Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iv
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
langtubachkhoa
Có tin ngoại trưởng Ukraine Klimkin triệu tập đại sứ của Ba Lan, Thổ đến để phản đối việc 2 nước này đã mua than của Donbass từ Nga (do Donbass xuất khẩu vào Nga).
Ngoại trường Ukraine Klimkin nói:




Chúng tôi có thông tin rằng, Nga đã xử lý than từ vùng lãnh thổ chiếm đóng của Ukraine (Donesk và Lugansk) bằng cách trộn lẫn chúng vơi than của Nga để bán sang Thổ Nhĩ Kỹ và thậm chí Ba Lan. Với cách đó, chúng tôi không thể phát hiện ra được bằng các phương pháp hóa học


Ukraine: Russia sends Donbas coal to Turkey and Poland
UkrInform: Klimkin says Russia sells coal from Donbas to Turkey and Poland
Russia sells coal from Donbas to Turkey and Poland - Klimkin

Russia is selling Ukrainian coal, mined in the Donetsk and Luhansk provinces and mixed with coal mined in Russia, said Ukrainian Foreign Minister Pavlo Klimkin at a briefing on the Lviv Security Forum. In this way, coal mined in the Donbas can end up in Turkey and even Poland, UNN reports.

“We have information that Russia is manipulating coal from the occupied territories [of Ukraine], which they mix with Russian coal, so that we cannot simply detect it chemically, and then it goes to Turkey,” Klimkin observed.
http://www.uawire.org/ukraine-russia-sends...rkey-and-poland
https://www.kyivpost.com/ukraine-politics/u...and-poland.html
https://www.ukrinform.net/rubric-economy/25...nd-klimkin.html



Có vẻ như Ukraine không thành công trong việc phong tỏa kinh tế hai vùng này. Cũng thật khó cho Ukraine, vì Donbass vẫn là vựa lúa và tích trữ hầu hết than đá của Ukraine.
Những chuyện này vốn đã xảy ra từ lâu rồi, hai vùng Donesk và Lugansk vẫn xuất khẩu lúa mì và than đá vào Nga, vào Crimea. (Riêng Lugansk còn có nhiều nhà máy chế tạo công cụ (hình như đã bị Nga dỡ đem sang đi khá nhiều. Phía Ukraine phàn nàn rằng các chuyến hàng "nhân đạo" của Nga trong các xe Kamar trước đây, lúc đi mang theo hàng nhân đạo, lúc về đã mang theo khá nhiều thứ quý giá).
Hiện Crimea cũng đang đàm phán để kí kết xuất khẩu lúa mì và than sang Syria, đặc biệt là lúa mì. Chắc chắn nguồn gốc của nó cũng có một phần đến từ Donbass laugh.gif
Hai vùng này trước nay chẳng những tự sống được mà còn góp công lớn nuôi sống phần còn lại của Ukraine, họ đâu cần phải dựa vào Ukraine để mà sống. Họ cũng chẳng thành gánh nặng cho Nga, ngược lại Nga còn kiếm lợi được từ họ, do mua than và lúa mì giá rẻ hơn là mua trực tiếp từ Ukraine.
Sản phẩm mua được vừa để dùng vừa làm trung gian xuất khẩu nữa.

Ukraine không phong tỏa được kinh tế 2 vùng này, mà chính những nước "đồng minh" của Ukraine như Ba Lan, hay quan hệ "tốt" như Thổ có lẽ cũng chả việc gì mà phải ủng hộ Ukraine làm việc này. Mua từ Donbass, dù qua Nga, vẫn rẻ hơn chán so với việc mua qua Ukraine. Với Ba Lan, còn có lợi nữa, là cứ duy trì được tình trạng thế này ở Ukraine, khiến cho Ukraine k diệt được 2 nước này thì càng tốt, vì như thế thì quan hệ giữa Nga và EU khó có thể hồi phục được.
Hồi năm 2008, người "bạn tốt" Ba Lan này cũng đã "ủng hộ" Georgia dành độc lập bằng cách dùng vũ lực đánh lấy Nam Ossesstia như vậy. Với Ba Lan, việc đào sâu mâu thuẫn Nga-EU là trọng yếu, còn việc Georgia hay Ukraine có giữ được toàn vẹn lãnh thổ hay không, không phải là quá quan trọng.
Với Ukraine, nếu còn nguyên vẹn lãnh thổ mà vào NATO hay EU thì có thể còn là đối thủ cạnh tranh của Ba Lan nữa, vì Mỹ nhiều khả năng sẽ thiên vị Ukraine hơn Ba Lan, và tiềm năng về tài nguyên, lãnh thổ của Ukraine hơn hẳn Ba Lan.


Bao Moscow Times (la 1 to bao phuong tay nois ve Nga) noi ve luong khach du lich den Crimea tang vot, pha ky luc ca thoi Xo Viet, bat chap trung phat


Tourism in Crimea at Post-Soviet High, Russian Official Says
https://themoscowtimes.com/news/tourism-cri...cial-says-63132

Bao Tieng Viet
Thấy gì khi lượng du khách đến với Crimea vượt kỷ lục?
Lượng du khách tới Crimea vượt kỷ lục trong 9 tháng đầu năm 2018 đã chứng minh hiệu quả của cầu Kerch đã vượt trên mọi tính toán...

Lượng khách du lịch đến Crimea lập kỷ lục thời hậu Xô Viết


The Moscow Times đưa tin, theo số liệu của Cơ quan quản lý du lịch Crimea, lượng khách du lịch đến thăm bán đảo này tới đầu tháng 10/2018 đã là 6,16 triệu du khách - vượt qua con số kỷ lục 6,1 triệu du khách của cả năm 2012.

“Đến ngày 9/10, chúng tôi đã đón 6,164.000 khách du lịch. Con số này cao hơn 29% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt mọi kỷ lục đã từng lập trong thời kỳ hậu Xô Viết”, người đứng Cơ quan quản lý du lịch Crimea Vadim Volchenko cho biết.

Đặc biệt - theo ông Volchenko - là cứ 6 du khách đến Crimea, thì có 1 du khách đến từ Ukraine. "Khoảng 1 triệu trong tổng số 6 triệu du khách đến Crimea, là từ Ukraine, cao hơn 17% so với cả năm 2017".

Du khách đến Crimea tăng kỷ lục bất chấp các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhắm vào bán đảo này. Thậm chí từ tháng 7/2018, Booking.com đã ngừng kết nối với hệ thống khách sạn ở Crimea để tuân thủ lệnh trừng phạt của Mỹ và EU.

Nên biết Booking.com là một trong những công ty thương mại điện tử du lịch lớn nhất thế giới. Booking.com đầu tư vào công nghệ kỹ thuật cao, giúp khách hàng có thể lập tức đặt chỗ lý tưởng cho mình một cách dễ dàng.

Trang web và các ứng dụng Booking.com được chuyển ngữ sang hơn 40 thứ tiếng, cung cấp tổng cộng 28.980.401 địa điểm đăng ký chính thức, ở 143.389 điểm đến tại 230 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Booking.com đã có mặt ở Crimea cho đến trung tuần tháng 7/2018, dù lệnh trừng phạt với Crimea được áp đặt từ năm 2014. Nhưng từ thượng tuần tháng 7/2018, Booking.com cho biết họ không còn làm việc với khách du lịch đến Crimea nữa.

“Theo các biện pháp trừng phạt, công ty không được phép cung cấp bất kỳ dịch vụ nào liên quan trực tiếp đến các hoạt động du lịch ở Crimea. Tuy nhiên, du khách là doanh nhân vẫn có thể đặt chỗ ở tại Crimea qua hệ thống”, Booking.com thông cáo.

Khi Booking.com ngừng hoạt động dịch vụ đặt chỗ tại Crimea, giới quan sát cho rằng chắc chắn lượng du khách tới Crimea sẽ sụt giảm mạnh và khách sạn tại bán đảo này sẽ phải đối mặt với tình trạng trống vắng.

Tuy nhiên, theo ông Sergey Aksenov, quan chức ngành du lịch Crimea, thì : "Quyết định này không ảnh hưởng đến đặt chỗ, tất cả các gói tour đã được bán cho mùa giải này, không có đe dọa thực sự cho chúng tôi". Và thực tế đã chứng minh điều đó.

Theo ông Volchenko, người đứng Cơ quan quản lý du lịch Crimea, lượng du khách kỷ lục đến Crimea đã mang lại doanh thu lớn cho ngành du lịch của bán đảo này, ước tính tới 400 tỷ rubles - tương đương 6 tỷ USD - chỉ trong 9 tháng đầu năm 2018.

Và theo dự báo, lượng khách đến Crimea sẽ tăng mạnh trong năm 2019, bởi Crimea và Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị khởi động một tuyến phà nối từ các cảng của Crimea trên biển Azov đến các cảng của Thổ Nhĩ Kỳ trên Biển Đen.

“Việc đàm phán với các đại lý vận tải đã hoàn tất. Các cảng Crimea tham gia vào tuyến phà Thổ Nhĩ Kỳ-Crimea sẽ sớm được công bố. Dự kiến mọi việc sẽ bắt đầu vào mùa thu”, Giám đốc điều hành cảng biển Crimea Aleksey Volkov cho biết.

Ông Volkov cũng cho biết thêm :“Các cảng và dịch vụ đã sẵn sàng, điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác sắp tới đã được cung cấp, chúng tôi đang chờ quyết định của đối tác và ký thỏa thuận”.

Tuyến phà sẽ được sử dụng phục vụ cho vận chuyển hàng hóa trong năm nay và vận chuyển hành khách sẽ bắt đầu vào năm 2019. "Với sự ấm lên của mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, tôi nghĩ mọi việc sẽ thuận lợi", ông Volkov nhấn mạnh.

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần thay đổi lập trường về vấn đề Crimea. Năm ngoái, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã ra lệnh cấm tất cả các chuyến hàng từ Crimea và tuyên bố ủng hộ lập trường của Ukraine đối với Crimea.

Song ông Aleksey Obraztsov, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Á và Châu Phi thì cho rằng hợp tác với Nga mang lại cho Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lợi ích hơn là hợp tác với Ukraine, vì vậy Ankara sẽ ngả vể Moscow.

“Ankara không nhận được lợi ích kinh tế đáng kể từ Kiev. Sự lựa chọn giữa Ukraine và Nga là khá rõ ràng đối với Erdogan - Moscow là đối tác chiến lược cả về chính trị và kinh tế”, Economy Today tường thuật.

Hiệu quả kinh tế của cầu Kerch đã thực sự vượt trên mọi tính toán

Theo giới phân tích, lượng du khách tới Crimea vượt kỷ lục trong 9 tháng đầu năm 2018 không thể phủ nhận là có đóng góp quyết định từ việc khánh thành cầu Kerch nối bán đảo Crimea với Bắc Caucasus.

Còn nhớ ngày 5/8 vừa qua - chỉ trong một ngày - đã có tới 32.000 phương tiện lưu thông qua cầu Kerch, con số cao nhất từ khi cây cầu chiến lược này được khánh thành hồi tháng 5/2018.

Theo Cơ quan quản lý và khai thác cầu Kerch, từ khi được khánh thành và đưa vào sử dụng cho đến tháng 8/2018, có khoảng 1,6 triệu lượt xe ô tô và các phương tiện khác đã lưu thông qua cây cầu này.

Tính ra từ khi có cầu Kerch, trung bình mỗi ngày có khoảng 19.000 lượt ô tô và các loại phương tiện khác qua lại giữa bán đảo Crimea với lục địa nước Nga. Con số này cao hơn 20% so với lưu thông qua tuyến phà Kerch Strait trước đó.

Trong khi việc khai thác cầu Kerch còn hạn chế vì mới chỉ dành riêng cho ô tô trọng tải nhẹ, việc vận chuyển hàng hóa bằng xe tải trọng lớn đến mùa thu năm nay mới được bắt đầu. Hệ thống đường sắt của cầu Kerch thì phải năm sau mới hoàn thành.

Điều đó cho thấy cầu Kerch đã đáp ứng mong mỏi của người dân Crimea và việc xây dựng cây cầu này thực sự hiệu quả. Chính quyền Crimea dự kiến khoảng 6 triệu du khách tới thăm bán đảo trong năm 2018, song chỉ hết tháng 9 đã vượt con số đó.

Xin nhắc lại ngày 15/5/2018, cầu Kerch chính thức thông xe, nối vùng Krasnodar ở miền nam nước Nga với bán đảo Crimea sau 4 năm sát nhập. Đây sự kiện trọng đại, đánh dấu sự hoà nhập sâu rộng giữa Crimea với không gian nước Nga.

Theo số liệu của chính phủ Nga, tổng chi phí xây dựng cầu Kerch là 228 tỷ rubles, tương đương 3,69 tỷ USD. Với chiều dài 19 km, cầu Kerch phá vỡ kỷ lục của cầu Vasco da Gama ở Bồ Đào Nha để trở thành cây cầu dài nhất châu Âu.

Ngoài việc đáp ứng nhu cầu về cơ sở hạ tầng để kết nối giao thông, cầu Kerch được xây dựng và hoàn thành còn làm thay đổi giá trị và ý nghĩa đia chính trị-địa chiến lược của bán đảo Crimea với nước Nga.

Theo hồ sơ thiết kế và đánh giá về dự án xây dựng cầu Kerch, mật độ giao thông qua cầu nối Crimea với khu vực Bắc Caucasus được dự báo có thể đạt từ 12.000 đến 13.000 phương tiện/ngày. Và dự kiến tăng khoảng 35-40% trong năm đầu tiên.

Tuy nhiên, chỉ sau chưa đầy 3 tháng thông xe và các hạng mục khác vẫn còn dang dở, công suất của cầu Kerch đã tăng tới 160% so với thiết kế, và chỉ sau chưa đầy 6 tháng thì mọi tính toán về công suất khai thác cầu Kerch đã bị phá vỡ.

Chứng kiến mật độ giao thông trên cầu ngày càng tăng lên, chính phủ Nga được cho là đang cân nhắc xây dựng hệ thống đường cao tốc và đường hầm ở bán đảo Crimea để giúp cho việc lưu thông thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng số liệu về lưu lượng phương tiện lưu thông trên cầu Kerch là không thực tế, mà do cơ quan quản lý và khai thác cầu Kerch phóng đại, nên việc xây dựng đường cao tốc và đường hầm ở Crimea là ý tưởng điên rồ.

Song cho đến nay thực tế đã chứng minh hiệu quả và lợi ích của cầu Kerch đã vượt trên mọi tính toán, vượt ngoài mọi mong đợi, vì vậy việc xây dựng đường cao tốc và đường hầm ở Crimea cần phải sớm được xúc tiến.
langtubachkhoa
Co 1 ban minh91 tren OF chiu kho dich may bai bao nay ve tranh chap hai san tren bien Azov va dau khi tren Crimea. May bai nay, co bai minh da xem tu cach day khoang 1 thang, co bai da xem tu nam ngoai roi, nhung luoi cha buon dich, cam on ban do da dich va tom luoc ho hehe.gif

Dangerous Waters: Azov Sea fishermen fear being caught by Russians
(@click here)

(@click here)

(@click here)

Tài nguyên trong xung đột Ukraine, chúng ta chú ý quá nhiều đến các mỏ dầu khí ngoài khơi Crimea, các nhà máy luyện kim và các vỉa than khổng lồ ở Donetsk, Luhansk, mà quên mất đi một thứ "vàng biết đẻ" khác trong lòng biển Đen và biển Azov-đó là cá.
Trong thời kì tồn tại của Liên Xô, chỉ riêng thị trấn Krech trên bán đảo Crimea đã đóng góp đến 5% sản lượng cá của toàn liên bang. Biển Azov cũng được coi là khu vực giàu trữ lượng cá nhất, với năng suất gấp 6,5 lần so với biển Caspian và hơn 40 lần so với Biển Đen. Đó là lí do mà ngay trong tháng 04/2014, một phái đoàn của Bộ Nông nghiệp Nga và Cơ quan Thủy sản Liên bang Nga (Rosrybolovstvo) đã đến Crimea khảo sát và sớm hoạch định một kế hoạch phát triển nghề cá ở đây. Vào thời điểm trước khi sát nhập vào Nga, Crimea chiếm 60% sản lượng cá toàn Ukraine , bao gồm 89 doanh nghiệp đánh cá đã sử dụng 42 tàu cỡ lớn và khoảng 300 tàu nhỏ , cùng 27 doanh nghiệp nuôi trồng cá nước ngọt và loài nhuyễn thể; và cũng vào thời điểm ấy Nga chỉ khái thác được ở khu vực biển Đen-Azov một sản lượng 30.000 tấn/năm.
Sau khi Nga sát nhập, các doanh nghiệp đánh bắt cá được khuyến khích đầu tư vào Crimea, từ đó số lượng doanh nghiệp đánh bắt tại đây tăng mạnh từ 89 doanh nghiệp (2014) lên 181 doanh nghiệp (2015), và đạt 304 doanh nghiệp vào năm 2017. Cùng với đó là tổng sản lượng cá đánh bắt bắt ở biển Đen-Azov của Nga cũng tăng vọt từ 30.000 tấn năm 2014 đến năm 2016 đã đạt 103.000 tấn, trong đó Crimea đóng góp từ 52.000 đến 59.000 tấn. Với xu hướng đó, Nga đang có tham vọng khôi phục lại sản lượng thời Liên Xô, tức là đạt đến 117.000 tấn. Sự phát triển nhìn chung là tích cực, tuy nhiên có một số ngư dân Crimea đã bị phá sản trong quá trình này vì Ukraine cấm biên nên họ không thể bán cá vào Ukraine, mà chuyển cá sang Nga thì chi phí đắt hơn.

Bị lấy mất một mối lợi quá lớn, Ukraine dĩ nhiên không cam lòng. Ngày 25/03/2018, tại vùng biển Azov, tuần duyên Ukraine bắt giữ một tàu cá mang cờ Nga đến từ Crimea cùng 9 thành viên thủy thủ đoàn sau đó đem những người này ra tòa xét xử. Theo lời kể của các thủy thủ thì phía Ukraine ra điều kiện những thủy thủ viết đơn bỏ quốc tịch Nga thì sẽ được thả. Bộ ngoại giao Nga đã có phản ứng trong tháng 04/2018-"Chúng tôi yêu cầu (Ukraine) chấm dứt chế nhạo công dân Nga và cho họ cơ hội để trở về nhà với gia đình của họ mà không có trở ngại". “Sự kiên nhẫn của chúng tôi không phải là không giới hạn. Chúng tôi có quyền phản hồi một cách nghiêm túc. ”
Nói đi đôi với làm, ngay trong tháng 5/2018, Nga đã bắt giữ một tàu cá Ukraine cũng 5 thủy thủ đoàn mà họ cho là đánh bắt trái phép trong lãnh hải của họ. Chưa dừng lại ở đó tuần duyên Nga, tiến hành chặn và kiểm tra các tàu hàng ra vào cảng của Ukraine ở Biển Azov, ươc tính việc kiểm tra làm chậm trễ các tàu hàng gây thiệt hại cho họ từ 5000-13000 USD mỗi ngày. Những đó chưa phải là tất cả, việc tuần duyên Nga tăng cường tuần tra và chặn bắt đã khiến biên phòng Ukraine phải cảnh báo ngư dân không nên đánh bắt xa bờ. Tuy bị mất Crimea, nhưng phần bờ biển còn lại ở biển Azov của Ukraine là nơi kiếm kế sinh nhai của 200 doanh nghiệp cùng 20.000 ngư dân, hàng tháng trung bình họ có thể kiếm được khoảng 296 USD, nếu được mùa thì con số này là 441 USD, những con số không tồi nếu xét trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng. Tuy nhiên nếu không đi xa bờ và đánh bắt đủ cá thì ngư dân Ukraine chỉ được chủ tàu trả mức lương cơ bản là 118 USD/tháng.
Căng thẳng vẫn chưa chấm dứt, ngư dân Ukraine thì không thể chờ và họ phải mạo hiểm đi đánh bắt dưới sự kiểm soát của tuần duyên Nga. Tuy vậy,theo lời kể của ngư dân Ukraine, sẽ chẳng có vấn đề gì với tuần duyên Nga nếu đem theo đầy đủ giấy tờ. Còn chính phủ Ukraine, họ chẳng thể làm gì hơn ngoài trông mong một lời nói giúp từ EU và cố gắng mở thêm các ngư trường khác để bù vào sản lượng khổng lồ đã mất.



Crimea có một trữ lượng dầu khí lớn với các mỏ phía tây đã đi vào khai thác, và nếu Nga không sát nhập thì các công ty Exxon Mobil và Royal Dutch Shell đã đầu tư 735 triệu đô cho hai giếng thuộc khu vực này. Ngoài ra còn hẳn 4 khu vực có tiềm năng phía nam Crimea , đặc biệt là khu vực Skifska ( khu màu xanh dương của hình số 4) được báo cáo là có trữ lượng 200-250 tỷ mét khối khí đốt. Tổng thống của "cách mạng cam"- ông Yushchenko, từng hy vọng dựa vào các trữ lượng này để Ukraine giảm phụ thuộc vào khí đốt của Nga.

Mọi việc bắt đầu đảo lộn khi Nga sát nhập Crimea, và họ cũng quốc hữu hóa luôn công ty dầu khí Chornomornaftogaz(công ty của Ukraine sở hữu và chịu trách nhiệm khai thác dầu khí của Crimea) cùng với 2 giàn khoan dầu ngoài khơi Crimea. Chỉ riêng việc quốc hữu hóa này Ukraine ước tính họ đã thiệt hại 15,7 tỷ USD. Và sau đó Nga đã dùng hai giàn khoan này để khai thác khí đốt tại biển Crimea, phía Ukraine ước tính đến nay Nga đã khai thác được 3 tỷ mét khối khí tại đây.
Dĩ nhiên là Ukraine không cam tâm nhìn hàng chục triệu đô từng là của họ liên tục bị hút và bơm đi ngay trước mũi của mình như vậy. Họ thường xuyên dùng số tàu tuần tiễu ít ỏi còn sót lại của hạm- đội-vốn-đã-tan-tành-sau-biến-cố-Crimea để quấy phá việc khai thác và thậm chí tìm cơ hội để cướp lại hai giàn khoan đang hút khí trên biển Crimea. Tuy nhiên các tàu của Ukraine phải rút lui khi Nga luôn cử các tàu chiến mạnh hơn để bảo vệ các mỏ này. Thậm chí trên các giàn khoan còn có cả lực lượng vũ trang để bảo vệ .

Crimea sắp được đấu nối trực tiếp vào hệ thống dẫn khí từ đất liền của Nga. Với bước đi này, Nga càng ngày càng hoàn thiện việc quản lí và khai thác tài nguyên và kinh tế của bán đảo. Và trong cuộc tranh chấp trên biển này, cơ hội hiện tại của Ukraine gần như vẫn là bằng không khi trong tay họ vẫn còn thiếu những con bài có thể đe dọa hoặc mặc cả được với Nga.




langtubachkhoa
Cai nay co gi bat ngo nhi? ICBM chuyen thanh ten lua phong ve tinh thi co gi la dau. Ngay ten lua Soyuz cua Nga, dua nguoi len ISS hien nay, cung bat dau la mot qua ten lua ICBM day thoi

Nga chinh phục không gian bằng tên lửa ICBM
Theo Sputnik, Nga đang có kế hoạch gây bất ngờ lớn khi hoán cải những tên lửa ICBM Topol-M loại biên thành phương tiện phóng vệ tinh.


Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một thông báo: "Ngành công nghiệp tên lửa đang xem xét dự án hoán cải tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Topol bị loại biên, biến chúng trở thành hệ thống mang vệ tinh hạng nhẹ cho chương trình không gian của Nga".

Bộ Quốc phòng Nga giải thích, hiện nay tổ hợp tên lửa Topol đang dần bị loại biên và được thay thế bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars tối tân hơn. Được biết, hiện Lực lượng tên lửa chiến lược Nga vẫn duy trì ít nhất 70 tên lửa Topol trong biên chế, chúng nhiều khả năng bị tháo dỡ bán sắt vụn nếu không được hoán cải và nhận nhiệm vụ mới.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/nga...a-icbm-3368263/

Tap doan Rostec nay cung nam trong dien bi trung phat cua My, VN cung ghe nhi, dam hop tac a? Khong biet VN co hoc duoc gi hay khong? Ngay xua An Do cung nho Lien Xo tro giup cong nghiep nhu VN ma thanh cong, nhung VN lai chang hoc duoc gi. Khong ro bay gio the nao?

Rostec - Tập đoàn quốc phòng số 1 Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghệ vũ trụ
Ông Sergey Chemezov - TGĐ Rostec tuyên bố Tập đoàn hàng đầu của Nga về công nghiệp quốc phòng này sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển công nghệ vũ trụ.
Thông cáo báo chí vừa phát đi từ Tập đoàn Rostec cho biết họ sẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam trong các chương trình công nghệ hàng không vũ trụ. Theo đó, với năng lực vượt trội, Tập đoàn Rostec có thể giúp Việt Nam trong Chiến lược Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ cho tới năm 2020.
Rostec đang có sự phát triển nhanh chóng và năng động trong ngành công nghiệp vũ trụ, tích hợp hiệu quả thành tựu công nghệ từ nhiều lĩnh vực khám phá không gian. Trong đó:
- Động cơ (tên lửa đẩy) được sản xuất bởi Liên hiệp chế tạo động cơ thống nhất (UEC) đã đưa các tàu vũ trụ Soyuz lên không gian.
- Technodinamika sản xuất các hệ thống hỗ trợ sự sống và sinh hoạt cho các phi công và phi hành gia, bao gồm cả bộ đồ chuyên dùng cho phi công vũ trụ Orlan-MKS.
- Hệ thống quang học thiết kế bởi Shvabe được lắp đặt trên các vệ tinh thám sát trái đất và chúng cũng được sử dụng phổ trên các phương tiện giám sát chủ yếu trên thế giới.
- RT‑Chemcomposite chế tạo vật liệu composit độc đáo có khả năng chịu được siêu trọng tải và nhiệt độ lớn.

"Nga và Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác truyền thống lâu dài hết sức hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Việt Nam đang đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực khám phá không gian, và chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các dự án của các bạn Việt Nam", ông Sergey Chemezov - TGĐ Tập đoàn Rostec vui mừng bày tỏ.

"Rostec có nền tảng vượt trội trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ không gian. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp các giải pháp tích hợp để ứng dụng vào những chương trình không gian của Chính phủ Việt Nam".
Vì thế, thông qua Công ty xuất khẩu vũ khí quốc doanh Rosoboronexport (thành viên của Tập đoàn Rostec) và trên cơ sở mối quan tâm các đối tác (nước ngoài), các doanh nghiệp chế tạo tên lửa - công nghệ vũ trụ Nga thiết kế và phóng những phương tiện vũ trụ với nhiều ứng dụng khác nhau.

Đồng thời các thành viên của Rostec còn sản xuất những hệ thống điều khiển mặt đất để quản lý điều hành tàu vũ trụ và chế tạo nhiều tổ hợp để tiếp nhận và xử lý dữ liệu thu được từ các tàu vũ trụ cũng như cung cấp cho đối tác nước ngoài những dữ liệu bản đồ không gian dựa trên kết quả từ các cuộc khám phá vũ trụ.
Bên cạnh đó, Rosoboronexport cũng hỗ trợ đào tạo chuyên gia cho các nước đối tác để tiếp thu quy trình xử lý và phân tích những dữ liệu nhận được từ các phương tiện thám sát trái đất.
Rosoboronexport sẵn sàng đề xuất các dự án độc đáo một cách toàn diện và hiệu quả dành cho đối tác, ví dụ cụ thể như đưa nhà du hành vũ trụ người Malaysia lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) trong khuôn khổ hợp đồng cung cấp tiêm kích đa năng Su-30MKM cho nước này.
Tính đến nay, Rosoboronexport đã hỗ trợ thành công trong việc đưa 30 phương tiện không gian từ 14 quốc gia lên vũ trụ, bao gồm cả các quốc gia như Anh, Đức, Italia, Trung Quốc, Na Uy, Thụy Điển và Cơ quan Vũ trụ châu Âu.

http://soha.vn/rostec-tap-doan-quoc-phong-...30205140935.htm
https://vn.sputniknews.com/vietnam_russia/2...c-voi-viet-nam/


langtubachkhoa
Đại sứ Ukraine tố Nga bí mật cung cấp vũ khí cho Donbass từ Bán đảo Crimea
Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 30/10, Đại sứ Ukraine tại Liên Hợp Quốc Vladimir Yelchenko tuyên bố, Nga đang sử dụng Biển Azov để bí mật cung cấp vũ khí cho Donbass, miền Đông Ukraine.

"Nga sử dụng biển Azov như một kênh bổ sung để bí mật cung cấp vũ khí vào Donbass từ lãnh thổ của Crimea," Đại sứ Ukraine tại Liên Hợp Quốc Vladimir Yelchenko cho biết, đồng thời nói thêm rằng Nga muốn tạo ra cái gọi là "hành lang Crimea" ở Biển Azov.

"Mối đe dọa của một cuộc tấn công trên biển từ hướng biển Azov trong trường hợp một cuộc đối đầu quân sự quy mô lớn vẫn là một nguồn bất ổn an ninh trong khu vực Donetsk", ông Yelchenko nhấn mạnh.

Ngoài ra, Đại sứ Ukraine cho biết, biển Azov đã trở thành một “nhà hát” của các hoạt động quân sự của Nga nhằm chống lại Ukraine, bao gồm cả trong các kế hoạch kinh tế và thương mại. Theo ông, trong sáu tháng qua, Nga đã dừng hơn 200 tàu trên đường tới Berdyansk và Mariupol, dẫn đến tổn thất thương mại lớn cho các cảng của các thành phố này.

Đồng thời, ông Yelchenko đã chỉ trích việc Nga xây cầu Crimea là bất hợp pháp, tạo ra "những rào cản đối với việc điều hướng quốc tế".

"Chiều cao của cây cầu so với mực nước biển chỉ là 35 mét, và chỉ các tàu có chiều cao chưa tới 33 mét và chiều dài dưới 160 mét có thể đi qua nó. Do đó, tàu Panamax và nhiều tàu Handymax không còn có thể đi qua eo biển Kerch", ông Yelchenko nói thêm.

Tình hình hàng hải ở Biển Azov trở nên căng thẳng hơn kể từ đầu năm đến nay. Hồi tháng 3/2018, Ukraine bắt giữ tàu đánh cá Nord của Nga với lý do tàu này ghé Bán đảo Crimea bất hợp pháp "với mục đích làm tổn hại đến lợi ích quốc gia Ukraine". Vào tháng Tám, tàu chở dầu Mechanic Pogodin cũng bị bắt giữ tại cảng Kherson.

Moscow xem hành động của Kiev là "khủng bố biển", chính quyền Nga đáp trả bằng cách tăng cường tuần tra biên giới trên phần biển Azov của mình. Sau đó, lính biên phòng Ukraine nói rằng người Nga "đã bắt đầu một chính sách nghiêm ngặt về việc giam giữ và kiểm tra tàu thuyền tại khu vực này". FSB (lực lượng an ninh Nga) giải thích họ đang kiểm tra tàu theo luật biển quốc tế.

Sau đó, Kiev tuyên bố ý định tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trên Biển Azov và thành lập căn cứ hải quân trong khu vực này. Đặc biệt, chỉ huy lực lượng mặt đất thuộc lực lượng vũ trang Ukraine Sergey Popko đã đề cập tới việc điều quân đội Ukraine đến biển Azov.

Năm 2003, Moscow và Kiev đã ký một thỏa thuận về tình trạng biển Azov và eo biển Kerch. Theo tài liệu, trong lịch sử những vùng lãnh thổ này là vùng nước nội bộ của Nga và Ukraine. Thỏa thuận này xác định các quy tắc di chuyển của tàu thương mại và tàu chiến trong khu vực quy định của mỗi nước, và cũng đề cập tới các vấn đề hợp tác Nga-Ukraine trong lĩnh vực vận tải biển.
http://infonet.vn/dai-su-ukraine-to-nga-bi...post280369.info

Giới chuyên gia dự đoán hậu quả của việc Nga tẩy chay đồng USD
Việc từ bỏ sự phụ thuộc vào đồng tiền Mỹ đang được Chính phủ Nga thực hiện nhằm đối phó với các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga. Sự thay đổi này dù có ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga song nó cũng không gây tổn hại đến người dân nước này.
Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế trên tờ Izvestia của Nga, việc loại bỏ đồng USD ra khỏi các giao dịch có thể gây ra ảnh hưởng "nhỏ" đến nền kinh tế Nga.


Theo đó, các nhà kinh tế tin rằng việc loại bỏ đồng tiền Mỹ có thể ảnh hưởng chủ yếu đến các thành phố lớn, vì lượng tiền USD giấy được lưu hành tại các thành phố này ước tính khoảng 80 tỷ USD. Tuy nhiên, trong lĩnh vực doanh thu bán lẻ không dùng tiền mặt thì có rủi ro ít hơn.

Đồng thời, các chuyên gia nhận định, đối với người dân, rủi ro chủ yếu chỉ là về mặt lý thuyết do sự phức tạp và bất lợi tiềm ẩn trong quá trình chuyển đổi đồng USD trong doanh thu quốc dân.

Ngoài ra, theo các nhà kinh tế được tờ báo phỏng vấn, các rủi ro đối với tiền gửi là tối thiểu và chủ yếu đến từ Hoa Kỳ, tuy nhiên các biện pháp thích hợp đang được thực hiện để phòng tránh nguy cơ này.

Các chuyên gia nói thêm rằng việc loại bỏ sự phụ thuộc vào đồng USD trong hoạt động ngoại thương sẽ mất một thời gian dài: một số nhà thầu có thể không tái thương lượng được hợp đồng, còn số khác sẽ phải trả phí cao hơn để bù đắp cho sự biến động tỷ giá hối đoái.

Ngoài ra, các nhà kinh tế nhấn mạnh, ý tưởng từ bỏ đồng USD không xuất phát từ "mong muốn làm tổn hại đến công dân", những người có tiền gửi bằng ngoại tệ hay tiền mặt, mà xuất phát từ việc điều chỉnh biện pháp bảo vệ trong trường hợp có thêm các trừng phạt mới chống lại Moscow.

Trước đó, trên một loạt các phương tiện truyền thông đã xuất hiện thông tin về việc chính phủ Nga đang phát triển một dự án nhằm giảm USD hóa nền kinh tế dựa trên các đề xuất từ Chủ tịch ngân hàng VTB Andrey Kostin, và tài liệu này sẽ được Thủ tướng Dmitry Medvedev phê duyệt trong một hoặc hai tuần tới.

Đại diện truyền thông Chính phủ Nga cho biết vấn đề giảm sự phụ thuộc của đồng USD đối với nền kinh tế đang được thực hiện, tuy nhiên chính phủ chưa có kế hoạch hoàn toàn từ bỏ đồng tiền Mỹ. Phát biểu bên lề Tuần lễ Năng lượng Nga, Trợ lý kinh tế Tổng thống Nga Andrey Belousov đã xác nhận hiện ông đã nhận được sự ủy thác của Tổng thống Vladimir Putin để tiến hành công việc này.
https://infonet.vn/gioi-chuyen-gia-du-doan-...post280415.info


Những biện pháp trả đũa của Nga đối với lệnh cấm vận của Ukraine
Ria Novosti dẫn nguồn tin trong Chính phủ Nga cho biết, các biện pháp trả đũa của Nga sẽ không ảnh hưởng đến người dân Ukraine, song nó sẽ đánh mạnh vào kinh tế đối với các công ty và cá nhân Ukraine bị cáo buộc là gây thiệt hại cho Moscow.


Mới đây, một nguồn tin giấu tên trong Chính phủ Nga tiết lộ: Chính phủ nước này đang hoàn thành các công việc cần thiết để giới thiệu một nghị định bao gồm các biện pháp kinh tế trả đũa đối với các biện pháp trừng phạt của Ukraine.

Nguồn tin cho biết: "Trong tương lai gần, tài liệu nói trên sẽ được trình lên chính phủ và sau khi được ký sẽ cho ban hành". Được biết, các biện pháp trả đũa sẽ ảnh hưởng đến khoảng 360 công ty và hơn 50 cá nhân Ukraine.

Đề cập đến các cá nhân nằm trong danh sách, nguồn tin lưu ý sẽ có nhiều bất ngờ đáng quan tâm dành cho các công dân Ukraine. Theo nguồn tin, một số nhà lãnh đạo Ukraine có quan điểm cấp tiến trong quan hệ với Nga, cũng không ngại kiếm lời trên chính mối quan hệ này.

Các biện pháp kinh tế đặc biệt
Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh về các biện pháp kinh tế đặc biệt liên quan đến hành động không thân thiện và đi ngược lại pháp luật quốc tế của Ukraine chống Nga.

Thủ tướng Dmitry Medvedev tuyên bố, các biện pháp trả đũa ảnh hưởng tới hàng trăm công dân Ukraine cũng như các công ty Ukraine bị cáo buộc gây thiệt hại cho lợi ích của Nga.

Ông cho biết, các biện pháp sẽ bao gồm việc phong tỏa tài sản của các cá nhân và ngăn chặn việc rút vốn cũng như cung cấp hàng hóa từ Ukraine. Đồng thời, ông đảm bảo rằng các biện pháp trừng phạt sẽ không ảnh hưởng đến toàn bộ người dân Ukraine.

Các biện pháp hạn chế của Ukraine đã khiến Nga đi đến quyết định giới thiệu các biện pháp trừng phạt đáp trả các hành động của Kiev. Trước đó, vào tháng 5/2018, Tổng thống Poroshenko đã cho ban hành quyết định của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine, theo đó Ukraine sẽ mở rộng các biện pháp trừng phạt chống lại các tổ chức pháp nhân và cá nhân Nga, cũng như mở rộng các biện pháp hạn chế đã áp dụng trong những năm trước.

Vào cuối năm 2016, Tổng thống Ukraine ký đạo luật về cơ chế hạn chế lưu hành trên thị trường Ukraine đối với các tài liệu in ấn có "nội dung chống Ukraine" có nguồn gốc từ Nga. Các nhà chức trách hy vọng rằng những biện pháp này sẽ kích thích thị trường in ấn Ukraine, đặc biệt, là các cuốn sách bằng tiếng Ukraine. Hiện giờ tất cả các văn bản in ấn được nhập khẩu vào Ukraine đều phải qua Ủy ban Truyền hình và Phát thanh quốc gia phê duyệt.

Tháng 1/2015, Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) đã thông qua một tuyên bố theo đó Nga được gọi là "nước xâm lược", bởi Kiev tin rằng Nga đang can thiệp vào các vấn đề của Ukraine và đồng thời là một bên trong cuộc xung đột ở Donbass. Tuy nhiên Kiev không đưa ra được bằng chứng nào cụ thể liên quan đến tuyên bố này. Bộ Ngoại giao Nga đã gọi những cáo buộc này là "những tuyên bố công khai chưa được kiểm chứng".
https://infonet.vn/nhung-bien-phap-tra-dua-...post280375.info
Phó Thường Nhân
Viết tiếp về phần trên.
Về nội chính việc Tổng bí thư-Chủ tịch nước là một người, cũng làm cho hệ thống quyền lực nhà nước rõ ràng hơn, mặc dù theo truyền thống (và người ta không thể bỏ được, ngay cả khi có ý thức) là lãnh đạo tập thể. Và nó sẽ củng cố nhà nước Pháp quyền. Tại sao ?
Hiện tại trên thế giới có nhiều hình thái nhà nước khác nhau. Chế độ đa nguyên đa đảng của phương Tây, rồi chế độ một đảng ở VN, chế độ một đảng to, nhiều đảng nhỏ ở TQ, chế độ hồi giáo ở I ran .. là những ví dụ. Mặc dù chúng khác nhau, nhưng cũng đều phải bảo đảm được những nhiệm vụ chung của nhà nước về bảo đảm an ninh, bảo đảm chủ quyền, phát triển kinh tế, thực hiện hợp tác trong quá trình toàn cầu hoá. Cho đến nay, nhà nước vẫn là mắt xích chủ yếu trong hợp tác, phát triển. Hiện nay cái mô hình này đang chịu những thách thức lớn, do bị những tác nhân khác cạnh tranh, ví dụ các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, liên minh nhà nước bằng cách “nhượng lại” một phần chủ quyền, ví dụ EU. Sự phát triển thương mại của các đô thị xuyên biên giới, hệ thống ngân hàng tài chính thế giới..v..v.. nhưng nếu nhìn kỹ ra phân tích tới tận cùng, thì sau các tác nhân này luôn luôn có nhà nước chống lưng. Và nhà nước nào chống lưng được nhiều nhất, là nhà nước đó có lợi thế trong phát triển kinh tế.
Điểm chung của tất cả các hình thái nhà nước này là pháp quyền.Nhà nước pháp quyền là hình thái quản lý xã hội phù hợp với nền kinh tế thị trường tự do, bởi các tác nhân trong môi trường này chủ động hoạt động theo nguyên tắc lỗ/lãi nhằm vào tích luỹ vốn. Vì chủ động hoạt động nên tự do. Vì tự do nên mới phải có pháp quyền để làm chuẩn mực hoạt động. Pháp quyền thể hiện như thế nào trong thực tế. Nó có ba nguồn thể hiện khác nhau.
1- Pháp luật là công cụ để trừng phạt, bảo vệ một giai cấp, hay một tầng lớp xã hội. Pháp luật vì thế có tính giai cấp, và bảo vệ tổ chức một hình thái kinh tế nhất định do giai cấp đó tạo ra. Điều này thì ai đã từng học chủ nghĩa Mác-Lê nin đều biết, vì đây là cách hiểu luật theo hệ thống tư tưởng này. Hiểu theo kiểu này thì ta có cụm từ pháp trị. Tức là cai trị bằng luật pháp. Điều này thì ở VN đã có từ thời phong kiến. Và đã có những học giả trong bách gia chư tử ở TQ nói đến nó từ 500 năm trước công lịch, như Hàn Phi, Thương Ưởng, Quản Trọng, .. Đây cũng là kiểu hiểu của Nho giáo.
2- Pháp luật là cái chuẩn để mọi tác nhân trong xã hội (cá nhân và pháp nhân) vin vào đó bảo vệ quyền lợi của mình. Từ pháp quyền có lẽ tương ứng với cái lý này nhất, vì ở đây có Pháp(luật pháp) như là công cụ. Và quyền (quyền lợi). Cụm từ Pháp quyền có thể hiểu là quyền lợi được bảo vệ bởi luật pháp. Cách dẫn giải này có từ cách mạng tư sản trên thế giới, có thể coi nó bắt đầu bằng Bill of right của vương triều Anh vào cuối thế kỷ XVI. Các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp, Hà lan, Mỹ .. đều đề cao điều này.
3- Pháp quyền nhập hồn vào chức vụ, vào cơ cấu. Điển hình nhất là sự nhập quyền vào vai trò của Vua, trong chế độ phong kiến. Nhưng nó vẫn tồn tại thông qua quản lý hành chính, và sự tương tác của các tổ chức nhà nước : chính phủ, nghị viện, tổng thống..hiện nay
Nhìn vào ba cái nguồn trên, người ta dễ có cảm tính là cái điều số 2, có vẻ hay nhất, và như vậy có cảm tình với chế độ tư bản đại nghị. Trong thực tế cuộc sống, không có hệ thống luật pháp của nước nào thiếu ba điều trên. Lấy ví dụ nước Anh, là một nước đại nghị tư sản điển hình, nước này không có hiến pháp. Vì hiến pháp ..chính là Hoàng Hậu Anh và gia đình hoàng gia (điều 3). Nếu ở các nước tư bản phát triển, điều số 2 được tuyên truyền rộng rãi, thì người ta cũng không thể phủ nhận luật pháp của nó có tính giai cấp, sẵn sàng trừng trị tất cả các hành động có thể dẫn đến sự sụp đổ của chế độ tư sản (điều 1). Như vậy vấn đề nó là ở chỗ, ba cái kiểu pháp quyền ở trên đan xen nhau thế nào, tác động lẫn nhau ra sao..
Ở VN, do nước ta có truyền thống nhà nước lâu đời, nhưng ứng dụng luật pháp chủ yếu là điều 1 (dùng pháp luật trừng trị) và điều 3 (quyền lực hành chính “nhập hồn” luật) nên có rất nhiều bất cập trong vịêc dùng luật quản lý xã hội. Khi luật đưa ra, điều quan trọng không chỉ là luật nói gì, quy định gì.. mà nghị định áp dụng luật của chính phủ, cũng như thái độ của người thực thi pháp luật như thế nào, dùng luật ấy ra sao. Trong nhiều trường hợp, luật trở thành cái cớ để gây khó dễ, hạch sách. Luật đáng nhẽ là quyền mà người ta có thể vin vào để bảo vệ quyền lợi, thì lại trở thành cái cớ gây phiền hà.
Như vậy để cho chế độ pháp quyền ở VN kiện toàn hơn, thì phải làm rõ sự nhập hồn của Pháp quyền rõ ràng hơn. Việc nhập vai trò tổng bí thư và chủ tịch nước làm một là đi theo phương hướng này.
Phó Thường Nhân
Bàn loạn thêm một tí về đường sắt chạy nhanh. Về mặt lịch sử, thì phương tiện giao thông đường sắt là của thế kỷ thứ XIX. Hầu hết các hệ thống đường sắt trên thế giới đều được xây vào thời kỳ này. Thế kỷ XX là kỷ nguyên của ô tô, và đường cao tốc. Ở nhiều nước như ở Mỹ, đường sắt bị bỏ hoang, thậm chí còn bị dỡ đi, để cho ô tô có độc quyền.
Từ giữa thế kỷ XX, có một số nước cách tân đường sắt. Đi đầu là Nhật, rồi đến Pháp và Đức. Chỉ có ba nước này là có công nghệ nguồn (nói kiểu VN bây giờ), có nghĩa là họ là những nước chế tạo được tầu nhanh, và mỗi nước đều có công nghệ riêng. Nước có công nghệ đi xa nhất là Nhật, rồi đến Pháp, Đức. Đường sắt như vậy có điều gì mà những nước này quan tâm.
Lấy trường hợp của Nhật, Nhật là một nước đông dân cư, đô thị san sát nhau. Nhưng ai đã đi Nhật, mà đã từng đi tầu nhanh của nó, thì thấy từ Tokyo đến Kyoto, Osaka, người ta có thể coi nó là một quần thể đô thị liên tục, dù mang các tên khác nhau. Quần thể đô thị đó lỡ cỡ nằm giữa giao thông đường bộ bằng ô tô (đi quá chậm vì quá xa), và hàng không (khoảng cách quá ngắn, để hàng không có thể phát huy tác dụng).
Ở nước Đức ta cũng thấy điều này. Vùng đô thị quan trong nhất của Đức, nằm gần biên giới Pháp là hàng loạt các đô thị, cách nhau không xa, là trái tim công nghiệp Đức.
Ở nước Pháp không có hiện tượng này, vì chỉ có Paris nổi lên như một trung tâm, nhưng giữa Paris và các vùng khác của Pháp, thì khoảng cách của nó cũng vào dạng “đi ô tô quá xa, đi máy bay quá gần”.
Người ta có thể tính kiểu kinh nghiệm là dưới 500Km, thì hàng không không hiệu quả. Tại sao ? vì tốc độ bay của máy bay dân dụng, tính kiểu Airbus khoảng 800 km/h. Nhưng nó cần thời gian cất cánh, hạ cánh. Nếu khoảng cách quá ngắn, thì máy bay chưa kịp đạt tốc độ tối ưu kinh tế, đã phải giảm tốc độ để hạ cánh. Không kể đi ra tới sân bay, thủ tục rườm ra. Thời gian mất vào việc đi ra đi về sân bay đã nhiều hơn thời gian đi thực sự.
Tầu hoả, với các ga ở ngay trong trung tâm, đã khiến việc sử dụng nó kinh tế hơn. Không kể số lượng người chở bằng tầu nhiều hơn máy bay.
Nếu tính cả việc bảo vệ môi trường, cùng với tình trạng kẹt xe cộ trên đường, thì tầu hoả nhanh là một ứng cử viên sáng giá cho giao thông công cộng ở bán kinh 500km.
Cũng nhân đây nói thêm, có nước như Hà lan, mật độ dân số nó rất đông, không khác gì ở đồng bằng bắc bộ, nhưng vì đất nó nhỏ, khoảng cách hai đầu đất nước dưới 200km, nên họ cũng xây dựng một hệ thống .. tầu điện liên tỉnh. Và tốc độ của nó chỉ như tầu điện thành phố, vì nó chính là tầu điện thành phố kéo dài, không cần tới tầu hoả chạy nhanh.
Tầu hoả chạy nhanh như vậy ở Nhật và Đức, đã giải quyết được vấn đề giao thông liên tỉnh giữa các thành phố đông dân nhưng gần nhau. Giúp giải toả được hệ thống giao thông đường bộ.
Ở Nhật nó còn làm được một điều nữa, mà có lẽ VN nên học. Đó là việc dùng đường sắt chạy nhanh này để quy hoạch lãnh thổ. Tạo ra các vùng kinh tế kiểu Vân Đồn, Vân Phong, Quảng Ninh tiềm năng. quanh các ga Tại sao ? vì Nhật đã khôn ngoan kết hợp giữa các nhà ga và trung tâm thành phố. Quanh các ga của Nhật, nó đều hình thành một cụm trung tâm bao gồm siêu thị, bệnh viện, tổ chức hành chính, ngân hàng, trường học .. Nếu ai đã sang Nhật, thì không thể không đặt câu hỏi, tại sao ở những tụ điểm thành phố, ở dưới bao giờ cũng có nhà ga. Điển hình như nhà ga trung tâm ở Kyoto, hay các điểm trung tâm lớn của Tokyo. Việc phát triển các trung tâm kiểu này vừa có tác dụng là tiện lợi, đồng thời cũng là cách lấy “mỡ nó rán nó”, tức là việc buôn bán đất, kinh doanh quanh các ga, sẽ giúp giảm chi phi xây dựng, do lấy tiền ở đây bù vào. Tất nhiên chủ đầu tư đường sắt và người quy hoạch khu đô thị quanh ga phải là một.
Ở Pháp nó cũng bắt đầu bắt chiếc Nhật làm thế này, điển hình là việc họ cải tạo làm mới ga Saint Lazar. Nhà ga này được xây dựng lại với một trung tâm siêu thị bao quanh, là hệ quả của vốn nhà nước và vốn tư nhân (góp vào xây mặt bằng kinh doanh).
Nhưng ở Pháp, do đặc điểm của nó chỉ có một thủ đô lớn, không có quần thể đô thị, nên tầu hoả nhanh lại tạo ra hiệu ứng ngược là nhiều người ở xa Paris (đến 200km) lại mò về đây làm việc. Vì đi 200km tầu nhanh thời gian chỉ bằng đi tầu xóm về ngoại ô Paris. Kết quả nó đã không điều hoà được quy hoạch lãnh thổ, mà lại dẫn tới việc tập trung thái quá về Paris.
Một điểm nữa là khi xây đừng tầu nhanh, nhiều khi vị trí ga tầu ở các tỉnh của Pháp lại là vấn đề lobbying cuả địa phương. Vì thế nhiều khi cái ga tầu TGV (tên tầu nhanh của Pháp) lại được đặt lơ lửng giữa đồng không mông quạnh .. để cách đều hai thành phố hay thị trấn cùng muốn có nó, kiểu “hoa thơm mỗi người ngửi một tí”, khiến tác động phát triển của TGV lại giảm đi. Vì đi từ trung tâm thành phố ra đến bến TGV cũng rất phức tạp, đặc biệt xung quanh nó không có gì.
langtubachkhoa
Bác Phó, việc người dân tăng cường mua nhà ở tỉnh ngoài rồi đi TGV về Paris, cũng giúp làm giảm mật độ dân số và sức ép nhà cửa ở Paris chứ. Khi ngày càng nhiều người mua nhà ở tỉnh ngoài, nhu cầu tăng sẽ dẫn đến chuyển dần các dịch vụ và một số loại hình việc làm về đó.

Iran bắt đầu sản xuất máy bay là có ý gì?


Iran tuyên bố bắt đầu sản xuất máy bay tiêm kích
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Mỹ tái áp đặt toàn bộ các lệnh trừng phạt Iran.


Trong thông báo, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Amir Hatami cho biết máy bay Cô-xa do nước này tự chế tạo sẽ được đưa vào phiên chế của Lực lượng Không quân. Theo Tehran, máy bay tiêm kích Kowsar được sản xuất hoàn toàn trong nước, có thể mang nhiều vũ khí, và được sử dụng cho các nhiệm vụ hỗ trợ tầm ngắn trên không. Trước đó năm 2013, Iran cũng từng công bố loại máy bay tiêm kích Qaher (Qua-hơ) 313 do nước này sản xuất.

Tuyên bố của Iran được đưa ra trong bối cảnh hôm 2/11, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố việc tái áp đặt toàn bộ các lệnh trừng phạt Iran, vốn từng được dỡ bỏ theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Theo Bộ Tài chính Mỹ, từ ngày 5/11 tới, Washington sẽ liệt hơn 700 cá nhân và thực thể vào danh sách trừng phạt liên quan đến Iran.

https://baotintuc.vn/the-gioi/tong-thong-pu...03164220624.htm



Israel bảo vệ Arap Saudi trong vụ Khashoggi, bảo rằng Iran nguy hiểm hơn
https://www.reuters.com/article/us-saudi-kh...e-idUSKCN1N70SV
https://www.bloomberg.com/news/articles/201...spite-khashoggi

Mỹ trừng phạt CuBa và Syria, vậy nghĩa là nhường lại thị trường cho Nga?




Tổng thống Putin: Doanh nghiệp Nga sẵn sàng hỗ trợ hiện đại hóa nền kinh tế Cuba
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Chủ tịch Hội đồng nhà nước và Hội đồng bộ trưởng Cuba Miguel Diaz Canel ở thủ đô Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết doanh nghiệp Nga sẵn sàng thực hiện chương trình hiện đại hóa nền kinh tế Cuba.

Tổng thống Putin cho biết phía Nga cũng đề nghị Cuba tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Nga tham gia xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông trên đảo quốc này, đặc biệt là mạng lưới đường sắt, nhằm giúp tăng gấp 3 lần lưu lượng vận chuyển hành khách và tăng gấp đôi lưu lượng vận chuyển hàng hóa của ngành đường sắt Cuba.

Trước đó, trong khuôn khổ chuyến của Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov tới Cuba ngày 29/10, hai bên đã ký các hợp đồng trị giá 260 triệu USD, trong đó có thỏa thuận Công ty “Đường sắt Nga” cung cấp cho Cuba hơn 800 toa tàu trong giai đoạn 2019 – 2021.

Theo người đứng đầu nhà nước Nga, hiện có nhiều công ty năng lượng Nga đang hoạt động hiệu quả trên lãnh thổ Cuba như Rosneft tham gia thăm dò mỏ “Varadero” và hiện đại hóa các nhà máy lọc hóa dầu của Cuba, "Zarubezhneft" đang khai thác mỏ dầu có trữ lượng lớn trên thềm lục địa Cuba, tập đoàn “Inter RAO” xây dựng 4 tổ hợp mới tại nhà máy nhiệt điện ở Cuba… Trên đà trao đổi thương mại song phương năm 2017 tăng 17% so với năm trước đó (đạt gần 300 triệu USD), hai bên đã nhất trí một số hướng hợp tác mới trong tương lai, trong đó có việc Nga tham gia nâng cấp các nhà máy luyện kim, sản xuất niken của Cuba, hai bên cùng nhau nghiên cứu điều chế dược phẩm, Cuba triển khai lắp đặt trạm mặt đất thuộc hệ thống định vị vệ tinh GLONASS của Nga, qua đó cải thiện các dịch vụ viễn thông, vệ tinh trên đảo quốc này.

Về phần mình, Chủ tịch Hội đồng nhà nước và Hội đồng bộ trưởng Cuba Miguel Diaz Canel hoan nghênh việc các công ty Nga tham gia các dự án phát triển kinh tế - xã hội của Cuba giai đoạn đến năm 2030 và các năm tiếp theo.
https://baotintuc.vn/the-gioi/tong-thong-pu...03164220624.htm


Nga hưởng quả ngọt trong lĩnh vực tái thiết Syria
Nga trở thành nhà đầu tư lớn nhất, được ưu tiên tái thiết các lĩnh vực then chốt của Syria như: hạ tầng, dầu khí, đường sắt, nhà máy lọc dầu.

Sau khi giải phóng phần lớn lãnh thổ Syria khỏi bọn khủng bố, Damascus bắt đầu tìm kiếm cơ hội thực hiện các dự án liên quan đến khôi phục cơ sở hạ tầng của đất nước. Tuy nhiên, chính phủ Syria lưu ý rằng, không phải ai cũng có thể đến thị trường Syria.

Cố vấn Hội đồng Bộ trưởng Syria Abdel qader Azuz nói với hãng thông tấn Nga Sputnik rằng, công việc tái thiết Syria sau chiến tran sẽ trao cho những nước đã hỗ trợ Syria trong thời chiến và dĩ nhiên là Moscow sẽ đứng đầu trong danh sách ưu tiên của chính quyền Damascus.

"Ưu tiên trong việc khôi phục sẽ được dành cho các đồng minh chính của Syria, trước hết là Nga và Iran. Chuyên gia từ các quốc gia này sẽ tái thiết và tài trợ cho các dự án trong những lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược, ví dụ như ngành năng lượng" - vị quan chức Syria cho biết.

Ông Abdel qader Azuz khẳng định rằng, những quốc gia đã giúp bọn khủng bố sẽ không có việc gì để làm ở Syria, chính quyền nước này sẽ không để những đối tượng đã từng cố tình tìm cách tiêu diệt Syria có thêm cơ hội sử dụng con bài kinh tế để đặt điều kiện chính trị cho Damascus và nước này cũng sẽ không bao giờ đánh đổi chủ quyền lấy sự giúp đỡ này.

"Cộng đồng quốc tế chịu trách nhiệm về cuộc chiến ở Syria, vì vậy cần trả bồi thường cho Damascus. Cần tạo lập quỹ quốc tế để giúp khôi phục Syria. Nhưng tất cả điều kiện và chi phí phải được thỏa thuận với chính quyền của ông Assad" - ông Abdel qader Azuz nói.

Cố vấn Hội đồng Bộ trưởng Syria (Thủ tướng) Abdel qader Azuz cho rằng dù phương Tây đã từ chối đóng góp tiền tái thiết Syria và cố tìm cách ngăn Damascus tiếp cận các nguồn tài chính lớn trên tế giới, nhưng chính quyền nước này sẽ tìm được khoản kinh phí cần thiết.

Vị quan chức tự tin cho rằng, hiện có nhiều doanh nhân Syria sống ở hải ngoại và họ sẵn sàng trở về khôi phục đất nước nếu chủ nghĩa khủng bố hoàn toàn bị đánh bại. Công việc tái thiết đất nước do chính người Syria thực hiện sẽ làm giảm đáng kể giá thành.

Các quan chức chínhh quyền Damascus cũng đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, Nga là nước được họ tuyệt đối tin tưởng và ưu tiên đầu tư số 1 trong những lĩnh vực then chốt của đất nước như tài chính, năng lượng, giao thông vận tải, khai thác khoáng sản, nông nghiệp…

Ví dụ như mới đây nhất, Nga tuyên bố sẽ thành lập tại Syria trung tâm xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất của mình ở khu vực Trung Đông. Trong khuôn khổ dự án quy mô toàn diện, Nga còn dự kiến sẽ xây dựng thêm cơ sở hạ tầng giao thông cần thiết để phục vụ cho kế hoạch này.

Theo Moscow, việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông là cần thiết để vận chuyển lúa mì của Nga từ các kho ngũ cốc ở Syria sang các nước láng giềng.

Do đó, Nga sẽ đầu tư mở rộng các cảng ở Syria và xây dựng các kho trữ ngũ cốc trong khu vực cảng này; đồng thời cũng triển khai xây dựng các tuyến đường sắt và đường bộ để nhanh chóng xuất khẩu hàng hóa.

Trước khi đi đến quyết định này, Nga cũng đã từng triển khai nhiều hợp đồng tái thiết kinh tế và cơ sở hạ tầng quan trọng đối với chính quyền Syria.

Ví dụ như trong năm 2016 (khi cuộc chiến chống khủng bố chưa đạt được nhiều thành tựu và chưa kiểm soát được nhiều vùng của đất nước, Nga và Syria đã ký kết nhiều hợp đồng trị giá hàng tỷ USD để tái thiết quốc gia Trung Đông đang bị chiến tranh tàn phá.

Theo đó, đây toàn là những lĩnh vực hợp tác phát triển vô cùng quan trọng gồm phát triển năng lượng, thương mại, tài chính, xây dựng hạ tầng cơ bản...; cụ thể là khôi phục hoạt động của các nhà máy điện của Syria; nâng cấp và xây dựng mới các nhà máy lọc dầu; khoan thăm dò, khai thác các mỏ khí đốt cũng như dầu lửa trên đất liền và ngoài khơi nước này.

Sau khi đất nước Syria được giải phóng hoàn toàn, những hạng mục Nga được Syria mời chào tái thiết sẽ còn được mở rộng hơn nữa.

Như vậy, việc Nga quyết định can thiệp quân sự vào Syria, giúp chính quyền của ông Assad chống khủng bố IS đã mang lại lợi ích toàn diện cho Moscow về cả Chính trị-Ngoại giao; Kinh tế-Tài chính, giúp Moscow nâng cao vị thế địa-chính trị ở Trung Đông, thu về nhiều dự án đầu tư kinh tế béo bở, gia tăng kim ngạch xuất khẩu vũ khí.

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc...-syria-3368501/
Phó Thường Nhân
Syria là một nước nghèo ở Trung Đông, so với các nước Ả rập nhiều dầu mỏ ở xung quanh. Vì thế nói rằng Nga sẽ tận hưởng cái thị trường xây dựng lại sau chiến tranh như một thị trường béo bở thì có lẽ là báo chí Nga tuyên truyền hơi quá.
Ở Trung đông, nếu nói tổng thể thì I rắc mới là nước có đủ tất cả các điều kiện tài nguyên nhân lực : đất đai, dầu mỏ, dân số. Syria có dầu mỏ rất ít, còn đất đai canh tác chỉ có được chưa tới 1/3 diện tích. Chủ yếu là nằm ở phía bờ Địa trung Hải. Nhưng vùng này phần phía bắc giáp Thổ, vẫn có căn cứ của phiến quân, chưa giải quyết được (vùng bắc Idlib). Và cũng khó giải quyết đơn thuần về quân sự, vì lực lượng này được chống lưng bởi Thổ và phương Tây, lại dính lưng vào biên giới Thổ. Ta có thể hiểu nó như là vấn đề Pôn pốt được Thái lan, Mỹ, TQ chống lưng trong quá khứ ở Cam pu chia ở vùng Đan rếc, Xiêm riệp giáp biên giới Thái. Muốn giải quyết nó thì phải nhả một cái gì đó về chính trị cho các lực lượng chống lưng này, để chuyển đổi từ đấu tranh quân sự sang chính trị. Còn nếu không thì câu chuyện cứ lằng nhằng mãi và có thể kéo dài hàng chục năm.
Như vậy việc Nga tham chiến ở Syria chủ yếu vì vấn đề địa chính trị, chứ không phải là kinh tế. Nga một mặt vừa thể hiện sự chung thuỷ với đồng minh của mình là chính phủ Syria, đồng thời cũng dùng nó như một cái đòn bẩy để tác động vào vùng Trung đông, cũng như là con bài để trao đổi với phương Tây. Với tôi điều này là chính, chứ không phải để tận hưởng cái đống đổ nát do chiến tranh mang lại.
Một điều nữa cũng nên để ý là trong quá khứ, ngay cả trước khi chiến tranh nổ ra, Syria cũng không có cải cách kinh tế gì để phát triển cả. Và hiện tại, khả năng này càng hiếm, do tình trạng chiến tranh. Như vậy, thị trường Siria lại càng không có cái gì là béo bở cả.

Trở lại vấn đề đường sắt. Đường sắt là phương tiện giao thông chính của thế kỷ XIX, vào thời kỳ này ở các nước tư bản phát triển hiện nay tỉ trọng của nó là 80% phương tiện giao thông, do đường bộ vẫn còn dùng xe ngựa, chứ chưa có ô tô (ô tải lẫn ô tô cá nhân). Ô tô chỉ xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, và làm thay đổi hoàn toàn phương tiện giao thông hiện đại. Đến nay tỉ trọng đường sắt trong giao thông giảm xuống dưới 30%. Ở VN, nước ta không có cái giai đoạn phát triển đường sắt, vì thực dân Pháp là một đế quốc thuộc địa kiểu cho vay lãi, cướp bóc bằng thuế, chứ không phải là một đế quốc công nghiệp. Vì thế số km đường sắt ở VN rất nhỏ. Cho đến này, số đường sắt còn khai thác được chỉ cỡ 1000km.
Từ giữa thập niên 60, bắt đầu ở Nhật (vì Nhật là nước đầu tiên nghĩ ra tầu hoả chạy nhanh), vì họ muốn tận dụng hệ đường sắt đã có, cũng như công nghệ đường sắt.. mà họ phát triển tầu nhanh để chở khách cũng như tiếp tục sử dụng phát triển hệ thống tầu thông thường cỏ khổ đường sắt nhỏ. Nước thứ hai học theo tư duy này là Pháp. Rồi đến tận nhưng năm 90, thì Đức cũng làm điều này với hệ thống tầu intercity.
Kế đó, TQ và Hàn quốc cũng nhập dòng. Nhưng ở hai nước này, số phận đường sắt khác nhau.
Với TQ, do có thị trường nội địa lớn, và sự nỗ lực công nghệ của chính mình, họ chủ trương xây dựng một hệ thống đường sắt chạy nhanh qua mua công nghệ. Đến nay, TQ là nước có số lượng đường tầu nhanh lớn nhất thế giới. Và họ tự sản xuất được, và còn trở thành đối thủ cạnh tranh xuất khẩu.
Với Hàn quốc, họ đã mua công nghệ của Pháp, giống như kiểu VN mua licence sản xuất một phần tầu chiến phóng tên lửa của Nga. Vì thế tầu nhanh Hàn quốc chính là một version của TGV Pháp. Nhưng họ cũng chỉ có một tuyến Sê un – Pusan. Và giao thông đường sắt chủ yếu là tận dụng hệ thống sẵn có từ thời thuộc địa Nhật.

Từ kinh nghiệm của tất cả các nước đã dẫn ở trên. Ta có thể kết luận là.
1- Nếu xây đường sắt để chở hàng hoá thì VN làm ngược thời gian. Vì hiện nay để chở hàng thì người ta xây đường cao tốc. Ở VN còn có lợi thế nữa là vận chuyển đường biển. Như vậy hiện đại hoá đường sắt chỉ dùng để chở khách. Chứ để chở hàng thì không nên làm.
2- Nếu là đường sắt chở khách, thì nó phải gắn với đường sắt đô thị. Và nên sử dụng nó như một đòn bẩy để cấu trúc lãnh thổ. Tạo dựng các liên hợp đô thị.
3- Đường sắt chạy nhanh chở khách (ngay với vận tốc tầu Nhật khoảng 300-350km giờ) chỉ có lợi khi khoảng cách dưới 500km (lý do tôi đã nói). Nhưng ở VN khoảng cách Thành Phố HCM- Hà nội lớn gấp 2,5 lần, như vậy nó không có lợi. Như vậy chỉ nên dùng nó để cấu trúc phụ cận đô thị TP-HCM , Hà nội, và có thể Đà nẵng.
4- Phải làm sao để việc xây đường sắt này, tạo ra một thị trường cho công nghiệp nội địa. Vì thế chỉ nên mua một tuyến lúc đầu, còn sau đó thì tự mình phải nhân ra được mới có tác dụng, và chủ động.

Nếu nhìn như thế, thì chỉ cần công nghệ đường sắt điện khí hoá, tốc độ có thể hạn chế 120Km (với tốc độ này, thì không cần tiêu chí đặc biệt cho đường sắt và toa tầu) và chắc chắn giá cả mua lúc đầu cũng hợp lý, và khả năng ta tự chế qua licence cũng cao hơn. Nhưng nó có thể cho ta đi từ Hà nội xuống Hải phòng chỉ mất 1 giờ (HN-Hải phòng có khoảng cách 105km), và từ Hà nội có thể lan toả khắp Bắc bộ (Nam định, Ninh bình, Thái nguyên ..) trong vòng 1 giờ. Bằng thời gian kẹt xe ở ngoại ô vào thành phố. Tương tự như vậy với TP HCM, để đi Cần thơ, Vũng Tầu, Biên Hoà, Tây Ninh.. Tương tự như Dà nẵng đi Huế, Hội an, Quảng ngãi, Mỹ sơn..
Phó Thường Nhân
Câu chuyện thảm sát nhà báo Kha sô gi đã chìm xuồng, bởi vì đã là buzz mạng thì nó chỉ có thời gian sống ngắn ngủi, và các « đồng minh » của Ả rập Sa U đít không có lợi ích gì trong việc trừng phạt này. Điều đáng ngạc nhiên là việc bộ trưởng quốc phòng Mỹ, như là một hệ quả của vụ việc này, ra « tối hậu thư » đòi Ả rập Sa u đít dừng cuộc chiến ở Yemen trong thời hạn 30 ngày. Đáng ngạc nhiên bởi điều này đi ngược lại lợi ích của các tập đoàn bán vũ khí Mỹ, và đối thủ của Ả Rập S u đít ở nước này lại là các lực lượng được coi là thân I ran, nước được Mỹ điểm mặt là kẻ thù. Vì thế lời cảnh báo của bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng có lẽ giống như lời tổng thống Mỹ Ca tơ (Cater) nói với Đặng Tiểu Bình ngăn cản TQ đánh VN vào năm 1979 mà thôi. Nó giống như đặt gạch giữ chỗ trong lịch sử, để sau này có cớ nói, « ôi ! ôi ! dã man quá, tôi cũng đã ngăn cản rồi ».

Hôm nay nước Mỹ cũng có cuộc bầu cử bán nhiệm kỳ. Tuỳ theo đảng nào chiếm đa số ở Hạ viện thì sẽ có ảnh hưởng tới chính sách của chính quyền Mỹ. (VN cũng có cơ chế này, nhưng mà tôi không nhớ rõ nó là đảng hay quốc hội). Hiện tại chính quyền Mỹ, Hạ viện, thượng viện đều là của đảng cộng hoà. Khả năng hiện trạng này tiếp tục có thể nói là rõ nét. Nếu như vậy, thì ta có thể khẳng định là chính sách của Trump không phải là một sự đặc biệt, mà là thể hiện sự dồng thuận thâm sâu của giai cấp tư sản Mỹ. Nhận xét của tôi là đảng cộng hoà sẽ thắng đậm, và chiến thắng này sẽ lột xác đảng cộng hoà Mỹ để nó gần với tư duy của chính quyền Trump hơn. Đánh dấu một đảng cộng hoà mới.
langtubachkhoa
Bác Phó, dĩ nhiên k thể so Syria với Iran hay Iraq được, đó là những kho tài nguyên khổng lồ.
Nhưng Syria từ xưa đã có quan hệ về kinh tế khá mật thiết với Liên Xô, và nó cũng có tính bổ sung với Nga bây giờ. Những mặt hàng dân dụng của Syria xuất sang Nga khá nhiều.
Dĩ nhiên Syria có xuất hàng, bán dầu khí và làm thuê cho Nga bao nhiêu thì cũng k đủ trả nợ, và cái nợ đó sẽ được tính vào việc thuê căn cứ của Nga. Theo tôi biết, chỉ có 1 căn cứ của Nga là được đóng miễn phí, còn căn cứ còn lại phải thuê. Bây giờ coi như Nga được đóng căn cứ miễn phí để thu được các lợi ích khác, và được trao đổi hàng-hàng trực tiếp với Syria vậy

Tôi tin là đảng cộng hòa sẽ nắm được thượng viện. Còn hạ viện tôi đánh giá 50-50, dù đảng CH có thắng cũng ít chênh lệch, và đảng DC cũng có cơ thắng ở hạ viện
Phó Thường Nhân
Đảng dân chủ Mỹ đã chiếm đa số ở Hạ viện Mỹ, như vậy những gì tôi dự đoán hôm qua là sai. Vì tôi dự đoán đảng cộng hoà vẫn chiếm được đa số ở hai viện. Như vậy trong hai năm cuối của nhiệm kỳ, chính phủ Trump sẽ không « múa gậy vườn hoang » được, và phải tìm cách thoả hiệp với hạ viện đối lập. Mặc dù thế, nhưng báo chí phương Tây (đặc biệt ở EU) không khua chiêng gõ trống mà tường thuật khá là âm thầm, mặc dù hệ thống media « độc lập » này có chiều, gây cảm giác giống như là Trump thắng lợi. Tại sao lại thế ? bởi vì hai điều.
1- Đảng cộng hoà củng cố được vị thế ở thượng viện. Khiến viện này hoàn toàn nằm trong tay đảng cộng hoà. Trong sự phân bố quyền lực ở Mỹ. Thượng viện (giống như Trung ương đảng ở VN), là cơ chế bổ nhiệm nhân sự.Và như thế, các vị trí chủ chốt trong hệ thống nhà nước Mỹ, đặc biệt trong các cơ chế phi dân chủ, sẽ là người của đảng cộng hoà nắm. Khiến cho tính chất nhà nước Mỹ sẽ nặng về bảo thủ, tức là bảo vệ quyền lợi của đại tư sản Mỹ rõ ràng hơn. Triệt để hơn. Nó cũng là sự garantie, để đảm bảo dù « dân chủ » thế nào (tôi để dân chủ trong ngoặc), thể chế này cũng không thể đi ngược lại quyền lợi của giai cấp tư sản, ngay cả khi nó muốn mị dân.
2- Vị thế của Trump trong đảng cộng hoà được củng cố. Trong thực tế, trước khi Trump thắng cử, xu thế của đảng cộng hoà nếu nó cổ vũ cho chủ nghĩa tự do kinh tế, không quan tâm tới các chính sách xã hội, theo xu hướng « thân ai nấy lo tổng thể », tuyên truyền « hard work » cho người lao động, thì nó cũng không ra mặt nêu ra nước Mỹ trên hết (american first),mà che dấu nó dưới những giá trị tổng quát (value universal). Đại diện cho nó ví dụ như McCain, hay G.W. Bush. Như vậy Trump đã chui đầu vào đảng này để lợi dụng, vì ở Mỹ chỉ có hai đảng có thể tồn tại được. Trong hai năm đầu vừa qua, ta có thể nói là giữa đảng cộng hoà và Trump có một cái deal (thoả ước). Các nhân vật của đảng cộng hoà, do núp bóng Trump mà giữ được chỗ. Ngược lại Trump phải dựa vào đảng cộng hoà để tham chính. Với cuộc bầu cử vừa qua. Đảng cộng hoà đã hoàn toàn trở thành đảng của Trump.
Tương tự như thế ta có thể thấy Sander (ứng cử viên của đảng dân chủ phải nhường bước trước Hilary Clinton). Tư duy của Sander rất gần với chủ nghĩa xã hội, như kiểu xã hội dân chủ ở Tây Âu, nhưng ông ta cũng không thể tạo ra một đảng được. Giữa Sander và Clinton, thì sự khác nhau cũng như giữa McCain và Trump.
Nếu so sánh chính trường Mỹ với Pháp (cái này để dành cho ai biết về chính trường Pháp), thì Trump có thể coi như Le Pen. McCain, Bush như Sarkozy, Chirac. Clinton nhu Macron, và Sander như Holand. Và nếu chia ra thì nó phải là 4 đảng khác nhau nếu thật sự là dân chủ theo ý tưởng đa nguyên đa đảng. Nhưng ở Mỹ nó chỉ có hai đảng thôi.
Như vậy mặc dù đảng cộng hoà mất hạ viện (tức là Trump thua), nhưng đồng thời vị thế ông ta lại được củng cố, do thật sự có một đảng đứng sau, tức là ..thắng.
Phó Thường Nhân
Ở trên tôi nói báo chí phương Tây (EU) không làm rầm rộ chuyện Trump thua, bởi vì với cuộc bầu cử này, người ta có thể nhận thấy « xu hướng Trump » là một bộ phận của chính trường Mỹ, chứ Trump không phải là « hiện tượng lạ », trúng cử vì được « Nga giúp đỡ » là một « lỗi lầm của dân chủ Mỹ ».
Như vậy với cái cấu trúc mới của chính trường Mỹ này, thì hãy thử dự đoán tác động của nó lên quan hệ quốc tế xem sao.
1- Với Triều Tiên, câu chuyện này sẽ làm khó khăn hơn việc chính quyền Mỹ bình thường hoá quan hệ với Triều Tiên, và khả năng Mỹ sẽ ký vào hiệp định chấm dứt chiến tranh sẽ xa vời hơn. Vì bất cứ thoả thuận nào cũng phải được hạ viện thông qua, và điều này sẽ dẫn tới khó khăn, do hạ viện không có lý do gì để làm dễ cho chính quyền Trump cả. Không kể, bình thường, thì việc này cũng khiến Mỹ phải bố trí lại lực lượng quân sự ở Đông Bắc Á. Điều mà chưa chắc Mỹ đã muốn (ngay cả khi hạ viện là đảng cộng hoà). Hậu quả của nó là Hàn quốc không thể đầu tư được ở Triều Tiên, vì Mỹ sẽ không gỡ trừng phạt và như vậy Triều tiên chưa trở thành thị trường đầu tư lấy nhân công rẻ cho Hàn quốc được. Điều đó cũng có nghĩa là VN vẫn là điểm tới sáng giá của Hàn quốc, và doanh nghiệp của nó sẽ không rút đi.
Nhưng sớm muộn gì thì chuyện đó cũng sẽ xẩy ra, dù là 50 năm sau. Vì thế VN phải có chính sách để tăng cường thực lực của chính mình. Cho các công ty của mình. Chứ không thể ăn sổi trông chờ đầu tư nước ngoài làm theo ý nó. Và VN không thể chỉ là thị trường nhân công giá rẻ mãi, vì như thế thì càng làm càng nghèo. Và nếu Triều tiên không phải là điểm đến mới, thì sẽ có những nước nghèo khác xông ra.
2- Xung đột thương mại TQ-Mỹ sẽ sớm chấm dứt, vì chính quyền Trump không thể không quan tâm tới các lợi ích của Mỹ khi đầu tư ở TQ, mà đảng dân chủ là đảng đồng thuận với điều này. Ngược lại câu chuyện đối đầu sẽ được đổi qua « giá trị tự do dân chủ ». Nhưng chuyện này thì đâu có gì thay đổi so với trước.
3- Quan hệ Nga-Mỹ, ngược lại sẽ gặp khó khăn. Do đảng dân chủ, thông qua hạ viện, sẽ tìm cách buộc tội Trump được Nga giúp đỡ để thắng cử, và để đáp lại, Trump sẽ phải lên gân với Nga để chứng tỏ ngược lại.
4- Với VN, quan hệ sẽ không tồi đi. Nhưng VN vẫn có thể chịu hiệu ứng phụ của các mối quan hệ Mỹ-Nga, Mỹ-TQ.
5- Rất có thể Mỹ sẽ quay lại TPP.
6- Còn với người Mỹ, thì Obamacare sẽ được giữ, vì Trump không thể có khả năng bỏ được nó. Cái câu chuyện Obamacare này, nếu ai theo dõi thì thấy Mỹ thực sự là ông trùm tuyên truyền. Tuyên truyền giỏi đến mức người lao động Mỹ thấy rằng phải bỏ ra 30000 đô cho dịch vụ sức khoẻ (sau cải cách của Trump) có lợi hơn 20000 đô so với giá ban đầu của Obama để rồi tiến tới xoá bỏ nó, nếu đảng cộng hoà thắng trong hạ viện, khiến cho sức khoẻ sẽ ..không có giá (hay là có giá thị trường chỉ có lợi cho các công ti dược phẩm Mỹ và không phải ai cũng có tiền trả được).
langtubachkhoa
Bac Pho, ha vien co the can thiep nhieu vao doi noi, de thong qua do tac dong vao doi ngoai, chu tu ban than ho khong quyet dinh duoc ve doi ngoai va duong loi chien luoc chinh. Cai nay la do thuong vien quyet.
Nhieu thoa thuan voi nuoc ngoai chi can thuong vien thong qua, k can ha vien, va cai nay thi dang CH lai manh hon trong thuong vien.

Con ve qua trinh quan he voi TQ, thi nhieu thanh vien dang DC cung ung ho cac bien phap trung phat TQ, nhat la voi cac cong ty cong nghe noi rieng nhu ZTE, Huawei hoac linh vuc cong nghe cua TQ noi chung, vi the nen chua chac quan he da thay doi.
Phó Thường Nhân
Về chi tiết cụ thể Thượng viện và Hạ viện Mỹ có quyền hạn như thế nào, tôi cũng không biết cụ thể, vì tôi chỉ có nhận thức về chức năng của nó mà thôi, từ khía cạnh triết học (cái lô gíc tổ chức của nó), khía cạnh chính trị (tác động vào cơ chế chính trị thế nào), và đặc biệt ảnh hưởng của nó với tổ chức xã hội (đây là đặc trưng của nhưng người theo chủ nghĩa Mác, có nghĩa là phải chắt nó ra được ảnh hưởng xã hội từ các vấn đề chính trị, kinh tế, đối ngoại. Đây là điều mà chủ nghĩa Mác là vô địch so với các học thuyết khác). Còn về chuyên môn, vấn đề này nó cũng là một nghề trong luật, người ta gọi là constitutionaliste (chuyên gia về hiến pháp).
Như tôi đã nói ở trên, Thượng viện ở Mỹ chuyên quyết định về nhân sự. Và vì thế hoạt động của nó rất giống Trung ương đảng ở VN. Lấy ví dụ, những nhân vật quan trọng của nhà nước Mỹ như bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao, CIA.. Tổng thống đề cử, nhưng Thượng viện phải đồng ý mới được. (Ở VN thì nó lằng nhằng hơn, nhưng cơ chế cũng vậy. Vì nó có thêm mục Quốc hội đồng ý sau khi Trung ương đảng đề cử, như vậy về cơ chế nhà nước, thực ra VN dân chủ hơn Mỹ trên lý thuyết, nhưng tương đồng trên thực tế, vì ở VN chưa có vấn đề Quốc hội đi ngược lại ý trung ương đảng). Tất nhiên khi đề cử thế thì nó phải có những tiểu ban chuyên trách về vấn đề này để thẩm định. Và vì thế Thượng viện Mỹ cũng có thể đề cử luật. Tương tự như vậy, muốn bãi nhiệm tổng thống thì Thượng viện phải đồng ý mới được. Vì thế chiếu theo tình trạng hiện tại ở Mỹ, do thượng viện đa số là đảng cộng hoà. Khả năng bãi nhiệm Trump là không có, dù hạ viện có muốn điều tra đến đâu. Ngoại trừ tìm được cái chứng cớ gì đó, không thể chối cãi, khiến bản thân cả đảng cộng hoà cũng thấy không được. Nhưng điều này tương đối là khó.
Sau bầu cử Trump nắm chắc hơn đảng cộng hoà, vì các nhân vật theo Trump tranh cử thì thắng, không theo Trump tranh cử thì thua. Vì thế ảnh hưởng của Trump trong đảng cộng hoà tăng lên.
Một điều quan trọng nữa của Thượng viện. Điều này đúng cho tất cả các version của hệ thống chính trị đại nghị tư sản kiểu này, đó là Thượng viện luôn có quyền phủ quyết với các quyết định quan trọng, có tính sống còn với nhà nước. Điều này càng cho ta thấy vai trò của nó rất giống Trung ương đảng.
Chỉ có điều khác, đó là « quyền phủ quyết » của Trung ương đảng VN là quyền không được thể hiện bằng văn bản hiến pháp, do « lệ » sinh hoạt chính trị tạo ra. Tất nhiên ta cũng có thể vin vào cớ trong hiến pháp VN (nếu tôi không nhầm là điều 4), quy định Đảng lãnh đạo nhà nước. Và từ đó suy ngầm ra quyền phủ quyết của trung ương đảng so với quốc hội. Trong thực tế sinh hoạt chính trị ở VN thì nó đơn gian hơn nhiều do quy trình tiến hành, bởi vì do Trung ương là người đề xướng, có nghĩa là Trung ương chủ động thì vấn đề phủ quyết không đặt ra. Nhưng nó sẽ đặt ra nếu quốc hội chủ động, và trung ương đảng thông qua.
Trong tương lai. Khả năng chủ động của quốc hội sẽ tăng lên. Tại sao ? vì nó là cơ chế nhà nước, chính danh với nước ngoài. Vì mặc dù Trung ương đảng có vai trò như Thượng viện, về danh nghĩa nhà nước trong đối ngoại nó không có. Đây cũng chính là vấn đề cập kênh tương tự như vai trò Tổng bí thư và chủ tịch nước vừa mới được giải quyết xong.
Như vậy là về mặt hiến pháp, sau « phi vụ » Tổng bí thư – chủ tịch nước, thì phải tiếp tục luật hoá quan hệ trung ương đảng – quốc hội, theo chiều hướng trung ương đảng có quyền phủ quyết (dù không cần dùng), nhưng làm thế nó vẫn rõ ràng hơn.
langtubachkhoa
Bac Pho, nhieu hiep dinh voi nuoc ngoai, chi can Thuong Vien thong qua la xong, k can Ha Vien dau

Bao My Wall Street Journal noi rang, cac bien phap trung phat cua My voi Iran lam cho Nga duoc huong loi lon. Ban goc tieng Anh o tren, Ban dich tieng Viet o duoi, bao VN lan nay dich kha chinh xac noi dung. Nga mua rat nhieu dau tu Iran va tra tien bang hang hoa, bang cac may moc, san pham do cac cong ty cua minh san xuat + luong thuc cua minh, cho Iran. Dau cua Iran duoc Nga xu ly va su dung trong noi dia, va Nga co the ban nhieu dau cua minh ra nuoc ngoai hon de mo rong thi phan.

Truoc do, bao chi My cung dua tin, nganh dau mo Nga, nhat la hang Rosneft, la hang dau co duoc loi nhuan cao nhat the gioi


Stealing Its Oil Customers, Russia Throws Iran a Lifeline—and Thumbs Its Nose at U.S.
Russia “is playing all sides” by using barter to buy Iranian oil that is under sanctions and selling more of its own crude

https://www.wsj.com/articles/russia-is-surp...-ban-1541609785

Mỹ ra đòn trừng phạt Iran, vô tình giúp Nga hưởng lợi

Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ Iran từ ngày 5/11. Theo sắc lệnh mới được Tổng thống Trump thông qua, các quốc gia nhập khẩu dầu từ Iran và các công ty làm ăn với các cá nhân, tổ chức Iran bị liệt vào danh sách đen và sẽ bị Mỹ trừng phạt.

Các số liệu thống kê mới đây cho thấy xuất khẩu dầu của Iran đã giảm 800.000 thùng/ngày so với thời điểm trước ngày 5/11.

Không chỉ có Tehran, lệnh trừng phạt này có ảnh hưởng lớn tới các nhà máy lọc dầu ở châu Âu và châu Á vốn đã quen mua dầu từ Iran trong nhiều năm trở lại đây. Họ buộc phải tìm kiếm nguồn cung ứng thay thế.

Các công ty của Nga đã nhanh chóng tận dụng cơ hội này.

Nga và Iran sản xuất các loại dầu thô tương tự nhau, nên bên mua sẽ không phải đắn đo nhiều khi đổi nhà cung ứng mới.


Matxcơva mới đây cho biết đang lên kế hoạch thách thức các lệnh trừng phạt của Mỹ bằng cách mua dầu từ Iran. Nga sẽ trả theo hình thức đổi hàng sau đó xử lý nguồn dầu thô này để sử dụng trong nước. Cách này sẽ giúp nguồn dầu của Nga có thể xuất khẩu sang các thị trường sinh lợi hơn.

“Nga đang chơi với tất cả các bên”, ông Helima Croft, nhà chiến lược tại công ty môi giới RBC nhận định.

Nga luôn coi Iran là đồng minh quan trọng trong các vấn đề địa chính trị liên quan tới cuộc nội chiến ở Syria. Matxcơva ngay từ đầu cũng lên tiếng chỉ trích lệnh trừng phạt mới của Mỹ và khẳng định Nga sẽ không bị ràng buộc bởi các biện pháp trừng phạt này.

Trong những tháng gần đây, Nga nhiều lần đánh tiếng cho biết sẽ mua ít nhất 100.000 thùng dầu mỗi ngày của Iran và đề nghị trả bằng máy móc và thực phẩm. Matxcơva cũng hứa sẽ đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ của Iran khi các công ty phương Tây rút lui.

Vòng trừng phạt mới mà Washington áp đặt có mục tiêu cụ thể vào xuất khẩu dầu của Iran, trụ cột quan trọng nhất của quốc gia Trung Đông này. Nhiều khách hàng mua dầu từ Iran đang sử dụng hệ thống ngân hàng của Mỹ đã sớm rút lui do lo ngại bị trừng phạt. Nga trong khi đó ít bị tổn thương hơn trước các đòn trả đũa của Washington đơn giản vì Matxcơva nhiều năm qua đã sống chung với các lệnh trừng phạt của Mỹ và hệ thống tài chính của nước này cũng không liên quan nhiều tới Mỹ như các nước châu Âu.

Song song hứa hẹn giúp đỡ Iran, Nga đang tìm cách thay thế Tehran trên thị trường dầu mỏ toàn cầu. Matxcơva đã tăng sản lượng sản xuất dầu lên 500.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2017, chạm ngưỡng kỷ lục trong 30 năm qua.

Nguyên nhân phần lớn xuất phát từ việc các khách hàng cũ của Iran đang bắt đầu tìm tới nguồn cung ứng dầu thô mới, đặc biệt là ở châu Âu. Với các nhà máy lọc dầu ở lục địa già, dầu Nga là lựa chọn phù hợp thay thế dầu thô Iran do dễ dàng vận chuyển nhanh tới các nhà máy của họ.

Total, tập đoàn dầu khí đa quốc gia của Pháp là một ví dụ. Công ty này đã mua tới 217.000 thùng dầu thô Nga mỗi ngày, cung cấp cho nhà máy lọc dầu Le Havre ở Pháp sau khi ngừng mua dầu thô của Iran vào tháng 7.


Nhưng không chỉ ở châu Âu, Nga cũng đang thay thể vị trí của Iran trong các thương vụ mua bán dầu bên ngoài liên minh châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu nhập khẩu dầu Nga trở lại vào tháng 6 sau khi cắt giảm nguồn cung dầu từ Iran. Ankara dù tuyên bố không quan tâm tới lệnh trừng phạt của Mỹ, nhiều công ty có mối quan hệ quốc tế sâu rộng của họ vẫn lo ngại có thể bị Mỹ trừng phạt nếu vẫn tiếp tục giao dịch với Tehran.

Kịch bản tương tự cũng được ghi nhận ở Trung Quốc khi lượng dầu Bắc Kinh nhập khẩu từ Iran đã giảm 34% trong tháng 9 trong khi với Nga, con số này tăng 7%. Ở Hàn Quốc, doanh số bán dầu của Tehran trong tháng 8 đã giảm 85% còn các lô hàng của Nga lại tăng số lượng lên 20% trong cùng tháng.

Điều này đã mang lại lợi nhuận lớn cho các công ty quốc doanh của Nga. Trong báo cáo được Rosneft, công ty dầu khí có phần lớn vốn thuộc sở hữu của chính phủ Nga công bố hôm 6/11, thu nhập ròng của Rosneft đã chạm lên mức 6,8 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2017.

https://baomoi.com/my-ra-don-trung-phat-ira.../c/28522366.epi
langtubachkhoa
Có các bài báo này viết về quan hệ ngày càng tăng giữa Nga và Trung Phi, vốn là khu vực sân sau của Pháp. Bạn PDLV có bà tổng hợp.

Russia and the Central African Republic: A curious relationship
Why Does Russia Want to Sell Arms to the Central African Republic?
Russia asks UN for the green light to send arms to Bangui

(@click here)

(@click here)

(@click here)

(@click here)

(@click here)

Cộng Hòa Trung Phi- Khi người Nga giành được chỗ đứng giữa lòng tranh chấp Pháp-Trung .

Vậy là tất cả các bài vở của Nước Đen-Đá Xám, tóm lại là của nhà Mèo đã được Wagner và Gấu học rất giỏi chăng laugh.gif)
Thực chất thì thực dân Phớp nó nuốt quá nhiều năm rồi, nuốt gần như cả Châu Phi.

Diện tích hơn 600.000 km vuông, dân số gần 5 triệu người, Cộng hòa Trung Phi sở hữu những loại tài nguyên chiến lược và quý giá nhất thế giới như vàng, dầu mỏ, kim cương, uranium, với chất lượng tốt nhất. Thế nhưng, đất nước này là nơi bị ám ảnh nặng nề nhất của "Lời nguyền tài nguyên", hiện tại nó nằm trong danh sách những quốc gia nghèo nhất thế giới với chỉ số phát triển con người (HDI) xếp hạng 188/188.
Độc lập từ Pháp vào những năm 1960, kể từ đó, phần lớn thời gian quốc gia này rơi vào các thể chế độc tài quân sự và nội chiến, thậm chí giại đoạn 1976-1979 đã tồn tại một thể chế quân chủ và đất nước đã bị đổi tên thành "Đế quốc Trung Phi" cho đến khi vị vua của nó bị lật đổ bởi một cuộc đảo chính do nước Pháp hậu thuẫn. Năm 2012, một liên minh của các phiến quân gốc Hồi giáo đã được thành lập, mang tên là Séléka, dù rằng người Hồi giáo chỉ chiếm 10 phần trăm dân số của CH Trung Phi-một quốc gia có dân số đa phần theo Thiên Chúa giáo. Tuy vậy, phiến quân Séléka nhanh chóng kiểm soát miền bắc và từ đó liên tục chiến thắng cho đến khi giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước vào năm 2013, và lãnh đạo của Séléka- ông Michel Djotodia đã trở thành tổng thống của CH Trung Phi cùng với lời hứa một cuộc bầu cử dân chủ và tự do. Nhưng rồi, thảm họa bắt đầu, liên minh Séléka tan rã thành nhiều lực lượng khác nhau, tỏa ra khắp đất nước, chiếm giữ các lãnh địa riêng. Đến lượt người Thiên chúa giáo đã nổi dập, thành lập lực lượng quân sự chống lại chính phủ cầm quyền và các phiến quân hồi giáo khác dưới sự lãnh đạo của tổ chức mang tên Anti-balaka. Nội chiến kéo dài từ đó cho đến nay, và hiện tại chính phủ hợp pháp của CH Trung Phi chỉ kiểm soát được 1/5 đất nước, gần 1 triệu dân phải đi di tản hoặc tị nạn, vài chục nghìn người phải chen chúc trong các trại tị nạn thiếu thốn. Nguồn tài nguyên cũng bị xâu xé giữa các phe nhóm, rừng bị chặt hạ, kim cương được đào xới, bán ra nước ngoài và tiền sẽ được dùng để mua vũ khí. Đỉnh cao của sự chia rẽ là vào ngày 14/12/2015, các nhóm phiến quân ở phía bắc tuyên bố thành lập Cộng hòa Logone, với tham vọng độc lập hoàn toàn.

Cộng Hòa Trung Phi cũng giống như nhiều quốc gia tây Phi và trung Phi khác, vốn là khu vực sân sau truyền thống của người Pháp. Các công ty Pháp sẽ nhận những dự án tốt nhất, nắm những ngồn tài nguyên trọng yếu nhất và quân đội Pháp sẽ can thiệp khi cần với những cái cớ hợp lý và cảm động nhất. Thế lực của người Pháp tại đây gần như không có đối thủ cho đến khi tiền của Trung Quốc đổ vào. Từ năm 2007, mở đầu là là động thái xóa 17 tỷ USD nợ song phương của chính phủ CH Trung Phi, các công ty Trung Quốc đã thâm nhập vào miền bắc của nước này và triển khai các dự án khai thác dầu, đấu nối với các tuyến giao thông lớn mà họ đang xây dựng ở châu Phi. Người Trung Quốc đã thực sự không gặp may, mười năm nỗ lực của họ đã tan tành vào năm 2017, khi khu vực họ đầu tư lọt vào tay phiến quân mang tên "Mặt trận Nhân dân hồi sinh Trung Phi" (FPRC).

Sự chuyển biến bắt đầu khi Faustin-Archange Touadéra, một người tốt nghiệp tiến sĩ toán học tại Pháp, được bầu làm tổng thống mới của CH Trung Phi vào năm 2016. Vào ngày 09/10/2017, ngài tổng thống đã có chuyến bay tới thành phố nghỉ mát Sochi của Nga và có cuộc gặp riêng với ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, một thỏa thuận quan trọng đã được cam kết. Theo đó, Nga sẽ cung cấp vũ khí, huấn luyện quân đội CH Trung Phi, cung cấp máy móc cho ngành khai mỏ và nông nghiệp, đổi lại Nga sẽ được quyền khai thác khoáng sản và phát triển ảnh hưởng ở các mặt quân sự, công nghiệp, viễn thông. Thời điểm đó CH Trung Phi vẫn bị lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc, nhưng bằng một cách nào đó Nga đã xin được quyền cung cấp vũ khí và gửi binh sĩ đến CH Trung Phi từ tổ chức này. Có một sự may mắn là Liên Xô vào những năm 1970 từng đầu tư vào ngành dầu khí của CH Trung Phi và trang bị cho quân đội nước này, nhờ vậy các vũ khí của Nga gửi đến rất đồng bộ và tích hợp dễ dàng vào quân đội của CH Trung Phi. Và những kiện hàng vũ khí đầu tiên đã được Nga gửi đến bao gồm: 900 khẩu súng lục Makarov, 5,200 khẩu súng trường Kalashnikov, 140 súng bắn tỉa, 840 khẩu súng máy Kalashnikov PK 7,62 mili, 270 súng phóng lựu phóng tên lửa, 20 vũ khí phòng không cầm tay. Kèm theo đó là 175 chuyên gia để huấn luyện khoảng 1000 binh sĩ và vệ binh tổng thống cho CH Trung Phi.

Đi xa hơn, Nga tăng cường hỗ trợ chinh phủ CH Trung Phi bằng hệ thống các công ty quân sự tư nhân, thứ có thể giúp Nga tránh được các vướng mắc khi sử dụng quân đội Nga. Ước tính 1.400 nhân viên quân sự của công ty Wagner (một công ty quân sự tư nhân của Nga với hơn 6000 nhân viên) đang hỗ trợ tổng thống Faustin-Archange Touadéra. Một số nguồn tin cũng ghi nhận các mỏ kim cương, mỏ vàng ở CH Trung Phi cũng được các công ty Nga đưa vào khai thác. Tức mô hình mà Nga xây dựng ở đây là , các công ty quân sự tư nhân Nga sẽ bảo vệ chính phủ CH Trung Phi, và nước này sẽ cho phép chính các công ty này khai thác các mỏ quặng để bù vào chi phí bảo vệ đó và kiếm lợi nhuận.

Phương Tây dĩ nhiên sẽ phản ứng, tháng 01/2018 Mỹ đột nhiên chi 13 triệu USD , và đến ngày 06/11/2018 Pháp hứa sẽ cung cấp 1.400 súng trường cho quân đội CH Trung Phi, đồng thời kêu gọi dở bỏ lệnh cấm buôn bán vũ khí với nước này. Tuy nhiên, như lời một quan chứ ngoại giao phương tây đã nói ở LHQ, "Phương Tây đã lỡ một nhịp tại Trung Phi".
langtubachkhoa

Báo chí Tây đưa tin và video rằng, tổng thống Mỹ Donald Trump đã bỏ qua không thèm bắt tay và chào tổng thống Ukraine Poroshenko tại lễ kỷ niệm thế chiến 1 ở Paris hôm nay 11/11/2018, dù hai bên rất gần nhau

SHOOK HIS HAND: TRUMP IGNORED POROSHENKO BEFORE THE PARADE IN PARIS (VIDEO)
Media: Trump did not say hello to Poroshenko in Paris

https://sivpost.com/shook-his-hand-trump-ig...is-video/32064/
http://www.tellerreport.com/news/--media--...r1gR2m2HTm.html

Còn tổng thống Nga, vẫn đến muộn như mọi lần (hồi ở COP Paris cũng thế), và đi thẳng từ sân bay đến lễ kỷ niệm luôn, rồi bắt tay tươi cười với các nguyên thủ như Pháp, Mỹ, Đức, etc. rồi đứng vào vị trí của mình ở hàng đầu (tổng thống Ukraine tít hàng phía sau), và báo chí đã nhìn thấy ánh mắt tức tối của Poro cho Putin.

Tôi thấy có 1 cái rất trớ trêu và buồn cười cho Ukraine, đó là Ukraine muốn Mỹ cản trở Nord Stream 2 của Nga, Đức, để mà EU vẫn phải dùng khí đốt của Nga nhưng phải dùng đường ống của Ukraine, lý do Ukraine đưa ra là để EU không bị phụ thuộc Nga về năng lượng. Nhưng Mỹ đập lại, bảo nếu không phụ thuộc Nga thì không nên hoặc cắt giảm dùng nguồn khí đốt Nga, mà phải dùng nguồn khác, ví dụ như LNG của Mỹ mới phải (vì qua đường ống Ukraine thì vẫn là nguồn của Nga).
Bởi vì Mỹ đánh nhau với Nga là để cho lợi ích của họ, để họ bán khí, chứ không phải để cho Ukraine bán khí. Và hiện giờ Đức có vẻ đã ngăn chặn được việc Mỹ trừng phạt Nord Stream 2, nhưng cũng nhượng bộ lại bằng việc cân nhắc xây 1 nhà máy hóa lỏng LNG để mua LNG từ Mỹ hoặc các nước khác, đồng thời vẫn duy trì 1 lượng khí nhất định qua Ukraine, nhưng rõ ràng như vậy thì vị trí chiến lược và quyền lợi của Ukraine không còn nữa.

Thấy hoàn cảnh của Ukraine chẳng những trớ trêu mà còn nghịch lý, rõ ràng quyền lợi của họ gắn với Nga, EU mà càng mua,cang tiêu thụ khí của Nga, thì họ càng được lợi cả về kinh tế và chính trị, nhờ vị trí đường ông dẫn khí của mình, vì cả EU và Nga đều cần họ, cơ hội tuyệt vời để thành nhà nước trung lập, cân bằng quyền lợi cả hai bên.

Thế mà Ukraine lại đi chỉ trích EU phụ thuộc năng lượng Nga, để cho EU và Mỹ lấy cớ đó kêu gọi đa dạng hóa nguồn cung khí đốt. Nếu EU mà càng có nhiều nước cung cấp khí khác nhau, vai trò khí đốt của Nga với EU mà giảm thì vai trò của Ukraine cũng tụt dốc theo thôi laugh1.gif




Mỹ hy vọng Nga tiếp tục cho phép Israel không kích Iran ở Syria, vì đây là lợi ích sống còn của Israel. Kể từ khi Syria được cấp S300, Israel vẫn chưa không kích Syria lần nào, dù thỉnh thoảng vẫn đe dọa. Ngoài ra, Mỹ đang xem xét ngừng tiếp dầu trên không cho Saudi Arab trong chiến dịch Yemen. Không có sự trợ giúp của Mỹ thì Arap Saudi chả làm được gì


U.S. hopes Russia will continue to let Israel hit Iran in Syria: envoy
US envoy: Russia should maintain ‘permissive approach’ to Israeli raids in Syria


https://www.reuters.com/article/us-mideast-...y-idUSKCN1NC20X
https://www.timesofisrael.com/us-envoy-russ...raids-in-syria/



Các định chế quốc tế đánh giá kinh tế Nga có nhiều hiệu ứng tích cực trong chuyển đổi cơ chế

Ngày 1/11, Ngân hàng thế giới (WB) đã công bố Bảng xếp hạng về môi trường sản xuất-kinh doanh và hợp tác-đầu tư - gọi tắt là môi trường kinh doanh - năm 2018, theo đó Nga đã tăng 4 bậc so với năm 2017, The Moscow Times đưa tin.


Việc xếp hạng môi trường kinh doanh của WB thực hiện đối với 190 quốc gia, dựa trên khảo sát 11 lĩnh vực, như thủ tục quản lý doanh nghiệp, đăng ký tài sản, khả năng tiếp cận vốn vay, điều kiện thực hiện nghĩa vụ thuế và thực thi hợp đồng...

Năm 2011, môi trường kinh doanh ở Nga xếp hạng 120/190 - quá thấp cho một nền kinh tế mới nổi. Vì vậy, năm 2012 Tổng thống Putin đã ký "Nghị định 100 bước", đặt mục tiêu sẽ đạt vị trí 20 trong bảng xếp hạng vào năm 2018.

Từ đó Nga đã tăng đều đặn trong Bảng xếp hạng môi trường kinh doanh qua từng năm. Tuy nhiên, năm 2017 thứ hạng của Nga mới ở vị trí thứ 35 và năm 2018, tăng 4 bậc, nằm ở vị trí thứ 31 - mục tiêu của Tổng thống Putin không đạt được.

Mặc dù vậy, thứ hạng của Nga vẫn được cho là tăng vượt bậc trong bối cảnh nền kinh tế Nga bị Mỹ-phương Tây cấm vận - mà trong nhiều trường hợp phải áp dụng văn bản hành chính để điều chỉnh các quan hệ thay cho văn bản luật.

Thứ hạng về môi trường kinh doanh ở Nga đứng trước thứ hạng nhiều nền kinh tế phương Tây, trong đó có Pháp và Ý. Vị vậy, theo Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maxim Oreshkin, chính phủ Nga hài lòng với thứ hạng 35 trong bảng xếp hạng mới.

“Nếu phân tích tình hình chung, chúng tôi đã đạt được mục tiêu của mình. Vị trí thứ 31 không xa vị trí thứ 20, đặc biệt là nếu tính đến việc chúng tôi bắt đầu từ vị trí thứ 124, ông Oreshkin nhấn mạnh.

Trước đó, ngày 17/10 Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) cũng đã công bố Bảng đánh giá hàng năm của các nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới, theo đó Chỉ số cạnh tranh toàn cầu của kinh tế Nga tăng hai điểm.

WEF - điều hành Diễn đàn Davos - xếp hạng 140 quốc gia trên quy mô từ 0 đến 100 cho Chỉ số cạnh tranh toàn cầu hàng năm. 98 chỉ số trong năm nay được rút ra từ chỉ số từ của tổ chức quốc tế và một cuộc khảo sát của Ban điều hành WEF.

Kinh tế Nga đã tăng trưởng trở lại với tốc độ 1,5% trong năm 2017 sau hai năm suy giảm và theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, kinh tế Nga ​​sẽ tăng trưởng đạt mức 1,7% trong 2018 và tăng 1,8% vào năm 2019.

Năm 2018, kinh tế Nga đứng ở vị trí thứ 43 trong bảng Chỉ số cạnh tranh toàn cầu - đứng đầu các nền kinh tế Á-Âu và đứng thứ hai sau kinh tế Trung Quốc - vị trị thứ 28 - trong số các nước BRICS.

Đặc biệt Nga được WEF đánh giá cao trong năm 2018 là nhờ kinh tế vĩ mô ổn định, quy mô thị trường được mở rộng, thông tin xử lý nhanh, tài chính công dồi dào và được đảm bảo - chính sách dài hạn ổn định và kỹ năng số được vận dụng tốt...

Như vậy, từ Bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh của WB và Bảng xếp hạng về Chỉ số cạnh tranh toàn cầu của WEF, cho thấy điều chỉnh của chính phủ Nga - nhằm vừa ứng phó với cấm vận, vừa kích thích tăng trưởng kinh tế - đã đạt kết quả tốt.

Thành công trong quản lý vĩ mô của chính phủ Nga đã làm tăng sức mạnh cho nền kính tế

Ngày 13/7 một sự kiện quan trọng đối với kinh tế Nga, đó là Ngân hàng thế giới đã thay đổi cách đánh giá, điều chỉnh quy mô các nền kinh tế - sử dụng chỉ số PPP vốn dựa trên sức mua đồng tiền quốc gia, thay cho chỉ số GDP thường quy về USD.

Với cách đánh giá mới của WB, kinh tế Nga có quy mô lớn thứ 6 toàn cầu trong năm 2017, theo Bảng xếp hạng của WB sau điều chỉnh về sự chênh lệch GDP giữa các nền kinh tế quốc gia.

Kinh tế Nga năm 2017 - dựa trên PPP theo xếp hạng của WB - đứng dưới kinh tế Trung Quốc, kinh tế Mỹ, kinh tế Ấn Độ, kinh tế Nhật Bản và kinh tế Đức, với quy mô là 3,7 nghìn tỷ USD.

PPP của Trung Quốc là 23,3 nghìn tỷ USD, Mỹ là 19,4 nghìn tỷ USD, Ấn Độ là 9,4 nghìn tỷ USD, Nhật Bản là 5,6 nghìn tỷ USD và và Đức 4,2 nghìn tỷ USD, tính theo sức mua của các đồng tiền tương ứng.

Trong khi đó, nếu xếp theo GDP, năm 2017 kinh tế Nga xếp thứ 11 thế giới với quy mô là 1,5 nghìn tỷ USD, sau Canada, Ý và Brazil. Mỹ có GDP là 19,4 nghìn tỷ USD - xếp thứ nhất - và Trung Quốc có GDP là 12,2 nghìn tỷ USD - xếp thứ 2.

Theo đánh giá của WB, những con số mới trong so sánh giữa GDP và PPP cho thấy sức mua của đồng ruble Nga (RUB) đã được nâng lên đáng kể, nền kinh tế hàng hoá của Nga đã thay đổi và phát triển mạnh mẽ.

http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/wo...ap-dan-3368602/
(@click here)



Russia protests journalist’s interrogation at US airport
https://apnews.com/ac2237b5d94c4a9086611ec62f59b5a9

Moskva phản đối Mỹ thẩm vấn nhà báo tại sân bay Washington


Theo AP, ngày 11/11, Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng phản đối việc Mỹ thẩm vấn một biên tập viên của trang web USA Really tại một sân bay ở Washington (Mỹ), cho rằng hành động này cho thấy chính quyền Mỹ đang quấy rầy các nhà báo Nga.

Ông Alexander Malkevich, biên tập viên trang web USA Really, được cho là đã bị bắt và thẩm vấn trong nhiều giờ hôm 9/11. Cơ quan chức năng Mỹ cũng yêu cầu trang web của ông Malkevich phải đăng ký tại Mỹ như một cơ sở báo chí nước ngoài.

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga ngày 11/11 nhấn mạnh vụ việc này là "bằng chứng về chiến dịch gây sức ép của chính quyền Mỹ không chỉ với báo chí Nga, mà còn đối với bất kỳ quan điểm độc lập nào về Mỹ."

Trang web được phía Nga bảo trợ này đã bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 tại Mỹ.

Theo hãng thông tấn RIA-Novosti của Nga, ông Malkevich đã được trả tự do và hiện đã tới Paris (Pháp)./.

https://www.vietnamplus.vn/moskva-phan-doi-...gton/534492.vnp

langtubachkhoa
Bao Wall Street Journal bat dau nhac ve thanh cong cua Nga trong viec giam su phu thuoc vao dong dollar. Loi nhac nho nay chac chan chinh la thong diep cho gioi chuc My can phai xem xet can than hon viec nay
Putin co noi 1 loi ma bac Pho thuong noi, do la lenh trung phat cua My, chinh la "cua di cai canh cay ma minh dang ngoi len tren" (“They are sawing the branch on which they sit.”). Ban dich tieng VN o duoi


Russia Demotes Dollar’s Role at Home, Taking a Swipe at U.S.
To ease sanctions pressure, Moscow promotes use of ruble and other currencies in trade deals
https://www.wsj.com/articles/russia-demotes-dollars-role-at-home-taking-a-swipe-at-u-s-1541959204

Nga thành công trong việc giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng đô la
Nga đã gia nhập một số lượng lớn các quốc gia đang thực hiện những hành động chống lại quyền bá chủ của đồng tiền Mỹ, và đã đạt được những thành công đầu tiên theo hướng này


Tỷ lệ tiền gửi bằng đô la của các cá nhân và các công ty trong các ngân hàng Nga đã giảm xuống. Trong tháng Chín năm nay, chỉ số này giảm xuống còn 26%. Ngoài ra, tỷ trọng thu nhập xuất khẩu bằng đô la trong quý 2 giảm xuống còn 68% so với mức 80% trong năm 2013.

Xu hướng giảm lệ thuộc vào đồng đô la còn được thể hiện trong việc tăng trưởng thương mại với tốc độ nhanh giữa Nga và Trung Quốc, tờ The Wall Street Journal nhận xét. Các chỉ số thương mại song phương bằng tiền rúp và nhân dân tệ trong bốn năm qua tăng gần gấp bốn lần.

Bài viết nhấn mạnh rằng, một số quốc gia đang theo đuổi chiến lược tương tự. Đặc biệt, các quan chức EU đang cố gắng tìm cách mở rộng vai trò của đồng euro và đang thảo luận công khai về khả năng tạo ra một hệ thống thanh toán mới, độc lập với Hoa Kỳ. Các nước như Iran, Venezuela và Pakistan cũng đang nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng đô la.

https://vn.sputniknews.com/press/2018111265...hu-thuoc-do-la/

Bộ Ngoại giao: Nga không cạnh tranh với Mỹ ở Afghanistan

Sự hiện diện của Mỹ không giải quyết vấn đề ở Afghanistan, mà ngược lại chỉ tạo ra vấn đề. Matxcơva không cạnh tranh với Washington trong việc giải quyết xung đột ở Afghanistan, Giám đốc Ban thứ hai về châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Nga, ông Zamir Kabulov cho biết.


"Mỹ có một khoảng thời gian đủ dài là 17 năm để làm được rất nhiều việc trong số kế hoạch mà họ dự định ban đầu. Nếu quý vị còn nhớ thì vào năm 2001, sự hiện diện của Taliban ở Afghanistan là con số không, còn ngày hôm nay lực lượng Taliban kiểm soát hơn 60% đất nước. Hoa Kỳ hiện diện kiểu gì mà không giải quyết được vấn đề, lại còn góp phần làm mọi chuyện trầm trọng thêm?", — ông Kabulov nói trong cuộc họp báo.

"Và đây không phải là mối quân tâm mang tính cạnh tranh kiểu thể thao của Nga. Hoa Kỳ ở xa, còn Afghanistan nằm ngay bên sườn chúng tôi, vì thế lợi ích an ninh quốc gia của Liên bang Nga và các đồng minh của chúng tôi đang bị đe dọa. Cho nên chúng tôi không thể thờ ơ với việc Mỹ thực hiện nhiệm vụ của mình. Chúng tôi đã chỉ rõ với Hoa Kỳ rằng họ không làm được việc, và chúng tôi đưa ra cách tiếp cận mang tính địa phương để tìm ra giải pháp cho vấn đề Afghanistan", — ông cho biết thêm.

Cuộc họp về Afghanistan được tổ chức vào ngày 9 tháng 11 với định dạng khép kín tại Matxcơva.

Ông Kabulov nói rằng, cuộc họp vừa qua có thể được coi là bước đột phá vì lần đầu tiên có sự tham gia của Taliban, đây là bước đi khởi đầu hướng đến các cuộc đàm phán hòa bình có định dạng đầy đủ hơn nữa.
https://vn.sputniknews.com/middle_east/2018...my-afghanistan/
langtubachkhoa
Bạn Lê Thái Kỳ đang sống ở Ukraine có đưa tin và dịch một số báo của Ukraine và báo của người VN ở Ukraine

Từ hôm nay thời tiết Odessa bắt đầu trở lạnh, nhiệt độ ngày càng xuống thấp trung bình ngày đêm gần 0°C.
Theo luật nếu nhiệt độ trung bình mấy ngày liên tiếp dưới 8°C thì chính quyền phải cho hệ thống lò sưởi hoạt động.
Tuy vậy do các khó khăn về kinh tế nên chưa biết bao giờ lò sưởi mới hoạt động. Lượng khí đốt dành cho Odessa giảm 30% so với năm ngoái. Năm nay các trường học cũng sẽ phải nghỉ đông dài.
Năm ngoái các trường đại học đã phải nghỉ hoàn toàn mấy tháng mùa đông vì bị cắt lò sưởi. Còn lò sưởi cho các căn hộ thì bắt đầu muộn và kết thúc sớm. Trong khi đó giá lò sưởi lại tăng 11 lần từ năm 2013 đến 2017. Năm nay giá sẽ lại tăng tiếp, dự định thêm 72% nữa.

(@click here)



Bị dồn vào đường cùng: ở Krivoy Rog người ta đốt lốp xe biểu tình, sau đó phá kẹp chì tại các trạm cung cấp nước nóng cho lò sưởi và cướp khí đốt.
Nguyên do là hệ thống lò sưởi trong thành phố không hoạt động do công ty khí đốt không cung cấp gaz cho các lò nước nóng. Mà thời tiết lại trở lạnh.
Nhiều người xông vào tấn công trụ sở công ty cung cấp khí đốt đòi cấp gaz cho các trạm lò sưởi. Sau đó họ tự động phá kẹp chì và "cướp" khí đốt. Một số đội công nhân "Krivorozhgaz" cũng bị tấn công.
Cho tới 10/11 tại Krivoy Rog có tới 78 trường học, 75 trường mẫu giáo, 22 bệnh viện, 30 cơ sở xã hội và đơn vị quân đội số 3011 vẫn không có lò sưởi.
Người ta bắt buộc phải đóng cửa các trường học và nhà mẫu giáo.
(@click here)

Video
(@click here)
(@click here)


Người dân Odessa ra chặn đường phố vì không chịu được lạnh trong các căn hộ do lò sưởi chưa hoạt động.
http://dumskaya.net/news/gruppa-odessitov-...a-holod-092227/



Vẫn trích lời bạn Lê Thái Kỳ

Giá dịch vụ tiện ích tăng quá cao như thế này thì dân lấy đâu ra tiền mà trả? Trước đã tăng lên 11 lần sau "cách mạng nhân phẩm" rồi, bây giờ lên 72%, tức là 18 lần, và sẽ còn tăng tiếp nữa. Ở các nhà riêng nhiều người đã phải quay lại dùng củi sưởi ấm như thời cổ, tất nhiên chật vật hơn nhiều nhưng đỡ tiền. Còn ở căn hộ thì không có lựa chọn, chỉ có cắt hoàn toàn.
Hơn nữa giá tăng nhưng chất lượng sưởi ấm lại giảm, các công ty dịch vụ đã cố tình hạ nhiệt độ xuống. Nếu trước đât các lò sưởi nóng thì nay chỉ âm ấm.



Odessa: Công ty dịch vụ thành phố về sưởi ấm sẵn sàng tăng giá sưởi căn hộ lên 72%
Công ty dịch vụ thành phố Odessa về sưởi ấm thông báo dự định xem xét lại giá sưởi ấm hiện hành đối với các căn hộ do các công ty này cung cấp cho dân.
Hôm nay công ty dịch vụ sưởi ấm các căn hộ chung cư của thành phố giới thiệu cấu trúc và cơ sở kinh tế của việc tăng giá sưởi. Sau khi thảo luận, dự án sẽ được gửi cho Ủy ban quốc gia về giá cả dịch vụ nhà ở phê duyệt.
Theo như dự án, 1 Gigakalo cần tăng từ 1229,2 gr lên 1888,67 gr, hay tăng 54%. Đối với những căn hộ không có đồng hồ đo nhiệt, giá sưởi căn hộ sẽ tăng từ 30,76 gr/m2 lên 52,92 gr/m2, hay tăng 72%.
(@click here)




Một số bạn VN sống ở Odessa, Ukraine bảo rằng, hồi 2014 châu Âu hứa cung cấp khí cho Ukraine, nhưng vẫn chưa ký, nên bây giờ chắc họ đã xù rồi, với lại có cấp thì họ cũng mua của Nga rồi bán lại, chắc chắn sẽ đắt, lại thêm bị IMF bắt chính phủ Ukraine phải tăng giá gaz. Ngoài ra, họ bảo rằng, ở Donetsk, trong vùng kiểm soát của lực lượng nổi dậy, các quận vẫn có sưởi ấm như mọi năm và giá các loại dịch vụ vẫn như chưa hề có maidan, trong khi những nơi nằm trong vùng kiểm soát của Ukraine thì giá thực phẩm, thuốc men cao ngất ngưởng, đặc biệt hiệu thuốc nâng giá hàng tuần. Các bạn bảo đã tăng gần 20 lần so với thời trước Maidan. Ngoài ra, ở Ukraine, nước nóng cho các lò sưởi một phần đến từ những nhà máy cán thép (ví dụ ở cán thép ở odessa) khi làm mát trong SX bơm về. Bây giờ sản lượng luyện kim cán thép đã giảm hẳn thì lại càng chuối.

(Cá nhân tôi nghĩ giá cả ở Donetsk và Lugansk không bị tăng, cái này nhờ vào việc Donetsk, Lugansk đã gắn hệ thống tiền tệ tài chính của mình với rub Nga. Hai vùng này từ lâu đã giao dịch bằng rup Nga. Họ từ trước vẫn xuất khẩu than, lúa mì sang Nga rất nhiều, để đổi lấy rup mua hàng hóa của Nga, có nguồn cung của Nga nên vì vậy mà giá cả giữ được bình ổn.

Còn về sưởi ấm, tôi nghĩ chính quyền phải bơm lò sưởi cho 2 vùng Donesk và Lugansk, nếu không thì chắc binh lính và người dân vùng đó sẽ đồng lòng theo 2 nhà nước tự xưng kia chết laugh1.gif Hơn nữa, hai vùng đó giáp Nga, có hệ thống đường ống nối với Nga, và Nga có thể dễ dàng cung cấp nếu cần)

Nhiều bạn bảo ngay cả nhà các đại gia biệt thự còn không dám đốt đến 22 độ nữa. Nhiều người dân đã phải chấp nhận giá cao, trả tiền sưởi cao để làm lò sưởi riêng, nhưng ai hưu trí không có của để dành hoặc những ai nghèo thì k sao làm nổi. Chi nhiều tiền cho lò sưởi thì chắc chắn sức mua các mặt hàng khác kém hẳn xuống.

Không biết thế này là do bạn Aung San Suu Kyi tự ý thức được quyền lợi của dân tộc, không để bị các cường quốc bên ngoài lợi dụng hay do chính nhà nước Myamar đã giúp bà ấy hiểu ra được vấn đề


Aung San Suu Kyi bị tước danh hiệu Đại sứ của Lương tri
Tổ chức Ân xá Quốc tế đã tước danh hiệu cao quý từng trao cho Cố vấn Nhà nước Myanmar trước tình trạng dòng người Rohingya rời khỏi đất nước.

https://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/aung...ri-3838325.html
langtubachkhoa
Có lẽ Mỹ muốn biến thành nhà phân phối năng lượng nói chung, đặc biệt là khí đốt đối với EU chăng?
Mỹ đã mua khí hóa lỏng LNG của Nga (thông qua trung gian Pháp, Anh để tránh trừng phạt), trước đó cũng có tin lượng khí đốt hóa lỏng LNG đầu tiên mà Mỹ chuyển cho Ba Lan cũng từ nguồn cung cấp Nga.
Rõ ràng, nếu mua LNG từ Mỹ đến EU thì hiệu quả kinh tế rất thấp, EU khó mà chịu được. Có thể Mỹ sẽ ép EU phải mua khí Nga qua Mỹ, để Mỹ đóng vài trò phân phối (dù điều này Mỹ sẽ không công khai ra), còn Nga sẽ chỉ đóng vai trò nhà sản xuất, như thế sẽ ngăn chặn sự gắn kết trực tiếp Nga-EU, tăng cường vai trò của Mỹ, để Mỹ có thể kiểm soát được cả hai. Trước đó Ukraine thay vì mua khí đốt trực tiếp từ Nga, thì lại phải mua khí đốt này thông qua EU, khiến EU đóng vai trò nhà phân phối khí đốt cho Ukraine.

Nếu Mỹ hướng đến chiến lược này, thì cũng k lạ, vì tư duy của Mỹ, là muốn Mỹ là trung tâm, còn lại là một đống các nước lẻ tẻ, hỗn độn, làm gì cũng phải thông qua Mỹ hết.


Washington mua LNG của Nga, bán rộng rãi cho châu Âu?
Mỹ kêu gọi châu Âu gia tăng mua LNG của Mỹ trong khi Washington lại mua LNG từ Nga.
Tiết lộ của Bộ trưởng Ngoại giao Nga cho thấy ở thời điểm hiện tại có ít nhất 3 tàu chở khí hóa lỏng (LNG) của Nga đang trên tàu và chuẩn bị cập bến Mỹ.
Tuy nhiên, khác với các mẩu tin tức hợp tác năng lượng giữa Mỹ và châu Âu dày đặc, các trang báo Mỹ không một lời đề cập đến thông tin đặc biệt và "kỳ lạ" mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố một cách công khai trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 16/11.

Không rõ số LNG mà Mỹ nhập khẩu từ Nga là do công ty nào thực hiện và nhằm mục đích cung cấp cho người Mỹ hay để dùng cho hoạt động nào khác.

Hồi tháng 1/2018, một tháng sau khi cơ sở sản xuất LNG Yamal của Nga bắt đầu hoạt động, đơn hàng đầu tiên được bơm vào tàu chở dầu của Pháp Gaselys vận chuyển LNG từ dự án này tới Thành phố Boston của Mỹ. Lô hàng này được Công ty dầu khí Malaysia Petronas mua, được vận chuyển tới Anh, sau đó bán lại.

Vào tháng 3/2018, thành phố Boston, Mỹ lại chào đón lô hàng LNG thứ hai của dự án Yamal thông qua người mua khác - Công ty Provalys thuộc sở hữu của tập đoàn đa quốc gia Pháp Engie.

Không loại trừ các tàu chở LNG mà bà Zakharova tiết lộ cũng được phía Mỹ mua bán theo hình thức "ẩn thân" như vậy.


Đáng chú ý là tuyên bố của bà Maria Zakharova phát đi không lâu sau sự kiện Mỹ và Ba Lan bắt tay cho hợp đồng cung cấp LNG mới. Với hợp đồng này, Washington sẽ "thế chân" Nga cung cấp LNG cho Vacsava trong nhiều năm tới, đặc biệt là sau khi hợp đồng của Ba Lan và Nga hết hiệu lực vào năm 2022.

Washington cũng đã không từ bỏ và giấu giếm tham vọng biến châu Âu trở thành khách hàng lớn mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của họ.

Vào tháng 7/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi các nhà lãnh đạo EU tăng cường số lượng các cơ sở đầu cuối tiếp nhận LNG ở châu Âu để đón nhiên liệu của Mỹ.

Nhưng vấn đề là ngay cả các thiết bị đầu cuối hiện tại cũng chỉ đang được sử dụng với công suất chưa đầy 1/4.

Người châu Âu coi LNG của Hoa Kỳ là một nguồn nhiên liệu không cạnh tranh: "LNG từ Mỹ có giá cao hơn vì phần lớn khí thu được thông qua các nguồn sản xuất phi truyền thống (Mỹ thường sản xuất dầu từ đá phiến và phải có thêm công đoạn sử dụng thủy lực để cắt phá - fracking). Loại nhiên liệu này hiện không có tính cạnh tranh ở Đức" - Sputnik dẫn một báo cáo của Bộ Ngoại giao Đức hồi đầu tháng 10/2018.

Trong trường hợp thiếu cạnh tranh như vậy, Washington sẽ tìm một nhà cung cấp khác có thể giảm chi phí vận chuyển LNG từ Mỹ tới châu Âu không? Nếu câu trả lời là có, thì chắc chắn đó là Nga.

Nếu vậy, trong trường hợp này, Châu Âu sẽ không trực tiếp mua LNG từ Nga để đảm bảo an ninh năng lượng của mình. Thay vào đó, họ mua năng lượng từ Mỹ, còn Mỹ sử dụng nguồn cung nào để cấp cho EU, đó lại là việc của... các nhà đầu tư, không bị can thiệp bởi chính trị?

Tình huống khi đó trở nên trớ trêu là, trong khi Nga lập kế hoạch xây đường ống bán khí đốt cho châu Âu thì đó là "chiếc roi năng lượng". Còn Mỹ có thể vẫn dùng nguồn cung từ Nga nhưng được Mỹ bảo đảm, đó lại là "an ninh năng lượng của châu Âu" (?!)

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...hau-au-3369385/



Không hiểu Nga đầu tư vào năng lượng mặt trời là ý gì? Nga mạnh về dầu khí, xăng, thủy điện và hạt nhân, nhưng k hiểu sao gần đây đầu tư khá nhiều vào năng lượng sinh khối và mặt trời. Nga đâu có nhiều mặt trời trong nước? Hơn nữa, thường nước nào mạnh về dạng năng lượng gì thì sẽ lobby cho dạng đó, ít khi lại đầu tư cho các dạng năng lượng thay thế. Lại còn tự mình làm tất cả mọi linh kiện. Thực ra, cho dù có nằm trong chủ trương thay thế nhập khẩu, đảm bảo an ninh kinh tế, thì cũng không cần phải làm 100% các linh kiện, chỉ cần làm các cái chính, lõi. Nhưng cái khác chỉ cần thuê Tàu, Đài Loan, etc. gia công cho là được, thế mới có hiệu quả kinh tế. Có thể Nga nhắm đến xuất khẩu chăng, khi biết năng lượng mặt trời ngày càng dần phổ biến?


Nga khánh thành 2 nhà máy điện mặt trời lớn nhất nước
2 nhà máy điện mặt trời lớn đã được đưa vào hoạt động thương mại ở khu vực Orenburg của Nga, theo thông cáo báo chí ngày 15/11 của công ty xây lắp điện mặt trời T Plus.


Thống đốc vùng Orenburg, Y. Berg và Chủ tịch T Plus, D. Pasler đã dự lễ khánh thành.

Hai nhà máy điện mặt trời (SES) mới, được xây dựng trong khuôn khổ chương trình liên bang nhằm mục đích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (RES), sẽ là những yếu tố đầu tiên của chương trình đầu tư có tên "Hệ mặt trời" của T Plus trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Với tổng công suất lắp đặt 105 MW, đây là những nhà máy điện mặt trời lớn nhất ở Nga.

Nhà máy điện mặt trời Sorochinsk với công suất 60 MW đã trở thành cơ sở quang điện mạnh nhất được xây dựng ở Nga.

SES Sorochinsk có diện tích 120 ha, được lắp đặt hơn 200 nghìn đơn vị pin quang điện.

Nhà máy điện mặt trời Novosergievsky với công suất 45 MW đã trở thành cơ sở quang điện lớn thứ hai ở Nga, có diện tích 92 ha, với hơn 150 nghìn tấm pin quang điện.

Hai cơ sở này được khởi công xây dựng vào tháng 2 năm 2018, dự kiến khánh thành vào đầu năm 2019, nhưng do tiến độ được đẩy nhanh nên công trình đã hoàn tất trước thời hạn.

Tổng chi phí cho dự án lên đến 10 tỷ rúp.

Hai SES mới sẽ cung cấp điện cho khoảng 10 nghìn hộ gia đình tư nhân.

Công suất của hai SES mới này đủ để đáp ứng đầy đủ tải trọng điện của quận Novosergievsky và khu đô thị Sorochinsk.

Mỗi năm, hai SES mới này sẽ giúp tiết kiệm 40 nghìn tấn nhiên liệu quy đổi.

Các thành phần cơ bản của cả hai SES đều do Nga sản xuất, và các tế bào quang điện được sản xuất tại nhà máy Hevel ở Chuvashia.

Từ nay đến năm 2022, T Plus có kế hoạch đầu tư thêm 8,5 tỷ rúp vào các nguồn năng lượng tái tạo và đóng góp cho thị trường bán buôn 70 MW từ các dự án SES mới khác.

https://petrotimes.vn/nga-khanh-thanh-2-nha...uoc-521720.html

Nga tăng năng lực sản xuất pin mặt trời

Nhà máy sản xuất mô-đun năng lượng mặt trời Hevel (Nga), một liên doanh của Renova và Rosnano, trong quý 3 năm 2018 đã sản xuất hơn 130 nghìn mô-đun năng lượng mặt trời heterostructural hiệu quả cao với tổng công suất 40 MW, cao hơn 17,5% so với cùng kỳ năm 2017.


Ngày 19/10, Hevel đã công bố báo cáo về khối lượng sản phẩm chính được giao cho các dự án của riêng Hevel, trong đó bao gồm Trạm điện mặt trời Funtovskaya (công suất 30 MW) ở vùng Astrakhan; trạm Novouzenskaya (15 MW) ở vùng Saratov, và trạm Mayminskaya (5 MW) tại Cộng hòa Altai.

Hiện tại, việc cung cấp các mô-đun năng lượng mặt trời cho trạm Chkalovskaya với công suất 30 MW ở vùng Orenburg đang được tiếp tục.

Công ty tiếp tục làm việc để cải thiện đặc tính chất lượng của các tế bào quang điện và mô-đun.

Theo kết quả của quý 3 năm 2018, công suất trung bình của các mô đun đạt 313 W, hiệu suất tế bào trung bình là 22,3%.

Vào tháng 9 năm 2018, công suất trung bình hàng ngày tối đa của nhà máy đã đạt được là 1.721 mô-đun mỗi ngày hoặc 534 kW.

Hiệu quả nhất là ngày 21 tháng 9, khi nhà máy đã xuất xưởng 1.811 mô-đun.

Ngày 10/10/2018 Hevel thông báo rằng đã thu hút được khoản vay ưu đãi với số tiền 1 tỷ rúp trong 8 năm ở mức lãi suất 5% mỗi năm để thực hiện giai đoạn 2 của hiện đại hóa nhà máy Hevel ở Novocheboksarsk.

Sau khi hoàn thành giai đoạn 2 của chương trình hiện đại hóa, sản lượng hàng năm của nhà máy sẽ tăng từ 160 lên 250 MW và sẽ bắt đầu sản xuất mô-đun hai mặt với công suất trên 400 W đã được đăng ký bản quyền vào ngày 26/6/2018.

Được biết, vào tháng 9 năm 2018, người đứng đầu Rosnano, A. Chubais, cho biết nhiệm vụ chính của Hevel trong năm 2018 là chinh phục thị trường nước ngoài.

Theo A. Chubais, tiềm năng xuất khẩu là rất lớn, các cuộc đàm phán đã được tiến hành, khu vực Mỹ Latinh là một thị trường giàu tiềm năng cho Hevel.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.