Langven.com Forum

Full Version: Hỏi các bác ng Hà Nội: Tại sao có tên "Hà Đông"
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
stockboy
Chào các bác!

Được giói thiệu vào cái Forum này lâu rồi mà chưa post được bài nào cả, toàn là đứng ngoài cửa nghe các bác nói chuyện, thấy kiến thức Tây Tầu, Thiên Địa của các bác phong phú quá. Khâm phục, khâm phục. Nay Stockboy có câu hỏi này, các bác có ai biết xin trả lời giùm:

"Thị xã Hà Đông nằm ờ phía Tây Nam Hà Nội, vậy sao lại có cái tên Hà Đông ?" (Vì cứ suy luận ra là Hà Bắc nằm ở phía Bắc, Hà Tây nằm ở phía Tây v.v.)

Bác nào biết tại sao lại có cái tên Hà Đông thì giúp trả lời một cái.
Người Thăng Long
Nếu như luận từ nghĩa Hà nội mà ra thì Hà đông có nghĩa là mảnh đất ở bên bờ phía...Đông của con sông Nhuệ? :-[ :laugh.gif
Nhưng ngẫm lại thấy không thuyết phục vì người ta hay nói là Tả ngạn và Hữu ngạn cơ mà?!

Ở bên Tàu cũng có tỉnh Hà đông nổi tiếng với câu "Sư tử Hà đông" nhưng tôi lại chưa đến đấy bao giờ cả thành ra không biết là có sông ở đấy không?

Nhưng tôi vẫn thiên về địa thế của tỉnh Hà đông nằm về phía Dông của sông Nhuệ nên từ đó mà thành tên.

Không có thời gian để tham khảo sách LS nên đoán mò vậy thôi gọi là góp vui nhá :laugh.gif

Thế bác nào tiện tay làm một vại nào...

sp_ike.gif
Phó Thường Nhân
Định tìm hiểu tên địa danh, nhưng thiếu tài liệu, vì phải có được bộ dư địa chí của Nguyễn Trãi,Lê Quý Đôn, rồi các bộ sử thời nhà Nguyễn thì may ra mới tìm được câu trả lời. Nhưng tôi huặc không có, cũng như không có thời gian. Nên cứ vào góp vài câu bàn loạn cho vui. Tên các tỉnh, thành ở ngoài Bắc hiện tại kế thừa phần nhiều từ đời nhà Nguyễn, đặc biệt là dưới triều Minh Mạng. Ông vua này đã tiến hành cải cách hành chính, quy tất cả đất đai thành tỉnh huyện nếu là đất cũ. Chỉ có những vùng mới bị chiếm đóng mới dùng từ Trấn. Ví dụ như Cam pu chia được gọi là trấn Tây, vùng Sầm nưa, Xiêng khoảng của Lào ngày nay được gọi là Trấn Ninh. Còn lại thì là tỉnh huyện hết, ngay cả những vùng vẫn theo chế độ thổ ty, thổ hào từ trước như vùng Tây Bắc chẳng hạn.
Tên các tỉnh như Hà Bắc, Hà Nam, Hà Đông, Hà Tây đều có từ thời này. Những địa danh này cũng tồn tại ở TQ. Nhưng theo tôi, có lẽ không phải ông cha ta bắt chiếc địa danh Trung Hoa, vì số lượng các tỉnh có tên không giống nhiều hơn rất nhiều. Không kể các đời trước hệ thống hành chính được chia theo đạo rồi lộ ..v.v..mà không thấy địa danh TQ nào cả. Như vậy có lẽ yếu tố địa lý đóng vai trò quan trọng trong việc đặt tên, nhưng cái trục để chiếu nó vào thì khác nhau. Hà Bắc, Hà Nam rõ ràng là lấy trục sông Hồng. Còn trong Hà Đông, thì phải căn cứ vào con sông nào chẩy theo trục Bắc-Nam, hay gần tương tự. Tức là phải tính một phụ lưu của sông Hồng. Như vậy việc bác NTL nghĩ so nó với sông Nhuệ có lẽ chính xác. Không kể người ta có thể đặt tên tỉnh lỵ rồi từ tên tỉnh lỵ mà gọi luôn tên tỉnh, không bắt buộc cả tỉnh nằm một bên sông.
Tên tỉnh ở Vn không nhất thiết được đặt theo địa lý, mà có thể là một tên có ý nghĩa. Ví dụ: Bình Định (nghĩa yên ổn), Phú yên (Giầu có, yên ổn), Biên Hoà (Biên giới hoà hiếu). Nó cũng có thể là tên việt hoá một vùng đất như Phan rang, Phan thiết (từ tiếng Chàm là Pandungara), hay Sóc trăng (từ tiếng khơ me, tôi không nhớ rõ). Các tỉnh ở Tây Nguyên cũng không có tên Hán-Việt, do nó được thành lập từ thời thuộc Pháp, lúc mà tiếng việt đã thông dụng, nên được phiên âm theo tiếng dân tộc: Đắc Lắc, Buôn ma Thuột. Có thời tên tỉnh ở Vn còn là tên ghép các tỉnh cũ, mỗi tỉnh được một chữ. ví dụ: Hà Tuyên (ghép Hà Giang - Tuyên Quang), Bình trị thiên (ghép Quảng Bình, Quảng trị, Thừa thiên).
Nhiều tên tỉnh hiện tại có những chữ không rõ nghĩa, không biết từ đâu mà ra, như từ Thanh trong Thanh Hoá, từ Nghệ trong Nghệ An, rồi từ Quảng trong tứ Quảng (Bình, Trị, Nam, Ngãi). Có lẽ đây là tên những vùng đất được Hán-Việt hoá chăng ?
:-X
Phó Thường Nhân
To tdna, chính là do "hệ quy chiếu" của Đông Tây không phải là sông Hồng, nên bác Stockboy mới đưa ra chủ đề này đấy chứ. Tựu chung thì người Việt cảm rất rõ chiều "Bắc Nam" do so sánh với TQ. Nhưng về phần Đông Tây thì hơi yếu. Có lẽ chính vì thế mà đất nước dài cả tới hơn 1000 cây số mà lại mỏng lét như sợi chỉ
:P
:P :P
:P :P :P
chipchipchip
;D
Người Thăng Long
To bác PTN: trong trường hợp giải thích tên của HN thì TNDA lại đúng đấy nhé laugh.gif Nhưng không thể lấy sông Hồng làm chuẩn cho các địa danh khác được.
Theo như tôi hiểu thì người xưa do trình độ kỹ thuật hạn chế nên phải sống dựa vào các con sông để tiện bề sinh hoạt, đi lại, trao đổi hàng hoá...thế nên tên của một nơi nào đó hay bị ảnh hưởng do địa thế so với con sông. Nhưng chắc chắn là người Hà đông xưa không hề quan tâm xem mình ở về phía nào của...sông Hồng rồi mặc dù sông Nhuệ lại là một nhánh của sông Hồng! :o :laugh.gif

Còn khái niệm Bắc-Nam so với TQ thì phần nhiều chỉ đúng so với Bác Hà mà thôi :laugh.gif

sp_ike.gif

[quote author=Phó Thường Nhân link=board=14;threadid=1154;start=0#13724 date=1039260579]
To tdna, chính là do "hệ quy chiếu" của Đông Tây không phải là sông Hồng, nên bác Stockboy mới đưa ra chủ đề này đấy chứ. Tựu chung thì người Việt cảm rất rõ chiều "Bắc Nam" do so sánh với TQ. Nhưng về phần Đông Tây thì hơi yếu. Có lẽ chính vì thế mà đất nước dài cả tới hơn 1000 cây số mà lại mỏng lét như sợi chỉ
:P
:P :P
:P :P :P
[/quote]
Phó Thường Nhân
TDNA đúng trong việc giải thích tên Hà nội (Nghĩa là giữa sông). Nhưng sông ở đây là những sông nào, ngoài sông Hồng. Thấy trong Viêt nam tourist họ giải thích tên Hà Nội là do thời Minh Mạng có tỉnh Hà Nội, là vùng đất nằm giữa sông Hồng và sông Đuống. Thăng Long lúc đó đă mất tên, chỉ còn được gọi là Bắc Thành, nhưng là thủ phủ của tỉnh Hà Nội. Lâu dân tên tỉnh trở thay thế dần tên Thăng Long mà thành Hà nội ngày nay.
Tôi lại có một cách giải thích khác. Hà nội đúng là giữa sông, nhưng đây là nói sông Hồng và sông Tô Lịch. Thành Thăng Long cổ luôn nằm giữa hai con sông này. Sông Tô Lịch là một nhánh của sông Hồng. Hồi xưa nó rất lớn, một đầu dính ra Hồ Tây mà ra sông Hồng ở phía Bắc, dính lùng bùng với cả các hồ như hồ Hoàn Kiếm ngày nay nữa, một thời được gọi là hồ Lục Thuỷ. Phía Nam nó qua Thanh Trì mà dính trở lại sông Hồng, thông với một dải các hồ phía Nam Hà nội ngày nay như hồ Thủ Lệ.
Tình trạng này còn tồn tại đến lúc người Pháp xâm lược. Sau này các hồ bị lấp dần. Có nhiều hồ mới bị lấp rất gần đây như những hồ ao ở khu vực Khâm Thiên chẳng hạn. Hồ Tây cũng bị lấn đất như phía bãi rác Tam Đa ở cạnh đường Thụy Khê.
Như vậy thời xưa, Hà nội đúng là trên là trời dưới là nước, đúng với nghĩa giữa sông, kiểu Đồng Tháp Mười chứ không khô ráo như bây giờ (Trừ lúc mưa lụt, tắc cống :P).
Sở dĩ tôi nghĩ tới sông Tô Lịch, vì trong văn hoá Hà nội con sông này đóng vai trò rất lớn, chứ không phải sông Hồng. Không biết tại sao.Lấy mấy ví dụ chứng minh. Thành Hoàng Hà nội, đã từng hoá phép đánh tan bùa của Cao Biền, thời thuộc Đường thế kỷ thứ 9 là thần sông Tô Lịch. Truyền thuyết ghi chuyện vua Lý đắp đê sông Tô Lịch không thành nên phải thế mạng ông Dầu bà Dầu ở vùng Bưởi ngày nay, hiện còn đền thờ (Thế kỷ XI). Chỉ đến thời Pháp thuộc thì sông Hồng mới đi vào tâm hồn người Hà nội với câu ca "Núi Nùng sông Nhị chốn này làm ghi". Chắc là do sông Tô Lịch bị lấn đất xây nhà, mà thành cống.
Người Thăng Long
Bác Phó! :laugh.gif

"Nội" không phải là giữa sông đâu nhé :P
Nếu muốn cắt nghĩa nôm na cái tên Hà nội thì chắc sẽ là mảnh đất nằm trong lưu vực sông Hồng mà thôi.
Cái giả thuyết "nội" giữa hai con sông cũng có phần nào có vẻ...đấy nhỉ? :-[
Nhưng tôi không thấy thuyết phục lắm! ;D


sp_ike.gif
yuyu
Hà Nội nghĩa là phía " trong " đê con sông Hồng để phân biệt với Hà Ngoại là phía " ngoài " đê .

Còn Hà Trung mới là " giữa sông " .

Hà Nội có phố Hà Trung
Nhưng mà Hà Ngoại thì lùng không ra ?!
( đùa tí ;D)
koibeto81
Thấy các bác lân la sang chuyện về Hà Nội, em thử tìm lại và đã tìm thấy hai bài trước em Post bên TTVNonline (hồi nó vẫn còn là Trí Tuệ Việt Nam online ;D) về Hà Nội...post lại vô đây, các bác đọc chơi cho vui ha... ;D

Cái tên Hà Nội thực ra xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1931 nhân một cuộc cải cách hành chính lớn thời Minh Mạng . Lúc đó nhà Nguyễn gọi là Tỉnh Hà Nội , Hà Nội của nhà mình được gọi là Thành Phố là khi Pháp thành lập "Thành Phố Hà Nội" vào năm 1886 sau khi chiếm được Tỉnh Hà Nội vào năm 1883 . Còn bà con mình thì vẫn cứ gọi là Hà Nội cho ngắn gọn .

Nhưng theo Tớ nếu tính LS Hà Nội từ năm nào thì nên tính từ khi Hà Nội bắt đầu đóng vai trò quan trọng nổi bật trong đời sống Kinh Tế , Văn Hoá , Chính Trị của nước mình , do đó Tớ thấy bắt đầu từ năm 1010 là được, giống bác CHM .

Đúng là kể từ thời điểm đó Thăng Long - Hà Nội luôn là nơi xảy ra những sự kiện quan trọng đối với mệnh hệ của dân tộc mình.

Vua Lý Thái Tổ khi dời đô về Đại La , rồi như chúng ta vẫn biết là dựa vào truyền thuyết " Rồng bay lên " mà sinh ra cái tên Thăng Long . Chuyện có thể không thật nhưng các cụ nghĩ ra chuyện đó chắc không phải đề Loè ai cả mà có lẽ chỉ là một niềm tin , một dự đoán , một mong muốn rằng từ đây Thăng Long rồi Hà Nội sau này , đi vào lịch sử như là Trái tim của dân tộc Việt .

Tớ xin được nhắc lại một số mốc quan trọng trong Lịch sử 1000 năm Thăng Long- Hà Nội .

Trong 3 lần kháng chiến chống Nguyên Mông , Thăng Long đã 3 lần thành "Vườn không nhà trống" làm cho quân giặc lâm vào cái cảnh " Lui thì không xong mà Đánh thì chẳng biết đánh nhau với ai" rồi cuối cùng cũng bị đánh cho chạy mất dép.

Đến thời Lê Lợi , Nguyễn Trãi đánh giặc Minh . Thăng Long trở thành chiến trường cuối cùng khi quân giặc , khiếp sợ trước sức mạnh của Nghĩa quân Lam Sơn , đã phải thề ở cổng thành phía Nam ( không biết là cửa Ô nào trong năm cửa Ô) , xin đầu hàng.

Trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn , Thăng Long lại trở thành nơi chứng kiến thiên tài quân sự của người anh hùng "Áo vải " Nguyễn Huệ , bằng một cuộc cuộc hành quân thần tốc (Tớ không rõ nó diễn ra trong bao lâu mà chỉ biết điểm đến là Thăng Long và vào ngày mồng 5 Tết ) đã đánh tan 30 vạn quân xâm lược Mãn Thanh .

Dưới triều Nguyễn ( kể từ Nguyễn Ánh) tuy không còn là Thủ Đô nữa nhưng Thăng Long - Hà Nội vẫn là một trung tâm Văn Hoá Kinh Tế Chính Trị quan trọng của thời đó .

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp rồi Mỹ , Thăng Long- Hà Nội vẫn xứng đáng là trái tim của cả nước . Nổi bật là trong Cách mạng Tháng Tám , Hà Nội là một trong những địa phương nổi dậy giành chính quyền sớm nhất trong cả nước , và đến ngày 2/9/1945 tại Quảng Trường Ba Đình lịch sử , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ...rồi đến ngày 19/12/1946 Hà Nội lại là nơi mở đầu cho cuộc kháng chiến 9 năm của cả dân tộc . Đến thời chống Mỹ thì Hà Nội cùng với các tỉnh miền Bắc trở thành hậu phương lớn của miền Nam ruột thịt .Rồi trong 12 ngày đêm ác liệt năm 1972 nhân dân Hà Nội đã làm lên một Điện Biên Phủ trên không , buộc Mỹ phải kí hiệp ước Paris chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Hê hê... Hà Nội nhà mình cũng Anh hùng ra phết đấy chứ nhỉ .
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.