Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iv
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
Phó Thường Nhân
Nước Mỹ nó vốn có luật là bất cứ người nhập cư nào, dù có quốc tịch Mỹ nhưng không đẻ ở Mỹ thì Mỹ sẽ trục xuất về bản quán nếu phạm luật pháp Mỹ. Với người nhập cư gốc VN, trước năm 1995 thì chuyện này không thể xẩy ra, vì Mỹ chưa có một quan hệ bình thường với nhà nước VN, nên những người VN nhập cư có thể vin vào cơ chế tị nạn, chống chính phủ VN, chống cộng để không bị trục xuất. Nhưng hiện nay thì điều đó không tồn tại nữa. Như vậy việc người VN cư trú ở Mỹ bị trục xuất về VN chứng tỏ quan hệ Mỹ-VN là bình thường (và được Mỹ diễn giải theo chiều có lợi cho họ). Còn tất nhiên Mỹ làm được thế với gần như toàn thế giới là do sức mạnh của họ.
langtubachkhoa
Nhung nam 2008 (luc VN va My da binh thuong hoa quan he), hai ben da dong y la My se khong truc xuat nguoi Vietnam truoc nam 1995 roi ma. Hiep dinh la co tinh phap ly, thi My phai tuan thu chu.

Nga nghi báo chí Anh nhận lệnh ỉm vụ Skripal
Báo chí Anh im lặng như họ phải tuân theo lệnh dừng đưa về vụ đầu độc cựu điệp viên Nga và con gái.


Trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Nước Nga-1, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã chỉ trích truyền thông Anh bất ngờ "ỉm đi" về vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang người Nga Sergei Skripal cùng con gái là Yulia.

"Các phóng viên Anh đã im lặng trong những ngày qua. Tất cả bọn họ đều trở lại trạng thái im lặng. Không có bất kỳ vụ việc Skripal nào trên truyền thông Anh nữa. Vụ việc này đã không còn thú vị.

Không còn tìm kiếm ai đó, không ai tiến hành bất kỳ cuộc điều tra nào, không ai yêu cầu phía Anh cung cấp các bức ảnh hay video về những người bị ảnh hưởng" - bà Zakharova nói trên truyền hình.

Bà Zakharova cho hay các nhà báo Anh là những người dày dặn kinh nghiệm trong việc đưa tin, liên kết và điều tra vụ việc. Tuy nhiên, việc đột nhiên "im hơi lặng tiếng" trong vụ việc cựu điệp viên Skripal khiến nước này thực sự quan ngại.

Nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga còn đặt một giả thuyết rất thẳng thắn rằng, việc báo chí Anh lắng dịu vụ đầu độc của Skripal và con gái "cứ như thể là đã có một mệnh lệnh để tất cả họ phải giữ im lặng".


Bà Zakharova một lần nữa kêu gọi sự hợp tác từ giới báo chí.

Đồng thời bà cũng gửi lời cảnh báo Nga sẽ không để yên vụ việc.

"Vụ việc không còn tồn tại trong giới truyền thông. Tuy nhiên, không có gì phải nghi ngờ, Ủy ban Điều tra của Nga, Đại sứ quán Nga tại Anh và Bộ Ngoại giao Nga sẽ khuấy động vụ việc với những thông tin mới từ nhiều khía cạnh. Chúng tôi có một số điều phải thông báo với họ" - bà Zakharova nhấn mạnh.

Theo Karel Koecher, cựu điệp viên Liên Xô từng nằm vùng tại Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ CIA, Nga hoàn toàn không được lợi ích gì từ vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang Skripal và con gái Yulia tại thành phố Salisbury, Anh hôm 4/3.

“Ông Skripal chắc chắn không phải là nạn nhân của bất kỳ chiến dịch hay vụ tấn công nào từ phía Nga” - Karel Koecher nói.

Vị cựu điệp viên nhắc về chuyện ông Sergei Skripal cùng với 3 gián điệp khác làm việc cho Anh đã được Nga ân xá để đổi lấy 10 điệp viên Nga ở Mỹ và cho rằng, Nga sẽ không ám sát một cựu điệp viên mà họ đã trả tự do.

“Việc tấn công một cựu điệp viên sau khi đã đồng ý trả tự do cho ông ta sẽ phá hủy hoàn toàn sự tín nhiệm của Nga” - ông Koecher nói.

Thay vào đó, toàn bộ vụ việc xảy ra ở Salisbury, nơi cha con ông Skripal nghi bị đầu độc, chỉ là một vụ tấn công đánh lạc hướng.

“Cha con ông Skripal có thể trở thành cái cớ thuận lợi cho một kịch bản của chiến dịch chống Nga. Có thể vụ việc này được dựng lên để kiếm cớ leo thang các chiến dịch chống Nga và các biện pháp trừng phạt Nga công khai” - ông Koecher cho biết thêm.

Cựu điệp viên Liên Xô nhận định, các cơ quan an ninh của Anh rõ ràng đã tìm cách che giấu thông tin về cựu điệp viên Skripal và con gái ông này “nhiều nhất có thể”.

Theo ông Koecher, phía Anh có thể sẽ không bao giờ để cha con ông Skripal có cơ hội gặp giới chức Nga vì London sợ rằng họ có thể sẽ tiết lộ những thông tin mà Anh không muốn công khai trước công chúng.

“Toàn bộ vụ việc này rất đáng ngờ. Chúng ta không thể biết ông Skripal sẽ nói những gì. Ngay cả khi ông ấy đồng ý sẽ nói những điều mà tình báo Anh bảo ông ấy phải nói, ông Skripal vẫn có thể đổi ý khi phát biểu trước ống kính máy quay” - ông Koecher nói thêm.

Theo cảnh sát Anh, sức khoẻ hiện tại của con gái cựu điệp viên Sergei Skripal đã ổn định, còn cựu điệp viên Skripal cũng đang nhanh chóng hồi phục. Một nguồn tin thân cận tiết lộ, sau khi phục hồi hoàn toàn, hai cha con ông Skripal sẽ được cung cấp nhân thấn mới và tái ổn định cuộc sống tại Mỹ.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...kripal-3357322/


Trung Quốc đóng tàu đánh cá nguyên tử đầu tiên trên thế giới ở Nga
Tập đoàn Rosneft của Nga không thông báo chi tiết, nhưng họ cũng không phủ nhận việc hợp tác với Bắc Kinh.


Trung Quốc đang đóng tàu đánh cá hạt nhân đầu tiên trên thế giới tại hãng đóng tàu Rosneft của Nga. Dự kiến, tàu sẽ được hạ thủy tại vùng Viễn Đông. Rosneft không thông báo chi tiết, nhưng cũng không phủ nhận việc hợp tác với Bắc Kinh.

Đáng chú ý, một công ty Trung Quốc sẽ đóng tàu đánh cá nguyên tử này tại nhà máy Zvezda tại Primore. Thông tin này đã được hãng tin Polit.info đăng tải khi dẫn một nguồn tin thân cận với lĩnh vực đóng tàu. Nguồn tin nhấn mạnh rằng, nhà máy Zvezda là công ty con của hãng Rosneft.

Còn theo Thư ký báo chí của Tập đoàn Rosneft là ông Mikhail Leontiev trong cuộc trò chuyện với Polit.info đã không khẳng định thông tin này, nhưng cũng không bác bỏ. Ông cho biết, công ty này trực thuộc tập đoàn Rosneft, nơi đang tiến hành rất nhiều các vụ đàm phán. Tuy nhiên, chi tiết về về con tàu này không được ông Leontiev thông báo.
https://baomoi.com/trung-quoc-dong-tau-danh.../c/25749912.epi








http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...kripal-3357322/

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 30 2018, 02:09 PM)
Nước Mỹ nó vốn có luật là bất cứ người nhập cư nào, dù có quốc tịch Mỹ nhưng không đẻ ở Mỹ thì Mỹ sẽ trục xuất về bản quán nếu phạm luật pháp Mỹ. Với người nhập cư gốc VN, trước năm 1995 thì chuyện này không thể xẩy ra, vì Mỹ chưa có một quan hệ bình thường với nhà nước VN, nên những người VN nhập cư có thể vin vào cơ chế tị nạn, chống chính phủ VN, chống cộng để không bị trục xuất. Nhưng hiện nay thì điều đó không tồn tại nữa.  Như vậy việc người VN cư trú ở Mỹ bị trục xuất về VN chứng tỏ quan hệ Mỹ-VN là bình thường (và được Mỹ diễn giải theo chiều có lợi cho họ). Còn tất nhiên Mỹ làm được thế với gần như toàn thế giới là do sức mạnh của họ.
*


langtubachkhoa
Cai luat nay ky cuc that.
Nhap quoc tich My ma van bi truc xuat khoi nuoc My. The thi nhap tich lam gi? Nguoi My lai khong the vao My.
Ma nuoc My lai con co cai luat, khong song o My, nhung neu la nguoi My thi van phai nop thue cho My.
cry1.gif


QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 30 2018, 02:09 PM)
Nước Mỹ nó vốn có luật là bất cứ người nhập cư nào, dù có quốc tịch Mỹ nhưng không đẻ ở Mỹ thì Mỹ sẽ trục xuất về bản quán nếu phạm luật pháp Mỹ. Với người nhập cư gốc VN, trước năm 1995 thì chuyện này không thể xẩy ra, vì Mỹ chưa có một quan hệ bình thường với nhà nước VN, nên những người VN nhập cư có thể vin vào cơ chế tị nạn, chống chính phủ VN, chống cộng để không bị trục xuất. Nhưng hiện nay thì điều đó không tồn tại nữa.  Như vậy việc người VN cư trú ở Mỹ bị trục xuất về VN chứng tỏ quan hệ Mỹ-VN là bình thường (và được Mỹ diễn giải theo chiều có lợi cho họ). Còn tất nhiên Mỹ làm được thế với gần như toàn thế giới là do sức mạnh của họ.
*


Phó Thường Nhân
Tên lửa SCALP của Pháp có chứa các linh kiện điện tử Mỹ, vì thế Mỹ không cho phép thì Pháp cũng không bán được. Chuyện này đã xẩy ra khi Ai cập định mua 24 quả tên lửa SCALP để trang bị trên các máy bay Rafale mua của Pháp. Lý do Mỹ đưa ra là điều này làm ảnh hưởng tới an ninh của Israel, nên Mỹ phủ quyết. Nhưng mà an ninh của Ai cập chính là cần cân bằng lực lượng với Israel, nếu bây giờ vì Israel mà không thể trang vị thì có quân đội làm gì ..chắc để làm cảnh. Nói người lại nghĩ tới ta. Hiện trạng quân đội của VN cũng ..gần gần như thế. Vì VN trang bị vũ khí để cân bằng với TQ. Bây giờ Nga với TQ liên minh với nhau quyết liệt, thì vấn đề này với VN hơi khó. Cứ cho là chạy đi mua được vũ khí Mỹ, Pháp đi. Thì thực ra lại đưa cổ vào cái tròng khác. Vì thế chỉ có cách là tự xây dựng cho mình công nghiệp quân sự, dùng nó vừa để trang bị vừa để tăng cường chất lượng công nghệ, là một bộ phận của quá trình công nghiệp hoá là tốt nhất.
I ran muốn mua máy bay dân dụng Nga thì cũng dễ hiểu, vị họ giống như Vn trước năm 1996 (trước khi Mỹ gỡ bỏ lênh cấm vận, thì VN cũng không thể mua được Airbus do có các linh kiện Mỹ trong đó).

Tuần vừa qua, sự kiện nổi bật có lẽ là sự kiện liên Triều, cuộc gặp mặt giữa Bắc Triều Tiên và Đại Hàn. Vậy hãy làm quả phân tích tình hình xem sao, coi các bên liên đới lợi gì hại gì.
Cuộc gặp gỡ liên Triều này được media Hàn quốc đăng tải rầm rộ, như một chiến dịch quảng bá lớn, có thể làm nhằm lấy dư luận thế giới làm chứng để tránh Mỹ ngăn cản. Và người ta có thể hiểu là thành công của cuộc gặp này cũng đã được Mỹ “bật đèn xanh”. Vì trước đó Mike Pomeo, người đã từng là giám đốc CIA trước đây, và là tân bộ trưởng bộ ngoại giao Mỹ, đã bí mật sang Bắc Triều Tiên. Cuộc gặp này cũng được TQ “bật đèn xanh”, vì trước đó ông Kim cũng đã đáp tầu bọc thép sang Bắc kinh hội kiến Tổng bí Thư TQ Tập cận Bình.
Vậy tại sao cả Bắc kinh và Oa sinh tơn đều bật đèn xanh ?
Với Mỹ. Việc bật đèn xanh của Mỹ đã chứng tỏ chính sách của Mỹ với Bắc Triều Tiên thất bại. Trước đây đã từng có 2 cuộc họp liên Triều (2001, 2007), nhưng thoả thuận đều bị Mỹ không thực hiện (Tổng thống Hàn Quốc hiện tại, ông Mun đã là người kiến thiết chính sách này 10 năm trước), bởi trước đó Mỹ nhận định chế độ của Bắc Triều tiên sẽ sụp đổ, giống như các chế độ XHCN cũ ở Đông Âu, đặc biệt là trường hợp Đông Đức. Nhưng sự việc đã không xẩy ra giống như Mỹ và một bộ phận giới chính trị Hàn quốc (Hai đời tổng thống Hàn quốc trước ông Mun, vốn là giới bảo thủ theo đuôi Mỹ quyết liệt), bởi vì Triều tiên đã cải cách kinh tế thành công. Kinh tế Triều tiên hiện này đã giống như kinh tế VN mở cửa. Không những thế Triều tiên còn đủ sức chế tạo vũ khí hạt nhân, có thể đe doạ được Mỹ. Như vậy việc trông chờ vào sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên là vô ích, không những thế lại tạo ra thêm một cường quốc hạt nhân có thể đe doạ chính mình về lâu dài. Mỹ sở dĩ muốn giữ căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên cũng bởi vì Mỹ muốn giữ sự hiện diện quân sự ở đây. Vì thế trước đó, Mỹ chỉ có thể đồng ý thống nhất triều tiên dưới lá cờ của Đại Hàn. Nhưng việc Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân đã đẩy việc Mỹ đóng quân ở đây thành việc nguy hiểm. Tóm lại với vũ khí hạt nhân, và sự khởi sắc kinh tế trở lại (bất chấp cấm vận Mỹ) đã khiến Mỹ phải từ bỏ chính sách muốn tiêu diệt Bắc Triều tiên, với điều kiện Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân, và Mỹ không bị bắt buộc phải rút quân.
Với TQ. Trung quốc không muốn Mỹ có thể áp sát biên giới mình, để câu chuyện thống nhất nước Đức và NATO áp sát Nga được lặp lại lần thứ hai. Nhưng ngược lại, TQ cũng không giúp Bắc Triều Tiên mạnh mẽ, giống như Liên Xô giúp VN trước đây. Bởi TQ không muốn bị xa lầy vào một cuộc xung đột. Cũng chính vì thế mà TQ không kiềm chế Triều tiên phát triển vũ khí hạt nhân, mặc dù cũng giống như Mỹ, TQ không thích một nước láng giềng có thể có được sự tự chủ đó. Nhưng giữa giúp đỡ Triều tiên chống Mỹ và để mặc Triều Tiên tự xoay xở, TQ đã chọn điều thứ 2. Việc Triều Tiên làm chủ được vũ khí hạt nhân, đã khiến TQ xích gần lại Mỹ hơn, và TQ cũng muốn nước này từ bỏ thứ vũ khí này, với điều kiện Mỹ không thể tiến sát tới biên giới mình. Thái độ của TA với Triều tiên khá giống thái độ của TQ với việc thống nhất đất nước ở VN. TQ không muốn Vn thống nhất đất nước, và từ đó đã tạo liên minh với Mỹ ngăn chặn sự lớn mạnh của một nước Vn thống nhất bằng cách xúi dục, tài trợ khơ me đỏ và chiến tranh biên giới.
Như vậy vào thời điểm hiện tại, lợi ích khách quan của Mỹ-TQ ở bán đảo Triều tiên là giống nhau. TQ không muốn Mỹ áp sát biên giới, ngược lại Mỹ sẵn sàng chấp nhận điều đó, với điều kiện Triều tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân, điều mà trong thâm tâm TQ cũng muốn.
Với Bắc triều tiên, việc có thoả thuận hoà bình với Đại Hàn vừa là thắng lợi vừa là thất bại. Thắng lợi vì đã vượt được qua mưu đồ của Mỹ định xoá xổ mình. Thất bại, bởi không thể thống nhất Triều tiên.Bởi vì khởi điểm, vũ khí hạt nhân chính là con bài mà Bắc Triều Tiên định sử dụng để đuổi mỹ đi thống nhất đất nước. Nhưng hiện tại điều này không thể xẩy ra (còn về tương lai thì không biết).
Do tình cờ mà hội nghị liên Triều diễn ra đúng vào thời điểm 30/4, ngày thống nhất đất nước VN. Nhìn thấy những gì ở Triều Tiên, người ta càng cảm nhận được sự vĩ đại của nhân dân ta. Nhưng cũng không khỏi ngậm ngùi mà thấy rằng, tại sao những gì ta làm được trong chiến tranh, trong hoà bình lại không xứng tầm. Tại sao một nước Bắc Triều Tiên bị bao vây bốn bề mà còn vươn lên làm chủ được kỹ thuật, trong khi ta thì không, chỉ bán sức gia công cho nước ngoài.
Phó Thường Nhân
Nếu quan hệ Triều Tiên – Đại Hàn được cải thiện, Mỹ công nhận Triều Tiên, thì ai là kẻ thiệt hại nhất trong ván bài ở Đông Bắc Á này. Người ta có thể thấy đó là ..Nhật bản. Mặc dù là quốc gia láng giềng có quan hệ mật thiết với Hàn quốc (về kinh tế). Nhật bản hoàn toàn bị gạt ra ngoài rìa công cuộc thương lượng này. Mặc dù Bắc Triều Tiên để ngỏ cửa (ông Kim tuyên bố sẵn sàng họp hội nghị với Nhật bản), và đây là một tính toán khôn ngoan của Bắc Triều Tiên, nhằm cân bằng quan hệ quốc tế, nhưng đây là chuyện về sau. Còn vào thời điểm hiện tại, thì trọng lượng của Nhật bản trong ván cờ này là bằng không.
Nhưng điều quan trọng hơn cả, là Nhật bản không còn có quân bài để đánh đổi với Mỹ. Bởi vì Nhật bản từ sau đại chiến II, đã bị Mỹ bắt giải tán quân đội, có một hiến pháp không cho phép có các hoạt động quân sự. Bằng việc giơ cao con “ngáo ộp” Bắc Triều Tiên, Nhật bản có thể cải thiện dần dần vị thế quân sự thông qua cái cớ ..chống thảm hoạ Bắc Triều Tiên. Nhưng nay, nếu Triều Tiên từ con hổ “giấy” trở thành con trâu đất, thì Nhật không có cớ gì để sửa đổi hiến pháp, tăng cường sức mạnh quân sự. Không kể hiện tại, với chính sách của Trump, Nhật đang trở thành đối thủ kinh tế, mà Mỹ muốn ăn thịt. Như vậy vị thế của Nhật với Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ đó ta càng thấy vai trò của CPTPP là quan trọng thế nào với Nhật bản.
Tất nhiên về học thuyết quân sự toàn cầu. Mỹ vẫn coi Nhật, Úc, rồi Ấn độ là những đối tác liên minh quan trọng trong không gian Thái Bình Dương- Ấn độ dương. Nhưng Ấn độ bắt cá hai tay, vì họ đủ lớn và độc lập để không bị làm tay sai. Kết quả Nhật có thể vẫn bị buộc vào Mỹ như một cái đuôi, mà không thể vùng ra tự chủ được, dù là tự chủ tương đối.
Một ảnh hưởng nữa có thể có là tới VN. Vì hiển nhiên về lợi thế cạnh tranh, Bắc Triều Tiên vượt trội hơn VN, không kể tới vấn đề văn hoá, tiếng nói, lịch sử,địa lý. Hàn quốc không thể mạnh để có thể đầu tư hai nơi. Và nếu phải lựa chọn, sự lựa chọn tự nhiên với họ là Bắc Triều Tiên. Nhưng đây cũng là cơ hội để VN vươn lên, không ỷ lại làm ông tá điền gia công.
Phó Thường Nhân
Ở trên tôi có nói là media Hàn quốc đăng tải tuyên truyền về cuộc gặp gỡ liên triều rất rầm rộ và có bài bản. Vậy hãy tìm hiểu tại sao ?
Việc media Hàn quốc lần này làm rầm rộ hơn rất nhiều hai lần trước (2001, 2007) vừa có lý do chủ quan lẫn khách quan. Về khía cạnh khách quan, do có cuộc đấu võ mồm Kim-Trump suốt năm 2017, tạo một cảm giác giả tạo “ thế giới ở trên miệng hố chiến tranh hạt nhân”, đã khiến thế giới quan tâm tới vấn đề Triều tiên hơn. Tổ chức rầm rộ tuyên truyền một phần là để đáp ứng nhu cầu này.
Nhưng về mặt chủ quan, đó cũng là cách tạo tình thế đã rồi với dư luận Mỹ. Tại sao lại như thế. Bởi vì cuộc chiến tranh Triều Tiên về mặt luật pháp là chưa kết thúc. Nó mới ở trạng thái ngừng chiến. Cuộc chiến tranh này có 4 bên tham gia trực tiếp : TQ, Bắc Triều Tiên, Hàn quốc, Mỹ. TQ đã rút quân từ năm 1954,1955. Nhưng Mỹ vẫn còn đóng quân ở Hàn quốc. Để cuộc chiến thật sự kết thúc cần có sự thoả thuận kết thúc của 4 bên. Việc TQ rút quân, khiến hiện trạng liên quan tới 3 bên. Thái độ của Mỹ thế nào trong vấn đề này không rõ, nhưng rõ ràng Hàn quốc có ý muốn “lách luật”. Bởi hiện tại về danh chính ngôn thuận, Hàn quốc là một quốc gia độc lập, dù phụ thuộc vào Mỹ. Như vậy Hàn quốc có thể sử dụng vị thế này để ký hiệp định hoà bình với Triều Tiên, mà Mỹ không thể có cớ ngăn cản (nếu không nói tới các đòn ngầm). Một khi Hàn quốc đã ký hiệp định hoà bình, thì việc tập trận Hàn-Mỹ về mặt chính danh là không còn cớ. Đây cũng là điều mà Triều tiên muốn. Nếu theo cái lô gíc này, thì đến một lúc nào đó, sự hiện diện của Mỹ là thừa. Nhưng chắc chắn đây là điều mà Mỹ không bao giờ muốn. Vì thế Hàn quốc và cả Triều Tiên chắc chắn sẽ phải đồng ý để Mỹ tiếp tục đóng quân, đổi lại hiệp định hoà bình. Chính trong tình hình phải làm yên lòng Mỹ, mà Hàn quốc phải thổi media để tác động vào dư luận Mỹ theo chiều tích cực, từ đó dẫn đến việc tuyên truyền rầm rộ ở trên.
Tất nhiên Mỹ cũng có thể phá, bằng cách đặt các điều kiện hết sức ngang ngược khiến Bắc Triều Tiên không thể chấp nhận được. Nhưng nếu làm thế thì Mỹ cũng không thể hi vọng TQ sẽ tiếp tục theo Mỹ phong toả kinh tế. Mà nếu không có TQ tiếp tay, thì việc phong toả kinh tế Triều tiên là bằng không. Câu chuyện trở lại cái vong luẩn quẩn từ mấy chục năm nay.
Cảm nhận của tôi, là Mỹ sẽ chấp nhận xu thế hoà bình đối thoại liên Triều, khi mà vẫn tiếp tục được đóng quân, và Trump cũng có thể vênh vác là ép được Bắc Triều tiên.
Phó Thường Nhân
Trước khi ông Kim và Trump gặp nhau, những hoạt động ngoại giao của các bên muốn không bị mất phần rất là sôi nổi. Giống như tất cả các bên có quyền lợi đều tìm cách thoả thuận, trước khi Triều tiên gặp Mỹ. Ở đây có thể nói tới chuyến thăm Triều Tiên của ông Vương Nghị bộ trưởng ngoại giao TQ. Rồi cuộc họp thượng đỉnh TQ-Triều Tiên-Nhật. Rồi những hoạt động tham vấn giữa Nhật-Hàn quốc.
Quan hệ đối ngoại quốc tế hiện tại rất giống một vụ mua bán thương mại. Điều đó cũng dễ hiểu vì văn hoá thế giới hiện nay chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nước phương Tây, là những nhà nước có văn hoá thương mại cao, văn minh phương Tây là một dạng văn hoá thương mại, khác với VN vốn có gốc nông nghiệp. Đã là thương mại, thì phải quảng cáo, dìm hàng, đưa giá (thách giá) để rồi từ đó hai bên cò cưa nhau mà dẫn tới thoả hiệp. Khi nhìn điều kiện các bên đặt ra thì ta có thể hiểu là có muốn thoả hiệp hay không, hay là muốn đấu tiếp. Và cái này lại phụ thuộc vào tương quan lực lượng của đôi bên. Mỹ đã ra điều kiện giải tán triệt để vũ khí hạt nhân của Triều tiên, nhưng không nói gì tới sự nhượng bộ của chính mình. Còn Triều tiên thì như báo VN đưa tin đòi Mỹ phải dỡ bỏ hệ thống THAAD. Tại sao lại thế ? bởi về mặt lợi ích quân sự, Giá trị của Bắc Triều Tiên với Mỹ là có thể tiếp cận áp sát TQ, là đối thủ tiềm năng trong tương lai. Do sự rút gần khoảng cách, lợi thế quân sự của Mỹ sẽ tăng lên. Ví dụ. Nếu đặt tên lửa ở Hàn quốc, thì thời gian một quả tên lửa như vậy bay tới Bắc kinh, sẽ được tính bằng phút. Ngược lại, nếu TQ bắn vào Oa sinh tơn (hay Los Angeles) thì thời gian phải tính bằng giờ. Nếu không nói tới vũ khí tấn công, mà nói về phòng thủ thì việc có ra đa ở Hàn quốc cũng giúp Mỹ có lợi thế hơn TQ trong vấn đề đánh chặn và cảnh báo.
Như vậy khi Triều tiên đòi Mỹ bỏ THAAD có nghĩa là Triều tiên bảo vệ quyền lợi TQ, làm con tốt đen cho TQ ?
Con tính ở đây có lẽ không hoàn toàn như thế. Bằng việc yêu cầu Mỹ bỏ THAAD, Triều tiên đang chứng minh con tính của Mỹ ở bán đảo Triều tiên không hoàn toàn là vấn đề Triều Tiên, mà là vấn đề Mỹ-TQ. Triều tiên chỉ là cái bung xung. Bởi vì Mỹ justify việc đặt THAAD để chống tên lửa Triều Tiên (thực ra để chống TQ), bây giờ nếu Triều tiên từ bỏ, thì việc Justify này không còn ý nghĩa,cái cớ đặt THAAD ở Hàn quốc không còn nữa. Mỹ không còn cớ gì đặt THAAD ở đây nữa. Khả năng Mỹ bỏ THAAD rất là khó, và như vậy nếu Mỹ không bỏ, thì TQ không còn có lý gì phải theo đuôi Mỹ trừng phạt Triều Tiên. Trong trường hợp này, nếu Mỹ gân, thì Triều tiên vẫn có chỗ dựa. Như vậy việc đưa THAAD vào làm điều kiện thương lượng, đã khiến Triều Tiên đạt được hai mục đích.
1- Có điêù kiện mằng cả với Mỹ tránh sức ép của Mỹ lên kho vũ khí hạt nhân của mình.
2- Tranh thủ được sự ủng hộ của TQ trong trường hợp Mỹ cứng rắn.
langtubachkhoa
Giám đốc OPCW Ahmet Uzumcu cho rằng cha con Skripal bị đầu độc bởi 50-100 mg Novichok , phía Nga phản đối nói rằng 50-100mg đủ để đầu độc không chỉ hai người mà còn có thể tàn sát cả thành phố Salisbury. OPCW ra tuyên bố đính chính mới nhất cho biết, số lượng chính xác chất độc hóa học Novichok được sử dụng đã không được đề cập trong cuộc phỏng vấn. laugh1.gif

Mỹ cũng đã tuyên bố chính thức ngừng tài trợ cho tổ chức mũ trăng white helmet laugh1.gif

Bây giờ mọi hồi hộp sẽ chờ đến ngày 12/5 xem Mỹ có hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran k. Nếu Mỹ hủy bỏ một hiệp định có tính pháp lý rất cao và chặt chẽ, tưởng như k thể đảo ngược này lại, thì sau này uy tín của Mỹ sẽ thế nào? Liệu còn có thể tin vào các hiệp định mà Mỹ ký
Phó Thường Nhân
Ở trên tôi có nói hai lý do khiến Bắc Triều tiên đòi Mỹ rút THAAD, có thể thêm lý do thứ 3. Đó là dư luận Hàn quốc, và có thể bản thân chính phủ hiện tại của Hàn cũng không thích có THAAD trên đất nước mình.
@ltbk,
Đúng là vào lúc bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ, thì hai bên đã thoả thuận là những người Việt nào sang Mỹ trước năm 1995 (tức là những người còn có thể lấy cớ chống chính phủ VN để biện hộ cho việc họ ở Mỹ sẽ không phải chịu cái luật đuổi về bản quán này), nhưng điều đó thực ra chỉ là sự nhượng bộ của chính quyền Clinton, để nhằm trấn an về chính trị nhóm người Việt ở Mỹ thôi. Vào lúc đó, và ngay cả đến bây giờ, nhóm Việt kiều Mỹ nào mà chui được vào hệ thống nhà nước cuả Mỹ(ví dụ trở thành nghị viên) thì đều yêu Mỹ hơn VN, và đều ủng hộ, huặc thậm chí đưa ra những chính sách chống nhà nước VN quyết liệt nhất, phản động nhất. VN vì thế không có các lực lượng làm lobbying cho nhà nước bản quán như người Do thái, mà đều có hiện tượng “bảo hoàng hơn vua”. Một ví dụ. để ngăn cản việc bình thường hoá quan hệ, họ bịa đặt là có tù binh phi công Mỹ bị giữ trong hoàng thành Hà nội. Đây là điều nực cười, vì Hoàng thành trước khi được bộ quốc phòng trả lại cho dân sự, để thành khu di tích lịch sử như bây giờ, là nơi có bộ tổng chỉ huy của quân đội nhân dân VN, ai nhốt tù binh ở đó làm gì (ngay cả trong trường hợp có còn tù binh thật). Chính John Kerry là người làm trung gian đàm phán giữa VN và Mỹ lúc đó được mời vào xem để chứng thực chuyện bịa đặt. Và điều này càng khiến John Kerry ủng hộ việc bình thường hoá quan hệ với VN hơn.
Chính vì để trấn an các loại “Việt kiều yêu nước ..Mỹ” này, mà Clinton đã đồng ý như vậy. Và phải nói thêm là điều đó VN cũng muốn. Vì Vn nhận lại những người đó làm gì. Đặc biệt là những loại trộm cắp, thảo khấu đã bị chính quyền Mỹ tuyên án hình sự, tức là những loại thành phần bất hảo, có về VN rồi cũng trộm cắp chứ làm gì.
Trong thực tế, luật vẫn cao hơn thoả thuận. Nếu để cho điều này là vĩnh viễn, thì Mỹ phải đưa vào luật. Nhưng đời nào họ làm thế, vì nước Mỹ là nước nhập cư, người từ bất cứ đâu sang Mỹ, ai cũng có những hoàn cảnh riêng biệt. Nếu chấp cho mấy ông Vn làm riêng biệt, thì với các sắc dân khác thì sao. Không kể người Việt ở Mỹ về VN thì “áo gấm về quê” khoe khoang loạn xị (cái tính này thì không chỉ có Việt kiều Mỹ mà ở các nước khác cũng có, đặc biệt những người đi từ thời trước), nhưng theo thống kê của Mỹ. Người Việt gốc Mỹ là hạng dân nghèo, chỉ xếp trên người Mỹ da đen. Túc là đoạt giải “Á hậu nghèo khổ”. Ọp ẹp như thế làm gì có sức mà lobbying cho cộng đồng của mình ở đây.
Chính quyền Mỹ làm như vậy thật ra là không sai. Còn VN thì cũng không đủ sức để ngăn cản chuyện đó. Nhưng điều này cũng là bằng chứng nói lên việc quan hệ VN đã bình thường. Và khả năng các bác trộm cắp tham nhũng, muốn hạ cánh an toàn ở Mỹ cũng sẽ khó hơn. Vì đổi lại, Mỹ sẽ phải chấp nhận yêu cầu dẫn độ của Vn, trong trường hợp phạm pháp.
Phó Thường Nhân
Có gì mà hồi hộp. Vì khả năng Mỹ rút khỏi hiệp định hạt nhân với I ran với tôi là 60%. 40% còn lại là các khả năng : hoặc I ran chấp nhận đàm phán lại, hoặc chính quyền Trump bị vướng vào các quy trinh thủ tục của nhà nước Mỹ, và vì thế phe đối lập (tức là những chính trị gia theo đảng dân chủ) ngáng chân vì lợi ích của mình.
Tại sao lại thế? Hãy phân tích tình hình tương quan lực lượng ở Trung đông, sự chuyển đổi kinh tế Mỹ, rồi lý do cá nhân của chính tổng thống Mỹ thì sẽ thấy rõ.
Khi chính quyền Obama ký thoả thuận với I ran thì tương quan lực lượng ở Trung đông có những điều sau:
1- Vào thời điểm đó, nhà nước Hồi giáo tự xưng(IS) ở đỉnh cao nhất của sức mạnh. Diện tích đất đai (mặc dù là vùng sa mạc) nằm ở cả I rắc và Syria là tương được với diện tích Cam pu chia, tức là 1/3 diện tích VN. Cai quản một số dân là hơn 8 triệu người, có những thành phố lớn như Mô xun (1 triệu dân), rồi Rắc qua, có mỏ dầu để có thể buôn dầu chợ đen (thông qua Thổ). Lúc đó quan hệ Ả rập Sa u đít và Mỹ bất đồng, vì Mỹ nghi nước này bắt cá hai tay, là người tài trợ ngầm cho nhà nước Hồi giáo (IS) lấy cớ tài trợ phiến quân chống chính phủ Syria.
2- Từ những năm 2013, 2014, nhờ có công nghệ đá phiến, mà Mỹ trở thành nước xuất khẩu khí đốt, dầu mỏ. Ả rập Sa u đít (dầu) , Quatar (Khí) cũng như Nga trở thành đối thủ cạnh tranh. Và để giữ thị phần, Ả rập Sa u đít đã sản xuất nhiều dầu hơn, bán phá giá thông qua OPEC(nhưng viện cớ giúp Mỹ trừng phạt Nga) để ngăn cản Mỹ.
3- Chính quyền Obama muốn phát triển năng lượng sạch, tăng cường nhà nước phúc lợi xã hội (Obamacare), đi theo mô hình EU, giảm ảnh hưởng tài phiệt dầu mỏ.
4- Quan hệ khó khăn của Mỹ với Israel. Và thông qua vấn đề nước này là quan hệ khó khăn của chính quyền Obama với giới tài chính Mỹ mà người Do thái có ảnh hưởng lớn. Do khủng hoảng mà chính quyền Obama muốn xíêt chặt kiểm tra ngân hàng, trong khi các nhóm tài chính Mỹ chỉ muốn chính quyền Mỹ dùng thuế bù lỗ cho họ. Theo hình thức, khi lỗ thì nhà nước chịu, khi lãi thì tư nhân chia nhau.
5- Chính quyền Obama phải giải quyết hậu quả do chính sách can thiệp của Bush con gây ra. Chi nhiều tỉ đô mà kết quả không có bao nhiêu, vì thế Obama muốn rút quân, không can thiệp trực tiếp ở Trung đông nữa.
Tất cả những điều này đã khiến chính quyền Obama muốn thoả thuận với I ran. Dùng I ran như một đối trọng, là con bài thay thế Ả rập Sa u đít mặc dù cuộc chiến ở Syria là một cuộc chiến “uỷ nhiệm” chống I ran.
Khi chính quyền Trump lên, thì cân bằng khu vực cũng thay đổi, một phần do sự tham gia của Nga.
1- Nhà nước IS đã bị xụp đổ, không còn tồn tại như một nhà nước. Ả rập Sa u đít đã cắt cầu các dây nối bí mật với tổ chức này. Vì một trong những lý do mà Ả rập Sa u đít ủng hộ, là dùng nó để làm náo loạn I rắc, từ đó mà cân bằng với I ran. Như vậy vấn đề Ả rập Sa u đít bắt cá hai tay đã được giải quyết.
2- Sự thất bại của IS, đồng thời với sự thất bại của các nhóm phiến quân chống chính quyền Syria lại làm cho I ran mạnh hẳn lên (đây là điều báo chí VN vì quá yêu Putin không nhìn thấy, cứ gán cho Nga vai trò quyết định ở đây) trong khi vai trò thực sự của I ran lại không thấy.
3- Sự lớn mạnh của I ran đe doạ trực tiếp Israel. Còn I ran thì cũng không ngần ngại gì mà không đe doạ Israel, để từ đó mà mặc cả với phương Tây. Vì Israel là cái chốt tin cậy nhất ở Trung đông của Mỹ và EU ở vùng này.
4- Sự lớn mạnh của I ran càng làm cho Ả rập Sa u đít lo ngại hơn. Và hai bên đã có những cuộc đấu với nhau, thông qua nội chiến ở Yemen, và việc người Hồi giáo Chi ít ở Ả rập Sa u đít ngả theo I ran.
5- Sự quy hàng của Ả rập Sa u đít tức là thái độ rõ ràng hơn với Mỹ, sức ép của Israel (và sau nó là tài phiệt tài chính Mỹ), sự lớn mạnh của I ran đã khiến Mỹ trở cờ, vì có thể dùng Ả rập Sa u đít thế chân Mỹ ở đây, dấy lên một cuộc chiến kiểu tôn giáo (Sun nít của Ả rập Sa u đít chống Chi ít của I ran). Việc này cũng được thể hiện bằng một lãnh đạo mới ở Ả rập Sa u đít lê nắm quyền, việc nước này mua 100 tỉ đô vũ khí (chiến tranh I rắc – I ran cũng khíên I rắc nợ khoảng 100 tỉ tiền mua vũ khí Mỹ, Pháp, phương Tây), rồi việc Ả rập Sa u đít có thể thay chân Mỹ đóng ở vùng người Kurdes Đồng bắc Syria là trong động thái này.
Như vậy, do có con bài mới, tính toán mới mà khả năng đánh I ran có lợi hơn là hoà với I ran. Vì Mỹ vừa bán được vũ khí, vừa ngăn cản sự lớn mạnh của I ran. Tự nhiên đang tham gia lại được vào thế “toạ sơn quan hổ đấu”, thì sao mà không làm. “Quan hổ đấu” ở đây không chỉ là nhìn, đứng ngoài mà đứng đằng sau, bằng tác động cung cấp vũ khí có thể châm ngoài lửa to lên, cho thêm củi, hay rút bớt củi đi.
langtubachkhoa
Putin đi siêu xe Limousine do Nga chế tạo đến dự lễ nhận chức để khoe công nghệ Nga. Những dòng xe này sẽ được chế tạo hàng loạt cho các lãnh đạo Nga

@Bác Phó:
- VN không chỉ thỏa thuận với Clinton, mà còn ký với Mỹ biên bản ghi nhớ (Memorandum of Understanding) về việc nhận trở lại công dân Việt Nam giữa Việt Nam và Mỹ vào ngày 22-1-2008, trong đó quy định tất cả những người VN nhập cư vào Mỹ trước 12-7-1995 (điểm mốc về thời gian quan hệ ngoại giao song phương giữa Việt Nam và Mỹ ký kết), dù phạm tội hình sự, sẽ k bị trục xuất.

Vấn đề đây chỉ là bản ghi nhớ, không phải hiệp định (treaty), vì thế k có ràng buộc pháp lý (legally binding), nhưng thường thì người ta sẽ tôn trọng, vì liên quan rất nhiều đến uy tín quốc gia. Nếu không thì sẽ k ai tin mình cả

- Ở Mỹ, luật không chắc đã vĩnh viễn, luật vẫn có thể bị loại bỏ, nhưng phải theo quá trình. Nhưng từ trước đến nay, Mỹ chỉ loại bỏ luật nội địa, còn hiệp định thì Mỹ vẫn tôn trọng. Kể từ thời Trump, Mỹ đã tiến hành lật lại nhiều hiệp định, từ hiệp định NAFTA, hạt nhân Iran, vì thế cho nên với VN, thì Mỹ chả sợ gì mà không làm

- Vấn đề Arap Saudi chưa hẳn không thành vấn đề hiện nay, vì dầu đá phiến vẫn là đối thủ cạnh tranh, mà chính quyền Trump lại dựa trên nhóm lợi ích dầu mỏ rất nhiều. Trái lại, với chính quyền Obama lại có khi dễ chịu hơn (ngoại trừ vấn đề Iran), vì Obama k quan tâm lắm đến nhóm lợi ích này, mà lại chủ trương phát triển năng lượng sạch.
Arap Saudi với vision chuyển sang nền kinh tế ít lệ thuộc dầu mỏ hơn trong 30 năm tới, nhưng họ có làm nổi k, và Mỹ có để họ làm k, hay sẽ phá ngầm, là điều cần phải xem xét, vì thực chất, điều này là muốn thoát khỏi ràng buộc petro dollar.

Tôi nghĩ Mỹ muốn phá thỏa thuận Iran vì lobby Do Thái, chứ chưa chắc là do ảnh hưởng của Arap Saudi, nhưng khi đi theo hướng này thì tự nhiên giúp Mỹ bắt quy phục ArapSaudi. Thực tế, nếu Arap Saudi mà thành công với cái vision 30 năm tới, thì lại tự chủ hơn với Mỹ, và như vậy k phải k nguy hiểm. Vì nếu thành công, thì Arap Saudi có thể vươn lên làm cường quốc khu vực, điều mà Mỹ k muốn, và Mỹ k muốn một nước nào có vị trí đó. Hiện nay, cái mà Arap Saudi thua Iran, chính là khoa học công nghệ, chứ đa số dân Hồi Trung đông là dòng Sunni, nên họ k bị trở ngại về tư tưởng như Iran. Nếu họ thành công với vision, thì còn dễ thành thủ lĩnh khu vực hơn Iran, như thế k đúng với logic của Mỹ. Logic của Mỹ là làm các bên kiềm chế kình địch lẫn nhau, nhưng không để cho ai thua hay thắng, để Mỹ ở ngoài điều khiển cơ.
langtubachkhoa
Tin tức thêm:

Syria công bố hình ảnh đánh chặn loạt tên lửa Israel, phía Nga công bố israel phóng 62 tên lửa vào Syria

Phế truất thì không phải, nhưng để có thêm sự lựa chọn ngoài đồng USD thôi, bài báo này dùng từ nặng quá


Song sát 'phế truất' đồng USD
Nga lần đầu phát hành trái phiếu quốc tế bằng đồng nhân dân tệ và dường như đang cùng Trung Quốc, Iran và một số nước “phế truất” đồng USD.
Vũ khí mới của Nga


Giới phân tích quốc tế nhận định các quốc gia thuộc lục địa Á-Âu đang phát triển năng lực tài chính của chính mình để đảm bảo tăng trưởng nền kinh tế của họ không bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt tài chính của Bộ Tài chính Mỹ.

Chính phủ Nga mới đây thông báo sẽ phát hành một lượng trái phiếu quốc gia tương đương một tỷ USD, nhưng không niêm yết bằng USD như thường lệ mà bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Đây là đợt mở bán trái phiếu của Nga đầu tiên bằng ngoại tệ này.

Mặc dù một tỷ USD có thể dường như ít ỏi so với nợ tổng cộng của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc là hơn 1.000 tỷ USD hay nợ liên bang của Mỹ là hơn 20.000 tỷ USD, nhưng ý nghĩa của nó thì vượt qua mức giá trị nhỏ nhoi đó.

Đối với 2 chính phủ Nga và Trung Quốc, đây là phép thử tiềm lực tài trợ của nhà nước đối với cơ sở hạ tầng của mình, và các dự án khác, tránh nguy cơ từ USD do những biến động như các lệnh trừng phạt tài chính của Bộ Tài chính Mỹ.

Kể từ vụ vỡ nợ của Nga đối với các khoản vay nước ngoài do phương Tây phát động vào tháng 8/1998, lĩnh vực tài chính của nước này đã trở nên thận trọng.

Mức nợ công quốc gia ở mức thấp nhất trong số các nước công nghiệp lớn nhất, xấp xỉ 10,6% GDP của năm 2016. Điều đó cho phép Nga cầm cự được với các biện pháp trừng phạt của cuộc chiến tranh tài chính do Mỹ áp đặt từ năm 2014.

Nga cũng buộc phải tìm kiếm một nơi khác đảm bảo cho sự ổn định tài chính của mình, đó chính là Trung Quốc.

Quy mô lần mở bán trái phiếu đầu tiên được thử nghiệm trên thị trường, sẽ là 6 tỷ nhân dân tệ, tức xấp xỉ 1 tỷ USD. Việc phát hành trái phiếu do ngân hàng dầu khí Nga, Gazprombank, Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China Ltd) và ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc, Ngân hàng công nghiệp và thương mại Trung Quốc (Industrial & Commercial Bank of China), tiến hành.

Động thái này được thúc đẩy hơn nữa do có các báo cáo cho biết Bộ Tài chính Mỹ đang xem xét mở rộng các hình phạt, cho tới nay mới chỉ tập trung vào các dự án dầu khí của Nga, để bao gồm các khoản nợ chính phủ của Nga vào trong cuộc chiến thương mại với nước này.

Giới phân tích quốc tế nhận định, các biện pháp trừng phạt của phương Tây hay những đe dọa trừng phạt, khiến cho Nga và Trung Quốc cùng hợp tác theo hướng chiến lược hơn trong một lĩnh vực đang trở thành một hệ thống thay thế thực sự cho hệ thống USD.

Phát hành trái phiếu Nga bằng đồng nhân dân tệ cũng sẽ là một cú hích có ý nghĩa cho quyết tâm của Trung Quốc đưa đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền được quốc tế chấp nhận.

Quốc gia trung tâm

Các bước để bắt đầu phát hành trái phiếu chính phủ của Nga bằng nhân dân tệ đi liền với một bước tiến lớn khác để thúc đẩy sự chấp nhận rộng rãi hơn của quốc tế đối với đồng tiền Trung Quốc.

Ngày 13/12/2017, giới chức Trung Quốc đã hoàn thành việc thử nghiệm cuối cùng nhằm triển khai một hợp đồng trả theo kỳ hạn về dầu mỏ, không bảo đảm bằng USD mà bằng nhân dân tệ, và được đàm phán tại Sở Giao dịch hàng hóa theo hợp đồng có kỳ hạn Thượng Hải (Shanghai Futures Exchange).

Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu lớn nhất trên thế giới. Cho tới nay, việc kiểm soát các thị trường tài chính thanh toán theo kỳ hạn về giao dịch dầu mỏ là lĩnh vực dành riêng được giám sát chặt chẽ của các ngân hàng phố Wall và của các thị trường tài chính thanh toán theo kỳ hạn tại New York, London và những nơi khác cũng do những ngân hàng này kiểm soát.

Sự nổi lên của Thượng Hải với vai trò là trung tâm lớn của các giao dịch hợp đồng dầu mỏ thanh toán theo kỳ hạn, dựa trên đồng nhân dân tệ, có thể làm suy yếu đáng kể sự thống trị của đồng USD trong thương mại dầu mỏ.

Kể từ cú sốc dầu mỏ trong những năm 1970 và việc tăng 400% giá dầu của các nước Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Washington đã duy trì một chế độ chặt chẽ, theo đó dầu mỏ được thương lượng duy nhất bằng USD.

Tháng 12/1974, Bộ Tài chính Mỹ đã ký với Cơ quan tiền tệ Saudi Arabia tại Riyadh một thỏa thuận bí mật nhằm "thiết lập một mối quan hệ mới, qua trung gian là Ngân hàng trung ương New York với các hoạt động cho vay của Bộ Tài chính Mỹ" để mua trái phiếu chính phủ Mỹ bằng thặng dư dollar-dầu mỏ.

Người Saudi Arabia đã chấp nhận chỉ bán dầu mỏ của OPEC bằng USD để đổi lấy việc Mỹ bán các trang bị quân sự mũi nhọn (cũng mua bằng USD) và việc Mỹ cam đoan bảo vệ nước này chống lại các cuộc tấn công có thể xảy ra từ Israel.

Đây là sự khởi đầu của cái mà Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ khi đó, Henry Kissinger gọi là "tái tạo dollar-dầu mỏ".

Cho đến nay, chỉ có 2 nhà lãnh đạo của các nước xuất khẩu dầu mỏ là Saddam Hussein của Iraq và Gaddafi của Libya, đã toan tính thay đổi hệ thống này để bán dầu mỏ lấy euro hoặc dinar vàng. Giờ đây, với nhân dân tệ-dầu mỏ, Trung Quốc đang phủ nhận hệ thống USD dầu mỏ theo cách khác.

Điều khác biệt với Saddam Hussein hay Gaddafi là các nước có ảnh hưởng hơn rất nhiều, Nga và giờ đây Iran, với sự hỗ trợ ngầm của Trung Quốc, hợp tác với nhau để tránh bị USD chi phối do sức ép của Mỹ.

Đối với USD, đây là một thách thức lớn hơn nhiều so với những thách thức của Iraq hay Libya.

Hợp đồng trả theo kỳ hạn về dầu khí, được niêm yết bằng nhân dân tệ, sẽ cho phép các đối tác thương mại của Trung Quốc thanh toán bằng vàng hoặc chuyển đổi nhân dân tệ sang vàng mà không cần đặt tiền của họ vào cổ phiếu của Trung Quốc hoặc đổi sang USD.

Các nước xuất khẩu dầu như Nga, Iran hay Venezuela, đều là mục tiêu của các biện pháp trừng phạt của Mỹ, giờ đây có thể tránh được sự trừng phạt này khi tránh giao dịch dầu mỏ bằng USD.

Tháng 9/2017, Venezuela đã phản ứng với sự trừng phạt của Mỹ bằng cách lệnh cho công ty dầu mỏ quốc gia và các thương nhân, niêm yết các hợp đồng bán dầu bằng euro và không thanh toán cũng như nhận thanh toán bằng USD nữa.

Song sát nhân dân tệ-rúp

Hiện nay, Nga, Iran hay những nước sản xuất dầu mỏ khác có thể bán dầu cho Trung Quốc lấy nhân dân tệ hoặc đồng rúp, tránh hoàn toàn việc sử dụng USD. Sự thay đổi này sẽ diễn ra trong thời gian tới khi hợp đồng thanh toán theo kỳ hạn về dầu mỏ bằng nhân dân tệ chính thức được thực hiện.

Trong tháng 10/2017, Trung Quốc và Nga đã thiết lập một hệ thống thanh toán cân đối giữa đồng nhân dân tệ Trung Quốc và đồng rúp để giảm bớt các nguy cơ thanh toán đối với dầu mỏ và các mặt hàng khác.

Việc bán dầu và khí đốt của Nga cho Trung Quốc đã được thực hiện bằng đồng rúp và nhân dân tệ kể từ mưu toan điên rồ của Mỹ nhằm cô lập Qatar trong vùng Vịnh.

Vốn là nước cung cấp chính về khí tự nhiên hóa lỏng cho Trung Quốc, nước này đã quay sang định giá bằng nhân dân tệ. Trung Quốc gây sức ép mạnh để Saudi Arabia phá vỡ thỏa thuận ký năm 1974 với Washington và bán dầu lấy nhân dân tệ.

Một nước có vai trò quan trọng trong cuộc chiến “phế truất” đồng USD là Iran. Quốc gia Hồi giáo này sẽ đi theo xu hướng hợp tác ngày càng tăng tại lục địa Á-Âu, tập trung vào Trung Quốc và Nga.

Phát biểu trên kênh truyền hình Iran, Press-TV, đại diện của Cơ quan xúc tiến thương mại Iran, Behrouz Hassanolfat tuyên bố từ tháng 2/2018, nước này sẽ trở thành thành viên của Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) do Nga dẫn dắt.

Được thành lập năm 2015, EAEU hiện bao gồm Nga, Kazakhstan, Belarus, Armenia et Kyrgyzstan, tạo ra một khu vực rộng lớn về lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động giữa các quốc gia thành viên.

Hiện nay, EAEU là một thị trường có 183 triệu dân, cộng thêm Iran, với hơn 80 triệu dân của nước này, sẽ thúc đẩy các nền kinh tế của EAEU và củng cố thêm tầm quan trọng của liên minh, tạo ra một thị trường chung với hơn 263 triệu dân, cùng nhân công lành nghề, các kỹ sư, các nhà khoa học và kỹ năng công nghiệp.

Kế hoạch về một cuộc lật đổ từ từ đồng USD, cũng có nghĩa là vai trò thống trị của Mỹ đã suy yếu, không phải không có cơ sở.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...ng-usd-3357881/
Phó Thường Nhân
@ltbk,
Những điều mà ltbk nói về luật pháp ở trên là hoàn toàn đúng. Cái thoả thuận năm 2008 không có giá trị luật pháp, mà nó chỉ “engage” (ràng buộc) của chính phủ Mỹ đương thời. Chính phủ Mỹ lúc bấy giờ là chính quyền Clinton. Bây giờ chính quyền Clinton đâu còn. Còn muốn nó trở thành “engage” của nhà nước Mỹ, thì điều đó phải được Mỹ đưa vào luật. Còn tất nhiên luật pháp cũng có thể thay đổi, nhưng cái cơ chế của nó phức tạp hơn vì nó cần không những chính phủ và quốc hội. Còn nếu muốn nó bất biến thì nó phải được đưa vào hiến pháp. Nhưng hiến pháp cũng có thể bị thay đổi, chỉ có điều là cơ chế để thay đổi còn khó hơn nữa, vì nó cần sự đồng thuận của cả hai viện và chính phủ. (Tôi đang nói tới cơ chế của chế độ đại nghị tư sản)
Như vậy việc chính quyền Trump bỏ cái thoả thuận này không có gì sai. Còn tất nhiên điều này nói lên tính bấp bênh của Mỹ thì đúng rồi, không có gì phải bàn cả. Điều này chắc sẽ làm các bác phò Mỹ sáng mắt ra, vì theo họ chỉ có thoả thuận với TQ là bấp bênh, do TQ xaỏ quyệt không giữ lời hứa, nhưng thực ra đây là “vấn đề thường ngày ở huyện”, trong quan hệ quốc tế.
Những ai thích tìm hiểu lịch sử, thì có thể thấy việc như thế này đã xẩy ra ngay từ khi nước VN dân chủ cộng hoà ra đời. Vào thời điểm đó, Bác Hồ cũng đã ký với Pháp một thoả ước gọi là thoả ước Đà lạt, rồi lại có cái nữa ở phông ten nơ bơ lô (một địa điểm gần Paris, mà bác nào sang Pháp đến Paris chơi có thể lấy cái tầu hoả xóm (RER D) ra được. Chỗ đó cũng đẹp vì nó là một cái lâu đài). Nhưng cái những thoả ước này đều bị Pháp xoá bỏ đơn phương, vì khí ký Pháp chỉ muốn sử dụng nó để trì hoãn kéo dài thời gian, để có thể đưa đủ quân viễn chinh sang VN mà thôi.
Với tôi, như đã nói, câu chuyện này cũng chứng tỏ sự bình thường hoá ở mức độ tốt hơn quan hệ VN-Mỹ. Vì chế độ luật pháp của Mỹ với bất cứ người VN nào ở Mỹ cũng sẽ giống nhau(đều dựa trên căn bản họ là người VN thuộc quyền quản lý của nhà nước VN hiện tại, không thể mang cái lá cờ vàng ba sọc đỏ ra phấp phới lấy cớ VN cộng hoà, là một chế độ đã nghẻo từ lâu , rồi vi phạm pháp luật mà không bị trừng phạt). Cá nhân tôi hoan nghênh cái quyết định này của chính phủ Mỹ. Hiện nay, VN và Mỹ cũng và sẽ có những quan hệ song phương chặt chẽ hơn (hi vọng là thế), và nhất định nó sẽ có những luật kiểu không đánh thuế hai lần, dẫn độ tội phạm…Như vậy việc làm này của chính phủ Mỹ sẽ làm rõ ràng việc quản lý công dân của hai nước hơn. Đây là điều tốt.
Phó Thường Nhân
ở trên tôi có dự đoán là Mỹ sẽ huỷ bỏ hiệp định hạt nhân với I ran, và quả thật điều đó đã xẩy ra. Để phân tích điều này, tôi đã đưa ra những dẫn chứng, những tương quan lực lượng cũng như quyền lợi ảnh hưởng của các bên. Cách phân tích này chính là cách phân tích Mác xít, nhưng người ta cũng có thể coi nó như cách phân tích theo nhân duyên (nguyên nhân, bản chất, hệ quả, tương tác) của Phật giáo. Cái nhân duyên như thế này là điều được đề cập tới trong kinh Pháp Hoa. Như vậy cách phân tích của tôi có thể coi là duy vật biện chứng (nếu nhìn từ chủ nghĩa Mác), hay là theo nhận thức nhân duyên (nếu nhìn từ Phật giáo). Tất nhiên, nếu hỏi một ông Sư, thì ông ấy có lẽ sẽ nhẩy dựng lên không đồng ý, và nếu hỏi một giáo sư Mác xít ở học viện Hồ Chí Mình, thì ông ta cũng nhẩy chồm lên mà bảo là không. Tất nhiên chủ nghĩa Mác và Phật giáo phải khác nhau, và tôi cũng có thể chỉ ra sự khác nhau ấy. Nhưng chúng cũng có nhiều cái tương đồng với nhau, để người ta có thể chuyển từ bên này qua bên kia tương đối dễ dàng.
Tôi sẽ phân tích tiếp ở đây một số khía cạnh. Điều đập vào mắt ta đầu tiên là tại sao quan hệ Mỹ-Triều tiên có vẻ nồng ấm như thế, trong khi quan hệ Mỹ-Iran lại khó khăn. Vậy chúng khác nhau như thế nào. Một trong những cái khác nhau, đó là quan hệ Mỹ-Triều tiên đã dừng lại ở một điểm mà tương quan lực lượng Mỹ-TQ dừng ở Đông Bắc Á. Như tôi đã nói ở trên về Triều Tiên. Cả Mỹ và TQ dù đối kháng nhau, vẫn có đồng lợi ích khách quan là không muốn Triều Tiên có vũ khí hạt nhân. Điều cần thoả mãn TQ là Triều tiên được ga răng ti không bị xâm lược (giống như thoả thuận Mỹ-Liên Xô trong phi vụ khủng hoảng tên lửa ở Cuba vào năm 1960). Điều Mỹ được thoả mãn là không phải rút quân khỏi bán đảo Triều Tiên. Điều TQ muốn hơn nữa là Mỹ rút THAAD, và bản thân quân đội Mỹ đóng ở đây cũng không có vũ khí nguyên tử (vì thế hiện nay có sự rối loạn trong ngôn từ sử dụng. Mỹ thì nói là Bắc Triều Tiên phải từ bỏ vũ khí hạt nhân, tức là Mỹ có thể có vũ khí hạt nhân ở đây, nhưng có lúc lại nói là toàn bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân). Nhưng cụ thể là cả Mỹ và TQ đều không muốn Triều Tiên có vũ khí hạt nhân. Dù hai nước đối kháng nhau.

Cái thoả thuận ngấm ngầm TQ-Mỹ này, không khỏi khiến tôi liên tưởng tới đại thắng mùa xuân năm 1975. Theo như những nguồn tin của ngoại giao Pháp, vì Pháp vào giai đoạn cuối cùng đứng ra dàn xếp để ông Dương Văn Minh (Minh Lớn) lên làm tổng thống chính quyền miền Nam cũ, TQ sẵn sàng can thiệp quân sự để giữ hiện trạng. Tức là TQ muốn có 2 nước VN hơn. Nhưng lúc đó tình thế không thể đạo ngược được nữa. Bởi vì trong cuộc tổng tấn công này, VN không cần sự chi viện “online”, trực tuyến về vũ khí từ TQ sang mà đã tích luỹ từ cả mấy năm trước. Và TQ cũng không thể làm điều này được vì Mao trạch Đông còn sống (ông Mao mất năm 1976), nhà nước TQ chưa chuyển hẳn thành nhà nước phái hữu của Đặng tiểu Bình và bè phái ông này. Cũng phải nói thêm rằng, nguồn tin này dù có được Pháp nói nó cũng không kiểm chứng được.
Nói một cách khác, quan hệ Mỹ -Triều có vẻ nồng ấm và positif, vì các nước lớn đã thoả thuận ngầm trên lưng Triều Tiên. Vi the trong khả năng hiện tại, Triều Tiên cũng chỉ đòi hỏi được bình thường hoá quan hệ, còn tư duy giải phóng thống nhất đất nước không thể đạt được.
VN phải nhìn thấy thế để thấy rằng, trong thế giới đa cực hiện nay, các nước lớn sẽ sử dụng các nước nhỏ hơn để tiến hành các cuộc chiến uỷ nhiệm. Vì thế phải xác định rõ ràng lợi ích khách quan các bên, cách chơi với họ thế nào. Chứ không thể có tinh thần phò ông nào được, vì không có liên minh vững chắc. Tất nhiên trong những nước lớn đó (TQ, Mỹ, Nga, EU,Ấn độ,Nhat ..) do vị thế, truyền thống, địa lý, sức mạnh kinh tế quân sự, mà tác động của họ tới VN khác nhau. Nhưng không thể nào phò một ông, mà phải định vị rõ lợi ích tương đồng ra sao để mà chơi.
(còn tiếp)
langtubachkhoa
Toi thi nghi la vi My da dat duoc cai THAAD o Han Quoc roi, va vi Bac Trieu Tien dong y la My khong can phai rut quan sau khi hiep dinh hoa binh duoc ky ket, va vi BAc Trieu Tien da thuc su che tao duoc ten lua mang dau dan hat nhan roi, con Iran thi chua, nen My moi co thai do nay. Va thai doi nay cung dong nghia My da huong toi viec coi TQ la doi thu chinh can nham toi

Phia Israel khang dinh he thong ten lua vom sat (Irom Dome) cua ho chi danh chan duoc 4 trong màn đánh chặn tên lửa tối 9/5 tại Cao nguyên Golan tren tong so 50 qua

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/he-...e-bang-3357995/
https://www.timesofisrael.com/israel-securi...enge-will-come/
https://www.nytimes.com/2018/05/10/world/mi...a-military.html
https://www.haaretz.com/israel-news/israel-...rrage-1.6073938
Phó Thường Nhân
Tôi cũng nghĩ là Mỹ đã đặt được THAAD rồi, thì họ sẽ không bỏ. Cái này tôi đã viết ở phần đầu tiên khi phân tích về câu chuyện Triều Tiên. Nhưng sau đó quan hệ TQ-Triều nóng lên bất ngờ, dẫn đến việc ông Kim hai lần sang TQ trong khoảng 2 tuần lễ, rồi việc bộ trưởng ngoại giao TQ cũng sang Triều tiên, trong khi quan hệ hai nước bị đóng băng từ khi ông Kim xử tử ông chú, được coi là trùm buôn than lậu với TQ. Rất có thể, TQ đã yêu cầu Triều tiên đừng “đầu hàng” (tôi để trong ngoặc kép để nói tới việc Triều Tiên không quan tâm tới lợi ích TQ) Mỹ sớm quá. Và từ đó mới có việc Triều Tiên yêu cầu Mỹ rút THAAD mà tôi đã phân tích ở trên.
Hiện nay việc yêu cầu rút THAAD, rất có thể chỉ là miếng đòn ngoại giao đáp lễ TQ thôi. Ngày 12 thắng 6 này hai bên sẽ gặp nhau ở Singapure theo tweet của Trump hôm qua. Lúc đó ta có thể thấy việc rút THAAD có nằm trong các điều kiện giải pháp không, và từ đó cũng hiểu quan hệ Triều – Trung hơn.
Hôm qua truyền hình Nhật cũng đưa tin, thủ tướng TQ Lý khắc Cường tới thăm TQ và đã có cuộc họp “thâm sâu” với ông Abe. Sau đó cả hai đã ra tuyên bố ủng hộ việc giải giới vũ khí hạt nhân trên toàn bán đảo Triều tiên (chứ không phải chỉ Bắc Triều Tiên), và Nhật sẽ tham gia vào xây dựng khai thác con đường tơ lụa với TQ. Sau đó ông Lý Khắc Cường có hội kiến Nhật Hoàng (và đây là biểu tượng khá lớn về ngoại giao của Nhật). Như vậy, bị Mỹ hất chéo giò (phạt nhôm thép, rồi gạt khỏi tham vấn Triều Tiên,rút khỏi TPP), Nhật đang vùng ra khỏi bàn tay Mỹ với CPTPP, rồi bây giờ lại tham gia vào con đường tơ lụa, điều mà mấy tháng trước Nhật phản đối và định làm con đường riêng với Ấn độ. Nhật-TQ cũng thoả thuận đặt đường dây nóng để tránh xung đột trên biển. Tóm lại Nhật đang dần có những cơ chế mà.. VN đã thiết lập với TQ. Tất nhiên hiệu quả nó ra sao, thực tế thế nào, thì hiện tại ta chưa thể nói được.
langtubachkhoa
Các bạn Pháp nói găng quá, đây k phải lần đầu tiên ông Le Maire này tuyên bố EU phải độc lập Mỹ, hồi Mỹ phạt BNP cũng nói cần phải dùng euro trong thanh toán, etc. Bây giờ lại chém tiếp

Pháp: Châu Âu không phải chư hầu của Mỹ
Bộ trưởng Tài chính Pháp cho rằng các nước châu Âu cần có phản ứng mạnh mẽ hơn với việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân.
"Chúng ta có muốn trở thành chư hầu tuân theo quyết định của Mỹ trong khi bám lấy gấu quần của họ", Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire hôm nay tuyên bố trên đài Europe-1. "Hay chúng ta muốn nói rằng chúng ta có lợi ích kinh tế của mình, chúng ta sẽ xem xét việc tiếp tục làm ăn với Iran?", AP dẫn lại lời ông.

Ông Le Maire cho rằng châu Âu không nên chấp nhận việc Mỹ là "cảnh sát kinh tế thế giới" và cần gây sức ép mạnh hơn với Washington sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, tái áp đặt lệnh cấm vận với nước này và dọa trừng phạt các công ty nước ngoài làm ăn với Tehran.

Lệnh trừng phạt không chỉ cấm các công ty Mỹ làm ăn với Iran mà còn gây ảnh hưởng đến các công ty nước ngoài, kể cả ở châu Âu, bằng cách cấm họ sử dụng các ngân hàng Mỹ trừ khi họ cắt liên hệ với Iran.

Bộ trưởng Tài chính Pháp thúc giục các công ty ở châu Âu tiếp tục làm ăn với Iran bất chấp lời đe dọa trừng phạt của Mỹ.

Các công ty của châu Âu và Mỹ có thể mất hàng tỷ USD trong các giao dịch thương mại với Iran được thực hiện kể từ 2015, sau khi Tehran ký thoả thuận hạt nhân với 6 cường quốc, trong đó có Mỹ.

Chính phủ các nước châu Âu đã không thành công trong nỗ lực hàng tháng trời thuyết phục ông Trump giữ cam kết trong thoả thuận hạt nhân với Iran, do lo ngại căng thẳng ở Trung Đông gia tăng.

Các nhà ngoại giao hàng đầu của Iran, Pháp, Anh, Đức dự kiến họp vào đầu tuần tới để thảo luận các bước đi tiếp theo.


https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phap...my-3748431.html

Hiện nay, báo chí đang cho rằng có thể EU hoặc các công ty EU sẽ không dám cãi lệnh Mỹ. Có lẽ chỉ còn có Nga và TQ

Quốc gia 'ở lại' cùng Iran khi Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt
Để phát triển nền kinh tế trị giá 430 tỉ USD của mình, Iran buộc phải dựa vào các đồng minh chính trị quan trọng ở phương Đông - Trung Quốc, quốc gia sẵn sàng hơn trong đương đầu với áp lực từ Mỹ khi Tổng thống Trump áp lệnh trừng phạt trở lại.

Giao thông ở Tehran thường xuyên tắc nghẽn và hầu hết thời gian trong năm, thành phố chìm trong màn sương mù, vì thế không ngạc nhiên khi người dân nơi đây ưa chuộng di chuyển ngầm dưới lòng đất, với hệ thống metro chuyên chở 2 triệu lượt người mỗi ngày.

Trong cả thập kỷ bị cấm vận, khi Iran hầu như bị gạt ra khỏi nền thương mại toàn cầu, các nhà chức trách thủ đô Tehran vẫn tìm cách đều đặn mở rộng mạng lưới metro - đạt quy mô gần gấp đôi. Điều đó không dễ dàng gì. "Thông thường chúng tôi cần đến phần gì, thì phải tự chế tạo phần đó", Phó giám đốc điều hành Công ty quản lý đường sắt Tehran, Ali Abdollahpour cho biết.

Nhưng có một điều ổn định trong những năm khó khăn ấy, đó là sự hỗ trợ của Trung Quốc, với tất tật mọi thứ, từ xây dựng đường sắt cho đến sản xuất toa tàu điện ngầm.

Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chính vào năm sau đó, đã mở rộng các lựa chọn của Iran. Ông Abdollahpour đã nhướng mắt sang châu Âu để tìm kiếm đối tác cung cấp phanh và hệ thống tín hiệu.

Nhưng khi một hợp đồng quan trọng, cung cấp trên 600 toa tàu trong năm nay, được đưa ra đấu thầu, một công ty thuộc tập đoàn CRRC của Trung Quốc đã đánh bật hai nhà thầu châu Âu để thắng thầu hợp đồng trị giá trên 900 triệu USD này.

Theo Bloomberg, trên thực tế, Thỏa thuận hạt nhân Iran chỉ đem lại một dòng đầu tư nhỏ từ phương Tây, và dự kiến sẽ "khô cạn" sau khi Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi Thỏa thuận và tái áp đặt trừng phạt.

Đối tác lớn nhất

Để phát triển nền kinh tế trị giá 430 tỉ USD của mình, Iran buộc phải dựa vào các đồng minh chính trị ở phương Đông. Trang Bloomberg cho hay, kim ngạch thương mại với Trung Quốc hiện đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2006, lên 28 tỉ USD. Đối tác lớn nhất của ngành xuất khẩu dầu Iran chính là Trung Quốc, với khoảng 11 tỉ USD/năm theo giá hiện tại. Năm nay, khoảng 1/3 lượng dầu xuất khẩu của Iran có đích đến là Trung Quốc, theo dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường năng lượng Genscape. Còn theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), kim ngạch thương mại của Trung Quốc với Iran cũng đã vượt qua cả ba nền kinh tế lớn nhất khối Eurozone là Đức, Pháp và Italy.

Giá dầu thế giới đã tăng mạnh mấy tuần trở lại đây, từ trước khi ông Trump công bố quyết định về thỏa thuận hạt nhân Iran. Các nhà giao dịch dầu lửa đã đặt cược rằng lập trường cứng rắn của ông Trump đối với Tehran sẽ làm giảm mạnh dòng dầu từ Iran, giữa lúc thế giới có vẻ như đã ra khỏi tình trạng thừa cung dầu kéo dài mấy năm qua. 1 triệu thùng dầu trong tổng số 2,6 triệu thùng dầu mà Iran xuất khẩu mỗi ngày đang bị đặt vào thế rủi ro bởi quyết định của nhà lãnh đạo Mỹ.

Viễn cảnh Mỹ áp đặt trở lại các lệnh trừng phạt sẽ ngăn cản nhiều ngân hàng và nhà sản xuất châu Âu làm ăn với Iran. Không ít trong số này hiện đã sẵn sàng cân nhắc lại quyết định làm ăn vì lo ngại các quy định siết chặt của Mỹ.Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc cũng đổ mạnh tới Iran. Trung Quốc "cầm chắc là người thắng cuộc", Dina Esfandiary, chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu An ninh và khoa học tại Đại học King's ở London nhận xét, "Iran đã dần từ bỏ ý tưởng mở cửa với phương Tây", bà Dina nói, "Trung Quốc đã hợp tác với Iran trong 30 năm qua. Họ có các hợp đồng, đưa người tới thực địa, có mối quan hệ với các ngân hàng địa phương". Và đặc biệt, họ cũng sẵn sàng hơn trong đương đầu với áp lực từ Mỹ khi Tổng thống Trump áp lệnh trừng phạt trở lại.

Hợp đồng cung cấp 100 máy bay của Airbus Group SE, trị giá khoảng 19 tỉ USD, vốn đã gặp trục trặc về tài chính, nay lại đối mặt rủi ro lớn khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hôm 8/5 cho rằng, giấy phép xuất khẩu sẽ được thu hồi (qua đó làm lợi cho các nhà sản xuất máy bay Nga). Tập đoàn dầu khí Total SA thì đang có hợp đồng phát triển mỏ khí đốt South Pars cùng với Tập đoàn Xăng dầu quốc gia Trung Quốc (CNPC), nhưng đã phát tín hiệu sẽ rút lui nếu Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt, mà họ lại không thể xin được ngoại lệ. Trong trường hợp đó, Iran khẳng định, đối tác Trung Quốc sẽ giành được cổ phần của Total.

Trong khi đó, các công ty Trung Quốc hiện nằm ngoài tầm với của các nhà quản lý Mỹ. Công ty Công nghệ Huawei được cho là đang bị điều tra vì những vi phạm bán hàng cho Iran, còn nhà sản xuất thiết bị mạng ZTE Corp thì bị cấm mua các linh kiện Mỹ vì vi phạm tương tự. Ngoài ra, có nhiều công ty Trung Quốc không dính dáng gì tới Mỹ, và do đa số công ty Trung Quốc đang làm ăn với Iran là doanh nghiệp Nhà nước, nên họ sẽ tương đối dễ dàng thiết lập những phương tiện đặc biệt để 'lách" các quy định của Mỹ.

"Xét đến mâu thuẫn thương mại Mỹ-Trung, có lẽ Trung Quốc sẽ không tuân thủ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran", ông Michael Tran, chiến lược gia năng lượng toàn cầu của RBC Capital Markets, phát biểu.

Châu Âu khó "ở lại"

Các quốc gia chủ chốt của EU là đồng minh lâu năm của Mỹ. Sau khi quyết định tranh cãi của Tổng thống Trump, các nước này đã cam kết duy trì Thỏa thuận hạt nhân Iran, tuy nhiên nhiều người Iran nghi ngờ châu Âu khó có thể thực hiện được cam kết.

Châu Âu "không có quyền đưa ra những quyết định quan trọng", ông Alaeddin Boroujerdi, lãnh đạo Ủy ban chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia thuộc Quốc hội Iran bình luận.

Trong khi đó, Trung Quốc, và cả Nga, là những đối thủ chiến lược chính của Mỹ, với những tham vọng địa chính trị lớn. Trọng tâm của tham vọng đó là kế hoạch kết nối chéo Á-Âu (Eurasia) bằng một hệ thống các liên kết cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải. Ba Tư là vương quốc cổ nằm trên Con đường Tơ lụa cổ xưa và nay Iran là một trọng tâm trong chính sách Con đường Tơ lụa thời hiện đại của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Hiện tại, các công ty Trung Quốc đang xây dựng hoặc cấp vốn cho các tuyến đường sắt nối tới thành phố Mashhad ở miền đông Iran hoặc thành phố cảng Bushehr bên bờ Vịnh Persian, theo những hợp đồng đã ký hồi năm ngoái trị giá trên 2,2 tỉ USD.

"Trung Quốc nhiều khả năng sẽ là quốc gia hưởng lợi từ lệnh trừng phạt mà Mỹ sắp áp trở lại đối với Iran", ông Matt Smith, người phụ trách nghiên cứu hàng hóa cơ bản thuộc ClipperData, phát biểu.



Không hiểu phương Tây có dùng cái ngắt này gây ra tai nạn hàng không không nhỉ?

Lợi ích mua MS-21 đối với các nước
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik rằng các quốc gia rất có lợi khi mua máy bay MS-21 của Nga.

Theo Phó Thủ tướng, khi mua máy bay MS-21, các nước sẽ sở hữu máy bay như một phương tiện bay có chủ quyền, thoát khỏi sự đe dọa bị các nhà sản xuất điện tử hàng không phương Tây can thiệp vào thiết bị điện tử thông qua vệ tinh.

"Nếu các nước thế giới thứ ba muốn mua loại máy bay sẽ trở thành tài sản có chủ quyền của quốc gia và sẽ không bị các nhà sản xuất điện tử phương Tây ngắt hoạt động của thiết bị thông qua vệ tinh theo sự ra lệnh của chiếc đũa chính trị, thì tất nhiên tốt nhất là mua chiếc máy bay này với có lợi thế về kỹ thuật và thú vị cho các công ty hàng không," — ông Rogozin nói.

"Nếu nói về ý nghĩa chính trị, nó gắn liền với quốc gia sản xuất sở hữu đầy đủ chủ quyền trong các vấn đề bán hàng và chuyển giao công nghệ. Do đó tôi tin rằng MS-21 sẽ là tương lai," — Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết.

https://vn.sputniknews.com/russia/201707033...-ich-mua-ms-21/
langtubachkhoa
Cuối cùng thì Ukraine cũng phải lộ ra bản chất, thực ra Nord Stream 2 lợi cho Đức, và các nước phản đối thực ra là sợ Đức, k phải sợ Nga


Ukraine gọi Nord Stream-2 là chiếm đoạt đặc quyền
Đức đang sử dụng Nord Stream-2 như một cách chiếm đoạt đặc quyền trong thị trường năng lượng châu Âu.
Thông tấn TASS dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine Elena Zerkal phụ trách việc hội nhập vào Châu Âu đã gọi dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream-2 là một sự "chiếm đoạt đặc quyền" của Đức.

Theo đó, bà Yelena Zerkal đã nói rằng, việc thực hiện dự án Nord Stream-2, nhằm tăng nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho Tây Âu, sẽ biến Đức thành một trung tâm khí đốt ở châu Âu.

"Thật không may, sau khi một liên minh được thành lập, chúng tôi chỉ có thể nói rằng vị trí của bà Merkel trong dự án Nord Stream-2 không mang tính quyết định.

Bà Merkel có thể thấy những khía cạnh tích cực của dự án đường ống dẫn khí Nord Stream -2 vì khi đó, Đức sẽ có thị trường khí đốt lớn nhất. Và Đức sẽ hoàn toàn kiểm soát châu Âu, bao gồm Hungary và các nước nhỏ khác " - bà Zerkal nói trên Đài truyền hình kênh 5 của Ukraine.

Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine nhấn mạnh, dự án Nord Stream- 2 sẽ cho phép Đức "chiếm đoạt đặc quyền" trong lĩnh vực năng lượng của châu Âu.

Dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream - 2 đã gặp phản đối liên tiếp bởi những quốc gia trước đây đóng vai trò quá cảnh khí đốt từ Nga đổ sang châu Âu.

Đường ống dẫn khí khiến Nga và EU không còn bị phụ thuộc nhiều vào các đòi hỏi của riêng Ukraine, đặc biệt là những yêu sách và sức ép về chính trị đổ vào kinh tế.

Trong những nỗ lực tìm kiếm tiếng nói chung ở Hội đồng châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã buộc phải hạ giọng với Ukraine, thay đổi quan điểm gọi đây là một dự án kinh tế có thể hàm chứa yếu tố chính trị. Bên cạnh đó, bà Merkel cũng hứa rằng sẽ đề cập tới phía Nga các giải pháp sao cho Ukraine cũng đóng góp một vai trò quan trọng trong dự án.

Tuyên bố mới nhất từ Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine dường như cố tình "bỏ quên" những nhân nhượng mà Thủ tướng Đức dành cho Kiev trước đó, tăng sức ép dư luận lên Berlin khi quốc gia này đang nóng lòng triển khai dự án Nord Stream-2.

Giám đốc điều hành Gazprom, Alexey Miller trước đó không bỏ quên kế hoạch có thể triển khai dự án Nord Stream-3 nếu nhu cầu của châu Âu cho thấy Gazprom có thể triển khai một dự án như vậy.

Hiện nay Đức đang tích cực xây dựng phần đất liền của dự án đường ống dẫn khí này.

Thông báo ngày 3/5 của công ty Nord Stream 2, nhà điều hành dự án cho thấy, tại thành phố Lubmin thuộc bang Mecklenburg-Western Pomerania ở phía đông bắc nước Đức, công việc đang được tiến hành để chuẩn bị công trường xây dựng cho trạm tiếp nhận của North Stream-2 và khu vực hành chính, không gian văn phòng…

Việc chuẩn bị đã được tiến hành trong vài tuần gần đây và hiện đang trong giao đoạn nước rút. Đặc biệt, việc san ủi đất để chuẩn bị mặt bằng, lắp ráp các container văn phòng dã chiến đang được tiến hành, các công trình kỹ thuật trên mặt đất cho đường ống dẫn khí trong tương lai cũng đang được đẩy nhanh tiến độ.

Nhà điều hành Nord Stream 2 đã nhận được cả hai giấy phép cần thiết từ chính quyền Đức (vào cuối tháng 1 và cuối tháng 3/2018), và ngay lập tức từ đầu tháng 4 đã bắt tay thực hiện những công việc chuẩn bị trên mặt đất. Mọi công việc được thực hiện trong khuôn khổ kế hoạch sản xuất cho dự án Nord Stream-2.

Giấy phép từ Đức và Phần Lan đã được cấp. Đan Mạch cũng thông báo rằng quốc gia này không có lý do gì để ngăn cản việc xây dựng Nord Stream-2.

Theo kế hoạch, giấy phép từ Thụy Điển được cấp vào cuối tháng 4/2018, nhưng do có một vài trục trặc trong thủ tục hành chính nên đến nay Gazprom chưa nhận được.

Nếu mọi việc suôn sẻ, việc xây dựng North Stream-2 sẽ hoàn tất vào cuối năm 2019.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...-quyen-3358032/


Tài phiệt Nga hủy hợp đồng triệu USD thuê máy bay Mỹ
Sau khi Mỹ áp lệnh trừng phạt vào cá nhân và Tập đoàn Rusal, tài phiệt Nga trả lại 3 máy bay xa xỉ đã thuê của Gulfstream.

Nhà tài phiệt Nga đang được chú ý đặc biệt thời gian gần đây là Oleg Deripaska - chủ sở hữu Tập đoàn nhôm Rusal đã bị Mỹ liệt vào danh sách trừng phạt mới nhất.

Sau khi bị liệt vào danh sách đen, tỷ phú Oleg Deripaska đã trả lại 3 chiếc máy bay thuộc hãng Gulfstream đã thuê, vốn rất được các doanh nhân giàu có ưa chuộng vì khả năng vận hành và nội thất xa xỉ.

Hiện 3 chiếc máy bay được Công ty buôn bán hàng không Freestream rao bán với giá 29,95 triệu USD mỗi chiếc.

Ông Alireza Ittihadieh, Giám đốc Freestream cho hay, 3 chiếc máy bay thuộc sở hữu của 2 công ty cho vay Credit Suisse và Raiffeisen. Tỷ phú Nga dã thuê chúng thông qua một công ty quản lý.

"Ông Derispaska và công ty bị trừng phạt nên phải trả lại máy bay. Ông ấy phải chấm dứt sớm hợp đồng thuê máy bay theo quy định của lệnh trừng phạt" - ông Ittihadieh nói với Reuters.

Việc tỷ phú Nga phải trả sớm hợp đồng thuê 3 máy bay đắt đỏ đã cho thấy các lệnh trừng phạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân và đế chế kinh doanh của ông Oleg Deripaska thế nào.

Phát ngôn viên của Công ty Credit Suisse từ chối bình luận riêng về vụ việc và trả lời chung rằng: "Credit Suisse làm việc với nhà chức trách tại bất kỳ nơi đâu mà chúng tôi kinh doanh để đảm bảo tuân thủ các biện pháp trừng phạt. Điều này bao gồm tuân thủ lệnh trừng phạt gần đây liên quan đến Nga".

Ông Oleg Deripaska thuộc danh sách đen, quy định cấm đến Mỹ trong khi các công ty và công dân Mỹ bị cấm giao thương với các cá nhân hay công ty có trong danh sách đen.

Ngay sau khi Mỹ áp đòn trừng phạt lên Oleg Deripaska, nhà tài phiệt đã lập tức bốc hơi 905 triệu USD trong ngày 9/4. Trong 2 phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước, tài sản của ông đã sụt hơn 2 tỷ USD.

Ông Deripaska hiện đang nắm giữ 48% cổ phần của Rusal và nắm quyền kiểm soát tập đoàn này thông qua thỏa thuận cổ đông với các cổ đông khác.

Để thuận tiện cho kế hoạch trừng phạt tài phiệt Nga, Bộ Tài chính Mỹ thông báo các khách hàng của United Company Rusal Plc ở Mỹ có thời hạn đến ngày 23/10, thay vì 5/6, để hoàn tất các hợp đồng chấm dứt thương mại với tập đoàn này.

Giá nhôm đã tăng lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2011 do những lo ngại về khả năng thiếu hụt nguồn cung nhôm trên thị trường toàn cầu mà Rusal nắm tỉ trọng lớn. Việc trì hoãn thêm thời gian cho các công ty Mỹ kết thúc hợp đồng với Rusal đã khiến giá nhôm giảm đi chút ít trên Sàn giao dịch kim loại London.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho rằng Rusal đã nhận thấy tác động từ các lệnh trừng phạt của Mỹ vì có dính líu đến Oleg Deripaska, nhưng Chính phủ Mỹ sẽ không đánh lây sang các thể chế ở bên ngoài nước Mỹ có làm ăn với Rusal và những công ty con của tập đoàn này.

Như vậy, Rusal giờ đây đã có thêm thời gian để giải quyết lượng hàng của mình, và kể cả khi các lệnh trừng phạt này không được dỡ bỏ thì người mua cũng có thời gian để tìm các nguồn cung cấp khác.

Giới lãnh đạo EU đã cố gắng thuyết phục Tổng thống Mỹ Donald Trump nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Nga. Trong chuyến thăm Nhà Trắng của Tổng thống Pháp, Washingtong cũng đã có những phản ứng ban đầu “mang tính xây dựng”.

Bộ trưởng Mnuchin cũng cho biết những ảnh hưởng đối với các đối tác và đồng minh của Mỹ sẽ được cân nhắc để có thể đưa ra một lệnh ân xá.

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...bay-my-3358040/
langtubachkhoa
TQ và Iran khai trương tuyến đường sắt xuyên Á, kết nối giữa Bayannur, Khu tự trị nội mông TQ, Tehran, rút ngắn thời gian di chuyển hàng hóa xuống dưới 20 ngày. Báo New York Times cho rằng đây là thông điệp mà TQ gửi đến Trump: "chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục quan hệ thương mại". Người phát ngôn bộ ngoại giao TQ tuyên bố vẫn tiếp tục quan hệ và thương mại bình thường
“maintain normal economic ties and trade.”



China’s new train line to Iran sends message to Trump: We’ll keep trading anyway
(@click here)
https://sputniknews.com/business/2018051210...a-iran-railway/
langtubachkhoa

Bác Phó thử nói xem liệu EU có bỏ được đồng USD k?
Châu Âu loại bỏ đồng dollar Mỹ và dùng euro mua dầu từ Iran
https://baomoi.com/chau-au-loai-bo-dong-dol.../c/26056841.epi


Nga ra mắt nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới
Nga đã công bố nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới, mang tên Akademik Lomonosov, tại cảng biển thuộc thành phố Murmansk, miền Bắc nước này.
Nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov, thuộc sở hữu của tập đoàn điện nhà nước Rosatom, được đóng, xây dựng tại Saint Petersburg. Nhà máy này đã được lai dắt đến Murmansk hôm 17/5.

Nhà máy điện hạt nhân được xây dựng trên con tàu dài 144m, cao 30m, nặng 21.000 tấn. Con tàu này chứa hai lò phản ứng có công suất 35 megawatt mỗi lò. Nhà máy này sẽ được nạp đầy nhiên liệu hạt nhân tại Murmansk trước khi di chuyển đến Siberia.

Theo giới chức Nga, nhà máy điện hạt nhân này có thể sản xuất lượng điện đủ cung cấp cho một thị trấn gồm 200.000 dân, gấp 40 lần so với dân số hiện nay ở Pevek là khoảng 5.000 người.

http://vtv.vn/quoc-te/nga-ra-mat-nha-may-d...20075557549.htm
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.