Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Bầu Cử Tổng Thống Pháp : Ai ThẮng Ai
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3
Phó Thường Nhân
Với thắng lợi của Macron, không những nước Pháp sẽ từ bỏ dần dần xu hướng chính quyền tập trung (centralisme) mà còn thay đổi cả tư duy trong chính sách đối ngoại. Cho đến bây giờ, theo truyền thống, giới chính trị Pháp đều coi Đức là đối thủ tiềm năng, dẫn đến liên minh với Nga ( Nga Sa hoàng, rồi ngay cả Liên Xô ở một mức độ nào đó). Có những ứng cử viên như Le Pen rồi Fillon, ngay cả Melenchon cũng có tư duy đó. Nhưng với Macron, thì Đức sẽ không còn là kẻ thù tiềm năng trong tiềm thức mà trở thành một đối tác liên minh quan trọng, để cả hai chia sẻ quyền lực trong EU. Với Brexit, EU thực sự đã trở thành một dạng đế quốc Áo-Hung mới. Trong đó Đức đóng vai trò Áo, Pháp đóng vai trò Hung, như tôi đã từng phân tích. EU thực sự mang lợi cho Pháp, nhưng vì ở Pháp nó luôn lấy cớ EU để ép buộc, để tiến hành cải cách ở trong nước , nên mới có tinh thần chống EU ở trong dân. EU cũng là con bài mà giai cấp tư sản Pháp sử dụng để giảm quyền lợi người lao động mà không phải thông qua một chính quyền kiểu Thatcher hay Reagan. Hay nói cách khác, quyền lợi của giai cấp tư sản Pháp compactible với EU.
Sự liên minh chặt chẽ hơn nữa giữa Đức và Pháp sẽ làm cho EU mạnh hơn, chính vì thế mà cả Nga lẫn Mỹ đều không muốn. Nếu EU tan ra thì cả Nga với Mỹ đều lợi, trong đó Nga sẽ lợi hơn, vì Mỹ dù sao nó đã có chân trong EU rồi (căn cứ quân sự Mỹ có đầy ở Đức).
Phó Thường Nhân
Điều khó của Macron, là không có một đảng đứng đằng sau. Đây cũng là vấn đề của Trump, vì thế ông này phải dựa vào đảng cộng hoà,nhưng sau hơn 3 tháng cầm quyền của Trump, người ta cũng nhận thấy rõ Trump bị cắt chân cắt tay, không phải muốn làm gì cũng được vì không kiểm soát được đảng của mình, cũng như quyền lực không phải chỉ nằm trong tay tổng thống mà còn nằm ở những cơ chế khác (nghị viện, toà án tối cao,..). Macron cũng sẽ gặp vấn đề như thế, nhưng khác với Trump, Macron không dựa vào hai đảng cũ, mà hi vọng sẽ kéo được nhân sự của các đảng này theo mình. Vì thế vấn để bầu cử quốc hội vào tháng bẩy năm nay sau khi bầu cử tổng thống vào tháng 5 mới quyết định được chính quyền của nhiệm kỳ mới Pháp sẽ làm được những gì.
Nhìn sinh hoạt chính trị ở Mỹ, rồi Pháp là những nước dân chủ đa nguyên đa đảng điển hình dù hình thái nó khác nhau, người ta cũng dễ nhận thấy, đảng phái ở đây là lợi ích nhóm, chủ yếu là những nhóm tư bản. Còn lại thì là tham gia cho vui. Đảng phái không phải là điều quyết định mà là các cơ chế quyền lực, như chính phủ, quốc hội, toà án, ..ghìm lẫn nhau, dựa trên một cái đế nhà nước pháp quyền. cơ chế quyền lực ghìm lẫn nhau và nhà nước pháp quyền chính là điều khiến cho họ dù có đa đảng mà không tan vỡ, hay rơi vào độc tài. Còn tại sao cơ chế của nó ghìm được lẫn nhau bởi vì nó có giai cấp rõ ràng. Nhà nước Mỹ, Pháp là chuyên chính tư sản.
Ở một nước đang phát triển như VN, thì đảng chính là cái đế đóng vai trò giai cấp, hàn các mối quan hệ nhà nước xã hội với nhau. Vì thế khi áp dụng chế độ đa nguyên đa đảng vào là tan vỡ, không khác gì mang quả bom nguyên tử ra thả.
Còn bầu cử ở phương Tay dù có bao nhiêu đảng, nó cũng không thể đi ra ngoài chuyên chính của giai cấp tư sản.
Phó Thường Nhân
So sánh một chút với VN, để mọi người có sự nhìn nhận chính xác hơn. Ở VN, đảng cộng sản VN dựa trên một cái đế liên minh công nông và trí thức. Trong thực tế, những người nắm quyền là trí thức trên con đường tiểu tư sản hoá, tức là thị dân hoá. Cái đế quyền lực ở Vn không dựa trên sở hữu (vì sự phân định giai cấp không rõ ràng), và vì thế nó dựa trên quyền lực hành chính. Điều này là điều chung của VN với tất cả các nước đang phát triển, nhưng nó cũng là đặc trưng của thế giới Đông Á, trong đó có Triều tiên, TQ, VN, và một phần nào Nhật bản. Nó cũng là một truyền thống lâu đời, chứ không phải chỉ là vì thuộc thế giới thứ 3 mà như thế. Chính cái điều đặc biệt này, mà lý luận của Mác thuần tuý chỉ đúng cho phương Tây, và bản thân ông Mác và ăng ghen cũng nhận thấy thế, vì thế họ mới đưa ra cái phương thức « sản xuất kiểu châu Á », tức là có thị trường, nhưng không có sự sở hữu tuyệt đối.
Hiện tại với cơ chế thị trường và sự phát triển kinh tế, ở Vn cũng tồn tại một tầng lớp tư bản, nhưng nó rất mỏng, và không có tính giai cấp rõ ràng, có thể coi là một nhóm người nhưng không thể coi là giai cấp, mà có dạng mafia. Với sự phát triển của thành thị, cũng hình thành một nhóm thị dân đông đảo (ở HN, SG và một số thành phố) nhưng vẫn là thiểu số so với dân số toàn quốc. Thị dân này có xu hướng dân chủ tư sản, giống như ở phương Tây. Nhưng nhìn về toàn cục thì xã hội VN không giống gì xã hội phương Tây cả.
Mặc dù xã hội không giống nhau, nhưng sự phát triển xã hội đều nhằm tiến tới công nghiệp hoá, và những vấn đề đặt ra giống nhau. Đó là làm sao mà điều hoà được xã hội, đảm bảo được một sự bình đẳng tương đối để mỗi người đều có được một phần lợi ích trong quá trình phát triển, không dẫn tới phân liệt giầu nghèo quá mức. Nhưng do cái đế không giống nhau mà không thể sử dụng lô gíc chính trị giống nhau được. Ví dụ. Một việc rất lớn ở VN đó là cát cứ, vì quyền lực thể hiện chủ yếu qua quyền lực hành chính. Điều mà ở một nước phương Tây không có, vì quyền lực ở đây là dựa vào tư hữu, nên nó không sợ cát cứ.
Thế còn giải pháp của nó thì có tuyệt đối « tuyệt vời » không ? Với tôi là không. Vì nó đóng khung trong một lô gíc giai cấp không thể vượt qua. Phải chọn lựa giữa Macron và Le Pen, tất nhiên tôi sẽ loại Le Pen, nhưng không phải vì thế mà tôi đồng tình với Macron. Nó cũng như vấn đề người ta muốn ăn cơm mà bắt buộc phải chọn lựa giữa mỳ và phở.
Phó Thường Nhân
Cuộc bầu cử tổng thống Pháp đã vào giai đoạn cuối, vì đến chủ nhật này là lần bầu chót. Mọi diễn biến vẫn đúng như tôi dự đoán từ trước, vì thế chỉ phân tích thêm mấy khía cạnh thú vị, gọi là những bài học rút ra từ « kiểu cách dân chủ » theo phương Tây. Tôi để mấy chữ trên trong ngoặc kép vì muốn nhấn mạnh vấn đề ở đây không phải là dân chủ theo kiểu người ta vẫn rêu rao định nghĩa là dân làm chủ, rồi các chí sĩ dân chủ VN vơ vào tôn thờ,mù quáng muốn áp dụng vào VN, mà chỉ muốn nói đó là một cách sinh hoạt chính trị được đóng khung trong một thể chế đại nghị tư sản. Lá phiếu của người dân được sử dụng như một hình thức trọng tài vì đều được các cơ cấu quyền lực của nhà nước chấp nhận, nằm trong khuôn khổ một hình thái tư duy đã được định trước, « nhồi sọ » vào dư luận, phù hợp với lợi ích của giai cấp tư sản Pháp. Chính vì thế mà ở trên tôi mới nói tới ví dụ, muốn ăn cơm mà bắt buộc phải chọn giữa mỳ và phở.
Trong vòng hai này giữa cực hữu Le Pen và trung hoà Macron, thì Macron không còn có được sự thu hút như trước, vì rất nhiều người bầu không tìm thấy điều mình muốn trong chương trình của ông này. (phải hiểu chương trình chỉ là tương đối, vì một khi nắm quyền thì người ta không bắt buộc phải thực hiện nó). Đối với họ, Macron hay Le Pen không khác gì nhau. Ví dụ những người bầu cho Melenchon(có sự ủng hộ của đảng cộng sản Pháp), họ không tìm thấy những vấn đề bảo vệ người lao động trong tư duy của hai người này. Nói cách khác, Le Pen thì kích động người lao động Pháp kỳ thị người nhập cư không phải gốc Pháp để « vặt lông » người lao động dễ dàng hơn. Còn Macron thì giơ cao ngọn cờ « bình đẳng » cũng để .. « vặt lông » người lao động dễ dàng hơn. Tôi dùng danh từ vặt lông ở đây để nói đến việc xoá bỏ các phúc lợi xã hội, quyền lao động, mà người lao động Pháp sau hàng thế kỷ đấu tranh mới có được.
Xu hướng xoá bỏ quyền lợi người lao động này là xu hướng chung của thế giới tư bản, trong quá trình toàn cầu hoá, và đặc biệt rõ nét sau khi Liên Xô sụp đổ. Sự sụp đổ của Liên Xô, đã khiến trên thế giới không còn một đối trọng, một hình thái kinh tế cạnh tranh khiến giai cấp tư sản phải nhẹ tay với người lao động hơn.Không còn hình thái kinh tế cạnh tranh, Khiến thế giới tư bản như một con ngựa điên, không có cương, tha hồ đập phá. Hiện nay trên thế giới chỉ còn một hình thái kinh tế thị trường, vì thế sự khác biệt chỉ còn là chủ quyền, và vấn đề sử dụng chủ quyền ấy để có lợi cho ai. Đối với những nước tư bản phát triển, thì việc có lợi này là cho giai cấp tư sản. Ở những nước như VN, đang phát triển, thì vấn đề có lợi cho ai này phụ thuộc vào bản chất giai cấp của đảng cầm quyền, và thể chế chính trị. Nếu thể chế chính trị bị bên ngoài ép vào theo đa nguyên đa đảng, thì nó chỉ có lợi cho tư bản nước ngoài, và các nhóm lợi ích (vì không có giai cấp tư sản dân tộc) thông qua sự cấu kết của hai bên này, vì bản chất của đa nguyên đa đảng ở những nước đang phát triển không có tư sản dân tộc, thực sự là việc tư hữu hoá hệ thống chính trị. Cũng chính vì thế mà các nước tư bản phát triển « hồ hởi phấn khởi » ép các nước đang phát triển phải dùng mô hình này để họ có thêm cơ hội đập phá, lũng đoạn, với sự tiếp tay (ví dụ thông qua tham nhũng) của lợi ích nhóm nội địa.
Bầu cử ở Pháp đã bắt buộc người đi bầu phải chọn lựa giữa nhưng điều mà họ không thích, bởi vì nó không phải hoàn toàn theo lợi ích của họ, vì họ chỉ sử dụng là phiếu không phải để « làm chủ », mà là chỉ là một dạng công cụ mà giai cấp tư sản Pháp sử dụng lấy cớ để chính danh.
root
Em không đồng ý với vấn đề vặt lông mà bác Phó nêu ra. Chủ nghĩa tư bản ngày nay càng ngày càng ưu đãi người lao động. Thậm chí có nhiều hình mẫu công ty hàng đầu của thế giới là nơi làm việc trong mơ của rất nhiều người đi làm thuê.

Gửi bác 1 bài viết để tham khảo http://kenh14.vn/doc-xong-cau-chuyen-nay-b...18115609952.chn

Thêm vào đó cũng phải đánh giá cao nền dân chủ của Pháp, vì đã có thành viên không thuộc 2 đảng truyền thống lên nắm quyền. Trong khi đó, nước Mỹ thì luôn luôn không thoát khỏi gọng kìm của 2 đảng lớn!
Phó Thường Nhân
@root,
Nhận xét của root dựa trên hai điều nhầm, điều thứ nhất, ở các nước tư bản phát triển, có chế độ đại nghị tư sản điển hình như Pháp, Mỹ ..thì giai cấp là điều quan trọng, điều khiển nhà nước, không cần tới Đảng. Vì thế sự tồn tại của các Đảng phái không phải là điều kiện cần thiết. Việc một nhân vật như Macron hay Trump có thể xông ra nắm quyền chứng tỏ điều đó.Chính vì thế thể chế của nó mới có thể cho tự do đảng phái. Nếu trong đầu mình có khái niệm Đảng như ở VN, thì nó không phải là thế.
Điều nhầm thứ hai là quyền lợi của người lao động không thể đánh giá thông qua các phúc lợi của các công ty đa quốc gia, mà khi nó vào VN, thì root nhìn thấy, rồi quy ra là luật lệ chung. Quyền lợi người lao động phải nhìn thông qua các thể chế nhà nước và cách được áp dụng vào thị trường lao động nội địa.
Có thể so sánh như thế này, nếu root đánh giá người Pháp thông qua những khách du lịch ra vào khách sạn Metropol ở Hà nội, thì nó không thể chính xác, vì root chỉ nhìn thấy một bộ phận rất nhỏ của nước Pháp thôi. Tương tự như nhìn vào một công ty khổng lồ lại lấy thằng cha CEO làm ví dụ. Thế thì khác gì lấy bầu Kiên làm đại diện cho người lao động VN.
Phó Thường Nhân
Cuộc bầu cử ở Pháp vẫn chưa hẳn kết thúc,vì nó còn phải qua một vòng bầu cử quốc hội, 5 tuần sau khi bầu tổng thống thì mới ngã ngũ hẳn. Nguyên do là vì Macron, người thắng cử không có một đảng đứng đằng sau, từ đó sẵn có một nhóm nghị viên theo mình. Việc phong trào tiến bước mới được lập ra cách đây một năm làm công cụ để Macron tranh cử có thể thắng cử, đạt được quá bán số lượng 577 nghị viên trong cuộc bầu cử quốc hội sắp tới là một vấn đề. Nếu các đảng truyền thống vẫn giữ nguyên được vị trí, thì Macron bắt buộc phải chung sống với một đảng khác, và không có toàn quyền để thực hiện điều mình muốn.
Hiện nay sự phân rã của chính trường Pháp chủ yếu là từ đảng xã hội, vì thế số lượng phiếu bầu cho đảng xã hội Pháp thụt hẳn (chỉ có 6%), vì một bộ phận lớn phiếu bầu truyền thống của đảng này chạy sang Macron và cực tả của Melenchon. Chính vì thế mà cánh hữu (nhóm Fillon) vẫn hi vọng là họ có thể đạt được đa số nghị viên trong lần bầu cử quốc hội tới, do sự phân hoá này, dẫn tới làm chủ chính phủ và hạn chế quyền lực của tổng thống.
Trong thực tế, hiện tại có 4 phe phái chính trị ở Pháp, mà thực lực gần tương đương nhau. Gồm cực hữu (Le Pen), Hữu (Fillon), tiến bước (Macron), cực tả (Melenchon), nhưng cách tổ chức của hệ thống chính trị Pháp đã đẩy nó tới bước đường cùng, vì cách tổ chức của nó từ thời Sarkozy, cách đây mười năm, theo tư duy Anh-Mỹ, kiểu được ăn cả, ngã về không,, khiến cho các lực lượng này không thể liên minh cùng nhau để tạo đa số như hệ thống của Đức. vì ở Pháp tư duy giai cấp của hệ thống chính trị nó rất sâu sắc. Macron khi đưa ra khẩu hiệu « không tả cũng không hữu », muốn sử dụng được thì phải theo tư duy chính trị của Đức. Nhưng đây không phải là truyền thống chính trị Pháp, nên không áp dụng được cho đến nay.
Dù sao thì với việc thắng cử của Macron, EU sẽ được củng cố, và sẽ làm thay đổi tư duy đối ngoại của Pháp. Cho đến bây giờ, nước Pháp luôn dè chừng Đức, và vì thế nó luôn tìm cách giữ một liên minh với Anh và Nga để cân bằng. Nhưng hiện tại, khi Đức không còn là đối thủ tiềm năng mà là đồng minh tuyệt đối, thì vai trò của Anh và Nga không còn quan trọng nữa. Đặc biệt với Nga, khi mà Pháp sẽ theo đuôi Đức.
Tóm lại, việc Macron trúng cử là một bước đánh dấu sự lớn mạnh của EU, ngăn chặn sự tan rã của cộng đồng này. Nó cũng chứng minh sự lớn mạnh của ảnh hưởng Đức. Nhưng mọi chuyện ra sao thì còn phải xem Đức-Pháp thoả thuận được gì, và từ sự thoả thuận này mà EU có lớn mạnh để thành một siêu cường không, hay chỉ là tập hợp của các nước hạng trung.
langtubachkhoa
Nếu Pháp và ĐỨc thỏa thuận được với nhau thì EU sẽ mạnh hơn. Hiện Anh đang phản đối kịch liệt việc EU định thành lập Sở chỉ huy tác chiến ở Brussel và chỉ muốn làm việc thông qua NATO. Cơ may duy nhất để Anh phản đối việc này là khai thác mâu thuẫn Pháp ĐỨc nói riêng và các nước EU nói chung, và có thể sử dụng đòn bẩy từ Mỹ, chứ Nga thì ANh lại k dám quan hệ sâu.
NGoài ra, các nước như Ba Lan và 1 số nước Đông Âu bị đe dọa bởi Đức như Sec sẽ lo sốt vó nếu Pháp và Đức gắn kết được. Trước đó hàng loạt dấu hiệu gắn kết ĐỨc và Pháp như dự án chế tạo xe tăng chung, quân dội Đức tham gia sứ mệnh châu Phi dưới sự chỉ huy của Pháp, etc. Bây giờ anh Mỹ cũng phải lo, vì Anh đã ra rồi, con bài nào để Mỹ can thiệp vào EU, ngoài căn cứ quân sự và Ba Lan?
Phó Thường Nhân
Tối nay Macron sẽ sang Đức, thực hiện chuyến công du ra nước ngoài đầu tiên, giống như hai người tiền nhiệm trước, mặc dù lúc tranh cử, Macron nói rằng sẽ dành chuyến công du đầu tiên để thăm quân đội Pháp đang tham chiến ở châu Phi. Macron cũng là nhân vật được Đức đánh giá cao và ủng hộ, việc Macron thắng cử có thể giúp cho Merkel tiếp tục thắng cử vào tháng 9 tới ở Đức, bởi dưới thời kỳ bà ta làm thủ tướng, nước Đức gặt hái được nhiều thành quả đối nội lẫn đối ngoại, và làm giảm đi sự phê phán chính sách nhận người nhập cư của Merkel.
Macron chắc chắn sẽ thực hiện những chính sách nhằm « giải phóng thị trường lao động » Pháp, tức là tiếp tục cắt giảm quyền lợi của người lao động, với hi vọng là việc này sẽ kích thích sự tăng trưởng, và với thành tích đó sẽ có vị thế mà thương lượng với Đức hơn.
Nước Đức, bằng cách này hay cách khác cũng phải ủng hộ Pháp, nếu không muốn EU tan rã. Vì nếu Macron mà không có giải pháp, thì 5 năm sau sẽ là Frechxit, tức là nước Pháp sẽ bỏ EU. Hiện tại giới tư bản Pháp vẫn hi vọng vào một cái Deal với Đức, với điều kiện là Pháp ngồi cùng chiếu với Đức điều khiển EU, và như vậy hai bên cùng lợi. Vì mặc dù EU đem lại lợi ích cho Pháp, khả năng Pháp chịu nhận vai trò tay sai của Đức hơi nhỏ, và về lâu dài thì khó tồn tại được.
Hiện nay Đức đang đặt điều kiện để đầu tư vào Pháp, cũng như định dành cho Pháp vai trò chủ đạo trong công nghệ thông tin, điều mà Đức yếu thế và chậm phát triển hơn Pháp. Nhưng cả hai điều này không thể chỉ là thoả thuận giữa hai nước, vì toàn cầu hoá đã làm thay đổi tình thế. Tư bản Đức không chỉ đầu tư vào Pháp vì lý do chính trị mà không cần lãi đậm, cũng như công nghệ thông tin của Pháp không thể qua mặt được Mỹ về công nghệ trong ngành này.
langtubachkhoa
Bác Phó, tôi nghĩ về Tin học (Informatique, Computer Science) và công nghệ thông tin (Information Technology) thì Đức cũng tương đương với Pháp, chứ sao lại kém hơn nhỉ.
Trong Eu, thì Pháp thiên về hàng không, vũ trụ, hạt nhân, còn Đức thiên về xe hơi, chế tạo máy chứ?

QUOTE(Phó Thường Nhân @ May 15 2017, 09:57 AM)
Tối nay Macron sẽ sang Đức, thực hiện chuyến công du ra nước ngoài đầu tiên, giống như hai người tiền nhiệm trước, mặc dù lúc tranh cử, Macron nói rằng sẽ dành chuyến công du đầu tiên để thăm quân đội Pháp đang tham chiến ở châu Phi. Macron cũng là nhân vật được Đức đánh giá cao và ủng hộ, việc Macron thắng cử có thể giúp cho Merkel tiếp tục thắng cử vào tháng 9 tới ở Đức, bởi dưới thời kỳ bà ta làm thủ tướng, nước Đức gặt hái được nhiều thành quả đối nội lẫn đối ngoại, và làm giảm đi sự phê phán chính sách nhận người nhập cư của Merkel.
Macron chắc chắn sẽ thực hiện những chính sách nhằm « giải phóng thị trường lao động » Pháp, tức là tiếp tục cắt giảm quyền lợi của người lao động, với hi vọng là việc này sẽ kích thích sự tăng trưởng, và với thành tích đó sẽ có vị thế mà thương lượng với Đức hơn.
Nước Đức, bằng cách này hay cách khác cũng phải ủng hộ Pháp, nếu không muốn EU tan rã. Vì nếu Macron mà không có giải pháp, thì 5 năm sau sẽ là Frechxit, tức là nước Pháp sẽ bỏ EU. Hiện tại giới tư bản Pháp vẫn hi vọng vào một cái Deal với Đức, với điều kiện là Pháp ngồi cùng chiếu với Đức điều khiển EU, và như vậy hai bên cùng lợi. Vì mặc dù EU đem lại lợi ích cho Pháp, khả năng Pháp chịu nhận vai trò tay sai của Đức hơi nhỏ, và về lâu dài thì khó tồn tại được.
Hiện nay Đức đang đặt điều kiện để đầu tư vào Pháp, cũng như định dành cho Pháp vai trò chủ đạo trong công nghệ thông tin, điều mà Đức yếu thế và chậm phát triển hơn Pháp. Nhưng cả hai điều này không thể chỉ là thoả thuận giữa hai nước, vì toàn cầu hoá đã làm thay đổi tình thế. Tư bản Đức không chỉ đầu tư vào Pháp vì lý do chính trị mà không cần lãi đậm, cũng như công nghệ thông tin của Pháp không thể qua mặt được Mỹ về công nghệ trong ngành này.
*


Phó Thường Nhân
Thực ra cả Đức và Pháp cũng như EU nói chung, đều lỡ cơ hội cách mạng tin học. Và công nghệ này chủ yếu là ở Mỹ , Nhật rồi Hàn quốc , và Đài loan. Nhưng vị thế của Đài và Hàn chủ yếu là sản xuất và chế tạo các phần ít tinh vi hơn (bộ nhớ, màn hình, ..) ngược lại procesor thì mà Mỹ và sau đó là Nhật. Nhưng công nghệ nguồn là Mỹ.
Mặc dù lỡ cơ hội này, nhưng do công nghiệp quân sự phát triển nên Anh và Pháp vẫn giữ được phần nào công nghệ. Ví dụ như Pháp do công nghệ hạt nhân, sản xuất vũ khí .. đều cần tới phát triển tin học, có điều nó không phải là tin học dân sự.
Đến nay lại có một cuộc cách mạng mới về công nghệ có thể xẩy ra, đó là công nghệ sinh học và sự phát triển cao độ hơn của tin học, với thành phố thông minh, nhà thông minh… v..v.. và nó cũng phát xuất ở Mỹ. Nhưng nước nào bắt kịp thì chưa biết.
Cái đế của công nghệ Đức vẫn là các thành quả của cách mạng kỹ thuật từ thế kỷ XIX : Cơ khí, hoá chất, điện, ..Chúng là old industrie, nhưng vẫn là xương sống của kinh tế hiện đại. Pháp thì yếu hơn hẳn Đức về phần này (đặc biệt là cơ khí), nhưng bù lại Pháp không bị Mỹ kiểm soát như Đức nên lại có những công nghệ vũ khí hiện đại : hạt nhân, tầu ngầm, vũ trụ, tên lửa đạn đạo..
root
Pháp có 2 cái rất giỏi là đóng tàu và làm máy bay. Trên thế giới chỉ có Airbus là đủ sức cạnh tranh với Boeing thôi. Nước Nga nổi tiếng về chế máy bay quân sự, nhưng ngành hàng không dân dụng thì còn thua xa Mỹ.

Tàu chiến cũng thế, Nga rất giỏi về công nghiệp nặng, nhưng không thể đóng nổi một cái tàu sân bay, nên vẫn phải dùng cái cũ kỹ từ thời Liên Xô. Mua mãi Pháp mới đóng cho cái tàu đổ bộ trực thăng, nhưng mà cuối cùng lại bị lệnh trừng phạt nên hàng không đến tay được!
langtubachkhoa
QUOTE(root @ May 17 2017, 04:26 AM)
Pháp có 2 cái rất giỏi là đóng tàu và làm máy bay. Trên thế giới chỉ có Airbus là đủ sức cạnh tranh với Boeing thôi. Nước Nga nổi tiếng về chế máy bay quân sự, nhưng ngành hàng không dân dụng thì còn thua xa Mỹ.

Tàu chiến cũng thế, Nga rất giỏi về công nghiệp nặng, nhưng không thể đóng nổi một cái tàu sân bay, nên vẫn phải dùng cái cũ kỹ từ thời Liên Xô. Mua mãi Pháp mới đóng cho cái tàu đổ bộ trực thăng, nhưng mà cuối cùng lại bị lệnh trừng phạt nên hàng không đến tay được!
*



Lời bác nói k hẳn hoàn toàn đúng đâu. Thực ra Nga k giỏi về dân dụng, k phải vì rào cản vấn đề công nghệ, mà bởi vì vấn đề thị trường, hiểu biết khách hàng, vì thế nên khi adapt hàng quân sự sang dân dụng gặp khó khăn (chú ý là hầu hết công nghệ dân dụng đều từ quân sự adapt sang). Gần đây nhất, với những thị trường Nga hiểu biết, ví dụ như máy gặt cho nông dân Nga, Nga đã adapt công nghệ khung gầm mới mà Nga chế tạo cho xe tăng Armata rất nhanh.

Bản thân trong Boeing, Mỹ cũng thuê 1 số đối tác Nga, và cả nhiều nước khác thiết kế cho các bộ phận bên trong

Còn về tầu sân bay, thực ra triết lý quân sự Nga k giống Mỹ. Trong quân sự Nga, k có khái niệm tàu sân bay, đây là khái niệm của phương Tây (hệt như khái niệm máy bay đánh chặn chỉ có trong Nga vậy).

Khái niệm tàu sân bay của phương Tây, nghĩa là nó là cái tàu vận tải máy bay đúng nghĩa, bọn Pháp gọi là porte d'avion.
Nghĩa là nó chỉ có chức năng chuyên chở máy bay mà thôi, 1 cái sân bay di động + vận tải đúng nghĩa, k có gì hơn

Triết lý Nga k coi trọng dạng tàu này, vì coi nó là cồng kềnh, dễ bị tiêu diệt, vì thế tàu sân bay Mỹ đi đâu cũng phải có hộ tống, và Mỹ còn phải bảo vệ nó bằng tuyên bố, đánh vào tàu sân bay là tuyên chiến với nước Mỹ, và yêu cầu các tàu khác phải cách xa tàu sân bay Mỹ 1 khoảng cách tối thiểu.

Tàu Kuznetsov được Nga gọi bằng tàu tuần dương máy bay, nghĩa là nó là 1 tàu chiến, 1 tuần dương hạm đúng nghĩa, có thể tự chiến đấu đựoc, chẳng qua có thêm chức năng sân bay mang thêm 1 số máy bay để phối hợp mà thôi, mà Nga cũng k phải quá coi trọng dạng tàu này.

Phương Tây thì cứ thấy cái tàu mang máy bay là gọi nó là tàu sân bay, và đánh giá nó theo tiêu chí tàu sân bay của mình (cả cố ý và vô ý), còn các trí thức VN bị format bởi phương Tây, nên cứ nói y hệt như vậy

Còn vì sao mà xưa nay Nga k có loại tàu sân bay (porte d'avion) hay tàu trực thăng (porte de hélicopter). Hai loại tàu này chủ yếu dùng cho việc đi viễn dương đánh xa và sau đó đồn trú lâu dài, nên cần loại tàu này để tập trung máy bay hoặc trực thăng, tung hỏa lực. Nhất là tàu trực thăng chủ yếu đựoc các anh thực dân hay dùng (Pháp, Anh) chứ Mỹ cũng k chế tạo loại này.
Nga xưa nay chủ yếu là tác chiến, đánh nhau trong châu Âu nên chẳng có nhu cầu gì về chúng.
Việc Nga bây giờ bắt đầu muốn mua và chế tạo tàu trực thăng cho thấy tư duy chiến lựoc toàn cầu của Nga thay đổi, Nga bắt đầu muốn tung hoành các đại dương và chiếm đóng, xây căn cứ quân sự đấy.


Phó Thường Nhân
Nga ngày nay hay Liên Xô ngày xưa không đóng được tầu sân bay có cả hai lý do.
1- Lý do tư duy tác chiến
2- Lý do kỹ thuật.
Hai lý do này như vấn đề con gà với quả trứng tương tác lẫn nhau, giống như không có con gà thì không có quả trứng, không có quả trứng thì không có con gà. Liên Xô vì tư duy tác chiến mà không trọng tầu sân bay, vì thế mà không chú trọng phát triển công nghệ này. Công nghệ này không phát triển, lại càng thiên về tư duy tác chiến không tầu sân b ay hơn.
Vào thời điểm cuối của Liên Xô, Liên Xô cũng bắt đầu đóng tầu sân bay, nếu tôi không nhầm thì khởi công đóng mấy chiếc một lúc, nhưng sự tan rã của Liên Xô đã khiến kế hoạch này bỏ dở, và cái tầu sân bay đang đóng dở dang thành cái tầu sân bay Liêu Ninh của TQ bây giờ. (vì TQ mua lại với giá sắt vụn)
Như vậy có thể đoán rằng, nếu Liên Xô còn tồn tại và phát triển, thì nước này cũng sẽ có hạm đội tầu sân bay.
Nhưng nếu nhìn cái tầu Liêu Ninh (là thiết kế của Liên Xô vào giai đoạn cuối), thì thấy công nghệ nó khác với một tầu sân bay Mỹ. Tầu sân bay Liêu Ninh có đường băng dốc vuốt lên trên như cái bãi của trẻ con trượt pa tanh. Tại sao lại thế vì Liên Xô không có công nghệ chằng máy bay lúc hạ cách cất cánh, nên phải dùng cách này để giúp máy bay tăng tốc, y hệt như lái ô tô leo dốc thì phải nhấn ga. Theo kỹ thuật của Mỹ, máy bay trước khi cất cánh, và đặc biệt lúc hạ cánh đều có dây cáp quàng vào chân để giảm tốc độ, tương tự như vậy lúc cất cánh dây chằng có tác dụng giúp máy bay tăng tốc, và từ đó giảm được chiều dài đường băng, vì đường băng trên tầu sân bay không thể dài như trên đất liền theo ý muốn. Tầu sân bay duy nhất của Pháp cũng mua công nghệ chằng dây này của Mỹ. Vì thế lúc Mỹ -Pháp cãi nhau lúc Mỹ đánh I rắc lần 1 (1993), Mỹ đã trả đũa bằng cách không bán phụ tùng thay thế, khiến tầu sân bay Pháp phải đắp chiếu mất mấy tháng.
Hiện tại Nga chỉ còn một cái tầu sân bay cũ thời Liên Xô, và đã sử dụng nó trong chiến tranh ở Syria cách đây mấy tháng, trước khi đưa nó về đại tu. Như vậy có thể nói, Nga hiện tại cũng cần tầu sân bay, nhưng sức chi trả không lớn vì có nhiều việc phải làm hơn nên không đóng tiếp.Còn công nghệ thì không biết thế nào. Cách giải quyết của Nga/Liên Xô hay hơn hay công nghệ dây chằng Mỹ hay hơn.
Tầu sân bay thực ra là một công cụ rất lợi hại trong chính sách ngoại giao đe doạ. Vì nó giải quyết được rất nhiều các vấn đề kỹ thuật tác chiến không-hải – đất khi phải tác chiến xa đất liền hậu phương. Điều này đặc biệt đúng với Mỹ, vì đất Mỹ rất xa các chiến trường Âu / Á mà nước này muốn can thiệp.
Để bắn được một chiếc tầu sân bay cũng không đơn giản vì nó là mục tiêu di động. Không kể với tầu sân bay, thì điều quan trọng bậc nhất của nó là các hệ thống phòng thủ chủ động, kết quả là sử dụng nó cũng rất tốn kém.
Như vậy có thể nói, chi tiêu sử dụng tốn kém, không có đủ kỹ thuật, cũng như không có tư duy tác chiến dùng tầu sân bay đã khiến Liên Xô rồi Nga yếu về mặt này.
langtubachkhoa
Bac Pho, ban tau san bay khong kho, vi toc do no cham chap. Nhung vu khi ban tau san bay khong thieu, van de la co dam ban hay k.
Cung can hieu ban tau san bay, k co nghia la ban chim no, chi can ban khien cho may bay k con hoat dong tren no duoc, la cai tau day vo dung


QUOTE(Phó Thường Nhân @ May 18 2017, 09:58 AM)
Nga ngày nay hay Liên Xô ngày xưa không đóng được tầu sân bay có cả hai lý do.
1- Lý do tư duy tác chiến
2- Lý do kỹ thuật.
Hai lý do này như vấn đề con gà với quả trứng tương tác lẫn nhau, giống như không có con gà thì không có quả trứng, không có quả trứng thì không có con gà. Liên Xô vì tư duy tác chiến mà không trọng tầu sân bay, vì thế mà không chú trọng phát triển công nghệ này. Công nghệ này không phát triển, lại càng thiên về tư duy tác chiến không tầu sân b ay hơn.
Vào thời điểm cuối của Liên Xô, Liên Xô cũng bắt đầu đóng tầu sân bay, nếu tôi không nhầm thì khởi công đóng mấy chiếc một lúc, nhưng sự tan rã của Liên Xô đã khiến kế hoạch này bỏ dở, và cái tầu sân bay đang đóng dở dang thành cái tầu sân bay Liêu Ninh của TQ bây giờ. (vì TQ mua lại với giá sắt vụn)
Như vậy có thể đoán rằng, nếu Liên Xô còn tồn tại và phát triển, thì nước này cũng sẽ có hạm đội tầu sân bay.
Nhưng nếu nhìn cái tầu Liêu Ninh (là thiết kế của Liên Xô vào giai đoạn cuối), thì thấy công nghệ nó khác với một tầu sân bay Mỹ.  Tầu sân bay Liêu Ninh có đường băng dốc vuốt lên trên như cái bãi của trẻ con trượt pa tanh. Tại sao lại thế vì Liên Xô không có công nghệ chằng máy bay lúc hạ cách cất cánh, nên phải dùng cách này để giúp máy bay tăng tốc, y hệt như lái ô tô leo dốc thì phải nhấn ga. Theo kỹ thuật của Mỹ, máy bay trước khi cất cánh, và đặc biệt lúc hạ cánh đều có dây cáp quàng vào chân để giảm tốc độ, tương tự như vậy lúc cất cánh dây chằng có tác dụng giúp máy bay tăng tốc, và từ đó giảm được chiều dài đường băng, vì đường băng trên tầu sân bay không thể dài như trên đất liền theo ý muốn. Tầu sân bay duy nhất của Pháp cũng mua công nghệ chằng dây này của Mỹ. Vì thế lúc Mỹ -Pháp cãi nhau lúc Mỹ đánh I rắc lần 1 (1993), Mỹ đã trả đũa bằng cách không bán phụ tùng thay thế, khiến tầu sân bay Pháp phải đắp chiếu mất mấy tháng.
Hiện tại Nga chỉ còn một cái tầu sân bay cũ thời Liên Xô, và đã sử dụng nó trong chiến tranh ở Syria cách đây mấy tháng, trước khi đưa nó về đại tu. Như vậy có thể nói, Nga hiện tại cũng cần tầu sân bay, nhưng sức chi trả không lớn vì có nhiều việc phải làm hơn nên không đóng tiếp.Còn công nghệ thì không biết thế nào. Cách giải quyết của Nga/Liên Xô hay hơn hay công nghệ dây chằng Mỹ hay hơn.
Tầu sân bay thực ra là một công cụ rất lợi hại trong chính sách ngoại giao đe doạ. Vì nó  giải quyết được rất nhiều các vấn đề kỹ thuật tác chiến không-hải – đất khi phải tác chiến xa đất liền hậu phương. Điều này đặc biệt đúng với Mỹ, vì đất Mỹ rất xa các chiến trường Âu / Á mà nước này muốn can thiệp.
Để bắn được một chiếc tầu sân bay cũng không đơn giản vì nó là mục tiêu di động. Không kể với tầu sân bay, thì điều quan trọng bậc nhất của nó là các hệ thống phòng thủ chủ động, kết quả  là sử dụng nó cũng rất tốn kém.
Như vậy có thể nói, chi tiêu sử dụng tốn kém, không có đủ kỹ thuật, cũng như không có tư duy tác chiến dùng tầu sân bay đã khiến Liên Xô rồi Nga yếu về mặt này.
*


Phó Thường Nhân
@ltbk,
Đầu tiên tôi cũng tưởng như vậy, có nghĩa là cái tầu sân bay cũng như cái tầu chở hàng, và việc tấn công nó đơn giản. Tầu sân bay như cái tầu chở hàng có lẽ đúng với các tầu sân bay trước đại chiến II, nhưng bây giờ thì không hẳn như vậy. Việc tấn công nó cũng không đơn giản, đặc biệt là bằng tên lửa đạn đạo, bởi vì nó di chuyển. Tên lửa đạn đạo khi bắn lên, vào giai đoạn cuối hoàn toàn di chuyển theo quán tính, tức là mục tiêu của nó đã phải được tính trước huặc có điều khiển kiểu tự động “bắn rồi bỏ”, như kiểu tên lửa kiếm mục tiêu theo nguồn nhiệt. Chính vì thế mà sự di chuyển của tầu gây khó khăn. Người ta có thể thấy điều đó ngay trong ..bóng đá, khi các cầu thủ lừa nhau, do quán tính mà bị trượt không dành được bóng.Hiện tại điều quan trọng nhất của tầu sân bay là các dụng cụ phòng thủ chủ động, gây nhiễu, bắn chặn,.. rồi sau đó là các tầu hộ vệ đi cùng nó. Tính như cái tầu sân bay duy nhất của Pháp chẳng hạn, đi theo nó ít nhất có một chiến hạm hộ vệ, một tầu ngầm hộ vệ, một máy bay ra đa điện tử, rồi trực thăng săn ngầm.. Theo tuyên truyền thì Mỹ vẫn là nhất, nhưng chưa bao giờ Mỹ gặp phải đối thủ tương đương, nên cũng không biết thế nào. Đối thủ tương đương với Mỹ cuối cùng là VN, chính vì thế mà từ năm 1975 đến nay, không có cái máy bay hay tầu chiến nào của Mỹ bị bắn rơi hay bắn chìm, vì từ đó đến nay, Mỹ tham chiến khắp nơi, nhưng đối thủ toàn là dân quân du kích chỉ có súng AK.
Còn giờ Mỹ đụng hàng Nga ở Syria, nhưng nó lại nhường nhau nên cũng không biết
Phó Thường Nhân
Trở lại với chủ điểm bầu cử tổng thống Pháp. Một chính phủ mới đã được thành lập ở Pháp, trong đó có các nhân vật tả, hữu, không đảng phái. Với cuộc bầu cử tổng thống Pháp này, các bác được “đích mục sở thị”, nhìn thấy tận mắt là trong cơ chế đại nghị tư sản, đảng phái chẳng là cái gì cả, chỉ là một thứ concept để phân tích chính trường của nó thông qua lợi ích nhóm thôi. Có đảng hay không thì nhà nước nó vẫn vững như bàn thạch, vì nó dựa trên giai cấp. Chính vì đảng phái chẳng là cái gì cả, nên nó mới có tự do đảng phái. Giống như ngôi nhà. Cấu trúc ngôi nhà, tường đỡ,dầm, mái ..thì làm sao mà thay đổi, thay thì nhà đổ,ở các nước tư bản điển hình, tức là chế độ đại nghị hoạt động tốt như Pháp là một ví dụ, thì cái cấu trúc này dựa trên giai cấp tư sản dân tộc Pháp, và hình thức sản xuất (thị trường tự do, tư hữu). Còn đảng phái của nó thì kiểu như các buồng trong căn nhà, thích thì ngăn làm nhiêù buồng, không thích thì phá đi bầy lại, chỉ xoá đi cái tường ngăn bằng các tông giấy bồi thôi, nhà đâu có đổ. Vì thế nó mới tự do được. Cái cấu trúc này hoàn toàn không tồn tại ở trong các nước thế giới thứ 3, mà VN là một ví dụ.
Cũng chính vì thế mà khi dự đoán phân tích, tôi luôn dựa vào cấu trúc của nó, thì khả năng chẩn đoán đường đi nước bước của nó rõ ràng hơn, chính xác hơn.
Câu hỏi lớn nhất hiện nay là giai cấp tư sản Pháp và Đức có vượt qua rào cản tâm lý và lợi ích cục bộ để thống nhất châu Âu không. Nếu Pháp tiếp tục nghi kỵ Đức, cần Nga và Anh làm đối trọng ngăn cản Đức thì EU sẽ vỡ không phải bây giờ thì mấy năm sau. Đức thì có vượt qua được tâm lý khinh mạn, định một mình làm chúa EU không. Muốn hợp tác được với nhau thì phải thống nhất được về ngoại giao, quân sự.. là những chủ quyền đặc trưng cứng của một nhà nước, không phải dễ từ bỏ, dù chỉ là góp gạo thổi cơm chung với nhau.
langtubachkhoa
Bac Pho, danh tau san bay nguoi ta khong dung ten lua dan dao nua, ma dung ten lua hanh trinh. May loai ten lua hanh trinh Kh cua Nga tren TU 22, TU 160, hay 1 loai ten lua hanh trinh khac duoc phong tu tau ngam cua Nga ma toi k nho ten, la loai chuyen dung de danh tau san bay

Gan day Nga dang thu nghiem loai ten lua hanh trinh moi Zircon voi toc do gan 6-8 march (tuong duong voi ten lua dan dao roi), tầm bắn 400km, nhung loai nay chinh la de danh tau san bay

Dung ten lua dan dao thi se phai la loai co toc do vo cung lon moi duoc, nhung ten lua dan dao co le dung de tan cong mat dat thi hop ly hon

Cung vi de bi danh, nen tau san bay luon phai co ca bau doan the tu di theo ho ve

QUOTE(Phó Thường Nhân @ May 18 2017, 01:59 PM)
@ltbk,
Đầu tiên tôi cũng tưởng như vậy, có nghĩa là cái tầu sân bay cũng như cái tầu chở hàng, và việc tấn công nó đơn giản. Tầu sân bay như cái tầu chở hàng có lẽ đúng với các tầu sân bay trước đại chiến II, nhưng bây giờ thì không hẳn như vậy. Việc tấn công nó cũng không đơn giản, đặc biệt là bằng tên lửa đạn đạo, bởi vì nó di chuyển. Tên lửa đạn đạo khi bắn lên, vào giai đoạn cuối hoàn toàn di chuyển theo quán tính, tức là mục tiêu của nó đã phải được tính trước huặc có điều khiển kiểu tự động “bắn rồi bỏ”, như kiểu tên lửa kiếm mục tiêu theo nguồn nhiệt. Chính vì thế mà sự di chuyển của tầu gây khó khăn. Người ta có thể thấy điều đó ngay trong ..bóng đá, khi các cầu thủ lừa nhau, do quán tính mà bị trượt không dành được bóng.Hiện tại điều quan trọng nhất của tầu sân bay là các dụng cụ phòng thủ chủ động, gây nhiễu, bắn chặn,.. rồi sau đó là các tầu hộ vệ đi cùng nó. Tính như cái tầu sân bay duy nhất của Pháp chẳng hạn, đi theo nó ít nhất có một chiến hạm hộ vệ, một tầu ngầm hộ vệ, một máy bay ra đa điện tử, rồi trực thăng săn ngầm.. Theo tuyên truyền thì Mỹ vẫn là nhất, nhưng chưa bao giờ Mỹ gặp phải đối thủ tương đương, nên cũng không biết thế nào. Đối thủ tương đương với Mỹ cuối cùng là VN, chính vì thế mà từ năm 1975 đến nay, không có cái máy bay hay tầu chiến nào của Mỹ bị bắn rơi hay bắn chìm, vì từ đó đến nay, Mỹ tham chiến khắp nơi, nhưng đối thủ toàn là dân quân du kích chỉ có súng AK.
Còn giờ Mỹ đụng hàng Nga ở Syria, nhưng nó lại nhường nhau nên cũng không biết
*

root
QUOTE(Phó Thường Nhân @ May 18 2017, 08:59 PM)
  Đối thủ tương đương với Mỹ cuối cùng là VN, chính vì thế mà từ năm 1975 đến nay, không có cái máy bay hay tầu chiến nào của Mỹ bị bắn rơi hay bắn chìm, vì từ đó đến nay, Mỹ tham chiến khắp nơi, nhưng đối thủ toàn là dân quân du kích chỉ có súng AK.
Còn giờ Mỹ đụng hàng Nga ở Syria, nhưng nó lại nhường nhau nên cũng không biết
*



Chắc bác Phó đã quên chiến tranh Irac? laugh1.gif

Mà em thấy các bác mải nói về tàu sân bay, nhưng chưa thấy kiến giải xem tại sao chỉ có mỗi Airbus là cạnh tranh được với Boeing thôi?
Phó Thường Nhân
@root,
Thì nói về máy bay. Trong chiến tranh I rắc, cả hai lần, Mỹ đều không mẩt một cái máy bay tầu chiến nào cả. Trong cả hai lần (1993, 2001) quân đội I rắc (thời Sa đam Hút sen) đều không có chiến thuật chiến lược hợp lý, cộng với cả bạc nhược về tinh thần, do bị Mỹ tuyên truyền dân chủ, giống như một bộ phận dư luận ở VN ngay hiện nay, cứ tưởng bám càng Mỹ sẽ sướng tức thì mà không hiểu hết các khúc mắc bên trong, và bị Mỹ mua (ví dụ các tướng lĩnh của sư đoàn cộng hoà bảo vệ thủ đô). Nếu lúc đầu tiên, mà quân đội I rắc có tinh thần như IS hiện tại, thì chưa chắc Mỹ đã thắng được oanh liệt như thế lúc đó. Tôi nói tới IS không phải là so sánh tình cờ, mà nhân sự cốt cán của IS hiện tại có nhiều yếu nhân của đảng BAAS thời Sa đam. Lúc đó xã hội I rắc bị mê huặc bởi cái chiêu bài tuyên truyền này,sự xâm lược của Mỹ lại được coi là đổi đời, nhưng nó là một thứ bánh vẽ nên mới chết. Khi Mỹ vào rồi, thì các ông mới ngã ngửa ra là nó nói vậy mà không phải vậy, và tiếp đó là loạn lạc cho đến bây giờ. Khi tôi nhận xét như thế, không phải là tôi yêu cầu phải chống Mỹ. Ngược lại phải chơi phải giữ quan hệ với Mỹ, nhưng để nó tẩy não, tôn thờ nó, ngấm tuyên truyền tinh vi của nó thì có hại. Vì lúc đó mình thành”hồn Trương Ba da hàng thịt” không phải là mình nữa. Nhưng điều này cũng đúng với tất cả các nước khác: TQ, Nga, Nhật,Pháp..v..v..
Về Airbus. Thành công của Airbus là một ví dụ điển hình hãng công mạnh hơn hãng tư, vì Airbus khởi điểm là hãng công, cho đến nay dù tư duy phương Tây là tư nhân tổng thể, nó cũng không phải là hãng tư, mà chỉ là hãng cổ phần hoá, trong đó các nhà nước châu Âu nắm cổ phần đa số, giống như các hãng nhà nước VN. Cấu trúc của nó tiếng Pháp gọi là GIE (groupement interet economique). Nó là một hình thức liên hợp kinh tế giữa những nhà nước châu Âu (Pháp, Đức, Anh,Ý, Tây ban Nha), nhưng bởi vì Pháp là nước đầu nậu, chủ mưu, và trung tâm sản xuất của nó đặt ở Pháp mà nó được coi là hãng Pháp. Trong thực tế, hai đầu nậu lớn nhất trong Airbus là Pháp và Đức.
Bây giờ tôi sẽ nói tới những yếu tố khiến airbus thành công.
Về mặt kỹ thuật. Châu Âu vốn là cái nôi của công nghiệp hàng không thế giới, nên các nước ở đây như Pháp, Anh, Đức, Ý.. đều có truyền thống rất mạnh. Nhưng sau đại chiến II, do Tây Âu bị Mỹ khống chế, nên ngành công nghệ này lụi tàn nếu không hợp lại với nhau. Tuỳ từng nước mà ngành công nghệ hàng không có điểm mạnh yếu khác nhau. Ví dụ Đức. Do là nước bại trận, nên Mỹ cấm cửa Đức về hàng không nếu muốn phát triển hàng không độc lập(giống như hiện nay nó cấm các nước trên thế giới phát triển công nghệ hạt nhân, viện cớ này hay cớ khác mà điển hình bị nó đánh là Triều tiên, I ran). Pháp thì có truyền thống về cấu trúc máy bay, nhưng lại yếu về động cơ máy bay. Ngược lại động cơ máy bay của Anh lại tuyệt vời. Ý cũng có công nghệ hàng không, nhưng chỉ dừng lại ở động cơ cánh quạt..v..v.. và tất cả các nước châu Âu đều thiếu vốn. Như vậy chỉ có liên minh với nhau, thì mới phát triển được, và tuỳ theo sự mạnh yếu của từng nước mà lợi ích, lý do của việc tham gia này khác nhau.
Về cách thức tiếp cận. Cái này liên quan tới nghiên cứu thị trường. Airbus đầu tiên sản xuất máy bay tầm trung (máy bay A310, A320). Đây là khúc thị trường mà Mỹ không bao, nên nó không thể viện cớcản và nhu cầu ở châu Âu lớn, vì các thành phố lớn, thủ đô ở châu Âu đều nằm trong tầm ngắn và trung. Mãi đến bây giờ, với A380, thì Airbus mới đấu trực diện với Mỹ. Như vậy, do sự tham gia của các nước châu Âu vào Airbus, mà khởi đầu nó đã có một khối lượng đơn đặt hàng đủ để khởi công. (Ở đây tôi xin so sánh với VinaShin để thấy cái VinaShin khởi đầu đã là Fake, vì cái VinaShin được bầy ra mà không có một thị trường đảm bảo đầu tiên nào cả, nên tôi rất nghi là nó bầy ra chỉ để ăn chia, còn sống chết mặc bay).
Để tối giản chi phí, các mô đen của Airbus chỉ có một cấu trúc chung, vì thế từ cái A310, đến cái cuối cùng A380, tất cả các máy bay airbus trông đều giống nhau, như con búp bê Nga, chỉ có kích cỡ to nhỏ khác nhau. Điều này khiến lúc Airbus sản xuất một loại máy bay mới, nó chỉ nhân cỡ lên, chứ không phải làm lại từ đầu tất cả.
Về động cơ. Máy bay Mỹ và Airbus là hãng khác nhau, nhưng động cơ không khác nhau. Ở Phương Tây, động cơ máy bay chỉ có 3 nhà sản xuất : Mỹ (Wittney-Pratte), Pháp (Snecma), Anh(Rolls-roys). Trong đó động cơ Snecma Pháp là động cơ được phát triển từ licence của Mỹ. và Snecma cũng là hãng nhà nước.
Còn tại sao, Airbus lại được coi là của Pháp. Bởi vì trụ sở nó ở Pháp. Còn tại sao trụ sở nó ở Pháp, vì Pháp là thằng đầu têu bầy ra. Tại sao Pháp lại đầu têu bầy ra được, vì nó độc lập chính trị. Từ năm 1962, De Gaule là tổng thống Pháp đã bắt Mỹ dọn hết căn cứ quân sự trên đất Pháp đi, rút khỏi bộ chỉ huy chính trị NATO (bây giờ từ thời Sarkozy thì nó lại vào lại), phát triển công nghệ hạt nhân của riêng mình, liên minh với Liên Xô để làm màn hình mầu. Vì thế cái màn hình mầu của tivi trước thời digital chỉ có hai công nghệ, Mỹ huặc Pháp-Liên Xô. Nhưng Pháp cũng khôn khéo không bao giờ chống Mỹ, vì thế nó vẫn có thể tiếp cận công nghệ Mỹ được, và Mỹ cũng không thể cấm Pháp làm theo ý mình.
Hiện tại, nếu tôi không nhầm thì hệ thống tác chiến điện tử của SU Nga rất gần với hệ thống Rafal của Pháp, bởi vì Pháp nó đá lại cho Nga, rồi Nga phát triển lên, hay Nga lắp ghép công nghệ Pháp..điều này thì tôi không rõ lắm. Còn Pháp thì có thể nó lại moi của Mỹ, rồi phát triển lên thành của riêng.
Pages: 1, 2, 3
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.