Langven.com Forum

Full Version: Đại Dịch Covid-19
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, 6, 7, [>], [>>]
langtubachkhoa
Khi that, Hang Air Liquide dung thu 3 the gioi ve may tho, con cao hon cac hang cua Duc, nhung Phap chi co duy nhat bon nay lam may tho. Con Duc co toi 3 hang, hic

The nay thi cong suat san luong cua Phap lam ra sao bang Duc duoc?
Bon Duc no vua dat hang 10K cai cho cac hang cua no.
Nga co 150 trieu dan cung chi co 1 hang lam may tho la Triton Electronics Systems, Ltd nam trong top 15.
Duc 80 trieu dan co 3 hang
Hien Peugeot cua Phap dang dinh chuyen 1 day chuyen san xuat o to sang lam may tho, k hieu kiem duoc khuon lam may tho tu dau?

Các nhà khoa học Pháp vừa báo cáo về kết quả thành công của nghiên cứu lâm sàng sau khi kết hợp hai loại thuốc hiện có - hydroxychloroquine và azithromycin để chữa bệnh do nhiễm SARS-CoV-2.
Nhìn chung, các nghiên cứu về thuốc chống coronavirus được xây dựng xung quanh hai nhóm thuốc: remdesivir và thuốc chống sốt rét, cụ thể là chloroquine và hydroxychloroquine.

Trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, cả ba loại thuốc đều cho thấy hoạt động chống lại SARS-CoV-2 và chloroquine hiện được sử dụng làm thuốc chống virus được khuyến nghị để điều trị COVID-19 tại Trung Quốc. Tuy nhiên, để đưa bất kỳ loại thuốc nào vào thực tế, cần có thử nghiệm lâm sàng.

Các nhà khoa học Pháp đã tiến hành các nghiên cứu lâm sàng đầu tiên về hiệu quả của việc sử dụng hydroxychloroquine riêng biệt và dưới dạng kết hợp với kháng sinh azithromycin để điều trị COVID-19 tại cơ sở của Bệnh viện truyền nhiễm Méditerranée Infection của Bệnh viện Đại học Marseille.

Tham gia nghiên cứu là 36 bệnh nhân trưởng thành, với cả các triệu chứng COVID-19 lẫn những người không có triệu chứng, họ đều được xác nhận nhiễm SARS-CoV-2 theo mẫu quét dịch mũi họng. Những người không đồng ý dùng thuốc mới được đưa vào nhóm kiểm soát gồm 16 người, họ vẫn được trị liệu theo phác đồ như trước đây, tức là điều trị theo triệu chứng và kháng sinh để ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn.

14 bệnh nhân còn lại uống 200 miligam hydroxychloroquine sulfate ba lần/ngày trong 10 ngày. Sáu trong số họ, ngoài hydroxychloroquine, còn được uống 500 miligam azithromycin mỗi ngày trong hai ngày đầu tiên để ngăn ngừa bội nhiễm, sau đó 250 miligam trong bốn ngày. Tất cả sáu bệnh nhân đều tiếp thu tốt kết hợp của hydroxychloroquine và azithromycin. Hàng ngày họ được đo điện tâm đồ để đảm bảo không xuất hiện tác dụng phụ đối với tim.

Ngay trong ngày thứ năm, ở cả sáu bệnh nhân, các xét nghiệm về coronavirus đều cho kết quả âm tính, kết quả này được xác nhận vào những ngày tiếp theo. Như vậy, tất cả các bệnh nhân mắc COVID-19 trong nhóm thử nghiệm đã được chữa khỏi hoàn toàn trong năm ngày.
Các nhà khoa học lưu ý rằng, mặc dù thực tế là nhóm thử nghiệm rất nhỏ và để xác nhận kết quả, cần phải tiến hành các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn hơn, tuy nhiên kết quả thu được là rất đáng khích lệ.

Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí International Magazine of Antimicrobial Agents
Phó Thường Nhân
Hôm nay đọc trên báo mạng VN, thấy có mấy bài báo phê phán thái độ của sinh viên VN từ nước ngoài về than phiền về điều kiện cách ly. Và tất nhiên, phản ứng của độc giả phía dưới, nhiều phần đồng tình với ý bài báo, đó là những người đó là cậu ấm cô chiêu, chỉ biết nghĩ tới mình, ích kỷ ..v..v..
Về tổng thể ý kiến thì tôi đồng ý, Việt nam là nước nghèo, làm được như vậy là quá tốt, so với nhiều nước ở châu Âu khác, điều kiện khoa học kỹ thuật cao hơn, kinh tế khá hơn, nhưng chủ quan, quản lý không hiệu quả cũng không làm được.
Mặc dù vậy, cảm giác của các sinh viên này với các nhà vệ sinh, điều kiện của nó, ..thì tôi lại chia sẻ được. Và có câu hỏi tôi đặt ra là : Ngoại trừ việc kêu ca kiểu « bà chúa đứt tay bằng ăn mày sổ ruột », ta cũng nen để ý là nhà vệ sinh công cộng đúng là bẩn thật, và có thể lấy lý do điều kiện kinh tế VN chưa cao để biện hộ được không ?
Cách đây 6,7 năm tôi đã vào bệnh viện trung ương ở Hà nội, và có cảm nhận như tôi đã nói ở trên. Root có nói là hiện nay, tình trạng bệnh viện đã khá hơn, do có cạnh tranh với tư nhân, do có đầu tư, do có sự cản thiệp tích cực của bộ trưởng bộ ý tế đã về hưu Nguyễn Kim Tiến. Bà này đã từng nói « Nhà vệ sinh bệnh viện nào bẩn, thì bác sĩ ở đó ở bẩn ». Câu nói này có vể rất đanh đá hàng tôm hàng cá, nhưng với tôi, cảm nhận bệnh viện là « địa ngục trần gian », một phần không nhỏ xuất phát từ cái nhà vệ sinh công cộng.

Nói cái gì hay nhất, có lẽ là nói theo trải nghiệm. Từ nhỏ đến này, tôi cũng như nhiều người khác ở VN, chắc chắn đã từng trải nghiệm nhiều nhà vệ sinh khác nhau. Trải nghiệm nhà vệ sinh của chính tôi, có lẽ cũng gian truân như số phận cô Kiều. Lúc bé (có lẽ khoảng tới 3 tuổi) thì được ngồi bô. Có lẽ đây là cái nhà vệ sinh tuyệt vời nhất với một đứa trẻ con, vì có thể ngồi chễm chệ giữa sân hóng hớt người lớn, tất nhiên vì hồi đó còn chưa biết ngượng, vô chấp, để chim bay tự do mà thấy vẫn thoải mái. Sau đó thì được tiếp cận với nhà vệ sinh 2.0, của ông bà. Nhà trong phố cổ, nhà vệ sinh đổ tro, ngồi xổm. Ông lại rất là nghiêm ngặt, trong nhà vệ sinh không những có chum nước để gội nước đi tiểu, mà còn có bình tro, sau khi làm việc ấy xong thì phải đổ tro lên. Gần đây, ở châu Âu có phong trào bảo vệ môi trường, thấy người ta cũng làm loại nhà vệ sinh kiểu này, nhưng thay bằng đổ tro, thì đổ bằng mùn cưa, gọi là « nhà xí khô » vì không giật nước. Ông còn cẩn thận làm bảng nội quy, chỉ rõ « quy trình kỹ thuật » ra làm sao.

Tiếp đó là nhà vệ sinh 3.0, ở nhà tập thể với bố mẹ. Đây có lẽ là nhà vệ sinh kinh khủng nhất mà tôi sử dụng trong cuộc đời. Có lẽ nó không khác gì nhà vệ sinh mà tác giả cuốn sách « đèn cù, đền keo » gì đó mô tả, mà cách đây vài năm được lề trái tung hô như tác phẩm vĩ đại. Đây là cái nhà vệ sinh rất bẩn thỉu, mặc dù nguyên tắc của nó giống như nhà vệ sinh của ông tôi. Nhưng do thiếu trách nhiệm, « cha chung không ai khóc », nên nó rất bẩn thỉu hôi thối nồng nặc. Từ nhà vệ sinh của ông bà, về tới nhà vệ sinh này, cảm giác cực kỳ gian truân, chẳng khác gì nàng Kiều bị bán mình. (Đoạn trước thì giống như với Kim trọng).

May mắn thay có thời gian đi sơ tán, được sử dụng nhà vệ sinh « cầu tõm » (4.0). Cái nhà vệ sinh này so với kiểu tập thể hay hơn nhiều, vì nó chĩa ngay xuống ao, Tõm xuống thì cá ăn ngay (mô hình vườn-ao-chuồng), tất nhiên với ai sợ độ cao, chông chênh thì hơi khó, cảm giác như ngồi trên bờ vực, nhưng rất ..mát, ở chỗ hay phải mặc quần.(cái này thì như Kiều gặp Từ Hải)
Rồi cái nhà vệ sinh 3.0 cũng đi vào dzĩ dzãng (dĩ vãng) với tôi, vì ở nhà khu tập thể lắp ghép kiểu mới, đã có hố xí dội nước, ngồi xổm (5.0). Những loại nhà vệ sinh này, ngay ở trong một số nhà hàng ở Paris vẫn còn, mặc dù nhà vệ sinh thông dụng bây giờ là loại « ngai vàng » không cần ngồi xổm(version 6.0).(cái này thì giống như Kiều được sư Giác Duyên cứu mạng)
Về VN bây giờ, loại hố sí « ngai vàng » này là phổ biến. Nhiều nơi ở nông thôn nó đã thay cả loại 4.0 cầu tõm. Và nhà vệ sinh đã có « bể phốt » . Ngay ở châu Âu, loại hình này vẫn tồn tại ở nông thôn, làng quê, và nhiều đô thị nhỏ. Như vậy về kỹ thuật, VN đã đạt tương đương với mặt bằng thế giới.

Vậy tại sao cái nhà vệ sinh công công vẫn bẩn thế ? Chẳng nhẽ nhà vệ sinh bẩn là đặc trưng của dịch vụ công cộng. Chính vì thế, mà tôi lại đồng cảm được với các « cậu ấm cô chiêu » kia về cảm giác, dù « vênh » về cảm nhận kêu ca..

Câu chuyện nhà vệ sinh bẩn này, không chỉ là vấn đề ở VN. Cách đây khoảng 1 năm, khi xem chương trình truyền hình Nhật, khi nói về TQ, họ có nói Tổng Bí thư Đảng cộng sản TQ, ông Tập Cận Bình, có phát động một phong trào cải tạo các nhà vệ sinh công cộng, tập thể ở TQ. Vì tình hình của họ cũng giống như VN.
Với tôi, VN hoàn toàn có đủ điều kiện để có một hệ thống nhà vệ sinh tập thể công cộng sạch sẽ hơn, văn minh hơn. Và nó đã tồn tại trong nhà riêng, hệ thống khác sạn, nhà hàng văn minh. Không có lẽ gì nó không lan toả ra toàn quốc. Chỉ có điều người ta có nhận thức được không mà thôi.
Vì thế nếu tôi đồng tình với việc lên án « cậu ấm cô chiêu » sợ gian khổ, thì tôi cũng chia sẻ cảm nhận của họ để nói rằng, đây là điều có thể sửa được (tất nhiên là không phải làm ngay bây giờ trong giai đoạn dịch « cô vi »), nhưng nên làm, vì gian khổ có ý nghĩa thì nên chịu đựng, tuyên dương, ..nhưng nếu nó là một dạng cẩu thả, một nét xấu thì không nên.


langtubachkhoa
Nhân vụ nói về máy thở, mắc cười là Mỹ có k biết bao nhiêu hãng thiết bị y tế hàng đầu thế giới, bây giờ cũng phải sang TQ đặt mua máy thở, nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì cũng dễ hiểu thôi, vứt sản xuất ở TQ hết rồi

https://genk.vn/may-tho-thiet-bi-dang-duoc-...24095828908.chn


Tuần trước, Thống đốc bang New York là Andrew Cuomu nói rằng cả bang chỉ có 5 - 6.000 máy thở và họ đang cần tới 30.000 chiếc.

"Cái chúng ta cần nhất bây giờ là máy thở, máy thở và máy thở. Bang đã cử người tới Trung Quốc mua máy thở rồi", ông Cuomo nói với phóng viên.

Trên toàn nước Mỹ, ước tính 960.000 bệnh nhân cần hỗ trợ của máy thở để trị Covid-19 nhưng cả nước chỉ có 200.000 chiếc.



Thiết bị y tế là ngành có chuyên môn hóa cực cao, mỗi nước có thế mạnh riêng, và mỗi nước có sản phẩm chiến lược riêng.

Trong top 15 các công ty sản xuất máy thở, Đức 80 triệu dân mà có tới 3 hãng (aXcent medical, Drägerwerk AG , Löwenstein Medical Innovation) , Thụy Sĩ ít dân có 2 hãng làm máy thở (Hamilton Medical, ACUTRONIC Medical Systems AG) trong khi Pháp có 65 triệu dân mà chỉ có 1 hãng (Air Liquide Healthcare), Anh dân số tương đương Pháp có 1 hãng (Smiths Group), Italy có 1 hãng (Dima Italia), Nga có 1 hãng (Triton Electronics Systems, Ltd. ) và Hà Lan có 1 hãng (Philips), TQ có 1 hãng nhưng sản xuất lớn (AEONMED CO., LTD). Mỹ có nhiều hãng (GE HealthCare, Becton Dickinson and Company, Bio-Med Devices, Inc. etc.)

Ở đây chỉ nói đến các hãng top thế giới, chứ mỗi nước có thể có các hãng nhỏ khác.

Các hãng này đều sản xuất rất nhiều thiết bị y tế, trong đó có máy thở nhưng tầm quan trọng của chúng khác nhau. Máy thở là 1 trong những sản phẩm chính của Đức, Mỹ, mà 2 nước này cũng đang k dám cho xuất khẩu máy thở vì đang bị thiếu. Trong khi đó với các nước khác thì máy thở chỉ là 1 trong các sản phẩm của nó, ví dụ hãng Air Liquide của Pháp là nằm trong số các world leader về công nghiệp gaz, các sản phẩm hóa chất và y tế và điện tử, doanh thu 1 năm lên đến 22 tỷ USD vượt hơn không ít các hãng thiết bị y tế của Mỹ (ví dụ GE Healthcare là 19 tỷ USD, Becton Dickinson and Company là 16 tỷ USD, etc.) và Đức (ví dụ Drägerwerk AG chỉ có 3 tỷ USD), nhưng máy thở k phải sản phẩm chủ chốt của nó.

Bây giờ dịch đến, chính phủ Pháp đặt nó sản xuất thêm, nếu làm hết công suất may ra 1 tháng làm được 1K máy, trong khi chính phủ Đức có thể đặt hàng 1 lèo thêm 10K máy thở từ các doanh nghiệp của nó, và 10K này chắc chỉ 3 tháng Đức nó làm xong. Mỹ cũng có bao nhiêu hãng làm thiết bị y tế, hãng nào doanh thu cũng 10-20 tỷ USD/năm nhưng vẫn thiếu máy thở trầm trọng, đến nỗi phải xem xét yêu cầu các hãng ô tô như General Motor, Ford, etc. tham gia làm máy thở. Hãng ô to Peugeot của Pháp cũng đang cân nhắc đổi dây chuyền sang làm máy thở, giống như hãng LVHM (Louis Vuitton) và hãng rượu Penord Ricard của Pháp đều chuyển sang sản xuất nước gel rửa tay vậy. Nhưng vấn đề là máy thở với ô tô quá khác nhau, không rõ các hãng ô tô kia phải kiêm khuôn máy thở và hóa chất thế nào.

Những hãng y tế này đã tồn tại từ lâu (ví dụ Air Liquide của Pháp và Drägerwerk AG của Đức tồn tại gần 120 năm), nên có thể các hãng này vẫn còn sản xuất ở trong nước, dù họ vẫn sở hữu nhiều cơ sở sản xuất ở nước ngoài, nhất là Pháp hay sở hữu cơ sở sản xuất ở châu Phi, vùng thuộc địa cũ, nên chưa chắc lệ thuộc TQ. Còn các hãng thiết bị y tế của Mỹ thì nhiều khả năng sản xuất ở TQ thật, vì Mỹ sở hữu nhiều cơ sở sản xuất ở TQ nhất, và những hãng Mỹ có nhiều hãng rất trẻ, nhiều khi thành lập từ những năm 90s (như General Healthcare) hay 50s (Medtronic), etc. Những hãng trẻ này thì dễ sản xuất rất nhiều linh kiện ở TQ
langtubachkhoa
Nga viện trợ y tế cho Italy thì bị Ba Lan chặn k cho bay nhờ k phận, phải đi đường khác dài hơn 3K km, với lý do k muốn cho "kẻ xâm lược phức hợp" đi qua.
Thượng nghị sĩ Aleksey Pushkov, cựu Chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại Duma quốc gia Nga, viết trên Twitter, rằng hành động của Ba Lan là “sự bần tiện ở mức độ chính sách công khai” và cho rằng “từ giờ trở đi, Nga sẽ không thỏa hiệp với Ba Lan”.

Thực ra, tôi cũng k rõ Ba Lan làm vậy để làm gì? Muốn chứng tỏ gì cho Mỹ chăng? Hay vì áp lực của Mỹ? Hay muốn nhắn thông điệp gì cho Nga? Trong hoàn cảnh đại dịch này, làm vậy thực sự là xấu ở khía cạnh PR ngoại giao
root
QUOTE(langtubachkhoa @ Mar 25 2020, 05:51 AM)
Nga viện trợ y tế cho Italy thì bị Ba Lan chặn k cho bay nhờ k phận, phải đi đường khác dài hơn 3K km, với lý do k muốn cho "kẻ xâm lược phức hợp" đi qua.
Thượng nghị sĩ Aleksey Pushkov, cựu Chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại Duma quốc gia Nga, viết trên Twitter, rằng hành động của Ba Lan là “sự bần tiện ở mức độ chính sách công khai” và cho rằng “từ giờ trở đi, Nga sẽ không thỏa hiệp với Ba Lan”.

Thực ra, tôi cũng k rõ Ba Lan làm vậy để làm gì? Muốn chứng tỏ gì cho Mỹ chăng? Hay vì áp lực của Mỹ? Hay muốn nhắn thông điệp gì cho Nga? Trong hoàn cảnh đại dịch này, làm vậy thực sự là xấu ở khía cạnh PR ngoại giao
*



Nga và Ba Lan rất thù nhau. Người BL ghét Nga như VN ghét Tàu.
Hồi Stalin, Nga thảm sát 20K người BL trong 1 đêm.
Gần đây thì có vụ máy bay chở tổng thống BL và rất nhiều quan chức cấp cao rơi ở Nga. Nghe đồn là bị Nga hãm hại!
langtubachkhoa
Cai gi ma may bay Ba Lan roi o Nga, nghe don bi Nga ham hai? Tin vo van the ma cung noi theo duoc, chang nhe lai bi nhoi so den vay?
Hoi xay ra vu nay, moi nguoi da ban cai nay mai.
Dung ra vu nay chang ai nhac den, phia Ba Lan cung chang lam ron len. Nhung sau vu Ukraine, thi canh huu dan toc chu nghia Ba Lan bat dau lam am len, vua de triet ha phe doi lap (vi luc do phe doi lap Ba Lan cam quyen da dong y rang day la 1 tai nan), vua la de choi tro victim game, ngan EU go bo trung phat Nga hay hoa giai voi Nga.

Hon nua, do k phai la ly do de chan may bay Nga di lam cong tac nhan dao trong thoi ky dai dich
Phó Thường Nhân
Tối hôm qua thời sự Pháp đã đính chính lại tin về việc dùng thuốc chống sốt rét chữa bệnh cô vi, nhưng tin này đã kịp làm cho một người việt nam phải vào viện, vì nhanh nhẩu đoảng. Hiện nay, không có bằng chứng rõ ràng về việc thuốc này chữa được bệnh không, vì nó mới được thử trên 6 người. Vì thế Pháp vẫn tiếp tục thử nghiệm trên những người đã ở tình trạng hôn mê, hô hấp nhân tạo (tức là đã gần đất xa trời) để xác nhận tác dụng của thuốc có thật không ? Xác nhận bằng cách đo độ tập trung của vi rút có giảm không. Theo như thông báo thì phải ít nhất 10 ngày nữa mới xác định được thật giả, thế mà thuốc này đã gây ra được một nạn nhân ở VN.
Cũng nói về thuốc, Pháp xác định được là, để giảm sốt khi bị cô vi, thì phải dùng Dolipane (một loại thuốc chứa paracetamol) chứ không được dùng các loại thuốc có chứa cóc ti dôn (ví dụ Advil). Nguyên nhân là cóc ti dôn có tác dụng ức chế khả năng miễn dịch của bệnh nhân, trong khi trong bệnh cô vi, thì cơ chế tự nhiên miễn dịch là quan trọng nhất, vì hiện tại những người mắc phải, thoát được là do phản ứng tự nhiên của cơ thể. Cóc ti dôn do có tác dụng phụ hạn chế khả năng miễn dịch tự nhiên, sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.
Thực ra mà nói, để chống viêm nhiễm, mà dùng cóc ti dôn, thì thường là người ta không biết bệnh chính xác.
Trong phòng chống dịch bệnh Cô Vi, có lẽ khẩu trang, kit thử nghiệm quan trọng hơn máy hô hấp. Vì đã phải dùng tới máy hô hấp là đường cùng rồi (tức là máy trợ giúp phổi thở, chứ nó cũng không chữa được bệnh, chỉ có trông chờ vào khả năng miễn dịch tự nhiên). Nếu có biện pháp phòng ngừa ban đầu tốt, thì khả năng phải dùng tới máy thở sẽ hạn chế hơn.

root
Mình chỉ nói theo báo đăng thôi bạn langtubachkhoa à https://baotintuc.vn/nhan-vat-su-kien/vu-ro...07220049577.htm
Phó Thường Nhân
Có lẽ người Ba lan không chỉ ghét người Nga mà còn ghét cả người Đức.Nhưng hiện nay Ba lan đã nằm trong EU, nên thái độ « la làng » với Đức không thể hiện ra bằng lời mà bằng ..hành động. Việc Ba lan cứ khẩn khoản Mỹ đóng quân trên đất mình (sẵn sàng chi trả tới 1 tỉ đô (khoảng 900 triệu euros) để xây căn cứ cho Mỹ) hay việc chỉ mua vũ khí của Mỹ mà lờ đi Đức Pháp là những ví dụ.
Quả thật về mặt lịch sử, dân tộc Ba lan cũng chịu những tác động nặng nề của hai ông láng giềng là Đức và Nga, ở bất cứ chế độ nào. Hiện nay Ba lan cũng sử dụng Mỹ không chỉ để chống Nga, mà cũng để chống cả Đức-Pháp, chống sức ép của EU nói chung và chống Tây Âu nói riêng. Trong cuộc chiến « không lời nói » này, Ba lan vẫn có đồng minh tự nhiên là ..Anh. Nhưng bây giờ Anh đã ra khỏi EU, nên Ba Lan càng phải bám vào Mỹ để cân bằng lực lượng với Đức-Pháp. Nhưng muốn câu Mỹ thì phải thổi đe doạ Nga lên, vì không thể nói ra lời « đe doạ Đức – Pháp » được.
Ngoài điều này ra, trong nội bộ chính trường Ba lan còn có một điều khác nữa, nên để ý. Đó là khi Ba lan rời bỏ chế độ XHCN cũ, thì điều này được thực hiện bằng chính đảng cộng sản Ba lan. Có thể nói nó như một việc « diễn biến hoà bình » mà báo VN vẫn nói, còn lực lượng « chống cộng » thực sự thì chẳng là cái đinh gì. Nhưng vật đổi sao dời. Sau khi Ba lan nhập EU, vào NATO, có nghĩa là hoàn toàn nằm trong « thế giới tự do » của Mỹ đứng đầu rồi, thì các lực lượng này lại xông ra « chống cộng », thực ra là để tranh ăn với lực lượng chính trị đã thực hiện câu chuyện « diễn biến hoà bình » kia. Người cầm đầu lực lượng này chính là hai anh em sinh đôi Kazinsky (mà một ông đã chết trong tai nạn máy bay trong cái link mà root dẫn ở trên).
Câu chuyện chống Nga ở đây, ngoài cái phông văn hoá chống Nga của Ba lan, cũng có sự lợi dụng chính trị trong nội bộ hệ thống chính trị Ba lan hiện tại tranh ăn lẫn nhau.
Hiện nay cái mà Ba lan muốn nhất là không tham gia vào đồng Euros. Không chỉ Ba lan mà Tiệp, rồi Hung cũng thế. Các nước này vẫn còn đồng tiền của mình (zloty của Ba lan, Phơ lo rinh của Hung, Cua run của Tiệp)
Điều đặc biệt là khi các nước này tham gia vào EU, thì Eu đã ép phải thay đổi hiến pháp, để tách ngân hàng trung ương ra thành độc lập, tạo điều kiện để gia nhập khối Euro. Nhưng hiện nay các nước này lại chuyển đổi lại hiến pháp, kiểm soát chặt chẽ hơn. Điều này được EU coi là « không dân chủ », và đã nhiều lần đe doạ kiện các nước này ra toà án nội chính của EU. Nhưng do góp gạo thổi cơm chung, không phải là một nhà nước thực thụ nên ra án, tuyên án mà không ..thi hành án được.
Phó Thường Nhân
Nhân lạc đề nói chuyện « chính trị chính em », thì cũng nói luôn « chuyện chính trị chính em » liên quan tới Cô vi luôn, cho nó lạc đề ít hơn.
Hôm nay số lượng người chết do dịch bệnh ở Tây Ban Nha đã vượt quá TQ. Kết quả từ giữ chức quán quân, TQ chỉ còn « huy chương đồng ». (Chắc chắn là không nước nào muốn có huy chương trong vấn đề này cả). Không những thế TQ rồi Nga, ngay cả Cuba cũng có những hành động trợ giúp Ý, trong khi những nước cùng khối EU thì lại cố thủ. Trái ngược với tình hình thế giới chung, tình hình ở TQ có vẻ khả quan hơn có thể dẫn dần trở lại bình thường (tất nhiên phải thận trọng, không phải vì TQ tuyên truyền lừa dư luận thế giới, mà do toàn cầu hoá, dịch bệnh đan xen nhau. Giống như VN, có tới 22 ngày không có thêm người bệnh, những tưởng đã ok nhưng lại bị trở lại do quan hệ quốc tế với vùng dịch tạo ra).
Như tôi đã từng đề cập, vấn đề dịch bệnh này sẽ thổi lên vấn đề « chế độ nào tốt hơn », và điều này với báo chí phương Tây, thì nó không chịu được. Điển hình là báo thế giới (le monde) ở Pháp. Báo này đã lên tiếng « báo động » về sức mạnh mềm của TQ, Nga,..và để giải thích việc chống dịch bệnh ở TQ, họ đã dùng tới các định kiến vốn có, như chế độ độc tài quản lý dân chặt hơn, cũng có khi là định kiến văn hoá , nói rằng người dân « ngoan ngoãn hơn, nghe lời hơn ». điều này thực ra là một sự phỉ báng văn hoá.
Nhưng nó cũng nói lên một sự thực là không nước nào có thể bắt chiếc nước nào, và không có một cách quản lý xã hội duy nhất, như phương Tây vẫn vỗ ngực tự nhận, và được lề trái « tiến bộ » ở VN đớp hít vào. Chế độ xã hội tốt nhất là do lịch sử văn hoá cư dân, cộng đồng đó đặt ra, tạo nên trong một quá trình tranh đấu lịch sử của chính dân tộc mình.
Việc TQ có thể có một chế độ tốt hơn chế độ của phương Tây, nếu đúng là như vậy, thì chỉ là điều minh chứng sự đa dạng của thế giới. Và sự đa dạng này, chắc chắn tốt hơn chỉ có một dạng duy nhất. Hãy tưởng tượng cả thế giới chỉ biết ăn pizza, hambourger mà không biết gì tới nem, tới phở, tới đỉm xúm, bánh bao.. thì nó sẽ chán như thế nào. Và ngược lại cũng vậy.
Điều quan trong với VN, không phải là chế độ phương Tây tốt hơn TQ hay không, mà điều quan trọng là việc này không tác động tới chủ quyền độc lập của mình. Như tôi đã từng nói, TQ phát triển thì quá tốt, vì chăng ai muốn nước láng giềng của mình nghèo khổ, nhưng TQ có đi vào vết xe đổ của thực dân Âu-Mỹ từ thế kỷ XIX, XX không mới là điều đáng quan tâm. Cũng như Âu-Mỹ có tìm cách sủ dụng thể chế của mình với đồng loã của nó để xâm lược, lật đổ .. như thực dân Pháp làm trong thế kỷ XIX mới đang quan tâm.
Dù sao đi nữa, thì cuộc dịch này có thể mở thêm một mặt trận nữa trong quan hệ phương Tây-TQ (ngoài vấn đề thương mại) đó là vấn đề ý thức hệ tư tưởng. Thực ra điều này đã bắt đầu từ trước, nhưng « cô vi » có thể làm cho nó nổi lên sâu sắc hơn.

Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, 6, 7, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.