Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iii (tiếp)
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26
Phó Thường Nhân
@ltbk,
Về Mỹ. Bài của LTBK đưa ở trên, ông tiến sĩ kinh tế VN nói rất đúng theo lề phải (tức là như báo chí phương Tây nhìn nhận nó), nhưng bây giờ thử phân tích theo lề trái xem sao.
Sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà bây giờ được gọi là kinh tế thị trường bao giờ cũng có khủng hoảng thường kỳ. Cái này thì từ thời khởi thuỷ của nó đã có. Như vậy khi kinh tế nó có khủng hoảng thì không phải là nó yếu đi, hay mạnh lên. Muốn biết cái khủng hoảng đó có tác động không thì phải nhìn vào cái cấu trúc tác động của nó.
Khủng hoảng hiện tại hay khủng hoảng thời ông Mác, về bản chất là không khác nhau, nhưng do cấu trúc cơ chế tài chính thế giới hiện tại, khác thời ông Mác mà kiểu khủng hoảng, cũng như cơ chế của nó khác. Nó khác cơ bản về vai trò của tiền tệ. Cho đến tận năm 1973, thì khối lượng tiền tệ được đo bằng vàng. Như vậy nước nào có dự trữ vàng lớn nhất, sẽ làm chủ nền tài chính thế giới. Khi có khủng hoảng, thì đống vàng này sẽ được phân bổ lại, có kẻ thắng người thua. Nó giống như một thứ trò chơi (game) mà tổng số lượng không thay đổi. Có thay đổi là kẻ nào nắm phần lớn nhất. Chứ tổng số thì không thay đổi. Điển hình nhất cho cái mô hình này là sự “chuyển giao quyền lực” giữa Tây ban Nha cho Hà lan, Anh thời cách mạng công nghiệp thế kỷ XVII. Lúc đó vàng Tây ban Nha cướp ở châu Mỹ bằng cách huỷ diệt người da đỏ đã trở thành tích luỹ ban đầu của Hà lan, dẫn tới việc nước này trở thành nước làm cách mạng tư sản đầu tiên. Gần đây hơn, là việc chuyển giao quyền lực từ Anh sang Mỹ sau đại chiến II. Vào thời điểm này, Mỹ chiếm tới 4/5 số vàng dự trữ, và đạt tới 70% tiềm lực công nghiệp thế giới (do chiến tranh khiến các đồng minh và đối thủ của Mỹ: Anh, Pháp, Đức, Nhật đều suy kiệt)
Hiện tại từ năm 1973, thì đồng đô la là đồng tiền dự trữ. Điều đó có nghĩa là Mỹ không cần làm kinh tế, vì nó có lỗ thì nó lại in tiền ra. Kết quả không có sự phân chia tiền tệ lại mà chỉ có tích luỹ một chiều. Mà gọi là tích luỹ cho oai, chứ cũng không phải là tích luỹ. Hay nói đúng hơn, các nước khác phải tích luỹ đô la, nhưng Mỹ thì không. Và muốn tích luỹ được đô thì phải bàn được hàng cho Mỹ, thì mới có đô. Kết quả Mỹ có thể tiêu thụ thả dàn, và phải bầy trò ra để tiêu thụ, để in tiền. Từ đó mà có subprime (tức là nợ xấu của Mỹ) dẫn đến khủng hoảng tài chính 2008. Cái Subprime xẩy ra thế nào ? Các ngân hàng Mỹ cho dân vay thả dàn để mua nhà, ngay cả người không có thu nhập, bởi vì nó rất cần tạo nợ, để tạo ra khối lượng tiền tệ trên thị trường. Cục nợ đó, các ngân hàng Mỹ lại chia nó thành các khoản ngân phiếu, đem bán trên toàn thế giới. Tài chính Mỹ không còn làm việc đầu tư nữa, mà là một kiểu chiếm đoạt, bán nước bọt lấy hàng. Và từ đó , việc tích luỹ tư bản không quan trọng bằng giữ vị thế chiến lược để bắt các nước phải dùng đô. Đồng tiền không còn có giá trị trao đổi mà là một sợi dây ràng buộc kiểu quan hệ Nghị Quế - Chị Dậu. Có điều Nghị Quế còn phải có ruộng, có đất. Chứ nghị Quế mới này (Mỹ ) thì không.
Chuyện gì xẩy ra nếu một nước nợ nhiều ? thì Mỹ sẽ bắt bán tài sản của nước đó. Đó là một kiểu mất nước không tiếng súng. Chuyện gì xẩy ra nếu một nước không có nợ, đây là trường hợp Nga, TQ, Ả rập Xa u đít. Trong trường hợp đó thì Mỹ sẽ gây sự (Nga, TQ) để ép có nợ, hay phải tiêu thụ hàng Mỹ , để Mỹ giữ tiền. Đây là trường hợp Ả rập Sa u đít. Tiền của nước này được dùng để mua vũ khí Mỹ (nhưng không vì thế mà vượt mặt được Israel) để chơi cho vui, đồng thời được dùng để đầu tư vào Mỹ và phương Tây (Petrodolars).
Chính vì thế mà Mỹ can thiệp khắp nơi, ngay cả với nhưng nước mà không có vấn đề. Và khi can thiệp, Mỹ sẽ giơ cao là cờ nhân quyền, mà Mỹ là người đặt chuân theo lợi ích của Mỹ, chứ không phải nhân quyền thật. Theo kiểu nếu kẻ nào làm lợi cho Mỹ thì đó là nhân quyền, ngược lại thì không. Chính Tổng Thiệu cũng phải nói, khi nào Mỹ không đồng ý thì Sài gòn sẽ có biểu tình. Chính quyền Thiệu được xếp hạng là bù nhìn mà còn thế. Cho nên không thể nói rằng Mỹ có thể là “đồng minh” bình thường. Mỹ có thể là đồng minh bình thường nếu nó là một nước bình thường. Nhưng vị trí của Mỹ hiện tại là một đế chế (Empire) nên không thể có.
Khả năng in tiền để tiêu kia, cũng có một yếu điểm. Đó là nó không phải là một dạng chủ nghĩa xã hội, và khi nói “nước Mỹ được lợi” cũng không có nghĩa tất cả được lợi mà phụ thuộc vào vị trí giai cấp. Sức mạnh kiểu Mỹ hiện tại, mang lại lợi ích chủ yếu cho tài phiệt và những người liên quan tới tài chính ngân hàng. Ngược lại công nhân hay chủ công nghiệp không được lợi. Thiệt hại nhất là công nhân Mỹ, còn chủ công nghiệp muốn lợi phải phi thân ra nước ngoài mở hãng (hay chi nhánh), điều này chỉ có lợi cho các tập đoàn lớn, có năng lực làm việc đó. Tiểu chủ và công nhân là tầng lớp người thiệt hại nhất.
Hiện tại ở Mỹ, hiện tượng TRUMP chính là biểu hiện của vấn đề này.
Vì không thể tăng lương cho công nhân, nên số tiền có thể in tự do kia chỉ có thể là dạng vay nợ. Chính vì thế ở Mỹ vay nợ là cách thức chủ yếu để có sức tiêu thụ. Một người Mỹ tốt là một người Mỹ vay nợ nhiều, nhưng luôn có khả năng chi trả, nợ càng lâu càng tốt. Cái khả năng chi trả này lại phụ thuộc vào sức cạnh tranh nội tại của kinh tế Mỹ. Chính vì thế dư luận Mỹ luôn nghiêng ngả giữa bảo hộ mậu dịch (để có tiềm năng chi trả) và bành trướng ra nước ngoài. Nhưng su hướng bành trướng là chính, vì tài phiệt là ông chủ thật sự của nước Mỹ.
Phó Thường Nhân
Để bổ xung tiếp về nước Mỹ ở trên, tôi tiếp ở đây một số điều thú vị.
1- Nói về nợ. Mỹ có lẽ là nước duy nhất mà cá nhân có quyền vỡ nợ. Cách đây mấy năm, hình như Pháp cũng cải cách luật theo chiều đó. Nhưng tôi không rõ. Việc cho phép vỡ nợ cá nhân là điều bổ xung cho việc “một người Mỹ tốt là một con nợ”, mà tôi nói ở trên, cái điều tưởng như nhỏ nhoi ấy nói lên bản chất đồng đô la, là số lượng tiền nợ trung chuyển trên thị trường. Vì thế không bao giờ có chuyện hết nợ, dù là doanh nghiệp, cá nhân hay nhà nước.
Ở các nước khác thì sao. Ví dụ Pháp, với cá nhân từng người, nợ có tính kế thừa, được kế thừa như tài sản. Đời bố mẹ không trả được thì con cái cháu chắt phải trả, chứ không có chuyện vỡ nợ. Vỡ nợ cũng có nghĩa là toàn bộ tài sản sẽ được hệ thống ngân hàng thu lại. Vì thế nếu ai đó có gặp một người Mỹ, thì đừng ngạc nhiên về nhà cửa, xe cộ, tài sản ..nhìn thấy,rồi vội vàng GATO, rồi ao ước như Mỹ, mà nên tìm hiểu họ nợ bao nhiêu, khả năng chi trả thế nào. Vì về bản chất họ là chị Dậu cho hệ thống ngân hàng (tức là tài phiệt Mỹ).
Điều này được đẩy lên ở mức độ rất cao. Đó là cái nghịch lý ở Mỹ, nếu chưa bao giờ vay nợ..thì rất khó đi vay chứ không phải đó là điều lợi thế. Vì sao ? vì do cách đánh giá kiểu công nghiệp hoá, máy móc, nếu chưa nợ bao giờ thì sao nó biết khả năng trả nợ. Cho nên đã là người Mỹ tốt thì phải vay nợ.
2- Hiện tại thị trường tài chính là thị trường đầu tiên được toàn cầu hoá tổng thể. Vì thế một chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Mỹ cũng có thể được ngân hàng trung ương Mỹ “cho đô la”. Nhưng đồng đô la là sở hữu của nước Mỹ và vì thế nó đã xẩy ra chuyện như với ngân hàng BNP Pháp. Ngân hàng này đã bị chính phủ Mỹ phạt do vi phạm cấm vận của Mỹ với Cuba. Cái cơ chế câu chuyện thế nào ? Nó bắt đầu bằng việc chi nhánh BNP ở Mỹ hoạt động như một ngân hàng thương mại nên được FED bơm tiền cho. Tiền đó BNP hoán đổi rồi tiến hành quan hệ ngoại thương với Cuba. Và Mỹ đã bắt chẹt bởi vì Mỹ cấm vận với Cuba, và đồng đô là sở hữu của Mỹ. Cái câu chuyện này đã hé lộ bước cao hơn của việc đồng đô là đồng tiền dự trữ, đó là việc quốc tế hoá luật pháp nội địa Mỹ. Cũng chính vì thế, để “gây sự” với một nước khác thì việc đầu tiên Mỹ làm là embago.
3- Điều này cũng nói lên được tại sao Mỹ phong toả Nga, thì nước này có vấn đề về vốn đầu tư. Và mặc dù Nga đã có một số tiền dự trữ 600 tỉ đô cũng không thể ăn thua trong cuộc chiến tài chính ngấm ngầm, vì sao ? vì Nga chỉ có 600 tỉ, còn Mỹ thì nó in bao nhiêu chẳng được. Để có 600 tỉ đô, Nga phải bán dầu mòn mỏi mới có. Để có 600 tỉ, Mỹ cho chạy máy in. Cuộc đấu làm sao mà cân sức. Ngay cả TQ có 3000 tỉ cũng không là gì. Bằng chứng ? nhiệm kỳ 2 của Obama, do chính sách quantitative easing (tức là in tiền nặng tay) mà Mỹ đã đưa thêm 1800 tỉ ra thị trường thế giới. Băng một nửa số TQ cửu vạn tích góp được.
Cái chính sách quantitative easing này của Mỹ còn khiến tôi biết được một nạn nhân của nó ở Pháp, đó là người bạn học cũ với tôi. Câu chuyện thế này. Hãng người bạn tôi làm, đã bị một quỹ tài chính Mỹ mua lại. Khi có chính sách tài chính ở trên, cái quỹ này đã vay tiền với lãi xuất thấp để trả cho cổ động viên như là tiền đầu tư có lãi, là lợi nhuận. Cái cục nợ này nó phân ra cho các chi nhánh hay công ti mà nó mua trên toàn thế giới (trong đó có công ti bạn tôi làm) để trả nợ. Kết quả dẫn tới đuổi việc. Vấn đề ở đây không phải chỉ vấn đề đuổi việc người lao động, vì đuổi việc có thể là biện pháp không thể tránh khỏi để cải tổ một doanh nghiệp. Điều đáng nói là việc “đuổi việc ngu”, tức là việc đuổi việc này không dẫn tới việc doanh nghiệp kia vực dậy được, mà lại làm nó chết nhanh hơn, nhưng nó đâu có cần. Những quỹ tài chính kiểu này Mỹ có rất nhiều, và vẫn được gọi là “quỹ chim ăn xác người” (Fondation Vautour).
Để so sánh với cách thức cổ điển, thì thế này. Bình thường một hãng vay tiền để đầu tư, đầu tư có lãi thì mới có lợi nhuận. Cách kinh doanh kiểu mới này cũng quái đản như kiểu “kinh tế tượng đài” ở VN mà tôi đã từng nói.
langtubachkhoa
Càng ngày nội chiến ở Thổ càng lộ rõ. PKK đăng video bắn hạ máy bay hiện đại của Thổ Cobra bằng tên lửa Igla cổ lỗ của Liên Xô lúc trước. Còn Thổ tuyên bố "lõi kỹ thuật". Thổ nói phương Tây bỏ rơi họ trong cuộc chiến với IS, nhưng đúng ra thì phải thay từ IS bằng PKK

Chiến binh người Kurd thuộc PKK bắn hạ máy bay trực thăng Thổ Nhĩ Kỳ
VietTimes -- Một video mới được công bố bởi GerillaTV, quay cận cảnh một chiến binh dân quân người Kurd (Đảog Lao động người Kurd - PKK) đã hạ chiếc trực thăng tấn công "AH-1W" Cobra của Thổ Nhĩ Kỳ, sử dụng MANPAD "9K38 Igla".
http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ten...nhi-ky-3308358/
http://viettimes.vn/quoc-phong/tin-tuc/vid...i-ky-56059.html

"
Bác Phó, nếu nước Mỹ mà k có đồng USD làm chủ trong thương mại quốc tế, thì lúc đó cái "huyền thoại kinh tế" của Mỹ sẽ lộ ra sự thật, và Mỹ sẽ thành con nợ thực sự. Và muốn USD được làm chủ thì Mỹ phải có được ưu thế quân sự tuyệt đối, phải bắt được các nước bán dầu mỏ, tài nguyên bằng USD (hai cái này liên hệ chặt với nhau), va như thế thì hiển nhiên Nga là kẻ thù của Mỹ rồi
langtubachkhoa
Ả Rập Xê Út thách đố Mỹ công cố tài liệu mật vụ khủng bố 11/09/2001
Riyad tuyên bố sẵn sàng chờ Washington công bố báo cáo vụ khủng bố giết chết 3000 nạn nhân để không còn bị áp lực nữa


Liệu Hoa Kỳ có dám công bố bản báo cáo mật 28 trang về loạt khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 mà Ả Rập Xê Út chiếm vị trí trung tâm? Gần đây, Ngoại trưởng Mỹ đã đề cập đến hồ sơ nhạy cảm này với đồng sự Ả Rập Xê Út, RFI đưa tin.
Riyad tuyên bố sẵn sàng chờ Washington công bố báo cáo vụ khủng bố giết chết 3000 nạn nhân để không còn bị áp lực nữa.
Theo RFI, khả năng bản báo cáo tối mật này được công bố vào tháng 6/2016 có thể tác hại như một quả bom, 15 năm sau loạt khủng bố 11 tháng 9 mà 15 thủ phạm là công dân Ả Rập Xê Út đã tiến hành khủng bố trên đất Mỹ.
Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út, Adel al Jubeir tuyên bố thẳng thừng với đồng nhiệm Hoa Kỳ John Kerry: Cứ bốn hay năm năm một lần, vấn đề này lại được lôi ra như thanh gươm treo lơ lửng trên đầu chúng tôi. Vậy thì Mỹ cứ công bố bản báo cáo mật đó đi.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út gây ngạc nhiên vì cách nay một tháng, nhân chuyến công du của tổng thống Barack Obama, Riyad còn cảm thấy bất lợi khi hay tin Hoa Kỳ chuẩn bị một dự luật theo quy trách nhiệm cho Ả Rập Xê Út trong vụ công dân của mình gây khủng bố tại Mỹ. Dự luật này cho phép thân nhân của 3.000 nạn nhân vụ khủng bố 11 tháng 9 năm 2001, đòi vương quốc dầu hòa vùng Vịnh bồi thường.
Lúc đó, chính quyền Riyad đã đe dọa Hoa Kỳ là sẽ trả đũa về mặt kinh tế, bán đi các công trái phiếu của Mỹ. Hiện tại xứ dầu hỏa này đang nắm giữ 750 tỷ đô la trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ.
Nếu đúng như lời Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út tuyên bố là không có bằng cớ nào buộc tội Ả Rập Xê Út, thì tại sao bản báo cáo dày 28 trang của Ủy ban điều tra 11 tháng 9, được cất kỹ trong tủ sắt của Quốc hội Mỹ suốt 15 năm nay mà chưa bao giờ được phổ biến?


http://bizlive.vn/the-gioi/a-rap-xe-ut-tha...01-1721273.html



Thêm 3 công ty dầu Mỹ phá sản, giá dầu 45 USD/thùng vẫn không thể cứu vãn tình hình
Ngay từ đầu năm 2015, 130 công ty dầu khí Bắc Mỹ và công ty dịch vụ đã phải tuyên bố phá sản với khoản nợ tổng cộng lên tới 44 tỷ USD. Tuần vừa qua, Chaparral Energy, Penn Virginia và Linn Energy cuối cùng cũng đã tuyên bố phá sản với khoản nợ tổng cộng là hơn 11 tỷ USD.


3 vụ phá sản vừa qua cho thấy giá dầu 45 USD/thùng vẫn chưa đủ để cứu các công ty năng lượng thoát khỏi bờ vực phá sản.

Ngay từ đầu năm 2015, 130 công ty dầu khí Bắc Mỹ và công ty dịch vụ đã phải tuyên bố phá sản với khoản nợ tổng cộng lên tới 44 tỷ USD. Thông tin được cung cấp từ công ty luật Haynes & Boone. Danh sách phá sản lúc đó vẫn chưa bao gồm Chaparral Energy, Penn Virginia và Linn Energy.

Tuần vừa qua, 3 công ty này cuối cùng đã tuyên bố phá sản với khoản nợ tổng cộng là hơn 11 tỷ USD.

Ít nhất 4 công ty dầu khí khác cũng đang cận kề bờ vực phá sản trong đó có Breitburn Energy và SandRidge Energy.

Số vụ phá sản ngày càng gia tăng do các công ty này đều mất thanh khoản nhưng không thể tăng vốn. Nhiều công ty phải rút lui khỏi thị trường nợ lãi cao, ngân hàng cắt dòng tín dụng và hoạt động bán tài sản chậm lại.

“Tôi không cho rằng mô hình thăm dò và khai thác (E&P) ở Bắc Mỹ hoạt động nhằm mục đích kinh tế cho dù giá dầu có lên tới 80-100 USD/thùng”. Jim Chanos – giám đốc sáng lập Kynikos Associates trao đổi với Bloomberg ngày 12/5 nhận định “Với giá 45 USD/thùng như hiện nay, chắc chắn là không có lợi nhuận".

Một vài công ty đang vật lộn với khoản nợ khổng lồ. Trong báo cáo tài chính hàng năm của SandRidge Energy, với khoản nợ 4,13 tỷ USD, đơn vị kiểm toán đã nâng mức độ cảnh báo về khả năng phá sản. SandRidge đã trì hoãn công bố kết quả báo cáo quý I, biện hộ rằng họ đang tiến hành trao đổi với phía cho vay về hợp đồng tái cấu trúc toàn diện. Breitburn nợ 3 tỷ USD đã không có khả năng trả lãi tháng 4 và đang trong thời gian đàm phán với chủ nợ.

W&T Offshore nợ gần 1,5 tỷ USD và đã vay quá hạn mức tín dụng – đã bị giảm từ 350 triệu USD xuống còn 150 triệu USD trong tháng 3. Công ty cho biết sẽ trả nợ 3 tháng 1 lần. Công ty dầu khí Connacher đang trong quá trình chuẩn bị nộp hồ sơ phá sản do phía này tiếp tục tìm cách hạn chế vỡ nợ.

Subash Chandra – chuyên gia phân tích tại Guggenheim Securities New York nhận định, khả năng giá dầu 45 USD/thùng có thể không giúp được gì các công ty năng lượng gặp khó khăn, một số nhà sản xuất vẫn có thể thu được lợi nhuận nếu giá dầu ở mức 50 USD/thùng, trong đó có công ty đá phiến Bakken ở Bắc Dakota, Permian ở Texas, dự án Scoop and Stack ở Oklahoma.

Với mức giá 35 USD/thùng, các công ty hoạt động tốt nhất cũng chỉ đủ chi phí khoan đào. Các chi phí khác như chi phí quản lý, lương, thuế, và lãi suất tốn thêm 10-15 USD/thùng. Spencer Cutter – chuyên gia phân tích tín dụng tại Bloomberg Intelligence nhận định.

“Tóm lại là 45 USD không làm nên trò trống gì cả", Cutter cho biết

“Bất cứ công ty nào bị phá sản ở mức 30 USD/thùng thì vẫn sẽ phá sản ở mức 45 USD/thùng. Giá dầu cần phải được duy trì ở mức 60-65 USD/thùng thì các công ty mới có lợi nhuận quay vòng thực".




http://bizlive.vn/the-gioi/them-3-cong-ty-...nh-1720293.html





Robot chiến đấu siêu nhỏ: Cuộc cạnh tranh giữa Nga và Israel
(Video) - Nga và Israel đang tạo ra cuộc đua trong lĩnh vực robot chiến đấu siêu nhỏ khi đồng loạt cho ra đời những sản phẩm độc đáo của mình.

Robot chiến đấu siêu nhỏ


Nhà sản xuất General Robotics của Israel vừa công bố loại robot di động sử dụng bánh xích có tên gọi Dogo, được trang bị súng lục Glock-26 9mm. Với khối lượng chỉ 12 kg, Dogo hiện là robot cỡ nhỏ (compact) đầu tiên trên thế giới được gắn vũ khí.

Robot Dogo nhỏ bé này được trang bị 14 viên đạn, trong khi đó sức chứa tiêu chuẩn của súng lục Glock-26 là 10 viên/hộp tiếp đạn. Đại diện công ty General Robotics cho biết, robot thế hệ mới này có thể được sử dụng trong cận chiến, cũng như các hoạt động chống khủng bố.
Khả năng vũ trang của Dogo không chỉ bó gọn trong súng ngắn. Nó được thiết kế để mang theo bình xịt hơi cay, lựu đạn khói, lựu đạn gây choáng và một số vũ khí không gây chết người khác nữa.

Đặc biệt, robot cũng có hệ thống phát hiện chướng ngại vật và tự động tính toán đường đi tối ưu để tránh. Ví dụ, khi gặp cầu thang, Dogo sẽ tự động chuyển sang chế độ di chuyển tối ưu cho leo cầu thang mà không cần tới can thiệp bổ sung từ người điều khiển.

Pin tích hợp cho phép Dogo hoạt động liên tục trong 4 giờ. Hệ thống truyền video và âm thanh bao gồm sáu máy ảnh có độ phân giải cao, cung cấp tầm nhìn toàn diện đến bảng điều khiển của trắc thủ theo thời gian thực, giúp người điều khiển nắm bắt được tình hình trận chiến từ khoảng cách an toàn. Ngoài ra, buồng chứa súng cũng được trang bị 2 camera để trắc thủ ngắm bắn.

General Robotics tiết lộ, hiện tại, dự án Dogo vẫn đang trong quá trình được hoàn thiện. Theo kế hoạch, Dogo sẽ có buổi trình diễn đầu tiên trước công chúng tại triển lãm Eurosatory ở Paris vào tháng Sáu tới đây.

Đối thủ cạnh tranh

Dù có kích thước lớn hơn Dogo nhưng robot chiến đấu RS1A3 Mini Rex của Nga được đánh giá có nhiều ưu điểm hơn so với robot của Israel và tạo nên thế lực đáng sợ trong lĩnh vực robot chiến đấu cỡ nhỏ.

Được biết, robot RS1A3 Mini Rex là sản phẩm của hãng KB Integrated Systems (KBIS), Nga. Robot này có thể sử dụng trong các nhiệm cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ hỏa lực cho cảnh sát hay khi tác chiến trong đô thị.

Theo thông tin được công bố trên trang web của nhà sản xuất RS1A3 Mini Rex chỉ năng có 23 kg và và mang súng cỡ nòng 7.62x39 mm. RS1A3 Mini Rex có chiều dài 200 mm trong phiên bản súng tiểu liên và 400mm trong trường hợp là súng bắn tỉa.

Loại súng trang bị trên robot có thể bắn đạn gây chết người hoặc không. Robot mới cũng mang theo một máy quét laser, mỗi lần sạc robot có thể hoạt động từ 4-15 giờ.

Cũng như nhiều vũ khí Nga, robot này có thể hoạt động trong hầu hết cả các môi trường kể các tuyết và nhiều bụi. Loại robot mới có một cánh tay giúp nó thám sát được một chiếc xe nghi ngờ hay nhìn xuyên qua cửa sổ một ngôi nhà khi tác chiến trong đô thị.

Robot này có 2 hai chế động hoạt động là tự động hoặc bán tự động (có người giám sát). Dự kiến robot mới có thể được trang bị có các lực lượng đặc biệt Nga vào thời gian tới.
http://baodatviet.vn/video/robot-chien-dau...israel-3308455/
langtubachkhoa
Bloomberg nhận định nền kinh tế Nga đang khởi động tái cơ cấu qui mô lớn
Nền kinh tế Nga đang trải qua những thay đổi lớn nhất trong 15 năm qua. Bloomberg viết hôm thứ Tư, 18/05.

Việc thị trường dầu mỏ sụp đổ đã dẫn tới sự khôi phục một loạt ngành công nghiệp ở Nga.

"Những tay lái tăng trưởng mới đã xuất hiện. Đó là nông nghiệp, các ngành công nghiệp hóa chất và thực phẩm, du lịch trong nước, "- Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga Maxim Oleshkin nói với hãng tin.

Bloomberg nhận định rằng, đợt suy thoái dài nhất trong 20 năm qua ở Nga có thể sẽ kết thúc trong quý III năm 2016. Lạm phát giảm xuống mức trung bình 7,3%/năm, rời khỏi mức tối đa trong 13 năm qua 16,9% (vào hồi tháng Ba năm ngoái). Sự đóng góp của nông nghiệp vào GDP tăng 4,4% — là chỉ số lớn nhất kể từ năm 2003, Bloomberg ghi nhận.

Môi trường đầu tư vẫn còn là một điểm khó giải quyết nhất trong nền kinh tế Nga. Mặc dù vậy, đã có một số tiến bộ trong lĩnh vực này. Trong bảng xếp hạng Doing Business của Ngân hàng Thế giới, Nga đã được đẩy lên hàng thứ 51.
Ngày 17 tháng Năm, Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov tuyên bố rằng, nền kinh tế của Nga đã thích nghi với tình hình kinh tế thế giới hiện nay.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/opinion/20160518...l#ixzz493CNsy88




Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland tiết lộ chi tiết đàm phán tại Moskva
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland khẳng định rằng ngày hôm qua bà đã gặp trợ lý tổng thống Nga Vladislav Surkov tại Moskva và gọi tham vấn này mang tính xây dựng.

"Hôm qua chúng tôi đào sâu tất cả các khía cạnh của cuộc đàm phán Minsk, chúng tôi sẽ có thể tăng cường an ninh, cải thiện khả năng tiếp cận của OSCE như thế nào để di chuyển về phía trước trong các cam kết chính trị, bao gồm việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử tại Donbass", — bà Nuland cho biết.

Theo đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, Washington muốn xung đột ở đông Ukraine được giải quyết càng nhanh càng tốt. Bà Nuland cũng cho biết rằng việc thực hiện các thỏa thuận có tác động tích cực đến mối quan hệ giữa Mỹ và Nga.

Bà Nuland cũng cho biết đã gặp Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Các nhà ngoại giao đã thảo luận các vấn đề quan hệ song phương.

"Tôi về nhà sau một vòng đàm phán mang tính xây dựng. Điều rất quan trọng là duy trì cuộc đối thoại, cố gắng giải quyết các vấn đề với nhau", — nhà ngoại giao tổng kết kết quả chuyến thăm của mình tới Moskva.

Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/politics/2016051...l#ixzz493CzxrcQ
langtubachkhoa
Có bài viết nói về ngành hàng không Ukraine tan rã sau khi giải thể Antonov

Từ trước đến nay, các hãng chế tạo máy bay Ukraine đều sản xuất máy bay và các linh kiện hoặc sửa chữa, bảo dưỡng máy bay cho khách hàng chính là Nga. Khi Kiev cắt đứt hợp tác quốc phòng với Moscow thì ngành công nghiệp hàng không nước này coi như “đã chết”.
Nga ngừng sản xuất An-140 do Ukraine cấm vận


Vừa qua, truyền thông Nga dẫn nguồn tin từ giới chức công nghiệp quốc phòng nước này cho biết rằng, Moscow đang có ý định thực sự nghiêm túc về tiếp nhận quyền sản xuất loại máy bay vận tải dưới thời Liên Xô cũ của hãng Antonov - Ukraine.

Tờ Kommersant cho biết, tại cuộc họp của các bộ ngành với Tổng thống Vladimir Putin, Bộ trưởng Công Thương Nga Denis Manturov đã trình bày với Tổng thống Putin bốn phương án thực hiện kế hoạch chế tạo máy bay vận tải tầm gần của Nga.

Ông Manturov cho biết, một trong số các phương án đó là mua giấy sản xuất máy bay An-140 của Antonov với chương trình nội địa hóa toàn diện. Nếu được chấp thuận, cơ quan của ông đã sẵn sàng thảo luận với Ukraine về việc mua lại giấy phép sản xuất máy bay An-140.

Máy bay phản lực cánh quạt, hoạt động trong phạm vi tầm gần đến tầm trung An-140 được Văn phòng thiết kế hàng không nhà nước Antonov của Liên Xô (trước đây đặt tại Ukraine.) bắt đầu nghiên cứu, phát triển trong giai đoạn thập niên 80 của thế kỷ trước.

Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, Văn phòng thiết kế nhà nước Antonov chính thức thuộc quyền quản lý của Ukraine và nước này bắt đầu sản xuất An-140 trong giai đoạn những năm 1993-1999. Sau đó, kể từ năm 2001, An-140 vươn ra nước ngoài với việc được sản xuất tại nhà máy ở Iran.

Tháng 5-1993, Nga và Ukraine ký Hiệp định liên chính phủ về hợp tác kỹ thuật-quân sự, theo đó hai bên thỏa thuận duy trì và phát triển hợp tác trong chế tạo và sản xuất các loại hàng hóa quân sự để cung cấp cho nhau, đồng thời cung cấp lẫn nhau các dịch vụ liên quan.

Từ năm 2005, nhà máy Aviacor ở Samara của Nga cũng bắt đầu tham gia vào chương trình sản xuất.

Tuy nhiên, sau biến cố chính trị trên Quảng trường Độc Lập ở thủ đô Kiev tháng 2-2014, Quan hệ Nga-Ukraine càng trở nên căng thẳng sau khi cuộc nội chiến ở nước này bùng phát ở vùng Donbass, dẫn đến việc 2 Nhà nước tự xưng là Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR).

Chính quyền Kiev đã quyết định chấm dứt thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Moscow. Aviacor buộc phải rút lui khỏi việc sản xuất An-140 do Ukraine cắt đứt hợp tác kỹ thuật quân sự, dẫn đến các doanh nghiệp Ukraine không thể xuất linh kiện sang Nga.

Aviacor buộc phải đình chỉ sản xuất An-140 do thiếu các bộ phận cấu thành, được sản xuất từ 34 nhà máy cung cấp phụ tùng, thiết bị của Ukraine. Trong một khoảng thời gian ngắn, Nga không có cách nào thay thế được những linh kiện do các nhà máy Ukraine sản xuất.

Tuy nhiên cơ hội cho Nga để sản xuất An-140 và có thể là một số loại khác đã đến khi Ukraine giải thể Tập đoàn chế tạo máy bay Antonov - cha đẻ của An-140 và một số loại máy bay dòng An.

Tuy nhiên, việc Antonov giải thể cũng để lại một di sản khổng lồ nhiều giấy phép sản xuất các loại máy bay siêu khủng, ví dụ như An-225 Mriya, An-124 Ruslan, An-70 hay An-140 - những loại máy bay mà cơ bản Ukraine cũng không còn sản xuất.

Ngay từ trước khi Antonov giải thể, Điện Kremlin đã dùng chính sách ưu đãi để thu hút các nhân tài trong ngành sản xuất hàng không Ukraine. Hiện nay, Moscow càng có điều kiện để hút sạch chất xám từ Ukraine, khiến các doanh nghiệp Nga đủ khả năng tiếp tục chế tạo các loại máy bay này.

Hiện cũng chỉ có Nga là người sử dụng chính của các loại máy bay thuộc Liên Xô cũ, nếu Kiev không bán cho Moscow thì cũng không thể bán cho ai được. Do đó, sự giải thể của Antonov là cơ hội cho các hãng chế tạo máy bay Nga nuốt chửng ngành hàng không Ukraine.

Cơ hội cho Nga khi Hãng chế tạo máy bay Antonov bị giải thể
Tuy nhiên, vào cuối tháng 1 vừa qua, Chính phủ Ukraine đã thông qua nghị quyết về việc giải thể tập đoàn chế tạo máy bay Antonov do thiếu kinh phí, thiếu thành viên. Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2015, ba xí nghiệp thành viên đã tách ra khỏi Antonov.

Sau khi giải thể, toàn bộ tài sản của Antonov được chuyển giao cho Tập đoàn Nhà nước Ukroboronprom. Việc hãng sản xuất hàng không lẫy lừng thời Liên Xô cũ bị xóa tên hiệu để lại nỗi tiếc thương cho không chỉ người dân Nga, Ukraine mà còn trên toàn thế giới.

Việc Antonov bị giải thể không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là sự sụp đổ của một công ty chế tạo hàng không lẫy lừng của Liên Xô và trên toàn thế giới mà nó cũng là hồi chuông báo động sự sụp đổ của ngành chế tạo hàng không và rộng hơn là cả nền công nghiệp quốc phòng Ukraine - vốn trước đây thuộc loại hàng đầu thế giới.

Ngành chế tạo hàng không nói chung và máy bay vận tải quân sự nói riêng là một trong những thế mạnh trước đây của Ukraine, nhưng hoạt động của tập đoàn chế tạo máy bay Antonnov phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật và nhu cầu của Nga cùng với mối quan hệ chính trị giữa hai bên.

Việc coi lĩnh vực chế tạo hàng không của Ukraine là lĩnh vực độc lập chỉ là khái niệm mang tính ước lệ, bởi trong thực tế, Nga mới là người quyết định đến sự phát triển của nó, bởi chỉ một vài dự án nhỏ là Kiev có thể độc lập phát triển mà không cần tới sự trợ giúp của Moscow.


Từ trước đến nay, các hãng chế tạo máy bay Ukraine đều sản xuất máy bay và các linh kiện hoặc sửa chữa, bảo dưỡng máy bay cho khách hàng chính là Nga. Khi Kiev cắt đứt hợp tác quốc phòng với Moscow thì ngành công nghiệp hàng không nước này coi như “đã chết”.

Tuy nhiên, việc Antonov giải thể cũng để lại một di sản khổng lồ nhiều giấy phép sản xuất các loại máy bay siêu khủng, ví dụ như An-225 Mriya, An-124 Ruslan, An-70 hay An-140 - những loại máy bay mà cơ bản Ukraine cũng không còn sản xuất.

Ngay từ trước khi Antonov giải thể, Điện Kremlin đã dùng chính sách ưu đãi để thu hút các nhân tài trong ngành sản xuất hàng không Ukraine. Hiện nay, Moscow càng có điều kiện để hút sạch chất xám từ Ukraine, khiến các doanh nghiệp Nga đủ khả năng tiếp tục chế tạo các loại máy bay này.

Hiện cũng chỉ có Nga là người sử dụng chính của các loại máy bay thuộc Liên Xô cũ, nếu Kiev không bán cho Moscow thì cũng không thể bán cho ai được. Do đó, sự giải thể của Antonov là cơ hội cho các hãng chế tạo máy bay Nga nuốt chửng ngành hàng không Ukraine.


http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-...kraine-3308963/
(@click here)


Có bạn Quang Trung viết bài bình luận phía dưới khá ngộ nghĩnh như sau
QUANG TRUNG 17:30 NGÀY 21/05/2016

Chỉ những người đã từng làm việc về lĩnh vực kỹ thuật với cả Nga và Ucraina mới hiểu được là nếu rời Nga thì Ucraina không thể làm được việc gì. Nghe rất vô lý nhưng lại là sự thật chua sót. Tại sao vậy? Không phải riêng Ucraina đâu, mà tất cả các nước Cộng hoà thuộc Liên Xô cũ tách ra độc lập và 1 số nhập vào EU đều vậy. Khi Stalin lên lãnh đạo Liên Xô và đặc biệt trong chiến tranh chống Phát Xít, ông đã có sắc lệnh cấm chuyển các nghiên cứu khoa học và sản xuất công nghiệp mang tính chất sống còn (công nghệ nguồn) ra khỏi nước Nga. Từ đó thành nếp mà các lãnh đạo sau vẫn duy trì như vậy. Ucraina còn là khá nhất là nhờ có giai đoạn Khơ rút xốp là người đứng đầu Liên Xô đã tự thay đổi đưa một số viện nghiên cứu, nhà máy về cho Ucraina và cả Cream nữa. Thế nhưng khi Khơ Rút Xốp bị hạ bệ thì cũng dừng việc chuyển giao này. Chính vì vậy Ucraina vẫn chưa đủ khả năng tự nghiên cứu và sản xuất được gì. Có một điều nữa rất quan trọng, nó liên quan đến bản tính của mỗi dân tộc. Đó là người Nga rất Thông minh, chịu khó, chịu khổ để nghiên cứu, sản xuất và ít quan tâm đến hình thức, ít bon chen. Còn các dân tộc khác thuộc Liên Xô cũ thì khôn lỏi hơn, thích ăn ngon, mặc đẹp, đi làm nhàn hạ hơn và họ nói hay hơn người Nga. Điều này đã góp phần làm cho đất nước họ rỗng tuếch khi tách ra khỏi Liên Xô.
Phó Thường Nhân
Sự kiện lớn nhất có ảnh hưởng ngay cả tới Nga, là chuyến thăm rất thành công của Obama tới VN. Cũng chính vì thế, mà đã có nhiều bài viết trên báo VN phân tích “thiệt hại” của Nga, vị thế của Nga.
Quả thật, sau những tuyên bố của ngoại trưởng Nga Lavrov, thì nước Nga đã thể hiện tương đối rõ ràng thái độ đứng về phía TQ. Và những hi vọng vào việc quan hệ Nga-Trung không bền chắc, có tiềm năng xung đột, thực ra chỉ là một hi vọng, một sự tự an ủi của những người vốn trông chờ vào nước Nga, coi nước Nga như một Liên Xô thứ hai.
Tôi là một người chưa bao giờ coi nước Nga là Liên Xô, và trong thực tế thế giới hiện tại không có nước nào dù là TQ, Mỹ, Ấn độ, EU..v..v.. có thể hành động như Liên Xô, nên những chuyện tin cậy như thế là chuyện cổ tích. Thế giới hiện tại là một thế giới mà các quan hệ đan xen nhau, sẽ là bạn là những nước nào có lợi ích khách quan tương đồng, nó như nhân duyên, còn thì dính với nhau, hết thì triệt tiêu nhau. Trong một thế giới như thế, không có nước nào có “chính nghĩa” tuyệt đối, hành động hiệp sĩ. Mà tất cả đều là sự can thiệp. Sự can thiệp này có mặt tích cực và tiêu cực. Tích cực nếu có lợi ích khách quan tương đồng, tiêu cực nếu lợi ích khách quan không còn tương đồng.
Tất nhiên ngoài cái “concept” này , cách nhìn này, còn có một cách tiếp cận khác dựa vào đồng cảm tâm lý, cũng như vị thế của đối tác, cũng như chiều dài quan hệ để đánh giá đối tác này thân thiện hơn, Friendly hơn, tin cậy hơn. Nhưng với tôi điều này chỉ là điều nhỏ. Có thể dùng làm trợ lực, tương tác thêm vào cái “concept” quyền lợi khách quan tương đồng với nhau ở trên.
Nếu xét theo lợi ích khách quan tương đồng với VN hiện tại, thì điểm dành cho Nga là yếu. Vì quyền lợi hiện tại của Nga rõ ràng gắn bó với TQ. Còn tiềm ẩn nguy hiểm của TQ với Nga, thì nó không phải là lúc bộc lộ, cũng không phải là mâu thuẫn gay gắt bậc nhất. Nó cũng như việc hai người đi đào vàng, khi chưa đào được thì phải hợp tác với nhau, chung lưng đấu cật, khi đào được vàng rồi, đến lúc chia chác mới sinh chuyện. Quan hệ Trung – Nga đang ở giai đoạn đào vàng, cho nên khó hi vọng mâu thuẫn.
Nếu nhìn theo tâm lý, thì điểm của Nga lại cao. Hiểu theo chiều hướng Nga là Liên Xô thứ hai. Như vậy nếu gắn kết hai kiểu đánh giá trên thì sẽ có được điều gì.
Hiện nay vị thế của Nga là ở ngã ba đường, và sự chọn lựa của Nga cũng phụ thuộc vào thái độ của Mỹ. Nếu Mỹ tiếp tục kỳ thị Nga, thì Nga sẽ càng gắn bó với TQ để thành lập một trật tự kinh tế thế giới mới. Theo như tôi hiểu thì Nga không muốn điều này, mà muốn được Mỹ mời làm đối tác để điểu khiển thế giới. Vì thế thái độ của Nga với Mỹ là mềm mỏng, và Nga tìm mọi cách để hàn gắn quan hệ Nga-Mỹ. Ngược lại, Mỹ thì lại hững hờ với điều này. Bởi vì Mỹ muốn nhân cơ hội triển khai các biện pháp nhằm thít chặt Nga hơn. Như lá chắn tên lửa ở châu Âu, ràng buộc EU vào Mỹ. Từ khi G8 thành G7 loại Nga ra ngoài, thì G7 trở thành công cụ hoàn toàn của Mỹ, và những đối tác mà quan hệ cuối cùng với Mỹ là quan trọng nhất. Nó cũng là cái “hội đồng quan trị” phương Tây trên đầu thế giới.
Như vậy, việc VN nâng cấp quan hệ với Mỹ hơn, sẽ khiến vai trò của VN nặng ký hơn trong mắt Nga, nếu cái option hàn gắn với phương Tây là chủ đạo. Vì VN nặng ký hơn, nên việc hợp tác Nga-Việt có thể hiệu quả hơn, bổ ích hơn cho VN. Ví dụ việc chuyển giao công nghệ, thành lập hãng sản xuất chung đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng.
Vì thế VN nên sử dụng hiệu quả hơn “hiệu ứng Obama” trong quan hệ với Nga. Sử dụng hiệu quả hơn không phải là có tư duy có mới nới cũ. Vì trong thế giới hiện tại không có chuyện “bánh bao”, mà sử dụng tốt hơn vị thế của VN để quan hệ có hiệu quả hơn làm lợi cho cả hai bên.
Việc VN đồng ý gia nhập TPP, rồi chuyến thăm của Obama, khiến tôi có cảm tưởng điều gì đó đang lặp lại. Vì nó tương đồng với việc VN vào COMECON, rồi ký hiệp định hỗ trợ với Liên Xô thời năm 1979. Và chính vì thế, nên thận trọng để khỏi đi lại cùng một kịch bản.
Chuyến thăm của Obama rất thành công. Nó có cả thực chất (Mỹ bỏ cấm vận vũ khí) cũng như hiệu quả tâm lý, mà Obama là bậc thầy về show diễn khiến người ta cảm thấy “rụng tim” như Phidel Castro bình luận những lời phát biểu của Obama khi đến Cuba.
Cá nhân tôi, chuyến thăm của Obama, làm tôi thở phào nhẹ nhõm, bởi một cú hiểm chờ VN trước mắt được tháo gỡ. Sự việc có thể nguy hiểm hơn nhiều nếu Mỹ tiếp tục cấm vận, đồng thời Nga lại chống lưng TQ ra mặt. Việc này đã tháo gỡ một phần thế cờ vây của TQ với VN. Tạo hiệu ứng cờ vây ngược.
Nhưng cũng đừng bị ảnh hưởng tâm lý, do Mỹ PR giỏi mà đánh giá sai thực chất bởi vì.
1- Phải phân biệt được cái gì là PR cái gì là thật.
2- Như tôi đã từng phân tích, với vị thế của mình, Mỹ không thể không tìm cách điều khiển thông qua kích động phe nhóm trong xã hội dân sự. Khi quan hệ VN-Mỹ tốt hơn, thì VN cũng có cái khung tốt hơn để bảo vệ chống can thiệp, nhưng sự can thiệp này cũng sẽ mang nhưng hình thái tinh vi hơn chứ không phải là hết.
Vì VN hay nói tới niềm tin chiến lược, nên trong các lời nói của Obama, ông ta (mà thực chất là bộ sậu PR Mỹ bầy cho) đã lẩy Kiều, lấy câu nói của Kiều hứa với Kim Trọng , để minh hoạ thái độ ứng xử của Mỹ. Nhưng lời hứa đó có tác dụng gì trong quá trình “làm đĩ” của Thuý Kiều đâu. Nếu ai đọc hết truyện Kiều thật sự.
Khi nói thế tôi không có ý chê Obama, mà muốn nói rằng, cái điều quan trọng là xem lợi ích khách quan chung nhau ở đâu, khả năng tồn tại của nó thế nào rồi từ đó đánh giá và sử sự với đối tác, và cái điều này quyết định “niềm tin chiến lược” dài tới đâu.
Ngay cả khi có niềm tin chiến lược đi nữa, thì cũng phải tự chủ,chống can thiệp, không để bị sai khiến.
langtubachkhoa
Dua them chut tin tuc, cau noi cua Nga hoang da tro lai o mieng cua ngoai truong Nga

Ngoại trưởng Nga: Một số thế lực đang “ác quỷ hóa” nước Nga
Trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Komsomolskaya Pravda, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đề cập đến một số vấn đề trong mối quan hệ của Nga với các nước khác.
.............

"Chúng ta nên làm bạn với tất cả các nước, nên thiết lập quan hệ tốt trên cơ sở bình đẳng — đây là nguyên tắc của Nga. Nhưng, trong khi thực thi chính sách này, chúng ta vẫn phải nhớ rằng, các đồng minh chính của Nga là quân đội, hải quân và bây giờ có cả lực lượng không quân vũ trụ", ông Sergei Lavrov nhấn mạnh.


http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/ngoai-t...ga-1745440.html



Có vẻ Nga quyết tâm đi theo nội địa hóa công nghê, cái máy in 3D mà mua linh kiện thì làm 1 tẹo là ra, các nước phương tây vẫn nhập linh kiện của nhau. Vậy mà Nga quyết dùng linh kiện nội đia
Các nhà khoa học Ural đã chế tạo ra máy in 3D của Nga đầu tiên
Máy in 3D công nghiệp của Nga dòng đầu tiên được thiết kế tại Đại học Tổng hợp quốc gia Ural (URFU, Ekaterinburg).

Tính năng đặc biệt của máy do URFU chế tạo ra là mức độ nội địa hóa cao (80%).

"Máy này không đòi hỏi phải mua linh kiện nhập khẩu, ngoài ra, máy sử dụng các phần mềm nội địa ", — Phó Hiệu trưởng thứ nhất Trường URFU, Sergei Kortov cho biết.

Hầu như tất cả các bộ phận của máy in đã được các chuyên gia của trung tâm kỹ thuật khu vực của Đại học Tổng hợp quốc gia Ural in ra. Các chuyên gia tin rằng việc tạo ra máy in 3D của riêng của họ sẽ tăng sản lượng của thành phẩm. Do đó, ngày càng có nhiều công ty quan tâm đến việc sử dụng các công nghệ như vậy.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/science/20160601...l#ixzz4ANUnpxt5



The Telegraph mô tả sự hồi sinh của nền kinh tế Nga
Giá dầu giá rẻ cùng với sự cần thiết phải giảm nợ nước ngoài do các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho cuộc cải cách đã khiến nền kinh tế ở Nga gia tăng phát triển, ông Yossi Daya, giám đốc thị trường BCS Global Markets nói với tờ The Telegraph.
"Bản thân thực tế rằng Nga đã được thích nghi với sự thay đổi hoàn cảnh báo hiệu sự thành công đang chờ đợi đất nước này", — nhà phân tích cho biết.
Phản ứng của chính quyền đối với khủng hoảng cho thấy rằng Nga đã rút ra bài học từ quá khứ, ông Dayan nhấn mạnh. Ông dự báo tăng trưởng GDP của kinh tế Nga trong năm nay sẽ là 0,4% và năm sau có thể tăng trưởng tới 1,9%.
Theo chuyên gia, một trong những bước quan trọng nhất mà chính quyền Nga đã thực hiện là Ngân hàng Trung ương quyết định chuyển sang tỷ giá hối đoái thả nổi đồng rúp trong tháng 11 năm 2014.
Quyết định của Ngân hàng Trung ương liên quan với các thị trường vốn cũng rất quan trọng đối với nền kinh tế. Điều đó làm cho Moscow Exchange được củng cố và trở thành công cụ đẳng cấp thế giới trong hệ thống tài chính của Nga.
"Các nhà đầu tư đã bày tỏ sự hài lòng đối với tiến trình cải cách. Thoái vốn ra nước ngoài giảm mạnh, thị trường chứng khoán Nga trở thành một trong những thị trường mới nổi." — ông Yossi Dayan nói.



Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/business/2016060...l#ixzz4ANV3GcPW


Arap Saudi cũng quyết thay đổi con đường kinh tế. Nếu thành công thì đây là sự chuyển biến lớn về cấu trúc chính trị
Sau khoảng thời gian dài chống chọi với tình trạng nguồn thu ngân sách sụt giảm vì giá dầu ở mức quá thấp, trong ngày thứ Hai, chính phủ Saudi Arabia đã thông qua kế hoạch cải tổ toàn diện nền kinh tế, theo tin từ Wall Street Journal.

Hôm nay (25/4), Nhà vua Salman và Nội các chính phủ Saudi Arabia đã chính thức chấp thuận thực thi kế hoạch phát triển kinh tế theo định hướng mới, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ mang tên “Saudi Vision 2030”. Hội đồng kinh tế chính phủ Saudi Arabia, đại diện bởi Con trai vua Salman - Hoàng tử Mohammed bin Salman, sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm giám sát việc triển khai kế hoạch này.

Khi ngân sách đã thâm hụt trong thời gian quá lâu, chính phủ Saudi Arabia không còn cách nào ngoài việc phải tìm kiếm nguồn thu nhập mới. Saudi Arabia đặt mục tiêu sớm giảm tỷ trọng đóng góp của nguồn thu từ dầu vào ngân sách từ 70% xuống 16%.

http://vneconomy.vn/the-gioi/thieu-tien-sa...25095310310.htm



Từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015, Nga giảm đầu tư vào tài sản Mỹ 115-73 tỷ USD, thông cáo báo chí từ Bộ Tài chính Mỹ cho biết. Theo khối lượng đầu tư vào Mỹ, Nga đứng sau Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Đan Mạch.

Cũng như trong năm 2014, hầu như tất cả các khoản đầu tư của Nga vào kinh tế Mỹ đều hướng đến khu vực trái phiếu chính phủ dài hạn. Các ngành còn lại còn khoảng 1 tỷ đô la.

Hầu hết các quốc gia khác thì ngược lại, đều tăng cường đầu tư vào Hoa Kỳ. Một trong những ngoại lệ là Nhật Bản đã giảm đầu tư 0,9% xuống đến 1,903 nghìn tỷ USD. Ả-rập Xê-út giảm đầu tư 6%, xuống còn 183 tỷ USD.

Ngoài Nhật Bản, ba nước dẫn đầu về đầu tư vào Hoa Kỳ là Trung Quốc (1,844 nghìn tỷ USD) và Luxembourg (1,296 nghìn tỷ đô la Mỹ).


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/business/2016060...l#ixzz4ANVSRuAO



Trong đợt phóng thành công đầu tiên từ sân bay vũ trụ “Vostochny”, động cơ RD-191 đã đảm bảo hoạt động của tầng 3 tên lửa đẩy Soyuz-2.1a.

Dù thời gian làm việc chỉ có 250 giây, nhưng, động cơ đã thực hiện một nhiệm vụ hết sức quan trọng: đưa lên không gian tải trọng có ích.

Động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng RD-191 do Nhà máy Cơ khí Voronezh sản xuất là phiên bản hiện đại hóa của động cơ tên lửa oxy-dầu hỏa được tạo ra ở Liên Xô cho hệ thống không gian "Energia-Buran". Động cơ RD-191 có chiều cao 4 mét, trọng lượng 2,2 tấn, tạo ra lực đẩy 212 tấn, và được coi là động cơ tên lửa đáng tin cậy nhất thế giới. RD-191 có thể được dùng trong tất cả các tầng của tên lửa đẩy. 5 đông cơ RD-191 cho tầng thứ nhất tạo ra lực đẩy đủ để tên lửa đẩy hạng nặng Angara bay lên khỏi mặt đất.

Nhiệt độ tại buồng đốt của động cơ RD-191 lên đến 3.500 độ: cao hơn nhiệt độ tại lò nấu luyện các kim loại khó nóng chảy. Đương nhiên, để sản xuất một thiết bị quan trọng như vậy các chuyên gia sử dụng những công nghệ độc đáo, gần như toàn bộ quá trình sản xuất được tự động hóa. Kỹ sư trưởng của Nhà máy Cơ khí Voronezh Alexander Grebenshchikov cho biết:

"Nhà máy chúng tôi là xí nghiệp duy nhất trong ngành công nghiệp vũ trụ có sử dụng công nghệ đúc chân không để đảm bảo độ chính xác gia công của chi tiết máy".

Thành phố Voronezh là một trong những trung tâm hàng đầu của ngành sản xuất tên lửa không gian. Trong các phân xưởng của nhà máy cơ khí Voronezh đã tạo ra 40 mẫu động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng. Các kỹ sư và các nhà thiết kế của nhà máy đã nhận được hơn 700 giấy chứng nhận quyền tác giả và 200 bằng sáng chế. Các chuyên gia nước ngoài vẫn không thể tái tạo nhiều công nghệ trong lĩnh vực sản xuất động cơ tên lửa đã được phát minh ra ở Nga mấy chục năm trước đây. Ví dụ, công nghệ sản xuất tầng thứ ba 11D55. Ông Alexander Grebenshchikov nói tiếp:
"Động cơ tên lửa 11D55 là loại động cơ tiên tiến nhất, đáng tin cậy nhất, tạo ra lực đẩy 30 tấn trên tầng thứ ba của tên lửa tàu đẩy "Soyuz " và" Progress". Rõ ràng là động cơ này được dùng trong các vụ phóng tàu vũ trụ có người lái".
Nhà máy Cơ khí Voronezh đã được thành lập vào cuối những năm 1920, ở giai đoạn đầu tiên đã sản xuất động cơ máy bay, vào những năm 1950 đã trở thành một trong những xí nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp vũ trụ. Hiện nay, các kỹ sư và các nhà thiết kế của Nhà máy Cơ khí Voronezh ước mơ chế tạo động cơ cho các chuyến bay liên hành tinh. Nhà máy có sẵn các công nghệ cho việc này. Hy vọng rằng, ước mơ này sẽ được hiện thực hóa trong tương lai không xa lắm.



Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/military/2016052...l#ixzz4ANVmCWKo
langtubachkhoa
Hai cai link sau có thể trả lời phần nào câu hỏi của bác Phó về khả năng nội địa hóa của ngành công nghiệp quốc phòng
(@click here)
(@click here)

Rốt cục chỉ có Ukraine là thiệt cả về kinh tế và chính trị và khoa học kỹ thuật. Về kinh tế và công nghệ thì rõ rồi, nhưng về chính trị thì cũng tệ, càng ít ảnh hưởng với Nga thì vị thế của Ukraine đối với phương Tây cũng ít theo. Ngày trước khi Mỹ bắt Ukraine k hợp tác với Nga về quân sự, Mỹ kêu đây mới là đòn không nhỏ với Nga mà lờ tịt k nói đến Ukraine. Sau đó vài tháng Mỹ còn nhắc lại yêu cầu Ukraine phải "thật sự" cắt đứt sự hợp tác này, sau khi biết Ukraine lén lút vẫn còn hợp tác với Nga. Rõ ràng Ukraine k muốn cắt đứt sự hợp tác này (dù bề ngoài lên giọng cứng rắn), nhưng bị Mỹ ép thì phải làm


Nga thành công sau đòn đau
Nga bắt đầu thay động cơ TVZ-117 của Ukraine bằng bằng loại VK-2500 do Nga sản xuất trên dòng trực thăng Mi-28N và phát triển thành công động cơ dành cho Mi-26T.
Theo Sputnik, ngày 2/6, hãng chế tạo động cơ Nga Aviadvigatel cho biết họ đã phát triển thành công một loại động cơ sử dụng cho trực thăng hạng nặng Mi-26T.

Động cơ mới phát triển dựa trên động cơ turbofan PD-14 vốn đang được thử nghiệm trên một máy bay IL-76. Động cơ mới dự kiến sẽ thay thế loại D136 do công ty Ivchenko Progress và sản xuất bởi Motor - Sich (tại Zaporozhie, Ukraine) phát triển.

Động cơ mới có tên mã PD-12V có tổng công suất 14.500 mã lực. Nó nặng hơn loại D136 100kg tuy nhiên lại tiêu thụ nhiên liệu ít hơn 18%. Động cơ mới sẽ sẵn sàng thử nghiệm trên trực thăng Mi-26 T. Dựa trên PD-12V, Nga dự định phát triển một thế hệ động cơ mới.

Theo Phó Tổng giám đốc Công ty Trực thăng Nga Andrei Shibitov cho biết các khách hàng từ chính phủ Nga thích loại động cơ mới hơn. Một mẫu thử của động cơ mới sẽ bay trên trực thăng vào năm 2017, sau đó loạt sản xuất thử sẽ bắt đầu trong năm 2018 và 2019.

Thứ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Andrei Boginsky từng tuyên bố trong triển lãm HeliRussia tại Moskva rằng công việc phát triển động cơ mới đang diễn ra rất nhanh dưới sự cung cấp tài chính từ bộ này.

Tuyên bố của Bộ trưởng Andrei Boginsky được chứng minh bằng việc Nga liên tiếp cho ra đời những thế hệ động cơ mới thay thế loại do Ukraine sản xuất. Hồi tháng 3/2016, Nga đã bắt đầu thay thế động cơ TVZ-117 của Ukraine bằng bằng động cơ VK-2500 do Nga sản xuất trên dòng trực thăng Mi-28N.

Thông tin này được ông Vadim Barannikov, Phó Giám đốc điều hành của nhà máy chế tạo trực thăng Rostvertol cho biết. "Hôm nay, động cơ TVZ-117 sẽ không còn được sử dụng tại nhà máy của chúng tôi. Trên máy bay trực thăng Mi-28N sẽ thiết lập các động cơ VK-2500 do công ty Nga - nhà máy mang tên Klimov- sản xuất. Chúng tôi không có vấn đề gì với việc này",- ông Barannikov nói.

Trước đây, động cơ TVZ-117 được cung cấp cho Nga qua công ty Motor Sich của Ukraine, tuy nhiên hợp tác sau đó đã bị gián đoạn vì những sự kiện xảy ra ở Crimea và Donbass. Trong tương quan với tình hình trên, chương trình thay thế nhập khẩu đã bắt đầu tích cực đi vào hoạt động.

Trong khi đó, Giám đốc tập đoàn công nghệ quốc gia Rostec, ông Sergey Chemezov đầy lạc quan khi cho biết, Nga có thể sản xuất 200 động cơ máy bay trực thăng VK-2500 trong năm 2016.

"Chúng tôi đã tạo ra động cơ riêng của chúng tôi, VK-2500, chúng tôi đã sản xuất được khoảng 30 chiếc trong năm 2015, nhưng chúng tôi cần sản xuất 300 chiếc một năm cho những năm tới. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ sản xuất khoảng 200 chiếc trong năm 2016", ông Chemezov cho biết.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nga...on-dau-3310221/
http://soha.vn/nga-thanh-cong-sau-don-dau-...04134949664.htm
langtubachkhoa
Có cái bài này tuy nói về quan điểm của Nga về việc mua vũ khí Mỹ của VN, nhưng nói khá nhiều về lịch sử VN và cách mạng màu

(@click here)

Cuối cùng thì dần dần Mỹ cũng phải tiết lộ công khai ra
Đưa ra đề nghị khó hiểu với Nga, Mỹ để lộ điểm yếu tại Syria
Phía Nga cho rằng, việc Mỹ vẫn coi các lực lượng nổi dậy có dính líu tới al-Nusra là "ôn hòa" đã cho thấy điểm yếu của Washington tại Syria, Sputnik đưa tin.
Mới đây, thay vì kêu gọi Nga dừng không kích Mặt trận al-Nusra như trước đó, Mỹ đã chuyển sang đề nghị Moscow chỉ không kích tổ chức khủng bố này, và tránh nhắm vào các lực lượng nổi dậy "ôn hòa".
Nghe qua thì có vẻ như Washington đã quay ngoắt 180 độ, nhưng về mặt bản chất, hai lời đề nghị này cũng chỉ là một.
Sở dĩ nói vậy là bởi, lý do duy nhất khiến Mỹ không muốn Nga không kích al-Nusra từ đầu là vì Washington lo ngại các lực lượng nổi dậy "ôn hòa" sẽ bị liên lụy, bởi có rất nhiều nhóm nổi dậy đang bắt tay cùng tổ chức khủng bố này.
Nhưng theo phía Nga, đề nghị của Mỹ không hợp lý một chút nào, bởi có rất nhiều tay súng nổi dậy đang sử dụng vỏ bọc al-Nusra để phá vỡ lệnh ngừng bắn, tấn công quân chính phủ Bashar al-Assad cũng như dân thường Syria.
Nói cách khác, Moscow cho rằng bất kì lực lượng nào bắt tay cùng al-Nusra, dù là ngắn hạn hay dài hạn, thì cũng không thể coi là "ôn hòa" được.
"Chính phủ Obama vẫn cứ theo đuổi một viễn cảnh ảo tưởng rằng có những lực lượng nổi dậy ôn hòa, quyết tâm thiết lập một tương lai đa sắc tộc, đa văn hóa, phi tôn giáo và dân chủ tại Syria ngay sau khi đánh đuổi được Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và chính phủ Assad" - Daniel McAdams, Giám đốc Viện nghiên cứu Hòa bình Thịnh vượng Ron Paul, nhận định đầy mỉa mai.
Hôm 3/6 vừa qua, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã kêu gọi Mỹ thuyết phục các nhóm nổi dậy do họ hậu thuẫn rời khỏi các cứ điểm của al-Nusra, để máy bay Nga dễ bề phân biệt và công kích đúng mục tiêu cần thiết.
Nhưng thực ra Nga-Mỹ đã thỏa thuận như vậy từ... tháng 2, nhưng vẫn chưa được cụ thể hóa bằng hành động, qua đó làm chậm tiến trình loại bỏ khủng bố.

Đáng chú ý ở chỗ, cả Moscow lẫn Washington đều liệt al-Nusra vào danh sách khủng bố. Nếu vậy thì việc Mỹ thuyết phục các lực lượng nổi dậy do họ hậu thuẫn tách khỏi tổ chức này đâu có gì khó?
Và chính câu trả lời cho việc Mỹ chần chừ không thực hiện thỏa thuận nói trên với Nga đã vô tình để lộ "gót chân Achilles" của Washington tại Syria: các lực lượng nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn quá phụ thuộc vào al-Nusra.
Theo báo Mỹ The Daily Beast, việc các lực lượng nổi dậy tại Syria phụ thuộc vào năng lực chiến đấu vượt trội của al-Nusra cũng không có gì mới.
Các quan chức Mỹ cũng hiểu điều đó, và một số nhấn mạnh rằng phe nổi dậy và al-Nusra hợp tác không phải vì chung mục đích khủng bố, mà đó chỉ là cái bắt tay theo kiểu "thời thế thế thời phải thế".
Nhưng Nga khẳng định, không có lý do gì có thể bào chữa cho việc giết hại dân thường. Hồi tháng 5, al-Nusra cùng với Ahrar al-Sham, một nhóm nổi dậy mà Mỹ cho là "ôn hòa", đã cướp đi sinh mạng 19 người dân thường Syria trong một đợt công kích nhắm vào Zara, thuộc tỉnh Hama.
Trong khi đó, nhờ sự bảo vệ "bất đắc dĩ" của Mỹ và lệnh ngừng bắn, al-Nusra đã chỉnh đốn lại hàng ngũ và trang bị khí tài chiến đấu.
Trong vài ngày qua, tổ chức này đã liên tục tiến hành công kích ở nhiều cứ điểm tại Aleppo, thành phố lớn thứ hai Syria, cũng như tại Ard al-Wata, Rasha, và Kinsibba thuộc tỉnh Latakia, Tesnin thuộc tỉnh Homs, Marj al-Sultan thuộc Damascus, và khu vực al-Manshiya thuộc tỉnh Daraa.
Hậu quả là hơn 270 dân thường Syria đã thiệt mạng.




http://soha.vn/dua-ra-de-nghi-kho-hieu-voi...05194323751.htm

Trung Quốc lộ mưu đưa thủy phi cơ Nga ra Biển Đông
Trung Quốc mua thủy phi cơ Be-200 của Nga cho Cục Lâm nghiệp nước này phục vụ chữa cháy, song ai cũng hiểu mưu đồ khác của nước này ở Biển Đông.
Từ đầu năm nay, Nga và Trung Quốc đã có các buổi hội đàm đầu tiên về hợp đồng xuất khẩu thủy phi cơ Be-200 cho Bắc Kinh sau lần giới thiệu tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải hồi năm 2012.

Được biết, Trung Quốc đang đàm phán để mua máy bay Be-200 và cả một loại nhỏ hơn là Be-130 cùng với đó là mua luôn cả dây truyền sản xuất.Tổng giám đốc Beriev Victor Kobzev từng chia sẻ:

"Tôi đang rất lạc quan về việc đạt được một thỏa thuận xây dựng dây truyền sản xuất Be-130 tại Trung Quốc. Họ đã có lời đề nghị đến chúng tôi từ lâu”.
Dù dưới danh nghĩa mua Be-200 cho Cục Lâm nghiệp Quốc gia Trung Quốc, nhưng ai cũng hiểu rằng Bắc Kinh muốn sở hữu Be-200 cho một mục đích khác. Mẫu thủy phi cơ này quá phù hợp các hoạt động quân sự của Trung Quốc các vùng biển tranh chấp chủ quyền giữa nước này các quốc gia láng giềng như Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Be-200 còn được mệnh danh là mẫu máy bay chống ngầm và tuần tra ven biển thế hệ mới, rất phù hợp cho các quốc gia có đường ven biển dài.

Một chiếc Be-200 có thể hoạt động trên biển với nhiều vai trò khác nhau từ tuần tra, chống ngầm, cho đển đổ bộ và vận tải hàng hóa. Nó có thể cất hạ cánh ở vùng nước sâu 2,5m với sóng cao lên đến 1,3m và chỉ cần đường băng trên nước dài 2.300m. Be-200 có thể bay với tốc độ lên tới 610 km/giờ với phạm vi hoạt động đạt 3.100 km. Với phần thân được làm bằng vật liệu chống ăn mòn đặc biệt thủy phi cơ này có thể hoạt động liên tục trên biển.

Một chiếc Be-200 có thể mang theo 12 tấn nước dành cho hoạt động chữa cháy hoặc 7.5 tấn hàng hóa cho mục đích vận tải, bên cạnh đó nó còn có biến thể dành cho các chuyến bay chở khách thương mại với sức chứa lên tới 72 người.

Be-200 là loại thủy phi cơ đa năng lớn nhất thế giới, được Công ty máy bay Beriev vốn đã nổi tiếng với các thiết kế thủy phi cơ "siêu hầm hố" phát triển.

Đặc biệt khả năng tuần tra trên biển của Be-200 đã gây được rất nhiều sự chú ý của các khách hàng nước ngoài. Các chuyên gia hàng đầu trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga kỳ vọng thủy phi cơ Be-200 sẽ có những triển vọng xuất khẩu lớn cho các quốc gia có đường bờ biển dài.

Việc tái vũ trang Be-200 là điều hết sức đơn giản đối với Bắc Kinh thậm chí nước này cũng có thể mua giấy phép sản xuất hoặc sao chép lại mẫu thủy phi cơ này từ Nga.

Được biết vào cuối tháng trước, nhà máy chế tạo máy bay Taganrog của Beriev đã hoàn tất việc lắp ráp chiếc thủy phi cơ Be-200ES đầu tiên. Đây là biến thể hiện đại hóa mới nhất của dòng thủy thi cơ Be-200 do Tổng công ty chế tạo hàng không Beriev phát triển.

Thủy phi cơ Be-200ES được cải tiến đáng kể về phần khung máy bay, trang thiết bị điện tử được hiện đại hóa và một số nâng cấp khác. Biến thể nâng cấp này được xây dựng trên các bản báo cáo về khả năng hoạt động của những chiếc Be-200 trước đây giúp mẫu thủy phi cơ này hoàn thiện hơn.

Trước đó, hồi năm 2013, Trung Quốc đã có ý đồ tung thủy phi cơ Giao Long ra Biển Đông. Thủy phi cơ này theo truyền thông Trung Quốc là loại phi cơ lưỡng dụng thủy lục lớn nhất thế giới.

Các chuyên gia quan ngại, tàu Giao Long của Trung Quốc sẽ đóng vai trò quan trọng trong mưu đồ quân sự và tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc. Mà cụ thể là là nhằm tăng tác động trong các cuộc tranh chấp chủ quyền ở Thái Bình Dương, nhất là ở Biển Đông.

Chuyên gia quân sự Nga vừa bình luận rằng, thủy phi cơ Giao Long của Trung Quốc có thể trở thành một vũ khí nham hiểm ở Biển Đông.

Tờ Japan Times dẫn lời một số nhà phân tích cho rằng tàu Giao Long có thể giúp vẽ chính xác bản đồ dưới đáy biển, tăng cường năng lực hoạt động cho tàu ngầm của quân đội Trung Quốc. Ngoài ra, nó còn có thể được dùng trong việc thâm nhập vào cáp thông tin ngầm của các nước khác để chặn các bí mật ngoại giao và thương mại.



http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tru...n-dong-3310330/
langtubachkhoa
Cuoi cung thi cung lo tay: đa số các "dối lập ôn hoà" của Mỹ đã đầu quân hoặc bị phụ thuôc vào Jabhat al-Nusra và không quân Nga bây giờ đã có cớ giã bom vào chúng vì đây là nhóm mà cả Mỹ và Nga đều coi là khủng bố. Cuối cùng thì Mỹ cũng lộ mặt bảo Nga k ném bom al-Nusra vì sợ vạ lây đến "dối lập ôn hòa". Ngoại trường Lavrov đã lên tiếng:
Không quân Nga sẽ sớm quyết định cách thức phản ứng sau những vi phạm ngưng bắn vừa qua, đồng thời cảnh báo Mỹ chớ mở kế hoạch B

Quan hệ Thổ-Mỹ: sau khi bị Nga công bố hình ảnh đặc nhiệm Mỹ chiến đấu cạnh người Kurd YPG khi mặc trang phục giống họ, thì hiện nay YPG đang được không quân Mỹ yểm trợ. Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sông Euphrates là 'giới hạn đỏ' và sẽ tấn công nếu Cuốc YPG vượt qua bờ tây con sông. Nhưng bây giờ, với sự yểm hộ của Mỹ, YPG đã vượt sông và Thổ cũng chỉ biết ngồi nhìn.


Xem ra thì việc vận động quyết liệt của Ba Lan để có 1 tiểu đoàn NATO ở trên Ba Lan có cơ hội thành hiện thực
Bộ Quốc phòng Nga: Một số nhân vật NATO đang kích động cơn thần kinh chống Moscow
Bộ Quốc phòng Nga vừa đưa ra nhận xét về tuyên bố của một số đại diện Hoa Kỳ và NATO, cáo buộc khả năng “mối đe dọa xuất phát từ Nga”.
"Thời gian gần đây, một số nhân vật đại diện Hoa Kỳ và NATO một lần nữa kích động cơn thần kinh chống Nga ở châu Âu. Trong đó, người ta diễn đi diễn lại cùng một kịch bản theo cùng một khuôn mẫu.

Thoạt tiên đại diện chính thức của khối đưa ra tuyên bố báo động về sự cần thiết bảo vệ Liên minh trước mối đe dọa từ bên ngoài…", - đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov bình luận.

"Thoạt nghe thì có ấn tượng rằng NATO giống như mấy con cừu non vô hại đang bị dồn vào góc, còn từ khắp các phía đều bị bủa vây bởi "dã thú săn mồi" với khuôn mặt Nga và những nước khác không nằm trong tầm kiểm soát của Hoa Kỳ", - ông Konashenkov nói.

"Hành động thứ hai mới đáng kinh sợ: từ hầm mộ người ta moi lên những bộ xương khô, những nhân vật hưu trí thời chiến tranh lạnh, kiểu như Michael McFaul (cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Nga), Victor Ashe (cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Ba Lan) hay Wesley Clark (cựu tư lệnh NATO ở châu Âu) với những lời hô hào đầy hoang tưởng về sự "hồi sinh một đế chế của cái ác" và bằng lối tính toán cờ bạc bịp người ta bắt đầu đếm xem NATO còn trụ được bao nhiêu giờ cho tới khi bị quân Nga đánh tan tành.

Thật kỳ quặc là những luận lý điên rồ như vậy lại được phát tán rộng rãi trên những phương tiện truyền thông hàng đầu của phương Tây y như là chân lý bất di bất dịch", - ông Konashenkov nhận định.

"Và, cuối cùng, hành động thứ ba là trấn an xoa dịu. Tổng thư ký NATO bước ra sân khấu và tuyên bố rằng những tin đồn về sự bất lực của NATO là quá lo xa vô lý.

Tuy nhiên, người đóng thuế ở các nước thuộc Liên minh cần phải nỗ lực nhiều hơn để củng cố khối quân sự này…", — Thiếu tướng Igor Konashenkov nói thêm.


"Năm nay, một đỉnh điểm của hoạt cảnh kịch sẽ diễn ra vào ngày 8 tháng Bảy tại Warsawa. Trong hội nghị thượng đỉnh của NATO sắp tới tại thủ đô Ba Lan, "theo yêu cầu của vô số những con người cần cù" ở Ba Lan và các nước Baltic, Khối Liên minh sẽ công bố về việc triển khai tại những nước này các nhóm bộ binh, dường như để "kiềm chế Nga", — ông Konashenkov kết luận.

http://viettimes.vn/the-gioi/bo-quoc-phong...scow-60591.html



Nhân tiện nói về VN, sau khi Mỹ dỡ bỏ cấm vận với VN, nhiều báo chí Tây đã loan tin có thể VN sẽ mua tàu ngầm Tây, nhưng có lẽ khả năng đó thấp, mua tàu ngầm mini là thứ VN đã muốn từ lâu, trước đây hình như có đàm phán với Bắc Triều Tiên về vụ này, nhưng bây giờ có lẽ mua của Nga hợp lý hơn về mặt quân sự thật, nhưng có lẽ như thế lại là bỏ hết trứng vào một giỏ
Nga chào bán tàu ngầm mini Piranha-T và cơ hội của Việt Nam
Tại Triển lãm quốc phòng KADEX 2016, Tập đoàn UIMC (Nga) đã chính thức giới thiệu tới các khách hàng nước ngoài mẫu tàu ngầm mini Piranha-T.
Như vậy sau nhiều đồn đoán về việc Nga có kế hoạch khôi phục lại lớp tàu ngầm mini thuộc Dự án 865 Piranha ra đời từ thời chiến tranh Lạnh, điều này đã trở thành hiện thực.
Tàu ngầm Dự án 865 Piranha (Losos) của Nga, được thiết kế bởi SPMBM Malakhit cho nhiệm vụ tác chiến đặc biệt như trinh sát, thả biệt kích... thân tàu làm bằng hợp kim titan rất vững chắc, có tác dụng chống nhiễm từ và đặc biệt phát ra rất ít tiếng ồn khi hoạt động.
Piranha có lượng giãn nước 218 tấn khi nổi, 390 tấn khi lặn; chiều dài 28,2 m; chiều rộng 4,8 m; độ sâu lặn tối đa 300 m; tốc độ di chuyển 12,32 km/h khi lặn, 11,91 km/h khi nổi; thủy thủ đoàn gồm 9 người và có thể hoạt động liên tục 10 ngày trên biển.
Vũ khí trang bị của tàu gồm 2 ống phóng ngư lôi được dẫn hướng bởi hệ thống định vị thủy âm chủ động/bị động.
Việc Nga chính thức giới thiệu biến thể xuất khẩu Piranha-T tới các khách hàng nước ngoài đã mở ra cơ hội mới cho Việt Nam trong quá trình xây dựng lực lượng cho lữ đoàn tàu ngầm thứ hai.
Do sở hữu đường bờ biển rất dài, Hải quân Việt Nam vẫn yêu cầu sự bổ sung lực lượng cho 6 chiếc Kilo 636. Nhưng tiềm lực hạn chế khiến chúng ta khó tiếp tục đầu tư mua sắm thêm tàu ngầm thông thường có khả năng hoạt động xa bờ, vì vậy tàu ngầm mini là lựa chọn hợp lý hơn nhiều.
Với giá thành rẻ, độ ồn khi hoạt động cực nhỏ, bộc lộ sóng điện từ thấp, khai thác sử dụng đơn giản, không đòi hỏi cơ sở bảo trì bảo dưỡng phức tạp... trong khi vẫn duy trì được thời gian tác chiến dài nhờ động cơ AIP thế hệ 2 Kristall-27 cùng các loại vũ khí uy lực, Piranha-T đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của Hải quân Việt Nam.
Trước đó xuất hiện những nhận định cho rằng Việt Nam sẽ tìm mua tàu ngầm AIP cỡ nhỏ của phương Tây do Nga không có sản phẩm tương tự để chào bán.
Nhưng với diễn biến mới nhất, khi Piranha-T đã ra mắt, Dự án S-1000 (hợp tác Nga - Italy) cùng với SMX-26 (Pháp) chưa có tiến triển, khả năng cao là chúng ta sẽ quay về với đối tác truyền thống nếu Piranha-T sớm hoàn thành các thử nghiệm.


http://soha.vn/nga-chao-ban-tau-ngam-mini-...06100929393.htm


Con trực thăng này trước du dinh mua 1 vài linh kiện của Ukraine và Pháp, Đức. Bây giờ thì Ukraine và Đức ra rìa, chỉ còn đồ của Pháp là nằm trên version xuất khẩu

The official said that there are two versions of this helicopter: the civil, which got the basic certificate, and the transport model, which is planned to be supplied for the Russian Defense Ministry. According to him, they differ in the configuration of some helicopter systems.
Bugakov said that the helicopter version for the Defense Ministry will be almost 100% manufactured with Russian components. "Mi-38 will be supplied for the Russian Defense Ministry with the domestic fuel system, it will be almost 100% made of Russian components", he said. According to him, the helicopter’s military version will have only a few imported elements of the onboard equipment, which are expected to be replaced with domestically produced ones.
According to him, the civil Mi-38 version to date has more than 90% Russian components. "The helicopter uses a French fuel system and imported avionics components"
, the official said.



Trực thăng Mi-38 gồm hai phiên bản: dân dụng và vận tải quân sự, khác nhau ở một số chi tiết, bộ máy và hệ thống.
Trực thăng quân sự Mi-38 được trang bị 100% các thành phần của Nga. Tỷ lệ này trong phiên bản dân sự là 90%, chỉ hệ thống nhiên liệu và một số thiết bị là nhập khẩu từ Pháp. Mi-38 thuộc loại máy bay trực thăng hạng trung.
Máy bay trực thăng mới này có thể vận hành trong mọi điều kiện địa hình và khí hậu, trên đất liền và ngoài biển. Dòng Mi-38 sẽ được bổ sung phương án phục vụ tìm kiếm cứu hộ và cứu thương, trực thăng chở khách 30 chỗ ngồi.
Mi-38 gắn hai động cơ tuốc bin khí Klimov TV7-117V của Nga. Lực cất cánh của mỗi động cơ gần 2.500 mã lực, nhưng trong tình huống khẩn cấp cả hai có thể cung cấp 7.000 mã lực.
Nhờ vào tính năng của động cơ, Mi-38 có khả năng bay xa 900 - 1.300 km với tốc độ trung bình 295 km/h ở độ cao tới 5,1 km. Kỷ lục mới nhất là bay ở độ cao 8,6 km.
Trọng lượng cất cánh tối đa của Mi-38 là 15,6 tấn. Cabin chở hàng mang được đến 5 tấn, hệ thống treo bên ngoài mang tới 6 tấn.



http://tass.ru/en/defense/877517
http://soha.vn/truc-thang-mi-38-cua-nga-sa...60517331703.htm
langtubachkhoa
Naftogaz gửi thư cho Gazprom: Ukraine không thể thiếu khí đốt Nga
Ukraine đã đề xuất nối lại việc mua khí đốt Nga sau hơn nửa năm làm mình làm mẩy và mua khí đốt ngược từ châu Âu.


Ngày 7-6, Lãnh đạo tập đoàn dầu khí quốc gia Nga Gazprom là ông Alexei Miller công bố rằng, Tập đoàn dầu khí quốc gia Naftogaz của Ukraine đã gửi thư đến Gazprom, trong thư thể hiện đề nghị Moscow nối lại cung cấp khí đốt cho nước này.

Nhà lãnh đạo ngành dầu khí Nga cho biết, Ukraine đã đề xuất với Nga việc cung cấp khí đốt trong vòng chín tháng, bao gồm 6 tháng cuối năm 2016 và 3 tháng đầu năm 2017.

Ông Miller cho biết, tuy Kiev không đề cập đến việc tại sao họ lại tái đề nghị mua khí đốt Nga, nhưng ông biết được lý do rằng, các nước thành viên châu Âu đã cắt giảm khối lượng cung cấp khí đốt cho nước này nên việc thay đổi thái độ của các công ty Ukraine là điều dễ hiểu.

Theo vị lãnh đao Gazprom, khối lượng khí đốt được cung cấp ngược lại cho Ukraine hàng ngày từ châu Âu trong tháng 6 năm nay đã giảm 6,4 lần so với tháng 5 và giảm 16,8 lần so với tháng 4.

Do đó, nếu không quay lại mua khí đốt Nga để sử dụng trước mắt và để dự trữ thì trong tương lai Ukraine sẽ phải đối mặt với một mùa đông tê cóng chứ không còn là lạnh giá.

Theo chiều ngược lại, người đứng đầu Naftogaz là ông Andrei Kobolev cho biết, nước này có thể nối lại việc mua khí đốt từ Nga, nếu Gazprom đồng ý với những thay đổi về phần giá cả trong hợp đồng, theo hướng bán gas cho Ukraine phải rẻ hơn giá của châu Âu.

Từ cuối tháng 11 năm 2015, Ukraine đã tuyên bố đình chỉ việc mua khí đốt của Nga và quay sang nhập khẩu quá cảnh từ một số nước của Liên minh châu Âu, bởi Kiev cho rằng, giá khí đốt ngược của các nước EU bán cho họ thấp hơn so với mức giá của Moscow.

Trước đó, Phó Thủ tướng Ukraine Stepan Kubiv thông báo mức giá nhập khẩu khí đốt trung bình nước này dự kiến trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 12/2016 ở mức 185 USD cho mỗi nghìn mét khối, còn nếu tính thêm chi phí vận chuyển tới biên giới miền tây Ukraine, thì giá sẽ tăng thêm 10 USD nữa.

Kể từ 1 tháng 1 năm 2016, đã hết hạn chế độ ưu đãi giảm giá khí đốt của Nga bán cho Ukraine, vốn duy trì hiệu lực từ năm 2014 trong khuôn khổ cái gọi là “gói mùa đông”, còn tiếp theo mức giá tương lai của khí đốt phải tương ứng với hợp đồng đang có giá trị giữa Gazprom và Naftogaz.

Lãnh đạo Bộ Năng lượng Liên bang Nga Alexandr Novak lưu ý rằng, Moscow không thấy sự cần thiết phải gia hạn ưu đãi giảm giá, vì rằng giá thành sản xuất gas đã tăng lên vùn vụt, cũng như sự cạnh tranh về giá thấp của các nhà sản xuất năng lượng.

Sau đó, Bộ trưởng Năng lượng Nga hồi đầu tháng 4 đã thông báo, từ quý II trở đi, nước này chỉ có thể cung cấp gas cho Ukraine với mức tương ứng với hợp đồng trước đây giữa Gazprom và Naftogaz (mà Ukraine đã tự đình chỉ) là chưa tới 180 USD.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Năng lượng và Công nghiệp than Ukraine Vladimir Demchishin cho biết, nước này sẽ không nhận mức giá này và cho rằng, Kiev sẵn sàng quay lại mua khí đốt của Nga nhưng phải với mức giá 160-170 USD cho 1.000 mét khối.

Tân Thủ tướng Ukraine Vladimir Groisman cũng cho biết, nếu đạt được thỏa thuận với Nga về mức giá mới thì Kiev có thể chi tiền vay từ Ngân hàng Thế giới (IMF) để mua khí đốt của Nga. IMF vừa qua đã tuyên bố có thể cho nước này vay 500 triệu USD.

Trả lời phỏng vấn Reuters, Thủ tướng Ukraine Vladimir Groisman đã đề cập đến sự việc Moscow định kiện Kiev vì không trả món nợ khoảng 600 triệu USD mua khí đốt Nga cung cấp cho vùng Donbass, đồng thời nói rằng, ông hy vọng Gazprom sẽ có "quyết định đúng".

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...ot-nga-3310563/
langtubachkhoa
Có vẻ bây giờ Mỹ cũng k muốn đòi lại Crum, thay vào đó sẽ dùng nó để tạo hố ngăn cách giữa Nga và EU, tạo hố ngăn cách Nga với Ukraine. Ông thượng nghĩ sĩ Menedez này nổi tiếng là diều hâu chống Nga, đỡ đầu cho nhiều học thuyết của phe tân bảo thủ chống Nga, dù ông thuộc đảng DC


Thượng nghị sĩ Mỹ nói rằng câu hỏi với Crưm đã là quá khứ
Mỹ không thảo luận nghiêm túc sự trở lại của Crưm vào thành phần của Ukraina, bởi vì có lẽ vấn đề này đã ở trong quá khứ,- thành viên Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ, đảng viên đảng Dân chủ Robert Menendez cho biết.

Thượng nghị sĩ giải thích: tại phiên điều trần với sự tham gia của đại diện Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc, tình hình Crưm hầu như không được thảo luận trong tương quan so sánh với các vấn đề khác Mỹ đang quan tâm. Trong số đó, theo ý kiến của những người tham luận, là việc Nga vi phạm hiệp ước INF về tên lửa tầm trung và tầm ngắn, tình hình ở miền đông Ukraina, mối đe dọa có thể từ Liên bang Nga đến các nước vùng Baltic.

Ông Menendez cũng kêu gọi chính quyền Mỹ hợp tác với các đối tác ở châu Âu để tăng áp lực lên Nga, bao gồm cả việc mở rộng "danh sách Magnitsky", các biện pháp trừng phạt mới và các "biện pháp nhạy cảm".

Nga và Mỹ thi thoảng vẫn đưa ra cáo buộc lẫn nhau về việc vi phạm Hiệp ước INF, đã ký kết vào năm 1987. Vào cuối tháng Năm, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói rằng đối thoại với Mỹ về INF sẽ tiếp tục.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/usa/20160608/188...l#ixzz4AztwMdW5


Ông Rasmussen không khuyên Poroshenko đòi trả Crưm
ự trở lại của Crưm không nên là một ưu tiên khẩn cấp của Ukraina, nhưng sẽ vẫn còn trên chương trình nghị sự, Cố vấn cho Tổng thống Ukraina, cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết.

"Tất nhiên, về lâu dài, điều này là mục tiêu của tất cả các quốc gia phương Tây. Như chúng tôi đã không bao giờ thừa nhận sự sáp nhập bất hợp pháp của Liên Xô, ba nước Baltic — Estonia, Latvia và Lithuania, cũng như chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận sự sáp nhập bất hợp pháp của Crưm vào Nga. Nhưng đồng thời tôi cũng sẽ tư vấn rằng không nên cho vấn đề này là ưu tiên cấp bách. Nó là một vấn đề mà sẽ tiếp tục tồn tại, nhưng trong thời điểm hiện tại cần phải tập trung vào các vấn đề khác: việc cải cách, việc thực hiện đầy đủ các thỏa thuận Minsk-2, v.v",- ông Rasmussen nói.

Tổng thống Ukraina Pyotr Poroshenko đã bổ nhiệm Tổng thư ký cũ của NATO thành cố vấn tự do của mình vào ngày 27 tháng Năm. Rasmussen lưu ý rằng một trong những nhiệm vụ của mình ở vị trí này sẽ mang các ưu tiên chính trị của các nước phương Tây đến Kiev.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/europe/20160608/...l#ixzz4Azu6iLga


Handelsblatt: Mỹ âm mưu chống lại "Dòng chảy Phương Bắc-2"
Những người phản đối việc xây dựng "Dòng chảy Phương Bắc-2" ở châu Âu kêu gào về "mối đe dọa thống trị của khí đốt Nga", nhưng trên thực tế sau cuộc đối đầu này ẩn giấu lợi ích Mỹ, báo Đức Handelsblatt viết.

Chính phủ Ba Lan lên tiếng đầu tiên chống lại việc xây dựng một đường ống dẫn khí đốt, nhằm ngăn chặn việc cung cấp trực tiếp khí đốt của Nga sang Đức. Đồng thời Warsawa theo hướng dẫn của Washington để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ, bài báo lưu ý.

Công suất của đường ống dẫn khí rất lớn làm cho việc mua bán khí đốt của Mỹ không có ý nghĩa đối với người châu Âu, và do đó, dự án này là trái với lợi ích kinh tế của Mỹ.

Quan trọng hơn, "Dòng chảy Phương Bắc-2" (Nord stream-2) đáp ứng được lợi ích của chính châu Âu. Ukraina từ lâu đã trở thành yếu tố nguy cơ đối với an ninh năng lượng của Liên minh châu Âu.

"Việc xây dựng "Dòng chảy Phương Bắc-2" sẽ cho phép loại bỏ nguy cơ lớn này trong nhiều năm. Đường ống dẫn khí dưới biển Baltic không chỉ là tuyến đường ngắn nhất và giá rẻ nhất cho khí đốt của Nga, mà còn là con đường an toàn nhất", — Bài báo kết luận.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/europe/20160608/...l#ixzz4AzuGbhEu
langtubachkhoa
Bản gốc
Putin Is Growing Organic Power One T-34 Tank-Tomato at a Time
Backed by billionaires' cash, Russian food exports are now worth more than Kalashnikovs and all other military hardware combined.


Toàn văn
http://www.bloomberg.com/news/features/201...omato-at-a-time

Đây là bản dich
Lệnh cấm vận phương Tây đã giúp Nga giàu lên ra sao?
Với khối tài sản trị giá hàng tỷ USD, ngành xuất khẩu thực phẩm của Nga giờ đây giá trị hơn nhiều so với việc xuất khẩu súng trường AK-47 và tất cả các thiết bị quân sự hạng nặng khác cộng lại. Bloomberg hết sức ca ngợi thành quả này của Nga.

Nằm sâu trong khu vực Caucasus, gần với ngọn núi cao nhất châu Âu, những người phụ nữ Triều Tiên đang điều khiển các “con ngựa sắt” đặc trưng của thời Xô Viết để làm việc đồng áng. Loại “máy cày lai” từ xe tăng T-34 của Nga chính là niềm tự hào của khu tổ hợp nông nghiệp Yuzhny thuộc sở hữu của tỷ phú Vladimir Evtushenkov. Ông Evtushenkov thường gọi những chiếc xe tăng từng đánh bại quân đội Hitler là “trận chiến cà chua T-34”.

Khu tổ hợp nông nghiệp của ông Evtushenkov phủ kín một màu xanh mướt, có diện tích bằng 2.300 sân bóng đá cộng lại, nằm giữa biển Đen và biển Caspian. Lấy nước từ các tảng băng tan từ đỉnh núi Elbrus, khu nông nghiệp này trồng hàng triệu loại thực vật khác nhau và chủ yếu cung cấp cho Moscow.

Ông Evtushenkov, 67 tuổi, là người nhiều tuổi nhất trong số 40 tỷ phú Nga nằm trong bảng xếp hạng của Bloomberg, đã chọn thời điểm đầu tư cực kỳ hoàn hảo. Tập đoàn AFK Sistema của ông đầu tư vào mọi thứ từ các nghiên cứu tế bào cho tới các phòng khám, đã tiếp quản khu nông nghiệp Yuzhny hồi tháng 12 năm ngoái, cùng tháng với tuyên bố của Tổng thống Putin rằng nước Nga sẽ đạt được mục tiêu tự cung cấp lương thực đến năm 2020.

Không giống như kế hoạch 5 năm lần đầu tiên của Josef Stalin, ông Putin theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, chất lượng hơn là số lượng. Và T-34 giờ đây trở thành biểu tượng của nền tư bản yêu nước. Như ông Evtushenkov từng nói trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Đây là một lĩnh vực hết sức hứa hẹn”.

Tận dụng các cuộc chiến
Đối mặt với giá dầu giảm, đồng ruble mất giá, các lệnh cấm vận tài chính từ phương Tây và cuộc suy thoái dài nhất trong 16 năm cầm quyền, ông Putin, 63 tuổi, đang cố gắng giảm thiểu sự phụ thuộc của Nga vào các thị trường mà ông không thể kiểm soát. Những lệnh cấm vận áp đặt vào ngành nhập khẩu lương thực cũng như việc gia tăng các khoản hỗ trợ lớn từ chính phủ khiến rất nhiều ngành nông nghiệp của Nga có lợi hơn là bị tổn thương. Ông Putin đã gọi nông nghiệp Nga thời kỳ này là một “con ngỗng vàng”. Giá cả thực phẩm cũng tăng lên cùng với lạm phát, gần gấp đôi với mục tiêu 4% của ngân hàng trung ương, khiến tiền đi từ túi những người tiêu dùng sang các nhà sản xuất có định hướng tốt.

Take Ros Agro Plc, nhà sản xuất thịt và đường của tỷ phú Vadim Moshkovich, năm ngoái thu được khoảng 3 tỷ rubles (46 triệu USD) tiền hỗ trợ từ chính phủ và không phải trả một đồng thuế lợi nhuận nào. Việc này đã giúp thúc đẩy biên lợi nhuận ròng của công ty lên mức 33%, hơn 28 điểm so với “ông lớn” dầu mỏ Lukoil PJSC. Cổ phiếu của công ty có trụ sở tại Moscow này cũng tăng gần gấp đôi so với năm ngoái.

Tổng thống Putin thậm chí còn có thể biến cuộc chiến ở Trung Đông thành một điều may mắn cho các nông dân Nga. Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một chiến đấu cơ Nga dọc biên giới Syria hồi tháng 11/2015, Moscow đáp trả bằng cách cấm nhập khẩu một loạt sản phẩm từ nước cựu đồng minh này, trong đó có cả cà chua Thổ Nhĩ Kỳ. Chỉ một vài tuần sau, với việc “đối thủ” lớn nhất của khu nông nghiệp Yuzhny đã bị loại khỏi cuộc chơi, tỷ phú Evtushenkov đã thu mua lại tổ hợp nông nghiệp cùng các thửa ruộng trồng cà chua, dưa chuột hữu cơ cho năng suất và lợi nhuận cực lớn.

Sản phẩm sạch và lợi nhuận cao

Tổng thống Putin đã tự tin phát biểu trước Quốc hội sau khi lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm của Thổ Nhĩ Kỳ được ban hành: “Nga có thể trở thành nước cung cấp thực phẩm chất lượng cao, sạch về mặt sinh học và có lợi cho sức khỏe con người lớn nhất thế giới, bỏ xa các nhà xuất phương Tây”.

Năm ngoái, Nga cùng với hàng chục quốc gia khác đã tham gia vào lệnh cấm thương mại hóa các sản phẩm biến đổi gene cũng như cấm nhập khẩu sản phẩm GMO. Điều này đã giúp ông Putin trở thành người tiên phong, có tiếng nói quan trọng trong một phong trào mới của toàn cầu.

http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/phannhung/2016_06_08/nong_nghiep_nga_3.jpg
Sản phẩm hữu cơ là một lợi thế mới của nông nghiệp Nga.

Nhưng phải nói rằng thành tựu lớn nhất của ông Putin trong chiến lược thực phẩm của mình cho đến nay vẫn là lúa mỳ. Nga đã vượt qua Mỹ để trở thành nhà xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, một bước đại nhảy vọt của Moscow, mở đường cho các ngành trồng trọt khác như ngô, lúa, đậu nành và kiều mạnh cùng đi lên.

Sự phát triển mạnh mẽ này cùng với các sáng kiến hỗ trợ tài chính của ông Putin đã tạo ra một “cơn sốt” khai thác các vùng đất ở vành đai miền trung nước Nga cùng nhiều khu vực màu mỡ khác. “Hai dòng đầu tư nóng nhất cho những người giàu có ở Nga hiện nay chính là đất nông nghiệp và các khách sạn ở châu Âu. Xu hướng này hoàn toàn mới mẻ”, Yevgenia Tyurikova, người đứng đầu ngân hàng nhà nước Sberbank của Nga, nhận định.

Lịch sử cay đắng

Biến một quốc gia rộng lớn nhất thế giới trở thành “người khổng lồ” thực phẩm là một mục tiêu vốn có lịch sử lâu đời ở Nga mà nước này đã phải đối mặt với hàng loạt thách thức khác nhau. Các lãnh đạo Xô Viết từ Lenin cho tới Khrushchev đều tìm mọi cách để thay đổi ngành công nghiệp này, tuy nhiên thường đem lại những kết quả khá “bi kịch”. Nông nghiệp đã trở thành ngành tư nhân hóa một cách ngẫu nhiên từ sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết hơn 1/4 thế kỷ trước với những trang trại tập trung lớn trở thành các mảnh vườn nhỏ lẻ và những người chủ phải vật lộn để theo kịp công nghệ canh tác hiện đại.

Nhiều trang trại thiếu thốn thiết bị, các con bò sữa cho năng suất kém hiệu quả hơn những nước khác. Giao thông và các cơ sở hạ tầng khác thì nghèo nàn, các trang thiết bị công nghệ cao cũng không có và nước Nga cũng không có những dòng sản phẩm chủ lực như thịt bò hay pho mát. Rất nhiều nông dân ở trong tình trạng nợ nần bởi những kế hoạch nông nghiệp mơ hồ từ thời Xô Viết.

http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/phannhung/2016_06_08/nong_nghiep_nga_4.png
Bản đồ sự tăng trưởng xuất khẩu của nông nghiệp Nga từ năm 1999 đến 2015.

Thế rồi từ năm 2015, thặng dư lúa mỳ, cộng với đồng ruble sụt giá, đã giúp nâng mức xuất khẩu lương thực của Nga lên con số kỷ lục là 20 tỷ USD, hơn cả số tiền mà Moscow kiếm được từ các hợp đồng bán vũ khí. Cộng lại, đầu ra của ngành nông nghiệp đã tăng 3% trong năm ngoái, giúp giảm tổng số nợ của nền kinh tế xuống còn 3,7%. Và khi xuất khẩu tăng trưởng thì nhập khẩu sẽ giảm bớt. Nga đã cắt giảm được các hợp đồng nhập khẩu lương thực trên thị trường quốc tế khoảng 40% kể từ năm 2013 xuống còn 26,5 tỷ USD vào năm ngoái.

Alexander Lebedev, cựu quan chức KGB và giờ là doanh nhân, đồng sở hữu khu vực trồng cà chua lớn nhất của Nga, khẳng định: “Nếu ai đó hỏi tôi lĩnh vực kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận nhất và hợp lý nhất, đáng để đầu tư nhất vào thời điểm này, thì tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng, đó chính là nông nghiệp”.

Lợi thế Trung Đông

Ông Putin không chỉ dựa vào những tỷ phú Nga để mở rộng ngành nông nghiệp trong nước. Nga còn tranh thủ “quyến rũ” các công ty khác ở châu Á và Trung Đông, những lựa chọn thích hợp khi các nền kinh tế lớn khác đều tham gia lệnh trừng phạt Nga. Qũy đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) đang tạo ra một quỹ trị giá 2 tỷ USD cùng với Trung Quốc để đầu tư vào các dự án nông nghiệp và tháng trước Moscow cũng đã bắt tay với tập đoàn CP của Bangkok để xây dựng một tổ hợp nhà máy sản xuất bơ sữa tích hợp lớn nhất ở Nga. Moscow cũng làm việc với các ngân hàng Ai Cập để tạo ra một trung tâm xuất khẩu mới cho lúa mỳ Nga ở kênh đào Suez.
http://img.infonet.vn/t660/Uploaded/phannhung/2016_06_08/nong_nghiep_nga_5.jpg
Ông Putin đã biến một ngành kinh tế từng tụt hậu trở thành thế mạnh của nước Nga.

Nếu thành công, những nỗ lực này sẽ giúp ông Putin đạt được mục tiêu quốc gia, là chuyển các mối quan hệ kinh tế khỏi khu vực phương Tây và hướng tới những thị trường mới nổi. Đó là dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng trong kế hoạch của ông Putin, là giảm sự phụ thuộc vào thực phẩm nước ngoài cũng như biến một ngành công nghiệp tụt hậu của Nga trở thành “trụ cột”, mang lại lợi nhuận cao cho nền kinh tế.


http://infonet.vn/lenh-cam-van-phuong-tay-...post200689.info

Máy bay này dùng động cơ và linh kiện nội địa của Nga đây
Ở Irkutsk giới thiệu lần đầu tiên máy bay chở khách MS-21 mới nhất
IRKUTSK (Sputnik) - Máy bay chở khách tầm trung MS-21-300 mới được giới thiệu tại nhà máy sản xuất máy bay Irkutsk, phóng viên Sputnik đưa tin trực tiếp từ sự kiện này ngày hôm nay. MS-21-300 mở ra kỷ nguyên mới trong ngành hàng không Nga.

Tại buổi lễ "ra mắt" máy bay có sự tham dự của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, hai Phó Thủ tướng Arkady Dvorkovich và Dmitry Rogozin, Bộ trưởng Công Thương Denis Manturov, và chủ tịch tập đoàn "Irkut"- nhà phát triển MS-21 Oleg Demchenko.

"Chúng tôi chắc chắn rằng MS-21 là máy bay tốt nhất trong loại máy bay cùng hạng. Hôm nay tôi muốn cảm ơn các nhà thiết kế, kỹ sư, công nhân và lãnh đạo toàn doanh nghiệp. Chúng tôi đã đầu tư vào chiếc máy bay không chỉ những giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhất, mà còn trao toàn bộ linh hồn tâm trí của mình" — ông Demchenko nói.

Vào đêm trước các phóng viên được thông báo rằng, chuyến bay MS-21-300 lần đầu sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 2 năm 2017. Việc giao máy bay MS-21-300 đầu tiên được lên kế hoạch vào cuối năm 2018.

Máy bay MS-21-300 có thể hoạt động ở tất cả các vùng khí hậu khác nhau mà không bị gián đoạn theo mùa.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/russia/20160608/...l#ixzz4Azy3O33k


Ngân hàng Thế giới nâng dự báo nền kinh tế Nga vào năm 2016
Ngân hàng Thế giới nâng dự báo về mức sụt giảm nền kinh tế Nga lên điểm 0,7 điểm phần trăm - giảm 1,2%, dự báo cho năm 2017 được cải thiện 0,3 điểm phần trăm - tăng 1,4% GDP, theo bản dự báo tháng Sáu của ngân hàng Global Economic Prospects .

Năm 2018 tăng trưởng GDP của Nga sẽ là 1,8%, đồ họa thông tin của ngân hàng nêu rõ.

Bản báo cáo trước đây của Ngân hàng Thế giới công bố vào tháng Tư. Lúc đó, các chuyên gia dự đoán xấu hơn, mức suy giảm của nền kinh tế Nga vào năm 2016 lên tới 1,9% (vào tháng Mười Hai là 0,7%).
Ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse vào đêm qua cũng dự báo suy giảm của nền kinh tế Nga đã được cải thiện. Theo ý kiến của Thụy Sĩ, GDP của Nga sẽ chỉ giảm 0,3% thay vì 1,5% như đã được dự kiến ​​trước đó.
Các chuyên gia từ cơ quan đánh giá quốc tế Moody's Investors Service cũng dự đoán kinh tế Nga hồi phục. Trong bản báo cáo tiếp theo của tổ chức này nói rằng cuộc khủng hoảng có thể kết thúc trong vòng một hoặc hai quý tới.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/business/2016060...l#ixzz4AzyTsRsR
langtubachkhoa
Đối đầu Iran - Ả rập Xê út đã vượt quá giới hạn Trung Đông
Sau khi Quốc vương Salman lên nắm quyền, chính sách của Ả rập Xê út đã trở nên cứng rắn hơn so với người tiền nhiệm, nhất là trong giải quyết mâu thuẫn với Iran. Mâu thuẫn này không còn gói gọn trong khu vực Trung Đông mà đã vượt lên phạm vi toàn cầu

Ả rập xê út đang tìm mọi cách cô lập Iran

Theo nhận định của Reuters, sau khi Salman lên nắm quyền, Ả rập xê út đã tăng cường chống Iran trên mọi mặt trận, ngăn chặn Iran gia tăng ảnh hưởng ở châu Phi, châu Á và thậm chí cả ở châu Mỹ La tinh.

Hiện nay, đối đầu quân sự trực tiếp giữa Ả rập xê út và Iran đang diễn ra ở hầu hết các mặt trận như Syria, Iraq, Yemen. Mâu thuẫn chính trị cũng đang ngày càng gia tăng khi El-Riyadh cố gắng cô lập Tehran ở mọi nơi có thể, điển hình nhất là việc Ả rập xê út thành lập Liên minh Hồi giáo chống khủng bố và không cho Iran tham gia với lý do Iran ủng hộ chủ nghĩa khủng bố.

Về phần mình, tất nhiên Iran bác bỏ mọi cáo buộc của Ả rập xê út nhưng Ả rập xê út vẫn đang tìm mọi cách để thuyết phục hoặc gây áp lực lên các quốc gia khác để họ cắt đứt quan hệ với Iran.

Điển hình nhất là Lebanon, quốc gia mà tổ chức vũ trang Hezbollah được Iran ủng hộ đang hoạt động rất tích cực. Ả rập xê út đã từ chối hỗ trợ tài chính cho Lebanon sau khi Beirut từ chối lên án Iran sau vụ Đại sứ quán của Ả rập xê út tại Iran bị tấn công.

Cạnh tranh giữa quốc gia hàng đầu trong thế giới Ả rập và Cộng hòa Hồi giáo Iran trong việc giành ảnh hưởng ở Trung Đông đã nảy sinh từ khá lâu.

“Trong nhiều trường hợp, cạnh tranh giữa Ả rập xê út với Iran đã bắt đầu vượt quá giới hạn khu vực Trung Đông cho dù trước đó cạnh tranh chỉ gói gọn ở khu vực này”- Reuters trích dẫn lời phân tích của giáo sư Mekhran Kamrava thuộc Đại học Tổng hợp Qatar.

Sau khi các lệnh cấm vận chống Iran được dỡ bỏ hồi tháng 1/2016, Ả rập xê út quan ngại rằng Iran sẽ có thêm các nguồn lực để thúc đẩy sự lớn mạnh của Hồi giáo dòng Shitte ra khỏi khu vực Trung Đông.

El-Riydah cho rằng sau một thời gian dài đảm bảo sự cân bằng trong khu vực này, Mỹ đang dần chuyển hướng sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Do đó, Ả rập xê út đã có kế hoạch sẽ vươn tầm để thay thế vị trí của Mỹ.

Reuters cũng đánh giá rằng Ả rập xê út hiện cũng đang đẩy mạnh chính sách kiềm chế Iran ở các khu vực khác. Một trong những công cụ quan trọng của Ả rập xê út để thực hiện chính sách này là Liên minh chống khủng bố do El-Riyadh thành lập trước đó.

Ngoài ra, hiện Ả rập xê út cũng đang rất tích cực tìm kiếm các đồng minh để chống Iran ở khắp mọi nơi có thể. Đối với phần lớn các nước Hồi giáo có thái độ thân dòng Sunni thì chiến lược của Ả rập xê út đều gặp thuận lợi.

Tuy nhiên, Pakistan dường như lại là ngoại lệ khi Islamabad không muốn “hủy hoại” mối quan hệ vốn đang tốt đẹp với Iran. Ả rập xê út cũng đang tích cực lôi kéo cường quốc có ảnh hưởng nhất ở Nam Á là Ấn Độ chống Iran nhưng Ấn Độ vẫn đang giữ lập trường quan hệ tốt với cả hai đối thủ đang cạnh tranh nhau này.

Tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã thực hiện chuyến thăm đến cả Iran và Ả rập xê út. Sau chuyến thăm này, Ấn Độ đã gia tăng sản lượng dầu mua của Ả rập xê út nhưng cũng đồng thời trợ giúp Iran tài chính để xây dựng cảng biển mới.

Cạnh tranh quyết liệt cả ở châu Phi

Châu Phi là lục địa có không ít các quốc gia Hồi giáo nên cạnh tranh ảnh hưởng giữa Iran và Ả rập xê út tại lục địa này cũng diễn ra khá căng thẳng. Ưu thế cạnh tranh hiện đang nghiêng về Ả rập xê út khi một loạt quốc gia châu Phi đầu năm 2016 đã hủy quan hệ với Iran.

Quyết định này được đưa ra sau khi Đại sứ quán Ả rập xê út tại Iran bị tấn công (để trả đũa việc Ả rập xê út hành hình cơ sở truyền giáo dòng Shitte). Ả rập xê út cũng đang tích cực “ve vãn” các quốc gia châu Phi này khi mời Tổng thống Zambia Edgar Lunga sang thăm Ả rập xê út sau khi nhân vật này có nhiều bài phát biểu chống lại Iran.

Tuy nhiên, Iran cũng không có ý định sớm “đầu hàng” Ả rập xê út ở châu Phi. Iran đang tích cực truyền bá tư tưởng Hồi giáo dòng Shitte vào các nước Hồi giáo ở châu Phi, tích cực sử dụng “sức mạnh mềm” để gia tăng ảnh hưởng.

Trong số các nước châu Phi, Iran phát triển quan hệ mạnh mẽ nhất với Sudan. Năm 2012, 2 tàu quân sự của Iran đã cập cảng Sudan, cảng nằm cách Biển Đỏ của Ả rập xê út không xa. Ngay sau đó, Ả rập xê út đã gia tăng mạnh mẽ hỗ trợ cho Sudan, nâng mức hỗ trợ lên mức 11 tỷ USD, đồng thời phản đối lệnh bắt giữ quốc tế đối với Tổng thống Sudan Omar Bashir.

Kết quả là đến tháng 1/2016, Sudan cũng đã cắt đứt quan hệ với Iran. Theo sau Sudan có thể kể đến Somali, Djibuti (Djibuti mới đây đã nhận được gói trợ giúp 50 triệu USD từ Ả rập xê út).

Trên mặt trận kinh tế

El-Riyadh hiện cho rằng mình đã giành được ưu thế trong cạnh tranh chính trị và vấn đề duy nhất là cần tăng cường cạnh tranh trong mặt trận kinh tế. Cạnh tranh kinh tế giữa hai cường quốc này chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực dầu mỏ và mặt trận chính là OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ).

Ả rập xê út hiện được coi là “thủ lĩnh” không chính thức của OPEC và Iran là đối thủ chính. Tháng 4/2016, Iran gần như đã phá vỡ thỏa thuận về việc “đóng băng” sản lượng khai thác dầu và tuyên bố sẽ khôi phục sản lượng khai thác dầu đến mức như trước khi chịu các lệnh cấm vận quốc tế.

Quan điểm cứng rắn này của Iran đã khiến các quốc gia OPEC không thể ký kết được thỏa thuận (về hạn chế khai thác dầu) trong Hội nghị Thượng đỉnh tuần vừa qua của OPEC.

Gần như ngay lập tức, Ả rập xê út đã quyết định giảm giá bán dầu cho các nước Tây Bắc Âu 35 cent/thùng và 10 cent/thùng đối với các nước Nam Âu. Đây là động thái tưởng như rất lạ vì nhu cầu dầu mỏ thường tăng cao vào quý II hàng năm.

Tuy nhiên, động thái này được thực hiện chính là nhằm vào Iran khi Iran bắt đầu khôi phục hoạt động xuất khẩu dầu vào các nước châu Âu từ tháng 2 vừa qua.

Các chuyên gia cho rằng cuộc chiến trong lĩnh vực này giữa Iran và Ả rập xê út sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ thời gian tới.


http://infonet.vn/doi-dau-iran-a-rap-xe-ut...post200654.info



Nga sẽ cung cấp cho người mua khác lượng khí đốt dự tính cho Ba Lan

Nếu Ba Lan từ chối gia hạn hợp đồng cung cấp gần 10 tỷ mét khối khí đốt của Nga, sẽ hết hạn vào năm 2022, "Gazprom" có thể bán khí ga cho nước khác. Đây là tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Công ty dầu khí và khí đốt nhà nước Ba Lan PGNiG không có kế hoạch gia hạn hợp đồng dài hạn cung cấp khí đốt Nga với "Gazprom", sẽ hết hạn vào năm 2022.
"Gazprom" có thể làm đề án chào hàng các đối tác khác để ký kết hợp đồng khí đốt dự tính cung cấp cho Ba Lan, trên biên giới Belarus-Ba Lan sau khi hết hạn hợp đồng vào năm 2022. Hợp đồng với người mua mới có thể được thực hiện trong khoảng 10-15 năm. Đó có thể là các công ty của Đức, Áo và Ý. Người nào đó muốn sẽ mua, — nếu không mua, chúng ta sẽ xem xét các lựa chọn khác. Hoặc có thể Israel sẽ mua và bán chính khí đốt này cho Ba Lan. Đó cũng là một phương án'', — Tổng thống Putin nói vào thứ ba sau cuộc gặp với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Matxcơva.



Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/business/2016060...l#ixzz4Azyj3aub




Nga sẽ giàu có thêm bằng khai thác dầu khí trên thềm lục địa

"Rosneft" và công ty dầu khí lớn nhất của Na Uy Statoil ASA bắt đầu khoan giếng thăm dò trên thềm lục địa Biển Okhotsk.

Năm 2012, hai công ty đã ký thỏa thuận hợp tác về phát triển các dự án chung trong khu vực thềm lục địa Nga, cũng như "Rosneft" sẽ tham gia khai thác dầu khí trên thềm lục địa Na Uy.

"Việc thực hiện các dự án nước ngoài về thăm dò và khai thác là một trong những mục tiêu chiến lược quan trọng nhất của công ty, đóng góp vào tương lai của ngành công nghiệp dầu khí. "Rosneft" là công ty duy nhất trong cả nước tiếp tục làm việc tại các dự án mới trên thềm lục địa. Chúng tôi rất vui mừng là đã bắt đầu giai đoạn quan trọng — khoan giếng thăm dò ở Biển Okhotsk — trong khuôn khổ hợp tác lâu dài với đối tác Statoil của chúng tôi", — chủ tịch quản trị "Rosneft" Igor Sechin cho biết.

Trong thế kỷ XXI, thềm lục địa tiếp giáp với lãnh thổ Nga có thể là nguồn dầu khí chính cho nước Nga và thị trường thế giới. 6.000.000 cây số vuông thềm lục địa của Nga là quyền lợi rất lớn để tìm kiếm dầu lửa và khí đốt. Theo các chuyên gia, năm 2050, thềm lục địa sẽ cung cấp 20-30% tổng khai thác dầu mỏ của Nga.

Từ quan điểm lợi ích thương mại, khai thác dầu mỏ và khí đốt trên thềm lục địa mang lại lợi nhuận trong triển vọng chiến lược. Các dự án thềm lục địa đều có quy mô lớn, và do đó được thiết kế để thực hiện lâu dài. "Ngay cả theo các dự báo bi quan nhất, giai đoạn giá dầu thấp sẽ không kéo dài. Và những người kịp thời chiếm giữ những phân khúc lớn nhất (trên thềm lục địa) sẽ nhận được lợi ích lớn nhất trong tương lai", — các tác giả của bản báo cáo do Viện các vấn đề khu vực Nga chuẩn bị cho biết. Khai thác thềm lục địa phải bắt đầu ngay từ bây giờ để đảm bảo ưu thế trong thời kỳ giá dầu lên cao.

Và giá dầu nhất định sẽ tăng lên. Dầu giá rẻ chỉ là hiện tượng tạm thời và đa phần không có lợi cho bất cứ ai.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/opinion/20160608...l#ixzz4Azz3zqZ5
langtubachkhoa
Đúng là trước hội nghị NATO, bây giờ ai nấy đều thi nhau biến Nga thành ngao ộp

Tin hạm đội Anh chặn tàu ngầm Nga “thật kỳ quặc”
Tàu ngầm Staryi Oskol bơi nổi lên mặt nước cùng với tàu kéo về Hạm đội Biển Đen, vì vậy nếu Hải quân Anh không nhận thấy nó thì thật kỳ quặc, tuyên bố của bộ phận báo chí thuộc Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh.
"Cơ quan Quốc phòng Nga ngạc nhiên vì để phát hiện một con tàu chạy ở tốc độ thấp trong tư thế nổi trên mặt biển lại còn với sự tháp tùng của tàu kéo mà lại đòi hỏi những nỗ lực chung đến như vậy của Hải quân Hoàng gia Anh và đồng minh NATO", tuyên bố nêu rõ.

Bộ Quốc phòng Nga cũng lưu ý rằng trong khoảng thời gian mấy ngày ngang qua đó còn có nhiều tàu buôn từ các nước khác nhau, theo truyền thống hàng hải thế giới họ đều chào mừng các thủy thủ tàu ngầm ở Barents, Na Uy và Biển Bắc.
Tàu ngầm diesel-điện của đề án 636.3 "Staryi Oskol" sau khi hoàn thành thử nghiệm ở Baltic và Hạm đội Bắc thực hiện chuyến đi liên ham đội theo kế hoạch chuyển tới địa điểm đóng quân thường trực của Hạm đội Biển Đen. Tàu ngầm độc lập bơi ở tư thế nổi, có tàu kéo Altai của Nga đi kèm, vẫn theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga.
Trước đó, kênh truyền hình Sky News đưa tin tàu Hải quân Hoàng gia Anh đã kèm chặt một tàu ngầm của Nga ở Biển Bắc.
"Việc phát hiện tàu ngầm này là kết quả của một nỗ lực chung với các đồng minh NATO, dõi theo một tàu ngầm duy nhất như vậy là thủ tục bình thường của Hải quân Hoàng gia Anh", thuyền trưởng tàu Anh Daniel Thomas cho biết.
"Điều này cho thấy rằng, Hải quân (Anh) vẫn giữ cảnh giác trong vùng biển quốc tế và lãnh hải để bảo vệ nước Anh và chúng ta khỏi các mối đe dọa tiềm năng",-kênh Sky News dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon cho hay.


http://bizlive.vn/the-gioi/tin-ham-doi-anh...ac-1754044.html
langtubachkhoa
Bác Nga này làm quả show off con máy bay MS 21 hoàng tráng quá, hồi này ngay cả tổ chức sự kiện Nga cũng chơi kiểu Pro giống Tây, chả bù trước đây thì chẳng care đến mấy cái màn quảng cáo


https://www.scribd.com/doc/293020112/Irkut-...eing-and-Airbus

MS-21 sẽ có 2 phiên bản nội địa và xuất khẩu. Bản xuất khẩu dùngđộng cơ Prat and Whitney và để khách hàng tùy chọn điện tử Nga- Mỹ , còn nội địa thì sẽ xài động cơ nội địa trong nước là động cơ PD-14.

Cánh và khung thân của máy bay MS 21 được chế tạo bằng composite kim loại chịu mỏi cao. Nga cũng đã có con TU214 bay ở phân khúc thị trường này, đẻ ra con MS 21 này thì sẽ cạnh tranh phân chia thị trường thế nào nhỉ?


Quả áo giáp chống mìn này ấn tượng quá, đi vào giữa đám mìn nổ mà k sao, nhưng k hiểu làm sao bảo vệ đôi mắt được, chẳng nhẽ nhắm tịt mắt lại, hay có kiếng bảo vệ. Cái này chắc chắn có nhiều ứng dụng dân sự

Awesome New Russian Military Terminator Test Suit Allows You To Walk Directly Through Explosions
(@click here)
(@click here)
langtubachkhoa
Hô hô hô, xem này. Nếu những tin tức này mà là thật thì không biết vị "nữ anh hùng" này có phải là điệp viên (vô ý hay cố ý) của Nga k? Hoá ra bây giờ mới hiểu vì sao Nga lại đồng ý thả em này về, đúng là Nga đã nhỏ một liều thuốc độc vào chính trường thân Tây hiện nay của Ukraine. Em này mà về, k chừng với cái title "anh hùng" có thể tranh cử làm tổng thống hoặc thủ tướng hay thành lập chính đảng, và với tư tưởng đàm phán trực tiếp với Donbass và Lugansk thì đã từng bước đưa thành phần chính trị muốn hòa hảo với Nga vào chính trường Ukraine, nếu không thì chí ít cũng làm chính trường này rối loạn lục đục

Ukraine không muốn đàm phán trực tiếp với Donetsk và Lugansk
Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) mới đây đã bác bỏ khả năng tiến hành đàm phán trực tiếp giữa lãnh đạo Ukraine với lãnh đạo các nước cộng hòa tự xưng là Donetsk và Lugansk theo đề xuất của nữ phi công Nadezda Savchenko, người mới được Nga phóng thích.
Thông tin trên đã được chính cố vấn của Giám đốc SBU Yuri Tandit đưa ra trong bài trả lời phỏng vấn đối với kênh truyền hình Ukraine “5 Canal”.

Theo thông báo của Yuri Tandit, thể theo luật pháp của Ukraine, lãnh đạo 2 quốc gia đòi tự trị trên là Plotnhitsky và Zakharchenko không thể được coi là “các nghị sỹ Ukraine”.

“Đối với chúng tôi, cả Plotnhitsky và Zakharchenko đều không phải là những công dân tuân thủ nghiêm pháp luật của Ukraine”- Yuri Tandit nhấn mạnh, đồng thời khẳng định rằng ông không muốn đưa ra bất cứ bình luận nào đối với tuyên bố của nghị sỹ Quốc hội Ukraine (đồng thời là nữ phi công mới được Nga trả tự do) Nadezda Savchenko về việc cần phải tiến hành đàm phán trực tiếp với những người đứng đầu Lugansk và Donetsk.

Trước đó, nữ phi công Nadezda Savchenko với tư cách là nghị sỹ Quốc hội Ukraine đã lên tiếng kêu gọi tiến hành đàm phán trực tiếp với lãnh đạo Cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk mà “không cần đến tiến trình Minsk, không cần sự có mặt của bên thứ ba hoặc bên thứ tư”.

“Bước đi đầu tiên là tiếp tục thực hiện các lệnh cấm vận chống Nga… Bước đi thứ hai là trực tiếp tiến hành đàm phán với Donetsk và Lugansk mà không cần đến Thỏa thuận Minsk, không cần sự có mặt của bên thứ ba hoặc thứ tư. Tôi đã sẵn sàng cho điều này”- Nadezda Savchenko nhấn mạnh.

Nadezda Savchenko cũng lên tiếng phủ nhận việc đích thân Tổng thống Ukraine Poroshenko phải đứng ra tiến hành các cuộc đàm phán với Plotnhitsky và Zakharchenko. Với tư cách là nghị sỹ Quốc hội Ukraine, nữ phi công này sẵn sàng đứng ra đàm phán với hai lãnh đạo Donbass.

Ngoài ra, Nadezda Savchenko còn lên tiếng khẳng định rằng sẵn sàng chứng kiến hai người đứng đầu Lugansk và Donetsk trở thành các nghị sỹ Quốc hội Ukraine.

Đáp lại những tuyên bố của Nadezda Savchenko, lãnh đạo Donbass cũng khẳng định rằng sẵn sàng tiến hành đàm phán với nữ phi công mới được phong anh hùng của Ukraine nếu như Kiev trao cho Savchenko quyền hạn này.
langtubachkhoa
Hic, post nham topic
langtubachkhoa
Chẳng hiểu dầu đá phiến Mỹ kiểu gì, năm vừa rồi báo chí Mỹ loan tin Mỹ đã trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ số 1 thế giới. Sản xuất thì không rõ, chứ năm vừa rồi hóa ra Nga lại là nước xuất khẩu nhiều nhất. Đây vẫn là cuộc chiến tranh giành chiếm lĩnh thị trường dầu mỏ. Năm vừa rồi Nga cũng vượt qua Mỹ và Canada để trở thành số 1 về xuất khẩu lúa mỳ, nhưng cái này cũng k lạ, vì Nga vốn luôn nằm top đầu về ngũ cốc và lúa mỳ nói riêng


Nga trở thành nước xuất khẩu dầu khí số một thế giới

Theo số liệu thống kê hàng năm vừa công bố của tập đoàn dầu mỏ hàng đầu thế giới BP (nước Anh), Nga đã trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt số một thế giới trong năm 2015.

Ngoài việc vẫn giữ nguyên “ngôi vương” về xuất khẩu khí đốt tự nhiên, Xứ sở Bạch dương còn vượt qua Saudi Arabia để trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới năm ngoái.

Bên cạnh đó, năm 2015 cũng là năm ghi nhận sản lượng dầu mỏ của Nga tăng 1,2% lên mức cao kỷ lục từ thời hậu Xô viết là 11 triệu thùng/ngày.

Báo cáo của BP cho thấy có đến 3/4 số dầu sản xuất tại Nga đã được xuất sang nước ngoài trong năm 2015.

Trong khi đó, con số này trong lĩnh vực khí đốt và than đá lần lượt là 33,7% và 41,8%.

Nga là nước cung cấp dầu mỏ và khí đốt hàng đầu châu Âu, với tỷ trọng lên tới 37% và 35% tổng lượng tiêu thụ của châu lục.

Năm ngoái, mặc dù sức tiêu thụ năng lượng đã giảm 3,3% song Nga vẫn là quốc gia có số người dùng năng lượng lớn thứ tư thế giới, sau Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ.

Theo Cơ quan Thống kê Liên bang Nga (Rosstat), tổng sản lượng trong lĩnh vực dầu mỏ của Nga trong tháng Ba vừa qua, ở mức 10,92 triệu thùng/ngày, cũng cao hơn Saudi Arabia với chỉ 10,12 triệu thùng/ngày./.

http://www.vietnamplus.vn/nga-tro-thanh-nu...gioi/390465.vnp




Ngân hàng trung ương Nga giảm lãi suất lần đầu tiên sau 10 tháng
Ngân hàng trung ương Nga vừa quyết định cắt giảm lãi suất từ 11% xuống còn 10,5%, lần giảm đầu tiên trong 10 tháng qua sau khi đồng ruble hồi phục, giá dầu ổn định và lạm phát không tăng.

Theo Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina, ngân hàng sẽ xem xét khả năng tiếp tục cắt giảm lãi suất dựa trên những tính toán về rủi ro lạm phát.

Trước đó, 22 trong số 43 nhà kinh tế mà hãng tin Reuters thăm dò ý kiến dự đoán Ngân hàng trung ương Nga sẽ giảm lãi suất bớt 0,5%, trong khi số còn lại cho rằng ngân hàng sẽ giữ nguyên lãi suất.

Theo nhà phân tích Dmitry Shagardin của ngân hàng Bank Saint-Petersburg PJSC, tình hình hầu như được cải thiện kể từ sau cuộc họp hồi tháng Tư vừa qua, lạm phát không tăng như những lo ngại trước đó, giá dầu ổn định ở mức khoảng 50 USD/thùng trong hai tháng qua.

Sau khi Ngân hàng trung ương Nga thông báo quyết định trên, đồng ruble đã được mua bán ở mức 64,6925 ruble​=1 USD tại thị trường Moskva (Nga). Đồng nội tệ của Nga đã tăng gần 14% so với USD kể từ đầu năm đến nay./.



Sau khi nội địa hóa máy tính PC dân sự, bây giờ đến lượt smartphone

Ở Nga sẽ có điện thoại thông minh dung hệ điều hành trong nước
Người sử dụng điện thoại di động của Nga được đề xuất ba mô hình điện thoại thông minh dùng hệ điều hành trong nước, báo "Kommersant" viết.

Nhà phát triển Sailfish Mobile OS RUS là công ty "Nền tảng điện thoại di động mở."

Trên cơ sở hệ thống điều hành nội địa, cuối năm nay trên ​​thị trường Nga sẽ xuất hiện các thiết bị Oysters và Jolla. Một loạt đổi mới công nghệ cũng sẽ được áp dụng cho điện thoại thông minh "Ermak WMD", dành cho khu vực công và người dùng doanh nghiệp.

Các nhà phát triển Sailfish Mobile OS RUS đã đệ đơn xin đưa các sản phẩm mới vào sổ đăng ký phần mềm Nga, dữ liệu Bộ truyền thông cho biết.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/science/20160611...l#ixzz4BDAZOlXP


Bộ Ngoại giao Nga: Matxcơva sẽ không sa vào tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông
Nga sẽ không sa vào cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông hoặc đứng về một bên nào đó, - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova khẳng định.

"Chúng tôi chăm chú theo dõi diễn biến tình hình trong khu vực Biển Đông. Chúng tôi xem xét tình hình ở đó như yếu tố quan trọng tác động đến an ninh và sự bình ổn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nga không phải là một thành viên của tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, và sẽ không sa vào đó", — bà Zakharov tuyên bố tại cuộc họp báo.

Theo lời bà, nguyên tắc của Matxcơva là không đứng về phía một bên nào và vững tin rằng "sự tham gia của lực lượng thứ ba vào cuộc tranh chấp này sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng trong khu vực".

Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/world/20160610/1...l#ixzz4BDAjmf30


“Gazprom Neft” tạm dừng trong vấn đề tham gia cơ sở lọc dầu Dung Quất
Vẫn như trước đây, "Gazprom Neft" sẵn sàng tham gia vào nhà máy lọc dầu Dung Quất (Việt Nam), nhưng hiện thời công ty không thỏa mãn với các điều kiện mà phía Việt Nam đề xuất, - ông Alexandr Dyukov lãnh đạo công ty nói với các phóng viên.

"Thoạt đầu, các điều kiện giả định lợi nhuận thích hợp với khoản đầu tư. Bây giờ phía Việt Nam chưa sẵn sàng cung cấp cho dự án này những ưu đãi mà chúng tôi trông đợi, tương ứng với mức sinh lợi thấp hơn. Chúng tôi không thể đi tới đầu tư có chuẩn nội bộ sinh lợi thấp hơn, người ta không hiểu chúng tôi, — cả các vị cũng như các cổ đông của chúng tôi", — ông Dyukov nói.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/vietnam_russia/2...l#ixzz4BDAufGq9


Người Nga cho rằng trẻ em cần được giáo dục bằng phim hoạt hình Liên Xô
Hơn 80% người Nga cho rằng trẻ em cần được giáo dục bằng phim hoạt hình Liên Xô; đồng thời, theo những người được hỏi, bộ phim hoạt hình nổi tiếng nhất là “Hãy đợi đấy”, Trung tâm nghiên cứu dư luận toàn Nga (VTsIOM) cho biết.

"Phần lớn người Nga thừa nhận trẻ em cần được giáo dục bằng phim hoạt hình Liên Xô: 83%người được hỏi nói rằng cần chiếu các phim đó cho thế hệ trẻ" — dữ liệu nghiên cứu cho biết.

Theo 59% người Nga, phim hoạt hình hay nhất là bộ phim Liên Xô "Hãy đợi đấy". Ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng là loạt phim hoạt hình hiện đại "Masha và Gấu", hơn ¼ số người được hỏi có ý kiến như vậy. Vị trí thứ 3 thuộc về bộ phim hoạt hình "Kỳ nghỉ ở Prostokvashino" của Liên Xô (16%).

Ngoài ra, theo VTsIOM, ¾ người lớn thú nhận với các nhà điều tra xã hội học là cho đến nay họ vẫn đang xem phim hoạt hình.


Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/culture/20160611...l#ixzz4BDB75kcj


"Mỹ cần phải hợp tác với Nga, bất chấp mọi khó khăn"
Hoa Kỳ cần tiếp tục hợp tác với Nga, bất chấp khó khăn phát sinh từ tình hình Ukraine, cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng thống Mỹ Susan Rice nói.
"Mối quan hệ của chúng tôi sẽ duy trì ở mức thấp cho đến khi tình hình Ukraine được giải quyết đúng đắn. Biện pháp trừng phạt chống Nga của chúng tôi cũng như của châu Âu sẽ vẫn có hiệu lực.

Tuy nhiên, ngay cả trong giai đoạn này, khi quan hệ Nga với Hoa Kỳ và Châu Âu căng thẳng đáng kể, chúng tôi vẫn tiếp tục giao tiếp và làm việc với Nga về các vấn đề cùng quan tâm", — bà Rice nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Washington Post.

Theo bà, cần phải tiếp tục hợp tác với Liên bang Nga, mặc dù đang là thời điểm khó khăn.

Bà Rice nhấn mạnh rằng "Nga đóng vai trò quan trọng trong nhiều vấn đề mà hàng ngày chúng ta thảo luận tại Liên Hợp Quốc."

Bà Susan Rice nêu ví dụ như trường hợp "thực hiện thỏa thuận hạt nhân với Iran, cũng như công việc chung trong các lĩnh vực liên quan đến Syria, Bắc Triều Tiên và Afghanistan.".
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.