Langven.com Forum

Full Version: NINJA - đặc sản của Nhật Bản
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: [1], 2, [>], [>>]
hatxihoi
NINJA Sát thủ vô hình

Một buổi chiều gió tuyết năm 1692, hai kỵ sĩ xuất hiện bên bìa rừng phía ngoài thủ đô Edo. Đó là Hữu quân tuỳ tướng Yanagisawa và một vệ sĩ. Vừa dừng ngựa lại, vị Tùy tướng lấy ra một chiếc còi đưa lên miệng thổi hai tiếng. Lập tức, từ trong rừng một thủ lĩnh Ninja với với y phục phủ kín mặt bước ra. Vị Tuỳ tướng nói với người này:
_ Hẹn trong 3 ngày, ngươi phải giết cho bằng được tên Yutano.
Gã thủ lĩnh Ninja đáp:
_ Xin tuân lệnh. Nhưng, ngài sẽ trả bao nhiêu?
_ Ta sẽ đền công trọng hậu. Chỉ cần các ngươi giữ thật kín. Chuyện này sẽ k0 có ai ngoài ta và ngươi biết.
Gã thủ lĩnh Ninja khẽ nghiên người trả lời:
_ Dạ, thưa tướng công.
Tiếp liền đó, vị Tuỳ tướng giật bắn mình vì một tiếng hét kinh hoàng ngay sau lưng. Viên vệ sĩ của ông ngã gục xuống với những mũi phi tiêu cắm sâu vào cuống họng.
Gã thủ lĩnh Ninja thản nhiên nói:
_ Y là kẻ ngoài tôi và tướng công biết rõ sự việc này.
Đoạn, gã rắc 1 ít bột lên xác người vệ sĩ và thảy ngọn đèn cầy lên. Ngọn lửa bùng cháy trên tử thi trước cặp mắt chưa hết hãi hùng của vị Hữu Quân Tuỳ Tướng.


Đó là một cảnh mà chúng ta đã có dịp đọc về bản lĩnh và hành vi của những Ninja, những người được mệnh danh là "Sát thủ vô hình".
(còn tiếp)
Phó Thường Nhân
Quả thực Ninja là một đặc điểm của văn hoá Nhật Bản.Nó là cái mặt bên kia của Võ sĩ Đạo. Người trong tầng lớp Võ sĩ Đạo phải tuân thủ những nguyên tắc đạo đức, những quan niệm thẩm mỹ được tập hợp, sào sáo lại từ Nho giáo (Trung,Dũng), từ Thiền (Định Tâm), đến những quy định về danh dự, mà tục mổ bụng tự sát là một ví dụ. Nhưng trong cuộc sống , đâu phải lúc nào người ta cũng dùng được những biện pháp "Quang minh chính đại", do đó mà Ninja mới ra đời và có đất sống(nói theo kiểu hiện đại là có thị trường).Nếu Võ sĩ đạo là mặt sáng, thì Ninja là mặt tối, cả hai không tách được nhau. Cho nên lúc đạo võ sĩ suy tàn (thời Minh Trị Thiên Hoàng), thì ninja cũng tàn theo.
Không phải ai cũng có thể trở thành ninja, đó là một nghề "cha truyền con nối". Chỉ có một số làng ở phía Tây Bắc đảo Hôn xu (hòn đảo lớn nhất trong 4 đảo chính của Nhật) mới có quyền hành nghề này.(Nếu tôi không nhầm). Người ta luyện nghề từ bé, như kiểu tập xiếc ngày nay. Từ lúc còn thơ sinh, đứa bé đã được đặt vào nôi, treo lên, rồi người ta hất nôi vào tường để tập phản sạ tự vệ cho đứa trẻ. Một điều thú vị là Ninja được sử dụng mọi loại vũ khí : từ giây leo, thuốc nổ, độc dược, phi tiêu, các kiểu kiếm ngắn dài, trong khi người võ sĩ chỉ được quyền đeo một kiếm dài và một kiếm ngắn. :-X
ollisteel
Lâu lắm rồi có 1 quyển tiểu thuyết tên là Ninja của Nhật Bản, hồi xưa em thuê ở hàng truyện chưởng + truyện dịch. Em ko nhớ rõ lắm, chỉ nhớ các chương của nó có tên là Phong, Hoả ... Quyển này tuy là tiểu thuyết nhưng nói về xuất xứ, các kĩ thuật, các môn phái Ninja khá hay laugh.gif Cũ lắm rồi ko biết còn hàng nào có không laugh.gif
hatxihoi
LAI LỊCH CÁC SÁT THẦN

Hình ảnh trên diễn tả khá chính xác về một Ninja nhưng cũng dễ gây ra ngộ nhận về các đệ tử môn phái Ninjitsu. Trên thực tế, các Ninja quả đúng là các sát thần, sẵn sàng nhúng tay vào máu của mọi nạn nhân bất kể lý do, nhưng vai trò của họ k0 chỉ thu gọn vào những mưu đồ thanh toán cá nhân lặt vặt. Thực ra, trong lịch sử của Nhật Bản, họ có mặt hầu như trong mọi biến cố và vai trò của họ đã để lại những dấu vết rất lớn trong đời sống của quốc gia này.
Các tài liệu nghiên cứu về giới Ninja đã nêu giả thuyết môn phái Ninjitsu xuất phát từ Trung Hoa vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc, tức là cách đây khoảng 2.500 năm. Tuy nhiên, những tài liệu có thể tìm được cho biết cách đây hơn 800 năm, tức là 1192, môn phái Ninjitsu đã đạt tới một mức độ hoạt động khá quy mô ở Nhật. Những tài liệu này k0 tìm thấy nguồn gốc của môn phái ở Trung Hoa, nhưng cũng k0 xác định chắc chắn có phải là một môn phái riêng của người dân đảo quốc Nhật Bản hay k0.
Mặc dù hiểu thế nào về lai lịch thì môn phái Ninjitsu cũng đã có một quá trình hơn 800 năm và đã tham dự vào hầu hết những khúc quanh quan trọng trong lịch sử Nhật Bản. Hầu như họ đã luôn có mặt bên cạnh các Lãnh chúa, các vị Tướng quân và đóng góp k0 ít công lao cho các nhân vật này trong các nỗ lực tranh giành quyền lực. Chính do điều đó, dù giới Ninja dễ dàng đặt lưỡi gươm của mình dưới uy lực của tiền tài, họ vẫn được coi như các hiệp sĩ, và là các hiệp sĩ chọn lọc vì bản lĩng đầy tính thần kỳ. Đối với đám đông và ngay cả với giới quyền quý, Ninja cũng chính là những Samourai, những Samourai thượng thặng. Việc họ sẵn sàng đặt mình dưới uy lực của tiền bạc chỉ do họ có điều kiện tự do
hơn các Samourai nhờ truyền thống môn phái. Trong khi các Samourai với truyền thống cột mình vào quan niệm thờ chúa thì các Ninja có toàn quyền lựa chọn công việc. Họ k0 giao kết trọn đời với bất kỳ ai mà chỉ nhận lãnh từng nhiệm vụ theo sự cân nhắc của chính mình. Họ có thể ở
hàng ngũ này hôm nay và ở hàng ngũ kia vào ngày mai, nhưng đó k0 phải là lý do để chê bai họ. Tất cả đều nghĩ đó là quyền của họ chứ k0 phải do họ thiếu trung thành hoặc hay thay lòng đổi dạ. Họ lênh đênh như những đám mây trôi và dừng lại ở bất cứ chỗ nào cần họ, hay họ cần dừng. Có điều, khi đã nhận 1 nhiệm vụ, hầu như họ hầu như k0 bao giờ bỏ dở hay làm hỏng, chỉ trừ khi cái chết cản trở. Với tinh thần và truyền thống đó, họ đã đi suốt chiều dài lịch sử Nhật Bản, ít nhất là cho tới khi Đệ nhị thế chiến chấm dứt. Vào thời gian đó, những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã làm tan rã hàng ngũ Samourai, nhưng các Ninja vẫn tiếp tục vai trò của mình trong các cơ quan tình báo dưới lớp áo của các điệp viên. có lẽ đây là vai trò họ đã sắm nhiều thế kỷ nên khó có giới nào có thể thay thế họ.


SỨ M NG VÀ BẢN LĨNH

Những võ đường đầu tiên của môn phái Ninjitsu được kể là có từ cuối thế kỷ 12, nhưng chỉ vào khoảng thế kỷ 16 mới có sự nở rộ của các võ đường môn phái này. Thế kỷ 16 cũng là thế kỷ đánh dấu nhiều đóng góp lớn lao của giới Ninja vào lịch sử. Thời gian này, cuộc tương tranh giữa các lãnh chúa tới hồi tàn nên diễn ra hết sức quyết liệt. Các thủ lãnh quân sự cố giành lấy phần thắng đã mở rộng vòng tay thu hút giới Ninja. Mỗi thủ lãnh đều có 1 nhóm Ninja riêng làm tai mắt để dò xét đối phương hoặc thực hiện những vụ mưu sát quan trọng. Yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ này khiến giới Ninja mang đủ các hình thức cải trang, và khi cần xuất hiện thì giấu kín diện mạo dưới những lớp áo phủ kín mặt. Tất nhiên nhiệm vụ khó khăn đòi hỏi họ thường phải mò mẫm trong đêm tối, và để tránh bị phát giác, họ đã chọn màu đen cho y phục.
Những năm cuối cùng của thế kỷ 16, cuộc tranh giành quyền hành giữa các lãnh chúa chấm dứt thì lại biến thành cuộc tranh giành quyền hành giữa các cá nhân dưới triều đại của lãnh chúa duy nhất là Hideyoshi. Tính chất mới mẻ này trong tương tranh càng làm nổi bật hơn nữa vai trò của giới Ninja vì những người tương tranh k0 thể điều động binh lực để giải quyết số phận của kẻ thù mà phải nhờ cậy đến tài nghệ đặc biệt của các Ninja. Cuộc tương tranh kéo dài tới đầu thế kỷ 17 mới đưa được Tokugawa lên chiếc ghế trị vì toàn bộ đảo quốc Phù Tang. Thời gian kéo dài này đã tô điểm thêm nhiều nét đặc sắc hơn cho vai trò của các Ninja vì các Tướng quân đã có nhiều dịp để nhìn rõ sự tiếp tay đắc lực của họ. Tướng quân Ieyasu Tokugawa đã k0 ngần ngại thiết lập một đội quân bí mật gồm các Ninja. Đội quân này k0 mang quân phục và có phạm vi hoạt động rất rộng lớn. Một phần nhiệm vụ của họ là tạo ra quanh vị Tường quân một hàng rào bảo vệ và phần khác len lỏi sâu vào mọi vùng đất nước để nắm vững hoạt động của các phe nhóm chống đối. Nhờ vậy, Tướng quân Iesaku Tokugawa đã nhanh chóng dập tắt được các cuộc bạo loạn để tạo điều kiện kéo dài thời gian ngự trị của dòng họ Tokugawa tới cuối thế kỷ 19. Tới thời gian này, giới Ninja cũng ổn định hẳn về đẳng cấp môn phái dựa trên công phu rèn luyện và bản lãnh. Cho đến nay, k0 ai có thể nắm vững chắc chắn về chương trình huấn luyện của môn phái Ninjitsu, nhưng người ta biết có 3 đẳng cấp từ thấp đến cao là Genin, Chunin và Jonin. Đẳng cấp dựa trên công phu, đồng thời cũng quy định luôn cả quyền hạn và trách nhiệm. Gennin là những Ninja chuyên trách thi hành mệnh lệnh. Chunin là cấp chuyển giao mệnh lệnh, và cũng thực hiện mệnh lệnh, cùng với Genin. Chỉ huy tối cao thuộc về quyền của cấp Jonin, tức là cấp giữ vai trò thủ lãnh.
Dù ở cấp nào, một Ninja cũng phải đạt tới bản lĩnh phi thường bao gồm nhiều kỹ thuật. Nếu một Samourai chỉ cần rèn luyện thuật dùng gươm cho tới mức tinh vi thì một Ninja phải rèn luyện tới mức tinh vi hàng chục kỹ thuật khác nhau. Họ phải leo, trèo, chạy, nhảy tới mức độ người bình thường gọi họ là những người biết bay. Những bờ tường cao, những hào nước rộng, thậm chí cả mặt sông mênh mông cũng k0 là chướng ngại đối với họ. Ngoài tài dùng gươm, họ còn phải thông thạo những thế võ đặc biệt để chiến đấu tay không một cách hiệu quả. Mỗi ngón tay của Ninja đều là một thứ vũ khí giết người dễ dàng. Họ còn phải thông thạo cách dùng chất độc, cách đánh hỏa khí và cả cách thoát thân ngay khi đã bị trói chặt. Tiêu chuẩn bản lĩnh này đã đặt Ninja dưới một những chương trình huấn luyện gian khổ lâu dài và môn phái Ninjitsu đã trở thành môn phái có công phu kỹ thuật ngoài mọi tưởng tượng. Chẳng hạn, một Ninja sẽ tập cách nào cho các bắp thịt có thể biến đi khi bị đâm để k0 bị cắt đứt. Hoặc tập cho các khớp xương nhỏ lại để có thể dễ dàng thoát khỏi mọi dây trói. Họ cũng phải tập ngưng thở để biến mình thành bất động hầu tránh sự phát giác trong những tình cảnh ngặt nghèo.
(còn tiếp)
Mr. Smith
Hay lắm, em hatxihoi ạ. :P
annonymous
Hay lắm, em hatxihoi ạ. :P

Bây giờ muốn trở thành "kẻ nguy hiểm" thì phải đi theo gót bác VNHL mới được ;D.
FR
Mặc dù đất dụng võ của Ninjitsu(còn gọi là Ninjutsu) là Nhật Bản, nhưng thực ra môn võ này có nguồn gốc sâu xa từ Trung Quốc. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Ninjitsu xuất phát từ Tôn tử hay Tôn Võ Tử, người đời Xuân Thu, sinh ở phía đông nũi La Phù, thao lược tinh thông.

Ông đã soạn ra một bộ binh pháp gồm 13 thiên: Thuỷ kế, Tác chiến, Mưu công, Quân hình, Binh thế, Hư thiệt, Quân tranh, Cửu biến, Hành quân, Địa hình, Tựu địa, Hoả công, Dụng gián. Bộ sách trình bày những thuật dùng binh, đồng thời cũng là một áng văn chương bình dị, ý tứ dồi dào, nghĩa lý sâu sắc. Tôn tử từng làm thượng tướng quân cho Ngô Hạp Lư, giúp Ngô đánh Sở, sau khi yên việc chiến trường, ông đã trở về điền viên lấy chữ thanh nhàn làm thú.

Môn Ninjitsu sử dụng hầu hết thuật binh pháp của Tôn Tử, tập trung nhất là thiên "dụng gián", tức thiên bàn về công tác sử dụng gián điệp trong chiến tranh. Nhưng chiến thuật về gián điệp của Tôn tử đã du nhập vào Nhật bản dướit thời lãnh chúa Shotoku(593-622) qua việc lãnh chúa này lần đầu tiên sử dụng các thuộc hạ của mình mặc thường phục để do thám địch tình phục vụ cho cuộc chiến tranh, từ đó Ninjitsu đã hình thành và phát triển tại Nhật Bản.

Tuy nhiên, mãi đến 500 năm sau, Ninjitsu mới bắt đầu lớn mạnh. Những nhà sư ở núi Yamaloushi đã làm rạng danh Ninjitsu vào thế kỷ thứ 12 qua việc sử dụng những kỹ thuật của môn phái này chống lại sự đàn áp của nhà vua trong những trận chiến đấu cá nhân và đồng đội. Đặc biệt, vào cuối triều đại Heian, khoảng năm 1185, kinh đô Kyoto bị rối tung lên do sự xâm nhập của các nhà sư ở núi Yamalousi sử dụng Ninjitsu trừng trị bọn ác ôn, tham quan ô lại. Cũng vào thời điểm này, nhiều võ đường đã được thành lập để truyền dạy Ninjitsu rộng rãi trong nhân dân. Trong đó, nổi bật nhất là võ đường của Yoshitsune-một Ninja khét tiếng đương thời. Đến đời Kamakura, vào năm 1192, Ninjitsu bắt đầu phát triển mạnh và bành trướng rộng rãi suốt 400 năm tiếp theo. Vào thời gian này, có đến 25 võ đường được thiết lập để truyền dạy Ninjitsu, tập trung nhất ở hai tỉnh Iga và Koga. Một trong những thủ lãnh Ninja nổi tiếng của thế kỷ 16 là Sandayu Monochi từng chỉ huy một ngàn Ninja chống lại gần năm vạn quân của tướng Oda Nobunaga. Một thủ lãnh Ninja khác là Hanzo Hatori, sống vào thế kỷ 17, từng đắc lực giúp tướng quân Ieasu Tokugawa chiến thắng vẻ vảng bốn vạn quân phiến loạn ở Shimabara Kyushu vào năm 1637. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của các Ninja, dòng họ tướng quân Ieyasu Tokugawa đã trị vì đất nước của Thái dương thần nữ đến cuối thế kỷ 19. Sang thế kỷ 20, trong Đệ nhị thế chiến, cơ quan mật vụ Nhật bản đã phải cần đến sự hoạt động của các cao thủ Ninjutsu để góp phần chấm dứt cuộc phong toả của quân đội Mỹ do tướng Douglas chỉ huy đang chiếm đóng ở Nhật lúc bấy giờ. Sau thế chiến thứ hai, chính phủ Nhật đã đặt các Ninja ra ngoài vòng pháp luật.

Tuy vậy, Ninjitsu vẫn được ngưỡng mộ. Vào tháng 5-1980, để đối phó với bọn khủng bố đánh chiếm sứ quán Iran tại Anh, người ta đã phải nhờ tới một chuyên viên Ninjitsu tổ chức giúp một cuộc tấn công cấp kỳ để giải thoát các con tin. Kết quả là với kỹ thuật đặc thù của Ninjitsu, cuộc tấn công đã hoàn tất chớp nhoáng chỉ trong mấy phút. Với công trạng diệu kỳ này, môn Ninjitsu đã được chấp nhập phục hồi, hầu truyền dạy cho những người đương đại các kỹ thuật huyền bí của môn võ "thần kỳ" này phục vụ cho những mục đíchtốt đẹp của xã hội và nhân loại. Chương trình huấn luyện: Chương trình huấn luyện môn Ninjitsu hiện đại bao gồm 8 phần:

1. Đánh bằng tay không.
2. Nhào lộn.
3. Đánh bằng côn gỗ
4. Sử dụng vũ khí lạnh và ném liệng đối thủ.
5. Đánh bằng dây xích và kiếm.
6. Cách tẩu thoát và đột nhập vào những nơi đã đóng kín.
7. Nghệ thuật nguỵ trang.
8. Chiến lược tác chiến.

Toàn bộ chương trình huấn luyện của Ninjitsu hiện đại phát triển theo ba cấp độ:

Cấp độ thứ nhất: Người tập nắm vững được các phương pháp giao đấu sơ đẳng bằng tay không. Những nhóm cơ bắp và các dây chằng trong cơ thể được phát triển nhằm tạo cho nguời tập sự mềm deỏ, linh hoạt cao, nhào lộn giỏi. Sự tập luyện trong giai đoạn đầu rất gay go: người tập phải rơi xuống những sàn cứng, bò trườn một khoảng cách rất xa, cũng như phải tập vượt qua 300 km với nhiều chướng ngại vật trong một ngày. Người tập cũng học cách chuyển dịch không gây tiếng động và thoát khỏi cuộc phục kích của địch.

Cấp độ thứ hai: Học tập và phân biệt năm trạng thái tâm lý của đối phương: thói hám danh, tính nhút nhát, sự nóng nảy, thói lười biếng, nhu nhược, cũng như nắm bắt được năm dục vọng của kẻ thù: đói, động dục, tự mãn, tham lam, tự kiêu. Với những bản lĩnh tâm lý này, môn đồ Ninjitsu bắt đầu trở thành những Ninja: vừa thành thạo các kỹ thuật song hành với việc hiểu biết tâm lý, đó là yếu tố của sự chiến thắng.

Cấp độ thứ ba: Ninjitsu truyền dạy cho môn đồ tinh thần kiên tâm tối thượng, thông hiểu chín mức độ định thần bí mật của môn phái. Mỗi mức độ tương ứng với sự đan chéo những ngón tay một cách kỳ bí và một âm thanh đặc biệt cho phép họ kết hợp nghị lực tinh thần của con người với trí tuệ vạn năng của thiên nhiên.

Thực tế và huyền thoại: Nhiều người nói rằng chương trình huấn luyện của Ninjitsu hiện đại rất sơ lược so với chương trình huấn luyện truyền thống. Họ đã viện dẫn những khả năng gần như huyền thoại của các Ninja để khẳng định thêm phán đoán trên. Chẳng hạn như các Ninja có thể chết vài giờ và sống lại sau đó, có thể đi trên tường, trên mặt nước, có thể tàng hình ...!

Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu võ học thì Ninjitsu truyền thống và Ninjitsu hiện đại không cách xa nhau lắm. Chương trình huấn luyện Ninjitsu truyền thống cũng bao gồm việc rèn luyện cho các Ninja khả năng sử dụng thông thạo các môn võ, các loại vũ khí(bao gồm cả ám khí, hơi độc, hoả khí ...), các phương pháp di chuyển, đột nhập và đào thoát trong mọi điều kiện, cũng như cách nguỵ trang, ẩn thân, thậm chí giả chết ... nhằm mục đích tối thượng là hoàn thành tốt đẹp sứ mạng đã nhận lãnh. Tuy nhiên do quá bất ngờ trong sự chạm trán với các Ninja, người ta không lý giải được các hành tung đặc dị của những sát thủ vô hình này, nên đã gán vào đấy một bức màn sương mù huyền thoại. Thật ra, tất cả đều do quá trình khổ luyện môn Ninjitsu một cách thành thục mà thôi.

Chẳng hạn việc Ninja có thể sống dưới nước như loài cá mà dân gian vẫn thường truyền tụng, thực chất là các Ninja đã sử dụng các ống sậy rỗng hoặc bao kiếm làm ống thở, và như thế tha hồ ở dưới nước bao lâu cũng được. Thêm nữa, các Ninja có thể mang theo một túi da chứa đầy không khí để thở khi phải ở dưới nước một thời gian. Còn việc đi trên mặt nước chính là các Ninja đã sử dụng được loại giày da bơm đầy khí. Tuy nhiên, để sử dụng được loại giày này, họ phải khổ công tập luyện nhiều năm mới đạt được sự thăng bằng và sự kiểm soát thân thể để có thể đứng vững trên mặt nước. Các Ninja cũng thường mang theo những ống thuốc nổ, khi túng cùng thì quăng ngay vào mặt địch thủ. ống thuốc nổ tung, khói bay mù mịt, làm loà mắt địch thủ trong giây lát và như thế Ninja có thể biến mất(hay tàng hình) trong đám khói mù y như các lão phù thuỷ vậy. Các Ninja thường rất mạnh khoẻ và tập chạy nhảy, leo trèo rất kiên trì. Họ có thể nhảy rất xa và rất cao. Ngoài ra, có lúc Ninja đã dùng một đồ vật tương tự như chiếc dù để nhảy từ nơi cao xuống một cách an toàn. Điều này giải thích các huyền thoại về khả năng bay của họ. Ninja cũng sử dụng một số dụng cụ giúp họ vào nhà, vào thành một cách dễ dàng. Họ mang những đôi giày xốp nên có thể bám vào tường hay vách đá mà leo lên. Một dụng cụ khác nổi tiếng của Ninjitsu là một miếng da cuốn chung quanh lòng bàn tay và vòng qua cổ tay, có gắn sẵn bốn mũi nhọn lồi ra phía lòng bàn tay. Những mũi nhọn này có thể dùng để bám vào tường, vào xà nhà trên trần và chuyền tay đi qua một căn phòng mà chân không hề chạm đất. Miếng da này còn là một khí giới lợi hại khi đối mặt với kẻ thù. Một cú đâm thẳng bằng dao hay bằng gươm có thể dùng một tay để đỡ, tay kia đánh cả bốn mũi nhọn vào mặt kẻ thù. Còn khả năng của các Ninja có thể chết đi rồi vài giờ sau sống lại chính là nhờ ở những kỹ thuật hạn chế hơi thở giống như môn Yoga của ấn độ. Thật vậy, một Ninja có thể ở dưới nước trong một thời gian mà không cần ống sậy hay túi khí, cũng như có thể giả chết để lừa đối phương chính là nhờ khả năng hạn chế hơi thở của môn Ninjitsu. Khả năng han chế hơi thở này còn cho phép họ đứng im trong một lúc khá lâu, nhờ vậy mà có thể lẫn lộn vào các bụi cây hay các tảng đá và không động đậy để không bị kẻ địch khám phá.

Do tính đặc thù của môn phái là gắn bó chặt chẽ với sứ mệnh đặc biệt quan trọng cho nên Ninjitsu đòi hỏi những môn đồ khi nhập môn phải hội đủ ba điều kiện: ý thức trách nhiệm cao, trí phán đoán nhanh nhạy và một thân thể khoẻ mạnh để có thể chịu đựng được quá trình tập luyện cũng như quá trình hoạt động đầy gian lao nguy hiểm. Ngoài ra, Ninjitsu còn đòi hỏi các Ninja phải biết chết ngay tức khắc hoặc giết chết đồng môn của mình khi bị sa vào lưới của địch thủ và không có đường đào thoát.

Có thể xem những yêu cầu vừa nêu trên đã tạo cho Ninjitsu sắc thái độc đáo trong giới võ lâm, tạo ấn tượng sâu sắc cho mọi người khi nghiên cứu về môn phái này. Nhưng cũng phải chẳng chính yếu tố bảo mật này đã làm cho Ninjitsu hiện đại đã mất đi tính hấp dẫn như Ninjitsu truyền thống đã từng có?

(st)
hatxihoi
dạo này tớ bận quá nên chưa post tiếp được. mà tớ thấy Falling-rain làm hay lắm, chắc là nhờ bạn làm tiếp dùm. tks nhá sp_ike.gif
FR
Cậu ơi, tớ hết vốn rùi :(.
Đành phải chờ cậu thui. Thôi, tớ post về thiếu lâm vậy nha ;D
hatxihoi
Tớ k0 có điều kiện tìm hiểu được nhiều về Ninjitsu vì tài liệu khá khan hiếm. Bác nào có gì chỉ giáo thêm thì xin nhờ giúp đỡ. Hôm nay tớ giới thiệu về thuật dùng lửa và chất nổ, một môn công phu đã trở thành một nghệ thuật chiến đấu rất đắc dụng của Ninja.

HOẢ KHÍ NINJA

Từ buổi bình minh của nhân loại, lửa đã đóng vai trò chủ yếu trong sự sống của con người. Các thị tộc Ninja thuộc thời đại phong kiến Nhật Bản đặc biệt hiểu biết về các tác dụng của lửa trong nhu cầu quân sự cũng như dân sự, cho đến mức việc sử dụng lửa đã trở thành 1 trong 18 cấp độ huấn luyện đặc biệt về nghệ thuật chiến đấu của họ. Các thành viên môn phái Ninjitsu đã tìm ra cách sử dụng lửa tài tình vượt quá phạm vi hiểu biết thông thường của con người thời đó. Đây chính là 1 trong những lý do nổi bật khiến cho các chiến sĩ thầm lặng kỳ bí này được cả giới nông dân lẫn các lãnh chúa quân sự kiêng nể và khiếp sợ.Trong một thời đại mà sự thần bí và những khả năng iêu nhiên thường được quy về lý do được thần linh khai ngộ hay bị quỷ ám, giới Ninja chỉ việc kiến thức về các nguyên tố trong thiên nhiên theo những cách thức phù hợp với mục đích của họ, tạo nên ảo tưởng về quyền năng siêu nhiên huyền bí trong tâm trí những kẻ kém hiểu biết, để phục vụ cho lợi ích của chính họ.
Giới Ninja gọi tên nghệ thuật hỏa công tinh vi của họ là Kayakujutsu: Thuật dùng lửa và chất nổ. Nghệ thuật này dẫn đến việc lắp đặt, tình giờ và kích phát các hoả khí phá hoại cũng như các dụng cụ tạo khói. Họ sử dụng các dụng cụ này để đe doạ, đánh lạc huớng, phá hoại, lẩn tránh và đánh lừa kẻ thù.
Trước khi thuốc súng được người Trung Hoa du nhập vào Nhật Bản hồi cuối thế kỷ 13, giới Ninja đã khai thác hỏa khí từ những vật liệu dẫn hoả kém nhạy hơn. Các phát minh về hỏa khí này gồm 6 hạng mục chính: hỏa hiệu, đuốc, bom khói, bom sáng, bom nổ và bom cháy. Mỗi món hoả khí này đều có nhiều cách áp dụng khác nhau về mặt chiến thuật.
1.Các hỏa hiệu có thể là những dụng cụ xách tay có chứa ngọn lửa cháy liên tục, hoặc 1 dụng cụ phát hỏa ngắn hạn, và được dập tắt ngay sau khi "bản tin" đường dài đã được phát xong. Một vài loại hoả hiệu xách tay được chứa trong các hộp đựng bằng gỗ hay bằng kim loại, có những lỗ thông gió. những lỗ này có thẩ che chắn hay mở ra tuỳ ý để có thể đánh đi các thông điệp đã được mã hoá. Trong số những hỏa hiệu thông dụng nhất - có hình dạng như chiếc đèn lồng hay ống pháo sáng - gồm có:
- Noroshi zutsu: hỗn hợp tro và lưu huỳnh được vo thành những nắm tròn nhỏ và nhồi vào trong một cái ống. hỏa hiệu này được thắo lên để làm hiệu khi có nhu cầu.
- Dobi: 1 hộp đựng than hồng để mang đi đường. Loại này dùng để nhóm những đống lửa lớn làm hiệu hoặc để kích hỏa những thỏi chất nổ trong một cuộc tấn công phá hoại.
- Rosoku Tate: 1 cây nến đa dụng, dùng để đốt chất nổ hay nhồi súng hỏa mai, đánh tín hiệu đi bằng cách khoát hai tay liên tục trên ngọn lửa, hoặc dùng như đuốc soi đường.

(còn tiếp)
Pages: [1], 2, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.