Langven.com Forum

Full Version: Bùa Yểm Trên Sông Tô Lịch ở Hà Nội
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, 6, 7, [>], [>>]
Fedora
http://img216.imageshack.us/img216/2405/mayxucnl0.jpg
TươngGiang
cái sông đó, đi từ xa vào ngày gió nồm còn ngạt thở vì mùi hôi thối, nói chi làm việc ở ngay cạnh. Tớ thấy Fe có lý đấy. Chuyện người chết vì ngạt thở do một loại khí bốc lên từ những lớp bùn lâu năm (yếm khí) tớ cũng được chứng kiến tận mắt rồi.
root
Cách giải thích duy vật của đồng chí Phê xem ra rất hợp ý tớ. Tuy không thể phủ nhận rằng hiện nay vẫn còn nhiều câu chuyện tâm linh mà khoa học chưa thể giải thích, song tác giả câu chuyện đã cố ý đưa lên báo vào đúng lúc cô em gái sắp phải hầu toà. Tại sao một vấn đề tâm linh như vậy lại được đăng đúng vào tờ báo pháp luật? Đây chính là một câu hỏi cần được xem xét.

Trong tâm lý học, người ta nghiên cứu thấy con người thường hay có kiểu xem xét những sự kiện xuất hiện đồng thời và gán ghép cho chúng những mối quan hệ nhân quả. Thí dụ như có câu: chơi dao có ngày đứt tay, thì đúng là dao chính là nguyên nhân khiến người ta bị đứt tay thật, nếu kết hợp với một số điều kiện phụ nữa. Cái đó là rõ ràng rồi. Tuy nhiên, trong một thí dụ khác, có câu "chuồn chuồn bay thấp thì mưa", thì liệu có phải loài chuồn chuồn là nguyên nhân của hiện tượng mưa không?

Trong câu chuyện tâm linh nói trên cũng vậy. Trong số hàng trăm công nhân làm việc tại công trường, việc đưa ra vài trường hợp không may làm điển hình để dẫn tới kết luận về nguyên nhân thần bí thì liệu có phải là đã quá gượng ép? Ấy là chưa kể tới những điều kiện công trường có nhiều mối nguy hiểm khác như đồng chí Phê đã nói ở trên. Hơn nữa, vào thời điểm 2001, việc bớt xén vật liệu dẫn tới công trình đình đốn là rất phổ biến. Không thể không xét đến việc đổ tội cho sự chậm trễ thi công bằng những nguyên nhân bí hiểm, lại thêm với việc lan truyền tâm lý bất an cho anh em công nhân, để rồi bản thân thủ phạm tránh khỏi sự trừng phạt của pháp luật. Nếu ông đã biết nhiều người gặp hoạ vì vụ trấn yểm, sao sau đó còn đi ăn trộm đồ cổ về nhà làm gì?

Mr. Smith
QUOTE(Fedora @ Apr 18 2007, 07:34 AM)
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 17 2007, 08:55 PM)
Tại sao ? Bởi vì tín ngưỡng Thành hoàng có rất muộn, vào thời Lê Trung hưng, tức là vào lúc bắt đầu thời Nam bắc Triều (nhà Mạc đánh nhau với nhà Trịnh), thế kỷ XVI. Còn tục thờ thần đất thần sông là tục lệ bản địa có từ lúc nào không rõ. Có thể có từ thời Hùng Vương không ?
Khi có tín ngưỡng thờ Thành hoàng, thì có hai « nguồn » thần đổ vào. Một nguồn là các anh hùng dân tộc hiển thánh, một nguồn khác là các thần tự nhiên, thần sông, thần núi, thần đất...ở mỗi vùng nhập vào.


Bác Phó có chắc là chỉ từ thế kỷ thứ 16 thì Việt Nam mới có tục thờ Thành Hoàng làng không, vì em nhớ là từ thế kỷ thứ 7-8, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng đã được dân làng quê của ông ở Đường Lâm tôn làm Thành Hoàng làng và lập đền thờ sau khi ông mất rồi. Sau đó còn có sự tích Phùng Hưng hiển linh giúp Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (thế kỷ thứ 9) nên sau Ngô Quyền cho xây đền thờ to hơn trước để ghi nhớ công ơn.
*



Theo cuốn Thần, người và đất Việt của Tạ chí Đại Trường thì tín ngưỡng Thành hoàng bắt đầu có khi người Trung Quốc đô hộ nước ta chứ không phải tới thời Lê Trung Hưng mới có. Đúng như bác Fedora nói, khoảng thế kỷ 6-7 (hay thậm chí sớm hơn) đã có các Thành hoàng. Thần Tô Lịch được viên quan đô hộ Trung Quốc Lý Nguyên Hỷ (thế kỷ 9), phong Thần Tô Lịch làm "Thành hoàng Đô Phủ". Thần Tô Lịch cũng chính là thần Long Đỗ (núi Nùng và sông Tô như thế là cùng do một thần cai quản) mặc dù thực ra ban đầu là hai thần khác biệt nhưng sau đó dần dần đồng hóa vào một. Đền Bạch Mã là nơi thờ thần Long Đỗ.
Như vậy hiện tượng thần Tô Lịch- Long Đỗ là sự kết hợp của cả hai hình thức thần bác Phó nói. Thần Tô Lịch ban đầu là nhân thần (một người tên Tô Lịch) sau đồng hóa thành nhiên thần (gắn với sông Tô Lịch) rồi lại đồng hóa tiếp với thần Long Đỗ là nhiên thần (núi Nùng).
Phó Thường Nhân
@Fedora, Smith, ..

Từ Thành Hoàng vốn có từ trước. Nó là một từ chữ Nho. Thần sông Tô lịch cũng có từ trước, nhưng với người Việt nó là thần sông. Dưới thời Bắc thuộc, và mãi về sau, ở VN vẫn dùng chữ Nho để viết, và dùng chữ Việt để nói. Cũng giống như tên một làng ở đồng bằng Bắc bộ có hai tên "Kẻ này kẻ nọ" là tên tiếng Việt, và một tên chữ Nho dùng để viết.
Vì thế khi viết lại truyền thuyết người ta dùng từ Thành Hoàng, nhưng điều đó không có nghĩa là Thành hoàng của một làng. Thời Cao biền, từ Thành Hoàng chưa phải là Thành Hoàng như quan niệm sau này, giống như tín ngưỡng.

Tại sao tôi lại nói thế ? vì cho đến lúc nhà Trần mất, nhà Hậu Lê lên, thì làng Việt nam xoay xung quanh ngôi chùa "Đất vua chùa làng". Trong hai triều đại phật giáo này, ngôi chùa làng được dùng như cái khung (structure) để thống nhất xã hội VN.

Thời nhà Lý, khi dẹp xong một vùng nào đó, ví dụ Lý Thường Kiệt, khi ông được cử vào "quản lý" vùng Thanh Nghệ sau khi đánh nhau với nhà Tống xong, ông đều lập chùa. Các chùa cổ nhất ở Thanh Hóa là do Lý thường Kiệt, tức là nhà nước lập ra.

Trong Thiền uyển tập anh, cũng có sự tích một thiền sư "cải đạo" dân bản địa ở vùng này theo đạo phật.

Như vậy mô hình làng ở VN cho đến hết thời nhà Trần, có lẽ nó giống như cấu trúc một làng Khơ me hiện tại ở Nam bộ. Trong đó sư sãi, ngôi chùa vừa là một bộ phận chức sắc của làng, cũng là địa điểm hành chính văn hóa.

Sau này khi nhà Hậu Lê (Lê Lợi ) lên, thì nhà nước mới quyết định "thuần nho" theo Nho giáo, và đạo Phật lúc đó cũng lụn bại. Từ đó mà có sự phát triển định hướng việc thờ Thần vốn có từ trước thành hệ thống, bài bản, theo cách làm của nhà Minh. Và cũng từ đó thần Hoàng thành tín ngưỡng "nhà nước".

Để làm điều này nhà nước vừa sắc phong, "chuẩn hóa" thần, vừa "gán" các anh hùng dân tộc vừa loại bỏ các tà thần. Vì thế thành hoàng các làng dù nhiều vô tận vẫn na ná giống nhau.

Chuyện này xẩy ra vào cuối thế kỷ XV đầu XVI, và cũng từ đó cái đình , vốn trước chỉ là như cái điếm làm chốn nghỉ chân trở thành tụ điểm của cái làng. Cây đa, giếng nước, cái đình trở thành biểu tượng làng từ lúc này.

Phùng hưng, cũng như nhiều các thần khác được thờ từ lâu, nhưng nó là tín ngưỡng tự nhiên trước khi được chuẩn hóa vào hệ thống tín ngưỡng Thành hoàng.



Phó Thường Nhân
Vâng đúng là tôi viết nhầm. Không phải đền Trấn Quốc mà là đền Quan Thánh. Chữ quan này tôi cũng không rõ đó là chữ Quán đọc trệch, vốn là từ dùng chỉ một địa điểm thờ của đạo Lão, bởi vì Thánh ở đây là Huyền Võ, một thần trong số thần đạo Lão, hay là từ Quan (giống như quan lại) để tỏ sự thành kính.

@Phá,

Việc trong một nền văn hóa thừa nhận không gian có 4 phương thì văn hóa nào chả có. Nhưng có tứ đại Thiên vương thì chỉ có Phật giáo thôi.

Thế còn núi Mê ru nó ở chỗ nào tại Hà nội. Tôi không dám chắc mà chỉ là một giả thiết, có thể nó là tháp Báo Thiên (hay Báo Ân) nằm ở vị trí nhà thờ lớn Hà nội bây giờ. Nó là ngọn tháp cao nhất ở kinh đô, chỉ bị Vương thông cho phá để lấy đồng đúc súng lúc bị Lê Lợi vây ở Đông đô.

Mọi người thử xem nó có nằm ở giữa 4 vị trí "tứ trấn" không ?

@Evil,

Ngừơi ta có thể thờ chung một thần trên một vùng rộng lớn. Điều này không chỉ đúng cho thần Linh lang. Nguyên nhân thì có nhiều, huac đó là những làng kết chạ (liên minh ) với nhau, huac là làng mới do dân đi khản hoang, huac cung chung một "sắc tộc".

Đền thờ Linh lang đại vương nằm giữa vùng thập tam trại, là khu kinh tế mới ở Thăng long do vua nhà Lý mang tù binh chiêm thành về lập ra. Linh lang khi hóa biến thành thuồng luồng, vậy có phải là một tâm linh thờ Thủy thần không ?
Phó Thường Nhân
Viết liên thiên mấy hồi rồi mới chợt nhớ ra những câu hỏi muốn hỏi:

- Cái chuyện này rất gần đây, vậy người ta có chụp hình, ghi chép lại hiện trường không ?
Để biết những cái cọc gỗ hay hiện vật có từ đời nào, có một phương pháp rất khoa học là thử băng phóng xạ Các bon 14, thì ngừơi ta có thể xác định niên đại chính xác, việc gì phải cãi nhau dài dòng cho tốn sức.

Ở trên Phá có hỏi về tứ quý. Những con vật đó theo tôi cũng là nhập từ TQ vào. Có lẽ chỉ có con Rùa thì đúng là con vật linh thiêng của người Việt thật, nhưng vai trò ý nghĩa của nó khác với con QUY (tức là rùa TQ).

Ở văn hóa Trung Hoa, người ta coi con rùa là biểu tượng của sự sống lâu. Vì thế trên bàn thờ có Hạc đứng trên lưng Rùa (thanh cao đứng trên sống lâu). Một điều nữa con Rùa là biểu tượng vũ trụ. Cái mai trên là trời "khum khum trùm lên đất". Đất là mai dưới là cái yếm rùa.

Con rùa vì có những vết vạch ngang dọc trên lưng, giống như chữ tượng hình. Ngừơi TQ vì thế nướng mai rùa để bói.

Con Rùa của người Việt cổ có lẽ không có biểu tượng ấy. Nó là thần xây dựng. Ví dụ như trong truyện xây thành cổ loa. Nhưng nếu chỉ có thế thì không đủ kết luận. Điều thú vị là trong "Đẻ đất đẻ nước", mà tôi coi như là "kinh thánh" của người Việt cổ, chỉ tiếc là nó tầng lớp người dùng nó, là cách thầy Mo không có đủ sức như các cha cố Thiên chúa biến chuyện Adam & Eva thành cha đẻ loài người (trong khi khởi thủy nó chỉ là truyền thuyết của người Do thái) trong khi "đẻ đất đẻ nước" hoàn toàn có đủ các yếu tố triết học tương đương.

Trong "đẻ đất đẻ nước" phần đầu có chuyện con rùa dậy ông Cần (thủy tổ loài người kiểu Việt nam) xây nhà. Lúc đầu con người xây nhà đều bị gió cuốn mất. Rùa dậy làm mái nhà thấp xuống như mai, có bốn cột là bốn chân. Truyện khác, mô típ khác, nhưng nó cũng là xây dựng.

Con rùa còn có một biểu tượng nữa là thần chiến tranh giữ nước, từ cái móng của Rùa vàng hay trao kiếm trời cho Lê Lợi cũng là một mô típ đó.

Hiện tại ở VN người ta hiểu theo kiểu nào. Có lẽ là kiểu TQ, do ảnh hưởng văn hóa. Còn vai trò của con Rùa kiểu việt nam thì chỉ còn trong truyền thuyết để kể cho trẻ con ...trước khi chúng chuyển sang thờ Superman hay Spiderman
leuleu.gif leuleu.gif
Chitto
Tớ đi Thái Bình 5 ngày, về thấy các bác thảo luận cái chủ đề này vui vẻ và phát triển ra nhiều thứ quá. Tớ có đóng góp vài ý, nhưng không liên quan gì đến chuyện Tô Lịch cả.

Đầu tiên là chuyện chữ Trấn Vũ / Huyền Vũ.

Theo tớ, thì Vũ trong Huyền vũ không phải là Võ của ông quan võ, Huyền vũ không phải Quan võ màu đen, dù rằng cùng một chữ Vũ.

Chữ Vũ ở đây là một giống linh vật, có hình vừa rắn vừa rùa, chứ không hẳn là rùa. Hình ảnh của Vũ là có rùa quấn quanh rắn, hoặc là mai rùa nhưng thân rắn bên trong.


http://www.chinawudang.com/wdkdw/amusement/wudangzixun/UploadFiles/200539111825761.jpg

Huyền vũ - khắc đá đời Đông Tấn (năm 398)

http://www.jllib.cn:8080/c/wjnbcds/tu/21.jpg

Bốn linh vật: Thanh Long (đông), Bạch Hổ (tây), Chu Tước (nam), Huyền Vũ (bắc) đã có từ rất xa xưa, trước khi có ông Huyền Thiên Trấn Vũ rất lâu.
Trong Thiên quan thư của Tư Mã Thiên đã viết rằng từ thời thượng cổ bầu trời đã chia làm Thương Long (sau chuyển thành Thanh long), Bạch hổ, Chu điểu (sau là Tước), Huyền vũ rồi. Long, hổ, điểu đều là con vật, thì Vũ cũng phải là con vật.
Chitto
Vậy nhưng con Vũ đó có hình dạng đó do đâu? Tớ không dám chắc. Nhưng có tài liệu nói rằng thời thượng cổ có thuyết tôn Phục Hi là Vô thượng nhân tổ phụ, Nữ Oa là Vô thượng nhân tổ mẫu, tức là Cha và Mẹ đầu tiên của loài người. Phục Hi bình thường có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa, hoặc hình hai con rắn cùng chung một cái mai rùa.

Vậy phải chăng Vũ là hình ảnh của hai Vật tổ đầu tiên ấy?

Người Trung Hoa tôn sùng hướng bắc, coi đó là hướng của Thượng đế (Bắc Cực là cung của Thượng đế) nên con vật biểu tượng cũng có tính linh thiêng không kém - có phần hơn con rồng hướng đông. Nếu Vũ lấy từ rắn và rùa của Phục Hi - Nữ Oa, thì có lẽ nó còn cổ hơn con rồng, và Vũ gắn với phương Bắc.

Truyền thuyết của Đạo giáo về ông Trấn Vũ đại đế cho rằng ông đã moi gan và ruột của mình ra (để rửa sạch bụng trần, hóa thành thần). Gan hóa thành rùa, ruột thành rắn, trở thành hai hộ vệ Linh Quy, Thần Xà của ông, ông cũng được gọi là Huyền Vũ, nhưng hình như Huyền vũ là gọi tắt của Huyền Thiên Trấn Vũ, trấn phương bắc, chứ không phải là ông quan võ màu đen.

Trấn Vũ nguyên là một hóa thân của chính Ngọc Hoàng Thượng đế, nên còn gọi là Huyền Thiên thượng đế, Thượng đế Tổ sư, Đãng Ma thiên tôn.

Vậy theo tớ, Vũ là linh vật rùa-rắn, gọi là Huyền Vũ, và có trước ông Trấn Vũ rất lâu.
Chitto
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 18 2007, 02:34 PM)
Sau này khi nhà Hậu Lê (Lê Lợi ) lên, thì nhà nước mới quyết định "thuần nho" theo Nho giáo, và đạo Phật lúc đó cũng lụn bại. Từ đó mà có sự phát triển định hướng việc thờ Thần vốn có từ trước thành hệ thống, bài bản, theo cách làm của nhà Minh. Và cũng từ đó thần Hoàng thành tín ngưỡng "nhà nước".

Chuyện này xẩy ra vào cuối thế kỷ XV đầu XVI, và cũng từ đó cái đình , vốn trước chỉ là như cái điếm làm chốn nghỉ chân trở thành tụ điểm của cái làng.  Cây đa, giếng nước, cái đình trở thành biểu tượng làng từ lúc này.

Phùng hưng, cũng như nhiều các thần khác được thờ từ lâu, nhưng nó là tín ngưỡng tự nhiên trước khi được chuẩn hóa vào hệ thống tín ngưỡng Thành hoàng.
*



Tớ đồng ý với bác Phó với việc thờ các anh hùng, thánh nhân, từ xa xưa đã có, họ trở thành Thần sau khi mất, hoặc sau này phong, nhưng chưa là Thành hoàng, mà chỉ là Thần, thường là các vị vua như Phùng Hưng, Lý Bí, hoặc Thiên thần (đầu thai) như Tản Viên, Phù Đổng...
Thời Ngô Quyền, thời Lý, có đền thờ các vị Thần (bài thơ Thần đọc ở đền thờ Trương Hống, Trương Hát chẳng hạn) nhưng không phải thành hoàng, là vị thần của riêng làng/tổng nào.

Chữ Hoàng trong Thành hoàng giống chữ hoàng trong Hoàng đế, nhưng có bộ thổ.

Tuy nhiên, tớ có đọc thấy Ngô Tất Tố cho rằng Đình làng và Thành hoàng Việt Nam có từ đầu đời nhà Trần, và tác giả trực tiếp là Trần Thủ Độ.

Để người dân bớt lòng thương nhớ về nhà Lý và công lao của các vua Lý, Trần Thủ Độ đã cho phép các làng được thờ riêng vị thần của làng mình, hướng lòng tôn sùng của họ vào một đối tượng khác với các vua Lý vốn nằm trong lòng dân hai trăm năm. Đồng thời với việc đó là việc biến đổi chức năng của ngôi đình - là nơi dựng sẵn để đề phòng đón vua khi kinh lý, vi hành - thành nơi thờ vị thần làng.

Việc lập thành hoàng còn có một vai trò cao hơn, là khi Trần Thủ Độ đặt lệ cho phép những người có công với nước - thực ra là có công với triều nhà Trần - được trở thành thần của làng, bốn mùa cúng tế, và do đó việc phong thành hoàng phải do triều đình sắc phong. Điều này khiến cho nhiều người trung thành, góp sức với nhà Trần hơn, để không chỉ vinh hoa phú quý mà danh tiếng còn để mãi muôn đời.
Các đình và sắc phong đời Trần đều bị phá hủy hoàn toàn dưới thời giặc Minh, nên đến nay chỉ còn di tích đình và sắc phong thời Lê.

Đó là ý kiến của Ngô Tất Tố. Nếu đúng vậy thì đình làng và Thành hoàng có từ đầu đời Trần.
Và trình độ trị quốc của Trần Thủ Độ đúng là tuyệt đỉnh cao thủ.
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, 6, 7, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.