Langven.com Forum

Full Version: Thuyết Hấp Dẫn Mới - (45 Trang)
Quán nước đầu làng Ven > Thư viện làng Ven > Thư viện bài viết
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, 6, 7, [>], [>>]
phatastic
QUOTE(NVT2002 @ Nov 16 2006, 09:21 AM)
@bác phatastic: sao lại lấy 600m/4s mà không phải là 600m/6s hả bác?

Trong vd của bác:

Giây thứ 1: Trái đất thấy tên lửa bắt đầu phóng khỏi tàu vũ trụ.

Giây thứ 5: (3 giây sau giây thứ 2)Trái đất thấy tên lửa cách tàu 600m

vậy, đối với Trái đất, khoảng thời gian = 5 - 1 = 4 s, chứ kô phải là 6s.

Lâu rồi không còn đụng đến mấy cái này nên không còn nhớ rõ thuyết tương đối. Nhưng nhớ là lý thuyết thời gian co giãn không phải vì những lập luận kiểu vd trên. Chắc nhớ lầm ?

QUOTE
Em chưa đọc thuyết tương đối của bác Trí, nhưng mà hôm nay tình cờ thấy có một ý kiến phản hồi

QUOTE
Giá trị duy nhất mà "học thuyết" của ông Bùi Minh Trí đưa ra có thể chỉ là một ý tưởng nhỏ (nhưng không mới), đó là cho rằng toàn bộ vũ trụ được lấp đầy bởi một loại hạt (Graviton) và lực hấp dẫn là lực hút giữa hạt này với hạt "khối lượng". Tuy nhiên, ông cũng không thể giải thích tại sao hai loại hạt này lại "hấp dẫn" nhau và cơ chế vì sao hai vật thể có khối lượng thông qua các hạt Graviton lại hút nhau.


Hồi trước em đưa ra ý kiến là có hạt Graviton, thậm trí còn trích dẫn cả mấy bài báo của các nhà khoa học đo đạc về hạt này, xác định là nó truyền với vận tốc hữu hạn. Nhưng bác Quyzen thì lại tỏ ý không tin, bây giờ mới thấy là bác Trí cũng đồng ý với em.
*



Khái niệm về graviton đâu có mới, lần đầu tiên tớ nghe nói về nó thì đã trên 10 năm rồi. Mà nó chắc còn xuất hiện trước đó lâu hơn nữa. Ông Trí đem cái đó ra mà bảo là Newton sai thì tức cười quá.

Có 1 vấn đề trong lý thuyết của ông Trí về hạt Graviton nghe có vẻ mâu thuẫn (hoặc tui chưa hiểu đúng). Rằng
1. Các hạt graviton trải đều trong không gian.
2. Các hạt graviton này bị hấp dẫn bởi hạt vật chất, và di chuyển về hướng hạt vật chất, tạo ra áp lực khiến cho các hạt vật chất nằm trong vùng đó cũng có khuynh hương di chuyển theo.

Vậy thì, nếu xét 1 vật ở một mình, cách xa toàn bộ những vật khác. Các hạt graviton xung quanh của vật đó sẽ liên tục bị hút vào nó? Thế thì không gian xung quanh nó có còn graviton nữa? Thế thì có còn trường hấp dẫn (trường quyển hấp dẫn) nữa?

NVT2002
QUOTE
Trong vd của bác:

Giây thứ 1: Trái đất thấy tên lửa bắt đầu phóng khỏi tàu vũ trụ.

Giây thứ 5: (3 giây sau giây thứ 2)Trái đất thấy tên lửa cách tàu 600m

vậy, đối với Trái đất, khoảng thời gian = 5 - 1 = 4 s, chứ kô phải là 6s.

Lâu rồi không còn đụng đến mấy cái này nên không còn nhớ rõ thuyết tương đối. Nhưng nhớ là lý thuyết thời gian co giãn không phải vì những lập luận kiểu vd trên. Chắc nhớ lầm ?


Đúng là em có nhầm lẫn . Ví dụ này là em tự nghĩ ra để minh họa cho vấn đề thời gian co dãn thôi, chứ trong các sách hầu hết đều dùng công thức toán khó hiểu
Skywalker
Có trên 100 chỗ nghi vấn và sai lầm trong 45 trang giấy của bác Trí (theo diễn đàn vật Lý Việt Nam). Cá nhân tôi chỉ lướt qua phần 5.2. CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ CƠ BẢN đã thấy sự xung đột của khái niệm "trường quyển" với quan sát thực nghiệm rằng vũ trụ giãn nở. Vắn tắt là để phù hợp với hiện tượng vũ trụ giãn nở, trường quyển phải nở rộng ra và hạt graviton phải chuyển động ly tâm chứ không phải hướng tâm. Đúng là mất điện! laugh.gif

P/s: bác Quý thích nhé, ête của bác có anh em là không gian tuyệt đối của bác Trí laugh.gif Chỉ khổ cho đứa nào ráng sức chứng minh cái không gian nằm ngoài vật lý ấy ! sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif
phatastic
QUOTE(Skywalker @ Nov 16 2006, 05:18 PM)
Vắn tắt là để phù hợp với hiện tượng vũ trụ giãn nở, trường quyển phải nở rộng ra và hạt graviton phải chuyển động ly tâm chứ không phải hướng tâm. Đúng là mất điện! laugh.gif


Cũng không hẳn. devil2.gif
Hạt graviton có thể chuyển động hướng tâm đối với hạt vật chất/ sao/ hành tinh, nhưng đồng thời sẽ chuyển động cùng vận tốc với vận tốc tương đối của hạt vật chất (tức ly tâm so với tâm vũ trụ). Tùy bác chọn hệ quy chiếu nào chứ.
Skywalker
Hờ hờ laugh.gif, tôi không coi việc tranh luận về "công trình" của bác Trí là nghiêm túc, nhưng Phastatic hỏi thì đành thưa rằng: nếu thừa nhận các tâm hấp dẫn đang bay ra xa nhau thì trường quyển đâu phải là graviton nưa mà phải là degraviton mới đúng sp_ike.gif (không biết bác Trí có cho cái trường quyển vật thể ấy lấp đầy không gian tuyệt đối không nhỉ? sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif)
phatastic
QUOTE(Skywalker @ Nov 16 2006, 08:04 PM)
Hờ hờ laugh.gif, tôi không coi việc tranh luận về "công trình" của bác Trí là nghiêm túc, nhưng Phastatic hỏi thì đành thưa rằng: nếu thừa nhận các tâm hấp dẫn đang bay ra xa nhau thì trường quyển đâu phải là graviton nưa mà phải là degraviton mới đúng sp_ike.gif (không biết bác Trí có cho cái trường quyển vật thể ấy lấp đầy không gian tuyệt đối không nhỉ? sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif)


Hehe, dĩ nhiên tớ cũng không coi cái này nghiêm túc (theo nghĩa đáng bỏ nhiều thời gian vào), nhưng vậy đâu có nghĩa là cứ nói thoải mái hoặc không đồng ý thì vẫn không phản đối. laugh.gif

Cái câu nếu thì ở trên, tớ vẫn chưa hiểu tại sao, logic nào. laugh.gif
Xốt
Sự tồn tại của hạt Graviton vẫn chỉ là phỏng đoán (hoàn toàn mờ mịt với lý thuyết vật lý chính thống). Lý thuyết Dây cũng dựa vào việc cho thấy cơ hội chứng minh được sự tồn tại của loại hạt hấp dẫn này mà trở thành một điểm nóng.
Em đã nói các bác nên đọc cuốn Giai điệu dây của Greene thì tất nhiên là không thừa. Mất công đọc cuốn đó vài ngày để đỡ phải tham gia đọc những chủ đề ngẫn như thế này.
Skywalker
@Phastatic: cái nếu đó là logic từ "trường quyển" (không phải từ vật lý chính thống), bác Trí không thử giải thích redshift hay Doppler effect mà là tôi thử laugh.gif bằng cách giữ nguyên lập luận về vũ trụ giãn nở và đặt nó vào trường quyển của bác Trí.

@Xốt: bản thân graviton đã là ngẫn rồi, nói gì lắm thế! sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif
NguoiVN
hihi, Jd tran ra chiêu gì là nguoivn bắt bài hết, phải thỉnh sư phu. ra đây có chiêu gì độc chưa từng sử dụng đem ra đục nguoivn một nhát xem nó có tâm phục khẩu phục kô thì mới nói tới chuyện bái sư học đạo được devil2.gif
NVT2002
Em nghĩ là chúng ta nên tham khảo lại bản gốc xem Anhxtanh đã nói gì để có thể thảo luận chính xác hơn. Cuốn "Thuyết tương đối hẹp và tổng quát" do chính ông viết năm 1916 có thể download miễn phí tại đây (cả bản PDF lẫn HTML): http://www.marxists.org/reference/archive/...ative/index.htm

Cuốn sách được Anhxtanh diễn giải từ công trình của ông cho đối tượng phổ thông nên không quá khó đọc. Các nhà triết học sau này cũng lấy tư liệu gốc từ đây để mà cãi nhau, chứ đọc thẳng vào các tính toán gốc thì chắc ít người hiểu nổi
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, 6, 7, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Thư viện làng Ven > Thư viện bài viết
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.