Langven.com Forum

Full Version: Chuyện Rác Thải
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, [>], [>>]
em Ex
Em nghĩ châu Âu là nơi khắt khe nhất về luật môi trường, đánh thuế môi trường nặng nhất, bao trùm mọi lĩnh vực từ chuyện mua cái túi nylon, đổ lít xăng cho tới việc quy hoạch đô thị laugh1.gif
Vậy mà trong cái office của em, nổi tiếng về sustainable design thì người ta vẫn in tràn lan, giấy in một mặt để test rồi bỏ nhiều vô số kể, lâu lâu em lại gom một ít về nhà làm nháp.
NÓi chung tiêu dùng hoang phí hình như bệnh của nhân dân toàn thế giới nếu điều kiện sống cho phép laugh1.gif , mức sống càng cao càng hoang phí, chỉ có thể giảm bằng các biện pháp cưỡng chế làm cho việc tiêu dùng trở nên tốn kém ngoài khả năng chi trả thông qua set quota, tăng giá, bắt đóng thuế này thuế kia, phạt nặng ...
ĐẤy như ở chỗ em từ ngày thấy tiền in lên cao, sếp set luôn một cái quota in cho mỗi người, thế là việc in bậy bạ giảm hẳn laugh1.gif, chứ đợi bọn nó tự giác in tiết kiệm thì có mà đến mùa quýt baby.gif
mưa
Đòi hỏi tính tự giác của con người là điều rất khó, nhất là sự tự giác khiến ngta mất công sức (phân loại rác chẳng hạn). Nói chung phải giáo dục từ nhỏ để thành thói quen. Bọn trẻ con bé tí bên này bắt đầu được học về môi trường nên chúng nó lại là đứa nhắc bố mẹ ko được vứt rác lẫn lộn.

Bên Pháp chưa bị phạt nên ko ai tự giác. Nhưng có ông thị trưởng 1 thành phố ra quyết định là cứ nhà ai phân loại rác đàng hoàng, đem vứt đúng chỗ thì sẽ được thưởng mấy đồng một túi. Thế là rác tự nhiên được để gọn ghẽ trong thùng, chai lọ ra chai lọ, giấy báo ra giấy báo laugh1.gif
em Ex
BỌn công ty em nó cũng là Tây đấy chứ, đấy là chưa kể nó phải là leading expert về sustainable development, design của nó được đưa vào luật để làm mẫu đàng hoàng mà nó còn thế nữa là. Nói chung làm những việc gọi là để bảo vệ môi trường mà vẫn nằm trong comfort range thì OK, nhưng chỉ cần nó đụng chạm đến quyền lợi là bắt đầu không ai thích làm nữa rồi. Giáo dục em thấy không ăn thua, nói chung là phải ép và phạt, hoặc vừa ép vừa thưởng kiểu cây gậy và củ cà rốt laugh1.gif
Với nước Mỹ thì tiêu dùng cũng là động lực kinh tế, không tiêu xài thế có khi kinh tế Mỹ còn suy nên không mong gì Nhà nước Mỹ cổ vũ chuyện tiết kiệm laugh1.gif
Milou
Bữa nào mang máy đi chụp cái recycle bin ở khu nhà condo gần đây. Họ bỏ tùm lum thay vì chia sẵn giấy/lon, chai như khu nhà mình.
(@click here)
http://farm3.static.flickr.com/2344/2243502053_d966d9da74.jpg

http://farm3.static.flickr.com/2220/2243503007_21c1014f59.jpg
xanh
Bên Mỹ còn tính tiền nước, bên em nước và nước nóng khỏi tính tiền luôn laugh1.gif. Ở nhiều vùng để thu hút dân đến ở hoặc các khu mới xây họ còn không tính tiền điện nữa. Nhưng em thấy dân chúng bên này có vẻ chấp hành nghiêm túc luật pháp hoặc tiền luật hoặc có khi chỉ là recommendation. Em thấy ngạc nhiên nhất khi quay lại đi metro sau 1 năm ở nhà, không còn cảnh báo chí vứt ngổn ngang trên tàu nữa, mà cái này chỉ là yêu cầu nhắc nhở của nhà tàu thôi nhé. Tất nhiên vẫn còn có người vứt báo lại trên tàu nhưng rất ít, so với hồi trước thì thấy rõ sự khác biệt.

Khu nhà em chia rác: rác thải tiêu dùng hàng ngày, giấy báo, giấy bìa, nhựa mềm, sắt mềm, vải, thủy tinh trắng, thủy tinh màu, các laọi khác ( trừ đồ điện tử). Khi vứt bìa carton phải gập lại, vứt chai lọ phải rửa sạch... nói chung hơi kỹ nhưng với em, em có thể chấp nhận được. Ở bên này thấy có một bà ở gần khu bạn em ở bị phạt 800 vì tội vứt rác không đúng quy định. Khu em ở có thời gian chỉ có một nhà (biết được vì bà tổ trưởng dân phố laugh1.gif ở cạnh nhà em kể cho ông chồng vì cũng muốn xã tham gia vào ban quản trị nhà laugh.gif ) vứt rác không đúng quy định mà họ ghi giấy nhắc nhở, không thấy thay đổi thì gửi ngay một văn bản đến từng nhà nêu rõ nếu không thực hiện đúng quy định thì vẫn có thể bị đuổi. Khiếp luôn, từ đấy chẳng thấy tờ giấy nhắc nhở nào thêm về vụ rác rủng nữa. Tuy nhiên nhiều khu khác họ vẫn vô tư vứt lung tung, kêu gọi chán mà chẳng cải thiện được tình hình.
Milou
Ở bên này thì trên xe lửa còn yêu cầu để báo lại cho người khác coi. Nhưng khi ra khỏi thì có thùng thu giấy báo ngay trên sân ga.
khoaitayran
Từ ngày go green với go eco, các bạn Tây đến nhà mình một là cầm cái áo nhét luôn vào túi, có đứa thì thôi tao có túi rồi xong nhồi vào cái túi cũ, có bạn thì mày cho tao xin tờ báo, đỡ tốn cho nhà tí mà cái chính là cũng nể các bạn. Còn dân ta hả, cho chị cái nilon bé đựng chìa khóa hay buộc tóc, mua hai cái tshirt nặng tổng cộng ko biết có được 2 lạng ko thì phải lấy cái túi to cơ, còn trời mà hơi mưa thì xin ba bốn lớp chằng đụp. Mà có khi đi từ đâu về nilon hơi cũ là lột ra cho chị cái mới luôn. Còn dạng túi mỏng tanh đựng đồ ăn mí rau thì cứ vo vo làm cái toẹt trên đường.

Các gái lười nhà mình cũng eco, rác trong sọt ko thu vào nilon mà đổ thẳng ra nền đường ( ko có vỉa hè) cho xe rác hót hoặc đổ thẳng lên xe.

Nếu là chuyện tiết kiệm thì khó nói lắm, mình đi đâu cũng ra tắt đèn vào mới bật, di chứng từ thời bao cấp nhưng ông bà già bây giờ già lại rất hay quên, ti vi máy tính và quạt cứ mở tê hê ra, ông bà đi xuống dưới nhà ngồi tám với nahu một tiếng, mình nói thì bảo là mẹ nghĩ chỉ xuống cái là lên ngay, hoặc là để nhớ rằng phải vào tắt bếp ga thì má phải bật đèn bếp mặc dù má rất có ý thức tiết kiệm hoặc chỉ đơn giản là anh thích nhà phải đèn sáng rạng rỡ từ tầng 1 lên lầu 3, rất khi là khó. Em dạo này tiết kiệm chỉ vì ko chịu được ánh sáng đèn. Còn mua đồ rồi ko dùng hoặc cứ mua để đó khi nào tặng ai thì nhiều vô kể, số đồ ăn về nhà vào bụng chỉ bằng nhiều lắm là đúng số đi ra sọt rác vì ko ai chịu ăn.
Milou
http://img.photobucket.com/albums/v236/MiIou/100_2682.jpg

http://img.photobucket.com/albums/v236/MiIou/100_2681.jpg
Thùng recycle trong 1 chung cư địa phương.
Evil
Việt Nam cũng định đánh thuế túi nilon này

http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2008/08/3BA05E09/
alongtime
Nước Viêt nam chỉ biết ngăn chặn thôi ko có biện pháp phòng chống
Pages: [<<], [<], 1, 2, 3, [4], 5, [>], [>>]
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.