Langven.com Forum

Full Version: Thương hiệu VN!Vấn đề không của riêng ai!
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
quybett
hì nói đến vấn đề thương hiệu nghe đao to búa lớn quá nhưng thật sự hiểu ra vấn đề thương hiệu lại quá dễ dàng và dễ hiểu là đằng khác!Thương hiệu không ngoài vấn đề đơn giản là một nhãn mác đặc quyền của riêng mình thì nó còn giúp một phần khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước hay cũng như ở nước ngoài.Để có thể mang thương hiệu của riêng mình thì doanh nghiệp đó phải đăng ký và lấy dấu của nhà nước!Đây là vấn đề đơn giản không quá phức tapNhựng hiện nay vấn đề ấy lại quá khó đối với mọi người.Ai cũng nghĩ rằng thương hiệu không có gì là rắc rối thậm chí có doanh nghiệp lại cho rằng không cần thiết nhưng trong thị trường kinh tế mở cửa như hiện nay thì vấn đề ấy lại chẳng dễ dàng chút nào.Vì nếu không có thương hiệu của riêng mình thì ngay cả sản phẩm ấy có tốt đến mấy đi chăng nữa cũng khó long cạnh tranh trên thị trường vì chắc gì đã được người tiêu dung quan tâm đến ngay cả thị trường trong nước chứ nói gì đến thị trường nước ngoài mọi người nhỉ:eee- ;DNhưng mà nói thế cũng không hẳn là công bằng hiện nay nhà nước đang có hang loạt những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hay khuyến khích doanh nghiệp mà vẫn còn quá o hẹp các doanh nghiệp trong nhiều điều luật quá phức tạp thậm chí là tốn kém!
Vừa qua tại HN có tổ chức một cuộc họp thương hiệu VN do Trung Nguyên đứng ra tổ chức rất đáng chú ý!Quybett nghĩ rằng nên có nhiều hơn nữa những cuộc họp và những buổi lễ như thế mới mong có được một chỗ đứng của VN trên trường quốc tế! ;) sp_ike.gif
Mk
Các cty dệt may bảo vệ thương hiệu như thế nào?

Hiện nay dệt may đóng vai trò đáng kể trong nên kinh tế VN. Theo số liệu thống kê năm 2002, dệt may và da giầy chỉ đứng sau dầu thô về giá trị XK. Vậy để tớ kể các bác nghe chiện các cty VN xây dựng và bảo vệ thương hiêu nhé!
Chiều qua rỗi rãi tớ ra SVĐ xem bọn nó đá nhau. Xem chán quá nên lại đi lang thang xem bà con chơi Tết. Đến 1 đoạn đường người đông wá không đi được nên phải dừng lại. Tớ nghĩ lại tai nan GT đây. Hoá ra không phải các bác ạ. Mà ngươi ta ban áo quần hạ giá. Tham rẻ nên bà con nhà mình xúm lại mua làm nghẽn cả con phố nhỏ. Tớ ghé mắt vào thì thấy biển áo May10 ( M10 ) hạ giá. Như các bác biết, ở SG thì Phong Phú là đại gia còn ở HN thi M10 chính là no1 đấy.
Tranh mua, tranh bán lộn xộn với những cái thùng catton nhiều người ái ngại không biết có phải đúng hàng M10 danh tiếng không? Lập tức em bán hàng nhanh nhảu hưóng dẫn cách phân biệt hàng M10 ngay. nào là phải có kẹp chì, nào là nút( khuy áo ) sơ cua, nào là cố... tóm lại là 5 băngf chứng chứng tỏ đích thị hàng M10 nhwung thay vì giá 100-150 ngàn (10$ ) này bán hạ giá 40 ngàn. Nhiều người hỏi vì sao bán rẻ: em bán thưa rằng" hàng tồn kho, may lỗi mùa, may sai vài đặc điểm... Nhưng kết luận : Mặc tốt và giá rẻ cho dù chất lượng tuy không 100% cũng còn 95%(???). Đây là tăng gia của chị em công nhân dịp Tết.
Thế là thương hiệu M10 có tiếng với chất lượng cao nay nổi tiếng luôn với cả gái rẻ nha. Xây dựng thương hiệu thế này hẳn là rất thành công và chắc là cũng được lãnh đạo cty M10 đồng ý ( góp phần tăng thu nhập cho người LĐ mà ). Vừa tiết kiệm 1 khoản khá chi cho thưởng tết vừa xây dựng thương hiệu rất hiệu quả!!
Còn nhớ ở trời Tây nhiều hãng có tiếng không có sáng kiến sáng tạo như ta để xây dựng thương hiệu. Họ ngu ngốc đem huỷ cả lô đi hoặc thu hồi vì áo mặc sau 10-15 lần có dấu hiệu sờn cổ... vì họ luôn tâm niệm rằng hãng họ chỉ bán hàng chất lượng bảo đảm như chứng chỉ ISO họ có.
Ghen
Ngành dệt may của chúng ta còn chưa để ý đén vấn đề thương hiệu bác ạ,họ làm ngược hẳn với các ngành khác : các ngành khác bắt đầu để tâm đến thương hiệu,trong khi chúng ta lại may rồi dán mác của các hãng nổi tiếng để xuất ra các nước khác,một sản fẩm áo sơ mi của may 10 ( giá 10$ ) dán mác Pier Cardin bán ở nước ngoài giá là 100$.
Hôm trước nghe đâu đó có một câu hỏi khá hay là : Ta nên bắt đầu vấn đề thương hiệu từ đâu,thương hiệu hay là chất lượng sản fẩm ??? Ý kiến các bác thế nào ???
Tienloi
Thương hiệu thì mỗi ngày nó ra cả ngàn cái, nhưng hàng ngày cũng hàng ngàn cái biến mất âm thầm. Nước Trung quốc nó lớn như vậy đó, nhưng bác nào đứng ở đường phố mà hỏi một người Tây xem họ có biết một thương hiệu nào của TQ không, chẳng ai biết!

Những cái gì mà VN đang làm, giống hệt Hongkong thập niên 80 thôi.
Johnny_Walker
Xin phép được trao đổi cùng các bạn (hì hì)

Cách mà M10 bán hạ giá để xây dựng thương hiệu và cách các Cty nước ngoài huỷ toàn bộ lô hàng thừa, việc này nó thuộc về đẳng cấp của các thương hiệu.
Thực ra một chiếc sơ mi Pierre Cradin xịn giá xuất xưởng không vượt quá 25.000 - 35.000 VNĐ nhưng họ có thể bán với giá 100 - 200 USD (siêu lợi nhuận như vậy thì họ ngại gì cái việc huỷ hàng, đã được tính vào khấu hao rồi ) điều này lý giải tại sao Pierre Cardin lại giàu có như vậy. Giá sản phẩm cao như thế là do thương hiệu của họ xịn quá, thế thôi..

Bố bảo, M10 cũng chả dám dán mác sản phẩm là Pierre Cardin nếu như không có hợp đồng cho mượn, thuê, mua từng phần của thương hiệu kia, nó mà kiện cho thì bán máu sớm.. hiện nay M10 sản xuất sản phẩm Pierre Carin là theo hợp đồng gia công, các sản phẩm của M10 bán tại nước ngoài sẽ được hiểu là của Pierre Cardin, còn tại thị trường nội địa, do hiện tại các qui định về bản quyền và thương hiệu vẫn chưa rõ ràng, với lại Pierre Cardin cũng chả thèm để ý đến thị phần nhỏ nho này, nên tuột xích cho M10 một chút, cũng nên cám ơn họ.. họ suy nghĩ cũng nhân hậu "mình được miếng cơm thì cũng nên dành cho người làm cho mình thìa cháo"
M10 ở Việt Nam thì cũng có danh tiếng đấy, nhưng so với thế giới thì cũng không ăn thua lắm, mà cũng chỉ ở khu vực phía Bắc thôi, mà cũng chỉ chiếm được có 9,31 % thị phần chứ mấy (bảo sao không phải bán hàng tồn.. vơ bèo vạt tép, kiếm thêm tí màu mè cho bữa cơm chiều)
Lâu nay M10 cũng bắt đầu ăn nên làm ra, thương hiệu bắt đầu đi vào đời sống nhân dân. Khách quan mà nói, cũng là nhờ đ/c TGĐ M10 cũ hiện tại đương chức PCT UBND TP. Hà Nội của chúng ta, cũng như đương kim CT UBND TP. Hà Nội nguyên là giám đốc doanh nghiệp Hanel, dù sao thì mình cũng dành chút lòng gọi là, với nơi mình đã trưởng thành.
Trong công việc, mình có điều kiện theo dõi sát sao, dìu dắt cho doanh nghiệp cũ của mình bằng tầm vóc và trí tuệ mới.
Âu cũng là bản sắc tình nghĩa lá lành đùm lá rách của dân tộc ta.
Lâu nay, nhiều người thường chỉ trích Trung Quốc hay bán phá giá sản phẩm, để cạnh tranh với chúng ta, thực tế cũng không hẳn là như vậy. Một trong những cách để họ bán được giá thấp như vậy, ở trên, bạn MK cũng nêu ra "huỷ cả lô hàng". Trong khi tính giá thành sản phẩm, thì họ đã tính khấu hao xong hết rồi, vậy thì với điều kiện có thể huỷ cả lô hàng, thì việc bán rẻ lô hàng đó là hoàn toàn khả thi.
Số lượng hàng "bán phá giá" vào Việt Nam rất ít, thị phần Việt Nam rất nhỏ (chưa bẳng tỉnh Vân Nam, chứ đừng nói là Quảng Châu) Tiên trách kỷ, hậu trách nhân, có lẽ do thị trường của chúng ta sức mua quá yếu kém, nên mới chỉ có một số lượng hàng "bán phá giá" rất nhỏ như vậy đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường của ta. Nên nhớ sức mua của thị thị trường 1,2 tỉ dân này đứng thứ 3 thế giới.
Thực chất hàng Trung Quốc đâu có rẻ, trên các Shop quần áo ở Hàng Bông, Hàng Bài v.v bán những chiếc áo của Trung Quốc giá cũng đến 400k - 500k, trong khi một sản phẩm tương tự của doanh nghiệp trong nưóc khoảng 200k (xin lỗi vì đoạn này hơi lạc chủ đề, các bạn thông cảm nhé) hì hì !
Phó Thường Nhân
Tôi không rành về vấn đề này lắm, nhưng vấn đề thương hiệu có thể chia ra làm 3 khía cạnh:
1- Thương hiệu là một hình thức bảo đảm chất lượng. Đây là mặt tốt nhất của thương hiệu với người tiêu dùng.
2- Thương hiệu là một vấn đề bảo hộ. Các thương hiệu phải được đăng ký, công nhận về mặt pháp luật, để tránh việc ăn cắp mẫu mã tiến tới giành giật thị trường. Đây là mặt tốt của thương hiệu với nhà sản xuất.
3- Thương hiệu được sử dụng như một loại tư bản (Capital). Trong trường hợp này, nó là cách bảo đảm siêu lợi nhuận. Có thể coi là một cách "bóc lột" trá hình cũng được.
yuyu
Ngược lại, theo mình thương hiệu và giá trị của những thương hiệu lớn chính là sự sáng tạo giá trị thặng dư của nhà tư bản - điều đó cho thấy thuyết Giá trị Thặng Dư của Marx có sai lầm - Marx cho rằng CNTB phát triển được là nhờ Bóc lột giá trị thặng dư .
Thực ra CNTB phát triển được chủ yếu là nhờ Sáng tạo không ngừng giá trị thặng dư và trong đó , nhà Tư bản cũng là người sáng tạo, thậm chí là người sáng tạo chủ yếu ra giá trị thặng dư cho hàng hoá chứ không phải giai cấp công nhân....
Nhưng hiện nay chưa có thì giờ để triển khai ý này ....mí lại cũng e rằng nói quá sang địa hạt chính chị chăng...
Phó Thường Nhân
To yuyu,
Nếu giá trị thặng dư được tạo ra bởi sự sáng tạo, ví dụ như việc tạo ra các mẫu mã mới, các hàng hoá tiêu dùng mới, cho những nhu cầu mới về cả vật chất và tinh thần thì điều bác nói là đúng. Ở đây rõ ràng sự sáng tạo là nguồn gốc của giá trị thặng dư. Nhưng cũng trong nhiều trường hợp, giá trị thặng dư này là một sự cưỡng bức bằng vũ lực, hay bằng cách độc quyền. Ví dụ, Thực dân Pháp ngày xưa, độc quyền buôn thuốc phiện ở Vn, rồi độc quyền thuế muối ở Đông Dương. Hầu như toàn bộ ngân sách Đông Dương thời thuộc Pháp là ở hai nguồn này ra.Trong trường hợp này, giá trị thặng dư không còn có giá trị nhân bản nữa, và không thể coi nó là sự sáng tạo được. Ở đây cưỡng bức, bạo lực là nguồn gốc của giá trị thặng dư.
Bản thân việc bảo vệ thương hiệu có trường hợp là bảo vệ sự sáng tạo, cũng như có trường hợp là cưỡng bức.Vì thế cho nên thường thường người ta chỉ bảo hộ cho thương hiệu, hoặc một phát minh trong một khoảng thời gian nào đó, thường là 20 đến 30 năm. Sau đấy thì những sáng tạo này rơi vào quyền sử dụng chung (domaine publique), vì lúc này lao động là nguồn gốc của giá trị thặng dư, chứ không phải là sự sáng tạo nữa. Nhưng hiện tại, có nhiều khi bảo vệ thương hiệu trở thành một sự cưỡng bức. Tóm lại theo tôi, thương hiệu phát huy tác dụng khi nó bảo vệ bản quyền cho một sự sáng tạo. Nhưng khi sự sáng tạo ấy đã trở thành thông dụng, phổ cập thì nó phải được trao chuyển cho toàn thể xã hội. Lúc này mà còn có sự bảo vệ thương hiệu thì đây chỉ là một sự bóc lột trá hình thôi.
Mk
Lâu lâu lại về đây tán dóc với các các nha! Chiện xây dựng thương hiệu kiểu VN chán thì chuyển qua cái giá phải trả để xây dựng thương hiệu của Nhật vậy. Chiện về Toyota.
Nghe FR nói FR chạy xe Toyota phải không? Anh tớ cũng chạy xe đó chiếc Cresida kính bấm. Ai cũng biết Toyota nổi tiếng khắp thế giới với xe bền, rẻ và tiết kiệm xăng nhưng đến 1 thời mà kinh tế cho phép nguời ta nghĩ đến không chỉ là bền, là rẻ mà phải đẹp sang trọng nữa thì cái thương hiệu rẻ kia lại làm hại Toyota. Không 1 người khá giả nào muốn mua Toyota vì họ có thói quen nghĩ rằng Toyota là dành cho dân trung lưu mà thôi. Toyota hàng năm bán ra thị trưòng cả triệu chiếc nhưng những chiếc xe hạng sang của Toyota rất khó bán. Ngay cả chiếc Crown cũng chỉ xuất được cho 1 số nước. Tât cả chúng ta để có ấn tượng rằng xe sang là phải BMW hay Mercedes, hoặc hơn thế nữa phải là Porche hay Alpha Romeo của Ferrari. Vậy Toyota đã làm thế nào để thay đổi định kiến này? Để toàn thế giới biết rằng Toyota còn chế tạo những chiếc xe sang trọng nữa?
Cả 1 dự án khổng lồ đã được đặt ra với mục tiêu đến năm 2005 thương hiệu Toyota sẽ là thương hiệu của xe chất lượng cao. Chi phí nghiên cứu, chế tạo marketing lên tới gần 2 bil. Và họ quyết đinh thực hiện theo 2 phương án lớn :
1-Từ nay trở đi các xe chất lượng cao của Toyota sẽ không mang nhãn hiệu Toyota mà sẽ mang 1 tên hiệu hoàn toàn mới. Giờ đây các bác có thể thấy nhiều xe khá sang trong lăn bánh nhưng không để ý nó chính là Toyota đấy. Các tên hiệu như Lexus...chính là thương hiệu mới dành cho từng kiểu của Toyota.
2 - Tập trung quảng cáo tiếp thị trong những sự kiện thể thao nổi bật nhất như F1. Cũng nhưng các bác biết năm rồi lần đầu tiên Toyota tham gia chính thức trong cuộc đua F1 và họ về thứ 9. Mục tiêu của họ là năm 2006 sẽ có nhà vô định thế giwó F1 lần đầu tiên. Tại sao lại chọn F1? bởi đây không chỉ là cuộc đua thể thao đơn thuần mà nó là nơi tập trung cao nhất công nghệ hiện đại ( chỉ sau quân sự ). Nơi đây phái sau các tay lại lừng danh là cả 1 những cuộc đua thầm lặng nhưng khốc liệt nhất của các nhà chế tạo. Chiến thắng ở F1 sẽ có tiếng vang rất lớn đối với xu hướng tiêu dùng cao cấp.
Chỉ 1 dòng ngắn Ads trên TV thế này : Xe Ferrair sử dụng công nghệ F1 - chiến thắng trên mọi cuộc chơi hay Vỏ Machelin - nhà sản xuất của những nhà vô địch F1 với hình ảnh Michael Schumacher... từ những chiến thắng liên tiếp của đọi Malboro Ferrari ai cũng có ấn tượng rất tốt về động cơ của Ferrari. Bởi thế sau những đội xe F1 là những tập đoàn hàng đầu thế giới tài trợ. Ví dụ đội Wiliams là Mercedes Benz, Jordan hay BAR là Honda.... Chỉ 1 chiến thắng hình ảnh của họ sẽ được khếch trương tới tối đa. Và Toyota cũng bắt đầu học theo cách này. Hiện tại trong F2 Toyota đã là đối thủ đáng gờm và mục tiêu kế tiếp chính là F1.
Bởi thế xây dựng thương hiệu là 1 vấn đề rất phức tạp, tốn kém và cần có thời gian nhưng không thể không làm. Chiến lược đúng, sáng tạo và đồng bộ mới có thể thành công và không chỉ 1 sớm 1 chiều mà có được. Các bác hay chờ xem Toyota sẽ thành công hay thất bại nhé! Bì học của Toyota cũng là bài học của rất nhiều hãng khác đấy.
yuyu
Nói tóm lại sự phát triển của hệ thống kinh tế ( mà Marx và sau này ta quen gọi là chủ nghĩa tư bản ) đã cho thấy học thuyết về giá trị thặng dư của Marx là sai lầm.
Marx đã tuyệt đối hoá vai trò của giai cấp công nhân mà phủ nhận vai trò của nhà tư bản trong việc sáng tạo giá trị thặng dư cho hàng hoá , dẫn đến quan niệm cho rằng nhà tư bản là vô tích sự, ăn bám giai cấp vô sản. Kỳ thực chính nhà tư bản mới là người tạo ra nhiều giá trị thặng dư cho hàng hoá và trong nhiều trường hợp, là người chủ yếu tạo ra giá trị thặng dư. Nhưng thương hiệu lớn là một bằng chứng. một cái mác sau khi đã nổi tiếng mang giá trị rất lớn, vẫn sản phẩm đây ( cùng một giá trị lao động kết tinh ) khi gắn mác lớn , giá trị thặng dư tăng vọt lên. NGười thợ làm ra sản phẩm, nhưng người chủ sáng tạo ra cái mác và làm nó tăng giá trị lên nhiều lần nếu tài giỏi cũng như làm nó mất giá nếu quản lý, điều hành tồi , thậm chí có thể đến sập tiệm ...
Từ quan niệm sai lầm về giai cấp công nhân trong kinh tế - xã hội , dẫn đến quan niệm sai lầm về vai trò của quần chúng trong lịch sử . Marx đã tuyệt đối hoá vai trò của quần chúng và coi quần chúng là người làm nên lịch sử ?
Kỳ thực quần chúng chỉ làm nền cho cá nhân anh hùng làm nên lịch sử thôi. Anh Hùng Tạo Thời Thế chứ không phải đám quần chúng vô danh. Nếu ví von thì quần chúng vô danh chỉ là hàng dãy các con số 0 vô nghĩa. Chỉ khi nào có một anh hùng ví như con số 1 đặt lên đầu dẫn dắt thì đám số 0 kia mới làm nên sức mạnh....

Vì Marx không chịu nghiên cứu hoặc có thể coi thường tư tưởng triết học phương đông, tuyệt đối hoá sự đấu tranh của các mặt đối lập mà không thấy sự hài hoà giữa chúng nên phải trả giá ...
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.