Langven.com Forum

Full Version: Chính Phủ điện Tử?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
restart
http://www.nhandan.org.vn/vietnamese/thois...eu-giaiphap.htm

Giải pháp phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam


Sáng 15-7, tại Hà Nội, Bộ Bưu chính Viễn thông phối hợp với Công ty Viễn thông Singapore (SingTel) và Công ty Máy tính quốc gia Singapore (NSC) tổ chức hội thảo về Chính phủ điện tử (e-Government).
Tham gia hội thảo có hơn 100 đại biểu là lãnh đạo Bộ BCVT và cán bộ, chuyên gia các ngành, tổ chức nghiên cứu, giáo dục, các doanh nghiệp và hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực CNTT.

Các giải pháp và ứng dụng CNTT, các yếu tố thiết yếu đảm bảo cho sự thành công của Chính phủ điện tử cũng như lộ trình kế hoạch xây dựng Chính phủ điện tử đã được trình bày tại đây. Phía Singapore đã chia sẻ kinh nghiệm quá trình phát triển Chính phủ điện tử, cơ sở hạ tầng hành chính công... với Việt Nam. Bộ BCVT cũng đã đưa ra các vấn đề về cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia và Tổng quan dự án Chính phủ điện tử của Việt Nam thông qua tin học hóa thủ tục hành chính.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ BCVT, TS Mai Liêm Trực, nhận định: "Chính phủ điện tử là một trong lĩnh vực ứng dụng quan trọng của CNTT và đang thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm tăng cường hiệu quả, dân chủ và minh bạch trong các hoạt động giữa Chính phủ và người dân, Chính phủ với doanh nghiệp và giữa các Chính phủ với nhau". Theo ông Trực, Bộ BCVT đang xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý phù hợp để thúc đẩy Chính phủ điện tử phát triển và trở thành công cụ hữu ích cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

NGỌC THU
(Tin tức)

Ở nước các bác đang ở, các bác thấy triển khai chính phủ điện tử cụ thể như thế nào? idea.gif Liệu VN triển khai chính phủ điện tử thì có góp phần chống tham nhũng không? stretcher.gif
FR
LĐ số 197 Ngày 16.07.2003 Cập nhật: 08:51:57 - 16.07.2003

Chính phủ điện tử: Người dân phải là trung tâm
Quảng Hà


Nhận xét của Thứ trưởng Mai Liêm Trực: Quan hệ cá nhân có khi giúp giải quyết công việc nhanh hơn "online". Hình mẫu từ Singapore: Người dân là trung tâm của chính phủ điện tử.

Bài học từ "hòn đảo thông minh"

Singapore là một hình mẫu thành công hoàn hảo trong xây dựng chính phủ điện tử. Sau 20 năm triển khai qua 5 giai đoạn, Singapore đang xây dựng "Connected Singapore" (Singapore nối mạng) với 90% các giao dịch giữa chính phủ và người dân thực hiện qua mạng và bắt đầu quen thuộc với khái niệm netizen (công dân điện tử). So sánh VN với một nước được xếp thứ 2 thế giới năm 2003 về quản lý bằng chính phủ điện tử tất nhiên là điều chưa thể được, nhưng đất nước này cũng đã trải qua các bước đi như VN buổi đầu: Khởi đầu bằng chương trình máy tính hoá toàn quốc đầu những năm 80, Singapore đã đi qua các thời kỳ cung cấp thông tin tích hợp, tập trung hoá và xây dựng mạng băng thông rộng toàn quốc, kết nối nhà nước với doanh nghiệp...

Tuy nhiên bí quyết của Singapore không phải nằm ở công nghệ. Theo ông Lim Toon, GĐ điều hành Singtel, công nghệ là chung cho mọi dự án chính phủ điện tử, không có công nghệ đặc biệt. Cái cần nhất là phải có nỗ lực, mục tiêu rõ ràng và làm cho người dân thấy được lợi ích từ chính phủ điện tử, phải kết hợp giữa lợi ích của người dân và mức độ quản lý của Nhà nước. Đầu tiên, xây dựng cơ sở dữ liệu và tích hợp trong mạng lưới chạy trên hạ tầng đồng bộ hoá, đồng thời xây dựng mô hình tổng thể nhu cầu của người dân. Trong mô hình này, người dân là trung tâm của chính phủ điện tử. Đây có lẽ là một bài học tốt cho VN: Người dân không cần quan tâm đến nhiều cơ quan của Chính phủ, mà mạng của Chính phủ là tích hợp đa dịch vụ, chỉ cần một khái niệm mạng chính phủ.

Gặp nhau vui hơn!

Ông Mai Liêm Trực, Thứ trưởng thường trực Bộ BCVT cho rằng có một số khó khăn nổi lên cản trở tiến trình chính phủ điện tử, như cải cách hành chính nhà nước, hệ thống thông tin của Chính phủ... Cải cách hành chính là khâu quan trọng nhất, kiên quyết nhất của chính phủ điện tử, thực tế cải cách hành chính nhà nước gặp nhiều khó khăn cũng như thay đổi nhận thức, tư duy, cung cách làm việc của cán bộ công chức nhà nước. Để người dân tiếp cận các dịch vụ công một cách nhanh nhất đòi hỏi sự kết hợp giữa các hệ thống thông tin của Chính phủ. Tính riêng tư và bảo mật của thông tin để người dân yên tâm tham gia vào các dịch vụ của chính phủ điện tử.

Muốn áp dụng phương tiện điện tử vào điều hành hoạt động của Nhà nước thì các quy trình nghiệp vụ của Chính phủ phải minh bạch, rõ ràng, đơn nhất. Nếu không quyết tâm xử lý sớm việc này thì việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của Chính phủ sẽ khó khăn.

Theo ông Trực, vấn đề của chính phủ điện tử không phải là máy tính, mà bản thân quy trình nghiệp vụ của Chính phủ quan hệ với dân, và toàn bộ cơ sở hạ tầng thông tin gồm toàn bộ các chuẩn kết nối với nhau. Thực trạng hiện nay là "những cơ quan nào bắt buộc phải tiếp cận và xử lý thông tin nhanh thì triển khai tích cực, như ngân hàng, thống kê, hàng không, viễn thông. Còn có những anh thấy vài ba năm nữa cũng chưa làm sao, thậm chí thích thú quan hệ cá nhân, gặp nhau lại vui vẻ và dễ giải quyết công việc hơn là "online", đây là vấn đề tâm lý xã hội, cần có thời gian". Ông Trực cho rằng, hầu hết ở các bộ ngành, hệ thống thống kê đánh giá thực trạng ngành mình quản lý đều yếu kém, kể cả Bộ BCVT. Nội dung thông tin trùng lặp nhiều nhưng không theo chuẩn thống nhất.

7 năm cho chính phủ điện tử?

Ông Trực cho biết chính phủ điện tử của VN còn ở giai đoạn đầu, với mục tiêu ứng dụng CNTT cho bản thân nội bộ Chính phủ trung ương và địa phương điều hành có hiệu quả hơn. Tiếp theo là các doanh nghiệp và người dân nắm bắt các thông tin của Chính phủ để phục vụ cuộc sống, hoạt động của mình, khắc phục tình trạng quy định của Chính phủ không đến được người dân. Sau đó sẽ tới những dịch vụ công nhà nước cung cấp cho dân, dân làm nghĩa vụ với nhà nước... dân có thể xin giấy phép kinh doanh, khai sinh, nộp thuế, đăng ký học hành... trên mạng. Tất cả đều cần có lộ trình, thời gian. Theo ông Trực, VN nếu cố gắng có thể sau 7 năm nữa sẽ đạt mức tương đương các nước tiên tiến.

Hiện tại, song song với đề án 112, một số nơi đã bắt đầu cung cấp dịch vụ công cho xã hội như TPHCM. Tuy nhiên một dự án chính phủ điện tử hoàn chỉnh của VN thì chưa có. Đề án 112 chỉ là một dự án nằm trong chương trình cải cách hành chính của Chính phủ, còn các cơ quan bộ, tỉnh phải có các dự án thực thi thì hiện chưa có. Như vậy, lý do để tin tưởng cũng chưa thật thuyết phục.


5 "làn sóng" tạo nên chính phủ điện tử ở Singapore

Làn sóng 1: Chương trình máy tính hoá toàn quốc, giảm việc làm trên giấy.
Làn sóng 2: Kế hoạch IT quốc gia.
Làn sóng 3: IT2000, lập "Viễn cảnh hòn đảo thông minh", nhấn mạnh hơn đến các nguồn tích hợp trong dịch vụ dân dụng.
Làn sóng 4: Infocomm21, lập cơ quan phát triển thông tin, phát triển hệ thống thanh toán thuế qua mạng, Chương trình thương mại điện tử quốc gia, Kế hoạch hành động về chính phủ điện tử (1 tỉ USD trong 3 năm)...
Làn sóng 5: Singapore kết nối, củng cố Infocomm2.
Ubu
Người ta đang tính chuyện hợp lý hóa các qui trình tham nhũng đây mà.
Người Thăng Long
Hão cả!
Chưa có gốc đã bàn đến chuyện tỉa ngọn cây!!!
Dự án nhà nước kiểu này chỉ tổ béo mấy con...virus!

bangin.gif
mth
Có mấy thằng em ở quê ra nhìn thấy chiếc máy vi tính như là 1 cái gì đó rất cao siêu và kì bí, trong khi nó cũng học đến lớp 12 rồi và cũng chỉ ở cách hà nội có hơn 30 km. Có những ông to to được trang bị cả laptop P4 lẫn desktop xịn để làm cảnh. Có những mấy thằng bạn thắng lớn được mấy vụ trang bị máy tính cho các ủy ban tỉnh huyện để theo kịp thời đại công nghệ thông tin. Và cũng có những người mộng bắt kịp đón đầu thiên hạ bằng những cái khẩu hiệu to to. rhino.gif rhino.gif rhino.gif
Milou
Để tôi viết thử về cái "Chính phủ điện tử" thu nhỏ mà tôi gặp hàng ngày tức là các bãi đậu xe cho nhân viên xung quanh chỗ tôi làm việc. Thông thường, nhân viên dùng thẻ ID, có in hình cái mẹt mình để cho cái cần nó giơ lên để vào bãi đậu. Khách phải đậu chỗ khác. Cái chỗ tôi thường đậu xe là chỗ xa nhất, ít người, có 2 chỗ vào. 1 chỗ thì chẳng biết lý do gì mà khỏang 3-4 năm nay thì nó luôn luôn trong tình trạng mở, cái kia cách đây hơn 1 năm bị xe nào tông nát, không sửa, cứ để thế ai muốn ra vào cứ tự nhiên. Cũng chẳng sao, chỗ ấy vắng người không phải tranh giành chỗ đậu xe. 1 cái ngay bên cạnh thì luôn luôn hết chỗ, thiên hạ đậu cả ra ngòai vạch đậu, và được 1 ticket đậu bất hợp pháp. Nhưng có 1 lần cái cần nó hỏng, thế là có người tháo nó ra cho thiên hạ ra vào thỏai mái. Nhưng sau nó cũng được chữa. Còn cái thẻ đó, có người không dùng được phải làm cái khác, phải chạy đi lung tung để làm cái mới. Bãi đậu xe có cả máy quay phim, nhưng 1 hôm họp với trưởng nhóm nhân viên bảo vệ thì được thông báo là "yên chí, chúng tôi chẳng có đủ người để ngồi xem tất cả các màn hình chiếu trực tiếp, nhưng chúng tôi có thể "search" ra chuyện gì xảy ra lúc nào khi cần".
Ông đó còn nói đến bao nhiêu nhân viên có "đầu óc sáng tạo", kể cả các nhân viên "cao cấp" cũng tìm đủ mọi cách để lừa các nhân viên bảo vệ khác trong việc ra vào những nơi "đặc biệt" vì làm mất thẻ. (Hôm kia vừa dùng thử thẻ mở được cửa 1 nơi công cộng tuy khá hẻo lánh)
Đại khái về cái chính phủ điện tử thu nhỏ trong một nơi luật lệ được tôn trọng khá nghiêm túc. Không biết ở phạm vi lớn hơn thì nó ra sao, nhất là những nơi lộn xộn như ở VN thì chắc là tiền mất mà tật mang. Chỗ tôi, mỗi lần 1 cái gì mới có computer dính vào thì chỉ được cái là đẹp hơn, lắm cái phải gõ vào hơn và công việc chậm hơn và làm thêm ở ngọài nhiều hơn, dĩ nhiên là cũng đắt hơn mà không trả lại được vì nó làm theo đơn đặt hành riêng.
kenetic
đi luôn vào vấn đề nhé :
tham nhũng đến từ sự không tôn trọng luật pháp

ý thức pháp luật của người Việt thế nào thì ai cũng biết
nhưng nếu chính phủ cung cấp kinh phí làm chính phủ điện tự :
thì thấy được một số cái là :
1. đánh bóng nhìn tượng (đua đòi làm dân chơi)
2. có như một cái ISO để người ta đến tham quan , ko hiểu thu hút được đồng vốn nào ko
3. được mấy thằng cha IT cố vấn (mấy cha đó chia phần với nhau hết rồi, ai cũng có cả)
4. thực hiện câu nói huyền thoại (nghĩa là ko thực tế) "đi tắt đón đầu"
5. để cho mấy ông trong Trung ương đảng thấy được , chúng tôi cũng cải cách như nghị quyết đó
......

vấn đề này thì nhiều lắm , nhưng nói chung nó là tốt vì ai cũng được lợi cả
chỉ ko hiểu tiền người đóng thuế có bị lãng phí ko , và có thể dùng nó váo việc khác hiệu quả ko
nhưng trên đời ko có chữ "nếu " nên chúng ta ko biết sẽ có việc nào hiệu quả hơn là "chính phủ điện tự" vì vậy kết luận :

nó tốt tuyệt đối

ken nghĩ ko ai dám phê bình nó đâu , nếu có (lại nếu rồi) thì VN có hi vọng đó
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.