Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Anh Và Châu Âu
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6
Thalassa
Bác Phó cho em hỏi việc Anh ra khỏi EU có ảnh hưởng gì đến EU không ạ ?

langtubachkhoa
QUOTE(Thalassa @ Jun 25 2016, 04:51 AM)
Bác Phó cho em hỏi việc Anh ra khỏi EU có ảnh hưởng gì đến EU không ạ ?
*



Ha ha, câu trả lời ai cũng biết là "Có". Phải hỏi bác Phó là việc này ảnh hưởng đến EU, Anh, Nga, Mỹ, TQ, Nhật, VN như thế nào?
langtubachkhoa
Bài này còn sơ sài nhưng cũng tạm xem được để khơi mào, việc ông này nói Nga, TQ mâu thuânx với EU nên muốn EU tan rã theo tôi k đúng lắm

“Nhà chung” là hình thức, bản chất là “hợp đồng”

. Ông đánh giá như thế nào về vai trò của Anh với khối EU về giải quyết các khó khăn của EU thời gian qua, điển hình là bốn vấn đề: Nợ công, suy giảm kinh tế, khủng bố và nhập cư?

+ Anh là nền kinh tế gần như lớn thứ hai trong EU sau Đức nên vai trò của Anh trong thời gian cùng với các quốc gia khác trong việc giải quyết những khó khăn của vấn đề nợ công và suy giảm kinh tế trong thời gian về lý thuyết là quan trọng. Thế nhưng dù là một đối tác kinh tế rất lớn của EU nhưng cũng chính nước Anh lại biểu hiện là một mắt xích yếu trong gắn kết kinh tế với EU khi nước này không tham gia vào liên minh tiền tệ. Đồng thời vai trò của Anh trong các vấn đề về khủng bố và nhập cư thực chất cũng không nhiều bởi Anh không tham gia Hiệp ước Schengen.

. Còn vai trò của Anh trong khối EU về mặt bản sắc EU thì ở mức độ nào, thưa ông?

+ Từ góc độ nỗ lực xây dựng một bản sắc chung, việc Anh rút khỏi EU ít nhiều cũng tiếc nuối, tác động không tốt và không hề nhỏ đến dự án xây dựng một ngôi nhà chung châu Âu. EU có những khát khao cho nền hòa bình vĩnh cửu của khu vực này trên cơ sở của một cơ chế “siêu quốc gia” không có sự tồn tại của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, xóa bỏ triệt để mọi xung đột. Nhưng nhìn lại, trong suốt quá trình hình thành và phát triển của EU, Anh vẫn là một thành viên đặc biệt giữ cho mình những nét riêng; hay nói một cách khác Anh vẫn chưa hoàn toàn hội nhập vào cộng đồng khu vực này ở nhiều mặt cả về kinh tế, chính trị, văn hóa hay ngay cả địa lý vẫn là một khoảng cách không hề nhỏ.

Tôi nghĩ Anh không phải là một trong sáu thành viên sáng lập nên nước này cũng chỉ chia sẻ có mức độ về lý tưởng, lợi ích chung của EU. Đối với Anh, việc tham dự vào EU như là một hình thức ký kết “hợp đồng kinh tế” (không phải là một thị trường chung duy nhất) nên khi người Anh cảm thấy lợi ích không còn hoặc bị đe dọa thì việc “thoát” là bình thường. Theo tôi, việc kết nạp Anh và vai trò của Anh trong EU nặng về chính trị, về những toan tính chính trị của giới lãnh đạo EU, trước đây là EC.

Tấn công “niềm tin EU”

. Việc Anh rời EU ảnh hưởng như thế nào đến cấu trúc chính trị, bản sắc và việc giải quyết các khó khăn của EU trong thời gian tới đây?

+ Tôi vẫn cho rằng Anh rời EU không ảnh hưởng thật sự nghiêm trọng đến việc giải quyết những khó khăn hiện tại hay vấn đề của bản sắc châu Âu nhưng có lẽ ảnh hưởng lớn đến những vấn đề chính trị và kinh tế xuất phát từ những hệ lụy khi Anh chính thức rút khỏi EU.

Thứ nhất, đây là một tiền lệ xấu ít nhiều đang chứng minh cho sự đúng đắn của chủ nghĩa hiện thực trong quan hệ quốc tế (lợi ích quốc gia, quyền lực quốc gia là trên hết; không tin có sự hợp tác nào là vĩnh viễn - PV). Trong khi EU tin vào chủ nghĩa tự do, đề cao hợp tác mang về lợi ích chung kể từ khi sáu nước Tây Âu ủy thác một phần chủ quyền của mình, lờ đi những nhà hiện thực, cùng bắt tay xây dựng cộng đồng than thép châu Âu từ năm 1951 thì nay quan điểm này đã bị Brexit tấn công. Điều này rất nguy hiểm nếu tình trạng khó khăn về kinh tế, bế tắc về chính trị cùng với nạn khủng bố kéo dài.


Thứ hai, vẫn còn đó khả năng về việc một số quốc gia hoặc người dân ở một số quốc gia khác cũng có ý muốn rút khỏi EU. Tôi muốn nhấn mạnh là ý muốn vì chính những ý muốn cũng có thể gây ra những vấn đề chính trị từ nhỏ đến lớn cho chính trị nội bộ của các nước thành viên và cho EU.

Thứ ba, trong trường hợp giải quyết không khéo các vấn đề hiện tại sau khi Anh hoàn toàn rút khỏi EU sẽ là cơ hội cho các quốc gia, vốn không mấy hào hứng cổ vũ hay ủng hộ cho một EU phát triển hùng mạnh vì đang có những mâu thuẫn với EU, điển hình như Nga và Trung Quốc. Vì thế, rất có thể EU sẽ gặp phải những khó khăn, sức ép mới phát sinh từ góc độ quan hệ quốc tế.



http://plo.vn/ho-so-phong-su/brexit-chu-ng...goi-636863.html
langtubachkhoa
Để đáp trả lại việc ngoại trưởng Anh Philip Hammond và cựu đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul nói rằng Nga và Putin là kẻ dàn xếp và gây ra việc Brexit, tng thống Putin đáp lại (đưa bản tiếng VN, khỏi đưa bản tieng Anh hay tiếng Nga)

Tổng thống Putin nói gì về việc Anh rời EU?
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng giới lãnh đạo Anh quá tự tin và nông cạn trong cuộc trưng cầu ý dân khiến Anh rời Liên minh châu Âu (EU).

Phát biểu trên kênh truyền hình Nga ngày 24.6, ông Putin nói: "Việc bỏ phiếu về việc Anh đi hay ở lại EU là kết quả của không gì hơn ngoài sự tự tin thái quá và cách tiếp cận nông cạn của giới lãnh đạo Anh trong việc xử lý các vấn đề mang tính vận mệnh của một quốc gia", theo Reuters.


Tổng thống Nga cho rằng việc Anh rời EU sẽ mang lại nhiều hậu quả cho nước Anh, cho toàn bộ châu Âu và tất nhiên là cho cả nước Nga. Với bình luận đó, ông Putin khẳng định Nga sẽ cố gắng hạn chế những tác động của việc Anh rời EU tới nền kinh tế Nga. Trước đó, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cảnh báo việc Anh rời EU sẽ tác động đến thị trường và gây ra nhiều mối nguy hại cho kinh tế thế giới nói chung và Nga nói riêng, theo AFP.
Cũng trong ngày 24.6, Tổng thống Putin đã bác bỏ những nghi ngại cho rằng ông Putin có can dự vào cuộc trưng cầu ý dân về việc Anh đi hay ở lại EU (Brexit). Ông nói: "Nga không bao giờ can thiệp hay bày tỏ bất cứ lập trường nào về việc tổ chức cuộc trưng cầu ý dân này. Dĩ nhiên chúng tôi vẫn theo dõi sát sao những gì đang diễn ra nhưng không hề tác động đến quá trình này hay cố gắng làm gì khác".

Ông Putin cho rằng kết quả của cuộc trưng cầu dân ý phản ánh sự không hài lòng của người Anh về vấn đề di cư và những mối lo lắng về an ninh cũng như là sự không hài lòng với sự quan liêu của EU. Nhà lãnh đạo Nga cũng cho rằng những nhận định của Thủ tướng Anh David Cameron khi nói Tổng thống Nga sẽ hoan nghênh Brexit là vô căn cứ.
http://thanhnien.vn/the-gioi/tong-thong-pu...-eu-716877.html
langtubachkhoa
Bill Gates:
Trong bức thư gửi The Times, người giàu nhất thế giới Bill Gates cho biết Anh sẽ mạnh hơn, thịnh vượng và có ảnh hưởng hơn nếu là thành viên EU. Quyền thành viên và khả năng tiếp cận thị trường chung này đóng vai trò quan trọng trong việc Microsoft quyết định đặt các trung tâm nghiên cứu tại Cambridge (Anh).

Đến nay, ông Gates đã đầu tư hơn 1 tỉ đô la Mỹ vào Anh.

"Dù ra đi hay ở lại là quyết định của người Anh, tôi thấy rõ là nếu họ chọn đứng ngoài EU, Anh sẽ trở thành địa điểm kinh doanh và đầu tư kém hấp dẫn hơn đáng kể. Họ sẽ khó tìm kiếm và tuyển dụng nhân tài trên khắp châu lục – chính là những người sẽ tạo ra công ăn việc làm cho người Anh" – ông Gates nói.

Bên cạnh đó, ông Gates cho rằng Anh sẽ khó huy động nguồn đầu tư cần thiết cho các mặt hàng công cộng, như thuốc mới hay giải pháp nhiên liệu sạch giá rẻ, vì chúng cần sự phối hợp, chia sẻ kiến thức và hỗ trợ tài chính mà chỉ sức mạnh tổng hợp của EU mới làm được.


Trong cuộc phỏng vấn với truyền hình Bloomberg, tỉ phú Hồng Kông Lý Gia Thành cho rằng Brexit không chỉ gây bất lợi cho Anh mà cũng tác động tiêu cực trên toàn châu Âu. "Tôi hy vọng người Anh không rút khỏi EU" - ông Lý nói.

Lord Jacob Rothschild
Lord Jacob Rothschild - thuộc thế hệ thứ tư của gia tộc quyền lực nhất thế giới Rothschilds – viết trên báo The Times rằng Brexit có thể dẫn đến xuất hiện "tình trạng mang tính phá hoại và hỗn loạn", ông kêu gọi cử tri bỏ phiếu “ở lại” EU.

George Soros:
Trong khi đó, tỉ phú đầu tư George Soros cho rằng Brexit sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng với cả việc làm và tài chính tại Anh.

Ông Soros cho rằng đồng bảng Anh sẽ mất giá ít nhất 15%, hoặc có thể hơn 20%, xuống dưới 1,15 đô la Mỹ/bảng Anh. Tỉ giá hiện tại là 1,46 đô la Mỹ/bảng Anh.

Ông Soros chính là người đã trở nên giàu có sau thương vụ bán khống bảng Anh năm 1992 và kiếm được hơn 1 tỉ đô la Mỹ chỉ trong 1 ngày. Ngày này được gọi là Ngày thứ Tư đen tối, khiến bảng Anh phải rút khỏi Cơ chế tỉ giá hối đoái cố định châu Âu (ERM).

Ông Soros cảnh báo đợt mất giá này sẽ còn lớn và nghiêm trọng hơn đợt mất giá 15% vào tháng 9-1992. Ông cho biết khi đó, ông đã "đủ may mắn để kiếm lời lớn".

"Người dân Anh đang đánh giá thấp cái giá thực sự của việc rời đi. Quá nhiều người tin rằng rời EU sẽ không có ảnh hưởng lên tài chính của họ. Đây chỉ là suy nghĩ lạc quan cá nhân. Người thắng cuộc duy nhất là những kẻ đầu cơ tài chính. Ngày nay, lực lượng đầu cơ trên thị trường đã lớn và hùng mạnh hơn nhiều. Họ luôn nóng lòng tận dụng mọi tính toán sai lầm của chính phủ và người dân Anh. Rời khỏi EU sẽ giúp một số người rất giàu có nhưng đa phần người dân sẽ nghèo đi đáng kể".


http://www.thesaigontimes.vn/147987/Gioi-s...-ve-Brexit.html

Bổ sung chút: Soros đã lại giàu sụ vì Brexit, nguyên do ông ta đã mua 1 đống vàng trước Brexit và sau đó thì vàng lên giá
Hồi năm 1992, Soros đã nổi tiếng với thương vụ bán khống đồng bảng Anh năm 1992 và kiếm được khoảng 1,5 tỷ bảng Anh chỉ trong một ngày, đây được coi là thương vụ thế kỷ (Trade of the Century, Soros broke british pounds)
root
QUOTE(langtubachkhoa @ Jun 26 2016, 04:22 AM)
QUOTE(Thalassa @ Jun 25 2016, 04:51 AM)
Bác Phó cho em hỏi việc Anh ra khỏi EU có ảnh hưởng gì đến EU không ạ ?
*



Ha ha, câu trả lời ai cũng biết là "Có". Phải hỏi bác Phó là việc này ảnh hưởng đến EU, Anh, Nga, Mỹ, TQ, Nhật, VN như thế nào?
*



Câu bài ấy mà, trả lời làm gì laugh1.gif
Phó Thường Nhân
Brexit (nước Anh ra khỏi EU) hiện tại không có ảnh hưởng gì tới EU cũng như tới nước Anh. Còn về lâu dài thì chưa chắc đã ảnh hưởng gì, mà nếu có ảnh hưởng thì có lẽ chỉ có lợi cho Anh.
Tại sao lại thế.
Về trước mắt. Quá trình rút lui chưa chính thức, vì nó phải được Anh và EU đưa vào quy trình. Quy trình này thực ra không phức tạp như media doạ, vì EU giống như hệ mặt trời nó mà mỗi nước như một hành tinh, trong đó quỹ đạo của nước Anh là xa nhất. Anh không chung đồng tiền euro. Anh cũng không tham gia quản lý biên giới chung (Shengen). Quan hệ Anh – EU có gì đó gần giống như quan hệ Mỹ-Canada-Mễ trong ALENA. Vì thế cho nên thực ra chẳng có gì đáng sợ.
Hiện tại báo chí EU, rồi báo chí nước ngoài (Mỹ, Nhật, ..) đều đưa tin theo chiều hướng Anh rời EU là bất lợi. Đúng là có bất lợi, nhưng là bất lợi với họ, chứ không phải với Anh. Tại sao lại thế. Từ sau đại chiến thế giới II, đặc biệt là từ thập niên 80 lại đây, thì xu hướng chính trị thế giới là toàn cầu hoá, và tổ chức chính trị vùng (EU, ASEAN, ALENA, MERCOSUR..) rồi gần đây là TTP ..v..v.. quá trình này lợi cho tư bản toàn cầu hoá, giảm thiểu anh hưởng chính trị vào kinh tế. Những tổ chức chính trị vùng có tác dụng chuẩn hoá luật lệ, tăng cường thương mại, và có tác dụng cưỡng chế chính trị với các thành viên, chính vì thế tư bản quốc tế (tức là các hãng đa quốc gia) thích. Nhưng nó có lợi cho người dân hay không thì lại là chuyện khác. Và nước nào được lợi, lại là chuyện khác, vì nó phụ thuộc vào vị thế nước ở trong khối mình tham gia.
Brexit đã nói lên một điều là EU không có lợi cho tư bản Anh (đặc biêt là tư bản tài chính), và đây là yếu tố chính khiến Anh ra khỏi EU, nhưng vì “dân chủ”, nó phải dụng lên một cái lý do gì đó để dân bám vào bàn luận “thực thi dân chủ” (ví dụ vấn đề nhập cư, ..).
Từ khi Anh nhập EU vào năm 1973, thì cái vision của Anh với EU là thị trường tự do. Nhưng hiện tại vai trò chính trị của EU ngày càng mạnh lên, đồng Euro ngày càng mạnh lên, đã đẩy tư bản Anh vào thế bất lợi. Vì Anh có đồng Bảng Anh phải bảo vệ. Hiện nay thị trường tài chính thế giới đã toàn cầu hoá. Tương lai các hiệp định tự do thương mại kiểu TTP sẽ hình thành. Như vậy những điều gì nước Anh muốn đều có thể thực hiện không cần EU. Vậy ở trong EU để Đức (ngày càng mạnh lên) rồi Pháp trói buộc làm gì.
Việc Anh ra khỏi EU sẽ làm suy xụp City ở London ? Không. Hiện tại London thực hiện 40 operation financial của EU bởi vì Anh là thành viên tham gia ngân hàng EU để điều khiển euro. Chuyện này không thay đổi. Và Anh còn có các thị trường khác đặc biệt là ở châu Á (Hồng công, Sing,..)
Không bị Đức-Pháp cản trở, Anh sẽ phát triển hơn về lâu dài.
langtubachkhoa
Cái này mới hấp dẫn, lãnh đạo EU bây giờ chia rẽ xem có nên giục Anh sớm đàm phán hay k? Nhưng đây là lần đầu tiên trong lịch sử, ngoại trưởng Pháp Ayrault và phó thủ tướng Đức Sigmar Gabriel lại thẳng thừng kêu gọi thủ tướng Anh từ chức sớm
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/lanh...eu-3426508.html

"Đấy thực sự là giây phút đầy xúc động", một trong những người có mặt thời điểm đó cho hay. "Tất cả mọi người đều khóc, từ đàn ông đến phụ nữ, thậm chí cả những công chức nhà nước. Rồi David cũng bắt đầu rơi lệ".

Đêm trước đó, ông Cameron cùng những người bạn lâu năm còn ngồi chung với nhau để theo dõi kết quả của canh bạc đi hay ở lại châu Âu mà Thủ tướng Anh đã đặt cược. Ông Cameron có lập trường thân EU và ủng hộ phương án ở lại liên minh.

Theo lời kể của Ian Birrell, người từng đảm nhận nhiệm vụ viết diễn văn cho Thủ tướng Anh, chủ nhân tòa nhà số 10 phố Downing hồi hộp nhưng hoàn toàn tin tưởng vào một chiến thắng dành cho phe ở lại. Nhưng cuối cùng, đa số người dân Anh lại chọn chia tay EU.

Thủ tướng Anh đã bị đánh bại bởi người bạn cũ Boris Johnson, cựu thị trưởng London, người dẫn đầu chiến dịch đưa Anh rời EU. Song Johnson chưa bao giờ được ông Cameron đặt trọn sự tin tưởng. Đối với một người đàn ông dành niềm tin cho gia đình và bạn bè như David Cameron, sự "phản bội" của Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove và cựu cố vấn chiến lược Steve Hilton mới là điều khiến ông tổn thương và giận dữ hơn cả, Birrell nhấn mạnh.

Steve Hilton và Michael Gove đều là cha đỡ đầu cho Ivan, người con trai đã qua đời của ông Cameron.

"Tôi thấy rất buồn cho ông ấy, đây quả thực là một kết quả khủng khiếp đối với ông ấy", một người bạn thân của Thủ tướng Cameron chia sẻ.

Theo một nguồn tin am hiểu vấn đề, sau khi kết quả được công bố, ông Cameron đã gọi điện chúc mừng người bạn thân Michael Gove vì chiến thắng của phe rời EU trong cuộc trưng cầu dân ý. Song cuộc gọi chỉ kéo dài đúng 60 giây.

Thủ tướng Cameron đồng thời làm rõ rằng sẽ thẳng thừng khước từ đề nghị của ông Gove yêu cầu ông dẫn dắt các cuộc đàm phán nhằm hoàn thành tiến trình đưa Anh rời EU.

Cuộc trao đổi ngắn gọn phần nào cho thấy sự thay đổi lớn trong thái độ của ông Cameron đối với người bạn Gove. Việc ông Cameron từ chối tham gia vào các cuộc thảo luận về việc Anh rời EU thực sự là đòn giáng vào các kế hoạch của ông Gove cũng như cựu thị trưởng Johnson. Điều đó có nghĩa họ sẽ phải tự mình giải quyết công việc cực kỳ phức tạp này dù đến tháng 10 ông Cameron mới chính thức từ chức.

"Chẳng có gì đáng ngạc nhiên đối với Dave (David) và Sam (Samantha, vợ David Cameron) khi Boris đặt tham vọng chính trị của ông ấy lên hàng đầu, nhưng những gì Michael và Steve làm thật sự gây tổn thương. Họ từng là những người bạn thân của gia đình, nhưng sẽ không còn như thế nữa. Sam cảm thấy rất tệ về chuyện này", một nguồn tin cho hay.

Sau 6 năm làm chủ tòa nhà số 10 phố Downing, ông Cameron đã phải rút lui, trở thành một nạn nhân khác của quá trình toàn cầu hóa, giống như hàng loạt cử tri Anh, vì giận dữ trước sự thay đổi của đất nước và mức lương không tăng đã quay sang oán giận chính quyền và giới chuyên gia, Birrell bình luận.

Nhiều đồng minh của ông Cameron thừa nhận chiến dịch vận động bỏ phiếu của họ đã phạm phải sai lầm. Họ đã nhận định nhầm cảm xúc của công chúng và thất bại trong việc thu phục ủng hộ từ các cử tri lớn tuổi. Đa phần những người này đều lựa chọn con đường đưa Anh rời EU.

Giống như nhiều người tiền nhiệm, sự nghiệp chính trị xuất sắc của ông Cameron đã kết thúc bất ngờ bởi chính thứ mà ông khởi xướng, Birrell đánh giá.

(@click here)


Có 1 chú đã comment như thế này trên VNExpress, chả biết có đúng k? laugh1.gif

Tôi được chứng kiến sự bảo thủ của người Anh. Ví dụ trong lĩnh vực xây dựng, hầu hết các công trình đã chuyển sang dùng ống nhựa hàn nhiệt với nhiều tính năng vượt trội, giá rẻ, tuổi thọ cao, dễ lắp đặt. Nhưng người Anh (chủ đầu tư) vẫn quyết dùng ống đồng và ống sắt cho công trình của họ dù cho có nhiều ý kiến góp ý.
langtubachkhoa
Cái này cũng khó nói, bác Phó ạ. Loi hay hại còn tùy do EU và Anh xử lý thế nào, cũng như tình hình thế giới. Hiện nhiều nước, đặc biệt là Mỹ, Nhật, etc. đều coi Anh là cái cửa để vào EU, từ đó họ xây nhiều trung tâm R/D, sản xuất và đầu tư vào Anh. Bây giờ Anh rời EU, phải tùy theo thỏa thuận thương mại giữa Anh và EU sau đó thế nào mới nói đựoc, nhưng chắc chắn k thể tự do hoàn toàn vào EU như trước.

Còn Mỹ thì lo thiệt, bởi vì họ mất tay trong ở EU. Ngay khi Anh rời EU, ngoại trưởng Mỹ Kerry đã đến EU để đảm bảo sẽ k có thay đổi gì từ phía EU về vấn đề Ukraine laugh1.gif

Trước khi Anh bỏ phiếu, tổng thống obama và Clinton đều ủng hộ Anh ở lại EU, thậm chí còn dọa sẽ bắt Anh xếp hàng phía dứoi trong đối tác và thương lượng làm ăn với Mỹ. Chỉ có Trump cho rằng Anh rời EU chẳng sao, và rằng Anh sẽ k bị xếp dưới. Cuối cùng thì khi Anh quyết rời EU, tổng thống Obama đành phải nói rằng cả Anh và EU đều quan trọng với Mỹ laugh1.gif Bọn Daily Mail báo Anh thậm chí còn cho rằng brexit là chỉ dấu cho thấy Mỹ sẽ bỏ phiếu thế nào trong bầu cử tổng thống vào tháng 11, ám chỉ Trump thắng, dù hiện nay trong các Poll Trump đều thấp hơn và bị tấn công từ cả trong đảng CH
http://www.dailymail.co.uk/news/article-36...-president.html

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jun 27 2016, 08:34 AM)
Brexit (nước Anh ra khỏi EU) hiện tại không có ảnh hưởng gì tới EU cũng như tới nước Anh. Còn về lâu dài thì chưa chắc đã ảnh hưởng gì, mà nếu có ảnh hưởng thì có lẽ chỉ có lợi cho Anh.
Tại sao lại thế.
Về trước mắt. Quá trình rút lui chưa chính thức, vì nó phải được Anh và EU đưa vào quy trình. Quy trình này thực ra không phức tạp như media doạ, vì EU giống như hệ mặt trời nó mà mỗi nước như một hành tinh, trong đó quỹ đạo của nước Anh là xa nhất. Anh không chung đồng tiền euro. Anh cũng không tham gia quản lý biên giới chung (Shengen). Quan hệ Anh – EU có gì đó gần giống như quan hệ Mỹ-Canada-Mễ trong ALENA. Vì thế cho nên thực ra chẳng có gì đáng sợ.
Hiện tại báo chí EU, rồi báo chí nước ngoài (Mỹ, Nhật, ..) đều đưa tin theo chiều hướng Anh rời EU là bất lợi. Đúng là có bất lợi, nhưng là bất lợi với họ, chứ không phải với Anh. Tại sao lại thế. Từ sau đại chiến thế giới II, đặc biệt là từ thập niên 80 lại đây, thì xu hướng chính trị thế giới là toàn cầu hoá, và tổ chức chính trị vùng (EU, ASEAN, ALENA, MERCOSUR..) rồi gần đây là TTP ..v..v.. quá trình này lợi cho tư bản toàn cầu hoá, giảm thiểu anh hưởng chính trị vào kinh tế. Những tổ chức chính trị vùng có tác dụng chuẩn hoá luật lệ, tăng cường thương mại, và có tác dụng cưỡng chế chính trị với các thành viên, chính vì thế tư bản quốc tế (tức là các hãng đa quốc gia) thích. Nhưng nó có lợi cho người dân hay không thì lại là chuyện khác. Và nước nào được lợi, lại là chuyện khác, vì nó phụ thuộc vào vị thế nước ở trong khối mình tham gia.
Brexit đã nói lên một điều là EU không có lợi cho tư bản Anh (đặc biêt là tư bản tài chính), và đây là yếu tố chính khiến Anh ra khỏi EU, nhưng vì “dân chủ”, nó phải dụng lên một cái lý do gì đó để dân bám vào bàn luận “thực thi dân chủ” (ví dụ vấn đề nhập cư, ..).
Từ khi Anh nhập EU vào năm 1973, thì cái vision của Anh với EU là thị trường tự do. Nhưng hiện tại vai trò chính trị của EU ngày càng mạnh lên, đồng Euro ngày càng mạnh lên, đã đẩy tư bản Anh vào thế bất lợi. Vì Anh có đồng Bảng Anh phải bảo vệ. Hiện nay thị trường tài chính thế giới đã toàn cầu hoá. Tương lai các hiệp định tự do thương mại kiểu TTP sẽ hình thành. Như vậy những điều gì nước Anh muốn đều có thể thực hiện không cần EU. Vậy ở trong EU để Đức (ngày càng mạnh lên) rồi Pháp trói buộc làm gì.
Việc Anh ra khỏi EU sẽ làm suy xụp City ở London ? Không. Hiện tại London thực hiện 40 operation financial của EU bởi vì Anh là thành viên tham gia ngân hàng EU để điều khiển euro. Chuyện này không thay đổi. Và Anh còn có các thị trường khác đặc biệt là ở châu Á (Hồng công, Sing,..)
Không bị Đức-Pháp cản trở, Anh sẽ phát triển hơn về lâu dài.
*

Phó Thường Nhân
Vì kế hoạch của Mỹ định lập một dạng TTP với EU (nó gọi là TAFTA hay gì đó) nên Obama mới nói thế. Trong thực tế, một hiệp định như thế có thể ký với nhiều bên ví dụ Mỹ, Anh, EU thay vì Mỹ-EU. Trong trường hợp Anh nằm trong EU, thì quyền lợi cuả Anh (chủ yếu là tài chính) sẽ bị Đức rồi Pháp “đè trước”. Ngược lại trong trường hợp tay ba Mỹ, Anh, EU thì vị thế của Anh lớn hơn. Hiện tại Anh khó có thể ở trong EU lâu hơn, vì khó có thể có được hai đồng tiền quốc tế (Bảng Anh và euro) cho cùng một khối. Quan hệ Mỹ-Anh cũng bền chặt và sâu sắc hơn lời tuyên bố của một tổng thống, vì giai cấp thống trị Mỹ - Anh là cùng một giống. Nó có tổ tông gắn liền với nhau.
Hiện tại vị thế của Anh trong EU càng ngày càng bị cô lập vì thái độ của Đức. Đồng thời Pháp cũng bắt buộc phải ngả theo Đức.
Châu Âu bây giờ giống như vào năm 1940, sau khi Pháp bị Đức đánh bại. Còn lại 3 nước là Anh, EU, Nga. Giống như năm 1940 : Anh, Đức Hít le, Liên Xô.
langtubachkhoa
Nếu vậy thì hóa ra Mỹ thiệt, vì k có Anh thì Mỹ đàm phán với EU sẽ k thuận lợi bằng. Anh ở trong EU thì Mỹ mới có lợi hơn
Tôi thì chưa nghĩ cục diện sẽ như năm 1940, vì hồi đó Pháp k có tiếng nói, còn bây giờ tuy Pháp khó khăn hơn, nhưng Đức làm gì cũng ít nhất là cần Pháp k phủ quyết, trong khi Anh bây giờ lệ thuộc nhiều vào Mỹ hơn hồi đó. Đức bây giờ cũng k có vị thế về an ninh như năm 1940. K phải ngẫu nhiên một lãnh đạo EU trong EC đã kêu gọi thành lập hội đồng quân sự riêng của EU sau khi Brexit xảy ra. Nếu EU làm đựoc việc này thì cục diện an ninh sẽ là Mỹ, EU, Nga trên toàn cầu. Nếu Mỹ muốn cản trở điều này thì phải cần đến Ba Lan và có thể là cả...Nga nữa hehe.gif



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jun 27 2016, 02:10 PM)
Vì kế hoạch của Mỹ định lập một dạng TTP với EU (nó gọi là TAFTA hay gì đó) nên Obama mới nói thế. Trong thực tế, một hiệp định như thế có thể ký với nhiều bên ví dụ Mỹ, Anh, EU thay vì Mỹ-EU. Trong trường hợp Anh nằm trong EU, thì quyền lợi cuả Anh (chủ yếu là tài chính) sẽ bị Đức rồi Pháp “đè trước”.  Ngược lại trong trường hợp tay ba Mỹ, Anh, EU thì vị thế của Anh lớn hơn. Hiện tại Anh khó có thể ở trong EU lâu hơn, vì khó có thể có được hai đồng tiền quốc tế (Bảng Anh và euro) cho cùng một khối.  Quan hệ Mỹ-Anh cũng bền chặt và sâu sắc hơn lời tuyên bố của một tổng thống, vì giai cấp thống trị Mỹ - Anh là cùng một giống. Nó có tổ tông gắn liền với nhau.
Hiện tại vị thế của Anh trong EU càng ngày càng bị cô lập vì thái độ của Đức. Đồng thời Pháp cũng bắt buộc phải ngả theo Đức.
Châu Âu bây giờ giống như vào năm 1940, sau khi Pháp bị Đức đánh bại. Còn lại 3 nước là Anh, EU, Nga. Giống như năm 1940 : Anh, Đức Hít le, Liên Xô.
*


langtubachkhoa
Bổ sung thêm chút: nếu Anh rời EU, giả sử có tranh chấp thương mại với Mỹ và bị Mỹ áp đat hạn ngạch hay trừng phạt, Anh sẽ làm sao? Trước đây khi Mỹ làm thế với EU thì bị cả EU trả đũa lại, bây giờ một mình Anh, liệu có thể làm nổi k? Trong các đàm phán với TQ, Ấn sẽ thế nào?
langtubachkhoa
Ngan hang HSBC tuyen bo chuyen tru so tu London den Paris
Phó Thường Nhân
Từ mấy ngày nay ở Pháp, và chắc chắn ở EU nói chung, một đề tài được nói đến nhiều là sự bất lợi của Anh khi ra khỏi EU.Điều đó không có sai. Nhưng nó chỉ là bề nổi của tảng băng, và có tính chất một chiều. Nó không nói được bản chất của Brexit.
Bản chất của Brexit là mâu thuẫn giữa tư bản Anh và tư bản Đức-Pháp, từ đó dẫn tới hai quan niệm khác nhau về cách xây dựng EU. Thực ra là có 3 quan niệm: Anh, Pháp, Đức. Nhưng Pháp-Đức còn có điểm tương đồng, ngược lại Anh thì không. Bởi kinh tế 3 nước này dựa vào các đế khác nhau của kinh tế. Đức chủ yếu dựa vào kỹ thuật sản xuất, công nghệ. Anh chủ yếu dựa vào tài chính. Pháp nằm ở giữa, vì Pháp không có lợi thế kỹ thuật như Đức, nhưng cũng không có sức mạnh tài chính như Anh. Điểm khác biệt của Pháp-Đức là Pháp dùng chính trị,ngoại giao làm đòn bẩy cho kinh tế. Điều mà Đức không làm được vì Đức là một nước bị chiếm đóng (bởi căn cứ quân sự Mỹ). Do không có sự đồng pha về kinh tế (liên quan tới các kiểu tư bản khác nhau) mà có sự dị biệt về quyền lợi, rồi từ đó dẫn tới khác biệt về chính trị.
Sự dị biệt này được thể hiện “dân chủ” qua những vấn đề xã hội, gần như không liên quan, kiểu người nhập cư, rồi khủng bố, ..v..v.. Tất nhiên đây cũng là những vấn đề, nhưng nó cũng là điểm hội tụ cho những mâu thuẫn sâu xa kia.
Người ta hay quan niệm là nước Anh ở châu Âu (nhưng nó chỉ đúng về mặt địa lý), trong thực tế lịch sử văn hoá kinh tế, nước Anh luôn dùng châu Âu (lục địa) vì lợi ích của mình. Nước Anh thực tế là một mô hình khác, mà trước đây Đờ Gôn (De Gaule), gọi là mô hình Atlantic (đại tây dương). Ta có thể gọi là mô hình Anh-Mỹ.
Brexit sẽ làm phức tạp hơn vấn đề đàm phán giữa Mỹ và EU, và đẩy vị thế của Anh lên. Brexit có thể làm EU tan rã, chứ không phải làm cho Anh chết. Nhưng điều này thì không thể chờ đợi media EU nói được. Tất nhiên rồi.


langtubachkhoa
Nói là làm cho sự phức tạp trong đàm phán EU-Mỹ thì là đúng, nhưng tôi chưa rõ vì sao lại đẩy vị thế của Anh lên ?

Tôi thấy Pháp và Đức cũng đầu có đồng nhau về vision đối voi EU. Pháp muốn xây một nhà nước liên bang EU, trong khi Đức đâu có muốn?

Về kinh tế và kỹ thuật, vì Pháp thiên về các nganh quân sự, quốc phòng hoặc dân sự có tính chiến luợc, trong khi Đức lại thiên về các ngành dân sự hơn, và tôi thấy họ có sự bổ sung hỗ trợ cho nhau. Còn Anh nắm tài chính thì đúng là cái mà cả Đức và Pháp đều muốn chiếm lấy vị thế kiểm soát tài chính này

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jun 28 2016, 10:03 AM)
Từ mấy ngày nay ở Pháp, và chắc chắn ở EU nói chung, một đề tài được nói đến nhiều là sự bất lợi của Anh khi ra khỏi EU.Điều đó không có sai. Nhưng nó chỉ là bề nổi của tảng băng, và có tính chất một chiều. Nó không nói được bản chất của Brexit.
Bản chất của Brexit là mâu thuẫn giữa tư bản Anh và tư bản Đức-Pháp, từ đó dẫn tới hai quan niệm khác nhau về cách xây dựng EU. Thực ra là có 3 quan niệm: Anh, Pháp, Đức. Nhưng Pháp-Đức còn có điểm tương đồng, ngược lại Anh thì không. Bởi kinh tế 3 nước này dựa vào các đế khác nhau của kinh tế. Đức chủ yếu dựa vào kỹ thuật sản xuất, công nghệ. Anh chủ yếu dựa vào tài chính. Pháp nằm ở giữa, vì Pháp không có lợi thế kỹ thuật như Đức, nhưng cũng không có sức mạnh tài chính như Anh. Điểm khác biệt của Pháp-Đức là Pháp dùng chính trị,ngoại giao làm đòn bẩy cho kinh tế. Điều mà Đức không làm được vì Đức là một nước bị chiếm đóng (bởi căn cứ quân sự Mỹ). Do không có sự đồng pha về kinh tế (liên quan tới các kiểu tư bản khác nhau) mà có sự dị biệt về quyền lợi, rồi từ đó dẫn tới khác biệt về chính trị.
Sự dị biệt này được thể hiện “dân chủ” qua những vấn đề xã hội, gần như không liên quan, kiểu người nhập cư, rồi khủng bố, ..v..v.. Tất nhiên đây cũng là những vấn đề, nhưng nó cũng là điểm hội tụ cho những mâu thuẫn sâu xa kia.
Người ta hay quan niệm là nước Anh ở châu Âu (nhưng nó chỉ đúng về mặt địa lý), trong thực tế lịch sử văn hoá kinh tế, nước Anh luôn dùng châu Âu (lục địa) vì lợi ích của mình. Nước Anh thực tế là một mô hình khác, mà trước đây Đờ Gôn (De Gaule), gọi là mô hình Atlantic (đại tây dương). Ta có thể gọi là mô hình Anh-Mỹ.
Brexit sẽ làm phức tạp hơn vấn đề đàm phán giữa Mỹ và EU, và đẩy vị thế của Anh lên. Brexit có thể làm EU tan rã, chứ không phải làm cho Anh chết. Nhưng điều này thì không thể chờ đợi media EU nói được. Tất nhiên rồi.
*


langtubachkhoa
Lãnh đạo phong trào Brexit khen 'ông Putin giống chính khách hơn ông Obama'
Lãnh đạo đảng Độc lập Vương quốc Anh (UKIP), ông Nigel Farage cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hành xử “có trách nhiệm của một chính khách” hơn Tổng thống Mỹ Barack Obama trước thời điểm nước Anh thực hiện trưng cầu dân ý vào ngày 23.6 vừa qua.


Trong một chương trình của kênh truyền hình Fox News (Mỹ) ngày 27.6, ông Nigel Farage, lãnh đạo UKIP vốn theo quan điểm bài EU và là một trong những lãnh đạo của phong trào kêu gọi Brexit đã khen Tổng thống Nga Putin và chê Tổng thống Mỹ Obama.

“Nhiều người nói là Putin đang nhảy múa. Ông ấy kích động, ông ấy muốn thấy một châu Âu trở nên yếu hơn và ông ấy coi điều này (Brexit) đã làm họ yếu đi?”, người chủ trì buổi tọa đàm của Fox News, Trish Regan hỏi ông Farage.

“Vladimir Putin đã hành xử ra dáng chính khách hơn so với Tổng thống Obama trong cuộc trưng cầu dân ý này. Ông Obama tới Anh và tôi cho rằng ông ta đã có cung cách hành xử không tôn trọng, nói với chúng tôi rằng hãy xếp hàng và chờ đợi đi...; còn lập luận với chúng tôi rằng nước Mỹ là đồng minh mạnh nhất, lâu đời nhất, một cách rất kỳ cục”, ông Farage đáp.

Nước Anh làm chấn động thế giới hồi tuần trước khi quyết định rời khỏi EU, bất chấp những thiệt hại có thể xảy ra. Hồi tháng 4, trong chuyến công du đến Vương quốc Anh, Tổng thống Obama đã cảnh báo rằng nếu Anh rời khỏi EU họ sẽ phải "xếp hàng và chờ đợi" để ký thỏa thuận thương mại với Mỹ.

"Vladimir Putin duy trì sự im lặng của mình trong suốt toàn bộ chiến dịch. Tôi không phải là người hâm mộ Putin, nhưng anh biết đấy, cuộc khủng hoảng tại Ukraine thực sự là do sự láu cá của EU khi nói rằng họ muốn mở rộng biên giới tới Ukraine, điều mà Putin coi là một mối đe dọa trực tiếp. Quan điểm của tôi về ông Putin và người Nga là không nên chọc gấu Nga bằng một cái que. Nếu bạn làm thế, chắc chắn bạn sẽ gặp phải phản ứng", ông Farage nhận định về Putin và nước Nga.

Ngay sau khi cuộc trưng cầu dân ý ở Anh có kết quả, ông Obama đã ra một tuyên bố ủng hộ quyết định của người Anh. "Những người dân của Vương quốc Anh đã lên tiếng và chúng tôi tôn trọng quyết định của họ", ông Obama nói.

Ngay sau khi dân Anh bình chọn rời EU, Thủ tướng Anh David Cameron liền đổ lỗi cho ông Putin khi nói: “Đáng ra phải đặt câu hỏi như thế này: Ai là người hạnh phúc nhất nếu chúng ta rời khỏi EU? Putin có lẽ hạnh phúc đấy. Tôi đồ rằng al-Baghdadi (thủ lĩnh tổ chức khủng bố IS) cũng rất hạnh phúc”.

Đáp lại cáo buộc của ông Cameron, ông Putin bác bỏ lập luận ấy và khẳng định rằng Thủ tướng Anh chẳng qua chỉ nói nhằm kích động dư luận trong nước theo hướng có lợi cho mình (để ở lại EU).

Gần 52% cử tri Anh lựa chọn rời khỏi EU, và điều này là một chiến thắng của phong trào Brexit với hai gương mặt đại diện là ông Boris Johnson và ông Nigel Farage. Trong khi đó, Thủ tướng David Cameron, người muốn nước Anh ở lại EU, đã tuyên bố sẽ từ chức sau khi kết quả kiểm phiếu được đưa ra.


http://www.trithuccongluan.com.vn/the-gioi...-ong-obama.html


Hậu Brexit, EU sẽ không dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức
Sau khi Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), liên minh này có thể sẽ không sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ chính thức của khối như lâu nay.

Theo một nghị sĩ cao cấp của EU cho biết ngày 27.6, tiếng Anh ngôn ngữ thông dụng thứ 2 trên thế giới có thể sẽ không còn là một ngôn ngữ chính thức của EU. Nếu điều này xảy ra, sức ảnh hưởng của Anh lên châu Âu sẽ giảm do các công dân EU sẽ ít sử dụng tiếng Anh trong đời sống hơn.

"Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của chúng tôi là bởi vì nó đã được dùng bởi Vương quốc Anh. Nếu chúng tôi không có nước Anh trong khối, chúng tôi không sử dụng tiếng Anh", người đứng đầu Ủy ban các vấn đề hiến pháp thuộc Nghị viện châu Âu, bà Danuta Hubner nói.

Mỗi nước thành viên của EU có quyền chọn cho mình một ngôn ngữ chính thức để trở thành ngôn ngữ chính thức của khối. Tiếng Anh hiện đang là một trong 24 ngôn ngữ chính thức của EU. Tuy nhiên, dù tiếng Anh là ngôn ngữ nói phổ biến nhất châu Âu và là một ngôn ngữ chính thức của 3 quốc gia thành viên EU nhưng chỉ có mình Vương quốc Anh chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức, còn Ireland chọn Gaelic và Malta chọn Maltese làm ngôn ngữ chính thức.

Tiếng Anh vẫn có thể là ngôn ngữ làm việc, ngay cả khi nó không phải là ngôn ngữ chính thức của EU và theo quy định nếu EU muốn giữ tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức thì điều đó phải được sự đồng thuận của tất cả các thành viên. Bà Hubner cũng đề nghị rằng có thể thay đổi quy tắc để một nước có thành viên có thể chọn thêm ngôn ngữ chính thức.

Theo Wall Street Journal, Ủy ban châu Âu bắt đầu sử dụng tiếng Pháp và Đức thường xuyên hơn trong giao tiếp với bên ngoài, như một động thái mang tính biểu tượng sau khi nước Anh chọn rời khỏi EU trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 23.6.

Trước năm 1990, tiếng Pháp là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong EU, nhưng khi có mặt Thụy Điển, Phần Lan và Áo, tình hình đã thay đổi khi các nước thành viên mới của EU coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của mình.

Trong khi đó, chủ tịch hội đồng Tuscany ở Ý, ông Eugenio Giani kêu gọi tiếng Ý trở thành một trong những ngôn ngữ chính thức của EU. "Chúng ta đã không bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta tại châu Âu và cả trên thế giới", Giani nói sau khi kết quả trưng cầu dân ý của Anh được công bố.

Tất cả các văn bản pháp quy của EU được dịch ra 24 ngôn ngữ chính thức của khối. Nếu tiếng Anh bị mất vị trí của mình, người Anh sẽ phải tự thực hiện công việc này tương lai.

Tiếng Anh cũng là một trong 3 ngôn ngữ được sử dụng để cấp cho các bằng sáng chế tại EU. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu và các nhà khoa học có lợi thế lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh sử dụng ngôn ngữ khác làm ngôn ngữ chính.


http://www.trithuccongluan.com.vn/the-gioi...chinh-thuc.html
langtubachkhoa
Nghị viện châu Âu kêu gọi Anh nhanh chóng “đi ngay” khỏi EU
Nghị viện châu Âu kêu gọi EU ngay lập tức thực hiện Điều 50 của Hiệp ước Lisbon để làm các thủ tục cho Anh ra khỏi EU.

http://bizlive.vn/the-gioi/nghi-vien-chau-...eu-1757977.html


Liệu Nga có hưởng lợi gì từ Brexit?
Chiến dịch vận động ở lại nói rằng Kremlin đã bí mật ủng hộ việc ra khỏi Brexit nhằm làm suy yếu EU, tác giả Steve Rosenberg viết trên BBC.

Trong quá trình Anh tiến hành trưng cầu dân ý ra khỏi Liên hiệp Âu châu (EU), Nga đã trở thành một phần của cuộc tranh luận. Chiến dịch vận động ở lại nói rằng Kremlin đã bí mật ủng hộ việc ra khỏi Brexit nhằm làm suy yếu EU, tác giả Steve Rosenberg viết trên BBC.
Như lời Thủ tướng Anh David Cameron, Tổng thống Vladimir Putin "có lẽ là hài lòng" nếu như Anh rời EU.
Có thật vậy không? Có phải lãnh đạo Kremlin thích thú với kết quả Brexit không? Ít nhất là ông cũng không thể hiện công khai.
Hôm thứ Sáu, ông Putin nói với các phóng viên rằng kết quả trưng cầu đem lại những "tích cực và tiêu cực". Ông nói về những vấn đề tiêu cực, trong đó có cả tác động bất ổn đối với thị trường tài chính.
Nhưng những vấn đề "tích cực" là gì? Nga sẽ đạt được gì từ Brexit?
Anh quốc và EU đã rơi vào tình trạng không chắc chắn về kinh tế. Điều gì sẽ xảy ra? Liệu Anh có tan vỡ? Các quốc gia EU khác liệu có theo chân ra đi không?
Trong những tuần tới, truyền thông quốc gia Nga có lẽ sẽ mô tả cơn chấn động hậu trưng cầu dân ý và sự bất ổn ở nước ngoài với bức tranh "ổn định" ở trong nước với những hình ảnh về một Tổng thống Putin "mạnh mẽ".
Trước khi có kỳ bầu cử quốc hội, theo kế hoạch sẽ diễn ra vào cuối năm nay, việc đưa tin như vậy sẽ làm tăng sức mạnh cho đảng cầm quyền và cho bản thân tổng thống.
"Ngư ông đắc lợi"
EU đã áp lệnh trừng phạt lên Nga sau vụ Moscow can thiệp vào Ukraine.
Nay, với Brexit, EU đang bị áp lực nặng nề. Đúng như trông đợi, Nga có khá nhiều cơ hội để thủ lợi.
"Không phải chuyện đùa. Đồng bảng Anh giờ là một loại đồng rouble mới," một trong những người dẫn chương trình trên truyền hình quốc gia bình luận về việc đồng tiền tệ Anh mất giá.
Konstantin Kosachev, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Nga, thừa nhận trên Life TV: "Nhìn vào mối quan hệ căng thẳng của chúng ta với EU, thì những khó khăn của EU khiến có người cảm thấy hả dạ."
Nhưng bản thân ông Kosachev thì không có cảm giác đó. Ông chỉ ra rằng EU vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Nga.
"Nếu như EU tan rã," ông cảnh báo, "thì điều đó sẽ ảnh hưởng tới quan hệ thương mại của chúng ta."
Giã từ các lệnh trừng phạt?
Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin tin rằng Nga thắng từ vụ Brexit.
"Nếu không có Anh trong EU, sẽ không còn ai ganh ghét đứng lên đòi trừng phạt chúng ta nữa," ông viết trên Tweeter.
"Trong toàn bộ các quốc gia thành viên EU, Anh là nước hung hăng nhất đối với Nga," phân tích gia chuyên về chính trị, Alexei Mukhin viết trên báo lá cải Moskovsky Komsomolets. "Họ luôn chỉ trích chúng ta, cố làm hại chúng ta về kinh tế, tài chính và chính trị. Brexit sẽ khiến cho EU trở nên thân thiện hơn đối với Nga."
Có lẽ là ông đã hơi kỳ vọng quá mức. Anh không phải là quốc gia EU duy nhất có quan điểm cứng rắn với Nga. Ba Lan, Thụy Điển và các nước vùng Baltic cũng vậy.
Tân thủ tướng Anh sẽ thân thiện hơn với Moscow?
Hiện tình cảm giữa Số 10 Downing Street và Điện Kremlin chưa có gì sứt mẻ.
David Cameron nói Vladimir Putin ủng hộ việc Anh rời EU. Ông Putin cáo buộc ông Cameron là đã tổ chức trưng cầu dân ý để "tống tiền châu Âu".
Sau khi ông Cameron tuyên bố từ chức, phát ngôn viên của ông Putin nói ông hy vọng rằng "trong tình hình thực tế mới, việc hiểu rõ về nhu cầu phải xây dựng quan hệ tốt với đất nước chúng tôi sẽ thắng thế". (Hay nói cách khác thì, "hy vọng là tân thủ tướng sẽ thân thiện với chúng tôi hơn".)
Những người ủng hộ mạnh mẽ cho Brexit đã kêu gọi hãy có quan hệ tốt hơn với Nga.
Sáu tháng trước, ông Boris Johnson thúc giục Anh hãy hợp tác chặt chẽ hơn với Nga trong cuộc chiên chống lại nhóm được gọi là Nhà nước Hồi giáo tại Syria.
Ông kết luận: "Không phải là cứ cái gì tốt cho ông Putin đều là đương nhiên xấu cho phương Tây."

Điện Kremlin sẽ lưu ý điều này.

http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/lieu-ng...it-1757731.html
langtubachkhoa
post nham
langtubachkhoa
My da bat dau cong khai can thiep vao viec Brexit, k phải chỉ kêu gọi, mà còn gợi ý giải pháp để việc Brexit không diễn ra. Theo bác Phó thì điều này có thể xảy ra không? Mỹ thực sự tìm cách ngăn cản Brexit hay chỉ đang muốn làm phức tạp thêm quá trình thương lượng EU-Anh hay chỉ đang muốn trấn an?

Trước đó, trong cuộc phát biểu ở quốc hội Anh, thủ tướng Anh Cameron đã nói rõ kết quả bỏ phiếu phải đựoc "accepted" chấp nhất và đựoc tiến hành theo cách tốt nhất có thể (best way possible)


Mỹ nói Brexit có thể không bao giờ được thực thi
Ngoại trưởng Mỹ cho rằng việc Anh ra khỏi EU có thể không bao giờ được thực thi và London cũng không phải vội vã ra đi.
"Đây là một cuộc ly dị rất phức tạp", AFP dẫn lời ông Kerry hôm qua nói tại một sự kiện ở bang Colorado, đề cập đến việc Anh đàm phán ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) sau cuộc trưng cầu dân ý Brexit tuần trước.

Một ngày trước đó, ông Kerry đã thảo luận với Thủ tướng David Cameron tại London. Ngoại trưởng Mỹ cho biết ông Cameron miễn cưỡng viện dẫn Điều khoản 50 của Hiệp ước Lisbon, điều sẽ bắt đầu kế hoạch hai năm cho việc ra khỏi liên minh.

Ông Kerry cho rằng Thủ tướng Cameron cảm thấy "bất lực", khi thương lượng về việc ra đi mà ông không hề tin tưởng, không mong muốn và cũng không biết phải làm thế nào. London không muốn bị "đóng hộp" sau hai năm mà không có thỏa thuận liên kết mới hoặc bị buộc ra khỏi EU mà không có thỏa thuận.

"Và hầu hết mọi người bỏ phiếu ủng hộ ra đi cũng không biết làm thế nào", ông Kerry nói, ám chỉ những người vận động cho chiến dịch "Ra đi" như cựu thị trưởng London Boris Johnson, người hiện là ứng viên hàng đầu để thay ông Cameron làm thủ tướng.

Khi được hỏi liệu điều này có đồng nghĩa với việc quyết định Brexit có thể được "quay ngược trở lại không" và nếu có thì bằng cách nào, ông Kerry nói: "Tôi nghĩ có nhiều cách". "Với tư cách ngoại trưởng, hôm nay tôi không nêu các cách đó ra. Tôi nghĩ rằng điều đó sẽ là một sai lầm. Nhưng có nhiều cách", ông nói.

Washington từ lâu đã ủng hộ vai trò mạnh mẽ của đồng minh Anh trong châu Âu, và lo lắng khi người Anh tuần trước bỏ phiếu rời liên minh.

Hiện các quan chức Mỹ đang kêu gọi các bên bình tĩnh tổ chức cuộc thảo luận về Brexit, để thỏa thuận cho phép việc liên kết giữa London và EU tiếp diễn.

Tuy nhiên, một số lãnh đạo EU khăng khăng rằng ông Cameron phải hành động nhanh chóng để viện dẫn Điều 50 và bắt đầu thảo luận về việc "ly dị", nhằm chấm dứt tình trạng không chắc chắn về kinh tế và chính trị.



John Kerry Says Brexit Might Not Happen
There are "a number of ways" the U.K. could reverse the decision, he said
“This is a very complicated divorce,” Kerry said at the Aspen Ideas Festival in Colorado on Tuesday, according to Agence France-Presse, going on to note that “most of the people who voted to do it” neither know how to, nor seriously want to, execute the Brexit decision.
in a conversation with National Public Radio, President Obama warned against the “hysteria” that has followed the referendum, describing Brexit as only a “pause button” pressed “on the project of full European integration.”
“I would not overstate it,” he told NPR. “There’s been a little bit of hysteria post–Brexit vote, as if somehow NATO’s gone, the trans-Atlantic alliance is dissolving, and every country is rushing off to its own corner. That’s not what’s happening.”

http://time.com/4386851/john-kerry-brexit-eu-uk/
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/my-n...hi-3427856.html



Cuộc gặp thượng đỉnh EU k có Anh, các nhà lãnh đạo EU đều đồng ý sẽ k có thương lượng trước khi Anh chính thức kích hoạt điều 50. Thủ tướng Đức Merkel nói k có cách quay lại và phải chấp nhận thực tế. Chủ tịch EC Juncker nói nếu thủ tướng mói nằm trong phe ở lại, việc đàm phán phải diễn ra sau 2 tuần, nếu thủ tướng Anh mới nằm trong phe rời đi, đàm phán mới phải diễn ra ngay ngày hôm sau người đó nhan chức

Mrs Merkel stressed that the UK must accept free movement if it wanted to retain access to the single market.
"We all regretted the result and made clear that the legal procedure must be that the UK invokes Article 50," she said. "Mr Cameron said he would hand it over to the new government to do. We all agreed that before that point, there can be no formal or informal negotiations."
She added: "We can see no way to turn this around. It's not a time for wishful thinking, but of contemplating the reality."

http://www.bbc.com/news/world-europe-36659229
langtubachkhoa
Phe ung ho roi EU nhac nho viec gia nhap thi truong tu do EU, ngay tuc khac bi phan doi boi Duc

Boris Johnson, the leading light of the Leave campaign, used an article in the Daily Telegraph to try to soothe British fears.
"EU citizens living in this country will have their rights fully protected, and the same goes for British citizens living in the EU. British people will still be able to go and work in the EU; to live; to travel; to study; to buy homes and settle down," he said.

He also suggested the UK would still have access to the EU's single market, a remark quickly challenged by the German Business Institute and Merkel ally Michael Fuchs, MP.
Mr Fuchs said: "It will be possible, of course, but not for free - you have to see with Norway, with Switzerland, you have to pay a certain fee. And the per capita fee of Norway is exactly the same as what Britain is now paying into the EU. So there won't be any savings."

http://www.bbc.com/news/world-europe-36637232
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.