Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Bầu Cử Tổng Thống Pháp : Ai ThẮng Ai
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3
Phó Thường Nhân
Bầu cử tổng thống ở Pháp vào tháng năm tới không có ý nghĩa lớn như bầu cử tổng thống Mỹ với thế giới, nhưng nó có thể ảnh hưởng tới tương lai của EU (tất nhiên phải đặt nó song song với bầu cử ở Đức vào tháng 9 tới), tới quan hệ Nga-EU, và từ đó có thể ảnh hưởng tới thế giới.
Trước đây tôi đã dự đoán TRUMP thắng cử, dựa vào phân tích cấu trúc xã hội theo truyền thống phân tích xã hội của chủ nghĩa Mác –Lê nin. Lần này tôi cũng dùng phương pháp như vậy để đánh giá ai sẽ trúng cử. Vấn đề không phải là chỉ ra ai trúng cử là quan trọng, mà là nhân dịp này phân tích cấu trúc và tư duy xã hội của Pháp.

Hiện tại có những nhân vật sau ra tranh cử
1- Marie LEPEN (đảng mặt trận dân tộc, cực hữu)
2- François Fillon (Đảng cộng hoà và đồng minh, cánh hữu)
3- Emmanuel Macron (Đảng « tiến bước »(En marche ! Tiếng Pháp), Trung dung)
4- Benoit Hamon(Đảng xã hội liên minh với Đảng Xanh (bảo vệ môi trường), cánh tả)
5- Jean-Luc Mélenchon (Đảng « cánh tả » có thể liên minh với Đảng cộng sản Pháp, cánh tả)

Theo thăm dò dư luận thì Marie LEPEN được nhiều người ủng hộ nhất, và khả năng lọt vào vòng hai của cuộc bầu cử gần như là chắc chắn. Như vậy có thể coi là vòng hai là Marie LEPEN với 1 trong 4 ứng cử viên còn lại. Với bốn nhân vật còn lại thì Fillon và Macron có khả năng gần tương đương để lọt vào vòng hai nhất, thứ đến cặp Hamon Mélenchon.

Với tôi khả năng trúng cử sẽ là MACRON.
Tại sao ?
Về cá nhân Marie LEPEN được ủng hộ nhiều nhất, nhưng bị cô lập trên bàn cờ chính trị Pháp. Vì không thể có liên minh rõ ràng với một đảng khác khiến dù có nhiều người ủng hộ, cũng không thể thắng tổng số những người không ủng hộ. Đảng Mặt trận dân tộc như vậy có vai trò rất giống Đảng Cộng sản Pháp trong thời kỳ 1945-1980, đã có lúc được 25% dân ủng hộ, nhưng không thể thắng cử nắm quyền ở Pháp. Có điều khác là việc Đảng cộng sản Pháp không thể thắng cử về lý do ý thức hệ. Một thể chế tư bản, dù có tự do cũng là trong khuôn khổ nhà nước tư bản, không thể chấp nhận. Ngược lại Mặt trận dân tộc của Marie LEPEN là cực hữu, tức là nó là bản chất chế độ tư bản, nhưng có những lý do khác khiến nó « không thể sử dụng được » vào hoàn cảnh hiện tại.

Lý do thứ nhất là tư bản Pháp chủ yếu là tư bản tài chính, trong đó cấu thành Do thái rất lớn. Cực hữu ở Pháp chịu ảnh hưởng rất lớn của tinh thần bài Do Thái, vì thế khả năng được giới chủ tư bản Pháp ủng hộ không lớn.

Lý do thứ nhì là về mặt lịch sử, cực hữu ở Pháp chỉ nắm quyền được vào lúc nhà nước Pháp sụp đổ, ví dụ giai đoạn Vichy, là thời kỳ nước Pháp bị chiếm đóng (1940-1944).

Lý do thứ ba là dù chính sách bài ngoại chống người Hồi giáo có thể thu phục được lòng dân, nhưng những vấn đề khác, ví dụ muốn rút khỏi EU, không phải đi theo chiều hướng mà nước Pháp muốn. Nó chỉ muốn có vai trò cân bằng hơn với Đức trong EU. Còn về nhận thức thì Pháp hiểu là không thể có đủ sức và cũng không có lợi khi rút khỏi EU như Anh.
(còn tiếp).
langtubachkhoa
Cũng có nhiều người muốn Pháp rời EU, đặc biệt là tầng lớp nông dân, do lo ngại sản phẩm nông nghiệp giá rẻ từ Đức, Italy.

Bác Phó xưa nay thường ủng hộ đảng trung dung, nhưng Emmanuel Macron k giống với Francois Bayrou của bác. Hơn nữa, ông này trước thuộc PS và dường như có nhiều quan hệ với giới tài chính, ngân hàng.

Quan điểm của ông ấy về nhập cư, điều tôi quan tâm nhất thì chưa rõ. Quan điểm đối ngoại càng không rõ hơn

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 3 2017, 11:29 AM)
Bầu cử tổng thống ở Pháp vào tháng năm tới không có ý nghĩa lớn như bầu cử tổng thống Mỹ với thế giới, nhưng nó có thể ảnh hưởng tới tương lai của EU (tất nhiên phải đặt nó song song với bầu cử ở Đức vào tháng 9 tới), tới quan hệ Nga-EU, và từ đó có thể ảnh hưởng tới thế giới.
Trước đây tôi đã dự đoán TRUMP thắng cử, dựa vào phân tích cấu trúc xã hội theo truyền thống phân tích xã hội của chủ nghĩa Mác –Lê nin. Lần này tôi cũng dùng phương pháp như vậy để đánh giá ai sẽ trúng cử. Vấn đề không phải là chỉ ra ai trúng cử là quan trọng, mà là nhân dịp này phân tích cấu trúc và tư duy xã hội của Pháp.

Hiện tại có những nhân vật sau ra tranh cử
1- Marie LEPEN (đảng mặt trận dân tộc, cực hữu)
2- François Fillon (Đảng cộng hoà và đồng minh, cánh hữu)
3- Emmanuel Macron (Đảng « tiến bước »(En marche ! Tiếng Pháp), Trung dung)
4- Benoit Hamon(Đảng xã hội liên minh với Đảng Xanh (bảo vệ môi trường), cánh tả)
5- Jean-Luc Mélenchon (Đảng « cánh tả » có thể liên minh với Đảng cộng sản Pháp, cánh tả)

Theo thăm dò dư luận thì Marie LEPEN được nhiều người ủng hộ nhất, và khả năng lọt vào vòng hai của cuộc bầu cử gần như là chắc chắn. Như vậy có thể coi là vòng hai là Marie LEPEN với 1 trong 4 ứng cử viên còn lại. Với bốn nhân vật còn lại thì Fillon và Macron có khả năng gần tương đương để lọt vào vòng hai nhất, thứ đến cặp Hamon Mélenchon.

Với tôi khả năng trúng cử sẽ là MACRON.
Tại sao ?
Về cá nhân Marie LEPEN được ủng hộ nhiều nhất, nhưng bị cô lập trên bàn cờ chính trị Pháp. Vì không thể có liên minh rõ ràng với một đảng khác khiến dù có nhiều người ủng hộ, cũng không thể thắng tổng số những người không ủng hộ. Đảng Mặt trận dân tộc như vậy có vai trò rất giống Đảng Cộng sản Pháp trong thời kỳ 1945-1980, đã có lúc được 25% dân ủng hộ, nhưng không thể thắng cử nắm quyền ở Pháp. Có điều khác là việc Đảng cộng sản Pháp không thể thắng cử về lý do ý thức hệ. Một thể chế tư bản, dù có tự do cũng là trong khuôn khổ nhà nước tư bản, không thể chấp nhận. Ngược lại Mặt trận dân tộc của Marie LEPEN là cực hữu, tức là nó là bản chất chế độ tư bản, nhưng có những lý do khác khiến nó « không thể sử dụng được » vào hoàn cảnh hiện tại.

Lý do thứ nhất là tư bản Pháp chủ yếu là tư bản tài chính, trong đó cấu thành Do thái rất lớn. Cực hữu ở Pháp chịu ảnh hưởng rất lớn của tinh thần bài Do Thái, vì thế khả năng được giới chủ tư bản Pháp ủng hộ không lớn.

Lý do thứ nhì là về mặt lịch sử, cực hữu ở Pháp chỉ nắm quyền được vào lúc nhà nước Pháp sụp đổ, ví dụ giai đoạn Vichy, là thời kỳ nước Pháp bị chiếm đóng (1940-1944).

Lý do thứ ba là dù chính sách bài ngoại chống người Hồi giáo có thể thu phục được lòng dân, nhưng những vấn đề khác, ví dụ muốn rút khỏi EU, không phải đi theo chiều hướng mà nước Pháp muốn. Nó chỉ muốn có vai trò cân bằng hơn với Đức trong EU. Còn về nhận thức thì Pháp hiểu là không thể có đủ sức và cũng không có lợi khi rút khỏi EU như Anh.
(còn tiếp).
*


Phó Thường Nhân
@LTBK,
Phân tích của tôi ở đây là ngoài lá phiếu cá nhân. Bây giờ tiếp tục tìm hiểu xu hướng thứ 2 của chính trường Pháp là ứng cử viên Francois Fillon đảng cộng hoà. Việc Fillon thắng điểm trở thành ứng cử viên của đảng này thực ra là một sự bất ngờ, vì chính sách của Fillon khó mà thắng cử được. Chính sách này là một dạng chủ nghĩa Thát chơ, như Thát chơ đã làm ở nước Anh cách đây ..30 năm. Nó chỉ có tác dụng khi đi liền với một chính sách bảo hộ thị trường nội địa (như điều mà TRUMP muốn làm ở Mỹ). Vì sao ? vì khi gạt bỏ tất cả các phúc lợi xã hội, thì người dân không còn có một chút bảo hiểm nào nữa, bắt buộc phải có việc làm. Nhưng ở Pháp, không có lợi thế về sức lao động, không thể cạnh tranh với các nước đang phát triển như VN về điều này. Dù có dỡ bỏ hết chính sách phúc lợi, thì cũng không cải thiện được thị trường lao động. Không kể chính sách phúc lợi xã hội, trong thực tế nó cũng tạo ra nhu cầu thị trường được bảo đảm, như bầu vú sữa nuôi nhiều hãng pháp, ví dụ trong lĩnh vực dược phẩm. Nếu Fillon thực hiện chính sách của mình, thì Pháp sẽ rơi vào khủng hoảng như Ý, Tây Ban Nha. Bởi vì Fillon cũng không muốn bỏ EU, mà muốn cứng rắn với Đức là đối tác lớn nhất của mình. Nhưng nếu suy yếu hơn, thì làm sao mà cứng rắn để có lợi thế. Trong thực tế, từ thời Sakozy, tư duy của đảng này đã là bám theo Đức, thoả hiệp với Đức khi còn có vị thế. Chính sách của Fillon, nếu đi tới tận cùng thì phải ra khỏi EU như nước Anh. Nhưng nước Pháp không có vị thế để làm điều đó. Việc Anh rời khỏi EU khiến vị thế của Pháp vừa mạnh hơn (vì Pháp Đức cộng lại PNB vượt quá bán PNB toàn EU, khiến hai nước này càng là hạt nhân của khối) nhưng đồng thời cũng làm Pháp lo lắng hơn, vì Anh là đối tác quân sự của Pháp để cân bằng với Đức không còn trong khối nữa.
Chính sách của Fillon không đảm bảo được những điều này, tức là làm nước Pháp mạnh lên lấy lại cân bằng với Đức. Như vậy dù Fillon không bị dính vào những xì căng đan hiện tại, khả năng lọt vào vòng 2 của cuộc bầu cử sẽ cao hơn, nhưng có vào được cũng là do các đảng đối thủ cánh tả chia rẽ là chính, chứ không phải là sức hút của chương trình tranh cử.
(còn tiếp).
Phó Thường Nhân
Sự xuất hiện của Macron cũng là điều bất ngờ. Macron chỉ có thể thắng cử nếu những chính đảng cổ truyền của Pháp lúng túng, và đây chính là tình trạng hiện tại. Đúng như LTBK nói, Macron là ứng cử viên của tư bản tài chính Pháp, người ta có thể suy đoán ra điều đó khi nhìn vào lý lịch làm việc của nhân vật này. Trước khi tham gia chính phủ, Macron là thành viên của tập đoàn Roschild, là một tập đoàn tài chính có sức mạnh toàn cầu giống như Goldman Sach ở Mỹ. Khi ở trong chính phủ thì những chính sách mà Macron đề ra đều có lợi cho tư bản tài chính. Nhưng tư bản tài chính không giống tư bản công nghiệp cần sức lao động rẻ, cần bảo hộ thị trường, mà nó lại hướng tới toàn cầu hoá. Điều đặc biệt là bảo vệ được đồng tiền, củng cố được giá trị đồng tiền. Tư bản tài chính cũng là sở trường của tư bản Pháp, nước Pháp bản chất là tư bản tài chính.
Nếu LTBK muốn hỏi về chính sách nhập cư, thì tư bản tài chính Pháp sẽ là giới có chính sách nhập cư dễ dàng nhất, vì không những do nó vươn tới toàn cầu hoá, mà như tôi nói ở trên, một bộ phận lớn tư bản tài chính Pháp là gốc Do Thái, nó vẫn thích một môi trường đa dạng(diversité) hơn là thuần chủng, vì hình bóng của cuộc chiến tranh thế giới thứ II vẫn còn đó. Nếu thuần chủng thì người Do Thái, trước hay sau cũng bị thiệt hại.
Macron như vậy vừa là hữu (vì nó vẫn là tư bản, dù là tư bản tài chính), nhưng nó cũng chấp nhận nhiều điều của phái tả, về vấn đề phúc lợi xã hội, bởi vì nó không phải là tư bản công nghiệp, muốn bóp nặn lao động giá rẻ, và đòi hỏi bảo hộ thị trường.
Cho tới gần đây, thì người ta vẫn nghĩ rằng Macron sẽ là quả bóng xịt, nhưng gần đây với sự ủng hộ của Francois Bayrou, thì phong trào của Macron trở nên credible (đáng giá) hơn. Tại sao thế ? bởi vì Bayrou thực sự là phái trung dung (centriste tiếng Pháp). Trung dung ở Pháp, phái Bayrou là tư sản, nhưng có truyền thống xã hội kiểu thiên chúa giáo, nhân thức xã hội cần có phúc lợi xã hội, nhưng không phải như ông Mác mà vì tình thương kiểu chúa Giê Xu. Người ta thường gọi là catholique sociale (cơ đốc giáo hướng về xã hội). Cái catholique sociale này rất giống với tư duy đảng xã hội Đức (SPD). Chính Bayrou cũng từng nói rằng , Đức từng ủng hộ ông này để lập ra một chính đảng đi từ Jacque Delors(là một nhà xã hội dân chủ, một trong như cha đẻ của thị trường chung châu Âu và đồng Euros) cho tới Thiên chúa giáo (là Bayrou). Nhưng từ thời Sakozy, luật bầu cử Pháp hướng về phía hai cực, nên người ở vị trí thứ 3 như ông này bị suy yếu.
Như vậy cái cặp Macron-Bayrou sẽ hướng về EU, củng cố EU, có nhiều điều gần với chính trường Đức, đặc biệt là đảng SPD Đức. Hiện tại khả nằng thắng cử của SPD ở Đức cũng rất lớn, vì chính sách của thủ tướng Đức hiện tại Angela Merkel phù hợp với chính sách của Obama hơn là với Trump.
(còn tiếp)
langtubachkhoa
Bác Phó, Pháp cần Anh để cân bằng với Đức, nhưng tôi k nghĩ về mặt quân sự. Đức về mặt quân sự đâu có mạnh, k có vũ khí hạt nhân, k có máy bay ném bom chiến lược hay tên lửa hành trình, đạn đạo. Nói cách khác những công nghệ vũ khí có thể tác động đến tương quan lực lương, chính trị, chiến lược đều bị cấm. Cấu trúc kinh tế Đức cũng phát triển theo hướng đó, khó mà quay đầu lại, trong khi với vũ khí hạt nhân thì Pháp k còn ngại bị Đức dùng quân sự chèn ép.

Nghe bác Phó nói thì tôi lại thấy thích Macron rồi hehe.gif
Tuy nhiên, có điểm chưa rõ. Nhóm công nghiệp thích lao động giá rẻ vào bảo hộ thị trường, nhưng vì sao phải khắt khe với lao động nhập cư? Bởi vì lao động nhập cư thì mới dễ mặc cả để thuê với giá rẻ, bảo hộ thị trường là chỉ cần dựng hàng rào với hàng hóa nước ngoài chứ đâu cần hạn chế nhập cư? Hơn nữa, nó cũng có thể đầu tư ra ngoài tìm nhân công giá rẻ ở bên ngoài rồi xuất vào chính quốc, và chỉ cần ngăn hàng hóa của hãng nước ngoài nhập vào chính quốc thôi chứ?
Có lẽ việc hạn chế nhập cư xuất phát từ tư tưởng dân tộc chứ k hẳng là từ nhóm công nghiệp chăng?

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 3 2017, 03:52 PM)
@LTBK,
Phân tích của tôi ở đây là ngoài lá phiếu cá nhân. Bây giờ tiếp tục tìm hiểu xu hướng thứ 2 của chính trường Pháp là ứng cử viên Francois Fillon đảng cộng hoà. Việc Fillon thắng điểm trở thành ứng cử viên của đảng này thực ra là một sự bất ngờ, vì chính sách của Fillon khó mà thắng cử được. Chính sách này là một dạng chủ nghĩa Thát chơ, như Thát chơ đã làm ở nước Anh cách đây ..30 năm. Nó chỉ có tác dụng khi đi liền với một chính sách bảo hộ thị trường nội địa (như điều mà TRUMP muốn làm ở Mỹ). Vì sao ? vì khi gạt bỏ tất cả các phúc lợi xã hội, thì người dân không còn có một chút bảo hiểm nào nữa, bắt buộc phải có việc làm. Nhưng ở Pháp, không có lợi thế về sức lao động, không thể cạnh tranh với các nước đang phát triển như VN về điều này. Dù có dỡ bỏ hết chính sách phúc lợi, thì cũng không cải thiện được thị trường lao động.  Không kể chính sách phúc lợi xã hội, trong thực tế nó cũng tạo ra nhu cầu thị trường được bảo đảm, như bầu vú sữa nuôi nhiều hãng pháp, ví dụ trong lĩnh vực dược phẩm. Nếu Fillon thực hiện chính sách của mình, thì Pháp sẽ rơi vào khủng hoảng như Ý, Tây Ban Nha. Bởi vì Fillon cũng không muốn bỏ EU, mà muốn cứng rắn với Đức là đối tác lớn nhất của mình. Nhưng nếu suy yếu hơn, thì làm sao mà cứng rắn để có lợi thế. Trong thực tế, từ thời Sakozy, tư duy của đảng này đã là bám theo Đức, thoả hiệp với Đức khi còn có vị thế. Chính sách của Fillon, nếu đi tới tận cùng thì phải ra khỏi EU như nước Anh. Nhưng nước Pháp không có vị thế để làm điều đó. Việc Anh rời khỏi EU khiến vị thế của Pháp vừa mạnh hơn (vì Pháp Đức cộng lại PNB vượt quá bán PNB toàn EU, khiến hai nước này càng là hạt nhân của khối) nhưng đồng thời cũng làm Pháp lo lắng hơn, vì Anh là đối tác quân sự của Pháp để cân bằng với Đức không còn trong khối nữa.
Chính sách của Fillon không đảm bảo được những điều này, tức là làm nước Pháp mạnh lên lấy lại cân bằng với Đức. Như vậy dù Fillon không bị dính vào những xì căng đan hiện tại, khả năng lọt vào vòng 2 của cuộc bầu cử sẽ cao hơn, nhưng có vào được cũng là do các đảng đối thủ cánh tả chia rẽ là chính, chứ không phải là sức hút của chương trình tranh cử.
(còn tiếp).
*

Phó Thường Nhân
@LTBK,
Trước khi phân tích tiếp các nhóm còn lại, tôi trả lời ở đây mấy thắc mắc của LTBK. Thực ra thì Pháp và Đức bổ xung cho nhau về sức mạnh. Vì Đức mạnh về kinh tế, còn Pháp mạnh về phần còn lại : quân sự, ngoại giao, chính trị do có hệ thống vũ khí hạt nhân độc lập, và có quyền phủ quyết ở LHQ. Nhưng nó cũng có những vấn đề mà hai bên không đồng nhau về quan niệm.
1- Về quân sự, Quân đội Đức không độc lập mà nằm trong NATO. Quân đội Đức được xây dựng lại sau đại chiến thế giới là để trở thành một bộ phận của NATO, chứ không phải là một quân đội độc lập gia nhập NATO. Chính vì thế mà Đức đã có một cái deal chính trị với Mỹ. Đó là Mỹ bảo hộ Đức về quân sự, còn Đức thì được tiếp cận thị trường Mỹ, tài chính Đức phụ thuộc Mỹ (ví dụ, dự trữ vàng của Đức phần lớn để ở New York). Chính vì thế EU đối với Đức và đặc biệt quan hệ Đức-Pháp giúp Đức cân bằng quan hệ với Mỹ. Một mối liên hệ nữa giúp Đức cân bằng với Mỹ là quan hệ với Liên Xô, rồi với Nga.. để nhập năng lượng. Không phụ thuộc vào dầu mỏ Trung Đông. Nhờ có EU mà Đức dám mua năng lượng của Liên Xô, chứ Nhật thì không dám.
2- Về kinh tế. Quan niệm của Pháp là xây dựng EU thành một nước liên bang, trong đó Pháp thủ vai chính. Liên bang này sẽ có chính sách bảo hộ thị trường toàn EU. Quan niệm này khác với quan niệm mà Đức có deal với Mỹ ở trên. Không kể, do nằm ở trong hệ thống tài chính đô la, tất cả các nước EU bắt buộc phải xuất khẩu (để có đô la mà mua dầu mỏ). Như vậy khả năng bảo hộ mậu dịch hơi khó. Pháp hay lấy hình mẫu Nhật hay Hàn làm điển hình, vì những nước này vẫn ngăn cản được hàng nước ngoài vào nội địa, đồng thời vẫn xuất khẩu. Nhưng ở đây nó có vấn đề là vì EU không phải là một nước, nên Đức không những xuất khẩu ra thế giới mà còn thặng dư với chính các thành viên khác của EU, làm mất cân bằng, và việc bảo hộ mậu dịch toàn khối như Pháp muốn, sẽ không giải quyết được vấn đề này.
3- Về tài chính. Lúc euro hình thành, đồng euro có khả năng cạnh tranh với Đô la, trở thành đồng tiền quốc tế. Trong thực tế, điều này đã là hiện thực, vì hiện nay các nước khác ngay cả TQ, đều định giá tiền của mình trên một rỏ đồng tiền bao gồm euro,đô la, yên, và gần đây có cả nhân dân tệ. Nhưng hiện tại, năng lượng vẫn chỉ có một đồng tiên duy nhất là đô. Vấn đề ở đây không phải là sức mạnh kinh tế, mà là sức mạnh chính trị có đủ để ép các nước Ả rập dùng đô không ? chính vì thế mà Mỹ luôn tham dự vào chính trị ở Trung Đông.
Như vậy là cái quan niệm của Pháp về EU không áp dụng được, hay đúng hơn là phải đi xa hơn nữa, gắn kết hơn nữa. Nhưng điều này hệ thống chính trị của Pháp không làm nổi, vì không đủ sức mạnh kinh tế để « ép » Đức theo mình. Ngược lại Đức do thống nhất đất nước,rất cần đẩy mạnh xuất khẩu để có vị trí tốt trong hệ thống tài chính Mỹ, đặc biệt là xuất khẩu với các thành viên EU. Kết quả là mâu thuận nội tại EU tăng. Nhưng mặc dù thế, sức mạnh của đồng EU vẫn tăng lên. Và với thống đốc ngân hàng EU hiện tại, Mario Drahi, người Ý, thì ngân hàng trung ương châu Âu, bằng các thủ thuật tài chính, đã gần như vô hiệu hoá các veto của Đức. Nói cách khác, Đức (và Hà lan) trở thành hai người bảo đảm chính cho giá trị đồng euros. Thặng dư của hai nước này, « bù lỗ » cho các thành viên khác.
Trong tình hình như thế này, thì chỉ có cách gắn kết hơn nữa với Đức là tốt nhất, và áp dụng cách phát triển kiểu Đức. Nhưng đây là điều mà các đảng phái chính trị Pháp mâu thuẫn với nhau. Mặt trận dân tộc, thì đòi ra khỏi EU, nhưng như thế thì đồng tiền Pháp (tách khỏi euros) sẽ mất giá ngay. Điều này đúng là có thể thúc đẩy sản xuất trong nước, nhưng vì Pháp không đủ sức lao động, sẽ dẫn đến nhập khẩu người nhập cư đặc biệt người nhập cư « chất lượng thấp », như cách đây 30 năm, điều mà nó không muốn. Như Fillon chẳng hạn,thì muốn dùng sức mạnh nội tại của Pháp để « ép » Đức, nhưng các chính phủ khác từ trước, ngay cả Sarkozy là thầy của Fillon còn chẳng ép được, thì ép cái gì. Không kể, đập phá hộ thống xã hội của Pháp, mà không chắc có cái gì khác thay thế, thì sẽ đổ vỡ, yếu hơn thì « ép » lại càng khó. Không kể chính sách của Thát chơ, bây giờ cả Anh rồi Mỹ cũng bỏ ông lại ôm vào.
Tóm lại chỉ có chính sách « xã hội dân chủ » kiểu Đức sẽ giúp Pháp giải quyết được các mâu thuẫn đó, vì nó sẽ kéo Pháp gần lại với Đức, vừa bảo đảm được tài chính (vì vẫn trong euros), vừa giải quyết được mâu thuẫn xã hội giữa chủ và thợ. Đây chính là xu hướng của Macron.
Phó Thường Nhân
@LTBK,
Còn về phần hạn chế nhập cư đến từ đâu, thì nó có nhiều lý do. Lý do đầu tiên là từ dân thường mà ra, vì người ta nhìn thấy người nhập cư là đối thủ cạnh tranh kéo tiền lương thấp xuống. Điều này đúng cho tất cả các nước, ngay cả nước có truyền thống nhập cư như Mỹ, Canada, Úc. Ở những nước này, thậm chí nhập cư thế hệ trước lại muốn ngăn cản nhập cư thế hệ sau.
Còn bản thân những nước trong EU, ngay cả Pháp cũng không phải là nước có truyền thống nhập cư. Ở Pháp nhập cư chỉ mở rộng sau chiến tranh thế giới thứ nhất, khi cuộc chiến tranh này đã khiến Pháp thâm hụt dân số. Nhưng lúc này chủ yếu là người châu Âu (Ba lan, Ý). Điều đáng để ý là dù lúc đó là Đế quốc Pháp, có hệ thống thuộc địa khắp địa cầu, người các thuộc địa cũng bị ngăn cản vào Pháp sống. Trong hai cuộc đại chiến, Pháp có đưa nhiều lực lượng quân thuộc địa tham chiến (với VN là lính khố đỏ), nhưng khi cuộc chiến tranh kết thúc, thì họ lập tức đưa số lính này trở lại thuộc địa ngay, không cho ở lại. Chỉ có sau đại chiến thế giới II, khi Pháp công nghiệp hoá, thì mới dẫn tới việc nhập cư (chủ yếu là người Ả rập : Ma rốc, An giê ri ..) để làm thợ. Một điều đặc biệt nữa, là nó không nhận nhập cư người có học vị cao, bởi vì những vị trí này là của người Pháp, mà chủ yếu là thợ. Mãi đến bây giờ, vấn đề « nhập cư chọn lọc » vẫn là vấn đề tranh cãi ở Pháp. Cùng lúc nó cũng có chính sách là nếu có học vị, thì đó có thể là một điểm hơn khi muốn xin nhập tịch Pháp.
Còn giới chủ, thì nếu nó cần một trữ lượng nhân lực lao động dư thừa, thì việc thế hệ thứ II của người nhập cư (tức là những người đẻ ở Pháp nhưng bố mẹ là người nhập cư) không hoà nhập được cũng là một cản trở. Đặc biệt chủ nghĩa kỳ thị người gốc Do Thái (anti-semisme) hiện nay ở Pháp một phần lại từ thế hệ Ả rập thứ hai này, trong khi đó, tư bản gốc Do thái về truyền thống vẫn đứng về phía nhập cư.
Hiện tại ở Pháp, cái gọi là vấn đề nhập cư, thực ra là vấn đề hội nhập của thế hệ thứ II, tức là những người quốc tịch Pháp, huặc không có quốc tịch Pháp, nhưng đều sinh đẻ ở Pháp. Nhưng báo chí nó không phân biệt như thế, mà quy chung vào vấn đề nhập cư. Trong khi một phần lớn vấn đề chính là địng kiến chủng tộc, và vấn đề khác biệt văn hoá trên một sự khủng hoảng kinh tế, khi nền kinh tế không cần nhân lực lao động đơn giản nữa.
Cũng đừng nghĩ rằng, người Việt ở nước ngoài không gặp phải vấn đề này, chỉ có điều người Việt được cái khiên « phân biệt Ả rập » nó che đỡ trước mà thôi, còn về bản chất thì vấn đề thế hệ thứ II không khác nhau.
Phó Thường Nhân
Phân tích tiếp về cái dòng thứ 4, trong cuộc tranh cử Pháp sắp tới. Đó là đại diện của đảng xã hội, Benoit Hamon. Đảng xã hội Pháp bắt nguồn là theo chủ nghĩa Mác (nhưng không theo chủ nghĩa Lê nin), vì nó có liên quan tới phong trào công nhân, vốn là điểm xuất phát của chủ nghĩa Mác. Có điều đặc biệt so với các đảng xã hội khác ở châu Âu (như Đức, Áo, ..) cho đến bây giờ một bộ phận của đảng xã hội (phe tả trong đảng) vẫn chịu ảnh hưởng của Mác, ngược lại phe hữu (cũng ở trong đảng) thì lại có xu hướng dân chủ tư sản hơn (giống như đảng SPD tức là đảng xã hội Đức). Điều đáng nói là khi Đảng xã hội Pháp nắm quyền, thì đó luôn luôn là phái hữu (của đảng) ví dụ Mitterrand, còn phái tả của đảng thì chỉ có tác dụng câu mồi mà thôi. Khi Francois Holland nắm quyền cũng vậy. Trong chính phủ của Holland lần lượt Emmanuel Vals (thủ tướng) hay E. Macron cũng đều là phái hữu của Đảng (vì Pháp là chế độ nhà nước tư sản). Bây gờ Macron ra « ở riêng », còn Vals thì bị phái tả của đảng loại không được ra tranh cử. Như vậy đại diện của đảng xã hội hiện tại, Benoit Hamon thực ra là đại diện cho phái tả của đảng xã hội. Cái phái tả của đảng xã hội này, sẽ bị cạnh tranh bởi phe cực tả, tức là đảng « cánh tả » của Jean-Luc Mélenchon liên minh với đảng cộng sản Pháp, vì thế nó không thể có cơ hội thắng cử. Những điều mà đảng xã hội đưa ra hiện tại không có khả năng thực thi,nó chỉ có tác dụng « vuốt theo chiều lông chân » của người lao động để lấy phiếu bầu mà thôi.
Phó Thường Nhân
Dòng cuối cùng, dòng thứ 5 là phe « cực tả ». Dòng này là do Jean-Luc Mélenchon lập ra. Nó hơi giống đảng Die Link của Oscar Lafontain ở Đức. Nó không thể nắm quyền, vì mục đích của nó khi ra tranh cử là để giành phiếu của cực hữu trong vòng một, rồi sẽ ủng hộ một nhân vật phe tả trong vòng hai. Phe này còn có những chương trình « bất hợp lý » hơn cả phe tả của đảng xã hội. Bất hợp lý phải hiểu là bất hợp lý trong khuôn khổ của một nền kinh tế thị trường chế độ đại nghị tư sản thì không thể thực thi được.
Như vậy cuộc bầu cử sắp tới ở Pháp sẽ diễn ra theo một kịch bản nào. Sẽ có hai ứng cử viên lọt vào vòng hai. Trong đó phần chắc chắn là Marie Lepen, cực hữu, đảng mặt trận dân tộc và Macron, đảng tiến bước. Có thể Marie Lepen sẽ được nhiều phiếu hơn Macron, nhưng vì bị cô lập trên bàn cờ chính trị Pháp, nên ở vòng hai nó không còn tiềm năng phiếu bầu. Có thể một bộ phận bầu cho Fillon hiện tại sẽ bầu cho bà này, nhưng khả năng dồn phiếu cho Macron vẫn cao hơn. Và chính vì thế mà tôi dự đoán Macron thắng cử.
Sự thắng cử của ông này cũng sẽ củng cố EU, và EU sẽ mang mùi vị Đức nhiều hơn. Nhưng đây là xu hướng của chính trường Pháp, và cũng phù hợp với quyền lợi của giai cấp tư sản Pháp
Phó Thường Nhân
@LTBK,
Vì tôi không nhớ có cái chủ đề bầu cử Pháp từ lần trước.
Hiện nay ứng cử viên có « thiên thời địa lợi nhân hoà » nhất là Macron, mặc dù ông này có yếu điểm là không có một bộ máy tổ chức ở đằng sau (Đảng). Tại sao lại thế ? bởi sau bầu cử tổng thống là bầu cử quốc hội. Mà quốc hội thì cấu trúc theo chính đảng, cái lô gíc của nó là bè nhóm theo các đảng khác nhau. Như vậy nếu Macron mà thắng cử, nhưng không tạo dựng được một đảng của mình (hiểu theo ý nghĩ một nhóm lợi ích chính trị) thì cũng khó điều khiển được nhà nước . Có điều cho đến nay, người ta vẫn không rõ bầu cử tổng thống sẽ làm chuyển hoá bàn cờ « đa đảng » hiện tại của nước Pháp không.
Trong quá khứ chính trị của Pháp, đã có một người gặp phải tình huống này. Đó là tướng De Gaule vào năm 1945. Khi đó nước Pháp vừa được giải phóng, và vì De Gaule là người đứng đầu nên nghiễm nhiên đứng đầu chính phủ (lúc đó Pháp chưa có chế độ tổng thống như hiện tại, được gọi là cộng hoà thứ 5), nhưng chỉ có mấy tháng thì De Gaule phải từ chức, vì không có chính đảng của mình làm công cụ. Phải 13 năm sau, Sau khi đứng vào một đảng, vào năm 1958 thì mới nắm quyền được, và đồng thời lúc này bàn cờ chính trường Pháp chia lại, tạo ra cộng hoà thứ 5 cho đến bây giờ (lịch sử nước Pháp từ khi cách mạng tư sản Pháp thắng lợi năm 1789 đã có 5 dạng chế độ cộng hoà, và 2 dạng quân chủ lập hiến).
Hiện nay, cả phái hữu và phái tả của Pháp đều bị bắt làm tù binh của tư duy quá khứ. Với phái hữu đó là hình thức tư bản man rợ kiểu thế kỷ 18, 19 khi người lao động không có quyền lợi gì cả. Ngược lại phái tả thì các câu khẩu hiệu phúc lợi cũng không thể thực hiện được nếu giữ hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa, trong khi họ chỉ muốn cải lương. Chính vì thế khi bầu trong đảng để lấy nhân vật nào ra tranh cử cả đảng cộng hoà lẫn đảng xã hội, đều bầu nhân vật cực đoan của đảng mình, vì đó là những identity của đảng, nhưng lại không hợp với nhu cầu của xã hội. Trong thực tế, sự khác biệt lớn nhất có giá trị thực tế đó là ở trong EU xây dựng một xã hội có phúc lợi xã hội, hay bỏ EU xây dựng một xã hội hoàn toàn không có phúc lợi xã hội. Nói cách khác đó là hoặc « chia xẻ chủ quyền để có xã hội công bằng » hay « có chủ quyền nhưng của một giai cấp (hiểu ở đây là giai cấp tư sản) », nói một cách khác nữa hoặc là mô hình dân chủ tư sản kiểu Đức, hay mô hình kiểu Anh-Mỹ. Nhưng bây giờ cả Anh cũng đã bỏ EU. Vậy làm sao mà ở trong EU lại có thể có mô hình này được.
Phó Thường Nhân
Cuộc bầu cử vừa qua ở Hà lan có lẽ là dấu hiệu dự đoán cho bầu cử Pháp sắp tới, vì cũng như ở Pháp, phái cực hữu của Geert Wilders rất mạnh, giống như mặt trận dân tộc của Marie Lepen ở Pháp. Nhưng ở Hà lan, hệ thống chính trị của nó hơi khác với hệ thống chính trị kiểu Pháp, độ phân cực không lớn, và là hệ thống đại nghị như kiểu cộng hoà thứ 4 Pháp thời trước. Điều này đã khiến việc liên minh để thành lập chính phủ ít khó khăn hơn (bù lại chính phủ dễ bị đổ hơn, vì phụ thuộc rất nhiều vào thoả thuận liên minh). Đảng thắng cử là đảng VVD, có xu hướng giống như đảng cộng hoà Pháp hiện tại, nhưng nó có thể liên minh với các đảng khác, bất chấp tính chất của chúng đối nghịch nhau hay không. Ví dụ, chính phủ vừa rồi cùa Hà lan là giữa VVD với PVDA, một đảng giống như đảng xã hội Pháp. Nhưng ở Pháp, khả năng liên minh giữa đảng cộng hoà và đảng xã hội là hoàn toàn không có. Chính vì thế mà sân khấu chính trị Pháp cứng hơn, không mềm dẻo như hệ thống chính tri kiểu Đức (mà hầu hết các nước Trung Âu , Bắc Âu đều theo ,như Hà lan, Đan mạch, Thuỵ điển, Phần lan..). Như vậy nếu tương lai của EU mà còn, thì cái cơ chế chính trị của nó sẽ có mầu sắc Đức hơn. Và EU như vậy sẽ là một dạng đế quốc Áo-Hung thời trước, với Đức trong vai trò Áo, và Pháp trong vai trò ..Hung.
Phó Thường Nhân
Để giúp mọi người tìm hiểu các hệ thống chính trị đại nghị tư sản, tôi tạm phân tích ở đây một chút để dễ tìm hiểu. Về nguyên lý thì nó có hai loại.
1- Loại Anh-Mỹ. Loại Anh Mỹ là về nguyên tắc thì đa đảng, nhưng thực tế chỉ hai đảng. Và hai đảng này luôn luôn đối chọi nhau. Sở dĩ nó làm như thế được vì hình thái bầu cử. Bầu một lần, và người thắng là người quá bán. Người thắng có tất cả, người thua mất tất cả. Người đứng đầu đảng thắng (trong hai đảng) sẽ là người đứng đầu chính phủ (Thủ tướng hay tổng thống). Khi Đảng loại người đứng đầu đảng, thì người này cũng mất chức trong chính phủ. Ví dụ như Thát chơ, vào nhiệm kỳ thứ 3, do đặt ra flate tax, khiến toàn dân phản đối, Đảng bảo thủ Anh đã loại Thát chơ, không cho đứng đầu đảng nữa, khiến bà này cũng mất chức thủ tướng, và người mới đứng đầu đảng Bảo thủ lên làm thủ tướng.
3- Loại châu Âu lục địa. Theo hình thức này, thì về nguyên tắc là đa đảng, và về thực tế trong quốc hội cũng đa đảng. Chính phủ được lập ra bởi Đảng có nhiều nghị viên nhất, nhưng phải lập liên minh với các đảng khác để có số nghị viên quá bán trong quốc hội.
Hình thái này ở Pháp được gọi là mô hình cộng hoà thứ 4 (dựa vào hiến pháp lần thứ 4). Nhưng đến năm 1958, thì nước Pháp đổi hiến pháp, tạo ra cộng hoà thứ 5, trong đó vai trò của quốc hội giảm đi, vai trò tổng thống tăng lên, và tổng thống được bầu trực tiếp. Với hình thái hịên tại, quốc hội Pháp có vai trò giống như quốc hội ..VN, tức là yếu. Còn quyền chủ yếu năm trong tay chính phủ. Bằng cách đó Pháp đã cải biến cái mô hình châu Âu lục địa đi, khiến cho chính phủ bền vững hơn. Hiện tại vai trò tổng thống kiểu này đang bị đánh giá lại, và có thể Pháp sẽ có cộng hoà thứ 6, trở lại gần với hình thức cộng hoà thứ 4 hơn, và sẽ giống mô hình Đức hơn.
Tóm lại người ta có thể thấy, nếu EU tồn tại phát triển, thì cái mô hình của nó sẽ dần dần giống nước Đức.
Nhưng ở đây cũng có vấn đề văn hoá nữa, vì hầu hết các nước Trung Âu-Bắc Âu, do ảnh hưởng của văn hoá Đức , theo đạo tin lành, thì cái hệ thống đại nghị đa đảng tạo ra những chính phủ rất bền vững. Cùng một thể chế như thế, nước Ý không làm được như vậy. Bởi nước Ý-Pháp-Tây ban Nha có thể gọi là văn hoá la tinh, theo đạo cơ đốc.Vừa rồi ở Ý, người ta có tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để cấu trúc lại hệ thống chính trị, nhưng lại thất bại.
Nếu nhìn nhận cả khía cạnh văn hoá, thì EU có ba mảng khác nhau, gần như đối lập nhau. Mảng phát triển nhất là Trung Âu-Bắc Âu , theo đạo tin lành. Mảng thứ nhì là mảng la tinh (latin) gồm Pháp, Ý, Tây ban nha, Bồ. Mảng thứ 3 là mảng kém phát triển nhất gồm Đông Âu-Nam Âu, theo đạo chính thống, hay cơ đốc.
Cái mảng thứ Ba này là mảng tôi rất chú ý, vì nó là một bài học lớn cho VN. Các nước này vừa là XHCN cũ (tức là giống VN thời bao cấp), đồng thời có một truyền thống văn hoá, tôn giáo, lịch sử gần với thế giới thứ 3 (tức là VN). Trên cái nền ấy, ghép cái khung « đa nguyên đa đảng » rất thành công ở phương Tây vào, thì lại ..không chạy. Mà cái khung này là chuẩn, chuẩn nhất nếu nói về đa nguyên đa đảng.
Phó Thường Nhân
Hiện nay một số nhân vật có máu mặt của đảng xã hội Pháp đã quay sang ủng hộ ông Emmanuel Macron, như vậy là đảng xã hội đứng trước nguy cơ bị phân rã. Chính trường Pháp phân thành ba luồng : Phái trung dung ( nhân sự từ phái hữu và phái tả chạy sang), phái hữu (đảng cộng hoà và đảng mặt trận dân tộc), phái tả (đảng xã hội, đảng cộng sản, đảng xanh, đảng « phe tả »). Ngoài phái trung dung, cái lô gíc của hai phái còn lại không phải là liên minh với nhau trong cùng phe mà tìm cách chiếm đoạt phiếu cuả nhau, bằng cách đưa ra các hứa hẹn tranh cử dẫm chân lên đảng cùng phe. Ví dụ đảng xã hội thì tìm cách lợi dụng ve vãn cử tri của đảng « phe tả », đảng phe tả thì lại ve vãn cử tri của đảng cộng sản, hiện không còn khả năng tranh cử độc lập. Về phe hữu thì đảng cộng hoà ve vãn cử tri của đảng mặt trận dân tộc. Còn phái trung dung thì tìm cách lấy phiếu của tất cả các phe. Từ tả tới hữu. Sở dĩ phái trung dung có thể làm được thế, vì sự khác biệt rõ ràng nhất hiện tại là thái độ với EU, vai trò của Pháp trong EU. Phái hữu thì doạ bỏ EU, phái tả thì thờ ơ với EU, chỉ có phái trung dung là rõ ràng theo EU, nhìn nhận tương lai của Pháp gắn với tương lai EU. Cũng là gắn liền với Đức.
Ở đây một lần nữa, người ta cũng thấy một xã hội khó tách biệt được với tâm lý lịch sử. Hiện tại mặc dù Pháp-Đức cùng nằm trong EU, như gần như đồng sàng dị mộng, vì trong xã hội Pháp, tâm lý canh chừng Đức rất rõ rệt. Cũng chính vì thế mà phái hữu rất có cảm tình với Nga (vốn là đồng minh truyền thống của Pháp trong lịch sử để làm đối trọng với Đức).
Phó Thường Nhân
Tối hôm qua 04/04, Truyền hình Pháp có tổ chức tranh luận giữa các ứng cử viên. Tất cả gồm 11 người, trong đó có những ứng cử viên « nhỏ », sự tham gia của họ không có tác dụng thay đổi thể chế hay có tác dụng thực sự, mà được các ứng cử viên này sử dụng như diễn đàn để quảng bá. Trong các ứng cử viên nhỏ này, có 2 người đại diện cho tư duy Mác xít. Nếu kể cả hai ửng cử viên « lớn » ít nhiều chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác, là đảng xã hội và đảng phái tả, thì trong 11 ứng cử viên có tới 4 người chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác, dưới những mức độ khác nhau. Đây là điều đặc biệt của chính trường Pháp, ở Tây Âu có lẽ chỉ có 2 nước như thế đó là nước Pháp và nước Ý.
Trong một xã hội, để tồn tại được phải có một tư duy, để tạo thành cộng đồng. Có một số hình thái tư duy như sau :
1- Tư duy cá nhân chủ nghĩa (lấy cá nhân là chủ thể)
2- Tư duy giai cấp (lấy giai cấp làm chủ thể)
3- Tư duy tôn giáo (lấy cộng động tôn giáo, giá trị tôn giáo làm chủ thể)
4- Tư duy dân tộc (lấy dân tộc , cộng đồng lịch sử dân tộc, làm chủ thể).
Trong thực tế các tư duy này đan xen với nhau, chứ ít khi tồn tại độc lập. Ví dụ, với các nước Anh-Mỹ dù lấy giá trị cá nhân làm chủ thể, giá trị cộng đồng qua tôn giáo cũng rất quan trọng, không kể tư duy sắc tộc (mà một biến thái negatif của nó là phân biệt chủng tộc). Nước Mỹ chẳng hạn là sự đan xen của những tư duy này.
Ở Pháp tư duy chủ đạo của nó là dân tộc, dưới hình thức nhà nước (nhà nước tạo ra dân tộc), nhưng nó kết hợp với tôn giáo (cơ đốc giáo mà biến thái của nó là « vô thần » (laicité)) và quan niệm giai cấp. Chính nhờ có quan niệm giai cấp, và tôn giáo, mà ở Pháp người ta hay nói tới giá trị « con người ». Nhưng giá trị con người ở đây thực ra là giá trị của người Pháp, nhìn với cái nhìn của người Pháp.
Khi mới bắt đầu tiếp xúc với người Pháp, tôi rất ngạc nhiên thấy ở đây không có chào cờ, không có hát quốc ca, không có chuyện nhà dân phải treo cờ tổ quốc.. Nhưng cuối cùng tôi cũng phì cười mà nhận ra rằng không phải vì thế mà người Pháp « quốc tế » hơn người VN, mà bởi do tư duy thể hiện khác nhau, do ảnh hưởng tư duy lịch sử tôi nói ở trên. Khi người Pháp nói tới quyền con người, thì cũng có nghĩa là họ nói tới con người « kiểu Pháp », và mặc nhiên đòi hỏi quan niệm này phải là « quốc tế »(universal).
Phó Thường Nhân
Theo như báo chí Pháp, thì ứng cử viên đảng « phe tả » (Front de gauche) đại diện cho một liên minh trong đó có cả đảng cộng sản Pháp, Jean-Luc Melenchon đang như diều gặp gió. Trong khi ứng cử viên đảng xã hội (Benoit Hamon) và đảng cộng hoà (Francois Fillon) thì lại lệt bệt. Còn Marie Lepen của mặt trận dân tộc (Front national, cực hữu), cũng như Macron thì chững lại. Marie Lepen không thể có thêm phiếu ngoài những người trung thành với mình, còn Macron thì không thu hút được thêm phiếu của phái tả (do hiện tượng Melenchon ngăn cản).
Như vậy hơn lúc nào hết, bầu cử Pháp chưa có khi nào bất ngờ như lần này. Tất cả các ứng cử viên « nặng ký » (Marie Lepen, Melenchon, rồi Macron) đều không có một đảng cực mạnh đứng đằng sau (tương tự hiện tượng TRUMP ở Mỹ) khiến khả năng chính trường Pháp sẽ có nhiều biến động
langtubachkhoa
Hic, nghe bác Phó nói vậy lại thấy lo ngại với viễn cảnh LePen trúng cử.
Hôm tuần truớc, trước khi có buổi débat chủ nhật này, nói chuyện với đông nghiệp người Pháp, lo lắng là ở vòng 2 sẽ có nhiều ứng viên không đạt được đến 50% và LePen nhiều phiếu nhất thì thế nào (do cử tri của các ứng viên khác k đi bầu), thì nó vẫn k tin là LePen có thể thắng. Nó cho rằng những người bỏ cho LePen vòng 1 thì sẽ bỏ cho bà ta vòng 2, còn những cử tri khác có thể có nhiều người ở nhà, nhưng số lượng người ở nhà k thể nhiều đến 20%, do vậy việc bà Le Pen thắng là k thể.

Hy vọng nó nói đúng, nhưng dù sao chăng nữa, việc LePen vào đến vòng 2 là đủ thấy ngại rồi

Hy vọng cử tri của Mélenchon sẽ dồn phiếu cho Macron ở vòng 2, chỉ hy vọng vì mình chưa tìm hiểu kỹ về Melenchon mấy
Phó Thường Nhân
Thực ra các ứng cử viên gặm chân lẫn nhau. Ví dụ, Melenchon sẽ lấy phiếu của Le Pen và Benoit Hamon, nếu cử tri nhận thức vấn đề giai cấp, vấn đề xã hội cao hơn vấn đề văn hoá, dân tộc(một kiểu dân tộc, chứ Le Pen cũng không phải là dân tộc hoàn toàn, mà là kỳ thị chủng tộc, trong đó có kỳ thị tôn giáo). Ngược lại Le Pen có thể lấy phiếu của Francois Fillon, vì tính chất mỵ dân của Le Pen lớn hơn Francois Fillon. Cùng là hữu, nhưng Francois Fillon đại diện cho người có tiền, trung lưu cao cấp. Còn Macron có thể lấy phiếu của trung lưu cao cấp, hoặc là phái hữu nhưng « open », "tiến bộ"..v..v..
Chính vì có nhiều ứng cử viên sàn sàn thế này, mà Le Pen khó thu được nhiều phiếu, Tôi thì còn nghi Le Pen sẽ bị loại ngay từ vòng một, vì những cử tri muốn bỏ phiếu kiểu « phản đối » có nhiều nguồn cung quá : Melenchon, Macron.., không nhất thiết phải bầu Le Pen. Ngược lại các ửng cử viên kiểu « cổ điển » : Francois Fillon hay Benoit Hamon sẽ bị thiệt.
Phó Thường Nhân
Bầu cử Pháp. Còn 3 ngày nữa thì có bầu cử vòng một ở Pháp, nhưng chưa lần nào « bầu cử » lại kịch tính như lần này, vì các ứng cử viên đều sàn sàn bằng nhau, và trong 4 nhân vật thì 3 nhân vật không có một cơ chế đảng mạnh hỗ trợ, còn người có cơ chế đảng hỗ trợ (Fillon, đảng cộng hoà), thì cũng không đủ lực để quản lý. Vì thế sau bầu cử tổng thống sẽ là một sự thay đổi, trở cờ của tầng lớp chính trị gia hiện tại.
Trong chương trình ứng cử các ứng cử viên cũng tăng cường hứa hẹn để nhằm thu phiếu bầu. Nào là để tuổi về hưu ở 60 tuổi, trợ cấp không điều kiện cho sinh viên (Melenchon), hay bỏ thuế nhà ở, rồi mở rộng bảo hiểu y tế, thất nghiệp cho người lao động tự do (Macron). Ngay cả Fillon là người đòi hỏi « thắt lưng buộc bụng », nhưng nội dung chính sách là mang lại lợi ích cho người giầu trên lưng người nghèo, vì thế dù là không « trong sạch » vẫn có người ủng hộ. Còn Le Pen, thì hứa hẹn quyền lợi người Pháp trên lưng người nhập cư.
Hiện nay báo chí Pháp vẫn dự đoán là Le Pen sẽ chắc chắn lọt vào vòng hai, nhưng điều này cũng không có gì chắc chắn cả.
root
Ứng cử viên này có vợ siêu già: http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/chan-dung...hap-368326.html
Phó Thường Nhân
Vợ siêu già vì là học sinh lấy cô giáo.Hai người chênh nhau 24 tuổi. Trong phần đầu chủ đề này, tôi đã phân tích bầu cử Pháp, và sự dự đoán này đang thành hiện thực. Vào giai đoạn cuối của vòng một này, Melenchon đã vọt lên, nhưng không đủ ngăn cản Le Pen lọt vào vòng hai. Dù sao hiệu ứng Melenchon đã làm giảm số lượng phiếu của người lao động dành cho Le Pen.
Cũng chính vì thế mà Melenchon không ủng hộ cả hai ứng cử viên vòng hai, và một phần số phiếu của ông này sẽ được dành cho Le Pen. Tại sao lại thế ? vì mặc dù chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân tộc cuả Le Pen là chủ nghĩa dân tộc tư sản, còn của Melenchon thì là của người lao động. Có khoảng cách giai cấp nằm giữa họ. Chủ nghĩa dân tộc tư sản ở Pháp đã phạm tội gây ra hai cuộc đại chiến, nên giới tư sản Pháp không còn hồ hởi với nó lắm nữa.
Việc Macron sẽ thắng cử, là chiến thắng của tư sản tài chính. Đối với người lao động, thì Macron cũng không khác Fillon lắm, tức là tư bản cổ điển như thế kỷ XIX, có điều Macron đi đường vòng và ngấm ngầm thôi. Chính vì thế mà ngay tối hôm qua, đã có dân tình đi đập phá ngoài đường, vì cả Macron lẫn Le Pen đều không phải là ứng cử viên của họ.
Sự chiến thắng của tư bản tài chính ở EU, là điểm khác với Mỹ. EU sẽ được củng cố hơn, vì chính sách và hình mẫu xã hội của Macron là hình mẫu Đức. Trong thực tế thì Pháp đang tổ chức xã hội lại gần giống Đức, ví dụ, Holland đã chia lại các vùng ở Pháp, tạo nên các vùng lớn như các Lander ở Đức, trong tương lai chính quyền Pháp cũnh sẽ giảm dần mức độ tập trung đi, chính quyền được phân ra làm hai bậc. Chính quyền địa phương (kiểu các bang) và chính quyền trung ương (kiểu liên bang). Xu thế thị trường tự do, với khối nhà nước giảm cũng sẽ tăng lên. Hình mẫu này đối nghịch hoàn toàn với hình mẫu tập trung của Pháp hiện nay.
Ở VN muốn học cái mô hình này (của Đức) thì không được, vì nó sẽ tạo ra cát cứ ngay lập tức, vì thế xu hướng hành chính ở VN là ngày càng chia nhỏ các tỉnh, để giảm tỉ trọng vai vế địa phương, mà ngay như thế cũng vẫn không tránh được nạn cát cứ.
Pages: 1, 2, 3
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.