Langven.com Forum

Full Version: Bàn về khái niệm TRÍ THỨC
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: [<<], [<], 1, [2], 3, [>], [>>]
TanNg
Hình như từ "trí thức" mọi người đang bàn là từ "có văn hóa" thì phải. Tôi thì hiểu từ "trí thức" theo nghĩa "có được học hành", "có đi học", "có kiến thức" và phần nào đó công việc làm có liên quan tới "kiến thức" nhiều hơn chân tay. Cách hiểu của tôi có phần giống cách hiểu của Sùng.
TanNg
Ừ nhỉ, để tui tra

Trí thức có 2 nghĩa
1. Người chuyên làm việc lao động trí óc
2. Tri thức

Nguồn: Đại từ điển tiếng Việt
Nguyễn Văn Ý
NXB Văn hóa thông tin - 1998
Vậy chị K. coi như trí thức = tri thức ạ?
cái từ điển của bác Tanng thì em ko rõ, nhưng nói như chị lại phải phiền bác Tanng tra thêm TRI THỨC nghĩa là gì nữa rồi.
TanNg
Trời hỏi từ điển chứ sao hỏi tui. Tui tra trong đó như vậy mà, cũng rất ngạc nhiên, nhưng cứ đưa nguyên văn ra.
TanNg
Tri thức: Những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật nói chung.
Người Thăng Long
A, bắt đầu hấp dẫn rồi đây! clap.gif
Tôi đã nói là tranh cãi về thế nào là trí thức thì có mà...cãi nhau cả đời mà!

Tôi thì nói thế này nhé: rose.gif

Cái anh gọi là "có học" nghĩa là mới chỉ có "tri thức" hay nói nôm na theo kiểu bây giờ là có "bằng cấp" mà thôi.

Để đi từ cái gọi là "tri thức" sang chỗ tự mình "trí" được những sự hiểu biết này, sử dụng được nó một cách thông minh, sáng tạo thì lại là một giai đoạn khác.

Tôi chỉ dám mạn bạn trong khuôn khổ nền VH VN thôi nhé rose.gif
Có bao giờ một người thiếu "giáo dục" lại có thẻ trở thành người có "tri thức" không?
Tôi nghĩ là "giáo dục" + "tri thức" = "văn hóa"?

Nếu như các bác muốn tách rời "Tri thức", "giáo dục", "văn hóa" ra khỏi nhau thì thiết tưởng là sẽ khó bàn luận lắm đấy.

Còn "chất lượng" của một anh "tri thức" trong hành xử cá nhân có lẽ thuộc về phạm trù "đạo đức"?

Cảm ơn những câu "not sure" của bác FR rose.gif
phiền bác nói rộng hơn "why?" rose.gif

Cái vấn đề rất lớn ở VN hiện nay là không ai đưa ra được một định nghĩa rõ ràng về "Trí thức"? Người ta nói cửa miệng nhưng hoàn toàn không hiểu nó nói lên cái gì cả? Bác nào có từ điển Hán-Việt thì tra cứu giùm nhé?

cheers.gif
Thiên Lang
To All,
Trí thức được định nghĩa trong từ điển thì nhiều, nhưng việc định nghĩa một từ thường dùng cho một công việc nghiên cứu cụ thể, do đó bao giờ nó cũng chỉ là chuẩn mực cho một lĩnh vực đó thôi. Trên thực tế các bác diễn đạt từ trí thức sao cho mọi người hiểu được điều muốn nêu ra là đủ.

Nếu cứ khăng khăng vào định nghĩa thì mất đi hết các ý phong phú của từ.

Từ đặt ra là để diễn đạt ý chứ không phải được định nghĩa trước khi dùng.
Người Thăng Long
Cái bác toàn sao với giăng này nói hay tệ! clap.gif
Đúng ra là ngôn từ dùng để diễn đạt chứ không phải để tự định nghĩa cho chính nó!
Nhưng nếu như mà mình còn chưa tự hiểu mình thì...diễn đạt cho người khác làm sao đây???

Bác ở trên cao lộng gió, tầm nhìn thông thoáng thử vù một cái sang sao Hỏa hỏi xem trên đó người ta định nghĩa thế nào là trí thức nhé? rose.gif
Trêu bác cái cho vui! Thiên Lang mà lại!

Thế bác nghĩ về "Trí thức" trong "khuôn khổ" là thế nào?
Tại sao Trí thức lại không thể là một khái niểm tổng quát cho tất cả mọi lĩnh vực?


cheers.gif
Thiên Lang
bác Người Thăng Long,

Khái niệm trí thức tổng quát cho tất cả mọi lĩnh vực cũng có thể định nghĩa được, nếu như mọi người chấp nhận không bắt phải giải thích tiếp sau khi định nghĩa.

Ví dụ ta có thể định nghĩa trí thức là những người có hiểu biết.

Như vậy trí thức có thể coi là một tố chất trong mỗi con người mà có người có các mức độ thể hiện ít nhiều khác nhau. Chẳng hạn nếu tôi đeo kính trắng, sẽ nhìn trí thức hơn. Nếu tôi hỗn láo với thầy giáo mình thì bị coi là vô học, và chất trí thức hẳn là mất đi phần nào.

Một định nghĩa cụ thể hóa rõ ràng không kham nổi các ý trên mà tôi đề cập. Vậy nên khi nghiên cứu về nó thì ta sẽ định nghĩa, để giới hạn phạm vi đề cập. Còn nếu bỗng dưng các bác không dùng nó cho việc cụ thể gì thì rất khó phân biệt.

Trên thực tế quan niệm về trí thức rất khác nhau: Mao thì coi trí thức là cục phân, còn Phạm Thị Hoài coi trí thức Vn là cái dương vật buồn thiu.
TanNg
Từ "trí thức" có thể là danh từ hoặc tính từ. Lý luận của bác ThienLang có vẻ phù hợp với tính từ hơn, còn danh từ thì đã có định nghĩa trong từ điển rồi, nếu có biến đổi về ý nghĩa thì sự biến đổi đó cũng không nhiều.
Pages: [<<], [<], 1, [2], 3, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.