Langven.com Forum

Full Version: Những Trò Chơi Dân Gian Dành Cho Con Trẻ
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: [<<], [<], 8, 9, 10, [11], 12, [>], [>>]
Evil
Có một trò mình không biết là trò gì nhưng chơi từ bé đến lớn, bọn Tây cũng chơi. Hai đứa chơi với nhau, một đứa ngửa hai tay để dưới, một đứa úp hai tay lên trên. Đứa ở để tay ở dưới rình rình rụt ra đập vào mu bàn tay đứa để tay ở trên, thằng ở trên thì liệu mà cảnh giác để rút tay về kịp thời. Nếu bị nó đập trúng thì phải đổi xuống để tay ở dưới.

Có một vài biến thể của trò này: chỉ được tay nào đập tay đấy, tức là tay ở dưới chỉ rút ra đập vào đúng bàn tay ở trên mình thôi, không đập chéo sang bên kia; có thể đập chéo tay từ bên này sang bên kia; đập hai tay cùng một lúc.

Trò này trông thế mà vui, bọn mình đi chơi xa bằng ô tô là lại chơi trò này. Cả ô tô chơi, hò hét náo động. Mình chơi rất kém. Để tay ở dưới thì toàn đập trượt, để tay ở trên thì toàn bị chúng nó đánh no.gif . Có lúc cáu quá, bị nó đánh xong thì đau quá… hoá cùn phải đập trả vào tay nó một cái cho hả giận. Có đứa bạn mình (mà cả mình nữa), để tay ở dưới nhưng đập lần nào cũng trượt bèn bất thình lình nắm chặt lấy tay thằng kia, tay còn lại thì đập liên tiếp vào cái tay bị nắm đấy… thế là lãi. w00t.gif
Evil
Đã bạn nào chơi Cờ Quân sự chưa? trò này không phải trò chơi dân gian nhưng cũng khá…. hay. Hồi bé mình rất thích nhưng lớn lên hỏi bạn bè thì hình như chẳng mấy ai chơi trò này cả. Thử post lên xem.

Bàn cờ. Một bàn cờ nhỏ (như kiểu cờ tướng nhưng không có ô riêng cho tướng và sĩ). Ở dòng mà cờ tướng là Sông thì ở cờ quân sự là cổng thành. Cứ cách một ô thì có hai ô được gạch chéo (không được đi qua ô gạch chéo đấy). Mình sẽ để quân ở sau cái ô gạch chéo đấy để canh “cổng thành” là cái ô không bị gạch chéo và được phép đi qua.

Quân cờ. Quân cờ là những mẩu giấy nhỏ hình vuông được gập đôi lại rồi dựng lên (như kiểu cái lều hai mái). Phía quay về quân địch thì để trắng, phía quay về bên mình thì vẽ biểu tượng của quân cờ. Đây là phần thú vị nhất. Các quân cờ được lấy theo các chức vụ trong quân đội (thiếu uý, binh nhì, trung tá, thiếu tướng, đại tướng…), các phương tiện chiến tranh (máy bay bà già, Mic, B52, xe tăng, tên lửa,…). Ngoài ra còn một số quân đặc biệt phải có. Đầu tiên là Thành (như kiểu quân Tướng trong cờ Tướng, mất là thua). Thành không được di chuyển, đặt ở đâu là đứng yên đó. Tiếp đến là Mìn. Mìn cũng không được di chuyển, quân nào vấp vào Mìn cũng chết trừ Công binh, máy bay… (đại khái là đều dựa trên những suy luận thông thường như thế). Sau nữa là Gián điệp. Quân này rất mạnh, mình nhớ là hình như nó chỉ bị Đại tướng hoặc chính Gián điệp bắt thôi.

Cái hay là lúc đó bọn mình vẽ quân cờ hoạ theo thật. Thành thì vẽ cái thành, Gián điệp thì vẽ thằng người, Mìn thì vẽ mìn, các chức vụ khác thì vẽ theo quân hàm mình nhìn thấy ngoài đời thật.

Luật chơi. Như mình đã nói một ít ở trên, luật chơi được xây dựng theo quy luật cuộc sống và quân đội thông thường. Cấp nào ở quân đội to hơn thì ở cờ quân sự cũng to hơn. Ai vấp vào Mìn cũng chết, trừ Công binh hoặc máy bay. Sau đó thì bỏ quân Mìn ra nhưng đứng luôn vào vị trí đó và cứ ở đó cho đến hết cờ. Các quân lần lượt đi một nước về phía trước, sang trái, sang phải tuỳ theo luật đi của từng quân. Cái này mình không nhớ chính xác nhưng đại khái là máy bay, xe tăng, tên lửa… thì đi nhanh hơn bộ binh, bộ binh thì cấp nào cũng chỉ đi ô một, máy bay bà già đi chậm hơn Mic… Công binh, Gián điệp thì được đi giật lùi. Ah, Công binh là quân thấp nhất. Quân nào cũng có thể bắt được Công binh. Luật đi của một số quân khác nhau sẽ giống nhau, thường là quân yếu đi gần giống quân mạnh (như kiểu Công binh với Gián điệp), các quân có chức năng đối lập nhau đi giống nhau (như kiểu Mìn với Thành) để đối phương không phân biệt được đấy là quân nào.

Để bắt đầu ván cờ, hai bên sẽ phải dàn trận. Các quân có thể xếp vào bất kỳ vị trí nào phía bàn cờ của mình, mục tiêu là bảo vệ được Thành của mình và tiến quân tiêu diệt được Thành của đối phương. (Mình không nhớ là có bao nhiêu quân cờ và cờ bao nhiêu ô nhưng hình như là 24 quân cờ thì phải. Hình ảnh giờ mình còn nhớ là xếp cờ xong thì gần đây hết bàn cờ, chỉ còn một ít ô trống thôi). Quân sẽ được đưa qua các cửa thành để xâm nhập vào bên kia. Khi gặp một quân địch có thể bắn hoặc đi qua (hoặc để quân đó đi qua). Bên nào bắn thì phải mở quân của mình ra để cho đối phương biết quân của mình là quân gì. Đối phương sẽ hô chết hoặc sống. Nếu mình sống thì đối phương ngả quân của họ ra cho mình biết là quân gì rồi loại quân đó khỏi bàn cờ. Nếu mình chết thì đối phương không phải ngả quân ra mà chỉ có mình phải loại quân của mình ra khỏi bàn cờ. Căn cứ vào đó mình có thể suy diễn ra quân đó là quân gì đề điều quân thích hợp đến tiêu diệt. Mìn thì không được bắn ai trước, ai bắn vào nó cũng chết. Mình nhớ hình như có nhiều loại Mìn. Có Mìn bị bắn một lần là loại, có Mìn thì phải vài lần mới chết.
root
Trẻ con hồi ấy không bị "lập trình" bởi các game PC như ngày nay nên rất giàu tính sáng tạo. Thí dụ như trò cờ quân sự của bạn Evil là một sáng tạo tiêu biểu. Hồi ấy mình cũng chơi nhiều trò tự nghĩ ra tương tự như vậy, đại khái là đánh trận giả bằng các quân cờ hoặc đá bóng với đội hình gồm những quân cờ và bóng là 1 chiếc khuy áo. Những trò này đều sáng tạo ra luật riêng, cách chơi riêng, rất đặc sắc !
Evil
QUOTE(root @ May 23 2006, 02:29 PM)
Trẻ con hồi ấy không bị "lập trình" bởi các game PC như ngày nay nên rất giàu tính sáng tạo. Thí dụ như trò cờ quân sự của bạn Evil là một sáng tạo tiêu biểu. Hồi ấy mình cũng chơi nhiều trò tự nghĩ ra tương tự như vậy, đại khái là đánh trận giả bằng các quân cờ hoặc đá bóng với đội hình gồm những quân cờ và bóng là 1 chiếc khuy áo. Những trò này đều sáng tạo ra luật riêng, cách chơi riêng, rất đặc sắc !
*



Đúng đó, ngày xưa mình cũng chơi bóng đá bằng khuy áo nữa. Sân bóng được vẽ ra giấy, các cầu thủ được chấm trên sân, tuỳ mình, thích chấm ở đâu thì chấm. Hay nhất là ngày đó mỗi chấm đó sẽ được đặt tên tương ứng với cầu thủ mà mình yêu thích, đá ở vị trí mà mình đặt chấm đó. Sau đó thì hai bên lấy ngón tay sút cái khuy áo đi như sút bóng.

Hôm trước mình đi Thái thấy shop đồ chơi của trẻ con cũng có trò tương tự. Một sân bóng nhựa nhỏ với mấy quả bóng, có hai đôi giầy và tất xinh xinh để xỏ vào ngón tay. Mỗi bên chơi sẽ xỏ giầy vào hai ngón tay và dùng hai ngón tay để điều khiển bóng, sút, bắt, chặn... như hai chân leuleu.gif Không nhớ chính xác bao nhiêu tiền nhưng cũng không đắt lắm, đang định mua cho đứa cháu mình chơi.
Evil
Có một trò mình không nhớ tên, tạm gọi là búng sỏi.

Chọn một nắm sỏi cỡ khoảng bằng hạt táo, tung ra đất. Sau đó lấy ngón tay vạch vào giữa hai viên sỏi rồi bắn một viên vào viên kia. Trúng là được ăn, nhưng chỉ được trúng viên đấy thôi, không được để viên sỏi bị bắn đi văng ra trúng vào viên khác, nếu thế là mất lượt đi. Nhiều khi sỏi tụm vào một đống, không có khoảng cách giữa hai viên để vạch xuống trước khi bắn thì phải khéo léo bắn viên sỏi của mình vào viên kia để cho viên đó bắn vào đống sỏi co cụm đó làm chúng nó bật ra. Phương pháp khác có thể là chọn một viên ở đống sỏi co cụm đó và một viên ở ngoài, vạch xuống đất rồi nhón ngón tay gẩy một viên từ đống sỏi ra bắn vào viên bên ngoài. Trường hợp một người bị mất lượt thì người tiếp theo có thể nhặt đám sỏi lên tung lại để đi hoặc tận dụng luôn bàn sỏi đã tung sẵn đấy, nếu thấy thuận lợi.

Trò này khá dễ nên bọn tớ áp dụng luật là đứa nào đi thì không được tung sỏi, đứa đi sau sẽ tung. Đứa tung sỏi sẽ tung nhẹ để soi co cụm vào nhau cho đứa kia khó đi, mau chết, nhanh đến lượt mình.
lanminhdang
Còn trò kị giấy nữa: vỏ bao xi măng, sách, vở cũ... gấp lại.

1. Nặn ba cây ăn kị: ở ngoài Bắc chỉ chơi từ Át tới chín thôi, 10 điểm là lớn nhất, Mười át cụ laugh1.gif Át rô là lớn nhất. (chơi bằng tú lơkhơ)

2. Đánh kị: kẻ hai đường thẳng song song cách nhau khoảng 3m, mỗi người góp mấy cái, sau đó mỗi người dùng một kị cái của mình, đứng từ vạch này quăng tới vạch kia: ai quăng tới gần vạch hơn là có lượt đi trước. Người đi trước cầm cả nắm kị của mọi người quăng tới vạch bên kia rồi dùng kị cái của mình, đánh làm sao cho kị của người khác qua vạch là ăn. Còn nếu không qua thì tới lượt người khác. Đến khi hết thì thôi....
Helios
Trò công an bắt gián điệp chắc bác nào cũng biết và đã chơi. Có một lần, vào một buổi tối trăng non, điện đóm lờ mờ, sau khi oẳn tù tỳ, ai thắng được làm gián điệp, đi trốn, những đứa thua làm công an phải đi tìm. Bọn gián điệp trốn rất kỹ, chui vào các loại gốc tối, bất chấp cả muỗi đốt. Nhóm công an bọn tôi, sau một hồi giả vờ sục xạo thì lặng lẽ rút lui từng thằng một, và về nhà lên giường đi ngủ. Hôm sau nghe kể lại rằng, bọn gián điệp chờ đến mãi nửa đêm, thấy im ắng quá thì mới vỡ lẽ là bị công an lừa cho bị muỗi đốt. Từ đó, trẻ con trong khu đó chẳng thấy chơi trò đấy nữa - mà mình thấy trò đấy cũng chẳng hay gì.
Evil
Bà con có ai nhớ trò Hội đồng tổng cốc chơi thế nào không?
root
QUOTE(Evil @ Oct 27 2008, 10:40 PM)
Bà con có ai nhớ trò Hội đồng tổng cốc chơi thế nào không?
*



Có một nhóm người ngồi quanh. Một người cúi đầu xuống để cho người ta cốc vào đầu. Sau đó ngẩng đầu lên rồi chỉ xem ai vừa cốc mình. Nếu chỉ đúng thì người bị chỉ phải cúi đầu xuống để cho mọi người cốc. Còn nếu chỉ sai thì người chỉ lại tiếp tục phải chịu trận
root
Lại câu chủ đề này lên tiếp
Pages: [<<], [<], 8, 9, 10, [11], 12, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.