Langven.com Forum

Full Version: Động Cơ đốt Trong
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Khoa Học Kỹ Thuật - Computer & Internet
Pages: [<<], [<], 1, 2, [3]
SyncMaster
user posted image


user posted image

Bộ đĩa ly hợp của xe thể thao Subaru.
SyncMaster
user posted image
Bản vẽ cấu tạo ly hợp xe hơi.


Ngoài chức năng làm trung gian phân phối lực truyền động tới hộp số, ly hợp còn có tác dụng chống rung cho xe và bảo vệ động cơ khỏi những thay đổi bất thường có thể xảy ra đối với hệ thống truyền động ví dụ đường xấu, phanh gấp, xe ngoặt gấp...

Ly hợp gồm nhiều đĩa thép có bề mặt ráp bằng sợi thủy tinh gia cố, khi những đĩa này được ép lại với nhau chúng tạo ra lực ma sát rất lớn và cùng quay với nhau và lực truyền động từ động cơ được truyền đến hộp số qua những đĩa ly hợp này.

Ly hợp cơ được điều khiển bằng bàn đạp chân ở xe hơi hoặc dây tay côn ở xe máy, còn ly hợp tự động được lắp thêm những viên bi to được đỡ bằng những lò xo để chùng không tạo ra tiếng kêu, khi trục động cơ quay với tốc độ cao những viên bi này chuyển động theo hướng định sẵn nhờ lực li tâm và ép các đĩa ly hợp lại với nhau, khi tốc độ quay của động cơ giảm xuống, lực li tâm yếu đi chúng lại rời các đĩa ly hợp ra và xe bị cắt côn một cách tự động.
root
Hôm nay định upload một cái file thì mới nhìn ra là mình chỉ còn 13MB lưu trữ trên diễn đàn này. Đồng chí Tếch có thể tăng cho tớ một ít "mê" lưu trữ nữa không? Mình hay upload file vào thư viện để chia sẻ với mọi người mà chỉ có ít "mê" như thế thì e rằng hơi hà tiện. Nếu mà dùng cái I send it của làng thì hình như sẽ bị xoá sau một thời gian thì phải?

root
Cũng nên nói qua một chút về cơ cấu khởi động trước khi đi tiếp đến phần truyền động. Khởi động động cơ tức là làm cho nó quay mấy vòng để piston đi lên đi xuống thực hiện chu trình lúc đầu đến khi có thể tự nổ được. Tuy nhiên, lúc động cơ đã nổ rồi, nếu không cẩn thận thì cả cơ cấu khởi động cũng bị cuốn luôn theo trục quay, phá hỏng bộ khởi động hoặc gây tai nạn cho nếu quay tay.

Có một số cách để truyền chuyển động chỉ theo một chiều. Cách phổ biến thường thấy là cái cá được dùng ở líp của xe đạp. Khi mình đang đạp xe mà bánh đã quay rồi thì có thể nghỉ chân, hoặc đạp ngược một cách thoải mái. Chuyển động chỉ truyền từ trục giữa xe đến bánh sau chứ theo chiều ngược lại thì quay trơn. Người ta ứng dụng cái này vào để truyền chuyển động theo 1 chiều từ bộ khởi động đến trục động cơ.

Cách khởi động phổ biến ngày nay là đề bằng động cơ điện. Nếu mất điện (hết ắc quy) thì nổ máy bằng cần khởi động đạp chân. Ở ô tô, xe công nông thì có cái cần zich zắc để quay tay. Rất nhiều người bị tai nạn vì cái cần quay tay này (do bị giật ngược vòng quay). Một số loại máy khác thì có sợi dây để kéo một cái thì máy nổ.

Khởi động khó hơn cả là động cơ diezen. Thí dụ ở cái máy phát điện công suất lớn đặt tại Lăng Bác, người ta phải khởi động một động cơ nhỏ. Sau đó, dùng động cơ nhỏ này kéo cho máy diezen khởi động. Trên tàu hỏa tàu thủy chắc cũng phải dùng cách này...
root
Nói về truyền động thì cách dễ nhất là lấy hai cái trục trơn tì vào nhau. Tuy nhiên, cơ chế kiểu này thì chỉ thấy ở những máy có tốc độ vòng quay thấp, thí dụ máy in vì có khả năng bị trượt. Một cơ chế khác là truyền lực bằng bánh răng thường thấy ở đồng hồ hoặc một số bộ phận cơ khí ít bị mất đồng bộ (khó gãy răng) thì cũng ít khi được ứng dụng ở đây. Tớ nghe nói có xe Vespa dùng truyền lực bằng bánh răng nhưng chưa được tận mắt thấy. Nếu xe Vespa mà dùng truyền lực kiểu này thì chắc hẳn máy phải đặt rất gần bánh và phải có một cách này đó để chống truyền ngược rất tốt.

Cách truyền động thứ hai là dùng dây cu roa. Các xe máy cào cào đời cổ hay dùng cách này. Đặc điểm của nó là rất êm ái, nhưng cũng hay bị trượt. Một số xe tay ga đời mới cũng dùng dây cu roa.

Một biến thể của dây cu roa là xích thì lại được dùng cực kì phổ biến trong xe máy. Cái này thì ai cũng biết nên thiết tưởng không cần phải nói nhiều.

Cơ chế cuối dùng được dùng phổ biến là truyền lực bằng trục các-đăng. Ở xe máy thì có xe Novo (đang mốt) sử dụng. Cái xe Novo rất hay ở chỗ là người ngồi đằng sau luôn luôn phải ở tư thế sắp sửa ôm người ngồi trước, nên thanh niên chúng ta đặc biệt ưa chuộng ! Mặt khác, cơ chế các-đăng truyền động cũng rất tuyệt, mặc dù chế tạo hơi phức tạp. Cơ bản của phương pháp này là truyền động bằng một trục quay vuông góc nhờ bánh răng hình khế

Đối với ô tô thì tất nhiên là phải dùng các-đăng rồi. Khi xe vào cua, hàng bánh xe bên trong chuyển động chậm hơn bên ngoài nhưng vẫn phải đảm bảo không bị mất đồng bộ. Để giải quyết vấn đề này thì lại cần phải có bộ vi sai (khá phức tạp). Xe ô tô nếu dùng một cầu thì tức là có một bộ các-đăng truyền lực (vào bánh sau hoặc trước), hai cầu tức là có hai bộ truyền vào cả bánh trước lẫn bánh sau những lúc cần kéo nặng. Xe tăng, máy kéo thì chắc chắn là phải dùng trục các-đăng bởi vì bánh xích không xoay được. Nếu muốn rẽ trái thì người ta phải tăng tốc cho hàng bánh bên phải và ngược lại.

Chủ đề hay thế này mà ít bác quan tâm nhỉ?
SyncMaster
QUOTE(SyncMaster @ Oct 13 2005, 11:04 AM)
Hộp số : hộp số có hai tác dụng, một là thay đổi tỷ số truyền giữa bánh đà của động cơ và trục truyền động chính, qua đó ta có thể điều khiển được tốc độ và lực kéo của xe, hai là hộp số dùng để đảo ngược chiều chuyển động của trục truyền động chính để làm cho xe có thể chạy lùi. Tỷ số truyền càng cao thì xe chạy càng chậm nhưng có lực kéo càng khỏe, ngược lại tỷ số truyền càng thấp thì xe chạy càng nhanh nhưng lực kéo yếu, vì vậy ta luôn phải bắt đầu từ số 1-2-3-4 chứ không vào số 3-4 ngày vì xe chưa đủ đà sẽ bị ì có thể làm hỏng động cơ. Những cái này chỉ có thể cảm nhận được nếu chạy xe số tay, chứ nếu là xe số tự động thì người điều khiển không cảm nhận được điều này.
*



(tiếp)

user posted image
Hộp số.


Hộp số thường có một số lùi và nhiều số tiến tùy lại xe, các loại xe hạng nhẹ thường có 5-6 số, còn những loại xe tải hạng nặng cơ 30-40 tấn thì có từ 14 đến 16 số.

Hộp số có có hai trục song song có nhiều bánh xe, hai trục này tạm gọi là trục chủ động và trục bị động, trục chủ động là trục nối với động cơ thông qua ly hợp, còn trục bị động nối với các bánh xe, trên hai trục này có gắn các bánh răng cưa có số răng khác nhau tùy theo số.

Nguyên lý hoạt động của hộp số khá đơn giản, lấy ví dụ ta có hai bánh răng, một bánh răng có 10 răng, một bánh có 40 răng, như vậy khi ta nối hai bánh răng này với nhau qua các bánh răng khi chúng quay thì ta có bánh răng to (40 răng) quay chậm hơn báng răng nhỏ (10 răng) 4 lần, và theo nguyên lý cơ học thì sức mạnh của bánh xe 40 răng sẽ mạnh gấp 4 lần bánh xe 10 răng. Theo nguyên lý này ta có thể điều chỉnh được sức mạnh của động cơ băng cách bố trí các cặp bánh răng sao cho hợp lý.

Khi xe bắt đầu chuyển bánh, vì xe chưa có đà nên cần tác động một lực kéo rất lớn lên các bánh xe chủ động, vậy ta phải vào số 1 là số có tỷ lệ đường kính của hai bánh răng lớn nhất, vì vậy số 1 là số có số vòng quay chậm nhất nhưng lại có sức kéo lớn nhất. Khi xe đã có đà rồi thì ta có thể giảm lực kéo và tăng số vòng quay bằng cách giảm dần sự khác biệt về đường kính giữa các bánh răng của hộp số.
Thalassa
Đợt lụt vừa rồi Hà Nội có hàng trăm xe hơi bị vỡ máy vì lội nước, thiệt hại ước tính hàng chục tỷ đồng. Không hiểu sao các đại lý bán xe không có tài liệu hay giáo trình khuyến cáo về việc này cho khách hàng nhỉ. Nếu xe đỗ dưới hầm hay bên đường mà bị ngập thì là một chuyện, còn như theo dõi qua báo điện tử thì thấy rất nhiều lái xe phi cả xe xuống nước "liều mình như chả có".

Theo tôi biết thì xe dân dụng không có bất cứ loại xe nào có thể lội nước được, xe lội nước quân sự có đáy hàn kín và nếu vào chỗ nước sâu thì xe tự nổi lên và di chuyển nhờ các chân vịt. Xe dân dụng dù có lắp ống hút gió và ống xả cao vẫn không nên lội nước vì xe hơi dùng động cơ nhiệt, khi chạy máy rất nóng, nếu gặp nước lạnh sẽ làm cho nhiều bộ phận máy bị co lại có thể làm gẫy các chi tiết bên trong hay hở các gờ nối khiến động cơ bị dò rỉ dầu, chất làm lạnh... Chưa kể là việc máy bị lạnh đột ngột sẽ làm động cơ yếu đi dẫn tới việc chết máy giữa dòng nước vì động cơ nhiệt chỉ đạt được hiệu suất làm việc tối ưu ở một nhiệt độ nhất định chứ không phải máy càng mát động cơ càng khỏe, đó chính là lý do vì sao mà nước làm mát máy đạt phải tới > 90°C thì van mới mở để nước luân chuyển qua bộ tản nhiệt (radiator), còn khi máy chưa đủ nóng thì van vẫn đóng và hệ thống làm mát chưa hoạt động.
root
QUOTE(Thalassa @ Nov 16 2008, 01:55 PM)
Đợt lụt vừa rồi Hà Nội có hàng trăm xe hơi bị vỡ máy vì lội nước, thiệt hại ước tính hàng chục tỷ đồng. Không hiểu sao các đại lý bán xe không có tài liệu hay giáo trình khuyến cáo về việc này cho khách hàng nhỉ. Nếu xe đỗ dưới hầm hay bên đường mà bị ngập thì là một chuyện, còn như theo dõi qua báo điện tử thì thấy rất nhiều lái xe phi cả xe xuống nước "liều mình như chả có".

Theo tôi biết thì xe dân dụng không có bất cứ loại xe nào có thể lội nước được, xe lội nước quân sự có đáy hàn kín và nếu vào chỗ nước sâu thì xe tự nổi lên và di chuyển nhờ các chân vịt. Xe dân dụng dù có lắp ống hút gió và ống xả cao vẫn không nên lội nước vì xe hơi dùng động cơ nhiệt, khi chạy máy rất nóng, nếu gặp nước lạnh sẽ làm cho nhiều bộ phận máy bị co lại có thể làm gẫy các chi tiết bên trong hay hở các gờ nối khiến động cơ bị dò rỉ dầu, chất làm lạnh... Chưa kể là việc máy bị lạnh đột ngột sẽ làm động cơ yếu đi dẫn tới việc chết máy giữa dòng nước vì động cơ nhiệt chỉ đạt được hiệu suất làm việc tối ưu ở một nhiệt độ nhất định chứ không phải máy càng mát động cơ càng khỏe, đó chính là lý do vì sao mà nước làm mát máy đạt phải tới > 90°C thì van mới mở để nước luân chuyển qua bộ tản nhiệt (radiator), còn khi máy chưa đủ nóng thì van vẫn đóng và hệ thống làm mát chưa hoạt động.
*



Vấn đề là ở chỗ, khi bán xe thì người ta có cho tài liệu kèm theo, nhưng người mua thì lại thường không thèm đọc. Giả sử có đọc thì cũng chỉ xem lướt, chứ nếu có cái câu "xe này không được chế tại để lội nước ở chỗ ngập quá X cm" thì cũng chẳng mấy ai quan tâm. Một số loại xe có thể lội được nước nếu không ngập quá sâu và yêu cầu phải có kĩ thuật đặc biệt để lái qua, nhưng vì tình huống này ít gặp nên người ta cũng không chuẩn bị trước. Vả lại, rất nhiều lái xe ở VN hiện nay là dân trúng chứng khoán phất lên nhanh, mua xe để khoe là chính, chứ không chịu tập tành tử tế, nên lái rất non tay. 1000 cái xe chết vì nước trong trận lụt vừa rồi cũng là chuyện thường tình
Skywalker
Cái kỹ thuật đặc biệt lái xe lội nước của Root có phải là quay đầu rồi cài số lùi cho đít xe rẽ nước không? laugh.gif
root
QUOTE(Skywalker @ Nov 18 2008, 04:43 PM)
Cái kỹ thuật đặc biệt lái xe lội nước của Root có phải là quay đầu rồi cài số lùi cho đít xe rẽ nước không? laugh.gif
*



Tùy từng chỗ thôi. Em cũng chưa bao giờ đi số lùi qua chỗ nước ngập. Chỉ cần đi số 1 là đủ rồi bác ạ. Mà đi xe số sàn thôi, chứ xe số tự động thì tốt nhất là dừng lại chờ hết ngập thì đi tiếp laugh1.gif Tất nhiên là ngập cao quá thì cũng nên tự biết lượng sức xe mà chào thua từ xa cho nó bền xe khỏe người cheers.gif
Pages: [<<], [<], 1, 2, [3]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Khoa Học Kỹ Thuật - Computer & Internet
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.