Langven.com Forum

Full Version: Alexandre Dumas và Châu Phi
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Phó Thường Nhân
Chắc ai cũng biết tới ông nhà văn Pháp này, tác giả của "Ba chàng ngự lâm", rồi "Bá tước Môn tê Cơ rít xơ tô", con của ông cũng lấy tên là Alexandre Dumas là tác giả của tiểu thuyết "Trà hoa nữ". Bản thân tôi dù chưa đọc một quyển nào của ông cũng biết tiếng do phim ảnh và LS.
Tôi nghe tên ông lần đầu tiên là do xem phim 3 chàng ngự lâm, được TV Việt nam chiếu từ thời bao cấp. Phim có 3 tập, sau khi phim được chiếu thì hàng rào trong khu tập thể tôi mất hết tre nứa, do trẻ con (trong đó có tôi), nhổ trộm để làm kiếm. Bá tước Monte-Cristo biết do thăm đảo Íp, khi xuống Mác xây đi làm. Hòn đảo này nằm ngay trước cảng cũ, nơi người ta rao bán cá mỗi sáng. Trên hòn đảo còn lại pháo đài cổ, dùng để bảo vệ cảng, chống cướp biển. Cũng chẳng có gì đặc biệt.Nó nổi tiếng do quyển sách. Không có Alexandre Dumas thì nó cũng chìm vào quên lãng.
Ông mất ngày 5/12/1872. Sở dĩ tôi biết, vì cách đây một tuần, nước Pháp tôn vinh ông, đưa hài cốt của ông vào Pantheon. Đây là nơi táng các danh nhân của nước Pháp. Pantheon nằm gần cạnh đại học Sóc bon cũ, không xa nhà thờ đức bà mấy. Kiến trúc khá đẹp, là một toà nhà có vòm cuốn, trông giống như nóc nhà quốc hội Mỹ. Alexandre Dumas được tôn vinh như người có công xây dựng văn hoá Pháp, dân tộc Pháp. Truyện của ông thường lấy đề tài "dã sử", cho nên người ta nói không ngoa rằng, đọc truyện của ông có thể biết một phần nào LS nước Pháp.
Nhưng không mấy ai biết bà ngoại của ông là người da đen, bản thân ông lúc sinh thời cũng chịu không ít tình cảnh bị phân biệt đối xử vì mầu da, và bị chê là "hôi thối".
Ông nội của ông là một hầu tước vùng Nóc măng đi (Normandie), là vùng đất đối diện eo biển Măng nhìn sang đảo Anh. Ông này di cư sang Haiti, vùng Ca ra íp(châu Mỹ) lúc này là thuộc địa của vua Luis XV. Ở đây ông quan hệ với một cô gái nô lệ da đen, người bộ tộc Phăng. Bộ tộc này nổi tiếng với những mặt nạ bằng gỗ rất ấn tượng. Cô này sinh được 4 người con, trong đó có bố của Alexandre Dumas. Một thời gian sau, ông hầu tước này đã bán cả cô lẫn 4 người con cho một chủ đồn điền khác, để lấy tiền mua vé tầu trở về Pháp. :(. Họ của ông lấy là theo đằng ngoại. Dumas phiên âm từ tiếng Phăng có nghĩa là phẩm giá (dignité).
Cách mạng Pháp 1789 bùng nổ, kéo theo cuộc khởi nghĩa dành độc lập ở Haiti do Tousaint Aventure, một người nô lệ da đen lãnh đạo. Haiti trở thành nước thứ nhì độc lập ở châu Mỹ sau Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Bố của Alexandre Dumas, không biết đến sự kiên này, ông này đã về Pháp trên chiến thuyền của vua Luis XVI với địa vị là một người lính nô lệ. Cách mạng Pháp ra đạo luật về dân sự, trao quyền bình đẳng cho người da mầu và người Do Thái, đưa ông đến với CM Pháp. Ông trở thành tướng của nước cộng hoà Pháp mới ra đời, rồi sau đó tham gia cuộc viễn chinh sang Ai cập dưới quyền của Napoléone. Lúc Napoléone lên làm hoàng đế đã được sự ủng hộ của các tướng lĩnh CM khác, trong đó có Bố của Alexandre Dumas. Nhưng Napoléone đã phản bội ông, đặt trở lại đạo luật về buôn bán nô lệ. Tháng 6 năm 1802, ông bị thải hồi khỏi quân đội cộng hoà Pháp, do có sắc lệnh trục xuất tất cả người da mầu khỏi lãnh thổ Pháp. Ông chết một thời gian ngắn sau đó, lúc này Alexandre Dumas mới có 4 tuổi.
Suốt cuộc đời mình, Alexandre Dumas phải chịu đựng sự phân biệt đối sử. Giới thượng lưu khinh bỉ ông vì nguồn gốc da mầu, nhưng không ngăn cản được sức sáng tạo nghệ thuật, cũng như sự hâm mộ của dân chúng với các tác phẩm của ông. Tổng cộng ông đã viết gần 600 truyện, chủ yếu đăng tải truyền kỳ trên các báo. Ông cũng giống như Ban Dắc, luôn bị chủ nợ đeo đuổi, nên luôn phải viết truyện để trả nợ. Có điều khác là các tác phẩm của ông chỉ được coi là chuyện giải trí, không phải là văn chương. Điều này có lẽ làm cho ông gần giống như Kim Dung . Chỉ gần cả 200 năm sau, người ta mới nhìn nhận lại, cho nên việc đưa ông vào Pantheon được coi như một sự "sửa chữa" sai lầm của nước Pháp cho cả sự đối sử với ông cũng như tác phẩm của ông.
Nguồn gốc của ông, không có mấy bạn đọc hiện đại biết. Nhưng đúng là trong văn hoá có nhiều chuyện kỳ lạ. Người đóng góp lớn lao cho một nền văn hoá chưa chắc đã phải là người có gốc gác nhất. Ở đây luật về dòng máu không có tác dụng gì cả. Ngược lại, một sự cọ xát, so sánh với một truyền thống khác lại có tác dụng xúc tác rất mạnh. Alexandre Dumas có thể viết những chuyện dã sử hay như thế không nếu ông không có được một cái nhìn từ cả bên trong và bên ngoài với nước Pháp.
Mà nói trong ngoài để phân biệt, chứ cả hai đều nằm trong một con người ông.
Mr. Smith
Cảm ơn bác Phó. Hì, giờ em mới biết là Dumas vốn là con cháu của nô lệ da đen
Phó Thường Nhân
Thời hiện đại này, ở Pháp cũng có một truyện tranh rất nổi tiếng. Đó là chuyện Asterix. Nội dung câu chuyện kể về một cái làng của người Gô loa, vốn được coi là tổ tiên người Pháp, dám một mình chống lại Đế Quốc La Mã. Đã có rất nhiều phim dựng lại theo chuyên này. Có lẽ khoảng 100 năm nữa, hai người tạo ra nó sẽ được đưa vào Pantheon như Alexandre Dumas hôm nay :P Tôi đoan trước thế. Điều đặc biệt là hai tác giả này chẳng có tí Gô loa nào trong người cả. Một người là gốc Do thái, còn người kia gốc Ba lan.
Đây phải chăng là những điều nực cười của văn hoá. Văn hoá luôn là của một cộng đồng do nó liên quan tới cách sống, thẩm mỹ, thói quen. Nó luôn có một tư duy LS, coi trọng nguồn gốc. Nhưng nhiều giá trị của nó lại được tạo dựng bởi những người đứng ngoài cộng đồng ấy(theo định nghĩa), huặc có một vị trí khấp khểnh, như là người ngồi cùng lúc trên hai cái ghế.
Có lẽ vì muốn sáng tạo thì phải có sự so sánh. Sự so sánh sẽ dẫn tới việc đặt ra những câu hỏi mà bình thường người ta không đặt ra, do sự chấp nhận cái có sẵn như một hệ quy chiếu luôn luôn đúng. Ngay trong LS Việt Nam cũng có những danh nhân như vậy. Ví dụ như Nguyễn Trãi và Nguyễn Trường Tộ.
Trường hợp của Nguyễn Trường Tộ thì quá rõ. Ông hoàn toàn được đào tạo bởi nhà Dòng. Điều đó khiến cho ông có một cái nhìn hoàn toàn khác các nhà Nho, mà người ta có thể thấy trong các điều trần của ông. Ví dụ như việc coi trọng học các môn tự nhiên, cái tạo chữ viết, xây nhà tế bần...
Trường hợp của Nguyễn Trãi thì hơi mờ nhạt hơn, vì ông đã là Nho sĩ trước khi nhà Minh xâm lược. Nhưng đất nước Vn lúc này vẫn coi Phật giáo là quốc đạo. Tuy vậy cái học Nho của ông vẫn chưa có thực tế. Chính trong thời gian bố của ông bị nhà Minh cầm tù mà ông có dịp đi vào nội địa TQ. Điều này được kể lại trong các bài thơ chữ Hán của ông. Ông cũng có quan hệ nhiều với giới quan lại TQ. Từ những chiêm nghiệm đó đã khiến ông đã dùng ngay những lý tưởng của Nho giáo: Nhân Đạo, Văn hiến làm công cụ chống lại nhà Minh, vì nhà Minh đã lạm dụng nhân nghĩa để xâm lược Đại Việt, cũng như thái độ, chính sách của họ hoàn toàn không dựa trên nhưng luân lý này. Chính vì có quan niệm mới như thế, mà ông đã không hô hào phục nhà Trần, mặc dù gia đinh ông là thuộc giới thượng lưu, mà lại đi theo một ông thổ hào không tên tuổi gốc người Mường là Lê Lợi.
:-X
xanh
Em thấy đọc truyện của Alexandre Dumas hay thì hay thật đấy nhưng lắm khi đọc cũng thấy hơi tức vì ông này có vẻ mị dân quá. Trong chuyện Bá Tước... thì đọc đến đoạn cuối rõ ràng cảm giác như bị hụt khi tự nhiên thấy ông bá tước quay sang vấn đề chúa trời rồi khẳng định mình làm thế là do ý chúa :(. Còn ba chàng lính ngự lâm thì em đọc lâu lắm rồi không nhớ chính xác lắm nhưng để lại ấn tượng (mà đến bây giờ khôn ra một tí mới biết chính xác là cái gì ;D) sao mà có người trung thành đến thế. Đến bây giờ khi biết ông có nguồn gốc là nô lệ da đen thì lại ngạc nhiên không hiểu khi viết 3 chàng lính ngự lâm thì đấy là do tự nhiên hay ảnh hưởng của thời đại mà ông viết như vậy.
Người Thăng Long
To Xanh:

Dumas song trong mot XH bi anh huong sau sac cua Dao Thien Chua cho nen viec ong muon Chua...hanh Dao thi cung la le binh thuong thoi ;D Nen dat vao hoan canh XH thoi do de hieu van cua Dumas.

Còn gốc bác nô lệ của ông bắt nguồn từ bà nội Dumas là người Tahiti nhưng văn hoá của ông lại được hình thành ở Pháp. Điều này giải thich tại sao ông viết về Vua với một thái đọ trân trọng như vậy (mặc dù nhiều khi cũng chế diễu ra trò ;D). "Ba người lính Ngự lâm" là đại diện cho tinh thần của nước Pháp thời kỳ đây, có đôi chút giống kiểu "Quân Tử Tàu" nhưng các cậu chàng này vẫn...mê gái như điên!

Còn cảm hứng của Dumas lại bắt nguồn từ một tập hồi ký của một ông Đác-ta-nhăng có thật nào đó đấy nhé. :-)
Đừng tìm cách giải thích tất cả mọi điều vì khi Dumas viết truyện ông đếm...theo từng dòng đấy!!! vì nhà xuất bản tinhtiền theo dòng mà! :-))
Vào thời đó có một nhà văn Pháp do ghen tỵ với thành công của Dumas và cũng còn do máu quý tộc khinh bỉ những người không có cùng nguồn gốc nữa, đã chế nhạo Dumas là nhà văn công nghiệp! Dumas không tha thứ cho lời nhạo báng này và kết quả là ông kia bị phạt 15 ngày tù giam! :-))

Tôi có dịp đọc hầu hết các tác phẩm lớn của Dumas và cuốn truyện nào cũng thấy say sưa như những cuốn khác :-)) Thế nhưng hiếm ai biết rằng lúc sinh thời Dumas đã mong muốn người đời nhớ đến tên tuổi mình qua các vở kịch của ông cơ đấy! :-))

Việc vinh danh ông bằng cách đưa vào Panthéon thật ra không cần thiết lắm và quá muộn màng sau những 200 năm. TK 19 của nước Pháp đã được đánh dấu bằng tên tuổi của Dumas và Hugo rồi thì Hàn lâm Viện của những xác chết đâu có nghĩa lý gì nhỉ?!

:-)

[quote author=xanh link=board=14;threadid=1158;start=0#13936 date=1039452668]
Em thấy đọc truyện của Alexandre Dumas hay thì hay thật đấy nhưng lắm khi đọc cũng thấy hơi tức vì ông này có vẻ mị dân quá. Trong chuyện Bá Tước... thì đọc đến đoạn cuối rõ ràng cảm giác như bị hụt khi tự nhiên thấy ông bá tước quay sang vấn đề chúa trời rồi khẳng định mình làm thế là do ý chúa :(. Còn ba chàng lính ngự lâm thì em đọc lâu lắm rồi không nhớ chính xác lắm nhưng để lại ấn tượng (mà đến bây giờ khôn ra một tí mới biết chính xác là cái gì ;D) sao mà có người trung thành đến thế. Đến bây giờ khi biết ông có nguồn gốc là nô lệ da đen thì lại ngạc nhiên không hiểu khi viết 3 chàng lính ngự lâm thì đấy là do tự nhiên hay ảnh hưởng của thời đại mà ông viết như vậy.
[/quote]
Phó Thường Nhân
Đác Ta Nhăng là một ngự lâm quân có thật. Nhưng ông ta thật sự cũng vô danh tiểu tốt thôi.
Alexandre Dumas có lẽ là người đầu tiên viết văn theo lối "công nghiệp". Không phải chỉ có mình ông viết, mà còn có hai người khác được ông thuê viết cùng nữa. Chỉ có tài không hiểu làm sao mà ông "quản lý" được văn phong của ông.
Dumas viết chuyện để kiếm sống, hoàn toàn không có ý định thể hiện tư tưởng, triết lý như nhiều nhà văn khác kiểu như Víc to Huy gô chẳng hạn. Chính vì vậy mà ông phải chạy theo thị hiếu đương thời, có lẽ vì thế mà nó có vẻ "mị dân" chăng. Cái này thì phải mời bác NTL phân tích, chứ tôi chỉ độc có xem phim dựng theo chuyện của ông, nên hoàn toàn mù tịt.
Mr. Smith
Hì, hồi nhỏ em cũng thích đọc Dumas nhưng càng lớn lên đọc càng thấy khó chịu. Giờ thì thấy mấy bác lính ngự lâm toàn là các chú ngốc dại gái còn thằng cha Môngto Cristo đúng là một thằng đạo đức giả mà lại thích đóng vai phong kiến phương Đông. Hay đó là tính cách của dân Pháp?
Lạ là Dumas là con cháu nô lệ da đen, là con trai một tướng lĩnh cách mạng, sinh ra và lớn lên trong thời kỳ tư tưởng dân chủ đang thắng thế ở châu Âu mà lại mang tư tưởng bảo hoàng.
Cũng viết sách ăn tiền nhưng Bandắc luôn được đánh giá cao hơn Dumas (mặc dù em cũng chẳng thích cái văn phong dài dòng, bát ngát của ông này mấy).
FR
[quote author=VNHL link=board=14;threadid=1158;start=0#14021 date=1039598458]
Hì, hồi nhỏ em cũng thích đọc Dumas nhưng càng lớn lên đọc càng thấy khó chịu. Giờ thì thấy mấy bác lính ngự lâm toàn là các chú ngốc dại gái [/quote]


Đã kết luận to tướng rồi còn gì, anh hùng thời nào chả "ngốc" ở đoạn đó, cậu tuy không phải anh hùng nhưng chắc cũng không ngoại lệ :laugh.gif

mà vẫn "cần girls cấp tốc" à? Hi hi hi ;D ;D
Mr. Smith
Hì hì, Don viết sai chính tả rồi. Nếu thế thì phải là cần gơn sờ cấp tốc chứ :P
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.