Langven.com Forum

Full Version: Thị Trường Chứng Khoán
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
NguoiVN
cho em hỏi nghe nói công ty nhà nước bi giờ lên thị trường chứng khoán bán hết cho tư nhân, nhà nước kô nắm cái gì nữa à? Vậy kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa kô còn nữa? nhà nước bi giờ làm gì?

còn có người nói trong vòng 2 năm trở lại sẽ tư nhân hóa tất cả? sau cơn mê mình tỉnh lại thấy mình kô còn thuộc thế giới này nữa? á .......

Vậy việtnam bi giờ đang làm gì, ai giải thích cho em hiểu với

choán
Skywalker
Hì, tư nhân mua hết được cổ phần Nhà nước trong các công ty niêm yết chắc còn lâu, kể cả khi Vn Index còn 100 điểm, chưa nói đến còn một số lớn các công ty sẽ được "thả" cho thị trường. Lý do là ... luật, đúng ra là các văn bản dưới luật đã quy định sở hữu Nhà nước trong nhiều công ty vẫn còn rất cứng. Chủ nghĩa xã hội "kiểu VN" vẫn còn nguyên với 2 chỉ tiêu:
- Đất đai là sở hữu toàn dân. (luật)
- Nhà nước vẫn chiếm trên 50% tổng giá trị đầu tư (bao gồm tất cả các dạng bảo hộ như ODA hay BOT, BT ...) của nền kinh tế. (thực tế)

Nhà nước XHCN vẫn có quyền tài phán rất mạnh và bao cấp nhiều lĩnh vực, NguoiVN choán gì thì choán, chưa thấy ai khóc đâu mà! laugh.gif
NguoiVN
thì em cũng đoán là cổ phần hóa nhưng nắm phần chính, tại có người quen làm cổ phần cho mấy công ty bảo vậy, nên kô nói được, còn bảo là vietcombank tư nhân hóa hết rồi
nguoidinhatcuaroi
Các bác ở làng ven có vẻ không quan tâm lắm đến TTCK nhỉ? Đang có ý kiến đề nghị đóng cửa thị trường để cứu nó kia kìa.

Em chưa bao giờ, và em dám chắc không có bất kỳ ai, lại có thể hình dung việc vn-index tuột giảm mỗi ngày 25-30 điểm trong hàng tháng liên tục. Ở VN không có ngày thứ X đen tối, bởi vì ngày nào cũng đen tối như đêm 30 rồi. Khi vn-index bắt đầu quá trình tụt dốc, những người bi quan nhất tin rằng nó sẽ tụt xuống ngưỡng 800, bây giờ nguy cơ hiển hiện là nó có thể xuống mức 400. Ở những nước mà thị trường chứng khoán đóng vai trò làm nguồn huy động vốn chính cho nền kinh tế (ví dụ chú Sam), sự tụt giảm kinh hoàng này có thể đã khiến cả nước náo loạn và chắc chắn từ đại khủng hoảng phải xuất hiện hàng ngày trên báo, nhưng ở VN mọi người-trừ những người trót nắm giữ trong tay ít cổ phiếu-vẫn tương đối bình thản.

Sự bình thản này thể hiện rất rõ trong phần ý kiến nhân dân cho rằng vn-index đang trở về giá trị thực của nó, và thị trường tụt giảm như vậy không có gì đáng lo trên vnn (trong thời đại internet này ai ai cũng có cơ thành chuyên gia đáng được tham khảo ý kiến hết). Ví dụ:

"...Các nhà đầu cơ chứng khoán đã thổi giá chứng khoán lên quá cao trong năm 2006 và 2007, đến nay, cổ tức thu được từ việc đầu tư không đáng là bao so với tiền lãi tiết kiệm (nếu họ mang số tiền đó gửi tiết kiệm) nên bây giờ mới chợt nhận ra là chứng khoán không phải là một thứ công cụ để "đổi đời" như nhiều người lầm tưởng. Việc thị trường điều chỉnh xuống sâu như hiện nay, nếu nhìn theo một khía cạnh khác, lại là điều không đáng lo vì mọi thứ cần được định giá đúng giá trị thật, kể cả chứng khoán.

Việc điều chỉnh thị trường như vậy, thậm chí, sẽ giúp tháo ngòi cho quả bom nổ chậm, giúp cho quả bong bóng của chúng ta an toàn hơn.Thứ hai, nhiều người cho rằng giá cổ phiếu giờ đây đã quá rẻ để mua? Xin thưa rằng giá cổ phiếu không quá rẻ như mọi người nghĩ. Theo ngân hàng HSBC, chỉ số PE trên thị trường Việt Nam bây giờ là 13, là lý tưởng để mua vào. Liệu điều này có đúng? Trên thị trường quốc tế, lãi suất đồng USD, EUR, JPY.. chỉ dao động ở mức từ 1 – 5%/năm. Như vậy, nếu gửi tiền ngân hàng thì phải sau khoảng 15-20 năm mới có thể được gấp đôi (tính lãi kép). Do đó, chỉ số PE vào khoảng 13 là lý tưởng (tức là nếu đầu tư chứng khoán thì sau 13 năm sẽ thu hồi được vốn gốc ban đầu và có lãi là chính chứng khoán chúng ta đang năm giữ). Tuy nhiên, với lãi suất VND luôn khoảng từ 9-12%/năm, chúng ta chỉ cần gửi tiền tiết kiệm trong vòng 8-9 năm là đã được gấp đôi.

Như vậy, chỉ số PE trên thị trường Việt Nam nói chung phải thấp hơn 8 thì đầu tư chứng khoán mới lợi hơn gửi tiền tiết kiệm..."

vnn

Bài này có quá nhiều sai lầm. Thứ nhất nó bỏ qua phần nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm hiện nay là do chính sách tài chính-tiền tệ của chính phủ dẫn đến lạm phát rồi sau đó là lãi suất tăng vọt. Đồng thời trước đó các biện pháp siết chặt nguồn cho vay từ ngân hàng đã khiến phần lớn người tham gia mua bán chứng khoán - các nhà đầu tư nhỏ và cá nhân - phải giảm mức giao dịch. Thứ 2, người viết cho rằng những người tham gia thị trường chứng khoán trông mong vào cổ tức thì hoặc là 1) không hiểu gì, hoặc 2) cố tình nói láo. Phần lớn người mua bán chứng khoán trông chờ vào giá tương lai của cổ phiếu chứ không phải cổ tức của nó. Hiện nay những người lạc quan nhất cũng tin rằng giá cổ phiếu sẽ còn xuống nữa nên họ mới bán ra. Việc nêu lãi suất cao như một công cụ để làm mất giá cổ phiếu là một điều ngớ ngẩn, vì lãi suất như hiện nay có thể nói là nguy hiểm, xuất phát từ sai lầm chính sách tiền tệ, và nhất định sẽ phải giảm trong thời gian ngắn trước mắt khi lạm phát hạ thấp xuống.

Chỉ số PE thấp hơn 8 đầu tư chứng khoán mới có lợi hơn gửi tiết kiệm? Bó cái tay là bó cái chân!
NguoiVN
bom pháo ai chết sống gì bác, em hỏi cổ phần hóa công ty quốc doanh nó diễn ra như thế nào và cụ thể làm sao để học hỏi thôi. Ai biết xin chỉ giúp ( kô nói ai thắng thua mua bán gì ở đây hết)
NguoiVN
à, mới đọc lại thì ra cái bài bá láp đó là quote lại của thằng nào, sorry em nhìn kô kỹ. bác cho em tìm hiểu về quá trình công ty nhà nước bán cổ phiếu ra cho tư nhân và các qui định pháp lý liên quan đến quyền hạn etc, cám ơn
soctettoc
Chứng khoán đề nghị tạm dừng giao dịch

Hiệp hội kinh doanh chứng khoán đưa ra 4 giải pháp để cứu thị trường đang mất điểm: các công ty chứng khoán và quản lý quỹ tạm dừng việc bán cổ phiếu tự doanh của mình; tạm ngừng giao dịch chứng khốan cho đến khi CP có chính sách mới; Bộ TC ngừng phát hành trái phiếu chính phủ; và Tổng cty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ngừng bán phần vốn NN đang sở hữu.

Tớ biết rất ít về cái vụ kinh doanh chứng khoán này, nhưng đọc xong giải pháp thấy ko ổn. Nếu thực hiện mấy giải pháp này, e rằng cả thị trường sẽ crash luôn và sau đó, các nhà đầu tư dù trong nước hay ngoài nước cũng hoảng hồn, chẳng dám thò chân vào TTCK VN nữa.
soctettoc
QUOTE(NguoiVN @ Mar 5 2008, 12:13 PM)
bom pháo ai chết sống gì bác, em hỏi  cổ phần hóa công ty quốc doanh nó diễn ra như thế nào và cụ thể làm sao để học hỏi thôi. Ai biết xin chỉ giúp ( kô nói ai thắng thua mua bán gì ở đây hết)
*



Quote từ bài essay của tớ năm ngoái:

"To improve the performance of this sector, the government decided to equitize SOEs in 1992. Equitization in Vietnam takes the following forms: (1) maintaining the current state shares and issuing new shares; (2) selling part of the existing state shares; (3) combining these two actions; and (4) selling all state shares. Its two main objectives are improving performance of SOEs and mobilizing capital from domestic and international investors (Vu 2005).

The pilot phase took place from 1992 to 1998, in which firms could voluntarily participate in the program. In the second wave of reform starting since 1998, the equitization process was accelerated. The government divided SOEs into three groups. Group One contained SOEs of strategic importance which would not be equitized. Group Two included industrial SOEs whose controlling shares would be owned by the state. Group Three included all remaining SOEs which would be subject to equitization (Vu 2005).

At the first glance, the equitization seemed to make fast progress. More than 2,000 SOEs were equitized from 1998 to 2004 while only 25 out of 6,500 SOEs were equitized in the pilot phase from 1992 to 1998 (see Table 1). A recent survey indicated that the average charter capital, revenues, workers’ income and dividends of equitized firms rose by 44, 23.6, 12 and 17.11 percent, respectively (Vu 2005).

However, total capital of equitized SOEs accounted for only 8.2 percent of total state-owned capital in the economy by early 2005. The two main objectives of improving performance and mobilizing outside capital were not satisfactorily met. Performance of equitized SOEs has not been improved remarkably because 80 percent of old managers were maintained after equitization. Total capital mobilized by the equitization from 1992 to 2004 were around 0.6 billion US dollars, which was moderate compared with total start-up capital of private firms in the same period, 12 billion US dollars (Vu 2005).

This failure was due to the following features of the equitization: (1) the equitization was a partial process, in which the state retained its large portion of shares in equitized enterprises; (2) the equitization was an internal process, in which the state and insiders held the largest shares; (3) the equitization was underpriced, which is especially true to profitable SOEs; and (4) the equitization has a limited effect on the ownership structure of the economy. All of these, in turn, were caused by the lack of transparency in the equitization process and the indecisiveness of the government in transforming the ownership structure of the economy (Vu 2005)."
Phó Thường Nhân
@soctetoc,
thế tóm lại theo sóc thị trường chứng khoán tỏi là do mấy cái lý do partial, internal, ...ấy à ?
Skywalker
Ủa, bạn Soctettoc giảng giải cái bạn ấy gọi là "failure" trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp NN (giá trị vốn hóa đạt 0.6 tỷ đô so với 12 tỷ đô của khu vực tư nhân), chứ có nói gì đến chuyện thị trường tỏi hay không tỏi đâu bác Phó. laugh.gif

Theo em thì hiện nay vốn hóa thị trường còn bé (<30% GDP) nếu có sập thì cũng chết vài anh đầu cơ gặp vận xúi thôi, mà cũng chưa có dấu hiệu gì là sẽ chết cả, trái lại còn hứa hẹn bùng phát nữa cơ!
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.