Langven.com Forum

Full Version: Tử Vi - Tướng Số.... từ TTVN Online đến VNEquation....
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: [<<], [<], 1, [2], 3, 4, [>], [>>]
Toi
Những thuật ngữ cần biết[color=Red][/color]

Bất cứ nghề gì cũng có một số thuật ngữ .
Trong khoa Tử Vi Đẩu Số , chữ đẩu ở đây nghĩa là ngôi sao cho nên tên sao và tính chất sao cùng với sự kết hợp các sao lại thành từng chùm mang những thuật ngữ riêng biệt .
Tử Vi Đẩu Số có bao nhiêu sao tất cả ?
Ghi trong Tử Vi ĐS toàn thư chỉ thấy chòm sao chính là gồm 14 vị :
Tử Vi Thiên Cơ, Thái Dương, Vũ Khúc, Thiên Đồng, Liêm Trinh, Thiên Phủ, Thái Âm, Tham Lang, Cự Môn , Thiên Tướng, Thiên Lương, Thất Sát, Phá Quân.
Sau đây là các phụ tinh : Văn Xương, Văn Khúc, Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi , Thiên Việt, Thiên Mã, Lộc Tồn, Kình Dương, Đà La, Hoả Tinh, Linh Tinh, hoá Quyền, Hoá Lộc, Hoá Khoa, Hoá Kỵ, Thiên Không, Địa Kiếp, Thiên Thương, Thiên Sứ, Thiên Đức, Nguyệt Đức, Long Trì, Phượng Các, Thai Phụ, Phong cáo, Hồng Loan, Thiên Rươu, Đẩu QUân.
Rồi đến các chòm sao đi theo Thái Tuế , chòm sao theo Lộc Tồn, chòm sao Tràng Sinh. Mỗi chòm 12 vị.
Rồi đến Triệt Lộ không vong và Tuần Trung không vong cộng lại là 85 vị.
Nhưng sách Tử Vi ở Việt Nam do tổ tiên ta để lại thì thấy có thêm nhiều sao khác không ghi trong Tử Vi đẩu số toàn thư của Trần Đoàn, như các sao : Đào Hoa, Thiên Tài, Thiên Thọ, Phá Toái, Kiếp Sát, Thiên Y, Thiên Trù, Thiên Giải, Địa Giải, Giải Thần, địa Không, ÂN QUang, Thiên Quý, Cô Thần, Quả Tú, Lưu Hà, Thiên Quan, Quý Nhân, Thiên Phúc.
Tổng cộng lại là 104 vị.
Đến đây thấy cần phải nhắc luôn đến phân chia tinh hệ theo nhóm có ghi trong tử vi đẩu số tân biên, cụ thể như sau :
1 . Tử Vi tinh hệ : Tử Vi, Liêm Trinh, THiên Đồng , Vũ Khúc, Thiên Cơ .
2 . THiên Phủ tinh hệ : Thiên phủ, Thái ÂM, Tham Lang, Cự Môn, Thiên Tướng, Thiên Lương ,Thất Sát, Phá Quân.
3 . Thái Tuế tinh hệ : Thái tuế , tang môn, thiếu âm, trực phù, tử phù, túê phá , Long đức , bạch hổ, phúc đức, điếu khách, trực phù.
4 . Lộc tồn tinh hệ : Lộc Tồn, thanh long , tiểu hao, tướng quân , tâú thư, phi liêm , hỷ thần, bệnh phù, đại hao, phục binh , quan phù.
5 . Trường SInh tinh hệ : Trường sinh, mộc dục, quan đới, lâm quan, đế vượng, suy , bệnh , tử , mộ , tuyệt, thai , dưỡng.
6 . Bộ sao lục sát : Kình - Đà - Hoả - Linh.
7 . bộ sao Tả Hữu : tả phù hữu bật
8 . bộ sao xương khúc : Văn Xương , Văn Khúc .
9 . bộ sao long phượng : Long Trì Phượng các
10 . bộ sao khôi việt : Thiên Khôi, thiên Việt
11 . bộ sao khốc hư : Thiên Khốc , Thiên Hư
12 . bộ sao thai toạ : Tam Thai , Bát Toạ
13 . bộ sao quang quý : Ân Quang , thiên QUý
14 . thiên đức, Nguyệt đức .
15 . Hình , Riêu Y
16 . bộ Hồng Loan, Thiên Hỷ .
17 . bộ Quốc Ấn , Đường phù .
18 . bộ thiên địa giải thần : Thiên Giải, Địa Giải, GIải thần
19 . bộ Thai Phụ, Phong Cáo
20 . bộ Tài Thọ : Thiên Tài, Thiên Thọ
21 . Thương Sứ : Thiên Thương , Thiên Sứ
22 . La Võng : Thiên LA, Điạ Võng .
23 . Tứ Hoá : Hoá QUyền , HOá Lộc , HOá Khoa, Hoá Kỵ
24 . Cô QUả : Cô thần , Quả tú
25 . QUan Phúc : Thiên Quan quý nhân, THiên Phúc quý nhân
26 . Sao Đào HOa
27 . Sao Thiên MÃ
28 . Sao Kiếp Sát
29 . Sao Phá Toái
30 . Sao Hoa Cái
31 . Sao Lưu Hà
32 . Sao Thiên Trù
33 . Sao lưu niên văn tinh :sao này lưu động theo năm tính hạn phụ thuộc chủ yếu vào hàng can của năm sinh
34 . Sao Bác Sỹ
35 . Sao Đẩu Quân (Nguyệt Tướng )
36 . Sao Thiên Không
37 . Tuần trung không Vong và Triệt Lộ không vong.
Các cụ đã căn cứ vào đâu để mà thêm vào không hiểu hoặc giả sách Tử Vi ĐSTT chính bản đã sang bên ta, nên bản lưu bên chính quốc bị ghi chép thiếu sót . Nếu vậy, tại sao không có những lời giải rõ ràng về các sao : Giải Thần, Địa Giải, Thiên Trù, Thiên Giải, mà chỉ có vài lời nghe rất là gượng ép. Trừ sao Đào Hoa thì có thể nói Tử Vi ĐSTT bị thiếu vì sao này rất quan trọng trong phép tính số Tử Bình ( Tứ Trụ ), và cách an sao không phép tính số Tử Vi.
Tính( sao ) còn gọi là Diệu, tthuật ngữ : Mệnh vô chính Diệu là chỉ cung mệnh không có sao chính tinh cư ngụ( chính tinh là sao thuộc chòm Tử Vi Thiên Phủ.)
Sách Đẩu Số mệnh Lý cho rằng : Tả Phụ-Hữu Bật-Văn Xương-Văn Khúc-Lộc Tồn cũng là chính tinh nữa. Còn cổ truyền khoa Tử Vi của ta thì căn cứ vào Tử Vi đẩu số toàn thư nên chỉ có 14 chính tinh mà thôi.
Các sao : Kình Dương – Đà La - Hoả Tinh – Thiên Khôi – THiên Việt thì gọi là thiên diệu.
Hoá Lộc – hoá quyền – Hoá khoa – Hoá Kỵ là tứ hoá hay hoá diệu.
Ngoài ra các sao khác là tạp diệu.Lại có những tên gọi riêng như : Tứ Cái( Bốn sao tốt ) là : Lộc, Quý,Quyền Khoa ; Tứ hung (tứ sát ) là : Hoả Linh Dương Đà. Những sao đi đôi (theocặp ) là :Tử -Phủ, Tử - Tướng, Phủ - Tướng , Nhật - Nguyệt , Tả - Hữu, Xương – Khúc , Không - Kiếp, Hoả - Linh, Dương – Đà, Khôi - Việt.
Giải nghĩa Tam Hợp Chiếu : một lá số tử vi chia ra 13 cung, theo 12 chi, mỗi cung khi tính lá số được tính theo tam hợp tức là hợp các sao của cả ba cung lại . Tính tam hợp theo nguyên tắc :
- Thân – Tý - Thìn
- Tỵ - Dậu - Sửu
- Hợi – Mão - Mùi
- Dần - Ngọ - Tuất
Giải nghĩa Lục Xung : Tí >< Ngọ ; Dần >< Thân ; Sửu >< Mùi ;
Thìn >< Tuất ; Tỵ >< Hợi .
GIải nghĩa Thủ - Đồng : một chính tinh đóng một cung là thủ, hai chính tinh đóng một cung là đồng .
Giải nghĩa Lâm Nhập : hai chữ này cùng một nghĩa, nơi an sao tốt gọi là Lâm, nơi an sao xấu gọi là Nhập( Toạ - Cứ cũng có nghĩa tương đương )
Giải nghĩa Miếu Hãm Đắc Vượng : mỗi sao cần đứng đúng vị trí của nó, tốt nhất trở lại thì là : Miếu địa, Vượng địa, Đắc địa, bình địa, bại địa, hãm địa .
Giải nghĩa Bản Phương - Hợp Phương- Lân Phương : Bản phương là cung xét đến hiện tại, Hợp phương là cung tam chiếu hoặc cung xung chiếu , nhị hợp. Lân phương là cung bên cạnh .
Giải nghĩa Triều và Xung: sao tốt đóng tại cung khác mà hợp phương với cung xét đến thì gọi là Triều, cùng nghĩa nếu là sao xấu thì gọi Xung. Riêng Thái Dương( Nhật ) Thái Âm ( Nguyệt ) thì gọi là Chiếu . Riêng Lộc Tồn và Hoá Lộc thì gọi là Củng .
Giải nghĩa Giáp - Chiếu - Hiệp : sao tốt thuộc cung lân phương của Mệnh thì gọi là Giáp, Chiếu là Sao ở cung đối diện ảnh hưởng tới .
Có câu : Chính không bằng Chiếu, Chiếu không bằng Giáp , câu này không phải áp dụng cho tất cả các sao VD: Tả Phụ, Hữu Bật cần Giáp, Nhật Nguyệt cần Chiếu mới tốt ......
Toi
Các bác coi thấy còn thiếu gì thì bổ xung giùm em nhé.
Toi
Tử Vi không hoàn toàn là một môn khoa học chính xác, để có được lời giải cho một trường hợp cụ thể thì các ông thày sẽ phải hoặc là rất giỏi, hoặc là nói dựa. Các bác cứ để ý mà xem, khi ta đi coi Tử Vi, không thầy nào là không nhìn vào mặt ta để mà nói đâu, nhiều ông thày còn phải khích ta nói lên, hay nhìn lên,....biểu hiện tình cảm ...v.v.. Nếu thế thì em khẳng định là có nhiều, rất nhiều nếu không muốn nói là tất cả các thày bói coi Tử Vi ngày nay đều phải dựa dẫm ít nhiều vào Tướng số để khẳng định lời giải đoán của mình. Mối quan hệ giữa Tử Vi và Tướng mệnh là vô cùng khăng khít.
Toi
Nói về toán mệnh phương pháp,...
Thế gian này, việc như ý thì ít,việc bất như ý thì nhiều, người đắc chí thì ít, mà người bất đắc chí thì nhiều hằng hà sa số.
Thực ra từ ngàn xưa đã vậy, bất luận là phương đông hay phương tây. Tại sao?? Đó là câu hỏi gắn liền với đời sống nhân loại từ khi loài người nhận thấy sự thọ yểu của sinh mệnh. Nó lại càng gây thắc mắc hơn khi người ta sống tụ lại thành “Xã Hội” .Có lẽ nào nguyên lý cuộc sống lại là do sự an bài của các đấng tối linh như là trời, phật, thựơng đế ????? như các tôn giáotín ngưỡng lập luận??? Hay là ngược lại hoàn toàn theo triết lý nhân văn, khoa học, phương pháp học, ý chí quyền lực , chủ nghĩa Mác Xít ???????.....- tất cả là do người định ???
Vũ trụ quanh ta không chống lại ta mà cũng không ban ân huệ cho ta. Nó quay cuồng đảo lộn, không hề có dự mưu gì cả, hoàn toàn ngẫu nhiên. Trong quay cuồng đảo lộn, chính con người tự điều khiển, tự cai quản, vựơt mọi trở ngại để chiến thắng .
Alain gọi là Ôđisê (hay Ôlyssê - một nhân trong sử thi của Homerơ, tác giả coỏ xưa htời văn minh Hy-La, đã vượt qua tất cả các sức mạnh của thiên nhiênmà đại diện là các thần biển cả,...trên đường trở về quê hương với người vợ hiền sau cuộc chiến T ROA trong khi đó thì các bạn đều chết hết dọc đường)
Đọc bộ “Bà Comédia” của horone de Balzac, ta thấy rất nhiều nhân tương tự như : Vautrin tên đầu trộm đuôi cướp sau trở thành tổng giám đốc Mật Vụ hay Rastignac điếm đàng làm thủ tướng Pháp, trong khi những người như Louis Lambert , Rabourdin tài giỏi, đức độ lại ngậm đắng nuốt cay, thất bại ê trề . Không phải Balzac đã tưởng tượng mà là ông đã kể lại toàn chuyện thực của Paris thời ấy thời cực thịnh của chủ nghĩa HÃNH TIẾN ĂN MAY . Có biết bao nhiêu Ôđysê chiến đấu nhưng không chống lại bọn “Arriviste” nghĩa là bọn có thời vận, tốt sỗ, may hơn khôn.
Lenin từng nói : “Tuyệt vọng đưa dẫn người ta đến tín ngưỡng “
Hitle tuyệt đối tin vào ý chí quyền lực, các sử gia đã đưa nhiều bằng cớ cho thấy nhà lãnh tụ Quốc Xã luôn lo lắng cho số mệnh.
Tảo vận Cam La vãn Thái Công
Thạch Sùng phú quý, Phạm Đan cùng
Bành Tổ thọ trường, Nhan Hồi yểu
tại sao Cam La 12 tuổi đã đăng đàn bái tướng? Còn ông Lã Vọng ngồi câu chết dí ở sông Vị đến 90 tuổi mới gặp được Chu Văn Vương ?? Tại sao Thạch Sùng thì châu báu đầy nhà, giàu không nhớ nổi còn Phạm Đanlại chạy ăn từng bữa ? Sao Bành Tổ sống lâu, trong khi thâỳ Nhan Hồi chết ngay năm 27 tuổi ? Thực chất thì khoa tướng số phủ định lý luận tại trời , con người vô năng không thể biết và cũng chẳng thể làm gì với số mệnh đã an bài đó. Khoa này lại có một địnnh nghĩa riêng cho Thiên Mệnh không phải như trời là một đấng tối linh, mà là sự kết hợp của ngũ hành : Kim Mộc , thuỷ Hoả Thổ - năm yếu tố cấu thành vũ trụ và hai khí âm dương làm vũ trụ chuyển động. giả nhời cho câu hỏi về 6 nhân ở trên khoa này giải thích : Lục nhân đô tại ngũ hành trung
Giàu sang, phú quý, cơ cực, bần hàn.thọ yểu đều do mệnh vận và tướng cácch mà biết. Tính mệnh vận đặt trên nguyên tắc toán số, coi tướng cách đặt trên nguyên tắc cơ cấu Kiến trúc và Mỹ học .Nó chống lại quan niệm mê muội thần quyền và làm giàu thêm cho khoa học nhân văn .
Trong thực tế cuộc sống, ta gặp không biết bao nhiêu chuyện lạ nếu không đem khoa tướng mệnh học giải thích thì không còn cách gì có thể hiểu nổi những hiện tượng đó ví như: người giàu nhưng vẫn vất vả, người nghèo vẫn phong lưu, người trước sang sau hèn, tiền bần hậu phú ...v.v
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm : “khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống” ..........
Chứng tỏ hai chữ “Tri Mệnh” mà các cụ bô lão nhắc tới mang trên mình một triết lý nhân sinh rất cao, cũng là một phương pháp đấu tranh rất sát với thực tiễn( biết cơ vận cuả mình mà coi thường mọi sự, coi vinh nhục cùng cội rễ, tử sinh cùng gốc, vậy thì sợ gì sống chết, sợ gì biến động ) Tri mệnh không có nghĩa là từ bỏ đấu tranh,mà trái lại, cốt để biết lẽ cùng thông, lúc nào đáng làm, lúc nào nên dừng, lúc cần biến, lúc cần tĩnh cần thủ....
Dục ngộ biến nhi vô sương hoành
Tu hướng thường thời niệm niệm thủ đắc định
Dục lâm tử nhi vô tham luyến
Tu hướng sinh thời sự sự khán đắc khinh.
Toi
Những câu chuyện chứng minh hai chữ “Tri Mệnh”
Chu Á Phu đương thời trọng nhậm chức Thái thú tỉnh Hồ Nam, đến nhờ Hứa Phụ coi tướng, Hứa Phụ bàn :
- Ba năm nữa ông được phong hầu, tám năm nữa ông làm tể tướng, Mười năm nữa thì chết đói.
Chu Á Phu cười mà rằng :
- Đã phú quý tột đỉnh như thế sao mà chết đói được, xin tiên sinh chỉ dạy cho tôi biết tại sao ?
Hứa Phụ nói:
-Pháp lệnh chạy vào miệng theo tướng pháp gọi là rắn lao vào miệng là tướng chết đói, Ông có tứớng đó.
QUả nhiên, chính trị biến động, Chu Á Phu bị giam cầm, năm ngày không ăn , thổ huyết mà chết.
Hứa Phụ coi tướng choĐặng Thông báo pháp lệnh nhập khẩu, thế nào cũng chết đói. Vua Hán Văn Đế không chịu phán rằng :
- Đặng Thông là triều thần của trẫm, phú quý của Đặng THông là do trẫm định đoạt, trẫm có thể cho Đặng Thông cả núi đồng để đúc tiền .
Về sau, Đặng Thông chết đói trong nhà một nông dân đúng như Hứa Phụ tiên đóan. Vua Hán Văn Đế gọi Hứa Phụ vào thưởngcho châu báu rất nhiều.
Hứa Phụ coi tướng cho Ban Siêu, nói:
- Hàm én, đầu hổ bay mà ăn thịt đúng là tướng vạn lý phong hầu.
Ít lâu sau, Ban Siêu bỏ văn theo võ, lập đại công, uy chấn miền Tây Vực được phong làm Định viễn Hầu.

An lộc Sơn lúc nhỏ nghèo hèn, đi ở hầu cho nhà Trương Thủ Khuê.< ột lần rữa chân cho chủ,bỗng ngừng tay chăm chú nhìn....Khuê thấy lạ mới nói :
- Mày nhìn gì ?
- Tại tôi thấy bàn chân trái của ngài có một nốt ruồi lớn.
- Đấy là cái tướng phất cờ khởi loạn của tao.
- Thưa ngài, cả hai bàn chân tôi đều có như vậy.
Khuê hết sức ngạc nhiên, về sau, An lộc Sơn nổi loạn, đốt cháy kinh đô nhà Đường khíên vua tôi Đường Minh Hoàng phải bỏ chạy.

Thần Phóng ẩn cư nơi thôn dã , một lần tới thăm HiDi Trần Đoàn (Phóng đang cải dạng làm tiều phu) Trần HiDi trông thấy mà cười rằng :
- Tiên sinh tiều phu, hai mươi năm nữa tiên sinh là bậc nhị phẫm nhân thần, thiên hạ ai cũng biết.
Đúng 20 năm sau, Thần Phóng làm giám nghị đại phu, rồi thăng chức Công bộ thượng thư.

Đời Hậu Hán, Vương Mãng có tướng lạ, trán cao dô, mắt đỏm con ngươi vàng, tiếng nói oang oang, quyền cao, mũi lớn, miệng rộng,. Công Tôn Đề bảo Vương Mãng :
- Đầu hhổ, mịêng hổ, tiếng như beo, nếu không ăn được người tất bị người ăn.
Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán không thành tựu được bao lâu thì bị giết.
Ông Thánh Thán, nhà phê bình văn học danh tiếng đời Thanh đương thời giao du rộng, thường nuôi nhiều bạn bè trong nhà, trong số bạn đó có nhiều nhà tướng mệnh tài danh. Coi tướng cho Thánh Thán, 10 người thì cả 10 đều tỏ ra thương tiếc, và phê tướng cách Thánh Thán là sẽ bất đắc kỳ tử, lúc chết thây không toàn vẹn. Kết cục, quả đúng, Thánh Thán bị kết tội chém ngang lưng .
Lại lấy một ví dụ ngay trong Tam Quốc.Tào Tháo sai thích khách đi ám sát Lưu Bị. Thích khách vào yết kiến Lưu, để bày kế diệt Tào, noí chuyện rất tâm đắc, Lưu Bị thích lắm, bất chợt, Ngoạ Long tiên sinh đột ngột xuất hiện, nhìn người khách lạ rồi ngồi yên lặng. Thích khách đi tiểu tiện, Lưu Bị bảo Khổng Minh:
- Đó là một kỳ sĩ, có thể giúp cho ông.
Khổng thở dài, bảo Lưu rằng :
- Người ấy sắc động thần huy, gian hình ngọại lậu, tà tâm nội tàng, tôi chắc chắn là thích khách của Tào Tháo sai phái tới.
Lưu cho người đuổi theo thì thích khách đã bỏ chạy trốn thoát rồi.

Dương Quý Phi lúc tuổi còn nhỏ, chạy chơi ngoài đồng ruộng, có thầy tướng họ Trương trông thấy, nói:
- Người đại phú đại qúy sao lại ở đây >?
Bạn hữu hỏi:
- Con bé có quý đến bậc tam phẩm không ?
- Hơn thế nữa !
- Nhất phẩm ?
- Hơn nữa !
- Thế chắc phải là Hoàng Hậu rồi ?
- Cũng chưa đúng hẳn. !
Về sau, lịch sử đã công nhận Dương Quý Phi là một trong bốn ngừời đẹp nhất của lịch sử Trung Hoa, từng làm rung chuyển cơ nghiệp nhà Đường.
Phó Thường Nhân
Tôi có đọc ở đâu đó mà quên mất là lúc nào rùi. Người ta có bàn đến xem tướng bằng "Tứ Tượng", nó có phải là một loại tử vi không các Bác ?
Hưng
Các bác biết xem tử vi thì xem hộ em xem với. ;D Em chả hiểu sao tử vi của em xem chỉ thấy đúng 1/2, và xem ở giờ kế bên lại đúng 1/2. :P
nxt.ptc
Em chỉ dám ngồi ngoài theo dõi chứ chưa dám tham gia cùng các bác. Em khoái khía cạnh văn hoá của TV.
Nói thực với các bác em bị bạn gái bắt đi xem TV mấy lần nhưng hình như vía em thế nào mà thầy TV nhìn thấy cứ từ chối không xem hoặc không gặp. Em có thắc mắc nhỏ hỏi các bác:
Nếu không có lòng tin thì Thầy TV muốn cũng không xem được có đúng không ạ?
Tướng mệnh của người Á châu khác với Âu châu, vậy muốn xem tướng mệnh cho người Âu châu thì can cứ vào đặc điểm nào?
Toi
[quote author=Phó Thường Dân link=board=14;threadid=485;start=10#2604 date=1029758201]
Tôi có đọc ở đâu đó mà quên mất là lúc nào rùi. Người ta có bàn đến xem tướng bằng "Tứ Tượng", nó có phải là một loại tử vi không các Bác ?
[/quote]
Hôm qua em bận không thể giả nhời câu hỏi của bác Phó được, xin bác thông cảm. Theo em được biết thì không hề có thuật ngữ “Tứ Tượng” trong tử vi , đọc Tử vi chỉ thấy nhắc đến “ Tứ yếu, thập dụ, bát pháp” có thể bác nhầm với từ “Tứ tượng” trong câu : “Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái biến hoá vô cùng ...” ở trong Kinh Dịch.
Các phép “Chiêm đoán, tướng số” theo em biết gồm có :
1) Chiêm tinh học : các nhà chiêm tinh quan sát thiên văn tìm ra quy luật vận động của các hành tinh, trên cơ sở ấy lập nên bản đồ sao , với quan niệm cho rằng tác động của các sóng siêu vật chất từ vũ trụ tới, tác động và làm biến đổi bản chất của Ghen di truyền, có thể giải thích mối liên hệ giữa số phận con người với trạng thái đất trơì lúc sơ sinh
2) Tử vi phương đông: cái này nói qúa nhiều, chắc các bác đã biết.
3) Phép Bốc Phệ : Phép này gồm có ba loại chính và rất nhiều các loại phụ ít phổ biến hơn.
a) Thi bốc hay là bói cỏ thi : Dùng 50 cọng cỏ Thi hoặc thẻ dài, mỗi cái chừng 3 – 4 phân đặt trên bàn, theo các phép nhất định mà lật số cọng cỏ tính ra “ hào” rồi trộn lại, đếm 24 lần như vậy mới được 6 hào là một quẻ. Khi đã thành quẻ thì xem hào động tĩnh thế nào rồi dựa vào các quái từ và hào từ trong Dịch để luận đoán( phép này gọi là Phệ )
B) Bói mu rùa ( gọi là Bốc ) rất thịnh hành ở Trung Quốc vào khoảng đời Ân-Thương , cái này em chẳng hiểu biết gì, mong các bác khác bổ xung cho
c) Mai hoa bốc hay là Bói chiết tự hay là Mai hoa dịch số: Của Thiệu Khang Tiết thời Tống đặt ra, đại khái cái này quy hình tượng của 1 chữ mà người đương sự viếtt ra khép thành quẻ, theo lời giải đoán của từng quẻ đã có sẵn mà đoán hung hay cát. Phép này có phần mơ hồ mập mờ không thể hiểu được.
4) Kim tiền bốc hay là bói gieo tiền : còn gọi là cách bói Dã Hạc , dùng 3 đồng tiền để gieo qủe, mỗi lần gieo là một hào , 6 hào làm một quẻ, dựa vào ngũ hành tương sinh tưng khắc để xem Nhật Thần, Nguyệt Tướng đối với đương sự là sinh phù hay sinh khắc để giải đoán. Phép bói này tương đương các phép bói Kiều, bói bài tây, bói chén, bói trứng, xóc thẻ tre....
5) Độn giáp và Thái Ất : dựa vào tiết khí trong năm hoặc trong tháng để xác định hung hoạ cát của riêng từng người hoặc của cộng đồng.
6) Độn Đại an và Nhâm độn : Có độn Bát Môn và độn Lục Nhâm. Dùng 6 cung ở bàn tay trái rồi lấy ngày giờ tháng để tính qủe .
7) Xin thẻ ( Xăm ) : Xóc ống thẻ tre hoặc gỗ cho đến khi rơi ra một thẻ , sau đó xem giải đoán thẻ đã được viết sẵn trên giấy ( mấy câu thơ ) .
8) Xem chân gà : Bói chân gà đầu gà là luộc đầu và chân của một con gà trống nhỏ chưa nhảy mái rồi dựa vào đó mà bói.
9) Đồng Dao-Sấm Ký : người xem bói đồng dao dựa vào một cuốn sách đã thất truyền nói là : Lời Đồng Dao là sao Huỳnh Hoặc hiện xuống để dạy trẻ em, nên nhiều câu đã đúng với thời cuộc. Sấm Ký là những câu ẩn ngữ của các nhà thuật số tính theo Thái Ất mà đặt ra( tính được 500 năm về trước và 500 năm sau) .
10) Cầu Mộng : trước khi làm việc gì trọng đại phải ăn chay, tắm rửa sạch sẽ rồi đem vàng hương đến tế lễ , đông thời ở lại đó luôn chờ mộng. Trong Chiêm Mộng Kinh có chứa sẵn những lời giải mộng.
11) Tướng số : ( bác Phó nói là phép xem tướng bằng Tứ Tượng có phải là một phép tử vi hay không thì đã nhắc đến cả ba phép dự đoán học của triết học Đông phương rồi ) Đại để lấy Âm Dương ngũ hành chế hoá sinh khắc và tính theo Nhật Nguyệt tinh thần hợp với ngày sinh tháng đẻ để vận đoán giàu nghèo sang hèn thọ yểu...
12) Số Hà Lạc sp_ike.gifùng bát tự ( phân theo can chi từng mục ) rồi tính số mục và ghép vào quái hào trong Kinh Dịch để đoán số mệnh.
Trên đây là những phép đoán số đã được ghi nhận ngoài ra còn rất nhiều đã biến mất theo thời gian hoặc không phôr bíên .
Phung Gia
Toi
[quote author=Hưng link=board=14;threadid=485;start=10#2630 date=1029778112]
Các bác biết xem tử vi thì xem hộ em xem với. ;D Em chả hiểu sao tử vi của em xem chỉ thấy đúng 1/2, và xem ở giờ kế bên lại đúng 1/2. :P
[/quote]
Các chương trình luận đoán tử vi không phải là ông thày giiỏi. Ngay cả các ông thày cũng không phải là giỏi cả . Và thật sự thì thày giỏi có thể nói trúng cho người này lại nói sai cho người khác. sp_ike.gif ;D
Pages: [<<], [<], 1, [2], 3, 4, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.