Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc Iv
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
langtubachkhoa
Chẳng phải Mỹ k tìm được, mà họ k muốn tìm, muốn ăn trọn. Ngay cả những cường quốc như EU, Nga, TQ mà Mỹ còn muốn khống chế, k chịu quan hệ bình đẳng, thì đời nào họ lại muốn làm vậy với Iraq. Mỹ luôn cho rằng mình có thể khống chế tất, muốn chén hết, chứ nếu họ chịu quan hệ hợp tác thì đã chả có mâu thuẫn gì, thậm chí chẳng có mâu thuẫn với Iran

Mỹ bây giờ không thèm kiêng rè gì hết, công khai can thiệp cả đến hệ thống tư pháp của Ukraine, ví dụ việc bổ nhiệm tư pháp. Các bạn OF đưa tin là


Bô Ngoại giao Ukraina cần yêu cầu Washington triệu hồi Đại sứ Mỹ tại Ukraina về nước, sau khi Đại sứ Mỹ chỉ trích các ứng cử viên Tòa án Tối cao Ukraina. "Đại sứ Mỹ tại Kiev Marie Yovanovitch là con voi trong tiệm đồ sứ. Bộ Ngoại giao nước ta nên yêu cầu Mỹ triệu hồi bà ấy về nước, đặc biệt là kể từ khi bà ấy không được Washington ủng hộ"


Còn Oleg Lyashko, chủ tịch nhóm dân tộc chủ nghĩa Ukraine viết trên Fb rằng : " Washington phẫn nộ vì Nga hoặc Ukraina can thiệp vào cuộc bầu cử của họ trong khi đó bản thân họ trắng trợn can thiệp vào công việc nội bộ của một nước có chủ quyền. Chỉ các thuộc địa mới bị đối xử kiểu đó. Chúng ta lưu ý rằng sẽ không cho phép bất cứ ai nói chuyện theo kiểu như vậy với Ukraina."

Ha ha, thân phận thuộc địa mà còn dám có ý kiến à?

Bạn Phan ĐÌnh Lê Vũ có viết trên Facebook về Ukraine như sau:

Phạm Đình Lê Vũ đã chia sẻ một liên kết.

Cho đến bây giờ thì tất cả các cường quốc đều có phần trong việc "xâu xé" Ukraine kể từ năm 2014.

- Trung Quốc thì thu gom công nghệ,chuyên gia, quặng thô, đất nông nghiệp, và thao túng thị trường bất động sản của Ukraine. Trước năm 2014, một số bài báo đã đưa ra khái niệm "thuộc địa kinh tế" trong mối quan hệ giữa Ukraine và Trung Quốc. Sau Maidan tình hình này càng rõ nét.

- EU được mở cửa nhập các nguyên liệu thô: Gỗ, sắt phế liệu vốn bị hạn chế trước ở từ Ukraine.Và có thể còn rất nhiều điều khoản có lợi từ các điều kiện họ đặt ra khi cho Ukraine vay tiền.

- Mỹ thao túng được tầng lớp chính trị cao cấp của Ukraine. Con trai cựu phó tổng thống Mỹ trở thành chủ tịch công ty gas lớn nhất Ukraine.
Các tập đoàn lớn của Mỹ cũng có phần: Rothschild thì tham gia việc tư nhân hóa tài sản quốc gia, cơ cấu nợ công của Ukraine và việc bán các công ty của tổng thống Ukraine-Petro Poroshenko. Tập đoàn Monsanto thì có cơ hội thâu tóm đất nông nghiệp của Ukraine với giá chỉ bằng 1/30 giá trung bình của châu âu,..

- Nga ngoài Crimea, họ khống chế được trung tâm công nghiệp phía đông, vùng rốn mỏ than với khoảng 90 phần trăm sản lượng than của Ukraine. Ngoài ra còn được thêm 2 triệu di dân để khai phá khu viễn đông.


http://www.globalresearch.ca/ukraine-agree...und-imf/5424058
https://www.strategic-culture.org/news/2015...ild-family.html
http://www.reuters.com/article/panama-tax-...d-idUSL5N17A24A



QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 1 2017, 01:24 PM)
Chỉ chừng nào Mỹ tìm được một khả năng hợp tác hai bên cùng có lợi, thì mối quan hệ cũng như quyền lợi của Mỹ đảm bảo được. Hiện nay cái “hợp đồng chính trị” ấy Mỹ chưa tìm ra được.
*


langtubachkhoa
Có bài này của bọn Forbes cũng ngô, đại khái là Nga nên cảm ơn Mỹ vê trưng phạt, vì nhơ đó mà Nga có nhiêù lơị thê vê thưong mại ơ Iran so vơí Mỹ, và trưng phạt đã khiên các nươc này thành đông minh. Họ lâý dân chưng là kim ngạch thưong mại tăng mạnh, năm 2014 chỉ có 1.68 tỷ USD và cuôí năm nay có thê lên đên 10 tỷ, và họ đưa ra môt sô dân chưng khác


"Là hai nước đang trong hoàn cảnh"ngồi trên một thuyền" do cùng chịu các biện pháp trừng phạt từ các nhà lập pháp Mỹ, Moscow và Tehran đang tích cực phát triển hợp tác. Một vài ngày trước họ đã có một thỏa thuận về hợp tác sản xuất xe ô tô chở khách trị giá 2,5 tỷ USD.

Chi tiêt hơn là Iran đang là nơi lý tương cho đâù tư xây dưng cơ sơ hạ tâng, và bài báo phàn nàn là Nga đang hương loi tư đó do trưng phạt cả 2 nưóc, còn Hoa Kỳ và EU thì bị loại ra


Trước đó họ cũng ký thỏa thuận trong các lĩnh vực khác. Iran đã đặt mua thiết bị quân sự Nga - đặc biệt là máy bay trực thăng Mi-17 và các hệ thống tên lửa.

Về phần mình, các công ty dầu mỏ và khí đốt của Nga đang tích cực hoạt động tại Iran. Trong tháng Sáu vừa rồi, Tập đoàn Gazprom của Nga đã nhận được một hợp đồng khai thác mỏ khí Farzad B."

"các công ty Mỹ cũng chỉ đủ khả năng hợp tác tại hai lĩnh vực với Iran – đó là: thảm Ba Tư và máy bay chở khách thương mại. Bởi vướng lệnh trừng phạt nên Mỹ không thể "lấy một mảnh của chiếc bánh" từ nước Cộng hòa Hồi giáo đang phát triển nhanh này được."


https://www.forbes.com/sites/wadeshepard/20...k/#1595f3fd5f63
http://infonet.vn/vi-sao-nga-nen-cam-on-my...post233564.info
https://vn.sputniknews.com/russia/201708033...trung-phat-nga/

Môtj bài khác thì nói vê xu hương chuỷen dịch quyên lưc tư tông thông Mỹ sang Thương viên, thông qua đạo luạt phạt Nga vưà rôì. Tôi bô sung thêm là hiên tưọng này có tư thơì Obama, khi thưọng viên Mỹ tư gui thư chính thưc cho lãnh đạo tôi cao Iran, lúc đó Obama rât tưc giân, vì hiên pháp Hoa Kỳ quy định tông thông sẽ đàm phán chính thưc nươc ngoài, còn thương viên kiêm soát xem có nên phê chuân k. Sau đó thì lân đàu tiên lịch sư, thưọng viẹn thông qua luât 11/9 cho phép kiên Arap Saudi bât châp truóc đó Obama đã phủ quyêt nhơ tỷ lê 2/3. Và bây giơ thì la trưng phạt Nga, thâm chí thưọng viên còn đang bàn vê viêc tiên hành rút khỏi hiêp định tên lưa tâm trung INF, điêù lẽ ra nên thuôc tông thông

Voi các luât vưà rôì, thì tât cả mọi tông thông đã mât gân hêt khả năng đàm phán. Và nêú xu hưóng này tiêp diên, thì tông thông chăng còn mâý quyên

Có lẽ chính trưòng Mỹ sẽ có thay đôỉ quyên lưc căn bản sau nhiêm kỳ này của Trump

Cũng bô sung thêm, luât trưng phạt Nga k đông đên ngành hàng không vũ trụ và hạt nhân, nơi Nga Mỹ đang hop tác. Hiên 40% lương uranium làm giàu của Mỹ đên tư Nga, và vưà rôì Mỹ đã ký một hợp đồng mới với Nga trị gián 6,5 tỷ USD để cung cấp nguyên liệu dạng “viên urani” cho các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ, bởi vì hợp đồng năm ngoái là 11 tỷ USD đã kết thúc.


http://kienthuc.net.vn/nong-sau/thuong-vie...ong-912552.html

Cái bài này cũng ngộ, Mỹ xưa nay lúc nào cũng hô hào thâm hụt thương mại và TQ là mối nguy về an ninh, phải đến bây giờ thì mới chịu dừng nghiêm túc một thiết bị của TQ trong quân sự. Có lẽ vì là Trump, nếu là người khác chưa chắc họ làm, mà chỉ hô thế thôi. Gần đây bộ quốc phòng Mỹ cũng dừng sử dụng phần mêm diệt virus Kaspersky của Nga
Quân đội Mỹ dừng sử dụng thiết bị bay điều khiển từ xa Trung Quốc
Quân đội Mỹ ra lệnh dừng sử dụng các thiết bị bay điều khiển từ xa của một hãng Trung Quốc do lo ngại về "khuyết điểm an ninh mạng".
Theo một văn bản hôm 2/8 của quân đội Mỹ, được Reuters xác nhận, lệnh áp dụng với tất cả thiết bị bay điều khiển từ xa của hãng DJI và các hệ thống sử dụng thiết bị hoặc phần mềm của hãng. Quân đội đề nghị các quân nhân dừng sử dụng, xoá cài đặt mọi ứng dụng của DJI, thực hiện thao tác an toàn theo hướng dẫn.

DJI tuyên bố hãng "bất ngờ và thất vọng" trước việc quân đội Mỹ đột ngột cấm thiết bị bay điều khiển từ xa của hãng mà không tham vấn với họ khi quyết định.

Công ty tư nhân của Trung Quốc cho biết sẽ liên lạc với quân đội Mỹ để xác định "lỗ hổng an ninh mạng là gì" và sẵn sàng làm việc với Lầu Năm Góc để xử lý vấn đề.

Quyết định dường như được đưa ra sau khi các nghiên cứu do phòng thí nghiệm quân đội và hải quân Mỹ thực hiện cho rằng có các nguy cơ và điểm yếu trong sản phẩm của DJI.

Các chuyên gia phân tích tại Goldman Sachs và Oppenheimer năm 2016 ước tính DJI có khoảng 70% thị phần thị trường thiết bị bay điều khiển từ xa thương mại và tiêu dùng toàn cầu. Các nhà phân tích của Goldman ước tính thị trường này có thể trị giá hơn 100 tỷ USD trong 5 năm tới, bao gồm cả doanh thu trong quân sự.
langtubachkhoa
Ông Ba Lan bắt đầu lấy chuyện hợp tác với Ukraine ra để vòi Mỹ phải chuyển giao công nghệ chế tạo tên lửa Patriot cho mình, nếu không sẽ hợp tác với Ukraine. Và chủ Ukraine đưa ra dự án là chuyển tên lửa không đối không thành đất đối đất. CHú Ukraine đã có ý muốn cạnh tranh với Mỹ rồi

Ba Lan vừa đưa ra tuyên bố sẽ không mua hệ thống Patriot của Mỹ - tuyên bố có liên quan đến chương trình hợp tác giữa Ba Lan và Ukraine.
Theo nguồn tin này, Bộ Quốc phòng Ba Lan đã gửi thư cho Bộ Quốc phòng Mỹ trong đó có nói đến việc từ chối mua hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ. Ba Lan tuyên bố sẽ thực hiện kế hoạch như vậy nếu Washington không chuyển công nghệ cho Warsaw.

http://baodatviet.vn/anh-nong/ukraine-nang...cua-my-3340507/

Các bố Nga đã mang tên lửa phòng không vác vai Manpad tối tân của mình ra để bắn chặn đạn cối bắn vào đại sứ quán mình ở Syria, rõ ràng là có ý muốn khoe hàng để bán.
Verba đánh chặn đạn cối: Điều không thể với MANPADS Mỹ
Ngày 2/8, tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) Verba của Nga đã đánh chặn thành công đạn cối tự chế của phiến quân Syria trong lần đầu thực chiến.
Qua thành tích lần đầu thực chiến đã cho thấy, tính năng then chốt của Vebra là tiêu diệt các UAV trinh sát loại nhỏ. Đây là một vấn đề thực sự đáng sợ vì Vebra có thể phát hiện và giải quyết được UAV, đặc tính chưa từng có của các tên lửa MANPADS thế hệ trước của Nga và những tên lửa của phương Tây.
Không chỉ bắn hạ được UAV loại nhỏ và đạn cối, theo tuyên bố của Nga, hệ thống Verba còn có thể dễ dàng bắn hạ máy bay tàng hình - những tính năng độc nhất của một hệ thống MANPADS.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ver...ads-my-3340505/

Indonesia có thể trở thành cơ sở sản xuất của thiết bị vũ khí hoặc thiết bị lưỡng dụng của Nga ở Đông Nam Á, có vẻ các khách hàng mua vũ khí Nga không ngán bị trừng phạt

Đại sứ Vahid Supriyadi cho biết, giai đoạn đầu tiên của sự hợp tác trong lĩnh vực này, không quân Indonesia sẽ mua 8 chiếc máy bay Su-35 chế tạo tại Nga; giai đoạn 2 là hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất Su-35 để nâng tầm ngành công nghiệp quốc phòng nước này.

Tuy nhiên, ông không cho biết là nước này sẽ sản xuất bao nhiêu chiếc Su-35 nhưng theo luật của Indonesia, để nước này đồng ý mua Su-35, Moscow sẽ phải chuyển giao ít nhất 35% công nghệ và đặt dây chuyền sản xuất vũ khí trên đất nước của họ.

Ngoài ra, Indonesia còn sở hữu số lượng khá lớn xe thiết giáp tiên tiến BMP-3F, được trang bị cho thủy quân lục chiến Indonesia. Lô đầu tiên gồm 17 chiếc BMP-3F đã đến Indonesia vào ngày 26 tháng 11 năm 2010. Một lô khác gồm 37 chiếc được cung cấp vào ngày 27/1/2014.

"Chúng tôi quan tâm đến việc mua các máy bay Be-200 Altair của Nga dành cho công tác chống cháy rừng và cho mục đích quân sự, cũng như mua trực thăng dòng Mi. Trong kế hoạch tương lai của chúng tôi cũng tính đến mua của Nga các tàu ngầm lớp Kilo" - ông Supriyadi nói.

Hiện nay, Nga và Indonesia đang thảo luận về hợp đồng cung cấp cho Jakarta hai tàu ngầm diesel-điện dự án 636 Varshavyanka. Nguồn tin cho biết, Ủy ban Quốc hội của Indonesia đã thông qua kế hoạch của Chính phủ về việc mua sắm các tàu ngầm diesel-điện của dự án này.

Một vấn đề quan trọng khác là việc Indonesia sẽ trở thành địa điểm đặt trạm vệ tinh GLONASS của Nga. Vào hồi tháng 5/2016, tại hội nghị thượng đỉnh Nga - ASEAN được tổ chức tại thành phố Sochi bên bờ Biển Đen vào ngày 19 - 20/5, Nga đã xúc tiến đàm phán về việc triển khai các trạm GLONASS ở Indonesia.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-...ua-nga-3340481/
Phó Thường Nhân
Vụ Trịnh Xuân Thanh đang được bàn luận xôn xao mấy ngày nay. Theo như Media VN thì ông này tự ra đầu thú. Theo như Đức, thì ông này bị bắt cóc ở Berlin. Bản thân báo phương Tây (Pháp) cũng đưa tin này, theo version của Đức.
Còn tất nhiên các loại lá cải lề trái, và các thông tấn phương Tây có chương trình tiếng Việt, của Pháp, Anh, Mỹ đều đưa tin ồn ào giật gân.
Với tôi thì đến nay chỉ có hai điều khẳng định được. 1. Trịnh Xuân Thanh đã ngồi bóc lịch ở VN. 2. Đức phản đối ngoại giao VN.
Tất nhiên người ta có thể thiên theo hướng Media Đức, rồi phương Tây nói là thật. Nhưng Media Đức đã từng hùng hồn tuyên bố bộ trưởng quốc phòng cũ của VN bị bắn chết, rồi lại thấy ông ấy ngồi đường hoàng ở VN. Các báo chí và bản tin Việt ngữ lề trái đã từng phân tích “cực kỳ chính xác”, đại hội Đảng vừa qua ở VN. Độ chính xác của nó thế nào, kết cục ra sao, cũng nói lên được tính chính xác của nó đến đâu.
Như vậy cho đến nay, chỉ có thể khẳng định là Đức đã phản đối ngoại giao với VN, với lý do Trinh Xuân Thanh bị bắt cóc trên đất Đức, do tình báo VN thực hiện. Phân tích của tôi tiếp sau, sẽ dựa trên cơ sở dự đoán này. Tôi phải nhấn mạnh là trên DỰ ĐOÁN (hypothèse) chứ không phải có chứng cứ, vì tôi sẽ phân tích hệ luỵ của nó nên cần cái dự đoán này.
Việc tình báo một nước hoạt động ngấm ngầm ở một nước khác, không phải là cái gì đặc biệt. Và nếu tình báo Vn bắt thật, thì nó cũng chỉ là một trường hợp ngoại lệ không phải là hiếm có trong quan hệ quốc tế. Israel đã từng bắt cóc các tội phạm Nazi trốn tránh ở Argentine,CIA Mỹ điều tù nhân hồi giáo vào các trại tù ở Ba lan hay Ru ma ni, Nga đầu độc các nhân vật chạy trốn khỏi Nga ở Luân đôn..
Những chuyện này xẩy ra bởi vì đằng sau luật pháp vẫn có những vùng xám, do quan hệ quốc tế tạo ra, đặc biệt là những quan hệ quốc tế mà quyền lợi hai bên không đồng nhau. Nó cũng phụ thuộc vào vị thế của hai bên. Thường trong những vụ việc này, đối với nước mạnh hơn (ví dụ quan hệ Đức-Mỹ) thì nó phải ỉm đi. Nhưng với nước yếu hơn, và có khả năng lợi dụng được, thì nó sẽ thổi lên. Vấn đề có được thổi lên nữa còn phụ thuộc vào thời điểm và thái độ của hai bên. Thời điểm (ví dụ gần lúc tranh cử), thái độ (ví dụ VN ngạo mạn bất chấp).. sẽ dẫn tới việc bùng nổ dư luận, khiến vấn đề có thể bị chuyển tải thành vấn đề khác, ví dụ như danh dự dân tộc, tố cáo chế độ..v..v..dẫn tới những hệ luỵ khác. Bởi vì trong quan hệ ngoại giao nhiều khi nó là “ghét là ghét cái thái độ” và bị ảnh hưởng của định kiến.
Hiện nay, điều quan trọng nhất là để cho sự vụ này biến thành một vấn đề quốc tế, trong khi nó chỉ là một hình thức truy lùng tội phạm, dù nếu cái hypothèse là đúng, thì nó không được chính thống cho lắm.
Nó sẽ là dở, nếu việc này chỉ được chú ý tới việc bắt không chính thống, và từ đó nguyên nhân chính tức là tham nhũng, lại bị lờ đi, cố tình lờ đi. Tất nhiên là tôi đang nói tới media phương Tây và lề trái. Nhưng lề phải không cẩn thận cũng thành người tiếp tay.
Vì thế không có việc gì phải cực kỳ vội vàng cả, mà cứ phải xét án cẩn trọng. Tránh hành động vội vã.
Và phải luôn chỉ cho người ta thấy có bằng cớ, là một vụ án tội phạm kinh tế, mà phạm nhân đã định tìm cách lắt léo lợi dụng hiện trạng quan hệ quốc tế để tìm cách trốn thoát.
Về bản chất,việc bắt Trịnh Xuân Thanh là đúng. Bởi nếu không nó sẽ tạo ra những tiền lệ cực kỳ nguy hiểm, làm tan rã nhà nước, và từ đó mà ảnh hưởng tới cuộc sống của tất cả mọi người VN. Tại sao ?
1- Bởi vì nó tạo nên một cách thức tham nhũng cực kỳ nguy hiểm. Theo đó. Người ta sẵn sàng chi trả, đầu tư hối lộ để leo vào được những vị trí quan trọng về kinh tế, rồi từ đó dưới những chính danh rất hợp lý, nhưng công trình rất hợp lý, rút ruột tiền công làm của riêng. Đến lúc đổ vỡ, thì nó phắn đi nước ngoài là xong.
2- Nếu Trịnh Xuân Thanh và những người như ông ta không phải trả giá, thì sẽ loạn to. Vì tất cả những thể loại thế này trong xã hội sẽ ngóc đầu dậy. Quân hồi vô phèng, còn ai sợ gì nữa. Ở Pháp nó có câu tục ngữ “sự khôn ngoan đầu tiên là biết sợ xen đầm” (Xen dầm tức là cảnh sát). Nếu bây giờ nhà nước vô hiệu, đảng vô hiệu thì còn cái gì.
3- Nếu Đức hay một nước nào khác vặn vặn vẹo mà can thiệp có hiệu quả, thì VN sẽ giống như hồi đầu thuộc pháp, khi Pháp xâm chiếm thuộc điạ. Cái chuyện nó thế này. Khi Pháp xâm lược VN, điều quan trọng nó đòi là người Pháp vào VN phải được xét xử theo luật của Pháp mà không phải luật nhà Nguyễn, viện cớ luật nhà Nguyễn “man rợ”. Kết quả những người Pháp và người Việt nam theo Pháp , ví dụ như cha Sáu, người xây lên cái nhà thờ đá ở Phát Diệm, cũng là người mộ linh đánh thuê cho Pháp để đánh Phan Đình Phùng là trường hợp này. Nếu bây giờ Trịnh Xuân Thanh mà không được xử án bằng luật VN, thì có khác gì cái chuỵện này ở dưới một hình thức khác.
4- Người VN, do chỉ nhìn hình thức tiêu pha bề ngoài rồi đánh giá, thì sẽ thấy “nước VN rất phát triển”. Nhưng phát triển cái gì ? toàn là thằng còng làm cho thằng ngay ăn (hay phá). Rồi nó mê muội ám cho nhưng thứ dân chủ dân chiếc gì đó, nhưng người dân thường, xã hội có được cái gì.
Hiện nay, do hội nhập quốc tế, mà vấn đề nghi phạm kinh tế bỏ trốn này sẽ là chuyện cơm bữa. Cho nên nếu không răn đe được ngay từ đầu, thì trong tương lai VN sẽ không phát triển được.
Với nước Đức, tôi không nghĩ rằng nước này sẽ tìm cách lợi dụng câu chuyện này để có cớ gây chuyện với VN, bởi vì kinh tế Đức và VN không xung khắc với nhau mà bổ trợ. VN cần công nghệ của Đức, xuất những đồ Đức không có thế mạnh (công nghiệp nhẹ, nông sản nhiệt đới, cà phê..). Về mặt chính trị, Đức cũng không phải là nước có truyền thống thực dân cáo già như Anh, Pháp. Đức có thể sử dụng cớ “vi phạm chủ quyền” đánh vào lòng tự ái dân tộc, nhưng để bảo vệ một nhân vật tham nhũng thì cũng khó nói và mạnh tay được, nếu không có lợi ích về kinh tế khiến họ làm điều đó. Chỉ cần VN mềm dẻo, không phản ứng lại, điều tra kỹ càng, có thời gian, rồi mới đưa ra xét xử, đừng để việc xét xử như việc ăn miếng trả miếng ngoại giao (điều không nên làm là OK).
Một điêù nữa cần nhấn mạnh là quan hệ Đức với Vn rất tốt, Đức đã là đối tác chiến lược của VN. Các hãng đức vào VN kinh doanh bình thường, vậy không có lý do gì, Đức lại đòi hỏi và nghi ngờ hệ thống hành pháp của VN cả. Không thể có chuyện đối tác mà lại làm thế, nếu thế thì ông ký hiệp ước với tôi làm gì. Tóm lại. Không ăn miếng trả miếng ngoại giao, chỉ cho Đức thấy rõ Đức chẳng có lợi lộc gì để bao che tham nhũng, vì nó đi ngược lại các giá trị của xã hội Đức. Nếu Đức là đối tác tin cậy, thì không thể đứng ra bảo vệ Trịnh Xuân Thanh được.
Và tất nhiên để tranh những vấn đề này có thể xẩy ra trong tương lai, thì nên đi tới một thoả thuận dẫn độ giữa hai bên. Điều đó nó cũng làm tăng sự tin tưởng của hai bên hơn.
Phó Thường Nhân
Câu chuyện REPSOL và việc khai thác dầu ở biển Đông. Vừa rồi, nhà thầu Tây Ban Nha REPSOL đã dừng các hoạt động thăm dò dầu ở lô 236, trên biển đông, thuộc chủ quyền của VN. Tất nhiên đây cũng là một dịp để các loại lề trái xông ra kích động, nói đến sự đầu hàng của chính phủ VN. Nếu nhìn bên ngoài, thì sự việc này dường như ngược hẳn với hành động ngăn chặn dàn khoan hải dương của TQ cách đây 3 năm. Nếu liên tưởng sự việc này, với quá trình chống tham nhũng ở VN, thì người ta có thể cảm thấy dường như chính phủ VN hiện tại chịu phép TQ hơn, và như vậy có thể nghĩ rằng những nhân vật có thể bị dính vào tham nhũng, trong thực tế lại “yêu nước” hơn, và từ đó quy ra cuộc chiến đấu chống tham nhũng thực ra là một cuộc đấu đá nội bộ, giữa hai phe theo Mỹ và theo TQ.
Nhưng thực tế năm 2014 và năm 2017 khác hẳn nhau. Vào năm 2014, nếu VN không xông ra đấu tranh, thì điều đó có nghĩa là mặc nhiên công nhận TQ đúng. Vào thời điểm hiện tại thì không phải như vậy nữa, bởi với phán quyết của toà án quốc tế, dù TQ không chấp nhận, về pháp lý hoàn toàn có cơ sở để phản bác TQ. Điều mà năm 2014 chưa có. Với phán quyết của toà án quốc tế, dù không được TQ chấp nhân, nó cũng là cơ sở để VN có thể tìm đồng minh trong những nước chấp nhận phán quyết này, tức là những nước phương Tây trong đó đứng đầu là Mỹ. Nhưng hiện tại, quan hệ của Vn và phương Tây dẫm chân tại chỗ. Lỗi không phải là VN mà là thái độ, và lợi ích của những nước này với biển Đông và TQ. Với Mỹ, chính quyền mới của TRUMP dường như tìm được một sự thoả thuận với TQ (ví dụ trong vấn đề Triều Tiên) để ngồi trên lưng nước thứ ba (Triều tiên). Điều chắc chắn là mâu thuẫn Mỹ-TQ không thể giải quyết. Nhưng cao trào của nó, chưa đến lúc. Hiện tại Mỹ đã đạt được điều mình muốn là đặt hệ thống phòng thủ tên lửa ở Hàn Quốc, có một thế thượng phong nhất định với TQ, còn TQ phải ngậm bồ hòn làm ngọt, vì Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của TQ, đồng thời Mỹ cũng chưa đủ độ để rút hẳn khỏi TQ, điều đó cũng có nghĩa là Mỹ-Nhật chưa thể mở một mặt trận ở biển Đông nếu tính cả lợi ích kinh tế lẫn quân sự. Biển Đông chỉ là phụ so với vùng Đông Bắc Á, trong quan niệm chiến lược của Mỹ. Sự om xòm của nghị viện Mỹ với nhà Trắng trong chính sách đối với Nga , càng khiến Nga-Trung gắn kết hơn. VN trang bị chủ yếu bằng vũ khí Nga. Nếu Nga-Mỹ có xu hướng đồng thuận, thì việc ủng hộ VN sẽ là điều kiện tốt để hai bên chơi lại với nhau. Nhưng quan tâm chủ yêú của Nga thực ra vẫn là vùng châu Âu và Baltic, việc quân đội Nga-Trung tập trận ở đây đã nói lên điều Nga cần TQ. Còn TQ nó cũng cần mở nhiều mặt trận liên hoàn trên toàn thế giới, để nó có khả năng chọn lựa chỗ lợi thế đẹp nhất mà đánh. Trong hoàn cảnh như thế, dù thâm tâm Nga thế nào, tốt với VN đến đâu (đây là tôi chiều lòng các bác yêu Nga mà nói thế), thì nó cũng không thể hi sinh lợi ích của nó để chống TQ giúp VN được. Còn có hai nước nữa có thể là đối tác quan trọng của VN đó là Ấn và Nhật. Biển Đông rất quan trọng với Nhật, nhưng so với liên lạc Thái bình dương giữa Mỹ và Nhật thì không quan trọng bằng, Nhật lại bị xích chân vào Mỹ. Bất cứ hành động nào của Nhật hơi tự do một tí thì Mỹ nó đã xích ngay lại. Ấn độ bản thân cũng có xung đột với TQ (mà căng thẳng biên giới hiện tại là ví dụ), nhưng VN với Ấn độ, cũng như Pakistan với TQ. Không thể trông chờ họ ủng hộ trực tiếp được, mà chỉ có ném đá dấu tay thôi. Vậy việc dừng của REPSOL là đúng, nhưng điều quan trọng là sau REPSOL thì phải làm gì.
Nói về lợi ích kinh tế đơn thuần, thì chơi với REPSOL là an toàn hơn cả, vì Tây ban Nha cũng như Hàn quốc, Đài loan, không phải là nước có thể dùng sức ép chính trị với VN để thủ lợi. Nhưng ngược lại, VN phải đủ sức mạnh quân sự bao cho nó hoạt động. Điều này VN chưa có.
Để làm được điều đó thì bây giờ phải “diệt ruồi”. Tại sao. Bởi vì thế giới bây giờ không thể có một liên minh lâu dài, mà lợi ích các bên đan xen nhau. Phân tích tình hình của tôi ở trên, và từ trước đây đã nói lên điều đó. Không kể khi liên minh với nhau, thì đó là một sự trao đổi, không phải là dạng “bánh bao” như ngày xưa Liên Xô với VN, hay Mỹ với chính quyền Sài gon. Nếu mình mạnh, có tiềm năng, tin cậy được nó mới liên minh. Chứ còn ai nó “bánh bao” làm gì.
Trong thời gian 10 qua, về chính sách chiến lược VN không sai. Nhưng không đưa vào thực hiện được vì ruồi. Ruồi đã khiến tất cả sách lược chiến lược đưa vào thực hiện, đều biến thành dạng kinh tế tượng đài mà tôi đã từng nói tới. Kinh tế tượng đài là lấy cớ để ăn, để rút ruột, chứ không phải làm kinh tế. Giống như khi xây tượng đài, thì tượng đài chỉ là thứ đồ chơi, không cần để ý tới hiệu quả, quản lý vì nó không phải là công cụ sản xuất, phương tiện sản xuất, có thể ăn ngay vào tiền đầu tư, ăn vào được tiền đầu tư càng nhiều thì càng lãi. Cái tượng đài hiệu quả kinh tế nhất là tượng đài vẽ ra được nhiều tiền đầu tư nhất, nhưng đầu tư thật ít nhất. Vinashin là một ví dụ như thế, trong khi chính sách phát triển công nghệ đóng tầu đâu có sai.
Rồi như việc các trung tâm hoá dầu cũng thế, may mà gạt nó được trước. Ví dụ cái project lọc dầu ở Bình định “liên doanh” với Thái với số vốn 20 tỉ chẳng hạn. Một người bình thường, có chút kiến thức về kinh tế, người ta có thể thấy ngay đó là dạng “quả lừa”. Vì sao ? Vì vốn đầu tư như thế đối với một hãng xuyên quốc gia đã là cực khủng, làm sao mà nó có tiền. Một hãng khủng như General motor của Mỹ, hay Toyota của Nhật, đầu tư 4,5 tỉ đã là ghê, nữa là ông Thái lan. Thế tại sao lại thế ? cái bí hiểm thực ra nó nằm ở trong cái điều khoản thực hiện, do nguyên tắc đóng góp, vì nước chủ nhà phải chuẩn bị đất đai, san sửa, xây dựng hạ tầng trước theo phần trăm của tiền đầu tư. ăn là ăn vào cái này. Còn thằng chủ đầu tư kia, nó hứa thế, rồi sau nó bảo không có tiền thì làm gì được nhau. Kết quả vì thế cũng là dạng kinh tế tượng đài mà thôi.
Như vậy không diệt ruồi đi, thì chỉ có kinh tế ảo. Và nếu đã ảo, thì làm sao đứng được trong thế giới này. Chỉ có diệt ruồi đi, thì mới xây dựng kinh tế có kết quả, mạnh lên được. Mà mạnh lên, thì miệng kẻ sang có gang có thép, mới bảo vệ được chủ quyền của mình. Chứ còn đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm, thì ai nó bánh bao làm gì.
langtubachkhoa
Vụ Trịnh Xuân Thanh, lúc đầu Đức còn chối k có ông ta ở đây, sau đó đến G20 nghe nói thủ tướng nhà mình đã yêu cầu thủ tướng Đức trả TXT mà k được, và sau đó thì TXT biến mất. Chắc chắn ông TXT này muốn lợi dụng quan hệ quốc tế để trốn chạy tham nhũng, còn bên Đức chắc định lợi dụng ông này cho mục đích chính trị nào đó, kiểu bơm ông này lên thành thành viên đối lập gì gì đó, chứ nếu k đã chẳng phản ứng dữ vậy.

Có vẻ Nga đang đẩy mạnh hàng đổi hàng, tránh phụ thuộc USD, việc này cả nước mua và bán đều có lợi

Bác Phó thử đoán xem, nếu Iran có được không quân, chẳng hạn có được Su 30 của Nga như tin đã đưa thì vị thế của Iran tại Trung Đông sẽ thế nào, tương quan lực lượng giữa các nước Trung Đông sẽ ra sao. Liệu việc này có thể xảy ra? Thời Obama, ngoại trưởng Kerry đã phản đối quyết liệt, và báo Mỹ (nếu tôi nhớ không nhầm là Wall Street Journal) đã gọi Su30 trong tay Iran là vũ khí gây chết người, thảm họa (lethal Su30)



Indonesia chính thức đổi nông sản lấy 11 chiếc Su-35
Theo thỏa thuận vừa đạt được giữa Nga và Indonesia trong việc đổi nông sản lấy 11 chiếc Su-35, cao su của Jakarta đã không được nhắc đến.
Thông tin được Reuters dẫn lời Bộ trưởng Thương mại Indonesia Enggartiasto Lukita cho biết hôm 7/8, quốc gia này sẽ đổi cà phê, trà, dầu cọ và các mặt hàng khác để mang về 11 chiếc tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 của Nga.

"Việc trao đổi lấy 11 chiến đấu cơ Sukhoi Su-35 bằng nhiều mặt hàng xuất khẩu của Indonesia như cà phê, trà và dầu cọ cũng như các sản phẩm quốc phòng chiến lược sẽ diễn ra dưới sự giám sát của chính phủ hai nước", Bộ trưởng Enggartiasto Lukita cho biết.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ind...-su-35-3340729/


Mỹ cản hợp đồng Su-35: Sợ Iran thống trị Trung Đông
Truyền thông Trung Đông cho biết, Nga đã đề nghị bán cho Iran chiến đấu cơ Su-27SM3 hoặc MiG-35 nhưng Iran chỉ muốn mua Su-30SM hoặc Su-35.
Nga-Iran chuẩn bị ký hợp đồng mua sắm máy bay

Các tin đồn đang lưu hành trong giới truyền thông Trung Đông là Nga và Iran đang tới rất gần với một thỏa thuận mua sắm rất lớn trong lĩnh vực hàng không quân sự. Tuy nhiên, hai bên đang có những khúc mắc trong loại chiến đấu cơ mà Nga sẽ cung cấp cho Iran.

Trong khi Iran rất thèm khát chiến đấu cơ hiện đại nhất của Nga là Su-35S, thì Nga chỉ cam kết cung cấp phiên bản hiện đại hóa đời chót của Su-27SM3 và có thể là MiG-35S/UB được trang bị radar Zhuk-ME, trong khi không quân Iran muốn radar Zhuk-AE.

Theo những nguồn tin này, Nga đã bác bỏ yêu cầu của không quân Iran (IRIAF) mua 18 chiếc máy bay chiến đấu đa chức năng Su-35 và 8 máy bay chiến đấu đa năng Su-30SM. Ngược lại, Moscow đã đề nghị Tehran mua một số lượng không xác định máy bay chiến đấu đa năng Su-27SM3.

Theo phóng viên đặc biệt của hãng Shephard Media là ông Babak Taghvaee, Nga không có bất cứ vấn đề gì trong việc cung cấp Su-27SM3 cho Iran ngay trong năm nay bất chấp các hạn chế của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Cuối tuần trước, Phó Thủ tướng Nga phụ trách Công nghiệp Quốc phòng và Hàng không-Vũ trụ là ông Dmitry Rogozin đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehghan và thảo luận về hợp tác quân sự giữa hai nước.

Theo một nguồn tin trong văn phòng của Rogozin, hai bên đã thảo luận về các nguồn cung cấp vũ khí và tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự và và công nghệ hàng không giữa lúc Mỹ đang tiếp tục ban hành thêm các lệnh trừng phạt đối với cả hai nước này.

Theo nguồn tin này, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cũng đã đưa ra đề xuất với Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehqan là nước này có thể bán cho Iran chiến đấu cơ thế hệ 4++ là MiG-35 MMRCA, nhưng IRIAF đã tỏ ý không quan tâm đến loại máy bay này.
Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên những thông tin kiểu như này được công bố. Hồi cuối tháng 3/2016, đại diện Cơ quan Liên bang Nga về hợp tác quân sự-kỹ thuật thông báo rằng, hợp đồng về việc Iran mua các chiến đấu cơ đa năng Su-30SM sẽ được ký kết trong năm 2016.

Trước đó, thông tin Tehran hỏi mua và đề xuất Nga chuyển giao công nghệ để sản xuất tới vài trăm chiếc Su-30SM được công bố sau chuyến viếng thăm và làm việc tại Moscow từ ngày 15 đến 16/2/2016 của Bộ trưởng Quốc phòng Iran là tướng Hossein Dehran.

Tướng Hossein Dehran đã tới Moscow, với mục đích chính là nhờ Nga giúp đỡ để hiện đại hóa và nâng cao tiềm lực không quân, mà trọng tâm là việc mua một số lượng lớn máy bay chiến đấu đa chức năng hiện đại của Nga là Su-30SM.

Đồng thời, Tehran muốn đàm phán với Nga về việc tham gia vào quy trình sản xuất máy bay. Nước này đã đề xuất với Moscow việc chuyển giao công nghệ và xây dựng nhà máy sản xuất Su-30SM ở Iran. Thông tin này đã được đích thân Bộ trưởng Dehran xác nhận.

Nếu hai nước ký kết thỏa thuận theo hướng này, Iran sẽ hoàn toàn tự chủ về sản xuất, lắp ráp, và sẽ chế tạo hàng trăm chiến đấu cơ dòng Su-30SM, theo kiểu Ấn Độ sản xuất Su-30MKI để làm nòng cốt cho lực lượng không quân, biến không quân nước này thành thế lực lớn ở Trung Đông.

Khi đó, sẽ không có đồng minh nào của Mỹ ở Trung Đông, kể cả Israel hay Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) - những nước có thực lực không quân mạnh nhất - có thể xứng đáng là đối trọng của Tehran.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-...ng-dong-3340671
Phó Thường Nhân
@ltbk,
Tôi thì không nghĩ Đức nó có ý đồ gì khủng khiếp cả, mà thực ra nó ở thế bối rối về ngoại giao thì đúng hơn. Tại sao ? vì Đức là nước chủ nhà tổ chức G20 mà họ mời VN như khách đặc biệt, thì chứng tỏ họ rất trọng thị và đề cao quan hệ với nhà nước VN. G20 là nhóm 20 nước có PNB đứng đầu thế giới, VN về sức nặng kinh tế đâu có được thế. Tất nhiên VN cũng có điều đặc biệt, là tỉ trọng độ mở của nền kinh tế, tức là phần trao đổi với thế giới rất lớn, còn hơn nhiều nhiều nước G20 khác ví dụ Indonesia, vì thế trong thương mại quốc tế, vị thế VN cũng tốt (nhờ doanh nghiệp nước ngoài). Về PNB, Thái lan cũng cao hơn, sao không được mời.
Nhưng bởi vì VN và Đức không có hiệp định dẫn độ, nên việc trao trả khó khăn, vì thủ tục của nó rất lằng nhằng và chính phủ dễ bị phe đối lập làm khó dễ phải giải thích, nó cũng là vấn đề chủ quyền nữa. Khi được mời dự G20, nhân dịp này VN cũng yêu cầu Đức trao trả. Và có lẽ trước đó, VN cũng đã phải thông qua kênh ngoại giao, ví dụ thông qua Đại sứ quán Đức yêu cầu họ. Nếu Trịnh Xuân Thanh mà là nhân vật quan trọng, Đức muốn sử dụng, thì nó đã bảo vệ, chứ sao để đi lại long nhong, tự mình lẩn trốn như thế.
Trong thực tế, cộng đồng người Việt ở Đức luôn bị Đức nghi ngờ làm những việc mờ ám. Đặc biệt là cộng đồng ở Đông Đức cũ, mà Berlin là trung tâm. Các loại buôn lậu, đặc biệt là thuốc lá, rồi băng đảng, ví dụ như băng đảng người Quảng Bình là chuyện thường ngày ở huyện. Do bản chất văn hoá, người Việt ở Đức sống như một dạng ghetto, do không hoà nhập được. Đức có thời có phó thủ tướng là người Đức gốc Việt, nhưng ông ta là con nuôi của người Đức từ bé, không phải từ cộng đồng người Việt ra, nên nó không thể là dẫn chứng của sự hoà nhập của người Việt tại Đức được.
Rồi lại nghe thấy nói Trinh Xuân Thanh lại liên lạc cả với các nhân vật lề trái, toàn những dạng ất ương,thì điều đó lại càng chứng tỏ là sự cùng đường. Chứ nếu Đức nó muốn khai thác, thì làm sao mà phải khổ thế.
Như vậy sự hiện diện của Trịnh Xuân Thanh ở Đức, chỉ khiến nước Đức tiến thoái lưỡng nan. Họ chẳng có lợi ích gì giúp đỡ “đồng chí” này cả, nhưng nó cũng không muốn ra mặt hợp tác, vì hệ thống lập pháp của nó độc lập với chính phủ. Nhưng điều này cũng là thường thôi. Ví dụ trong quan hệ Pháp-Đức hiện tại, gần nhau là thế, mà có vụ một người Đức là bác sĩ, giết hại một cô gái người Pháp, rồi sau đó chay về Đức, mà Pháp không làm cách nào đòi dẫn độ được. Kết quả ông bố cô gái này đã tự mình sang Đức, bắt cóc “đồng chí” này về giao cho chính quyền Pháp để xét sử rồi tự ông ta cũng phải ..nhận tội trước luật pháp Pháp.
Như vậy, nếu việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là thật, thì VN phải nhấn mạnh tới vấn đề tại sao ông đã là đối tác chiến lược của tôi, ông đầu tư vào tôi, nhân sự người Đức vào làm việc ở VN không sao, thì làm sao ông lại có thể nghi ngờ hệ thống lập pháp , toà án ở VN. Thái độ thế là không được. Ông là đối tác chiến lược kiểu gì .Và cũng phải nhấn mạnh đây là vụ án tham nhũng. Chẳng nhẽ một trong những giá trị của Đức lại là tham nhũng.

Ở trên tôi có nói là nên chuẩn bị cẩn thận, có thời gian để xét xử, và có lẽ nên tránh những điều sau.
Về thời điểm xét xử, nên để sau tháng 11 này, vì nếu xét sử vào dịp này, đúng là lúc có bầu cử thủ tướng Đức. Thời điểm này ở Đức cũng quan trọng không kém Đại hội Đảng ở VN. Đó là dịp mà các ứng cử viên Đức phải gồng mình, chứng tỏ, rất dễ có chuyện tình ngay lý gian. Chuyện Trịnh Xuân Thanh không phải là cái gì khủng khiếp, nhưng tránh xét xử vào lúc đó, cũng lợi cho bất cứ nhân vật nào sẽ lên làm thủ tướng Đức, cũng như quan hệ Việt – Đức hơn.
Về bản án, nên tránh án tử hình. Tại sao lại thế ? vì ở EU, án tử hình đã được bỏ từ lâu. Và đấy cũng là một điều kiện mà EU đặt ra với các nước chơi với nó. Nếu VN muốn tránh xung đột vô ích với EU, với Đức thì không nên tuyên án tử hình trong vụ này, mà chỉ cần mức độ tù chung thân là đủ. Tất nhiên, tôi không thể biết tội trạng Trịnh Xuân Thanh thế nào, mức án ra sao, mà chỉ bình luận trên bình diện quan hệ quốc tế thôi. Và tất nhiên là ý kiến cá nhân.
Phó Thường Nhân
Tôi không rõ tính năng kỹ thuật của S-30 thế nào, nhưng nếu quy sức mạnh của I ran bằng việc có mua được loại máy bay này không thì có lẽ không đúng. Trong thực tế, I ran đã là một cường quốc khu vực. Nếu về sau mà I ran không làm bá chủ được ở vùng Trung đông, tuỳ theo sự suy yếu của Mỹ và phương Tây, thì câu trả lời có lẽ là trong dị biệt văn hoá, chứ không phải là do vũ khí quyết định. I ran là nước theo Hồi giáo Chi ít, và không phải là người Ả rập. Nước này là một đế quốc tập hợp người Ba tư, người Kurdes, người Azerie, người Balustie..Sắc tộc đông nhất là người Ba tư (Persane) chỉ có trên 50% dân. Vì thế sự thống nhất đất nước là dựa vào Hồi giáo Chi ít. Ngược lại các nước Trung đông đều do một giống người lập nên, đó là người Ả rập, theo hồi giáo Sun nít. Trước đây đế quốc Thổ tồn tại là nhờ thống nhất bằng Hồi giáo Sun nít, dù về sắc tộc người Thổ không phải là người Ả rập. Ở Trung Đông, yếu tố tôn giáo là quan trọng nhất, rồi mới tới sắc tộc. Mà sắc tộc cũng không quan trọng bằng họ, mà phương Tây vẫn gọi là bộ lạc. Vì thế nếu I ran muốn mở rộng vùng ảnh hưởng, thì sẽ gặp phải cái lực cản này.
Trong cuộc chiến tranh ở Syria, người ta hay nói tới vai trò của Nga trong việc giúp đỡ chính quyền nhà nước Syria. Nhưng nước liên tục giúp Syria thực ra là I ran và các lược lượng hồi giáo liên minh của I ran. Không có lực lượng này, thì không quân Nga cũng chẳng có tác dụng gì. Vì chiến thắng cuối cùng là chiến thắng trên mặt đất. Mỹ không dám đụng tới I ran, bởi vì Mỹ biết không thể đánh được, vì sẽ đụng phải một thế trận chiến tranh nhân dân. Điều này đã được chứng tỏ qua chiến tranh I ran – Irắc (1980-1989). Trong cuộc chiến tranh này, I rắc mặc dù được Mỹ rồi Pháp, rồi cả Liên Xô trang bị cho, nhưng cũng không đánh được. Vào giai đoạn cuối, nếu Mỹ không đe doạ can thiệp trực tiếp, thì I rắc đã thua hoàn toàn. Quân đội I ran hơi đặc biệt là có cả quân đôi bình thường, tồn tại từ chế độ cũ, đồng thời có cả lực lượng vệ binh cách mạng (Pasadaran), gần như là một dạng quân đội thứ hai. Chính lực lượng vệ binh hồi giáo này là lực lượng bạo lực chủ đạo của nhà nước Hồi giáo I ran. Lực lượng này cũng nắm giữ cả các hệ thống vũ khí chiến lược, đồng thời tinh thần nó lại cao. Các lực lượng I ran tham dự vào chiến tranh ở Syria là từ đây mà ra, vì thế nó không phải là loại quân đội ngồi chơi xơi nước không có kinh nghiệm, mà nó có rất nhiều kinh nghiệm tác chiến thu thập được từ chiến trường thực tế. Sức mạnh I ran chủ yếu nằm ở đó.
Tiếp nữa là I ran có một sức mạnh công nghệ đáng kể, vượt hẳn các nước Ả rập khác, có lẽ còn hơn cả Thổ, vì do tình trạng bị embago, I ran phải tự sản xuất lấy. Tấm gương I ran này, có lẽ VN cũng nên học. Một điều đặc biệt nữa của nước này, là có một sự phối hợp chính trị, quân sự, ngoại giao rất đặc sắc (với tôi nó là sự đặc sắc thứ 2 sau VN trong kháng chiến chống Mỹ), vì nó đã vô hiệu hoá sức mạnh quân sự cứng của Mỹ. Điển hình là I rắc hiện nay gần như là đồng minh của I ran, dù nó được Mỹ dựng nên, trong khi Mỹ vẫn đóng lù lù ở đó mà không làm gì được, thế nó mới hay. Nói cách khác, sự hiện diện của quân đội Mỹ đã “nhờn”, không còn tác dụng răn đe. Còn chính sách ngoại giao, chính trị thì bị vô hiệu hoá.
Những thương vụ buôn bán vũ khí với Nga, thì phải đặt nó vào trong bối cảnh Nga muốn dùng cái đòn bẩy ấy, để có cảm giác ngồi chiếu trên với Mỹ, giống như Liên Xô ngày xưa. Nhưng Nga không phải là nước chống lưng cho I ran. I ran không có đồng minh cội ruột, VN ngay nay cũng vậy, vì thế có thể học nhiều được ở nước này. Cách họ tự chủ ra sao, làm thế nào để tăng cường sức mạnh thực lực. VN có thuận lợi hơn I ran, vì không còn bị phong toả. Nhưng sự thuận lợi này có khi lại tạo ra tính nhờ cậy, mỳ ăn liền, tâm lý tìm nước chống lưng hộ. Một điều ảo tưởng trong quan hệ quốc tế ngày nay.
Với I ran, cá nhân tôi có cảm tình rất đặc biệt, đó là nhờ “ngâm cứu” nước này, cách mạng hồi giáo I ran, mà tôi hiểu thêm chủ nghĩa Mác-Lê nin, và để từ đó rút ra kết luận đó là : cách mạng tháng mười Nga chính là một cuộc công nghiệp hoá một đất nước phong kiến phát triển chậm hơn phương tây qua chính quyền của giai cấp công nhân. Còn cách mạng Hồi giáo I ran, cũng chính là một công cuộc công nghiệp hoá thông qua sự nắm quyền của tăng lữ. Như vậy nếu xét sự phát triển của thế giới, thì phải tính cách mạng Anh, cách mạng Pháp, chiến tranhgiành độc lập Mỹ, rồi đến sự thống nhất nước Đức, cải cách Minh trị Nhật bản, đấu tranh giải phóng dân tộc ở TQ, VN, rồi cách mạng hồi giáo I ran. Nếu các cuộc cách mạng ở Anh, Pháp,Mỹ có tính chất tự phát triển bằng các yếu tố nội tại, do sự ra đời của giai cấp tư sản trong các nước này vùng lên đánh đổ quý tộc phong kiến, trong quá trình công nghiệp hoá. Thì bắt đầu từ Đức (năm 1870), rồi Nhật (1868), ..các cuộc cách mạng là sự trả lời của các dân tộc, không có giai cấp tư sản mà vẫn bắt buộc phải đánh đổ những dạng đế chế phong kiến khác nhau, để công nghiệp hoá, để phát triển nếu không muốn làm nô lệ, hay đã rơi vào số phận nô lệ mà muốn vùng ra, và vùng ra thành công như TQ, Vn, I ran.
langtubachkhoa
Bác Phó, tôi e vụ TXT không đơn giản thế, bởi vì đã có tin Đức đã đồng ý cấp quốc tịch cho TXT sau khi tị nạn chính trị khoảng 1 năm hay 1 thời gian nào đó, chính vì vậy mà mới phải làm cho TXT "tự thú", vì khi việc cấp quốc tịch mà thành thì không sao làm được, và nếu có làm thì việc bắt có một công dân Đức khỏi nước của họ nghiêm trọng hơn nhiều.

Hơn nữa, nếu Đức không có ý định bảo vệ, thì tại sao lại đinh cấp quy chế tị nạn chính trị, tại sao lại chối viec TXT ở Đức, phải đến khi TXT ra "tự thú" thì mới xác định rõ là TXT ở đó. Bây giờ còn định đe dọa trả đũa, bằng việc ngừng các khoản viện trợ cho dự án của VN (k rõ có dám thực hiện k)

Còn về Iran, tôi đồng ý là Iran là nước giúp Syria đầu tiên, nhưng không có Nga thì sự giúp đỡ này chỉ đủ để đảm bảo cho Syria k bị sụp hoặc chậm bị sụp thôi, vì lãnh thổ kiểm soát của Syria càng ngày càng bị thu hẹp, và quân đội gặp bất lợi trên chiến trường. Sự can thiệp của Nga mới có thể làm thay đổi tương quan lực lượng và chiến lược.
Ở Syria, Mỹ và các phe Arap đối địch có lực lượng mặt đất, chứ k chỉ có không quân, nên hoàn toàn có thể giải quyết chiến trường, Iran và Syria muốn ngăn chặn xu hướng bị thu hẹp lãnh thổ kiểm soát của mình, và sau đó giành chiến thắng thì chính là nhờ Nga. Dù dĩ nhiên, tôi đồng ý, chỉ có Nga thì cũng k đủ, vì Nga không đưa bộ binh vào, trừ một số lực lượng đặc nhiệm và robot, phương tiện

Thực lực quân sự của Iran mạnh, đó là rõ ràng, từ tư tưởng, tổ chức cho đến kỹ thuật công nghệ, thể hiện rõ nhất ở tên lửa đạn đạo đất đối đất của Iran được chế tạo dựa trên Scud của Nga, có lẽ đến từ Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên, nếu chỉ có thế thì vẫn không đủ. Các nước khác như Israel, Arap Saudi hợp tác với nhau vẫn có thể o ép được Iran, bao vây Iran. Họ không xâm lược Iran được, nhưng phong tỏa thì hoàn toàn có thể. Những cái đó không làm chết Iran, nhưng nếu Iran muốn vươn lên thực sự tầm khu vực thì không nổi.
Vì thế nên Iran phải làm 3 điều:
- Phát triển tên lửa phòng không. Để làm điều đó, Iran một mặt tự phát triển dựa trên công nghệ của Nga, một mặt tự mua của Nga tên lửa Tor (tên lửa tầm ngắn) và tên lửa S300. Không phải ngẫu nhiên mà cả Israel và Mỹ đều phản đối quyết liệt việc này, Israel còn dọa sẽ đánh chìm tàu chở tên lửa này. Phải mãi đến khi hiệp định hạt nhân Iran mới được ký, thì Nga mới chịu vượt qua phản đối này để bán

Nếu không có tên lửa phòng không, thì Iran vẫn sẽ bị đe dọa mà khó vươn lên được, vì Israel cũng có tên lửa đạn đạo, và Israel và Arap Saudi có thể dùng không quân áp đảo để gây áp lực

- Phải có không quân. Những yếu tố trên chỉ đảm bảo cho Iran k bị xâm phạm, đe dọa, nhưng môt cường quốc khu vực thì phải có khả năng tấn công, thì mới có thể không những không để bị đối phương đe dọa phong tỏa bao vây, mà còn đàn áp lại được đối phương nữa. Cuộc chiến Syria cho thấy rõ hạn chế của Iran. Trước khi Nga can thiệp, kế hoạch giúp Assad đảo ngược tình thế chỉ có thể thực hiện được nếu có không quân, vì thế Iran mới đòi Nga can thiệp. Tướng Sulemani của lực lượng vệ binh cộng hòa Iran, người bị Mỹ trưng phạt, đã bí mật sang Nga để bàn thảo kế hoạch này.
Nếu Iran có không quân, tình hình sẽ hoàn toàn thay đổi

- Phải có khả năng phòng vệ biển. Nếu Iran có vũ khí có thể đánh chìm tàu chiến, tác chiến trên biển, thì cái eo biển Hormuz thực sự là một con bài vô cùng lợi hại trong tay Iran. Hiện Iran có hải quân nhưng k mạnh. Nếu hải quân và Israel bao vây từ bờ biển, tôi k rõ Iran có thể làm gì nhiều. Hiện Iran chưa có vũ khí bảo vệ bờ biển, muốn mua Yakont của Nga mà bị Israel và Mỹ phản đối kịch liệt và đưa vũ khí này vào danh sách cấm Iran k được mua (tương tự như Su30)

Vì thế nếu Iran có được SU30 thì tình thế hoàn toàn khác ở 2 cái sau. Máy bay này có cả phiên bản đánh biển và tác chiến, nhiều công nghệ hiện đại. Nếu nắm được cái này thì Iran mới thực sự chính thức là cường quốc khu vực, thậm chí thành thủ lĩnh khu vực luôn, vì thế chính quyền Mỹ và Israel đã tuyên bố phản đối quyết liệt.

Nếu Iran có Su30 loại đánh biển, họ có thể răn đe Mỹ ở Hormoz mà hiện họ vẫn lép về hơn. EO biển này là tuyến đường tối quan trọng về kinh tế thế giới, nhờ Su30, quân đội Iran có thể bảo đảm được khu vực này, thì họ có thể tiến hành nhiều dự án kinh tế ở đây, đồng thời vai trò địa chiến lược sẽ tăng lên mạnh. Bây giờ Iran thỉnh thoản cứ đem lời dọa phong tỏa Hormuz, nhưng lấy gì mà phong tỏa, vì thế nên Mỹ có sợ lời đe dọa này đâu, và tuyên bố hải quân Mỹ sẽ k để cho Iran thực hiện được việc này

Nếu Iran có Su30 loại không chiến, và có thể ném bom hay phóng tên lửa không đối đất, thì Iran có thể tự do trợ giúp đồng minh Hezbollah và Syria hay Yemen từ trên không, độ tự chủ về chiến lược cao hơn, và sức răn đe với đối thủ cũng lớn hơn nhiều

Nếu làm chủ được những cái đó, thì Iran sẽ thành thủ lĩnh khu vực thực sự. Phương Tây, Israel, Arap Saudi k muốn điều này, nhưng e là cả Nga cũng chưa chắc đã muốn.


Chú thích: tôi dùng từ "thủ lĩnh", không dùng từ "bá chủ" như bác Phó. "Thủ lĩnh" theo định nghĩa của tôi là Iran nắm được quyền chủ động chiến lược với các nước trong khu vực Trung Đông, chứ tôi không tin Iran làm bá chủ được, vì cùng lý do như bác Phó, do sự khác biệt về văn hóa, tôn giáo
Phó Thường Nhân
À, sau khi cái vụ Trịnh Xuân Thanh này xẩy ra, thì thông tin trên mạng xã hội lung tung,nên nó thành nhiễu. Tất nhiên là nhiễu loạn theo kiểu có hại cho VN. Có người còn nói với tôi là Trump sắp trừng phạt VN về chuyện này, tất nhiên là tin nhảm, trong khi ông ta đang nghỉ hè và có lẽ chẳng biết có chuyện này xẩy ra, mà nếu có thì nó đâu có liên quan gì tới Mỹ. Ở trên tôi có nói, lúc VN có đại hội Đảng, tin tức cũng linh tinh beng. Cuối cùng có gì đúng đâu.
Tại sao tin trên mạng chỉ có kiểu hại cho VN. Nó có hai lý do. Lý do thứ nhất là lề trái tung tin thất thiệt, vì uy tín VN càng giảm, đất nước VN càng gặp khó khăn thì nó càng sướng. Để làm việc đó thì bất cứ điều gì mà nó chả làm, ngay cả làm anh hùng rơm yêu nước chống TQ. Các lực lượng này còn có tàn dư của chiến tranh lạnh còn xót lại, đó là các hệ thống đài việt ngữ của Anh, Mỹ, Pháp. Những nhóm soạn thảo tin tiếng việt ở đây, định kiến, định hướng của nó rõ ràng, nhưng nó lại núp dưới bóng tên tuổi của BBC, RFI, UPI, trong khi thực sự nó khác hẳn, không thể có uy tín như đài thật được. Vì thế cùng cái đài BBC, nếu là tin tiếng Anh, thì tôi tin hơn là cái đám Việt ngữ kia. Tương tự như vậy với Pháp, Mỹ. Tất nhiên ngay cả tin tức ở đài chính nó cũng có chiều. Nhưng vì nó nhằm vào người bản địa, Anh, Mỹ, Pháp ..khả năng nó đưa tin nhảm giảm đi. Vì cũng như thời thực dân. Cùng là một nhà nước, mà chính quyền thực dân Pháp tàn bạo hơn rất nhiều chính quyền Pháp ở chính quốc. vì với chính quốc nó có một cái khung pháp luật phải tôn trọng. Trong khi chính quyền thực dân nó làm gì có cái khung đó. Tương tự như vậy với các thể loại việt ngữ của hệ thống medias phương Tây. Mục đích chính của nó là tin đồn thất thiệt, chứ không có cái khung pháp lý nào bắt buộc nó phải tôn trọng sự thật cả.
Lý do thứ hai là chính những dạng như Trinh Xuân Thanh tung tin ra. Và nếu Trịnh Xuân Thanh được cứu, thì có nghĩa là họ có cửa thoát. Những dạng này giống như bộ phận giáo dân Thiên chúa giáo theo Pháp ngày xưa (tôi nhấn mạnh là một bộ phận, chứ không phải tất cả giáo dân, nhưng nó là dạng con sâu bỏ rầu nồi canh), ở đây lợi ích cá nhân của nó, bất chấp dân tộc, trùng với lợi ích nước ngoài một cách khách quan.
Theo như báo Pháp đưa tin cho người Pháp, thì nó chỉ nói là Trịnh Xuân Thanh bị bắt ở công viên Tiergarden ở Berlin và điều đó đã khiến Đức trục xuất đại diện tình báo VN ở nước này.
Còn việc như ltbk nói Đức sẽ cho Trịnh Xuân Thanh quốc tịch để bảo vệ, thì với tôi chỉ là tin đồn. Vì sao ? vì việc nhập tịch ở Đức là một quá trình rất khó khăn. Có lẽ khó khăn nhất trong những nước Tây Âu. Tất nhiên Đức có thể đặc cách, nhưng kiểu đặc cách này cũng giống như việc các trường đại học trao bằng doctor honoris causa, nó phải nhằm vào những người có công với nước Đức, hay có ý nghĩa giá trị gì đó, chứ không phải đơn giản. Trịnh Xuân Thanh là cái gì mà được thế. Trịnh Xuân Thanh bị truy nã là do tham nhũng, cứ cho là ở nước ngoài nó nghi ngờ là lồng vào đó có một sự đấu đá chính trị đi, thì nó cũng không lớn tới mức có một giá trị gì đó mà nước Đức có thể bảo vệ để lấy danh.
Còn việc xin tị nạn, thì ai chẳng làm được. Được chấp nhận hay không lại là chuyện khác. Quá trình xét này rất lâu, một năm không phải là quá dài. Ở Đức, khi đã xin tị nan, thì thường Đức sẽ có quy chế để người đó có thể ở trong trại tị nạn, được ăn ở không mất tiền. Chính vì thế mà dòng người tị nạn ở Syria, cứ nhất định đi vào Đức, vì nghiễm nhiên họ được nuôi cho đến khi quyết định có được ở lại Đức không (tức là được hưởng quy chế tị nạn không), nếu quyết định là không thì vẫn có thể kháng án, và trong thời gian ấy vẫn được ăn ở không mất tiền, trong khi đó vào những nước khác ngay như Pháp, Ý, cũng không có chế độ trại tị nạn như thế. Sở dĩ ở Đức có chính sách ưu đãi với người xin tị nạn như thế cũng là hệ quả của chiến tranh lạnh, cũng như là cách nước Đức “hối lỗi” với quá khứ phát xít của mình thời trước, không muốn mang tiếng phân biệt chủng tộc, kỳ thị nước ngoài. Nhưng bản chất người dân Đức vẫn không thích người nước ngoài.
Tất nhiên Đức có thể bảo vệ Trinh Xuân Thanh để khai thác tin, theo kiểu tình báo, nhưng trong trường hợp này thì sao nó lại không có người bảo vệ, và để cho đi lại lăng quăng thế.
Cho đến nay, thì phản ứng của Vn là hợp lý. Còn giả dụ Đức định cắt viện trợ thì kệ nó. Tiếc cái tiền viện trợ ấy, mà tha thì có nghĩa là VN chấm dứt phát triển. Hệ luỵ của nó đối với người dân việt nam còn nhiều hơn rất nhiều cái món tiền viện trợ kia đem lại. Trong trường hợp này, thì nên phản ánh công luận của người VN lên báo chí, để cho người Đức biết là thái độ của họ như vậy là dở, không phù hợp với hình ảnh nước Đức, giá trị nước Đức, cũng như quan hệ giữa Đức và VN, vì bất luận nguyên cớ gì, đó cũng là sự tiếp tay cho tham nhũng. Một đối tác chiến lược mà hành xử như thế thì không được.
langtubachkhoa
ĐƯc quyết định trao vụ TXT cho công tố điều tra, như vậy việc ĐỨc gầm gừ k phải chỉ do tranh cử, mà họ thực sự quan tam đến việc này, có lẽ muốn lợi dụng để làm điều gì đó. Những người tị nạn vào trại ở Đức là tị nạn chiến tranh, còn tị nạn chính trị là khác, bác Phó ạ, sẽ được đối xử khác. Ngoài ra, với số tiền khổng lồ, TXT có thể được cấp quốc tịch hoặc thẻ xanh đấy

Có 1 bạn đã đưa lên số liệu về tỷ lệ sinh và tử được cải thiện của Nga, sau khi Putin cấm rượu, thuốc. Ngoài ra, Nga còn được lời thêm 2.5 triệu dân Crimea và 1.8 triệu dân Ukraine nhập cư. Nga vẫn luôn ở vị trí cao trong nhóm HDI ( chỉ số phát triển con người ). Tỷ lệ sinh của Nga đã dương trở lại từ 2013 đến nay. Tỷ lệ chết do tự tử của Nga còn ít hơn Phần Lan. Ngoài ra, có điều lạ, Úc có đén 80% xuất khẩu là tài nguyên thô mà chả ai nói, còn Nga chỉ có gần 50% xuất khẩu là tài nguyên mà các bố cứ nhặng xị hết cả lên

https://www.awaragroup.com/wp-content/uploads/2017/06/russia-births-deaths-1980-2016-wide.png

https://www.awaragroup.com/wp-content/uploads/2017/06/russia-life-expectancy-1980-2016.png

https://www.awaragroup.com/wp-content/uploads/2017/06/infant-mortality-russia-1991-2017-1024x436.png

https://www.awaragroup.com/wp-content/uploads/2017/06/russian-mortality-alcohol.png

https://www.awaragroup.com/wp-content/uploads/2017/06/russia-mortality-murder.png

https://www.awaragroup.com/wp-content/uploads/2017/06/russian-mortality-suicide.png

https://www.awaragroup.com/wp-content/uploads/2017/06/suicides-per-country-2015-upd.png

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c2/Australian_Exports_Treemap_%282009%29.jpg



Phó Thường Nhân
@ltbk,
Công tố điều tra là chuyện bình thường. Điều tra được đến đâu lại là chuyện khác. Hiện nay giữa Đức và VN không có hiệp định gì về luật pháp với nhau cả. Nên Đức cũng chẳng có cớ gì để ép VN theo luật pháp của mình, cũng không thể đòi đến Vn để điều tra, hay tham dự vào vụ án. Nó chỉ có thể sử dụng các đòn bẩy chính trị kiểu như Mỹ ủng hộ các “đồng chí dân chủ” thôi. Hiện nay Đức thì hò reo là “bắt cóc”, VN thì nói là “đầu thú”, sự thật ở đâu thì không biết. Mỗi ông nói một kiểu không làm gì được nhau. Điều quan trọng là lúc đưa ra xử phải chuẩn bị cẩn thận, vì trong một vụ án, nhiều khi chỉ cần sơ hở, cẩu thả thì lập tức vụ án bị kéo theo một kiểu khác. Đây cũng là cách các luật sư thường sử dụng để bào chữa.
Ở trên tôi có nói là tránh xử vào thời điểm Đức có bầu cử, là để tránh những phiền phức không cần thiết, vì nên giải quyết sự việc theo hướng giảm nhiệt, chứ không phải là sợ thằng Đức. Còn nếu họ thích làm căng thẳng vấn đề thì hãy để dư luận VN lên tiếng. Điều phải chỉ rõ đây là một vụ án tham nhũng.

Úc thì lúc nào cũng là xuất khẩu tài nguyên. Nhưng Úc không phải là siêu cường. Khi người ta chê Nga, là vì nếu ông là siêu cường và đòi làm siêu cường, thì hàm lượng công nghệ của ông phải cao. Có nước siêu về điều này , nhưng không siêu về điều khác. Rõ rệt nhất là Triều Tiên. Trong nhiều mặt về công nghệ quốc phòng, có lẽ Triều tiên còn hơn Nhật và Hàn quốc. Thực sự họ là tiểu cường về quốc phòng. Nhưng về mặt kinh tế thì nó lại bé tí.

Định phát triển tiếp về câu chuyện I ran, nhưng thôi để lúc khác. Có câu chuyện đang thời sự hơn. Đó là cuộc khủng hoảng Mỹ-Triều tiên. Điều thú vị là lần đầu tiên TQ đã bỏ phiếu đồng thuận với Mỹ để trừng phạt Triều tiên, thì Trump lại đẩy cuộc khủng hoảng có thể giải quyết lên một mức độ mới, trung thành với chính sách đối ngoại kiểu Mỹ, đó là tìm cách đẩy đối phương tới bước đường phải phản ứng trước, rồi Mỹ sẽ lăn ra ăn vạ, nói rằng mình phải tự vệ. Như vậy cái hành động nhượng bộ của TQ với Mỹ, đã không được Mỹ “lại quả” mà còn dấn tới.Như vậy phải hiểu thái độ của Mỹ là gì. Thực ra có lẽ Mỹ muốn nhằm vào TQ hơn là Triều tiên, Triều tiên chỉ là cái cớ, để thông qua đó Mỹ có cớ “chơi” TQ. Cũng có lẽ chính vì thế mà ở biển Đông, TQ đã chịu đi những bước đầu tiên để tiến tới COC, là bộ ứng sử cho các nước có chủ quyền ở biển Đông, nhưng TQ chưa chịu xuống nước đồng ý để COC là bộ ứng sử có tính ràng buộc pháp lý. Biển đông im ắng lạ thường cũng có thể vì lý do đó. Cũng vì lý do đó, mà TQ nhượng bộ Mỹ, “nhả” Triều tiên, để Mỹ không có cớ lôi mình vào. TQ muốn tránh đối đầu, và tạo ra cớ để Mỹ có thể lấy lý do đối đầu. Biết thóp TQ thế, nên Trump muốn tìm một nước dạng UK để thí mạng, một dạng con tốt, trong ván bài Mỹ-Trung.

Tại sao lại thế. Về mặt thực tế, TQ vẫn cần Mỹ như một thị trường xuất khẩu, trong thời điểm TQ chưa trở thành một thị trường độc lập, vẫn phụ thuộc vào xuất khẩu. Điều này rất quan trọng đối với TQ, cho nên TQ sẵn sàng tránh, và nhượng bộ ở mức độ để không bị ảnh hưởng quyết định tới các lợi ích cốt lõi thực sự, đó là tiếp cận thị trường Mỹ và thế giới, tránh cái bẫy embargo của Mỹ.
Còn Mỹ vào thời điểm hiện tại, thì muốn dứt TQ lắm rồi nhưng không được, vì bản thân nội tình kinh tế Mỹ vẫn có lợi ích gắn liền với quan hệ Mỹ-Trung. Trong trường hợp này, Mỹ phải làm thế nào thuyết phục được bộ phận này của giới chủ Mỹ. Vì thế Mỹ phải tìm mọi cách đẩy TQ vào sai lầm để lấy cớ đối đầu bao vây, để làm làm vậy Mỹ phải cần nhưng con tốt, có thể đạm nhiệm vai trò này. Con tốt đó khiến Mỹ có cớ buộc tội TQ, thay đôỉ sách lược, không phải để cứu con tốt như một đồng minh, mà để có cớ cắt cầu quan hệ kinh tế với TQ, và đặc biệt ép buộc phần giới chủ Mỹ có lợi ích ở TQ phải nghe lời. Một con tốt kiểu Ucraine. Một điều quan trọng nữa, khuyến khích Mỹ hướng theo khả năng đó là để “trốn nợ”. Nợ của Mỹ với TQ chỉ có thể được bảo đảm khi hai nước còn có quan hệ với nhau. Khi Mỹ trung hục hặc, thì đống nợ ấy là giấy lộn. Vì nó là trái phiếu của chính phủ Mỹ, nếu Mỹ không đảm bảo thì nó không còn giá trị gì cả.

Có 4 con tốt mà Mỹ có thể sử dụng đó là VN, Đài loan, Triều tiên, Philipine. Philipin thi nó trốn ngay rồi, bởi khi toà án quốc tế tuyên bố Phi thắng kiện, vào thời điểm đó Phi là con tốt đẹp nhất. Vì nếu Phi dựa vào đó để cự TQ thì TQ có thể đánh, và Mỹ có cớ cắt cầu với TQ nhưng nó không vì thế mà giúp Phi. Con tốt nữa là VN, thì lề trái muốn đẩy vào vị trí con tốt lắm, nhưng chưa được, vì VN vẫn còn tỉnh táo, và lợi ích nhóm chưa đẩy được tới xung đột. Đài loan thì nó phản ứng tuỳ theo mức độ ủng hộ của Mỹ, đồng thời tiếp tục chơi với TQ. Còn lại mỗi ông Triều tiên là bị kẹt vào vị thế phải làm con tốt.
Hiện nay Mỹ chỉ chờ Triều tiên mở màn, để có cớ. Và khi đã có cớ, thì nó sẽ có chính danh để đánh. Và nạn nhân đầu tiên sẽ là Hàn quốc.

Người ta cũng có thể nghĩ tới một kịch bản tươi sáng hơn. Đó là Mỹ đang có những cố gắng cuối cùng, để ép Triều tiên, trước khi đi tới ý định thoả hiệp thực sự, bọn Pháp nó gọi là “bras d’honneur”, có nghĩa là sau đó công nhận cộng hoà dân chủ nhân dân Triều tiên. Nhưng khả năng này hơi nhỏ. Vì một ông Triều tiên được tô vẽ là “ngáo ộp” luôn là cái cớ để Mỹ có thể hiện diện ở Đông Bắc Á.
langtubachkhoa
Bác Phó, vụ TXT, thì ngoại trưởng Đức tuyên bố không thể bỏ qua và đóng lại vụ này, k hiểu định nhân cớ này vòi vĩnh gì. Còn TXT thì sao chúng ta có thể biết Đức k cho người bảo vệ? Không có bảo vệ công khai, nhưng mật vụ bảo vệ ngầm thì có thể có. Việc ông ta bị bắt cóc đi (giả sử là thế) k chứng minh cho việc ông ta k có người bảo vệ.
Đức hoàn toàn có thể cấp quốc tịch cho ông ta theo điều luật về đầu tư hay cho người mang tài sản lớn đến


Còn vụ Iran, tôi thấy đây là vấn đề thú vị. Có thể thấy đã có 1 thỏa hiệp ngầm giữa Saudi Arap và Israel để chống lại Iran. Bản thân Saudi Arap và Israel đã chung sống được với nhau dù Saudi k danh chính công nhận nhà nước Israel. Vậy tại sao Israel lại k thể làm vậy với Iran? Phải chăng vì Saudi đã nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ nên Israel yên tâm hơn?

Hiện Iran là chưa có công nghệ hàng không, để có được không quân, cũng thiếu công nghệ tàu để tự đóng được các tàu chiến hay tàu ngầm. Trước đây họ có làm ăn với Ukraine để phát triển công nghệ máy bay, nhưng kết quả k được tin cậy, có lẽ do công nghệ của Ukraine đã cổ lỗ, còn Nga thì k chịu chuyển giao. Đây cũng là hạn chế hiện nay của Iran ở khía cạnh công nghệ


Về vụ Bắc Triều Tiên, có thể bác nói đúng. Hiện chính trường Mỹ đang cãi nhau ỏm tỏi xem Nga hay TQ mới là kẻ thù chính, mối nguy hiểm chính. Mà phe nào đưa ra luận điểm cũng chỉ phục vụ lợi ích của mình. Nhìn chung những phe xem Nga là kẻ thù chính đều muốn tái diễn mô hình kinh tế thời chiến tranh lạnh, để thu lợi khổng lồ từ nhà nước.
langtubachkhoa
Như vậy, với việc Mỹ chuẩn bị xây căn cứ hải quân ở biển Đen tai Ukraine, có thể thấy, ván cờ Ukraine này có thể nói rõ hơn ai được ai mất
- Mỹ, chưa mất gì lớn lao cả, được ít hay nhiều thì tùy vào tình hình. Nếu có mất thì chỉ mất cơ hội tương lai có thể đóng quân ở Crimea nhằm chặn đường ra địa trung hải của Nga, và 1 số cơ hội kinh tế tương lai ở Nga. Tổng thể vẫn là dấu + (dù chưa rõ to hay nhỏ)

- Nga, có cả được và mất.
Đươc lớn (Crimea bao gồm cả vị trí chiến lược và cơ sở kinh tế ở đây, có thêm được nhiều dân cư chất lượng từ Crimea và nhập cư từ miền đông Ukraine sang, nhiều cơ sở sản xuất ở Lugansk, Donesk, và 1 số nơi khác miền Đông đã được tháo đưa sang Nga mà chính quyền Ukraine k chặn được, nguồn tài nguyên khác như than của Donbass cũng được bán sang Nga, gây ảnh hưởng ở miền Đông cả về kinh tế, chính trị và tài chính (với đồng rup được dùng làm đồng tiền chính thức ở Donesk và Lugansk), ngành nông nghiệp và nhiều ngành công nghiệp trong nước được khôi phục và phát triển nhờ cấm vận lại phương Tây, coi như bảo hộ thị trường, hệ thống tài chính tự chủ Mir ra đời và ký kết được swap tiền tệ với TQ, nền tài chính và kinh tế lành mạnh hơn, tránh bị ăn xổi)

Mất cũng không ít (các đòn trừng phạt khiến Nga khó tiếp cận với nguồn vốn hơn, việc vay tiền khó hơn, và ảnh hưởng chính trị với EU bị chặn lại, dự án North Stream bị gây khó dễ, dự án South Stream bị thay thế bằng Turkey Stream. Nga phải bán nhiều dầu hơn để thu được cùng một lượng USD như trước, do tỷ giá đồng rup sụp)

Tổng thế cho đến bây giờ vẫn là dấu +, về lâu dài, có còn là dấu + hay không, nếu còn thì to hay nhỏ, tùy vào phản ứng hành xử của nước Nga và tình hình thế giới

- Ukraine, dấu - toàn tập, chả có gì phải nói. Sẽ phải đợi lâu nữa mới thay đổi được

- EU: cái này thú nhất. Trước đây, tôi nghĩ EU, cụ thể là Đức, tuy chưa được gì, nhưng cũng chưa mất gì cả. Nhưng bây giờ, với quyết định của Mỹ về chuẩn bị xây căn cứ hải quân ở Ukraine trên bờ Biển Đen, điều mà Đức luôn phản đối, thì tôi thấy Đức thiệt nhiều hơn được. Cái được duy nhât của Đức, đó là Ukraine chấp nhận xuất khẩu gỗ, và ký hiệp định liên kết, nhưng cái này cho cả EU, k cho riêng Đức. Còn lại, Đức vẫn chưa thu được lợi ích kinh tế gì lớn từ Ukraine (hiện các lợi ích kinh tế này, trừ phần Nga đã chiếm, thì đều rơi vào tay Mỹ ở ngành gas-năng lượng, tài chính, đất nông nghiệp. Rơi vào tay TQ ở các ngành bất động sản, tài nguyên thô, nông nghiệp và 1 số cơ sở sản xuất), trong khi nhiều dự án và làm ăn kinh tế ở Nga đã bị mất và thay thế.

Cái còn lại duy nhất là lợi ích chính trị, thì với việc Mỹ đóng căn cứ hải quân ở Ukraine, thì có thể thấy Mỹ đang tìm cách gạt vai trò của Đức, Pháp trong bộ tứ Normandy để chỉ còn lại Nga và Mỹ, về lâu dài thì Mỹ sẽ tìm các trực tiếp kiểm soát Ukraine về chính trị, thay vì để cho Đức hay EU. Như vậy, nếu căn cứ này được xây, thì Mỹ sẽ khống chế Ukraine và khống chế cả Đức luôn, kiểm soát chiến lược hướng Đông của Đức, kiểm soát mối quan hệ Đức Nga, như vậy chung quy là Đức mất nhiều hơn được trong ván bài Ukraine, ít nhất đến thời điểm này
langtubachkhoa
Tin thêm, do các bạn đưa lên:
Iran mua động cơ Nga để trang bị cho các máy bay phản lực huấn luyện tương lai
Tổ chức Công nghiệp Hàng không Iran ( Iranian Aviation Industries Organization -IAIO) đang thương lượng với JSC Saljut , nhà sản xuất động cơ turbofan AI-222-25F của Nga sử dụng bởi máy bay phản lực huấn luyện tiên tiến Yak-130
Iran sẽ mua khoảng 100 động cơ AI-222-25F trang bị cho 50 máy bay huấn luyện Kowsar-88 , đây là sự thay thế hoàn hảo cho động cơ J85 turbojet hiện đang được lắp đặt trên nguyên mẫu Kowsar-88 đầu tiên

http://www.edrmagazine.eu/maks-2017


Báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung khen Nga đối phó tốt các đòn trừng phạt, cho biêt GDP của Nga tăng 2.5% trong quý 2 năm nay, Ngành xây dựng và lĩnh vực công nghiệp đã tăng trưởng mạnh

http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...g-phat-3341042/

Các nước châu Âu tiếp tục “khát” khí đốt của Nga

Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Nga, xuất khẩu khí đốt của Nga trong 6 tháng đầu năm nay tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2016, lên 103 tỷ m3, doanh thu từ xuất khẩu khí đốt tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước và đạt 17,891 tỷ USD.

Theo Gazprom, từ đầu năm, nhu cầu tiêu thụ khí đốt của Nga tại Tây Âu và Trung Âu tăng mạnh với thống kê cho thấy xuất khẩu khí đốt của Nga sang Đức tăng 16,4%, sang Áo tăng 74,2%, sang Slovakia tăng 27,7%, sang Cộng hòa Séc tăng 27,1%.

Ngoài ra, xuất khẩu khí đốt của Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng 23,4%, sang Hungary tăng 25,9%, sang Hy Lạp tăng 12,2%, sang Macedonia tăng 70,6%.

Đầu tháng Sáu, Phó Giám đốc điều hành Gazprom, Aleksandr Medvedev cho biết trong năm 2017 Gazprom có thể xuất khẩu khoảng 180 tỷ m3 khí đốt sang các nước cách xa Nga, nhờ việc dỡ bỏ hạn chế vận chuyển khí đốt theo đường ống Opal nối với đường ống chạy dưới đáy biển Baltic dẫn trực tiếp khí đốt của Nga sang Tây Âu.

Hiện Gazprom giữ độc quyền sử dụng 50% công suất vận chuyển của tuyến đường ống dẫn khí đốt Opal, tương đương gần 12,8 tỷ m3.

Ngoài ra, Ủy ban châu Âu (EC) cho phép Gazprom tham gia đấu thầu để tiếp cận thêm 40% công suất vận chuyển của Opal, tương đương gần 10,2 tỷ m3.

Đường ống dẫn khí đốt Opal có công suất vận chuyển 36 tỷ m3 khí đốt/năm.

Quyết định trên đã gây ra phản ứng gay gắt tại một loạt nước. Tháng 12 /2016, Chính phủ Ba Lan và công ty PGNiG nộp đơn khiếu kiện lên Tòa án châu Âu, nói rằng quyết định của EC đi ngược lại nguyên tắc đa dạng nguồn cung.

Sau đó, Tòa ra đã phán quyết tạm thời đình chỉ quyết định của EC. Tuy nhiên, tuần trước quyết định này đã bị hủy bỏ, theo đó cho phép đơn vị khai thác Opal đưa ra bán đấu giá sớm hơn công suất còn lại của tuyến đường ống mà chưa được sử dụng.

Theo ông Miller, Gazprom buộc phải đưa vào khai thác tất cả những tuyến vận chuyển có thể do nhu cầu cao của Liên minh châu Âu (EU) đối với khí đốt Nga.

Ông Miller nhấn mạnh việc Gazprom có được công suất bổ sung của đường ống Opal không làm giảm lưu lượng công suất vận chuyển tại Ba Lan. Ngược lại, đường ống dẫn khí đốt Yamal đi qua lãnh thổ Ba Lan trong tuần đầu tiên của tháng Tám đã hoạt động ở mức tối đa.


Hơn nữa, vào đầu tháng Tám, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký gói các biện pháp trừng phạt Nga mới, theo đó hạn chế đối với việc xây dựng các đường dẫn ống khí đốt mới.

Các biện pháp trừng phạt có thể được áp đặt đối với những doanh nghiệp đầu tư hơn 5 triệu USD/năm hoặc một lần 1 triệu USD.

Theo giới chuyên gia năng lượng, các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể ảnh hưởng tới giá khí đốt tại châu Âu, khi giá “năng lượng xanh” được bán cho các nước EU có thể đắt thêm 30%./.


http://www.vietnamplus.vn/cac-nuoc-chau-au...-nga/460561.vnp
langtubachkhoa
Có bài viết này tóm tắt chút lịch sử Ukraine và media


Học sử Ukraine, không lề trái cũng chẳng lề phải (phần 1)

Có lẽ, cảm nhận sự phức tạp của tình hình tại Ukraine hiện nay là người Phi châu hay người Đông Âu chứ không phải là “Tây phương”. Tuy vậy, cái nhìn về vấn đề này, hay nói chung là cái nhìn về mọi vấn đề trên thế giới cổ kim xuất phát từ truyền thông phương Tây (thí dụ, 90% thông tin tại Hoa kỳ là do 6 công ty truyền thông kiểm soát gọi tóm tắt là Mainstream Mass Media (MMS) tức Truyền thông giòng chính – hay lề phải – Tây phương.

À, Tây phương thì cũng có lề chứ, giấy rách còn giữ lấy thì nói gì giấy sạch, giấy to đùng cỡ loại Đại tự báo dán tường. Vì vậy, vấn đề đang sôi sục này thay vì cân nhắc thấu đáo, được họ trình bày một các rất dễ hiểu và đơn giản cho những người sáng dậy nghe đài hay đọc lớt phớt tin.

Nó được trình bày như thế này:

Một nước độc lập của một dân tộc bé bé dễ thương (phần lớn thì cái gì bé cũng dễ thương và xinh xắn) với một nhà nước dân chủ (nhấn mạnh điều này) và chính thống đang bị ngoại bang khổng lồ manh động đe dọa xâm chiếm, ảnh hưởng và lệ thuộc, giật dây và xé ra từng mảnh nếu không làm được họ vừa lòng.

Điển tích này đã có từ Tấm Cám, Bạch Tuyết và Bà mẹ ghẻ của cô bé Lọ Lem, ai cũng thích và thuộc lòng. Duy trong các chuyện cổ tích này thì kết quả luôn luôn có hậu, nạn nhân được hiệp sĩ từ đâu phi ngựa đến cứu và chúng ta nghe xong thì có thể đi vào một giấc ngủ ngon. Ở ngoài đời, thực tế có khi khác, và thường thường thì nó, tức là thực tế, bao giờ cũng tự khẳng định được. Trong việc Ukraine này, cho đến hồi này, thì hiệp sĩ mất yên, tuột khỏi lưng ngựa và chỏng vó, lò dò đứng dậy, thấy mọi người cười bò, chàng bèn (từ xa) tuốt kiếm ra bộ dõng dạc oai hùng “Này, ta nói cho nhà ngươi biết…”. Biết cái gì, thì hồi sau sẽ tiếp.

Phi châu được cho là nhiêu khê những vấn đề sắc tộc, tôn giáo. Thực ra nhiêu khê và bất ổn là vì những vấn đề này đã không được lưu tâm vào lúc lục địa được giải đế vào những năm 60 trong thế kỷ trước. Nếu châu Phi bị các đế quốc thực dân xâu xé và cai trị thì khác với Tây Âu ổn định và oách như ta biết, một phần Đông Âu trong lịch sử cũng là kết quả của giằng xé giữa những đế chế ra phết vẻ oai hùng. Khu vực Balkans chẳng hạn là điển hình cho sự phức tạp này đến nỗi đồng nghĩa (trong tiếng Pháp) với “thôi đừng nói đến nữa, tối tăm, rắc rối nhức cả đầu”. Vào thủa kẻ viết này thi tốt nghiệp phổ thông, thày Sử Địa nhắn cả lớp, vào vấn đáp gặp đề tài Thế chiến thứ nhất, các em chỉ cần tìm cách làm sao lọt được từ “Bosnia-Herzegovina” vào một câu là đủ điểm trung bình!

Đây là khu vực Đế chế Áo-Hung cai trị, Đế chế Nga tràn sang, Đế chế Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm, Đế chế Đức-Phổ ngắm nghé, Đế chế Anh định ảnh hưởng thì Đế chế Pháp nhảy vào can. Thế chiến thứ nhất có thể xem là bắt nguồn từ rối rắm này, và kết quả sau đó đã tạm định hình khu vực lại một thời gian cho đến…Thế chiến thứ hai.

Kết quả cuộc chiến thứ hai này đã vẽ lại những đường biên dân tộc và quốc gia lỉnh kỉnh cho đến khi Liên Xô sụp đổ. Nam Tư (Yugoslavia) trong thập niên 90 đã trải qua nội chiến ly khai khiến Bosnia giờ là một quốc gia mới sau khi choảng nhau với chính quyền trung ương Yugoslavia; không những thế mà còn choảng cả với lại cả Croatia dù cả hai đều ly khai và chống lại Trung ương. Kết quả, nói qua, là so với thời kỳ thuộc Nam Tư, giờ tuy thuộc EU hẳn hòi, tình trạng kinh tế tại Bosnia chẳng khá hơn gì lúc trước và tuy giờ có café Starbucks, món nợ quốc gia tăng lên gấp 10!

Kosovo là nước cuối cùng trong khu vực ra đời, trong khi cho đến giờ Macedonia vẫn chưa cầu chứng được cái tên gọi và chính thức vẫn phải gọi lằng nhằng là Former Yugoslav Republic of Macedonia (FYROM), Cộng hòa Macedonia của Nam Tư cũ!

Dẫn nhập kiểu này vẫn chưa thấy Ukraine ở đâu vào đây?

Ukraine ở cực Đông của khu vực này, phần thuộc Áo-Hung, Ba Lan; phần thuộc Nga và kị binh Cossacks phi qua phi lại. Crimea vào giữa thế kỷ 19 là nơi tranh chấp giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, với Anh và Pháp theo phe Ottoman đánh hôi. Tất nhiên có một dân tộc Ukraine ở một vùng đất Ukraine, nhưng vùng đất này không phải là biên cương của Ukraine ngày nay. Cộng hòa Xô Viết Ukraine thành hình năm 1922, không có phần cực Tây và không có Crimea (năm 1921 là một Cộng hòa Xô Viết độc lập).

Sau hiệp ước Đức-Nga 1939, miền Tây (Galicia) Ukraine mới được sát nhập vào Liên Xô theo thỏa thuận của đôi bên. Khi Thế chiến hai xảy ra, khu vực này theo Quốc xã, tàn sát dân cư Do thái, Ba Lan, Ukraine và Nga, thì theo kiểu Quốc xã ấy mà. Chẳng may cho họ, Quốc xã lại thua trận, Galicia sát nhập lại trở về Ukraine Xô viết. Crimea, một cộng hòa độc lập 1921-1945, được sát nhập Nga, thành một khu vực tự trị 1945-1954. Năm 54, ông Kruschev nổi hứng sát nhập khu vực tự trị này vào Cộng hoà Xô Viết Ukraine.

Biên giới hiện nay của Ukraine là biên giới của Cộng hòa Xô Viết sau 1954 và được quốc tế công nhận 1992. Quốc gia đầu Đông đuôi Tây này từ ngày Liên Xô tan rã trở thành độc lập và giờ như ta thấy, nếu đuôi vẫy một đằng và đầu lắc một nẻo là có lý do cả.

Các cuộc bầu cử từ thời kỳ hậu Xô viết đều cho thấy Ukraine với đường biên giới này là một quốc gia phân hóa Đông/Tây ở mức bão hòa, lúc bên này 51% thì bên kia 49% rồi ngược lại. Miền Đông là khu vực kỹ nghệ và hầm mỏ, lợi tức cao hơn miền Tây là canh nông.

Năm 1992, dân số Ukraine là 51 triệu, hiện nay còn có 44. Theo World Bank, tổng sản lượng bình quân của Ukraine năm 2012 là 3,867 USD. Tình trạnh kinh tế của Ukraine thêm được một mớ đại gia tỉ phú, kẻ mua căn hộ đắt nhất London, người mời Jennifer Lopez sang giúp vui cho đám cưới của con gái. Nhưng không phải ai cũng được nghe nàng hát tại nhà và nền y tế công cộng, giáo dục và an ninh xã hội, tiền hưu, bảo hiểm xuống cấp trầm trọng, tới cột đèn mà biết đi cũng đã bỏ nước mà đi.

Đi đâu? Đi Mỹ, đi Anh nhưng nào họ có cho sang, trừ thiếu nữ chân dài có hôn phu bụng bự đang đợi sẵn (con số này không ai biết đích xác nhưng riệng tại Kiev đã có trên 70 công ty môi giới hôn nhân với người nước ngoài), thì đi Nga lao động và con số này đến 5-7 triệu người. Tổng sản lượng bình quân của Nga năm 2012 là 14,037 USD và lương tại Nga cao gấp 3 hay 4 lần tại Ukraine. Nhìn sang phía láng giềng ở phía Tây, Ba Lan (12,710 USD) Romania (8,437 USD) Bulgaria (6,977 USD) mặc dù thuộc khối EU, nhưng thu nhập đều thấp hơn cả và họ chẳng cần đến lao động Ukraine. Kỹ nghệ miền Đông lại phụ thuộc vào trao đổi với Nga, tức là xuất sang Nga. Gia nhập EU thì mối khách này sẽ mất, công nghệ yếu kém Ukraine nếu đáp ứng được nhu cầu của Nga thì ngược lại sẽ bị EU đè bẹp, chẳng mấy chốc mà miền Đông này sẽ điêu tàn như thí dụ nhà máy thép rơi vào tay Acilor-Mittal của Tây phương (năm 2005 khi bán Kryvorhyzstalcho A-M, số lao động là 57,000 người, năm 2011 là 37,000).

Đó là về mặt kinh tế nhưng con người không chỉ có sống nhờ borscht (“Con người không chỉ sống bằng bánh mì” – Giê su Ki tô, Tân ước, Matthieu 4:4)

(@click here)
langtubachkhoa
Học sử Ukraine, phần 2: Hai thí dụ về làm báo cho đầu đất

Tóm lược kỳ 1, sau khi xem các bản đồ cũ đến hoa cả mắt và không còn rõ phần nào là màu gì:

Dưới thời Sa Hoàng (Đế chế Nga tiền cách mạng), không có nước Ukraine. Vấn đề dân tộc là một vấn đề được Cách mạng tháng 10 quan tâm và Cộng hòa Xô viết Ukraine ra đời dưới thời Lenin vào năm 1922. Sau đổi chác và xáo trộn của Thế chiến 2 (39-45), dưới thời Stalin, miền Cực Tây sát nhập vào cộng hòa này. Crimea, được sát nhập vào miền Đông năm 1954 dưới thời Krushev. Biên giới hiện nay, tức biên giới 1954, là biên giới gồm 3 phần này và được công nhận quốc tế năm 1992 khi Liên Xô tan rã. Tổng bí thư Gorbachev chấp nhận sự thống nhận của nước Đức sau khi được hứa là NATO, tức Mỹ, sẽ không bành trướng quân sự sang các chư hầu Đông Âu và đến cõi Thiên San (biên giới của Liên Xô cũ).

Nhưng Chíp NATO sau 1992, xách ba lô lên là đi và đi về hướng Đông, đến đâu cắm cờ đến đó: Estonia, Latvia, Lithuania (thuộc Liên Xô cũ), cộng hòa Czech, Slovakia, Ba Lan, Romania, Bulgaria, Hungary, Albania (thuộc khối Warsaw cũ), Bosnia, Croatis, Slovenia (thuộc Nam Tư cũ). Phía Đông Nam của nước Nga, Hoa Kỳ có thêm căn cứ quân sự tại Afghanistan (khổ thế đấy) và Kyrgyzstan, Georgia hăm he đòi sát nhập. Nói thế để hiểu tâm lý bị đe dọa và co cụm của Nga, chứ các cường quốc tính toán với nhau thế nào là một chuyện, còn mong mỏi của các dân tộc mang vạ xa gần lại là một chuyện khác, ta không nên lẫn lộn.

Trong chuyện Ukraine này, nếu rõ rệt có một bộ phận “thân Mỹ” (nói trắng ra là như vậy, vì chẳng có Âu châu, EU nào vào đây, như bà Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đã mạch lạc phát biểu “Fuck the EU” tức là “Đéo cái thằng EU”, thì cũng có một bộ phận rõ rệt “thân Nga”. Một bên làm loạn, chiếm Kiev lật đổ chính quyền, thì bên kia có chiếm Donestk cũng hợp lý thôi. Trong khi quan hệ của thành phần thân Mỹ với Hoa Kỳ mới có từ khi cửa hàng bánh mì thịt McDonald xuất hiện tại khu vực (*), thì quan hệ của thành phần kia đã có với nước Nga từ 10 thế kỷ.

Tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ của 29% dân số (thống kê 2001) hay ngôn ngữ đầu tiên của 40% (thăm dò của viện Xã hội học). Dưới thời tổng thống Yuschenko, từ 2005 đã có chính sách Ukraine hóa về mặt ngôn ngữ. Khi lên nắm quyền sau EuroMaidan, phe đối lập đã lập tức ra quyết định cấm sử dụng tiếng Nga, là ngôn ngữ đa số tại các khu vực miền Đông.

Ngoài ngôn ngữ ra, ký ức tập thể là một phần quan trọng của lý lịch văn hóa. Người Mỹ chẳng hạn, mới vừa tưởng niệm trọng thể vụ đánh bom Boston năm ngoái (3 nạn nhân); Họ cũng tưởng niệm vụ đánh bom 911 (3,000 nạn nhân) hay đánh bom Pear Harbor (2,000 nạn nhân).

Người Nga/Liên Xô trong cuộc chiến tranh với phát xít thiệt mạng khoảng 8-12 triệu thường dân (nói qua, trong chiến tranh này phần tiêu diệt Quốc xã là đa số nhờ Liên Xô, 3,8 triệu quân Đức thiệt mạng dưới tay của Hồng quân, dưới tay Anh Mỹ là 800,000 mạng). Thành phố Donestk (Đông Ukraine) thời đó 3,000 người Do Thái địa phương bị giết, trại tập trung Quốc xã tại Donestk thủ tiêu 90,000 người. Cứ mỗi 1 người lính Đức bị giết, lực lượng chiếm đóng theo thói Quốc xã trả thù bằng cách mang 100 dân ra đì đọp tử hình.

Khi EuroMaidan thành công tại Kiev, dĩ nhiên người Nga và Ukraine bất bình khi lực lượng An ninh và Quân đội của chính phủ mới lại được trao cho thành phần cực hữu phát xít (Svoboda), cũng chẳng khác gì trước đây, khi chính quyền Yuvshenko phong cho Stephan Bandera (cộng tác với Quốc xã vào thời chiến) tước anh hùng dân tộc.

Do đó, phản ứng của miền Đông là phản ứng của một thiểu số lớn, hay có thể gọi là một đa số nhỏ, cảm thấy họ bị đối xử tệ và chà đạp về văn hóa, bị đe dọa về kinh tế. Thấy ở Kiev, chống đối chính quyền biểu tình thành công, dùng bạo lực chiếm các công sở v.v… lật đổ một chính phủ dân cử với sự ủng hộ của Tây phương (Thứ trưởng Ngoại giao Hoa kỳ đến tận quảng trường phát bánh ngọt cho người biểu tình), lẽ gì, có lẽ nào, ngu sao, mà họ lại không làm như thế được ở Kharkhiv hay là Slavayansk, Donetsk để bảo vệ quyền lợi của họ trước một chế độ bị họ cho là bất chính.

Về mặt pháp lý này, Tổng thống Yanukovich bỏ trốn mất tiệt nhưng không từ nhiệm và Quốc hội cũng không đủ số phiếu để truất phế ông theo quy định và để bầu lên một chính phủ hợp hiến mới. Nhưng chẳng sao, chính phủ này chỉ cần được Tây phương công nhận là đủ.

Nhìn từ phía Đông, đây là âm mưu xâm lược và ảnh hưởng của Tây phương, dùng một thiểu số manh động cực hữu và phát xít để lật đổ một chính quyền hợp lệ và dân chủ do đa số bầu lên. Tuy thế, truyền thông Tây phương đương nhiên coi chính quyền mới là chính quyền hợp pháp, còn miền Đông phản đối bị coi là thành phần hoặc Nga nằm vùng, hoặc ly khai, nổi loạn, hoặc băng đảng tự phong. Trong khi bạo loạn chiếm công sở Kiev là anh hùng cách mạng dân chủ thì ôn hòa hơn chiếm công sở tại Donestk là gián điệp Nga lông lá, là bàn tay Putin.

Putin có ra sao, thì đây cũng không phải là cốt lõi của vấn đề. Ông ta giúp, ông ta đâm sau lưng miền Đông Ukraine, hay ông ta hờ hững, ông ta lợi dụng, hay ông ta khôn khéo thế nào là việc khác, ta tạm không nói đến. Ở đây, là việc một số lớn công dân Ukraine, theo ta biết cho đến giờ là đa số đã bầu lên chính thức Yanukovich, bị mất tiếng nói về số phận của quốc gia. Ở đây, là việc một thiểu số lớn nói tiếng Nga, cảm thấy phải phản ứng trong một môi trường đe dọa. Trong trường hợp này, tất nhiên là họ trông cậy và nhìn sang anh Hai. Quyền lợi và mong muốn của họ có thể đi đôi với quyền lợi hay mong ước của anh Hai, hay có thể mâu thuẫn ít nhiều, kiểu,

“Nó đánh em trước, em chạy về đến đây, sứt cả đầu này (mếu máo), anh đưa cho em con dao Thái!”

“Mày từ từ, (tính toán) để tao còn xem…”

Vì đâu nên nỗi? Nếu không có hỗn loạn, biểu tình và bắn giết tại Maidan thì liệu giờ Ukraine có “mất” Crimea hay không? Có biến động ở miền Đông hay không? Cuộc bầu cử dự định vào tháng 5 này có diễn ra tốt đẹp và tử tế hơn không? Nhưng nào ai biết được nhỉ, tưởng là cả Ukraine sẽ đổ vào tay Mỹ, đuổi hạm đội Nga ra khỏi căn cứ Bắc Hải chứ, và thay vì phất cờ Nga thì cả khu vực Donbass được giải phóng phất cờ Mỹ reo mừng “USA! USA!”

Hai thí dụ đơn cử

Thí dụ thứ nhất

Việc 3 người bịt mặt rải thông cáo tại một đền Do Thái ở Donestk yêu cầu mọi người Do Thái phải đăng ký, nộp 50 USD trả thuế hoặc là bị tước quốc tịch và đuổi đi nơi khác, đã khiến Tổng thống Obama “kinh tởm” về hành vi “hết sức bịnh hoạn” này, và việc ghê tởm của Tổng thống Mỹ tất nhiên được truyền thông quảng bá. Ngoại trưởng Kerry thì cho rằng việc này “trên cả không thể chấp nhận”!

Truyền đơn này nhân danh tân Tổng đốc (“thân Nga”) tự phong của khu vực nhưng lại đề chức vụ của ông sai và con dấu không giống. Khi bị hạch hỏi, 3 người này đã nhanh chóng biến khỏi hiện trường (do các lực lượng “thân Nga” kiểm soát). Chỉ có thế mà 3 người trên đã khiến 3 người khác là ông Obama, ông Kerry và bà Rice quan tâm đến độ (họ) buồn nôn. Đây là một truyền đơn giả mạo không khéo, và đã có tiền lệ như chuyện giấy hứa bán chất làm phóng xạ cho Saddam ký bởi một bộ trưởng Niger đã không còn tại chức (tức là làm giả mà nhầm bộ trưởng cũ với bộ trưởng mới).

Theo người viết này nghĩ, nếu đã định làm Obama tởm lợn mất ăn (hay Bush lo âu đến mất ngủ như trong trường hợp vũ khí nguyên tử của Iraq) thì cũng nên rán mà làm cho nó giống nhe mấy cha!

Thí dụ thứ nhì, làm người viết sáng chỉ uống có café mà suýt sặc.

Cuối tháng Ba, Đại tướng Breedlove, tư lịnh Nato, cấp báo: quân Nga tập trung ở biên giới đã sẵn sàng để tiến sang để chiếm Transnistria của Moldova (sau khi chiếm Crimea của Ukraine).

“Hôm qua Crimea, ngày mai Transnistria, tuần sau sẽ là Tottenham, London (khu vực nhiều người gốc Nga ở thủ đô Anh quốc)”!

Transnistria vào lúc Liên Xô phá sản và phân chia thành 15 nước đã đòi tự quyết, độc lập hay sát nhập vào Nga chứ không phải là vào Moldova. Chiến tranh Moldova-Transnistria dẫn đến ngưng bắn 1992. Tuy không được quốc tế công nhận, Transnistria từ 22 năm qua đã hoàn toàn biệt lập, với quân đội với chính phủ riêng và được bảo vệ bởi quân đội Nga đóng sẵn tại chỗ từ dạo ấy và hiện nay vẫn còn mấy ngàn lẻ gì đó. Transnistria cũng không ngừng đòi sát nhập Nga mà không được nhận vì lý do tế nhị ngoại giao với Tây phương với biên giới đã được định hình tại Trung Âu. Nay, thấy anh hai Crimea được trở về nhà mẹ, nhân thể em út Transnistria (500.000 dân) cũng gào lên đành đạch, còn con thì sao?

Xin nhắc lại, từ 1992, Transnistria đã và đang có quân Nga đồn trú và “độc lập” khỏi Moldova. Vòi vĩnh này của em là hợp thức hóa hộ khẩu gia đình, tức là cần quốc hội Nga biểu quyết và làm thủ tục nhận con.

Giờ, đến phần địa lý. Nhìn bản đồ thì giữa miền đông nước Nga nơi quân Nga đang hùng hổ tập trung và tập trận với lại biên giới Transnistria là… Ukraine. Phía Bắc thì là Belarus.

Từ đây có bài tập lớp 3:

“Có một đạo quân ở biên giới Nga. Nếu muốn xâm lăng Moldova thì phải làm thế nào?”

”Thưa thày, thưa cô, phải đi ngang Ukraine bằng đường bộ hay đường bay. Nếu ở mặt Bắc thì đi ngang Belarus. Ngoài ra, cũng có thể từ Hắc Hải xâm nhập bằng cách đổ bộ và băng qua cực nam Ukraine cho vui. Hay là muốn phượt đình đám, đạo quân này chuyển lên biển Baltic, rồi đáp tàu đến Ba Lan, sau đó qua Slovakia, Hungary, Romania, và đánh bọc hậu Moldava là ăn chắc vì tạo được bất ngờ.”

“Em giỏi quá, em xuất sắc, cho em lên lớp 4.”

“Thưa cô, cho em làm tư lịnh Nato có được không?”

“Không, nhưng tạm thời cho em làm nhà báo Tây phương lề phải nhé!”

Tất nhiên là tư lịnh Nato không đần đến thế để mà phải lo. Nhà báo lề phải cũng không đần đến thế. Vậy trong kiểu phát biểu và đưa tin này, họ tưởng là ai đần? Chính là mấy đứa như người viết sáng ra uống café đọc báo và lưu ban lớp 3.

*

* Đây không phải là bôi bác và xuyên tạc làm duyên của người viết. Khi Crimea trở về phía Nga thì truyền thông Tây phương có giật tít về chuyện này.

(@click here)
langtubachkhoa
Các báo New York Times, CNN đưa tin động cơ tên lửa của Triều Tiên đến từ Ukraine. Nhà máy này đã tuồn động cơ Liên Xô cho Ukraine chế tạo tên lửa liên lục địa, ICBM, điều này giải thích sự thành công nhanh chóng của Triều Tiên gần đây. Phía Ukraine phủ nhận
Link tiếng ANh trước, Link tiếng VN sau

https://www.nytimes.com/2017/08/14/world/as...ne-factory.html
http://edition.cnn.com/2017/08/14/politics...ssia/index.html
(@click here)

http://soha.vn/nyt-nha-may-ukraine-che-tao...15114218819.htm

NYT: Nhà máy Ukraine chế tạo tên lửa cho Nga tuồn công nghệ ICBM cho Triều Tiên từ chợ đen
Hai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Triều Tiên phóng thử hồi tháng 7 được cho là sử dụng cùng loại động cơ với tên lửa Liên Xô cũ, hiện được sản xuất tại Ukraine.


Triều Tiên và động cơ tên lửa Nga
Tờ New York Times dẫn báo cáo phân tích của các chuyên gia tình báo Mỹ được công bố hôm thứ Hai (14/8), Triều Tiên đã mua công nghệ tên lửa từ một nhà máy Ukraine thông qua các giao dịch chợ đen, nhờ vậy có bước đột phá và thử thành công các ICBM có khả năng tiếp cận nước Mỹ.
Nếu đúng như báo cáo, việc Triều Tiên đột ngột thành công sau chuỗi thử nghiệm tên lửa thất bại là điều dễ hiểu.
Theo Michael Elleman, chuyên gia tên lửa tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), sau nhiều nỗ lực bất thành, Triều Tiên đã thay đổi thiết kế tên lửa cũng như nhà cung cấp nguyên liệu – công nghệ trong 2 năm qua.
Dựa trên những tư liệu thu được, các nhà phân tích kết luận đây là mẫu thiết kế từng được sử dụng bởi hạm đội Liên Xô. Động cơ này mạnh đến mức chỉ cần 1 quả tên lửa xuyên lục địa cũng có thể chứa tới 10 đầu đạn nhiệt hạch.
Loại động cơ này chỉ được sản xuất tại một số khu vực của Liên Xô cũ. Các chuyên gia và điều tra viên chính phủ cho rằng nhà máy tên lửa tại thành phố Dnipro ở Ukraine có liên hệ chặt chẽ với thiết kế và công nghệ Triều Tiên đang sử dụng.
Trong Chiến tranh Lạnh, nhà máy Dnipro đã sản xuất những tên lửa có sức hủy diệt ghê gớm nhất cho Liên Xô, trong đó có loại SS-18 lừng danh. Nhà máy này là một trong những cơ sở sản xuất tên lửa chính của Nga sau này.
Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng Ukraine khiến quan hệ Nga-Ukraine rạn nứt, chính phủ Nga đã hủy các chương trình phát triển tên lửa hạt nhân ở Dnipro, khiến nhà máy rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng, chồng chất nợ nần, và không có nhiều khách hàng.

Tình báo Mỹ cho biết Triều Tiên đã móc nối với thị trường chợ đen, mua bán công nghệ tên lửa trong cả thập kỉ qua, và rõ ràng nhà máy tại Dnipro cũng là một trong những nhà cung cấp công nghệ cho Bình Nhưỡng.
Không ai biết cụ thể người phụ trách giao dịch với Triều Tiên, nhưng quốc gia này đã tự mình hoàn thiện nhiều cơ sở hạ tầng, bao gồm trường đại học, trung tâm thiết kế và nhà máy tên lửa dựa trên những thông tin có được từ chợ đen.

Tiến bộ công nghệ khó tin

Theo NYT, các chuyên gia tin rằng nhà máy tên lửa ở Ukraine là cơ sở cung cấp động cơ cho 2 ICBM mà Triều Tiên phóng thử hồi tháng 7. Cả hai đều có tầm hoạt động đủ để tiếp cận nước Mỹ, khiến căng thẳng trong khu vực ngày càng leo thang.
Theo ông Elleman, những tên lửa Triều Tiên phóng gần đây sử dụng công nghệ rất phức tạp, và Triều Tiên khó có thể tiến bộ vượt bậc trong thời gian ngắn như vậy.
Chỉ trong vòng 10 tháng, Bình Nhưỡng đã phát triển từ loại tên lửa cơ bản lên tới ICBM, một việc bất khả thi trừ khi quốc gia này mua lại thiết kế, phần cứng và hỗ trợ chuyên môn trên chợ đen.
Ông Elleman cũng cho biết, theo ghi nhận từ Liên Hợp Quốc, Triều Tiên đã cố đánh cắp những bí mật tên lửa từ khu công nghiệp của Ukraine 6 năm trước. Hai người Triều Tiên bị bắt khi đang tìm kiếm thông tin về "hệ thống tên lửa, động cơ sử dụng nhiên liệu hóa lỏng, hệ thống cung cấp nhiên liệu cho tàu vũ trụ và tên lửa".

Nếu đúng theo giả thuyết trên, những sự hỗ trợ từ "bên thứ ba" cho Triều Tiên đã qua mắt được nhiều lãnh đạo trên thế giới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ tập trung chỉ trích Trung Quốc vì liên tục hỗ trợ kĩ thuật và tài chính cho Triều Tiên.
Ông Trump chưa bao giờ đổ lỗi cho Ukraine hay Nga, dù Ngoại trưởng Rex Tillerson từng nhắc tới cả Trung Quốc và Nga như những "nhà tài trợ chính" cho Triều Tiên sau đợt phóng thử ICBM.
Nhà Trắng từ chối cung cấp nguồn tình báo và cũng không đưa ra thêm bình luận.
Trong khi đó, Dnipro phủ nhận các báo cáo trên và cho rằng nhà máy không hề gặp khó khăn hay phải bán công nghệ cho nước ngoài. Trên trang web chính thức, nhà máy cho biết chưa từng và chưa bao giờ có ý định "bán công nghệ nguy hiểm khỏi biên giới Ukraine".
Một quan chức an ninh quốc phòng của chính phủ Ukraine cũng phủ nhận báo cáo trên và cho biết Kiev coi Triều Tiên là một quốc gia "nguy hiểm, khó lường và Ukraine ủng hộ mọi cấm vận với Triều Tiên".
langtubachkhoa
Tin do các bạn đưa lên, liên quan đến vụ vũ khí hóa học:

SYRIA CÁO BUỘC HOA KỲ VÀ ANH CUNG CẤP HÓA CHẤT CHO KHỦNG BỐ.
Những hóa chất độc được tìm thấy trong các kho chứa bị các nhóm khủng bố bỏ lại được Mỹ và Anh cung cấp- Thứ trưởng BNG Syria tuyên bố tại cuộc họp báo hôm nay tại Damascus.
“ Tất cả các hóa chất đặc biệt được làm thành các quả lựu đạn và các đầu đạn súng cối đều chứa chất CS và CN . Vũ khí hóa học tìm thấy được trình chiếu qua các tấm ảnh đều được công ty “ Federal Laboratoria “ sản xuất trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Còn các hóa chất được các công ty “ Cherming Defence UK” - Anh và “ Non Lethal Technologies” Hoa Kỳ sản xuất”
Theo lời của ông Thứ trưởng, các loại hóa chất được tìm thấy trong các kho chứa của IS tại Aleppo, và đông Damascus
Miklad nhắc lại rằng, Theo điều 5 hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hóa học việc sử dụng các hóa chất kích thích, độc hại vào mục đích chiến tranh bị cấm
Đại diện chính thức của BNG Nga, bà Maria Zakharova, bình luận vê tuyên bố này “ "Thưa các vị, đây là tất cả mọi chiêu trò trước cam kết quốc tế và các chiêu bài dân chủ. Ẩn đằng sau các bức ảnh trẻ em bị giết hại,là việc cung cấp chất độc cho kẻ khủng bố. - Điều này nằm ngoài giới hạn của hiểu biết”
Trước đó, phía liên quân do Mỹ đứng đầu tuyên bố không phát hiện lực lượng IS sử dụng vũ khí hóa học



Theo ĐS Nga tại Iraq
Nga chuẩn bị chuyển cho Iraq lô xe tăng T90 đầu tiên. Theo ngài ĐS, năm 2012 Nga và Iraq ký hợp đồng trị giá 4,3 tỷ $ về việc Nga cung cấp cho Iraq một số loại vũ khí, trong đó có 43 máy bay lên thẳng ( gồm cả Mi35, Mi28 ), năm 2016 Nga đã chuyển cho Iraq số máy bay Mi28
Ngoài ra, Nga sẽ tham gia quá trình tái thiết thành phố Mosul theo một hợp đồng kinh tế đã ký giữa 2 chính phủ
langtubachkhoa
Vụ Ukraine tuồn động cơ cho Triều Tiên, có vẻ nội bộ Mỹ chưa xác định nên làm gì. Vì thế mới có bài báo đăng lên, nói là nguồn tình báo Mỹ, cho rằng Triều Tiên có thể tự chế tạo động cơ hơn là nhập khẩu. Nhân tiện, có bài báo này nói về Triều Tiên, dĩ nhiên rất khó kiểm chứng, vì đây là 1 quốc gia gần như đóng kín.


Mỹ trả giá đắt vì đánh giá thấp tên lửa Triều Tiên
Giới chuyên gia quân sự cho biết rằng, sẽ rất nguy hiểm nếu “ai đó” đánh giá thấp tiềm năng của tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Công nghệ dân dụng Triều Tiên rất phát triển


Trong những ngày gần đây, nguy cơ đối đầu quân sự trên bán đảo Triều Tiên đang nóng lên dữ dội, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng, tốt nhất là Bình Nhưỡng không nên đe dọa Hoa Kỳ, nếu không nước này sẽ phải gánh chịu hậu quả ghê gớm.

Ngay sau đó hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA thông báo rằng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đang phát triển kế hoạch phóng bốn quả tên lửa đạn đạo tầm trung theo hướng đảo Guam (Mỹ), vừa nhằm thử nghiệm tên lửa, vừa răn đe những cái đầu nóng của Mỹ.

Một số chuyên gia cho rằng, ban lãnh đạo Triều Tiên đang giả vờ mà thôi. Tuy nhiên, trong bài bình luận cho Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin cho rằng, các đối thủ phương Tây không nên đơn giản hóa tình hình và đừng có đánh giá thấp tiềm lực tên lửa của Bình Nhưỡng.

Ngay cả các chuyên gia về nền chính trị châu Á đã ngạc nhiên với những tiến bộ mà Bình Nhưỡng đạt được trong lĩnh vực tên lửa và hạt nhân. Trong nhiều năm qua, quan niệm phổ biến nhất về Triều Tiên là: “Một nước nghèo có mức phát triển kinh tế rất thấp, toàn bộ ngân sách bỏ ra để phát triển tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân”.

Trên thực tế, tiềm năng của Bình Nhưỡng trong lĩnh vực công nghiệp quân sự và khoa học-kỹ thuật là lớn hơn nhiều so với dự đoán của các chuyên gia. Trong một số lĩnh vực, Triều Tiên đã đạt đến tầm trình độ mà nhiều nước phương Tây không thể sánh kịp.

Như thường lệ, khi đánh giá nhịp độ phát triển của Bình Nhưỡng, các chuyên gia sử dụng những dữ liệu về mức sống dân cư. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào số liệu đó thì không thể đánh giá đúng đắn mức phát triển công nghiệp, khoa học và giáo dục của một đất nước như Triều Tiên.

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có thể tự sản xuất máy điều khiển số vì đã duy trì và cải thiện các công nghệ nhận được từ Liên Xô vào những năm 1980. Bình Nhưỡng còn tự sản xuất xe hơi và xe tải, máy móc nông nghiệp, toa tàu hỏa, tàu biển các loại đơn giản hay thiết bị cho các nhà máy nhiệt điện và thủy điện.

Triều Tiên còn có một cơ sở sản xuất linh kiện điện tử rất hiện đại, có khả năng phát triển và sản xuất thiết bị điện tử tiêu dùng từ linh kiện nhập khẩu. Nước này còn có thể tự sản xuất máy bay hạng nhẹ và cung cấp dịch vụ trọn gói cho các máy bay nhập khẩu.

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Triều Tiên đã tự phát triển một hệ điều hành riêng dựa trên hệ điều hành nổi tiếng Android, cũng như có thể phát triển nhiều ứng dụng di động độc đáo.

Khi đánh giá tổng quát về tiềm năng của Bình Nhưỡng trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học- kỹ thuật và giáo dục, có thể so sánh thực trạng hiện nay của Triều Tiên với các nước Đông Âu trong phe xã hội chủ nghĩa vào những thập niên 80 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, không chỉ về công nghệ dân dụng mà cả về công nghệ quân sự, cũng không ai được phép coi thường Triều Tiên.

Không thể coi thường công nghệ quân sự Triều Tiên

Ngành công nghiệp quân sự của Triều Tiên có thể tự sản xuất các hệ thống tên lửa phòng không, xe tăng, xe bọc thép, tổ hợp tên lửa chống tăng, các hệ thống pháo mặt đất rất mạnh mẽ.

Các chuyên gia Triều Tiên còn nắm vững và làm chủ công nghệ sản xuất các hệ thống radar, tàu ngầm, tên lửa hành trình chống tàu, các loại vũ khí nhỏ và nhẹ, thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị nhìn đêm…, tóm lại là hầu như nước này có khả năng tự cung tự cấp hầu hết các loại vũ khí quân dụng.

Vì vậy, xét đến mức độ phát triển ngành công nghiệp vật liệu, công nghiệp chế tạo máy và công nghiệp điện tử của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thì không nên ngạc nhiên trước những tiến bộ của Bình Nhưỡng trong lĩnh vực công nghệ tên lửa.

Việc đang chập chững phát triển thành công tên lửa tầm trung và liên lục địa tức là Triều Tiên mới giải quyết các vấn đề công nghệ mà Liên Xô và Hoa Kỳ đã chế tạo thành công trong những năm 1950 - 1960, nhưng đó cũng là điều mà rất nhiều nước mơ ước mà không làm được.

Hiện nay, Bình Nhưỡng còn có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển thành công công nghệ này. Các máy tính và máy móc kỹ thuật có sẵn trên thị trường mở là hiện đại hơn nhiều so với thiết bị điện tử mà các chuyên gia Nga và Mỹ đã sử dụng nửa thế kỷ trước.

Các chuyên gia của Triều Tiên có thể sử dụng số lượng lớn dữ liệu công khai về những dự án phát triển tên lửa nước ngoài, cũng như nhận thông tin qua các kênh tình báo công nghệ, thậm chí là mua chui được kỹ thuật chế tạo tên lửa từ các nước yếu đuối và bất ổn, chẳng hạn như Ukraine (vừa qua, tình báo Mỹ đã xác định Triều Tiên đã mua chui được động cơ tên lửa đạn đạo liên lục địa từ Ukraine).

Triều Tiên có ngành đào tạo kỹ sư trình độ cao, vì thế họ có khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp trong quá trình thực hiện chương trình hạt nhân và tên lửa. Bình Nhưỡng còn có thuận lợi là trước đây đã tiếp nhận một số tên lửa đạn đạo của Liên Xô và Trung Quốc để mổ xẻ công nghệ.

Hiện nay, có thể khẳng định là Bình Nhưỡng đang sở hữu các tên lửa nhiên liệu lỏng tầm trung và tầm ngắn; cùng với các tên lửa hai tầng nhiên liệu rắn chạm ngưỡng Liên lục địa, đây là giai đoạn phát triển tên lửa sánh được với Liên Xô hồi những năm 1960.

Do đó, đánh giá thấp tiềm năng quân sự của Triều Tiên chỉ đánh là chiêu lạc hướng dư luận quốc tế của phương Tây. Những quan điểm như vậy xuất hiện từ một số chuyên gia thiếu hiểu biết về đặc điểm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo kiểu Liên Xô và cơ cấu công nghiệp của nó.

Việc Bình Nhưỡng phát triển thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) chỉ còn là vấn đề thời gian bởi nước này đã phát triển thành công tên lửa đẩy vệ tinh 3 tầng, nhiên liệu rắn Unha 3 (Ngân Hà 3), có công nghệ và tầm phóng tương tự tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Mặc dù các chuyên gia tên lửa phương Tây coi tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 (Hỏa Tinh 14, hay còn gọi là KN-20), chưa đạt tầm ICBM nhưng trên thực tế loại tên lửa thế hệ trước là Hwasong-13 (KN-08) đã đạt tới tầm phóng thấp nhất là 7500km, cao nhất là 10.000km.

Do đó, rõ ràng là tên lửa Hwasong-14 đã đạt đến tầm một ICBM; vấn đề mà Triều Tiên cần cải thiện chỉ là công nghệ phân hướng và dẫn đường tên lửa và khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân để lắp đặt trên một tên lửa đạn đạo liên lục địa mà thôi. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, Triều Tiên cũng đã đủ thực lực khiến Mỹ phải ôm hận.

http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-...u-tien-3341319/
(@click here)

Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.