Langven.com Forum

Full Version: Lạm Phát ở Zimbabwe
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
nicochiphai
Những tỷ phú đói ăn ở Zimbabwe

Tờ bạc 10 triệu đô của Zimbabwe vừa được phát hành tháng này và có mệnh giá lớn nhất thế giới. Với nó, bạn mua được hai cuộn giấy vệ sinh hoặc một chiếc bánh mì.


http://www.vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/Phan-tich/2008/03/3BA00AB6/zim.jpg

Đống đôla Zimbabwe này có thể đổi được một tờ 100 USD. Ảnh: AP.



Nói một cách chính xác, đó là tờ séc vô danh màu đỏ có dấu của ngân hàng trung ương Zimbabwe. Zimbabwe từ lâu không còn in tiền nữa. Hiện nay dân chúng tiêu những tờ séc.

Đất nước châu Phi này có nền kinh tế bị tham nhũng và không thể điều khiển nổi, tồi tệ nhất thế giới hiện nay. Tỷ lệ lạm phát của Zimbabwe là 100.000 phần trăm - cũng nhất thế giới luôn. Lạm phát được ví như một con tàu tốc hành ngỗ ngược không người lái, không phanh và không có giới hạn tốc độ.

Vì thế, cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi người Zimbabwe đã phát minh ra một thị trường chợ đen tinh vi nhất thế giới. Giả sử các "con buôn" không đủ sức làm cho nền kinh tế này có đủ nhiên liệu, ngô và dầu ăn - được phân phối hòan toàn nhờ tiền mặt - thì nước này đã rơi vào nội chiến từ lâu.

Cuộc bầu cử tổng thống ngày mai cũng sẽ không mang lại chút dễ thở nào cho tình hình lạm phát hiện nay. Ông Robert Mugabe, tổng thống tại nhiệm đã 28 năm nay w00t.gif , cho rằng sự hỗn loạn kinh tế hiện giờ là do những hậu quả để lại từ thời đế quốc Anh. Các đối thủ tranh cử của ông cũng không đưa ra giải pháp nào để giải quyết khủng hoảng

Về mặt lý thuyết, mỗi đôla Mỹ ăn 30.000 đôla Zimbabwe. Giá thực tế ở chợ đen tuần trước là mỗi đôla Mỹ ăn 35 triệu đôla Zimbabwe hehe.gif , tức là gấp gần 1.700 lần tỷ giá chính thức. Một bữa ăn đơn giản cho 6 người ở một quán cà phê tầm thường có giá 581 triệu đôla Zimbabwe. Quy ra giá thị trường là bao nhiêu? 21 USD. Nếu quy theo tỷ giá chính thức: hơn 19.000 USD.

Lương tháng của một nông dân nước này là 30 triệu đôla, của người giúp việc gia đình cao hơn 5 lần, của một công nhân là 300 triệu. Nghe thật sướng lỗ tai.

Nhưng cầm số tiền đó ra chợ thì hết sướng. Giá một bịch bốn lon Coca-Cola giá 20 triệu đôla. Giá một vé xe buýt vòng quanh thành phố tốn 10 triệu, và khi leo lên xe rồi có khi bạn vẫn phải trả thêm tiền. Một yến bột ngô - đủ ăn cho một gia đình bốn người trong hai ngày - 45 triệu đô. Muốn mua một ổ bánh mì ư? 10 triệu đô.

Nếu bạn là công chức nhà nước, bạn kiếm được tiền lương tháng là 60.000 (sáu mươi nghìn) đôla Zimbabwe. Trong khi một gói khoai tây thôi, giá đã là 2 triệu, gấp 33 lần lương tháng của bạn.

Tất nhiên là chợ đen phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Trung tâm của chợ đen là nhiên liệu. Giá xăng dầu có thể tăng từng giờ, tăng suốt ngày. Tuần trước, mua một gallon (chừng bốn lít) mất 25 triệu, tuần này mất 32,5 triệu, và tuần sau sẽ là 40 triệu.

"Xăng mà tăng thì giá cái gì cũng tăng", một tay buôn chợ đen giảng giải. Trong phòng anh ta có một cái bàn trên chất đống những cọc tiền 10 triệu đô. Hàng tỷ, hàng tỷ đôla nằm rải rác trên mặt bàn như những chiếc khăn ăn. Trên cái giá bên cạnh là hàng đống cọc tiền nữa. Tay này bán được 1.000 lít xăng và dầu mỗi ngày

"Xăng chẳng bao giờ đứng yên, giá lên hàng giờ", anh ta nói. "Xăng điều khiển tất cả những thứ khác quanh ta".

Chính phủ cũng nhập nhiên liệu, nhưng hầu như không người dân nào có thể mua được nếu không ra chợ đen bởi các thủ tục hành chính quá nhiêu khê rối rắm.

"Khi đơn mua xăng của anh được duyệt thì đã mất ba ngày rồi, lúc anh đến cây xăng thì ở đó cạn sạch, làm gì còn giọt nào", tay buôn giải thích tiếp.

Khi Godfrey, một tay chạy chợ đen khác, nghe tin về việc phát hành tờ 10 triệu đôla tháng trước, phản ứng đầu tiên là: "Sao lại 10 triệu thôi nhỉ?". Giá trị của tờ 10 triệu chỉ tồn tại được vài tuần. Ngay sau đó, dân tình ở Zimbabwe bắt đầu phải tiêu một đống tờ 10 triệu mỗi lần mua bán, vác những cặp, những túi lèn đầy tờ bạc loại này. Hai tháng trước, người ta bắt đầu tiêu bằng đơn vị tiền tỷ, nhưng bây giờ, theo Godfrey, đơn vị tính phải là nghìn tỷ.

Hệ quả là Zimbabwe có nền kinh tế như kiểu mafia, nơi công quyền và công dân cùng buôn bán bất hợp pháp. Các tay chợ đen cho biết cứ đến cuối tháng, các quan chức chính phủ vác hàng bao tải tiền bản tệ đi mua đôla Mỹ. Chính phủ có những khoản nợ phải trả cho nước ngòai: nợ tiền điện, tiền xăng dầu, tiền mua vũ khí và đều phải trả bằng USD bởi đôla Zimbabwe có khác gì giấy lộn khi ở nước ngoài. Thế là cứ cuối tháng, các con buôn chợ đen mang USD bán cho quan chức. Chợ đen hoạt động thật thông thái, và đúng như thông lệ - giới chức chẳng bao giờ có bình luận về những chuyện thế này.

Tại Zimbabwe tồn tại những lời đồn về việc một số người hưởng lợi kếch xù nhờ chênh lệch tỷ giá chính thức và chợ đen. Người ta truyền nhau những câu chuyện về quan chức đổi hàng đống đôla Zimbabwe ra tiền Mỹ với tỷ giá chính thức, rồi lại đem đô Mỹ ra chợ đen, kiếm hàng núi tiền lời.

Có một thời chính phủ tìm cách kiểm soát lạm phát bằng cách áp đặt giá đối với tất cả các mặt hàng trong nước. Sẽ là phi pháp nếu ai đó dám bán hàng hóa với giá khác với những gì chính phủ đưa ra. Các chủ hàng cũng không được phép đóng cửa. Và thế là tất cả các cửa hàng đều bị vét sạch sành sanh trong vòng vài giờ kể từ khi lệnh có hiệu lực.

"Thật hỗn loạn", tay buôn chợ đen nói trên nhớ lại. "Không còn một thứ gì trong các quầy hàng. Chính phủ có một đội kiểm soát, họ đi kiểm tra và nếu thấy hàng nào dám đóng cửa, tòan bộ tài sản ở đó sẽ bị tịch thu". Những kẻ có tiền và gặp thời liền đi theo chân các đội kiểm soát, mua như cướp tất cả các loại hàng và chất lên xe tải. Giá một chiếc tủ lạnh lúc đó là 10 triệu đôla, tức là ngang với 10 cent Mỹ theo tỷ giá chợ đen hiện thời. "Đúng là ăn cướp có tổ chức", tay buôn bình luận.

Ở Zimbabwe cái gì cũng có giá chợ đen của nó. Một buổi chiều, một phụ nữ đến quầy đổi tiền, và kể chuyện rằng chị đang phải chạy thủ tục hộ chiếu cho một người bạn. Chị lẩm bẩm làm con tính và cho biết số tiền sẽ phải dùng để chi phí và "bôi trơn".

"24,7 tỷ đôla để làm xong bộ giấy tờ", chị nói. "Đấy là số tiền cần có để có tên có tuổi đàng hoàng. Tôi từng thề là sẽ không đút lót, nhưng cuối cùng thì vẫn phải làm thế cho từng việc nhỏ nhất. Ai cũng thế cả".

Không biết liệu cuộc bầu cử tổng thống ngày mai có giải quyết được vấn đề của chị và những người Zimbabwe khác hay không.

T. Huyền (theo Newsweek)

Nguồn : http://www.vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/...08/03/3BA00AB6/
TươngGiang
mình thật ko muốn đi du lịch ở xứ Zim này chứ không đi đâu cũng phải vác theo mấy bao tải tiền để tiêu thì mệt mỏi lắm no.gif
Phó Thường Nhân
Đúng là chuyện cười ra nước mắt. Nhưng cái báo Newsweek nó không nói vì sao có chuyện như thế, và nếu báo vnexpress nó cũng chỉ biết được đến thế thì quả là ..bi thảm.

câu chuyện của Zimbabwe là câu chuyện của một cuộc cách mạng không hoàn thành, và chính cái không hoàn thành của nó đã đưa đến kết cục bi thảm như vậy.

Zimbabwe là một nước giành được độc lập từ những năm 1960, tôi không nhớ chính xác. Nhưng sự độc lập này được trao cho nhóm thực dân da trắng gốc Anh ở nước này. Có nghĩa là nó vẫn là một chế độ thuộc địa "trá hình" cho tới khoảng năm 1975. Đến lúc này với việc chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam phi rồi các thuộc địa Bồ Đào Nha như Angola , Mô dăm bích giành được độc lập, thì Zimbabwe mới chính thức là một nước độc lập, vì chính quyền chuyển về tay người da đen. Họ chiếm hơn 90% dân số nước này nhưng chỉ có 5% sở hữu đất đai mà thôi.

từ lúc này thì nước này mới có tên là Zimbabwe, trước đó nó có tên là Rodezia, và Rode là tên người da trắng đã "thám hiểm tìm ra" ra đất nước này, mặc dù vùng đất này đã có cư dân ở từ thời kỳ đồ đá.

Sự bi thảm của Zimbabwe bắt đầu bởi việc chính quyền da đen của ông Mugabe không tiến hành cải cách ruộng đất, giữ nguyên hiện trạng, theo lời khuyên của các cô vấn da trắng trên thế giới. vì theo họ đó là cách tốt nhất để không phá hủy kinh tế.
Kết quả 1% người da trắng vẫn chiếm 90% đất đai.
Còn những người theo ông Mogabe làm cách mạng thì tạo thành một đẳng cấp mới, ngồi ăn tiền "hỏa hồng" của nhóm da trắng này thí cho. Dân thì chắc chắn không được gì rồi.

hơn 20 năm sau, nhóm gia trắng này trỗi dậy, vì kinh tế nằm trong tay họ. Lúc này Mugabe mới nhận ra là mình đã sai lầm. Ông ta quyết định làm cải cách ruộng đất, chia đất cho người da đen. Nhưng cuộc cải cách này thực ra là chuyển đất đai vào tay những người da đen nắm quyền, chuyên ăn "hỏa hồng" từ cả chục năm nay. Vì thế họ không có kinh nghiệm kinh doanh gì cả. Người ta gọi họ là "Mobile Farrmer", vì chỉ ngồi ở thủ đô gọi mobile mà thôi. Một phần đất khác được chia cho người da đen bình thường, nhưng trong vòng 20 năm, không có oạt động nào của chính phủ nâng đỡ giúp cho họ có học thức, có trình độ để quản lý đất nước. Kết quả, tất cả đất đai thu hồi lại ..trở thành đất hoang. Kinh tế suy xụp từ đó.

Tất nhiên trong việc này cũng có việc Mugabe nắm quyền từ 20 năm nay. Nhưng ở đây người ta có thể thấy một thảm kịch. Đó là nếu anh không tự có ý đồ phát triển thì không thể nghe người khác xui dại được. Còn bây giờ thì báo chí phương Tây , chính những người đã khuyên ông Mugabe không nên cải cách ruộng đất, không nên đụng chạm tới quyền lợi nhóm thực dân da trắng ở đây và đã được ông này nghe theo, lại quay ra chửi ông này, và chê là người da đen chậm phát triển nên mới như thế.



Mr. Smith
Thực ra Việt Nam hồi những năm 50 cũng từng có lúc người dân phải mang cả bao tải tiền để đi chợ. Hồi những năm 80 thì lạm phát cũng lên tới 800%.
Phó Thường Nhân
@smith,
Năm 50 ?? năm 45 chứ. Lúc quân Tưởng mang tiền quan kim sang khi họ vào giải giáp quân đội Nhật ở miền Bắc.

Còn những năm 80 là thời ông Tố Hữu.


Zimbabwe. Tôi còn nhớ lúc nước này độc lập xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc kiểu Nam Phi, tất cả báo chí "thế giới" đều coi việc hòa hợp dân tộc của ông Mugabe như một mô đen
Chitto
QUOTE(Mr. Smith @ Mar 28 2008, 11:14 PM)
Thực ra Việt Nam hồi những năm 50 cũng từng có lúc người dân phải mang cả bao tải tiền để đi chợ. Hồi những năm 80 thì lạm phát cũng lên tới 800%.
*



Bác Smith nói "hồi những năm 80" thì cụ thể là (những) năm nào, là cho cả thập kỉ 80 hay cho 1 năm ?

Thiết tưởng hồi đó bác cũng không thể hiểu biết rõ tác động của nó được, ngoại trừ nghe kể lại.
Hoang Yen
Chuyện bao tải tiền có lẽ chỉ là có ở hai đợt đổi tiền, mỗi người chỉ được đổi số tiền nhất định nên những người quá nhiều tiền cũ mang tiền đi mua vét hàng để thay vì giữ tiền thì chuyển sang giữ hàng thôi. Lần đổi tiền thứ nhất năm 1978, đổi tiền để thống nhất đồng bạc cả nước. Lần hai năm 1985 hay 86, giá lương tiền, một thời gian trước ngày đổi tiền thì tin tức đã lao xao nên dân tình có tiền mới vác đi đổi ra mì chính các thứ.
Mr. Smith
Bác Chitto, tôi nói tắt, vì câu trên nói tới "hồi những năm 50 cũng từng có lúc", nên câu sau nếu đầy đủ thì nói là "hồi những năm 80 cũng từng có lúc", nếu cụ thể là giai đoạn 86-89 lạm phát ba chữ số, đỉnh điểm nếu không nhầm thì là 1986.
Tất nhiên hồi đó tôi còn nhỏ, không thể biết hết nhưng nếu bảo là chỉ nghe kể lại thì cũng không đúng, hồi đó cũng 12-13 tuổi chứ có ít đâu, nhìn sự lo lắng của bố mẹ trong bữa ăn hàng ngày là đủ biết về tác động của lạm phát chứ cần gì phải nghe kể lại. Tất nhiên, được như bác nói "hiểu biết rõ tác động" của nó thì tôi không thể biết được rồi, có nghiên cứu sâu về nó đâu mà hiểu biết rõ được.
Mr. Smith
Bác Phó: Vâng đúng là năm 1945 cũng siêu lạm phát, nhưng nếu em nhớ không lầm thì trong thời chống Pháp khoảng từ 1949-1951 cũng có siêu lạm phát tiền giấy của chính quyền kháng chiến. Em đang thử tìm lại trên Net xem có tài liệu nào về thời kỳ này mà chưa tìm thấy.
Dân làng Ven
Em Tit kể chuyện đi chợ m@ng b@o tiền triệu đi chợ ở B@l@n đê! Còn Rum@ni thì mơi đổi tiền bỏ đi 3 xô 0, trị gi@ ko đổi th@y l@ m@y nhưng đọc b@o thi chi xo ko b@o gio c@o như thực tê.

Đ@ng m@u me kể chuyện l@m ph@t nhưng con l@ptop n@y hỏng m@t phim @ v@ xờ n@ng nên vừ@ viêt ko d@u vừ@ x@i chinh t@ heheh
Pages: [1], 2, 3, 4, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.