Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Đại Dịch Covid-19
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26
root
Em mượn bài của tác giả Bui NQ Dung từ FB để mở chủ đề

Sau nhiều ngày tưng tửng, mất quá nhiều thời gian vào việc chửi TQ và kỳ thị dân châu Á, có vẻ châu Âu không cười được nữa.
Tối qua, 20h, Emmanuel Macron lên truyền hình Pháp tuyên bố, Covid 19 là đại dịch nguy hiểm nhất với nước Pháp trong 1 thế kỷ qua. Từ thứ Hai (16/3) toàn bộ trường học trên toàn nước Pháp sẽ đóng cửa.
Bao lâu?
Chưa biết, nhưng chắc sẽ lâu hơn VN vì dịch hiện nay tại châu Âu dự đoán sẽ kéo dài vài tháng và khoảng 1 tháng nữa mới lên đến đỉnh.
Boris Johnson cũng không còn tâm trí xả hơi sau đợt bầu cử thắng lợi được nữa khi rất thẳng thắn nói rằng đây là khủng hoảng y tế lớn nhất trong một thế hệ và rất nhiều gia đình Anh sẽ phải mất đi người thân của mình trong những ngày sắp tới.
Bao nhiêu?
Tệ nhất, như kịch bản được Chris Whitty, Cố vấn trưởng Y tế Anh đưa ra, là 500 ngàn người. Và khoảng gần 50 triệu người Anh có thể nhiễm bệnh.
Hiện tại, khả năng lớn là 5-10 ngàn người Anh đã dính virus, cao gấp nhiều lần con số chính thức 590. Lí do như Patrick Vallance, Cố vấn trưởng Khoa học giải thích, là vì xét nghiệm quá ít. Bây giờ mỗi ngày Anh (cũng như Pháp) xét nghiệm 1 ngàn ca. Con số này ở Hàn Quốc là 15 ngàn. TQ còn nhiều hơn nữa.
Angela Merkel trước đó 1 ngày cũng đã đưa ra một con số rất choáng váng, là có thể 70% dân số Đức sẽ nhiễm virus, tức là cũng trên 50 triệu người.
Giờ có lẽ chẳng còn chỗ nào cho những lập luận ngớ ngẩn về chủ động lây nhiễm hay chọn lọc tự nhiên nữa.
Sự hoảng loạn cũng không che giấu được nữa.
Thị trường chứng khoán châu Âu hôm qua sụp đổ. CAC 40 ở Paris và FTSE MIB ở Milan giảm trên 12 và 16%, cao nhất trong lịch sử. FTSE London sụt gần 10%, mức giảm cao nhất trong 33 năm. DAX 30 ở Frankfurt sụt mạnh nhất từ 1989.
Các nước ồ ạt đóng cửa trường học, bảo tàng, quán ăn, sân vận động. Đan Mạch chắc sẽ phong toả như Italia khi trong 3 ngày số ca nhiễm tăng gấp 10 lần.
Tây Ban Nha đã cưỡi bò tót vượt Pháp và sắp thành Italia thứ hai. Toàn bộ thành viên chính phủ nước này phải đi xét nghiệm vì đã có 2 Bộ trưởng dương tính. La Liga dĩ nhiên nghỉ vô thời hạn. Messi chắc sẽ cạnh tranh cách ly với Ronaldo vì 4 thị trấn với 70 ngàn dân ở Catalonia đã bị phong toả.
Dù ra sức mắng Donald Trump là đã không thèm hỏi lấy một câu, cũng chẳng thèm động viên một lời khi đêm qua quyết định cấm cửa toàn bộ công dân châu Âu (trừ Anh) sang Mỹ nhưng quyết định rất phũ phàng của Trump có lẽ đã buộc châu Âu phải tỉnh giấc và đối mặt với thực tại, như CDC Mỹ nói thẳng, là tâm dịch bây giờ ở châu Âu, chứ không phải châu Á.
Những lời lẽ “lưỡi gỗ” (langue de bois) của các lãnh đạo châu Âu về đoàn kết, bình tĩnh… này nọ trong nửa tháng không giúp ích gì vì dịch đã lan quá mạnh và quá nhanh. Cơ bản thì Tây đã chịu thừa nhận rằng phải phong toả quyết liệt từ sớm như TQ (và VN) hoặc xét nghiệm thật nhiều như Hàn Quốc và Singapore thì mới có cơ hội trụ vững trước đại dịch này. Nhưng có làm theo hay không lại là chuyện khác.
Chỉ biết là dân ĐM giờ chắc không tâm trí đâu mà vẽ cờ virus.
Còn dân Pháp chắc chỉ mong siêu thị đừng hết pizza trong những ngày tới.
Dù là pizza corona như hôm chửi đểu Italia.
Phó Thường Nhân
Vụ đại dịch này có rất nhiều khía cạnh khác nhau, mà nguyên nhân dịch bệnh chỉ là một phần, như dạng một giọt nước làm tràn cái ly. Người ta có thể nhìn từ nguyên nhân dịch tễ (điểm khởi đầu), rồi khía cạnh kinh tế (liên quan tới toàn cầu hoá, thúc đẩy tâm lý bảo hộ mậu dịch), rồi khía cạnh tâm lý (kỳ thị lẫn nhau,tâm lý hoảng loạn, tin đồn..), rồi khía cạnh tài chính (cho tới nay, tư bản tài chính đầu cơ thường lợi dụng các cớ khác nhau để vắt kiệt giá trị lao động mang lại, nhằm vào ép buộc các nhà nước xoá bỏ phúc lợi xã hội). Nhiều phản ứng của các nguyên thủ nhà nước (thủ tướng Đức,Anh, Pháp, ..thậm chí cả VN) liên quan nhiều tới các khía cạnh tài chính, kinh tế, tâm lý .. hơn là nhằm vào dịch bệnh.
Ví dụ, Khi nước Ý tuyên bố sẽ đưa ra một cái quỹ lên tới 20 tỉ euros để trợ giúp kinh tế, hay thủ tướng Đức nói không quan tâm tới chi phí để ngăn chặn dịch bệnh, thì có thể coi nó như một cách lách thị trường tài chính, để hỗ trợ tăng trưởng, dịch tễ trở thành cái cớ, mà người ta núp đằng sau. Bởi nếu không có chuyện này, thì chỉ cần chính phủ Ý nói tài trợ kinh tế, sẽ dẫn tới phản ứng của hệ thống tài chính quốc tế tìm cách khoá cổ nó, nâng lãi xuất để kiếm lợi. Còn thủ tướng Đức khi từ bỏ việc ép buộc các nước EU trả nợ để hạn chế nợ công xuống dưới 3%, cũng bởi vì Đức đang đi xuống vì là nạn nhân của chiến tranh thương mại Mỹ-TQ. Nhưng làm thế nào để có thể rút tiền ra tài trợ kinh tế mà không làm cho người ta thấy đang nói ngược lại điều nước Đức cứ khăng khăng làm với Hi lạp, với Tây ban Nha, với Ý trong khủng hoảng tài chính quá khứ.
Tương tự như vậy, khi Tổng thống Mỹ tuyên bố ngăn cấm giao thông giữa Mỹ và EU, nhưng lại vẫn mở cửa với Anh, trong khi nước Anh cũng là một nguồn truyền bệnh (là người VN, ta thấy rõ điều này, vì một trong nhưng nguồn bệnh là từ du lịch Anh), nên trong thực tế biện pháp này là vô ích. Nhưng nó đi theo lô gíc, là bên ngoài mang bệnh tới cho Mỹ (từ đó có thể tăng cường tâm lý bảo hộ mậu dịch hơn), đồng thời do ở Mỹ, xã hội Mỹ là một xã hội tư hữu toàn bộ, trong hoàn cảnh phải có tác động của nhà nước, thì nó không đủ sức. Tất nhiên Mỹ có thể ép các công ty bảo hiểm chịu chi phí, nhưng là sở hữu cá nhân, làm sao nó có thể đảm bảo nhưng lợi ích có tính quốc gia. Kết quả biện pháp của Trump thoả mãn được điều này,để chứng tỏ nhà nước làm gì đó, còn nếu dịch bệnh bùng nổ ở Mỹ, thì thôi ..sống chết mặc bay mà thôi.
Trên mạng xã hội cũng đầy những thông tin vớ vẩn, thực ra không phản ánh thực tế mà phản ánh tâm lý thái độ cuả người đưa fake news, mà điển hình là thông tin về nhân vật 61 tuổi của chính phủ VN chẳng hạn.
Trong thực tế, như tôi đã nói, hiện tại số lượng người tử vong vì « cô Vy » thấp hơn nhiều tử vong do dịch cúm bình thường mang lại. Nhưng nó có một điều khác tạo tâm lý « panic », đó là vi rút này không có vác xin. Nên chỉ có cách duy nhất tranh lây lan là cách ly. Điều thứ hai là dịch bệnh toàn cầu.
Chỉ bản thân việc không có thuốc chữa, đã khiến tạo ra một tâm lý hoảng loạn lớn, vì ngay cả khi có thuốc, vẫn có người chết (ví dụ dịch cúm thống thường), nhưng tâm lý xã hội có cảm giác an toàn hơn, và vì là dịch toàn cầu nên việc cách ly càng tác động mạnh hơn đến tâm lý và kinh tế. Trong thực tế nó là câu chuyện « con mèo tự cắn đuôi mình ». Các chính phủ tiến hành biện pháp quyết liệt, để chứng tỏ thị trường an toàn cho đầu tư kinh tế, nhưng các biện pháp này đã giết kinh tế trước.
Ở riêng Pháp, thì người ta dự đoán là khoảng hai tuần nữa, sẽ là đỉnh của dịch, theo suy luận là Ý đã bị trước Pháp hai tuần, và đang là đỉnh điểm của dịch vào thời điểm hiện tại. Nhưng điều này cũng không có gì là chắc chắn (vì điều này chỉ xẩy ra khi mô hình truyền nhiễm của Ý y hệt Pháp, điều không ai khẳng định được).
Hiện tại chính sách của Pháp là tạo ra các cơ chế lọc trước,không cho người « cảm giác bị bệnh » xông tới bệnh viện, ngăn cản tình cảnh « vỡ trận », như đang xẩy ra ở Ý, giống như kiểu nếu tất cả một người đều xông tới ngân hàng rút tiền, thì ngân hàng đó sẽ đổ ngay tức khắc, vì không có đủ tiền mặt. Đây là điều tương tự với hệ thống y tế hiện tại, vì tổng số giường bệnh (không kể nhân sự chuyên môn) không thể nhiều hơn số người bệnh tiềm năng dự đoán. Như vậy phải làm sao để « đầu vào » hệ thống y tế từ từ, thì mới kiểm soát được.
Thiên Lang
Hiện nay đang có hai cách thức chống dịch khác nhau: 1 là ngăn chặn triệt để dồn hết sức để chống lây lan, tất nhiên chấp nhận tổn thất kinh tế, như lời ông Phúc. 2 là ngăn chặn có giới hạn, không phải là thả nổi, mà thực ra né tránh các tổn hại kinh tế, xã hội do lệnh cấm đi lại gây ra. Nhưng có lẽ cả hai cách này đều không lường trước được hậu quả của chính cách thức của mình mà mới chỉ nhìn vào các mục tiêu cụ thể tùy theo hoàn cảnh.

Chẳng hạn như Việt Nam có vẻ đang làm tốt theo cách 1. Nhưng ngăn chặn triệt để bằng các lệnh cấm, với nền kinh tế nó giống như người ta ngụp xuống nước nhịn thở. Anh nhịn được bao lâu cho đến khi nền kinh tế bị suy sụp vì đình trệ, học sinh bỏ học bao lâu thì thành lêu lổng thất học và những hậu quả của việc giam lỏng tất cả mọi người có thể là không ai tính hết được. Khi nền kinh tế VN đã phụ thuộc nhiều vào giao thương với thế giới, mà bên ngoài họ lại không theo cách thức ngăn chặn triệt để. Nghĩa là ta thì cố gắng chống từng ca nhiếm, bên ngoài thì bỏ mặc và cứ đều đặn mỗi tháng gửi vào trong nước vài con virus làm căng hết cả guống máy ngăn chặn.

Cách 2 cũng tỏ ra không có gì sáng sủa. Ban đầu Châu Âu tỏ vẻ khá bình tĩnh, tuyên bố chống vừa phải vẫn để các dòng giao dịch kinh tế không bị gián đoạn. Nhưng nó cũng không lường được phản ứng hoảng loạn của dân chúng. Các chính phủ châu Âu một mặt phải cố tỏ ra lo lắng sức khỏe của người dân, mặt khác cố giữ ổn định cho hệ thống y tế và thực chất là cố giữ mức ổn định kinh tế. Nhưng vậy việc thế giới hay WHO không có một chiến lược chung sẽ làm cách thức của nước này phá hỏng cách thức của nước khác. Khả năng dẫn tới một cuộc khủng hoảng toàn diện là hoàn toàn có thể.

Một góc độ khác:

Với kinh nghiệm chống virus mới chỉ khoảng 150 năm và công nghệ gen để khám phá đột biến virus như hiện nay có lẽ chưa đủ để khoa học biết là virus đang có "ý đồ" gì với loài người. Nghiên cứu về gen và virus hầu hết mới chỉ tập trung để chữa bệnh mà không đầu tư sâu hơn để nghiên cứu cách thức virus kiểm soát sự sống nói chung. Có thể là virus có cách thức riêng để kiểm soát cả sự tiến hóa và phát triển của người hiện đại homosapien.

Đến nay một số nghiên cứu đã hé lộ rằng virus có khả năng chuyển gen ngang, từ tế bào vật chủ này sang tế bào vật chủ khác. Chúng làm việc này giữa các virus và cả giữa virus, vi khuẩn và các cơ thể sống của động thực vật. Thông qua chuyển gen ngang, virus có khả năng gây đột biến và thông qua các đại dịch nó sàng lọc sự sống, cho phép biến dị nào được phép tồn tại.

langtubachkhoa
https://vnexpress.net/thoi-su/cach-ly-quyet...nh-4070024.html

VnExpress phỏng vấn Đại tá Hà Thế Tấn - Viện phó Y học dự phòng quân đội, thành viên Tiểu ban kỹ thuật phòng chống Covid-19 của Cục Quân y, Bộ Quốc phòng.



Việt Nam chưa có cơ sở vật chất, hệ thống máy móc, trang thiết bị như các nước phát triển. Nhưng hệ thống y tế dự phòng được xây dựng từ trung ương về tới tuyến xã với hệ thống máy móc tương đối hiện đại, cùng nguồn nhân lực chất lượng. Khi có dịch, chúng ta kích hoạt hệ thống y tế dự phòng phát huy hiệu quả. Thực tế đã chứng minh điều này.

Nếu tuyến dưới chưa đủ năng lực, lập tức nhận được hỗ trợ từ tuyến trên. Như ở Vĩnh Phúc, tổ công tác của Bộ Y tế gồm nhiều chuyên gia về hỗ trợ cho trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Vĩnh Phúc và trung tâm y tế huyện Bình Xuyên. Gần đây một đoàn công tác của Bộ Y tế cũng đã vào "chi viện" cho Bình Thuận. Từ kinh nghiệm Vĩnh Phúc, chúng ta có thể phát hiện sớm, khoanh vùng, cách ly để dập dịch tại chỗ.

Đồng thời, Bộ Y tế đã xây dựng trung tâm điều trị trực tuyến, để các chuyên gia đầu ngành có thể trao đổi ngay với bác sĩ tuyến dưới.


Việc cách ly một tuyến phố hay một xã, thậm chí là khu vực lớn hơn, dĩ nhiên tốn kém nhưng tổn thất sẽ thấp hơn so với để lây lan dịch bệnh. Chính phủ đảm bảo nhu yếu phẩm cho người dân trong khu vực cách ly. Và theo tôi, chi phí sinh hoạt cho 10.000 người như ở Sơn Lôi chắc chắn rẻ hơn rất nhiều so với điều trị 1.000 người mắc bệnh. Điều quan trọng là không làm đảo lộn đời sống, tâm lý của người dân. Việt Nam cần kiên trì phương pháp này cho đến khi hoàn toàn dập được dịch



Mỗi nước có quan điểm chống dịch riêng tuỳ vào văn hoá, thể chế chính trị, pháp luật và năng lực. Hàn Quốc tập trung vào xét nghiệm quy mô lớn, phát hiện sớm người nhiễm bệnh. Trung Quốc áp dụng cách ly tập trung, khoanh vùng dập dịch. Dù Trung Quốc ban đầu đã bỏ lỡ giai đoạn vàng, nhưng hiện nay họ đã khống chế được dịch.

Việt Nam sớm nhìn ra bài học đó, nên đã áp dụng nhiều biện pháp mạnh mẽ ngay từ đầu. Nếu muốn dịch nhanh kết thúc thì chỉ có cấm cửa biên giới, nhưng chúng ta chưa làm việc đó và chưa cần thiết phải làm vì đang kiểm soát tốt tình hình. Đây là lúc chúng ta phải quản lý thật tốt nhóm người nhập cảnh.

Trung Quốc cách ly, điều trị tập trung hàng nghìn người trong khu vực nhỏ như hội trường, nhà thi đấu nên áp lực cục bộ rất lớn, lây nhiễm chéo là khó tránh khỏi. Việt Nam rút kinh nghiệm, phân tuyến điều trị ngay ở bệnh viện huyện, hạn chế vận chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, giảm mật độ cách ly, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo, giảm quá tải cho nhân viên y tế.
langtubachkhoa
Noi chung mo hinh y te va chinh quyen cua VN theo kieu Lien Xo, rat hop de chong cac dai dich va ke dich ngoai xam lon.
Bay gio chi can nang cao nang luc thuc hien, nang cao y thuc thuc hien, va hien dai hoa hon trang thiet bi, la OK
langtubachkhoa
Nga vot len 93 nguoi, phan nhieu la do nguoi tu nuoc ngoai ve. Nga da dong cua voi TQ nhung chua dong cua voi EU, chung to van thien vi EU hon. Nhin vao nang luc san xuat bo xet nghiem cua Nga the nay, va kha nang test moi ngay cua ho, thi bop chet cac nuoc Tay Au va My roi. Chac chi kem moi TQ.
Bon My thi keu sap sua xet nghiem quy mo lon, k ro lam sao lam duoc? Vi nhung tuan truoc, nguoi dan con k biet quy trinh xet nghiem o dau, the nao? Va My van con thieu tram trong test kit

Trung Quoc vua gui mot dong test kit sang Italy, Han Quoc, Nhat Ban. Doan chuyen gia TQ cung da den Italy.



Hãng thông tấn TASS dẫn phát biểu của bà Golikova tại cuộc họp cho biết: "Giờ đây, theo các số liệu thống kê hôm nay, 16-3, Nga đã có 93 ca nhiễm Covid-19, trong đó có bốn người được chữa khỏi và xuất viện. 79 bệnh nhân đang được điều trị trong bệnh viện, trong đó có 57 người chỉ nhiễm ở thể nhẹ, không xuất hiện các triệu chứng".

Bà Golikova nhấn mạnh, phần lớn những ca nhiễm Covid-19 mới đều nhiễm từ nước ngoài trở về. Hiện Nga cũng đang tiến hành giám sát y tế đối với khoảng 15 nghìn người khác.

Tại cuộc họp, bà Golikova yêu cầu Bộ Lao động xem xét việc giữ nguyên lương cho những người bị cách ly và hoãn kỳ thi cuối năm. Đồng thời, yêu cầu tất cả cơ sở y tế phải tích trữ cơ số thuốc điều trị Covid-19 đủ hai tuần. Hiện nay Nga có khả năng sản xuất 100 nghìn bộ xét nghiệm Covid-19 mỗi ngày. Theo bà Phó Thủ tướng, Nga đã tích lũy được 710 nghìn bộ xét nghiệm, trong đó 427 nghìn bộ đã được chuyển tới các khu vực và 282 nghìn bộ sẽ được chuyển đi trong hôm nay hoặc ngày mai.
Phó Thường Nhân
Thực ra cách chặn dịch ở VN là chuẩn, đặc biệt là cách thức cách ly các vùng nhỏ (làng, xóm) mà không quy vùng lớn. Việc sản xuất được mẫu kiểm dịch, khẩu trang.. cũng là điều rất tốt. Ở đây vừa kết hợp được hình thức quản lý (vốn là sức mạnh của VN từ truyền thống kháng chiến), đến văn hoá người dân (vốn có tính cộng đồng, lo xa), kết hợp được với sản xuất y học. Mọi chuyện không phải là tuyệt vời, nhưng so với một nước như nước Pháp,Ý, tiềm lực lớn hơn nhiều cũng không làm được hơn.
Tối nay, Pháp đã quyết định đóng cửa toàn bộ đất nước, vì họ không có cơ chế hành chính quản lý để cách ly vùng như ở VN. Ý cũng ở trong tình trạng tương tự. Điều đáng ngạc nhiên nữa là Pháp cũng thiếu dụng cụ ý tế đơn giản như khẩu trang, nước rửa tay. Và Pháp cũng không thử kiểm tra nhiễm vi rút đại trà, vì thế thật sự không biết số người ủ bệnh là bao nhiêu. Có thể điều này không chỉ là tư duy khoa học, mà vì Pháp cũng không sản xuất được kit thử, hoặc không thể sản xuất nhanh được.
Hiện tại toàn bộ EU, số lượng người chết đã gần đuổi kịp TQ (đã khoảng 3/ 4), nhưng dịch chưa đạt tới đỉnh. Điều nên để ý nữa là dân số EU chỉ bằng 1 /4 dân số TQ, mặt bằng y tế cũng cao hơn. Như vậy chứng tỏ cách phản ứng điều hành của nó có vấn đề.
Cách đây khoảng 2,3 tuần Pháp còn có vẻ lên mặt dậy TQ. Giờ phải đối mặt thực sự với vấn đề, thì khách quan mà nói, Pháp cũng không làm được tốt hơn.
Sự tin tưởng thái quá, có tính định kiến này của phương Tây, khiến cả VN cũng dính theo. Khi bắt đầu có nguồn dich, TQ đã phản ứng rất nhanh, cấm công dân mình không được lê la ở nước ngoài. Vì thế phòng chống dịch của VN hiệu quả, dù ở ngay cạnh TQ. Hướng mà VN không đề phòng tức là từ phía phương Tây thì lại không làm hiệu quả được, vì người của họ vẫn lê la khắp nơi mà bản thân nước của họ chủ quan khinh thường. Hiện tại Anh vẫn chưa có biện pháp gì quyết liệt, trong khi chính công dân Anh lại là nguồn nhiễm bệnh ở VN.
Thiên lang có nói, EU có cách phòng khác không giống VN và có vẻ bảo vệ được kinh tế hơn. Trong thực tế, Thị trường chứng khoán (ví dụ ở Pháp) qua hai lần sụt giảm đã lùi lại ở mức 2008. Cho nên cũng không thể nói thiệt hại ít hơn kiểu VN được.
Do nhận thức tư tưởng, hiện tại trên báo Pháp (tờ thế giới) nguỵ biện rằng, chính thể TQ « độc tài » nên sử lý các vấn đề dịch bệnh này tốt hơn. Ngay cả Rafarin (nguyên thủ tướng Pháp, một nhân vật đươc coi là « thân TQ ») cũng nói vậy. Nhưng điều này là một sự nguỵ biện. Trong thực tế, ở châu Á, do truyền thống cộng đồng lớn hơn, tổ chức xã hội chặt chẽ hơn, có chân rết xuống tận phươngg, tổ tạo ra điều này. Tất nhiên châu Á tôi nói đây là Đông Á, là các nước nằm trong thế giới Nho giáo, không nói các nước khác. Ở VN, TQ tính chất này thể hiện qua thể chế, tổ chức , văn hoá. Điều này khiến cho việc quản lý có hiệu quả mặc dù mặt bằng vật chất kém hơn. (Điều này có thể không còn đúng với TQ, nhưng vẫn đúng với VN)
Mặc dù cảm nhận của tôi như vậy, nhưng cũng phải nói thêm là ngành y tế VN phải cố gắng hơn nữa. Các đây khoảng 6 năm, tôi có việc phải vào một bệnh viện trung ương ở Hà nội, thì phải nói điều kiện ăn ở của bệnh nhân có thể gọi là không kém « địa ngục trần gian », bệnh nhân phải nằm chung giường. Chỗ đi vệ sinh cực kỳ bẩn thỉu. Thấy bảo ở trong Nam khá hơn, nhưng tôi không có kinh nghiệm bản thân nên không rõ.
Tóm lại cũng không nên tự mãn, cho rằng ta hơn người rồi mà không học. Nhưng học những cái nên học, chứ đừng nghĩ rằng điều gì của phương Tây cũng hơn, rồi học cả cái xấu mà lại tưởng là hay.
root
Để em cập nhật cho bác Phó tình hình bệnh viện ở HN, năm vừa qua, vì nhà em năm trước có vài người nằm viện.

Nếu nhiều tiền hoặc có bảo hiểm cao cấp, bác có thể vào Vinmec hoặc Việt Pháp. Hiện đại không thua gì các bệnh viện hàng đầu khu vực. Cực kỳ sạch sẽ, tiện nghi, và chuyên nghiệp. Cá́c y bác sĩ rất tận tình.

Nếu vừa tiền, thì có khối bệnh viện tư như Hồng Ngọc, Thu Cúc, Tràng An... Cũng sạch sẽ tiện nghi, nhưng cơ sở vật chất kém hơn các bệnh viện kể trên. Bác sĩ cũng tốt, khiến người bệnh thấy yên tâm

Khối bệnh viện nhà nước như C, K, 108, Việt Đức, Việt Xô... cũng đã xây cơ sở mới hoặc làm mới những cơ sở cũ để cạnh tranh với bệnh viện tư. Nói chung chất lượng khá ổn. Đặc biệt là khu nhà mới của 108, rất hiện đại và khang trang. Các bác sĩ thì tận tình, không nhận phong bì, tác phong rất chuyên nghiệp

Các bệnh viện tuyến dưới thì em chưa có dịp ghé thăm nên không biết, nhưng nghe kể là cũng có rất nhiều tiến bộ. Nói chung, thời bộ trưởng Kim Tiến cũng để lại nhiều thành tựu trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân đấy.
langtubachkhoa
Benh vien dia phuong cua Viet Nam thi kem hon han benh vien trung uong ca ve chuyen mon va dieu kien.
Cha lien quan den ba Tien, tu lau thi y te VN, tuyen trung uong luon co chat luong, chi co tuyen dia phuong co van de. Vi the nen moi nguoi toan chua benh vuot tuyen => qua tai cho tuyen tren. Ai k du kha nang vuot tuyen thi danh song chet do may rui


Bac Pho: Phap, Duc no khong bi dong. Hai thang nay da om khau trang, thiet bi y te tich tru tu dau mua dich. Chi co Anh va cac nuoc EU khac moi bi dong, va dang ep Phap, Duc phai chia se, dong thoi len an 2 nuoc nay cam xuat khau 1 so mat hang y te.

Di nhien Phap k the san xuat quy mo lon nhu TQ duoc, nhu cau no it. Cung k the mo rong san xuat chi de cho mua dich nay, va khi het dich thi dong lai. Hon nua, cac nuoc thuc ra van vua san xuat, vua nhan vien tro. Kieu Han Quoc lam test kit va van nhan test kit tu TQ

Bọn Mỹ đinh Trong tuần này mỗi ngày sẽ test 10k và từ tuần sau mỗi ngày 20k. như thế mới tương xứng với dân số Mỹ.
Dang ra tung ra som hon nhung test kit bi loi, va thiếu hóa chất (chac vi TQ khong gui sang kip), bay gio moi chiu tiet lo.
Viec san xuat test kit cho My se do hang Roche cua Thuy Si dam nhiem
Phó Thường Nhân
Vừa rồi đọc báo khi bộ trưởng Tiến về vườn, cũng đọc thấy bà ấy quyết tâm được việc nhà vệ sinh bệnh viện, nhưng từ 6 năm nay, tôi không có quay lại bệnh viện ở VN lần nào nên không biết thay đổi ra sao.
Vẫn từ kinh nghiệm bản thân đã quá date ra. Có một điều đặc biệt là bệnh viện VN phải tải cả người bệnh và thân nhân tới chăm sóc, bởi vì bác sĩ y tá không làm những việc này. Vì thế bệnh viện rất nhếch nhác. Tất nhiên nó cũng có cái lợi, đó là người bệnh không bị cô đơn, nhiều khi mất vẫn có người nhà bên cạnh, điều mà ở bệnh viện phương Tây không làm được. Nhưng hiện tại, điều này cũng đặt gánh nặng lên gia đình và người thân, vì vừa phải bảo đảm làm ăn, sinh sống vừa đảm bảo chữ hiếu. Hiện tại, người ta cũng có thể thuê oshin trông thay người nhà. Nhưng điều người bệnh luôn có người thân trong gia đình (hay gia đình thuê) đi kèm là điều đặc biệt.
Từ trưa nay, ở toàn nước Pháp đã cách ly tổng thể. Có việc phải qua chỗ làm, đi ngoài đường Paris mà thấy giống như sáng mồng một tết ở Hà nội. Trời cuối đông lại xam xám, không có nằng càng làm cho cảm giác giống hơn. Chỉ có người nào người ấy cắm cúi đi không có vẻ gì là .. tết thôi.
langtubachkhoa
Indonesia đã nhiễm nhiều nhất Đông Nam Á. hic hic. K biết họ có vào VN thoải mái k?
Pháp thêm 1800 ca hôm nay, ĐỨc thêm gần 3000 ca, Mỹ thêm 2400 ca, TBN thêm 3194.
Bọn Anh k xét nghiệm mà toàn chỉ làm sơ sài, cái em con đại gia VN ấy, đến khám ở Anh nó k xét nghiệm mà chỉ cho thuốc bảo về nhà, may mà ông bố kịp cho máy bay riêng đưa về, k thì toi.
Con số thực của Anh chắc chắn khủng hơn nhiều.

Còn Pháp vẫn chưa đạt đỉnh đâu, cứ phải phong tỏa 2 tuần thì may ra mới thấy có kết quả

Nga có ca tử vong đầu tiên, là 1 phụ nữa 79 tuổi với nhiều bệnh nền như tiểu đường
Các ca nhiễm ở Nga đều từ nước ngoài về. Các nhà khoa học Nga giải mã thành công đầy đủ bộ gien của virus corona chủng mới SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và đã gửi dữ liệu lên WHO. Đây là cơ sở để điều chế vaccine

https://gmpnews.net/2020/03/russian-special...ovid-19-genome/
Thiên Lang
Nhìn vẻ bề ngoài có vẻ châu Âu bị động, nhưng không hẳn như vậy. Kể cả cách thức Anh tuyên bố thay đổi chiến lược đối phó với dịch cũng chỉ là cách để vỗ về dân chúng, một cách tuyên truyền như vẻ tôi đang rất suy tính để làm tốt hơn.

Tất cả các chính phủ châu Âu, kể cả Mỹ đều dựa trên tư vấn của đội ngũ nghiên cứu tốt nhất của họ nên ngay từ đầu họ đã có ý định cứu kinh tế trước. Họ tư duy ổn định kinh tế vẫn là cốt lõi của ổn định xã hội. Và thực tế cho đến nay các hành động của EU chỉ là cố gắng hạn chế, và kéo dài thời gian chờ đợi cho đến khi có vắc xin. Tất nhiên các biện pháp kêu gọi hạn chế có thể ảnh hưởng đến một số lĩnh vực dịch vụ, du lịch, giải trí và bán lẻ, nhưng so với thiệt hại bởi biện pháp ngăn chặn quyết liệt như TQ và VN thì không thấm gì.

Các nhà khoa học ở EU họ không ngờ nghệch về virus, tất nhiên ở TQ và VN cũng vậy. Có điều giới hạn của y học khi đối phó với virus là giới hạn chung của cả nền y học nhân loại chứ không riêng gì ai. Vì vậy với những hiểu biết đã có về chủng virus mới thì chưa thể khẳng định chắc chắn cách nào hay hơn cách nào. Rõ ràng lúc đầu ai cũng thấy TQ thật đáng thương hại, nhưng rồi, giờ thì mọi thứ quay ngoắt 180 độ, dư luận cho rằng EU thật ngu ngốc. Nhưng mọi thứ vẫn chưa kết thúc, truyền thông trực tuyến hiện nay đẩy mọi thứ cảm xúc lên cực điểm rồi lại nhấn chìm nó xuống như sóng nước vậy.

Trong cuộc đua tìm vắc xin có vẻ như mọi con mắt đều đổ dồn vào hãng CureVec của Đức. Rất nhiều hãng trên thế giới đưa tin về các bước nghiên cứu của mình, nhưng có vẻ CureVac đang đi đầu, vì thế mới có việc Trump đàm phán để mua bản quyền công thức. Điều này cho thấy giới khoa học đã thừa biết cần phải làm gì và làm như thế nào. Và Trump cũng như các chính phủ EU đều được tư vấn giải pháp vắc xin và miễn dịch cộng đồng. Thương vụ mua bán này cũng được thổi lên như một hành động đạo đức của quốc hội Đức, khi tuyên bố ngăn cản giao dịch của Trump và chính phủ Đức bỏ tiền ra tài trợ cho CureVac. Nếu Đức có được công thức vắc xin lợi thế thu về là rất lớn. Và họ cũng bỏ tiền ra cho CureVac nghiên cứu cũng chỉ để làm cái việc giống hệt Trump mà thôi. Việc mắng mỏ Trump tham lam, vị kỷ cũng chỉ là một kiểu vỗ ngực về đạo đức.

Ai cũng biết cái luật bảo hộ trí tuệ bảo vệ công thức sản xuất thuốc, do vậy nếu ai có công thức đầu tiên thì mọi cố gắng sau đó để tìm ra công thức đều phí công vô ích. Và người sở hữu công thức sẽ nẫng tất cả thành quả khi sản xuất sử dụng công thức này. Vì vậy nếu Mỹ sau đó có tìm ra công thức giống như vậy thì không được tự ý sản xuất mà vẫn buộc trả tiền cho người đăng ký bảo hộ công thức đầu tiên mới được phép sản xuất. Tất nhiên trên danh nghĩa cứu nhân loại người ta có nhiều cách cho tặng các nước khác công thức này, nhưng kèm theo nó là cái giá trao đổi, nếu không đo được bằng tiền, cũng có thể đo được bằng rất nhiều tiền laugh.gif. Và nếu có cho thì cho nước nghèo chứ Mỹ giàu thế thì kiểu gì chẳng phải nôn ra cả đống tiền.


root
QUOTE(langtubachkhoa @ Mar 20 2020, 03:40 AM)
Indonesia đã nhiễm nhiều nhất Đông Nam Á. hic hic. K biết họ có vào VN thoải mái k?
Pháp thêm 1800 ca hôm nay, ĐỨc thêm gần 3000 ca, Mỹ thêm 2400 ca, TBN thêm 3194.
Bọn Anh k xét nghiệm mà toàn chỉ làm sơ sài, cái em con đại gia VN ấy, đến khám ở Anh nó k xét nghiệm mà chỉ cho thuốc bảo về nhà, may mà ông bố kịp cho máy bay riêng đưa về, k thì toi.
Con số thực của Anh chắc chắn khủng hơn nhiều.

Còn Pháp vẫn chưa đạt đỉnh đâu, cứ phải phong tỏa 2 tuần thì may ra mới thấy có kết quả

Nga có ca tử vong đầu tiên, là 1 phụ nữa 79 tuổi với nhiều bệnh nền như tiểu đường
Các ca nhiễm ở Nga đều từ nước ngoài về. Các nhà khoa học Nga giải mã thành công đầy đủ bộ gien của virus corona chủng mới SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và đã gửi dữ liệu lên WHO. Đây là cơ sở để điều chế vaccine

https://gmpnews.net/2020/03/russian-special...ovid-19-genome/
*



Trích bài bạn Nguyễn Hoàng Tùng ở FB để trả lời langtubachkhoa

QUOTE
Xin chào các bạn .
Bây giờ mới có thời gian rỗi ngồi viết cho các bạn về việc người việt nhập cảnh qua đường hàng không .
Dạo này gần đây mình thấy rất nhiều người hỏi về vấn đề này . Và có những người mặc dù không có kiến thức cũng như chuyên môn vào trả lời lung tung làm hoang mang người hỏi .
Mình làm trên sân bay bên mảng nghiệp vụ hàng không đầu sân bay Nội Bài nên tình hình COVID19 mình nắm khá là rõ .
100% người Việt có thể được nhập cảnh vào Việt Nam
Họ sẽ bị cách ly nếu  trong vòng 14 ngày tính đến ngày bay về Việt Nam mà họ transit hoặc đã ở các nước sau :
-  Trung Quốc
- Khối Schengen - Châu Âu
- Vương Quốc Anh
- Iran
- Hàn Quốc
- Khối Asean
- Mỹ

Tất cả các loại giấy miễn thị thực cho Việt Kiều sẽ không còn giá trị sử dụng . Nếu việt kiều vẫn giữ hộ chiếu thì vẫn sẽ được nhập cảnh với điều kiện như trên .

Chúng tôi vẫn luôn dang rộng cánh tay đón kiều bào về nước để tránh hiểm họa lây nhiễm bên nước bạn . Nếu bạn nằm trong danh sách phải đi cách ly tập trung , xin vui lòng làm theo sự hướng dẫn của nhân viên kiểm dịch y tế và quân đội .
Những trường hợp khác đi từ nước ngoài về thì cũng nên tự mình cách ly tại nhà xin để yên tâm hơn khi tiếp xúc với người thân .
Các bạn vui lòng không xin đi cách ly khi các bạn không về từ những vùng dịch vì hiện tại các cơ sở cách ly đã hầu hết quá tải và hãy để dành chỗ đó cho người thật sự cần .

Chúc đất nước sẽ vượt qua dịch bệnh COVID19 với tổn thất ít nhất .
root
QUOTE(Thiên Lang @ Mar 20 2020, 10:18 AM)
Nhìn vẻ bề ngoài có vẻ châu Âu bị động, nhưng không hẳn như vậy. Kể cả cách thức Anh tuyên bố thay đổi chiến lược đối phó với dịch cũng chỉ là cách để vỗ về dân chúng, một cách tuyên truyền như vẻ tôi đang rất suy tính để làm tốt hơn.

Tất cả các chính phủ châu Âu, kể cả Mỹ đều dựa trên tư vấn của đội ngũ nghiên cứu tốt nhất của họ nên ngay từ đầu họ đã có ý định cứu kinh tế trước. Họ tư duy ổn định kinh tế vẫn là cốt lõi của ổn định xã hội. Và thực tế cho đến nay các hành động của EU chỉ là cố gắng hạn chế, và kéo dài thời gian chờ đợi cho đến khi có vắc xin. Tất nhiên các biện pháp kêu gọi hạn chế có thể ảnh hưởng đến một số lĩnh vực dịch vụ, du lịch, giải trí và bán lẻ, nhưng so với thiệt hại bởi biện pháp ngăn chặn quyết liệt như TQ và VN thì không thấm gì.

Các nhà khoa học ở EU họ không ngờ nghệch về virus, tất nhiên ở TQ và VN cũng vậy. Có điều giới hạn của y học khi đối phó với virus là giới hạn chung của cả nền y học nhân loại chứ không riêng gì ai. Vì vậy với những hiểu biết đã có về chủng virus mới thì chưa thể khẳng định chắc chắn cách nào hay hơn cách nào. Rõ ràng lúc đầu ai cũng thấy TQ thật đáng thương hại, nhưng rồi, giờ thì mọi thứ quay ngoắt 180 độ, dư luận cho rằng EU thật ngu ngốc. Nhưng mọi thứ vẫn chưa kết thúc, truyền thông trực tuyến hiện nay đẩy mọi thứ cảm xúc lên cực điểm rồi lại nhấn chìm nó xuống như sóng nước vậy.

Trong cuộc đua tìm vắc xin có vẻ như mọi con mắt đều đổ dồn vào hãng CureVec của Đức. Rất nhiều hãng trên thế giới đưa tin về các bước nghiên cứu của mình, nhưng có vẻ CureVac đang đi đầu, vì thế mới có việc Trump đàm phán để mua bản quyền công thức. Điều này cho thấy giới khoa học đã thừa biết cần phải làm gì và làm như thế nào. Và Trump cũng như các chính phủ EU đều được tư vấn giải pháp vắc xin và miễn dịch cộng đồng. Thương vụ mua bán này cũng được thổi lên như một hành động đạo đức của quốc hội Đức, khi tuyên bố ngăn cản giao dịch của Trump và chính phủ Đức bỏ tiền ra tài trợ cho CureVac. Nếu Đức có được công thức vắc xin lợi thế thu về là rất lớn. Và họ cũng bỏ tiền ra cho CureVac nghiên cứu cũng chỉ để làm cái việc giống hệt Trump mà thôi. Việc mắng mỏ Trump tham lam, vị kỷ cũng chỉ là một kiểu vỗ ngực về đạo đức.

Ai cũng biết cái luật bảo hộ trí tuệ bảo vệ công thức sản xuất thuốc, do vậy nếu ai có công thức đầu tiên thì mọi cố gắng sau đó để tìm ra công thức đều phí công vô ích. Và người sở hữu công thức sẽ nẫng tất cả thành quả khi sản xuất sử dụng công thức này. Vì vậy nếu Mỹ sau đó có tìm ra công thức giống như vậy thì không được tự ý sản xuất mà vẫn buộc trả tiền cho người đăng ký bảo hộ công thức đầu tiên mới được phép sản xuất. Tất nhiên trên danh nghĩa cứu nhân loại người ta có nhiều cách cho tặng các nước khác công thức này, nhưng kèm theo nó là cái giá trao đổi, nếu không đo được bằng tiền, cũng có thể đo được bằng rất nhiều tiền laugh.gif. Và nếu có cho thì cho nước nghèo chứ Mỹ giàu thế thì kiểu gì chẳng phải nôn ra cả đống tiền.
*



Trích bài báo này để trả lời bác Thien Lang (@click here)

QUOTE
"Vấn đề không phải là họ nói gì mà là ai nói", Devi Sridhar, giám đốc chương trình quản trị y tế toàn cầu tại Đại học Edinburgh nói. "Neil Ferguson có tầm ảnh hưởng rất lớn".
root
Copy+paste

Sự thật bị phơi bày... đắng nhỉ

Thời gian qua Serbia đã đánh đổi rất nhiều để được gia nhập EU. Họ thậm chí đã chấp nhận đàm phán với vùng li khai Kosovo theo EU yêu cầu, tức đánh đổi cả chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
COVID-19 bùng nổ tại Serbia, chính phủ phong tỏa đất nước và yêu cầu sự giúp đỡ của EU. Serbia không xin mà chỉ yêu cầu bán cho họ một ít hàng hóa y tế lúc khó khắn này. Nhưng EU từ chối.
Sau đây là lược dịch bài phát biểu cùa tổng thống Serbia.
Đến giờ này, có lẽ tất cả các bạn đã hiểu, tình đoàn kết quốc tế vĩ đại, thực sự, không tồn tại, tình đoàn kết của châu Âu không hề tồn tại. Đó chỉ là một câu chuyện tưởng tượng đẹp đẽ trên giấy mà thôi.
Hôm nay, tôi đã gửi đi một lá thư đặc biệt, bởi vì chúng ta có một sự trông đợi lớn lao và rất nhiều hy vọng từ nơi duy nhất có thể giúp đỡ chúng ta trong tình huống khó khăn này, đó là Trung Quốc.
Tôi đã gửi thư cho chủ tịch Tập, tôi bày tỏ với với ông ấy không chỉ như một người bạn tốt mà còn là một người anh em; không chỉ với cá nhân tôi mà còn là bạn tốt và anh em với đất nước này (Serbia).
Ngày hôm nay, như các bạn đã biết, chúng ta không thể nhập khẩu hàng hóa bởi quyết định của EU, chúng ta không đủ tư cách nhập khẩu hàng hóa y tế từ EU. Hàng không đủ cho chính họ.
Tôi đã giật mình, quyết định đó là từ những người đã từng lên lớp với chúng ta ngay tại đây rằng chúng ta không được phép nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc; rằng nhân dân khắp EU mong muốn chúng ta điều chỉnh lại các điều khoản đấu thầu theo cách mà giá cả hàng hóa không phải vấn đề chính vì hàng hóa của EU có chất lượng cao hơn (hàng Trung Quốc) và chúng ta nên mua tất cả mọi thứ từ EU. Khi họ cần tiền của người Serbia, thì họ làm như vậy. Nhưng khi gặp bất trắc đau khổ, thì tiền của người Serbia không còn ngon lành nữa. Y như thể chúng ta đòi họ miễn phí vậy.
Tôi tin vào người anh em của tôi, chủ tịch Tập Cận Bình và tin vào sự giúp đỡ của Trung Quốc. Quốc gia duy nhất có thể giúp đỡ chúng tôi là Trung Quốc.
Còn những người khác (EU), cảm ơn vì họ đã không giúp gì. Tin tôi đi, tôi sẽ tìm cách để cảm ơn họ. Những gì tôi nói ngày hôm nay là lời của một tổng thống, một người tốt và lịch sự.
Credit: Phạm Đình Lê Vũ
Phó Thường Nhân
Có nhiều cái nhìn trong phi vụ « Cô Vi 19 » này. Đặc biệt khi so sánh ứng sử, chính sách của từng nước. Ta có thể nhìn từ bình diện quản lý xã hội, kinh tế, khoa học kỹ thuật, sinh học vi trùng học, cũng có thể nhìn với thuyết âm mưu.
Trong đại dịch này, thực ra cả châu Âu (EU) và Mỹ đều không chuẩn bị, và bị « vượt mặt ». Ví dụ nhìn từ Pháp, thì thấy rõ ràng nó không có chuẩn bị, mặc dù dịch đến chậm hơn rất nhiều so với TQ, gần 2 tháng. Cách ứng phó của Pháp hiện tại là làm sao không để hệ thống y tế bị « ngập lụt », chứ không phải là để chữa bệnh. Vì thực ra bệnh này cũng không có thuốc chữa cho tới hiện nay. Do thiếu các dụng cụ vệ sinh dịch tễ cơ bản (khâu trang, nước rửa tay), mà Pháp (các nhà khoa học) nói những điều đó không cần thiết. Đặc biệt ở Pháp cũng không có việc thử nghiệm (có thể do không sản xuất đại trà được kit thử). Tóm lại ứng phó ở Pháp vói « Cô Vi » không hơn ứng phó với dịch cúm bình thường, chỉ có điều khác biệt là bắt dân cách ly toàn quốc mà thôi.
Tại sao Pháp lại bị như thế, bởi vì nó không còn có cơ sở sản xuất trong nước, và phải nhập khẩu. Nhưng trong tình trạng « nươc sôi lửa bỏng » thì muốn mua cũng không được. Đây là câu chuyện giống như trong « Vũ Trung Tuỳ bút » của Phạm đình Hổ, ông là Nho sĩ thời Nguyễn, khi nói về vụ vỡ đê chết đói ở Hải Dương ông có kể, có bà cụ nhà giầu mang cả bao tải bạc đi đổi lấy bát cơm mà không được. Tất nhiên, ngoài việc không thể mua, nước Pháp chắc chắn cũng không mang bao tải bạc đi mua khẩu trang.
Ngược lại từ khi có dịch, thị trường chứng khoán Mỹ, EU sụp đổ (tương đương với đại khủng hoảng 2008), và vì thế cả Mỹ và EU đều ra những tuyên bố trợ giúp « khủng » về kinh tế. Ví dụ EU tuyên bố bỏ ra 800 tỉ, Mỹ cũng không kém. Và ở đây ta có thể nhìn thấy các nước này bị « vượt mặt » như thế nào. Đó là mặc dù dịch Cô Vy về mặt vệ sinh học chỉ tương đương với một dịch cúm, nhưng nó có vấn đề là « toàn cầu hoá », không như dịch SARS cúm gà 2001, chỉ cô đọng ở TQ. Do là dịch toàn cầu hoá, nó tác động tới thương mại xuyên lục địa, và từ đó gây khủng hoảng.
Như vậy EU,Mỹ bị mắc vào mọt mâu thuẫn, nếu không chứng tỏ có biện pháp quyết liệt với dịch cúm mà lờ nó đi (điều mà nước Anh vẫn làm trong hiện tại), thì không thể trấn an được thị trường chứng khoán, tức là tư bản tài chính. Biện pháp quyết liệt của EU,Mỹ hiện tại thực ra có tác dụng trấn an thị trường tài chính là chính.
Ảnh hưởng từ dịch tới kinh tế này, cũng chính là điều khiến TQ hành động quyết liệt ngay và VN cũng vậy, tại sao ? bởi vì cả TQ và VN đều ở mức toàn cầu hóa cao.Vì thế trấn áp dịch cũng là trấn áp tâm lý cho nó khỏi lan sang kinh tế. Và người ta không thể không nghĩ tới thuyết âm mưu, nhất là trong tình trạng chiến tranh thương mại Mỹ-TQ vẫn dai dẳng. Nạn dịch này nếu không hoành hành ỏ toàn cầu mà chỉ ở TQ và châu Á nói chung, thì sẽ là một cái cớ vĩ đại để hạn chế toàn cầu hoá.
Hiện nay, chưa có chứng cớ gì để nói dịch này là thuyết âm mưu, Nhưng trong hành động quyết liệt của TQ (và có thể cả VN) chắc chắn có yếu tố này trong đánh giá tâm lý.
Vào thời điểm này, số lượng người chết ở Ý đã vượt TQ, trong khi số dân Ý chỉ bằng một tỉnh của nước này.Điều này khiến việc biến dịch bệnh « Cô Vy » thành một sự tố cáo chế độ ở TQ, giống như vụ nổ hạt nhân ở Chéc nô bin, dấy lên làn sóng chống Liên Xô ,không xẩy ra được, mà lại « gậy ông đập lưng ông », thể hiện sự yếu kém của chính ông ra.
Như vậy có thể hiểu rằng, thái độ của phương Tây trong phi vụ dịch bệnh này thực ra là một sự định kiến, định kiến này lại được khẳng định chắc chắn hơn bằng các yếu tố y học (tức là một dịch cúm), mà không thây được vấn đề tác động toàn cầu của nó, mặc dù đúng nó chỉ là một dịch cúm. Nếu ta theo thuyết âm mưu, thì có thể nói rằng đây là điều mà họ muốn, tứclà dùng dịcúm để ngăn chặn tòn cầu hoá, để chứng tỏ toàn cầu hoá không tốt, có hại, và đi một bước tiếp theo là hạn chế nó. Nhưng bị gậy ông đập lưng ông, vì chủ quan khinh địch, cứ tưởng mình hơn người ta.
Một điều thú vị nữa là tại sao cả Pháp, Ý, Tây ban Nha phải cách ly toàn nước mà không thể làm theo vùng một cách hiệu quả. Bởi chính tổ chức hành chính của ông mà ra. Khác với Đông Á, phương Tây không có hệ thống hành chính kiểu tổ nhóm, họ cũng không có ý thức cộng đồng gần như ở Đông Á. Một người phương Tây có thể « biểu lộ tình đoàn kết » với một người ở châu Phi, nhưng hoàn toàn xa lạ thờ ơ với số phận người láng giềng ngay cạnh mình. Bởi vì tư duy của nó là « cá nhân tổng thể ».
Một điều thú vị nữa, đó là các chính sách trợ giúp mà Mỹ và EU đưa ra, lấy tiền ở đâu ?Ở đây nó lại hở ra một cơ chế tài chính thế giới nữa. Tiền này là tiền in ra ? tại sao ? bởi với cơ chế toàn cầu hoá, với việc các nước sản xuất gia công như VN, TQ chấp nhận euro, đô la, như đồng tiền trao đổi thương mại thế giới, thì hai đồng tiền này thực chất phải bao cả « creation moneitaire », của VN và TQ. Nói cách khác họ in tiền cho châu Á sản xuất, vì thế việc này không tạo ra lạm phát, nếu là môt nền kinh tế kín.
Việc này đã từng xẩy ra, khi Tây ban Nha chiếm Nam Mỹ, tiêu diệt các nền văn minh Maya, Aztec ở đây mang một đống vàng về châu Âu (vì hồi đó tiền vẫn là kim loại, chưa tự in được).
Như vậy việc VN, TQ quyết tâm tiêu diệt hiệu quả « Cô Vy » là điều rất tốt. Vì nó sẽ chứng tỏ sự tin cậy của bộ máy kinh tế xã hội của nước mình.
Như vậy những câu hỏi nữa được đặt ra : phải chăng gói trợ cấp này cũng nhận tiện có Cô Vy mà tung ra được, vì từ trước tới nay, tư bản tài chính không chịu điều này. Chính vì thế mà Ý tung ra ngay một quả 25 tỉ, mà không bị tư bản tài chính siết nợ và đòi tăng lãi xuất. Tương tự như vậy, cả Đức và Pháp cũng thế, đặc biệt là Đức trước nay vẫn khăng khăng về hùa với tư bản tài chính xiết nợ các thành viên EU.
Việc chi tiêu gói trợ cấp này thế nào ? bao nhiêu phần của nó sẽ được đẩy thành nhập khẩu, và từ đó có tác động tới VN. Bởi nếu không nhập khẩu, do lực lượng sản xuất không còn ở trong nước (ví dụ sản xuất khẩu trang là một), thì tung tiền ra chỉ khiến giá địa ốc nhà cửa lên cao.
Phó Thường Nhân
@ltbk,
EU chỉ là một khối góp gạo thổi cơm chung thôi, nó không phải là một nước, nếu hiểu như thế thì mới tham gia được, ở giữa các nước không có sự đoàn kết như các tỉnh trong một nước. Với một nước nghèo, phát triển chậm hơn, thì EU có củ cà rốt, đó là cái quỹ giúp phát triển đồng đều. Đổi lại nó ép hệ thống tài chính phải tuân lệnh nó. Trong thực tế, EU là cách thức bành trướng của tư bản Đức, và một phần nữa là tư bản Pháp. Do truyền thống lịch sử, vùng Trung Âu, rồi Ban căng (nơi có Sẹc bi), chịu ảnh hưởng của Đức, tư bản Đức.
VN hiện nay cũng có FTA với EU, cũng nên hiêu đây là một cuộc trao đổi, « ông được con gà, bà ra chai rượu », chứ không phải là một sự giúp đỡ. Nó chỉ là cách chuyển dịch các hàng rào ngăn cản từ kiểu này ra kiểu khác, tinh quái hơn.
@Thiên lang,
Đúng là cơ sở khoa học kỹ thuật của phương Tây (Mỹ, EU) rất phong phú và đáng kinh nể, nhưng có điều nó là tư nhân. Tư nhân chỉ chi tiền nghiên cứu khi nó có lợi, điều mà vấn đề đại dịch đặt ra nó không giải quyết được. Đây là chỗ hở chủ yếu của kinh tế thị trường.Vì thế nên mới có chuyện ở Pháp, do dân không có kỷ luật trật tự, cứ lao ra đường, chính phủ nó phải nói là nếu dịch bệnh cứ lây lan thì ráng chịu, chứ hệ thống y tế quá tải, không bao được.
Ngay ở VN cũng vậy thôi, bệnh nhân giầu khủng (số 18) vào bệnh viện Hồng Ngọc, mà theo như root nói là bệnh viện tư loại tốt, nó có ngăn ngừa « cô vi » đâu.
Ở Pháp, từ cả chục năm nay, do tư duy « tư nhân tổng thể », xoá bỏ nhà nước phúc lợi xã hội (Welfare state), mà hệ thống y tế càng ngày càng thụt lùi (điều này ngược với VN, muốn phát triển y tế tư nhân để bù khiếm khuyết y tế nhà nước). Hệ thống Y tế Anh hoàn toàn suy sụp (vì thế một trong tuyên truyền của Brexit là dùng tiền đóng góp cho EU để đắp vào hệ thống Y tế). Có thể vì lẽ đo mà cô bé nhà giầu VN, có thể đi máy bay thuê riêng về nước, vào bệnh viện của nó chỉ được mấy viên thuốc rồi bị đuổi về nhà, và hiện tại ở Anh cũng không có biện pháp gì cả.
Nhưng điều này không có nghĩa là Anh không có nhà khoa học có tài. Câu chuyện buồn cười nó là ở đây.
langtubachkhoa
Anh chi co 2 giuong benh/1000 dan, so voi 7.5 va 8 o Phap va Duc

Bon Phap toan tim cach tu nhan hoa benh vien, giam phuc loi, chac do suc ep cua tu ban tai chinh.

Phap, cung nhu chau Au, tu lau da khong san xuat dai tra cac thiet bi y te co ban nhu khau trang, gel rua tay. Co san xuat, nhung so luong nho thoi.
Ngay ca vaccin phong chong viem gan B, Phap cung chi duy tri 1 nha may san xuat duy nhat. Co nam cai nha may do bi nhiem doc nam, dan den nuoc Phap may nam khong co vaccin viem gan B.
Test kit cung the, Phap hay cac nuoc chau Au khac cung chi san xuat so luong nho.

Bo truong y te Anh noi la thieu thuoc men, giuong nam, va may tho

Khong phai la Phap khong nghien cuu thu nghiem, Phap, TQ, Han Quoc con thu nghiem thuoc sot ret chong COvid 19 truoc My, va Sanofi da san xuat ra 300000 lieu roi. My bay gio moi bat dau

Bon My cung thue Roche cua Thuy Si san xuat test kit cho no
Phó Thường Nhân
Theo thời sự Pháp trưa nay, thì các nhà máy Pháp chạy hết công xuất sản xuất được 6 triệu khẩu trang 1 tuần, trong khi nhu cầu cho bác sĩ, nhân viên y tế, bệnh nhân được tính là cần 3 triệu một ngày. Như vậy vấn đề thiếu khẩu trang đã rõ. Theo như phát ngôn của chính phủ, vào thời dịch cúm gà 2001, Pháp có tích trữ khẩu trang, nhưng sau đã bỏ không tiếp tục.
Trong thực tế thì không nước nào có thể dự trù sản xuất đủ dùng được, vì thế nó phải được làm như cái lô gíc đownload youtube. Khi download youtube , dễ nhận thấy rằng nó sẽ download một đoạn dài (giống như một dạng tích trữ) trước khi mình bắt đầu xem(cái này trong tin học gọi là buferizing). Áp dụng cái lô gíc này, có nghĩa là phải tích trữ một số lượng trước, rồi sản xuất tiếp theo sẽ bù vào, chứ không ai có thể sản xuất ngày nào đủ dùng ngày ấy ở đoạn cao trào được (ngoại trừ sản xuất được với giá rẻ độc quyền trên thế giới quanh năm suốt tháng). Như vậy rõ ràng Pháp đã xem thường, không đề phòng quả dịch này.
Cách ly ở nhà làm việc, điều này làm tôi nghĩ tới việc nhập thật trong phật giáo. Trong phật giáo đại thừa có việc các nhà sư « nhập thất », tức là tự ý giam mình trong phòng riêng (thất), thường là cỡ rất nhỏ, dạng như xà lim, để thiền định (nhập định, samadhi). Mật tông Tây Tạng cũng có phép này.
Nhưng điều này chắc không đúng với người dân nội thành Paris. Hôm thứ 2, khi rỉ tin là có thể có cách ly toàn quốc, dân tình đã nháo nhào chạy ra ga, đi ô tô về tỉnh. Điều này cũng dễ hiểu. Mật độ dân trong nội thành Paris rất cao, giá nhà cực kỳ đắt đỏ so với các tỉnh thành phố khác, nhưng chỉ có vùng Paris là có việc làm, vì thế dân tình đổ xô về đây. Nội thành Paris, các toà nhà thường được xây từ thế kỷ XIX, vì thế độ cách ly chống ầm, rất kém. Hiện tại, ngoại trừ những người cực giầu có khả năng mua nhà diện tích lớn, phần lớn nhà ở trong nội thành Paris đã như cái « thất » của Phật giáo. Lúc đi làm, còn ở được vì có thể « xuống đường », giờ cách ly với 4 bức tường bé tí, ít ai chịu được.
Thế cho nên bỏ chạy xuống tỉnh hết, về nhà bố mẹ, anh em.. nơi có chỗ ở rộng rãi hơn. Thế mới biết .. theo đạo Phật cực khó.
root
Em có một người em họ, lấy chồng Pháp, cũng mua được một cái chung cư ở Paris. Hè năm vừa rồi, sinh con đầu lòng, ông bà ngoại phải bay từ VN sang để trông cháu giúp. Nhà chung cư chật quá, lại nóng nữa, nên cuối cùng cả nhà lại kéo về quê, ở nhà ông bà nội (bố mẹ chồng cô ấy). Mọi người đều khen là ra tỉnh thoáng mát hơn hẳn, diện tichs rộng, lại có cả vườn.

Bất động sản ở đâu chả thế, Pháp với VN chả khác nhau tí nào
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.