Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26
Phó Thường Nhân
@ltbk,
Tán phét thêm một tý câu chuyện này. Thái độ của Putin với lịch sử Liên Xô (Nga) như vậy là mâu thuẫn. Điều đó chứng tỏ rằng bản thân ý thức hệ ở Nga hiện tại có vấn đề. Người Nga hiện nay không biết họ là ai, theo như tôi hiểu. Họ là xuất thân từ Liên Xô, nhưng lại chối bỏ nó (tất nhiên là phần cầm quyền, vì vẫn có đảng cộng sản Nga, và không phải dân Nga ai cũng thế), quay trở lại với một thể chế trước đó, tức là chế độ Sa hoàng, trong khi họ sinh ra được vì đánh đổ chế độ Sa Hoàng. Bố đẻ không công nhận, chối bỏ, lại nhận bố nuôi. Cái điều lủng củng nó là ở đây.
Bổ xung thêm một chút về những điêù tôi viết ở trên. Năm vừa rồi, mặc dù VN đã có FTA với khối kinh tế Á-Âu, nhưng thương mại của VN với khối này lại giảm. Với tôi đây là một điều bất ngờ, và nó nói lên khá nhiều yếu điểm của kinh tế VN, vì bình thường đã có FTA như vậy, thì quan hệ kinh tế phải phát triển hơn. Với tôi, từ phía VN có lẽ có những lý do sau :
1- Tác động của Embago Mỹ với Nga. VN hiện tại nằm trong cơ chế thương mại do Mỹ cầm trịch, vì thế nó tác động trực tiếp lên quan hệ thương mại VN-Nga. Lúc chủ tịch quốc hội VN sang thăm Nga gần đây, họ đã muốn hai bên trao đổi không qua đô la. Nhưng VN có thể làm được không ? lại là chuyện khác. (vì ở đây phải cân với Mỹ)
2- Kinh tế VN có số liệu đẹp, nhưng nó là FDI. FDI như tên gọi của nó là hãng nước ngoài. Chủ của nó tất nhiên phải tuân theo chính phủ của nó. Như vậy, VN cũng không thể « chỉ đạo » tăng cường quan hệ với Nga được
Tóm lại phần thực sự VN trong nền kinh tế VN rất nhỏ, yếu và đây là nguyên nhân khiến cho quan hệ VN-Nga không phát triển được. Hiện nay quan hệ thương mại hai nước dưới 5 tỉ đô, tương đương với quan hệ .. VN-Campuchia, và thua xa quan hệ TQ-Nga (100 tỉ) , quan hệ Thổ-Nga (cũng cỡ 100 tỉ), đặc biệt Thổ Nga lại mâu thuẫn với nhau, vừa mâu thuẫn vừa hợp tác.
Tất nhiên không loại trừ ngay trong cơ chế FTA kia nó cũng có những hiểm hóc mà VN không vượt được. Muốn biết điều này thì phải xem quan hệ nhưng nước còn lại với nhau trong liên minh kinh tế này có phát triển không. Nếu nó cũng không phát triển, thì có nghĩa là cả khối có vấn đề.

Trở lại với Lê Nin, thời Sa Hoàng, sở dĩ nước này có nhiều sắc tộc như vậy mà không tan ra, vì giai cấp quý tộc, dù là sắc tộc nào cũng là thần dân của Sa Hoàng. Quý tộc dù là sắc tộc nào, cũng chấp nhận Sa Hoàng là vua. Nhưng khi một thể chế mới ra đời, tư sản hay xã hội chủ nghĩa, thì cái cơ chế này không thể tồn tại. Vì khái niệm thần dân được thay bằng công dân, chính vì thế mà việc thành lập các nước cộng hoà là giải pháp duy nhất để nhất thống. Vấn đề không phải là do trong hiệp ước có điều khoản có thể ly khai, mà là chủ nghĩa Đại Nga đã làm tan rã Liên Xô. Người ta chỉ cần theo dõi lịch sử hiện đại Liên Xô vào giai đoạn cuối là thấy. Vào thời điểm Gorbarchev nắm quyền, do muốn khôi phục kinh tế, mà lại cải tổ ..chính trị. Trong khi chính trị thực ra là hệ quả của kinh tế. (điều này tương tự với việc ở Vn hiện tại, lề trái cứ thổi vào bảo chống tham nhũng thì phải đa đảng, giống như bị cảm lại đòi uống thuốc chữa thương hàn, bởi trong cả hai hiện tượng người ta đều bị sốt). Một cải cách chính trị lớn nhất là cho ra đời cộng hoà Nga, trong khi trước đây người ta đánh trùng Nga vào Liên Xô. Tư duy này ra đời được là bởi chủ nghĩa Đại Nga, có những dạng như Sô liên nít xưn để cao cái tư tưởng này. Liên Xô tan là bởi ba nước Nga, UK, Bạch Nga họp nhau lại thoả thuận để nó tan, không theo một quy trình nào cả, càng không phải quy trình mà Lê nin đặt ra. Đặc biệt cộng hoà Nga có quyền như thế chỉ từ thời Elsine, cộng hoà Nga vốn trùng với Liên Xô là (70% Liên Xô), lại đòi ở riêng thì làm sao mà giữ được Liên Xô. Như vậy không thể nói là các nước cộng hoà Liên Xô thời đó ly khai mà Liên Xô tan.

Việc nói Lê nin giao vùng tiểu Nga cho UK càng không đúng. Vùng đất này luôn là UK từ thời Sa hoàng (ngoại trừ vùng bán đảo Crime), thậm chí nó còn là vùng đất UK lịch sử, bởi miền Tây UK tới những năm 40 mới được sát nhập vào UK. Trước đó những vùng này thuộc đế quốc Áo-Hung.
langtubachkhoa
Bác Phó, sở dĩ nó mâu thuẫn, vì Putin k thể nói ra cái điều mà ông ấy k nên nói. Một mặt ông ấy thừa nhận công lao vĩ đại của Liên Xô như đánh phát xít, phóng tàu vũ trụ, etc. nhưng lại k thể không chỉ trích nó, vùa là để đối phó với đảng CS hiện nay muốn khôi phục lại một nhà nứoc Xô Viết và 1 mô hình kinh tế thị trừong "hành chính" (mà Primakov đã nhắc), vừa để cân bằng lại 1 phe nhóm quyền lực đối nghich hòan toàn với Đảng CS (ví dụ đảng dân chủ tự do). Trách nhiệm tổng thống bắt ông ấy phải cân bằng quyền lực

Tổng thống Nga Putin thực ra k phải là người của đảng nứoc Nga thống nhất như phưong Tây vẫn nói, đúng ra thì ông ấy thuộc nhóm tinh hoa ở Saint Peterbourg, và nhóm này là nòng cốt của 2 đảng nứoc Nga thống nhất và nước Nga công bằng. Nói Putin gần với 2 đảng này và có nhiều chỗ dựa quyền lực từ 2 đảng này thì đúng nhưng ông k phải ngưòi của họ. Vả lại Putin cũng được sự ủng hộ của nhiều đảng nhỏ, ví dụ đảng Rudima có ông phó thủ tứong trứoc đây và hiện đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga Rocosmo hay 1 ông truớc đây từng làm bộ trửong kinh tế nhiệm kỳ 2 năm 2004-2008. Hiến pháp Nga cũng cấm tổng thống thuộc 1 đảng chính trị nào.

Tôi không nói vùng Tiểu Nga, mà nói vùng phía đông và Nam của Ukraine hiện nay, đó là vùng nứoc Nga mới Novorossya.
Vùng này thuộc Nga, dưói thời nữ hoàng Ekaterina, và nó vẫn thuộc đế quốc Nga cho đến khi Lenin ký sắc lệnh trao vùng này cho Ukraine quản lý hành chính (giống Khrushev làm với Ukraine).
Sở dĩ nó được gọi là Novorossiya ("Tân Nga" hay "Nga mới") là tên một vùng lãnh thổ của Đế quốc Nga tách ra từ Hãn quốc Krym - thực thể bị thôn tính vài năm sau Điều ước Küçük Kaynarca (1774) kết thúc Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ. Người Nga nhanh chóng tràn ngập khu vực này và lập nên nhiều thành phố lớn, chẳng hạn Odessa (được lập nên theo chỉ thị của Ekaterina, nữ hoàng Nga, năm 1794). Sau đó Novorossiya mới được sát nhập vào Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina với quyết định của ĐCS Liên Xô

Còn vùng phía tây của Ukraine lại khác, có phần Transcarpathia thuộc đế quốc Áo Hung, có phần thuộc Ba Lan, có phần thuộc cả Tiệp Khắc. Trong đó 4 tỉnh phía tây quê hưong của phe cực hữu Ukraine là vùng do Stalin chiếm từ Ba Lan và giao lại cho Ukraine.
Bây giờ nếu bác Ukraine k thừa nhận sự hợp pháp của Liên Xô thì trả lại Balan 4 tỉnh này đí, trả lại Transcarpathia cho Hungary, trả 1 phần cho Sec, và trả Crimea và Novorossiya cho Nga đi, vậy là thỏa mãn được việc lên án Liên Xô và phá đổ tượng Lênin (người đã ký sắc lệnh trao Novorossiya cho họ) nhé
Phó Thường Nhân
@ltbk,
Ltbk nói đúng. Lịch sử hình thành nước UK rất lằng nhằng, và hiện trạng nước này có như ngày nay là sản phẩm của Liên Xô tạo ra. Trước đó thì vùng đất này là nơi tranh chấp giữa Ba lan, Lituania, và đế quốc Thổ. Có thể nói lược giản là trước thế kỷ XVI, phần Tây thuộc vào đế quốc Ba lan- Lituania, phần Nam (bao gồm Odessa, Crime) thuộc Thổ. Từ sau thời Pi ốt đại đế (thế kỷ XVII), thì nước Nga Sa hoàng thắng thế, đầu tiên là chiếm phần Nam, rồi phần cuối cùng là phần phía Tây sát nhập từ Áo-Hung. Trong suốt thời kỳ Liên Xô, chủ quyền của UK như là một nước cộng hoà của Liên Xô luôn được củng cố. Stalin đã sát nhập phần Tây vào UK, đồng thời còn giành một ghế ở LHQ cho UK và Bạch Nga. Tức là thời Liên Xô, Liên Xô có 3 vé biểu quyết ở LHQ bao gồm Liên Xô, UK và Bạch Nga. Lần cuối cùng UK được tăng cường, là lúc Khơ rút xốp cắt Crime vao UK. Nhưng tất cả những chuyện này có thể coi là việc nội bộ của Liên Xô, giống như VN chia lại địa giới tỉnh. Điều đáng nói là địa giới tỉnh này đã trở thành biên giới quốc gia, khi Liên Xô tan rã và nước UK ra đời vào năm 1994.
Điều tôi muốn nói khi bình luận những chuyện trên là không phải Lê Nin là người tạo điều kiện xoá bỏ chia xẻ đế chế Sa Hoàng về sau qua việc thành lập Liên Bang Xô Viết, mà chính nhờ có Liên Bang Xô Viết mà Liên Xô mới giữ được đất đai thời Sa hoàng cho tới những năm 90. Nhưng khi ông đã bỏ hệ tư tưởng có tác dụng thống nhất, vì bất cứ lý do gì, thì hiện tại không có một hệ tư tưởng nào của Nga có thể giúp họ hợp lại được nữa. Giống như bát nước hắt xuống đất rồi thì vét lên chỉ được bùn, như là hình ảnh tôi vẫn dùng.
Như vậy người có tội chia xẻ Liên Xô là Gorbarchev và sau đó là Elsine chứ không thể là Lê Nin. Vì tôi là người theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin, nên tôi cũng nói luôn rằng, sự đổ vỡ này không chỉ là việc của một cá nhân, mà là hệ tư tưởng thịnh hành lúc đó trong xã hội Nga (tất nhiên là tư tưởng ngầm,chứ không phải là chính thống nhà nước). Tức là chủ nghĩa Đại Nga. Người Nga (hay tầng lớp tinh hoa gì đó của Nga) đã không hiểu là chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, chính là thứ xi măng gắn kết họ thành một dân tộc (do chính sách xây dựng chủ nghĩa xã hội trong một nước có từ sau cách mạng tháng mười), cái tên của nó « chủ nghĩa xã hội » khiến họ lầm tưởng đó là một thứ chủ nghĩa 100% quốc tế. Thực ra phần 100% quốc tế này đã bị tiêu diệt với việc gạt bỏ Trosky và phe nhóm vào năm 1935, và sự gạt bỏ này là đúng, vì nó là thứ không hiện thực, ảo tưởng, bốc đồng, chỉ là « cách mạng miệng », « phưu lưu mạo hiểm ». Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, thực ra là một hình thức công nghiệp hoá muộn trong hoàn cảnh tồn tại chủ nghĩa đế quốc. Cũng như cuộc cách mạng hồi giáo I ran năm 1979, là phương thức công nghiệp hoá của thế giới Hồi giáo. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô như vậy có tính dân tộc. Nhưng những người theo chủ nghĩa Đại Nga không hiểu điểu này. Cho nên bây giờ nước Nga chỉ chòm chõm trong phần đất còn lại thôi, và không thể mang cái tư tưởng này của họ để gắn kết lại Liên Xô (ngoài việc bị phương Tây ngăn cản).
Phó Thường Nhân
Bổ xung thêm một chút. Nhưng điều tôi nói ở trên không phải vì tôi ghét nước Nga, hay định « dội một gáo nước lạnh » vào những bác yêu nước Nga. Với tôi nước Nga rất quan trọng, và nếu nước Nga càng mạnh thì VN càng có lợi do vấn đề địa chính trị. Chỉ có điều với tôi, người Liên Xô không phải chỉ là người Nga, mà là tất cả các dân tộc, các nước đã từng nằm trong Liên Xô, trong đó có cả người UK.
Cũng không phải vì tôi theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, thì nói tới Lê nin khiến tôi bị động chạm. Cũng như trong đạo Phật thôi. Phật Thích Ca giờ đâu có được tôn thờ ở Ấn Độ, quê hương của Đức Phật lịch sử. Điều đó đâu có ngăn cản phật tử VN thờ Phật. Với tôi , Lê Nin cũng vậy.
langtubachkhoa
Vâng, điều này thì tôi đồng ý. Kẻ làm tan rã Liên Xô là Gorbachev trước tiên. Còn Elsine ở vào thế đó cũng khó làm khác, vì phải bảo vê lấy thân. Tội làm tan rã Liên Xô Gorbachev la 80% còn lại là lỗi của Elsine.
Bây giờ thì có lẽ giới tinh hoa ở Nga đều nhận ra việc tan rã Liên Xô là "thảm họa địa chính trị", như lời Putin nói, nhưng k thể làm gì khác được. Vì thế bây giờ Putin mới muốn đẩy lên cai tư tửong "Á Âu", trong đó coi Nga là 1 nước vừa Á vừa Âu, điều mà trong lịch sử Nga nó hay bị dìm xuống.
Nói chung, hiện nay ở nứoc Nga, tư tưởng và thành phần xã hội rất đa dạng, vừa đến từ quá khứ Liên Xô, vừa đến từ nhóm vẫn coi mình là châu Âu, vừa đến từ nhóm mà ở Nga gọi là "cột thứ 5" tức là những kẻ mà phưong Tây gọi là "đối lập" sẵn sàng làm cách mạng màu ở Nga nếu có điều kiện, vừa đến từ những ngưòi chống phưong Tây muốn gần phương Đông, và tổng thống Nga phải có trách nhiệm cân bằng điều này.

Nhưng dù phe nào, trừ phe cột thứ 5, thì cũng đồng tình tôn vinh các thành tựu thời Liên Xô, như là niềm tự hào dân tộc của Nga. Đây cũng là 1 điều khó xử ở Nga, họ tự hào về thành tựu Liên Xô, nhưng cũng vẫn sẽ phải phê phán nó.


Tư tưởng dân tộc, tôn vinh hiến pháp,tốt cho phòng thủ bảo vệ nhưng nếu Nga muốn mở rộng ảnh hửong ra các nứoc Liên Xô cũ, thì ngoài con bài kinh tế chính trị, k rõ Nga có con bài gì về tư tưởng? Mà bây giờ cũng khó để làm việc này, vì các nước Trung Á vốn k có lịch sử chung với Nga, như Belarus hay Ukraine
langtubachkhoa
Phương tiện truyền thông Ukraine đưa tin, công ty Yuzhmash của Ukraine đã thừa nhận mua nhôm của Nga để chế tác và lắp rác các thùng nhiên liệu cho tên lửa Antares của Mỹ.
Chắc chắn Mỹ biết việc này, nhưng vì trừng phạt Nga, nên thông qua trung gian làm việc này.

Chính phủ Anh đã quyết định dỡ bỏ một phần các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Liên bang Nga. Đây là một quyết định liên quan đến việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) của Anh.
London tuyên bố dỡ bỏ các biện pháp chống bán phá giá mà trước đó được áp dụng cho tất cả các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu.
Đặc biệt, các hạn chế sẽ được dỡ bỏ liên quan đến nhập khẩu đường ống, hợp kim sắt, giấy bạc và một số hàng hóa khác từ Liên bang Nga. Việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt sẽ có hiệu lực sau khi Anh hoàn thành giai đoạn chuyển đổi hậu Brexit.
Trong khi đó, các chuyên gia Nga cho rằng không nên lý tưởng hóa quyết định này của Anh. Thượng nghị sĩ Nga Alexei Pushkov lưu ý rằng vẫn chưa có sự thay đổi lớn trong quan hệ giữa London và Moscow. Việc dỡ bỏ một phần các biện pháp trừng phạt kinh tế nằm trong mặt phẳng lợi ích của chính London. Theo đó, Anh cần phải tính đến các biện pháp chuyển đổi lĩnh vực thương mại sau Brexit.
langtubachkhoa
Thêm chút tin:

Belarus - Nga đạt thỏa thuận về hợp đồng cung cấp khí đốt mới
Thông tin này vừa được Phó Chánh văn phòng Tổng thống Nga Dmitry Kozak xác nhận hôm 7/2 sau cuộc hội đàm song phương về khí đốt.

Ông Dmitry Kozak - Phó Chánh văn phòng Tổng thống Nga cho biết Moscow và Minks đã thống nhất việc cung cấp khí đốt trong năm nay sẽ được thực hiện theo các điều khoản giống hợp đồng trong năm ngoái. "Trong năm 2020, chúng tôi đã đồng ý giữ nguyên các điều khoản trong hợp đồng cung cấp khí đốt của năm 2019 giữa Nga và Belarus” ông Kozak cho hay.

Phó Chánh văn phòng Tổng thống Kozak cũng nói rằng chính phủ Nga sẽ hỗ trợ cung cấp dầu mỏ cho Belarus trong năm nay.
“Các điều kiện điều tiết của ngành dầu mỏ Nga có thể được thay đổi đáng kể, song chính phủ Nga sẽ hỗ trợ việc cung cấp dầu mỏ cho Belarus” - ông Kozak thông báo hôm 7/2 sau khi kết thúc cuộc hội đàm song phương về hợp đồng khí đốt.
"Về việc cung cấp dầu mỏ, Chính phủ Liên bang Nga và Belarus sẽ cùng nhau thống nhất để đạt được các thỏa thuận hợp lý cho người tiêu dùng Belarus cũng như các nhà sản xuất dầu mỏ của chúng tôi", ông Kozak lưu ý.
Tuy nhiên, theo quan chức này, việc giảm giá dầu cho Belarus sẽ được thực hiện theo quy định của nhà nước. "Chúng tôi không thể quyết định việc này, chúng tôi không thể thay đổi quy tắc của trò chơi hết lần này đến lần khác, đưa các công ty dầu mỏ của chúng tôi vào một tình huống không rõ ràng", quan chức Nga nói thêm.
Thỏa thuận cung ứng trước đó giữa Nga và Belarus, trong đó bao gồm giá dầu, phí quá cảnh và lượng dầu vận chuyển đã hết hạn vào ngày 31/12/2019.

Nga hợp nhất 2 công ty máy bay Mig va Sukhoi, và thay CEO điều hành mới

Công ty xuất khẩu của Nga Rosoboronexport đã ký hợp đồng đầu tiên với một khách hàng nước ngoài để cung cấp các máy bay trực thăng vận tải Mi38T.

"Mi-38T được tạo ra hoàn toàn từ các linh kiện công nghệ cao trong nước. Chuyến bay đầu tiên của nó diễn ra vào cuối năm 2018, và hôm nay, ngoài các máy bay đã được ký hợp đồng, Rosoboronexport cũng đang xử lý thêm một số ứng dụng để giao cho các đối tác nước ngoài"

https://tass.ru/armiya-i-opk/7621407

Năm ngoái Nga đã xong xong thử nghiệm cấp nhà nước cho động cơ Tv7-117ST của trực thăng này


Nghị sĩ Mỹ 'doạ' Twitter, đòi khoá tài khoản của lãnh đạo Iran
Một số thượng nghị sĩ Mỹ đã lên tiếng yêu cầu mạng xã hội Twitter khoá tài khoản của hai quan chức cấp cao Iran, nếu không sẽ phải chịu trừng phạt từ chính phủ Mỹ.

Dưới thời của Tổng thống Obama, một điều khoản miễn trừ cho các nền tảng Internet, bao gồm mạng xã hội, đã được đưa ra giữa một loạt các trừng phạt áp đặt lên Iran. Song, bất chấp điều khoản này, 4 thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà đã khẳng định trong một lá thứ chung rằng Lãnh tụ Tối cao Iran Ali Khamenei và Bộ trưởng Ngoại giao Javad Zarif không có quyền nhận được những sự bảo vệ trên, qua đó yêu cầu Twitter cấm họ ngay lập tức.

Trong bức thư, các nghị sĩ đã nhắc đến một sắc lệnh hành pháp được Tổng thống Donald Trump ký vào năm ngoái nhằm áp đặt trừng phạt lên ông Khamanei và những người hành động đại diện cho ông. Các nghị sĩ cho rằng sắc lệnh này nghiêm cấm Twitter cung cấp dịch vụ cho hai ông Khamanei và Zarif.

Các nghị sĩ cho rằng bằng cách cho phép các quan chức Iran chia sẻ chỗ đứng của nước này với phần còn lại của thế giới, Twitter đang cung cấp một “dịch vụ” vi phạm sắc lệnh hành pháp được ký bởi ông Trump hồi tháng 6/2019.

“Twitter biết về các tài khoản này và mối liên hệ giữa chúng với chính quyền Iran”, song vẫn “tiếp tục cung cấp cho họ các dịch vụ liên lạc qua nền tảng Internet”, các nghị sĩ cho biết, và gọi đây là một “vi phạm đáng trừng phạt”.

Bức thư được ký bởi thượng nghị sĩ Ted Cruz bang Texas, Marsha Blackburn bang Tennessee, Tom Cotton bang Arkansas và Marco Rubio bang Florida, tất cả đều là những người có thái độ rất cứng rắn với nước Cộng hoà Hồi giáo. Twitter chưa đưa ra phản hồi nào trước lời yêu cầu và ‘doạ dẫm’ này.


Bổ sung chút: trước đó Mỹ cũng đã yêu cầu Twitter gỡ bỏ các bài viết ủng hộ tướng Solemani của Iran, và Twitter đã làm theo. Trang của viên tướng này cũng bị gỡ bỏ theo yêu cầu của Mỹ

Duterte hủy thỏa thuận quân sự Mỹ - Philippines
Duterte hủy thỏa thuận cho phép Mỹ triển khai quân đội tại Philippines ký năm 1999 để phản đối Washington hủy visa của đồng minh chính trị.

"Tổng thống tuyên bố hủy Thỏa thuận Các lực lượng Thăm viếng (VFA). Tôi đề nghị ông ấy làm rõ và Tổng thống khẳng định sẽ không thay đổi quyết định", Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hôm qua cho biết.

Đây được coi là biện pháp đáp trả của Tổng thống Rodrigo Duterte sau khi Mỹ hủy visa, từ chối cho thượng nghị sĩ Philippines Ronaldo dela Rosa nhập cảnh. Đại sứ quán Mỹ tại Philippines không giải thích lý do, nhưng dường như quyết định bắt nguồn từ những cáo buộc giết người không qua xét xử trong hơn hai năm Rosa giữ chức tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Philippines.


Nghị sĩ Mỹ yêu cầu điều tra báo Trung Quốc
35 nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ gửi thư cho Bộ Tư pháp yêu cầu điều tra báo China Daily của Trung Quốc.


"Vai trò quan trọng của China Daily trong chiến dịch đánh lạc hướng thông tin nước ngoài của Trung Quốc cần phải được điều tra đầy đủ", bức thư gửi Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr được công bố hôm 7/2 cho hay. Bức thư được 9 thượng nghị sĩ và 26 hạ nghị sĩ Cộng hòa ký tên.

Theo nội dung thư, Trung Quốc đã rót 35 triệu USD cho China Daily, tờ báo thuộc sở hữu nhà nước, kể từ năm 2017 như một phần của chiến dịch tuyên truyền nước ngoài trị giá hàng tỷ USD trong thập kỷ qua. Tờ báo này đã "đưa ra những bài báo bị bóp méo về chính sách của đảng Cộng sản Trung Quốc, mối quan hệ của đảng với Mỹ đối với lượng độc giả nói tiếng Anh, vi phạm Đạo luật Đăng ký Đại diện nước ngoài (FARA)".
langtubachkhoa
Thêm chút tin về Huawei và Hoa Kỳ


Ông Trump tức giận sau điện đàm với Thủ tướng Anh
Hôm 28/1 vừa qua, chính phủ Anh thông báo rằng Huawei sẽ được tham gia vào công tác phát triển mạng lưới 5G quốc gia ở nước này, nhưng với một số giới hạn nhất định.


Các chi tiết mới vừa được tiết lộ về cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Boris Johnson. Trước đó, tờ Financial Times đã đưa tin rằng cuộc hội thoại diễn ra hôm 28/1 đã trở nên rất căng thẳng. Các nguồn tin chính phủ ở London và Washington đều đã miêu tả cuộc gọi giữa hai nhà lãnh đạo là “vô cùng giận giữ”.

Hôm nay (8/2), tờ Evening Standard của Anh lại vừa tiết lộ thêm rằng ông Trump đã kết thúc cuộc gọi bằng cách “đập mạnh điện thoại xuống”. Những người có mặt trong văn phòng của Thủ tướng Anh khi cuộc gọi diễn ra đã “rất kinh ngạc” trước ngôn ngữ dữ dội của ông Trump khi nói chuyện với ông Johnson. Một nguồn tin cho biết người đứng đầu Nhà Trắng đã “nổi đoá” và đã thể hiện điều này bằng những ngôn từ rất mạnh mẽ.

Cuối tháng 1, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã nói rằng các công ty viễn thông Trung Quốc phải bị cấm khỏi các mạng lưới 5G của Mỹ và các đồng minh châu Âu. Anh cho biết sẽ loại trừ Huawei ra khỏi tất cả các mạng lưới liên quan đến an ninh và các khu vực địa lý nhạy cảm, như các căn cứ hạt nhân và quân đội. Ngoài ra, quyền truy cập của Huawei và các hãng “rủi ro cao” khác vào các bộ phận không nhạy cảm của mạng lưới cũng sẽ được giới hạn ở mức 35%.

Kể từ cuộc gọi với Tổng thống Trump, Anh đã đồng ý sẽ giới hạn thêm việc sử dụng các sản phẩm của Huawei.

Mỹ muốn mua Nokia và Ericsson để đấu với Huawei và thừa nhận sự tụt hậu so với Trung Quốc về công nghệ 5G

Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr đã mời các nhà đầu tư Mỹ mua cổ phần kiểm soát tại các công ty châu Âu Nokia hoặc Ericsson, hoặc thậm chí ở cả hai cùng một lúc, để biến họ thành đối thủ cạnh tranh thực thụ với gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei. Ông thừa nhận khoảng cách trong công nghệ 5G hiện tại giữa Washington với Bắc Kinh, và kêu gọi nhà nước can thiệp hỗ trợ các nhà sản xuất EU thân thiện.
William Barr tin rằng, hiện chỉ có hai công ty trên thế giới có thể cạnh tranh với Huawei - Nokia và Ericsson. Cả hai đều nằm ở châu Âu. Ông Barr cũng nói rằng cả Nokia và Ericsson đều không có cùng quy mô như Huawei, cũng như không có sự hỗ trợ của chính quyền quốc gia, trong khi Huawei có sự hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc. Và điều này khiến các công ty châu Âu gặp bất lợi trước Huawei. Ông Barr tuyên bố rằng việc sử dụng những khả năng tài chính tuyệt vời của các nhà đầu tư Mỹ có thể khiến Nokia và Ericsson trở thành đối thủ đáng gờm hơn nhiều đối với Huawei.




«Thật tuyệt vời khi chúng ta kêu gọi các đối tác của mình không sử dụng thiết bị Huawei. Nhưng họ sẽ dùng thiết bị gì sau đó?», - Ông đặt ra câu hỏi. Theo ông, hiện tại Hoa Kỳ không có nhà sản xuất nào có thể cung cấp toàn bộ các giải pháp cho việc xây dựng mạng viễn thông thế hệ mới. Một số ít đối thủ của Huawei là các công ty châu Âu Ericsson và Nokia.


Tuy nhiên, rất khó để họ cạnh tranh với gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc về giá cả. Các doanh nghiệp Trung Quốc Huawei và ZTE cung cấp khoảng 40% tổng số thiết bị viễn thông trên thế giới. Huawei chiếm hơn 30% thị trường tại EU, trong khi ngay trên “sân nhà” thì Ericsson và Nokia chỉ chiếm chưa đến một phần ba thị phần cho mỗi công ty .

Ông Barr cho biết Hoa Kỳ nên mua cổ phần kiểm soát tại Ericsson và Nokia bằng cách trực tiếp hoặc thông qua nhóm các công ty thân thiện từ Mỹ hoặc các quốc gia khác. Theo ông, để cạnh tranh với Huawei, các nhà sản xuất viễn thông châu Âu cần một đòn bẩy tài chính mạnh mẽ, cũng như một thị trường bán hàng rộng lớn. Hoa Kỳ, theo ông Barr, có thể đáp ứng cả hai điều này.


Barr không phải là người duy nhất đề nghị hợp tác với Ericsson và Nokia. Trước đó, cố vấn Tổng thống Hoa Kỳ về các vấn đề kinh tế, Larry Cadlow, đã tuyên bố Nhà Trắng lập liên doanh cùng với Ericsson và Nokia, cũng như với các công ty công nghệ Mỹ Microsoft, Dell, AT & T, phát triển phần mềm tiên tiến của riêng mình cho mạng 5G. Theo Cadlow, thách thức ở đây là xây dựng các tiêu chuẩn thống nhất cho phần mềm 5G, và đây là những tiêu chuẩn được công nhận trên toàn thế giới. Đồng thời, điều quan trọng là phần mềm được phát triển sẽ hoạt động trên mọi thiết bị.

Hoa Kỳ đã nhiều lần đổ lỗi cho Huawei về việc sử dụng cấp chính phủ và do đó duy trì lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, Washington cáo buộc nhà sản xuất Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ với nhà nước và lo ngại Huawei có thể tham gia vào các hoạt động gián điệp. Công ty đã bác bỏ điều đó.

Được biết, công nghệ 5G sẽ sớm trở thành một trong những công nghệ phát triển chính, cũng là nền tảng cho các công nghệ trong tương lai. Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ lo ngại rằng Trung Quốc sẽ có thể tác động đến công nghệ này và kiểm soát chúng thông qua những công ty Trung Quốc như Huawei.

Bộ trưởng Barr tin rằng nền công nghiệp Internet có thể sẽ phụ thuộc vào công nghệ của Trung Quốc. Ví dụ, Trung Quốc có thể ngắt kết nối Internet của một số quốc gia khỏi công nghệ này nếu muốn.

Để tránh những dự báo xấu, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ cho biết, Washington đang xem xét giải pháp cho vấn đề này thông qua việc sở hữu cổ phần các công ty như Nokia, Ericsson hoặc cả hai công ty cùng một lúc.

Mới đây, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa lên kế hoạch nhóm họp trong tháng này để thảo luận về việc ban hành các hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc và lệnh cấm mới với công ty viễn thông Huawei.

Theo các nguồn tin, cuộc họp đang được lên kế hoạch vào ngày 28/2, tập trung các quan chức cao cấp liên quan để đàm phán sau khi Bộ Thương mại Mỹ rút lại một thỏa thuận nhằm tiếp tục hạn chế các chuyến hàng từ các nước tới Huawei theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng nước này.

Theo chuyên gia Gong Honglie từ Viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nam Kinh

«Hoa Kỳ có truyền thống dựa vào các doanh nghiệp tư nhân để thúc đẩy sự đổi mới phát triển. Nhưng trong trường hợp của 5G, các công ty tư nhân không phải lúc nào cũng có thể dự đoán đúng xu hướng hoặc huy động được các nguồn lực cần thiết. Nhưng ở Trung Quốc, nhà nước đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực này, phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả. Do đó chúng tôi đã vượt lên trước. Washington nhận ra điều này. Và họ hy vọng vào sự can thiệp của nhà nước trong việc phát triển hệ thống 5G. Tôi nghĩ vấn đề này phát sinh ở nhiều cấp độ tương tác giữa hệ thống kinh tế Trung Quốc và Mỹ».

Hệ thống kinh tế và pháp lý của Mỹ, thực sự, đã trở thành một trở ngại cho sự phát triển công nghệ 5G. Ngay cả các mạng di động hiện tại, về chất lượng phủ sóng ở Mỹ cũng không thể so sánh được với Trung Quốc. Khách du lịch đã nhiều lần lưu ý: ở Trung Quốc, vùng phủ sóng 4G ổn định ngay cả ở những khu vực núi cao khó tiếp cận nhất. Còn tại Hoa Kỳ, dọc theo đường cao tốc liên tỉnh, trong các công viên quốc gia, thậm chí ở Grand Canyon nổi tiếng thế giới, thông tin liên lạc di động hoạt động không liên tục.

Tại Hoa Kỳ, hầu hết đất đai và bất động sản đều tập trung vào tay tư nhân. Để xây dựng trạm thu phát sóng và ăng ten, nhà khai thác viễn thông phải thỏa thuận với chủ sở hữu đất hoặc công trình. Đồng thời, nhà nước không thể áp đặt điều kiện, hoặc buộc chủ sở hữu phải cung cấp đất của mình cho cơ sở hạ tầng di động.

Trong trường hợp mạng 5G, vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Do Hoa Kỳ cho đến nay chỉ có thể phân bổ tần số siêu cao cho mạng truyền thông thế hệ mới, nên các trạm thu phát phải được lắp đặt gần như cứ mỗi 150-200 m để đảm bảo hoạt động ổn định. Ngoài ra, ở tần số cực cao, tín hiệu không đi qua được các bức tường bê tông. Do đó các trạm phát cũng phải lắp đặt trong các tòa nhà. Trong tình huống như vậy, vấn đề thực tế trở nên không thể giải quyết.

Rõ ràng cần phải thay đổi hệ thống quan hệ sở hữu tư nhân đã được thiết lập trong nhiều thập kỷ, hoặc chọn một phổ tần số khác. Hơn nữa gần như cả thế giới đã chọn băng tần C để phát triển mạng 5G — phổ tần dưới 6 GHz. Vấn đề là trong dải này, cả ở EU và Hoa Kỳ, đều dành cho thông tin liên lạc, các thiết bị quân đội và các dịch vụ đặc biệt. Tại EU, vấn đề được giải quyết một cách đơn giản: họ bắt đầu phân chia dải tần này cho mục đích quân sự và dân sự. Nhưng tại Liên bang Nga chẳng hạn, các nhà khai thác di động đã bị cấm chia sẻ tần số với các dịch vụ đặc biệt cho đến khi thiết bị nội địa độc quyền được sử dụng trong các mạng viễn thông. Rõ ràng Hoa Kỳ cũng gặp phải vấn đề tương tự. Đây có lẽ là lý do tại sao ông Tổng chưởng lý đề xuất việc người Mỹ sở hữu cổ phần kiểm soát với các nhà sản xuất viễn thông châu Âu để sử dụng dải tần số tối ưu và giải quyết vấn đề phát triển mạng 5G.

Hiện giờ Hoa Kỳ đang tìm mọi cách để kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc. Bộ Thương mại Mỹ hồi tháng 5 đã đưa Huawei vào danh sách đen, cấm các đối tác Mỹ cung cấp phần cứng và phần mềm. Do đó các mẫu điện thoại thông minh mới của Huawei đã bị cắt khỏi cửa hàng ứng dụng Google Play.

Tuy nhiên Trung Quốc không ngồi yên, và đang cố gắng đáp trả sự thống trị của công nghệ Mỹ. Bốn công ty Trung Quốc Xiaomi, Huawei, Oppo và Vivo đang hợp tác để tạo ra một nền tảng cho các nhà phát triển bên ngoài Trung Quốc, để tải chương trình xuống tất cả các cửa hàng ứng dụng của họ cùng một lúc, theo tin từ Reuters. Theo các nhà phân tích, một giải pháp như vậy được thiết kế để thách thức sự thống trị của Google Play. Trang web nguyên mẫu sẽ hoạt động tại 9 khu vực thí điểm, bao gồm Nga, Ấn Độ và Indonesia. Như vậy các công ty Trung Quốc muốn thu hút các nhà phát triển ứng dụng trên toàn thế giới. Bởi vì hiện giờ, do tính kinh tế và quy mô, họ chỉ có lợi khi phát triên các sản phẩm dành cho iOS hoặc Android, chứ không phải cho các hệ thống khác.

Trong khi đó, bên trong nội bộ Hoa Kỳ cũng không có một quan điểm thống nhất về việc phải làm gì đối với Trung Quốc. Một nghịch lý là Lầu Năm Góc chống lại hạn chế của Bộ Thương mại về hợp tác của doanh nghiệp Mỹ với đối tác Trung Quốc. Lầu Năm Góc cảnh báo: điều này không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc, nhưng sẽ đánh vào các công ty Mỹ, làm họ mất thị trường lớn của Trung Quốc và bỏ lỡ hàng tỷ đô la có thể được đầu tư vào nghiên cứu phát triển. Sau đó Hoa Kỳ chắc chắn sẽ mất vị thế dẫn đầu nền công nghệ thế giới.


Phó Thường Nhân
Tin thời sự quan trọng nhất gần đây có lẽ là việc hiệp định thương mại tự do EVFTA đã được ký kết, kết thúc một quy trình 10 năm thương lượng giữa Vn và EU. Như vậy hiện nay chỉ còn TQ và Mỹ, là những đối tác thương mại có trọng lượng, nhưng chưa có FTA với VN.
Hiệp định này có lẽ sẽ có tác động tốt tới Vinfast sản xuất Ô tô, vì do nhập khẩu chủ yếu từ EU (Đức), việc giảm thuế xuất/nhập khẩu về không (0) sẽ giúp giảm giá thành sản xuất và có thể khiến EU thành thị trường xuất khẩu đầu tiên. Tất nhiên phải vượt qua được hàng rào ngăn cản kiểu kỹ thuật.
Về chiến lược, EU có nhiều ưu điểm so với Mỹ trong quan hệ với VN. Đây là một khối kinh tế lớn, tương đương với Mỹ, nhưng sức ép chính trị nhỏ hơn, có nhiều cửa chơi đa dạng hơn. Vì EU gắn kết tương đối chặt chẽ với Mỹ về chính trị, nên nếu VN quan hệ xấu với Mỹ thì không thể trông chờ vào EU. Nhưng nếu quan hệ VN-Mỹ bình thường, mà Mỹ làm « cành cao » thì cửa chơi EU rất là thuận lợi (dân sự, hàng hoá, kỹ thuật, vũ khí).
Quân đội Thổ có giao chiến với Syria không ? hiện nay, Thổ đã thể hiện rõ là một trong những nước tài trợ ủng hộ cực đoan hồi giáo và là một bên trong những lực lượng muốn lật đổ chế độ ở Syria, và khi chiến tranh uỷ nhiệm đã hết mùi vị, thì chắc phải đánh nhau một trận mới xong. Cuộc chiến tranh này sẽ rất đáng lưu ý, và rất có ý nghĩa về chiến thuật chiến lược phát triển vũ khí về sau trên thế giới. Nó sẽ cho người ta thấy tác động của thiết giáp như thế nào ? của Drone không người lái thế nào ? tên lửa chống tăng thế nào ? việc không chế bầu trời quan trọng thế nào ? phòng thủ tên lửa như thế nào ?
langtubachkhoa
Tin mới sốt đây:
lực lượng Houthi bắn hạ máy bay cường kích Tornado của Arap Saudi (máy bay này do 3 nước Anh, Đức, Italy chế tạo).
Arap Saudi lúc đầu nói là tai nạn, nhưng sau đó đã phải công nhận bị bắn hạ khi phe Houthi công bố bằng chứng là video bắn hạ, xác máy bay.
Ngoài ra, có tin phi công sau khi eject khỏi máy bay đã bị bắt bởi Houthi tại khu vực quận al-Maslub , quân đội Arap Saudi (KSA) đang tiến hành chiến dịch giải cứu

https://www.reuters.com/article/us-yemen-se...v-idUSKBN2082JR

Video bị máy bay bị bắn hạ và xác của nó
(@click here)

Như vậy là lực lượng Houthi đã sở hữu tên lửa đất đối không. Không rõ Iran đã tuồn vào bằng cách nào?
langtubachkhoa
Chính quyền Hoa Kỳ tính chuyện ngừng đưa động cơ máy bay tới Trung Quốc
Mỹ sẽ ngăn chặn tham vọng phát triển máy bay chở khách đầu tiên do Trung Quốc chế tạo


Chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang bàn luận về khả năng cắt giảm việc cung cấp cho Trung Quốc các động cơ máy bay do tập đoàn Mỹ General Electric và tập đoàn Pháp Safran sản xuất, vì sợ vô hình chung tiếp tay cho sự xuất hiện của đối tác Trung Quốc trong công việc này.

Lợi ích kinh doanh của Hoa Kỳ

Ông Pompeo gọi các công ty công nghệ là "con ngựa thành Troia" của Trung Quốc
Nhà chức trách Hoa Kỳ có thể từ chối cấp giấy phép cho công ty liên doanh CFM International để xuất khẩu động cơ LEAP 1C vẫn được sử dụng cho loại máy bay Comac C919 của Trung Quốc. Một số quan chức trong ban lãnh đạo Mỹ lo ngại rằng Trung Quốc sẽ sao chép và phát triển các mẫu động cơ tương tự, như vậy sẽ gây nguy hại cho lợi ích kinh doanh của Hoa Kỳ.

Tờ báo lưu ý rằng chính quyền Hoa Kỳ vấp phải sự phản đối từ phía General Electric: tập đoàn này cho rằng sao chép công nghệ chế tạo động cơ không phải là chuyện đơn giản dễ dàng như hình dung của «một số thành viên chính quyền». Ngoài ra, nếu muốn thì Trung Quốc đã có vài năm qua để nghiên cứu động cơ và bắt đầu công việc tự chế tạo, - tập đoàn này nhận xét.

Được biết, các quan chức Hoa Kỳ dự kiến ​ đưa vấn đề này ra thảo luận vào ngày thứ Năm, - như tờ báo tiết lộ.

Cân nhắc không bán động cơ máy bay CFM LEAP-1C của General Electric cho Bắc Kinh dự kiến được nêu trong một cuộc họp liên ngành về việc hạn chế xuất khẩu công nghệ của Mỹ sang Trung Quốc vào ngày 20-2, và được đưa ra tại một cuộc họp khác của các thành viên Nội các được ấn định vào ngày 28-2.

Ngoài động cơ máy bay, các hệ thống điều khiển chuyến bay cũng sẽ được thảo luận tại các cuộc họp vào tháng 2. Theo một nguồn tin của Reuters, công ty Honeywell International đã nhận được giấy phép xuất khẩu các hệ thống điều khiển chuyến bay cho Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC) trong khoảng 10 năm và một hệ thống được phép giao cho Bắc Kinh vào đầu năm 2020.

Honeywell International cũng tìm kiếm giấy phép mua bán cho công nghệ điều khiển chuyến bay để tham gia phát triển C929 - dòng máy bay thương mại thân rộng do COMAC hợp tác với Nga phát triển.

Một khi Mỹ cấm bán động cơ máy cho C919, nỗ lực phát triển thị trường hàng không dân dụng của Trung Quốc sẽ gặp khó khăn. Trong nhiều năm, Mỹ đã hỗ trợ các công ty nước này giao thương với ngành hàng không dân dụng vừa chớm nở của Trung Quốc. Washington cung cấp giấy phép cho phép các công ty này bán động cơ, hệ thống điều khiển chuyến bay và nhiều bộ phận cho máy bay nội địa C919. General Electric đươc cấp phép bán động cơ cho Trung Quốc kể từ năm 2014 và được cấp lần cuối vào tháng 3-2019.

C919 mang theo tham vọng rất lớn của Trung Quốc trong kỷ nguyên hàng không bùng nổ. Loại máy bay thân hẹp này được kỳ vọng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh với dòng 737 Max của Boeing và A320 của Airbus. Chiếc C919 đầu tiên dự kiến được giao vào năm 2021 cho Hãng hàng không China Eastern Airlines của Trung Quốc.

Hiện Mỹ quan ngại liệu những thương vụ mua bán động cơ, hệ thống điều khiển chuyến bay… cho phía Trung Quốc có vô tình nuôi dưỡng đối thủ cạnh tranh với Boeing hay liệu có giúp tăng cường khả năng quân sự của Trung Quốc hay không.

Các cuộc họp của chính quyền Tổng thống Donald Trump về công nghệ cũng bàn về việc có nên thắt chặt hơn đối với các nhà cung cấp cho Huawei Technologies hay không.
langtubachkhoa
Tin nóng:
Chiến sự Syria: Thành phố Aleppo lớn thứ 2 Syria chính thức được giải phóng khỏi phiến quân thân Thổ. Hiện dân số đang đổ ra đừong ăn mừng.
Quân đội Thổ cũng đang ở thế bất lợi trên chiến trừong tỉnh IdLib, địa bàn ngày càng bị thu hẹp. Quân chính phủ thực hiện đánh cắt đừong tiếp tế từ THổ sang. Trừ khi có gì đột phá, kiểu Nga thay đổi thái độ, etc. nếu không thì Idlib cũng sẽ đựoc giải phóng vài ngày tới.
Tổng thống Trump sau khi bàn bạc tổng thống Erdogan kêu gọi Nga không nên giúp chính phủ Syria nữa

Mỹ và Taliban đã chinh thức ngồi bàn đàm phán.


Mục tiêu sẽ là:
- Taliban sẽ không nuôi dưỡng khủng bố IS, giảm bạo lực, đàm phán với chính phủ, và sẽ ký ngừng bắn vĩnh viễn.
- Mỹ và NATO rút quân khỏi Afghanítan.

Theo một quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ thì vấn đề bạo lực đã cản trở việc ký kết thỏa thuận giữa Mỹ và Taliban hồi tháng 9/2019.

Trước đó, ngày 13/2, cả Tổng thống Trump lẫn Ngoại trưởng Pompeo đều khẳng định rằng, Mỹ và Taliban đã đạt được sự “đột phá” trong một số vấn đề gai góc, và hai bên đang ở rất gần với một Thỏa thuận hòa bình cho Afghanistan.

Tổng thống Trump cho biết, mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng trong 2 tuần nữa - điều này được xem là lời xác nhận cho một số nguồn tin không chính thức từng tiết lộ rằng Thỏa thuận hòa bình Mỹ-Taliban có thể sẽ được ký kết vào cuối tháng 2 này.

Thỏa thuận hòa bình Mỹ-Taliban được biết bao gồm 4 vấn đề chính là: (1)Taliban có trách nhiệm đảm bảo sẽ không để cho các nhóm khủng bố IS và Al Qadae sử dụng Afghanistan làm nơi ẩn náu để tiến hành các vụ tấn công khủng bố;

(2) Các lực lượng Mỹ và NATO sẽ rút khỏi Afghanistan; (3)Các bên tại Afghanistan phải đối thoại hoà bình trực tiếp với nhau, và (4) một thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn phải đạt được giữa các bên.

Tuy nhiên, niện có nhiều ý kiến trái chiều về thỏa thuận này. Luồng dư luận thứ nhất thì tin rằng thỏa thuận sẽ là sự khởi đầu cho việc chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến tại Afghanistan, giúp Mỹ và đồng minh rút chân khỏi vũng lầy chiến tranh.

Luồng dư luận thứ hai thì tỏ ra hoài nghi, không tin tưởng vào những gì Taliban đã cam kết, lo sợ tàn quân Taliban vào mùa xuân tới lại tiếp tục các cuộc tấn công nhằm lật đổ chính phủ Afghanistan, thay vì cam kết đối thoại.


Như vậy, k cần biết kết quả sau 2 tuần nữa thế nào, việc Mỹ chấp nhận phải ngồi bàn đàm phán với Taliban sau 18 năm chiến đấu, dù lực lượng này k hề có vũ khí phòng không, đã cho thấy, sức mạnh quân sự áp đảo có thể giải quyết vấn đề tác chiến quy ước, nhưng để thắng trong 1 cuôc chiến tranh là không đủ, và Mỹ dù có mạnh đến đâu cũng k thể cứ tiến hành chiến tranh mãi được

Thong tin do cac ban dua len Facebook


Hiện giữa Nga và Belarus đang bất đồng về giá bán gas.
Nga đang bán gas cho châu Âu với giá loanh quanh 170 - 200$/ 1.000 mét khối; giá bán cho Belarus hiện tại là 127$/ 1.000 mét khối. Tổng thống Lukashenko chưa hài lòng và muốn Nga phải bán gas với giá bán tương đương trong tỉnh Smolensk của Nga giáp biên Belarus (72 - 93$/1.000 mét khối tùy mục đích sử dụng). Tuy nhiên Tổng thống Putin không đồng ý với điểm này vì việc xây dựng nhà nước liên minh chưa hoàn tất. Bước tiếp theo là cùng sử dụng đồng tiền chung chưa được thực hiện.

Mô hình nhà nước liên minh giữa Nga và Belarus từ trang web Bộ Ngoại giao Belarus như sau:

Thỏa thuận nhà nước Liên minh giữa Belarus và Nga được ký năm 1999 giữa người đứng đầu 2 nhà nước. Mục tiêu của nhà nước Liên minh được đề ra ban đầu là: Xây dựng một không gian kinh tế và thuế quan thống nhất với 1 hệ thống pháp lý chung, đảm bảo phát triển kinh tế, theo đuổi sự đồng thuận về chính sách đối ngoại, quốc phòng, an sinh xã hội, đảm bảo an ninh và chống tội phạm.
Cả hai nước đều sẽ đảm bảo dần hướng tới mục tiêu chung như trên, trong đó ưu tiên trước hết là các vấn đề kinh tế và xã hội. Sự hợp tác giữa hai nước được đặt trong các nguyên tắc bất di bất dịch về toàn vẹn lãnh thổ của cả 2 nước cũng như các hiệp ước quốc tế khác.

Về hợp tác kinh tế thương mại:
Nga vừa là đối tác thương mại chủ chốt, vừa là thị trường xuất khẩu chính của Belarus. Trong năm 2006, kim ngạch thuwong mại 2 phía đặt 26,1 tỷ USD, trong đó hàng xuất sang Nga đạt 10,8 tỷ USD và nhập từ Nga là 15,3 tỷ USD. Giao thương với Nga chiếm 51,2% kim ngạch ngoại thương của Belarus.

Về EEU - Liên minh kinh tế Á Âu
Belarus và Nga đều coi EEU là một cộng đồng gắn kết chặt chẽ thời kỳ hậu Xô Viết, có tác dụng tạo điều kiện cần thiết để lưu thông hàng hóa, dịch vụ và dòng vốn cũng như lực lượng lao động tự do giữa cá nước với các điều kiện công bằng và đảm bảo phát triển.

Về ngoại giao:
Belarus và Nga đều phối hợp chặt chẽ, hiệu quả các chính sách ngoại giao theo chương trình 2 nước đã thỏa thuận trước. Chương trình này được soạn lại sau mỗi 2 năm.

Về an ninh, quốc phòng:
Belarus và Nga đã thiết lập một lực lượng quân sự phối hợp hoạt động hiệu quả. Cả 2 nước đã sử dụng 1 mạng lưới phòng không kết hợp, tiến hành nhiều cuộc tập trận chung và đã cùng giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động quanna sự và huấn luyện.

Về thực thi pháp luật.
Các hoạt động thực thi pháp luật giữa hai nước đang liên tục được cải thiện. Cả hai nước đã xây dựng cơ sở dữ liệu tội phạm chung nhằm mục đích phòng chống tội phạm. Các biện pháp ngăn cản, điều tra và áp chế tội phạm, các hoạt động khủng bố, buôn người đều được thực hiện đồng nhất, trong đó có nhiều hoạt động diễn ra tại biên giới phía Tây Belarus (với châu Âu)

Về chính sách xã hội:
Đảm bảo công dân Nga và Belarus có quyền bình đẳng ở 2 nước. Cả 2 nước đã xây dựng một hệ thống an sinh xã hội thống nhất và đang dần sáp nhập hệ thống tư pháp quốc gia về vấn đề lao động. Trên lãnh thổ 2 nước, người Nga và Belarus có quyền bình đẳng nhau về việc tìm kiếm việc làm, lựa chọn nơi sinh sống, giáo dục, chăm sóc y tế và các vấn đề an sinh xã hội khác.

Đường biên giới giữa 2 nước dành cho việc qua lại công dân bị xóa bỏ. Người Nga và Belarus có thể qua lại tự do biên giới giữa 2 nước, không cần thiết phải trình báo bất kỳ giấy tờ hay qua bất kỳ chốt kiểm tra nào.

Về văn hóa:
Hai nước tăng cường các hoạt động hợp tác văn hóa, tổ chức nhiều dự án văn hóa chung, ví dụ như sự kiện Slaviansky Bazar được tổ chức hàng năm tại Vitebsk. Rất nhiều festival tổ chức chung khác cũng được thực hiện.

Về giáo dục:
Phối hợp nhiều chương trình nghiên cứu, khoa học, công nghiệp, xây dựng, công nghệ cao và IT.
Phó Thường Nhân
Quân đội Thổ đóng quân ở trong lãnh thổ Syria đã ở trong tình trạng gần bị bao vây, tất nhiên Thổ vẫn có lợi thế là có thể sử dụng lãnh thổ của mình làm căn cứ để chi viện hoả lực, đặc biệt hoả lực mặt đất kiểu trọng pháo. Ngược lại do bầu trời bị Nga hoàn toàn khống chế, khiến lực lượng mặt đất của Thổ nằm trong thế bất lợi.
Bài học này của Thổ là một điều rất đáng để ý. Bởi vì quân đội Thổ, nếu đánh giá kiểu « đếm cua trong lỗ » như trong các tạp chí quân sự hiện này đánh giá, thì là một trong những quân đội có lực lượng lục quân hùng hậu nhất NATO, nhưng có thể không thắng được quân đội Syria có chi viện hoả lực đường không của Nga. Ngược lại quân đội I ran, hay quân đội Bắc Triều Tiên, tính kiểu « đếm cua trong lỗ » này thì thua kém xa Thổ, nhưng khả năng tác chiến thật sự lớn hơn nhiều. Sự khác biệt này có được là do quân đội có những cấu thành khác, như tên lửa và phòng không mà quân đội Thổ không có. Cũng như chiến thuật chiến lược phù hợp và yếu tố tinh thần tổ chức.
Quân đội VN muốn chiến thắng, đặc biệt luôn phải tác chiến trong điều kiện chiến tranh không đối xứng thì nên ngắm Triều tiên, I ran làm hình mẫu, còn trường hợp Thổ là « ví dụ ngược » không nên theo. Trường hợp của Thổ cũng là điển hình của một liên minh quân sự « hại mình lợi người », mà các đồng chí lề trái ở VN, cũng như một phần dư luận xã hội rất muốn.
Một điều đặc biệt nữa nên để ý, là tại sao vũ khí Thổ mang ra tác chiến chỉ là vũ khí Đức (Tăng, Pháo). Còn một đống vũ khí Mỹ trang bị, bao gồm cả không quân, sao không được mang ra. Lý do bởi vì Nga đã « treo mõm », hay còn lý do nữa là Thổ nếu muốn sử dựng phải hỏi Mỹ, Mỹ mở khoá mới dùng được, do phụ thuộc vào hậu cần kỹ thuật của nước này ?? Tại sao lúc đảo chính quân sự, thì không quân Thổ tham gia, còn lúc chiến đấu thật sự thì « treo mõm » ??
langtubachkhoa
Tinh thần, ý thức của dân Ukraine bây giờ tệ hại đến thế, từ trí thức đến dân thừong, thua cả Việt Nam. Bạn LTK dịch tin từ báo Ukraine

Tại Kiev người ta đề xuất bán đất cho Mỹ để bảo vệ Ukraina khỏi Nga.
(Tin này các báo Ukraina và các báo nước ngoài đã đăng từ tuần trước. Tuy vậy có một số người ở Ukraina không chịu tin và cho đây là tin giả. Vì vậy tôi đăng lại có cả nguồn từ báo chính thống Ukraina, trong đó có cả video cuộc phỏng vấn).
Ukraina cần phải bán đất dọc biên giới với Nga cho các công ty Mỹ để bảo vệ lãnh thổ đất nước khỏi sự xâm lấn của Kremlin.
Nhà kinh tế học, tiến sỹ kinh tế xã hội tại Kiev Zinovy Svereda, Chủ tịch Liên minh hợp tác toàn Ukraina đã phát biểu như vậy trên kênh truyền hình OBOZ TV khi nói về dự luật mở cửa thị trường đất ở Ukraina.
Nguyên văn '' Chúng ta hãy bán tối đa các vùng lãnh thổ biên giới ở các tỉnh Sumy và Kharkov cho các công ty Mỹ, bởi vì quân đội Mỹ sẽ đến nơi có tài sản tư nhân của Mỹ, nơi có lợi ích của họ''.
"Ở đâu có chiến tranh, thường có mong muốn đầu tư mua đất, vì khi đó đất rẻ hơn''.
Theo ông, việc bán đất cho người Mỹ cũng sẽ cho phép giải quyết vấn đề dầu khí đá phiến ở miền đông Ukraina


(@click here)

Video
https://player.obozrevatel.com/video/files/...19/232/480p.mp4


Ukraina đón người sơ tán từ Vũ Hán

Ukraina: dân chúng các tỉnh Ternopol, Lvov và ngoại ô Kiev biểu tình chống lại việc bố trí những người sơ tán từ Vũ Hán về địa phương của họ.
Tuy chính quyền hiện giữ bí mật về nơi cách ly gần 100 người sơ tán từ Vũ Hán, dân chúng các nơi theo các thông tin khác nhau về các cơ sở điều dưỡng tại địa phương sẽ sử dụng để cách ly và đã biểu tình kịch liệt phản đối.
Ví dụ ở tỉnh Ternopol sau khi có thông tin rằng những người sơ tán sẽ được đưa vào nhà nhỉ dưỡng ''Medobory ở Konopkovka'' thì đông đảo người dân đã kéo đến Hội đồng chính quyền để biểu tình.
Dưới sức ép của dân chúng Ban lãnh đạo nhà nhỉ đã viết đơn từ chối nhận người sơ tán.
Chưa hết, trên đường quốc lộ vào Ternopil cư dân địa phương đã chặn đường và lập một trạm kiểm soát để chặn không cho người sơ tán từ Trung Quốc vào địa phương.
Tương tự các cuộc biểu tỉnh cũng xảy ra tại tỉnh Lvov và ngoại ô Kiev.
*Tại một diễn biến khác, Mỹ ngày 17/2 cho máy bay sơ tán hơn 300 công dân và thành viên gia đình từ du thuyền Diamond Princess. Trong số này, có 14 người xét nghiệm dương tính với chủng virus corona mới. Mỹ quyết định vẫn cho 14 du khách này lên máy bay và bố trí họ ngồi tại khu vực cách ly đặc biệt với những hành khách còn lại.

Ngắn gọn thông tin về chuyến bay sơ tán công dân Ukraina từ Vũ Hán:
*Chuyến bay đặc biệt đã rời Vũ Hán, chở 48 công dân Ukraine và 29 người nước ngoài (2 người Kazakhstan, 8 - Argentina, 5 - Cộng hòa Dominican, 1 - Israel, 1 - Montenegro và 1 - Panama)
*Qua kiểm tra của các bác sĩ Trung Quốc, 4 người không được phép lên máy bay: ba người Ukraine và một nước ngoài.
*Một cô gái Ukraina làm từ chối di tản vì người ta không cho con chó nhỏ của cô lên máy bay. Cô gái nói đã mất nhiều công thu thập đầy đủ giấy tờ cho con chó nhỏ. Phía Ukraina đổ cho phía TQ, tuy vậy cô gái nói rằng ĐSQ Ukraina không chuyển các giấy tờ đó. Cuối cùng cô gái đã ở lại Vũ Hán vì không thể để lại người bạn nhỏ của mình. Cô này đến làm người mẫu và đã hết hạn visa.
*Bay về đâu: Từ đầu định bay tới Lvov, tuy vậy dân chúng tỉnh này biểu tình và chính quyền cũng nói ''không có kế hoạch tiếp nhận''. Sau đó Cơ quan hàng không quốc gia đề nghị bay tới Ternopol, song sân bay Ternopol cũng từ chối. Sau đó người ta đã giữ bí mật cả nơi hạ cánh. Tuy vật theo dữ liệu từ radarbox24 thì máy bay sẽ tới Boryspol ( Kiev0 vào khoảng 8:20 sáng ngày 20/02 (giờ Ukraina).
*Nơi sơ tán: Sau khi dân chúng nhiều nơi biểu tình, cả chính quyền một số địa phương cũng phản đối thì người ta giữ bí mật nơi sơ tán. Bộ Y tế chỉ nói có 4 nơi đã sẵn sàng tiếp nhận.
*Tất cả những người trên máy bay sẽ phải cách ly 14 ngày. Máy bay và hệ thống thông gió sẽ được khử trùng và kiểm tra.
*Các nơi cách ly sẽ được bảo vệ 2 vòng và canh gác suốt ngày đêm bởi 47 nhân viên - 30 cảnh sát và 17 binh sĩ Lực lượng Vệ binh Quốc gia.
*Có thông tin nói rằng máy bay sẽ về Kharcov và nơi sơ tán là trại nghỉ dưỡng mang tên Soich ở ngoại ô Kharcoc. Nếu đúng vậy thì hoan hô chính quyền TP Kharcov đã không bỏ rơi đồng bào mình trong hoạn nạn.

Ukraina đón người sơ tán từ Vũ Hán: biểu tình, chặn đường quốc lộ, đụng độ giữa dân chúng với cảnh sát và Vệ Binh quốc gia, xe bọc thép quân đội được huy động.
*Sáng nay Ukraina đón chuyến máy bay đặc biệt sơ tán người Ukraina từ Vũ Hán.
*Sau khi các nơi Lvov, Ternopol biểu tình, từ chối tiếp nhận thì máy bay hướng về Kharcov.
*Có thông tin rằng họ sẽ được cách ly tại tỉnh Poltava tới khu điều dưỡng của Bộ Nội vụ ở Novy Sanzhary.
*Dân chúng ở Novy Sanzhary lập tức huy động ra chặn đường quốc lộ phản đối. Họ tập trung từ đêm qua và càng ngày càng đông. Họ chặn đường, mang lốp xe ra đốt.
*Chính quyền huy động cảnh sát, đội Vệ binh quốc gia cùng xe bọc thép đến Novy Sanzhary/
*Xảy ra các vụ xô xát giữa dân chúng và cảnh sát và Vệ Binh quốc gia.
*Máy bay đến Kharcov thì bay 35 vòng không hạ cánh được vì sương mù.
*Sau đó bay về Borispol, Kiev để nạp nhiên liệu.
*Hiện nay máy bay đã cất cánh về Kharcov.
*Cảnh sát kêu gọi dân Novy Sanzhary ngừng biểu tình

Ukraina đón người sơ tán từ Vũ Hán- diễn biến tiếp:
Những người sơ tán cùng phi hành đoàn cuối cùng đã chọc thủng vòng vây, vượt qua khói lửa, gạch đá và vào được nơi sơ tán.
Ngày hôm nay 20/02 có thể nói là đã đi vào lịch sử như là một trong những ngày nhục nhã nhất của đất nước Ukraina, khi mà 48 công dân Ukraina hoàn toàn khỏe mạnh trở về từ Vũ Hán.
Nhiều người nghĩ rằng sẽ nhận được ít nhất sự che chở, đùm bọc, cảm thông, giúp đỡ từ những người đồng bào của mình.
Đó là về tình. Về lý bất cứ công dân nào đều có quyền trở về đất nước mình, không kể đến tình trạng sức khỏe.
Nhưng đã mấy ngày nay ở nhiều địa phương cả dân chúng và chính quyền đều phản đối, không tiếp nhận. Họ tổ chức biểu tình, chặn đường, phong tỏa các nơi nghỉ dưỡng mà có thông tin là nơi cách ly, sân bay từ chối tiếp nhận máy bay.
Diễn biến lúc sáng nay tôi đã viết ở bài trước. Sau đây là các diễn biến chiều và tối nay:
*Sau hai ngày đêm bay từ TQ những người sơ tán phải mất thêm 1 ngày để đến nơi sơ tán vì đường giao thông bị phong tỏa.
*Dân chúng tiếp tục biểu tình, phong tỏa đường vào khu sơ tán. Họ đốt một đống lửa to giữa đường (Video 1).
*Đội vệ binh quốc gia buộc phải dùng vũ lực, giải tán và dọn đường cho đoàn xe (Video 2)
*Những người biểu tình đứng 2 bên đường la hét, ném đá vào đoàn xe. Một số kính xe bị vỡ. ( Kèm theo ảnh) . Những người trong xe rất hoảng sợ. Nên nhớ trong số đó có cả trẻ em và phụ nữ.
*Người ta phải trang bị cho những người sơ tán tấm chắn bảo vệ và mũ bảo hộ để ''vượt vòng vây''. Một số người không có buộc phải dùng thân mình che chở trẻ em khỏi làn gạch đá đang ném vào xe (Video bên dưới bình luận)
Cuối cùng thì tới gần 20h tối đoàn xe cũng vào được bên trong khu sơ tán (Video 3).
*Có thể hình dung được tâm trạng của những người trở về quê hương trước sự đón tiếp ''nồng nhiệt'' như vậy của đồng bào.
*Nên nhớ trong đoàn có hơn 27 người nước ngoài và họ sẽ kể về hình ảnh của Ukraina trước thế giới.
*Các nhân viên bệnh viện Vinniki tỉnh Lviv, nơi dự định sơ tán trước đó, sau khi biết tin họ không phải tiếp nhận người sơ tán , đã bày tỏ sự vui sướng và đồng thanh hát Quốc ca Ukraina ( Video 4)
*Sự việc nhiều khả năng chưa kết thúc tại đây. Phía trước là 14 ngày cách ly và có thể còn nhiều diễn biến.
(Tất cả các tư liệu, hình ảnh và video đều được lấy từ báo chính thống Ukraina)


(@click here)

(@click here)

(@click here)

(@click here)

Phó Thường Nhân
Tổng thống Mỹ vừa có một cuộc viếng thăm hoành tráng ở Ấn độ. Nếu Ấn độ tổ chức đón tiếp cực kỳ trọng thể, thì nó không có tác động lớn tới quan hệ hai nước. Cuộc viếng thăm này của tổng thống Mỹ, rõ ràng không phải có ý nghĩa như cuộc viếng thăm âm thầm của Nixon tới TQ gặp Mao trạch Đông năm 1972. Bởi vì Ấn độ không phải là đối thủ mà Mỹ đối đầu bây giờ « mở cửa » mà là một bạn hàng lâu đời, quan hệ Ấn-Mỹ không phải đợi tới cuộc viếng thăm này để « đạt tới tầm cao mới », như câu nói cửa miệng của ngoại giao Vn hay dùng.
Cuộc viếng thăm này làm tôi nhớ tới một mẩu chuyện của nhà văn miền Nam di tản, Nguyễn Ngọc Ngạn, người một thời đã dẫn chương trình Paris by night của bà Thuý Nga. Câu chuyện này hình như tôi cũng kể rồi. Đó là chuyện một ông công nhân người Việt mời chủ công ty mình làm tới ăn cơm, để trổ tài làm nem, món ăn VN vốn khoái khẩu với người phương Tây. Trong câu chuyện bên bàn ăn, để chứng tỏ học thức trình độ của mình, ông công nhân VN kia khoe mình hồi chưa di tản sang Mỹ là Luật sư, sang Mỹ do hoàn cảnh phải làm thợ. Với văn hoá Mỹ, luật sư là một trong những ngành nghề cùng với bác sĩ là điều mơ ước của xã hội, giống như ở Vn hiện tại mê đại gia. Nhưng tưởng khoe thế, thì sẽ được chủ kính trọng. Không ngờ lúc tan tiệc, về đến nhà, chủ Mỹ kia mới bảo bà vợ (bà này cũng được mời) là ngay mai vào công ty sẽ làm giấy đuổi việc ông Vn kia, vì hãng cũng đang có khó khăn. Bà vợ ngạc nhiên quá mới hỏi tại sao. Thì được nghe câu trả lời là. Ông kia vốn là luật sư, như vậy nó có làm ở đây cũng là tạm thời thôi, không thể gắn bó với công ty. Đuổi luôn cho nó tiện.
Tất nhiên câu chuyện này có thật không thì không rõ, dù sau nó cũng chỉ ra « lô gíc Mỹ ». Câu chuyện viếng thăm của Trump tới Ấn cũng có lẽ theo cái lô gíc này.
Cũng theo cái lô gíc ấy, ta có thể thấy quan hệ Mỹ -VN. Vào thời buổi Mỹ còn cấm vận vũ khí, và embago với VN, có rất nhiều hi vọng vào việc đạt được quan hệ bình thường với Mỹ. Điều này không phải là sai, vì nếu quan hệ không bình thường, thì Mỹ « kỳ đà cản mũi » cũng gây nhiều khó khăn. Nhưng khi quan hệ bình thường rồi, thì nó cũng không hẳn là thuận lợi. Ví dụ, việc Mỹ bỏ embago vũ khí với VN, chưa thấy có tác dụng gì khủng khiếp, thì VN đã vướng vào luật khác của Mỹ (CAATSA hay gì đó) khiến mua đồ của bạn hàng truyền thống Nga khó khăn hơn. VN tưởng có thể tận dụng quan hệ bình thường với Mỹ để hưởng quy chế tối huệ quốc trong thương mại, thì giờ Mỹ đã gạt VN ra, không coi là một nước đang phát triển, trong khi VN có gì là giầu có. Mỹ cho VN được con tầu cũ để cảnh sát biển dùng, thì ngay sau đó đã ép VN hạ giá thuế nông sản vào thịt gà, rau, sản phẩm nông nghiệp.. coi như mua tầu bằng thịt gà còn gì.
Chẳng trách phương Tây khi đón nhau thì rất đạm bạc, vừa có tiếng là không tiêu phí tiền thuế của dân, và chủ yếu cũng vì nó thực ra không có tác dụng gì.
langtubachkhoa
Thêm tin tức Ukraine do bạn LTK dịch từ báo Ukraine

Tại Văn phòng Tổng thống đã diễn ra cuộc họp thảo luận về số phận của Thủ tướng Goncharuk.
Nguồn tin này cho biết họ đã quyết định hoãn vấn đề sa thải Goncharuk.
TT Zelensky sau đó đã đi gặp và nói chuyện với tỷ phú Kolomoisky.

Trong cuộc họp ở Văn phòng Tổng thống có Chủ tịch Quốc Hội, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ và các lãnh đaoh của VP Tổng thống.
Người ta quyết định tạm thời chưa động đến Goncharuk.
Sau đó TT TT Zelensky đã đến Nhà Chính phủ để gặp Thủ tướng Goncharuk và tỷ phú Kolomoisky.
Tại đây họ đã nói chuyện về các mâu thuẫn gần đây xung quanh tập đoàn điện lực quốc gia. Họ cũng lại quyết định ''hòa giải''.

(@click here)


Quốc gia trên bờ vực vỡ nợ, giá dịch vụ tiện ích và nợ công tăng chóng mặt: các ''thành tích'' của Goncharuk trong nửa năm - Báo Ukraina
Việc trả tiền lương và lương hưu cho người dân Ukraina đang bị đe dọa, người dân nhận được các hóa đơn dịch vụ tiện ích cao ngất ngưởng, các cuộc cải cách chỉ bằng lời nói - đây là kết quả công việc của Hội đồng Bộ trưởng Goncharuk trong 6 tháng đầu.
Việc thực hiện Ngân sách quốc gia đã bị phá vỡ hoàn toàn, và cả năm 2020 tới cũng vậy. Thâm hụt ngân sách hiện nay là 20 tỷ UAH.
Tờ báo OBOZREVATEL đã liệt kê top 5 ''thành tích đáng kể'' của chính phủ Goncharuk:
1- Nợ quốc gia tăng nhanh như bánh pha bột nở: trong thời Chính phủ mới, số nợ quốc gia đã đạt mức cao kỷ lục. Vào năm 2020, đây là 2 nghìn tỷ 364 tỷ UAH (tương đương 96,4 tỷ USD). tăng 14,2%
2-Chính phủ hứa giảm giá dịch vụ tiện ích,(thậm chí còn nói là ''đã giảm). Trên thực tế người dân nhận được các hóa đơn cao ngất ngưởng. Ở Kiev có trường hợp 1 căn hộ 1 tháng phải trả 53 ngàn UAH (2200$).
3- Ngân sách bị phá vỡ. Thất thu tới 105 tỷ UAH! Thực chất đây là phá sản trong nước. Các tỉnh bị cắt tiền từ ngân sách.
4- Sau 6 tháng mới bắt đầu tuyên bố ''đấu tranh với các mô hình gian lận''. Tức là trước đó các mô hình này ung dung tồn tại. Ngoài ra các tuyên bố về các ''cải cách'' này được đưa sa 1 ngày sau khi trên báo chí rò rỉ thông tin về việc Goncharuk sẽ bị cách chức.
5- Chính phủ đã soạn thảo Ngân sách quốc gia của một con nợ, cắt giảm các chương trình xã hội, bỏ qua các cải cách.
Người ta tính toán rằng vào năm 2020 mỗi người dân Ukraina, kể cả người già và trẻ sơ sinh, phải gánh chịu một khoản nợ công là 10 ngàn UAH.

(@click here)


Boeing buying Russian components for Starliner
Boeing sẽ mua của Nga bộ chuyển đổi năng lượng cho tàu vũ trụ có người lái Starliner, bộ phận không gian của công ty cho biết.


https://www.spacedaily.com/reports/Boeing_b...rliner_999.html


Hôm thứ Sáu, Giám đốc điều hành Roskosmos Dmitry Rogozin cho biết ông rất ngạc nhiên khi biết về tổ hợp máy cho hệ thống hạ cánh tàu Starliner, được sản xuất bởi một công ty tư nhân Nga ở Voronezh theo đơn đặt hàng của Boeing.

Starliner sử dụng bộ chuyển đổi năng lượng được cung cấp bởi công ty Orbita ở Voronezh... Nó cho phép Starliner nhận được năng lượng từ ISS sau khi liên kết với trạm", bộ phận không gian của Boeing cho biết trên Twitter.
Công ty lưu ý rằng bộ chuyển đổi này đã được sử dụng trên ISS trong 20 năm. Để sử dụng trong Starliner, khối lượng của nó đã được giảm bớt và họ chọn nó vì độ tin cậy cao.

Trước đó, vệ tinh CH6/9 hay robot thăm dò mặt trăng gần đây nhất của TQ, chương trình Internal của Châu Âu,Sinsat ...đều dùng pin hạt nhân do hãng Saturn của Nga chế tạo.
Phó Thường Nhân
VN sau hơn 20 ngày không có người nhiễm bệnh, đã tưởng có thể tuyên bố « hết dịch bệnh », nhưng không thể làm được, bởi trong một thế giới toàn cầu hoá, thì bệnh dịch chỉ có thể coi là hết trên phạm vi toàn cầu, ngoại trừ trường hợp có thể bế quan toả cảng hoàn toàn đất nước, điều mà không một nước nào trên thế giới làm được ngay với những nước có diện tích đất đai lớn hơn, và kinh tế khép kín hơn VN.
Với quan sát từ bên ngoài, thì có thể thấy chính phủ VN làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh này, và đây có lẽ là lần thử sức lớn nhất của toàn bộ hệ thống chính trị tính từ năm 1991, tức là khi chiến tranh kết thúc.
Từ năm 1991 đến nay, vật đổi sao dời, các cải cách kinh tế, việc tự do hoá xã hội, do nhu cầu của kinh tế thị trường, cá thể, tư nhân, khiến cho khả năng tác động của chính phủ và nhà nước khó khăn hơn trong việc kiểm soát quản lý xã hội. Điều đáng mừng là hoá ra sức mạnh nhà nước không quá tan rã , như tình trạng thường thấy ở các nước thế giới thứ 3 trong một nền kinh tế thị trường cá thể, khi mà nhà nước bị các đảng phái lũng đoạn « đa nguyên đa đảng » , chỉ lo được lợi ích nhóm, mà không thể lo tới lợi ích chung của toàn xã hội.
Điều đáng chú ý là trong công tác truy tìm các bệnh nhân tiềm năng, để giúp họ cách ly, các cơ sở hành chính nhà nước cấp dưới như phường, tổ .. lại rất có tác dụng. Đây có lẽ là lợi thế mà nhiều nước khác trên thế giới không có, khiến cho họ (ví dụ các nước ở Tây Âu) dù có trang bị kỹ thuật lớn hơn, cũng đối phó rất vất vả, và hiệu quả không cao.
Điều đáng ngạc nhiên là VN hiện tại lại muốn bỏ cơ chế này (theo như thống báo sẽ được thực hiện ở thủ đô) chạy theo một thứ « chính quyền đô thị » nào đó, như thành phố HCM đã từng làm rùm beng, trong khi hiệu quả của kiểu chính quyền này không thể bằng cơ chế hiện có. Đây là điều nên xem xét lại.
Không chỉ trong việc phòng chống dịch bệnh, mà ngay cả về an ninh, cơ chế công an phường xóm cũng rất tốt. Hiện nay ngay ở Pháp, do thiếu hệ thống công an cơ sở này, mà ở nhiều vùng ngoại ô Paris, không thể triệt hạ được các đường dây buôn lậu ma tuý, gây rối loạn trật tự trị an, bởi không có chân rết an ninh cơ sở.
Hiện nay dịch bệnh « cô Vy » không có (hoặc chưa có) bằng chứng là một dạng thuyết âm mưu. Nhưng khả năng một dạng thuyết âm mưu sử dụng dịch bệnh (huặc các hoạt động tương tự gây rối loạn)hoàn toàn có thể tồn tại trong tương lai, vì thế phòng chống dịch bệnh lần này cũng là một lần luyện tập, huấn luyện cho những khả năng như thế có thể xẩy ra trong tương lai, trong đó vấn đề phong toả, chống tin đồn nhảm, điều động nguồn lực, chống nổi loạn .. rất quan trọng.
Phó Thường Nhân
Ngày thứ hai hôm qua là ngày thứ hai đen (Black Monday) của thị trường chứng khoán toàn thế giới, khiến người ta liên tưởng tới những ngày như thế này trong lịch sử, thường là báo hiệu khủng hoảng kinh tế toàn cầu, như vào năm 2008 (khi bong bóng địa ốc sụp đổ ở Mỹ), hay xa hơn nữa và nổi tiếng hơn là ngày thứ 6 đen năm 1929, dẫn tới khủng hoảng kinh tế và đại chiến thế giới hai.
Trên tờ báo nhân dân hôm nay, phần nói về thị trường chứng khoán có bài phỏng vấn, nói tới sự sụt giảm của thị trường chứng khoán thế giới này, và nói là nó liên quan tới giá dầu mỏ đi xuống, cũng như sự tê liệt về trao đổi hàng hoá do « cô Vy », nhưng không chỉ ra được cơ chế của nó, vì bình thường nếu giá dầu giảm, thì có nghĩa là giá năng lượng giảm, và có tác động kích thích kinh tế, vậy tại sao lần này giá dầu giảm lại khiến thị trường chứng khoán sụp đổ gây nguy cơ khủng hoảng.
Nguyên nhân của nó là giá dầu giảm (dưới 50 $) đã khiến công nghiệp dầu mỏ ở Mỹ không còn lãi, vì giá bán của nó phải trên giá này mới khả thi. Công nghiệp dầu mỏ của Mỹ tất nhiên phải vay tiền hệ thống tài chính, để hệ thống này in tiền ra cho vay. Như vậy khi sản xuất không có lãi (do giá dầu xuống) sẽ kéo theo sự sụp đổ của các món vay này, biến nó thành nợ xấu. Chính vì vậy mà thị trường chứng khoán sụp đổ. Dịch « cô Vy » lại làm trầm trọng thêm điều này bởi vì nó làm giảm sản xuất trên thế giới, dẫn tới nhu cầu dầu thấp hơn, điều này càng khiến cho khả năng giá dầu có thể tăng lại rời xa. Tất nhiên, còn có một cách khác nữa, để làm giá dầu tăng, đó là gây bất ổn định chính trị ở những nước sản xuất dầu mỏ, khiến giá dầu quay trở lại. Vấn đề là hiện tại, trong 4 nước xuất khẩu hay sản xuất dầu lớn nhất bao gồm Mỹ, Nga, Ả rập Sa u đít, I ran. Thì I ran đã bị loại khỏi vòng từ trước do embago kinh tế Mỹ. Trong ba ông còn lại thì chỉ có Ả rập Sa u đít có thể bị tác động bởi điều kiện chính trị, và tất nhiên điều này không thể xẩy ra với Mỹ và Nga (trên thế giới không có nước nào có thể đe doạ sản xuất dầu của Mỹ và Nga từ ý đồ chính trị). Quả thật, sự giảm giá dầu hiện tại là do Nga mở đầu trước. Và có thể đây là cú trả đũa cho việc Mỹ ngăn cản Nga xây dựng Nord Stream 2 sang Đức. Mỹ ngăn cản điều này, vì ngoài ý đồ chính trị, chủ yếu là muốn dành thị trường năng lượng EU cho xuất khẩu của mình. Nhưng điều này se trở nên vô ích, khi giá bán của Nga rẻ hơn giá bán mà Mỹ chịu đựng được.
root
Tình hình Covid-19 dạo này đang sốt quá các bác ơi.
Mở chủ đề mới về virus cho nó chuyên biệt.
langtubachkhoa
Uh, để chủ đề tập trung cho Ukraine.

Không hiểu sao Nga lại đầu tư cho năng lượng mặt trời, trong khi Nga lại là cường quốc về năng lượng truyền thống và hạt nhân. Hơn nữa k rõ làm điện mặt trời ở Nga có hiệu quả kinh tế k?

Cách đây 2 năm, Nga đã đưa vào hoạt động thương mại 2 nhà máy điện mặt trời lớn ở khu vực Orenburg của Nga, theo thông cáo báo chí ngày 15/11 của công ty xây lắp điện mặt trời T Plus.


Công ty sản xuất điện mặt trời Hevel xây dựng nhà máy điện mặt trời tích hợp hệ thống lưu trữ điện năng lớn nhất tại LB Nga
Giám đốc điều hành Công ty Hevel Igor Shakhrai cho biết, công ty vừa hoàn thành dự án nhà máy điện mặt trời tại khu vực Byrzianskoe, Cộng hòa Bashkorostan trong vòng 10 tháng (khởi công từ tháng 4/2019) với công suất 10 MW, tích hợp hệ thống lưu điện công nghiệp công suất 8MW/h. Nhà máy điện hoạt động tự động, độc lập và song song với mạng lưới điện địa phương.

Các thiết bị lưu trữ năng lượng Lithion cho nhà máy được cung cấp bởi công ty Liotek, công ty con của Rosnano trong khuôn khổ hợp tác giữa Hevel và Công ty Hệ thống lưu trữ điện năng (trực thuộc Quỹ cơ sở hạ tầng và giáo dục Rosnano). Công ty Hệ thống lưu trữ điện năng là đơn vị chuyên nghiên cứu các giải pháp thông minh về pin Lithion.

Nhà máy điện mặt trời được trang bị hệ thống điều khiển tự động, có chức năng phân tích các thông số đầu vào để xác định thời gian lưu trữ năng lượng và thời gian cung cấp điện năng cho mạng lưới điện địa phương.

Việc kết nối với mạng lưới điện địa phương được thực hiện bằng hệ thống truyền tải một chiều với chiều dài 100km và một trạm biến áp. Nhà máy điện hứa hẹn sẽ đảm bảo đủ nguồn điện cho hầu hết các khu vực lân cận trong trường hợp sửa chữa lưới điện và mất điện đột ngột trong vòng 6 giờ liên tục, cung cấp đủ điện cho các cơ sở bệnh viện, trường học và các cơ sở xã hội khác.

Theo ông Igor Shakhrai, đây là dự án độc đáo về sản xuất điện mặt trời kết hợp lưu trữ điện năng không chỉ ở LB Nga mà còn tại châu u.

Hevel hiện là công ty đầu tiên và duy nhất của Nga vừa sản xuất các thiết bị điện mặt trời và xây dựng các nhà máy điện mặt trời tại LB Nga.


Nga Hạ thuỷ tàu hộ tống đề án 20380 «Ретивый» dùng động cơ nội địa Koloma

Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.