Langven.com Forum

Full Version: Biểu Tình Tăng Hai
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Phó Thường Nhân
http://www.lemonde.fr/web/depeches/0,14-0,...506@7-60,0.html

Đọc cái này xong thì thấy « vui buồn lẫn lộn ». Vui vì mọi chuyện diễn ra hoà bình, nhưng thấy buồn vì phảng phất thấy cái vị dân chủ ở VN (nếu có) đi về đâu. Vì cái về đâu ấy, chính là cái mặt trái của dân chủ. Chưa đa nguyên đa đảng đã thế này, nếu « đa đa » thật thì sẽ đi vào chỗ chết, trong hoàn cảnh hiện tại.
Hoá ra cùng với biểu tình vì HS – TS nó còn có một loại biểu tình khác, đó là biểu tình của một nhóm thiểu số, của một tôn giáo thiểu số, cho quyền lợi riêng của họ.
Cái bài báo đăng trên báo Pháp trên nói đến việc người theo đạo Thiên chúa ở Hà nội, biểu tình đòi nhà nước trả lại đất và quyền sở hữu cho họ. Nhưng việc đã xẩy ra cách đây 50 năm, vào những năm 1954-1955.
Về mặt lý thuyết tuyệt đối, thì không có gì phải phàn nàn về những hành động này. Bởi nó là bản chất của hình thái «dân chủ phương Tây », tức là người ta chỉ nghĩ tới quyền lợi riêng của mình mà đòi hỏi, bất chấp đa số. Nhưng về thực tế, nếu những yêu cầu này được thoả mãn, thì nó sẽ là những tiền lệ rất xấu. Tại sao ?
Hãy trở lại lịch sử. Khi nhà nước VN dân chủ cộng hoà tiếp quản miền Bắc tháng 10 năm 1954, do chính sách thời bấy giờ tất cả các tài sản của các tổ chức tôn giáo đều bị nhà nước quốc hữu hoá. Trong các tổ chức tôn giáo ấy, đạo Thiên chúa thiệt hại nhất. Điều này cũng dễ hiểu, vì suốt thời gian thuộc địa, chính quyền Pháp luôn nâng đỡ tôn giáo này. Vào thời điểm đó, đạo Thiên chúa cũng không phải là tôn giáo chấp nhận dễ dàng chính quyền mới. Vì trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, họ luôn đứng về phía thực dân Pháp. Hơn 1 triệu người công giáo ngoài Bắc vào Nam « tị nạn cộng sản ». Như vậy việc nhà nước VN dân chủ cộng hoà tịch thu tài sản của giáo hội này là hoàn toàn chính đáng. Ở trong Nam, sự ưu ái này còn tiếp diễn tới hết thời kỳ cộng hoà thứ nhất của ông Ngô Đình Diệm. Chế độ cộng hoà thứ 2 của ông Nguyễn văn Thiệu không ủng hộ ra mặt đạo Thiên chúa, nhưng những quyền lợi của đạo này vẫn được giữ y nguyên.Chỉ sau năm 1975, thì tôn giáo này mới trở về lại vị trí bình thường của nó phải có trong xã hội, kết thúc 100 năm ngấm ngầm được coi là quốc đạo là « ái phi » của chính quyền thực dân.
Nhưng điều đó là lịch sử, đáng lẽ người ta không nên khơi lại nữa, nhưng bằng việc đòi hỏi nhà nước trả lại tài sản của giáo hội, những người lãnh đạo công giáo ở VN lại lôi nó ra thành chuyện thời sự.
Bằng việc đòi hoàn lại những tài sản thời thực dân, nếu nhà nước chấp nhận có nghĩa là mặc nhiên coi luật pháp thời Pháp thuộc vượt lên trên luật pháp VN hiện tại, trong khi về nội chính, nhà nước Vn hiện tại không phải là chính quyền kế thừa chế độ thực dân. Vả lại nếu chấp nhận điều này, thì sao không đi xa hơn. Ví dụ, cái nhà thờ lớn ở HN , là do người Pháp xây trên nền chùa Báo Thiên, có từ đời Lý, một trong Tứ quý của kinh thành Thăng long ngày xưa. Vậy có nên phá cái nhà thờ đó đi, trả lại đất cho đạo Phật để xây lại chùa Báo Thiên không ?
Giữa quyền của người Pháp trao cho và quyền của một vương triều Vn, chính quyền nào « chính danh » hơn.

Từ chuyện này, người ta có thể nhìn thấy một điều khác. Đó là trong một xã hội hoạt động theo dân chủ phương Tây, chưa chắc quyền lợi của đa số được bảo đảm, mà có khi là quyền lợi của một thiểu số, nếu thiểu số đó được tổ chức chặt chẽ, đặt quyền lợi của riêng họ lên trên quyền lợi chung,lại có vây cánh ở nước ngoài, bất chấp đúng sai ra sao.

Một điều đáng để ý nữa là người ta có thể định nghĩa cái cộng đồng thiểu số ấy theo những criterium hoàn toàn bất lợi cho hoạt động của một xã hội lành mạnh, tức là nó khoét sâu những mâu thuẫn tôn giáo, địa phương, sắc tộc... những cái criterium này thay thế vào cái criterium phải có là bảo vệ quyền lợi, tính mạng, tài sản cho mỗi công dân bất luận tôn giáo, sắc tộc, địa phương.

Chính vì thế cái tin biểu tình này làm cho tôi thấy buồn hơn là vui. Vì đây cũng chính là những biểu hiện khiến châu Phi,hay các nước đang phát triển khác áp dụng nguyên lý xã hội phương Tây gặp phải khiến « nước mất nhà tan ».

Sự xuất hiện của ông Nguyễn Tấn Dũng trong vai trò « hoà giải » của đợt biểu tình này cũng làm tôi ngạc nhiên. Người ta có thật cần hình ảnh của một ông thủ tướng trong những chuyện này không ? Theo tôi là không. Tôi hiểu là ông ấy vốn được coi là « thân Mỹ ». Về chính trị ở nước Mỹ đạo Thiên chúa có ảnh hưởng lớn, đặc biệt ông G. W . Bush còn được phe « đạo khùng thiên chúa » (Fondamentalist Chrestien) ủng hộ tích cực, một hình ảnh chính trị gia « thân thiên chúa, nhân ái » với đạo này sẽ đánh bóng hình ảnh của ông ấy. Nhưng nó cũng có thể đưa cho người ta tới một liên tưởng khác, đó là hình ảnh ông Cao Cương nhỏ nước mắt cá sấu với sinh viên biểu tình TQ ở Thiên An Môn năm 1989, khiến người ta có cảm tưởng chính quyền yếu đuối, đẩy cho phong trào này tới chỗ cực đoan hơn, kiểu mềm nắn rắn buông.
Nó cũng đưa cho người ta một liên tưởng khác. Đó là VN cần cải cách, cần tăng cường pháp luật, cần tăng cường quan hệ với Mỹ và các nước khác, nhưng không cần một ông Gorbarchev.

Nhà nước có nên thoả mãn những đòi hỏi này không ? Theo tôi là KHÔNG, vì nó « quá đát », vượt ra ngoài cái gốc của pháp luật VN hiện tại (1954 ở miền Bắc, 1975 ở miền Nam). Ngược lại tất cả những hành động vi phạm tới tư hữu của giáo hội, sau khi luật của nhà nước VN hiện tại có hiệu lực, thì phải giải quyết. Mà không chỉ giải quyết cho đạo Thiên chúa. Lấy một ví dụ, ở ngay Ngã tư Sở, chùa (tự nhiên quên mất tên) bị dân ngang nhiên lấn đất xây dựng bừa bãi, khiến đương vào chùa bé tí như cái hẻm. Những trường hợp như thế thì phải xử trí. Nếu dân lấn chiếm đất nhà thờ hiện tại cũng phải xử trí.
summoner131
Thực ra cái mảnh đất mà người Công giáo đang đòi lại hiện nay nó là một mảnh đất gần như bỏ hoang mà nó lại khá là rộng rãi, vị trí cũng là vị trí đẹp. Nếu mà ai ở HN thì có thể hiểu ngay theo logic thông thường là dân Công Giáo "xin" lại một mảnh đất mà hiện nay nhà nước chẳng dùng để làm gì cả mà mảnh đất đó thì lại giống như tảng thịt bò Kobe vậy . Về tình thì cũng có sự hợp lý nhất định. Nhưng sự việc này bị bóp méo qua các loa phóng thanh dân chủ hải ngoại và ngay cả người trong nước mà ở nơi khác cũng chưa chắc đã biết là cái mảnh đất đó nó bị bỏ hoang, không loại trừ có nước ngoài (Vatican? Mỹ?)đứng sau giật giây nên mọi việc biến tướng thành một vụ biểu tình kiểu "holy war" .
Phó Thường Nhân
@Sum,
Xin nó khác với đòi chứ. Chẳng nhẽ ở HN hai điều đó là giống nhau scared.gif
Cũng không thể viện cớ là nó bỏ hoang không dùng làm gì, đấy không phải là cái lý.

Xem ra thì Sum biết chỗ ấy là ở đâu ? Nó ở đâu vậy ? gần nhà thờ cửa Bắc hay lui xuống dưới phía Hàng Bột.

summoner131
Ý em là nếu không có tác động bên ngoài, cả giật dây lẫn hiểu lầm hoặc cố tình hiểu lầm, thì lẽ ra sự việc nó cũng bình thường thôi sp_ike.gif .
Mảnh đất đó là mảnh đất ở trên phố Lý Quốc Sư, ngay gần Nhà Thờ Lơn và nằm trong khu vực chùa Báo Thiên xưa, nó bỏ hoang lâu lắm rồi nên không loại trừ khả năng bên Công giáo đã xin mảnh đất từ lâu nhưng Thành phố không giải quyết hoặc cố tình cù nhầy, chuyện đất cát ở VN phức tạp vì các cấp quản lý thường đùn đẩy trách nhiệm, không giải quyết dứt điểm . Dân hay biểu tình vì đất lắm, vụ này vì là Công giáo thành ra nó có mầu sắc chính trị.

Malchik
Miếng đất này ngay sau Nhà thờ Lớn mà, trước đây miếng đất này được giao cho Quận Hoàn Kiếm làm nhà văn hóa. Sau này phá đi xây lại, nhưng chưa kịp xây lại thì bị nhà thờ phản đối nên bỏ hoang từ đó đến giờ.
summoner131
QUOTE(Malchik @ Jan 24 2008, 04:15 PM)
Miếng đất này ngay sau Nhà thờ Lớn mà,  trước đây miếng đất này được giao cho Quận Hoàn Kiếm làm nhà văn hóa. Sau này phá đi xây lại, nhưng chưa kịp xây lại thì bị nhà thờ phản đối nên bỏ hoang từ đó đến giờ.
*



Nhà thờ phản đối thì khó có thể là lý do khiến chính quyển bỏ hoang mảnh đất như thế, xây cái gì trên đó lav việc của chính quyền và đúng pháp luật, các ông Công giáo có la lối gì cũng thế thôi. Nhà em nghĩ là họ không muốn xây cái gì cả mà muốn kinh doanh cái mảnh đất đó thôi, nhưng có lý do gì đó mà chưa ai động vào.
Skywalker
@ bác Phó

Việc tới thăm Tổng giám mục và đi xem đất cạnh Nhà thờ Lớn HN của TT Dũng chỉ là một động tác "gần dân" thông thường của chính trị gia, tương tự việc CT Lương dự lễ khánh thành Học viện Phật giáo VN thôi. Với người quan sát tại chỗ thì đó lại là nỗ lực của Chính phủ có dấu hiệu quan tâm đến quyền lợi của các nhóm thiểu số, chứ không phải là bị tác động của họ đến nỗi đi ngược lại lợi ích của đa số.

Về hướng giải quyết thì ông đại diện Ban tôn giáo Chính phủ đã nói rõ ràng về mặt chính sách: tôn giáo cần đất để sinh hoạt thì Nhà nước cấp, không phải là bên đòi bên trả. Còn cấp như thế nào thì sẽ họp lại với nhau mà lý lẽ, cân nhắc.

Là người dân HN, tôi nhận thấy thế này:

- Đất cạnh Nhà thờ Lớn rõ ràng là hiện tại sử dụng không hiệu quả, tính trên số lượng người mà nó phục vụ cũng như phần giá trị mà nó tạo ra (nhà hàng, bãi đỗ xe thì làm sao mà ý nghĩa bằng họp nghe giảng đạo đức! laugh.gif). Giao cho Công giáo cũng thêm một cái lợi về mặt kiến trúc văn hóa, tức là tạo thêm cái đẹp tôn nghiêm cho quần thể Nhà Thờ Lớn. nằm ngay trong khu phố cổ với hàng vạn lượt khách du lịch mỗi tháng.

- Ngược lại, miếng đất mà giáo xứ Thái Hà tranh chấp với 1 cty quốc doanh thì lại cần một phiên tòa dân sự càng sớm càng tốt, xử dứt điểm vấn đề chủ quyền. Theo tôi được biết thì miếng đất này không còn giữ được di tích tôn giáo mà giáo xứ vin vào để đòi hỏi, đồng thời lại nằm sát 1 bệnh viện đa khoa phục vụ rất đông người dân. Ngoài ra, gọi là giáo xứ địa phương nhưng trong mấy ngày xảy ra tranh chấp, giáo hội lại kêu gọi giáo dân ở những nơi khác về tụ họp chứ không chỉ là người trong quận. Điều đó tạo cảm giác Giáo hội gây áp lực quá đáng và không chấp nhận được. Tốt hơn hết chính quyền nên cấp thêm đất cho giáo hội ở những nơi có đông giáo dân hơn.

Nhìn chung thì các bên đều biết tự chế và sẵn sàng thảo luận, không phải ầm ĩ như mấy báo nước ngoài đưa tin. laugh.gif
summoner131
(@click here)

Đây là sự việc vừa xảy ra ngày hôm nay, mời các bác thưởng lãm .

Blog trên đây là một ví dụ cho thấy là giờ phút này đừng nói dân chủ pháp quyền làm gì ở VN vì :

1/ một xã hội mà nhân dân chưa tôn trọng pháp luật, vượt đèn đỏ, trốn đội mũ bảo hiểm khi lái xe bằng cách ... cầm ở tay, nhảy dù xây nhà đất chùa, đất di tích văn hoá , và bây giờ tự ý kích động trèo rào trái phép vào một khu đất do nhà nước quản lý (dù cho đang bỏ hoang) mà vẫn nghĩ rằng mình đang làm đúng thì thật khó để nói đến chuyện những người dân này biết thượng tôn pháp luật như ở đâu đó xa xôi , xa xôi.

2/ những chiến sĩ dân chủ, có cả luật sư (như ông Lê Quốc Quân bị công an đánh hôm nay), cùng hành xử hùa theo những người dân thiếu hiểu biết pháp luật. Rồi có những blog dân chủ theo kiểu duy tình làng xã như blog kia kêu gọi dân chủ pháp quyền. Thì liệu những lời hô hào đòi thượng tôn pháp luật có đáng tin nổi không .

Aha
Các bác ở đây trao đổi sôi nổi về pháp luật nhỉ.

Em thực sự không có nhiều thông tin về vấn đề này. Nghe qua thì đây là đất của xứ đạo Hà Nội cho Khâm sứ Vatican mượn làm trụ sở, khi tiếp quản Hà Nội thì ta trục xuất các giáo sĩ về nước và quốc hữu hóa mảnh đất này. Nếu đúng vậy thì có thể coi mảnh đất này là tài sản ngoại giao, bất khả xâm phạm dù có biến động hay thay đổi chính trị ở Việt Nam. Ví dụ là trong Cách mạng I-ran, quân cách mạng cũng chiếm đóng và thậm chí bắt giữ các nhà ngoại giao Mỹ. Hành động này được xem là vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế về ngoại giao.

Từ góc độ này thì người đứng ra yêu cầu trả lại đất phải là Vatican. Xứ đạo Hà Nội cùng lắm chỉ được xem là bên có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Trường hợp xứ đạo đứng ra đòi đất, thì hoàn toàn là tranh chấp giữa xứ đạo với chính quyền. Chính quyền có thể viện dẫn các quy định về quốc hữu hóa tài sản và đặc biệt là Nghị quyết của Quốc hội về việc không giải quyết các yêu cầu đòi nhà đất thời kỳ trước đây.

Về mặt chính trị thì liên quan đến tôn giáo bao giờ cũng rất nhạy cảm, có tác động lớn đến giáo dân và được thế giới quan tâm, chú ý. Đặc biệt trong điều kiện VN đang tăng cường hội nhập, đang muốn gây dựng hình ảnh trên trường quốc tế, thì việc ông TT can thiệp vào cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Năm ngoái, TT còn tới Vatican và đặt vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên. Để tiến tới việc này, hai bên phải cố gắng giải quyết các khúc mắc trong quá khứ và hạn chế xung đột.

Xứ đạo HN đã tận dụng thời điểm này để đưa ra yêu cầu của mình. Tuy nhiên, em không cho rằng đây là hành động thông minh. Dù sao chính quyền cũng không thể công nhận hành vi quốc hữu hóa trước đây là sai, ngoài lý do chính trị còn nỗi lo vụ này có thể khởi đầu cho một loạt các vụ đòi nhà đất tư nhân đã phân giao cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong thời gian dài, không thể thu hồi. Thêm vào đó, hành động này có thể buộc chính quyền phải xem xét lại kế hoạch cải thiện quan hệ với giáo hội. Nếu khôn khéo, xứ đạo HN không nên tổ chức biểu tình để thu hút chú ý trong nước và quốc tế về vấn đề tôn giáo là việc chính quyền rất không mong muốn. Chưa kể tới các bạn hải ngoại đang chầu trực để chỉ trích nhà cầm quyền.

Hé lộ của Ban Tôn giáo cho thấy chủ trương của chính quyền: có thể sẽ trả, nhưng dưới hình thức cấp đất để sử dụng cho mục đích tôn giáo; không có chuyện trả nhà đất đã tịch thu trước đây.
summoner131
QUOTE(Aha @ Jan 25 2008, 09:56 PM)
Các bác ở đây trao đổi sôi nổi về pháp luật nhỉ.

Em thực sự không có nhiều thông tin về vấn đề này. Nghe qua thì đây là đất của xứ đạo Hà Nội cho Khâm sứ Vatican mượn làm trụ sở, khi tiếp quản Hà Nội thì ta trục xuất các giáo sĩ về nước và quốc hữu hóa mảnh đất này. Nếu đúng vậy thì có thể coi mảnh đất này là tài sản ngoại giao, bất khả xâm phạm dù có biến động hay thay đổi chính trị ở Việt Nam. Ví dụ là trong Cách mạng I-ran, quân cách mạng cũng chiếm đóng và thậm chí bắt giữ các nhà ngoại giao Mỹ. Hành động này được xem là vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế về ngoại giao.



Ái chà, nếu thế thì các nước phương Tây hiện nay có thể đòi lại phần tô giới ở Trung Quốc được nhỉ, vì đó là "tài sản ngoại giao" cơ mà ? Tịch thu tài sản và bắt giữ người là hai việc khác xa nhau, tịch thu tài sản và chiếm đóng tạm thời cũng thế, nhà bác không phân biệt được sao ? Đất làm toà đại sứ là các nước thuê của nước sở tại, có phải mua đứt bán đoạn đâu , nước sở tại có quyền thu hồi .
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.