lai và địa điểm tiến hành các giải đấu quốc tế ",- nhà chính trị học kết luận.


Đọc thêm: https://vn.sputniknews.com/sport/20161007/2...a-ioc-fifa.html
langtubachkhoa
Thủ tướng Đức Merkel nói rằng, một vùng tự do thương mại giả thuyết với Nga sẽ ít gây tranh cãi hơn đàm phán TTIP với Mỹ. Hiện đang có lo sợ chất lượng của các sản phẩm thị trường chung EU sẽ bị xuống cấp bởi tràn ngập các mặt hàng giá rẻ với chất lượng nghèo nàn từ Mỹ

Merkel says hypothetical free trade zone with Russia would trigger less debate than TTIP
Sceptics fear that TTIP poses very serious risks to the European market
On the backdrop of skepticism about possible signing of a free trade zone agreement with the United States, known as the Transatlantic Trade and Investment Partnership, or TTIP, German Chancellor Angela Merkel said on Friday hypothetical negotiations on a free trade zone with Russia would trigger less debates.
However the TTIP poses certain risks to European farmers. Skeptics say the establishment of this free trade zone would entail quality degrading on the common market as European-made products would be squeezed out of the market by cheaper and poor-quality products from the United States.


More:
http://tass.com/world/904995



Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết của Pháp đưa ra, và các nước phương Tây cũng phủ quyết dự thảo nghị quyết của Nga đưa ra tại hội đồng bảo an LHQ trong đó Nga kêu gọi ngừng bắn và đưa nhóm khủng bố al-Nusra cùng với vũ khí của họ rời Aleppo (Nga, TQ, Ai Cập, Venezuela, ủng hộ. Angola và Uruguay bỏ phiếu trắng, còn lại 9 nước bao gồm cả Ukraine đã bỏ phiếu chống lại). Ngoại trưởng Nga giải thích rằng lập vùng cấm bay theo nghi quyết của Pháp thực chất là bảo vệ khủng bố Jabhat al-Nusra


Non-flight zone over Aleppo aims to cover up Jabhat al-Nusra — Russia’s foreign ministry
More:
(@click here)

Russia vetoes UN SC draft resolution on non-flight zone over Aleppo
More:
(@click here)

UN SC fails to approve Russia-drafted resolution on pullout of militants from Aleppo
More:
(@click here)


Nga, Hy Lạp bàn về hợp tác mở rộng đầu tư
Russia, Greece set to expand investment cooperation - diplomat
More:
(@click here)


Ngoại trưởng Nga nói Mỹ không có bằng chứng nghiêm túc để buộc tội Nga liên quan đến tấn công hacker, và thứ trưởng ngoại giao Nga nói Mỹ nên lưu ý đến các nước đồng minh của mình, khi các chính trị gia và media Tây Âu can thiệp lộ liễu vào bầu cử Mỹ
US has no serious proofs against Russia regarding hacker attacks - foreign ministry
Moscow calls on Washington to pay attention to allies
More:
(@click here)


Trước lời kêu gọi điều tra tội ác chiến tranh với Nga và Syria của ngoại trưởng Mỹ, Nga nói rằng Mỹ k dám tiến hành một cuộc điều tra không thiên vị tội ác chiến tranh của đồng minh của họ, Arap Saudi tại Yemen vì đó là đồng minh thân thiết và bạn hàng lên tới 750 tỷ USD vũ khí
Russian lawmaker doubts West wants to probe into war crimes in Yemen
The lawmaker claims that the Americans will not demand to investigate the air strike of the Saudi-led coalition because Riyadh may implement its threat to sell out U.S. assets worth $750 billion

More:
(@click here)
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.