Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanutkovitch Kẻ Bất Tài được Việc
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26
langtubachkhoa
Thêm tin vể Nord Stream 2


Theo hãng tin Mỹ Bloomberg, việc xây dựng tuyến đường ống khí đốt “Dòng chảy phương Bắc-2” (Nord Stream-2) đã bước vào giai đoạn cuối và sắp hoàn thành.

Bloomberg lưu ý rằng, ảnh chụp từ vệ tinh hồi giữa tháng 5 cho thấy, những đoạn ống nằm ở cảng Murkan của Đức đã được chuyển đến bến để bốc xếp lên tàu. Bến cảng này là trung tâm hậu cần phục vụ công tác xây dựng tuyến đường ống khí đốt “Dòng chảy phương Bắc-2”.

Ngoài ra, sau chuyến đi kéo dài ba tháng gần như qua khắp thế giới, con tàu đặt ống “Viện sĩ Chersky” của Nga, ứng cử viên chính để hoàn thành dự án, đã neo đậu cách cảng Murkan 5 km.



Đường ống dẫn khí Nord Stream-2 trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng sẽ được hoàn thành theo như tuyên bố và quyết tâm của nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin.

Theo tin của hãng, 1.239 km đường ống dẫn khí đốt đã được lắp đặt xong, chỉ còn khoảng 6% số lượng công việc cần phải hoàn thành nốt. Các chuyên gia cho rằng tàu “Viện sĩ Chersky” có thể hoàn thành việc xây dựng để đưa “Dòng chảy phương Bắc-2” vào hoạt động vào cuối năm 2020.

Tuy nhiên, Nord Stream-2 vẫn đang đứng trước những trở ngại mới khiến thời gian chính thức đưa vào vận hành sẽ bị đẩy lùi tới vài năm nữa.

Theo ông Sergey Pikin, giám đốc Quỹ phát triển năng lượng Nga chia sẻ với báo Moskovsky Komsomolets, tuyến đường ống dẫn khí này trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng sẽ được hoàn thành, tuy nhiên việc đưa công trình vào vận hành một cách đầy đủ có thể phải mất vài năm.

Cụ thể, ông Sergey Pikin cho rằng, đường ống sẽ còn bị các mối đe dọa trừng phạt từ phương Tây trong tương lai, buộc nhà đầu tư Gazprom phải có tính toán kỹ lưỡng.



"Cần sẵn sàng trước những vụ kiện mới, đặc biệt là từ phía Ba Lan, nước từ lâu đã quyết liệt chống lại việc hoàn thành xây dựng dự án Nord Stream-2.” - ông Pikin lưu ý.

Chuyên gia cho rằng giải phát tốt nhất là thành lập một công ty quốc tế để quản lý việc cung cấp khí đốt sang châu Âu. Công ty này cần có mặt của các nhân vật có mặt trong vốn cổ phần đã góp mặt vào xây dựng đường ống. Theo ý kiến của ông, sự hiện diện của những tên tuổi quốc tế lớn trong vốn cổ phần công ty có thể sẽ giúp ích được dự án thoát khỏi các sức ép trừng phạt.

Mới đây, cơ quan quản lý năng lượng của Đức là Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức (BNA) đã miễn trừ dự án Nord Stream trong 20 năm khỏi Chỉ thị Khí đốt của EU (sửa đổi). Thông qua đường ống này, khí đốt của Nga vẫn được đổ sang Đức và người tiêu dùng châu Âu khác như trước đây mà không có bất kỳ hạn chế nào.

Cơ quan quản lý Đức nhấn mạnh rằng đường ống Nord Stream góp phần đảm bảo an ninh nguồn cung và không gây hại cho cạnh tranh trên thị trường khí đốt châu Âu.

Tuy nhiên, Tòa án Châu Âu đã bác bỏ yêu cầu của Nord Stream-2 khi muốn được hưởng đặc quyền tương tự như đường ống Nord Stream. Phía cơ quan quản lý năng lượng của Đức đã thông báo rằng luật pháp mới của châu Âu vẫn sẽ áp dụng cho đường ống chưa hoàn thành. Điều đó có nghĩa là trong tương lai Gazprom sẽ phải chia sẻ đường ống Nord Stream-2 cho các bên khác.

Dù bình luận về Nord Stream-2 rất tích cực và tương tự như với Nord Stream nhưng cơ quan quản lý Đức nhấn mạnh rằng đường ống Nord Stream-2 không được hưởng miễn trừ khỏi Chỉ thị khí đốt EU. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thực sự của việc cung cấp khí của Gazprom và có thể khiến họ không vội vàng để sớm hoàn thành dự án.

Chuyên gia Nga cho rằng, tin tức tích cực nhất có được của Nord Stream-2 là các chính trị gia cao cấp nhất của Đức và các doanh nhân Đức đến nay luôn ủng hộ dự án. Nhưng liệu nó sẽ có thể sẽ thông dòng vào cuối quý 2 của năm 2020 như Gazprom thông báo hay không? Chuyên gia cho rằng, điều đó thì dường như là rất khó.

Đến nay, con tàu lắp đặt đường ống thuộc sở hữu của Gazprom là Akademik Chersky, đi từ Nakhodka đã gần đến biển Baltic để thực hiện thi công dự án này.

Trong khi đó, Phó Giám đốc của Quỹ An ninh năng lượng quốc gia, Alexey Grivach đánh giá, Gazprom có ​​thể cấp quyền truy cập Nord Stream-2 cho các công ty Nga khác - ví dụ, Rosneft và Novatek - mà cùng là sản phẩm khí đốt của Nga xuất khẩu. Tất nhiên, trong trường hợp này, Gazprom sẽ mất sự độc quyền trong ngành khí đốt, nhưng ngành công nghiệp khí đốt Nga sẽ được hưởng lợi.

Dẫu vậy, việc đều là các công ty Nga tham gia điều hành đường ống có thể sẽ không giúp Nord Stream-2 "thoát" được các lệnh trừng phạt từ phương Tây.



Mỹ ngăn dự thảo Nghị quyết của Nga lên án vụ xâm nhập Venezuela bất hợp pháp

Theo TASS, Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại LHQ Dmitry Polyansky cho biết, ngày 21/5 đã diễn ra cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vấn đề Venezuela.

Trong cuộc họp, phái đoàn Nga đã đệ trình dự thảo Nghị quyết lên án sự can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Venezuela và đặc biệt là việc xâm phạm chủ quyền của nước này.

Nội dung của bản dự thảo Nghị quyết "không có lời buộc tội mà chỉ nêu ra những vi phạm nguyên tắc cơ bản" của luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, dự thảo Nghị quyết đã bị ngăn chặn bởi phái đoàn Mỹ.

"Dự thảo đã bị phái đoàn Mỹ ngăn chặn chỉ sau 9 phút kể từ khi bắt đầu thủ tục im lặng. Thử hỏi như vậy thì có động thái nào mang tính xây dựng của Mỹ đối với vấn đề Venezuela không?", nhà ngoại giao Nga viết trên tweet cá nhân.

nếu Washington đồng thuận thì cũng đồng nghĩa với việc ủng hộ khiếu khiếu kiện của Caracas về Chiến dịch Gedeon, mà cả Tổng thống Trump và thủ lĩnh phe đối lập Venezuela Juan Guaido bị nhận diện là có liên quan.

Còn ngăn chặn thì lại chẳng khác nào là công nhận sự liên quan của Washington với cuộc đổ bộ bất thành. Bởi nội dung dự thảo của Nga chỉ gói gọn trong vấn đề xâm nhập lãnh thổ và xâm phạm chủ quyền của Venezuela.

Xin nhắc lại, ngày 3/5, chính quyền Venezuela cho biết họ đã ngăn chặn một vụ đột nhập lãnh thổ của một nhóm lính đánh thuê từ Colombia với mục đích tìm cách đảo chính ở Venezuela và sát hại Tổng thống Nicolas Maduro.
langtubachkhoa



Mỹ tố Trung Quốc cản trở hàng không
Washington cáo buộc Bắc Kinh khiến các hãng hàng không Mỹ không thể nối lại đường bay tới Trung Quốc.


Theo một chỉ thị mà Reuters tiếp cận được cuối ngày 22/5, Bộ Giao thông Vận tải Mỹ gọi tình huống là "nghiêm trọng" bởi cả Delta Air Lines và United Airlines, hai hãng hàng không lớn của Mỹ, đều muốn nối lại các chuyến bay đến Trung Quốc vào tháng 6, trong bối cảnh các hãng hàng không Trung Quốc vẫn tiếp tục các chuyến bay tới Mỹ trong đại dịch Covid-19.

Chỉ thị cho biết các hãng hàng không Trung Quốc, bao gồm Air China, China Eastern Airlines, China Southern Airlines và Hainan Airlines, phải nộp lịch trình và các chi tiết khác của các chuyến bay trước ngày 27/5.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump không áp đặt hạn chế đối với các hãng hàng không Trung Quốc, nhưng cho biết các cuộc đàm phán với Trung Quốc không đạt thỏa thuận, khiến các hãng bay của Mỹ chưa thể khôi phục hoạt động.

Bộ Giao thông Vận tải Mỹ ra tuyên bố cho biết họ phản đối việc giới chức Trung Quốc không cho phép các hãng hàng không Mỹ thực hiện đầy đủ quyền của mình và cạnh tranh công bằng với các đối thủ Trung Quốc.

Hãng United Airlines từ chối bình luận. Các hãng hàng không khác của Mỹ và Trung Quốc, cũng như Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc và Bộ Ngoại giao Trung Quốc, không trả lời yêu cầu bình luận.

Mỹ đưa hơn 30 công ty Trung Quốc vào danh sách đen
Bộ Thương mại Mỹ sẽ đưa 33 công ty và tổ chức Trung Quốc vào danh sách đen vì có các hoạt động hỗ trợ quân đội nước này.


Bộ Thương mại Mỹ hôm 22/5 cho biết các công ty, tổ chức này bị đưa vào danh sách đen vì đã giúp Bắc Kinh giám sát người Duy Ngô Nhĩ hoặc có quan hệ với chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt và quân đội Trung Quốc.

Thế giới
Thứ bảy, 23/5/2020, 09:26 (GMT+7)
Mỹ đưa hơn 30 công ty Trung Quốc vào danh sách đen
Bộ Thương mại Mỹ sẽ đưa 33 công ty và tổ chức Trung Quốc vào danh sách đen vì có các hoạt động hỗ trợ quân đội nước này.

Bộ Thương mại Mỹ hôm 22/5 cho biết các công ty, tổ chức này bị đưa vào danh sách đen vì đã giúp Bắc Kinh giám sát người Duy Ngô Nhĩ hoặc có quan hệ với chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt và quân đội Trung Quốc.

Một nhân viên Trung Quốc theo dõi an ninh qua camera giám sát và nhận diện gương mặt. Ảnh: Reuters.
Một nhân viên Trung Quốc theo dõi an ninh qua camera giám sát và nhận diện gương mặt. Ảnh: Reuters.

7 công ty và hai tổ chức Trung Quốc bị Mỹ liệt kê vào danh sách đen vì đã "đồng lõa với các vi phạm nhân quyền trong chiến dịch đàn áp, giam giữ hàng loạt, cưỡng bức lao động và giám sát công nghệ cao chống lại người Duy Ngô Nhĩ" cùng những người khác, Bộ Thương mại Mỹ ra thông báo cho biết.

24 công ty, tổ chức chính phủ và tổ chức thương mại còn lại trong danh sách đen bị Mỹ cáo buộc đã hỗ trợ thu mua các thiết bị để quân đội Trung Quốc sử dụng. Các công ty này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và nhận diện gương mặt, thị trường mà những công ty sản xuất chip điện tử của Mỹ như Nvidia và Intel đã đầu tư rất lớn.

Trong số những công ty này có NetPosa, một trong những công ty trí tuệ nhân tạo nổi tiếng nhất Trung Quốc, chuyên cung cấp thiết bị diện gương mặt liên quan tới việc giám sát người Hồi giáo.

Danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ có tên gọi chính thức là "Danh sách thực thể", xác định các tổ chức và cá nhân được cho là có liên quan hoặc có nguy cơ đáng kể vào các hoạt động trái với lợi ích đối ngoại hoặc an ninh của Mỹ. Các công ty trong danh sách này bị hạn chế mua hàng của Mỹ cũng như một số mặt hàng hạn chế khác được sản xuất tại nước ngoài bằng công nghệ hoặc bản quyền của Mỹ.

Đây là động thái mới nhất của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm trừng phạt những công ty có sản phẩm có thể hỗ trợ hoạt động của quân đội Trung Quốc, cũng như nhằm phản đối cách Bắc Kinh đối xử với người Duy Ngô Nhĩ thiểu số. Quyết định được đưa ra sau khi quốc hội Trung Quốc thảo luận và chuẩn bị thông qua một dự thảo nghị quyết cho phép ban hành luật an ninh quốc gia cho đặc khu Hong Kong.
langtubachkhoa
Sau 2 vụ cháy ở bệnh viện Saint Peterbourg, máy thở Aventa-M đã được kiểm tra lại và cho thấy không có trục trặc nào.
Việc test được thực hiện bằng cách cho chạy lại với cùng chế độ làm việc hôm xảy ra vụ cháy, với tải cao nhất, nhưng không thấy trục trặc nào cả. Nguyên nhân vụ cháy bệnh viện đến nay là không rõ ràng, nhiều khả năng là xảy ra đoản mạch trong lưới điện


Ventilator tests after hospital fires reveal no malfunctions

Tests of Aventa-M ventilators, which took place after several fired in Moscow and St. Petersburg hospitals, revealed no malfunctions. a source in healthcare told TASS.

"During the investigation of reasons behind ventilator fires, we’ve conducted testing of the same equipment, produced by the Ural Instrument-making Plant in April this year and shipped to the St. George Hospital [in St. Petersburg]. The testing included various work modes with maximum load, and no malfunctions were detected," the source said.

The source added that the reason behind the fires is still unclear.

"The main version so far is the short circuit," the source said.

The source clarified that the testing encompassed the ventilators, shipped to the St. George Hospital and installed in the intensive care unit, where the fire broke out.

"All of them were from the same batch as the burned one," the source said, adding that the testing also included several other machines made at the Ural plant in April.

A source in law enforcement added that other required examinations are conducted within the investigation.

On May 9, a fire broke out in Moscow’s 50th Hospital, killing a senior patient; 295 people were evacuated from the hospital, 5 were rescued. A fire in the St. George hospital in St. Petersburg took place on May 12, spreading on 10 square meters. Six patients in the intensive care unit died. Both hospitals were retooled for treatment of the coronavirus patients.

On May 13, Russian Federal Service for Surveillance on Consumer Rights Protection and Human Wellbeing (Rospotrebnadzor) announced that operation of the Aventa-M ventilators, produced after April 1, is suspended in Russia. A law enforcement source told TASS that the faulty ventilator was shipped to the St. George Hospital in late April.

https://tass.com/russia/1159563


Nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới của Nga bắt đầu vận hành
Nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP) duy nhất trên thế giới đã được đưa vào vận hành công nghiệp ở Nga vào ngày 22 tháng 5, căn cứ thông báo của Rosenergoatom thuộc tập đoàn nhà nước Rosatom. Nhà máy điện hạt nhân bao gồm tổ máy nổi Akademik Lomonosov và các cấu trúc thủy lực trên bờ.

Sự kiện lịch sử trong ngành năng lượng của Nga và thế giới

Đây là một sự kiện lịch sử trong ngành năng lượng hạt nhân của Nga và thế giới. Khi các tổ máy đã lỗi thời của nhà máy điện nguyên tử Bilibino và nhà máy điện chạy than Chaun không còn hoạt động, nhà máy điện nguyên tử nổi sẽ thay thế và trở thành nguồn cung cấp năng lượng chính cho Chukotka.

FNPP sẽ trở thành một trong những yếu tố cơ sở hạ tầng quan trọng của Tuyến đường biển phía Bắc (NSR) để đảm bảo hỗ trợ việc phá băng quanh năm.

Nhà máy điện nguyên tử nổi Akademik Lomonosov nằm ở thành phố Pevek của Chukoka. Theo ghi nhận của Tổng giám đốc Rosenergoatom, ông Andrei Petrov, giờ đây dự án có thể được coi là " đã hoàn tất thành công". Nhà máy điện hạt nhân nổi "đã trở thành nhà máy điện hạt nhân được khai thác công nghiệp thứ 11 tại Nga và là nhà máy điện nằm ở cực bắc thế giới", - ông Petrov nói.

Vào ngày 19 tháng 12 năm 2019, NPP Akademik Lomonosov đã sản xuất năng lượng điện đầu tiên. Tạp chí quốc tế Power gọi sự kiện này là một trong sáu sự kiện quan trọng trong năm của ngành năng lượng hạt nhân toàn cầu.

Phương Tây đẩy Nga khỏi cuộc chơi điện hạt nhân ở Séc
Prague muốn giao phó việc hiện đại hóa nhà máy điện hạt nhân từ thời Liên Xô cho các công ty phương Tây.



Phương Tây thực sự muốn đẩy Rosatom ra khỏi liên minh EU

Các công ty Nga và Trung Quốc từng nộp đơn xin tham gia đấu thầu xây dựng các lò phản ứng nguyên tử mới tại Nhà máy điện nguyên tử Dukovany ở Cộng hòa Séc có thể bị loại khỏi cuộc thi. Lý do được đưa ra là lo ngại đe dọa tới an ninh quốc gia của đất nước này.

Cụ thể hơn, ấn phẩm trực tuyến Deník N của Séc viết rằng: Phó Thủ tướng, đồng thời là người đứng đầu Bộ Công thương, Karel Gavlicek, đã nói với các phóng viên hồi cuối tháng 4 rằng chính phủ Séc đang xem xét việc mở rộng Nhà máy điện nguyên tử Dukovany, nhưng ông hiện vẫn giữ im lặng về một tài liệu bí mật nói về việc loại trừ Nga và Trung Quốc ra khỏi danh sách đấu thầu xây dựng lò phản ứng mới của nhà máy này.

Việc xây dựng lò phản ứng hạt nhân mới tại Nhà máy điện nguyên tử Dukovany sẽ bắt đầu vào năm 2029, và dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào năm 2036. Nó sẽ thay thế một trong những lò phản ứng cũ của nhà máy.

Công ty thực hiện dự án được lên kế hoạch lựa chọn trên cơ sở đấu thầu.

Đã có 6 công ty nộp đơn là: Rosatom của Nga, EDF của Pháp, KHNP của Hàn Quốc, China General Nuclear Power của Trung Quốc, Westinghouse của Hoa Kỳ và một dự án chung của Areva Pháp và Mitsubishi Nhật Bản là Atmea.

Vào tháng 2/2020 đã có các cuộc tham vấn được tổ chức tại Prague với đại diện của tất cả các công ty. Và Alexei Likhachev - tổng giám đốc của Rosatom - đã xác nhận với các nhà báo về ý định tham gia đấu thầu dự án này của tập đoàn.

Nguy cơ có thể bị đình chỉ trong cuộc đấu thầu này đã được Rosatom đón nhận một cách bình tĩnh. Người ta tập trung chú ý đến quan điểm công khai của chính phủ Séc, cụ thể là, tuyên bố được công bố mới đây của Phó Thủ tướng Gavlicek.

Các nhà lãnh đạo Rosatom cũng lưu ý rằng: “Nếu được tham gia cuộc đấu thầu mở rộng nhà máy điện hạt nhân của Séc, chúng tôi sẽ sẵn sàng đưa ra những đề xuất tốt nhất trong khuôn khổ cạnh tranh thị trường lành mạnh đối với dự án đầy hứa hẹn này với sự nội địa hóa tối đa và hợp tác chặt chẽ với các công ty của Séc”.

Theo ông Andrei Klimov, Phó Chủ tịch ủy ban về các vấn đề quốc tế của Hội đồng Liên bang Nga thì “chiến lược loại bỏ các cơ sở cũ của Rosatom của Nga ra khỏi lãnh thổ EU đã có từ năm 2008”.

Nghị sĩ Klimov chia sẻ trong một bình luận cho tờ báo Vzglyad: “Có lần, một quan chức cấp cao ở Brussels đã trực tiếp nói với tôi rằng việc ngăn chặn công việc của Rosatom ở châu Âu không mang ý nghĩa kinh tế hay kỹ thuật.

Ở đây chỉ mang ý nghĩa chính trị thuần túy. Tuy nhiên, EU vẫn đang hướng tới việc hất cẳng Nga ra khỏi thị trường này”.

Ông còn nói thêm rằng “mặc dù công nghệ của Rosatom là tiêu chuẩn cao nhất trên thế giới, song các quan chức châu Âu lo sợ sự thống trị của Nga trong lĩnh vực này nên họ coi Rosatom của Nga là đối thủ cạnh tranh nguy hiểm”.

Trước đây, việc xây dựng Nhà máy điện nguyên tử Ostrovets của Belarus ở vùng Gomel cũng đã bị nước láng giềng Litva đã phản đối gay gắt về dự án này chỉ vì có Rosatom tham gia xây dựng.

Nhưng tại Belarus, nhà máy điện nguyên tử sẽ được xây dựng xong – từ giờ đến khi tổ máy điện đầu tiên đi vào hoạt động không còn bao nhiêu thời gian nữa.

Còn đối với Cộng hòa Séc, sự lựa chọn nào mà chính phủ của nước cộng hòa sẽ đưa ra hiện vẫn chưa rõ ràng ...

Ông Vadim Trukhachev, Phó Giáo sư Bộ môn Nghiên cứu Chính sách đối ngoại của Đại học Xã hội và Nhân văn Quốc gia Nga, chuyên gia về Cộng hòa Séc, đã bình luận về tình huống này:

"Thực tế là các phương tiện truyền thông Séc, cũng giống như các phương tiện truyền thông ở hầu hết các nước châu Âu khác đều chống lại Nga. Họ trực tiếp hoặc gián tiếp nhận tiền từ các ông chủ Mỹ, Đức và Liên minh Châu Âu. Và họ kiếm tiền từ những công việc đó.

Điểm thứ hai. Bên trong chính phủ Séc và trong một số cơ quan, ban ngành của Séc đang xảy ra một cuộc chiến thầm lặng. Hầu như trong mỗi bộ phận đều có những kẻ bài Nga. Nhưng cũng có những người bài Nga chỉ vì đi theo dòng chảy chung của EU và NATO. Nghĩa là, họ không có chính kiến cá nhân mà chỉ tập trung vào mục tiêu kinh doanh.

Nhưng cũng có những người quyết tâm phát triển quan hệ với Nga và không phụ thuộc vào sự hiềm khích chống Nga. Hiện tại, trong nội bộ của Séc có một cuộc chiến bí mật như vậy và đôi khi điều đó còn thể hiện cả ra bên ngoài.

Cuối cùng, điểm thứ ba là: phương Tây thực sự muốn đẩy Rosatom ra khỏi lãnh thổ Liên minh châu Âu".

Đối thủ thực sự
Đối với Rosatom thì hợp đồng tại Cộng hòa Séc là hợp đồng lớn nhất ở châu Âu. Hợp đồng mở rộng Nhà máy điện hạt nhân Paks ở Hungary nhỏ hơn so với việc mở rộng các Nhà máy hạt nhân Dukovany và Temelin của Séc.

Đối thủ cạnh tranh chính ở đây không phải chỉ có Mỹ, mà còn có Pháp. Bởi vì Pháp là cường quốc nguyên tử chính của EU. Ở Pháp có hẳn một cơ sở lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Nhà máy điện nguyên tử Krshko ở Slovenia đã được xây dựng theo mô hình của Pháp.

Pháp cũng muốn mở rộng ảnh hưởng của họ đến Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary và Phần Lan.


Và điểm quan trọng nhất là Nhà máy điện nguyên tử Dukovany là nhà máy kiểu Liên Xô. Giống như Nhà máy điện nguyên tử Temelin thứ hai của Séc, được đưa vào hoạt động vào đầu những năm 2000. Ở đây, từng liên quan đến một câu chuyện rắc rối.

Vì những lý do chính trị, người ta quyết định từ bỏ nhiên liệu hạt nhân của Nga và chở nhiên liệu của Mỹ đến nhà máy này. Và năm 2006, nhà máy suýt nữa thì bị nổ.

Vụ tai nạn đã được cô lập kịp thời nên không gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng sau đó, Séc đã quyết định không mạo hiểm nữa mà vẫn phải tiếp tục sử dụng nhiên liệu của Nga. Nếu không, có thể xảy ra vụ “Fukushima” thứ hai ở châu Âu.


Nhà máy điện hạt nhân này nằm ở phía nam nước Séc gần biên giới với Áo nói lên những hậu quả sẽ là gì. Một đám mây phóng xạ sẽ ngay lập tức bao phủ Prague, Vienna và Munich và nhiều thành phố khác.

Nhà máy điện nguyên tử Dukovany có 4 lò phản ứng VVER-440, được đưa vào hoạt động trong giai đoạn 1985-1987: Nhà máy hiện vẫn đang hoạt động.

Nhưng dù muốn hay không, những lò phản ứng 440 này trong vòng 10-15 năm tới sẽ phải dừng hoạt động. Hoặc có thể sẽ phải ngừng sớm hơn.

Vấn đề là những bloc này, được xây dựng theo dự án trước đây, không có lớp vỏ bọc bảo vệ, được thiết kế để chứa phóng xạ trong trường hợp tai nạn nghiêm trọng. Đây là những lò phản ứng thế hệ đầu tiên tương tự như ở Fukushima. Bất kỳ thiệt hại nào đối với lớp vỏ trên thân lò phản ứng cũng sẽ ngay lập tức gây rò rỉ ra môi trường.

Hiện nay, lò phản ứng thế hệ thứ hai - VVER-1000 – đã có hai lớp vỏ bọc bảo vệ.

Đối với Nhà máy điện hạt nhân Dukovany, Séc đang lên kế hoạch xây dựng các lò hạt nhân mới bên cạnh 4 lò phản ứng của công trình cũ của Liên Xô.

Rốt cuộc, ngay cả khi nhiều chuyên gia Séc không có thiện cảm đặc biệt với Nga thì họ cũng phải thừa nhận rằng tốt hơn hết là không nên chơi với lửa, và trong trường hợp này là không nên đùa với bức xạ.

Việc loại bỏ các công ty của Nga có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng cho toàn bộ châu Âu nếu họ tiếp tục tổ chức các trò chơi chính trị xung quanh nguyên tử.


langtubachkhoa

Mỹ chặn thêm công ty cấp chip cho Huawei
Sau TSMC, một công ty khác cấp chip cho Huawei là HiSilicon đối mặt chịu sức ép mới của Mỹ.


Reuters cho biết, Mỹ đã đưa ra các quy tắc kiểm soát xuất khẩu mới có thể sẽ chặn HiSilicon - công ty cung cấp chip cho gã khổng lồ Trung Quốc Huawei- có thể tiếp cận các công cụ quan trọng để sản xuất.

Cụ thể, HiSilicon sẽ bị chặn quyền truy cập vào 2 công cụ quan trọng trong hoạt động của hãng này: Phần mềm thiết kế chip từ các công ty Mỹ bao gồm Cadence Design và Synopsys.

Tuần trước, Chính phủ Mỹ đã nhắm đến các lệnh cấm với HiSilicon và năng lực sản xuất của xưởng đúc TSMC. Tuần trước, TSMC đã "dính đòn" khi Mỹ sửa đổi các quy tắc xuất khẩu, buộc TSMC đã ngừng nhận đơn đặt hàng mới từ Huawei.

Với các quy định mới, HiSilicon sẽ ở trong tình huống không thể sản xuất chip, hoặc nếu có cũng sẽ bị hạn chế năng lực cấp chip cho Huawei.

Được thành lập năm 2004, HiSilicon sản xuất chip chủ yếu cho Huawei và là người đến sau khi lĩnh vực sản xuất chip toàn cầu do các công ty của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm ưu thế. Cũng như hầu hết các công ty công nghệ khác, Huawei phụ thuộc vào chip từ các nguồn khác.

Tuy nhiên, việc đầu tư lớn cho nghiên cứu và phát triển đã đưa đến những tiến bộ nhanh chóng của HiSilicon và trong những năm gần đây, công ty với 7.000 lao động này đóng vai trò quan trọng trong sự lớn mạnh của Huawei để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh và mạng 5G hàng đầu thế giới.

Dòng chip Kirin của HiSilicon hiện được cho là ngang tầm với chip của Apple và Qualcomm. Đây là một ví dụ hiếm hoi về một sản phẩm bán dẫn của Trung Quốc có khả năng cạnh tranh trên toàn cầu.

HiSilicon cũng là nhân tố quyết định đối với vai trò dẫn đầu của Huawei về công nghệ 5G khi Mỹ ngăn chặn sự tiếp cận của tập đoàn này đối với một số sản phẩm chip của nước này trong năm ngoái.

Hồi tháng Ba, Huawei cho biết 8% trong số 50.000 trạm gốc 5G đã bán trong năm 2019 không sử dụng công nghệ của Mỹ mà sử dụng bộ vi mạch xử lý của HiSilicon.

Nhà phân tích Stewart Randall thuộc Intralink, một công ty tư vấn ở Thượng Hải nhận định: "Nếu không có bộ xử lý riêng, Huawei sẽ mất lợi thế so với các đối thủ trong nước trong khi ở thị trường quốc tế cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lệnh cấm sử dụng phần mềm của Google.

Các nguồn tin trong ngành cho biết, Huawei đã tích trữ chip và quy định mới của Mỹ sẽ không có hiệu lực trong 120 ngày. Các quan chức Mỹ cũng lưu ý rằng giấy phép có thể được cấp cho một số công nghệ mà HiSilicon đã mua.

Nhưng thực tế HiSilicon đang ở trong tình thế hết sức khó khăn. Gần như tất cả các nhà máy sản xuất chip trên toàn cầu - bao gồm xưởng đúc hàng đầu của Trung Quốc như Tập đoàn Sản xuất Quốc tế đều mua thiết bị từ cùng các nhà sản xuất có nguồn gốc từ Mỹ: Công ty Ứng dụng Vật liệu Mỹ, Lam Research và Tập đoàn KLA.

Chuyên gia Doug Fuller thuộc Đại học Thành phố Hồng Kông (Trung Quốc) cho rằng, Huawei và Chính phủ Trung Quốc có thể tăng gấp đôi nỗ lực xây dựng năng lực sản xuất không cần công cụ của Mỹ, bằng cách đầu tư vào các công ty sản xuất non trẻ trong nước hoặc mua từ các công ty Nhật Bản hay Hàn Quốc. Ông cho rằng điều này đồng nghĩa với việc hy sinh chất lượng sản phẩm của chính họ.

Có thể quay lưng với HiSilicon và quay trở lại mua từ các nhà cung cấp ở nước ngoài - không phải là của Mỹ. SamSung là một ví dụ" - chuyên gia Doug Fuller nhận xét.
langtubachkhoa
Nga giành thắng lợi 1 phần, tuy là Nord Stream 2 không được miễn trừ vĩnh viễn như Nord Stream 1 nhưng 20 năm là cũng OK rồi. Sau 20 năm tính để gia hạn tiếp. Nói chung EU có ra phán quyết thì cũng chỉ dùng cho các nước Đông Âu thôi, chứ Pháp Đức nếu cần là nó có thể miễn trừ cho các công ty họ khỏi phải theo EU ngay

Đức miễn trừ cho Nord Stream 2 khỏi chỉ thị khí đốt của EU
Trong 20 năm tới, một phần đường ống dẫn khí Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc 2) trên lãnh thổ Đức sẽ được miễn trừ khỏi các quy tắc của chỉ thị khí đốt châu Âu, nhà điều hành đường ống dẫn khí Nord Stream AG cho biết ngày 22/5.


Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức (BNA) đã miễn trừ Stream Nord khỏi các quy tắc của chỉ thị khí đốt châu Âu trên lãnh thổ Đức trong 20 năm, nhà điều hành đường ống khí đốt Nord Stream AG cho biết.

Sự miễn trừ áp dụng cho phần đường ống dẫn khí nằm trên lãnh thổ Đức (bao gồm cả lãnh hải và đất liền) và có hiệu lực trong 20 năm, tính từ ngày 12/12/2019.

Các quy định mới của EU về vận tải khí đốt được thông qua vào năm 2019 áp đặt các quy tắc thị trường chung đối với các đường ống khí đốt từ một quốc gia bên ngoài EU và vượt qua khối này, với mục đích minh bạch giá cả, tiếp cận cơ sở hạ tầng của bên thứ ba và sự tách biệt các hoạt động giữa các nhà cung cấp và quản lý.

Trước đó vào ngày 20/5, công ty thăm dò và khai thác dầu khí Wintershall Dea của Đức tuyên bố đã thực hiện khoản thanh toán cuối cùng, qua đó thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với dự án Nord Stream 2.

Nord Stream 2 là tên của một dự án đường ống dẫn khí dài 1.230 km, sẽ nối bờ biển Nga với Đức dưới đáy biển Baltic. Hai đường ống của dự án phải đi qua lãnh hải và các vùng đặc quyền kinh tế của Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch.

Vào tháng 12/2019, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua lệnh trừng phạt đối với Nord Stream 2 khi thông qua ngân sách Quốc phòng cho năm tài khóa 2020. Tập đoàn Allseas của Thụy Sĩ, tham gia lắp đặt đường ống dẫn khí, sau đó buộc phải dừng thi công và thu hồi thuyền rải ống cho dự án Nord Stream 2 do sợ bị trừng phạt.




Bloomberg cho biết việc xây dựng đường ống Nord Stream 2 sẽ sớm bước vào giai đoạn cuối

The World’s Most Controversial Gas Pipeline Is Nearing Its Endgame
Satellite images show a Russian ship is set to challenge U.S. sanctions seeking to halt Nord Stream 2 link

Construction of the world’s most controversial natural gas pipeline is about to enter the endgame of an energy dispute that’s pitted the U.S. against Russia and some of its closest trans-Atlantic allies, satellite images show.

The Nord Stream 2 pipeline, built to increase the flow of Russian gas into Europe’s biggest economy, was thwarted five months ago after U.S. President Donald Trump imposed sanctions that forced workers to retreat. Now, after a three-month voyage circumnavigating the globe, the Akademik Cherskiy, the Russian pipe-laying vessel that’s a prime candidate to finish the project, has anchored off the German port where the remaining pipeline sections are waiting to be installed.



https://www.bloomberg.com/news/articles/202...ing-its-endgame
langtubachkhoa
Không rõ vấn đề chip TQ sẽ giải quyết thế nào? Vẫn dùng Kirin của HiSilicon ở khắp nơi à?

Trung Quốc có động thái chưa từng có, muốn "soán" ngôi vương công nghệ của Mỹ
Mong muốn chiếm ngôi vương về công nghệ của Mỹ, Trung Quốc công bố sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ trị giá 1,4 nghìn tỉ USD.
Trung Quốc chính thức bước vào cuộc đua công nghệ toàn cầu


Bắc Kinh đang mong muốn vươn tới vị trí lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ thông qua bơm vào nền kinh tế hơn một nghìn tỷ USD để triển khai mạng công nghệ mạng không dây 5G và trí tuệ nhân tạo (AI).

Theo kế hoạch tổng thể do Chủ tịch Tập Cận Bình thông qua, Trung Quốc sẽ đầu tư khoảng 10 nghìn tỷ NDT (1,4 nghìn tỷ USD) từ nay đến năm 2025, kêu gọi sự hỗ trợ từ chính quyền đô thị và các tập đoàn công nghệ tư nhân như tập đoàn Huawei giúp xây dựng mạng không dây 5G, lắp đặt hệ thống camera và cảm biến và phát triển phần mềm AI. Đây là các nền tảng thiết yếu hỗ trợ cho sự phát triển của công nghệ xe tự hành, nhà máy tự động hóa và hệ thống giám sát công cộng. Sáng kiến ​​cơ sở hạ tầng mới này dự kiến ​​sẽ chủ yếu hỗ trợ sự phát triển của các tập đoàn hàng đầu trong nước như Alibaba, Huawei và SenseTime.

Sự ra đời của sáng kiến này nhằm giảm sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ nước ngoài, một lần nữa xác nhận lại những mục tiêu đã đề ra trước đây trong chương trình "Made in China 2025". Những sáng kiến ​​như thế này đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội từ phía Mỹ, dẫn đến những quyết định hạn chế của chính quyền tổng thống Trump áp đặt lên các tập đoàn công nghệ Trung Quốc như Huawei.

Giám đốc điều hành Digital China Holdings Maria Kwok cho biết "Điều này chưa từng xảy ra trước đây. Đây là dấu hiệu chứng minh Trung Quốc chính thức tham gia cuộc đua công nghệ toàn cầu. Bắt đầu từ đầu năm, chúng tôi đã thấy nhiều giao dịch được tiến hành".

Kế hoạch thúc đẩy đầu tư công nghệ này là một phần của chương trình cứu trợ tài chính sẽ được Hội nghị Hiệp thương chính trị Nhân dân Trung Quốc khai mạc trong tuần này phê duyệt. Trong bối cảnh Trung Quốc đang trải qua thời kỳ tăng trưởng kinh tế chậm nhất kể từ thời Mao Trạch Đông, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ công bố khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng lên tới 563 tỷ USD trong năm nay.

Hai nhà cung cấp lớn nhất về công nghệ điện toán đám mây và phân tích dữ liệu cho chính phủ Trung Quốc là Alibaba và Tencent Holdings sẽ đóng vai trò quan trọng trong sáng kiến lần này. Trung Quốc đã ủy thác cho tập đoàn Huawei, nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, hỗ trợ xây dựng công nghệ mạng không dây 5G. Các đại gia công nghệ gồm Pony Mã Hóa Đằng và Jack Ma cũng sẽ tham gia sáng kiến này.

Tập đoàn Digital China là một nhà cung cấp tích hợp hệ thống công nghệ thông tin là 1 trong số doanh nghiệp Trung Quốc nhận thấy cơ hội to lớn từ sáng kiến này. Digital China đang tiến hành số hóa 500.000 ngôi nhà tại tỉnh Quảng Châu, trong đó có một khu phức hợp rộng bằng ¾ diện tích Công viên Central Park ở thành phố New York. Để tìm nhà, người dùng chỉ cần đăng nhập vào một ứng dụng, quét khuôn mặt của họ và xác minh danh tính. Các hợp đồng thuê nhà có thể được ký kết trực tuyến. Nếu người thuê nhà trả tiền thuê nhà chậm thì cơ quan chủ quản sẽ nhận được cảnh báo tự động.

Băn khoăn về hiệu quả

Tuy vậy, trước đây chính phủ Trung Quốc cũng đã từng thông qua dự án "siêu khủng" nhưng lại không đem lại nhiều hiệu quả và không có gì đảm bảo sáng kiến này sẽ mang lại kết quả như kỳ vọng. Không giống như những nỗ lực trước đây để hồi sinh nền kinh tế với việc xây dựng cầu và đường cao tốc, dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật số sẽ giúp Bắc Kinh khẳng định vị thế trên bản đồ công nghệ thế giới với các công nghệ tiên tiến nhất.

Nannan Kou, quản lý bộ phận nghiên cứu tại hãng BloombergNEF, nhận định trong 1 báo cáo "Kế hoạch kích thích mới của Trung Quốc có thể dẫn đến việc hợp nhất các nhà cung cấp internet và sự ra đời của các tập đoàn quy mô lớn cạnh tranh với các tên tuổi hàng đầu như GE và Siemens. Tôi dám cá là trong đó sẽ thuộc lĩnh vực Internet vạn vật (IoT), vì Trung Quốc đã đặt mục tiêu sở hữu ba công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này vào năm 2025".

Không chỉ có Trung Quốc đổ tiền vào lĩnh vực công nghệ như một cách để thoát khỏi suy thoái kinh tế sau đại dịch COVID. Đầu tháng 5 này, Hàn Quốc cũng thông báo AI và mạng không dây sẽ là 2 bộ phận quan trọng của dự án có tên gọi" New Deal" nhằm tạo ra việc làm và tăng trưởng cho nền kinh tế.

Theo Trung tâm phát triển công nghiệp thông tin Trung Quốc, các lĩnh vực sẽ nhận được đầu tư từ khoản ngân sách 10 nghìn tỷ NDT gồm các lĩnh vực then chốt, như AI và IoT, hệ thống đường dây điện cao thế và đường sắt cao tốc. Theo thông tin từ 1 tờ báo của chính phủ, hơn 20 trong số 31 tỉnh và khu vực của Trung Quốc đại lục đã công bố các dự án với tổng trị giá hơn 1 nghìn tỷ NDT với sự tham gia tích cực từ doanh nghiệp tư nhân.

Theo tính toán của hãng Morgan Stanley, dự án cơ sở hạ tầng công nghệ có trị giá khoảng 180 tỷ USD/ năm. Tổng giá trị toàn bộ sáng kiến trong 11 năm sẽ tương đương 1,98 nghìn tỷ USD. Những dự toán này cũng bao gồm chi phí đường dây điện và đường sắt cao tốc. Mức chi hàng năm sẽ gần gấp đôi mức trung bình của 3 năm qua. Trong một báo cáo tháng 3 của 1 ngân hàng đầu tư, cổ phiếu của những tập đoàn như China Tower Corp, Alibaba, GDS Holdings, Quanta Computer và Eclech Co sẽ tăng giá nhờ sáng kiến này.

Nhờ có sáng kiến này mà 5 trong số 10 cổ phiếu có lượng giao dịch tốt nhất trên thị trường chứng khoán trong năm nay đều là các tập đoàn công nghệ như nhà sản xuất thiết bị mạng Dawning Information Industry và nhà cung cấp cho hãng Apple GoerTek. Bản đề cương của sáng kiến này đã khiến cho thị trường công nghệ Trung Quốc trở nên hết sức sôi động từ các doanh nghiệp vận hành vệ tinh đến các doanh nghiệp cung cấp băng thông rộng.

Nhiều khả năng các công ty Mỹ sẽ không được hưởng lợi nhiều từ các biện pháp kích thích công nghệ. Trong một số trường hợp, các doanh nghiệp còn bị lấy mất hoạt động kinh doanh hiện tại. Đầu năm nay, khi nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Trung Quốc - China Mobile - được chính phủ chỉ định thực hiện hợp đồng xây dựng các trạm phát sóng 5G trị giá 37 tỷ Nhân dân tệ, các công ty trong nước trong đó có Huawei nhận được phần hợp đồng lớn nhất. Tập đoàn Ericsson của Thụy Điển chỉ được nhận hơn 10% giá trị hợp đồng trong 4 tháng đầu tiên.

Một trong các dự án của tập đoàn Digital China là dự án giúp thành phố Trường Xuân trao đổi công nghệ điện toán đám mây trong nước phát triển với công nghệ của các tập đoàn hàng đầu của Mỹ như IBM, Oracle và EMC.

Phần lớn dự án phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ sẽ diễn ra tại các trung tâm dữ liệu. Theo 1 nghiên cứu của hãng UBS công bố hồi tháng 3 vừa qua, hơn 20 tỉnh đã đưa ra các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ điện toán đám mây. Ông Tony Yu, giám đốc điều hành của hãng sản xuất máy chủ H3C, nói rằng công ty của mình đang chứng kiến ​​nhu cầu về các dịch vụ trung tâm dữ liệu gia tăng đáng kể từ một số công ty Internet hàng đầu tại Trung Quốc. "Tăng trưởng nhanh chóng trong các lĩnh vực công nghệ sẽ mang lại một động lực mới cho nền kinh tế Trung Quốc sau khi đại dịch qua đi" ông Yu phát biểu với hãng Bloomberg News.

Tập đoàn điều hành trung tâm dữ liệu ChinData Group ước tính rằng cứ 1 USD chi cho các trung tâm dữ liệu sẽ có khoản đầu tư từ 5- 10 USD vào các lĩnh vực liên quan, bao gồm cả mạng lưới điện và sản xuất thiết bị tiên tiến. "Các công ty trong chuỗi cung ứng sẽ được hưởng lợi" trích tuyên bố của ChinData.

Tất nhiên, người ta cũng đặt câu hỏi về tính hiệu quả và nguồn tiền cho dự án siêu khổng lồ này. Ông Zhu Tian, ​​giáo sư kinh tế tại trường kinh doanh quốc tế China Europe tại Thượng Hải cho biết, "…Vực dậy cả nền kinh tế Trung Quốc bằng dự án này là điều không thể. Nếu lo lắng về mức nợ công và khả năng trả nợ, chính phủ tất nhiên sẽ không triển khai dự án này. Nhưng đây là một việc cần làm vào thời điểm khủng hoảng như hiện nay".

Mặt hàng "Made in China" và "Made in USA" chịu trận trong cuộc Chiến tranh Lạnh về thương mại
Những tranh cãi không hồi kết giữa Mỹ- Trung Quốc về nguồn gốc đại dịch COVID-19 đang tạo ra sự hoài nghi cho người tiêu dùng hai nước về các sản phẩm của nhau.


Đây có thể trở thành 1 nhân tố đẩy hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng xa rời nhau hơn.

Một cuộc khảo sát gần đây trên nền tảng dữ liệu lớn của ngân hàng Deutsche Bank, dbDIG cho thấy 41% người Mỹ sẽ không mua lại sản phẩm "Made in China". Ngược lại, 35% người Trung Quốc sẽ tránh mua sản phẩm "Made in USA".

Ông Apjit Walia, nhà phân tích tại Deutsche Bank cho biết, mặc dù hầu hết người tiêu dùng mỗi nước chưa sẵn sàng tẩy chay hoàn toàn hàng hóa sản xuất ở nước kia, kết quả khảo sát trên cho thấy sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc thương mại và sự chán chường ngày càng tăng đối với toàn cầu hóa, vì cả hai nước đang liên tục được nhắc tên trên các phương tiện truyền thông trong cuộc khẩu chiến về nguồn gốc dịch COVID-19.

Các bình luận từ các quan chức Mỹ, đặc biệt là Tổng thống Donald Trump, người đã đổ lỗi cho Trung Quốc về nguồn gốc đại dịch và đặt câu hỏi về sự tin cậy của chính quyền Bắc Kinh càng làm gia tăng sự thiếu tin tưởng của người tiêu dùng Mỹ đối với các sản phẩm Trung Quốc.

Áp lực của ông Trump và chính phủ Mỹ

Các nhà phân tích nhận định rằng khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra trong chưa đầy nửa năm nữa, tổng thống Trump ​​sẽ muốn dân chúng Mỹ sẽ hướng sự chú ý tới Trung Quốc thay vì tập trung vào cách ứng phó yếu kém của chính phủ và con số thương vong tăng cao mỗi ngày tại Mỹ do đại dịch COVID.

"Người dân cả hai nước đều đang rất nhạy cảm và dễ kích động. Các chính trị gia đều rất hiểu điều này. Vấn đề càng trở nên phức tạp vì đây là một năm bầu cử ở Mỹ," ông Walia nói.

Trong một cuộc khảo sát người tiêu dùng Mỹ khách do hãng tư vấn FTI Consulting có trụ sở tại Washington thực hiện, 78% số người Mỹ cho biết họ sẽ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một sản phẩm nếu công ty chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc.


55% số những người được khảo sát cho biết họ không tin Trung Quốc sẽ thực hiện các cam kết mua hàng hóa của Mỹ theo thỏa thuận thương mại giai đoạn I vừa được ký vào tháng 1 năm nay.

Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001, Trung Quốc luôn theo đuổi việc kí kết các hiệp định thương mại đa phương và thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa để giúp hàng tỷ người dân thoát khỏi đói nghèo và biến nước này trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Nguồn lao động dồi dào giá rẻ và cơ sở hạ tầng đẳng cấp thế giới đã biến Trung Quốc trở thành "công xưởng của thế giới". Người tiêu dùng Mỹ được hưởng lợi nhiều nhất từ nguồn cung hàng hóa giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tuy nhiên ngay cả trước khi đại dịch bùng phát, chi phí trong nước gia tăng và cuộc chiến thương mại kéo dài hai năm với Mỹ bắt đầu làm xói mòn vị thế của Trung Quốc trong một số chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này đang khiến cho người dân Mỹ cảm thấy lo ngại về sự phụ thuộc quá mức vào Bắc Kinh, đặc biệt là nguồn cung các thiết bị y tế, dược phẩm và công nghệ thiết yếu.

Các doanh nghiệp Mỹ đang phải đối mặt với áp lực lớn từ các cổ đông, cơ quan quản lý và chính phủ trong việc nội địa hóa chuỗi cung ứng, giúp doanh nghiệp nước này trở nên tự chủ hơn trước những biến động trên thị trường.

"Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong những năm gần đây đã tạo sự quan ngại cho các quốc gia phương Tây khi chứng kiến vị thế của nước mình bị giảm sút trong nền kinh tế thế giới," bà Marie Owens Thomsen, người đứng đầu toàn cầu về tình báo đầu tư tại Quỹ Indosuez, đánh giá.
langtubachkhoa
Trong phiên điều trần mới nhất để bổ nhiệm vị trí bộ trưởng Hải quân Mỹ, việc Trung Quốc và Nga gia tăng hoạt động tại Bắc Cực trở thành chủ đề được quan tâm.

“Người Trung Quốc và người Nga đang có mặt ở khắp mọi nơi, nhất là người Trung Quốc”, ông Kenneth Braithwaite, Đặc phái viên Mỹ tại Na Uy vừa được Tổng thống Donald Trump đề cử vị trí bộ trưởng Hải quân, cho biết.

“Mọi người sẽ thấy bất ngờ khi nhận ra Trung Quốc đang gia tăng hoạt động ở khu vực High North, ngoài khơi Na Uy. Chúng ta cần cảnh giác với điều này và cần tìm hiểu rõ nguyên nhân”, ông Braithwaite cảnh báo hôm 7/5.

Trong phiên điều trần hôm đó, từ "Bắc Cực" được nhắc đến 35 lần, mỗi từ "Trung Quốc" và "Nga" được nhắc đến 22 lần, nhiều hơn rất nhiều so với "Triều Tiên".

Là đặc phái viên Mỹ tại Na Uy trong suốt 2 năm qua, ông Braithwaite nắm rõ hoạt động của Nga và Trung Quốc trong khu vực này. Ông cho rằng hiện tượng băng tan đã mở đường cho Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Bắc Cực.

Liên minh Nga-Trung
“Tuyến đường biển phía Bắc, kéo dài từ thành phố Kirkenes của Na Uy đến Nga, có thể giảm thời gian vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc đến thị trường châu Âu xuống còn một nửa”, ông Braithwaite nhận định.

Các thượng nghị sĩ cũng đồng tình với ý kiến của tân bộ trưởng Hải quân, cho rằng “việc mở đường đi qua Bắc Băng Dương là một sự kiện lịch sử, có tầm quan trọng tương đương với việc khám phá ra biển Địa Trung Hải”.

Thượng nghị sĩ Angus King của bang Maine cho rằng tuyến đường này có ý nghĩa chiến lược to lớn, đồng thời bày tỏ quan ngại về tham vọng của Trung Quốc trong khu vực. Mới đây, Trung Quốc đã tuyên bố nước này “nằm gần Bắc Cực”.

“Trung Quốc tự nhận là một nước nằm gần Bắc Cực giống như Maine tự nhận là một bang nằm gần vùng biển Caribbean”, ông King so sánh một cách mỉa mai.

Giới học giả cũng cảnh báo sự hiện diện thường xuyên của Nga và Trung Quốc có thể định hình tương lai khu vực Bắc Cực.

“Thất bại lớn nhất của Mỹ là chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng chiến lược của Bắc Cực. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc đã có tầm nhìn dài hạn cho khu vực này, họ đã mở rộng khả năng quân sự và kinh tế tại Bắc Cực”, Heather Conley, chuyên viên cấp cao tại một tổ chức tư vấn chính sách từng nhận xét.

Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asian Review, ông Conley cho biết kịch bản xấu nhất là Mỹ phải đối mặt với một liên minh giữa Bắc Kinh và Moscow. Liên minh này có thể “đe doạ quyền tiếp cận Bắc Thái Bình Dương và Bắc Đại Tây Dương của Mỹ”.

Mỹ cần làm gì?
Tại phiên điều trần, tân Bộ trưởng Hải quân Kenneth Braithwaite cho rằng Mỹ phải tăng cường sự hiện diện tại vùng biển Bắc Cực. Ông khẳng định hải quân sẽ hỗ trợ nguồn lực sẵn có để Mỹ phô trương sức mạnh trong khu vực này.

Việc điều động 4 tàu hải quân tới vùng biển Barents của Nga là một ví dụ cụ thể. Sự kiện này mới được tổ chức để kỷ niệm 30 năm tàu chiến Mỹ tiến vào vùng biển Barents, đồng thời là bước mở đầu cho chiến lược Bắc Cực của Mỹ.

“Tôi cho rằng chúng ta cần tiếp tục làm điều này. Một hạm đội hải quân là điều chúng ta cần khi đang phải đề cao cảnh giác”, ông Braithwaite kết luận.

Cũng trong phiên điều trần, Thượng nghị sĩ Dan Sullivan của bang Alaska bày tỏ sự thất vọng khi Mỹ chậm chân trong “cuộc đua” tới Bắc Cực.

Ông bình luận về “Chiến lược quốc gia cho khu vực Bắc Cực” của chính quyền cựu tổng thống Barack Obama năm 2013: “Tài liệu này có 13 trang, bao gồm 6 trang hình ảnh. Nga chỉ được nhắc đến một lần trong mục chú thích. Đó là một trò đùa”.

Khi Mỹ cuối cùng đã “thức tỉnh” về vấn đề Bắc Cực, ông Sullivan quả quyết: “Đối thủ của chúng ta không chờ đợi. Nga, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác sẽ tranh giành quyền lực tại Bắc Cực. Điều này đang thực sự xảy ra”.

Bắc Cực nóng lên
Các hoạt động nghiên cứu tại Bắc Cực đang tạm lắng xuống song “cuộc chơi” tranh giành tầm ảnh hưởng vẫn nóng lên từng ngày. Đáng chú ý, mối quan hệ Nga-Trung trở nên phức tạp và khó lường khi hai nước liên tục cạnh tranh và phụ thuộc lẫn nhau tại Bắc Cực.

Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) mới mua 20% cổ phần trong dự án khai thác khí tự nhiên của công ty Novatek, Nga.

Nga và Trung cũng mới đưa ra tuyên bố về việc thành lập trung tâm nghiên cứu. Dự án này có mục đích quan sát thay đổi về băng đá dọc tuyến đường biển phía Bắc.

Dù vậy, tờ Diplomat bình luận nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong khi khả năng xuất khẩu của Nga là có hạn. Do đó, Trung Quốc không thể phụ thuộc lâu dài và phải tìm cách sở hữu nhiều tài nguyên hơn bằng cách đẩy mạnh khai thác tại vùng Bắc Cực.

Dù không ủng hộ sự hiện diện của Trung Quốc tại Bắc Cực trong những ngày đầu, Nga dần cho thấy sự hợp tác để cả hai nước cùng thâu tóm lợi ích khổng lồ của vùng đất này.

“Nga và Trung Quốc từng là đối thủ cạnh tranh về tài nguyên và ảnh hưởng ở Bắc Cực. Gần đây, hai nước đã bắt đầu hợp tác để đánh bại các nước phương Tây”, New York Times dẫn lời chuyên gia năng lượng Agnia Griga của Mỹ.
langtubachkhoa
Cái nhà máy hạt nhân nổi di động của Nga này cũng hay phết. Bọn Nga định làm nhiều cái này thay vì xây 1 nhà máy hạt nhân khổng lồ trên đất.
Nó công suất nhỏ, nên nếu hậu quả nếu có xảy ra cũng ít hơn, và vì nó di chuyển dược, nên nếu có chuyện gì thì di chuyển ra xa đất liền luôn. Nhất là máy này có thể dùng để làm nhiều việc khác chứ không chỉ để phát điện, ví dụ được dùng để thay thế nhà máy khử muối
Bọn TQ cũng đang muốn làm cái này. NHưng có lẽ nhu cầu sử dụng loại này cũng khá đặc thù, k phải nước nào cũng cần. Mà sao k dùng cái này làm dịch vụ cho thuê nhỉ? VN k làm nhà máy hạt nhân nữa thì cứ thuê cái này trong 20-50 năm cũng được laugh1.gif
Bản thân Nga cũng muốn xuất khẩu cái này như 1 mặt hàng, sao nó không tính đến dịch vụ cho thuê chứ?


Nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới chính thức vận hành thương mại
Hôm 22/5, nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP) Akademik Lomonosov đầu tiên trên thế giới chính thức được đưa vào vận hành thương mại ở Nga.
RIA trích dẫn thông cáo báo chí của Rosenergoatom - Công ty điện lực trực thuộc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (Rosatom) cho biết, một sự kiện lịch sử đã diễn ra trong ngành năng lượng hạt nhân thế giới: Nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên Akademik Lomonosov được chính thức đưa vào hoạt động thương mại ở Nga. Nhà máy điện hạt nhân bao gồm tổ máy nổi Akademik Lomonosov và các cấu trúc thủy lực trên bờ.

Tổng giám đốc Rosenergoatom, ông Andrei Petrov cho biết, từ hôm nay, dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân nổi ở thành phố Pevek của Khu tự trị Chukotka có thể được coi là đã hoàn tất thành công. Nhà máy điện hạt nhân nổi đã trở thành nhà máy điện hạt nhân được khai thác công nghiệp thứ 11 tại Nga và nó sẽ được hoạt động ở vùng Bắc Cực.

Theo đó, khi các tổ máy đã lỗi thời của nhà máy điện nguyên tử Bilibino và nhà máy điện chạy than Chaun ở Pevek không còn hoạt động, nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov sẽ thay thế và trở thành nguồn cung cấp năng lượng chính cho Chukotka. Akademik Lomonosov dự kiến sẽ cung cấp đủ điện năng cho khoảng 100.000 người, giúp tiết kiệm 200.000 tấn than và 100.000 tấn nhiên liệu mỗi năm.

Ngoài ra, Akademik Lomonosov dự kiến ​​sẽ trở thành một trong những yếu tố cơ sở hạ tầng quan trọng trong sự phát triển của Tuyến đường biển phía Bắc của Nga để đảm bảo hỗ trợ việc phá băng quanh năm.

Đồng thời, Akademik Lomonosov cũng có thể được sử dụng như một nhà máy khử muối với công suất 240.000 m3 nước ngọt/ ngày. Thời gian hoạt động ước tính khoảng 40 năm, thậm chí có thể kéo dài tới 50 năm và có thể hoạt động không ngừng trong 3-5 năm mà không cần tiếp nhiên liệu.

Mang tên nhà bác học Nga thế kỷ 18 được khởi công ở Saint Petersburg năm 2006, nhà máy này có hai lò phản ứng KLT-40C, mỗi chiếc có công suất 35 MW gần tương đương công suất của các lò phản ứng được sử dụng trong các tàu phá băng hạt nhân. Nó được đặt trên một con thuyền dài 144 mét và rộng 30 mét, có trọng lượng nước rẽ 21.000 tấn với thủy thủ đoàn 70 người.
Nhà máy điện hạt nhân nổi này là một thiết bị phát điện độc lập, được sản xuất như một chiếc tàu với chiều dài 140m, chiều rộng 30m và cao 10m. Nhà máy được trang bị một tổ máy phát điện gồm hai lò phản ứng hạt nhân 35 megawatt và hai turbine hơi cùng các khu vực dự trữ để chứa nhiên liệu hạt nhân sạch cũng như các chất thải phóng xạ dạng rắn và lỏng.

Theo Rosatom, Akademik Lomonosov là giải pháp thay thế đơn giản hơn là xây dựng một nhà máy điện truyền thống trên mặt đất bị đóng băng quanh năm, và dự định xuất khẩu những lò phản ứng như thế này. Tập đoàn cho biết các lò phản ứng hạt nhân nổi "có biên độ an toàn rất lớn, tránh được sóng thần và thảm họa tự nhiên".

Được biết, kể từ sau nhà máy điện hạt nhân Obsnink nối lưới điện đầu tiên trên thế giới vào năm 1954, Rosatom lại tiên phong trong việc phát triển và xây dựng một hình mẫu nhà máy điện mới.

Theo các nguồn tin, dự kiến Rosatom muốn xây dựng ít nhất 7 nhà máy điện hạt nhân nổi như Akademik Lomonosov. Hiện nay họ đang thiết kế và chế tạo các thùng lò của nhà máy điện hạt nhân nổi thế hệ thứ hai với mục tiêu để chúng nhỏ hơn và chắc chắn hơn.

Trước đó, công tác thử nghiệm toàn diện nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov được bắt đầu từ cuối tháng 11/2018. Vào ngày 19/12/2019, nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov đã bắt đầu nối lưới điện để cung cấp điện năng cho vùng Chaun-Bilibino hẻo lánh ở Pevek, Viễn Đông của Nga.

https://infonet.vietnamnet.vn/the-gioi/nha-...mai-253197.html
Phó Thường Nhân
@ltbk,

Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Khánh .. chỉ là bù nhìn rơm, cho nên quan niệm của họ không quan trọng. Những điều tôi nói ở trên, chỉ muốn nói rằng vào thời điểm 1964,1965 ở miền Nam, một nhân vật nào đó được đưa lên thì phải được Đại Sứ Quán Mỹ chấm. Và nó chấm hay không là phụ thuộc vào nhân vật đó có nói theo điều Mỹ muốn hay không, theo kế hoạch của Mỹ hay không. Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu làm được điều này , có vậy thôi.

Vào thời điểm đó, Mỹ đã gạt ra hết các tướng lĩnh Sài gòn gắn bó nhiều với thực dân Pháp, quân đội Bảo đại cũ, đưa những khuôn mặt mới lên, một trong những khuôn mặt đó là Nguyễn Văn Thiệu. Vào thời điểm đảo chính lật Diệm vào năm 1963, Thiệu mới chỉ là sư đoàn trưởng.

Quan hệ Mỹ TQ.
Mỹ đã bắt đầu áp đặt trừng phạt vào một số tổ chức TQ. Điều này đã nói lên rằng cuộc chiến thương mại TQ-Mỹ (và rộng hơn nữa là đối đầu TQ-Mỹ) không giống như chiến tranh thương mại Nhật – Mỹ vào thập niên 80.
Quan hệ Mỹ-Nhật vốn đã không cân bằng, và Nhật phụ thuộc về chính trị vào Mỹ. Quân đội Nhật không thể hoạt động độc lập, mà không có Mỹ. Nhưng đổi lại, Nhật được tiếp cận thị trường Mỹ. Nhật cũng nằm trong khối đồng Đô la, quan hệ kinh tế của Nhật với Mỹ vì thế cũng tương đồng với quan hệ kinh tế TQ –Mỹ. Chính xác hơn, Mỹ đã áp dụng mô hình quan hệ Mỹ - Nhật với TQ, và TQ cũng chấp nhận vai trò này, đây là nội dung chiến lược « ẩn mình chờ thời » của Đặng Tiểu Bình.
Tại sao Mỹ lại áp dụng mô hình này, trong khi không quản lý được chính trị TQ. Mối quan hệ này có hai thời kỳ, và bây giờ đi vào thời kỳ thứ 3. Thời kỳ thứ nhất là từ 1972 đến 1989, trong đó nó lại chia ra làm 2 công đoạn nhỏ 1972-1979, 1979-1989. Giai đoạn đầu (1972-1979) là giai đoạn tan băng giá, cơ sở của nó là mâu thuẫn TQ-Liên Xô. Đỉnh cao của mâu thuẫn TQ-Liên Xô là chiến tranh biên giới 1969, và sau đó Liên Xô doạ ném bom nguyên tử TQ. Khi Liên Xô làm điều này, thì có báo cho Mỹ. Và đây là cơ sở để Mỹ bắt tay với TQ, vì nó là bằng chứng Liên Xô – TQ gần như là kẻ thù. Cũng chính vì thế mà sự ủng hộ cho kháng chiến chống Mỹ ở VN, từ thập niên 70, mạnh mẽ nhất, kiên định nhất là Liên Xô. Và VN cũng thích sự ủng hộ này nhất vì có nhiều lý do : Lý do đầu tiên là chỉ có Liên Xô mới cung cấp được các vũ khí khí tài hiện đại, trong khi TQ chỉ cung cấp được cho VN vũ khí thô sơ. Càng về sau, nhất là từ sau đồng khởi 1968, thì vấn đề này càng trở nên quan trọng, vì phương thức tổng tấn công nổi dậy, mà điển hình là chiến dich Mậu thân 1968, không thể lập lại được, mà có lặp lại thì cũng không hiệu quả. Lý do thứ nhì là TQ cũng duỗi ra, vì một khi quan hệ được với Mỹ, thì vấn đề chống Mỹ không quan trọng nữa. Vấn đề thứ 3, là với hiệp định Giơ nép vơ, thì VN vẫn quan niệm là TQ đã ép VN chấp nhận , dù đang ở trên thế thắng. Điều này vừa đúng vừa sai, vì ngay cả Liên Xô lúc đó cũng không muốn VN tiếp tục đánh Pháp, nhưng do có sự phân công trong phe XHCN, TQ nhận nhiệm vụ giúp VN. Nên tội đổ vào đầu TQ hết. Trong thực tế, cả Liên Xô lẫn TQ đều muốn ngừng chiến, chứ không chỉ có mình TQ.
Mặc dù vậy, TQ vẫn tiếp tục ủng hộ VN đến cuối năm 1972, và sự giúp đỡ này cũng quan trọng, dù nó chỉ là lương thực, thực phẩm, súng đạn thô sơ hơn Liên Xô. Cho đến 1975, TQ vẫn giúp đỡ VN, nhưng lúc này (1972-1975) là để có thể qua đó tiếp lực cho Khơ me đỏ, là lực lượng đồng minh thực sự của TQ ở Đông dương với nhóm Pôn pốt – Yêng xa ri.
Từ năm 1979 đến 1989, thì TQ đứng hẳn về phía Mỹ. Cho Mỹ bí mật đặt các trạm viễn thông nghe trộm ở Tân cương, TQ giúp các phong trào du kích ở thế giới thứ 3, rồi đánh VN, ủng hộ Khơ me đỏ diệt chủng. Đây cũng là thời kỳ mà quan hệ chính trị Mỹ-TQ sâu sắc nhất.
Nhưng tới năm 1989, khi Liên Xô xụp đổ, thì quan hệ Mỹ-TQ đi qua giai đoạn khác.Do điều khiến cho hai bên cần nhau là Liên Xô không còn. Do sự kiện Thiên An Môn 1989, Mỹ cấm bán vũ khí cho TQ, quan hệ hai bên chủ yếu là lợi ích kinh tế, và lúc này TQ cũng không phải là đối thủ của Mỹ. Đây là đặc trưng của giai đoạn 1989-2019. Cũng chính vì có sự chuyển đổi giai đoạn này mà TQ mới chịu bình thường hoá quan hệ với VN (1991). Lúc này là thời Giang Trạch Dân, và TQ đang bị Mỹ ép, sau vụ Thiên An Môn.
Trong suốt quá trình quan hệ này, từ 1972, TQ chấp nhận nằm trong vùng tài chính Đô la, đổi lại tiếp cận thị trường Mỹ. Nhưng không vì thế mà Mỹ khống chế được TQ về chính trị, cũng như hai bên đi cùng một con đường, độc lập với nhau, nhưng lại có sự bổ trợ về kinh tế cho nhau.
Như vậy bước vào giai đoạn mới này, Mỹ sẽ tiếp cận TQ như đã tiếp cận Nhật (tức là gây sức ép về tài chính, tiền tệ, đồng thời ép mua hàng mở cửa thị trường), nhưng vì Mỹ không không chế được như Nhật về chính trị, nên nó có thêm một cái vế nữa là giống như chống .. I ran. Tức là áp dụngcác biện pháp phong toả, embago.
Và có thể nó sẽ có thêm cái về thứ ba nữa. Đó là ý thức hệ tư tưởng. Tức là có gì đó như đối đầu Liên Xô – Mỹ ngày xưa.
Quả thật từ khi ông Tập Cận Binh lên, thì TQ có vẻ muốn khẳng định mình hơn. Nhưng khía cạnh « tư tưởng » này vớ tôi chỉ là cách tập hợp lực lượng.Trong thực tế khi vươn lên như vậy thì chắc chắn sẽ đụng độ, cách này hay cách khác. Nước Nga hiện nay đã có một hệ thống « dân chủ phương Tây », nhưng vẫn bị chê, vì thế đây là một lĩnh vực « ăn theo để chính danh ».
Sự vươn lên của TQ có điều dở, với nhận xét của tôi, là khi một cường quốc mới vươn lên, thì nó phải có cái gì đó khác, và tiến bộ hơn cường quốc cũ. Ví dụ, khi Mỹ vươn lên, thì chủ nghĩa thực dân mới thay thế cho chủ nghĩa thực dân cũ kiểu Anh-Pháp, tiến bộ hơn một chút . Như vậy TQ vươn lên thì có cái gì đặc trưng hơn, hay hơn Mỹ. Đáng tiếc là TQ lại lập lại bài học « bắt chiếc » Mỹ, ví dụ như thái độ của TQ ở ĐNA thực ra không khác gì thái độ của Mỹ ở châu Mỹ la tinh vào cuối thế kỷ XIX với học thuyêt Môn rô, như tôi từng nói, trong khi TQ có lợi thế là một nước thuộc thế giới thứ 3 vươn lên đáng nhẽ phải được các nước thuộc thế giới này cảm tình hơn.
Khi đã là một cường quốc (hay là ở ngưỡng muốn đạt tới điều đó), phải thoả mãn được một số điều
1- Có sự độc lập, và đặc trưng về công nghệ. Ví dụ khi Mỹ vươn lên thì có điện khí hoá, có sản xuất ô tô dân dụng, có công nghệ liên quan tới dầu mỏ, có cách xây dựng nhà building,. ;v.v..
2- Có một đặc trưng về kinh tế (ví dụ với Mỹ là xã hội tiêu thụ)
3- Có một đặc trưng về văn hoá, giá trị văn hoá .. để kêu gọi, thu phục (hoặc dùng nó để chính danh xâm lược). với Mỹ là tự do cá nhân tổng thể, là « quyền con người »
Như vậy TQ phải đảm bảo được những điều này, nhưng cho đến nay, thì cái TQ phát tín hiệu ra ngoài, đặc biệt với VN không hấp dẫn, vì không ai thích bị dẫm đạp lên chủ quyền cả.
langtubachkhoa
Bác Phó, TQ có đem giá trị mới đấy chứ
1) Về công nghệ: TQ đem lại mang 5G, các ứng dụng phổ cập AI. Điểm yếu của TQ là TQ không nắm đuợc công nghệ lõi. Những cái như 5G, AI tuy nghe hot, nhưng thực ra lại là công nghệ ở hạ nguồn con sông, là ứng dụng bên trên, k phải nền tảng. Vì thế nên có thể nói TQ đã đem lại giá trị mới về công nghệ, nhưng chưa đủ sâu.

2) Về kinh tế: TQ sản xuát quy mô lớn, đem lại hàng hoá giá rẻ, đa dạng cho mọi nguời. Nếu không có TQ, bây giờ nguời tiêu dùng vẫn phải mua hàng với giá cao từ phương Tây và Nhật (dù chất lượng có tốt). Chính nhờ TQ mà việc sản xuất hàng hoá của thế giới thay đổi.

Còn lại, về chính trị, văn hoá, tài chính thì đúng là TQ k đem lại đuợc gì mới. TQ cũng copy lại các chiêu trò của phương tây như bắt nạt láng giềng, bẫy nợ, etc. Có điều là nợ của TQ ít điều kiện hơn, hấp dẫn hơn thôi.
langtubachkhoa
Hy vọng là Mỹ không dùng quân đội chính quy để cản 3 tàu dầu còn lại của Iran, vì nếu như vậy thì k chỉ là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, mà còn khiến thương mai thế giới quay về thế kỷ 18, 19, thời kỳ "ngoại giao pháo hạm". Điều này sẽ là tiền lệ cực xấu, vì TQ cũng có thể dùng chiêu này để chặn tàu hàng. Bây giờ khi muốn chặn tàu, nguời ta thưòng phải núp bóng duới dạng tai nạn, hay sử dụng lực lượng cướp biển, Mỹ dùng quân đội chính quy thế này thì khác gì bao vây phong toả 1 đất nước bằng quân sự


Hai tàu dầu Iran ‘đạp sóng dữ’ cập cảng Venezuela
Để đến được đất nước Venezuela, những chiếc tàu chở dầu của Iran đã phải vượt qua sóng dữ theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Tàu chở dầu thứ hai mang tên 'Forest' đã theo sau tàu đầu tiên trong số năm tàu ​​Iran mang tên 'Fortune' đã bình an tiến vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Venezuela hôm 25/5. Theo báo cáo, tàu hải quân Venezuela PO-13 Yekuana đã hộ tống tàu 'Forest', sau khi nó vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này.

Năm chiếc tàu dầu của Iran mang tên Fortune, Petunia, Forest, Faxon, Clavel đã chở tổng cộng 1,53 triệu thùng dầu, xăng đến cho Venezuela. Ba tàu chở dầu còn lại dự kiến ​​sẽ lần lượt tiến vào vùng biển Caribe và tiến vào EEZ của Venezuela trong tuần này.

Khi 'Forest' đang đến gần đất nước Mỹ Latinh, có những nguồn tin cho rằng, nó cũng như chiếc tàu chở dầu đầu tiên bị theo dõi bởi tàu tiếp tế ngoài khơi được gắn cờ Hoa Kỳ mang tên 'Adam Joseph'. Tuy nhiên, đã không có thông tin chính thức nào xác nhận điều này.

Chiếc tàu đầu tiên 'Fortune' đã đến Venezuela thành công vào ngày 24/5 và đã được Lực lượng Hải quân Bolivar (Hải quân Venezuela) hộ tống trên đường về cảng. Đến ngày 25/5, tàu chở dầu Fortune của Iran đã cập cảng tại thành phố El Palito của Venezuela, nơi có nhà máy lọc dầu của tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA.

Sau khi chiếc tàu thứ hai cập cảng, Đại sứ quán Iran tại Venezuela đã đăng tải một đoạn video về hành trình vượt qua sóng to gió lớn của tàu thứ nhất Fortune trên đường hành trình tới đất nước bạn bè ở Nam Mỹ.

Theo đoạn video được giới truyền thông Nga và Iran dẫn lại, mặc dù các tàu chở dầu có lượng giãn nước hàng trăm nghìn tấn, với chiều dài hàng trăm mét và chiều cao lên tới vài chục mét nhưng chúng ta vẫn có thể thấy rõ những ngọn sóng đánh thẳng lên mặt boong của nó.

Tàu Fortune là một trong số 5 tàu chở dầu được Iran cử đến Venezuela, mang theo hàng chục triệu thùng dầu quý giá, giúp quốc gia Nam Mỹ đối phó với tình trạng khủng hoảng nhiên liệu. Việc Iran gửi dầu cho Venezuela ngay lập tức đã rơi vào tầm ngắm của chính quyền Mỹ.

Giới chức Mỹ đã gửi đề xuất đến Hải quân Hoa Kỳ, lực lượng đang thực hiện công tác chống ma túy ở vùng biển Caribbean, kiểm tra các tàu chở dầu của Iran và có thể bắt giữ chúng. Để thực hiện nhiệm vụ này, Mỹ đã điều tới vùng biển Caribbean một nhóm tàu chiến và máy bay.

Theo Lầu Năm Góc, Hải quân Hoa Kỳ đã thành lập một nhóm quân sự ở vùng biển Caribbean. Nhóm này gồm ba tàu rải lôi đi kèm với một tàu tuần tra ven biển và máy bay tuần tiễu chống ngầm hải quân P-8A Poseidon đã di chuyển đến vùng biển này.


Trong một thời gian rất dài không có sự hiện diện lực lượng như vậy trong khu vực, nên hiện nay sự hiện diện của hải quân và không quân Mỹ trong khu vực giống như một nỗ lực thiết lập sự phong tỏa Venezuela từ hướng biển.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, có lẽ Mỹ sẽ không đưa ra hành động nguy hiểm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Venezuela, mà sẽ tiến hành ngay từ khi các tàu dầu của Iran tiến vào vùng biển Caribe.

Do đó, chính quyền Caracas đã phải triển khai tàu chiến để bảo vệ các tàu chở dầu Iran trước "nguy cơ sử dụng vũ lực" từ phía Mỹ. Trong khi đó, Iran đã cảnh báo Mỹ "sẽ gặp rắc rối" nếu cản trở các tàu chở dầu đến Venezuela.

Như vậy, để đến được Venezuela một cách an toàn, “những chiếc tàu dầu dũng cảm của Iran” thực sự đã phải trải qua sóng to, gió lớn theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.



Nga chuẩn bị thử nghiệm động cơ phản lực cỡ lớn PD-35
Động cơ PD-35 sẽ được tích hợp trên những máy bay vận tải lớn nhất của Nga như Il-96-400M, thậm chí cả chiếc Slon đang phát triển để thay thế An-124 Ruslan.


Truyền thông Nga cho biết, Bộ Công nghiệp và Thương mại (Công Thương) liên bang Nga - ông Denis Manturov vào ngày 22 tháng 5 đã đến thăm làm việc tại Prikamye. Mục đích chính trong chuyến công tác của Bộ trưởng Công Thương Nga là buổi làm việc tại UEC Perm Motors và tham quan cơ sở chế tạo cũng như gặp gỡ các nhà sản xuất máy bay.

Đặc biệt trong cuộc trò chuyện giữa Bộ trưởng Manturov và giới doanh nghiệp, các bên đã đi đến một quyết định chiến lược, đó là họ sẽ bắt đầu xây dựng một tổ hợp thử nghiệm ngay trong khuôn viên của nhà máy. Một trong những hệ thống động lực hàng không đầu tiên được kiểm tra tại đây sẽ là động cơ phản lực PD-35 đầy hứa hẹn.

Theo thông báo, quá trình phát triển động cơ cỡ lớn này - có khả năng gia tăng lực đẩy lên tới 35 tấn - đã được các chuyên gia của UEC - Aviadvigatel tiến hành từ năm 2016, trong đó Perm Motors hoạt động với vai trò như cơ sở sản xuất mẹ.

Dự kiến ​​vào năm 2023, công ty sẽ có thể trình bày nguyên mẫu đầu tiên của động cơ PD-35. Việc hoàn thành toàn bộ dự án được kỳ vọng ​​vào năm 2025. Khoảng 3 năm sau, quá trình sản xuất hàng loạt siêu động cơ này sẽ được diễn ra.

Theo các nhà sản xuất, động cơ phản lực PD-35 sẽ được lắp đặt trên chiếc Il-96-400M và máy bay chở khách chung giữa Nga và Trung Quốc CR929. Bên cạnh đó, phương tiện ưu tiên nữa sẽ là vận tải cơ chiến lược cỡ lớn Slon đang được phát triển nhằm thay thế chiếc An-124 Ruslan.

Chi phí xây dựng một cơ sở thử nghiệm, thiết kế sẽ bắt đầu trước cuối năm nay, ước tính vào khoảng 26 tỷ Ruble, nó sẽ bao gồm 8 khu phức hợp, trong đó 3 cơ sở đầu tiên sẽ được đưa vào hoạt động sớm nhất là vào năm 2022.


Báo chí Nga dẫn nguồn tin từ ngành sản xuất máy bay cho biết họ đang nói về cơ sở thử nghiệm buồng đốt, máy nén và máy tạo khí. Đồng thời cơ sở hạ tầng của nhà sản xuất sẽ có tiềm năng thử nghiệm động cơ với lực đẩy 50 tấn. Khi tổ hợp này hoàn thành, Nga sẽ chấm dứt phụ thuộc vào động cơ có nguồn gốc từ Ukraine.



"Roscosmos" bắt đầu làm việc với con tàu vũ trụ kế nhiệm của "Buran"
Roscosmos đang xem xét khả năng tạo ra một tàu vũ trụ có người lái có cánh để bay đến các trạm quỹ đạo, ông Dmitry Rogozin, tổng giám đốc của tập đoàn nhà nước cho biết.

Thiết vị vũ trụ kế nhiệm của tàu vũ trụ Liên Xô nổi tiếng
"Hiện nay, sự phát triển của chương trình có người lái được kết nối với chính việc tạo ra các máy bay không gian. Hoa Kỳ đang tiến hành thử nghiệm, công việc này đang được tiến hành. Chúng tôi có ý tưởng tương tự, tạo ra một tàu vũ trụ có người lái mới để phục vụ lợi ích của trạm quỹ đạo", - ông nói trên đài phát thanh của Komsomolskaya Pravda.


Ông Rogozin tin rằng đối với các trạm quỹ đạo gần Trái đất nằm trong trường địa từ của Trái đất, để bảo vệ phi hành đoàn tránh bức xạ vũ trụ, nên "tiến tới việc tạo ra một tàu vũ trụ tái sử dụng có người lái, để hoạt động trong một số môi trường."

Người đứng đầu Roscosmos lưu ý rằng tập đoàn nhà nước, cùng với viện khoa học trung ương TsNIImash đã bắt tay vào thực hiện công việc về "chủ đề rất hứa hẹn này". Ông cũng nhớ lại rằng Liên Xô đã tạo ra tàu vũ trụ có cánh "Buran" nhưng nó chưa được sử dụng. Theo ông Rogozin, đây chính là một trong những lý do khiến chương trình bị đóng.

Tàu vũ trụ Buran được tạo ra ở Liên Xô, còn tàu vũ trụ có cánh Clipper được phát triển ở Nga.



Cuộc chiến Mỹ Trung vượt ra ngoài xung đột thương mại rất xa, đó là Mỹ k chấp nhận việc Made In China 2025. Tuy tên là Made in nhưng thực chất đó là việc TQ muốn vươn lên tự chủ về công nghệ nguồn, các công nghệ chiến lược để thoát khỏi sự phụ thuộc Mỹ.
Nếu TQ làm đuợc điều này thì Mỹ khó mà khống chế nổi TQ nữa, nên Mỹ mới phải ra đòn. Chỉ có điều phe tài chính Mỹ thì lại k care lắm đến điều đó, nên muốn cản trở hoặc giới hạn quy mô xung đột.
Vì thế nên Biden có mối quan hệ sâu đậm với bên tài chính, có thể có khả năng hạ nhiệt xung đột, dù không thể dừng hẳn.
Bây giờ mới thấy việc Nga ngày xưa, họ tiếp tục thừa kế từ Liên Xô, phát triển tiếp công nghệ chip chứ k muốn dựa hoàn toàn vào chip của Mỹ.
Không muốn dựa ở đây k phải là đóng cửa k mua gì của Mỹ, mà họ phát triển và duy trì khả năng làm chip của mình, để nếu Mỹ có dở chứng thì họ vẫn có thể thay thế nhập khẩu. Ví dụ siêu máy tính quân sự Nga k dùng chip Mỹ đã đành, nhưng 3 siêu máy tính dân sự, 2 cái đầu đuợc Nga chế tạo dùng chip Intel, sau vụ khủng hoảng Ukraine, dù Mỹ vẫn đồng ý bán cho Nga chip Intel để làm cái thứ 3, nhưng họ đã từ chối để dùng chip Elbrus của mình.
Tương tự, TQ thì mua linh kiện phương Tây như quang khắc, Flo tinh khiết để làm ngay chip 14nm, còn bọn Nga nó cặm cụi tự làm, nên bị chậm hơn phương tây, đi từ 90 đến 80 rồi 45 nm, chắc phải mất 3-5 năm nũa mới xuống đến 14nm, rồi chắc lại từng đấy năm nũa để xuông 5nm. Tuy đi chậm hơn nhưng chắc hơn.
Cũng vậy, với y tế, khi thấy thiết bị y tế Mỹ tung hoành ở Nga sau khi Liên Xô sụp dổ, Nga nó mới phải đầu tư thiết bị y tế. Có những công ty như Triton làm full cycle: từ R/D đến manufacturer rồi thậm chí cả OEM. Thưòng thỉ ở phương Tây mỗi khâu này là 1 công ty riêng rồi.
Đợt dịch này, ngoài khẩu trang ra (vẫn phải nhập từ TQ vì sản xuất ở Nga không kịp số lượng), thì Nga đều dùng thiết bị nội địa: từ máy thở, test kit, hoá chất, etc.
Mặc dù phương tây k đưa y tế vào danh mục trừng phạt, nhưng rõ ràng là Nga vẫn cẩn thận. Nhìn Iran, tuy tiếng là k trừng phạt y tế, nhưng ngân hàng của Iran vẫn bị phạt, khiến giao dịch tài chính về y tế k thực hiện được. Trong hoàn cảnh đó thì chỉ có dựa vào hỗ trợ nhân đạo. May mà Nga và TQ họ lại hỗ trợ Iran, Nga đã giúp Iran rất nhiều về test kit. TQ cũng giúp test kit và khẩu trang.
Không rõ thiết bị y tế TQ có tự chủ không, hay vẫn dựa vào Mỹ? Tuy nhiên, khả năng Mỹ trừng phạt đến lĩnh vực này với TQ có lẽ khó.
Tuy thế, cách làm của Nga thì chỉ đủ giúp cho họ tự chủ an ninh kinh tế, chứ không đủ để vươn lên cạnh tranh bá chủ với Mỹ như Liên Xô trưóc đây hay TQ ngày nay đuợc, nhưng rõ ràng đây cũng chính là điều Nga cần.
Bài học rút ra, đó là dù mình không vươn lên làm số 1 hay main player trong 1 lĩnh vực công nghệ hay sản xuất, thì cũng phải duy trì và phát triển khả năng của mình trong lĩnh vực đó, có vậy thì đối phương mới không dám trừng phạt mình
Phó Thường Nhân
Cách chơi của TQ khác với cách chơi của Nga. TQ dựa trên cơ sở bổ xung vào chuỗi sản xuất của Mỹ để phát triển. Ví dụ, nếu Hoawei bán được đồ 5G thì các hãng Mỹ vẫn được lợi, vì họ là người cung cấp bán sản phẩm cho sản xuất, chứ Hoawei không ăn được hết cả. Không kể nhiều năng lực sản xuất đặt ở TQ, dù sản phẩm mang danh « made in China », thực ra nó là chi nhánh của hãng Mỹ, mà TQ chỉ ăn phần gia công. Cách chơi như vậy là giống như Hàn quốc, Nhật bản, .. có điều Hàn quốc, Nhật bản không có vị thế chính trị như TQ.
Ngay cả VN, nếu có quan hệ sâu sắc nữa với Mỹ, cũng không có vấn đề này, dù độc lập về chính trị, bởi vì sự độc lập về chính trị này chỉ để bảo vệ chủ quyền, chứ không thể làm mưa làm gió được.
Thực sự, tôi cũng không lý giải được tại sao TQ lại áp dụng một chính sách « bắt chiếc Mỹ » trong quan hệ ngoại giao, đặc biệt với một nước láng giềng như VN. Cũng như tư duy « độc chiếm ĐNA » thực ra rất lỗi thời. Vào thời điểm toàn cầu hoá như hiện tại, khả năng đòi lập « điền trang thái ấp » riêng là không thể.
Trong thực tế, nhưng điều mà TQ có thể thu được ỏ biển Đông, đều có các phương sách thay thế khác an toàn hơn. Ví dụ con đường Bắc Cực, và con đường tơ lụa mới bằng đường sắt qua Trung Á, giúp TQ không cần tới biển Đông như thế về hàng hải. Tương tự như vậy, TQ có thể nhập dầu mỏ từ Nga. Không kể, nếu có xung đột, thì làm sao TQ có thể bán được đồ, vì EU chắc chắn đứng về phía Mỹ. Hiện tại, với việc vũ trang hoá vũ trụ, có thể thay đổi hẳn cách tiếp cận bằng địa lý. Một vệ tinh mang tên lửa (điều chưa xảy ra nhưng sẽ xẩy ra), chỉ cách mục tiêu của nó trên mặt đất khoảng 300-500 Km, gần hơn rất nhiều việc đặt bệ phóng trên một nước láng giềng gần.
Như vậy, tư duy « vường rau, ao cá » của TQ có cái gì đó rất khó hiểu, nó như thế kỷ XIX quay lại vậy.
langtubachkhoa
QUOTE(Phó Thường Nhân @ May 25 2020, 04:00 PM)
Cách chơi của TQ khác với cách chơi của Nga. TQ dựa trên cơ sở bổ xung vào chuỗi sản xuất của Mỹ để phát triển. Ví dụ, nếu Hoawei bán được đồ 5G thì các hãng Mỹ vẫn được lợi, vì họ là người cung cấp bán sản phẩm cho sản xuất, chứ Hoawei không ăn được hết cả. Không kể nhiều năng lực sản xuất đặt ở TQ, dù sản phẩm mang danh « made in China », thực ra nó là chi nhánh của hãng Mỹ, mà TQ chỉ ăn phần gia công. Cách chơi như vậy là giống như Hàn quốc, Nhật bản, .. có điều Hàn quốc, Nhật bản không có vị thế chính trị như TQ.
Ngay cả VN, nếu có quan hệ sâu sắc nữa với Mỹ, cũng không có vấn đề này, dù độc lập về chính trị, bởi vì sự độc lập về chính trị này chỉ để bảo vệ chủ quyền, chứ không thể làm mưa làm gió được.
Thực sự, tôi cũng không lý giải được tại sao  TQ lại áp dụng một chính sách « bắt chiếc Mỹ » trong quan hệ ngoại giao, đặc biệt với một nước láng giềng như VN. Cũng như tư duy « độc chiếm ĐNA » thực ra rất lỗi thời. Vào thời điểm toàn cầu hoá như hiện tại, khả năng đòi lập « điền trang thái ấp » riêng là không thể.
Trong thực tế, nhưng điều mà TQ có thể thu được ỏ biển Đông, đều có các phương sách thay thế khác an toàn hơn. Ví dụ con đường Bắc Cực, và con đường tơ lụa mới bằng đường sắt qua Trung Á, giúp TQ không cần tới biển Đông như thế về hàng hải. Tương tự như vậy, TQ có thể nhập dầu mỏ từ Nga. Không kể, nếu có xung đột, thì làm sao TQ có thể bán được đồ, vì EU chắc chắn đứng về phía Mỹ. Hiện tại, với việc vũ trang hoá vũ trụ, có thể thay đổi hẳn cách tiếp cận bằng địa lý. Một vệ tinh mang tên lửa (điều chưa xảy ra nhưng sẽ xẩy ra), chỉ cách mục tiêu của nó trên mặt đất khoảng 300-500 Km, gần hơn rất nhiều việc đặt bệ phóng trên một nước láng giềng gần.
Như vậy, tư duy « vường rau, ao cá » của TQ có cái gì đó rất khó hiểu, nó như thế kỷ XIX quay lại vậy.
*



Lúc đầu thì TQ muốn bổ sung vào chuỗi sản xuất của Mỹ, nhưng khi lớn mạnh rồi, thì TQ bắt đầu tìm cách thay những phần của Mỹ trong chuỗi sản xuất bằng phần của mình. Vì thế họ mới đầu tư vào công nghệ nguồn, như luyện kim, bán dẫn etc. và những sản phẩm ngay sát trên nguồn như chip máy tính, etc. nên mới có cái gọi là made in china 2025.
TQ muốn dựa vào Mỹ lúc đầu, bằng việc đầu tư tiền hop tác R/D, ăn cắp, đi học, lấy đó làm điểm tựa để nâng trình độ công nghệ, rút ngắn thời gian. Tuy thế, Mỹ cũng khôn chán, khi mà TQ chưa nắm được công nghệ nguồn thì họ đã ra tay rồi.
Họ muốn huớng đến biển đông, có lẽ ngoài tư duy truyền thống, còn sợ những nưóc này ngả về phía Mỹ, cho Mỹ đóng căn cứ quân sự, chĩa tên lửa vào họ như Mỹ đóng ở Đông Âu và chĩa vè phía Nga nữa.

Thu gian chut
May cái video này là ván cờ giữa 2 robot của Nga và Đức. Hai nưóc Nga Đức từ lâu vẫn tổ chức các cuộc chơi cờ giữa robot của 2 nước, va tham gia Robot Chess
Cả Nga và Đức cũng là những cường quốc cờ vua thế giới, nhất là Nga.
Hai con robot Chesska cua Nga va Kuka cua Duc cung la ky phung dich thu cua nhau o giai vo dich co vu the gioi cho robot. Con Chesska da vo dich the gioi

(@click here)

(@click here)

(@click here)

Con robot nay cua Nga danh co cung 1 luc voi 3 kien tuong moi ac
ROBOT (Russia) - GM Antipov GM Oparin and IM Gurvich
(@click here)


Sorry chút, ở bên trên toi có nói Nga vẫn che tao chip 45 nm, thông tin co the da cu, khong cap nhat.
Năm 2017, Nga đã cho ra đời chip 28nm rồi (thời điểm đó Intel đã bắt đầu dùng chip 14 nm)
Đó là hãng Ruselectronics đã chính thức cho ra đời máy tính sử dụng chip Elbrus-8S, chế tạo bằng process 28nm trong nước.
Như vậy kể từ những năm cuối thập kỷ 90 thế kỷ trưóc, chip Nga đã đi 1 chặng đuờng từ 90 nm -75 -45 và sau đó là 28nm.
Vào năm 2019, Nga mới bắt đầu tìm cách giảm xuống tiếp 14nm, chắc phải mất vài năm nữa mới xong. Hãng Ruselectronics này hoá ra cũng là công ty con của Rostec

Ngoài ra hãng T-Platforms chuyên chế tạo siêu máy tính của Nga cũng đưa ra chip Baikal CPU của mình, đối thủ của hãng này là RSC Group, một hãng chuyên chế tạo siêu máy tính khác của Nga. Tuy nhiên RSC thì mạnh về thiết kế, còn chip vẫn dùng của Intel. Còn T-Platforms thì có chip của mình. Ngoài ra, cuối năm 2019, hãng Rostec cũng đã bắt đầu tiến hành chế tạo siêu máy tính dân dụng đàu tiên dùng chip Elbrus (hãng này đã chế tạo 1 siêu máy tính quân sự dùng chip Elbrus)

Một điều cần lưu ý, đầu tiên thì T-Platforms cũng chỉ thiết kế supercomputer thôi, chip thì vẫn dùng của Intel. khi T-Platforms chuyển sang tự chế tạo chip của mình, thì năm tháng 4 năm 2013, trước khi có khủng hoảng Ukraine, bộ thưong mại Mỹ đã lập tức đưa T-Platforms vào danh sách trừng phạt, nằm trong số các tổ chức và cá nhân có hành động đi ngược lại voi an ninh quốc gia và loi ích chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ (list of organizations and individuals acting contrary to the national security or foreign policy interests of the United States).
Phải đến cuối năm đó, Mỹ mới rút công ty này khỏi danh sách, không rõ vì sao lại rút, có thể vì họ cam kết sẽ tuân thủ chính sách đói ngoại của Hoa Kỳ? Điều đó cho thấy, dù Nga có chip, nhưng cũng chưa chắc dám bán cho nước nào bị Mỹ trừng phạt, cho dù không lệ thuộc công nghệ Mỹ, vì làm vậy khác gì thách thức đối đầu Mỹ? Trừ khi là Mỹ cố tình chèn ép Nga quá thôi. Như vậy, việc phát triển công nghệ của Nga chủ yếu nhằm vào an ninh kinh tế của mình, k để bị Mỹ chèn ép, chứ cũng không hướng tới việc chống lại Mỹ

Như vậy, việc Ukraine chỉ là cái cớ để Mỹ trừng phạt mà thôi.

https://thenextweb.com/insider/2017/05/25/r...s-8s-processor/
Phó Thường Nhân
Chính sách này của Nga, đã chứng tỏ rằng Nga ở thế phòng ngự, và cũng có nghĩa là không thể « lấy mỡ nó rán nó » được, Sở dĩ Nga làm như vậy được, vì nguồn kinh tế chính nuôi Nga là tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu là dầu khí. Giống như Putin đã từng nói là nước Nga giống như một cái hũ mật ong lớn, mà bên ngoài (ngụ ý Mỹ và phương Tây), thèm thuồng muốn chiếm đoạt chia sẻ. Kinh tế Nga như vậy, như là cái mỏ dầu khổng lồ, và toàn bộ nền kinh tế xung quanh « ăn theo », có nhiệm vụ bảo vệ cái mỏ dầu đó, vì thế nó có thể không cần có lãi mà vẫn tồn tại.
Còn chính sách của TQ là muốn « lấy mỡ nó rán nó », cách tiếp cận mang tính cách cạnh tranh thị trường hơn. Nhưng nhìn những gì đang xẩy ra giữa Mỹ và TQ thì ta có thể hiểu rằng, cái lý thuyết cạnh tranh thị trường tự do, như trong các đại học Mỹ, phương Tây dạy là fake, là một thứ tuyên truyền. Không có cạnh tranh tự do, mà là cạnh tranh có định hướng, « ăn cơ chế ». Kẻ nào làm ra cơ chế, tạo ra cơ chế, kẻ đó làm chủ.
Quốc vụ viện TQ (tức là Quốc Hội) đã ra luật về Hồng Công, và luật này có tác dụng mạnh hơn luật từ Hồng Công làm ra. Điều này cũng có nghĩa là chính sách « một nhà nước, hai thế chế » không thể tồn tại. Điều này có tác dụng ngăn chặn, Hồng Công trở thành một Crime mới, theo chiều ngược, có nghiã là loại bỏ việc nghị viện địa phương ở Hồng Công ra luật chống lại luật nhà nước TQ (do có thể chế riêng) đòi độc lập chẳng hạn. Tất nhiên điều này tương đối lý thuyết, vì quân đội TQ đã đóng ở đây, thì việc đó khó xẩy ra.
Việc này nói lên TQ mạnh hay yếu. Với tôi thì nó thể hiện thế yếu, vì yếu thế phải đề phòng. Ngược lại theo báo chí phương Tây thì điều này nói lên sức mạnh TQ.
Nhưng điều quan tâm nhất với tôi, và điều này chưa chắc báo chí đã đăng, đó là Hồng công có còn hưởng một một chính sách ưu đãi đặc biệt của phương Tây không ? Và điểm này cũng là cái cặp nhiệt độ để xem quan hệ TQ- phương Tây ra sao.
langtubachkhoa
Nga vẫn xuất khẩu đó chứ bác Phó.
Những thiết bị y tế, thuốc men, của Nga làm ra vẫn xuất khẩu đến gần cả 100 nưóc trên thế giới (có cả VN trong đó đấy, con của bạn tôi bị ốm lúc đang ở Vn được các bác sĩ kê cho thuốc của Nga, bảo bây giờ mọi nguời toàn dùng thuốc này), thậm chí có lúc xuất khẩu đưọc vào cả Đức.
Chỉ có siêu máy tính và chip của Nga thì thị truờng chủ yếu nội đia, các nưóc Liên Xô cũ, và 1 số cơ sở sản xuất ở TQ và Ấn Độ.
Như vậy Nga sản xuất bằng rup mà bán bằng USD, trong khi rup mất giá với USD, thảo nào mà những hãng đó vẫn luôn có lợi nhuận tăng, kể cả thời kỳ căng thẳng giữa Nga và phương Tây. Số tiền mà ngành công nghệ cao, công nghiệp và y tế đóng góp vào ngân sách Nga vẫn tăng đều đặn, đã giúp giảm tỷ lệ dầu mỏ trong ngân sách Nga xuống còn 39% đó. Bon Wall Street Journal no cung liet ke hang Triton Electronics System cua Nga nằm trong top 15 hãng thiết bị y tế lớn nhất thế giới. Lần trưóc tôi có nói hãng Shvabe Holding (hay còn gọi là Schwabe) của Nga bán đưọc thiết bị quang học y học cho Đức, hoá ra nó còn bán đưọc cho cả Italy dùng làm ống ngắm trên súng trường
Cái công ty Shvabe đã tồn tại từ thời thế chiến 1 ở Nga đến tận bay giờ.

Tôi thấy Nga làm vậy tốt, sản xuất nội tệ và xuất khẩu thu ngoại tệ, vậy là ngon mà. Cac cong ty Nga van làm ăn có lãi chu, lam gi co ai song ma khong co lai

Italy purchases Russian Schwabe optical sights for installation on Saiga,Vepr and Tiger rifles
https://internationalinsider.org/italy-purc...d-tiger-rifles/


Việc TQ ra luật cho thấy TQ cảm thấy bị uy hiếp và đe doạ, và thấy rằng phương Tây đang chọn Hồng Kông làm đường tiếp cận tấn công họ.
Phương tây vẫn có quy chế ưu tiên cho Hồng Kông, ví dụ HK k phải chịu mức thuế mà Mỹ đặt cho TQ, hay HK k phải bị các lệnh trừng phạt, etc.
Việc TQ ra luật này có thể sẽ khiến Mỹ loại bỏ ưu đãi này, và đối xử với HK như là 1 khu vực khác của TQ.
Có thể TQ muốn chấm dứt cái "2 chế độ" này (dù vẫn giữ chiêu bài) và cột Hồng Kông với Thẩm Quyến thành cụm kinh tế hỗ trợ cho nhau


Nga sản xuất và đăng ký thuốc chống cytokine. Đây chính là bệnh viên phi công người Anh đang bị ở VN
Medicine to prevent cytokine storm registered in Russia
https://tass.com/world/1160763


QUOTE(Phó Thường Nhân @ May 26 2020, 01:16 PM)
Chính sách này của Nga, đã chứng tỏ rằng Nga ở thế phòng ngự, và cũng có nghĩa là không thể « lấy mỡ nó rán nó » được,  Sở dĩ Nga làm như vậy được, vì nguồn kinh tế chính nuôi Nga là tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu là dầu khí. Giống như Putin đã từng nói là nước Nga giống như một cái hũ mật ong lớn, mà bên ngoài (ngụ ý Mỹ và phương Tây), thèm thuồng muốn chiếm đoạt chia sẻ.  Kinh tế Nga như vậy, như là cái mỏ dầu khổng lồ, và toàn bộ nền kinh tế xung quanh « ăn theo », có nhiệm vụ bảo vệ cái mỏ dầu đó, vì thế nó có thể không cần có lãi mà vẫn tồn tại.
Còn chính sách của TQ là muốn « lấy mỡ nó rán nó », cách tiếp cận mang tính cách cạnh tranh thị trường hơn. Nhưng nhìn những gì đang xẩy ra giữa Mỹ và TQ thì ta có thể hiểu rằng, cái lý thuyết cạnh tranh thị trường tự do, như trong các đại học Mỹ, phương Tây dạy là fake, là một thứ tuyên truyền. Không có cạnh tranh tự do, mà là cạnh tranh có định hướng, « ăn cơ chế ». Kẻ nào làm ra cơ chế, tạo ra cơ chế, kẻ đó làm chủ.
Quốc vụ viện TQ (tức là Quốc Hội) đã ra luật về Hồng Công, và luật này có tác dụng mạnh hơn luật từ Hồng Công làm ra. Điều này cũng có nghĩa là chính sách « một nhà nước, hai thế chế » không thể tồn tại. Điều này có tác dụng ngăn chặn, Hồng Công trở thành một Crime mới, theo chiều ngược, có nghiã là loại bỏ việc nghị viện địa phương ở Hồng Công ra luật chống lại luật nhà nước TQ (do có thể chế riêng) đòi độc lập chẳng hạn.  Tất nhiên điều này tương đối lý thuyết, vì quân đội TQ đã đóng ở đây, thì việc đó khó xẩy ra.
Việc này nói lên TQ mạnh hay yếu. Với tôi thì nó thể hiện thế yếu, vì  yếu thế phải đề phòng. Ngược lại theo báo chí phương Tây thì điều này nói lên sức mạnh TQ.
Nhưng  điều quan tâm nhất với tôi, và điều này chưa chắc báo chí đã đăng, đó là Hồng công có còn hưởng một một chính sách ưu đãi đặc biệt của phương Tây không ?  Và điểm này cũng là cái cặp nhiệt độ để xem quan hệ TQ- phương Tây ra sao.
*

langtubachkhoa
Putin gợi ý tạo ra cơ sở dữ liệu gien quốc gia

Putin suggests creating national genetic database
As the Russian leader noted, the success of genetic researches is largely determined by digital technologies and the access to data sets
https://tass.com/science/1156449


Hãng không gian Nga hợp tác với Nhật bản sản xuất và xuất khẩu vệ tinh. Sao Mỹ lại để Nga Nhật hợp tác với nhau nhỉ?

Russian space firm to team up with Japanese company in satellite production and export
Overall, the partners plan to cooperate in the sphere of organizing the production of hi-tech components and technologies for microsatellites, satellite platforms, microsatellites and microsatellite-based service
https://tass.com/science/1160137
langtubachkhoa
Nhà máy đóng tàu Zaliv cua Crimea đã được chọn làm nơi đóng 2 tàu đổ bộ trực thăng 25000 tấn cho Hải quân Nga (thay the cho cai tau Mistral cua Phap).
Buon cuoi la ngay xua, chinh quyen Ukraine dinh dung no lam noi san xuat thit hop hay nuoc ngot. Cai nguoi dung dau Crimea da len an chuyen nay hehe.gif
langtubachkhoa
Các chuyên gia pháp lý bày tỏ lo ngại về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp nhằm vào các công ty mạng xã hội sau vài ngày dòng tweet của ông bị Twitter gắn cảnh báo.
Sắc lệnh của Tổng thống Trump

Theo kênh CNN (Mỹ), phát biểu từ Phòng Bầu dục trước khi ký sắc lệnh, Tổng thống Trump nói động thái này là để bảo vệ tự do ngôn luận trước một trong những nguy hiểm nghiêm trọng nhất trong lịch sử Mỹ.

Ông nói: “Một nhóm nhỏ công ty độc quyền mạng xã hội kiểm soát phần lớn quá trình trao đổi cá nhân và công cộng ở Mỹ. Họ đã có quyền thoải mái kiểm duyệt, hạn chế, chỉnh sửa, định hình, che giấu, thay đổi gần như mọi hình thức trao đổi giữa người dân với nhau và các nhóm lớn”.

Sắc lệnh đánh dấu bước leo thang mạnh trong cuộc chiến giữa Tổng thống và các công ty công nghệ trong bối cảnh các công ty phải đối phó với vấn đề thông tin giả ngày càng tăng trên mạng xã hội.

Tổng thống thường cáo buộc các trang mạng xã hội kiểm duyệt phát ngôn của phe bảo thủ.
Sắc lệnh nhằm vào Đạo luật Điều tiết Truyền thông (Communications Decency Act). Mục 230 của luật đưa ra quyền miễn trừ rộng rãi với các trang web tổ chức, điều hòa nền tảng riêng và được các chuyên gia mô tả là “26 từ tạo ra internet”. Sắc lệnh cho rằng quyền miễn trừ này xoay quanh các nền tảng công nghệ hoạt động “có thiện chí”, trong khi các công ty mạng xã hội thì không như vậy.

Sắc lệnh có đoạn: “Trong một đất nước mà từ lâu đã trân trọng quyền tự do bày tỏ, chúng ta không thể để một số lượng nhỏ các nền tảng trực tuyến lựa chọn các phát ngôn mà người Mỹ được tiếp cận và truyền tải trên internet. Cách thức này về cơ bản là phản dân chủ và phi Mỹ. Khi các công ty mạng xã hội lớn và quyền lực kiểm duyệt ý kiến mà họ không đồng ý, họ đang thể hiện quyền lực nguy hiểm”.

Trước đó, ngày 26/5, Twitter áp dụng chế độ kiểm tra thông tin với hai dòng tweet của Tổng thống Trump, trong đó một dòng tweet nói rằng bỏ phiếu qua thư điện tử sẽ dẫn tới gian lận tràn lan. Tổng thống Trump ngay lập tức phản pháo, cáo buộc Twitter kiểm duyệt và cảnh báo nếu mạng xã hội này còn tiếp tục làm như vậy với tweet của ông, ông sẽ dùng quyền của chính phủ liên bang để kiềm chế hoặc thậm chí đóng cửa mạng này.

Ngay sau sắc lệnh, Facebook và Google cho rằng sắc lệnh của Tổng thống Trump có thể gây tổn hại tới internet và kinh tế số. Phát ngôn viên Facebook nói: “Khi các công ty công nghệ phải chịu trách nhiệm về mọi thứ mà hàng tỷ người trên khắp thế giới nói, điều này sẽ trừng phạt các công ty đi theo đường lối cho phép phát ngôn gây tranh cãi, khuyến khích các nền tảng kiểm duyệt mọi thứ có thể xúc phạm người khác”.

Twitter ngày 28/5 nói rằng sắc lệnh của Tổng thống Trump là cách tiếp cận chính trị hóa. Twitter nói: “Mục 230 bảo vệ quyền tự do bày tỏ và sáng kiến của người Mỹ và nó được các giá trị dân chủ củng cố. Nỗ lực đơn phương xóa bỏ điều này sẽ đe dọa tương lai tự do internet và ngôn luận trực tuyến”.

Hạn chế pháp lý
Ngày 28/5, Tổng thống Trump thừa nhận sẽ có thách thức pháp lý với sắc lệnh của ông. Ông nói: “Tôi đoán sắc lệnh sẽ bị đưa ra tòa. Nhưng tôi nghĩ chúng tôi sẽ làm rất tốt”. Sắc lệnh hành pháp này thử thách các giới hạn thẩm quyền của Nhà Trắng. Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý ở cả hai phía có lo ngại nghiêm trọng về đề xuất đưa ra trong sắc lệnh hành pháp. Họ cho rằng sắc lệnh có nhiều hạn chế pháp lý.

Thứ nhất, sắc lệnh mang nội dung vi hiến vì có thể xâm phạm quyền của các công ty tư nhân theo Tu chính án số 1 và vì sắc lệnh tìm cách lấn át quyền của hai nhánh quyền lực khác. Ông Robert McDowell, cựu thành viên đảng Cộng hòa tại Ủy ban Truyền thông Liên bang, nhận định trên Twitter: “Kiểm soát phát ngôn kiểu này là vi hiến”.

Trong một tuyên bố, thành viên Dân chủ tại ủy ban nói trên, bà Jessica Rosenworcel cũng bày tỏ lo ngại liên quan Tu chính án số 1: “Một sắc lệnh hành pháp mà biến Ủy ban Truyền thông Liên bang thành cảnh sát ngôn luận của Tổng thống sẽ không phù hợp. Đã tới lúc những người ở Washington lên tiếng bảo vệ Tu chính án số 1”.

Thứ hai, sắc lệnh có thể vượt mặt quốc hội. Thượng nghị sĩ Dân chủ Ron Wyden ở Oregon, người thiết kế Đạo luật Điều tiết Truyền thông năm 1996, nhận định: “Tổng thống Trump đang tìm cách giành cho mình quyền của tòa án và quốc hội để viết lại luật có từ cả chục năm trước”.

Thượng nghị sĩ Ron Wyden liên tục nhấn mạnh rằng mục đích của Đạo luật Điều tiết Truyền thông là đảm bảo nền tảng công nghệ không thể bị kiện vì cách họ xử lý phần lớn nội dung của người dùng. Trong khi đó, mục tiêu của sắc lệnh là muốn công ty công nghệ phải chịu trách nhiệm và có thể bị kiện vì nội dung của người dùng.

Theo ông Andrew Schwartzman, cố vấn cấp cao tại Viện Băng thông rộng và Xã hội Benton, khi kêu gọi các cơ quan liên bang đi ngược lại ý chí của Quốc hội, chính quyền của Tổng thống Trump đang tìm cách viết lại luật mà không được quốc hội đồng ý, không khác gì loại bỏ nhánh lập pháp.

Thứ ba, sắc lệnh cản trở tính độc lập của cơ quan liên bang. Các cơ quan quản lý như Ủy ban Truyền thông Liên bang và Ủy ban Thương mại Liên bang được quốc hội thành lập để giám sát lĩnh vực tư nhân. Nhằm đảo bảo tính công bằng trong công việc, các cơ quan này báo cáo trực tiếp cho Quốc hội, không phải Nhà Trắng hay Tổng thống.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng theo luật, Tổng thống không thể ra lệnh Ủy ban Truyền thông Liên bang hay Ủy ban Thương mại Liên bang làm bất kỳ điều gì. Chính quyền của Tổng thống Trump có thể đề xuất hoặc đề nghị và việc quyết định có theo hay không là tùy vào các cơ quan này. Ngay cả suy nghĩ cho rằng các cơ quan này có thể chịu nhún trước áp lực từ Nhà Trắng cũng có thể làm tổn hại tính độc lập của các cơ quan quản lý này. Điều đó có thể gây hậu quả nguy hiểm khi họ ra những quyết định ảnh hưởng tới lĩnh vực lớn của nền kinh tế.

Ngay cả nếu Ủy ban Truyền thông Liên bang làm theo đề nghị của Tổng thống và ra quy định mới về các mạng xã hội, cơ quan này sẽ phải tham khảo phản hồi của người dân. Quy định nào cũng có thể bị kiện ra tòa.

Tính toán của Tổng thống Trump
Theo các chuyên gia, cho dù sắc lệnh không có hiệu quả hoặc bất khả thi về pháp lý thì nó vẫn phục vụ mục đích chính trị. Đây sẽ là thứ khiến các bên buộc phải bàn về quyền lực của các nền tảng công nghệ, gây sức ép để quốc hội thay đổi luật.

Ông Jeff Kosseff, giáo sư luật an ninh mạng tại Viện hàn lâm Hải quân Mỹ, nhận định: “Tôi nhìn sắc lệnh hành pháp này là nền tảng để đề xuất thay đổi ở quốc hội”.

Trong thực tế, nỗ lực pháp lý đang diễn ra. Nhiều tháng qua, Bộ Tư pháp và nghị sĩ Cộng hòa đã thúc đẩy thay đổi Đạo luật Điều tiết Truyền thông theo hướng khiến các nền tảng công nghệ chịu nhiều rủi ro pháp lý hơn. Ông Kosseff cho rằng việc quốc hội có thể bãi bỏ một phần quan trọng trong luật như Mục 230 là điều có thể xảy ra.
langtubachkhoa
Ở Mỹ đang rộ lên biểu tình "tôi không thở được", vì vụ thanh niên da đen George Floyd bị cảnh sát da trắng Mỹ đè cổ chết.
Khi nói chuyện với bạn ở Mỹ, nó bảo chuyện này là xảy ra phổ biến ở Mỹ, chỉ có điều k có video. Bốn ông cảnh sát này xui xẻo vì bị surveillance camera ghi lại. Vấn đê lớn nhất ở Mỹ vẫn là phân biệt chủng tộc k giải quyết được

langtubachkhoa
Có vẻ Nga định chia tay hoàn toàn các công cy hỗ trợ và phần mềm mô phỏng của phương Tây à? Trước đây đã từ chối mua phần mềm mô phỏng của Dassault System Pháp để làm tàu thủy. Bây giờ tự phát triển phần mềm mô phỏng trong ngành dầu à?




Gazprom Neft Using Digital Technologies to Enhance Reserves Recovery
Gazprom Neft has succeeded in deploying its “Cyber-Fracking 2.0” simulator at company assets. The “Cyber-Fracking 2.0” simulator models the processes involved in creating fissures under hydraulic fracturing (fracking), and determines the best options for undertaking geological operations. When used together with other Gazprom Neft digital tools this technology can deliver a 5% efficiency gain in oil production at low-permeability formations. The economic benefit of deploying this digital tool is estimated at around RUB4.8 billion in additional income, long term.
The Cyber-Fracking 2.0 simulator was developed by the Gazprom Neft Science and Technology Centre as part of a consortium including the Moscow Institute of Physics and Technology (MIPT), Skoltech, the St Petersburg Polytechnic University, and the Institute of Hydrodynamics. A commercial version of this digital tool — designed to improve fracking quality to increase well inflow — has been released.

Gazprom Neft ứng dụng các công nghệ số để nâng cao thu hồi dầu
Gazprom Neft đã triển khai thành công công nghệ Cyber-Fracking 2.0 để mô phỏng các quá trình tạo khe nứt trong hoạt động khai thác bằng nứt vỉa thủy lực (fracking) một cách phù hợp nhất với các điều kiện địa chất mỏ và từ đưa ra các giải pháp kỹ thuật


Kết hợp với các giải pháp kỹ thuật số khác, công nghệ này có thể giúp công ty gia tăng 5% sản lượng khai thác dầu trong các thành hệ có độ thấm thấp, đem lại lợi ích kinh tế ước tính khoảng 4,8 tỷ RUB trong dài hạn.

Công nghệ Cyber-Fracking 2.0 này cũng đã được Gazprom thử nghiệm so sánh với các công nghệ mô phỏng tương tự đang được một số công ty khác áp dụng và cho thấy có hiệu quả vượt trội hơn, với mô hình khe nứt có độ chính xác cao hơn từ 10 - 20% và thời gian tính toán thiết kế nhanh hơn – dưới ba phút đối với mỗi một giếng khoan. Dựa trên mô hình khe nứt giả lập, dung dịch nứt vỉa sẽ được bơm vào các tầng chứa ở độ sâu vài km.

Gazprom Neft dự kiến sẽ ứng dụng giải pháp kỹ thuật số mới này tại 50 giếng khoan ở các mỏ dầu khí thuộc sáu công ty con trong năm 2020 với các điều kiện địa chất khác nhau. Công nghệ Cyber-Fracking 2.0 được phát triển bởi Trung tâm Khoa học và Công nghệ Gazprom Neft thuộc liên doanh giữa Viện Vật lý và Công nghệ Moscow (MIPT), Skoltech, Đại học Bách khoa St Petersburg và Viện Thủy động lực học. Bản thương mại hóa của công nghệ này cũng đã được Gazprom phát hành.



(@click here)
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/gazpr...dau-571836.html


Thủ tướng Merkel từ chối lời mời tới Mỹ sau màn tranh luận “nảy lửa” về Nord Stream 2 với Tổng thống Trump
Nord Stream 2 và các mối quan hệ với Trung Quốc và NATO là những chủ đề chính của cuộc thảo luận giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Donald Trump vào cuối tháng 5/2020, Politico trích lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết. Thủ tướng Đức cũng từ chối đến Washington để dự hội nghị thượng đỉnh G7 do đại dịch Corona.

Báo Politico dẫn lời một quan chức cấp cao của chính quyền Trump cho biết Thủ tướng Đức và Tổng thống Mỹ đã có cuộc trò chuyện qua điện thoại vào cuối tháng 5. Hai bên đã có những tranh luận sôi nổi về Nord Stream 2 cũng như về NATO và các mối quan hệ với Trung Quốc.

Cuối cuộc điện đàm, bà Merkel từ chối đề xuất đến Washington vào tháng 6 để tham gia hội nghị thượng đỉnh G7. Lý do là vì tình hình đại dịch Covid-19 vẫn chưa ổn định, phát ngôn viên của chính phủ Đức, Steffen Seibert, giải thích với giới truyền thông.

Gần đây đại sứ Hoa Kỳ tại Đức, Richard Grenell đe dọa rằng Mỹ sẽ có các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào đường ống Nord Stream 2. Theo ông, Washington có thể phạt tiền đối với các công ty cung cấp dịch vụ bảo trì kỹ thuật cho đường ống này nhằm trì hoãn việc dự án này đi vào hoạt động.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ đã bị Đức chỉ trích, vì cho rằng đây là một dự án kinh tế chứ không phải chính trị như Washington nghĩ. Lập trường của Berlin về vấn đề này sẽ không thay đổi, phó phát ngôn viên chính phủ liên bang Đức Ulrike Demmer tuyên bố vào ngày 26/5.

Trước đó, Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức (BNA) đã miễn cho Nord Stream trách nhiệm tuân thủ các quy tắc của chỉ thị khí đốt châu Âu trên lãnh thổ Đức trong 20 năm, kể từ ngày 12/12/2019.

Nord Stream 2 dài 1.230 km kết nối bờ biển Nga với Đức thông qua đáy biển Baltic. Hai đường ống của dự án, với tổng công suất hàng năm là 55 tỷ mét khối, dự kiến ​​sẽ đi qua các vùng kinh tế và vùng lãnh hải của Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch.

Hoa Kỳ phản đối dự án này và đã đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Nord Stream 2 vào tháng 12/2019. Mặc dù tập đoàn Allseas của Thụy Sĩ buộc phải dừng công việc và thu hồi tàu rải ống của họ, nhưng việc xây dựng sẽ hoàn thành, người phát ngôn của Tổng thống Nga, Dmitry Peskov nói.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.