Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26
langtubachkhoa
Nhận bác Phó có nhắc đến 2 dự án Bô-xít Tây Nguyên, trên báo dầu khí Việt Nam cũng vừa có bài viết sau:

Hai dự án bô-xít Tây Nguyên: Tầm nhìn về công nghiệp hóa
Tại cuộc họp tổng kết 10 năm thực hiện Quy hoạch phân vùng thăm dò khai thác chế biến, sử dụng quặng bô-xít, sự đúng đắn trong quyết định đầu tư hai dự án bô-xít Tây Nguyên đã được khẳng định. Vấn đề ở đây là nếu không có sự quyết đoán của Bộ Chính trị thì số phận hai dự án sẽ thế nào?

Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị tại Thông báo số 245 về Kết luận của Bộ Chính trị về Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bô-xít giai đoạn từ năm 2007 đến 2015, có xét đến năm 2025, hai dự án thí điểm đầu tư khai thác và chế biến quặng bô-xít thành Alumin, nguyên liệu chính để luyện nhôm, là Tân Rai ở Bảo Lộc, Lâm Đồng và Nhân Cơ ở Đắk Nông được khởi công vào năm 2008 và 2010.

Ngay những năm đầu triển khai 2 dự án này, đã có nhiều quan điểm khác nhau về khai thác và chế biến bô-xít ở Tây Nguyên, cộng thêm việc giá Alumin trên thị trường thế giới xuống thấp khiến 2 dự án đã có lúc tưởng như "chết từ trong trứng". Tất nhiên những cảnh báo có tính xây dựng về môi trường, công nghệ và xây dựng thị trường đều rất chính xác nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến cực đoan...

Tuy nhiên, Bộ Chính trị với tầm nhìn xa, và cùng với đó là sự quyết đoán từ lãnh đạo Chính phủ, nỗ lực của cán bộ công nhân viên Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (TKV) đã dần vực dậy và ổn định sản xuất hai nhà máy với những tấn quặng xuất khẩu đầu tiên vào năm 2013. Và đến năm 2017, các nhà máy Alumin đã bắt đầu có lãi, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch.

Nhờ làm chủ được công nghệ hiện đại của thế giới, nên độ tinh khiết của Alumin của 2 nhà máy đều dần đạt cao hơn thiết kế, tiêu hao năng lượng ngày càng ít hơn. Cả 2 nhà máy này đều thực hiện đúng quy định pháp luật về ngân sách, thuế và phí, đồng thời đã cơ bản trả xong vốn vay và lãi vay ngân hàng.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, cả 2 dự án thí điểm này cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện xong đề án thăm dò quặng bô-xít. Cả 2 dự án cơ bản thỏa mãn những yêu cầu về bảo vệ môi trường, trong đó hệ số an toàn hồ bùn đỏ được nâng lên gấp 3 lần, việc hoàn thổ và trồng rừng ngay sau khi khai thác được thực hiện đúng theo yêu cầu. Chủ đầu tư cũng đã xây dựng các nhà máy điện đảm bảo cung cấp điện cho 2 nhà máy. Qua 2 dự án này, lần đầu tiên Việt Nam cơ bản làm chủ công nghệ sản xuất Alumin với nguồn nhân lực trẻ, đồng thời thu hút được nhà đầu tư để bước đầu hình thành ngành công nghiệp Alumin và luyện nhôm ở Việt Nam

Một vấn đề quan trọng nữa là việc bảo tồn giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc ở Tây Nguyên và an ninh quốc gia, an toàn quốc phòng được bảo đảm. Thu nhập của người dân địa phương tăng cao, từ trung bình 17 triệu đồng/năm trước năm 2007 lên 65 triệu đồng/năm hiện nay.

Lãnh đạo Chính phủ và các Bộ, ngành đánh giá, sau 10 năm thực hiện thí điểm 2 dự án khai thác và chế biến bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ đã cho thấy đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, mang lại hiệu quả tổng thể cả về kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng, góp phần quan trọng vào việc thay đổi bộ mặt của Tây Nguyên theo nguyên tắc khai thác hiệu quả tiềm năng của Tây Nguyên để phát triển Tây Nguyên.

Qua 2 dự án thí điểm này cũng cho nhiều kinh nghiệm quý về chủ động trong truyền thông chính sách, phát huy trách nhiệm giải trình và vai trò giám sát của nhân dân. Bên cạnh đó, là bài học về đánh giá đúng dựa trên cơ sở khoa học về tiềm năng và cung cầu thị trường của một số ngành. Từ kết quả này, cần tính đến kế hoạch, cũng như huy động các nguồn lực xã hội để phát triển ngành công nghiệp Alumin và nhôm của Việt Nam có khả năng cạnh tranh.

Những ngày qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá các loại khoáng sản trên thế giới đều xuống thấp, ngay lập tức nhiều ý kiến nghi vấn về 2 dự án bô-xít lại có dịp lật trở lại. Về vấn đề này, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam khẳng định, nếu giá Alumin thế giới có xuống thấp từ 12-17% thì cả 2 dự án vẫn có hiệu quả kinh tế.

Trước giá trị thực đã được chứng minh của 2 dự án bô-xít Nhân Cơ và Tân Rai, người viết bài chợt nhớ lại câu nói nổi tiếng của ông Bùi Quang Tiến - Giám đốc Ban Quản lý Dự án (BQLDA) Nhân Cơ cách nay đúng 8 năm: “Nhiều người nói theo cảm tính, thậm chí ác cảm, nhưng… chẳng ai đến đây cả!”. Quả thực đất nước ta đang bước sang giai đoạn mới về công nghiệp hóa, làm ra sản phẩm mà thế giới cần với những nhà máy ngàn tỉ thì cần phải có sự kiên nhẫn, tin tưởng và nhất là tầm nhìn phải xa đến hàng chục năm.


https://petrotimes.vn/hai-du-an-bo-xit-tay-...hoa-570117.html
langtubachkhoa
Tại sao Mỹ lại nhất định cần là thành viên của JCPOA để gia hạn lệnh cấm vận vũ khí với Iran tại hội đồng bảo anh Liên Hop Quốc sẽ hết hạn tháng 10 tới nhỉ?

Iran khuyên Mỹ "ngừng mơ tưởng" quay lại hiệp ước hạt nhân
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã khuyên người đồng cấp Mỹ Mike Pompeo nên “ngừng mơ tưởng”, giữa các thông tin cho rằng Mỹ đang lên kế hoạch chứng minh pháp lý với Liên Hợp Quốc rằng Washington vẫn ở trong hiệp ước JCPOA.


Năm 2018, Mỹ đã đơn phương tuyên bố rút lui khỏi Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) hay còn gọi là Hiệp ước hạt nhân Iran được ký kết năm 2015, khiến các thành viên còn lại phải tìm mọi cách để cứu vãn thỏa thuận. Hôm 26/4, truyền thông Mỹ đưa tin rằng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lại đang chuẩn bị các giấy tờ pháp lý để tranh luận trước Liên Hợp Quốc rằng Mỹ vẫn là một nước ký kết trong thỏa thuận, để có thể áp đặt các lệnh trừng phạt mới lên Iran.

“Hai năm trước, Ngoại trưởng Pompeo và lãnh đạo của ông ấy đã tuyên bố ‘ngừng sự tham gia của Mỹ’ trong hiệp ước JCPOA, mơ rằng chiến dịch ‘sức ép tối đa’ của họ sẽ khiến Iran phải quỳ gối đầu hàng. Khi mà chính sách đó đã thất bại thảm hại, giờ đây ông ấy lại muốn trở thành một người tham gia hiệp ước. Hãy ngừng mơ tưởng đi: Đất nước Iran luôn luôn tự quyết định số phận của mình”, ông Zarif tuyên bố trong một dòng tweet, đi kèm là ảnh chụp những tài liệu xác nhận việc Mỹ đã rút lui khỏi thỏa thuận hạt nhân.

Bình luận của ông Zarif được đưa ra sau khi New York Times và Fox News hôm 26/4 trích lời các nguồn tin cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đang có kế hoạch tranh luận với Liên Hợp Quốc rằng Mỹ vẫn là một nước ký kết thỏa thuận hạt nhân năm 2015, trong nỗ lực gia hạn lệnh cấm vận vũ khí của Hội đồng Bảo an đối với Iran, và khôi phục các lệnh trừng phạt quốc tế chống lại nước này.

Ông Pompeo đã xác nhận với New York Times rằng, Bộ Ngoại giao Mỹ “sẵn sàng thực hiện tất cả các phương án ngoại giao nhằm đảm bảo lệnh cấm vận vũ khí vẫn được duy trì ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.


https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/iran-khuy...poa-637038.html

Hi' hi', Mỹ sợ bị TQ vượt mặt đến đít rồi

GOP SENATOR TOM COTTON SAYS CHINESE STUDENTS SHOULD BE BANNED FROM STUDYING SCIENCE AT U.S. COLLEGES

https://www.newsweek.com/gop-senator-tom-co...olleges-1500282

Nghị sĩ Mỹ muốn cấm người Trung Quốc đến nghiên cứu công nghệ cao
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton đề xuất cấm công dân Trung Quốc đến Mỹ học về công nghệ cao do lo ngại bị "ăn cắp ý tưởng".

Trả lời phỏng vấn Fox News hôm 26/4, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton, đại diện bang Arkansas, cho rằng các sinh viên Trung Quốc đến Mỹ để được hưởng nền giáo dục nước này, sau đó trở về Trung Quốc để "cạnh tranh với công việc của chúng ta", ăn cắp ý tưởng sáng tạo của Mỹ. Cotton nói vì lý do này, sinh viên Trung Quốc nên bị cấm đến Mỹ nghiên cứu khoa học tại các trường đại học và cao đẳng.

"Tôi nghĩ rằng chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng việc cấp thị thực cho công dân Trung Quốc đến nghiên cứu, đặc biệt ở cấp sau đại học, trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ tiên tiến", Cotton nói. "Nếu sinh viên Trung Quốc muốn đến đây học tập thì chỉ nên nghiên cứu Shakespeare, đại văn hào vĩ đại người Anh và Federalist Papers (tuyển tập các bài báo, tiểu luận thúc đẩy phê chuẩn và hình thành hiến pháp Mỹ), họ không cần học máy tính lượng tử và trí tuệ nhân tạo từ Mỹ", thượng nghị sĩ này nói thêm.


Tim nhân tạo này, cách đây vài năm Pháp đã chế tạo tim gọi là tim Carmat. Tim nhân tạo Carmat của Pháp ưu việt hơn các tim khác trước đó, vì nó đúng nghĩa là tim độc lập, tức là nó giúp người hoạt động và sống với nó lâu dài. Còn các tim nhân tạo trước đó chỉ là những bộ máy được ghép tạm thời trong thời gian chờ cấy ghép tim thật chủ yếu, chỉ để sống tạm chờ người cho tim.
Tuy thế, nhưng vào ngày 2/3/2014, bệnh nhân đầu tiên đã qua đời sau 75 ngày cấy ghép tim nhân tạo Carmat. Đây là bệnh nhân cho bệnh nhân nam 76 tuổi bị bệnh suy tim,

05/04/2015, bệnh nhân thứ 2 69 tuổi được cấy ghép tim, và 7 tháng sau khi qua đời, đã đi xe đạp ở ngoài phố

Năm 2016, bệnh nhân thứ 5 được ghép tim nhân tạo qua đời. Việc thử nghiệm tạm bị cấm để điều tra nguyên nhân. Phía Carmat khẳng định tử vong k phải do tim. Đến năm 2017 thì lệnh cấm được dỡ bỏ.
Năm 2018, bệnh nhân thứ 6 được ghép tim thành công, cho đến giờ chưa thấy thông báo tử vong, thì chắc vẫn còn sống
Hiện nay Carmat vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, hiện đang muốn tuyển 20 bệnh nhân để thử nghiệm.
GS Alain Carpentier của Pháp được coi là 1 trong những cha đẻ của ngành phẫu thuật van tim hiện đại

Không rõ cái tim này của bọn Nga thế nào




ĐHTH Quốc gia Matxcơva chế được van tim nhân tạo
Các chuyên gia của Khoa Hóa ĐHTH Quốc gia Matxcơva mang tên Lomonosov (MGU) phối hợp với đồng nghiệp từ Trung tâm nghiên cứu phẫu thuật tim-mạch mang tên Bakulev vừa nhận bằng phát minh cho sáng chế bộ van tim sinh học nhân tạo, trên bề mặt được phủ lớp nanodihua siêu mịn, Phòng Báo chí của ĐHTH Quốc gia Matxcơva cho biết.


Cần lưu ý rằng các bộ phận van tim sinh học nhân tạo dựa trên cơ sở màng tim bò đang được sử dụng rộng rãi trong môn phẫu thuật tim thế giới, nhưng khi sử dụng bộ phận nhân tạo này không tránh khỏi hiện tượng phát triển vôi hóa - lắng đọng muối canxi trên các mô, do đó, bộ phận nhân tạo ngoại lai như vậy có hạn chế về thời gian vận hành.

Để ngăn ngừa vôi hóa, cần có sửa đổi bổ sung cho ma trận trên bề mặt. Đã rõ phương pháp xử lý màng ngoài tim bò bằng nước bão hòa carbon dioxide, tuy nhiên, vật liệu được xử lý theo cách thức này có độ bền thấp.

Thông số độ bền và thời hạn hoạt động lâu dài
«Bây giờ đã đạt thành công kết hợp các thông số về độ bền và thời hạn vận hành dài. Các nhà khoa học Nga đã được cấp bằng phát minh cho sáng chế bộ phận sinh học nhân tạo dựa trên cơ sở màng ngoài tim bò với lớp phủ nano kim cương siêu mịn trên bề mặt», - thông báo cho biết.


Đáng chú ý là lớp màng sinh học ban đầu là thành quả công việc của các chuyên gia từ Trung tâm nghiên cứu phẫu thuật tim-mạch mang tên Bakulev, còn các chuyên gia của Khoa Hóa học ĐHTH Quốc gia Matxcơva đóng góp hoàn thiện bằng cách phủ khắp lên bề mặt mô nhân tạo này một lớp nano carbon và phân định các thông số cụ thể của vật liệu - độ dày màng, mức đồng đều của lớp phủ. Từ bột nano đen, các nhà hóa học tại ĐHTH Quốc gia Matxcơva chuẩn bị một dung dịch hỗn hợp để ngâm màng tim bò trong đó.

Nanodihua
Cấu trúc nano carbon có mạng nguyên tử giống hệt kim cương. Kích thước của các hạt nano không vượt quá vài chục nanomet.

«Nanodihua phủ trên mô sinh học tạo ra lớp màng bổ sung độ bền cho vật liệu, đồng thời vẫn duy trì được tính đàn hồi của nó, điều này rất quan trọng khi chế tạo vật liệu tương thích sinh học» - Phòng Báo chí ĐHTH Quốc gia Matxcơva dẫn lời giải thích của PGS-TS Maria Chernysheva từ Khoa Hóa.
«Cần lưu ý rằng trên bề mặt nanodihua có thể phủ thêm các chất hoạt tính sinh học như vậy sẽ cho phép cải thiện hơn nữa các đặc tính của mô sinh học», - bà Chernysheva nói thêm.
Phó Thường Nhân
@root,
Cảm ơn root, đây là cảm ơn cho sự chỉnh sửa bên chủ đề Cô Vy, nhưng chẳng nhẽ vào cảm ơn cái đi ra, nên thôi viết ở đây, nhân thể định đóng góp cho chủ đề này dưới đây.

@ltbk,
Không chỉ nhà máy nhôm, mà cả lọc dầu Dung Quất nữa. Bây giờ nhà máy lọc dầu này cũng đóng góp cho kinh tế VN và công nghiệp hoá. Không có nó thì vN không có công nghệ hoá dầu.Thời VN có dự kiến xây nhà máy Dung quất này, cũng là thời còn mạng vtvn online, trong đó có chủ đề kiểu « bạn có tới Dung quất lập nghiệp không ». Mọi người vào phản đối rầm rầm, không hi vọng là công trình này có thể sống được. Lúc đó tôi còn đi làm cho một hãng tin học, chuyên gửi người tới làm cho các công ty khác, và có tới làm prestation cho Total, là một hãng khai thác, lọc dầu, hoá dầu của Pháp. Đọc bản thông tin nội bộ của nó, dành cho nhân viên, cũng thấy nó nói tới công trình này, vì lúc đó VN muốn liên minh với Total để làm. Nhưng nó lại đòi chuyển nhà máy xuống Vũng Tầu, viện cớ làm ở Dung Quất không lãi. Còn VN vì quy hoạch tổng thể, muốn miền Trung phải « có miếng » để cân bằng phát triển kinh tế theo lãnh thổ, và còn có một ý nghĩa nhân văn nữa là đây là lời hứa với thủ tướng Phạm Văn Đồng (điều này thì tôi không rõ là đúng không).
Thế rồi với Total cũng đổ bể, và thay vào đó là một ông Hàn quốc. Cũng đổ bể nốt. Cuối cùng chỉ có cách là tự làm. Trên thế giới, trong quan hệ kinh tế, không ai người ta muốn bán cần câu cá cho mình mà chỉ muốn bán cá.

Từ khi các nước đang phát triển muốn công nghiệp hoá, thì có hai cái bẫy được bầy ra, để khiến các nước này « vĩnh viễn nằm trong vòng lệ thuộc ». Đó là bẫy nhập khẩu và bẫy tiền tệ. Cả hai cái bẫy này đều liên quan tới tài chính. Tôi sẽ điểm ở đây.

1- Bẫy nhập khẩu. Đây là cái bẫy mà các nước châu Mỹ la tinh (Brazil, Argentina) gặp phải khi công nghiệp hoá vào thập niên 60, đầu 70. Để công nghiệp hoá, họ đã dùng chính sách bảo hộ mậu dịch, để giữ thị trường trong nước cho ngành công nghiệp mới nổi, nhưng những ngành công nghiệp mới này chở thành cái bẫy nhập khẩu, do họ không thể bảo đảm được toàn bộ công nghệ kỹ thuật. Kết quả : bảo dưỡng, phụ tùng, nguyên liệu.. phải nhập khẩu bằng ngoại tệ, trong khi đồ bán ra là tiền nội địa. Do không có xuất khẩu, tiền nội địa không chuyển ra ngoại tệ được.
Do đồng tiền bị mất giá, mà lại không xuất khẩu được, (vì bảo hộ mậu dịch nằm cả hai phía các nước phương Tây và Brazil), kết quả càng sản xuất càng lỗ, càng sản xuất càng mang nợ.

2- Bẫy tiền tệ, đây là cái bẫy hiện tại trong thời đại toàn cầu hoá. Vấn đề ở đây là để xây dựng, công nghiệp hoá thì cần rất nhiều vốn, và phải vay dài hạn. Với kiểu vay dài hạn này, mà lãi xuất variable (thay đổi), thì tài chính nắm đằng chuôi, vì xác xuất để có lãi liên tục trong một thời gian dài rất khó, không kể giá cả ban ra lên xuống do ảnh hưởng khủng hoảng hay không ?

Để tránh điều này, các nước như Hàn quốc, Đài loan .. là những nước đầu tiên tìm ra được phương thức khắc chế nó. Đó là hướng kinh tế theo chiều xuất khẩu, lấy xuất khẩu nuôi nội địa. Họ làm được những điều này do có hai thuận lợi cơ bản

1- Những nước này gắn với Mỹ, và lại ở trên tuyến đầu chống CNXH. Chính vì thế mà Mỹ không ngăn cản cac chính sách công nghiệp hoá ở đây mà lại ủng hộ, bằng cách cho họ tiếp cận thị trường Mỹ để mua công nghệ, xuất khẩu.. Cũng phải nói thêm là đây là những nước nhiều nhân công, ít tài nguyên. Mỹ không làm thế thì cũng phải « bánh bao » do vấn đề chính trị.

2- Lợi dụng được cuộc kháng chiến chống Mỹ ở VN. Số tiền Mỹ chi vào cuộc chiến ở VN, đã trở thành món tiền đổ vào các nền kinh tế này. Những nước được hưởng lợi bao gồm cả Nhật, Hàn, Đài, Sing, Thái, Phi. Nếu Nhật đã là một nước công nghiệp, chiến tranh Triều Tiên, rồi chiến tranh ở VN giúp Nhật phục hồi kinh tế, thì ta thấy rõ sự khác biệt giữa Hàn quốc, Đài loan, Sing với Thái, Phi trong cách thức phát triển, nó chỉ rõ, không chỉ do Mỹ đổ tiền mà thành công. Tiền Mỹ chi cho chiến tranh VN được lại quả ở Thái, Phi qua dịch vụ gái điếm, làm băng hoại xã hội (và ngay cả ở Miền Nam ta cũng thế), ngược lại ở Sing, Hàn, Đài loan, ..do tác động của chính phủ kiến tạo, dưới ảnh hưởng văn hoá Nho giáo, do ảnh hưởng ngược của phe XHCN (điểm này rõ nhất với Hàn), tư duy công nghiệp hoá được chú trọng, kết quả họ thành những nước công nghiệp mới.

VN ta ngày nay cũng có đủ những yếu tố này. Cho nên không có lý gì mà không phát triển được.
langtubachkhoa
Tin them chut ve dau ve nang luong

Mỹ dự định đẩy Nga khỏi thị trường công nghệ hạt nhân

Bộ Năng lượng Mỹ đã có tờ trình yêu cầu chính phủ cho phép hạn chế hoặc cấm nhập khẩu uranium của Nga, đây là một phần trong chiến lược khôi phục lại vị thế dẫn đầu trên thị trường công nghệ hạt nhân hiện đang do Nga và Trung Quốc nắm giữ.

Ngoài việc cấm nhập khẩu uranium, Bộ Năng lượng Mỹ đề xuất ngăn chặn Nga và Trung Quốc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với một số quốc gia Đông Âu và châu Phi, điều này cho thấy sắp tới Mỹ có thể sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Nga, cụ thể là tập đoàn Rosatom.

Tập đoàn nhà nước Rosatom hiện kiểm soát khoảng 2/3 thị trường xây dựng nhà máy điện hạt nhân thế giới, tính đến cuối năm 2019, công ty đã có đơn đặt hàng tại nhiều quốc gia không chỉ riêng trong lĩnh vực xây dựng lò phản ứng hạt nhân (36 chiếc), mà còn các lĩnh vực công nghệ khác tổng giá trị lên tới 133-135 tỷ USD.

Chiến lược khôi phục vị thế bá chủ hạt nhân của Mỹ dự kiến thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng hạt nhân trong nước và xuất khẩu công nghệ, đồng thời tăng cường đầu tư cho công nghiệp khai thác, chế biến uranium và phát triển công nghệ mới đảm bảo an ninh quốc gia. Trong đó nêu rõ việc để các nước khác chiếm ưu thế trong lĩnh vực từ khai thác, chế biến uranium đến lắp đặt lò phản ứng hạt nhân đi kèm với thiết lập mối quan hệ chặt chẽ có thể là thách thức địa chính trị to lớn đối với Mỹ.

Nhiều khả năng Mỹ đang mở ra mặt trận mới chống lại ngành năng lượng của Nga, sau khi đã phần nào khống chế được dầu thô và khí đốt.


Giá dầu khó ở mức cao, Nga hạ thấp chuẩn "thoải mái"
Thông tấn TASS của Nga hôm 27/4 dẫn lời phát ngôn viện Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, một khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng OPEC+ được thực hiện bắt đầu từ ngày 1/5 tới, giá dầu sẽ nhích dần trở lại và có thể ở dưới ngưỡng Nga mong muốn "một chút ít và sẽ không kéo dài liên tục".

Nói trong cuộc phỏng vấn kênh Rossiya-24 TV Channel, ông Peskov cho biết, Nga thấy rằng, không có lý do nào để giá dầu quay trở lại mức cao, nhưng thỏa thuận hạn chế sản xuất dầu của OPEC + có thể khiến biến động suôn sẻ hơn.

"Không có cơ hội mong đợi sự trở lại của giá dầu ở mức rất cao. Tuy nhiên, dựa vào kết quả đồng thuận, cụ thể là thỏa thuận OPEC +, có cơ sở để hy vọng rằng khi nó sẽ có hiệu lực từ ngày 1/5, nó sẽ cho phép giảm giá dầu, nghĩa là, làm cho biến động giá dầu mượt mà hơn và tránh bất kỳ giá trị sụp đổ nào" - ông Peskov nói.

Thư ký báo chí của Tổng thống Vladimir Putin nói thêm: "Giá dầu hiện tại không có "một sự sụt giảm quá lớn".

Thỏa thuận hạn chế sản xuất dầu đạt được sẽ hy vọng có thể giữ giá ở mức chấp nhận được.

"Vâng, mức này thấp hơn mức chúng tôi mong muốn, thấp hơn một chút, nhưng khoảng thời gian đó không thể kéo dài liên tục và nhu cầu về các sản phẩm dầu và dầu chắc chắn sẽ đến; xu hướng sẽ thay đổi theo mức tăng của các thông số giá theo thời gian" - ông Peskov cho biết thêm.

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới cũng không mong muốn giá dầu ở mức quá cao và hài lòng ở ngưỡng 43 USD/thùng. Mức giá này được ông Putin lý giải là do Nga trích lập ngân sách dựa trên giá dầu ở mức thấp hơn giá dầu trên thị trường 1 USD/thùng.

"Chúng tôi chưa bao giờ nỗ lực để giá dầu ở mức quá cao và cũng muốn tránh tình trạng ở mức giá quá thấp. Đây là một lý do rõ ràng: ngân sách của chúng tôi được tạo ra trên cơ sở 42 USD/thùng và chúng tôi đã cảm thấy khá thoải mái khi ở xung quanh con số này" - Tổng thống Nga đầu tháng 4 cho biết, khi Nga và Saudi Arabia chưa ngồi lại cho một thỏa thuận giá dầu theo cơ chế OPEC+.

Từng là người chỉ trích ý tưởng Nga không thỏa thuận với OPEC hồi tháng 3, Chủ tịch tập đoàn dầu mỏ Lukoil (Nga) Leonid Fedun cho rằng, nếu không có thỏa thuận, kho dự trữ dầu toàn quốc sẽ đầy ứ trong vòng 40-45 ngày tới và Nga sẽ phải đóng băng các giếng dầu, bán dầu với mức giá 15-20 USD/thùng.

Su giam dan khoan, dong cua


Tap doan dau khi Diamon Offshore cua My pha san
Oil company Diamond Offshore files for bankruptcy

https://edition.cnn.com/2020/04/27/investin...ptcy/index.html

Tàu chở dầu xếp hàng dài ngoài khơi Singapore
Một tuyến đường biển hẹp ngoài khơi Singapore đang trở nên đông đúc, trong bối cảnh các tàu biển chở đầy nhiên liệu tập trung về đây mà không khách hàng nào muốn mua.


Người đứng đầu bộ phận phân tích và nghiên cứu của IHS Markit Rahul Kapoor cho biết, khoảng 60 tàu chở nhiên liệu đang neo đậu dọc eo biển Singapore, so với thông thường chỉ từ 30 - 40 tàu.

Theo hãng tin Bloomberg, các tàu biển chở đầy xăng và nhiên liệu máy bay đang di chuyển từ các trung tâm lọc dầu lớn như Hàn Quốc và Trung Quốc đến eo biển Singapore do nhu cầu nội địa giảm và dự trữ trong nước tăng mạnh.

Vấn đề tắc nghẽn tại khu vực này trở nên trầm trọng hơn do chậm trễ trong khâu tháo dỡ hàng. Các tàu thông thường chỉ phải chờ từ 4- 5 ngày, thì nay phải chờ khoảng 2 tuần để dỡ hàng tại Singapore.

Các nhà sản xuất dầu hiện không có nhiều lựa chọn, khi mà các kho chứa trên bờ đang cạn đi nhanh chóng, khiến các doanh nghiệp phải tìm kiếm giải pháp thay thế như đường ống và tàu biển.

Trưởng bộ phận giao dịch dầu mỏ tại công ty tư vấn FGE, Sri Paravaikkarasu nói rằng, các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nơi lưu trữ.

Tại Singapore, công suất chế biến dầu thô tại các nhà máy lọc dầu có thể đã giảm xuống còn khoảng 60% và có thể giảm đến 50% trong quí 2 năm nay, bà Paravaikkarasu cho biết thêm.

Được biết, tình trạng cạn kiệt kho chứa đang xảy ra khắp châu Á. Tại Singapore, dự trữ nhiên liệu đã tăng lên mức đỉnh vào giữa tháng 4.

Công ty phân tích Vortexa ước tính, trữ lượng dầu thô trên các tàu biển tại châu Á đã đạt mức cao nhất trong 4 năm gần đây.


Hồi tuần trước, số lượng giàn khoan hoạt động tại Mỹ rơi xuống ngưỡng thấp nhất trong vòng bốn năm trở lại đây. Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, các công ty dầu mỏ của Mỹ duy trì 650 giàn khoan. Nhưng đến ngày 24/4, số giàn khoan còn vận hành chỉ là 378, hơn 40% còn lại đã buộc phải ngưng hoạt động.

Trafigura, một trong những nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất của Mỹ từ vịnh Mexico cho rằng sản lượng khai thác tại Texas, New Mexico và North Dakota sẽ giảm nhanh hơn dự báo, khi các công ty buộc phải đối diện với tình cảnh giá dầu âm từng kéo dài nhiều ngày trong các phiên giao dịch hàng hóa tuần trước.

Trước khi xảy ra vụ đổ vỡ về giá hôm 20/4, các nhà vận hành thị trường đều đồng thuận rằng mức sản lượng giảm 1,5 triệu thùng/ngày sẽ rơi vào tháng 12.

Nhưng giờ thời hạn đó được rút ngắn xuống tháng Sáu. Theo chuyên gia phân tích về dầu Roger Diwan tại hãng tư vấn IHS Markit, mức độ nghiêm trọng về sức ép giá là nguyên nhân đưa đến việc giảm hoạt động tức thời và kế đến là đóng cửa.

Cú sốc giá dầu được thể hiện rõ nét nhất trên khu vực sản xuất: Các nhà sản xuất dầu thô như South Texas Sour và Eastern Kansas Common đã buộc phải trả mức giá 50 USD/thùng để giải phóng sản lượng đã khai thác.

ConocoPhillips và hãng dầu đá phiến Continental Resources tuyên bố kế hoạch đóng cửa hoạt động.

Còn các nhà làm luật tại Oklahama và Mexico đã bỏ phiếu thông qua quyết định cho phép các công ty khoan dầu được đóng giếng mà không phải bồi hoàn hợp đồng thuê mướn.

Tại North Dakota, các công ty dầu đá phiến đã phải đóng hơn 6.000 giếng khoan, giảm sản lượng 405.000 thùng dầu/ngày, tương đương với 30% sản lượng khai thác của bang.

Giới quan sát cho biết, tình trạng đóng cửa sẽ tiếp tục lây lan sang khu vưc lọc dầu.

Tuần trước, tập đoàn Marathon Petroleum, một trong những nhà lọc dầu lớn nhất của Mỹ, ra thông báo ngừng hoạt động tại một tổ hợp ở gần San Francisco. Royal Dutch Shell cũng đã đóng cửa một số trung tâm lọc dầu tại Mỹ nằm tại bang Alabama và Louisiana. Còn ở khắp châu Á, châu Âu, nhiều nhà máy lọc dầu hiện chỉ hoạt động cầm chừng, ở mức 50% công suất thiết kế. Sản lượng dầu tinh chế ở Mỹ giảm xuống mức 12,45 thùng/ngày trong tuần kết thúc hôm 17/4, mức thấp nhất trong vòng 30 năm trở lại đây, ngoại trừ các đợt đóng cửa do bão.


Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Nga tăng 31%

Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 3 từ Ả Rập Xê-út giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu từ Nga tăng 31%.
Theo đó, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 3 tăng 4,5% so với một năm trước lên 9,68 triệu thùng/ngày, do nước này đang tăng cường dự trữ dầu thô giá rẻ.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy, nhập khẩu dầu thô từ Ả Rập Xê-út là 7,21 triệu tấn (1,7 triệu thùng/ngày), giảm so với mức 1,73 triệu thùng/ngày ở thời điểm một năm trước đó và trung bình 1,79 triệu thùng/ngày trong 2 tháng đầu năm nay.

Trong khi đó, nhập khẩu từ Nga trong tháng 3 đạt 7,02 triệu tấn (1,66 triệu thùng/ngày), giảm từ mức 1,71 triệu thùng/ngày trong hai tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, tổng sản lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Nga lại tăng mạnh 31% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thực tế, các nhà máy lọc dầu nhà nước hầu như duy trì cắt giảm sản lượng sâu trong tháng 3 để giảm dự trữ nhiên liệu, các nhà máy độc lập lại tăng hoạt động do giá dầu thấp một phần bởi Ả Rập Xê-út và Nga cam kết tăng nguồn cung đã thúc đẩy lợi nhuận lọc dầu.

Được biết, nhập khẩu dầu của Trung Quốc từ Mỹ vẫn gần như bằng 0 trong tháng 3. Sau khi giảm trong năm ngoái vì cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, sản lượng dự kiến phục hồi trong năm 2020 sau khi Bắc Kinh bắt đầu cấp miễn trừ thuế với hàng hóa của Mỹ bao gồm cà dầu thô.
langtubachkhoa

Mỹ cắt giảm số giàn khoan nhiều nhất kể từ năm 2015
Tính riêng trong tháng 4, các doanh nghiệp năng lượng Mỹ đã giảm 60 giàn khoan dầu hoạt động xuống còn 378 giàn. Đây là tháng giảm nhiều giàn khoan nhất kể từ năm 2015 đến nay.


Theo đó, công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết, các doanh nghiệp sản xuất dầu đã cắt giảm 60 giàn khoan trong tuần tính tới ngày 24/4, đưa tổng số giàn khoan giảm xuống 378, thấp nhất kể từ tháng 7/2016.

Số lượng giàn khoan, một chỉ số sớm của sản lượng tương lai, đã giảm 53% so với cùng kỳ năm ngoái khi có 805 giàn khoan hoạt động.

Thực tế, hơn một nửa tổng số giàn khoan dầu của Mỹ nằm tại lưu vực Permian ở tây Texas và đông New Mexico, nơi các đơn vị hoạt động tại đây đã giảm 37 giàn trong tuần trước xuống 246 giàn, thấp nhất kể từ tháng 12/2016.

Các nhà phân tích thuộc ngân hàng đầu tư độc lập Raymond James Financial dự báo, tổng số giàn khoan dầu và khí của Mỹ sẽ giảm từ khoảng 800 ở thời điểm cuối năm 2019 xuống mức thấp kỷ lục khoảng 400 giàn trong giữa năm nay và khoảng 200 giàn vào cuối năm 2020. Raymond James dự báo, số lượng giàn khoan hoạt động sẽ đạt 225 giàn trong năm 2021.

Tổng số giàn khoan dầu và khí hoạt động tại Mỹ sẽ giảm xuống còn 465 giàn trong tuần này, gần mức thấp kỷ lục 404 giàn trong tuần kết thúc vào ngày 20/5/2016, theo số liệu của Baker Hughes ghi nhận hồi năm 1940.

Trong khi đó, tổng số giàn khoan dầu và khí tại Canada tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục 26 giàn. Mức thấp kỷ lục trước đó là 29 giàn được ghi nhận vào ngày 24/4/1992.


Hiệp hội Dầu khí Anh kêu cứu chính phủ
Gã khổng lồ dầu mỏ của Anh đã chịu khoản lỗ khổng lồ 4,4 tỷ đô la trong quý đầu tiên, và tiếp tục phải đối mặt với sự tuột dốc của thị trường dầu mỏ đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.


Năm 2019, Tập đoàn BP đã kiếm được 2,9 tỷ đô la lợi nhuận ròng.

Giống như tất cả các đối thủ cạnh tranh, BP đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng có, đánh dấu bằng sự sụt giảm ngoạn mục của giá dầu trong tháng 3/2020 do nhu cầu toàn cầu rơi tự do.

Sự sụt giảm giá tiếp tục trong tháng 4/2020 báo hiệu một năm "ác mộng" cho ngành dầu khí thế giới và BP.

Tập đoàn này cũng đặc biệt bị ảnh hưởng từ thị trường Mỹ kể từ khi mua lại hơn 10 tỷ đô la tài sản dầu đá phiến của tập đoàn khai thác BHP năm 2018.

"Ngành công nghiệp của chúng ta bị ảnh hưởng bởi cú sốc về cung - cầu trên một quy mô chưa từng thấy trước đây", Tổng giám đốc BP Bernard Looney lưu ý.

BP giải thích rằng nhu cầu dầu giảm rất mạnh, do việc hạn chế người dân di chuyển, dẫn đến bão hòa lưu trữ, điều này ảnh hưởng nặng nề đến giá cả.

Đồng thời, theo BP, những nỗ lực của các nước OPEC và các đối tác để hạn chế sản xuất ở mức 10 triệu thùng mỗi ngày không đủ để tái cân bằng thị trường trong ngắn hạn.

BP dự kiến ​​sẽ sản xuất thậm chí ít hơn trong quý 2 năm nay, trong khi các hoạt động tinh chế của họ sẽ tiếp tục chậm lại.

Tổng cộng, sản lượng lọc dầu của BP đã giảm 2,8% trong quý đầu tiên còn 3,7 triệu thùng dầu tương đương mỗi ngày.

Ngay sau khi thông báo kết quả kinh doanh qúy 1, trên Sàn giao dịch chứng khoán Luân Đôn, giá cổ phiếu của BP đã mất 1,91% xuống 308,00 pence vào khoảng 07:50 GMT ngày 28/4, chưa từng thấp như vậy kể từ giữa những năm 1990.

Để vượt qua cú sốc này, BP đã thực hiện một loạt các biện pháp, bao gồm giảm 25% chi tiêu đầu tư, giảm xuống còn 12 tỷ đô la trong năm nay.

Bên cạnh đó, nhóm này sẽ thực hiện chương trình tiết kiệm 2,5 tỷ đô la vào cuối năm 2021, tăng cường cho công nghệ kỹ thuật số và sự hợp lực giữa các hoạt động.

Michael Hewson, một nhà phân tích tại CMC Markets, nhận xét rằng tất cả các biện pháp ​​này sẽ cho phép BP có thể thu lời nếu giá dầu ở mức 35 đô la mỗi thùng.

Cú sốc về giá dầu có thể khiến lĩnh vực dầu khí ở Anh mất tới 30.000 việc làm trong vòng 18 tháng tới, theo Hiệp hội Dầu khí Anh.

Hiệp hội này đang kêu gọi chính phủ giúp ngành công nghiệp dầu khí Anh "vượt qua cơn bão" có thể làm giảm 50% hoạt động khoan dầu ngoài khơi nước Anh.


Halliburton đóng cửa nhà máy tại bang Louisiana và sa thải 36 nhân viên
Halliburton, công ty dịch vụ mỏ dầu có trụ sở tại Texas, đã gửi thông báo tới Ủy ban lao động Louisiana về việc đóng cửa nhà máy tại Broussard và sa thải 36 nhân viên tại đây do bối cảnh thị trường ngày một khó khăn hơn khi các công ty dầu khí cắt giảm hoạt động.

Các lao động bị cắt giảm bao gồm những cán bộ địa chất, nhân viên kiểm định chất lượng và các kỹ thuật viên cơ khí. Tuy nhiên, Halliburton không cho biết sẽ giữ lại bao nhiêu nhân viên tại bang Louisiana. Trước đó, ngày 18/3/2020, Halliburton đã đưa ra thông báo nghỉ không lương trong 60 ngày đối với khoảng 3.500 nhân viên tại Houston do giá dầu giảm. Trong tuần qua, giá dầu thô WTI của Mỹ giao tương lai đã rơi xuống mức âm do các kho chứa dầu thô đã hạn hẹp và nhu cầu tiêu thụ xăng dầu sụt giảm vì đại dịch.


Nguyên soái Khalifa Haftar lãnh đạo Libya, nước Nga bất ngờ
Ngoại trưởng Nga cho biết ông bất ngờ trước việc Tướng Haftar tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận chính trị và điều hành Libya.
Hôm 27/4, Chỉ huy Quân đội Quốc gia Libya (LNA), Nguyên soái Khalifa Haftar tuyên bố lực lượng LNA đảm nhận vai trò lãnh đạo đất nước.

Vị này đồng thời tuyên bố huỷ bỏ thoả thuận chính trị Skhirat 2015, dẫn đến việc thành lập Chính phủ Hiệp định Quốc gia do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn. Tướng Haftar tuyên bố sẽ đứng ra điều hành đất nước do nhận được “sự cho phép của nhân dân”.

Phát biểu trên truyền hình, Tướng Haftar nhấn mạnh: “Chúng tôi tuyên bố, Bộ Tổng Tư lệnh sẽ đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, bất chấp nhiệm vụ, nhiều nghĩa vụ và phạm vi trách nhiệm nặng nề và chúng tôi sẽ phục tùng nguyện vọng của nhân dân”.

Tuyên bố mới nhất từ Tướng Haftar đã gây bất ngờ cho Nga. Sputnik dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố rằng, Moscow bị bất ngờ trước những tuyên bố của Tướng Haftar về quyền lãnh đạo đất nước, cho rằng điều này không phù hợp với các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ.

"Điều này thật đáng ngạc nhiên. Có những quyết định của hội nghị thượng đỉnh tại Berlin, và quan trọng nhất là Nghị quyết 2510 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trước hết nên được thực hiện bởi chính Libya, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và Tổng thư ký LHQ" - nguồn tin khẳng định.

Phía Nga bàu tỏ ủng hộ đối thoại nội bộ ở Libya thay vì giải pháp quân sự. Việc đối thoại nội bộ đã bị gián đoạn cách đây vài tháng khi Nga cũng đứng ra để kết nối giữa các lực lượng ở nước này.

"Chúng tôi ủng hộ việc tiếp tục cuộc đối thoại nội bộ Libya bao gồm một phần của quá trình chính trị, không có giải pháp quân sự nào cho cuộc xung đột" - nguồn tin cho biết.

Sputnik cho hay, phía Nga tuyên bố ủng hộ việc duy trì liên lạc với tất cả các bên tham gia cuộc xung đột Libya.
langtubachkhoa
Cái đăc khu Vân Đồn ở VN cũng từng bị vô số trí thức VN phản đối (nhưng nhóm tư vấn cho chính phủ mở cái này lại là nhóm 1 số trí thức trong hiệp hội AVSE của VN tại Pháp) nhưng bây giờ vẫn đang được đầu tư xây dựng đấy.
Nếu xây xong, và qua đại dịch, đây có thể trở thành điểm hút về tài chính quốc tế, và không chừng còn là nơi rửa tiền nữa. Ve mat loi ich quoc gia thi ro roi, nhung nếu phương tây lại mở cuộc "điều tra" như vụ hồ sơ Panama thì sao nhỉ?

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 28 2020, 10:04 AM)
@root,
Cảm ơn root, đây là cảm ơn cho sự chỉnh sửa bên chủ đề Cô Vy, nhưng chẳng nhẽ vào cảm ơn cái đi ra, nên thôi viết ở đây, nhân thể định đóng góp cho chủ đề này dưới đây.

@ltbk,
Không chỉ nhà máy nhôm, mà cả lọc dầu Dung Quất nữa. Bây giờ nhà máy lọc dầu này cũng đóng góp cho kinh tế VN và công nghiệp hoá. Không có nó thì vN không có công nghệ hoá dầu.Thời VN có dự kiến xây nhà máy Dung quất này, cũng là thời còn mạng vtvn  online, trong đó có chủ đề kiểu « bạn có tới Dung quất lập nghiệp không ». Mọi người vào phản đối rầm rầm, không hi vọng là công trình này có thể sống được. Lúc đó tôi còn đi làm cho một hãng tin học, chuyên gửi người tới làm cho các công ty khác, và có tới làm prestation cho Total, là một hãng khai thác, lọc dầu, hoá dầu của Pháp. Đọc bản thông tin nội bộ của nó, dành cho nhân viên, cũng thấy nó nói tới công trình này, vì lúc đó VN muốn liên minh với Total để làm. Nhưng nó lại đòi chuyển nhà máy xuống Vũng Tầu, viện cớ làm ở Dung Quất không lãi. Còn VN vì quy hoạch tổng thể, muốn miền Trung phải « có miếng »  để cân bằng phát triển kinh tế theo lãnh thổ, và còn có một ý nghĩa nhân văn nữa là đây là lời hứa với thủ tướng Phạm Văn Đồng (điều này thì tôi không rõ là đúng không). 
Thế rồi với Total cũng đổ bể, và thay vào đó là một ông Hàn quốc. Cũng đổ bể nốt. Cuối cùng chỉ có cách là tự làm. Trên thế giới, trong quan hệ kinh tế, không ai người ta muốn bán cần câu cá cho mình mà chỉ muốn bán cá. 

Từ khi các nước đang phát triển muốn công nghiệp hoá, thì có hai cái bẫy được bầy ra, để khiến các nước này « vĩnh viễn nằm trong vòng lệ thuộc ». Đó là bẫy nhập khẩu và bẫy tiền tệ. Cả hai cái bẫy này đều liên quan tới tài chính. Tôi sẽ điểm ở đây.

1- Bẫy nhập khẩu. Đây là cái bẫy mà các nước châu Mỹ la tinh (Brazil, Argentina) gặp phải khi công nghiệp hoá  vào thập niên 60, đầu 70. Để công nghiệp hoá, họ đã dùng chính sách bảo hộ mậu dịch, để giữ thị trường trong nước cho ngành công nghiệp mới nổi, nhưng những ngành công nghiệp mới này chở thành cái bẫy nhập khẩu, do họ không thể bảo đảm được toàn bộ công nghệ kỹ thuật. Kết quả : bảo dưỡng, phụ tùng, nguyên liệu.. phải nhập khẩu bằng ngoại tệ, trong khi đồ bán ra là tiền nội địa. Do không có xuất khẩu, tiền nội địa không chuyển ra ngoại tệ được.
Do đồng tiền bị mất giá, mà lại không xuất khẩu được, (vì bảo hộ mậu dịch nằm cả hai phía các nước phương Tây và Brazil), kết quả càng sản xuất càng lỗ, càng sản xuất càng mang nợ.

2- Bẫy tiền tệ, đây là cái bẫy hiện tại trong thời đại toàn cầu hoá. Vấn đề ở đây là để xây dựng, công nghiệp hoá thì cần rất nhiều vốn, và phải vay dài hạn. Với kiểu vay dài hạn này, mà lãi xuất variable (thay đổi), thì tài chính nắm đằng chuôi, vì xác xuất để có lãi liên tục trong một thời gian dài rất khó, không kể giá cả ban ra lên xuống do ảnh hưởng khủng hoảng hay không ?

Để tránh điều này, các nước như Hàn quốc, Đài loan .. là những nước đầu tiên tìm ra được phương thức khắc chế nó. Đó là hướng kinh tế theo chiều xuất khẩu, lấy xuất khẩu nuôi nội địa. Họ làm được những điều này do có hai thuận lợi cơ bản

1- Những nước này gắn với Mỹ, và lại ở trên tuyến đầu chống CNXH. Chính vì thế mà Mỹ không ngăn cản cac chính sách công nghiệp hoá ở đây mà lại ủng hộ, bằng cách cho họ tiếp cận thị trường Mỹ để mua công nghệ, xuất khẩu.. Cũng phải nói thêm là đây là những nước nhiều nhân công, ít tài nguyên. Mỹ không làm thế thì cũng phải « bánh bao » do vấn đề chính trị.

2- Lợi dụng được cuộc kháng chiến chống Mỹ ở VN. Số tiền Mỹ chi vào cuộc chiến ở VN, đã trở thành món tiền đổ vào các nền kinh tế này. Những nước được hưởng lợi bao gồm cả Nhật, Hàn, Đài, Sing, Thái, Phi. Nếu Nhật đã là một nước công nghiệp, chiến tranh Triều Tiên, rồi chiến tranh ở VN giúp Nhật phục hồi kinh tế, thì ta thấy rõ sự khác biệt giữa Hàn quốc, Đài loan, Sing với Thái, Phi trong cách thức phát triển, nó chỉ rõ, không chỉ do Mỹ đổ tiền mà thành công. Tiền Mỹ chi cho chiến tranh VN được lại quả ở Thái, Phi qua dịch vụ gái điếm, làm băng hoại xã hội (và ngay cả ở Miền Nam ta cũng thế), ngược lại ở Sing, Hàn, Đài loan, ..do tác động của chính phủ kiến tạo, dưới ảnh hưởng  văn hoá Nho giáo, do ảnh hưởng ngược của phe XHCN (điểm này rõ nhất với Hàn), tư duy công nghiệp hoá được chú trọng, kết quả họ thành những nước công nghiệp mới.

VN ta ngày nay cũng có đủ những yếu tố này. Cho nên không có lý gì mà không phát triển được.
*


Phó Thường Nhân
@ltbk,
Rửa tiền thì chắc chắn. nói một cách khoa học văn hoa hơn là lập dịch vụ shadown banking. Nếu tôi không nhầm thì cũng đã tán phét về chuyện này. Với tôi thì nếu mở đặc khu để sản xuất kiểu như Thẩm quyến của TQ thì không nên, vì điều này là « quá đát, hát bìn (has been) rồi ». Nhưng tôi cũng nói là lý do sợ TQ đồng hoá, chiếm đất như trong phản đối trên mạng thì cũng dở hơi, không đúng, chỉ là vấn đề tâm lý. Một điều đáng sợ có thể có, có thể gây tai hai, là chính sách đặc khu nhằm vào buôn đất, thổi giá nó lên một cách vô lý, thì sẽ là gánh nặng cho chi trả xây dựng, khiến nó đội giá.
Nhưng nếu tôi nhớ không nhầm, thì tôi ủng hộ nó thành trung tâm tài chính. Tôi cũng nói rằng chính phủ chuẩn bị không kỹ, để khi đưa ra quốc hội nói năng ú ớ (ông Vương Đình Tuệ) khiến cho đại biểu quốc hội « quân xanh » (kiểu như Dương Trung Quốc) được dịp mỵ dân.
Hiện nay số lượng tiền trôi nổi trên thị trường tài chính ngầm (Shadown banking) rất lớn. Và có những nước như Thuỵ Sĩ , là một nước cực phát triển, dùng nó như cần câu cơm. Ở ĐNA, Singapure cũng là dạng này.
Còn Anh thì đã xây dựng một đế chế Shadown banking thay thế đế quốc thuộc địa cũ của mình, điều mà Pháp không làm được. Mỹ thì có những bang ra luật riêng (do hình thái nhà nước liên bang của Mỹ cho phép) như Delaware để biến nó thành hố đen tài chính. TQ thì có Hồng Công.Còn EU thì có Luxembourg.
Vân Đồn có nhiều điểm thuận lợi để làm shadown banking vì gần TQ. Lại đã có những cơ sở hạ tầng kiểu này, ví dụ như bến cảng du lịch Tuần Châu, đã trở thành một điểm đến cho du thuyền thế giới, gần cảnh thiên nhiên đẹp (Hạ long), hiện đã có sân bay, có đường xa lộ đi về Hà nội. Có lẽ nó còn thiếu (có thể tôi không cập nhật) đó là nó phải là một cái HUB tin học lớn, có thể nối vào hệ thống cáp quang thế giới. Vì hẹ thống tài chính hiện đại, liên quan trực tiếp tới hạ tầng tin học tốc độ cao.
Tất nhiên việc quản lý một đặc khu tài chính phức tạp, và có thể có ảnh hưởng tới vấn đề chống tham nhũng. Nhưng nó cũng là một cái mỏ vàng nên khai thác, và đã mở cửa chơi với thế giới, thì cũng nên có những công cụ, cơ chế kiểu này, chứ không nên kiểu « nhịn đói cầm cung kiếm phòng thủ » thì rồi cũng tự mình chết đói không cần ai đánh.
Theo như kế hoạch nhà nước định hướng, thì muốn Hà nội trở thành trung điểm dịch vụ tài chính. Kẹp nó với Vân đồn như một thứ cửa ngầm sẽ khiến điều này trở thành hiện thực dễ hơn.
langtubachkhoa
Cuoi cung Nga cung phai quay ve voi quyet dinh cua Lien Xo

Tại sao Tổng thống Putin sửa đổi ngày kết thúc Thế chiến II?

Tổng thống Nga Putin đã chính thức sửa đổi ngày kết thúc Thế chiến II, đây được coi là phản ứng mạnh mẽ của Nga trước âm mưu can thiệp vào lịch sử cuộc chiến này của phương Tây
.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 24/4 đã ký đạo luật liên bang về việc chuyển đổi ngày kết thúc Thế chiến II sang ngày 3/9. Sửa đổi được thực hiện theo đạo luật “Về những ngày vinh danh quân đội và những ngày kỷ niệm của nước Nga”. Điều 1 của luật này được bổ sung bởi một đoạn như sau: “Ngày 3/9 - Ngày kết thúc Thế chiến II (năm 1945)”


Theo sửa đổi, ngày kỷ niệm được đề cập trước đó vào “ngày 2/9” được loại trừ khỏi luật pháp hiện hành. Có nhiều quan điểm cho rằng đây là phản ứng của ông Putin đối với một số nước châu Âu đang âm mưu can thiệp vào lịch sử của Thế chiến II. Còn các phương tiện truyền thông Nhật Bản tin rằng điều này là để nhấn mạnh đến chủ quyền của Nga đối với bốn hòn đảo ở quần đảo Nam Kuril đang có tranh chấp.

Theo RIA Novosti, các văn kiện liên quan đến việc sửa đổi ngày kết thúc Thế chiến II đã được công bố trên cổng thông tin pháp lý chính thức của Nga. Các quan chức Nga tuyên bố rằng hành động này nhằm củng cố nền tảng lịch sử và truyền thống yêu nước của Nga, bảo vệ công lý lịch sử của những người chiến thắng trong Thế chiến II và mãi mãi tưởng nhớ những người đã hy sinh để bảo vệ quê hương.

Liên Xô luôn coi ngày 3/9 là ngày kết thúc Thế chiến II, nhưng Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện) từ năm 2010 đã nhất trí coi ngày 2/9 là ngày kết thúc Thế chiến II để thống nhất cùng phương Tây. Đầu tháng 4/2020, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Vladimir Shamanov và những người khác đã đệ trình một dự luật yêu cầu thay đổi ngày này thành ngày 3/9. Duma Quốc gia Nga và Hội đồng Liên bang đã thông qua dự luật này vào ngày 14 và 17/4.

Giới chính trị và lịch sử Nga ủng hộ mạnh mẽ quyết định này của Tổng thống Putin và cho rằng, việc chỉ định ngày 2/9 là ngày kết thúc Thế chiến II nhằm thể hiện tinh thần mở rộng kết nối của người Nga trong quan hệ với Mỹ và phương Tây. Nhưng trước âm mưu can thiệp vào lịch sử Thế chiến II, Nga buộc phải thay đổi ngày này để thể hiện rõ lập trường chính nghĩa của Nga cũng như bảo vệ sự thật lịch sử về cuộc chiến này.

Thời gian qua, các nước phương Tây đẩy mạnh các hoạt động can thiệp vào lịch sử của Thế chiến II, theo hãng thông tấn Sputnik Nga, các nhà sử học phương Tây đã đưa ra quan điểm phi lý rằng “Hiệp ước không xâm lược của Liên Xô-Đức đã mở ra Thế chiến II”, Tổng thống Ba Lan Duda và Tổng thống Ukraine Zelensky gần đây đã liên tục lặp lại quan điểm này.

Ông Alexey Pushkov, Thượng nghị sĩ Nga, cựu Chủ tịch Ủy ban Duma Quốc gia Nga về các vấn đề quốc tế nói rằng, Ba Lan và các nước NATO khác đã có ý đồ hoài nghi về địa vị của Nga như một quốc gia chiến thắng trong Thế chiến II, nhưng các quốc gia này không thể thay đổi thực tế rằng, Liên Xô đã đánh bại Đức Quốc xã trong Thế chiến II.

Vì vậy, họ lợi dụng chủ nghĩa xét lại, đặt ra nghi vấn trước khi xảy ra Thế chiến II và rêu rao rằng, nếu Liên Xô và Đức Quốc xã không ký “Hiệp ước không xâm lược Xô-Đức” thì Thế chiến II sẽ không nổ ra. Theo luận điệu này, nếu Liên Xô và Đức Quốc xã chịu trách nhiệm ngang nhau trong Thế chiến II, thì Nga không thể được coi là một quốc gia chiến thắng.

Hành động bóp méo lịch sử của các nước châu Âu cũng làm Tổng thống Putin tức giận, ông từng tuyên bố, Nga sẽ không cho phép bất cứ quốc gia nào, thế lực nào bóp méo lịch sử của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại và sẽ vạch trần mọi nỗ lực cho mục đích này.

Ngoài việc âm mưu viết lại lịch sử Thế chiến II, một số nước châu Âu cũng đang có ý đồ tháo dỡ tượng đài của Liên Xô trong Thế chiến II. Hãng thông tấn Vzglyad của Nga mới đây cho biết, Nga đã tiến hành một cuộc điều tra hình sự về việc chính quyền thành phố Prague, Cộng hòa Séc quyết định tháo dỡ tượng đài Nguyên soái Liên Xô Ivan Konev hôm 3/4 vừa qua bất chấp sự phản đối từ phía Moscow.

Anh hùng Xô Viết Ivan Konev, người đã chỉ huy lực lượng Hồng quân Liên Xô đánh đuổi lực lượng Phát xít khỏi Tiệp Khắc cũ trong Thế chiến thứ Hai, được tôn vinh như một anh hùng cách mạng tại Nga, vì vậy việc tháo dỡ tượng đài của ông bị Moscow coi là hành vi xúc phạm ngoại giao và là ý đồ viết lại lịch sử đầy nguy hiểm.

Truyền thông Nhật Bản thì tin rằng, Nga sửa đổi ngày kết thúc Thế chiến II để nhấn mạnh chiến thắng trước phát xít Nhật và cũng nhằm khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của Nga đối với quần đảo Nam Kuril. Hãng thông tấn Nihon Keizai Shimbun tin rằng, việc sửa đổi này sẽ khiến cho sự kiểm soát của Moscow đối với khu vực Nam Kuril trở nên vững chắc và phù hợp với lịch sử hơn.
Phó Thường Nhân
Lịch sử là điều rất quan trọng cho một cộng đồng người. Có câu châm ngôn nói rằng « hãy cho tôi biết anh đọc những quyển sách gì, tôi có thể nói anh là ai » có thể đổithành « hãy cho tôi biết anh hiểu lịch sử thế nào, tôi có thể nói anh là ai ». Còn câu nguyên bản có lẽ là « hãy cho tôi biết bạn anh là ai, thì tôi có thể biết anh thế nào »
Không hiểu sao, mà trên báo VN nói là bộ môn sử không phải là bộ môn học sinh thích học. Trong khi về mặt văn hoá, người VN là người thích lịch sử văn hoá. Nhưng có lẽ thời đại mới, người ta thích kiểu lịch sử « nói lộn ngược », « tạo buzz » hơn. Nhưng có điều thú vị, là khi truy ra những nguồn, những người nói sử lộn ngược này, thì lại thấy nó rất trung thành với phiên bản của nó, chứ không phải là nó có một cái nhìn chuẩn xác, tiến bộ.
Vì tôi rất quan tâm đến các thể loại này, do hobby lịch sử Văn hoá của mình, tôi có thể nói hầu hết các thứ lộn ngược này về lịch sử VN thực ra chỉ là sự xào xáo lại lịch sử thuộc địa cũ, và các tác nhân có « tiền án, tiền sự » ở VN. Nên nó cũng có chiều, mà còn có chiều rõ rệt.
Còn sử thế giới, thì bị áp đảo bởi cái với nhìn kiểu phương Tây. Trong trường hợp VN còn đỡ, lịch sử các nước châu Phi chẳng hạn, thì hoàn toàn không có nguồn nào khác, ngoài nguồn phương Tây. Trong khi cái nhìn của nó là phiến diện, không phản ánh được cái nhìn thực sự của cộng đồng người mà nó nói tới.
Khi tôi nói chuyện với người Pháp về đại chiến thế giới thứ II, điều tôi rất ngạc nhiên là cuộc chiến mặt trận phía Đông giữa phát xít Đức và Liên Xô được đề cập rất sơ sài, và với họ thắng lợi quyết định là do Mỹ và đồng minh ở mặt trận phía Tây. Nhưng nếu xét hoàn toàn khách quan, tính về nhân lực vật lực mà nhà nước phát xít Đức bỏ ra về phía hai mặt trận (Đông và Tây), thì người ta thấy rõ ràng là Liên Xô có vai trò quyết định. Tham chiến của Anh-Mỹ giai đoạn đầu thì cầm chừng, còn giai đoạn cuối thực ra chỉ là « dính máu ăn phần » để chia chiến lợi phẩm sau cuộc chiến tranh.
Tất nhiên không thể đòi hỏi người Anh, người Mỹ, người Pháp không nói về họ như một yếu tố quan trọng, vì đây là một phần lịch sử của họ. Nước Anh rõ ràng không đầu hàng Đức, và mặc dù cuộc không chiến giữa Đức và Anh quy mô nhỏ hơn, không thể không nói tới tinh thần kiên cường của người Anh. Người ta cũng không thể bỏ qua sự đóng góp về sản xuất, hậu cần, và vai trò của Mỹ ở Tây Âu. Pháp cũng có kháng chiến. Nhưng ngoài những điều này nó còn thể hiện một chiều tư duy giai cấp, ý tưởng chính trị, và cấu trúc xã hội nữa.
Cách đây mấy năm, tôi có đọc một bài báo của Pháp, nhân dịp viết về Đại chiến thế giới, nó có một cái bảng thống kê rất thú vị nói về cảm nhận của xã hội Pháp trong việc đánh giá ai là người đóng góp nhiều nhất quyết định cho cuộc chiến tranh này. Và no lộ ra rằng khi chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc, vào năm 1945, thì 80% dân Pháp coi công lao lớn nhất là của Liên Xô. Nhưng nó cứ giảm dần theo thời gian, bắt đầu rõ rệt từ năm 1960, và đến bây giờ, thì dư luận xã hội Pháp đã ngược lại. Coi đóng góp của Mỹ là lớn nhất.
Vậy chuyện gì đã xảy ra ?
Do nhận thức giai cấp, giai cấp tư sản Pháp không thể chấp nhận được về nhận thức là Liên Xô đánh bại Đức, mặc dù Pháp giữ được ghế « cường quốc » trong các hội nghị chia xẻ châu Âu là do có sự ủng hộ của Anh, và cả của Liên Xô (vì thế Pháp mới có khu vực chiếm đóng ở Đức, dù sự đóng góp trong chiến tranh chỉ là tượng trưng). Một yếu tố nữa là kháng chiến ở Pháp chủ yếu là các người cộng sản. Vì thế đảng cộng sản Pháp cũng có ảnh hưởng rất lớn sau đại chiến, cho tới giữa những năm 50.
Ở trên tôi để cái mốc thời gian 1960, đây chính là thời điểm Khơ rút xốp là tổng bí thư ĐCS Liên Xô, và đã tố cáo những « tội ác » của Staline. Nhưng Staline cũng chính là người lãnh đạo Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ II. Vì thế « hạ bệ » Staline cũng là hạ bệ công lao của Liên Xô trong cuộc chiến này, hạ bệ cả chủ nghĩa cộng sản, và đồng thời hạ bệ luôn ảnh hưởng của ĐCS Pháp. Nói tóm lại nó là một mũi tên, trúng nhiều đích. Chính vì thế, mà cho đến bây giờ, tuyên truyền của Pháp về chủ nghĩa cộng sản luôn dính tới việc « hạ bệ » Staline.
Tất nhiên sự giảm thiểu ảnh hưởng, đánh giá chính trị của xã hội Pháp với Liên Xô còn có những yếu tố khách quan khác. Đó là việc nước Pháp vùng đứng dậy được sau đại chiến về kinh tế, vì nó là một nước tư bản mạnh. Vào năm 1948, ĐCS Pháp cũng tổ chức một cuộc bãi công lớn của công nhân các mỏ than, lực lượng chủ yếu của Đảng. Nhưng chính phủ Pháp đã đàn áp bằng quân đội, có người chết. Cuộc đàn áp này cũng được giấu đi trong chính sử của Pháp, cũng như việc đánh giá công xã Paris trước đây.
Cũng phải nói thêm một điều rằng, trong một nhà nước công nghiệp hoá cao, phát triển, giai cấp tư sản dân tộc mạnh như ở Pháp, thì việc ĐCS có thể nắm quyền rất khó, vì ông chỉ đảm nhiệm mọt vị thế phản biện giành quyền lợi cho một giai cấp lao động, mà giai cấp ấy chỉ là một bộ phận của xã hội.
So với VN, TQ thì khác hẳn. Như tôi đã nói, ở VN không có tư sản dân tộc, không có cấu trúc xã hội để tiến hành công nghiệp hoá qua giai cấp tư sản nội địa, lại vừa phải đánh phong kiến, giành độc lập, .. các thế lực chống lại cách mạng, thực ra chỉ là tay sai của đế quốc, thực dân. Như vậy là khác hẳn.
Tiếp về nhận thức thế chiến hai, trong khi công lao của Liên Xô bị « bôi đen » do nhiều lý do giai cấp, chính trị nội địa, ý thức hệ tư tưởng, thì vai trò của Mỹ liên tục được thổi lên, qua phim ảnh, sách báo, kỷ niệm..Và nó cũng có lý do khách quan, đó là Mỹ đã giải phóng Pháp và Tây Âu. Khi nói về lịch sử của Pháp về thời này không thể không nói tới Mỹ.
Từ đó nó dẫn tới hệ quả hiện tại. Đó là vai trò của Mỹ được đẩy cao quá mức đóng góp của nó, còn vai trò của Liên Xô thì lại bị « dìm hàng » xuống dưới mức đóng góp thật sự của họ.
Nhưng chưa hết, còn có điều buồn cười và thú vị nữa. Đó là từ khi có EU, thì quan hệ Đức-Pháp trở nên rất quan trọng. Nó là hạt nhân của EU. Vậy đánh giá đại chiến thứ hai thế nào, khi cựu thù của ông lại là đối tác quan trọng nhất bây giờ cả về kinh tế lẫn chính trị. Tất nhiên chính quyền Đức hiện tại không phải là chính quyền phát xít, nhưng nó vẫn là Đức.
Từ đó nó lại thò ra một điều nữa, đó là hiện tại, cuộc chiến tranh này được trình bầy chủ yếu như một cuộc thảm sát người Do thái, trong khi vấn đề này chỉ là một khía cạnh, không phải là tất cả. Tại sao ?
Bởi vì nước Pháp từ khi có cách mạng tư sản 1789, thì ảnh hưởng của giới tư sản gốc Do Thái rất lớn. Tất nhiên họ là người Pháp, giống như tư bản Thái gốc TQ ở nước láng giềng Thái lan gần ta.
Sau chiến tranh, thì ảnh hưởng của nhóm nàytăng lên mạnh hơn nữa. Tại sao ? bởi trong thời gian chiến tranh, tư bản Pháp gốc Do thái không thể lừng khừng thoả hiệp với phát xít Đức được,không giống như đại bộ phận tư sản pháp cơ đốc giáo, vì dù có tiền, do chính sách bắt người Do thái đi thảm sát, họ cũng không thể thoát. Như vậy chỉ có con đường kháng chiến. Tất nhiên trong đa số trường hợp nó chỉ là « du kích quân giờ thứ 25 » thôi (tức là một dạng cơ hội, vì một ngày chỉ có 24 tiếng), nhưng đây cũng là lý do mà tại sao chính khách Pháp sau đại chiến gốc Do thái rất nhiều.
Không kể hiện tại, trong EU, nắm quyền là tư bản tài chính.
Qua ví dụ nhỏ này, mọi người có thể hiểu rằng những yếu tố nào tác động lên nhận thức lịch sử. Nhưng đã là một cộng đồng dân tộc, thì cũng có nghĩa là lịch sử « có chiều » theo nhận thức của cộng đồng đó. Nếu bịa đặt,ép chấp nhận « ngược chiều » thì nó sẽ làm cái cộng đồng đó tan vỡ, vì mọi chuyện bao giờ cũng bắt đầu qua nhận thức.
langtubachkhoa
Oặc, hôm trước vừa có tin tàu viện sĩ Academic Cherskiy của Nga, dùng để hoàn thành đường ống Nord Stream 2, đang quay lại kênh đào Suez chứ không tiến tiếp, điểm đến cuối cùng vẫn chưa được tiết lộ, thì hôm nay lại thấy có tin nó đang sắp sửa tiến vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Đan Mạch.

Nếu tin này là thật, và liên kết với tin đã được đưa vài ngày trước đó, rằng Anh đã định bắt giữ con tàu này nhưng bất thành do hải quân Nga đã điều khinh hạm Yaroslav Mudry ra hộ tống (tin do Avia-Pro đưa), thì có vẻ giả thuyết của nhà báo Tây là thật, rằng Nga cố tình giấu giếm đích đến, hành tung bí mật của con tàu (vì sợ Mỹ cản đường và trừng phạt các cảng cho neo đậu con tàu này). Dù sao Tass vẫn chỉ nói là Possible, nghĩa là ta phải chờ xem để có thể xác thực chính xác 100%


Possible Nord Stream 2 Pipelayer Enters Danish Waters
The Academic Cherskiy pipe-laying vessel is approaching Bornholm Island in Denmark's exclusive economic zone
The Academic Cherskiy pipe-laying vessel, previously called by the Russian Minister of Energy Alexander Novak, the possible equipment for the completion of the Nord Stream-2 gas pipeline, is approaching Bornholm Island in Denmark's exclusive economic zone (EEZ), located in the vicinity of the pipeline construction stoppage, according to tracking portals data made public on Friday.

On October 30, the Danish Energy Agency (DEA) granted Nord Stream 2 permission to lay Nord Stream 2 along a route southeast of Bornholm Island.

In February, the ship left Nakhodka in the Far East and sailed towards Singapore, where it was supposed to arrive on February 22. Changing the end points of the route several times, the ship circled Africa, arriving in Las Palmas (Canary Islands). Further, the route was laid to Egyptian Port Said, where the Academic Cherskiy was supposed to arrive on April 30. However, the ship never passed the Strait of Gibraltar, heading to the North Atlantic Ocean with a course to the port of Aberdeen in the UK. On Sunday, Academic Cherskiy changed the end point, again indicating Nakhodka. Then the course was laid to Kaliningrad, where the ship should arrive on May 3.

Since 2016, the pipe layer has been in operation by Gazprom Fleet. At the end of December 2019, due to US sanctions, the Swiss Allseas stopped the construction of the Nord Stream 2 and took away its pipe-laying vessels.

The head of Gazprom Alexei Miller said that the pipeline will be completed on its own. Russian Energy Minister Alexander Novak, called the vessel Academic Chersky a possible participant in Nord Stream 2 construction. According to forecasts of the Ministry of Energy, the launch of the pipeline can be expected before the end of 2020. Nord Stream 2 is built at 93%.





Vụ đại dịch này, các công ty làm việc ở nhà liên tục, làm mình bỗng dưng để ý tới Cloud Infrastructure Provider, tức là công ty cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng Cloud. Những tay chơi lớn trên toàn cầu toàn của Mỹ như Amazon WS, Google CE, Microsoft Azure. Tìm hiểu xem EU có ai không thì rất ít. Kể từ khi xảy ra vụ Snowden, và vụ khủng bố 11/9, khi Mỹ bắt các công ty phải gửi dũ liệu cho chính quyền Mỹ, thì Pháp đã yêu cầu phát trienr cơ sở hạ tầng Cloud của riêng mình, để lưu các dữ liệu nhạy cảm ở Pháp, đảm bảo tính độc lập cho Pháp.
Cuối cùng thì đẻ ra 2 cloud infrastructure provider là OutScale (công ty con của Dassault System) và OVH Cloud hay OVH.
OVH ra đời trước và lấn sân ra quốc tế, còn OutScale mới đây bắt đầu lấn sân sang Mỹ bằng việc mở 1 Data Center ở đó.
Năm 2010, khi Wikileak bị Amazon từ chối cho hosting, cuối cùng đã phải quay sang host trên OVH.

Dường như EU cũng chỉ có 2 cái Cloud Infrastructure Provider này độc lập thì phải, vì RapidShare của Đức đã phá sản hay ngừng hoạt động rồi.

Xem ra EU cũng có vẻ chậm và bị lê thuộc Mỹ nhiều. Từ những năm 1992, 1993, Nga đã có cả đống Cloud Infrastructure Provider của riêng mình, hoạt động trên thị trường các nước Liên Xô cũ, và bây giờ thì trên cả các nước BRICS, ví dụ Softline International, MTS, Rostelecom, Dataline, Selectel, Yandex Cloud, Servionika, OnCloud, IBS, etc. TQ chắc cũng có cloud infrastructure Provider của riêng mình như Alibaba, Huawei, etc.

Dĩ nhiên các nước phương tây khó mà để cho Cloud Infra Provider của Nga thâm nhập sâu vào thị trường họ, nhưng dù sao như vậy đã đủ để đảm bảo tính độc lập của mình. Cá biệt có Softline International thâm nhập khá sâu vào thị trường Đông Âu, Trung Mỹ (bên cạnh các nước Liên Xô cũ và BRICS), thậm chí đã từng mở đại diện ở VN (k rõ bây giờ còn k?)

Như vậy hệ thống công nghệ cao của EU vẫn chưa đầy đủ lắm, vẫn bị lệ thuộc 1 phần vào Mỹ, kiểu như là con người nhưng vẫn chưa có đủ bộ phận cơ thể của riêng mình, vẫn phải mượn bộ phận của Mỹ để lắp vào, chỉ có Pháp là tự chủ gần đầy đủ nhất. Trong khi Nga, TQ có đầy đủ hệ thống của riêng mình:
Search Engine, Ecommerce với Payment System độc lập, mạng xã hội, cloud infrastructure, Security Software.

Về mạng xã hội, Nga thậm chí còn có 2 mạng xã hội thống trị trong nước và các nước liên xô cũ là VK (VKontakte) và Odnoklassniki, mà các nước này không hề cấm Facebook, Twitter hay Instagram như TQ. VKontakte thậm chí còn là mạng xã hội lớn nhất châu Âu với 460 triệu người dùng, và đứng thứ 4 thế giới về độ phổ biến.
Tương tự Yandex cũng có thị phần ngang ngửa Google ở các nước này mà cũng k cần phải cấm Google như TQ.

Điều mà TQ có lẽ đang bị thiếu, có lẽ là phần cứng. Siêu máy tính của TQ vẫn dùng các chip của Intel kết nối. Nga thì đã có siêu máy tính quân sự dùng chip Elbrus 8, và 2 siêu máy tính dân sự khác vẫn là chip của Intel. Hiện Nga (cụ thể là Bruk Institute of Electronic Control Computers của tập đoàn Avtomatika Group) đang trong giai đoạn hoàn thiện siêu máy tính dân sự đầu tiên của mình dùng chip nội địa Elbrus-8S mới nhất, máy tính này đã được giới thiệu đầu tiên vào vào tháng 5 năm ngoái tại Digital Industry of Industrial Russia conference.

Như thế tức là TQ vẫn đang bị yếu cái này, và vì thế Mỹ đang nhè vào. Còn Nga lại không bị Mỹ nhè vào cái này, mà nhắm vào hệ thống tài chính (lúc đó 2014 Nga vẫn chưa hoàn thành xong hệ thống thanh toán Mir của mình).
langtubachkhoa
Quên k đưa link vụ Nord Stream 2

Possible Nord Stream 2 Pipelayer Enters Danish Waters
The Academic Cherskiy pipe-laying vessel is approaching Bornholm Island in Denmark's exclusive economic zone
The Academic Cherskiy pipe-laying vessel, previously called by the Russian Minister of Energy Alexander Novak, the possible equipment for the completion of the Nord Stream-2 gas pipeline, is approaching Bornholm Island in Denmark's exclusive economic zone (EEZ), located in the vicinity of the pipeline construction stoppage, according to tracking portals data made public on Friday.

On October 30, the Danish Energy Agency (DEA) granted Nord Stream 2 permission to lay Nord Stream 2 along a route southeast of Bornholm Island.

In February, the ship left Nakhodka in the Far East and sailed towards Singapore, where it was supposed to arrive on February 22. Changing the end points of the route several times, the ship circled Africa, arriving in Las Palmas (Canary Islands). Further, the route was laid to Egyptian Port Said, where the Academic Cherskiy was supposed to arrive on April 30. However, the ship never passed the Strait of Gibraltar, heading to the North Atlantic Ocean with a course to the port of Aberdeen in the UK. On Sunday, Academic Cherskiy changed the end point, again indicating Nakhodka. Then the course was laid to Kaliningrad, where the ship should arrive on May 3.
https://tass.com/economy/1152415

Roskosmos sẽ chế tạo tên lửa có thể tái sử dụng
Ủy ban Vũ trụ Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã phê duyệt dự án chế tạo tên lửa vũ trụ có thể tái sử dụng của Roskosmos, phóng viên Sputnik cho biết.

Nga sẽ chế tạo tên lửa giống như của Elon Musk
Hiện tại, chỉ có công ty SpaceX của Elon Musk sử dụng loại tên lửa như vậy. Được biết, tập đoàn nhà nước Roskosmos có kế hoạch chế tạo các phương tiện phóng công nghệ cao thuộc thế hệ mới, gồm nhiều loại khác nhau: từ siêu nhẹ và nhẹ, đến trung bình, nặng và siêu nặng. Tất cả các dự án sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng nhiên liệu, vật liệu đầy hứa hẹn có thể tái sử dụng và các giải pháp thiết kế khác.

Khi chế tạo mẫu đầu tiên của tên lửa sử dụng nhiều lần sẽ áp dụng các giải pháp được phát triển trong quá trình chế tạo tên lửa hành trình có cánh siêu nhẹ SV-SV “Baikal". Hiện tại, tất cả các tên lửa được Liên bang Nga sử dụng cho Chương trình Vũ trụ Liên bang và cho khách hàng nước ngoài đều dùng một lần - giai đoạn đầu tiên sẽ không quay trở lại Trái đất, mà đốt cháy trong bầu khí quyển với các động cơ.

Khối tên lửa có cánh có thể tái sử dụng của Nga sẽ khác với tên lửa Falcon 9 của Elon Mask trong sơ đồ hạ cánh. Sau khi đưa trọng tải lên quỹ đạo, các bloc của Nga sẽ hạ cánh trên đường băng thông thường như máy bay bằng cách sử dụng các cánh có hệ thống cơ đặc biệt.
langtubachkhoa
Đức nhân cơ hội này (khi Mỹ đang dọa trừng phạt) để o ép Nga về dòng North Stream 2 cũng khôn, đòi Nga phải nhượng lại 1 phần quyền với đường ống North Stream cho các nhà cung cấp khác. Đây cũng là cách để Mỹ trấn an thuyết phục Mỹ và cũng là để giơ đòn trừng phạt của Mỹ ra dọa Nga

Đức bất ngờ muốn siết chặt Nord Stream-2
Đường ống Nord Stream-2 của Nga đang tiếp tục chịu sức ép rất lớn của EU, đặc biệt lại là từ Đức, quốc gia cùng thực hiện dự án quan trọng.
Thông tấn TASS mới đây thông tin, nhà điều hành dự án Nord Stream-2, Công ty Nord Stream-2 AG vừa lên tiếng sự không hài lòng về quyết định sơ bộ của Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức (BNetzA) trong một động thái gây khó khăn hơn cho đường ống đặt dưới biển Baltic này.

Theo đó, BNetzA đã từ chối cho Nord Stream-2 được miễn trừ tuân thủ Chỉ thị khí đốt của EU, một chỉ thị sẽ buộc dự án phải đáp ứng các điều kiện khắt khe hơn.

Hồi đầu tháng 11/2017, châu Âu đã đưa ra đề xuất mới nằm trong Chỉ thị khí đốt của EU về việc tăng thêm các yêu cầu dựa trên đề xuất mở rộng đối với các dự án đường ống dẫn khí đốt vào châu Âu từ bên thứ ba, bao gồm cả Nord Stream-2.

Theo các quy tắc mới, tất cả các đường ống dẫn khí đốt chính vào lãnh thổ EU sẽ phải tuân thủ các quy tắc của 28 quốc gia về tính minh bạch, khả năng tiếp cận và hiệu quả.

Khi đó, các nhà khai thác khí đốt từ Nord Stream-2 trên lãnh thổ Biển Baltic của Đức cũng sẽ phải cấp cho bên thứ ba quyền truy cập vào đường ống một cách không phân biệt đối xử.

Ngoài ra, các chi phí cho việc sử dụng đường ống cho đoạn 54 km này sẽ được kiểm soát bởi cơ quan quản lý. Việc giải ngân sẽ còn nghiêm trọng hơn: nhà sản xuất khí đốt và nhà điều hành phần đường ống trên lãnh thổ Đức không được giống nhau.

Theo Chỉ thị sửa đổi này, đường ống dẫn khí trên lãnh thổ châu Âu không nằm dưới quyền sở hữu trực tiếp của các nhà cung cấp khí đốt, ví như Nord Stream-2 không thuộc sở hữu của một mình Gazprom. Quy tắc này mâu thuẫn với luật pháp Nga quy định rằng Gazprom có độc quyền về xuất khẩu khí đốt từ Nga.

Bên cạnh đó, Chỉ thị sửa đổi yêu cầu thành lập công ty vận hành độc lập với nhà cung cấp Gazprom của Nga, được quyền sử dụng 50% công suất của đường ống để vận chuyển khí đến các nhà sản xuất.

Công ty vận hành độc lập này cũng phải thực thi các gói thuế quan không phân biệt đối xử và cung cấp báo cáo minh bạch.

Quy tắc này cũng khiến Gazprom không được cung cấp toàn bộ công suất của đường ống mà phải "chừa" lại cho các nhà cung cấp khác nhằm giảm sự độc quyền của đường đống dẫn khí này.

Các thủ tục mới sẽ có thể làm phức tạp thêm cho khả năng hoàn thành và thông dòng Nord Stream-2 vốn đã bị cản trở từ nhiều tháng qua bởi các nỗ lực ngăn cản từ cả châu Âu và Mỹ.

100% khối lượng khí được vận chuyển qua Nord Stream-2 dự kiến sẽ được đưa vào mạng khí đốt của Đức từ điểm hạ cánh ở Lubmin trên bờ biển Baltic của Đức.

Nếu thực hiện đúng các quy định của chỉ thị khí đốt EU, Nord Stream-2 AG sẽ tốn thêm rất nhiều chi phí. Công ty Nga đã ủy quyền cho công ty kiểm toán PwC kiểm tra khía cạnh chi phí bao gồm cả đường ống trong quy định mạng lưới châu Âu.

Kết quả cho thấy, chi phí cho thị trường khí đốt ở Đức sẽ tăng đáng kể. Theo PwC, đường ống sẽ có khoản phí khoảng 600 triệu euro vào năm 2030. Nếu với thời gian phục vụ tối đa 50 năm của đường ống này, chi phí sẽ lên tới 2,5 tỷ euro theo tính toán của PwC.

Trước nỗ lực của cơ quan Đức muốn áp đặt đường ống Nord Stream-2 theo chỉ thị khí đốt EU, đây sẽ là một bất lợi không nhỏ cho công ty này khi đang chuẩn bị kế hoạch hoàn thiện nốt 7% chiều dài đường ống, dài khoảng 159km trên biển Baltic.

Tàu đặt ống Viện sĩ Cherskiy của Gazprom đang chuẩn bị tới đảo Bornholm của Đan Mạch và tiến hành việc thi công vào đầu tháng 5.



Nga tăng đào xúc than để chiếm 1/3 sản lượng toàn cầu
Nga có kế hoạch tăng gấp đôi khai thác than trong 15 năm tới.


Bộ Năng lượng Nga vừa ban hành dự thảo chiến lược Nhà nước, nước này dự tính sẽ tăng sản lượng và xuất khẩu trong 15 năm tới. Thị phần của Nga trên thị trường xuất khẩu than toàn cầu được dự đoán sẽ mở rộng lên 25% so với mức 11% hiện tại.

Cụ thể, sản lượng sẽ tăng lên tới 450-530 triệu tấn mỗi năm cho đến năm 2024 và lên tới 485-668 triệu tấn mỗi năm cho đến năm 2035, chiếm 1/3 sản lượng toàn cầu.

Tiêu thụ than trong nước sẽ tăng hơn 12 phần trăm; nó hiện đang đứng ở mức khoảng 196 triệu tấn hàng năm. Các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, Đông Nam Á, Trung Đông và Châu Phi sẽ tiếp tục là thị trường lớn của than Nga.

Nga đã xuất khẩu một lượng lớn than sang Trung Quốc (khoảng 30 triệu tấn mỗi năm) nhưng vẫn có tiềm năng lớn để tăng xuất khẩu trong những năm tới. Bộ Năng lượng Nga dự kiến ​​xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ tăng gần gấp đôi trong vòng 10 năm tới lên 55 triệu tấn, từ mức hiện tại.

Một thị trường châu Á khác, Ấn Độ, cũng có kế hoạch tăng đáng kể việc nhập khẩu than cốc từ các cảng Viễn Đông của Nga.

Việt Nam đã tăng gấp ba lần mua than của Nga sau khi vận hành một số nhà máy nhiệt điện than mới.

Trong khi đó, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự tính, Nga sẽ vượt qua Indonesia trở thành nhà xuất khẩu than nhiệt hàng đầu trong thập kỷ này.

RT cho biết, khai thác than đã là một ngành công nghiệp chủ chốt ở Nga trong một thời gian dài, với chi phí sản xuất thấp nhất thế giới.

Kết hợp với chi phí vận chuyển cao, chủ yếu vào vận tải đường sắt, những yếu tố này làm cho giá than cuối cùng của Nga gần như tương đương với giá của một số đối thủ lớn trên toàn cầu của Nga, như Úc và Nam Phi.

Các cơ quan giao thông vận tải của Nga hiện đang xem xét khả năng mở rộng năng lực xuất khẩu than, trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất về thông lượng đường sắt. Các đơn vị chức năng này có kế hoạch bắt đầu phát triển tích cực hơn về cơ sở hạ tầng đường sắt và cảng, bao gồm mở rộng năng lực của Đường sắt xuyên Siberia và Đường sắt Baikal-Amur.

Trước đó, đầu năm 2012, Chính phủ Nga đã thông qua một chương trình dài hạn về phát triển ngành công nghiệp than ở nước này, trong đó cho phép tăng sản lượng khai thác than lên 430 triệu tấn vào năm 2030 và năng suất lao động trong 20 năm tới lên gấp 5 lần.

Theo đánh giá của các chuyên gia, ngành công nghiệp than của Nga sẽ phát triển nhanh chủ yếu là nhờ xuất khẩu, trọng tâm xuất khẩu sẽ ngày càng nghiêng sang phía Đông, như Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Nguyên do việc thúc đẩy xuất khẩu sang châu Á là bởi các quốc gia thuộc khu vực châu Âu có xu hướng giảm sử dụng than đá làm năng lượng đốt do các vấn đề về môi trường. Thay vì đó, họ tăng cường nhập khẩu khí đốt và LNG từ Nga.
langtubachkhoa
Ukraine kêu gọi ngăn chặn việc hoàn thành xây dựng đường ống Nord Stream 2

Ukraine gần như đã mất hoàn toàn vai trò vận chuyển khí đốt từ Liên bang Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Bulgaria sau khi tuyến đường ống khí TurkStream hoạt động. Nếu giờ đường ống Nord Stream 2 tiếp tục đi vào vận hành, Kiev sẽ mất thêm khoảng 3 tỷ đô la mỗi năm.


"Thật không may, phải nói rằng Ukraine đã thực sự mất hoàn toàn vai trò quá cảnh khí đốt từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Âu sau khi tuyến đường ống đầu tiên của dự án Turk Stream được vận hành", CEO của Nhà điều hành hệ thống truyền tải khí của Ukraine LLC, Serhiy Makohon đăng trên Facebook.

Theo Makohon, "sau khi đường ống ở Bulgaria được xây dựng và tuyến thứ hai của TurkStream được vận hành, Ukraine sẽ mất một phần quá cảnh khác đến Hungary và Serbia (lên tới 15 tỷ mét khối)". Việc khai trương tuyến đường ống này dự kiến ​​vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021.

Do đó, điều cực kỳ quan trọng là phải ngăn chặn việc hoàn thành xây dựng tuyến đường Nord Stream 2 vì việc vận hành tuyến đường này sẽ dẫn đến hậu quả là Ukraine mất hoàn toàn vai trò trung chuyển khí đốt vào năm 2025. Đối với Ukraine, đây là khoản doanh thu tử 2,5-3 tỷ đô la hằng năm", ông Makohon nhấn mạnh.

CEO của Nhà điều hành hệ thống truyền tải khí của Ukraine LLC nói thêm rằng một quyết định tiềm năng của cơ quan quản lý năng lượng Đức về việc mở rộng các quy tắc của Chỉ thị khí đốt EU cho Nord Stream 2 có thể làm giảm đáng kể lợi nhuận của dự án vì Gazprom chỉ có thể tải 50% công suất. Tuy nhiên, bây giờ không phải là lúc để giảm bớt. Cuộc chiến chống lại Nord Stream 2 vẫn là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ đối với Nhà điều hành hệ thống truyền tải khí của Ukraine và Naftogaz của Ukraine mà còn đối với Bộ Ngoại giao và Bộ Bảo vệ môi trường và Năng lượng Ukraine, ông Makohon nhấn mạnh.

Vào ngày 8/1/2020, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã chính thức vận hành đường ống dẫn khí TurkStream.



Vì sao Trung Quốc phải mua khí của Nga với giá cao gấp đôi thị trường châu Âu?
Trung Quốc đang trả giá cao cho khí đốt tự nhiên từ đường ống Power of Siberia mới khai trương của Nga tại thời điểm đại dịch Covid-19 đã đẩy giá một số loại năng lượng xuống mức thấp lịch sử.


Mới đây, hãng tin Interfax báo cáo rằng giá khí đốt trung bình từ đường ống Power of Siberia dài 3.000 km đã đạt mức 203 USD (1.437 nhân dân tệ) trên mỗi nghìn mét khối khí vào tháng 1 và tháng 2/2020, dựa trên tính toán của Nga và dữ liệu hải quan của Trung Quốc.

Với mức giá đó, Gazprom đã buộc Trung Quốc phải trả giá cao gấp đôi so với giá được bán cho khách hàng châu Âu, theo nhận xét của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, người từ lâu luôn đòi Moscow giảm giá khí đốt cho quốc gia của mình.

"Hôm nay, ở châu Âu, Nga bán khí đốt tự nhiên với giá 80 đô la, không quá 90 đô la/1.000 m3 và chúng tôi phải trả 127 đô la", Interfax dẫn lời ông Lukashenko phát biểu trên hãng thông tấn nhà nước BelTA.

Sự chênh lệch về giá cho thấy sự khác biệt về các hoạt động định giá của Gazprom và chi phí so sánh mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã phải trả cho khí đốt từ dự án đường ống của Nga vào thời điểm thị trường toàn cầu căng thẳng do đại dịch và do cuộc chiến giá dầu giữa Ả Rập Saudi và Nga.

Tại buổi thuyết trình với các nhà đầu tư vào tháng 2/2020, Giám đốc điều hành phụ trách xuất khẩu của Gazprom, Elena Burmistrova đã từ chối giải thích tại sao giá khí đốt bán cho Trung Quốc cao như vậy.

"Chúng tôi thường được hỏi về giá gas được ghi trong hợp đồng giữa Gazprom và CNPC. Tuy nhiên, chúng tôi không thể tiết lộ các thông số về giá, vì các điều khoản của hợp đồng quy định rằng đây là bí mật thương mại", Burmistrova nói.

Xuất khẩu của Gazprom sang phía tây, ngoại trừ Belarus, có giá 168 đô la vào tháng 1/2020 và 145 đô la/1.000 m3 vào tháng 2.

Vào ngày 22/4, giá khí giao ngay tại Anh đã giảm xuống còn 45,65 đô la/1.000 m3, rẻ hơn gần 30% so với giá tại các khu vực phía tây bên trong Liên bang Nga, Cơ quan Thông tấn Turan của Azerbaijan cho biết.

Mới gần đây vào tháng 2, Gazprom còn dự kiến ​​sẽ bán khí đốt ở châu Âu với giá 175-185 đô la/1.000 m3, Newsbase Daily News đưa tin trong tuần này.

Giá khí của Gazprom cho cả châu Âu và Trung Quốc trong tháng 5 đã giảm vì cả hai đều được liên kết với giá của các sản phẩm dầu với thời gian trễ để điều chỉnh, trong trường hợp của Trung Quốc được cho là 9 tháng.

Trong khi các điều khoản hợp đồng, giá khí khởi điểm bán cho Trung Quốc trước khi điều chỉnh được cho là cao hơn đáng kể.

Giá khí khởi điểm cho Trung Quốc là mức giá cuối cùng trong các cuộc đàm phán về việc xây dựng dự án Power of Siberia trị giá 55 tỷ USD, bắt đầu cung cấp vào tháng 12/2019.

Việc mặc cả về giá khởi điểm kéo dài ít nhất 3 năm.

Việc khai trương đường ống này đã gặp phải trở ngại lớn, chủ yếu là kết quả của cuộc khủng hoảng Covid-19.

Chuyến giao hàng đầu tiên của Gazprom cho Trung Quốc qua Power of Siberia vào ngày 2/12/2019 đã nhanh chóng được PetroChina báo cáo cho công ty mẹ CNPC. Tập đoàn này sau đó đã gửi thông báo bất khả kháng cho các nhà cung cấp khí đốt, kêu gọi đình chỉ nhập khẩu do nhu cầu ở Trung Quốc giảm mạnh vì dịch Covid-19.

Đầu tháng 3, Gazprom từ chối nhận thông báo, nhưng 5 ngày sau, công ty cho biết họ sẽ ngừng hoạt động Power of Siberia để "bảo trì định kỳ" trong phần còn lại của tháng.

Vào ngày 17/4, một sự phức tạp hơn nữa đã xuất hiện với thông báo kiểm dịch tại mỏ khí Chayanda, nguồn tài nguyên chính cho đường ống Power of Siberia, do sự bùng phát Covid-19.

Power of Siberia có kế hoạch tăng cường xuất khẩu từ 5 tỷ m3 trong năm nay lên mức 38 triệu m3 hàng năm vào năm 2024, đã phải đối mặt với những lo ngại sau khi Trung Quốc giảm tốc độ chuyển đổi than sang khí đốt dưới áp lực kinh tế.

Nhưng trong khi các công ty dầu khí quốc tế đang cắt giảm đầu tư và tạm dừng các dự án trên khắp thế giới, Gazprom dường như cố gắng tăng cường cam kết với Trung Quốc.

Trong những ngày gần đây, các quan chức Gazprom đã xem xét nâng cao sản xuất của mỏ dầu khí Kovykta ở Siberia, nguồn tài nguyên thứ hai cho đường ống, trong bối cảnh các cuộc thảo luận về việc thúc đẩy xuất khẩu sang Trung Quốc thêm 5-10 triệu m3 mỗi năm, Interfax cho biết vào tuần trước.

Vào tháng 3/2020, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã phê duyệt tiến bộ lập kế hoạch cho dự án đường ống "Sức mạnh Siberia 2" qua Mông Cổ đến giai đoạn "tiền khả khi". Power of Siberia 2 có công suất lên tới 50 triệu m3 khí mỗi năm.



Thông tin mới nhất về ngành dầu khí thế giới.
1, Nord Stream 2 có nguy cơ chịu các hạn chế của Chỉ thị khí đốt EU do dự án này bị trì hoãn quá lâu.

2, Tàu Akademik Chersky có khả năng xây nốt dự án Nord Stream - 2 đã đến cảng Kaliningrad ở biển Baltic.

3, Công ty năng lượng Mỹ Sempra Energy cho biết hôm thứ Hai 4/5, họ đã trì hoãn quyết định xây dựng nhà máy xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Texas (Mỹ) sang năm sau.

4, Giá xăng và dầu diesel ở New Delhi (Ấn Độ) đã tăng lần lượt là 1,67 Rupee và 7,10 Rupee/lít vào thứ Ba 5/5 khi chính quyền tiểu bang này tăng mạnh thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với cả hai loại nhiên liệu.

5, Công ty vận tải năng lượng của Canada Enbridge Inc cho biết hôm thứ Hai 4/5, họ đã thỏa thuận được với các công ty vận tải dầu để tạm thời lưu trữ dầu trong hệ thống đường ống dẫn dầu lớn nhất Bắc Mỹ Mainline từ ngày 1/6 do lượng dầu dư cung tăng.

6, Công ty điều hành hệ thống truyền tải khí đốt tự nhiên Gaz-System của Ba Lan đã ký hợp đồng trị giá 306 triệu đô la với công ty dịch vụ dầu mỏ Saipem của Ý về việc xây dựng đoạn ống dẫn dầu Baltic từ Đan Mạch đến Ba Lan.

7, Thậm chí Rosneft không còn hoạt động ở Venezuela, theo dữ liệu từ công ty dầu khí thuộc sở hữu nhà nước Venezuela (PDVSA), xuất khẩu dầu của Venezuela đã tăng cao hơn vào tháng tư (trung bình 848.000 thùng/ngày) tăng nhẹ so với tháng 3 (814.000 thùng/ngày).

8, Giám đốc điều hành của Công ty khai thác và phát triển dầu khí Oil Search Keiran Wulff cho biết hôm thứ Ba 5/5, Oil Search đang xem xét cắt giảm sản lượng dầu tại Papua New Guinea từ tháng 7.

9, Tập đoàn dầu khí của Pháp Total SA đã tiết lộ kế hoạch vô hiệu hóa khí thải nhà kính vào năm 2050 và cắt giảm sâu chi tiêu vì lợi nhuận quý đầu năm nay giảm mạnh.
langtubachkhoa
Khong biet cai "chong rua tien" nay cua EU co nham vao Anh k nhi? Vi nhieu nuoc trong do la thuoc dia cu cua Anh, nhieu lanh tho trong do tham gia vao cai shadow banking cua Anh. VN ma lam Van Don khong kheo chui vao danh sach nay cua EU

EC đề xuất thành lập cơ quan chống rửa tiền
Ngày 7/5, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết tổ chức này cân nhắc việc lập ra một cơ quan mới để kiểm soát tội phạm tài chính và giám sát các ngân hàng chặt chẽ hơn.


Trong một bản kế hoạch gửi tới chính phủ của 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), EC cho rằng khối này cần một hệ thống để giải quyết nạn rửa tiền và chống chống tội phạm tài chính ở cấp EU. Tuy nhiên, EC lưu ý rằng trước hết cần đáng giá tác động của kế hoạch.
Theo EC, bất kỳ sự giám sát nào ở cấp độ EU đều có thể là không thuộc quyền của Cơ quan Giám sát Ngân hàng châu Âu hoặc được thực hiện bởi “một cơ quan chuyên trách mới”.
Trong bản báo cáo trên, EC cũng công bố một danh sách các quốc gia mới mà Brussels cho rằng cần giám sát hơn nữa để hạn chế hoạt động rửa tiền. Danh sách rửa tiền được điều chỉnh sẽ có hiệu lực từ tháng 10/2020. Các công ty ở bất cứ quốc gia nào trong danh sách rửa tiền này sẽ bị cấm nhận tài trợ mới của EU.
Theo tài liệu của EC, các nước bị bổ sung vào danh sách “đen” bao gồm Bahamas, Barbados, Botswana, Campuchia, Ghana, Jamaica, Mông Cổ, Mauritius, Myanmar, Nicaragua, Panama và Zimbabwe.
Các quốc gia đã có trong danh sách rửa tiền của EC là Afghanistan, Iraq, Vanuatu, Pakistan, Syria, Yemen, Uganda, Trinidad và Tobago và Iran. Trong khi đó, sáu quốc gia là Bosnia, Guyana, Lào, Ethiopia, Sri Lanka và Tuynisia đã được EC đưa ra khỏi danh sách với lý do các nước này đã có tiến bộ./.


Facebook công bố một hội đồng hoàn toàn mới có thể đảo ngược cả quyết định của Mark Zuckerberg
Ngày 6/5, Facebook đã công bố 20 thành viên thuộc Hội đồng giám sát nội dung độc lập mới, đây được ví như là Tòa án Tối cao của Facebook, sẽ có thể đảo ngược các quyết định của công ty và Giám đốc điều hành.

Một số thành viên trong Hội đồng giám sát nội dung như cựu Thẩm phán Tòa án Nhân quyền châu Âu András Sajó, Giám đốc điều hành Internet Sans Frontières Julie Owono, nhà hoạt động người Yemen từng đoạt giải Nobel Hòa bình Tawakkol Karman, cựu Tổng biên tập The Guardian Alan Rusbridger và nhà ủng hộ quyền kỹ thuật số người Pakistan Nighat Dad, Reuters dẫn thông tin được Nick Clegg, người đứng đầu các vấn đề toàn cầu của Facebook, chia sẻ.

Các đồng chủ tịch của hội đồng giám sát nội dung, những người có quyền lựa chọn thành viên là ông Michael McConnell, cựu thẩm phán liên bang Mỹ và cũng là chuyên gia về tự do tôn giáo, chuyên gia luật hiến pháp Jamal Greene, luật sư người Colombia Catalina Botero-Marino và cựu Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt. Số thành viên dự tính sẽ tăng lên khoảng 40 người trong thời gian tới. Facebook cũng cam kết tài trợ 130 triệu USD trong ít nhất sáu năm cho hội đồng này.

Hội đồng giám sát nội dung sẽ đứng độc lập, không chịu sự chi phối của ban lãnh đạo Facebook, điều này được một số người ví von như là Tòa án Tối cao của Facebook, sẽ có thể đảo ngược các quyết định của công ty và Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg về những nội dung cá nhân xuất hiện trên Facebook và Instagram.


Hội đồng giám sát sẽ tập trung vào một vài các vấn đề nội dung đầy thách thức bao gồm ngôn từ kích động và quấy rối cùng các nội dung liên quan đến an toàn của người dùng. Được biết hội đồng này sẽ tăng lên khoảng 40 thành viên trong thời gian sắp tới.

Facebook cũng cho biết các thành viên thuộc hội đồng đến từ 27 quốc gia và nói ít nhất 29 ngôn ngữ, mặc dù ¼ thành viên nhóm và hai trong số bốn đồng chủ tịch đến từ Mỹ.

Facebook từ lâu đã phải đối mặt với những lời chỉ trích về các vấn đề kiểm duyệt nội dung như xóa một bức ảnh “Em bé Napalm” thời chiến tranh Việt Nam đến việc không ngăn chặn những phát ngôn thù hận ở Myanmar nhằm vào người Rohingya. Với việc lập ra Hội đồng giám sát nội dung độc lập, đây sẽ là nơi đưa ra quyết định công khai về các trường hợp gây tranh cãi khi người dùng đã sử dụng hết quy trình kháng cáo thông thường của Facebook. Ngoài ra, hội đồng còn có thể đưa ra khuyến nghị chính sách cho Facebook dựa trên những quyết định mà công ty sẽ trả lời công khai.



Ông Trump nóng lòng khai chiến thương mại lần 2
Trả lời báo giới ngày 5/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hiện chính quyền Mỹ đang “theo dõi sát sao” xem Trung Quốc có thực hiện được những cam kết mua hàng hoá và dịch vụ của Mỹ theo như thoả thuận đã ký giữa hai nước hồi tháng 1 hay không.
Nhà lãnh đạo Mỹ nhận định Trung Quốc đang mua nhiều hàng nông sản Mỹ nhưng ông không chắc chắn lượng mua đó có đủ mức cần thiết để hoàn thành các cam kết đối với các loại hàng công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng và dịch vụ hay không.

“Tôi sẽ có thể báo cáo sau 1-2 tuần nữa không chỉ với những người nông dân mà cả những ngành công nghiệp khác. Họ hiểu rằng họ đã có thoả thuận và hy vọng họ thực hiện được thoả thuận, chúng ta sẽ chờ xem” - Tổng thống Trump tuyên bố.


Lời đe dọa mới nhất của ông Trump nhằm vào Trung Quốc được đưa ra giữa lúc xuất hiện các hoài nghi về khả năng của Trung Quốc thực hiện cam kết với Mỹ, đặc biệt là khi nền kinh tế của nước này đã chịu tổn thất nặng nề vì đại dịch COVID-19.

Thực tế các doanh nghiệp Mỹ bắt đầu nghi ngờ sự nghiêm túc của Bắc Kinh từ tháng 3 khi giá dầu bắt đầu lao dốc, Trung Quốc vẫn mua nông sản của Mỹ nhưng không mua thêm các sản phẩm năng lượng. Thỏa thuận này đã ghi nhận cam kết của Trung Quốc trong việc mua các sản phẩm năng lượng của Mỹ trị giá 50 tỷ USD trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, đầu năm 2020, Trung Quốc vẫn không lựa chọn sản phẩm năng lượng của Mỹ mà lựa chọn mua dầu từ Nga và Saudi Arabia.

Đối mặt với sức ép dư cung, các nhà khoan dầu Mỹ muốn Trung Quốc phải thực hiện thỏa thuận của mình.

Đến ngày 21/4, Hội đồng Khai thác và Sản xuất Mỹ hối thúc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump phải gây sức ép lên Trung Quốc để thực hiện lời hứa của họ trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.

Bức thư có đoạn: "Trong những tháng đầu năm 2020, Trung Quốc chỉ mua một lượng tối thiểu dầu thô của Mỹ, trong khi quốc gia này lại tăng sản lượng dầu thô mua từ Saudi Arabia và Nga. Thay vì tăng cường nhập khẩu từ Nga và Saudi Arabia, Chính phủ Trung Quốc phải có những bước đi thiết thực để duy trì quan hệ với Mỹ như một đối tác thương mại tin tưởng".

“Chúng tôi đang ở thời điểm quan trọng. Phải áp dụng mọi biện pháp có thể để giảm bớt tình trạng dư cung và các vấn đề liên quan đến khả năng dự trữ mà các nhà sản xuất đang phải đối mặt - đặc biệt phải gây sức ép buộc Trung Quốc thực hiện nghĩa vụ thương mại của mình” - Giám đốc điều hành Hội đồng Khai thác và Sản xuất Mỹ Anne Bradbury nêu trong bức thư.

Ngay cả mua nông sản, Bắc Kinh cũng không chọn sản phẩm đậu tương của Mỹ mà mua đậu tương của Brazil. Brazil vốn là đối thủ cạnh tranh chính của Mỹ trên thị trường đậu tương quốc tế. Do kinh tế đi xuống mùa dịch nên đậu tương nước này hiện có giá thấp hơn, nên được Trung Quốc chọn mua.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Trung Quốc đã mua kỷ lục, với 11,6 triệu tấn đậu tương Brazil trong tháng 3/2020. Trong khi đó, đặt hàng đậu tương Mỹ cho nhu cầu cả năm 2020 của Trung Quốc đến nay vẫn rất thấp, chỉ 12,6 triệu tấn.


Con số này thậm chí còn thấp hơn mức 12,9 triệu tấn được đặt hàng cùng thời điểm này năm ngoái, khi căng thẳng thương mại đang ở mức cao. Trong khi đó, hai năm trước, khi chưa cuộc chiến thương mại, Trung Quốc đã đặt mua gần 30 triệu tấn đậu tương Mỹ vào tháng 4/2018.

Phát biểu hôm 14/4, ông Trump cho biết các giao dịch mua hàng của Trung Quốc đã có một chút ảnh hưởng bởi Covid-19, nhưng ông hy vọng Trung Quốc sẽ giữ vững thỏa thuận này.

"Tôi biết Chủ tịch Tập Cận Bình. Tôi nghĩ ông ấy sẽ duy trì thỏa thuận. Còn nếu ông ấy không làm thế thì cũng ổn thôi vì chúng tôi có nhiều biện pháp tốt khác" - Tổng thống Trump nói.

Sức ép áp đặt lên Trung Quốc ngày càng gia tăng giữa lúc Tổng thống Mỹ tích cực đổ lỗi cho nước này "tạo ra" và lây lan dịch bệnh ra toàn cầu cũng như cố tình giấu nhẹm thông tin dịch bệnh để đầu cơ thiết bị y tế, tranh thủ quảng bá sản phẩm nội địa ra các nước - ví như sản phẩm Huawei. Việc đổ lỗi được khởi xướng bởi ông Trump đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi ở chính nước Mỹ song ngày càng có nhiều đồng minh Mỹ ủng hộ việc thực hiện điều tra quốc tế với Trung Quốc nhằm tìm kiếm nguồn gốc của dịch bệnh.

Tổng thống Mỹ cũng cho biết, ông có thể sẽ buộc Trung Quốc phải bồi thường các tổn thất do dịch bệnh gây ra bằng đòn thuế quan mới.

Giới quan sát cho rằng, nếu hành động như vậy, ông Trump sẽ tự mình đạp đổ các cố gắng của chính ông để ép Bắc Kinh cam kết thương mại. Đồng thời, một cuộc chiến thương mại ở giai đoạn nền kinh tế Mỹ đang chịu cú sốc kép do giá dầu và dịch bệnh, sẽ chỉ càng khiến Mỹ lún sâu vào khủng hoảng.

Nếu phát động chiến tranh thương mại 2, các doanh nghiệp Mỹ sẽ phải trả thêm nhiều tiền thuế nhập khẩu hơn, khiến người tiêu dùng Mỹ mua hàng với giá cao hơn với cùng một loại sản phẩm so với thời điểm trước thương chiến.

"Rất khó để Trung Quốc thực hiện được cam kết đó. Và với việc các chuỗi cung ứng Mỹ đang tê liệt vì dịch COVID-19, các nhà xuất khẩu nước này cũng khó tăng được khối lượng hàng bán sang Trung Quốc" - Cựu Thủ tướng Australia Kevin Rudd bình luận.

langtubachkhoa
Không biết đây có phải đòn dằn mặt của Mỹ với Arap Saudi sau vụ giá dầu k? Vì Arap Saudi đã bơm dầu ra khắp nơi làm giá dầu thụt thảm hại, đánh mạnh vào ngành dầu đá phiến Mỹ

Mỹ rút lá chắn tên lửa Patriot ra khỏi Arab Saudi
Quân đội Mỹ quyết định rút 4 hệ thống phòng không Patriot và 300 binh sĩ khỏi Arab Saudi vì cho rằng mối đe dọa từ Iran đã giảm bớt.
"Hai hệ thống lá chắn tên lửa được triển khai đến Arab Saudi sau vụ tập kích nhà máy lọc dầu đang rời đi. Tôi nghĩ mọi người đều biết đó là đợt điều chuyển tạm thời, trừ khi tình hình xấu đi. Tuy nhiên, tình hình không xấu đi và các khẩu đội đó sẽ được rút về", quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên hôm nay cho biết.


Venezuela công khai bằng chứng khó chối cãi, cựu đặc nhiệm nhận trách nhiệm nhưng ông Trump tuyên bố không liên quan.
Căng thẳng giữa Mỹ và Venezuela đang ngày càng phức tạp sau khi một vụ âm mưu bắt cóc Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro bị lực lượng an ninh nước này triệt phá và xác định là do lực lượng Mỹ đứng sau lên kế hoạch.


Hôm 7/5, 3 thượng nghị sĩ Dân chủ tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã yêu cầu chính phủ Tổng thống Donald Trump phải minh bạch về vụ đột kích xảy ra tại Venezuela trong đó 2 công dân Mỹ đã bị bắt giữ. Đáng chú ý đây là 2 cựu lính đặc nhiệm của Mỹ.

Các thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Murphy, Tim Kaine và Tom Udall chấp bút và được gửi đến Ngoại trưởng Mike Pompeo, Bộ trưởng Tư pháp William Barr và Quyền Giám đốc Tình báo quốc gia Richard Grenell. Trong thư, ông Murphy đã liên tiếng cảnh báo về cuộc đột kích do cựu đặc nhiệm Mỹ Jordan Goudreau chỉ huy cũng như việc hai cựu binh Mỹ bị phía Venezuela bắt giữ.

“Chính phủ Tổng thống Trump, một là không biết vụ việc này đã lên kế hoạch từ trước, hai là đã biết và cho phép họ tiến hành. Cả hai khả năng đều cần phải được bàn thảo, xem xét” - một phần bức thư cho biết.

Ngoài ra, bức thư trên cũng đề cập một số điều khoản trong đạo luật VERDAD - đạo luật được Tổng thống Trump ký ban hành năm 2019 nói về các chính sách của Mỹ hỗ trợ đàm phán ngoại giao nhằm tiến tới giải quyết khủng hoảng chính trị, kinh tế và nhân đạo tại Venezuela. Thực tế thì cuộc đột kích như vậy gây ảnh hưởng đến triển vọng hòa bình ở Venezuela bởi nó đã phần nào cho thấy can thiệp bằng vũ trang được coi là hành động để giải quyết khủng hoảng.

“Người dân Venezuela xứng đáng được sống trong một nền dân chủ. Nhưng để đạt được điều này, cần phải thông qua con đường ngoại giao mạnh mẽ và hiệu quả chứ không phải là “phiêu lưu mạo hiểm bằng bạo lực” - AP trích dẫn một phần bức thư.

Điều này đã không cho thấy rõ thiện chí đàm phán hòa bình mà còn giúp ông Maduro có được sự ủng hộ của đồng minh.

Bức thư còn để ngỏ 6 câu hỏi, liệu các quan chức Mỹ có biết về kế hoạch của cựu binh Jordan Goudreau, chính phủ Mỹ có tiến hành các bước ngăn chặn hành động này và liệu có trực tiếp hay gián tiếp ủng hộ những người có liên quan hay không.

Hơn nữa, liệu cộng đồng tình báo Mỹ có nắm được tin tức xung quanh hợp đồng mà ông chủ SilverCorp USD nói rằng đã ký với lãnh đạo phe đối lập Venezuela Juan Guaido.

Cựu đặc nhiệm Goudreau, người làm chủ công ty an ninh tư nhân SilverCorp đã nhận trách nhiệm về vụ đột kích tại Venezuela hôm 3/5. Ông này nói đã hợp tác với một cựu tướng lĩnh của Vệ binh Quốc gia Venezuela trong huấn luyện các binh sĩ đào ngũ ở Colombia.

Tổng thống Nicolas Maduro trong một cuộc họp với giới truyền thông còn trưng ra bằng chứng là bản chụp văn bản được cho là hợp đồng giữa công ty Silvercorp USA với lãnh đạo phe đối lập Venezuela - ông Juan Guaido.

Các đoạn video thẩm vấn 2 cựu binh Mỹ bị bắt là Luke Denman (34 tuổi) và Airan Berry (41 tuổi) cũng đều xác nhận hợp đồng này.

Hôm 7/5, Venezuela đã phát sóng một đoạn video lời khai của Airan Berry - cựu binh Mỹ thứ hai bị bắt trong vụ đột kích.

Trong đoạn video, Berry nói rằng anh ta đã ký hợp đồng với công ty Silvercorp USA để huấn luyện từ 50 đến 60 người ở TP Riohacha của Colombia và sau đó đi cùng với một nhóm phiến quân đến thủ đô Caracas (Venezuela).

“Bản hợp đồng đã được ông Goudreau đưa ra vài ngày trước. Trong bản hợp đồng còn nói về trách nhiệm của tôi với công ty Silvercorp USA, tất cả được ông Jordan Goudreau, ông Juan Guaido và ông Juan Rendon (cố vấn của ông Guaido) ký” - Berry nói trong đoạn clip.

Những phản ứng từ Thượng Nghị sỹ Đảng Dân chủ thực sự sẽ khiến chính quyền ông Trump "toát mồ hôi hột" khi bằng chứng và nhân chứng đều đã rõ ràng.

Song song với kế hoạch hòa bình thông qua đối thoại và trừng phạt mà ông Trump muốn áp đặt vào Venezuela, bây giờ đã lộ thêm các âm mưu bắt cóc Tổng thống Maduro để đưa về Mỹ. Dẫu ông Trump không nắm cụ thể về chi tiết, chắc hẳn ông cũng sẽ nên xem xét đối tác của mình ở Venezuela, người mà ông đã dành nhiều lời khen ngợi trong buổi đọc Thông điệp Liên bang trước đây - Tổng thống tự xưng Juan Guaido.

Vụ việc âm mưu xâm nhập lãnh thổ Venezuela theo đường biển để thực hiện âm mưu phá hoại hôm 3/5 lại một lần nữa cho thấy sự nhúng tay của người Mỹ vào tình hình ở Venezuela đều đã thất bại.

Ngoài 2 cựu binh Mỹ, 8 người khác đã thiệt mạng, 17 người bị Venezuela bắt giữ trong vụ xâm nhập bất thành ở bờ biển cách thủ đô Caracas không xa.

Ngày 6/5, Tổng Công tố Venezuela Tarek William Saab nói rằng thủ lĩnh đối lập Juan Guaido, do Mỹ hậu thuẫn, đã ký thỏa thuận 212 triệu USD với lính đánh thuê. Goudreau cũng xác nhận với báo chí Mỹ rằng mình đã có giao kèo với phe đối lập Venezuela và đã thuê Denman cũng như Berry làm "giám sát".

Cùng ngày 6/5, Juan Rendon, thành viên ủy ban chiến lược của ông Juan Guaido, xác nhận với CNN việc ông ký "thỏa thuận thăm dò" với SilverCorp để bắt thành viên trong chính quyền ông Maduro đưa ra trước công lý. Tuy nhiên, ông Rendon nói rằng thỏa thuận chưa được xác lập và ông tự ý triển khai chiến dịch "tự sát" nói trên.

Đài Truyền hình quốc gia Venezuela tối 6/5 phát đoạn video ghi hình Luke Denman thừa nhận âm mưu "đảo chính" từ phe Juan Guaido.
langtubachkhoa
There can be no politics without history
Co-authored by Professor Andreas Wirsching, Director of the Leibniz Institute for Contemporary History (IfZ), and Foreign Minister Heiko Maas to mark the 75th anniversary of the end of the Second World War

https://www.auswaertiges-amt.de/en/newsroom...rld-war/2339620


Nhân kỷ nhiệm 75 năm kết thúc thế chiến 2, tạp chí Spiegel đăng tải bài viết của Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas và nhà sử học Andreas Wirsching với tựa đề "Không có chính trị nào mà không có lịch sử", yêu cầu nhiều người từ bỏ các nỗ lực tìm ra "thủ phạm mới" của Thế chiến II.

Ngoại trưởng Đức thậm chí đã nhấn mạnh rằng, nước Đức nhận mọi trách nhiệm về việc đã gây nên Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Theo đó, bài báo có đoạn: "Những nỗ lực viết lại lịch sử theo cách đáng xấu hổ nhất trong vài tháng qua đòi hỏi chúng tôi phải đưa ra một tuyên bố rõ ràng vì thực tế là sự thật lịch sử không thể thay đổi: chính nước Đức đã bắt đầu Thế chiến II với cuộc tấn công vào Ba Lan, và chính Đức phải chịu trách nhiệm về nạn Diệt chủng người Do Thái.

Bất cứ ai gieo rắc nghi ngờ về điều này, và cố gắng buộc tội các dân tộc khác trong sự kiện này, là hành xử sai trái với các nạn nhân của cuộc chiến. Họ lợi dụng lịch sử và chia rẽ châu Âu".

Ngoại trưởng Maas giải thích quan điểm của mình liên quan đến lịch sử Thế chiến II, nhấn mạnh thế giới cần tránh khỏi mối đe dọa của chủ nghĩa xét lại.

"Quá khứ của nước Đức cho thấy sự nguy hiểm của chủ nghĩa xét lại, thay thế tư duy duy lý bằng thần thoại. Đó là lý do tại sao mà chúng tôi, người dân Đức, phải chống lại việc những kẻ tấn công trở thành nạn nhân, và nạn nhân trở thành tội phạm" - Ngoại trưởng Đức tuyên bố.

Ông nhấn mạnh người Đức chống lại những tư duy của chủ nghĩa xét lại hoàn toàn không chỉ vì đạo đức của họ.

Những ý định viết lại lịch sử Thế chiến 2 đã được đề cập đến hồi tháng 9/2019. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cực lực lên án hành động đó.

Hôm 8/5, kênh truyền hình "Rossiya 1” phát sóng bộ phim tài liệu "Chiến tranh để tưởng nhớ" cũng đề cập đến tuyên bố của Tổng thống Nga về điều này.

"Những nỗ lực viết lại lịch sử có liên quan đến cuộc đấu tranh chính trị nội bộ ở một số quốc gia và mong muốn thu hút cử tri" - Tổng thống Nga Vladimir Putin nói.

Theo ông, đây là "công cụ giải quyết các vấn đề chính trị nội bộ hiện nay ở một số quốc gia, do mắc vào vòng luẩn quẩn trong nước và họ phóng đại vấn đề này [thủ phạm của Thế chiến 2-ND] theo mọi cách".

Trước đó, ông Putin đã chúc mừng các nhà lãnh đạo và nhân dân các nước nhân kỷ niệm 75 năm Chiến thắng trong Thế chiến II và Cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.

"Bổn phận thiêng liêng của các thế hệ hiện tại là lưu giữ mãi mãi ký ức về những người - đã trải qua vô số sự hy sinh, thiếu thốn, để bảo vệ tự do của quê hương, chú ý và quan tâm đến các cựu chiến binh yêu quý của chúng ta" - ông Putin nói.

Hồi tháng 9/2019, Nghị viện châu Âu thông qua nghị quyết liên quan tới những nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh Thế giới thứ Hai, trong đó nêu rõ, Hiệp ước Molotov-Ribbentrop là một thỏa thuận bí mật của Đức Quốc xã và Liên Xô, mở đường cho cuộc đổ máu ở Ba Lan. Do đó, Liên Xô có cùng lỗi với Đức Quốc xã vì đã gây ra Chiến tranh Thế giới Thứ hai.



Và dĩ nhiên, theo truyền thống của phương tây, phải đá đểu kèm theo, đó là khi thoát khỏi chế độ Đức quốc xã thì Đông Âu phải chịu 1 áp bức khác smartass.gif
Thời xưa, Đức cũng làm bộ phim Generation War (Unsere Mütter, Unsere Väter) trong đó chỉ trích du kích Ba Lan tuy đã kháng chiến chống Đức Quốc xã nhưng cũng bài Do Thái công khai, giết hại nhiều người Do Thái. Chính quyền Ba Lan nó phản đối cái phim này gay gắt và trên Netflix k thể xem được phim này nếu ở Ba Lan. Chính phủ cánh hữu hiện nay của Ba Lan đang muốn viết lại lịch sử giai đoạn này, và đã bị Israel phản đổi.
langtubachkhoa
Elvira Nabiullina, người đứng đầu ngân hàng trung ương Central Bank phát biểu: Nợ công (sovereign debt) đang rất thấp, một trong những nước thấp nhất, và điều đó rất tốt tạo ra lợi thế cạnh tranh, đồng thời tăng cường sự ổn định của nền kinh tế đối với ngoại cảnh (additional stability of the economy, regardless of the external situation).
Tuy vậy, nếu cần vẫn có thể tăng nợ công,nhưng phải làm điều này 1 cách vô cùng thận trọng, và ngân hàng trung ương sẽ k tham gia trực tiếp vào việc mua lại nợ công.
Trước đó bộ trưởng kinh tế Nga Anton Siluanov nói rằng bộ này đang có kế hoạch tăng nợ công (public debt) khoảng 1.5-2% GDP vào năm 2020 để bù lại sự sụt giảm của giá gaz và dầu

Russia has potential to increase sovereign debt, says Central Bank head

https://tass.com/economy/1154483


Nhân kỷ niệm 75 năm chiến thắng Phát xít ngày 8/5/2020, tàu lặn sâu tự hành Vityaz D của phòng thiết kế Rubin đã đặt 1 đồng xu tại rãnh Mariana sâu 10.028 mét nhằm kỷ niệm sự kiện đặc biệt này. Chuyến thám hiểm kéo dài 3h, tàu lặn đã thu được những kết quả về Thái Bình Dương.
Russia tests underwater drone in Mariana Trench
The Russian deep-sea vehicle "Vityaz-D" for the first time plunged to the bottom of the Mariana Trench, Deputy Prime Minister Yuri Borisov told reporters.

"This is the result of effective cooperation as part of the project of Russian Foundation for Advanced Research Projects in the Defense Industry, headed by Rubin Design Bureau, as well as active support for the project by the Navy. We expect that the new scientific and design elite of the defense industry will grow while working on such projects," Borisov said.

He noted the contribution to the project by the Russian Foundation for Advanced Research Projects. "I just want to add that this is not our only breakthrough development. There is a number of them. There is a lot of work ahead and I am sure there are new achievements," Borisov added.

According to the Russian Foundation for Advanced Research Projects, the unit dove to the bottom on May 8, 2020 at 22:34 Moscow time. Sensors of the device recorded a depth of 10,028 meters. The duration of the mission, excluding immersion and surfacing, was more than three hours, RIA Novosti reports.

Rubin Central Design Bureau for Marine Engineering in the annual report for 2015 reported that it had designed a deep-sea apparatus Vityaz designed for research work at a depth of up to 11,000. meters.

In 2017, Rubin Central Design Bureau published a request for proposals for the manufacture and delivery of a special outdoor lighting system for the Vityaz-D deep-sea vehicle, according to documents published on the public procurement website, the maximum price of the contract was 15 million rubles ($204,360 USD).

The ceremony of laying the Vityaz-D submersible at the assembly plant of experimental production took place on November 30, 2018.


http://www.uawire.org/russia-tests-underwa...-mariana-trench
Phó Thường Nhân
Vụ án hình sự Hồ Duy Hải có vẻ đang nóng lên trên mạng xã hội, và nó cũng được báo chí chính thống đưa lên. Có lẽ đây là một vụ án dạng điển hình để người ta đặt các định kiến vào, do sơ hở của việc bảo tồn hiện vật, sự mâu thuẫn có thể trong việc khai cung, về mặt thời gian, nó đã có từ năm 2008, trải qua 3 đời chủ tịch nước, đã từng bị ách lại để xét vào năm 2014, lại có các tài liệu tung ra trên mạng, mà người ta không thể biết độ chính xác, càng khiến nó rối tinh rối mù với định kiến nghi ngờ hệ thống tư pháp VN, đặc biệt gần đây còn có các vụ khác nữa, như vụ đất sân bay ở Sơn Tây, khiến định kiến càng tăng trên mạng xã hội, theo chiều của lề trái muốn lợi dụng.
Tôi thực sự không bao giờ tin vào mạng xã hội, tôi chỉ tin vào « duy vật lịch sử », tức là với thời gian thì sự việc sẽ được thấy rõ. Hiện nay, theo nhận xét của tôi, 90% mạng xã hội chỉ là định kiến, tưởng tượng, hư ảo. Và trong nhiều trường hợp còn gây nguy hại thực tế cho những nạn nhân của nó.
Ngay ở Pháp, nó đã có những chuyện nhưng tin đồn đại, vu khống trên facebook có thể tạo ra nạn nhân, đặc biệt với trẻ con. Trong điều kiện ở VN, người ta thích tin theo những thứ này hơn là tin thật sự, vì coi tin thật không là thật. Trong khi tin trên mạng xã hội kiểu này cũng không khá hơn, thì lại càng nguy hiểm.
Hiện tại còn có việc, báo chí VN thật lấy tin trên mạng xã hội, điều này càng dở, vì nếu thế thì báo chí còn là cái gì, là một dạng tin đồn chính thống ??
Tóm lại, có lẽ quan niệm như theo phật giáo, rằng tất cả những tin tức này là hư ảo, không nên tin có lẽ là đúng nhất. Vì nó chỉ phản ánh cái tham, sân, si của người phát tán chúng ra thôi.
Sau mấy nhận xét trên như nguyên tắc, thì tôi sẽ nói về vụ án này, dựa trên báo chí chính thống mấy ngày hôm nay. Còn thông tin « bên lề » tôi không lấy vào.
Tôi cũng không phân tích theo chiều hướng « chứng cứ », mà chỉ nói tới tác động liên quan của nó.
Kiểu vụ án mà chứng cứ mâu thuẫn với nhau này, không phải là đặc trưng của tư pháp VN, mà bất cứ ngành tư pháp nào trên thế giới cũng mắc phải. Nguyên nhân của nó là không thể xác định chắc chắn bằng hiện vật, do chúng không đầy đủ, « lưỡng nguyên », suy kiểu nào cũng được. Cũng có trườnghợp một phần chứng cớ bị xoá bỏ, hoặc bỏ qua do nhiều nguyên nhân : cẩu thả khi thu thập hiện vật, xét nghiệm hiện trường, phát hiện muộn hiện trường bị xoá bỏ tự nhiên (mưa gió, ..), hay cố tình.

Ví dụ ở Pháp, cách đây khoảng 4, 6 năm có vụ án một người làm vườn gốc Ma rốc canh tên là Omar giết một người phụ nữ thuê người này làm vườn. Chứng cứ của nó là trước khi bà kia chết còn kịp viết lên tường dòng chữ « Omar m’a tué » bằng máu. Nhưng trong quá trình điều tra có nhiều việc ẩn khuất, cũng như dấu máu, vân tay có vấn đề, thậm chí câu viết trên tường kia cũng sai ngữ pháp vì phải viết là « Omar m’a tuée » mới đúng (câu đó nghĩa mà Omar đã giết tôi), làm như người sắp chết còn có nhận thức về văn phạm tiếng Pháp. Người làm vườn kia phải thụ án, nhưng cho đến giờ vẫn có nghi kỵ là chính người trong gia đình bà kia giết vì vấn đề .. lấy bảo hiểm nhân thọ, và kế thừa tài sản. Nhưng dấu vết dẫn tới những giả thiết đó bị xoá. Nếu tôi không lầm, thì tổng thống Pháp cũng đã ân xã cho người này sau một thời gian thụ án.
Gần đây nhất có vụ cả một gia đình được xoá án, bởi trẻ con trong nhà đã bịa đặt khai bố mẹ chúng lạm dụng tình dục. Không ngờ đều là sự tưởng tượng của trẻ con cả.

Còn ở Mỹ, bang Caliornia, cũng có vụ một nhân vật Mỹ da đen, tôi không nhớ là danh ca, hay là cầu thủ thể thao, bị buộc tội là giết vợ mình là người da trắng. Nhưng bằng chứng cũng không rõ ràng. Vụ án này rất nổi tiếng, vì dư luận coi nó là kỳ thị da đen. Kết quả nhân vật này trắng án, nhưng cũng khuynh gia bại sản, không ngóc đầu dậy được. Kết cục của nó còn buồn cười hơn. Đó là sau khoảng 5,6 năm được trắng án, nhân vật này lại xa vào một vụ án hình sự doạ bắt cóc gì đó, nhưng thực ra là bị lừa, và bị tóm. Lúc này ông ta đang sống ở bang Arizona. Bình thường loại án này, thì phải lãnh nhiều nhất 2,3 năm tù là cùng, nhưng nhân thể toà án khuyến cáo tới hơn 30 năm, với tuổi của nhân vật thì điều đó coi như tương đương chung thân.

Điều đáng nói với tôi là vụ án Hồ Duy Hải này đã trải qua xét án lại, thậm chí còn được đưa lên chủ tịch nước (đời trước) để xin ân xá, và đã bị bác bỏ. Như vậy việc thi hành án là hợp lý, tôi chỉ chỉ ra một số điều kỳ quặc trong quá trình xét lại vụ án này.

1- Quốc hội xía vào. Đây là một điều rất kỳ lạ. Bình thường một « ông nghị » không thể xía vào chuyện của toà án, vì ông ta không phải là ông vua con. Chẳng nhẽ mấy trăm ông nghị là mấy trăm ông vua con, thì loạn. Quốc hội và Toà án độc lập với nhau. Tất nhiên không ai cấm một ông nghị nếu điều này ra ở quốc hội, nhưng nếu muốn can thiệp, thì cái quy trình của nó là quốc hội phải ra một cái luật, vì đây là thẩm quyền của quốc hội, và luật này có tác dụng ép toà án phải làm lại. hiển nhiên phải trong trường hợp ghê gớm thế nào, thì mới phải làm như vậy. Chứ quốc hội không thể đi ra ngoài đường vơ các trường hợp cụ thể, rồi mang ra làm luật tự nhiên được. Như vậy các ông nghị tham gia vào việc này, đòi « giám sát » là một sự quái dị.

2- Ân xá của chủ tich nước. Quyền ân xã của chủ tịch nước, thực ra là một biểu tượng còn lại của hệ thống vua chúa phong kiến phương Tây, vì mặc dù « lập hiến », vua (hay người đứng đầu nhà nước ở vị trí tương đương) có « quyền sinh quyền sát » với thần dân (ở đây là công dân). Trong chế độ pháp quyền hiện tại (bất cả ở đâu) nó là một vấn đề nhân đạo, và nó cũng là biện pháp để gỡ những điểm chết của cơ chế (giống như cái động cơ đốt trong vẫn cần cái ma ni ven để khởi động, thoát khỏi các vị trí chết của xi lạnh. hiện giờ thì cái mani ven này đã được thay bằng bộ khởi động điện ắc quy , nhưng nguyên tắc thì như nhau). Vấn đề là trong vụ án này quyền này đã được dùng. Thậm chí có thể hai lần (nếu tôi hiểu đúng câu chuyện, đó là lần 1 dưới thời CT Trương Tấn Sang, vụ án được khởi động lại, và lần hai là bị từ chối dưới thời CT Trần Đại Quang). Phải hiểu quyền ân xã của chủ tịch nước không có nghĩa là trắng án, là cách sửa sai lầm của hệ thống tư pháp, mà chỉ là một đặc ân nhân đạo.

3- Như vậy, một khi hệ thống tư pháp đã ra phán quyết, thì không thể rút lại được nữa, ngay cả khi người ta « cảm thấy » sai. Và nguyên tắc này được áp dụng trong tất cả các nước phương Tây tiên tiến.Nên điều mà toà án VN vừa quyết định là đúng về pháp lý.

4- Như vậy làm thế nào để sử lý những sai lầm của hệ thống tư pháp trong xét xử. Cách duy nhất về lâu dài đó là bỏ án tử hình. Nhưng ở Vn , điều này là quá sớm, chưa thể đưa vào được. Tại sao ? trước khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, « vừa đá bóng vừa thổi còi », đứng đầu cơ quan chống tham nhũng ở VN đồng thời là thủ tướng về nghỉ chế độ, thì đã có dự luật bỏ án tử hình với tội tham nhũng. Và điều này đã bị Quốc hội bác, không thông qua. Điều đó cũng dễ hiểu, vì nếu thông qua thì khác nào bảo đảm cho các nhân vật tham nhũng hạ cánh an toàn, cùng lắm là « hi sinh đời bố, củng cố đời con ». Vụ án gần đây với ông Nguyễn Văn Son cũng là ví dụ về điều này. Nếu án tử hình không được tuyên ra, thì liệu con gái ông ấy có « khạc ra » 3 triệu đô để đền bù không, đổi lại bố thoát án tử hình không. Tất nhiên ta có thể giữ án tử hình cho tội danh tham nhũng, bỏ với tội hình sự. Nhưng thế thì về mặt luật pháp cũng không ổn, vì tội giết người lại được nương nhẹ hơn tội ăn cắp tài sản, về mặt « nhân quyền » lại có vấn đề do « con người là vốn quý ».
Cuộc chống tham nhũng chỉ mới khởi sắc lại, khi Đảng nắm quyền tuyệt đối, và uỷ ban tổ chức trung ương được thiết lập lại. Dù có ít nhiều thành công, công cuộc này mới ở vào thời điểm ban đầu, chưa thành nếp, thành lối sống, chưa qua được một đời Tổng Bí thư/ Chủ tịch nước, như vậy là còn quá sớm để có thể bỏ bản án tử hình trong luật pháp VN. Có lẽ phải 10,15 năm nữa mới có thể thực hiện mà không gây tai hại cho xã hội.

Như vậy là không có cách nào khác. Thực ra là về mặt pháp lý không còn cửa. Nó chỉ còn một cái cửa nữa rất nhỏ. Và điều này phụ thuộc vào thời gian thì hành án được quy định trong bao lâu. Tôi không biết một khi luật tử hình được đưa ra, thì nó được thực hiện sau bao nhiêu thời gian ở VN. Ví dụ ở Mỹ, nhiều khi phải tới mấy năm, thì án mới được thi hành, có tội nhân phải chờ cả chục năm, và còn mong được chết sớm. Trong trường hợp này, thì sau một thời gian, chủ tịch nước trong các dịp ân xã đặc biệt (ví dụ ngày quốc khách), có thể đặc ân chuyển án xuống chung thân.
Phó Thường Nhân
Bổ xung một chút, vì tôi nhầm lẫn ơt trên, tất cả vụ an này là thời CT Trương Tấn Sang. Không có CT Trần Đại Quang ở đây. Vì ngại sửa bài, nên tôi đính chính ở đây
langtubachkhoa
Bác Phó, cái vụ án HDH này, người ta phản đối, vì thấy rằng quá trình điều tra có nhiều sai phạm, vi phạm các quy tắc nghiệp vụ và pháp lý. Vì thế mà chưa đủ cơ sở để buộc tội, và phải điều tra tiếp.
Theo tư tưởng thường luật của ANh Mỹ, thì chỉ cần sai 1 khâu nhỏ là đủ để hủy bỏ mọi bản án.

Đưa tin thêm, hóa ra Mỹ vẫn muốn là 1 bên của thỏa thuận hạt nhân để kích hoạt lệnh cấm vận vũ khí với Iran, sẽ hết hạn tháng 10 này


Nga phủ nhận Mỹ là một bên của thỏa thuận hạt nhân Iran
QĐND - Ngày 13-5, TASS dẫn lời Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) Vasily Nebenzya cho biết, Mỹ không thể yêu cầu gia hạn lệnh cấm buôn bán vũ khí mà Hội đồng Bảo an LHQ áp đặt lên Iran do Washington đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015.
Ông Vasily Nebenzya nhấn mạnh, đây là điều “nực cười” khi cho rằng Mỹ vẫn là một bên tham gia Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), nhờ vậy, Washington có thể kích hoạt trở lại tất cả lệnh trừng phạt của LHQ đối với Tehran. Mỹ đã không còn tư cách thành viên của JCPOA kể từ khi đơn phương rút khỏi thỏa thuận vào năm 2018. Theo thỏa thuận mà Iran ký kết với 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và Đức, lệnh cấm buôn bán vũ khí sẽ hết hiệu lực vào ngày 18-10 tới.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.