Langven.com Forum

Full Version: Zen Và Võ Thuật
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: [<<], [<], 1, [2], 3, 4, 5, [>], [>>]
Người Thăng Long
Vĩnh Xuân Quyền là một trong những Đại môn phái của Hậu Thiếu lâm Tự do nữ đại sư cùng tên sáng lập (nếu như tôi nhớ không nhầm?)

Không giống với trường phái cương quyền nổi tiếng của Thiếu lâm Tự, Vĩnh Xuân chủ trương lấy nhu thắng cương, tránh đối đầu mà thiên về hóa giải. Vĩnh Xuân thiên về áp công, nhập nội, xuất chiêu!

Tuyệt kỹ của môn phái này hay được người đời nói đến là Xà Quyền.
Di hình hoán ảnh, tiến thoái khôn lường như loài rắn vậy.

Không biết ở đâu có sách chỉ dẫn về môn phái này thật hay không nhỉ?

confused1.gif
lxdini
tôi đã đi kiếm nhiều nơi sách hướng dẫn về môn phái Vĩnh Xuân Quyền để tham khảo thêm nhưng không có. Hiện nay tôi có biết là thầy Việt (dạy ở Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô) cùng với nhiều thầy khác có ghi lại một đĩa CD về các thế võ của Vĩnh Xuân Quyền thì phải. Thông tin chưa được kiểm chứng, vì chưa thấy các thầy đưa đĩa CD đó ra bên ngoài.
yuyu
QUOTE(lonxinhdini @ May 15 2003, 04:11 PM)
cảm ơn tiền bối. thế hiện nay ở Hà Nội có những lò nào luyện Vĩnh Xuân Quyền (Dưỡng sinh nhu quyền).  Bác Quí vãn bối đã nghe danh nhưng chưa từng gặp mặt. Hình như môn võ này được 1 cô gái tên là Nghiêm Vĩnh Xuân sáng chế đúng không ạ?

Đúng thế .
Tổ mẫu của Vĩnh Xuân, tương truyền là do bà Nghiêm Vịnh Xuân sáng chế ra ( Vịnh có dấu nặng, nhung khi đặt tên môn phái, lấy chữ Vĩnh có dấu ngã, hàm ý Trường Cửu )
Về tiểu sử của vị Sư Tổ này còn rất nhiều huyền thoại , đến mức không ai biết đâu là sự thật, cũng như những truyền thuyết về Nga Mi và Võ Đang của Thiếu Lâm. Chỉ biết là Tổ Mẫu Nghiêm Vịnh Xuân xuất thân từ một ngôi chùa của Phái Thiếu Lâm Phật Gia của tỉnh Vân Nam, miền Nam Trung Quốc vào cuối thế kỷ 18 là lúc tình hình Trung Quốc khá ổn định, trước khi bước vào những cơn bão táp khi phải đối đầu với sự xâm lược của phương Tây ....
Nguyên tắc của Vĩnh Xuân là " Dĩ Nhu Chế Cương ", nhung không phải là không có Cương như nhiều người nhầm tưởng mà là " Cương Nhu Phối Triệt " nghĩa là Kết Hợp nhuần nhuyễn Cương - Nhu một cách Triệt Để và Hiệu Quả nhất.
Triết Lý xuyên suốt của Phật Gia Vĩnh Xuân là những nguyên lý triết học của Lão và Phật Giáo.
Vĩnh Xuân không chủ trương bạo lực, không tranh hơn thua ...Nhhĩa là đứng trước đối thủ , môn sinh Vĩnh Xuân không tấn công trước, không tìm cách triệt hạ đối thủ mà họ chủ trương Hoà Giải Mâu Thuẫn trước tiên, nếu không hiệu quả, buộc phải động thủ thì họ chủ trương Hoá Giải Đòn Thế và Triệt Tiêu Sức Mạnh ( chứ không triệt hạ ) đối thủ theo đúng nguyên lý " Dĩ Nhu Chế Cương "và " Ác Giả Ác Báo" .
Với nguyên tắc này, Vĩnh Xuân không tham gia thi đấu, để tranh hơn thua, nhưng hễ đã động thủ thì bất khả chiến bại, nghĩ là luôn luôn thắng .
Bạn hãy quan sát những hiện tượng thiên nhiên như sau : Một cơn bão lớn quét qua một khu rừng . Tất cả ( hoặc hầu như tất cả ) các cây đại thụ lừng lững đều bị quật ngã ...duy chỉ có cây liễu mảnh mai, hay cây cỏ may mềm mại là vẫn đứng vững ....Vì sao ? Đấy là bởi vì Dĩ Nhu Chế Cuơng . Cây Liễu và cây Cỏ May đã Hoá Giải được sức mạnh kinh hồn của trận cuồng phong và Triệt Tiêu nó gần như hoàn toàn, nên đã trụ vững , trong khi các hảo hán sơn lâm đều bị gục ngã !
Một chân lý kỳ diệu như vậy của thiên nhiên, nếu được áp dụng vào võ thuật thì hay biết bao nhiêu ? Và Vĩnh Xuân là môn phái áp dụng triệt để nhất nguyên lý Nhu vào trong Võ Thuật !
Vì thế môn võ này là lý tưởng cho phụ nữ và những người nhỏ yếu luyện tập vừa có lợi cho sức khoẻ vừa hiệu quả để tự vệ ....Nhưng bạn thử tưởng tượng, một phụ nữ nhỏ yếu mà còn có thể tự vệ hiệu quả truwóc một đối thủ to khoẻ hơn nhiều lần thì một người vốn dĩ bẩm sinh to lớn khoẻ mạnh mà lại được tranh bị Vĩnh Xuân thì hiệu quả lớn đến đâu ? Điều đó cho thấy, tuy chẳng thi đấu, nhưng Vĩnh Xuân gần như vô định, nếu mang ra tranh thắng ....
Phương pháp Hoá Giải và Triệt Tiêu của Vĩnh Xuân là gì ?
Nói một cách đơn giản thì đó là các kỹ thuật Quấn Dính và Xoay Vòng !
Nói đến Xoay Vòng thì những ai tập Akido đều biết : Dùng các kỹ thuật Xoay, Trượt và Xoay Vòng, Hiệp Khí Đạo đã chẳng những Triệt Tiêu được sức mạnh của địch mà lại còn dùng sức địch đánh địch ! Gặp một võ sĩ Akido, đối phương , dù mạnh đến mấy, nhưng hễ lao vào tấn công là cứ bị trôi tuột đi, xoay vòng và ngã lăn queo đủ mọi cách trong khi võ sĩ Hiệp Khí Đạo gần như không thấy động thủ !
CHiêu thức kỳ diệu và kỳ quái này Hiệp Khí Đạo đã học nguyên si từ Vĩnh Xuân !
Tuy nhiên còn một chiêu thức kỳ diệu mà kỳ quái nữa, đặc trưng của Vĩnh Xuân mà không một môn phái nào có được, đó là Quấn Dính !
Nghĩa là sao ?
Nghĩa là nếu gặp một cao thủ Vĩnh Xuân, đối phương chỉ có hai cách để chịu ....thua ! Hoặc là Dĩ Hoà Vi Quí, Hoà Giải ngay từ đầu - điều mà các võ sĩ Vĩnh Xuân luôn khuyến khích, rút lại lời tuyên chiến, hoặc là bị Hoá Giải trong trạng thái Quấn Dính như Hình với Bóng không cách nào phản công cho đến khi được tha !
Như vậy ngoài kỹ thụat xoay vòng, cương nhu phối triệt để hoá giải đòn thế đối phương, Vĩnh Xuân sử dụng kỹ thụat Quấn Dính để bám sát đối phương đến mức đối phương hoàn toàn bất lực không thể ra đòn, phản đòn và mọi đòn đánh cương, trường và cường cực mạnh đều trở nên vô dụng !
Vì thế có thể nói Thủ Pháp của Vĩnh Xuân cực kỳ lợi hại và kỳ quái vì như là vô chiêu diệt hữu chiêu, bất chiến tự nhiên thành . Hoá ra trong võ thuật, không phải cứ đánh được đối thủ là giỏi là hay mà phải làm làm thế nào đối thủ không đánh được mình nữa mới càng giỏi càng hay.
Đấy chính là nguyên tắc tu hành của Phật tử : Từ bi, không gây ác với tha nhân, nhưng trong đời nếu gặp kẻ ác, buộc phải động thủ để tự vệ thì sẽ truwóc tiên hoà giải mâu thuẫn, rồi hoá giải mâu thuẫn, vô hiệu hoá cái ác, khuất phục , tiến tới cảm phục cái ác cải tà qui chính ...đấy chính là cái hay của triết lý Vĩnh Xuân Phật Gia . ...
Triết lý này của Vĩnh Xuân đã được bỉ nhân đưa vào 2 câu chuyện ngụ ngôn Sự Tích Cỏ May và Con Ngựa Bất Kham :
http://www.vnequation.de/ibf/index.php?act...=ST&f=21&t=1077
Về các bài tập cơ bản thì Vĩnh Xuân nhập môn bao giờ cũng có bài 108 cơ bản tập song song vớI các bài luyện mềm dẻo cơ khớp, xoay chân xoay người, du đẩy, bật, quấn dính và luyện khí, dịnh thần như hầu hết các môn kung fu khác. Sau đó se học dần Ngũ Hình tuỳ căn cơ môn sinh mà đi từ dễ đến khó ....
Ngũ Hình của Vĩnh Xuân cũng tiêu biểu cho 5 đặc tính của môn phái và lấy 5 con vật đặc trưng :
Long, Xà, Hổ , Báo, Hạc .
Trong đó :
Long tượng trưng cho Cương
Xà tượng trưng cho Nhu
Hổ tượng trưng cho Dũng
Báo tượng trưng cho Trí
Hạc tượng trưng cho Tĩnh

NHưng trong Vĩnh Xuân yếu tố Nhu và Tĩnh được đặt lên hàng đầu để đối phó với yếu tố Cương và Động .
Vì thế hình biểu tượng ngày nay của Vĩnh Xuân Quyền ( dướI tên mới là Dưỡng Sinh Nhu Quyền ) là hình Xà ( Nhu ) quấn quanh chân Hạc( Tĩnh ).
Từ hơn 10 năm nay, đã trở thành lệ, sau Tết Nguyên Đán, các môn sinh Vĩnh Xuân lại tụ tập đông đảo để thăm hởi, chúc sức khoẻ các thầy và các bạn gần xa ...do số lượng ngày càng đông nên các buổi hội họp này lúc đầu ở nhà sư phụ Ngô Vĩnh Quí ( gần chùa Hà ) sau chuyển sang nhà Chưởng Môn Trần Việt Trung ở 99 Trần Hưng Đạo, nhưng sau đông quá thì chuyển sang Cung Văn Hoá VX. Hiện nay môn phái vẫn tiếp tục dùng nơi này làm võ đường để vừa luyện tập vừ gặp gỡ ....Tuy nhiên từ ngày đI giang hồ, bỉ nhân cũng không được cập nhật thường xuyên tin tức nơI cố quốc nữa nên cách tốt nhất là bạn nên đến tận nơi để hởi cho rõ hơn ...
Người Thăng Long
QUOTE(yuyu @ May 20 2003, 03:42 PM)

Tuy nhiên từ ngày đI giang hồ, bỉ nhân cũng không được cập nhật thường xuyên tin tức nơI cố quốc nữa nên cách tốt nhất là bạn nên đến tận nơi để hởi cho rõ hơn ...

A, hóa ra bác Yuyu là đệ tử Vĩnh Xuân à? clap.gif
Thế thì cần gì phải đi hỏi ai nữa?
Bác biết những gì hay thì dần dần kể cho anh em nghe với nhé v.gif
lxdini
hóa ra trong VNE mình có cao thủ Vịnh Xuân. Sướng quá, đỡ phải chạy lăng nhăng đi hỏi. Bác yuyu ơi, bác đi nhiều học rộng, nên bác nói em sáng ra nhiều điều lắm. Thế đã khi nào bác áp dụng các đòn hóa giải của Vịnh Xuân trong thực tế chưa ạ? Vỉ em thấy các chiêu thức ra đòn của môn phái có phần không thực tế lắm, có thể do em mới tập nên chưa nhìn thấy được phần tinh túy của môn võ này. Bác làm ơn nói rõ hơn được không ạ?
yuyu
QUOTE(lonxinhdini @ May 21 2003, 03:18 PM)
hóa ra trong VNE mình có cao thủ Vịnh Xuân. Sướng quá, đỡ phải chạy lăng nhăng đi hỏi. Bác yuyu ơi, bác đi nhiều học rộng, nên bác nói em sáng ra nhiều điều lắm. Thế đã khi nào bác áp dụng các đòn hóa giải của Vịnh Xuân trong thực tế chưa ạ? Vỉ em thấy các chiêu thức ra đòn của môn phái có phần không thực tế lắm, có thể do em mới tập nên chưa nhìn thấy được phần tinh túy của môn võ này. Bác làm ơn nói rõ hơn được không ạ?

Nếu nói là áp dụng võ thuật vào thực tế nghĩa là đánh nhau thì có thể nói hầu như chưa bao giờ anh dùng. Nếu vạn bất đắc dĩ mà có phải hành xử thì thì chiêu thức hay nhất là ...ù té quyền ! laugh1.gif Bởi vì, ở đời, một khi muốn chơi xấu để hại nhau thì chẳng thiếu gì cách, chẳng cần biết võ thuật làm gì cũng có ngàn vạn cách hại nhau. Võ thuật nếu có mang ra thi thố, chỉ là trong những điều kiện lý thuyết và rất quân tử. Nhưng khi đã ứng xử quân tử vơi nhau thì chẳng cần võ thuật nữa ...Tuy nhiên học võ thuật để tự vệ cũng cần thiết và chủ yếu là để rèn luyện sứ khoẻ và thêm bản lĩnh để ứng xử trong cuộc sống dưới những hình thức khác, không nhất thiết là cứu phải đánh nhau . NHiều người, nhất là những người học các môn phái cương như Karate, Tea Quando thường cho là Vĩnh Xuân không thực tế, vì đánh không có lực ...nhưng đó là do quan niệm lác nhau thôi. Vì Vĩnh Xuân chủ trương Nhu triệt để và luyện tập mèem dẻo, tận dụng những uư điểm sẵn có của mỗi người, thuận theo tự nhiên chứ không chủ trương gò ép, biến người thành công cụ như gỗ đá. Mõi bên đều có triết lý của nó. Các môn phái cương đều có những bài luyện tập để biến tay chân thành những công cụ ghê hồn, có thể chém chặt gạch gỗ đá hoặc rèn luyện sức chịu đựng phi thường của cơ thể, có thể chịu được những đòn đánh rất bạo lực v.v...Nhưng tất cả những cái đó thời xưa, khi còn dùng vũ khí thô sơ, có thể còn hữu dụng l, còn ngày nay là một xu hướng sai lầm và có hại. Trước hết nó làm tổn thương ngay trên cơ thể võ sinh. Hầu hết đều làm võ sinh bị rạn xương, dão, đứt dây chằng và ảnh hửong nhiều đến sức khoẻ khi về già. Chưa kể đến vịệc dùng đòn cương chém chặt gỗ gạch tưởng là mạnh nhưng nếu thay miếng gỗ bằng miếng cao su hay đặt miếng gỗ trôi nổi trên mặt nước thì các đòn cương trở nên vô dụng ! Việc cơ thể rèn luyện để chịu lực tác động lợi bất cập hại vả lại nếu cơ thể mềm dẻo, linh hoạt và xoay trơn tru như một chiếc bản lề thì việc chịu lực hoàn toàn không cần thiết.
Đấy chính là sự thực tế của Vĩnh Xuân . Vĩnh Xuân không chủ trương tấn công trước mà chỉ dùng thủ để công, hoá giải được đối phương mà không cần đánh. Bằng các đòn thế , động tác quấn dính, du đẩy, tì, trôi trượt, kéo, lăng v.v...Vĩnh Xuân dùng sức địch đánh địch, theo một nguyên tắc rất vật lý là " phản lực " và một nguyên lý rất Phật Giáo là " ác giả ác báo ", nghĩa là địch dùng bao nhiêu sức tấn công ta thì sẽ bị đánh trả bằng ngần ấy ....
Sự luyện tập theo môn phái cương chẳng những đòi hỏi thể lực cao mà hiệu quả lại không cao vì giả định đối phương là những viên gạch cứng nhắc và địa hình luôn khô ráo, chắc chắn. Chính vì thế, khi gặp một đối phương " mềm như bún " thì các đòn thế cương gần như vô dụng, chư kể nếu bị bám dính như hình với bóng thì thậm chí không xuất được chiêu nào, nhất là các đòn cước dài và mạnh , sơ trường như của Karate. Đã có nhiều người nói đến việc kết hợp hai sở trường của hai môn phái " Tay Vĩnh Xuân, Chân Karate" ...Nhưng thực chất không thể cso sự gán ghép đầu Ngô mình Sở như thế được , vì việc sử dụng chiêu thức của các môn phái là một hệ thống độc lập, chưa kể phương cách luyện tập hoàn toàn khác nhau đến mức đối lậi như nước với lửa . Trong khi Karate chủ trương dùng bạoi lực cương, cứng, nhanh, mạnh để công phá . Thì Vĩnh Xuẩn chủ trương luyện tập mềm dẻo, linh hoạt để hoá giải và đói phó bằng Linh Giác. Đây là điểm rất quan trọng. Trong các bài tập của Vinh Xuân ngay từ thời kỳ đầu đã rèn luyện cảm giác bằng việc liên tục tập quấn dính bằng tay, chân và sau là toàn thân, để giữ cho cơ khớp hoàn toàn mềm , lỏng, dẻo, tự nhiên và nâng cao sự nhảy cảm của xúc giác. Về sau để tăng cường xúc giác, các buổi luyện tập sẽ tiến hành trong môi trường ngày càng giảm ánh sáng, cho đến việc tập quấn dính trong bóng tối hoàn toàn. Ở các bài tập cấp cao thì có các buổi rèn luyện thi đấu trong trạng thái bịt mắt . Khi đó là ở trạng thái dùng Linh Giác để phán đoán và xử lý tình huống. Vì thế đối với Vĩnh Xuân người ta hay nói " tay có mắt " để chỉ việc rèn luyện kỹ năng " nhìn bằng tay" nghĩ là bằng xúc giác và dĩ nhiên là "nhìn bằng tai "nữa, nghĩa là bằng thính giác . Gộp chung lại là rèn luyện kha năng nhận biết bằng Linh Giác. Và để có một Linh Giác nhạy bén thì phải thật sự mềm lỏng, dẻo và linh hoạt trong cửu độgn cơ khớp , vì thế hoàn oàn trái ngược vơi phuơng pháp luyện tập của phái cương nói chung và Karate nói riêng. Không nhữung thế việc luyện tập kiểu này lại rất thực tế và có lợi cho sức khoẻ ở bất cứ lứa tuổi nào. Cũng vì thế " càng già càng dẻo càng dai ", tuy sức lực lúc cao tuổi kém hưon so với khi trẻ tuổi, nhưng các võ sư Vĩnh Xuân càng cao tuổi do luyện tập lâu năm nên Linh Giác càng nhạy bén và điêu luyên hơn nên không hề thua kém các võ sinh trẻ như các môn phái cương khác. Cũng chính vì nó thực tiễn và có lợi cho sức khoẻ nên Vĩnh Xuân hiện đại Việt Nam từ hơn 10 năm nay đã lấy tên chính thức là Dưỡng Sinh Nhu Quyền. Một môn võ chủ trương rèn luyện sự mềm dẻo và sống thuận tự nhiên cả về tinh thần lẫn thế xác. Hoá Lực chứ không Đối Lực . Có những ứng dụng rất dơn giản trong cuộc sống, chẳng hạn trong một đám đông, chen chúc vội vàng, thay vì chen lấn xô đẩy dùng sức cương để tiến lên phía trước chẳng nhanh và hiệu quả được bao nhiêu, ta dùng nhu thuật, xoay người, trôi trượt, hoá giải hầu hết các va chạm một cách nhẹ nhà mà vẫn " luồn lách " tiên lên phía trước được nhanh chóng. Trong lĩnh vực tinh thần cũng vậy, thay vì để cho những sáng chấn tinh thần căng thẳng, sâu nặng, có hại cho sức khoả, ta hoá giải nó bằng nhu thuật để xả bớt sự dồn nén và tránh những chiu đựng những sang trấn quá mạnh trái với tự nhiên ...
Về triết lý, Vĩnh Xuân không giải quyết Mâu Thuẫn bằng Triệt Tiêu Đối Kháng mà bằng Hoà Đồng Đối Đãi. Điều đó cũng phù hợp với xu thế chung của Thời Đại cũng như Triết Lý Đông Phương; vì thế nó rất thực tiễn.
mưa
Hay nhỉ, đọc thú vị thật!

Thế Aikido và Vĩnh Xuân giống nhau những điểm nào ngoài nguyên tắc chung là "dĩ nhu chế cương" và khác nhau ở những điểm nào?
yuyu
QUOTE(mưa @ May 31 2003, 02:04 PM)
Hay nhỉ, đọc thú vị thật!

Thế Aikido và Vĩnh Xuân giống nhau những điểm nào ngoài nguyên tắc chung là "dĩ nhu chế cương" và khác nhau ở những điểm nào?

Akido do tổ sư Morihei Ueshiba (1883-1969) sáng lập sau WWI là một môn phái trẻ ở Nhật Bản còn Vĩnh Xuân đã bắt nguồn từ phái Phật Gia Thiếu Lâm miền Nam Trung Quốc từ cuối thế kỷ 18. Tuy lịch sử và phương pháp truyền thục của môn phái này cũng như hầu hết các môn phái võ thuật Trung Hoa còn khá bí hiểm, nhưng những nguyên tắc Nhu của môn phái này được phát triển và hòan thiện khá tòan diện làm thành diện mạo chủ yếu của Thiếu Lâm Nam Tông, nghĩa là võ thuật của những vùng miền Nam Trung Quốc nơi địa hình phức tạp, hiểm trở, nhiều sông ngòai đồi núi, rêu phong ẩm ướt và nhất là người miên Nam nhnosi chung có thể hình nhỏ bé hơn người miền bắc nhưng nhanh nhẹn và khéo léo hơn ....vì thế các môn phái Nhu phát triển rất mạnh. Các nguyên lý này được truyền bá sang Nhật, hình thành các bộ môn Nhu Thuật như Jujisu và Judo vào thế kỷ 19. Đến Akido thì các nguyên lý cơ bản của Vĩnh Xuân đã được tiếp thu gần như trọn vẹn đó là các thế của bài Long Quyền sử dụng các đòn thế công và thủ theo các vòng tròn lớn nhỏ, xoay, xóay, trôi trượt để .... nương theo sức địch mà đánh địch. Nhưng Akido có đặc điểm riêng là dấu kín bộ pháp di chuyển trong một y phục đặc thù của riêng môn phái, không cho đối phương biết đuwofng đi nước bứớc của mình thế nào. trong khi Vĩnh Xuân đặc biệt quái dị về Thủ Pháp, với các thế tay lắt léo và chiêu thức quấn dính, bám dượt nhằm hóa giải và vô hiệu hóa đối phương độc nhất vô nhị . Đấy là 2 điểm khác nhau cơ bản của 2 môn phái . Ngòai ra 2 môn phái này giống nhau nhất so với tất cả các môn phái khác.
Người Thăng Long
QUOTE(Nguoi Thang Long @ Apr 26 2003, 05:06 AM)
Tinh thần - Ký thuật - Thể lực

Yếu tố nào là quan trọng nhất trong Võ thuật nhỉ?

bangin.gif

Trong võ thuật cũng như trong các môn thi đấu thể thao, sự tinh thông kỹ thuật, wasa, sẽ là một yếu tố rất thuận lợi. Với thanh niên thì tố chất cơ thể là nền tảng còn đối với người có tuổi thì kỹ thuật và tinh thần lại là nòng cốt.

Như thế điều quan trọng nhất là Tinh thần, shin, rồi sau mới là kỹ thuật và thể lực. rose.gif

Trong thi đấu thể thao của các nước phương Tây thì thể lực được đặc biệt chú trọng phát triển. Nhưng điều này không đúng trong võ thuật. Chẳng hạn môn Judo, thể lực phải được chú trọng phát triển nhưng nó chỉ là yếu tố thứ 2 sau kỹ thuật và trực giác cần thiết để có thể vận dụng được sức mạnh của cơ thể. clap.gif

Cuộc đấu giữa thể lực và kỹ thuật thì chắc chắn phần thắng thuộc về kỹ thuật giỏi. Khi mà một tinh thần mạnh mẽ đối đầu với một kỹ thuật tinh thông thì tinh thần sẽ thắng bởi vì nó biết tìm ra điểm yếu của đối phương. rose.gif

Người ta vẫn thường hay kể về một cuộc đấu tay đôi giữa một anh samurai với một người nông dân. Võ sĩ tấn công bằng đòn kẹp cổ rất nguy hiểm trong khi đó người nông dân vận dụng hết sức lực bóp mạnh vào hạ bộ của anh kia w00t.gif Sau vài giây thì anh chàng samurai đành chịu thua! v.gif

Sự tập luyện không chỉ được chú trọng tới cơ thể và thể lực. Lẽ dĩ nhiên trong các cuộc thi đấu thể thao hiện đại người ta không thi đấu vì sinh tử thế nên chỉ cần sức mạnh cơ thể và kỹ thuật giỏi đã quá đủ rồi. thumbup.gif
Trong lịch sử võ thuật thì sinh mạng là điểu cốt tử như thế trực giác sẽ quyết định tất cả số phận của người võ sĩ. Như thế nếu thiếu Đạo thì võ thuật chỉ là một trò chơi đơn thuần. thumbdown.gif

Giữa hai đối thủ cùng mạnh về thể lực, giỏi về kỹ thuật và vững về tinh thần thì có thể nói là cân bằng những luôn luôn là yếu tố tinh thần sẽ quyết định kết cục tối hậu! rose.gif

Thời xa xưa, một động tác duy nhất đủ để mang tới cái chết cho đối thủ.Khoảnh khắc định mệnh do sự chậm chạp trong việc tập trung các sự chuyển động trước khi tấn công. Một nhát gươm là chấm hết: 1 người chết, đôi khi là cả hai nếu như hai đường gươm ra cùng một lúc. Tất cả diễn ra trong một khoảnh khắc. Trong tích tắc này tinh thần quyết định tất cả, kỹ thuật và thể lực của cơ thể chỉ đơn thuần tuân theo.

Trong tất cả các môn thể thao ngày này đều có thời gian chờ, trong võ thuật không có thời gian chờ đợi hay thời gian chết: nếu như ta chậm hơn thì ngay lập tức đối phương sẽ tận dụng cơ hội. Tinh thần phải không ngừng tập trung cao độ để kiểm soát tình thế, sẵn sàng tấn công hoặc phản công. Cái thời điểm mà sự quan trọng của tinh thần là sinh tử. iswear.gif

Trong tấn công không có sự lựa chọn kỹ thuật để tấn công. Điều này phải được thực hiện một cách vô ý thức, tự động và thật tự nhiên. Ý nghĩ không được can thiệp vào đây nếu không thì sẽ có khoảnh khắc chờ và như thế là chỗ hở, là thất bại.

Sẽ luôn là câu hỏi bất tận về sự quan trọng giữa 3 yếu tố Tinh thần - Kỹ thuật - Thể lực (Shin - Wasa - Taï). Chúng phải được kết hợp. Không chia rẽ. Sự thống nhất hoàn hảo của cả 3 yếu tố này sẽ tạo ra hành động tức thời, đúng lúc.

rose.gif

cheers.gif
Người Thăng Long
Tĩnh tâm, cao mưu

Đại Kiếm sư người Nhật Miyamoto Mushachi từng nói: "Chúng ta phải tôn trọng Trời và Phật nhưng không được phụ thuộc vào đó" rose.gif
Ở đây ta thấy rất rõ ảnh hưởng của Zen tới võ thuật.

Khởi đầu người võ sĩ luôn mong muốn đạt được tới trình độ sử dụng các tuyệt kỹ. Như thế anh ta cố gắn luyện tập tinh thần theo chiều hướng để đạt tới những khả năng siêu nhiên. Anh ta có mục đích.

Dưới ảnh hưởng của Zen, từ chủ đích muốn "chắt đứt" đối phuơng (Kendo: "Ken" có nghĩa là lưỡi gươm và cũng có thể hiểu là cắt xẻ ra như thế Kendo có nghĩa là đường chém của lưỡi gươm) người võ sĩ samurai chuyển sang thành phương pháp tự cắt xẻ tinh thần của chính mình! w00t.gif Đó là con đường dẫn tới tinh thần quyết đoán, đầy giải pháp và kiên định. Đây mới chính là kiếm thuật Nhật bản, mới đúng là võ thuật chân truyền. rose.gif

Tinh thần của võ sĩ không ngừng chuyển động, nó không dừng lại ở bất kỳ một đối tượng hay một chủ thể nào mà để cho tất cả tự trôi qua. Thân thể cũng không đứng yên. Giữa trực giác, sự tinh anh và chuyển động của cơ thể luôn có một mối liên kết. Điều đó chính là bí mật của zazen và võ thuật!

Chắc nhiều người đã từng nghe kể về câu chuyện 3 con mèo bắt chuột?
Một anh samurai bực mình vì trong nhà có chuột liền đi mượn mèo về bắt chuột. ohgirl.gif
Con mèo thứ nhất rất to khoẻ và dũng cảm nhưng con chuột tinh nhanh hơn và đùa rỡn với chú mèo! w00t.gif
Con mè thứ hai thuộc vào loại khôn ngoan và đầy mánh khoé. Nhưng con chuột rất cẩn thận, nó chỉ chui ra khỏi hang khi nào con mèo đã ngủ! thumbup.gif
Con mèo thứ 3 mượn của một ông thiền sĩ thì không có dáng vẻ gì đặc biệt, lúc nào cùng buồn ngủ và dễ lẫn vào với các đồ vật. no.gif Chú mèo này dùng phần lớn thời gian để ngủ và con chuột bắt đầu thăm dò, lượn qua lượn lại trước mắt. Không một chút động tĩnh? argue.gif Rồi một hôm bất chợt chỉ bằng một cái táp chân nhanh gọn chú mèo quật ngã con chuột ma lanh! thumbup.gif

Như thể sức mạnh của cơ bắp, sự tinh thông kỹ thuật sẽ chẳng có tác dụng gì nếu thiếu sự tỉnh táo của tinh thần. Một ý thức đúng thời điểm là tiên quyết định cho sự chuyển động của cơ thể. rose.gif

Tại sao hai con mèo trước lại không bắt nổi con chuột mắc dù chúng rất khoẻ và thông thạo võ thuật?
Đơn giản bởi vì cả hai đều có mục đích. Chúng vô tình tự trói tinh thần vào trong mục đích bắt chuột ấy và trở nên cứng nhắc. Chúng đã không biết điều hòa sức mạnh, kỹ thuật và tinh thần luôn thức tỉnh để hội tụ làm một. Khi những điều này bị chia rẽ thì sẽ không còn sức mạnh nữa. thumbup.gif

Thế nhưng con mèo mạnh nhất trong thế giới loài mèo lại không phải là con mèo bắt được nhiều chuột nhất. confused1.gif & Đơn giản bởi vì không có một con chuột nào dám bén mảng lại gần nó cả! w00t.gif rose.gif


shuriken.gif
Pages: [<<], [<], 1, [2], 3, 4, 5, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.