Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Trên giá sách
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
khoaitayran
Lanh: nhà tớ còn tuyển tập Exupery ( bản photo) đến 2-3 tập, thủa xưa photo từ bản của Grass, chứ nhất định ko mua bản gốc hí hí. Lúc nào qua mà lấy!
nicochiphai
QUOTE(nicochiphai @ Aug 17 2006, 05:42 PM)
(còn nữa mà mai viết tiếp, hết giờ làm rồi, đi café thôi hehehe)
*



Viết tiếp đây, nhưng ko chắc là cảm xúc còn nguyên vẹn và kể lại có còn chính xác như khi mới đọc xong không...

Trưởng thành :

Tonio đến gặp cô bạn gái thân vào một ngày mùa xuân, cuộc nói chuyện khiến cậu đi đến quyết định là sẽ khởi hành 1 chuyến đi dài. Trước tiên cậu trở về thành phố mà cậu được sinh ra và lớn lên, cậu đi thăm lại căn nhà của cha mẹ mà giờ đây đã trở thành thư viện sách, cậu đứng trước cổng biệt thự nhà Hans Halsem bạn mình, nhớ về những câu chuyện ngày xưa. Cậu lang thang vô định trong thành phố với nỗi buồn bay lãng đãng trước mặt dẫn đường trong mơ hồ xáo trộn...

Tonio tiếp tục vượt biển Baltic, đến nghỉ ngơi khá lâu tại một thành phố ven biển. Ngày nối ngày trôi qua với những cuộc đi dạo vào rừng, nằm cô độc trên bãi cát, suy gẫm, trăn trở, nhớ nhung... Cậu tưởng mình đã lún sâu vào vũng lầy của những ngày mưa bão kéo dài, tâm trí trì đọng, cạn sức sống, thì bỗng một hôm trời vụt nắng rực rỡ như thể làm một cuộc đại phục sinh tất cả. Có một nhóm khách gia đình tổ chức tiệc khiêu vũ tại khách sạn Tonio ở, và thật bất ngờ, tại đây, cậu đã gặp lại 2 hình bóng ám ảnh cậu thuở thiếu thời : Hans Halsem tay trong tay với Ingeborg Holm. Họ không nhận ra cậu. Buổi tối, cậu đứng nhìn họ khiêu vũ, vui đùa, và tỏa sáng giữa đám đông qua khe cửa, lòng dậy lên những cảm xúc khó tả. Nỗi thèm muốn được như Hans vẫn nguyên đọng trong cậu, tình cảm khốn khổ dành cho Ingeborg cũng chưa bao giờ thay đổi. Tonio như thấy lại mình trong một buổi dạ tiệc như thế này, ngày xưa, khi những bước nhảy vụng về của cậu đã khiến cậu bị mọi người chế giễu một cách vô tình, kể cả Ingeborg. Hôm đó cậu đã rút lui vào một nơi thật kín đáo, ngắm nhìn vẻ đẹp của Ingeborg một cách đau đớn. Giờ đây, bao nhiêu năm trôi qua, mọi sự vẫn không hề thay đổi.

Cậu trở về phòng, rơi vào trận giao tranh dữ dội của ý thức tồn tại : mong muốn thỏa hiệp với đời sống và nỗi kiêu hãnh của kẻ sáng tạo cô đơn. Cuối cùng, cái thuộc về thiên tính, cái thuộc về bản năng, đã chiến thắng. Sau biết bao nhiêu năm không ngừng tìm kiếm, cậu cũng đã nhận ra được giá trị, điểm đứng, và mục đích sống của mình : một con người sáng tạo (Cái đoạn cuối truyện này rất hay, được viết trong lá thư Tonio gởi cho cô bạn gái, nhưng quên ko mang theo sách nên ko post lên được).

Câu chuyện có cách miêu tả tâm lý khá phức tạp (khiến em liên tưởng nhiều đến Demian của Hermann Hesse), diễn biến nhanh, gọn, chủ yếu và xuyên suốt là dòng chảy nội tâm và những kinh nghiệm cảm xúc lạ lùng của nhân vật chính Tonio. Hành trình trưởng thành của cậu chính là hành trình đi tìm ý nghĩa tồn tại và con đường của chính mình - những nghi vấn thiên thu của con người. Qua Tonio, tác giả bộc lộ khá rõ quan niệm và cách nhìn của mình về cuộc sống, đặc biệt là tư duy sáng tạo.

Đại khái thế.
Thị Anh


"Hạt cơ bản" tiếp cận độc giả Việt

Năm 1998, cuốn sách của Michel Houellebecq xuất hiện đã khiến mọi người phải quan tâm đặc biệt. Khen có, chê có, nhưng sự thật là cho đến giờ vẫn chưa có cuốn tiểu thuyết nào ngang cỡ Hạt cơ bản được xuất bản.



Tác giả Michel Houellebecq và bìa cuốn sách được xuất bản bằng tiếng Việt vừa ra mắt độc giả ngày hôm nay (19/12/2006). Nhà sách Kiến Thức giới thiệu.



Cuốn tiểu thuyết dữ dội phê phán xã hội phương Tây hiện nay, cũng như những năm 60, 70 của thế kỷ trước; nhà văn còn cực đoan đến mức muốn xóa bỏ cái xã hội đầy rẫy cái xấu xa và tệ nạn ấy.



Hai nhân vật chính, Bruno Clément và Michel Djerzinski, đều sống với bà và đều học ở trường trung học ở Meaux. Houellebecq đã rút tỉa các sự kiện từ chính cuộc đời mình; theo một cách nào đó ông đã tự phân tích mình, cuộc tiểu phẫu đó là tiền đề cho cuộc đại phẫu áp dụng cho xã hội, mà ông đã tiến hành một cách xuất sắc trong Hạt cơ bản.



Con dao mổ của Houellebecq sắc nhọn, nó bới tung từng ngóc ngách của con người và xã hội, nỗi khốn khổ hiện đại bị lột trần. Nhưng lẽ dĩ nhiên, trước đó, nó đã gây đau đớn cho chính ông.



Ở Pháp, Hạt cơ bản rất ăn khách. Năm 1998, việc Houellebecq “trượt” giải Goncourt làm người ta nhớ lại năm 1932 kiệt tác “Hành trình đến tận cùng đêm tối” của Céline cũng để tuột giải này về tay nhà văn Guy Mazeline. Hạt cơ bản chỉ giành giải Novembre.



Hạt cơ bản mở đầu bằng việc nhà khoa học Michel Djerzinski xin nghỉ làm tại Trung tâm Khoa học Quốc gia sau 15 năm làm việc tại đây, lấy lý do là để dành thời gian suy nghĩ. Trên thực tế anh sẽ tiến hành những nghiên cứu mang ý nghĩa lớn cho toàn bộ loài người.



Tiếp đó câu chuyện quay về những năm tháng tuổi thơ của hai anh em Michel và Bruno, xen lẫn với cuộc sống sau này của họ. Ở Bruno khía cạnh nổi bật là ham mê tình dục đến mù quáng, còn Michel lại hoàn toàn ngược lại: anh là con người của lý trí, dịu dàng và luôn hướng tới một đạo đức theo lối của triết gia Kant.



Câu hỏi lớn của Michel là hạnh phúc có tồn tại thật không, và phải giải quyết mối tương quan giữa đàn ông và đàn bà như thế nào. Hai anh em (cùng mẹ khác cha) chỉ giống nhau ở điểm cả hai cùng cô độc, từ bé đến lớn không có chỗ dựa nào khác ngoài những bà nội bà ngoại già nua. Số phận họ bị kết án không thể hạnh phúc, dù đã có lúc bên cạnh Bruno có Christiane dịu dàng và tinh tế, Michel có Annabelle kiều diễm.



Sự bi thảm nằm ở từng câu chữ của tiểu thuyết, và trong từng sự kiện nhỏ nhặt nhất của cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Bruno và Michel sống bên lề của những biến chuyển xã hội phương Tây, họ không phải hippie, không phải rock star, mà chỉ là những con người cô đơn, luôn thấy cuộc sống nhàm chán, trống rỗng và đáng căm ghét.



Cùng với sự xuống dốc cuộc đời của họ là sự xuống dốc không phanh của phương Tây, rơi tõm vào cơn cuồng loạn của chủ nghĩa tiêu dùng, sự đi xuống của cái gọi là Đức tin, sự đe dọa của nhân bản vô tính, tính hủy diệt của các giá trị tự do, trong đó có vai trò không nhỏ của phong trào giải phóng tình dục những năm 60; tất cả những cái đó, theo Houellebecq sẽ hủy diệt loài người như một quả bom hạt nhân (Chính vì thế mà ông đặt tên tác phẩm của mình là Hạt cơ bản).



Theo nhiều nhà phê bình Pháp, kể từ Con quái vật (Roi des Aulnes) của Michel Tournier năm 1970 đến nay chưa có tiểu thuyết Pháp nào chứa đựng nhiều ý tưởng như tác phẩm của Houellebecq. Cả hai tác phẩm đều có tham vọng giải quyết các vấn đề to lớn của toàn nhân loại,Tournier bằng con đường tôn giáo còn Houellebecq bằng con đường khoa học.



Đọc Hạt cơ bản, cũng là một cách ngược dòng thời gian trở về những năm 60, 70 của thế kỷ XX ở phương Tây, khi mà tinh thần “tháng năm năm sáu tám”, tinh thần giải phóng tình dục như lý giải cho một sự bế tắc, trống rỗng, hỗn mang đến kinh hoàng, con người cá nhân đã phơi bày một cách tự do và thảm hại với tất cả các cấp độ, khi ấy chúng ta sẽ thật sự chia sẻ và dễ dàng tiếp xúc với những ý tưởng dồi dào gợi ra từ tác phẩm này, dẫu vẫn thấy có những khác biệt không nhỏ về cách tiếp thu, nhìn nhận giữa Đông - Tây.



Các-Mac từng có một cách ngôn nổi tiếng: Không có gì thuộc về con người lại xa lạ đối với tôi. Trên tinh thần này chúng ta có thể cắt nghĩa thêm vì sao Hạt cơ bản được bạn đọc ở nhiều quốc gia quan tâm, chào đón, và thực sự trở thành một hiện tượng trên văn đàn thế giới những năm gần đây. Phải chăng bi kịch cá nhân vẫn đang hiện hữu ở nhiều nơi trên trái đất này?




Dịch giả Cao Việt Dũng
Mr. Smith
Tớ vừa mua cuốn này chiều nay, hy vọng là đọc được.
cobebuongbinh
HAY ĐẤY NHỈ? KHÔNG BIẾT Ở CHỖ MÌNH CÓ CHƯA KHÔNG NỮA? MAI ĐI NHÀ SÁCH THÔI!
Moneytalks
Bướng bỉnh ơi, tớ có quyển này. Ấy ở có thích đọc không tớ cho mượn. Nhưng quyển này là truyện người lớn, rất nhiều đoạn hai người lớn ấy ấy nhau. Ấy có thích đọc không nhỉ?
grass
QUOTE(Agent Smith @ Dec 19 2006, 02:51 PM)
Tớ vừa mua cuốn này chiều nay, hy vọng là đọc được.
*



Bạn Agent Smith nếu gặp bạn Janus xin chữ ký nhớ bảo bạn Janus tặng em 1 quyển clap.gif
Mr. Smith
Thế thì em G bảo trước nó đi chứ hôm đó chưa chắc nó đã mang sách theo.
cobebuongbinh
QUOTE(Moneytalks @ Dec 20 2006, 12:15 AM)
Bướng bỉnh ơi, tớ có quyển này. Ấy ở có thích đọc không tớ cho mượn. Nhưng quyển này là truyện người lớn, rất nhiều đoạn hai người lớn ấy ấy nhau. Ấy có thích đọc không nhỉ?
*


cám ơn ấy! tớ cũng chưa tìm thấy. vậy là tớ không lo nữa rùi.
truyện người lớn ah? không vấn đề gì đâu. tớ sẽ mượn ấy.
mà giáng sinh của ấy vui không???
Moneytalks
Giáng Sinh của tớ vui lắm. Tớ nằm khoèo ở nhà. Đêm trước tớ mất ngủ nên đến 7h tối thì tớ không cưỡng được, ngủ luôn một mạch tỉnh dậy là hơn 12h đêm, hết cả đêm Giáng Sinh luôn. Vui lắm í.

Thế ấy đón Giáng Sinh có vui không? Bướng bỉnh ở đâu nhỉ? Tớ ở Hà Nội.

Quên tớ phải nhảy vào nói nhỏ với ấy thêm một câu là theo tin tức vỉa hè mà tớ có được thì vớ vẩn quyển này bị thu hồi, vì trong sách có nhiều đoạn người lớn ấy nhau quá đi mất. Nhưng nói chung tớ ghét mấy ông nhà văn người Pháp lắm. Toàn bọn hủ nho ấy mà.
Thị Anh
TOTEM SÓI- KHƯƠNG NHUNG

Tiểu thuyết Trung Quốc được bán bản quyền với giá kỷ lục

Lang đồ đằng (tên tiếng Anh là The Wolf Totem), tiểu thuyết ăn khách của nhà văn Trung Quốc Khương Nhung đã được tập đoàn xuất bản Penguin Group mua bản quyền để phát hành bằng tiếng Anh với giá 100 ngàn USD. Đây là giá bán bản quyền tiểu thuyết với nước ngoài cao nhất từ trước đến nay tại Trung Quốc.

“Ngoài số tiền kỷ lục này, Penguin Group còn đồng ý trả cho tác giả 10% tiền tác quyền cho mỗi quyển sách bán ra, cao gần gấp đôi so với mức giá tại Trung Quốc. Chúng tôi đã thương lượng với nhiều nhà xuất bản lớn của nước ngoài, nhưng Penguin đã đưa ra mức giá rất tốt và một kế hoạch cụ thể để phát hành bản tiếng Anh The Wolf Totem trên toàn cầu” - đại diện của nhà văn Khương Nhung cho biết.

Lang đồ đằng là câu chuyện pha trộn giữa lịch sử và huyền thoại về mối quan hệ giữa những người Nội Mông sống trên thảo nguyên và loài sói thông qua cái nhìn của một chàng sinh viên trong thời kỳ Cách mạng văn hoá. Phát hành năm 2004, tiểu thuyết này tiêu thụ hơn 1 triệu bản và liên tiếp nhiều tháng liền đứng đầu danh sách tiểu thuyết bán chạy nhất tại Trung Quốc.

Khương Nhung, tác giả của Lang đồ đằng năm nay 58 tuổi, hiện đang là giáo sư tại Đại học Bắc Kinh đã có hơn 30 năm nghiên cứu và viết sách. Ông cũng đã sống nhiều năm tại Nội Mông trong thời kỳ Cách mạng văn hoá.

The Wolf Totem dự kiến sẽ được phát hành vào năm 2007. Trước đó, đạo diễn nổi tiếng Peter Jackson cũng đã thông báo rằng ông sẽ hợp tác cùng các nhà làm phim Trung Quốc để đưa tiểu thuyết này lên màn ảnh.

Bản dịch tiếng Việt "Totem Sói " được Nhà xuất bản Công an nhân dân và Công ty Đông A xuất bản và phát hành vào đầu tháng 1/2007.
tao_lao
Ở nhà sách ở VN có bán bộ sách văn học sử VN nào đọc được ko, nhờ các bác giới thiệu giùm tui cái.
thanh minh
Tôi biết cuốn "Văn học Việt Nam" và cuốn "Quốc văn trích diễm" của Dương Quảng Hàm do nhà xuất bản Trẻ mới tái bản khá đầy đủ (cho tới thời kỳ 30s).

Ngoài ra xem lại cuốn "Hương sắc trong vườn văn" của Nguyễn Hiến Lê (NXB VHTT) điểm xuyết những nhận xét đối chiếu về các tác giả Việt Nam cũng có nhiều thú vị.

cheers.gif
grass
QUOTE(Moneytalks @ Dec 26 2006, 01:49 AM)

Quên tớ phải nhảy vào nói nhỏ với ấy thêm một câu là theo tin tức vỉa hè mà tớ có được thì vớ vẩn quyển này bị thu hồi, vì trong sách có nhiều đoạn người lớn ấy nhau quá đi mất. Nhưng nói chung tớ ghét mấy ông nhà văn người Pháp lắm. Toàn bọn hủ nho ấy mà.
*



Thế thì phải đầu cơ mua ngay 1 đống thôi, nó mà bị thu hồi bán giá gấp 10 sp_ike.gif
tao_lao
QUOTE(thanh minh @ Dec 26 2006, 10:23 PM)
Tôi biết cuốn "Văn học Việt Nam" và cuốn "Quốc văn trích diễm" của Dương Quảng Hàm do nhà xuất bản Trẻ mới tái bản khá đầy đủ (cho tới thời kỳ 30s).

Ngoài ra xem lại cuốn "Hương sắc trong vườn văn" của Nguyễn Hiến Lê (NXB VHTT) điểm xuyết những nhận xét đối chiếu về các tác giả Việt Nam cũng có nhiều thú vị.

cheers.gif
*



Cảm ơn bác đã có nhã ý giới thiệu, mấy cuốn này tui có biết qua. Hôm trước tui có đọc báo evan trong đó có loạt bài của Nguyễn Hòa chê bộ Văn chương VN thế kỉ 20 của ông Phan Cự Đệ chủ biên quá xá làm tui cũng tò mò. Thế trong làng đã có bác nào đã đọc bộ này chưa nhỉ? Ở VN còn có bộ nào khác hay hơn ko giới thiệu giùm?
Phó Thường Nhân
Bộ sách của Dương Quang Hàm vốn thời Pháp thuộc được các cụ dùng như giáo trình giảng văn Việt ngữ. Nó có giá trị thật nhưng cũng cổ rồi. Tất nhiên không phải cái gì cổ cũng mất giá, nhưng dù nó có giá đi nữa thì cũng chỉ là hình ảnh của văn chương một thời, giống như người ta cầm cái máy ảnh chụp lấy vào một thời điểm T mà thôi. Cùng dạng giá trị với nó, có thể kể cuốn « Thi ca Việt nam » nữa.
Thực ra cho đến lúc đó, tức là cách đây 80 năm, thì việc tuyển chọn tác giả tác phẩm không khó.Về văn chữ quốc ngữ, số lượng đầu sách, số lượng tác giả rất ít. Còn nếu là văn cổ, tức là văn học chữ Hán, nếu sưu tập được bài nào, tác phẩm nào đã là may mắn lắm rồi, lấy đâu ra số lượng đủ để mà chọn.

Ngược lại bất cứ một cuốn phê bình hiện đại nào cũng sẽ bị lúng túng bởi sự dồi dào về số lượng tác phẩm, và hiển nhiên nó đặt ra vấn đề chọn lựa thế nào cho thoả đáng. Sự việc còn phức tạp hơn nữa, nếu người ta để ý văn học còn bị tư tưởng dắt mũi nữa. Vì thế trong văn học hiện đại VN, số lượng tác phẩm tầm tầm, tác giả tầm tầm rất lớn.

Không kể, người Việt nam, đặc biệt là trong giới văn học nghệ thuật còn có cả những tính chất chung của dân tộc Việt nam, những tính chất làm cho việc chọn lựa, tuyển chọn càng khó khăn hơn. Tạm kể

1.Tính bè cánh , đấu đá

2.Tính tự kiêu , tự phụ, trong thiên hạ chỉ tựcoi mình là giỏi nhất

3.Tính cẩu thả, cảm tính trong nghiên cứu

4.Tính « phù Tây », tức là chạy theo những gì của bên ngoài, kiểu quần Jean tốt hơn quần lụa mắc dù mùa hè mặc nóng chẩy mỡ.

Vậy làm thế nào thoát khỏi cảnh ấy, tin vào ông nào, sách nào với tư cách bạn đọc. Tốt nhất là cứ dẹp các cuốn tuyển tập ấy qua một bên, tự đọc và tự đánh giá bằng khả năng của chính mình, và có gắng tránh 4 cái tính xấu ở trên.

tao_lao
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Dec 27 2006, 07:04 PM)


Vậy làm thế nào thoát khỏi cảnh ấy, tin vào ông nào, sách nào với tư cách bạn đọc. Tốt nhất là cứ dẹp các cuốn tuyển tập ấy qua một bên, tự đọc và tự đánh giá bằng khả năng của chính mình, và có gắng tránh 4 cái tính xấu ở trên.
*



Sức của 1 người có thể đọc nổi 1 rừng sách sao bác Phó? Một người mới tới 1 nơi lạ thì người ta cần cái bản đồ. Các cuốn văn học sử là cái bản đồ đối với người đọc văn chương. Cứ xúi người xa lạ đi đại mà ko suy nghĩ là ác mồm ác miệng boxing.gif
thanh minh
laugh1.gif Tôi không nhắc đến giai đoạn sau cũng là vì nó phức tạp. Mấy cuốn đã kể để biết chút ít về thể thức văn thơ xưa trước khi muốn đi sâu tìm hiểu thể loại gì. (Tôi cũng chỉ chú trọng xem phần nói về thể "từ" và hát nói thôi).

Kinh nghiệm mà cũng là quan niệm cá nhân của tôi là chọn sách theo người (và cả cái gọi là đọc nhiều tự biết ngửi văn). Tôi xem nghệ thuật phải biểu hiện nhân cách toàn diện, "nhất dĩ quán chi" nên lựa sách như vậy. Cũng nên kể về sự đồng thanh đồng khí của những người như vậy. Quả thật thì cũng chỉ nên tự nhận biết thôi. Mọi tổng kết đều phiến diện. Nếu bác coi là vô rừng thì ít nhất bác cũng phải có một mục đích, nếu vậy tự sẽ có lựa chọn. Bằng như muốn đi dạo coi chơi thì cứ tha thẩn khám phá chả hơn ư?

cheers.gif
tanlangtu
QUOTE
Ở nhà sách ở VN có bán bộ sách văn học sử VN nào đọc được ko, nhờ các bác giới thiệu giùm tui cái.

Cũng không hẳn là văn học sử nhưng em thấy có cuốn đọc được là "Cánh bướn và đóa hướng dương" của Vương Trí Nhàn. Qua 39 chân dung nhà văn, quyển sách đã góp phần tạo nên bóng dáng hình thù của dòng chảy văn học VN hơn 1 thế kỉ qua.(Tô Hoài)
Phó Thường Nhân
@Tào lao,

Xui dại là thế nào ? Ngoại trừ những người mà chuyên môn là xuất bản sách, khó có ai có thể đọc hết được sách thiên hạ. Người ta chỉ đọc những thứ mà người ta cảm được thôi. Cái cảm ấy nó đến từ cảm hứng cá nhân, trời cho (có người thích đọc sách, có người không). Nó có thể đến từ nhận thức, tuỳ theo kinh nghiệm sống, theo lứa tuổi. Ví dụ, trước đây tôi rất thích đọc tiểu thuyết lịch sử, kiểu « Chiến tranh và hoà bình », « Con đường đau khổ », « Pi ốt đại đế »...vì tôi thích lịch sử. Sau rồi đến giai đoạn thích « lịch sử qua tình », hay « xã hội qua tình », ..thì tự nhiên lại tìm đến Stendal , Ban dắc, ...Nhưng tôi chịu không thể đọc được Ana Karenina.

Đến bây giờ thích triết thì có thể nhai Kundera... như vậy bản thân trải nghiệm và quan tâm của từng người đã hướng người ta một cách khá tự nhiên đến những sách mà người ta ưa thích.

Cách chọn sách tốt nhất là lang thang, và tò mò. Lang thang có nghĩa là phải đi « shopping » sách nhiều, ở nhiều nơi, bất kể nó là nơi bán sách cũ hay mới. Thông thường các nhà sách, do sự chọn lựa in ấn của người xuất bản, người buôn sách sự đa dạng của đầu sách cũng khác nhau.

Còn tò mòlà tò mò về chủ điểm, về tư duy tác giải, về hoàn cảnh ra đời, về độ hiếm của cuốn sách (hiếm chưa chắc đồng nghĩa với hay...)

Bổ xung vào đó, có thể chọn xem một số các sách phê bình. Tôi đặc biệt thích những sách phê bình của nhà văn viết ra. Ví dụ Kundera có viết một quyển về quan niệm tiểu thuyết, Sartres cũng vậy, rồi Mario llossa (một nhà văn Peru), ..v..v.. Ở VN cũng có những người viết ví dụ Trần Đăng Khoa. Từ đó mà bổ xung thêm cho mình « lý thuyết » và « kỹ năng » đánh giá sách. Khám phá sách bằng con mắt người khác.

Các quyển sách tổng hợp cũ, như của Dương Quảng Hàm, hay cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh mà tôi nói ở trên đều thiếu cái phần kỹ năng, lý thuyết này. Thường họ chỉ dẫn giải đến của đời , tiểu sử tác giả.

Nguyên do có thể truyền thống phân tích ở Vn vốn ảnh hưởng việc chấm thi, bình thơ chữ Nho. Trong đó phần « Khuyên » (tức là khoanh tròn các câu chữ hay), hay « Sổ » (tức là gạch đi từ dùng không đúng chỗ không đúng niêm luật) nặng đề cập tới khẩu khí của văn mà không để ý đến kỹ thuật. Điều mà trong văn đàn phương Tây người ta quan tâm hơn. Tất nhiên không ai cấm mình dùng cả hay phương pháp Đông Tây cả.

Đấy đại khái là như thế. Còn không nên bám vào một quyển tuyển tập để đọc văn. Vì chưa chắc nó đã đúng. Nếu đúng chưa chắc tự mình đã thích. Ana Karenina là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, như cho đến giờ tôi vẫn không đọc được, là một ví dụ.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.