Langven.com Forum

Full Version: Ngẫm người-Nghĩ Ta hay là Bình Đông Chu Tam Quốc
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, 6, [>], [>>]
LHP
Nói thêm một chút về việc để Vân Trường (Quan Công) giữ Kinh Châu:
- Quan công từ khi tham gia dẹp "giặc" (theo quan điểm chính thống hồi đó) Khăn Vàng (Hoàng cân) cũng đã có danh tiếng.
- Chém Hoa Hùng khi chư hầu còn đông chứ chưa thành thế chân vạc (Tam Quốc) cũng được nhiều người biết.
- Quan công trước, trong và sau khi theo Tào Tháo thì từ chuyện "ước 3 việc" ở Thổ Sơn, rồi việc được Tào Tháo trọng đãi, đến việc chém Nhan Lương, Văn Sú, rồi qua 5 ải chém 6 tướng đều được thiên hạ biết tiếng cả.
Cái uy vũ của Quan Công từng làm cho người của cả Nguỵ lẫn Ngô, Thục đều phải kiêng nể.
Trước trận Xích Bích, khi Lưu Bị sang gặp Chu Du, Du đã cho phục đao phủ để giết Lưu Bị, đã định "quẳng chén làm hiệu" nhưng khi thấy QC cắp gươm đứng hầu đằng sau Lưu Bị, Du hỏi LB thì LB chỉ đáp ngắn gọn : "Em tôi là Quan Vân Trường đó", đủ làm Chu Du sợ toát mồ hôi hột và không dám ra tay nữa.
Tại Hoa/Huê Dung tiểu lộ, QC tha Tào Tháo và nhiều tướng Nguỵ nên sau này người Nguỵ cũng rất nể QC.
- Khi trấn thủ Kinh Châu, QC từng có trận đánh tan 7 đạo quân Nguỵ do Vu Cấm thống lãnh, bắt sống Vu Cấm, Bàng Đức => không thể nói QC chỉ là "Hữu dũng vô mưu" đâu.

Túm lại là để người khác trấn thủ Kinh Châu cũng chưa chắc hơn được QC đâu.

PS: Kiều đệ thử xem lại chứ theo huynh nhớ thì 2 con của Tư Mã Ý là: Tư Mã Sư, Tư Mã Chiêu. Chứ hình như không có Tư Mã Siêu đâu!
Phó Thường Nhân
To Sir LHP, vâng đúng rồi, trong các hổ tướng mà Lưu Bị có trong tay thì kể như Quan Công là nhất. Vừa có dũng, vừa có tiếng, lại không hoàn toàn vô mưu không kể là anh em chí cốt với Lưu Bị nữa. Như vậy so với các tướng khác như Triệu Vân, Hoàng Trung, Nguỵ Diên đều hơn cả. Nhưng có lẽ chính vì thế mà đưa Quan Công ra trấn thủ Kinh Châu lại là điều dở. Vì sao:
1- Trong chiến tranh thì điều quan trọng không chỉ là "giữ dân giữ đất", mà còn phải có một tiềm lực để phản ứng, để đối phó cho linh hoạt. Vì một khi lâm trận thì lực lượng phòng thủ tại chỗ, không bao giờ không cần có sự trợ giúp của hậu phương. Cho nên giữ đất chỉ cần một lực lượng vừa phải, mà cái quả đấm nằm ở trong mới cần thâm hậu. Giữ Kinh Châu chỉ cần một tướng như Triệu Vân, Hoàng Trung, Ngụy Diên là đủ. còn Quan Công nên giữ ở sau. Một ví dụ VN gần ta hơn, đại đoàn 308, có bao giờ phải làm nhiệm vụ "dân vận" đâu. Cái quả đấm thép, thì luôn nên giữ ở trong. Hư hư, thực thực cũng là phép dùng binh. Còn nếu đem tướng tài trấn hết ngoài biên ải thì "vỏ cứng ruột mềm", "đánh bài ngửa" rồi, nên khó mà chống đỡ khi có biến.
2- Quan Công, như bác LHP dân chứng, quá nổi danh, nên kiềm chế cũng khó.Ở vào một vị trí ngoài biên ải, có quyền "tiền trảm hậu tấu", thì việc không nghe người, kiêu căng lại là một điểm hại lớn, mà cái oai cái dũng không bù lại được.
3- Trong thế chân vạc Tam quốc. Đứng ở vị trí của Thục thì liên minh hoàn toàn với Ngô để bình Ngụy không được (Mâu thuẫn ở Kinh Châu) như bác Kiều Phong dẫn chứng. Thúc đẩy Ngô Ngụy đánh lẫn nhau để thủ lợi cũng khó. Vậy chỉ còn cách đánh nhanh thắng nhanh, diệt Ngô rồi chống Ngụy. Mà muốn làm như thế thì "quân chủ lực" cần phải tướng tài, quân mạnh. Nên việc rút Quan Công về Thành đô là cần thiết.

Nếu cái giả thiết rút Quan Công về Thục là đúng, thì nên đem ai trấn giữ Kinh Châu. Người hợp lý nhất là Triệu Vân(tôi cùng ý với Kiều Phong).
Triệu Vân là tướng giỏi, chưa thua trận nào, tuy không lừng danh như Quan Công, nhưng chiến tích "cứu chúa A đẩu" vẫn còn đó. Ông lại không ngạo mạn. Chữ trung của ông với Lưu Bị, thì từ lúc hai người gập nhau lần đầu lúc còn Công Tôn Toản, không bao giờ Triệu Vân thất lễ. Hoàng Trung cũng là tướng giỏi, nhưng lại "mặc cảm" tuổi tác. Ngụy Diên là tướng tài, nhưng lại bị cái đốt xương "phản tặc" làm lu mờ chữ trung.
Vậy không còn ai hơn Triệu Vân để đảm nhiệm chức năng đó.
Còn Quan Công, thì nên gọi về Thục "xây dựng quân chủ lực". :-X
Kieuphong
Cám ơn đại ca nhắc nhở. :P :PHì...hì..., tiểu đệ chắc do nhớ tới "Mã Mạnh Khởi" nên mới chơi luôn "Tư Mã Siêu".

Chà, nếu theo phân tích của bác Phó thì thấy việc rút Quan Công về cũng có lí. Tuy nhiên, vẫn có trở ngại. Vân Trường giữ Kinh Châu cũng đã khá lâu. Trận đánh Hán Trung vì lo sợ Đông Ngô nên dĩ nhiên phải để Vân Trường thủ Kinh Châu. Sau đó, Vân Trường đã đối phó quá tốt trong vụ đơn đao phó hội. Có lẽ nó làm tăng sự tin tưởng của Lưu Bị - Khổng Minh. Còn nữa, theo như đại ca nói, Vân Trường rất có uy vọng với Ngụy. Dù gì thì Tào Tháo và các tướng Tào vẫn có giao tình với Quan Công. Kô ngờ Quan Công từ chối lời cầu hôn của Đông Ngô, sỉ nhục Tôn Quyền, buộc Quyền theo Tào. Khổng Minh trong vụ này thì lại cứ ỷ y, kô nắm bắt tình hình và tình báo, cứ tưởng sai Vân Trường đánh ra Bắc thì sẽ giải quyết êm đẹp vụ này. Có lẽ Khổng Minh tưởng Ngụy sẽ nể Vân Trường mà đánh cầm chừng, tại vì cho dù binh lực Vân Trường có mạnh cách mấy, có thể phá được Phàn Thành, thì cũng chưa đủ sức đánh thẳng vào Hứa Đô (chuyện Tào Tháo tính thiên đô có lẽ là hơi quá). Cuối cùng, Vân Trường dù sau cũng là nghĩa đệ của Lưu Bị, gian khổ hơn nửa đời người, bây giờ Lưu Bị muốn đền ơn mà cho làm chủ Kinh Châu hay sao :-[. Chứ còn gọi về để xây dựng quân chủ lực thì có lẽ cũng kô cần thiết. Giữ Triệu Vân lại cũng có thể xây dựng được chủ lực dưới tay của Khổng Minh kia mà.

À, mà nghĩ kĩ thì thấy trong vụ Kinh Châu, sự truyền tinphân phối quân đội của Thục kô được hoàn hảo. Quan Công thua trận bị Từ Hoảng đuổi về Kinh Châu, thế mà đợi khi Liêu Hóa về báo Lưu Bị mới biết là nguy ngập. Khổng Minh lúc trước còn bảo Lưu Bị là kô sao. Phải chăng đây cũng là 1 chiêu "tá đao sát nhân" của Ngọa Long? :-[ >:( Nên biết là Vân Trường chưa bao giờ nể Khổng Minh (vụ Gia Cát Khác sang Kinh Châu bị Vân Trường sỉ nhục). Còn nữa, nếu phân phối quân đội hợp lí thì từ ải Bồi Thủy hay Lạc Thành đã có thể phái quân đi cứu Kinh Châu rồi (Lưu Bị từ Kinh Châu vào Thục theo đường ải Bồi Thủy). Trong khi đó toàn bộ chủ lực (binh + tướng) hình như đều tập trung ở Thành Đô hoặc Hán Trung.
Oằn tà rà vằn
Tớ lại không cho cái việc rút Quan Công về thành đô để xây dưng quân chủ lực của bác Phó là một ý hay đâu.
Luận điểm thứ 2 của bác cho rằng :
2- Quan Công, như bác LHP dân chứng, quá nổi danh, :o nên kiềm chế cũng khó.Ở vào một vị trí ngoài biên ải, có quyền "tiền trảm hậu tấu", thì việc không nghe người, kiêu căng lại là một điểm hại lớn, mà cái oai cái dũng không bù lại được.
là không hợp lý, bởi vì một người như Quan Công thì lòng trung đã rõ như ban ngày rồi, sử dụng Quan Công nghĩa là Lưu Bị ( một con người mà tính đa nghi không phải là nhỏ ) sẽ không phải lo lắng đến việc kiềm chế hay sợ "ngoài nặng trong nhẹ", đây là cái cung cách gia đình trị phổ biến trong nền quân chủ phương Đông, bác tranh luận về Hàn Phi và Pháp gia suốt rồi, những điều này không cần nhắc lại. Vậy thì, đối với Lưu Bị không thể có người thứ 2 đủ xứng đáng để giao trọng trách giữ Kinh Châu.
Theo ý kiến bác thì nên cho Triệu Vân ra giữ Kinh Châu, tớ nghĩ cũng không đúng, bởi vì, Kinh Châu quá quan trọng, nếu so sánh Kinh Châu với Tây Xuyên thì phải xem đây như hai căn cứ có tính tương đương về tầm quan trọng với sự nghiệp của Lưu Bị. Vậy thì, theo quan điểm gia đình trị và quan niệm về chữ " trung" của Trung Quốc cổ, thì phải là một người trong hoàng tộc đứng ra cai quản, một tướng, dù là thân cận đến đâu cũng không thể nắm quyền ở đó được. Vì cho dù Lưu Bị có tin Triệu Vân không 2 lòng thì quân sĩ dưới quyền cũng không thể phục. Huống hồ, Triệu Vân tuy là chiến tướng đại tài, bách chiến bách thắng, nhưng
cái tài của Triệu Vân vẫn chỉ là cái tài của kẻ làm tướng, tức là biến báo mưu lược trong trận đánh, hoặc giỏi làm theo lệnh chứ chưa hề nghe nói Triệu Vân có khả năng cai trị bao giờ, mà hay cái tài này khác nhau lắm đấy.
Theo ý tớ, cai tri thì nghĩa là phải có 3 điều sau đây
1. Uy tín, cái này Quan Công hơn hẳn Triệu Vân, một phần do chiến công, phần khác do quan hệ của Quan Công với Lưu Bị.
2. Thủ đoạn, cái này thì cả 2 đều kém tắm.
3. Quyết đoán, cái này Quan Công hơn Triệu Vân.
Nghĩa là làm Triệu Vân có cái tài của kẻ làm thần, chứ không có cai tài của kẻ cai trị, với tầm nhìn chiến lược, vậy thì Triệu Vân không thể nắm Kinh Châu được.
Huống hồ, còn một lý do tế nhị nữa không thể không xem xét tới là nếu giao cho Triệu Vân năm Kinh Châu, thì liệu Quan Vũ, Trương Phi (những người có chiến công nhiều hơn, rồi lại thân thiết với Lưu Bị hơn Triệu Vân) có chấp nhận không ??? Rồi các tướng khác nữa, như vậy có phải vô hình chung đã làm mất đoàn kết nội bộ rồi.

Cái luận điểm thứ 3 của bác Phó cũng khó đứng vững.

3- Trong thế chân vạc Tam quốc. Đứng ở vị trí của Thục thì liên minh hoàn toàn với Ngô để bình Ngụy không được (Mâu thuẫn ở Kinh Châu) như bác Kiều Phong dẫn chứng. Thúc đẩy Ngô Ngụy đánh lẫn nhau để thủ lợi cũng khó. Vậy chỉ còn cách đánh nhanh thắng nhanh, diệt Ngô rồi chống Ngụy. Mà muốn làm như thế thì "quân chủ lực" cần phải tướng tài, quân mạnh. Nên việc rút Quan Công về Thành đô là cần thiết.


Cái cách nuốt Ngô sau đó nuốt Nguỵ ấy mà, e rằng với tiềm lực của Thục lúc đó chỉ ở trong viễn tưởng.
Trong 3 nước lúc đó thì Thục là nước yếu thế nhất về cả kinh tế và quân sự. Có thế nói rằng Thục so với Nguỵ giống kiệu Cao Bằng Bắc Kạn mà so với châu thổ sông Hồng vậy. Địa thế Thục dẽ phòng thủ nhưng khó tấn công nước khác, khó phát triển kinh tế, dân cư thưa thớt. Lại thêm một Khổng Minh chuyên quyền, nhân tài ít mà lại khó phát triển. Kinh tế như vậy mà muốn nuốt Ngô rồi Nguỵ thì hơi e khó trôi lắm. Nguỵ là nước mạnh nhất về kinh tế với vùng đồng bằng Hứa Đô phì nhiêu, lại thêm một Tào Tháo thiên tài về kinh tế. Thục cả Ngô sỏ dĩ chưa mất là do còn biết bấu víu vào nhau mà sống. Còn mong gì tấn công vơi cả tấn kiếc.
Kinh Châu mất, Khổng Minh hơn ai hết biết rõ thế lớn trong thiên hạ đã hỏng, thế nên 7 lần ra Kỳ Sơn chỉ như một cách giãy chết để cầu may của Khổng Minh thôi.


Với tiềm lực của Thục mà muốn thanh toán Ngô, sau lai thanh toán Nguỵ thì là viễn tưởng lắm
Phó Thường Nhân
Vâng Bác nói cũng có lý, nhưng nếu như thế thì chuyện Thục sẽ thất bại được ghi vào "Tử vi " rồi. Này nhé : Tây Xuyên thì thế lực kém hơn Ngụy rồi, Kinh Châu thì không thể đưa ai khác ngoài Quan Công,vì bị chủ nghĩa "Gia đình trị" bắt chẹt.Hợp tung với Ngô đánh Ngụy không được do món nợ Kinh Châu, Xúi Ngụy đánh Ngô cũng không được, vì Ngô ngoại giao qua giỏi. Trong bao nhiêu điều kiện khách quan ấy thì chỉ có một điều kiện có thể làm theo ý mình, ấy là cái chủ nghĩa gia đình trị.Còn những điều kiện khác đâu có phụ thuộc vào Thục.
Vâng Thục, tức là Tứ Xuyên bây giờ, không phải là khởi thuỷ văn minh của TQ, nhưng so nó với Cao Bằng,Bắc Cạn thì có lẽ hơi quá. Không biết tôi xem ở đâu, không nhớ chính xác, nhưng họ nói, nắm quyền về Chính trị trong Lịch sử TQ, không ngoài người Hồ Bắc, Hồ Nam, Tứ Xuyên. Tứ xuyên không phải là nhỏ, cũng không nghèo, và cũng không phải là đất không có truyền thống văn hoá. Vả lại, ngay trong thời hiện đại, Mao trạch Đông từ vùng bán sa mạc ở Diên An có thể chiến thắng Họ Tưởng ở Thượng Hải. Người Mãn Châu, từ vùng xương gió heo hút, lạnh lẽo như Xi bê ri của Nga mà vào thống trị Trung Nguyên. Cho nên vị trí hiểm yếu của nó lại là lợi thế. Trong khi Trung Nguyên (đất Ngụy) lại trống trải.Từ Thục đi ra thì dễ, mà vào nó lại khó.Có lẽ nên ví nó như Thanh Hoá, Nghệ An thì đúng hơn. Trong chiến tranh, cái cần nhất là huy động được lực lượng, sự giầu có không phải là ưu thế tuyệt đối. La Mã giầu có là thế mà chẳng phải bị chinh phục bởi người German kém văn minh hơn. Mông Cổ, Khiết đan thống trị TQ, nhưng đều phát xuất từ những vùng nghèo nàn, lạc hậu đấy chứ.
Triệu Vân, tuy không có uy thế bằng Quan Công, nhưng được cái biết nghe. Lúc này ưu điểm quyết đoán của Quan Công lại trở thành nhược điểm, do chỉ nhìn được cái tiểu cục là Kinh Châu (mà đã không đúng), thì làm sao nhìn được đại cục cho cả nước Thục. Cho nên vụ mất Kinh châu chính là do chỉ huy yếu kém, không thống nhất: Lệnh của Trung ương, tức là của Gia cát Lượng không được chấp hành, do sự phối hợp giữa Lưu Phong và Quan Công quá yếu sp_ike.gifo sự dốt nát của Lưu Phong, Mạnh Đạt, cũng như sự chủ quan của Quan Công.
Nhưng kể ra đưa một tướng không trong "hoàng gia" đảm nhiệm một trọng trách kể cũng khó. Có mấy ai vượt qua được tình cảm chủ quan, mà Lưu Bị cũng chỉ là một người tầm thường thôi. :-X
Oằn tà rà vằn
Bác Phó à, hôm nay rảnh, lại vào nói chuyện với bác tí. sp_ike.gif
Tất nhiên, trong 3 nước, sự yếu thế của Thục và Ngô so vơi Nguỵ là rõ, thế nhưng cũng không thể nói là Thục không có cơ hội xoay chuyển thế cờ.
Bác nói :
Hợp tung với Ngô đánh Ngụy không được do món nợ Kinh Châu
Thực ra không hẳn thế. Giữa các nước với nhau không thể không tồn tại mâu thuẫn. Ngô và Thục cũng vậy, Kinh Châu là mâu thuẫn không nhỏ giữa Ngô và Thục, và tất nhiên, một lúc nào đó, Ngô Thục se phải tính sổ với nhau về món nợ này.
Thế nhưng, cả Khổng Minh của Thục và Tôn Quyền của Ngô đều nắm rất rõ rằng, thời điểm đó chưa phải lúc để Ngô Thục tính sổ món nợ Kinh Châu. Thế nên, khi rời Kinh Châu, Khổng Minh đã để lại cho Quan Công 8 chữ " Bắc địch Tào Tháo, đồng hoà Tôn Quyền ", và Tôn Quyền tất nhiên cũng nhìn ra vấn đề nên đã đề nghị kết thông gia với Quan Công.
Đáng lẽ ra, với tầm nhìn của một nhà chính trị, Quan Công phải thấy được mối lợi từ việc kết hôn đó với sự tồn vong của Thục, thế nhưng, Quan Công, hoặc quá tầm thường về chính trị, hoặc quá kiêu ngạo, hoặc là kết hợp cả hai thứ đó, đã thốt ra một câu không tiền khoáng hậu trong lịch sử ngoại giao thế giới.
" Con gái ta ví như loài hổ, lại đi gả cho loài chó à"
Rồi lại chửi Tôn Quyền là con chuột râu tía...
Nói đến đây, dù khâm phục và yêu mến Quan Công đến đâu thì cũng phải thấy cái dốt của Quan Công trong việc này, Quan Công đã đặt cái nghĩa khí cá nhân mang tính chất đàn bà lên trên quyền lợi của tập đoàn mình, thế nên, sự nghiệp của Lưu Bị chính là do 1 tay Quan Công đạp đổ vậy.
Nói vậy, không có nghĩa là sau vụ mất Kinh Châu, Thuc đã hoàn toàn hết hi vọng, còn đôi chút hi vong đấy. Thế nhưng, 2 anh em còn lại của Quan Công là Lưu Bị và Trương Phi tiếp tục đạp nốt những hi vong ấy.

Vậy thì 7 lần ra Kỳ Sơn của Km là vô nghĩa ???
Hẹn các bác lần sau vậy.
Buồn ngủ quá rùi
:-X
Kieuphong
Nói 1 cách chính xác, thực sự nếu Thục biết cách trị lí thì chưa chắc đã thua sút Ngụy đâu. Này nhé, Thành Đô là đất dành cho đế vương. Lưu Bang lập nghiệp cũng từ Hán Trung. Với lại khi Kinh Châu chưa mất thì tiềm năng của Thục cũng mạnh lắm đấy (Kinh Châu cũng chẳng phải là nghèo nàn đâu). Vì vậy nếu lúc đó Thục xây dựng lực lượng đầy đủ thì chuyện nuốt Ngô cũng phải là kô thể, nhất là khi Gia Cát đích thân cầm quân. Có điều Kinh Châu mất rồi thì Thục như là bị kẹp chặt trong đất Tứ Xuyên, kô có đường ra Trung Nguyên trừ Kỳ Sơn (đường Tí Ngọ hay Trần Thương thì kô thuận lợi). Đất Thục cũng nhiều nhân tài, có điều kô có đk phát triển thôi. Lại thêm dễ thủ khó công nữa, đúng là đất căn bản để tạo bá nghiệp. Ngay như khi Ngụy đánh Thục, chỉ cần vài ngàn quân giữ đường núi Âm Bình thì Đặng Ngải cũng hết đường mà tiến (Khương Duy chỉ giữ ải Kiếm Các là xong).

Còn về tính kiêu ngạo của Quan Công thì đó là chuyện đương nhiên. Nhưng mà cũng chính vì thế đó mới là Vân Trường, chứ nếu kô đã là 1 con người khác. Còn 2 ông tướng Lưu Bị và Trương Phi thì 1 ông già hồ đồ, 1 ông chỉ là võ biền, còn nói năng gì được nữa.
LHP
Hi, DienBaQuang

Thấy các hạ 2 lần nhắc tới "7 lần ra Kỳ Sơn của KM" tại hạ hơi phân vân đấy, theo tại hạ nhớ thì chỉ nghe nói tới chuyện "Thất cầm Mạch Hoạch" (7 lần bắt Mạch Hoạch) và "Lục xuất Kỳ Sơn" (6 lần ra Kỳ Sơn) của Khổng Minh thôi chứ.

Khương Duy sau này nối chí Khổng Minh, khi phạt Ngụy cũng thường ra Kỳ Sơn, nhưng...cũng chẳng làm gì nổi Ngụy.

Nếu có thể thì xin xem lại rồi nói thêm về chuyện "7 lần ra Kỳ Sơn của KM" chút, thực sự tại xem Tam Quốc đã quá lâu rồi nên không còn nhớ chính xác, lại không còn tài liệu để tham khảo lại, chỉ nhớ láng máng như vậy.

Phiền các hạ xem lại giùm và cho biết nhé. Thanks.
bayern_munich
Đã lâu mới lại trớ lại box LSVH,thấy đề tài này các bác bàn xôm tụ quá nên tôi cũng xin góp đôi lời.
Về mâu thuẫn giữa Thục và Ngô ở đất Kinh Châu nếu tôi nhớ ko lầm thì thực ra đã được giải quyết từ trước đó.Khi Lưu Bị sang Ngô cầu thân em gái Ngô Quyền thì Kinh Châu nằm trong món hồi môn mà Ngô Quyền cho em gái mang về nhà chồng.Sau này chính vì ko có lý do hợp lý để đánh Kinh Châu nên Ngô( nếu ko nhầm thì cụ thể là Lục Tốn) đã nghĩ ra một âm mưu khá thâm độc.Trước hết cho người báo tin với Tôn phu nhân dụ bà về Ngô coi như bỏ chồng,làm cho món hồi môn Kinh Châu trở nên lập lờ như trước.Sau đó lợi dụng tính cách kiêu ngạo của Vân Trường cho người sang cầu hôn con gái ông( mà biêt chắc chắn ông sẽ từ chối)--->làm cho quan hệ giữa Ngô - Thục ngày càng rạn nứt.Đáng buồn là VT đã dễ dàng rơi vào cái bẫy này cuối cùng phải thiệt mạng.
Tôi ko đồng ý lắm với điểm thứ nhất mà bác Phothuongdan nêu ra:
[b][/b] Kinh Châu vốn là tấm kính chắn gió cho toàn bộ vùng Thành Đô phía sau.Giữ được Kinh Châu là vấn đề sống còn.Nếu KC chỉ như những vùng đất thông thường khác có thể dùng hậu phưoeng để bảo vệ thì Ngô - Thục đã ko tranh nhau tới sứt đầu mẻ tràn như thế.Vốn dĩ đất Thành Đô đã có KM làm bộ óc và Triệu Vân,Hoàng Trung... làm dũng tướng rồi,chỗ của VT đích thực phải ở KC.Trên thực tế VT đã giữ KC rất tốt cho tới khi vụ cầu hôn kia xảy ra.
Thực sự thì Thục ko cần thiết và cũng ko nên đánh Ngô.
[/i],vì sao LB lên ngôi vua được?Đó là vì cái danh nghĩa khôi phục Hán thất.Mà lúc đó kẻ thù trực tiếp của nhà Hán mà Thục xác định chính là Nguỵ.
[i]
,nếu gây chiến với Ngô thì nhất định Tào Tháo sẽ nhân cơ hội đó mà đánh Thục,vì với Nguỵ,Thục cũng chính là cái gai to tướng ko làm sao rút ra khỏi bàn tay.Còn vào đường nào ư?KM định dùng Kì Sơn để tiến vào Nguỵ thì Nguỵ cũng có thể dùng Kì Sơn để đánh Thục!Thứ ba,thực tế là muốn tiêu diệt Ngô là điều rất khó khăn.
[i][/i] ,Trong ba nước,Ngô là nước có điều kiện tự nhiên cũng như dân cư tốt nhất.Trong thời kì loạn lạc trước khi hình thành thế chân vạc thì Ngô là vùng đất giàu có,kinh tế rất phát triển ,có tiềm lực lớn.Chỉ tiếc Chu Du chết quá sớm còn Lục Tồn có tài nhưng ko gặp thời để giúp Ngô bành trướng xa hơn(vì Ngô Quyền vốn là kẻ ko có nhiều tham vọng,chỉ thích hoà bình).Trong khi đó Thục từ khi vào Tứ Xuyên mới bắt đầu xây dựng tất cả từ đầu.Rất lâu mới có thể ngang với Ngô.Cho dù đó là nơi phát tích của Lưu Bang,nhưng Lưu Bị ngoài KM có thể ví như Trương Lương ra thì ko có ai như Tiêu Hà,Tào Tham,Hàn Tín--->ko thể lập nên một kì tích như Hán Cao Tổ.

KM đã 6 lần ra KS và ở lần thứ 6 ông đã qua đời
Tạm thế đã ,mỏi tay lắm rùi ;D
Hưng
Em đã định không tham gia nhưng thấy các bác cãi nhau hăng quá.. cộng với đang chán nên em nhảy vào chõ vài câu.

- Không cử người khác giữ Kinh Châu là vì chỗ đó quan trọng, không thể tin ai được ngoài anh em mình. Triệu Vân tuy dốc sức cứu A-đẩu trong lúc khó khăn cũng là vì danh lợi cho nên cũng không thể đảm bảo rằng hắn không vì miếng lợi lớn gấp nhiều lần thế mà phản bội lại. Kinh châu lúc đó trở thành mũi dùi chĩa thẳng vào đất Thục, hai quân kia đều mạnh lại thêm Triệu Vân có phải là Thục chết đến đít không.
Tất nhiên cứ như trong truyện từ đầu chí cuối thì Vân cũng là một chú rất trung thành, lù khù nhu nhược, chỉ đâu đánh đấy chứ không có cá tính như bọn Quan Công, Trương Phi, Ngục Diên. Nhưng ta chỉ nên xét thời điểm Lưu Bị giao Kinh Châu cho Quan Công mà thôi, lúc đó ông ta vẫn không tin Triệu Vân bằng Quan Công. Đó là lẽ hoàn toàn bình thường vì kẻ làm vua thì điều đầu tiên cần là "nghi cả chính bố đẻ mình!".
-Quan Công thất thủ Kinh Châu mà chết, thiên hạ đổ cho hắn kiêu ngạo chủ quan chứ em thấy chả phải thế. Hắn chết vì thời điểm ấy đòi hắn phải chết để cục diện dằng co được biến chuyển. Cái thế chân vạc ấy lằng nhằng như thế là đến lúc cùng rồi. Chỉ có điều không may và "may" là điểm biến của cục diện nhè đúng vào đầu Quan Công và đúng vào địa điểm "tất biến" là Kinh Châu. Giả như không phải Lã Mông thì ngay sau đó một thời gian cũng sẽ là một thằng khác thôi.
- Trong thời điểm đó và cả về sau, Khổng Minh hắn cũng chả làm gì được là bởi nhiều lý do. Người Tàu thời cũ đọc chuyện vẫn với tư tưởng "trọng chính danh" nên cách viết của La Quán Trung vẫn thiên về Thục và có phần bênh Thục cho nên gom đủ các lý do nào là số trời, nào là không may mắn để bào chữa cho Khổng Minh mà quên rằng sức nước Ngụy so với Thục lúc đó có khác nào trên là tảng đá dưới là gạch ngói. Đất đai phì nhiêu rộng lớn hơn mấy lần, dân chúng giàu có hơn, quân đông hơn nhiều, sĩ phu trí thức cũng nhiều hơn hẳn....
7 lần ra Kỳ Sơn, thực chất cũng chỉ là một sự cố gắng biết là không được vẫn làm của Khổng Minh. Em cho rằng ông ấy hiểu rõ không thể đánh đến Hứa Đô nhưng chả nhẽ cứ ngồi nhà chờ quân Ngụy tấn công?. Cái thế nằm chờ đôi khi nguy hiểm hơn cái thế chủ động, bởi lẽ khi chủ động thì tinh thần và sự tập trung của quân sĩ được tăng cao hơn rất nhiều.

Thôi em chõ vài câu thế thôi em đi đây, trên kia có chi tiết nào em viết sai địa danh, tên người thì các bác thông cảm, em đọc cái này từ hồi lớp 3 nên chả chắc nhớ được chính xác.
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, 6, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.