Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Trên giá sách
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
nguyenducquyzen
QUOTE(x @ Oct 28 2005, 02:55 PM)
Cái mà em không hài lòng với cách giải thích của Phật khi nói về Niết bàn là ở chỗ ông ấy bảo rằng nhập Niết Bàn có nghĩa là huỷ sinh-diệt, huỷ mọi thứ để Là mọi thứ- hoà vào vũ trụ và hoà vào vạn vật.

Phật giải thích như vậy ở chỗ nào vậy?? trong Kinh điển nào??? đề nghị bác X cho dẫn chứng cụ thể nhé!!! Theo chỗ em biết thì bác hiểu sai bét rồi đấy!!! Phật chẳng giải thích như vậy bao giờ cả!!!
QUOTE
Nhắn các bác khác: có lẽ các bác hầu hết đều không hiểu mấy câu em đặt ra hỏi bác Tieuvu về việc cái gì đảm bảo Tôi là Tôi, để có tôi của kiếp sau cũng chính là tôi của kiếp này. Để mấy hôm em rỗi sẽ viết về cái này sau.
*


Em chờ bài viết của bác!!!
Trong khi chờ nghe ý kiến của bác!! em sẽ đưa ra ý kiến của em bằng một câu hỏi.
Ví dụ ngàgy hôm nay bác ra cửa hàng A, mua một cái xe đạp A, sau đó bác đem về dùng, và 20 năm sau tất cả các bộ phận của cái xe đạp A đó đã bị thay thế hết, kể cả bộ khung của nó.
Và câu hỏi của em là:
Cái gì quy định cái xe đạp của 20 năm sau là cái xe đạp bác mua ngày hôm nay?????
NguoiVN
lâu lâu mới nghe sư dzỏm nói mấy câu chí lí
x
Có vẻ có mỗi sư Quí và bác Phó là hiểu câu hỏi ban đầu của em. Cái gọi là Identification là một vấn đề rất hấp dẫn. Cái gì chứng minh tôi là tôi là cả một vấn đề không đơn giản, càng suy nghĩ lâu sẽ càng thấy có nhiều sự rắc rối.
Mà bác Quí đừng nóng, em định để các bác khác trong làng ngồi nghĩ tiếp, chưa viết vội.

Còn về cái Niết Bàn- thì chắc là em nhớ không nhầm. Tuy vậy để cho lịch sự mời bác Quí thuyết giảng về Niết Bàn cho cả làng nghe, sau đó em sẽ xin nêu ý kiến của em.
Tiểu Vũ
QUOTE(x @ Nov 2 2005, 04:59 PM)
Cái gì chứng minh tôi là tôi là cả một vấn đề không đơn giản, càng suy nghĩ lâu sẽ càng thấy có nhiều sự rắc rối.
Mà bác Quí đừng nóng, em định để các bác khác trong làng ngồi nghĩ tiếp, chưa viết vội.
*


Bác x đừng vội. Cứ theo mạch tư duy của bác, thì phải bắt đầu từ việc thống nhất với nhau các quy ước chung: thế nào là chứng minh, và chứng minh như thế nào mới là chặt chẽ. devil2.gif Còn câu hỏi của bác, sao em chả thấy có gì là rắc rối cả read.gif
x
Tiếc là bác Tieuvu đã hiểu nhầm câu hỏi của em ngay từ hôm em hỏi. Thú thực em hơi thất vọng, nhưng mà kể ra chiện cũng bình thường vì bác không phải dân học triết học với xã hội. baby.gif

Còn các thuật ngữ như chứng minh của em thì xin các bác cứ hiểu đúng như ý nghĩa của nó: chứng minh đúng sai trên lý thuyết. Trò này Tây gọi là "thí nghiệm tư duy" (Gedankenexperiment/ thinking experience gì đó) - rất phổ biến trong các ngành khoa học- từ toán cho tới tâm lý học, triết học, vật lý... Tức là: chỉ cần chứng minh đúng trong tư duy/ theo logic là đủ, không cần bằng chứng thực tế trước như làm thống kê. Còn chứng minh đến mức nào là chặt chẽ thì phụ thuộc vào khả năng lập luận, tư duy nông sâu của từng người. Ai có sơ hở tất nhiên sẽ có người vặn lại thôi, các bác không phải lo em cũng hay vặn vẹo lắm.

Để cho trực quan trở nên sinh động, em đưa ra một trường hợp luôn cho các bác suy nghĩ đỡ bị trừu tượng quá, kém hấp dẫn.


Giả sử năm 2100 này người ta có khả năng thay thế mọi bộ phận cơ thể (dự tính như vậy, không phải viễn tưởng) của con người để kéo dài tuổi thọ con người lên 200 tuổi. Có một phiên toà sảy ra vào năm 2100 như sau:
- Xét xử A là kẻ giết B.
- Vào thời điểm A giết B, A chưa thay đổi bộ phận cơ thể nào và A là một kẻ hung ác.
- Ngay sau khi giết B, A thực hiện phẫu thuật trao đổi bộ phận cơ thể và một nửa bộ não với C- một người vô tội, tình nguyện khác. Tức là đến thời điểm ra toà, A đã là một người có cơ thể khác với A lúc chưa giết người, kể cả tư tưởng, tính tình của A cũng đã thay đổi.
- Theo luật- kẻ giết người là buộc phải bị tử hình.

Bây giờ câu hỏi là: các bác xử thế nào?
Phó Thường Nhân
Nếu dùng đạo phật để tìm "cái tôi" thì không tìm được đâu, vì có thể nói triết lý của đạo Phật chủ yếu là thuyết phủ nhận cái tôi (ngoài những cái phủ nhận khác). Tìm cái tôi trong đạo phật, như thế thì khác nào muốn nấu cơm lại cho gạo vào ngăn đá.

Cái ví dụ của X đưa ra cũng không thể dùng được. Vì nó có 2 hạn chế. Hạn chế thứ nhất là cái tư duy pháp luật được sử dụng nó đồng nghĩa cái tôi với trách nhiệm, chứ nó không quan tâm tới bản chất người ta. Chính vì vậy mà có một khái niệm đặc biệt là Pháp Nhân. Pháp đây là pháp luật.
Hạn chế thứ 2 là ngay trong đạo Phật, người ta có 2 lô gíc. một cái lô gíc "bản thể luận" (ontologie) tất cả quy về một , một cái lô gíc hiện tượng luận (phenometologie) ứng dụng vào đời thường. Ở đây chưa vượt ra được hiện tượng luận, lấy đâu ra bản thể luận để suy diễn.

Nếu xét theo hiện tượng luận của Phật giáo thi có lẽ nó sẽ như thế này. Người ta không quan tâm tới việc người đó "thay tim, thay phổi" gì cả, mà sẽ xét trong hoàn cảnh nào, điều kiện nào, "tội lỗi" ấy đã xẩy ra. Trong nhưng điều kiện ấy, phần nào là phần hoàn cảnh bên ngoài, phần nào là phần "vô minh", tức là động cơ của người đó, cá nhân người đó sẽ giống như một cái giá mang theo nghiệp.

Để hiểu rõ cái hiện tượng luận của phật giáo thế nào, thì phải hiểu trong Phật giáo người ta quan niệm một sự vật ra sao. Một sự vật trong phạt giáo là một quá trình gồm có 3 phần.
1. phần điều kiện để cho sự vật đó tồn tại "khách quan"
2. phần nhận thức của người nhìn, người quan sát
3. Công cụ quan sát nó

Vì thế trong phật giáo hay nói tới TRẦN (tức là thế giới "khách quan" bên ngoài)
Rồi TẠNG (là cảm nhận của người quan sát cái TRẦN "khách quan" kia)
Rồi THỨC (tức là bằng công cụ nào người quan sát cảm nhận, ví dụ như lục giác,...)

Như vậy phải có đủ 3 phần thì mới được coi là "tồn tại".
P/S: tôi nhó không chính xác tên mỗi phần kia (TRẦN, TẠNG, THỨC...) nhưng có lẽ chỉ sai về từ vựng, chứ lô gíc của nó đúng là như thế.



nguyenducquyzen
QUOTE(x @ Nov 2 2005, 09:59 AM)
Có vẻ có mỗi sư Quí và bác Phó là hiểu câu hỏi ban đầu của em. Cái gọi là Identification là một vấn đề rất hấp dẫn. Cái gì chứng minh tôi là tôi là cả một vấn đề không đơn giản, càng suy nghĩ lâu sẽ càng thấy có nhiều sự rắc rối.
Mà bác Quí đừng nóng, em định để các bác khác trong làng ngồi nghĩ tiếp, chưa viết vội.

Sao lại đưa vấn đề em nóng với cả không nóng vào đây?? mà sao bác biết là em nóng vậy?? có phải bác có tha tâm thông phải không???? laugh1.gif
Mà sao bác không chịu trả lời câu hỏi của em vậy???? cái gì quy định cái xe của 20 năm sau là cái xe của ngày hôm nay???

QUOTE
Còn về cái Niết Bàn- thì chắc là em nhớ không nhầm.

Nói phải có sách, mắc phải có chứng!
Bác hãy dẫn kinh điển chỗ nào Phật giải thích về Niết bàn theo như bác trình bày thì post lên nhé!!
Còn theo như em đọc trong Kinh điển thì Phật giải thích Niết bàn là Đoạn tận tham sân si, hoặc Đoạn tận 10 kiết sử; Hoặc giải thích theo một cách khác là Liễu tri luân hồi sanh tử, Liễu tri ngũ uẩn không phải là ta, không phải là của ta, không phải là tự ngã của ta.
QUOTE
Tuy vậy để cho lịch sự mời bác Quí thuyết giảng về Niết Bàn cho cả làng nghe, sau đó em sẽ xin nêu ý kiến của em.
*


Còn theo cách hiểu của em thì Niết bàn là khi ta Đoạn diệt được cái nhận thức (ở tầng sâu nhất mà theo kinh điển gọi nó là chứng hay liễu tri) luân hồi là có thực (tức vô minh), khi đó không còn bị nhận thức sai lầm về luân hồi sanh tử nữa! liễu tri rõ ràng ta vốn ở trong Niết bàn từ vô thỷ đến giờ chưa từng luân hồi sanh tử! Chính vì vậy cái đích của việc tu tập trong Đạo Phật là diệt Vô minh, chứ không phải là diệt luân hồi sanh tử! Không có vấn đề huỷ diệt luân hồi sanh tử, cũng chẳng có cái gì hoà vào cái gì như bác nói cả!
nguyenducquyzen
QUOTE(x @ Nov 2 2005, 11:21 AM)
Giả sử năm 2100 này người ta có khả năng thay thế mọi bộ phận cơ thể (dự tính như vậy, không phải viễn tưởng) của con người để kéo dài tuổi thọ con người lên 200 tuổi. Có một phiên toà sảy ra vào năm 2100 như sau:
- Xét xử A là kẻ giết B.
- Vào thời điểm A giết B, A chưa thay đổi bộ phận cơ thể nào và A là một kẻ hung ác.
- Ngay sau khi giết B, A thực hiện phẫu thuật trao đổi bộ phận cơ thể và một nửa bộ não với C- một người vô tội, tình nguyện khác. Tức là đến thời điểm ra toà, A đã là một người có cơ thể khác với A lúc chưa giết người, kể cả tư tưởng, tính tình của A cũng đã thay đổi.
- Theo luật- kẻ giết người là buộc phải bị tử hình.

Bây giờ câu hỏi là: các bác xử thế nào?

*


Hic!!! sao bác lại đưa vấn đề pháp luật vào đây vậy????
Nếu luận về phát luận thì phải xem xét xem pháp luật quy định về trường hợp này như thế nào?? nếu chưa có quy định của pháp luật thì phải làm luật!!! và chắc là bác muốn hỏi về việc làm luật trong trường hợp này của mỗi người như thế nào phải không???
Theo kiến giải của em thì A khi xét xử chính là A khi gây án dù đã thay thế tất cả các bộ phận của cơ thể! nhưng cũng nói thêm rằng đây là ý kiến của em khi đứng trên phương diện luật pháp chứ không phải đứng trên quan điểm của Đạo Phật, và cũng không đứng trên phương diện xem xét cho đúng với bản chất của vấn đề.
nguyenducquyzen
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Nov 2 2005, 01:12 PM)
Nếu dùng đạo phật để tìm "cái tôi" thì không tìm được đâu, vì có thể nói triết lý của đạo Phật chủ yếu là thuyết phủ nhận cái tôi (ngoài những cái phủ nhận khác).

Đạo Phật không phủ nhận cái Tôi mà Đạo Phật phủ nhận cái nhận thức sai lầm về tôi cơ bác ạ!
Còn nói vè phủ nhận "cái tôi", thì Đạo Phật phủ nhận "cái tôi của các pháp" chứ không phủ nhận cái Tôi riêng biệt bác ạ!

QUOTE
Cái ví dụ của X đưa ra cũng không thể dùng được. Vì nó có 2 hạn chế. Hạn chế thứ nhất là cái tư duy pháp luật được sử dụng nó đồng nghĩa cái tôi với trách nhiệm, chứ nó không quan tâm tới bản chất người ta. Chính vì vậy mà có một khái niệm đặc biệt là Pháp Nhân. Pháp đây là pháp luật.

Đúng là như vậy!!! những cũng không hẳn là không dùng được!! vì ta có thể tìm hiểu về nó dưới khía cạnh pháp luật!
QUOTE

Để hiểu rõ cái hiện tượng luận của phật giáo thế nào, thì phải hiểu trong Phật giáo người ta quan niệm một sự vật ra sao.  Một sự vật trong phạt giáo là một quá trình gồm có 3 phần.
1. phần điều kiện để cho sự vật đó tồn tại "khách quan"
2. phần nhận thức của người nhìn, người quan sát
3. Công cụ quan sát nó

Vì thế trong phật giáo hay nói tới TRẦN (tức là thế giới "khách quan" bên ngoài)
Rồi TẠNG (là cảm nhận của người quan sát cái TRẦN "khách quan" kia)
Rồi THỨC (tức là bằng công cụ nào người quan sát cảm nhận, ví dụ như lục giác,...)

Như vậy phải có đủ 3 phần thì mới được coi là "tồn tại".
P/S: tôi nhó không chính xác tên mỗi phần kia (TRẦN, TẠNG, THỨC...) nhưng có lẽ chỉ sai về từ vựng, chứ lô gíc của nó đúng là như thế.
*


Đại loại là như vậy!!! chỉ thay cái tên TẠNG bằng cái Tên CĂN mà thôi!
6 trần là: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp
6 căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý
6 thức là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.
TRẦN cũng không hẳn là thế giới khách quan bên ngoài như bác viết, trong các căn có một căn gọi là Ý hay "Ý căn", nó chính là "Mạt na thức" hay "thần thức" cũng vậyvà TRẦN chính là tướng phần của Mạt na thức.
Tiểu Vũ
QUOTE(x @ Nov 2 2005, 06:21 PM)
Tiếc là bác Tieuvu đã hiểu nhầm câu hỏi của em ngay từ hôm em hỏi. Thú thực em hơi thất vọng, nhưng mà kể ra chiện cũng bình thường vì bác không phải dân học triết học với xã hội. baby.gif

Hi hi, thực ra bác hiểu là em hiểu thế nào vậy?

QUOTE(x @ Nov 2 2005, 06:21 PM)
- Ngay sau khi giết B, A thực hiện phẫu thuật trao đổi bộ phận cơ thể và một nửa bộ não với C- một người vô tội, tình nguyện khác. Tức là đến thời điểm ra toà, A đã là một người có cơ thể khác với A lúc chưa giết người, kể cả tư tưởng, tính tình của A cũng đã thay đổi.
*


Đầu tiên là câu hỏi "các bác xử thế nào", có lẽ ý bác x muốn hỏi "theo quan điểm nhà Phật, việc A giết người nên bị xử lý thế nào". Nếu đó là câu hỏi thì tôi xin trình bày cách hiểu của mình thế này.

Đã có nhân tất có quả. Thả một hòn đá xuống đất tất có va chạm. Tuy hòn đá thời điểm chạm đất không còn là hòn đá thời điểm thả xuống, nhưng vòng nhân quả không vì thế mà bị phá vỡ. Tương tự như thế, việc A giết người là tạo một nghiệp chướng. Nghiệp chướng đó sẽ có lúc phải trả theo đúng quan hệ nhân quả. A của thời điểm hái quả tất nhiên không còn là A của thời điểm gieo nhân, nhưng vòng nhân quả không vì thế mà dứt bỏ được. Nếu cho rằng vì tôi của ngày hôm nay không còn là tôi của ngày qua mà dứt bỏ được nghiệp chướng thì đó là tự mình che mắt mình.

Che mắt mình ở hai điểm. Thứ nhất, ngộ nhận cho rằng quan hệ nhân quả có thể bị lìa bỏ. Thứ hai, ngộ nhận về cái tôi riêng rẽ dựa trên thể chất và tính tình. Lưu ý rằng sự thay đổi về thể chất và tính tình cũng không nằm ngoài quan hệ nhân quả. Thay đổi thể chất và tính tình thế nào là theo duyên. Duyên là kết hợp của nhiều yếu tố, mà thực chất thì vẫn là quan hệ nhân quả đấy thôi. Hai sự ngộ nhận kết hợp với nhau, tạo nên ý thức về một cái tôi độc lập cả trong không gian lẫn thời gian. Đâu biết rằng gieo nhân tất có lúc hái quả. Đâu biết rằng cái tôi giả tạm là một phần không tách rời của một tổng thể lớn hơn.


nguyenducquyzen
QUOTE(x @ Oct 25 2005, 09:51 AM)
Các bác này có cái giống nhau- là nguỵ biện. Nguỵ biện cái gì? Nguỵ biện ở cái qui tất cả về Một. Tại sao vậy? Vì các bác không lý giải được tiếp tại sao lại không phải là Một mà là Hai. Phật, không chỉ qui mọi thứ về Một, mà còn qui mọi vật về Một, là Một. Tại sao lại qui như vậy? Qui như vậy để không gặp rắc rối mỗi khi bị tra vấn đến tận cùng. Nếu các bác có đọc sách Phật rồi- hay đọc kinh điển Upanisha rồi, thì chắc cũng biết các đối thoại của Phật với các đệ tử trường phái khác luôn là một cách lý giải lúc đầu có luận lý, nhưng rốt cục lại lôi tuột người ta vào đường không giải thích được để rồi buộc người ta tin vào lý lẽ của mình.

Đọc mấy dòng này của bác Hưng mà em phát phì cười!!
Trước giờ em cũng biết là bác không hiểu mấy về Phật học, nhưng quả thật em không ngờ là kiến thức về Phật học của bác lại tệ hại đến như vậy!!
Bây giờ em xin bàn đến vài vấn đề của bác!!
Trước hết nói về nguỵ biện!!
Bác nói rằng: Phật Lão Trang nguỵ biện!!
thật là tức cười!! em dám khằng định rằng mặc dù bác nói về nguỵ biện, nhưng bác chẳng biết nguỵ biện là gì?? và nó phát sinh ra trong trường hợp nào???
Để cho rõ hơn, em xin giải thích về ý nghĩa của khái niệm "nguỵ biện"
- "Biện" tức là biện luận là một hệ thống các lập luận được đưa ra trong một cuộc tranh biện nhằm thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của mình.
- Nguỵ tức là "giả dối"
Vậy nguỵ biện tức là sự lập luận giả dối trong một cuộc tranh luận nhằm thuyết phục đối phương chấp nhận ý kiến của mình!
Như vậy để kết luận một người nào đó nguỵ biện về một vấn đề nào đó thì ta phải chỉ ra được 3 vấn đề sau đây:
1- sự nguỵ biện đó được xảy ra trong một cuộc tranh biện.
2- Sự nguỵ biện đó xảy ra trong một lập luận (tức là một dạng của suy luận)
3- Trong lập luận đó phát sinh giả dối! Và vấn đề ở đây còn phải xác định như thế nào là giả dối!!! Việc này đã được tìm hiểu và chỉ rất rõ trong các cuốn sách về logic học!
Em lấy một ví dụ trong bài viết này của bác Hưng!
"Các bác này có cái giống nhau- là nguỵ biện. Nguỵ biện cái gì? Nguỵ biện ở cái qui tất cả về Một. Tại sao vậy? Vì các bác không lý giải được tiếp tại sao lại không phải là Một mà là Hai. Phật, không chỉ qui mọi thứ về Một, mà còn qui mọi vật về Một, là Một. Tại sao lại qui như vậy? Qui như vậy để không gặp rắc rối mỗi khi bị tra vấn đến tận cùng."
Đây là một biện luận của bác Hưng đưa ra nhằm thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của mình, cho nên nó thoả mãn điều kiện thứ nhất (mặc dù bác Hưng có thể nói là bác không có ý định thuyết phục ai cả, nhưng chínnh việc bác nêu bày ý kiến của mình và lập luận để bảo vệ nó đã hàm chứa ý muốn đó của bác rồi)!.
và đây là một lập luận cái này thì quá rõ ràng rồi! -- điều kiến thứ hai đã được đáp ứng!
Còn vấn đề thứ ba sự giả dối!! nó đã được xảy ra ở chỗ bác Hưng lấy một bộ phận để thay thế cho toàn thể! một dạng của đánh tráo khái niệm!
Việc quy tất cả về một thực ra chỉ là một vấn đề xuất hiện trong giáo pháp của Phật giáo Bắc tông, chứ nó không hề có trong giáo pháp của Phật giáo Nam Tông. Lấy giáo pháp của một bộ phận (tức Phật giáo Bắc tông), thay thế cho giáo pháp của toàn thể đây chính là một sự giả dối! nguỵ biện.
Vậy tóm lại lập luận đó của bác Hưng là một nguỵ biện!!
Bây giờ em xin bàn về Giáo pháp của Phật!
Trước hết: giáo pháp của Đức Phật không phải là kết quả của một sự suy luận, mà đó là những điều được đức Phật nói ra từ sự rõ biết của ngài! thấy sao thì nói vậy chứ không phải là những kiến thức được du nhập vào từ người khác, và cũng không phải là những kiến thức có được nhờ suy luận! Cho nên nó không phải là một sự biện luận.
ở đây em cũng xin nnói rõ thêm là: giáo pháp của đức Phật thì chỉ có một, nhưng nó được trình bày ở những mức độ cao thấp sâu cạn khác nhau tuỳ theo trình độ của từng người, trong từng hoàn cảnh khác nhau. Với những người có khả năng nhận thức thấp thì sẽ được nghe giáo pháp ở trình độ thấp, với những người có trình độ nhận thức cao hơn thì sẽ được nghe giáo pháp ở trình độ cao hơn phù hợp với khả năng nhận thức của mình. Điều này cũng giống như là khhi mới vào lớp 1 thì được học các phép tính cộng trừ nhân chia, cao hơn một chút thì được học các phép tính luỹ thừa khai căn,... cao hơn nữa thì học đến tích phân vi phân. Đó chính là tính khế cơ trong sự thuyết pháp của Đức Phật. Nói như vậy để thấy rằng: vào thời đức Phật không phải ai cũng có thể đưọc nghe hết tất cả những gì đã được Phật thuyết ra, và những giáo pháp thâm sâu thì chỉ những người có khả năng hiểu đúng được, mới được nghe Phật thuyết mà thôi. Phật thuyết pháp không phải để người ta chấp nhận ý kiến của mình, mà Phật thuyết pháp là để chỉ dãn cho người nghe biết cách tu tập mà thôi, và đó dĩ nnhiên phải là những người đã tin theo Phật, tin theo Giáo pháp của Phật, Phật không cần phải thuyết phục họ nghe theo ý kiến của mình nữa! Do vậy tính chấp của việc thuyết giảng giáo pháp của Đức Phật không phải là một cuộc tranh biện để thuyết phục người khác nghe theo ý kiến của mình.
Vơi nnhững người chưa tin tưởng vào đức Phật, chưa tin tưởng vào giáo pháp của Đức Phật mà tìm đến thì ngài sẵn sàng tiếp đón và đáp ứng tuy theo từng trường hợp. Nhưng trong mọi trường hợp ngài đều không tranh biện, và cũng không với mục đích thuyết phục họ chấp nhận ý kiến của mình. Hình thức thông thường là hỏi đáp! Khi người đến và đưa ra vấn đề, ngài thường dùng những câu hỏi dẫn dắt để người đó đi đến chỗ tự nhận ra vấn đề, chứ ngài không đưa sự giải thích của mình ra để thuyết phục người nghe.
Tranh biện cũng không, lập luận cũng không thì lấy đâu ra nguỵ biện chứ!!
Bây giờ em xin đi vào vấn đề mà bác dựa vào đó để nói nó là nguỵ biện!
Bác viết như sau:
"Nguỵ biện ở cái qui tất cả về Một. Tại sao vậy? Vì các bác không lý giải được tiếp tại sao lại không phải là Một mà là Hai. Phật, không chỉ qui mọi thứ về Một, mà còn qui mọi vật về Một, là Một. Tại sao lại qui như vậy? Qui như vậy để không gặp rắc rối mỗi khi bị tra vấn đến tận cùng. Nếu các bác có đọc sách Phật rồi- hay đọc kinh điển Upanisha rồi, thì chắc cũng biết các đối thoại của Phật với các đệ tử trường phái khác luôn là một cách lý giải lúc đầu có luận lý, nhưng rốt cục lại lôi tuột người ta vào đường không giải thích được để rồi buộc người ta tin vào lý lẽ của mình"
Ở trên em đã nói: vấn đề quy tất cả là một là vấn đề phát sinh ra trong kinh điển của Phật giáo Bắc Tông, chứ bản thân Phật chẳng quy như vậy bao giờ! Bác gán cho Phật nhhư vậy là một sự giả dối, điều này em đã nói ở trên.
Nhưng giả dụ Phật có quy như vậy thật thì bác cũng không thể vịn vào đó để kết luận là Phật nguỵ biện đưọc. Tại vì sao???
Theo như bác trình bày thì cái phán đoán "tất cả là một" không phải là một kết quả của một sự suy luận hay biện luận, là một phán đoán tiên phát, là một tiền đề, mà nguỵ biện chỉ phát sinh trong quá trình biện luận mà thôi, cho nên không thể nói rằng khi nói câu đó là rơi vào nguỵ biện được!!!
Tiếp theo: cứ giả sử Phật đưa ra câu đó là tiền đề, và ở đây người đói thoại có thể rơi vào một trong ba trường hợp sau:
1- Không đồng ý thì cuộc thảo luận sẽ đưọc chấm dứt tại đây, cho nên kông thể phát sinnh sự nguỵ biện!
2 - không thực sự đồng ý, nhưng ngoài miệng lại giả bộ đồng ý: với loại này không cần phải bàn tới!!
3- thực sự đồng ý với phán đoán đó và cuộc thảo luận tiếp tục, và trong cuộc thảo luận đó mà người đối thoại bị đức Phật dồn vào thế bí, thì điều đó chỉ ra chỗ hạn chế trong nhận thức của người đối thoại mà thôi, chứ ăn thua gì tới đức Phật.
QUOTE
Giải thích của Phật vì thế  rất giống thần chú: luôn lảng tránh qui kết mọi thứ về các loại như "tâm phân biệt", không hiểu "tính không", "u mê" hơn là nói đến tận cùng vấn đề.

Thật là tức cười!!!
Bác hãy cho một ví dụ dẫn cứng trong Kinh điển rằng sự giải thhích của Đức Phật luôn lảng tránh qui kết mọi thứ về các loại như "tâm phân biệt", không hiểu "tính không", "u mê như bác viết đi nhé!! không nên vu khống cho đức Phật như vậy!!!


QUOTE
Còn Thiền học- có lẽ là trường phát được coi là quí tộc, ưu việt nhất của Phật học- cũng là cả một trò bịp bợm vô nghĩa đến tột cùng- tức là không có nghĩa gì cả. Ví dụ bác nào đọc Thiền Luận hay Bích Nham Lục thì sẽ biết các công án Thiền của họ chả có bất cứ một cái logic gì, từ câu trước đến hành động sau chả có nguyên nhân liên hệ gì với nhau- chỉ thấy mỗi những chữ :Ngộ, Ngộ, Ngộ.

Trời đất ơi nếu bác dốt thì cũng không cần phải khoe cái dốt cả mình ra như vậy chứ!!!
Nếu không biết thì có thể tìm hiểu cứ ai lại phát ngôn bậy bạ như vậy hả bác!!! Bác không hiểu thì cứ thừa nhận là không hiểu lại đi chụp mũ cho người ta là bịp bợm như vậy em thấy thật tức cười!!! việc giải thích những hànhh vi khó hiểu đó đối với em chẳng khó gì cả!
Thhôi dài q úa rồi em sẽ tiếp tục reply sau!
Nói chung đọc mấy bài của bác em thấy kiến thức về Phật học nói riêng và triết học phương đông nói chhung của bác nó phiến diện, hời hợt và nông cạn lắm!!! nói thẳng ra là bác chẳng biết gì cả!!
NguoiVN
Bác nào mang tên A thì phải chết, kô kể bác có thay cái gì đi nữa. Trừ phi thay nhiều wá đến độ ls của bác chứng minh bác bị tâm thần hoặc trừ phi luật thay đổi.
NguoiVN
Đương nhiên dc X sài logic học của phương tây thì thấy Phật hoc của bác Qdzien là kô logic cho lắm.

Em hiểu về Phật như thế này, nói mà như kô nói. Đồng ý mà như kô đồng ý ...cái phật trong bác quyết định bởi bác bởi vậy khi bảo người khác tôi nói như vậy theo quan điểm của đạo phật là kô chính xác vì xét cho cùng người có thể nói ra câu đó là những người kô bao giờ phát biểu câu đó.

Bởi vậy bác Qdzien đồng ý nói với bác X thì bác Qdien đã đồng ý chấp nhận phản lại phật huấn theo một hướng có thể bác cũng kô thấy.

phật học nó kô nằm chính trong kinh kệ như là triết học, nó nằm ở cái số và cái duyên hình nên cái ngộ. Ngộ ở đây là ngộ kô ngô chạy long tong. Bác qdzien là một cái vỏ rỗng ruột, bác càng cho đồ vào nhiều thì càng rỗng, lạ là ở đó
NguoiVN
cứ ngồi phân tích phật học như vầy là đi ngược lại nó, dùng cách tiếp cận sai thì càng hiểu nhiều chỉ tổ làm cho mình chả hiểu gì.

voiconlontalonton
QUOTE
Ví dụ ngàgy hôm nay bác ra cửa hàng A, mua một cái xe đạp A, sau đó bác đem về dùng, và 20 năm sau tất cả các bộ phận của cái xe đạp A đó đã bị thay thế hết, kể cả bộ khung của nó.
Và câu hỏi của em là:
Cái gì quy định cái xe đạp của 20 năm sau là cái xe đạp bác mua ngày hôm nay?????

Bạn sư cụ ơi, mình nghĩ là chẳng có cái gì quy định 2 cái xe đó là một cả. Thế nghĩa là chẳng có cái gì quy định mình là mình sao bạn?

Thế cũng chẳng có gì quy định mình không phải là bạn sao? Hay mình với bạn cũng là một vậy?
nguyenducquyzen
QUOTE(voiconlontalonton @ Nov 3 2005, 04:41 AM)
QUOTE
Ví dụ ngàgy hôm nay bác ra cửa hàng A, mua một cái xe đạp A, sau đó bác đem về dùng, và 20 năm sau tất cả các bộ phận của cái xe đạp A đó đã bị thay thế hết, kể cả bộ khung của nó.
Và câu hỏi của em là:
Cái gì quy định cái xe đạp của 20 năm sau là cái xe đạp bác mua ngày hôm nay?????

Bạn sư cụ ơi, mình nghĩ là chẳng có cái gì quy định 2 cái xe đó là một cả. Thế nghĩa là chẳng có cái gì quy định mình là mình sao bạn?

Thế cũng chẳng có gì quy định mình không phải là bạn sao? Hay mình với bạn cũng là một vậy?
*


Với câu hỏi của bác em bổ sung thêm ví dụ đó như sau:
Ví dụ ngàgy hôm nay bác ra cửa hàng A, mua một cái xe đạp A, sau đó bác đem về dùng, và 20 năm sau tất cả các bộ phận của cái xe đạp A đó đã bị thay thế hết, kể cả bộ khung của nó.
Và đồng thời cũng ngày hôm nay, em ra cửa hàng C mua cái xe C, sau đó em đem về dùng, và 20 năm sau tất cả các bộ phận của cái xe đạp C đó đã bị thay thế hết, kể cả bộ khung của nó.
Và câu hỏi của bác đưa ra cũng tương tự như câu hỏi sau:
Chẳng có gì quy định cái xe A của 20 nnăm sau là cái xe A ngày hôm nay, và chẳng có gì quy dịnhh cái xe C 20 nnăm sau là cái xe C ngày hôm nay. Thế nghĩa là chẳng có gì quy định cái xe A là cái xe A, cái xe C là cái xe C.
Thế cũng chẳng có gì quy định cái xe A kông phải là cái xe C sao?? hay cái xe A và cái xe C cũng là 1 vậy??
Bác hãy trả lời các câu hỏi đó của em đi nhé!! và đó chínnh là câu trả lời cho câu hỏi của bác nói trên.













x
QUOTE(Tiểu Vũ @ Oct 26 2005, 06:09 PM)
QUOTE(x @ Oct 26 2005, 04:20 PM)
Sự qui về Một này - coi mọi vật là giả tướng- không phải là duy tâm cực đoan nguỵ biện thì là cái gì?, nếu như chúng ta công nhận là ngoài chúng ta- ngoài em và bác Tieuvu, các bác khác, còn có con chó, con mèo, hòn đá, cục đất .v.v. khác với chúng ta, không phải là chúng ta.

Tôi hiểu Phật giáo coi vạn vật là một vòng luân chuyển tâm thức. Về hiện tượng xuất hiện trước mắt ta có thể khác biệt do giác quan nhận biết như thế. Nhưng bản chất tâm thức ta vẫn là một phần của tổng thể.

QUOTE(x @ Oct 26 2005, 04:20 PM)
Nhưng cái mâu thuẫn nghiêm trọng nhất của đạo Phật là ở việc nó công nhận có sự Luân Hồi (và dạy người ta thoát khỏi kiếp Luân Hồi để lại trở thành một dạng linh hồn bất tử khác, một kiểu Brahman khác).

Thoát kiếp Luân hồi không có nghĩa là tâm thức mình đi ra khỏi Luân hồi. Trạng thái giác ngộ đơn giản chỉ là một sự thông suốt. Bất tử bởi vì mình đã thông suốt rồi. Một sự giác ngộ ta luôn là một với thế giới. Dù biến hoá sang trạng thái nào thì cũng vẫn là một.

QUOTE(x @ Oct 26 2005, 04:20 PM)
1. Giả sử có cái gọi là kiếp sau của AQ, vậy kiếp sau đó mang thân xác của AQ kiếp trước hay chỉ tinh thần của AQ kiếp trước hay mang cả thể xác lẫn tinh thần của kiếp trước?

Tâm thức sẽ luân chuyển sang kiếp sau. Những suy nghĩ tiềm thức có thể chuyển sang kiếp sau nhưng phần lớn là không. Thể xác không hoàn toàn của kiểm trước. Nhưng cả thể xác và tinh thần đều chịu ảnh hưởng của kiếp trước theo luật nhân quả.

QUOTE(x @ Oct 26 2005, 04:20 PM)
2. Để xác định được một AQ là một AQ cần kiểm tra những điểm nào? Nói đơn giản hơn: cái gì quyết định tôi là tôi?

Giả thiết tất cả trong một, tất cả là một. Vậy bác muốn kiểm tra cái gì?

P/S: Các bác có hiểu biết về Phật giáo nếu thấy những điều tôi viết ở đây có gì chưa đúng xin chỉ giáo giúp.
*




Bác Tieuvu, cái bài này của bác trả lời em cho em thấy bác không hiểu câu hỏi của em này. Và thậm chí nó còn cho em một ấn tượng là bác biết quá ít về triết học nói chung.
Tiểu Vũ
QUOTE(x @ Nov 3 2005, 05:00 PM)
Bác Tieuvu, cái bài này của bác trả lời em cho em thấy bác không hiểu câu hỏi của em này. Và thậm chí nó còn cho em một ấn tượng là bác biết quá ít về triết học nói chung.
*


Vầng, bác nói vậy thì em biết vậy laugh1.gif
x
Chào các bác khác,

Cái ví dụ của em đưa ra- với mục đích ban đầu của nó là đạo Phật không thể đưa ra được một chứng minh có lập luận chặt chẽ nào về cái Tôi của kiếp sau cũng là cái Tôi của kiếp trước để mà tồn tại cái gọi là Luân Hồi. Vậy thì nếu nó coi là có Luân hồi thì nó sai, còn nếu nó bảo không có Luân Hồi thì tại sao toàn bộ văn hoá của nó lại cho rằng có luân hồi (toàn bộ đạo Phật cũng dựa trên trò Luân hồi này- ví dụ: tu 9 kiếp thành Bồ Tát, tu ... kiếp thành Phật).

Bác Phó có đưa ra một số quan điểm về giả tướng, luân hồi .v.v. mà em cho là hay và sâu. Tuy đúng hay sai thì em không chắc là em biết rõ, vì 2 nguyên nhân: một là lâu rồi em không đọc sách Phật học, hai là rất có thể em hiểu nhầm hoặc hiểu nông những thứ về Phật em đã đọc. Nếu bác Phó đúng (hoặc bác Phó hay ai đó bác Phó đọc làm cho đạo Phật trở nên sâu sắc hơn) thì không cần xét tới ví dụ trên của em dưới góc nhìn của đạo Phật nữa- vì vô tác dụng, mà chỉ cần suy nghĩ về ví dụ đó dưới góc nhìn của khoa học tự nhiên hiện nay. Ví dụ về cuộc xét xử đó chỉ để cho dễ hiểu thôi- chứ vấn đề đó là một vấn đề chung của khoa học hiện nay- không phải chỉ là vấn đề của luật pháp tương lai. Em có thể trình bày vấn đề ấy một cách trừu tượng và hình thức hơn nhưng có lẽ không để làm gì trong cuộc tranh luận giữa chúng ta- những người không chuyên nghiệp.

Sư phụ Quí thân mến: nhà em về cơ bản chắc chắn là đã hiểu nông hiểu sai đạo Phật nhiều- thậm chí do mấy năm nay tập trung đọc triết Tây có thể bị cách nhìn của triết Tây làm hiểu lệch hiểu sai Phật. Tuy nhiên cách giải thích em nguỵ biện thế nào của nhà sư thì úm ba la quá- rất điển hình triết học phương Đông: luôn bắt người ta phải chấp nhận khá nhiều "sự thật lờ mờ, không một chứng minh" và sẵn sàng chửi luôn "ai không hiểu là ngu, ai khôn thì mới hiểu sâu"- vì vậy mà sau Phật, Lão, Khổng tất cả đều trở thành một bọn dốt nát- không ai dám vượt qua cái học của Phật, Lão, Khổng vì đã thấm vào máu lời dạy:" không hiểu được các Thánh là ngu, phản đối các Thánh là ngu" tới mức người ta trở nên thần phục các thánh tuyệt đối, không dám phát triển thêm bất cứ cái gì khác biệt thật sự với các thánh.
Cái mà em bảo các đạo này nguỵ biện, sư Qúi chịu khó học khoa học tự nhiên với triết Tây một tí, thì cũng sẽ biết. Còn bảo em ngồi trình bày logic với cả thế nào là nguỵ biện và có bao nhiêu dạng nguỵ biện để chứng minh cho sư thấy em đúng thì em không có thời gian và không có hứng thú ấy.

Ngoài ra- ví dụ cái xe đạp sau 20 năm của sư chỉ là một trường hợp đơn giản của cái ví dụ mà em đưa ra. Cái xe A nó không có tinh thần, cho nên nếu sau 20 năm nó đã dần dần thay đổi hết các bộ phận đi chăng nữa, người ta vẫn có thể gọi nó là cái xe A nếu nó vẫn là sở hữu của một tay B suốt thời gian 20 năm đó- vì A ở đây không phải là một cái Tôi độc lập- có thể tồn tại không cần ai và ý thức được sự tồn tại của riêng nó. Nó chỉ có nghĩa khi được sở hữu hoặc có nghĩa trong một quan hệ sở hữu: cái xe A là của anh B. Nó vẫn là nó theo nghĩa là sở hữu của anh B, chứ nếu nó bị lấy cắp, mang ra chợ bán, anh C mua anh C gọi nó là cái xe Con Cú thì nó sẽ mang một identity là cái xe Con Cú (của anh C). Identity của vật thể vô tri nói tóm lại là identity phụ thuộc.

Còn identity của vật thể hữu tri thì khác. Nếu là con người thì sau 20 năm, dù có thay đổi mọi bộ phận của cơ thể mà tinh thần vẫn còn, vẫn tự nhận biết mình là ai thì vẫn là chính người đó. Vấn đề chỉ trở nên phức tạp khi có sự thay đổi về tinh thần. Ví dụ của em là nói về vấn đề này. Khi A và C trao đổi nửa bộ não cho nhau và cả 2 đều thay đổi- tính cách, trí nhớ của cả 2 đều thay đổi, bị lẫn lộn giữa các hồi ước về cả A lẫn C hoặc thậm chí mất trí nhớ cũ hoặc thay đổi hoàn toàn tính tình. Chúng ta cũng có thể biết/giả sử luôn rằng một phẫu thuật ngược lại, lắp lại phần não của C trong A về C và phần não của A trong C về A cũng không làm cho A lại có toàn bộ tính cách, trí nhớ của A được nữa. Vậy xử thế nào? Giết AC hay CA hay xử thế nào, xử ai?

Phó Thường Nhân
@Bác Quý,
Cám ơn bác về mấy điều chú giải ở trên. Đúng nó là CĂN (phương tiện), THỨC (nhận thức hay phần khách quan suject), TRẦN (sự tồn tại "khách quan" object của hiện tượng). Điều thú vị là đạo phật coi có một nhận thức bằng mắt, mũi , lưỡi... nhưng không công nhận tất cả những cái đó có thể gộp vào một tên, vì như thế nó sẽ là "giả tướng". Chính vì không quan niệm có một objet tồn tại độc lập, nên "lô gíc" đạo Phật ngược hẳn với quan niệm khởi đầu của triết học phương Tây vốn lấy nguyên tử tức là objet khách quan, tồn tại độc lập, vĩnh viễn làm cơ sở.

Thực ra nếu trong Phật nói là "có tôi" thì đã là sai rồi. Cho nên nói không hiểu lầm cái tôi tức là một định nghĩa rộng hơn thôi.

@X
Cũng chẳng có ai resume đạo Phật như tôi nói đâu. Mà nếu có resume như vậy thì tôi cũng không biết. Đây thực ra chỉ là nhận thức cá nhân của tôi khi đọc về Phật giáo. Khởi đầu tôi cũng bị mắc kẹt như X vậy. Tức là do được giáo dục trong một hệ thống phương Tây (dù người ta học ở nước ngoài hay trong nước cũng vậy thôi), cho nên cái lô gic "phương Tây" đã trở thành cái đáy tư duy cua tất cả mọi người. Lúc đầu tôi cũng không hiểu tại sao trong Phật lại không có "cái tôi", không có linh hồn, hay một cái gì tương tự như vậy. Tại sao người ta lại nói "nhất như", "viên tròn" tức là bản thể chỉ là một. Tại sao tất cả, có những thứ ta có thể sờ nắn đuợc như đất đá lại là Pháp (tức là hiện tượng)...
Bắt đầu tôi đọc phật giáo bằng tiếng Pháp, qua Phật giáo Tây Tạng (vốn thịnh hành ở phương Tây), rồi Thiền, rồi Phật giáo nguyên thuỷ. Do gặp khó khăn về quan niệm từ ngữ, nên sao đó tôi chuyển qua đọc bằng tiếng Việt. Và từ đó có vấn đề là làm sao chuyển dịch những khái niệm tư duy triết học của phật giáo, xuất phát từ tiếng Phạn, được dịch ra chữ Nho ra từ ngữ hiện đại "phương Tây" hơn, ai cũng có thể hiểu.

Tôi cũng không có ý định "Ngộ" hay đi tu, mà chỉ muốn dùng triết lý đạo phật như một hệ tư tưởng trong đời thường. Vi dụ có hệ tư tưởng Mác-Lê, có hệ tư tưởng Liberal-dân chủ, thì cũng có một hệ tư tưởng phật giáo. Thế cho tôi hiểu Phật giáo đúng sai thế nào thì tôi không dám khẳng định.
Không kể, trong đạo Phật, với 5000 năm tồn tại có rất nhiều tông phái. Mỗi tông phái thực ra chỉ khoét sâu vào một khía cạch nào đó. Nó có cái chung của Phật giáo, nhưng cũng có cái riêng. Mà tôi lại không đi tu nên không biết được.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.