Langven.com Forum

Full Version: Zen Và Võ Thuật
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: [<<], [<], 1, 2, [3], 4, 5, 6, [>], [>>]
yuyu
Tinh Thần-Kỹ Thuật-Thể Lực.
Ba yếu tố ấy đếu quan trọng, nhưng rõ ràng với thời gian, thể lục sẽ giảm sút dần dần, còn kỹ thuật ngày càng tinh thông hơn nếu được luyận tập thường xuyên cùng với Tinh Thần .
Trong Vĩnh Xuân , 3 yếu tố cơ bản ấy được gọi là Tam Hợp là yêu cầu bắt buộc đối với môn sinh khi tốt nghiệp : Nếu đạt được Tam Hợp coi như loại suất sắc, Nhị Hợp là Khá còn chỉ Nhất Hợp thì cũng coi như đạt yêu cầu với điều kiện phải là Kỹ Thuật hoặc Tinh Thần, còn nếu chỉ đạt Thể Lực thì coi như trượt . Nghĩâ là trong Vĩnh Xuân cũng coi Thể Lực chỉ là yếu tố hỗ trợ mà không phải là yếu tố quan trọng hay quyết định . Mà nói chung Võ Thuật là như vậy . Võ Thuật là dành cho kẻ yếu chứ không phải cho kẻ mạnh , hay ít ra thế mạnh của võ thuật không phải là sức mạnh của cơ bắp mà là sức mạnh của Tinh Thần .
Trong Vĩnh Xuân khi lên đến hàng cao thủ thượng thừa thì còn phải đòi hỏi Lục Hợp nghĩa là phải kết hợp thêm 3 yếu tố nữa là : Linh Giác, Khí Chất và Thời Điểm, gọi tắt là Linh, Khí, Thời . Trong đó Linh và Khí đượC đánh giá cao nhất và Linh là tuyệt đỉnh của Lục Hợp không phải ai cũng đạt được vì phải có một thời gian luyện tập rất lâu dài , nếu không muốn nói là phải khổ luyện cả đời , mà cũng phải tuỳ căn cơ mỗi người, mới có thể đạt được . THường đối với võ sinh trẻ , chỉ dạt đượC Tam Hợp cũng là khá lắm rồi .
Người Thăng Long
QUOTE(yuyu @ Jul 12 2003, 03:21 AM)
Võ Thuật là dành cho kẻ yếu chứ không phải cho kẻ mạnh , hay ít ra thế mạnh của võ thuật không phải là sức mạnh của cơ bắp mà là sức mạnh của Tinh Thần

Về một khía cạnh nào đó thì bác Yuyu nói đúng nếu xét về sự ra đời của võ thuật. Nhưng không phải lúc nào người ta cũng học võ và có thể dũng võ để biến một kẻ yếu thành người mạnh! thumbup.gif

Học võ còn là một cách tự rèn luyện ý chí. Tu tạo bản lĩnh và sống đẹp hơn. rose.gif

Các cụ vẫn nói "Đầu óc ngu si, tứ chi phát triển" nhằm chế nhạo con nhà võ biền kém học. Nhưng đó là cách nhìn nhận phiến diện. Khi mà đạt tới trình độ võ học thì khả năng tư duy đã cao lắm rồi. Có như thế thì mới đạt được nghệ thuật điểu khiển tinh thần.

Và...Zen nữa nhỉ!

rose.gif
Người Thăng Long
Sutemi

Trong võ thuật, Budo, khái niệm về sự tự thoát thân là rất quan trọng.
("Sute" = Từ bỏ; "Mi" = thân thể) Điều này không chỉ đúng cho Karaté mà trong cả Kendo, Judo và các môn phái khác nữa.

Cùng với sự phát triền và hoàn thiện hoá của Budo thì Sutemi đã được áp dụng cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau: tự loại bỏ ý thúc của chính mình, tự loại bỏ tinh thần, loại bỏ thị giác, không đối thủ, không vũ khí...
Tựu trung lại thì đều là các phương thức nhằm tự loại bỏ yếu tố cá nhân, cái Tôi, hòa nhập vào vũ trụ. Không vướng bận, không dục vọng không cá nhân. Như thế ta có thể hướng cái Tôi theo mục đích nhất định.


Ngay cả khi ta ở vào trong bất kỳ tình huống nào thì cũng không được sợ hãi, hoảng hốt. Phải tập trung tối đa vào từng thời khắc, không được tiết kiệm công lực, tất cả phải dược dồn vào thời điểm hiện tại. Như thế ta đã loại bỏ thân xác một cách tự nhiên, tự động nhất, vô thức ngay cả với ý thức của cá nhân. Nếu như ta sử sụng ý nghĩ thì sẽ tạo ra sự chậm chạp, lưỡng lự. Đối phó với hoàn cảnh thì tinh thần phải không tồn tại và ý thức tan biến.

Trong Budo thì ý thức và hành động phải luôn được kết hợp làm một.
Khởi luyện võ thuật người ta bắt đầu bằng Wasa, kỹ thuật rồi tiếp đến tập Kata, các thế. Chỉ tập đi tập lại như thế trong vòng vài năm cho đến khi chúng trở thành thói quen. Nhưng trước hết phải biết tập trung ý thức cá nhân. Điều này giống hệt như khi ta bắt đầu tập một nhạc cụ vậy. Cuối cùng khi đã tập đến một trình độ cao thì ta có thể thi triển các chiêu thức một cách vô thức và tự nhiên. Đó chính là tinh thần Zen trong Võ đạo cũng như cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta.

Những tác phẩm lớn được tạo nên ngoài khuôn khổ kỹ thuật. Trong thế giới của khoa học kỹ thuật những sự khám phá lớn đều vượt ra ngoài các nguyên tắc và kỹ thuật căn bản. Tự trói buộc vào một ý nghĩ cụ thể, hay một khuôn khổ, một cách định giá trị sự vật là một quan niệm rất sai lầm, ngược lại với những luật lệ của Đạo và Đời. Từ một ý tưởng hành động ta phải đạt được sự tự do hoàn toàn.

Trong Zen hay trong Budo ta phải tìm thấy sự kết hợp trực tiếp với những gì tinh khiết nhất của vũ trụ. Đơn giản bởi vì ta cần phải tư duy cao hơn cả ý thức cá nhân, bằng tất cả cơ thể chứ không chỉ riêng bằng trí não.

Như một cung thủ cảm nhận độ căng của cánh cung mà không quan tâm tới cái đích của mũi tên. Vô thức.
Như một kiếm sĩ không hề bận tâm về bốn phía xung quanh. Đạt tới sự tự do của Trung Điểm.

Và như thế gọi là đắc Đạo. Con đường dẫn tới Trung Đạo!

rose.gif
Người Thăng Long
Không thấy bác yuyu kể chuyện Vĩnh Xuân nữa nhỉ?
Hay là bác thử hóa giải một chiêu La Hán quyền nhá?

cheers.gif
yuyu
QUOTE(Nguoi Thang Long @ Aug 1 2003, 10:11 PM)
Không thấy bác yuyu kể chuyện Vĩnh Xuân nữa nhỉ?
Hay là bác thử hóa giải một chiêu La Hán quyền nhá?

cheers.gif

Chời ! Võ mồm thì chán chết laugh1.gif
Nói đùa chứ thực ra mình cũng lười viết, giá có cái scan chữ Việt , mình sẽ phóng lên vài bài viết về Vĩnh Xuân ngày trước đã đăng trên báo chứ bi giờ ngồi gõ lại ngại lắm laugh1.gif
Bác viết gì thì cứ viết đi . Tôi đọc vậy cheers.gif
Người Thăng Long
Kể ra thì võ mồm ai cũng là cao thủ hết! cheers.gif
Hay là bác kể về Linh giác Quyền của Vĩnh Xuân đi vậy?

thumbup.gif
Người Thăng Long
Trong bất kỳ bộ môn võ thuật nào khi đã đạt tới một trình độ võ công nhất định môn sinh đều được trải qua giai đoạn tập "Linh Giác Quyền".
Vậy thế nào là Linh Giác Quyền?

Con người ta khi ở trong một tình thế bị tấn công đều có những phản xạ tự vệ một cách vô thức và có ý thức. Vô thức thuộc về trực giác còn có ý thức thuộc về kỹ thuật.

Như đã bàn luận ở những bài viết trước, khi mà người ta có ý thức trong hành động thì cũng đồng nghĩa với có những điểm chết của tư duy trong chiêu thức. Linh Giác Quyền giải quyết vấn đề này.

Người mới tập Linh Giác Quyền bắt đầu bằng tập đối kháng va chạm nhẹ nhàng theo bài với một người khác trong tư thế nhắm mắt và ngồi tọa thiền. Khi mà kỹ thuật đã nhuần nhuyễn, không còn phải tư duy về chiêu thức nữa thì thì môn sinh chuyển sang một giai đoạn cao hơn là kết hợp điều hòa khí công cùng quyền đạo.

Trong Linh Giác Quyền thì khí công là một yếu tố vô cùng quan trọng. Đạt tới sự thông thoát của các yếu huyệt đồng nghĩa vơi sự thông thoát của ý thức theo chiều hướng dẫn tới vô thức tuyệt đối.

Như thế môn sinh sẽ dần dần đạt tới trình độ cảm nhận đối thủ mà không cần va chạm. Điều này là kết quả của quá trình luyện tập lâu dài và kiên trì, không có gì gọi là "tuyệt kỹ" cả. Ta vẫn hay nghe nói tới chuyện Ninja nhìn bóng của đối phương mà song đấu, kiếm sĩ Kendo không tập trung vào bất cứ một điểm nào cụ thể mà đường gươm ra chính xác đến hoàn hảo...Tất cả đều do Linh Giác Quyền.

Lý Tử Long đơn giản hóa Linh Giác Quyền thành Triệt Quyền Đạo để cho tất cả mọi người đều có thể tập được dễ dàng những nếu muốn đạt tới trình độ cao thủ võ lâm thì không đơn giản chút nào cả.

rose.gif
Người Thăng Long
Zatoichi - Một Huyền thoại và một tinh thần Võ sĩ Đạo

Vốn là một người hâm mộ các tác phẩm điện ảnh của đạo diễn-diễn viên người Nhật Kitano, tôi đã chịu khó lặn lội tới xem bộ phim Zatoichi tại liên hoan phim Mostra de Venise 2003. Ngoài giả thưởng Sư tử Bạc dành cho Đạo diễn xuất sắc thì cũng cần phải nói về tinh thần Võ sĩ Đạo và Zen trong võ thuật được thể hiện thật hoàn hảo và sâu sắc trong nhân vật Kiếm sĩ mù - Tẩm quất gia - Samurai Zatoichi.

user posted image

Tử chiến trong mưa.


Bộ phim dựng lại một cách sáng tạo nhân vật huyền thoại trong võ thuật xứ hoa Anh đào. Năm 1964, dưới nhan đề "Huyền thoại về Zato Ichi", Shintaro Katsu đã diễn xuất vô cùng thành công nhân vật này.

user posted image


Kitano đã dựng nên một hình ảnh hoàn toàn mới, khác biệt và đầy ấn tượng. Không một ai có thể nghĩ rằng ẩn giấu trong hình hài một ông lão già nua, mù lòa tội nghiệp ấy là cả một kiếm pháp tuyệt luân với độ chính xác kinh hồn. Trong cây gậy chống đỏ rực mầu máu ấy là lưỡi gươm mang đầy tính nhân bản "Giữa đường thấy chuyện bất bằng chẳng tha" và cái hồn Zen đã đạt tới Trung Đạo của võ thuật.

user posted image


.....
Người Thăng Long
Ngay trong cảnh giới thiệu nhân vật đầu phim, Kitano đã vào đề trực tiếp với câu chuyện "Mèo bắt Chuột" w00t.gif Đám võ sĩ kiêu ngạo tưởng rằng có thể chế nhạo một lão samurai già thất sủng bằng việc ăn trộm cây gậy chống - thanh kiếm nổi tiếng của Zatoichi, nào ngờ! Bình thản chờ đợi bọn gây hấn lại gần một cách rất tự nhiên và thờ ơ rồi bất thình lình xuất đòn triệt hạ, đoạt kiếm và hạ thủ đối phương trong nháy mắt. Trong đám hỗn chiến của những đường gươm và thây người ấy Zatoichi xuất thần một cách hào hùng. Đôi mắt vẫn nhắm nghiền.

Ta nhận ra cái hồn của Kendo. Người võ sĩ không tập trung vào một đối phương cụ thể mà lại tập trung vào tất cả xung quanh. Linh giác Kiếm của Zatoichi quả là có một không hai.

user posted image

Một cảnh so kiếm tại dinh thự của Ogi.


Nhưng tại nước Nhật đầy tinh thần thượng võ ấy anh hùng sẽ gặp anh hùng. Trong cái thời buổi loạn ly của nội chiến ấy thì người võ sĩ Samurai nhiều khi sống vì miếng cơm manh áo nhiều hơn là vì lẽ phải trái trong đời. Đối thủ của Zatoichi la một Samurai như thế, Hattori, tài năng nhưng chọn lầm chủ.

user posted image

Hattori - Samurai ronin - Võ sĩ cận vệ


Cuộc so tài đầu tiên trong tửu quán Zatoichi đã dạy cho chàng võ sĩ này một bài học nhớ đời và cay đắng về nghệ thuật dùng kiếm. Khi bỗng nhiên phát hiện ra lão già chuyên hành nghề tẩm quất lại giấu trong cây gậy chống một lưỡi gươm thì Hattori đã sáp lại tra hỏi. Cuộc đụng độ là không thể tránh khỏi. Nhưng với tư thế hai bên gần nhau như thế thì cách tuốt kiếm ngược của Zatoichi đã thắng. Trong khi Hattori còn chưa rút được kiếm ra khỏi bao thì lưỡi gươm của Zatoichi đã kề sát ngay ngực rồi! Không kém phần tài năng Hattori đã học ngay chiêu kiếm ấy.

Xin được nói một chút về Kendo. Về căn bản thì có hai kiểu tuốt kiếm khi xung trận. Kiểu tuốt kiếm xuôi thì mu bàn tay nằm úp lên chuôi kiếm theo chiều sống của lưỡi kiếm. Với cách này thì thanh kiếm sẽ dễ dàng sự dụng hơn vì thuận với cấu tạo cơ thể và chuyển động của cánh tay. Kiểu tuốt kiếm ngược thì mu bàn tay nằm xuống phía dưới, hơi giống kiểu cầm dao găm và đường kiếm cũng bị nhiều hạn chế. Người Samurai giỏi chỉ cần nhìn cách tuốt gươm là đã đoán được đối thủ của mình rồi.

Samouraï ronin Hattori là một võ sĩ đầy tài năng nhưng cũng rất nhỏ nhen. Chính điều này đã khiến anh ta vì tiền ra đầu quân cho băng Ginzo. Hành động tìm lại người thầy dạy võ năm xưa đã từng làm Hattori mất mặt để trả thù cũng đủ để minh họa cho điều ấy.

Zatoichi, người võ sĩ mù nhưng lại tinh thông hơn tất cả đám con bạc đang khát nước ấy trong "Casino" của băng Ginzo. Chỉ bằng thính giác phi thường mà Zatoichi đã thắng tất cả các canh bạc một cách dễ dàng. Điều gì phải đến đã đến. Khi Zatoichi tố giác bọn cầm cái gian lận thì những lưỡi gươm đã tuốt ra. Một lần nữa kiếm pháp tuyệt luân của Zatoichi lại được thể hiện. Không một tên võ sĩ sáng mắt nào còn sống sót!

....
LeVu
Em có thắc mắc muốn hỏi bác yuyu: Alkido là hậu sinh của Vĩnh Xuân, nhưng theo bác nói thì thiếu ưu điểm hơn Vĩnh Xuân, như phải che thủ pháp chân trong cái váy của võ sĩ đạo, chỉ mới tiếp cận được các chiêu thức xoay của Vĩnh Xuân, nhưng vẫn chưa biết "Kết Dính" sad1.gif . Mà không biết anh yuyu đã xem người ta tập Alkido chưa? Em nghĩ là nó thực tế hơn Vĩnh Xuân, vì ít đi quyền hơn Vĩnh Xuân, giải quyết nhanh gọn hơn Vĩnh Xuân, không biết ý kiến của anh thế nào?
Pages: [<<], [<], 1, 2, [3], 4, 5, 6, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.