Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Một Số Bài Viết Thú Vị Từ Facebook
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
Phó Thường Nhân
Tôi mở rộng một chút ra châu Á, để xem đạo Thiên chúa thâm nhập thế nào, đã dẫn tới những vấn đề xã hội chính trị gì.
Cạnh nước ta, đạo Thiên chúa (dạng cơ đốc giáo hay dạng tin lành) cũng thâm nhập cùng thời kỳ vào TQ. Ở đây, đạo Thiên chúa không được sử dụng như một cái cớ để xâm lược. Nhưng nó cũng tạo ra một hiện tượng kỳ lạ rối loạn xã hội, đó là phong trào khởi nghĩa nông dân của Thái bình Thiên quốc. Hồng Tú Toàn, là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa này, đã kết hợp đạo Thiên chúa với đạo Lão (ông tự xưng là em của chúa Giê Xu), tạo nên một cuộc khởi nghĩa khổng lồ, đã từng chiếm được Nam Kinh, và nghĩa quân cũng đã đập phá chùa chiền miếu mạo được coi là mê tín. Một trong những tàn quân cuả Thái bình Thiên quốc, chính là quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc, người đã giúp quân nhà Nguyễn chặt đầu được hai viên đại uý người Pháp lúc họ mang quân ra đánh thành Hà nội. Môt lá cờ của quân cờ đen, mầu đen có hình con hổ đang vồ mồi rất to, còn được Pháp trưng bầy trong bảo tàng Invalide nơi để mộ Na pô lê ông ở Paris. Ở TQ, những người theo đạo Thiên chúa lại tạo thành tầng lớp trí thức mới của TQ. Thường họ là những người Hoa kiều. Người nổi tiếng nhất có lẽ là Tôn Trung Sơn, người sáng lập ra Trung hoa dân quốc và Quốc dân đảng. Vợ của Tôn Trung Sơn, Tống Mỹ Linh, gia đình họ Tống là những người theo đạo Thiên chúa. Tưởng giới Thạch khi lấy vợ là em Tống Mỹ Linh cũng cải đạo theo Thiên chúa giáo. Và chính quyền Tưởng giới Thạch, cũng bị nạn gia đình trị như chế độ của Ngô Đình Diệm về sau. Một người nổi tiếng nữa là Lâm ngữ Đường, một nhà văn hoá.
Ở bán đảo Triều Tiên, thì đạo Thiên chúa còn được người Triều Tiên sang TQ mang về. Đây có lẽ là nước duy nhất trong thế giới Nho giáo, tình nguyện mang đạo Thiên chúa vào. Ở triều tiên tất nhiên không có việc lợi dụng Thiên chúa giáo để xâm lược, vì nước biến bán đảo Triều tiên thành thuộc địa là Nhật bản.
Ở Nhật, đạo Thiên chúa (cơ đốc giáo) cũng theo người Bồ vào từ thế kỷ XVI. Và cũng bị cấm đạo như ở VN, do tìm cách thâm nhập vào chế độ Shogun. Nhưng có điều khác là do đạo Phật ở Nhật được tổ chức quy củ, nên chính quyền Sho gun đã tìm thấy trong nhà chùa hệ thống tổ chức tín ngưỡng để quản lý dân. Đồng thời họ vẫn để cho người Hà lan ở lại buôn bán (vì người Hà lan không truyền đạo) tại một hòn đảo nhỏ đối diện thành phố Nagasaki.Chính những người Nhật học tiếng Hà lan, tức là tiếp xúc với văn minh phương Tây, trở thành người cổ xuý cho chế độ Minh trị, và là tầng lớp trí thức hạt nhân của cải cách Minh trị, cùng với giới Samurai ở các điền trang phía Nam Nhật bản (choson, sasima, ..).
Ở các nước ĐNA theo đạo Phật tiểu thừa, đạo Thiên chúa cũng không xâm nhập được.
Như vậy chỉ có ở VN, thiên chúa giáo (dưới hình thức cơ đốc giáo) mới tiếp tay cho công cuộc xâm nhập thuộc địa của thực dân Pháp, và từ đó tạo ra một tầng lớp người Việt gắn bó với chế độ thực dân cũ theo theo đạo Thiên chúa. (tất nhiên về sau, không phải chỉ có người công giáo mới làm tay sai cho Pháp rồi Mỹ)
NVT2002
Tống Khánh Linh mới là vợ của Tôn Trung Sơn, còn Mỹ Linh lấy Giới Thạch
Phó Thường Nhân
@nvt,
Tôi nhớ không rõ tên vợ con Trưởng giới Thạch, nhưng thời Tưởng giới Thạch cầm quyền ở TQ, cũng có nạn « gia đình trị » như chế độ nhà Ngô ở miền Nam. Có điều chắc TQ to, nên nó là 4 gia đình lũng đoạn TQ, mà họ Tống là một. Trong đó bà chị cả (hình như là Ái Linh), thì lấy một nhân vật tức là anh em đồng hao với Tưởng, làm bộ trưởng tài chính chuyên đục khoét, tham nhũng, được coi là có tiền tỉ (đô la) và là biểu tượng tham nhũng thời cầm quyền của Quốc dân đảng TQ trên lục địa. Khi cách mạng TQ thành công 1949, ông này không dạt ra Đài loan mà lại sang Mỹ, ở New York. Đến khi mất, truy tài sản thì thấy ông này chỉ có ..10 triệu đô, tức là rất xa so với đồn đại. Thế mới biết nhiều khi cảm nhận dư luận khác nhiều với thực tế. Vì thế trong các vấn đề xã hội chính trị, cái tâm lý dư luận có khi có ảnh hưởng còn lớn hơn sự thật. Còn tất nhiên 10 triệu hay 1 tỉ thì cũng vẫn là tham nhũng.
Phó Thường Nhân
Tiếp một chút về Thiên chúa giáo. Có thể coi là ngoài lề. Bản thân tôi cũng nghiên cứu Thiên chúa giáo, vì có kiến thức về thiên chúa giáo sẽ giúp người ta hiểu văn minh phương Tây hơn, đặc biệt là ai muốn nghiên cứu triết học. Tất nhiên tôi không nghiên cứu để tìm niềm tin, vì tôi không có niềm tin Thiên chúa giáo. Tôi tìm hiểu nó, cũng giống như khi người Pháp, người Mỹ sang VN tìm hiểu người Việt thì họ phải biết đạo Phật đạo Nho, tức là tìm hiểu nó như một bộ phận của nhân chủng học (anthropologie) mà đối tượng nghiên cứu của tôi là người phương Tây (Mỹ, Pháp, Nhật, Đức, Anh..).
Nói chuyện Thiên chúa giáo, có một chuyện buồn cười. Trong quãng đời đi làm của tôi, trước tôi có một đồng nghiệp là người Pháp gốc Ý, bố anh ta là thợ mỏ, nên người đồng nghiệp của tôi này rất có tư duy cộng sản, tất nhiên là cộng sản kiểu Tây Âu. Và tất nhiên là chống tôn giáo. Ở đây là Cơ đốc giáo. Một hôm trong lúc vui chuyện, tôi nói rằng trong kinh tân ước, những truyện chúa Giê Xu làm ra bánh ra rượu là những câu chuyện thần thoại (mythologie), thế là anh ta rất nghiêm chỉnh sửa lại cho tôi rằng đó không phải là thần thoại (mythologie) mà là tin lành (Evangile). Với ai có chút kiến thức về Thiên chúa giáo, thì hiểu hai điều này là khác nhau. Vì tin lành nghĩa là lời của đức chúa Trời « lộ thiên cơ » qua chúa Giê Xu cho loài người, nhưng vì người ta có niềm tin vào Thiên chúa thì người ta mới thấy thế, chứ với một người bình thường như tôi, thì khi đọc thấy chúa biến nước thành rượu, rồi bẻ vụn bánh mỳ biến thành bánh phân phát cho mọi người rõ ràng là câu chuyện thần thoại, hoang tưởng, khác gì chuyện Thánh Gióng ở VN. Tất nhiên sự phân biệt này từ miệng một người,mà tự người đó coi mình là cộng sản, khiến cho tôi nhận thấy rằng, thực ra không ai đi khỏi được truyền thống văn hoá của mình,ngay cả khi chối bỏ nó.
Ở VN cũng vậy thôi. Hiện nay theo đạo Thiên chúa (từ cơ đốc đến tin lành) khoảng 7 triệu người. Số lượng người theo Phật giáo cũng tương đương như vậy, 7 triệu. Nhưng điều khác căn bản là 7 triệu người theo Phật giáo là người ta theo Phật giáo tích cực, có nhận thức Phật giáo rõ ràng. Ngược lại dân cả nước là theo Phật giáo tiềm ẩn, vì phật giáo ngấm vào lối sống, suy nghĩ, từ vựng, quan niệm.
Bây giờ tôi không còn rõ giấy tờ viết thế nào, chứ trong giấy khai sinh của tôi, là của nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà ghi nhận, thì trong mục tôn giáo, được viết là « LƯƠNG ». Lương ở đây là chỉ về những người theo quan niệm « tam giáo đồng nguyên ». Trong đó tâm linh là phật giáo, ứng sử trong xã hội là nho giáo, tín ngưỡng là thờ cha mẹ tổ tiên, thần thánh.
Vì người Đông Phương, trong vùng văn hoá Nho giáo thường có tính tổng hợp, chứ không phải có tính phân tích, nên hiện này ở nhiều nơi như Nhật, hay Đài loan, người ta lại có quan niệm « ngũ giáo đồng nguyên », tức là ngoài Phật, Lão, Nho (Tam nguyên), người ta cho vào cả Hồi giáo lẫn Thiên chúa. Vì thế mới có chuyện ở Nhật cưới thì làm ở nhà Thờ, chết thì làm lễ ở chùa, cầu khấn thì lên đền, ở nhà thì thờ cúng tổ tiên, thái độ ứng sử thì theo Nho giáo.
Như vậy người ta có thể hiểu tín ngưỡng tôn giáo ở phương Đông là theo chức năng, chứ nó không đòi hỏi người ta phải nhất thần đạo.
Phó Thường Nhân
Để bổ xung thêm vào câu chuyện Đế quốc, thực dân, tay sai, tôi phân tích thêm thế này. Ở trong những mục trên, tôi có nói là Pháp dựng lại một đội ngũ phong kiến được tái tạo lại, làm tay sai cho họ. Tất nhiên câu hỏi được đặt ra là : Nước Pháp là một đế quốc theo chế độ tư sản, thế tại sao ở VN nó lại vực dậy tạo dựng đám phong kiến lai căng kia. Câu trả lời phải tìm trong bản chất chế độ đế quốc Pháp. So với các đế quốc khác như Anh, Nhật, Mỹ, Đức..v..v.. tư bản Pháp chủ yếu là tư bản tài chính cho vay lãi, chứ không phải là tư sản công nghiệp. Khi chiếm thuộc địa, Pháp bóc lột bằng nhà nước, vắt vốn qua thuế khoá, để bảo hộ cho công nghiệp chính quốc, lấy thuế thuộc địa nuôi công nghiệp chính quốc. Chính vì thế mà thuộc địa Pháp là thuộc địa kém phát triển về công nghiệp nhất so với thuộc địa của các đế quốc khác, và trong điều kiện ấy thì chỉ có đội ngũ phong kiến tái tạo lại. Chính vì thế mà giai cấp tư sản bản địa không có, và nếu có chỉ tồn tại nhiều nhất là tiểu tư sản, thị dân tức là trí thức sống bằng nghề tự do hay làm trong bộ máy nhà nước thực dân.
Ở VN, ai học phổ thông tất nhiên đều phải biết chuyện chị Dậu (tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố). Đây là câu chuyện thương tâm của bần nông VN về thuế khoá kết hợp với địa chủ bóc lột. Nếu bây giờ, ta bỏ ngoài câu chuyện văn chương về văn học hiện thực phê phán, đặt câu hỏi : Vậy thời phong kiến Vn có chủ quyền, người nông dân cũng khổ thế à ? Câu trả lời là KHÔNG. Tại sao. Bởi thời phong kiến tự chủ, có hai điều khác cơ bản.
1- Người nông dân nộp thuế bằng sưu (tức là đi làm công cho nhà nước phong kiến), hay bằng thóc (trên ruộng công điền) chứ không phải bằng tiền, vì làm gì có kinh tế thị trường phát triển tới nông thôn để có tiền.
2- Sưu, thuế được bổ về làng. Và làng có quyền tự chủ chia nhau, gia giảm. Thuế thời phong kiến không phải là thuế thân, tức là bổ đầu người.
Khi thực dân pháp vào, thì nó lấy tiền, nhưng làm sao mà người nông dân có tiền, nhất là trong xã hội không có công nghiệp, hình thức sản xuất phong kiến, và nó lại bổ theo đầu người cá nhân.
Không những thế số tiền thuế mà Pháp đánh ở Vn rất nặng, gấp 10 lần so với ở Nhật so cùng điều kiện tương đương. Mà việc đánh thuế của Nhật lúc ấy cũng đã là mạnh, vì họ cần tích luỹ tiền để công nghiệp hoá.
Bởi vì không có công nghiệp, mà chỉ vắt tiền bằng thuế, cho nên mới có chuyện nhà nước Thực dân độc quyền thuốc phiện, rượu và muối. Và nó không ngại ngần gì mà bổ đầu người, ép tiêu thụ, bất chấp tác hại. Tất cả những công trình mà Pháp để lại ở VN, cầu long Biên, nhà hát lớn, nhà thờ Sài gòn.. đều từ đây mà ra cả.
Chính vì thế mà lực lượng phản động mà Pháp tạo ra ở VN là phong kiến lai căng. Gọi là lai căng vì nó không phải là phong kiến thật sự, có chủ quyền có bản chất, mà chỉ là một sự tái tạo lại của chế độ thực dân phục vụ cho mục đích của nó.
Ở trên tôi có nói tới giai cấp tư sản, chủ yếu là tiểu tư sản, tức là trí thức. Khi cách mạng bùng nổ thì giới này chia làm đôi. Có những người theo kháng chiến, trở thành trụ cột. Cách mạng VN không thể làm được nếu nó không phải là liên minh công nông và trí thức. Còn có những người khác thì họ vẫn sống trong chế độ thực dân,và có thể không hợp tác với chế độ này. Sự phân liệt này rất sâu sắc, có khi đi qua từng gia đình. Không thiếu gia đình trí thức VN (tức là tư sản, hay tiểu tư sản) có một nửa theo kháng chiến, một nửa ở với chính quyền thực dân hay chính quyền miền Nam.
Hiện nay, do điều kiện in ấn phát triển, xã hội cởi mở, người ta bắt đầu in lại sách vở, tác phẩm của tầng lớp người này ở miên Nam cũ, khiến người đọc đương đại, dễ đánh đồng họ với chính quyền miền Nam ngày trước, lại tưởng nó là hay quá, nhưng điều này là một sai lầm lớn. Trong thực tế, tầng lớp người này bị đi tù trước nhất thời chế độ Diệm, trước cả những người cộng sản, nhiều khi chỉ vì Ngô Đình Cẩn, em út Ngô đình Diệm muốn chiếm đoạt của cải của họ. Đến thời Nguyễn Văn Thiệu, thì họ dễ thở hơn, vì nhóm quân phiệt cầm quyền này bớt độc tài hơn so với chế độ Diệm trước. Vì thế tôi mới nói chế độ Thiệu « tiến bộ » hơn chế độ Diệm.
Tôi có thể kể một số người tôi yêu thích, như cụ Nguyễn Đăng Thục, hay cụ Nguyễn Hiến Lê. Cái mà tôi thích đó là họ tiếp tục cái học của « Pháp quốc » trước trong cách nghiên cứu, vì miền Nam cũ chưa bao giờ bị cắt đứt quan hệ với phương Tây, và là cái đuôi học thuật của phương Tây, điều đó càng thu hút người đọc hiện tại vì VN hiện đã hội nhập trở lại trong thế giới, và những đối tác kinh tế, văn hoá lớn nhất của VN lại là những nước này. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi coi họ là đúng là chân lý, mà chỉ có tác dụng bổ xung những gì tôi đã biết, hay cách nhìn Mác xít mang lại cho tôi, khiến mình có một cái nhìn tổng hợp hơn.
NVT2002
Bài này copy từ DAINAMBALL (FB)

Câu chuyện nước Minh đốt sách vở của nước Việt được lịch sử ghi nhận xảy ra từ năm 1407 – 1427, sau cuộc Chiến tranh Minh - Việt, mở đầu cho thời kỳ Bắc thuộc lần 4.

Ngày nay, chương trình phổ thông vẫn dẫn hai câu Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô Đại cáo như một bằng chứng đanh thép tố cáo tội ác của Đại Minh khi cai trị nước ta “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” mà quên rằng, Bình Ngô Đại cáo là tác phẩm văn học, không phải tư liệu lịch sử. Nên vấn đề đốt sách phát xuất từ nhiều nguyên nhân, và bản chất cũng không tồi tệ như số đông vẫn nghĩ.

- Nhà Minh có đốt sách vở của Đại Việt?

Có! Nhưng chính xác thì việc đốt sách vở của nhà Minh được hậu thế thổi phồng để lờ đi những lần khác người Việt hủy hoại sách vở của chính mình.

Khi quân Chế Bồng Nga tấn công Thăng Long năm 1371, chính họ "đốt trụi cung thất, sách vở không còn, quốc gia từ đấy nhiễu loạn". Tới năm 1516, trong cuộc nổi loạn của Trần Cảo, "sĩ và dân chen nhau vào cung cướp vàng lụa, còn văn thư đồ tịch bị vứt đầy đường". Tiếp theo, khi nhà Lê chiếm lại Đông Kinh từ tay nhà Mạc, sách vở cũng bị nhà Lê "thiêu thành tro bụi".

- Nhà Minh có phải chịu trách nhiệm cho sự tiêu vong của văn hóa Lý - Trần?

Văn hóa Lý - Trần vốn không khác gì văn hóa Minh, đều từ mẫu gốc là văn hóa Đườg - Tống mà ra, thế mới nói đại đồng tiểu dị. Nhà Minh muốn nhất thống phong tục trong khu vực quản lý của mình nên bắt người Việt mặc áo như người Minh, cấm nam nữ cắt tóc (vì theo quan niệm Nho gia, tóc da mỗi người do cha mẹ sinh thành mà có, cắt đi là bất hiếu). Nhưng lưu ý, sau khi chiếm lại quyền tự chủ, người Việt cũng TỰ NGUYỆN tiếp thu văn hóa Minh, tục để tóc ngắn cũng mất để nhường cho tục để tóc dài.

Vua Lê Thánh Tông còn CHỦ ĐỘNG học hỏi cách tổ chức quân đội và phần lớn cách cai trị của nhà Minh. Giới học thức nhà Lê cũng tự tôn Nho – Đạo lên trên Phật giáo. Trong đạo dụ của Minh Thành Tổ chép trong Minh thực lục cho biết ông đã ra lệnh hủy sách vở của Đại Việt, gồm những sách về tập quán thô kệch, sách cho trẻ con, và những sách chứa câu “thượng đại nhân khâu ất kỷ”. Như vậy, nhà Minh ban đầu hủy sách có chọn lọc, chỉ hủy những cuốn có chứa luật tục mà họ cho là thô kệch và triết lý không hợp với thế giới quan của nhà Minh.

Nhưng rốt cuộc văn hóa An Nam có bị tận diệt sau cuộc bách hại của nhà Minh không? Không chắc, vì đến thời Ngô Sĩ Liên vẫn còn thấy sử dụng tư liệu của sử quan nhà Trần để soạn sách.

Cho nên, văn minh Lý - Trần bị tiêu hủy không phải chỉ vì cuộc xâm lược của nhà Minh, điều mà lâu nay số đông vẫn nghĩ.
.
Nguồn tham khảo:
- Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ quyển 9.
- Minh thực lục (bản kỷ quyển số 130).
- Yamamoto Tatsuro (1950), An Nam sử nghiên cứu.
- John Whitmore (1985), Ho Quy Ly and the Ming.
Phó Thường Nhân
Người viết cái cảm nhận lịch sử ở trên không có kiến thức lịch sử văn hoá, nên dẫn tới nhiều ngộ nhận. Tôi chỉ ra mấy điểm ở đây.
1- Bình Ngô Đại cáo là một tư liệu lịch sử, vì nó là thông cáo của nhà nước (triều nhà Lê) cho dân chúng khi vừa chiến thắng quân Minh lập ra nhà Lê, do Nguyễn Trãi chấp bút viết. Điều này nằm ngay trong cái tên của nó. Bình ở đây nghĩa là chinh phạt. Ngô là từ thời phong kiến chỉ Trung quốc. Đại là to. Cáo có nghĩa là thông cáo, nghị định. Như vậy nghĩa của Bình Ngô Đại Cáo có nghĩa là đại thông báo của nhà nước về công cuộc chinh phạt nhà Ngô (hiểu ở đây là kháng chiến chống quân Minh). Nếu so sánh với hiện tại, ta có thể coi nó có ý nghĩa như nghị định số XII chống tham nhũng của Đảng hiện tại, hay tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ. Vì nó là tài liệu nhà nước nên nó là sử liệu. Các nhà Nho VN cũng không nhầm về điều này. Chính vì thế mà Bình Ngô Đại Cáo được trân trọng viết lại trong Đại Việt sử ký, điều hiếm có với một thông cáo nhà nước thông thường. Ngoài Bình Ngô Đại Cáo, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo cũng được giữ nguyên bản trong Đại Việt sử ký.
Trong văn chương chữ Nho, nằm trong chương trình học của các nhà Nho, họ phải học cách viết thơ (Đường luật), Phú (văn xuôi đối ngẫu) về văn học và các cách thức viết văn bản hành chính bao gồm CÁO (thông cáo nhà nước), CHIẾU (thông cáo nhà nước nhân danh Vua), TẾ (văn tế lễ dùng cho tín ngưỡng). CÁO, CHIẾU đều có ý nghĩa như luật.
Bình Ngô Đại Cáo như vậy là một tư liệu lịch sử hiếm hoi, chỉ cho người ta thấy tình hình đất nước, sự đánh giá của người đương thời, của nhà nước với sự kiện lịch sử đương đại, chứ không phải Nguyễn Trãi rung đùi cảm hứng viết chơi.
Bình Ngô Đại Cáo chỉ được đưa vào văn học, vào thời hiện đại, vì giá trị văn học của nó. Nhưng nguyên bản nó là sử liệu.
2- Nhà Minh ở TQ và hai triều đại trước đó Tống, Đường hoàn toàn khác nhau. Nhà Tống, Đường theo văn minh Phật giáo, và Lão giáo. Đời nhà Tống xuất hiện Lý học, tức là Nho giáo có tổng hợp thế giới quan Phật giáo và Lão giáo. Đây cũng là phiên bản Nho giáo được sử dụng ở VN từ đời Lê đến đời Nguyễn. Bản chất chế độ phong kiến là một chế độ phong kiến nửa phân quyền, trong xã hội ngoài nông dân, địa chủ, sĩ phu, còn có quý tộc. Dù vai trò quý tộc ở TQ không mạnh như ở phong kiến Tây Âu. Chế độ nhà Minh là theo Nho giáo, chế độ phong kiến tập quyền tuyệt đối.Giới quý tộc không còn. Ngược lại vai trò địa chủ mạnh lên. Chế độ này còn được hoàn thiện hơn nữa vào thời nhà Thanh. Như vậy không thể nhầm lẫn.
3- Nhà Lý- Trần ở VN có cấu trúc xã hội, quan niệm tôn giáo (Phật giáo) gần với nhà Đường- Nhà Tống, văn minh Lý Trần chịu ảnh hưởng của hai triều đại TQ, nhưng không phải phát xuất từ đó. Trong văn hoá, xã hội Lý Trần có một mảng rất lớn là ảnh hưởng văn hoá chiêm thành, chân lạp không kể văn hoá bản địa của tổ tiên ta là chính.Một nền văn hoá ĐNA, dựa trên cấu trúc công xã làng xã. Điều mà triều đại Lý – Trần chịu ảnh hưởng lớn nhất từ TQ là hệ thống quản lý hành chính, tổ chức triều đình. Cũng như Nhật bản hay các vương quốc ở bán đảo Triều Tiên, vì thế trong vấn đề này VN không phải là ngoại lệ. Nhưng cũng như ở các nước này, VN vẫn là văn hoá VN.
4- Nhầm lẫn sự tàn phá mất mát bởi chiến tranh gây ra, và hành động có chủ đích của nhà Minh. Nhà Minh khi mượn cớ khôi phục nhà Trần, đánh nhà Hồ xâm lược VN, đã có chủ đích biến Đại Việt thành quận huyện. Chính vì thế hành động của họ vượt xa sự tàn phá do chiến tranh hay bạo loạn gây ra vì nó nhằm vào mục đích đồng hoá. Nó thể hiện ở chỗ :
4.1 – Nhà Minh chủ tâm bắt tất cả quý tộc nhà Trần mang sang TQ, chỉ để lại một đất nước toàn nông dân. Tức là huỷ diệt « elite » của Đại Việt.
4.2 Thiêu huỷ các sách vở liên quan tới các triều đại này về mặt chính trị.
4.3 Tuyên truyền phổ biến Nho giáo, nhằm nhất thống với TQ.
4.4 Bắt các thợ giỏi người Việt sang TQ. Chính vì thế người thiết kế Trung Nam Hải mới là người Việt nam, là ông Nguyễn An, bị bắt đưa sang Trung quốc như một dạng nông nô của vua Minh. Hay Hồ Nguyên Trừng, con Hồ quý Ly, trở thành người đúc súng thần công cho quân đội nhà Minh.
Như vậy sự tàn phá của nhà Minh ở Đại Việt là có hệ thống, chứ không đơn giản là cướp bóc đơn thuần. Và cũng chính vì lý do đó, mà các sử gia Nho giáo VN đã coi nhà Minh là nguyên nhân chính tàn phá di sản văn hoá Lý – Trần và điều này không sai.

Ngược lại nguyên nhân sụp đổ của nhà Trần không phải là do nhà Minh xâm lược gây ra, mà do ta tự loạn trước mà dẫn tới điều đó. Về mặt « Background » nó có nguyên cớ trong sự thay đổi hệ thống kinh tế trong khu vực, trong khi nhà Trần không tự cải cách để thích ứng được. Sự sụp đổ của nhà Trần là nằm trong một chuỗi liên hoàn những gì xẩy ra ở châu Á : sự sụp đổ của vương quốc Phù Nam, sự tan rã của nhà Nguyên, bị nhà Minh thay thế, sự rối loạn ở chính trị ở Nhật bản, triều tiên.
Ở đây ta có thể làm một phép so sánh sơ lược lịch sử VN và Nhật bản vào cùng thời điểm. Chế độ phong kiến sơ kỳ lúc đó ở Nhật bản cũng bị sụp đổ, nhưng do không bị bên ngoài xâm lược, mà nó đã dẫn tới nội chiến 200 năm (thời senkaku, nghĩa là chiến quốc), để rồi thống nhất lại vào thế kỷ XVI. Ngược lại cả Đại Việt lẫn Sila ở bán đảo Triều Tiên đều bị nhà Minh xâm lược. Và ở cả 3 nước, sự thống nhất đều dựa trên hệ tư tưởng Nho giáo. Nhưng do bị xâm lược, mà di sản văn hoá ở VN và ở Triều Tiên bị huỷ hoại nhiều hơn, trong khi ở Nhật bản điều đó lại không xẩy ra. Như vậy chiến tranh tàn phá không thể ghê gớm bằng phá huỷ có hệ thống, có chủ ý. Cũng nên hiểu là chiến tranh lúc này vẫn là chiến tranh gươm giáo, chứ nó chưa có sức công phá như chiến tranh hiện đại.
Tất nhiên, ở VN, yếu tố địa lý cũng đóng vai trò quan trọng. Do nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mà việc bảo quản các tài liệu bằng giấy khó khăn hơn. Đây là ý của các nhà Việt nam học Nhật bản đưa ra.
Như vậy ta có thể kết luận là công cuộc xâm lược của nhà Minh, chính sách đồng hoá có chủ ý của triều đại này, là một nguyên nhân chính dẫn tới sự huỷ hoại các di sản văn hoá truyền thống Đại việt thời Lý Trần. Bên cạnh đó còn có những lý do khác, như điều kiện thiên nhiên, loạn lạc. Nhưng sự phá huỷ của nhà Minh nổi bật vì tính chất hệ thống, có chủ ý rõ ràng.
Phó Thường Nhân
Hiện tại vốn sách cổ chữ Nho ở VN còn lại khoảng độ mấy trăm cuốn, do người Pháp ở trong viện viễn đông bác cổ thu thập từ giữa thế kỷ XIX. Trụ sở cũ của viện này ở Hà nội, chính là bảo tàng lịch sử của ta bây giờ. Nhưng đầu sách này hiện tại là tài sản quốc gia, do viện Hán –Nôm của VN quản lý.
Cách đây ít lâu, cỡ cũng vài năm, tôi có đọc được ở đâu đó thư mục của nó, do viện này tức là viện viễn đông bác cổ của Pháp (giờ vẫn còn tồn tại) in ấn. Các đầu sách này chủ yếu là các sách truyện, hay là gia phả, thần phả và đều xuất hiện vào thời nhà Nguyễn, thế kỷ XVIII. Nếu có còn một vài đầu sách, như quyển « Khoá hư lục », hay « tam tổ thực lục ».. là sách đời nhà Trần, thì nó cũng đều là bản được in lại thời nhà Nguyễn. Từ cái thực tế ấy, ta có thể có nhận xét thế này. Khi nhà Minh phá huỷ di sản văn hoá Lý – Trần thì nó cũng không thể làm hết, bỏ sót, và có thể nó nhằm chủ yếu và các sách vở chính trị, thư khố nhà nước, chứ sách về tôn giáo thì nó không cố tình thu thập hết. Chính vì thế mà ta còn lại các tác phẩm liên quan tới phật giáo. Nhưng những tác phẩm này cũng không thể tồn tại từ thế kỷ XIII đến nay được, mà bắt buộc phải được in lại. Nó có được in lại hay không phụ thuộc vào trong xã hội có tồn tại một tầng lớp người quan tâm tới nó hay không trong suốt quá trình lịch sử ấy. Chứ nếu không thì nó cũng thất lạc mà mất.
Việc các đầu sách vở này được được in lại chủ yếu vào thời nhà Nguyễn, cũng cho ta thấy rằng muốn bảo tồn được, thì nhà nước và dân phải có ý thức nữa. Thời nhà Nguyễn, ý thức sử học của triều đại này rất lớn, và mặc dù nó có nhiều điểm yếu kém, nhà Nguyễn cũng là triều đại giúp bảo tồn cái vốn cổ của các triều đại trước cho chúng ta (ngoại trừ những gì của nhà Tây sơn trước nó).
Khi kháng chiến chống quân Minh kết thúc, nhà nước Đại Việt được khôi phục, nhà Lê ra đời, thì tất nhiên kế hoạch đồng hoá, biến VN thành quận huyện của nhà Minh cũng bị phá sản. Nhưng lúc này di sản văn hoá Lý – Trần lại gặp phải một vật cản chính trị khác. Đó là vào thời Lê sơ, tức là triều đại của Lê Lợi ( tức vua Lê Thái Tông), do lo sợ hậu duệ của nhà Trần nổi dậy, mà nhiều đại thần liên quan tới nhà Trần như Trần Nguyên Hán, bị bức chết. Đây là điểm đen tối của vua Thái Tông. Từ thời Lê thái tông (Lê Lợi) tới đời Lê Thánh tông tức là thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Lê sơ, thì Nho giáo độc tôn. Lê Ngân là một đại thần nằm trong hoàng tộc của nhà Lê mà còn bị phạt vì ở nhà thờ phật bà Quan âm. Phải đến thời Lê Trung Hưng (tức là thời Vua Lê – chúa Trịnh thế kỷ XVI), thì sự độc tôn Nho giáo này mới hết. Nhưng lấy ví dụ Lê Quý Đôn, là một nhà đại bác học Nho giáo ở thế kỷ XVII, tức là lúc Phật giáo đã thịnh trở lại, những điều gì ông viết về Phật giáo thể hiện một nhận thức phật giáo rất yếu kém. Trong điều kiện như vậy, chắc chắn nhà Lê sơ không có ý định thu thập di sản văn hoá Lý – Trần, vì yếu tố chính trị, văn hoá tư tưởng quá lớn, quá nhậy cảm, quá khác biệt.
Như vậy ta có thể nhận xét rằng. Vào thời điểm kháng chiến chống quân Minh thắng lợi. Nếu ta có ý thức thu thập di sản văn hoá thời Lý – trần thì vẫn có thể vớt vát được nhiều. Nhưng điều này đã không xẩy ra vì thời Lê sơ, triều đại mới lo sợ hậu duệ triều đại cũ.
Phải đến thế kỷ XVI, thì nỗi lo sợ này mới không còn nữa, nhưng lúc này 200 năm đã trôi qua. Cái gì nhà Minh không đập phá, thì cũng không thể khôi phục được, nhất là trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa như VN.
NVT2002
Nguồn: Diễn đàn Lịch sử Việt Nam LSVN

Ảnh bìa cuốn "Les empreintes du Vietnam à travers les noms des rues en France" (Dấu ấn Việt Nam qua tên những con đường ở Pháp), tác giả: tiến sĩ Trần Thu Dung.

Có gần 200 con đường ở Pháp có tên liên quan đến Việt Nam và Đông Dương. Từ địa danh Hà Nội, Sài Gòn – Chợ Lớn, Meskong, Hải Phòng, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Sơn Tây, Điện Biên Phủ, Đống Đa…...đến những tên người: Hồ Chí Minh, Vĩnh San, Đỗ Hữu Vị, Nguyễn Văn Trỗi, Đặng Nha….

Cuốn sách được coi là góp thêm một cái nhìn tổng quan cho chính nước Pháp. Rằng, ký ức Việt Nam trong lòng nước Pháp được hiển hiện qua việc đặt tên địa danh như thế nào. Đâu là điều mà nước Pháp tự hào và đâu là nỗi đau ngầm ẩn mà họ không quên. Điều quan trọng nữa – đâu là điều mà nước Pháp thầm coi trọng ở một cựu thuộc địa xa xôi.
NVT2002
Em lại copy tiếp bài viết của tác giả Trung Tran Lam - FB

Ngôi sao cô đơn 🙂

Năm 1930- tháng 2- Nguyễn Ái Quốc hợp nhất các đảng có xu hướng cộng sản, thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 10- ông bị viết kiểm điểm vì tự ý thành lập đảng 🙂. Những gì ông làm 8 tháng trước đấy, đều bị xoá sạch 🙂. Chính cương vắn tắt đầu tiên của Đảng cùng 5 vị lập Đảng đều không có giá trị gì sau ngày 3-2, 6 tháng. Lý do là vì Nguyễn Ái Quốc không tuân thủ đường lối đấu tranh giai cấp của Quốc tế Cộng sản đề ra, mà cứ khăng khăng đặt mục tiêu giải phóng dân tộc- bằng mọi giá- lên hàng đầu.

Một năm trước, Nguyễn Ái Quốc bị kết án tử hình vắng mặt bởi toà án Vinh vì âm mưu phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, cùng mức tội danh là người kỷ luật ông: Tổng bí thư đầu tiên của Đảng: Trần Phú

Năm 31, Tống Văn Sơ bị Pháp bắt, xui mà bị dẫn độ về Đông Dương là cũng thêm cái án tử hình 🙂. Hên là nhờ có tiền của Quốc tế Cộng sản thuê được luật sư xịn, anh thoát chết năm 1933.

Năm 1934, một tổng bí thư khác của Đảng: Đồng chí Hà Huy Tập thiếu điều cho Nguyễn Ái Quốc là nguyên nhân mọi thất bại của Đảng, trong một trích dẫn phê bình đồng chí Quốc, đồng chí Hà Huy Tập thẳng thắn chỉ ra Quốc không phải là một người cộng sản 😞.

Cũng năm 1934, vừa thoát án tử của Pháp, Nguyễn Ái Quốc lại bị vô hiệu hoá, và điều tra bởi... Quốc tế Cộng sản. Súyt thêm cái án tử hình của chính các đồng chí Liên Xô 🙂. Trong 3 người của Quốc tế Cộng sản phụ trách điều tra thẩm vấn Nguyễn Ái Quốc sau khi kết thúc vụ án ở Hồng Kông, một đồng chí Trung quốc đề nghị vô hiệu hoá Nguyễn Ái Quốc, một đồng chí đề nghị tử hình, may có một nữ đồng chí Liên Xô tên là Vera Vaxilieva đề nghị cho thử thách 2 năm, cải tạo 2 năm. 4 năm làm giảng viên Đại học Stalin dạy môn... Lịch sử Đảng, Nguyễn Ái Quốc phải giả đui giả điếc để toàn mạng 🙂. Cho đến khi ông hiệu trưởng trường Stalin bị... Stalin giết, trường giải tán, giảng viên, nghiên cứu sinh Lin thất nghiệp, được gửi qua Trung quốc. Năm 1938, súyt phó tiến sĩ trở thành thiếu tá Hồ Quang của quân đội Trung hoa Cộng sản 🙂.

Năm 1941 lại bị bắt đi tù 14 tháng, lần này là Trung hoa Dân quốc. Ở tù làm được gần 140 bài thơ thì được thả. 🙂.
Cho đến trước khi có được nhân duyên gặp được Hoàng Văn Thụ cùng các bậc lập quốc: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, khó mà nói rằng Nguyễn Ái Quốc có được người tri kỷ cùng dòng máu trong suốt 30 năm lưu lạc trước khi trở thành quốc phụ 🙂.

Quãng đời khổ nhục và vô vàn hiểm nguy của Nguyễn Ái Quốc từ 1930 đến 1943 không một nhà văn nào của Việt Nam có thể đủ sức kể lại được. Nếu có ai đó trên thế giới đủ tài và đủ trí tưởng tượng Á Đông để viết, may ra chỉ có Kim Dung 🙂.
Phó Thường Nhân
Bài viết trên về Bác Hồ- Nguyễn Ái Quốc hơi có phân bôi đen, không trung thực, ,độ chính xác không được xác minh, những hoạt động của Bác Hồ từ năm 1924, lúc sang Liên Xô, cho tới lúc trở về nước lãnh đạo cách mạng năm 1941.
Khi nói về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ, phần hay được nói tới là phần ở Pháp, từ đầu thế kỷ tới năm 1924. Vì những hoạt động của Bác là công khai, và đồng thời cũng có cả các báo cáo của mật thám Pháp theo dõi, đã được giải mật. Thời kỳ này, điều khó là phải xem những báo cáo mật của Pháp chính xác đến đâu, có ngộ nhận không, có bịa đặt để bôi đen không.
Thời gian sau này, do bác hoạt động cho Quốc Tế Cộng sản, việc công khai ít hơn. Từ khi Liên Xô sụp đổ, các tài liệu của quốc tế cộng sản được giải mật, thời kỳ Elsine ở Nga, nhưng cũng tương tự như thời gian Bác ở Pháp, có vấn đề độ tin cậy của nó.
Từ sau thời kỳ đổi mới ở VN (1986), khi VN dần dần vượt qua được bao vây phong toả, hoà nhập với thế giới, thì vấn đề giải phóng dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ được đề cao. Và người ta bắt đầu nhìn Bác Hồ, đánh giá thông qua “mâu thuẫn dân tộc đối lập với chủ nghĩa cộng sản, CNXH”. Ngay cả lề trái, vốn là lực lượng tung nhiều tin vịt, tin “fake” về Bác nhất, lấy vài ví dụ, như việc coi quyển nhật ký trong tù không phải là Bác viết, hay quyển “bản án chế độ thực dân Pháp” cũng là Bác “đánh cắp bản quyền” của Phan văn Trường, một chí sĩ yêu nước ở cùng thời với Bác tại Pháp, ..v..v.. cũng quay ra ca ngợi Bác về hiến pháp đầu tiên của VN Dân chủ cộng hoà, vì nó là “đa nguyên đa đảng” để chống phá. Tóm lại Bác Hồ có thể hoà trộn với bất cứ một thứ xốt nào cũng được.
Như vậy cách tốt nhất để tìm hiểu Bác Hồ là đọc các tác phẩm của Bác viết, trong đó có cả tác phẩm tự thuật của Bác viết về Bác như “vừa đi đường vừa kể chuyện”, “cuộc đời hoạt động của Hồ chủ tịch”. Tất nhiên là Bác viết với các tên hiệu.
Sau đó đặt chúng vào thời điểm lịch sử đã xẩy ra. Thì sẽ nhìn nhận được chính xác hơn. Ví dụ trong giai đoạn 1924-1941, thì điều đầu tiên người ta cần tìm hiểu là quan hệ của Quốc Tế cộng sản thế nào với các phong trào giải phóng dân tộc, các giai đoạn của nó. Tìm hiểu được nó thì sẽ hiểu được sự hoạt động của Bác Hồ và tư duy của Bác.
Với tôi, Bác Hồ vừa là một người cộng sản vừa là một người theo chủ nghĩa dân tộc. Điểm gặp nhau của hai điều này là chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội ở đây được hiểu theo nguyên tắc Mác-Lê nin, tức là Liên minh công nông. Xuất phát từ Nho giáo, tức là ứng dụng kinh nghiệm của cách mạng TQ.
Bác Hồ có lẽ là người Nho giáo nhất trong các người cộng sản, nhưng cũng đồng thời là người cộng sản nhất trong các nhà Nho. Hai người khác, trong dàn lãnh tụ ở VN gần gũi với Bác Hồ về điều này có lẽ là ông Trường Trinh và ông Phạm văn Đồng.
Mặc dù vậy, cái phông văn hoá Pháp, mà Bác cảm nhận cũng rất lớn. Đặc biệt Bác có những quan hệ rất gần gũi với các chính khách Pháp, điều mà ngay cả những nhân vật nổi tiếng, như cụ Phan Chu Trinh, dù ủng hộ quan niệm “Pháp Việt đề huề”, tức là muốn dùng thực dân Pháp đánh phong kiến VN, do không hiểu phong kiến VN thời thuộc địa là tay sai của Pháp, lại không làm được.
Khi bác Hồ sang Liên Xô, năm 1924, là nhờ có sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, vì Bác là một trong những thành viên của đảng xã hội Pháp tham gia vào việc thành lập đảng cộng sản Pháp (đại hội Tua 1920). Còn sở dĩ bác bỏ đảng xã hội, vì đảng này dù tố cáo chế độ thuộc địa, cũng không muốn các thuộc địa độc lập.Ngược lại, Lê nin, với luận điểm về thuộc địa, đòi hỏi các tổ chức cộng sản, người cộng sản phải ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. Và đây chính là điều khiến Bác trở thành người cộng sản.
Bác Hồ cũng là người tham gia thành lập các đảng cộng sản ở ĐNA, như Malaysia, Thái lan. Trước khi trở về VN, trong những năm 30, Bác là người phiên dịch cho Bolodin, cố vấn cao cấp của quốc tế cộng sản cho chính quyền Quốc dân đảng TQ ở Quảng châu, rồi cho đảng cộng sản TQ.
Quốc Tế cộng sản là do Lê nin sáng lập ra, nhưng chủ yếu là hoạt động dưới thời Stalin, vì Lê nin đã mất vào năm 1924. Quốc tế cộng sản cũng giải tán vào năm 1941, khi Liên Xô –Mỹ- Anh trở thành đồng minh chống phát xít Đức.
Trong thời gian tồn tại và hoạt động, Quốc tế cộng sản đã đào tạo rất nhiều nhân sự cho các nước thuộc địa, nhưng ảnh hưởng trực tiếp không lớn, ngoài trừ tác động vào cách mạng TQ. Ở đây Liên Xô đã cung cấp vũ khí, tài trợ cho Quốc dân Đảng từ năm 1911. Các chiến dịch Bắc Phạt của Tưởng giới Thạch sẽ không thành công nếu không có sự giúp đỡ về tổ chức, vũ khí của Liên Xô.
Nhưng nhân sự của quốc tế cộng sản đào tạo, không phải ai cũng hoàn toàn thoát được cái “chuẩn” của lý thuyết, tức là áp dụng nó một cách máy móc, không đúng thực tế. Giống như các nhân vật lề trái được Mỹ và phương Tây đào tạo hiểu “đa nguyên đa đảng” vậy. Ở TQ điều này rõ rệt nhất. Trong giai đoạn cách mạng 1911-1935 (tức là trước lúc có Vạn lý trường trinh), các tổng bí thư đảng CS TQ đều giáo điều, bám lấy thành thị, giai cấp công nhân thành thị. Phải đến Mao Trạch Đông, thì ông mới nhìn nhận ra được vấn đề, từ thực tế cách mạng TQ. Chủ nghĩa Mao như vậy là một ứng dụng của chủ nghĩa Mác ở TQ.
Ở VN cũng vậy, nhưng do không có sự ủng hộ trực tiếp của Quốc Tế cộng sản, nên người ta không nhìn thấy điều này rõ rệt. Nhưng từ đây mà nói là Đảng cộng sản Đông Dương hoạt động theo sự giật dây của Quốc tế cộng sản cũng không phải.
Chính do sự phát triển này, do giáo điều mà ra (trong hoạt động của quốc tế cộng sản, hay nhân sự được quốc tế cộng sản đào tạo), mà Bác Hồ bị phê phán, nhưng không vì thế bác không phải là một người cộng sản, và không hoạt động cho Quốc tế cộng sản. Thậm chí có thể nói Bác là người đã kết hợp nhuần nhuyễn lý thuyết Mác xít với tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc và cả văn hoá truyền thống (đạo Nho).
Phó Thường Nhân
Bổ xung một chút những điều tôi viết ở trên. Ở trên, tôi có so sánh sự giáo điều của một số người cộng sản như là các “chí sĩ” được phương Tây bú mớm “đa nguyên đa đảng”, vì vấn đề này là hiện thực ngày nay, người ta dễ liên tưởng hơn.Nhưng không vì thế mà các “chí sĩ” này có tấm lòng và đạo đức cách mạng, như những người cộng sản kia. Chỉ có vấn đề giáo điều là giống nhau. Được dậy ra sao, nhai lại như vậy, rồi lại tưởng là mình giỏi.
Nói về vấn đề giáo điều này. Vào khoảng những năm 60. Khi chế độ Ngô Đình Diệm nhất định chia cắt đất nước, không thực thi hiệp định Giơ ne vơ. Cùng lúc đó, Liên Xô dưới thời Khơ rút sốp, không muốn VN thống nhất đất nước, mà đưa ra chiêu bài “chung sống hoà bình”, giống như cả TQ và Liên Xô bán cho Triều Tiên. Lúc bấy giờ trong miền Nam có đồng khởi, vậy phải làm sao ?
Có nhiều người theo giáo điều của Liên Xô, không muốn giúp cách mạng miền Nam, vì “Liên xô như thế”, “Liên Xô dậy thế”, ví dụ như Hoàng Minh Chính. Ông này là viện trưởng viện triết học. Vì thế bị kỷ luật. Vào những năm 90, thời kỳ đổi mới. Câu chuyện này được lề trái khui ra, cùng với các “chí sĩ đổi mới”, để nói rằng hình thức kỷ luật này không phải là pháp quyền. Đúng như vậy. Nhưng vào thời điểm đó, tức là những năm 60, làm sao làm được điều đó, khi Liên Xô bất chấp những bất đồng, vẫn là một lực lượng ủng hộ VN. Có những vẫn đề ngoại giao chính trị trong đó. Cũng thời kỳ này, một số học sinh học ở Liên Xô, được Liên Xô giữ lại như một lực lượng dự trữ, kiểu như Trần Ích Tắc thời nhà Nguyên. Nhưng sau đó, khi Khơ rút sốp đổ, Bơ rê giơ nhép lên thay làm tổng bí thư, thì quan hệ VN-Liên Xô mới phát triển như bây giờ báo VN hay nói. Trong suốt giai đoạn đó, Bác Hồ đã rất giỏi là giữ được cân bằng quan hệ với cả TQ và Liên Xô. Khi Liên Xô chạy theo Mỹ, thì TQ giúp. Khi TQ chạy theo Mỹ, thì Liên Xô giúp. Tuỳ sự giúp đỡ của họ, do sở trường sở đoản về kỹ thuật của hai bên khác nhau, mà VN áp dụng hình thức tác chiến khác nhau. Tất nhiên về sau, VN khoái vũ khí Liên Xô hơn, và sự giúp đỡ về vũ khí của Liên Xô quan trọng hơn của TQ, nhưng trong vấn đề tổ chức, tiến hành chiến tranh, đặc biệt chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ địa, quản lý xã hội, các bài học của cách mạng TQ không nhỏ. Các bài học này, được tổng bí thư Lê Duẩn phát triển thành “ba mũi giáp công”, “tấn công toàn diện”, không còn là “lấy nông thôn bao vây thành thị” như nguyên bản TQ.
Tương tự như vậy, lại có những người “giáo điều kiểu TQ”. Ví dụ như nhân vật cách đây ít lâu viết cuốn “đèn cù đèn keo” gì đó, được lề trái tung hô đến ..phát thối. Ông này được đi học ở TQ, vì thế lại thấy cách mạng VN trái với giáo điều TQ.
Tương tự như vậy, bây giờ có các chí sĩ, học được một ít của phương Tây, u u minh minh, lại xông ra cổ vũ cho “đa nguyên đa đảng”, bất chấp thực tế VN ra sao, cũng là một duộc như vậy.
Chính vì thế trong tuyển tập Hồ Chí Minh, in năm 1984, còn có bài của Bác Hồ nói với các lưu học sinh sắp được đi học. Bác nói “Đảng cho các chú đi học để phục vụ tổ quốc, không phải để lấy kiến thức kể công với đảng”. “Lấy kiến thức kể công với Đảng” chính là giáo điều.
NVT2002
Bác Phó đã đọc “HO CHI MINH: THE MISSING YEARS 1919 – 1941” (Hồ Chí Minh – Những năm tháng bị lãng quên 1919 – 1941) CỦA TÁC GIẢ SOPHIE QUINN – JUDGE chưa?
Phó Thường Nhân
@NVT,
Không tôi chưa đọc quyển này, nhân NVT nói tới nên tôi cũng vừa mua trên mạng. Vì nó cho đọc thử vài trang nên sau khi đọc, với tôi nó cũng chỉ phản ánh cái nhìn ngoại lai của một người nằm bên kia chiến tuyến thôi (một học giả tư sản, người Mỹ). Khi nào nhận được sách, đọc xong, nếu thấy thú vị thì sẽ binh luận cho vui.
Sách về Bác Hồ, tôi cũng có một số. Cả sách chính thống ở VN, cả sách phương Tây viết, cả sách Việt kiều yêu nước ở Pháp viết, cả sách của Sài gòn cũ nói đểu, tuyên truyền nhảm cũng có. Tôi cũng có cả sách Bác Hồ tự viết về mình (như quyển « vừa đi đường vừa kể chuyện »), và tuyển tập Hồ chí Minh.
Tôi cũng có một số sách nói về quốc tế cộng sản (kommitern) và điều này rất thú vị khi so sánh chính sách của quốc tế cộng sản với các hoạt động của đảng cộng sản Đông Dương cũng như chính sách của quốc tế cộng sản ảnh hưởng tới nhân sự của Quốc tế cộng sản thế nào (và nó dính tới Bác Hồ).
Cách làm việc của tôi là. Đầu tiên phải xem chính người trong cuộc, tức là Bác Hồ nói về mình thế nào ? trong hoàn cảnh nào ? tại sao ?
Sau đó xem hoạt động vai trò của Bác trong các sự kiện chính trị ở VN, tác động của nó, trong hoàn cảnh nào, điều kiện nào ?
Rồi cuối cùng mới xem nhưng người khác nói cái gì ? nó cập kênh nhau ở đâu, tại sao ? ý đồ của những người viết « khách quan » này là gì ?
Một khi trả lời được những câu hỏi ấy, thì nhận thức sẽ rõ ràng hơn.
Điều hơi lạ lùng ở VN hiện tại, do « ảnh hưởng mềm » của văn hoá phương Tây từ khi đổi mới, hội nhập quốc tế, mà người ta có thái độ coi những gì các học giả phương Tây này viết là sự thật, trong khi nó tiêm tuyên truyền vào mà không biết. Ngay cả khi « nó cực kỳ khách quan », thì vẫn là chủ quan, tức là có chiều.
Một điều thú vị nữa là, phương pháp làm việc của các học giả phương Tây nói chung (tất nhiên từng nước Pháp, Đức, Anh, Mỹ, ..có dị biệt), thường là mô tả hiện tượng, nhưng không nắm bắt bản chất. Vì thế cách viết của nó kiểu « nhìn qua lỗ khoá » rất hấp dẫn, nhưng là kiểu « nhìn cái cây mà không nhìn thấy rừng ». Để thoát khỏi cái điều này, thì các bác có thể tìm hiểu bằng ba cách :
1- Có một phương pháp phân tích kiểu khác, ví dụ như duy vật lịch sử. Nếu các bác sợ, vì bây giờ phải bắt chiếc phương Tây mới hợp khẩu vị, thì có thể dùng ngay các văn hoá truyền thống của VN, như tư duy đạo Phật, đạo Nho. Lô gíc nhân sinh quan của các văn hoá truyền thống này rất gần với duy vật lịch sử. Với tôi thì người VN đã tiếp cận duy vật lịch sử thông qua các truyền thống này thì đúng hơn.
2- Hãy tìm đọc các tác giả chịu ảnh hưởng phương Tây, nhưng không phải gốc phương Tây. Ví dụ học giả Nhật, TQ, Hàn. Hay các nước phương Tây nhưng không có « tiền án, tiền sự » ở VN, ví dụ Đức, Ý.. về VN
3- Trong trường hợp chỉ có sách của các học giả phương Tây ở những nước có tiền án tiền sự với VN, thì hay mở rộng thế giới quan, xem họ viết về lịch sử chính họ như thế nào. Họ viết về Bác Hồ có giống họ viết về Linh côn, về Oa sinh tôn không ? họ viết về cuộc chiến tranh của họ ở VN có giống như thái độ họ viết về nội chiến Mỹ không (nếu là học giả Mỹ)

Tôi thì dùng cả ba cách này.
NVT2002
Bác Phó có xem bản ebook đã dịch thì download tại đây (@click here)

Trong lúc chờ đợi bản giấy của bác sp_ike.gif
Phó Thường Nhân
@nvt,
Tôi đã nhận được quyển sách, bằng tiếng Anh, hôm qua vừa đọc sơ sơ (gọi là đọc theo đường chéo), để xem quyển sách định nói cái gì. Vừa rồi vào download cái bản tiếng việt mà nvt đưa lên để xem bản tiếng việt thế nào. Cảm nhận sơ bộ, thì những điều bà này viết tỉ mỉ hơn những thông tin mà tôi có được từ trong các quyển sách khác, nhưng không có gì mới hơn, tư duy của nó thì cũng vậy thôi, đó là gieo rắc những thông tin giả định lẫn với thông tin có thể có thật, làm như rất khách quan, nhưng thực sự có chiều.
Vì thế tôi thích đọc nguyên bản hơn (trong trường hợp này thì tôi có thể làm được, vì vốn tiếng Anh đủ để đọc), xem tác giả dùng các cách giả định có điều kiện (đây là một kiểu ngữ pháp tồn tại trong các tiếng phương Tây, nhưng không tồn tại trong tiếng việt) định hướng người đọc ra sao.
Còn hướng quyển sách muốn nói gì thì ở cuối quyển sách (tôi đọc bản giấy tiếng Anh) nói rất rõ. Đó là Bác Hồ « chẳng là cái đinh gỉ gì » trong hệ thống « admin » của Quốc tế cộng sản cả, và bác Hồ cũng không có tư tưởng gì (đây là đá vào điều mà ở VN hiện nay nói đó là tư tưởng Hồ Chí Minh), cũng như phủ nhận tài năng tổ chức của Bác, coi bác chỉ là một dạng ngoại giao đạo đức giả, sự kinh yêu bác ở VN chỉ là do Đảng lập ra. Và để cho đủ bộ, thì tất nhiên phải có tý Sex, tức là vấn đề bác Hồ có vợ ở TQ, và chị Nguyễn Thị Minh Khai là « Girl Friend » hay vợ hờ của Bác.
Không cần đọc quyển sách tôi có thể trả lời ngay vấn đề « cái đinh gỉ » ở trên. Quốc tế cộng sản (commiterne) tồn tại từ năm 1919 đến năm 1941 thì giải tán. Trong lịch sử hoạt động của mình, có hai người được Quốc tế cộng sản phát động phong trào rộng rãi trong các lực lượng tiến bộ trên thế giới để vận động dư luận giải thoát ra khỏi nhà tù. Đó là Dimitri Dimitrov, người bị phát xít Đức bắt giam và buộc tội đốt nhà quốc hội Đức vào năm 1933. Người thứ hai là .. bác Hồ, khi bác bị Anh bắt giam ở Hương Cảng. Dimitrov là người Bun ga ri, chủ tịch quốc tế cộng sản, nên việc làm này của Quốc tế cộng sản là hiển nhiên. Nhưng còn bác Hồ, nếu bác « chẳng là cái đinh gỉ » gì, thì sao lai có chuyện đó. Còn hiển nhiên, bác không phải là những nhân vật được Quốc tế cộng sản đưa lên hàng đầu, vì tổ chức này « đặc ân » những nhân vật chính trị của các đảng cộng sản châu Âu, còn bác chỉ là người dân một nước thuộc địa, không kể bác tham gia vào quốc tế cộng sản với danh nghĩa đảng viên đảng cộng sản Pháp, chứ không phải đứng đầu một đảng. Như vậy, nếu tính kiểu « ngồi chiếu trên chiếu dưới », thì những tổng bí thư các đảng Pháp, Ý, Đức chiếm chỗ, nếu tính theo nhiệm vụ thì công việc của Bác rất đa dạng hơn hẳn các ông kia, từ việc tổ chức thành lập các đảng cộng sản ở ĐNA (Thái, Malaysia, Đông dương, ) tới việc phiên dịch, tuyên truyền, tổ chức trong các phái đoàn của Quốc tế cộng sản giúp cách mạng TQ. Các ông « ngồi chiếu trên » kia làm gì có được những kinh nghiệm như thế. Bác Hồ thực sự là người của Quốc tế cộng sản,không phải là người của riêng một đảng, đây là điều đặc biệt mà chỉ rất ít người có ví dụ Bô rô din (cố vấn tối cao của Quốc tế cộng sản bên cạnh Quốc dân đảng TQ) la nhu vay.
Có tư tưởng Hồ Chí Minh không ? câu trả lời tất nhiên là có. Như bất kỳ một nhân vật hoạt động chính trị nào, loại trừ loại tay sai, thì ai cũng có cả. Nhưng không phải tư tưởng cuả bất cứ ai làm chính trị cũng nổi tiếng và dùng được,trở thành hệ tư tưởng,thường khi người đó không cầm quyền nữa thì hết. Tư tưởng chỉ thực sự là tư tưởng khi người đưa ra nó đã mất, nhưng vẫn được ứng dụng. Lấy một ví dụ, Khi đức Phật Thích Ca còn sống, thì làm gì có ..đạo Phật. Khi chúa Giê Xu còn sống, thì làm gì có ..đạo thiên chúa. Đạo phật, đạo thiên chúa có được vì có các tín đồ tổng hợp lại. Với chúa là 12 tông đồ, với phật là các vị như ma ha ca diếp, a nan đà, và 500 tín đồ đầu tiên. Vì thế lý luận của bà viết sử này nói là vào những năm 90, mới có tư tưởng Hồ Chí Minh là sai, vì nó luôn tôn tại trong Đảng CS VN (đặc biệt từ năm 1941, khi bác trở thành lãnh đạo tối cao của Đảng). Trong thời gian từ năm 1941 đến 1969, thì tư tưởng Hồ chí Minh chính là những việc làm, chỉ đạo cụ thể của Bác. Từ năm 1969 đến những năm 90, thì điều này không được nói ra, vì vấn đề cách mạng VN phải đi giữa hai lực lượng mâu thuẫn với nhau đó là Liên Xô và TQ, nhưng những quyết định vẫn theo tư tưởng này. Thời gian này cũng là thời gian mà tổng bí thư Lê Duẫn đứng đầu đảng, và ta có thể coi là có cả hệ tư tưởng Lê Duẩn, vì thế trong dư luận mới có tin đồn thổi là nếu chủ tịch Hồ Chí Minh còn sống, thì sự khôn khéo của bác có thể tránh được tình trạng xung đột với TQ (1979-1991). Nhưng tôi thì không nghĩ như vậy, tư tưởng Lê Duẩn thực ra là cách hiện thực hoá tư tưởng Hồ Chí Minh, trong điều kiện « nửa chừng xuân » : cân bằng quan hệ với Mỹ chưa được, ví nó quyết tâm đánh bằng proxy war qua TQ, đồng thời TQ cũng lợi dụng điều này vừa để tạo niềm tin với Mỹ, đồng thời muốn thay chân Mỹ ở ĐNA, nên phải đảo về Liên Xô. Thời kỳ đầu làm tổng bí thư cho tới năm 1965, thì tổng bí thư Lê Duân có thể coi là gần TQ, vì lúc này TQ giúp VN, còn Liên Xô « xét lại Khơ rút xép » thì không.
Do Bác Hồ không phải là một nhà lý thuyết gia, nên tư tưởng Hồ chí Minh phải tìm hiểu theo 3 hướng : THÂN, KHẨU, Ý (nói theo kiểu đạo Phật). Trong đó THÂN là những hành động, quyết định của bác đóng góp cho cách mạng VN, và lô gíc của nó. KHẨU là thái độ lãnh đạo của bác, lối sống (đây là đạo đức cá nhân), và phần Ý, tức là các tác phẩm lý thuyết bác để lại (hiện có trong các toàn tập văn bản của bác viết).
Và tất nhiên, những học giả tư sản « bên kia giới tuyến » cũng tìm cách nói là hành động của bác chẳng có gì cả, đạo đức giả, và ..không viết gì. Điều khớp với kết luận của « nữ sử gia » mà ta nói ở đây trong những kết luận của bà ta (trong một thời điểm cụ thể là thời bác hoạt động trong Quốc tế cộng sản).
NVT2002
Tác giả Trung Tran Lam, FB:

Nhà (từng) có 3 anh em!

Đeo khẩu trang ngồi trong nhà nên rảnh :-).

Trong 7 vị khai quốc công thần của Đảng cộng sản Liên Xô- 7 ủy viên BCT đầu tiên của Đảng Bolshevik- thì có đến 5 vị sau này bị khai trừ ra khỏi Đảng và bị giết ở trong tù- tù của Đảng chứ không phải của kẻ thù. Vị gần như chỉ đứng sau Lenin- Trosky-thê thảm hơn, trốn qua Mexico rồi cùng bị một nhát búa vào đầu. Người giết họ- oan nghiệt thay- là đồng chí Stalin kính mến.
Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung quốc, Trần Độc Tú- cũng qua đời trong tình trạng bị tước Đảng tịch sau những cuộc tranh giành quyền lực với người sáng lập ra nước Cộng hòa Trung hoa sau này: Mao Trạch Đông. Cùng số phận nhưng có phần bi thảm hơn, một vị khai quốc công thần của Đảng cộng sản Trung quốc- Phó chủ tịch Đảng- Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ- Bị kết tội là phản đảng- và chết thảm ở chốn giam cầm năm 1969.
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam khó mà chỉ ra các trường hợp thanh trừng tàn khốc như 2 đảng anh em trên :-). Chỉ có 2 trường hợp các hạt nhân cấp cao được coi là phản bội- với các chứng cứ khá rõ ràng. Một là Lâm Đức Thụ- Thành viên sáng lập Việt Nam Thanh niên cách mạng Đồng chí hội- tức là ngang hàng với Lê Hồng Phong, bị coi là làm mật thám 2 mang cho Pháp- và bị thủ tiêu năm 1947. Hai là Ngô Đức Trì- hạt giống đỏ số 2 sau Trần Phú, được gửi từ Maxcova về nước năm 1930 với sứ mệnh cùng Trần Phú thành lập một Đảng cộng sản thuần Quốc tế thứ 3- tức theo đường lối Nga xô. May cho lịch sử Việt nam- kế hoạch này phá sản vì cú xuất chiêu kỳ tài chớp nhoáng của đồng chí Nguyễn Aí Quốc tháng 1 năm 1930 :-). Một sát- na thay đổi cả vận mệnh dân tộc!
Ngô Đức Trì bị bắt- và sau đó được coi là đã có những lời khai phản đảng. Tên tuổi ông hầu như bị đục bỏ ở trong bất cứ trang sử nào của Đảng cộng sản. Cho dù vẫn luôn tồn tại nguyên tắc bất thành văn là đã vào tù thì khai ít khai nhiều gì thì cũng phải có :-).

Một đặc điểm mà bên ta né được tệ nạn của 2 đảng anh em là chế độ work to die :-). Stalin làm TBT 30 năm; Brezenev 18 năm. Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình- cầm cái gần 50 năm. Ở Hà nội- chỉ có ông Ba Duẩn- giữ chức 26 năm. Sau đó sự chuyển giao thế hệ được kiểm soát đảm bảo không có một nhà độc tài nào xuất hiện, kể cả cơ chế đấy đôi khi đẻ ra một ông, không có tài cán gì :-).

Điểm chung tưởng là mang màu sắc phong kiến nhất- nhưng hóa ra lại là mang lại lợi ích nhiều nhất cho em út- đấy là xây ngôi nhà vĩnh cửu lưu giữ hồn cốt của người sáng lập đảng- quốc phụ khai sinh quốc gia. Dù yêu hay không yêu- thì nhìn hình ảnh dòng người chậm rãi xếp hàng vào viếng- khó mà nói rằng trong dòng người dài dằng dặc đấy không chứa đựng sự thật :-).

Trong cuốn “5 lá quốc thư” của nhà văn có bằng cấp- trải nghiệm đa quốc gia và khiếu hài hước số 1 Việt Nam hiện tại, Hồ Anh Thái, có đoạn kể về một nhà ngoại giao Việt nam khi nói chuyện với một học giả nước ngoài, đã lý giải rằng con đường chúng tôi đi là chưa có tiền lệ nên vừa đi vừa sửa, vừa bổ sung :-). Theo tác giả, nói vậy là không sai- nhưng ma lanh và xảo ngôn :-).

Sau khi tất cả mọi ảo tưởng đã gần như bị quét sạch, chỉ còn lại 2 anh em :-).. Mọi việc bây giờ đơn giản hơn, anh làm gì thì em cứ làm theo đấy :-) Thực dụng một cách giáo điều có khi là khẩu quyết. Dò đá qua sông đã có người làm, mình đi sau, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn. Nếu nhìn lại từ năm 1986 đến nay- khó mà phủ nhận rằng, đường em đi theo anh- mười phần giống chín. Nên dù một phần không nhỏ coi chủ nhân nCoV như là đồ hủi, thì thực tế thì chỉ ra một sự thật rõ ràng rằng không có cách nào khác ngoài việc sống chung với hủi. Hủi cũng ba bảy đường chứ bộ :-).

Phó Thường Nhân
Tôi đang đọc quyển sách trên,thấy nó có nhiều sạn, do tư duy định kiến của người viết tạo ra, nhưng cũng có khá nhiều điều thú vị, và người ta cũng có thể dùng nó để bổ xung cho chính sử.
Về những điều người viết viết ở phía trên,thực ra nó là tuyên truyền của phương Tây.
Tôi chỉ chỉ ra mấy điều ở đây. Lâm Đức Thụ là mật thám của Pháp chui vào hoạt động của Thanh niên các mạng đồng chí hội và Đảng cộng sản Đông Dương. Quyển sách tôi đang đọc, tác giả dựa chủ yếu vào các báo cáo của ông này cho mật thám pháp. Đây thực ra là yếu điểm của quyển sách vì người ta không thể nhìn lịch sử chỉ qua cái nhìn phản biện. Nhưng điều thú vị mà người đọc lịch sử ngay nay nên thấy, đó là bất chấp việc thực dân Pháp biết rất rõ thông tin, nó cũng không chống lại được, vì đây là xu hướng lịch sử của VN vào thời điểm đó. Còn trường hợp thứ hai thì nói như kiểu người viết trên là nguỵ biện. Trong một quá trình cách mạng, có người đứt gánh, có người đầu hàng, có người trung thành.. chuyện đó là chuyện thường tình, nói lên tính chất khốc liệt của cuộc đấu tranh.Bây giờ ngồi sa lông, « đeo khẩu trang » nói bốc phét thì dễ. Còn nếu đã đứt gánh, đã phản bội thì không được nói tới là chuyện bình thường.Chính vì thế, nếu ai đã đọc quyển « đường cách mệnh », tức là tài liệu của Bác Hồ dùng trong khoá huấn luyện thanh niên (tác phẩm này giờ nằm trong tuyển tập Hồ chí Minh), thì sẽ rất ngạc nhiên khi nó đề cập chủ yếu tới các hình thức kỷ luật, đạo đức, .. chứ không nói tới ngay cả nhưng luận điểm cơ bản của chủ nghia Mác chính là vì lý do này.
Tuyên truyền phương Tây cũng hay nói tới thời kỳ mà Staline nắm quyền ở Liên Xô, những đấu tranh trong đảng này, dẫn tới việc loại trừ lẫn nhau. Những vụ việc này ở Liên Xô phải tới thời Khơ rút xép mới hết. Nhưng nếu người nào chịu khó tìm hiểu kỹ, không bị ảnh hưởng của tuyên truyền phương Tây, thì sẽ thấy rằng những phe phái kiểu Trosky, Bu kha rin, ..v..v.. không đơn giản là đấu tranh giữa các phe phái, phe nào nắm quyền cũng được, mà là thành công hay là ..sụp đổ.Và phải nói là cho đến ngày nay, thời điểm ta đang nói chuyện này, ở Nga vẫn chưa tìm được một cơ chế chính trị, để mâu thuẫn với nhau không dẫn tới sụp đổ.(hãy nhìn vào những cải tổ mà ông Putin muốn làm bây giờ) Thời kỳ duy nhất Liên Xô/Nga làm được là thời kỳ chuyển giao từ Khơ rút xốp sang Bơ re giơ nhép, nhưng thời kỳ giao quyền hoà bình thứ hai cho Gô bách chép thì lại thất bại thảm hại.
Vấn đề này với tôi thực ra không liên quan tới chủ nghĩa Mác-Lê nin, mà liên quan tới văn hoá chính trị của văn hoá Nga, của người Nga cũng như cấu trúc xã hội của họ. Để thấy điều này, ta có thể so sánh cách chuyển giao quyền lực của các nước theo chủ nghĩa Mác (Triều Tiên, Cu ba, VN, TQ, Liên Xô..) thì thấy chúng rất khác nhau. Phụ thuộc chủ yếu vào văn hoá từng dân tộc.
Vì thế tôi mới nói, nước Nga nên học theo cấu trúc chính trị của VN, vì cấu trúc xã hội của họ gần ta hơn. Nhưng họ vốn có truyền thống theo đuôi phương Tây ..từ thời Pi ốt đại đế, nên như vậy.
Việc một thể chê chính trị có thể có một ông nắm quyền lực cao nhất, nhưng dốt nát hay bình thường mà không ảnh hưởng gì (ta có thể lấy ví dụ bác Nông Đức Mạnh ở N), chứng tỏ sức sống và sự hợp lý của hệ thống chính trị đó. Còn điều gì nguy hiểm hơn số mệnh một dân tộc nằm trong tay một người.
Điều này cũng đúng ở phương Tây, hơn 40 đời tổng thống Mỹ, đâu có phải ai cũng giỏi. Một hệ thống chính trị hợp lý, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thì nó phải mạnh để người đứng đầu, nếu hành động hợp lý thì đất nước phát triển, tầm thường thì vô hại, dốt nát phá phách thì không được, bị loại bỏ mới là hẹ thống chính trị hay. Hiện nay, hệ thống đa nguyên đa đảng có thể làm chuyện này ở phương Tây, Hệ thống kiểu VN làm được ở VN. Chính vì thế tôi mới nhận xét là hệ thống ở VN hợp với các nước đang phát triển hơn (ngay cả với Nga).
Phó Thường Nhân
Bổ xung thêm một mẩu nữa để thấy sự nực cười của những người có đồng tư duy với người viết FB ở trên. Tư duy của họ vẫn chỉ dừng ở bước « tìm một mô hình để bắt chiếc », và bởi bây giờ các nước phương Tây phát triển cao, thì họ sẽ ôm lấy mô hình này, hôn hít, hoan hô. Sau họ lệ thuộc thế. Nếu họ tìm hiểu kỹ, thì sẽ thấy ngay bản thân từng nước này, hệ thống chính trị của nó cũng khác nhau, cách thực hành đa nguyên đa đảng khác nhau. Điều này chứng tỏ, không một nước nào có thể bắt chiếc, vì tình hình từng nước khác nhau. VN còn khác xa họ nữa. Không kể có bao nhiêu nước thê giới thứ 3, bị phương Tây ép mô hình này, có phát triển đâu. Tại sao họ lại mù mắt không nhìn thấy.
Trong thực tế, mỗi nước nếu là độc lập thật sự, thì đều phải dò tìm con đường phát triển của minh. Ngay cả Mỹ nó cũng dò con đường của nó để đi tiếp, vì sự phát triển không có một mô hình đã định sẵn. Như vậy đáng nhẽ phải tự hào, và nếu có thể thì đưa ra những ý kiến tìm con đường phát triển cho vN, họ chỉ biết tung hô phương Tây, chửi bới lịch sử vN theo hình thức « trước đen thì bây giờ trắng », làm một dạng con vẹt, con khỉ bắt chiếc mà lại tưởng mình là chí sĩ.
NVT2002
Em chưa đọc hết cuốn sách này, nhưng mà thấy có nhiều chi tiết thú vị. Thứ nhất, là theo tuyên truyền từ trước đến giờ, thì mọi người đều tưởng là đồng chí Nguyễn Ái Quốc đơn thương độc mã sang Paris, sống và hoạt động ở đó độc lập. Nhưng giờ lại hóa ra là đồng chí sống cùng với cụ Phan Chu Trinh (bạn của bố) và luật sư Phan Văn Trường. Ba người chia tiền thuê nhà trong thời gian rất dài, mãi về sau mới cãi nhau vì đường lối hoạt động, nên phải chia tay.

Điều thứ hai là vai trò của Bác Hồ từ trong 10 năm, kể từ lúc thành lập Đảng (1930-1940) là rất mờ nhạt. Bác thậm chí còn không mon men được tới ghế Tổng Bí Thư và cũng may là 4 vị TBT đầu tiên đều hi sinh hết cả. Lúc đó Bác mới có cơ hội để thể hiện tài năng, với vị trí lãnh đạo!
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.